MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI Ở VIỆT NAM
Một số vấn đề lý luận chung về phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
1.1.1 Mô và bộ phận cơ thể người
Theo khoản 1 Điều 3 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006: “Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người” Có bốn loại mô trong cơ thể: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh Mỗi loại mô được cấu tạo cho những chức năng nhất định 1
Trong thực tiễn, các mô hay được dùng để cấy ghép bao gồm: (i) Về mắt là giác mạc và củng mạc; (ii) Về da là các mô da, trung bì; (iii) Về cơ xương là các mô xương, sụn, dây chằng; (iv) Về tim mạch là các mô cấu tạo van tim và mạch dẫn
Theo khoản 2 Điều 3 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006: “Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định”, được các hệ thống cơ quan như hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn, hỗ trợ thực hiện các chức năng Trong đó, năm bộ phận của cơ thể người: não, tim, phổi, thận và gan là những cơ quan quan trọng mà một con người cần để tồn tại Bất cứ vấn đề nào xảy ra với một trong các cơ quan này cũng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người
Về thai nhi, đây không là mô, cũng không là bộ phận cơ thể người do “bào thai hình thành không nhằm mục đích phục vụ các chức năng sinh lý cho cơ thể người mẹ” 2 Do đó, thai nhi không thể là đối tượng của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận con người trên thực tế
1 National Cancer Institute, “Cancer Registration & Surveillance modules”,
[https://training.seer.cancer.gov/anatomy/cells_tissues_membranes/tissues/] (Truy cập ngày 25/03/2023)
2 Vũ Thị Thái Anh, Bùi Thị Thuỳ Linh (2019), Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người - Nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự một số nước khác trên thế giới, Đại học Luật Hà Nội, tr.11
1.1.2 Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người:
Thứ nhất , Điều 154 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS) quy định về Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người:
Theo đó, Điều 154 BLHS quy định hai tội danh: Tội mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người và Tội chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người Cấu thành tội phạm được phân tích như sau:
Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được quy định tại Điều 154, thuộc chương XIV - BLHS Do đó, khách thể loại 3 của tội phạm này là tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người Đối tượng tác động của tội này là mô, bộ phận cơ thể con người đã tách ra khỏi cơ thể người hoặc mô, bộ phận cơ thể người đang sống
(ii) Về mặt khách quan:
Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người có cấu thành hình thức vì mặt khách quan chỉ quy định hành vi khách quan của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc Hành vi khách quan được thể hiện qua hành vi mua bán và hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người Mặt khác, phần quy định của tội phạm này là quy định giản đơn, tức không mô tả các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm mà chỉ nêu tên hành vi phạm tội
(iii) Về mặt chủ quan:
Theo khoản 1 Điều 154 BLHS chỉ quy định dấu hiệu lỗi là bắt buộc, không quy định dấu hiệu động cơ, mục đích là dấu hiệu định tội Cụ thể, tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp Theo đó, người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và thấy trước hậu quả từ hành vi của mình nhưng vẫn mong muốn hậu quả phát sinh Do dấu hiệu động cơ, mục đích không là dấu hiệu định tội nên người phạm tội thực hiện tội phạm với bất cứ động cơ, mục đích nào, chỉ cần thoả mãn hành vi khách quan và yếu tố lỗi, thì vẫn được xem là phạm tội này
3 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm - quyển
1) - tái bản lần thứ nhất - có sửa chữa, bổ sung, NXB Hồng Đức, TP Hồ Chí Minh, tr.112 - 113
“Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm”
(iv) Về mặt chủ thể:
Theo Điều 12 và Điều 21 BLHS, chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự 4
Thứ hai, điểm b khoản 3 Điều 150 BLHS quy định về tội mua bán người để lấy bộ phận cơ thể người
Khách thể trực tiếp mà tội phạm này xâm phạm vừa là nhân phẩm, danh dự con người, vừa là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người Đối tượng tác động của tội này là người từ 16 tuổi trở lên không phụ thuộc vào giới tính
(ii) Về mặt khách quan:
Tội mua bán người để lấy bộ phận cơ thể người có cấu thành hình thức vì mặt khách quan chỉ quy định hành vi khách quan của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc Hành vi khách quan được thể hiện qua hành vi mua bán mua bán người để lấy bộ phận cơ thể Cụ thể, đó là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân để chuyển giao nhằm lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân 5 Ngoài ra, thủ đoạn phạm tội có thể là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác Trên thực tế, dù cùng có hành vi mua bán người để lấy bộ phận cơ thể nhưng hậu quả pháp lý xảy ra sẽ khác nhau
(iii) Về mặt chủ quan: Điều 150 BLHS chỉ quy định dấu hiệu lỗi là bắt buộc, không quy định dấu hiệu động cơ, mục đích là dấu hiệu định tội Cụ thể, tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp Do dấu hiệu động cơ, mục đích không là dấu hiệu định tội nên người phạm tội thực hiện tội phạm với bất cứ động cơ, mục đích nào, chỉ cần thoả mãn hành vi khách quan và yếu tố lỗi, thì vẫn được xem là phạm tội này
(iv) Về mặt chủ thể:
4 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm – Quyển 1), NXB Hồng Đức, tr.131 - 132
5 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm - quyển
1) - tái bản lần thứ nhất - có sửa chữa, bổ sung, NXB Hồng Đức, TP Hồ Chí Minh, 2021, tr.125
Theo Điều 12 và Điều 21 BLHS, chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự 6
Thứ ba, điểm d khoản 3 Điều 151 BLHS Tội mua bán người dưới 16 tuổi để lấy bộ phận cơ thể người
Tội phạm này có dấu hiệu như tội mua bán người Sự khác biệt chỉ tập trung vào dấu hiệu đối tượng tác động của tội phạm Tuỳ thuộc vào mức tuổi của người bị mua bán là người từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc dưới 16 tuổi mà định tội danh khác nhau Nếu mua bán người dưới 16 tuổi thì mới cấu thành tội phạm này (Điều 151 BLHS) Nếu mua bán người từ đủ 16 tuổi trở lên thì cấu thành Tội mua bán người (Điều 150 BLHS) 7
Thứ tư , về tội giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân tại điểm h khoản 1 Điều
Tội giết người để lấy bộ phận cơ thể người được quy định tại điểm h khoản 1 Điều 123, thuộc chương XIV - BLHS Do đó, khách thể loại 8 của tội phạm này là tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người Còn khách thể trực tiếp của tội này là tính mạng - quyền thiết thân của con người Đối tượng tác động của tội này là con người đang sống với ý nghĩa là một thực thể tự nhiên
(ii) Về mặt khách quan:
Tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2023
1.2.1 Thực trạng của tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam
Thực trạng của tình hình tội phạm là thông số về lượng của tình hình tội phạm, phản ánh tổng số tội phạm đã được thực hiện, tổng số người phạm tội và các tội phạm đó ở một địa bàn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định Nghiên cứu thực trạng của tình hình tội phạm yêu cầu nghiên cứu cả thông số tội phạm rõ và tội phạm ẩn
(1) Thông số tội phạm rõ:
Thông số tội phạm rõ trong thực trạng của tình hình tội phạm là toàn bộ những hành vi phạm tội đã xảy ra trên thực tế và chủ thể thực hiện các hành vi đó đã bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự ở từng đơn vị hành chính - lãnh thổ hay trên phạm vi toàn quốc, trong những khoảng thời gian nhất định và được ghi nhận trong thống kê hình sự
Bảng 1.4.1.(a) Tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở
Khởi tố mới Truy tố Xét xử
Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị cáo
13 Xem thêm tại Phụ lục 1
(Nguồn: Toà án nhân dân tối cao, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an)
Theo số liệu nhóm nghiên cứu thống kê từ Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án và Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an được thể hiện ở Bảng 1.4.1.(a), từ năm 2018 đến năm 2023, về Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, số vụ khởi tố mới là 19 vụ với 43 bị can, truy tố 9 vụ với 18 bị can và đưa ra xét xử 9 vụ với 17 bị cáo bị kết án
Có thể thấy, các vụ án được xét xử về tội phạm này giảm dần theo từng năm với năm
2018 không ghi nhận số vụ được xét xử nào, từ 2019 - 2022, mỗi năm 2 vụ và nửa đầu năm
2023 xét xử 1 vụ Con số 9 vụ - 17 bị cáo trong 5 năm được đem ra xét xử là không nhiều so với các tội phạm khác ở Việt Nam dù tội phạm này có tính chất nguy hiểm cao và tình hình mua bán, chiếm đoạt mô và bộ phận cơ thể người vẫn diễn ra nhiều trên thực tế Tuy nhiên, số liệu từ các vụ khởi tố mới cũng cho thấy dù số lượng vụ án xét xử không đổi nhưng thực trạng tội phạm vẫn nhiều biến động
(2) Thông số tội phạm ẩn:
Thông số tội phạm ẩn trong thực trạng của tình hình tội phạm là toàn bộ các tội phạm thực tế đã xảy ra cùng các chủ thể gây ra các tội phạm đó, song còn bị che đậy đối với các cơ quan chức năng của nhà nước hoặc không thể xử lý theo pháp luật hình sự hoặc đã xử lý nhưng không có trong thống kê tội phạm của từng thời kỳ 15
Tội phạm ẩn khách quan là tội phạm đã xảy ra nhưng cơ quan chức năng hoàn toàn không có thông tin về tội phạm cho nên tội phạm không bị xử lý và không đưa vào thống kê hình sự Phần ẩn khách quan của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người tồn tại do:
Thứ nhất, xuất phát từ chính bản thân nạn nhân bán thận cho những “cò”, “mồi” mua bán mô, bộ phận cơ thể người không thông báo cho cơ quan chức năng Những nạn nhân
14 Nghiên cứu trong quý 1, quý 2 năm 2023
15 Phạm Văn Tỉnh (2000), “Nghiên cứu tình hình tội phạm”, Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, tr 78 của tội phạm này thường trong tình trạng thiếu tiền, túng quẫn, cần tiền để giải quyết khó khăn của cuộc sống (người bán nội tạng); hoặc cần nội tạng để cấy ghép nhằm chống chọi với bệnh tật, kéo dài sự sống (người mua nội tạng) Do đó, họ dễ dàng bị các đối tượng mua bán nội tạng nhắm đến và dễ bị dụ dỗ mua/bán nội tạng để có tiền ngay lập tức/có được nội tạng phù hợp nhanh chóng Trên thực tế, có không ít trường hợp chính nạn nhân là người tự tìm đến các cò mồi để giúp mình mua/bán nội tạng, do đó cho rằng việc mình mua/bán nội tạng cũng là hành vi vi phạm pháp luật nên không tố giác tội phạm Một số khác do mặc cảm, tự ti vì mình từng là nạn nhân của tội phạm này nên không dám thông báo cho cơ quan chức năng
Thứ hai, xuất phát từ nhân chứng, gia đình nạn nhân Đa phần là do sự thụ động, thờ ơ, hoặc thiếu hiểu biết nên dẫn đến lo sợ, cho nên dù biết về tội phạm nhưng không thông báo cho cơ quan chức năng biết
Thứ ba, xuất phát từ quá trình khám phá tội phạm của cơ quan điều tra Cụ thể, đa phần các vụ án được khởi tố đều xuất phát từ tin báo của người dân, nạn nhân, và rất ít trường hợp cơ quan điều tra có thể khám phá tội phạm mà không dựa vào những tin báo án Do đó, có thể thấy rằng, vẫn tồn tại nhiều thiếu sót trong hoạt động của các cơ quan kiểm tra, thanh tra nên tội phạm mua bán mô, bộ phận cơ thể người chưa được phát hiện một cách chủ động
Thứ tư, người phạm tội lợi dụng kẽ hở của pháp luật về việc hiến tạng tự nguyện Cụ thể, trong quá trình nghiên cứu về các hội nhóm kết nối người mua/bán nội tạng trên mạng xã hội, nhóm nghiên cứu nhận thấy việc mua bán nội tạng đều thể hiện dưới hình thức, vỏ bọc hiến tạng tự nguyện Tuy nhiên, các bên có đưa điều kiện cụ thể, đặc biệt là về tiền bồi dưỡng Có thể thấy từ sau khi bị phát hiện đường dây mua bán nội tạng qua các hội nhóm trên các trang mạng xã hội (Facebook) vào năm 2018 (phóng sự VTV) thì cách thức tiếp cận nạn nhân của các cò mồi trở nên tinh vi hơn khi mà dùng những cụm từ “Hiến thận cứu người - Gia đình có hậu tạ cao”; “Hỗ trợ hiến thận không pháp lý”; “Hiến thận bồi dưỡng cao”, Đây là sự đánh tráo khái niệm nhằm hợp pháp hóa việc mua bán nội tạng
Bởi lẽ, hiến tặng dù là tự nguyện nhưng yếu tố lợi ích, vật chất lại là yếu tố quyết định cho sự tự nguyện này thì việc tặng cho này không đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, không vì mục đích thương mại
(3) Tỷ trọng tội phạm mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người so với tỷ trọng các loại tội phạm xâm phạm trật tự xã hội nói chung
Số vụ án và số bị can về các tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người đã bị khởi tố chiếm tỷ lệ thấp (21,94% số vụ/ 16,14% số bị cáo) so với những loại tội phạm khác.(0.0654% số vụ/0.0686% số bị can) Cụ thể, có 19 vụ án/ 43 bị can đã bị khởi tố về tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người trong tổng số 203,697 vụ án/ 414,604 bị can đã bị khởi tố trên toàn quốc trong 5 năm
Bảng 1.4.1.(b) Tỷ trọng tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người bị khởi tố, điều tra so với tổng số vụ án hình sự ở Việt Nam (2018 - 2023) 16
Tổng số vụ, bị can phạm tội TTXH nói chung
Trong đó: Án mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người
(Nguồn: Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an)
16 Bộ Công an, Bộ Công an công bố số liệu thống kê năm 2021, 2022 (Truy cập ngày 23/07/2023)
[Bộ Công an công bố số liệu thống kê năm 2021 (bocongan.gov.vn)]
[Bộ Công an công bố số liệu thống kê năm 2022 (bocongan.gov.vn)]
Bộ Công an, Bộ Công an sơ kết công tác Quý I/2023 và triển khai nhiệm vụ công tác Quý II/2023 (Truy cập ngày 23/07/2023) [Bộ Công an sơ kết công tác công an Quý I/2023 và triển khai nhiệm vụ công tác Quý II/2023 (bocongan.gov.vn)]
1.2.2 Cơ cấu của tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI Ở VIỆT NAM
Nguyên nhân từ sự chênh lệch giữa cung và cầu trong hoạt động cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người
bộ phận cơ thể người
Yếu tố quyết định làm phát sinh tội phạm mua bán mô, bộ phận cơ thể người là sự chênh lệch quá lớn giữa cung và cầu trong việc cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, hiện có khoảng hơn 8000 người chờ ghép mô, nội tạng hợp pháp 26 Tính tới năm 2022, Việt Nam đã thực hiện 6550 ca ghép tạng Như vậy, số ca ghép tạng trên thực tế thấp hơn rất nhiều so với số người chờ ghép tạng, là nguyên nhân đầu tiên làm xuất hiện tội phạm mua bán mô, bộ phận cơ thể người để giải quyết vấn đề cung cầu chênh lệch
Thông thường, nguồn nội tạng được cấy ghép hợp pháp sẽ từ người chết có đăng ký hiến tạng sau khi chết, từ người sống tự nguyện hiến tạng vì mục đích nhân đạo Ở các nước trên thế giới, tỷ lệ nguồn nội tạng từ người đã chết (Deceased donors) sẽ cao hơn rất nhiều
24 Dương Tuyết Miên (2010), Giáo trình Tội phạm học, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.98
25 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Tội phạm học, NXB Hồng Đức, TP Hồ Chí Minh, tr.177
26 Số lượng người chờ ghép mô, tạng theo Số liệu thống kê của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia [https://vnhot.vn/danh-sach-cho-ghep] (Truy cập vào ngày 25/7/2023) so với người sống (Living donors) Ở Trung Quốc, có trên 75% số ca ghép tạng hợp pháp có nguồn tạng từ người đã chết; ở Mĩ, con số này là trên 80% Tuy nhiên, hiện nay 95% ca ghép tạng ở Việt Nam được tiến hành từ người cho sống (5.255 ca), chỉ có 5% ca ghép từ người cho chết não, điều này đi ngược với xu hướng chung của toàn thế giới khi nhiều nước đa phần ca ghép tạng là từ người cho chết não 27 Trên cả nước mỗi năm có đến hàng nghìn ca chết não do tai nạn, nhưng số người đồng ý hiến tạng chỉ đếm trên đầu ngón tay, do đó đến thời điểm hiện tại, số ca ghép tạng từ người cho đã chết chỉ có 150 ca Điều này tiềm ẩn nguy cơ về mua bán mô, bộ phận cơ thể người
Lý giải cho tình trạng thiếu hụt nội tạng nêu trên là do (1) ghép tạng là biện pháp cuối cùng để con người kéo dài sự sống hoặc phục hồi các chức năng thiết yếu của cơ thể; (2) điều kiện tiến hành cấy ghép khắt khe; (3) quan niệm “chết toàn thây” của người Việt Nam
(1) Khi một bộ phận cơ thể bị hư hỏng không thể chữa khỏi do bệnh tật hoặc do chấn thương, thì ghép tạng là biện pháp duy nhất, là hy vọng sống cuối cùng của người bệnh cho các bệnh suy chức năng tạng giai đoạn cuối, không còn khả năng điều trị bảo tồn Trong nhiều trường hợp nó là biện pháp cuối cùng để níu giữ sự sống Theo tiến sĩ Nada Alachkar tại Trung tâm Y tế John Hopkins (Mỹ), khoảng 90% bệnh nhân ghép thận có thể sống lâu hơn 15 năm sau khi ghép, đặc biệt là khi thận được lấy từ người hiến còn sống 28 Phổi là bộ phận cơ thể người khó ghép nhất, do đó, việc thời gian kéo dài sự sống ngắn, với 80% bệnh nhân sống thêm 1 năm, 55% đến 70% bệnh nhân sống được thêm 3 năm sau khi ghép phổi Ngoài ra, một nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi đồng Chữ thập đỏ (Nam Phi) cho thấy tỷ lệ sống sót từ 3 tháng đến 12 năm sau khi ghép gan là 72% Như vậy, biện pháp ghép mô, bộ phận cơ thể người là một biện pháp tối ưu trong việc kéo dài sự sống cho bệnh nhân, khi mà những phương pháp khác không còn tác dụng Ngoài ra, cấy ghép mô có tác dụng phục hồi các chức năng thiết yếu của cơ thể khi bị tổn thương Ví dụ như ghép giác mạc có thể phục hồi thị lực trong trường hợp mù giác mạc; ghép tế bào gốc tạo máu
27 D Thu, “95% ca ghép tạng ở Việt Nam từ người cho sống”, Báo Người lao động,
[https://nld.com.vn/suc-khoe/95-ca-ghep-tang-o-viet-nam-tu-nguoi-cho-song-2022080822334082.htm] (Truy cập ngày 22/07/2023)
28 Ngọc Quý, “Người ghép tạng có thể sống thêm bao lâu?”, Báo Thanh niên [https://thanhnien.vn/nguoi-ghep-tang- co-the-song-them-bao-lau-185756601.htm#] (Truy cập ngày 16/7/2023) có thể chữa khỏi các bệnh bẩm sinh như bệnh bạch cầu; ghép van tim còn có thể giúp bệnh nhân nhận không cần điều trị chống đông máu lâu dài 29 ,
(2) Sau khi có nội tạng từ các nguồn trên, để xét nghiệm mô, nội tạng phù hợp với cơ thể người nhận, một số điều kiện y khoa cơ bản bắt buộc phải thoả mãn như: nhóm máu; loại mô, kích thước nội tạng, mức độ khẩn cấp về y tế đối với bệnh của bệnh nhân, thời gian đã dành cho danh sách chờ đợi, và khoảng cách địa lý giữa người cho và người nhận 30 Ngoài ra, việc ghép tạng cũng phải dựa vào một số nguyên tắc cơ bản như sau 31 : Các tế bào, mô và bộ phận có thể được lấy ra khỏi cơ thể của những người đã chết với mục đích cấy ghép nếu đảm bảo rằng có sự đồng ý của người hiến tạng theo yêu cầu của pháp luật, và không có lý do gì để tin rằng người quá cố phản đối việc hiến tặng đó Những người hiến tạng còn sống nên có quan hệ di truyền, pháp lý hoặc tình cảm với người nhận Đồng thời, người hiến tạng còn sống nên ra quyết định một cách tự nguyện, không chịu bất kỳ ảnh hưởng hoặc ép buộc thái quá nào trong quá trình hiến tạng Cấy ghép tạng phải dựa trên yếu tố nhân đạo và đạo đức, do đó nghiêm cấm việc mua hoặc đề nghị mua mô hoặc bộ phận cơ thể để cấy ghép, hoặc bán chúng bởi người sống hoặc người thân của người đã chết, kể cả việc môi giới mua bán mô, nội tạng… Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những rủi ro sau khi cấy ghép mô, nội tạng Đó là những biến chứng như thải ghép, nhiễm trùng, suy thận, ung thư, xơ vữa động mạch, loãng xương, bệnh ghép chống chủ (GVHD), gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người ghép tạng 32
(3) Ngoài ra, một nhân tố khác cũng khiến nguồn nội tạng từ người chết chiếm tỷ lệ thấp so với từ người sống là do quan niệm “chết toàn thây” của người Việt Bởi vì, xuất phát từ đạo hiếu của Nho gia, người ta cho rằng hình hài cha mẹ sinh ra, cơ thể mà cha mẹ ban cho thì phải cố giữ gìn, không được làm hư hại, mất mát, khiếm khuyết; đến khi chết đi thân thể phải toàn vẹn như ngày đầu để trở về gặp cha mẹ, ông bà tổ tiên ở thế giới bên kia Trong tâm thức của người Việt, chết không toàn thây dù với bất cứ lý do gì đều mang tội
29 World Health Organization, “Transplantation of human cells, tissues and organs”, [Transplantation (who.int)] (Truy cập ngày 16/7/2023)
30 United Network of Organ Sharing (UNOS) maintains the national Organ Procurement and Transplantation Network (OPTN)
31 World Health Organization, “WHO guiding principles on human cell, tissue and organ transplantation”, [Microsoft Word - WHO Guiding Principles WHA63l.doc] (Truy cập ngày 16/7/2023)
32 Martin Hertl, “Overview of Transplantation”, MSD Manual,
[https://www.msdmanuals.com/professional/immunology-allergic-disorders/transplantation/overview-of- transplantation] (Truy cập ngày 16/7/2023) bất hiếu, sự đau đớn, bất hạnh tột cùng cho người sắp chết và người ở lại thì không thể cam lòng Mặt khác, nhiều người theo quan niệm về luân hồi, về kiếp sau của Phật giáo cho rằng khi chết đi mà mất đi một bộ phận nào đó trong cơ thể thì kiếp sau đầu thai cũng sẽ không được trọn vẹn thân thể Ngoài ra, không ít người cho rằng “trần sao âm vậy” nên nghĩ sau khi chết phải toàn thây, nếu hiến tặng đi một phần cơ thể - dù là sau khi chết cũng sẽ ảnh hưởng tới con người ở thế giới “cõi âm” Tuy nhiên, khi xét đến tôn giáo phổ biến ở Việt Nam như đạo Phật, triết lý Phật giáo không ngăn cấm những hành động từ bi và nhân văn cao cả như hiến mô, hiến xác, hiến tạng cho y học Bởi lẽ, Trong Phật giáo có khái niệm bố thí nội tài bên cạnh bố thí các tài sản vật chất, bố thí tri thức và bố thí niềm vui, không sợ hãi Khái niệm nội tài trong triết học Phật giáo bao gồm toàn bộ sự sống trên cơ thể con người và ở mức độ mà y học ngày nay quan tâm là những tri phần trực thuộc trong sự sống này bao gồm hiến mô, hiến tạng và hiến bộ phận cơ thể cho y học Phật giáo về bản chất, lý thuyết và thực tiễn là khích lệ việc hiến mô, tạng, vì đó là sự bố thí nội tạng (Thượng tọa Thích Nhật Từ) 33 Bên cạnh đó, theo triết lý “cho là nhận” của Kitô giáo, việc người Công giáo hiến tạng là việc làm nhân nghĩa, Đức Chúa khuyên nên làm Có thể thấy, dù thực tế không có bất cứ một tôn giáo nào nhắc đến “chết toàn thây”, không tôn giáo nào cấm cản, bài trừ việc hiến tạng, nhưng những ý niệm, truyền thống cắm rễ sâu sắc trong tư duy người Việt về “chết toàn thây” vẫn hiện hữu và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nguồn cung nội tạng của nước ta luôn khan hiếm
Như vậy, chính vì tầm quan trọng của việc cấy ghép mô, nội tạng, cùng với quy trình ghép mô, nội tạng phức tạp, khó khăn cả về mặt y khoa lẫn về mặt pháp lý nên đã dẫn đến sự thiếu hụt nguồn thu thập nội tạng chính thống Đồng thời, trên thế giới, 80% bệnh nhân không có khả năng chờ đến lúc có nguồn tạng hiến Việt Nam cũng không ngoại lệ Vì thế, việc mua bán, cấy ghép tạng trái phép trên thị trường chợ đen dần phát triển và trở thành tệ nạn cho toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Để đảm bảo trật tự xã hội, sức khoẻ con người và các chuẩn mực đạo đức xã hội, hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam, cũng cấm việc mua bán mô, nội tạng con người và ban hành các quy định của pháp luật hình sự điều chỉnh, nhằm ngăn chặn những hành vi này
33 Thượng toạ Thích Nhật Từ, “Phật giáo khuyến khích việc hiến mô, tạng”, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, [Thượng tọa Thích Nhật Từ: Phật giáo khuyến khích việc hiến mô, tạng (vnhot.vn)] (Truy cập ngày 22/07/2023).
Nguyên nhân từ mặt trái của nền kinh tế thị trường
Theo kết quả điều tra về đặc điểm xã hội - nhân khẩu của 17 bị cáo đã bị kết án phạm tội mua bán mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam cho thấy: 70.1% người phạm tội không có nghề nghiệp, gần 30% người phạm tội là lao động tự do, tuy nhiên nghề nghiệp không ổn định Đồng thời, đa số bị cáo đã từng bán tạng vì gặp khó khăn về tài chính Những khó khăn như nghèo đói, thiếu việc làm, thu nhập thấp, thường tác động rõ rệt ở các trường hợp phạm tội môi giới, dẫn dắt người những người khó khăn đi bán nội tạng dưới vỏ bọc hiến tạng, những trường hợp phạm tội để trang trải cuộc sống, Ngoài ra, tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người có đặc trưng của nhóm tội phạm vì vụ lợi, do đó, trước thực tế khan hiếm nguồn tạng ghép phù hợp, thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người có thể đáp ứng trực tiếp và đáng kể nhu cầu đối phó với hoàn cảnh kinh tế của người phạm tội Số người cần tạng ghép tăng lên hằng năm, nhưng cung không đủ cầu, đồng nghĩa với nhu cầu tạng ghép càng lớn và tiềm tàng, nhu cầu về việc làm (mua bán nội tạng trái phép) càng tăng Mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người đa phần không cần dùng quá nhiều kiến thức chuyên môn, chủ yếu là các thủ đoạn làm giả giấy tờ, chăn dắt, , đồng thời vốn bỏ ra cũng rất ít (vì thường các cò mồi trả tiền bán tạng cho người bán rất thấp, ví dụ một quả thận bán được với giá 350 triệu đồng nhưng người bán chỉ được nhận 170 triệu đồng, 34 các chi phí đều do người mua trả tiền), trong khi thu về những khoản lợi khổng lồ, giải quyết trực tiếp và nhanh chóng những khó khăn về kinh tế.
Nguyên nhân từ chính sách pháp luật
Một nguyên nhân dẫn đến sự khan hiếm nguồn tạng hiến là những bất cập tồn tại trong chính sách pháp luật về hiến, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người Cụ thể:
(1) Hiện nay, luật quy định chỉ những người trên 18 tuổi chết não được hiến tạng, việc giới hạn độ tuổi như vậy cũng là một trong những lý do làm giảm nguồn cung của nguồn mô, tạng Trên thực tế, có nhiều trường hợp đủ điều kiện hiến tạng, nhưng người chết não chưa đủ 18 tuổi nên không thể tiếp nhận mô, bộ phận cơ thể của người chết não đó bởi vì người này không có đơn đăng ký hiến tặng mô tạng, không có thẻ đăng ký hiến tặng mô tạng khi chết não, cũng như không đủ 18 tuổi theo quy định của luật Điều này gây lãng phí
34 Phóng sự của nhóm phóng viên VTV24, “Cảnh báo những đường dây mua bán gan, thận”, VTV24,
[https://www.youtube.com/watch?v=2OooUI5KKf8&t8s] (Truy cập ngày 23/07/2023) nguồn tạng hiến tặng vốn đã quý báu, khan hiếm, đồng thời không đáp ứng được tâm nguyện của gia đình người chết não
(2) Bên cạnh đó, khi xác định một người chết não, Luật hiện hành quy định bắt buộc phải có 3 lần xác định chết não và mất tối thiểu 12 giờ tính từ lần xác định chết não đầu tiên, đồng thời, Luật còn quy định bắt buộc phải có đủ 3 chuyên gia (hồi sức cấp cứu, thần kinh hoặc phẫu thuật thần kinh và giám định pháp y) để xác định chết não Những bất cập tồn tại có thể kể đến như: Thời gian xác định người chết não quá lâu, gây tốn kém kinh phí xác định chết não, kinh phí hồi sức tích cực người chết não, làm mất đi thời gian vàng để lấy được mô, tạng người hiến chết não; Các tiêu chuẩn cận lâm sàng của chết não khác với tiêu chuẩn cận lâm sàng của người đã chết hẳn (tim ngừng đập) nên bắt buộc có chuyên gia giám định pháp y là chưa phù hợp, đồng thời, không xác định được chuyên gia pháp y sẽ tham gia đánh giá tiêu chuẩn nào trong các tiêu chuẩn lâm sàng, cận lâm sàng để xác định chết não (theo Bộ Y tế)
(3) Ngoài ra, pháp luật quy định hình phạt chưa đủ tính răn đe đối với loại tội phạm này Tại Điều 154 BLHS, có 3 khung hình phạt được áp dụng với tội mua bán nội tạng: Khung thứ 1: Khung hình phạt từ 03 năm đến 07 năm; Khung thứ 2: Hình phạt tù từ 07 năm đến
15 năm (khoản 2); Khung thứ 3: Hình phạt tù là từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân (Khoản 3) Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 100.000.000 đồng, bị cấm giữ một số chức vụ, hành nghề nhất định hoặc làm một số công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm Có thể thấy, so với lợi nhuận cao được hưởng sau mỗi phi vụ mua bán nội tạng, mức phạt bổ sung tối thiểu 10 triệu đồng là quá thấp nếu so sánh với các tội phạm khác trong nhóm các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người.
Nguyên nhân từ sự phát triển của mạng xã hội nhưng thiếu kiểm duyệt chặt chẽ từ cơ quan chức năng
từ cơ quan chức năng
Phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người diễn ra ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức, có sự cấu kết chặt chẽ giữa người mua và người bán, môi giới, dẫn dắt, hình thành các đường dây tội phạm liên tỉnh và xuyên quốc gia Khác với trước đây, việc tiếp cận và làm quen với nạn nhân phải gặp gỡ trực tiếp để rủ rê, thì hiện nay, ngày càng nhiều đối tượng phạm tội thông qua các trang mạng xã hội và điện thoại thông minh để tiếp cận nạn nhân, hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân Cụ thể, khi phân tích thủ đoạn của nhóm đối tượng Trần Văn Hiệp, Trương Thị Khuyến trong đường dây tổ chức mua bán nội tạng ở Hà Nội mới đây, Thượng tá Ngô Xuân Ý (Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an) cho biết: "Đối tượng môi giới sẽ mời họ về Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh để làm xét nghiệm tế bào, xét nghiệm máu đặc biệt là chỉ số HNA Sau khi có chỉ số HNA, các đối tượng sẽ liên hệ chéo với người mua và người bán để ghép các cặp Các đối tượng đã hợp thức hóa và nhiều trường hợp các đối tượng đã làm giả hồ sơ để hợp thức hóa giữa người mua và người bán theo kiểu hai bên có quan hệ họ hàng huyết thống hoặc là tự nguyện cấy ghép không vì mục đích thương mại" Việc mua bán nội tạng dưới vỏ bọc hiến tặng đã và đang khiến công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn của lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn.
Nguyên nhân, điều kiện chủ quan thuộc về bản thân người phạm tội
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thuộc về các yếu tố kinh tế, xã hội, nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính bản thân người phạm tội đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tội phạm Một số những nguyên nhân chủ quan thuộc về bản thân người phạm tội có thể kể đến như là tâm lý của người phạm tội, những yếu tố về giới tính, độ tuổi cũng như là xu hướng hoạt động theo tổ chức của tội phạm
2.2.1 Nguyên nhân từ tâm lý của người phạm tội
Theo số liệu thống kê, hơn 60% số người phạm tội đã từng bán nội tạng để giải quyết những khó khăn về mặt tài chính Khi thấy lợi nhuận quá lớn từ việc mua bán nội tạng người, những người này từ nạn nhân đã trở thành những cò, mồi môi giới mua bán nội tạng, nghiêm trọng hơn là tham gia và phát triển các đường dây mua bán nội tạng trong nước và xuyên quốc gia Cụ thể, trong 9 vụ án với 17 bị cáo mà toà án xét xử, trung bình mỗi bị cáo thu lợi bất chính được 180 triệu đồng Trong năm 2019, đường dây mua bán nội tạng xuyên biên giới của Tôn Nữ Thị Huyền bị triệt phá, các bị can đã thu lợi từ 3 triệu đến 1,4 tỷ đồng Trong năm 2023, công an Hà Nội đã triệt phá đường dây mua bán gan, thận do Trần Văn Hiệp cầm đầu Theo Cục Cảnh sát hình sự, tổng chi phí ghép thận là 700 triệu đồng/ca; ca ghép gan lên tới 1,2 tỷ đồng đến 1,5 tỷ đồng/ca Trong đó, Hiệp được hưởng lợi chênh lệch từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng/người ghép
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do tâm lý hám lợi - một trong những yếu tố có tác động chi phối rất lớn đến hành vi của người phạm tội mua bán mô, bộ phận cơ thể người Yếu tố tâm lý tiêu cực vụ lợi, mà biểu hiện cụ thể của nó là tính tham lam, tính vị kỷ, khát vọng làm giàu vô điều kiện, ý thức coi thường pháp luật luôn là cơ sở, động lực cho hành vi phạm tội Mỗi con người đều có nhu cầu nên cũng có ý thức về cách thức, con đường để thoả mãn nhu cầu của bản thân Ví dụ như việc kiếm sống để giải quyết các vẫn đề tài chính, nâng cao mức sống của bản thân và hưởng thụ là những nhu cầu chính đáng của mỗi người Tuy nhiên, sai trái ở chỗ người ta xác định bằng mọi cách để kiếm sống, hưởng thụ những lợi ích vật chất, kể cả bằng những phương thức bất hợp pháp, coi thường giá trị nhân văn, quy tắc cuộc sống xã hội và coi thường các quy định của pháp luật, nên đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội
Có thể thấy, đứng trước khoản lợi nhuận khổng lồ, đồng thời phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống, tâm lý hám lợi, lối sống thực dụng, khát khao kiếm tiền và làm giàu nhanh chóng càng có ưu thế tác động, khiến người phạm tội bất chấp mọi thủ đoạn và hậu quả để thực hiện hành vi phạm tội nhằm đạt được mục đích của mình
Mặt khác, một yếu tố góp phần đáng kể vào việc hình thành nhân cách cá nhân lệch lạc, ý định thực hiện hành vi phạm tội, cũng như các hành vi phạm tội trên thực tế phải kể đến những khiếm khuyết của môi trường quản lý và đấu tranh phòng chống tội phạm Cụ thể, trong những năm qua, quản lý trong gia đình thường xuyên bị buông lỏng hoặc không đúng cách Công tác quản lý hoạt động cấy ghép nội tạng tại các bệnh viện, cơ sở y tế; công tác quản lý biên giới còn nhiều bất cập Hệ thống pháp luật phòng chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người chưa phát huy tác dụng như kỳ vọng Lực lượng chuyên trách phòng chống loại tội phạm này “mỏng” cả về người, phương tiện kỹ thuật và nghiệp vụ Hoạt động hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm mua bán nội tạng chưa đạt hiệu quả cao, Tất cả những tồn tại trên đã tạo nên một môi trường bên ngoài tác động tiêu cực đến việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân, thúc đẩy họ nảy sinh ý định phạm tội Từ đó, lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, những khó khăn của cơ quan nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật, các hành vi phạm tội nói chung và hành vi mua bán nội tạng người nói riêng sẽ dễ dàng được thực hiện
2.2.2 Nguyên nhân từ trình độ văn hoá và sự ổn định nghề nghiệp của người phạm tội
Trình độ văn hóa dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông, tuy nhiên, còn có thể hiểu trình độ văn hóa theo nghĩa rộng hơn là khả năng phát triển cả về vật chất và tinh thần, bao gồm cả lối sống và cách sống 35 Với tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc
35 Hậu Nguyễn, “Trình độ văn hoá là gì? Ghi trình độ văn hoá trong Sơ yếu lý lịch”, [https://luatvietnam.vn/hanh- chinh/trinh-do-van-hoa-la-gi-ghi-trinh-do-van-hoa-trong-so-yeu-ly-lich-570-21987-article.html] (Truy cập ngày 28/07/2023) bộ phận cơ thể người, số liệu thống kê các bản án đã xét xử cho thấy hơn 50% số bị cáo đều ở trình độ từ Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông Được tiếp nhận nền giáo dục phổ thông một cách toàn diện sẽ giúp con người hoàn thiện đạo đức và nhân cách, biết được những gì được làm và không nên làm Chính vì vậy, thiếu hụt giáo dục đúng mức có thể dẫn đến thiếu kiến thức về pháp luật và tội phạm cũng như các tác hại nghiêm trọng của hành vi mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người đến xã hội Người phạm tội vì thiếu hiểu biết, không trau dồi đủ kiến thức nên đã thực hiện hành vi phạm tội, chưa nhận thức được sự nguy hiểm của những gì mình gây ra Bên cạnh đó, phát triển trong môi trường sống không an toàn và không lành mạnh, thiếu sự quan tâm, sát sao từ gia đình và nhà trường, cũng tác động đến lối sống của người phạm tội, khiến họ có thái độ và cách ứng xử sai lệch để rồi bị dụ dỗ, lôi kéo hoặc chủ động bước vào con đường phi pháp Đa số bị cáo của tội phạm này có nghề nghiệp tự do, hoặc có những công việc không ổn định, hoặc không có công ăn việc làm để tự nuôi sống bản thân Tình trạng không có công ăn việc làm ổn định gây nên áp lực kinh tế cho những người này bởi việc duy trì cuộc sống trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế khó khăn sau khi trải qua đại dịch Covid - 19 và thế giới bước vào thời đại công nghệ, đe dọa đến công việc của nhiều người Đồng thời, với những đối tượng có trình độ văn hóa thấp sẽ khó tiếp cận được nhiều cơ hội làm việc Gánh nặng tài chính khiến các đối tượng rơi vào bế tắc, đi đến thực hiện tội phạm để kiếm tiền để nuôi bản thân và gia đình, nhất là với tội phạm có nguồn thu lợi bất chính lên đến hàng tỷ đồng như tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
2.2.3 Nguyên nhân từ giới tính của người phạm tội
Từ cơ cấu tình hình tội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ nam nữ phạm tội với hơn 80% người phạm tội là nam, tỷ lệ nam giới phạm tội cao hơn nữ giới tới 70.8% Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên bao gồm:
Yếu tố về sinh học, những sự khác biệt về nội tiết tố và thần kinh giữa các giới tính là yếu tố quan trọng khiến nam giới có thể trạng khỏe khoắn hơn, có nhiều sức lực hơn Ngoài ra, sự chi phối của giới tính cũng dẫn đến tính cách nam giới mạnh mẽ và quyết liệt hơn
Do đó khả năng kiềm chế, kiên nhẫn, cân nhắc khi gây ra hành hành vi phạm tội cũng thấp hơn nữ giới và có khả năng sa ngã vào việc phạm tội nhiều hơn
(2) Yếu tố từ quan niệm xã hội
Do ảnh hưởng từ quan niệm truyền thống, tàn dư của xã hội cũ nên nhiều nơi vẫn coi nam giới là chủ thể có vai trò “trụ cột” trong việc gánh vác kinh tế và những áp lực này có thể khiến nam giới dễ sa đọa vào con đường phạm tội Bên cạnh đó, các chuẩn mực và kỳ vọng của xã hội ảnh hưởng đến hành vi, vai trò giới theo truyền thống đôi khi khuyến khích hành vi hung hăng hoặc liều lĩnh ở nam giới, dẫn đến việc nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong số người phạm tội mua bán, mô bộ phận cơ thể người Mặt khác, sự giáo dục và đối xử khác biệt giữa trẻ em nam và trẻ em nữ của cộng đồng, xã hội xung quanh cũng có thể góp phần khiến tỷ lệ người phạm tội là nam giới gia tăng và chiếm tỷ lệ cao hơn
(3) Theo lý thuyết học tập xã hội, nam giới có nhiều khả năng hơn phụ nữ kết hợp với người khác chống đối xã hội do đó hành vi phạm tội gây ra bởi nam giới ở loại tội phạm này chiếm tỷ lệ cao hơn
2.2.4 Nguyên nhân từ độ tuổi của người phạm tội
Theo dữ liệu thống kê, số lượng người phạm tội nằm trong khoảng 25 đến 35 tuổi chiếm hơn 60% Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do yếu tố về trách nhiệm tự nuôi sống bản thân Những người trưởng thành, đặc biệt là từ 25 đến 35 tuổi thường phải trải qua những thay đổi quan trọng trong cuộc sống như phát triển nghề nghiệp, áp lực tài chính, các vấn đề về mối quan hệ và trách nhiệm gia đình Họ buộc phải tự tìm kiếm công ăn việc làm để tự nuôi sống bản thân mình, cũng như nuôi sống những người thân của họ Do đó, đứng trước những áp lực về “cơm áo gạo tiền”, họ sẽ dễ thất vọng, lo lắng và tuyệt vọng về bản thân khi không đạt được công việc, tiền bạc như mong muốn Khi này, cộng hưởng với tâm lý hám lợi của con người, việc người phạm tội thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người để thỏa mãn những thiếu sót về tiền bạc, công việc có khả năng cao xảy ra
Bên cạnh đó, 25 - 35 là độ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm, dễ cảm thấy bị tụt lại phía sau Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) và các tiêu chuẩn xã hội (social standard) khiến khát vọng phải thành công, phải giàu có của một bộ phận thanh niên càng mãnh liệt nhưng bản thân lại thiếu kiên nhẫn, muốn thành công nhanh, không muốn cố gắng từ từ nên dễ bị lôi kéo, tìm tới các con đường phạm pháp
Thực tế cho thấy, gần 50% các đối tượng đã bị khởi tố thuộc độ tuổi này đều không có công ăn việc làm ổn định, chỉ lao động tự do và có mức thu nhập thấp nên mới tham gia vào hoạt động mua bán nội tạng để có tiền trang trải cuộc sống Như vậy, những đặc điểm tính cách và hoàn cảnh sống ở mỗi độ tuổi là một nguyên nhân quan trọng của hành vi phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người
2.2.5 Nguyên nhân từ xu hướng hoạt động theo tổ chức của người phạm tội
Nguyên nhân, điều kiện từ phía nạn nhân
Trong một số trường hợp nhất định, vai trò của nạn nhân trong mỗi vụ án hình sự có thể là nguyên nhân làm phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạm được thực hiện Trên thực tế, đối với các vụ án mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người, chính nạn nhân cũng đóng vai trò thúc đẩy, tạo điều kiện cho hành vi phạm tội diễn ra Cụ thể, khoảng 30% các bài đăng trong các hội nhóm mua bán nội tạng trên mạng xã hội xuất phát từ chính nạn nhân - người có nhu cầu bán nội tạng Nguyên nhân của hành vi này là do họ thiếu hiểu biết về những hậu quả khôn lường của việc bán đi một bộ phận cơ thể người, những khó khăn về kinh tế khiến họ quyết định dại dột Từ đó, họ tác động, tạo môi trường thuận lợi cho những đối tượng có cơ hội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người Và trong nhiều trường hợp, chính nạn nhân sau này cũng tham gia với vai trò là người môi giới, hay trở thành một trong cái mắt xích trong các tổ chức mua bán mô và nội tạng
Từ nội dung Chương 2, nhóm nghiên cứu rút ra được những kết luận sau:
Thứ nhất, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và phân tích thông tin để từ đó đưa ra góc nhìn khái quát, khách quan, cụ thể, đầy đủ, chi tiết về nguyên nhân, điều kiện khách quan của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam giai đoạn 2018 -
2023 bao gồm nguyên nhân từ sự chênh lệch giữa cung và cầu trong hoạt động cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; từ mặt trái của nền kinh tế thị trường; từ chính sách pháp luật; từ sự phát triển của mạng xã hội nhưng thiếu kiểm duyệt chặt chẽ từ cơ quan chức năng
Thứ hai, nhóm nghiên cứu cũng làm rõ, chỉ ra, chứng minh những nguyên nhân gốc rễ và điều kiện chủ quan thuộc về bản thân người phạm tội dẫn đến tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam bao gồm những khía cạnh như tâm lý; trình độ văn hoá và sự ổn định nghề nghiệp của người phạm tội; giới tính; độ tuổi; xu hướng hoạt động theo tổ chức của người phạm tội
Các thông tin đã được cung cấp cũng như các vấn đề đã được nghiên cứu và làm rõ ở Chương 2 sẽ tạo tiền đề cho việc hình thành một số giải pháp cho việc phòng chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được nhắc đến ở Chương 3.
THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI CHO VIỆT NAM
Thực trạng phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong giai đoạn 2018 - 2023
3.1.1 Thực trạng phòng, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người của Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những hành động cụ thể của các cơ quan, bộ ban ngành để đối phó với tình hình tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người Qua đó, Việt Nam đạt được một số thành tựu nhất định cũng như còn những hạn chế cần khắc phục như sau:
(1) Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được
Một là, về việc trấn áp, xử lý tội phạm Trấn áp, xử lý tội phạm là một trong những biện pháp nhằm phòng ngừa, phòng chống tội phạm mua bán mô, bộ phận cơ thể người Các chủ thể thực hiện là cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Trong đó, cơ quan cảnh sát điều tra có nhiệm vụ phát hiện, điều tra, khởi tố tội phạm; Viện kiểm sát có nhiệm vụ thống kê tội phạm, truy tố tội phạm; Toà án có nhiệm vụ xét xử, xử lý tội phạm
Trong giai đoạn 2018 - 2023, thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp được đề ra trong Quyết định số 623/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 37 và phương châm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” 38 , cơ quan điều tra cũng đã thành lập nhiều chuyên án nhằm triệt phá
37 Nâng cao chất lượng công tác Điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động trinh sát và hoạt động Điều tra tố tụng hình sự; không để lọt tội phạm; không làm oan người vô tội; đảm bảo Điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, kịp thời những vụ án lớn, dư luận xã hội quan tâm; tăng cường xét xử lưu động để răn đe tội phạm và tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân
38 Bộ Công an, “Qua cao điểm phải tạo thế chủ động phòng ngừa, khí thế mới trong tấn công trấn áp tội phạm”, [https://bocongan.gov.vn/tin-tuc/qua-cao-diem-phai-tao-the-chu-dong-phong-ngua-khi-the-moi-trong-tan-cong-tran- ap-toi-pham-t34462.html] (Truy cập ngày 28/07/2023) thành công nhiều đường dây mua bán mô, bộ phận cơ thể người trong nước và xuyên biên giới Cụ thể, trong 5 năm, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố 19 vụ, bắt giam 43 đối tượng; xét xử 9 vụ với 17 bị cáo bị tuyên án
Trong quá trình khám phá tội phạm, cơ quan điều tra cũng đã xác định tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp và rà soát các đường dây, băng nhóm hoạt động phạm tội mua bán người để tập trung đấu tranh ngăn chặn 39 …
Trong vụ án đường dây mua bán nội tạng xuyên biên giới (Campuchia, Việt Nam) của Tôn Nữ Thị Huyền, vào năm 2018, sau khi phát hiện đường dây có dấu hiệu mua bán thận do các đối tượng là người Việt Nam cấu kết với các đối tượng nước ngoài thực hiện, phòng
5 Cục Cảnh sát hình sự phía Nam phối hợp với Phòng 6, Phòng 7, các Cục nghiệp vụ của
Bộ Công an và Công an TP Hồ Chí Minh, Công an TP Hà Nội lập chuyên án đấu tranh, triệt phá một đường dây buôn bán nội tạng này Sau quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, đến ngày 25-1-2019, Cục Cảnh sát hình sự đã lên kế hoạch, cử các tổ công tác chốt chặn tại các cửa khẩu biên giới, mật phục và bắt giữ 5 đối tượng trong đường dây khi các đối tượng này đưa các nạn nhân bán thận ở nước ngoài trở về Việt Nam
Trong vụ án mua bán gan đầu tiên được triệt phá vào năm 2023, sau khi phát hiện đối tượng Trần Văn Hiệp có hành vi “mua bán bộ phận cơ thể người”, Cục Cảnh sát hình sự
Bộ Công an đã thành lập ban chuyên án do Đại tá Tô Cao Lanh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự làm Trưởng ban chuyên án; cùng với 2 Phó Ban chuyên án là Đại tá Đoàn Thế Vinh và Đại tá Nguyễn Hữu Bình, nhằm điều tra, triệt phá toàn bộ đường dây mua bán gan Sau quá trình điều tra, theo dõi, thu thập chứng cứ, 2 đối tượng Trần Văn Hiệp và Trương Thị Khuyến đã bị bắt giữ khi đang dẫn 3 người phụ nữ đi xét nghiệm để bán gan
Qua một số vụ án trọng điểm, có thể thấy, sau khi phát hiện hành vi phạm tội, Cục cảnh sát hình sự Bộ Công an đã nhanh chóng thành lập các tổ công tác, ban chuyên án để điều tra, thu thập chứng cứ và khởi tố tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người Ngoài ra, quá trình xét xử cũng đã đưa ra những bản án tương xứng với tính nghiêm trọng của hành vi Cụ thể, trong 9 vụ án đã được xét xử, đa số các đối tượng đã thực hiện việc mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người với mục đích thương mại là chính và
39 Nguyễn Dương, “Thứ trưởng Bộ Công an cảnh báo nạn mua bán bào thai, nội tạng người”, Báo Dân trí,
[https://dantri.com.vn/phap-luat/thu-truong-cong-an-canh-bao-nan-mua-ban-bao-thai-noi-tang-nguoi-
20220730084729890.htm] (Truy cập ngày 28/07/2023) thực hiện với nhiều người Do đó, mức án của đa phần các bị cáo rơi vào khoảng từ 7 đến
15 năm là phù hợp với tính chất hành vi của các bị cáo
Hai là, về vấn đề hoàn thiện pháp luật và tuyên truyền pháp luật phòng chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc hình thành và phát triển của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người là nguồn cung nội tạng không đủ đáp ứng cho nhu cầu cấy ghép tạng của các bệnh nhân Để điều chỉnh, tạo hành lang pháp lý cho quá trình lấy, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người, Quốc hội đã ban hành Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 Nhờ đó đem đến sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức của người dân trong việc đăng ký và hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác phục vụ các mục đích nghiên cứu khoa học và điều trị bệnh cho những người bệnh; thúc đẩy ngành ghép mô, tạng đạt được những kết quả đáng ghi nhận, có trình độ tương đương khu vực và thế giới trong ghép thận, tim, gan, phổi Bên cạnh pháp luật về cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người, pháp luật hình sự cũng có quy định, chế tài đối với tội phạm mua bán mô, bộ phận cơ thể người trong BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa tội phạm Trong giai đoạn 2018 - 2023, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (Đề án 977) nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân Trong đó, Uỷ ban nhân dân các cấp, trường học, các tổ chức chính trị xã hội có trách nhiệm tuyên truyền pháp luật, giáo dục cho người dân Tính đến năm
2023, các hoạt động tuyên truyền pháp luật do các tỉnh, thành phố, các cơ sở giáo dục thực hiện chủ yếu tập trung tuyên truyền về việc phòng chống tội phạm buôn bán người nói chung và tội phạm mua bán người vì mục đích lấy nội tạng nói riêng (Ví dụ như Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/07; Kế hoạch Thực hiện tuyên truyền phòng, chống mua bán người của UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước) Ngoài ra, các đơn vị truyền thông đại chúng cũng đã thực hiện nhiều hoạt động phổ biến, tuyên truyền pháp luật về phòng chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người Cụ thể, những trang báo chính thống, đài truyền hình như báo Pháp luật, báo Thanh niên, đặc biệt là Chương trình VTV24 cũng đã có những phản ánh về vấn nạn mua bán nội tạng trên không gian mạng 40 , những rủi ro, hậu quả không lường khi mua bán nội tạng người 41 , Những bài báo, phóng sự cũng đã hỗ trợ nhà nước trong việc tuyên truyền pháp luật, giúp người dân nhận thức được tính nguy hiểm, cách thức hoạt động của tội phạm, giúp họ nhận diện tội phạm dễ dàng hơn; đồng thời góp phần phòng, chống loại tội phạm này
Ba là, về hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan
Bên cạnh hoạt động của các cơ quan trấn áp, xử lý tội phạm và hoàn thiện pháp luật, hoạt động của các cơ quan điều phối ghép tạng, bệnh viện cũng là một trong những yếu tố để thực hiện công tác phòng, chống tội phạm mua bán mô, bộ phận cơ thể người Để giải quyết vấn đề tăng nguồn cung tạng hiến, Việt Nam đã thành lập Trung tâm điều phối ghép tạng (VnHOT), là cơ quan trung gian kết nối người hiến tạng và người nhận nội tạng Bên cạnh đó, còn có những tổ chức xã hội khác như Hội ghép tạng Việt Nam (VSOT), Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam (VCDTO), Hội thận - tiết niệu, lọc máu và ghép tạng trẻ em Việt Nam (PUNDTA) đóng vai trò khuyến khích, tăng cường tỷ lệ hiến tạng Tuy nhiên, hiện tại, chỉ có Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia có hoạt động tương đối hiệu quả Tính tới đầu năm 2023, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã xây dựng được danh sách trên 70.000 người đăng ký hiến tạng sau khi chết hoặc chết não, so với 9 năm trước chỉ 200 người đăng ký, số lượng này được đánh giá là ấn tượng Ngoài ra, Trung tâm còn là đầu mối hoạt động, mạng lưới truyền thông vận động hiến tặng mô, tạng tại 24 bệnh viện khu vực phía Bắc 42 Hằng năm, Trung tâm thường xuyên tổ chức tập huấn về kỹ năng truyền thông cho các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên tại các bệnh viện trong mạng lưới Ngoài việc chia sẻ những kinh nghiệm, đoàn công tác của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã đi khảo sát trực tiếp tại bệnh viện ở những khoa, phòng có bệnh nhân có nguy cơ chết não, những nơi người nhà bệnh nhân tập trung đông người để có hướng cung cấp tài liệu tuyên truyền về kiến thức chết não qua hình thức tờ rơi, video clip, poster…qua đó, từng bước nâng cao nhận thức, kiến thức cho gia đình bệnh nhân hiểu về
40 Phóng sự của nhóm phóng viên VTV24, “Thị trường ngầm mua bán nội tạng”, VTV24,
[https://www.youtube.com/watch?vMNAS9akIr8&pp=ygUjbXVhIGLDoW4gbuG7mWkgdOG6oW5nIOG7nyBo w6AgbuG7mWk%3D] (Truy cập ngày 28/07/2023)
41 Phóng sự của nhóm phóng viên VTV24, “Rủi ro khi mua bán nội tạng người”, VTV24,
[https://www.youtube.com/watch?v\t1k3ETuog] (Truy cập ngày 28/07/2023)