1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Diện Và Hàng Thừa Kế Theo Pháp Luật Nước Ngoài Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 902,76 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ (13)
    • 1.1. Khái quát về diện và hàng thừa kế (13)
      • 1.1.1. Khái quát về người thừa kế theo pháp luật (13)
      • 1.1.2. Ý nghĩa của việc phân định diện và hàng thừa kế (21)
    • 1.2. Quy định pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế (22)
      • 1.2.1. Diện thừa kế (23)
      • 1.2.2. Hàng thừa kế (28)
    • 1.3. Quá trình phát triển của quy định về diện và hàng thừa kế (37)
      • 1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (38)
      • 1.3.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 (43)
  • CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ DIỆN VÀ HÀNG (50)
    • 2.1. Pháp luật Ấn Độ về diện và hàng thừa kế (50)
      • 2.1.1. Khái quát chung về pháp luật thừa kế của Ấn Độ (50)
      • 2.1.2. Diện thừa kế theo pháp luật Ấn Độ (57)
      • 2.1.3. Hàng thừa kế theo pháp luật Ấn Độ (63)
    • 2.2. Pháp luật Trung Quốc về diện và hàng thừa kế (68)
      • 2.2.1. Khái quát chung về pháp luật thừa kế của Trung Quốc (68)
      • 2.2.2. Diện thừa kế theo pháp luật Trung Quốc (73)
      • 2.2.3. Hàng thừa kế theo pháp luật Trung Quốc (78)
    • 2.3. Một số bất cập trong pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật (81)
      • 2.3.1. Một số bất cập trong thực trạng giải quyết các tranh chấp về thừa kế trong những năm gần đây (0)
      • 2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế (0)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ

Khái quát về diện và hàng thừa kế

1.1.1 Khái quát về người thừa kế theo pháp luật

Thừa kế là quá trình chuyển giao tài sản của người đã khuất cho những người còn sống Thuật ngữ "thừa kế" ám chỉ đến hành động để lại tài sản, trong khi "quyền thừa kế" đề cập đến quyền lợi của những người được thừa hưởng tài sản đó Nhu cầu vật chất ngày càng tăng cao thúc đẩy con người liên tục cải tạo thiên nhiên và tạo ra nhiều của cải Tuy nhiên, cuộc sống con người hữu hạn theo quy luật tự nhiên, trái ngược với sự tồn tại lâu dài của tài sản Do đó, vấn đề thừa kế trở nên cần thiết, xác định người được thừa hưởng tài sản và cách thức để lại.

Khái niệm về thừa kế

Việc di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống được gọi là thừa kế Dưới các góc độ khác nhau, thừa kế vừa là một vấn đề thuộc phạm trù:

Thứ nhất: Thừa kế là một phạm trù lịch sử vì đây là một vấn đề gắn liền với lịch sử loài người, kể cả trước khi xuất hiện giai cấp và nhà nước

Thứ hai: Thừa kế là một phạm trù kinh tế, là quá trình tiếp nối luân chuyển tài sản giữa các thế hệ các tài sản này tiếp tục được chiếm hữu, sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng

Thứ ba: Thừa kế là một phạm trù pháp lý mà nội dung của nó xác định phạm vi quyền, nghĩa vụ trong quan hệ thừa kế Điều này được nhà nước đảm bảo thực hiện Khái niệm này bao hàm cả quyền và nghĩa vụ trong quan hệ thừa kế, bao gồm quyền được hưởng di sản và nghĩa vụ thực hiện di chúc.

1 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.392

2 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.395

“Thừa” và “kế” đều có nghĩa là tiếp nối, tiếp tục Do đó, thừa kế được hiểu rằng: người sống thừa hưởng tài sản của người đã qua đời Việc thừa kế chỉ được thực hiện khi người có tài sản chết 3 Còn theo như Từ điển giải thích thuật ngữ luật học: “Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho những người còn sống Thừa kế luôn gắn với chủ sở hữu, sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu” 4

Tóm lại, thừa kế có thể hiểu là tài sản của người chết sẽ được chuyển cho một chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức theo ý chí của người để lại di sản hoặc theo quy tắc, mà mỗi chế độ xã hội khác nhau có những quy tắc khác nhau do điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, quyết định 5

Khái niệm về quyền thừa kế

Quyền thừa kế của một cá nhân gắn bó chặt chẽ với quyền sở hữu của cá nhân đó Quyền sở hữu là tiền đề, là cơ sở để quyền thừa kế và ngược lại quyền thừa kế là căn cứ thiết lập quyền sở hữu mới 6 Dưới góc độ khoa học pháp lý, quan hệ thừa kế là quan hệ vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan

Theo quan điểm chủ quan, quyền thừa kế là tổng hợp các quyền dân sự cụ thể được pháp luật quy định đối với người để lại di sản, những người nhận di sản thừa kế và những người có quyền lợi liên quan trong mối quan hệ thừa kế.

Phương diện khách quan: quyền thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết cho người khác còn sống theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật 7

Quyền thừa kế được ghi nhận trong các văn bản pháp luật với các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, điều kiện chuyển dịch tài sản của người chết sang người còn sống Ngoài ra, do mỗi chế độ xã hội với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, các

3 Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.13

4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, tr.123

5 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020) tổng hợp trong Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế (NXB.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.396) tóm tắt về các vấn đề pháp lý liên quan đến tài sản, quyền sở hữu và thừa kế.

6 Nguyễn Thị Huế (2014), Luận văn Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam, tr.7

Luật thừa kế có sự khác biệt giữa các quốc gia, thậm chí trong cùng một quốc gia vào các thời điểm khác nhau Theo thời gian, luật thừa kế được cập nhật để phù hợp với sự phát triển của xã hội, bảo vệ quyền thừa kế của cá nhân, củng cố quyền sở hữu, đảm bảo công bằng trong quan hệ thừa kế, góp phần ổn định xã hội.

Quy định pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế

24 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.559

Diện thừa kế tuy chưa được pháp luật định nghĩa một cách rõ ràng, nhưng dựa trên góc độ khoa học pháp lý có thể hiểu rằng diện thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng phần di sản thừa kế do người chết để lại theo quy định của pháp luật Những chủ thể nằm trong diện thừa kế được hưởng phần thừa kế theo thứ tự ưu tiên đối với những cá nhân có mối quan hệ thân thích, gần gũi với người để lại di sản Những người có cùng mức độ thân thích, gần gũi được pháp luật quy định cùng chung một nhóm, và cùng được hưởng một phần di sản ngang nhau đối với phần tài sản thừa kế do người chết để lại Mỗi một nhóm những người như vậy được gọi là hàng thừa kế

Việc xác định người thừa kế có ý nghĩa to lớn đối với việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của mọi thành viên và sự ổn định của dòng họ, đồng thời cũng có thể giáo dục cho mỗi thành viên ý thức trách nhiệm đối với những người thân trong gia đình Theo quy định pháp luật, phạm vi những người có quyền hưởng di sản của người chết được gọi là diện thừa kế

Luật thừa kế của mỗi chế độ xã hội đều chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi quan hệ hôn nhân và gia đình, đồng thời phụ thuộc vào quan hệ sản xuất và quy định pháp luật Phạm vi người thừa kế theo pháp luật được xác định rộng hẹp tùy theo từng giai đoạn phát triển xã hội Luật thừa kế hiện hành của Việt Nam dựa trên quan niệm truyền thống về gia đình Việt Nam để quy định phạm vi người thừa kế.

Pháp luật Việt Nam quy định diện thừa kế rộng, hẹp tùy vào từng giai đoạn cụ thể Khi tìm hiểu về thừa kế theo pháp luật, không thể bỏ qua việc xác định diện thừa kế, vì diện thừa kế là tiền đề để xác định hàng thừa kế theo pháp luật Diện thừa kế được xác định dựa trên ba mối quan hệ: huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng

Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa người để lại thừa kế và những người thừa kế cùng một “gốc” sinh ra trong giới hạn phạm vi “mấy đời” theo quy định của pháp luật ở từng giai đoạn lịch sử 25 Và mối quan hệ này được xác định bởi trực hệ và bàng hệ được xác định qua sự kiện sinh đẻ Trực hệ là mối quan hệ giữa những người mà người này sinh ra người kia ví dụ như cha - con, mẹ - con Bàng hệ là mối quan hệ thân thuộc không sinh ra nhau nhưng cùng sinh ra từ một “gốc” 26 như anh em ruột…

Trước hết, phải kể đến mối quan hệ giữa con và cha mẹ Quyền thừa kế theo pháp luật của người con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha, mẹ đẻ Các con đẻ của người để lại di sản, không phân biệt con trai, con gái, con trong giá thú hay con ngoài giá thú, có năng lực hành vi dân sự hay không đều thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản Để đảm bảo quyền và lợi ích về tài sản cũng như lợi ích về nhân thân của cá nhân, việc xác định quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và các con là hết sức cần thiết Khoản 1 Điều 88 Luật HNGĐ năm 2014 quy định “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng” Việc xác định cha, mẹ, con là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con đối với nhau trong quan hệ nhân thân, đồng thời còn là cơ sở để xác định diện thừa kế giữa cha, mẹ và con khi một trong các bên chết

Tiếp đến là mối quan hệ giữa những người cùng dòng máu về trực hệ như là cha, mẹ đối với con; ông bà đối với cháu nội và cháu ngoại; cụ đối với chắt nội và chắt ngoại Hoặc bàng hệ là mối quan hệ thân thuộc không trực tiếp sinh ra nhau nhưng có cùng một nguồn gốc chung như quan hệ giữa anh chị em ruột và ngược lại Pháp luật quy định về diện thừa kế giữa những người có cùng huyết thống trong phạm vi nhất định vừa góp phần thắt chặt hơn tình cảm gia đình giữa các thế hệ và phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của mỗi cá nhân luôn muốn dành tài sản của mình sau khi chết cho những người gắn bó yêu thương, gần gũi với họ nhất

Những người thừa kế có mối quan hệ huyết thống với người để lại di sản được xác định theo hai chiều: chiều dọc và chiều ngang Chiều dọc được xác định từ đời các

25 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.550

26 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.550 cụ cho đến đời các chắt (phạm vi trực hệ bốn đời) Chiều ngang được xác định giữa anh, chị, em với nhau, theo đó, nếu anh hoặc chị chết thì em là người thừa kế, nếu em chết thì anh hoặc chị là người thừa kế di sản của em, (huyết thống bàng hệ trong phạm vi hai đời)

Việc quy định dừng lại ở mối quan hệ bốn đời của cụ và chắt cũng có những lý lẽ riêng Một là, xuất phát từ quan niệm về truyền thống gia đình “tứ đại đồng đường”, với bốn thế hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà đã được xem là nét đẹp văn hóa của những gia đình Việt Nam thời xưa Hai là, việc quy định về ba hàng thừa kế cũng được nghiên cứu và xây dựng căn cứ trên cơ sở tuổi thọ trung bình của người Việt Nam qua từng giai đoạn

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì “hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” Vợ và chồng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau khi quan hệ hôn nhân của cả hai tính tới thời điểm mà xác định được thừa kế của người vợ và người chồng là hôn nhân hợp pháp Để có thể được pháp luật thừa nhận là hôn nhân hợp pháp thì việc kết hôn của hai người phải tuân thủ các thủ tục và điều kiện do luật định

Trên thực tế, có những trường hợp do điều kiện, hoàn cảnh khách quan nên vẫn tồn tại những quan hệ hôn nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn nhưng lại vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn Hôn nhân thực tế là trường hợp nam nữ chung sống với nhau và thỏa mãn những điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật công nhận hôn nhân hợp pháp, được giải quyết quyền, lợi ích và nghĩa vụ như hôn nhân hợp pháp Việc thừa nhận hôn nhân thực tế chỉ mang tính chất tạm thời để giải quyết thấu tình đạt lý những trường hợp do hoàn cảnh khách quan mang lại Nhưng sau khi Luật HNGĐ năm 2000 có hiệu lực thì hôn nhân thực tế không được thừa nhận nữa Vì vậy, nếu hai bên nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì sẽ không phát sinh quan hệ hôn nhân và không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau

Ngoài ra, còn một trường hợp vi phạm quy định về hôn nhân hợp pháp nhưng vẫn được công nhận là vợ chồng, đó là trường hợp một người có nhiều vợ/nhiều chồng

Quá trình phát triển của quy định về diện và hàng thừa kế

37 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.558

Chế định thừa kế được luật định trong Bộ luật Dân sự hiện nay là sự kế thừa, phát triển các quy định về thừa kế từ thế kỷ XV Trong quá trình phát triển, chế định này có những đặc thù riêng ở mỗi thời kỳ Cách mạng Tháng Tám thành công mở ra kỷ nguyên độc lập, gắn với chủ nghĩa xã hội, ảnh hưởng đến tư duy pháp lý về quyền bình đẳng, tính nhân văn, thúc đẩy học tập kinh nghiệm pháp luật nước ngoài để từng bước hoàn thiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhóm tác giả nghiên cứu tiến trình phát triển pháp luật về thừa kế nhằm đánh giá sự thay đổi, rút ra bài học kinh nghiệm, góp phần hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện nay.

1.3.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Pháp luật thừa kế ở nước ta đã có một lịch sử hình thành, phát triển và có những đặc thù riêng của nó Sự phân chia giai đoạn phát triển pháp luật thừa kế ở Việt Nam được nhóm tác giả dựa trên các văn bản pháp luật được ban hành và các văn bản hướng dẫn giải quyết những tranh chấp về thừa kế ở nước ta từ trước năm 1945

Trước năm 1945 có hai thời kỳ tương đối tách biệt là thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc Sự khác biệt do trong thời kỳ phong kiến, Việt Nam chưa có sự phân biệt thành các ngành luật nên các quan hệ xã hội thường được điều chỉnh bằng một bộ luật chung Điển hình nhất trong giai đoạn phong kiến nước ta phải kể đến Bộ Quốc triều hình luật dưới thời nhà Lê và và Bộ luật Gia Long dưới thời nhà Nguyễn.Tuy trong quá trình áp dụng, các triều đại có bổ sung thêm các quy định về thừa kế nhưng đó vẫn là những quy định nhỏ lẻ không mang tính hệ thống Còn trong giai đoạn của thời kỳ Pháp thuộc thì Pháp chia nước ta thành 3 kỳ để cai trị gồm: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ Theo đó, mỗi một kỳ chịu sự điều chỉnh bởi một bộ luật riêng Bộ luật dân sự Nam Kỳ giản yếu năm 1883 áp dụng cho các tỉnh thuộc Nam kỳ; Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 áp dụng cho các tỉnh thuộc Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ năm 1936 (Hoàng Việt Hộ Luật) áp dụng cho các tỉnh thuộc Trung kỳ Các bộ Luật trong thời điểm này có sự tiến bộ do học tập kinh nghiệm từ các nước phát triển thời điểm đó và có tính thống nhất hơn, tuy nhiên do thời điểm này luật pháp vẫn còn ảnh hưởng bởi tàn dư phong kiến dẫn đến sự không thật sự văn minh do mục đích cai trị của người làm luật, nên các điều khoản của pháp luật vẫn chưa hoàn thiện hoàn toàn

Quy định về diện và hàng thừa kế trong Luật Hồng Đức

Những người thừa kế theo pháp luật gồm người có quan hệ huyết thống trực hệ với người để lại di sản Căn cứ theo quy định tại Điều 374, 375, 376 thì di sản sẽ được chia theo nguyên tắc ưu tiên, trước hết là chia cho các con, không phân biệt con trai, con gái (hàng 1), nếu người chết không có con thì cha mẹ (hàng 2) được hưởng di sản thừa kế Trường hợp không còn cha mẹ, di sản sẽ được chuyển cho người thừa tự, do họ hàng quyết định Luật Hồng Đức ghi nhận con nuôi cũng có quyền thừa kế di sản của cha mẹ nuôi Luật Hồng Đức quy định vợ, chồng không được thừa kế di sản của nhau ngoại trừ một số trường hợp để đảm bảo cho cuộc sống của người vợ góa, chồng góa Trong luật Hồng Đức quy định các con (con trai, con gái, con nuôi) đều có quyền thừa kế của cha, mẹ và mọi người đều có quyền để lại hương hỏa cho con cháu

Theo Điều 388 và 391 Bộ luật Hồng Đức quy định: "Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 ruộng đất làm ruộng hương hỏa, còn lại chia đều cho các con không phân biệt trai, gái Trường hợp người giữ hương hỏa không có con trai thì con gái được giao ruộng hương hỏa để thờ cúng tổ tiên" Theo đó, con gồm có con trai, gái, con vợ cả, con vợ lẽ, con nàng hầu, con nuôi Hàng thừa kế thứ nhất được chia như sau:

− Con vợ cả hưởng phần bằng nhau

− Con vợ lẽ hưởng phần kém hơn

− Con nuôi hưởng phần bằng nửa con đẻ

− 1/20 di sản dùng để thừa cúng giao cho người con trai trưởng giữ

Con trai và con gái được hưởng phần di sản như nhau Con của vợ lẽ, nàng hầu vẫn được hưởng thừa kế, tuy nhiên phần di sản phải ít hơn so với con vợ cả Như vậy, các con của vợ cả, vợ lẽ và nàng hầu sẽ nhận được kỉ phần khác nhau và pháp luật ưu tiên con vợ cả 39

Bộ luật Hồng Đức quy định rõ trường hợp con nuôi được hưởng thừa kế khi có văn tự thể hiện việc cha mẹ nuôi sẽ chia điền sản cho con nuôi Nếu không có văn tự này, con nuôi sẽ không được hưởng thừa kế Điền sản được chia theo tỷ lệ: con đẻ được hai phần, con nuôi được một phần Trường hợp con nuôi ở với cha mẹ nuôi từ nhỏ thì được thừa kế toàn bộ; nếu không ở cùng từ nhỏ thì được hưởng hai phần, người thừa kế được một phần Đối với những người đã đi làm con nuôi trong họ khác nhưng tranh chấp điền sản của người tuyệt tự trong họ thì sẽ được chia bằng một nửa phần của người thừa kế.

Việc con nuôi được hưởng thừa kế từ cha mẹ nuôi và cả cha mẹ đẻ giống với pháp luật hiện hành Tuy nhiên Bộ luật Hồng Đức quy định phần thừa kế của con nuôi và con ruột không giống nhau và có các điều kiện để con nuôi nhận di sản phụ thuộc vào thời gian ở chung với cha mẹ nuôi Đối với pháp luật hiện nay không phân biệt phần di sản được thừa kế của con nuôi và con ruột, đó cũng là điểm tiến bộ của pháp luật hiện hành so với luật cũ

Quy định về thừa kế trong Luật Gia Long

Thừa kế theo pháp luật của Luật Gia Long được áp dụng khi không có chúc thư của người chết Nếu cha mẹ không có chúc thư thì ông bà sẽ quản lý toàn bộ tài sản của các cháu, kể cả di sản thừa kế Các cháu chỉ được nhận tài sản của mình khi ông bà chết

Di sản sẽ được chia đều cho các con trai không phân biệt con trai do thê thiếp sinh ra Trong trường hợp người để lại di sản không có con trai thì các cháu trai thúc bá sẽ được

39 Phạm Thị Thu Hiền (2022), “THỪA KẾ ĐIỀN SẢN TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM” Tạp chí

Luật học, Số 8 năm 2022, tr.46 – 56

40 Phan Hữu Thư (2010), “Các vấn đề dân sự trong Quốc triều hình luật”, [https://phapluatdansu.edu.vn/2010/02/11/23/30/4461/] (truy cập ngày 8/8/2023) hưởng di sản Bộ luật Gia Long không thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú trọng đến quyền lợi của con trai

Trường hợp một gia đình tuyệt tự việc lập hương hỏa do gia tộc hoặc xã quan quyết định và chuyển giao cho một người thân thuộc kế tự Luật Gia Long bắt buộc nghĩa tử lập tự phải là người trong thân tộc và người thân thuộc muốn được hưởng phần hương hỏa phải hội đủ 4 điều kiện là đồng tông (Điều 76 Luật Gia Long), theo lệ “chiêu mục tương đương”, không là con một trong gia đình và không có hiềm khích với người được lập hương hỏa Khi một gia đình tuyệt tự, không còn ai trong họ có thể kế tự, thì con gái của người đã chết được nhận di sản thừa kế (Điều 85 Luật Gia Long) Vì vậy, vẫn có trường hợp con gái được hưởng di sản, đó là khi họ đồng tông không còn người thừa kế 41

Thời Nguyễn, theo quy định tại Bộ luật Gia Long, Lệ 1 Điều 11, Chương 1, Hộ dịch, Hộ luật: “Số gia tài, điền sản đem chia đều cho các con không kể là con vợ cả, con vợ lẽ hay nàng hầu, chỉ chia đều theo số con” So với Luật Hồng Đức thì luật Gia Long có sự tiến bộ khi quy định tài sản của người mất được chia đều cho các con không phản biệt con vợ cả vợ lẽ hay nàng hầu Đồng thời, theo Lệ 3 Điều 4 Chương 1, Hộ dịch, Hộ luật, Bộ luật Gia Long, nếu là con nuôi, con rể được cha mẹ yêu quý thì cho phép nương cậy và được xem xét chia cho một phần gia sản Theo quy định trên có thể nhận thấy, nếu như trong Bộ luật Hồng Đức, mức kỉ phần nhận được của các con là khác nhau thì trong bộ Bộ luật Gia Long, số điền sản các con nhận được là như nhau và xuất hiện thêm trường hợp thừa kế của con rể trong trường hợp khi được cha mẹ yêu quý Ở rể chỉ xuất hiện trong văn hoá Trung Quốc Bộ luật Hồng Đức hầu như kế thừa “Đại Thanh luật lệ” của Trung Quốc nên quy định này cũng được kế thừa và phản ánh trong luật Điều 76 của Luật Gia Long cho phép nghĩa tử cũng được hưởng thừa kế nếu như chúng đã bị vứt bỏ và được thu nuôi từ lúc còn dưới 3 tuổi Theo tục lệ, đôi với những nghĩa tử khác (ngoài người con nuôi lập tự được thừa kế hương hỏa) thì cũng được hưởng phần gia tài nếu như có chúc thư của cha mẹ nuôi (vấn đề này sẽ được xem xét

41 Huỳnh Công Bá, “Chế định nghĩa dưỡng trong pháp luật triều Nguyễn, đối sánh với pháp luật Việt Nam đương đại”, tr.6 [http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid-6ae6be-7aad-4c82-84fa-9a4925a96f70&groupId025] (truy cập ngày 8/8/2023) sau) Trường hợp các con rể ở gửi rể, tuy không được lập tự nhưng cũng được chia cho gia tài cùng với người lập tự (theo Lệ 3 của Điều 76 Luật Gia Long)

PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ DIỆN VÀ HÀNG

Pháp luật Ấn Độ về diện và hàng thừa kế

2.1.1 Khái quát chung về pháp luật thừa kế của Ấn Độ

Nguồn luật điều chỉnh ở Ấn Độ bao gồm: Luật thành văn (nội dung cô đọng, rõ ràng, dễ tiếp cận), Tiền lệ pháp (theo nguyên tắc "stare decisis"), Tập quán pháp (nguồn luật lâu đời nhất nhưng vai trò đang dần giảm), và Luật cá nhân (áp dụng khi không có luật thành văn, án lệ hay tập quán pháp) Thứ tự áp dụng các nguồn luật là Luật thành văn, Tiền lệ pháp, Tập quán pháp và Luật cá nhân.

Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ chủ yếu nói về Luật Hindu - là một nhánh luật cụ thể, liên quan đến tất cả các lĩnh vực chính ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình của những người theo đạo Hindu ở Ấn Độ Luật Hindu dành cho những người theo đạo Hindu, Kỳ Na giáo, đạo Sikh và đạo Phật Đạo luật Kế vị Hindu năm 1956 là một đạo luật liên quan đến việc thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc Đạo luật này đặt ra một hệ thống toàn diện và thống nhất, kết hợp cả thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc Đạo luật Kế vị này kết hợp tất cả các khía cạnh của việc thừa kế của người theo đạo Hindu và đưa vào phạm vi điều chỉnh Đạo luật Kế vị Hindu năm 1956 được sửa đổi vào năm 2005, quy định luật liên quan đến vấn đề thừa kế, đảm bảo sự bình đẳng giữa con trai và con gái khi thừa kế tài sản Đạo luật này được áp dụng cho những chủ thể được quy định tại Điều 2, cụ thể là:

- Bất kỳ người nào theo đạo Hindu, với bất kỳ hình thức hoặc sự phát triển nào của đạo Hindu, bao gồm cả người theo đạo Virashaiva, Lingayat hoặc người theo đạo Brahmo, Prarthna hoặc Arya Samaj

- Bất kỳ người nào theo đạo Phật, đạo Sikh hoặc đạo Jain

- Bất kỳ người nào không phải là người Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Parsi, Do Thái; trừ khi chứng minh được rằng người đó sẽ không bị quản lý bởi luật pháp hoặc phong tục của đạo Hindu

- Đạo luật này cũng sẽ áp dụng mở rộng ra toàn lãnh thổ Ấn Độ

48 Kush Kalra, Luv Kalra (2020), “Be your own Lawyer”, Dr Adish C Aggarwala Chairman All India Bar

Tuy nhiên, những chủ thể được quy định tại Điều này 49 sẽ không áp dụng cho bất kỳ Bộ lạc nào được liệt kê theo Điều 366 50 của Hiến pháp Ấn Độ năm 1950 (Scheduled Tribes, là bộ lạc được coi là có nhiều thiệt thòi về mặt xã hội, do đó được Chính phủ đặc biệt giúp đỡ), trừ khi được Chính phủ Trung ương chỉ đạo khác bằng cách thông báo trên Công báo

Các thuật ngữ được giải thích trong Đạo luật Kế vị Hindu năm 1956:

Agnate 51 : một người được cho là có cùng huyết thống với người khác, khi cả hai đều có quan hệ huyết thống hoặc việc nhận con nuôi hoàn toàn thông qua nam giới Tổ tiên hoặc hậu duệ của một người theo đạo Hindu trong một dòng dõi kế thừa là nam giới được gọi là agnate Ví dụ: cha, ông, chú, con, cháu

Cognate 52 (tạm dịch: cùng nguồn gốc): một người được cho là có cùng nguồn gốc với người khác, có nghĩa là cả hai đều có quan hệ huyết thống hoặc thông qua việc nhận con nuôi nhưng không hoàn toàn thông qua nam giới Ví dụ: con trai hay con gái của con gái, con trai hay con gái của chị gái, con trai của anh trai mẹ

Heir 53 (tạm dịch: người thừa kế) : bất kỳ nam hay nữ nào sẽ nhận được tài sản của người không để lại di chúc

Intestate 54 : đề cập đến việc người chết mà không để lại di chúc Khi người chết không có di chúc, thì thừa kế theo pháp luật sẽ có hiệu lực để chuyển tài sản của người đã chết nắm giữ cho những người thừa kế hợp pháp

Related 55 : quan hệ họ hàng, mối quan hệ này phải hợp pháp Con ngoài giá thú được coi là có quan hệ họ hàng với mẹ và ngược lại, con cháu hợp pháp cũng được coi là có quan hệ họ hàng với họ và ngược lại

Theo Đạo Luật Kế vị Hindu năm 1956 và các luật khác có liên quan, chưa có các quy định để xác định rõ những cấu thành tài sản của tổ tiên Nhưng trong một số lệnh của Tòa án Tối cao cho rằng tài sản của một người nam theo đạo Hindu được thừa kế từ cha, ông nội hoặc ông cố là tài sản của tổ tiên Trong khi đó, tài sản mà chủ sở hữu có

49 Đạo luật chính quyền trung ương Phần 2 trong Đạo luật Kế vị Hindu năm 1956

50 Đạo luật chính quyền trung ương Điều 366 Hiến pháp Ấn Độ năm 1949

51 Điều 3(1)(a) Đạo luật Kế vị Hindu năm 1956

52 Điều 3(1)(c) Đạo luật Kế vị Hindu năm 1956

53 Điều 3(1)(f) Đạo luật Kế vị Hindu năm 1956

54 Điều 3(1)(g) Đạo luật Kế vị Hindu năm 1956

55 Mục 3(1)(e)(i) Đạo luật Kế vị Hindu năm 1956 được bằng nguồn lực của chính mình được gọi là tài sản tự có được Cách giải thích này làm cho việc phân biệt giữa hai tài sản trở nên phức tạp, trên thực tế là tài sản tự có được sẽ trở thành tài sản của tổ tiên sau một thời gian Điều ngược lại cũng có thể diễn ra - tài sản của tổ tiên để lại cũng có thể trở thành tài sản tự có được Khi tài sản của tổ tiên được chia cho các thành viên của một gia đình theo đạo Hindu thì nó sẽ trở thành tài sản tự có được của mỗi thành viên trong gia đình

Người được thừa kế là người được trao quyền hợp pháp để thừa kế di sản của tổ tiên, người đã chết mà không để lại di chúc Sau khi chủ sở hữu tài sản đó qua đời, các vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản và các quyền, nghĩa vụ khác cần được những người thừa kế hợp pháp của họ tiếp nhận Ở đây, nhóm nghiên cứu xin đề cập đến các vấn đề về thừa kế sẽ khác nhau giữa tôn giáo này với tôn giáo khác Đây là lý do quyền tài sản của người thừa kế đối với tài sản người đã mất cũng có thể khác nhau tùy theo tôn giáo mà họ theo Đạo luật Kế vị của đạo Hindu (HSA) áp dụng cho người theo đạo Hindu, đạo Phật, đạo Jain và đạo Sikh cũng như những người đã chuyển sang bất kỳ tôn giáo nào trong số này hoặc những người được sinh ra ngoài giá thú Pháp luật Hindu không phải pháp luật Ấn Độ, nó chỉ là pháp luật của cộng đồng theo đạo Hindu ở Ấn Độ và một số nước thuộc Đông Nam Á Bài nghiên cứu chỉ xem xét quyền tài sản của những người được áp dụng Đạo luật

Kế vị Hindu Đạo luật quy định về các loại thừa kế:

Các quy định về thừa kế tài sản được gọi là luật thừa kế Thừa kế là việc chuyển giao tài sản sau khi chủ sở hữu tài sản qua đời cho những người thừa kế hợp pháp Có hai cách để thừa kế:

1 Có di chúc: Khi việc thừa kế tài sản được thực hiện theo di chúc thì được gọi là thừa kế theo di chúc Theo luật Ấn Độ giáo, một người đàn ông hoặc phụ nữ theo đạo Hindu có thể lập di chúc đối với tài sản, bao gồm cả di chúc về phần tài sản đồng ủy quyền không phân chia của Mitakshara 56 , theo ý chí của cá nhân đó Di

56 Mitakshara: trường phái của luật Hindu với quyền tài sản có được khi người được thừa kế sinh ra Trong đó, người con trai có quyền trở thành đồng sở hữu tài sản và quyền yêu cầu phân chia tài sản của tổ tiên đối với phần sở hữu của cha mình (Theo Kane, PV (1975), “History of Dharmaśāstra”, Poona: Bhandarkar Oriental Research Institute, Tập I, Phần II, tr 604) chúc phải hợp lệ và có hiệu lực pháp lý Việc phân chia sẽ theo quy định của di chúc và không thông qua luật thừa kế Trường hợp di chúc không hợp lệ, hoặc không có hiệu lực pháp luật thì tài sản có thể được phân chia theo luật thừa kế

Pháp luật Trung Quốc về diện và hàng thừa kế

2.2.1 Khái quát chung về pháp luật thừa kế của Trung Quốc

Khi một cá nhân qua đời, họ được pháp luật bảo vệ quyền định đoạt tài sản thông qua di chúc, trong đó nêu rõ những người thừa kế được hưởng di sản Tuy nhiên, trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ, việc thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật Tại Trung Quốc, các quy định về thừa kế được nêu rõ tại Quyển VI của Bộ luật dân sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 2020.

Phần thừa kế trong BLDS CHND Trung Hoa quy định về các loại thừa kế 67 :

1 Thừa kế theo di chúc: theo Điều 1133 BLDS CHND Trung Hoa năm 2020 quy định, công dân có thể lập di chúc và định đoạt bất kì tổ chức, cá nhân nào, và có quyền phân định người thừa kế Di chúc của cá nhân đó phải đáp ứng các điều kiện về hình thức, năng lực hành vi chủ thể, và phải lập trên sự tự nguyện, cụ thể được quy định tại các Điều 1134 đến Điều 1139, và Điều 1143 của BLDS của CHND Trung Hoa năm 2020 Ngoài ra, khi lập di chúc, người lập di chúc có thể

In China's Inheritance Law, individuals can bequeath their assets to the state, collectives, organizations, or non-legal heirs According to Anna M Han's article "Inheritance Law of the People's Republic of China," this departs from typical inheritance laws that primarily designate legal heirs as the recipients of an individual's estate.

2 Thừa kế theo pháp luật: trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực thì sẽ áp dụng thừa kế theo pháp luật Quyền thừa kế không phân biệt giới tính, con trong giá thú hay ngoài giá thú, đều được bình đẳng Những quy định về thừa kế theo pháp luật được cụ thể hóa tại Chương II của phần thừa kế BLDS CHND Trung Hoa năm 2020

Di sản thừa theo BLDS CHND Trung Hoa: Điều 1122 BLDS CHND Trung Hoa năm 2020 quy định về di sản thừa kế là tài sản hợp pháp thuộc sở hữu cá nhân của một công dân vào thời điểm người ấy chết, bao gồm:

- Tài sản của người chết;

- Bất động sản (nhà ở), tiền tiết kiệm và những vật dụng hàng ngày;

- Cây trồng, vật nuôi (gia súc, gia cầm);

- Những vật thuộc về văn hóa, sách và tài liệu tham khảo, báo,

- Phương tiện sản xuất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chết;

- Quyền liên quan đến bản quyền và sáng chế;

- Những tài sản hợp pháp khác

Ngay tại Điều 1122 BLDS CHND Trung Hoa năm 2020 đã quy định rằng, nơi ở của người chết đại diện cho đối tượng di sản là bất động sản Di sản theo quy định của Luật thừa kế CHND Trung Hoa bao gồm động sản của công dân Trung Quốc, công dân nước ngoài sống tại Trung Quốc và bất động sản của công dân Trung Quốc hoặc công dân nước ngoài sống ở Trung Quốc

Trong trường hợp công dân Trung Quốc thừa kế bất động sản bên ngoài CHND Trung Hoa hoặc bất động sản của người nước ngoài trong CHND Trung Hoa, luật nơi cư trú của người quá cố sẽ được áp dụng trong trường hợp động sản; đối với bất động sản thì áp dụng pháp luật nơi có bất động sản Đối với việc người nước ngoài thừa kế bất động sản bên trong CHND Trung Hoa hoặc bất động sản của công dân Trung Quốc bên ngoài CHND Trung Hoa, luật nơi cư trú của người quá cố sẽ được áp dụng trong trường hợp động sản; đối với bất động sản thì áp dụng pháp luật nơi có bất động sản

Trong những trường hợp có sự tồn tại các hiệp ước hoặc thỏa thuận song phương giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) và các quốc gia khác, việc kế thừa di sản sẽ được giải quyết theo các thỏa thuận đã ký kết đó.

Trong trường hợp là lợi ích nhận được từ hợp đồng do cá nhân để lại di sản giao kết sẽ được thừa kế theo quy định của Luật này Hợp đồng của cá nhân nếu được pháp luật cho phép tiếp tục thực hiện bởi người kế nhiệm thì sẽ được xử lý theo các điều khoản của hợp đồng

Mặc dù về nguyên tắc, vợ, chồng, con cái và cha mẹ chia sẻ bình đẳng về tài sản thừa kế, nhưng luật pháp Trung Quốc cũng còn một nguyên tắc khác về tài sản thuộc sở hữu chung Theo BLDS CHND Trung Hoa năm 2020, trừ khi có thỏa thuận khác trước hoặc sau hôn nhân, một nửa tài sản chung mà hai vợ chồng có được trong thời kỳ chung sống hôn nhân sẽ được chia trước tiên cho người vợ hoặc chồng còn sống với tư cách là tài sản riêng; phần còn lại sẽ là di sản của người chết Ngoài ra, nếu tài sản của người chết là một phần tài sản chung của gia đình họ thì phần tài sản đó thuộc về các thành viên khác trong gia đình trước tiên phải được tách ra trước khi chia tài sản của người chết 68

Trách nhiệm về thuế và các khoản nợ của di sản:

Người thừa kế chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ các khoản thuế và nghĩa vụ mà người đã khuất phải nộp theo quy định của pháp luật, với tối đa bằng giá trị thực của di sản thừa kế Tuy nhiên, người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản, trong trường hợp này, họ sẽ không phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản thuế và nghĩa vụ của người đã khuất.

Di sản thừa kế phải ưu tiên sử dụng để trả thuế và các khoản nợ của người để lại thừa kế Nếu di sản không đủ trả, phần nợ còn lại sẽ được miễn trừ Người thừa kế không chịu trách nhiệm về khoản nợ vượt quá giá trị di sản Tuy nhiên, trong trường hợp di sản được dùng để trả nợ và thuế, một phần cần thiết sẽ được dành cho người thừa kế khuyết tật hoặc không có thu nhập.

68 Điều 1153 BLDS CHND Trung Hoa năm 2020

Từ chối nhận di sản:

Người thừa kế từ chối nhận di sản phải thể hiện quyết định của mình bằng văn bản trước thời điểm phân chia di sản Trong trường hợp người đó không thực hiện đúng quy định thì vẫn xem là người thừa kế Trong thời hạn hai tháng, kể từ thời điểm biết được di sản, người được thừa kế phải cho biết mình chấp nhận hay từ chối di sản Trong trường hợp không có sự thể hiện như vậy trong khoảng thời gian quy định, người đó được coi là đã từ chối di sản

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 1161, người thừa kế từ chối nhận di sản không có trách nhiệm thanh toán các khoản thuế và các khoản nợ mà người chết phải nộp theo quy định của pháp luật Điều 1160 BLDS CHND Trung Hoa năm 2020 quy định, nếu di sản không có người thừa kế và những người thừa kế không có yêu cầu hưởng di sản thì được sung công cho Nhà nước vì mục đích công ích Nếu người quá cố là thành viên của một tổ chức thuộc sở hữu tập thể trước khi chết, di sản sẽ được chuyển giao cho tổ chức tập thể Quy tắc này chủ yếu áp dụng cho người quá cố có đăng ký hộ khẩu ('Huji' trong tiếng Trung) ở vùng nông thôn

Những người không được quyền hưởng di sản thừa kế:

Theo Điều 1125 BLDS CHND Trung Hoa, khi người thừa kế thực hiện một trong các hành vi theo luật định sẽ bị tước quyền thừa kế, cụ thể là các hành vi sau:

- Cố ý giết người để lại thừa kế

- Giết bất kỳ người thừa kế nào khác trong việc tranh giành di sản

- Có hành vi bỏ rơi hoặc ngược đãi nghiêm trọng người để lại thừa kế

- Có hành vi giả mạo, sửa đổi hoặc hủy hoại di chúc nghiêm trọng

- Có hành vi ép buộc hoặc can thiệp vào người lập di chúc để viết, thay đổi, thu hồi bản di chúc

Một số bất cập trong pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

2.3.1 Một số bất cập trong thực trạng giải quyết các tranh chấp về thừa kế trong những năm gần đây

Chế định thừa kế trong BLDS năm 2015 được đánh giá là ngày một hoàn thiện, nhiều nội dung mới được luật hóa từng bước đáp ứng yêu cầu xã hội Tuy nhiên, thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về thừa kế vẫn còn những vướng mắc, có nhiều quan điểm, cách hiểu trái ngược nhau về các quy định dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất Bên cạnh đó, một số quy định về thừa kế đã không được xây dựng đầy đủ trên nền tảng văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam, dẫn đến phát sinh nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng Các vướng mắc nêu trên có nhiều nguyên nhân như: Một số quy phạm pháp luật về thừa kế chưa rõ ràng; thiếu văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn nhưng pháp luật chưa điều chỉnh, chưa có hướng dẫn; có quy định không còn phù hợp gây khó khăn cho việc áp dụng giải quyết vụ án

Thứ nhất: Trình độ hiểu biết về pháp luật của nhân dân còn thấp, đặc biệt là trong quan hệ thừa kế tài sản nói riêng và thừa kế quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất nói riêng Nhiều nơi chịu nhiều ảnh hưởng của các phong tục tập quán lạc hậu Nhà cửa, đất đai (di sản của người chết) thường do người con trai trưởng quản lý Trong suy nghĩ của mọi người, người con trưởng đương nhiên sẽ thừa kế tất cả đất đai, nhà cửa do cha mẹ để lại; những người con gái đã lập gia đình hoặc chưa lập gia đình thường không biết họ là người đứng cùng hàng thừa kế với người anh trai hoặc em trai và cùng được hưởng phần di sản như nhau Chưa kể đến việc người con nuôi có thể được hưởng di sản của bố, mẹ nuôi; người con riêng có thể được hưởng di sản của cha dượng, mẹ kế Sau một thời gian rất dài họ mới hiểu được phần nào vấn đề này và mới khởi kiện yêu cầu phân chia thừa kế Lúc này giá trị nhà, đất đã thay đổi rất nhiều so với thời điểm mở thừa kế Hơn nữa, trong khoảng thời gian này, rất nhiều trường hợp người thừa kế đang sử dụng nhà, đất (thuộc di sản) đã sửa chữa, cải tạo, làm mới, thậm chí đã chuyển nhượng một phần di sản đó Nên việc xác định giá trị di sản, phân chia di sản, đánh giá công sức, xác định người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan gặp rất nhiều khó khăn, thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài

Một trong những nguyên nhân quan trọng gây chậm trễ giải quyết tranh chấp thừa kế là từ phía chủ thể tham gia quan hệ thừa kế Người dân e ngại tham gia tố tụng dân sự do thời gian tố tụng kéo dài, tốn kém tiền bạc và ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt Ngoài ra, các tranh chấp thừa kế, đặc biệt là thừa kế theo pháp luật, không chỉ gây tổn hại về vật chất mà còn tác động đến tình cảm gia đình Do người dân Việt Nam từ lâu vốn trọng tình cảm và đạo đức nên các tranh chấp thường được giải quyết theo cảm tính, tình cảm Quá trình giải quyết chậm trễ do phải chờ yêu cầu từ đương sự, càng làm kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp.

Thứ ba: Trong điều kiện tác động của nền kinh tế thị trường, con người ngày càng coi trọng giá trị của đồng tiền hơn Kinh tế ngày càng phát triển một phần sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ nuôi con nuôi; mối quan hệ giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế Làm cho các mối quan hệ này phong phú thêm, nhưng cũng sẽ nảy sinh nhiều sự phức tạp mới Điều này cũng góp phần làm cho loại án tranh chấp về quyền thừa kế tăng thêm, phức tạp thêm

Hệ thống pháp luật về thừa kế cần được đổi mới để theo kịp những thay đổi của xã hội Các quy định hiện hành về thừa kế theo pháp luật từ Bộ luật Dân sự năm 2015 không có nhiều thay đổi so với năm 2005, dẫn đến một số bất cập trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thừa kế Ví dụ, pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể về thừa kế trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mặc dù phương pháp này đang ngày càng phổ biến Tình trạng thiếu vắng văn bản hướng dẫn kịp thời gây khó khăn cho tòa án trong giải quyết tranh chấp về thừa kế.

Thứ năm: Công tác quản lý nhân thân còn sai sót, chồng chéo giấy tờ khai sinh, khai tử, thất lạc hoặc cấp đi cấp lại, thay đổi họ tên thiếu thống nhất Do đó, dẫn đến tình trạng xác định nguồn gốc di sản, xác định diện và hàng thừa kế của những người thừa kế gặp nhiều khó khăn

Việc thực thi pháp luật thiếu nhất quán, thiếu linh hoạt, mềm dẻo Một số cơ quan áp dụng cứng nhắc, yêu cầu giấy tờ máy móc, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân Đáng chú ý, trình độ hiểu biết pháp luật của cán bộ thực thi pháp luật còn hạn chế, đặc biệt ở các địa phương vùng sâu vùng xa, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu thập, đánh giá chứng cứ cũng như việc áp dụng các văn bản pháp luật còn thiếu chặt chẽ, sâu sắc và thiếu thống nhất giữa các cơ quan chuyên môn; việc giải quyết vụ án thiếu tính thuyết phục ảnh hưởng tới thời gian giải quyết của các vụ án bị kéo dài

2.3.2 Kiến nghị hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế

2.3.2.1 Kiến nghị 1: bổ sung thêm con dâu, con rể vào hàng thừa kế

Theo quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015, những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản thừa kế bao gồm:

- Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

Như vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật nước ta thì con rể, con dâu không thuộc hàng thừa kế nào của bố mẹ chồng, vợ Về vấn đề trên, nhóm tác giả nghiên cứu có kiến nghị bổ sung quy định pháp luật rằng thêm con dâu, con rể góa vào hàng thừa kế thứ nhất như một trường hợp đặc biệt nếu người con dâu, con rể đó có công nuôi dưỡng bố mẹ chồng/ vợ Như Đạo luật Kế vị Hindu năm 1956 quy định cho con dâu ở hàng thừa kế thứ nhất, và BLDS CHND Trung Hoa năm 2020 thừa nhận con dâu, con rể góa được nhận thừa kế của cha mẹ chồng, vợ khi đáp ứng yêu cầu luật định Nhóm tác giả có 2 lý do để có thể kiến nghị bổ sung, cụ thể:

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định mối quan hệ giữa con dâu, con rể với cha mẹ vợ, cha mẹ chồng là mối quan hệ gần gũi, thân thiết Theo Điều 80 của Luật, các bên có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau, tuân theo các quy định tương tự như giữa cha mẹ với con ruột (Điều 69, 70, 71, 72) Mối liên hệ này nhấn mạnh trách nhiệm chăm sóc và hỗ trợ lẫn nhau trong gia đình mở rộng.

- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ vợ, cha mẹ chồng với con dâu, con rể:

+ Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con trong trường hợp con dâu, con rể mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

+ Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con dâu, con rể mất năng lực hành vi dân sự

+ Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con đã mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội

- Quyền và nghĩa vụ của con dâu, con rể sống chung với cha mẹ vợ, cha mẹ chồng:

+ Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình

+ Có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình

+ Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w