Từ các thực trạng trên, nhóm tác giả nhận thấy cần thiết có một công trình giúp nhận diện đúng về bản chất hành vi thao túng thị trường chứng khoán và những hậu quả mà tội phạm này gây r
Một số vấn đề cơ bản về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
1.1.1 Khái niệm thao túng thị trường chứng khoán
1.1.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán (TTCK) là thị trường đặc biệt với loại hàng hóa là chứng khoán Quá trình nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều góc độ đã chỉ ra rằng, khó có thể đặt ra một định nghĩa chung thống nhất, phản ánh đầy đủ nội hàm của “chứng khoán”, bởi lẽ việc định nghĩa chứng khoán có thể tồn tại sự khác nhau nhất định ở từng quốc gia, tùy theo mục đích khi điều chỉnh loại tài sản đặc biệt này 1 Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, chứng khoán được định nghĩa là một phần quyền sở hữu của một công ty có thể mua bởi công chúng hoặc số tiền mà mọi người đầu tư vào chính phủ, tạo ra một mức lãi suất cố định 2 Mặt khác, dưới góc độ khoa học pháp lý, chứng khoán được ghi nhận theo nhiều cách khác nhau Có quan điểm cho rằng chứng khoán được hiểu là công cụ chứng minh quyền sở hữu công ty (ví dụ như cổ phiếu), quyền chủ nợ với công ty hoặc chính phủ (ví dụ như trái phiếu) hoặc các quyền khác của người nắm giữ (ví dụ như quyền chọn) 3 Quan điểm khác thì lại nhìn nhận chứng khoán dựa trên bản chất của nó, theo đó chứng khoán được định nghĩa là chứng chỉ có giá dài hạn hoặc bút toán ghi sổ xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành, là hàng hóa của thị trường chứng khoán, được thể hiện dưới hình thức vật thể thông qua các hình thức vật lý hoặc phi vật thể thông qua nghiệp vụ ghi chép kế toán bằng phương tiện điện tử 4 Song, cho dù chứng khoán có được biểu hiện dưới hình thái cụ thể nào thì đều có chung đặc trưng là xác nhận quyền chủ nợ hoặc quyền sở hữu đối với chủ thể phát hành ra nó 5
Nhìn từ góc độ quy định của một số quốc gia, đa phần các quốc gia sẽ quy định theo hướng liệt kê các loại chứng khoán theo quan điểm của quốc gia mình Theo pháp luật Nhật
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Chứng khoán, Nxb Công an nhân dân, tr 08
2 Cambridge Dictionary, Meaning of Stock, https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/stock, truy cập ngày 07/02/2023
3 Bryan A Garner (1999), Black’s Law Dictionary, Seventh Edition, ST Paul, Minn, tr 1358
Theo "Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học" của Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Luật Kinh tế, Luật Môi trường, Luật Tài chính, và Luật Ngân hàng đều là những lĩnh vực luật quan trọng, mỗi lĩnh vực điều chỉnh các vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động kinh tế, bảo vệ môi trường, quản lý tài chính và hoạt động ngân hàng.
5 Phạm Thị Giang Thu (2002), Xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật thị trường chứng khoán ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 08
Bản, Luật Chứng khoán và thị trường chứng khoán Nhật Bản ghi nhận chứng khoán bao gồm 11 loại cụ thể 6 , bao gồm trái phiếu chính phủ; trái phiếu chính quyền địa phương; trái phiếu công ty hoặc pháp nhân có bảo đảm hoặc không có bảo đảm; cổ phiếu, chứng nhận vốn đầu tư, chứng nhận quyền ưu tiên mua trước; chứng chỉ nợ; bản cam kết cho mục đích tài chính do công ty phát hành hoặc được chính phủ bảo đảm; biên nhận ký quỹ; chứng chỉ quỹ đầu tư; thương phiếu; chứng khoán do chính phủ nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài phát hành hoặc thông qua pháp nhân nước ngoài phát hành Có thể thấy rằng, pháp luật Nhật Bản không ghi nhận một khái niệm chung thống nhất về chứng khoán mà quy định theo hướng liệt kê, chủ yếu tập trung vào cả hình thức pháp lý và khía cạnh kinh tế của chứng khoán 7 Tương tự như pháp luật Nhật Bản, pháp luật Hoa Kỳ cũng không minh thị định nghĩa về chứng khoán mà liệt kê một số loại chứng khoán được thừa nhận ở quốc gia này một cách khái quát và chi tiết, theo đó, “chứng khoán bao gồm hối phiếu, cổ phiếu, cổ phiếu quỹ, trái phiếu, công trái, giấy chứng nhận nợ, tài liệu xác nhận nợ, bất kỳ chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng chỉ xác nhận quyền mua hoặc xác nhận đặt cọc góp vốn, cổ phiếu có thể chuyển nhượng, chứng chỉ quỹ có quyền biểu quyết, chứng chỉ tiền gửi, chứng nhận đặt cọc đối với chứng khoán hoặc hợp đồng tương lai chứng khoán, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc giấy chứng nhận hưởng lợi của các bên tham gia hợp đồng phân chia lợi nhuận, thương phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn mua, hợp đồng quyền chọn bán trên một chứng khoán, một nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán, hợp đồng quyền chọn mua, hợp đồng quyền chọn bán trên cơ sở bất kỳ công cụ nào giao dịch trên Sở giao dịch liên quan đến ngoại tệ, bất kỳ giấy chứng chỉ hưởng lợi hoặc chứng quyền, hoặc quyền mua hoặc bán bất kỳ công cụ nào được coi là chứng khoán” 8
Trong khi đó, theo quan điểm của pháp luật Việt Nam, “Chứng khoán là tài sản bao gồm các loại sau đây, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký, chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định” 9 Dù có quy định theo hướng liệt kê từng loại chứng khoán cụ thể và không có một định nghĩa chung thống nhất về chứng khoán tương tự như quan điểm của pháp luật một số quốc gia đã viện dẫn trên, tuy nhiên, pháp luật Việt Nam
6 Điều 2 Luật Chứng khoán và thị trường chứng khoán Nhật Bản
7 Bui Huyen (2019), Luật Chứng khoán Nhật Bản mới nhất hiện nay, https://luattaichinh.vn/luat-chung-khoan-nhat- ban-quy-dinh-the-nao-ve-cac-loai-chung-khoan-va-chu-the-duoc-phep-phat-hanh/, truy cập ngày 07/02/2023
8 Điều 2(a)(1) Đạo luật Chứng khoán năm 1933 của Hoa Kỳ, https://www.govinfo.gov/content/pkg/COMPS- 1884/pdf/COMPS-1884.pdf, truy cập ngày 07/02/2023
9 Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định theo hướng mở chứ không ấn định rõ ràng về số lượng các loại chứng khoán cụ thể
Có thể thấy, dù chưa có sự thống nhất trong quan điểm khoa học về định nghĩa chứng khoán, song có thể thấy, điểm chung của các định nghĩa về chứng khoán trên đều chỉ ra rằng chứng khoán là một dạng tài sản bao gồm một số loại cụ thể, xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản
Thực tiễn kinh tế học đã chỉ ra rằng, trong nền kinh tế, luôn tồn tại hai thái cực: một cực có vốn cần đầu tư, một cực cần vốn để thực hiện đầu tư kinh doanh Khi kênh dẫn vốn trực tiếp giữa hai cực đó với nhau được hình thành theo nguyên tắc đầu tư, cũng đồng nghĩa với việc hình thành thị trường chứng khoán 10 Hiện nay, trong các tài liệu nghiên cứu về chứng khoán và thị trường chứng khoán tồn tại rất nhiều định nghĩa khác nhau về thị trường chứng khoán 11 “Thị trường” được định nghĩa dưới góc độ ngôn ngữ học là nơi chào bán hàng hóa 12 , không gian lưu thông hàng hóa, bao gồm tổng thể nói chung những hoạt động mua bán, trao đổi 13 Soi chiếu vào thực tiễn vấn đề đang nghiên cứu, có thể khẳng định rằng, thị trường chứng khoán được định nghĩa là nơi mua bán loại hàng hóa đặc biệt là chứng từ có ghi giá hay còn được gọi là chứng khoán 14 Hay có thể hiểu, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch chứng khoán 15 , là thị trường có tổ chức, nơi các chứng khoán được mua bán tuân theo những nguyên tắc đã ấn định 16 Xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi chứng khoán 17 Còn xét về mặt bản chất, thị trường chứng khoán là nơi tập trung, phân phối các nguồn vốn tiết kiệm 18
Ngày 2002, Phạm Thị Giang Thu hoàn thành luận án tiến sĩ Luật học của mình với đề tài "Xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật thị trường chứng khoán ở Việt Nam" Luận án này được trình bày tại Trường Đại học Luật Hà Nội với độ dày 12 trang.
11 Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Giáo trình Pháp luật về Thị trường chứng khoán, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 41
12 Anne H Soukhanov (1994), The American Heritage Dictionary of the English Language, Third Edition, Nxb Houghton Mifflin, tr 1685
13 Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng, tr 1080
14 Trần Vũ Hải (2004), Vị trí, vai trò của thị trường chứng khoán trong hệ thống thị trường tài chính, Đề tài Khoa học Cấp trường Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giảng dạy môn “Luật Chứng khoán và Thị trường chứng khoán”, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 34
15 Học viện Tài chính (2008), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính, tr 09
16 J H Adam (1982), Longman Dictionary of Business English, Longman Publishing Group, tr 403
17 Đinh Thị Mai Phương (2011), Cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học pháp lý, tr 02
18 VCCI và The ASEAN Foundation (2011), Thực tiễn tích cực về việc tăng cường tính minh bạch trong môi trường kinh doanh cấp tỉnh của Việt Nam, https://123docz.net/document/8256690-thuc-tien-tot-trong-tang-cuong-tinh-minh- bach-cua-moi-truong-kinh-doanh-cap-tinh-viet-nam.htm, truy cập ngày 07/02/2023
Là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại, có thể thấy rằng, thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung ứng vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế 19 Về nguyên tắc, thị trường chứng khoán nằm ở trung tâm của hệ thống tài chính, chức năng chính của thị trường chứng khoán là phục vụ như một cơ chế chuyển đổi tiết kiệm thành tài chính trên thực tế, bởi lẽ về lý thuyết, thị trường chứng khoán có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách huy động và thúc đẩy tiết kiệm trong nền kinh tế, đồng thời cải thiện số lượng và chất lượng đầu tư 20
1.1.1.2 Khái niệm thao túng thị trường chứng khoán
Hành vi thao túng là việc nắm quyền kiểm soát và chi phối một cá nhân hoặc vật thể khác nhằm kiểm soát, ảnh hưởng hoặc thay đổi mục tiêu Hành vi này thường được thực hiện theo cách không trung thực và có mục đích trục lợi Do đó, thao túng bao gồm việc giả tạo hoặc làm sai lệch thông tin để đạt được mục đích của mình.
Các phương thức thao túng thị trường chứng khoán
Giao dịch thao túng thị trường chứng khoán là các hành vi mua bán nhằm tạo cung cầu giả, khiến giá tăng hoặc giảm đột ngột để lừa nhà đầu tư Hành vi này gây mất ổn định thị trường và vi phạm nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh.
45 Technical Committee of the International Organization of Securities Commissions (2002), Investigating and proseecuting market manipulation, tr 02
46 Quang Thắng (2021), “Ai đang sở hữu Bamboo Airways”, Tạp chí tri thức trực tuyến Zingnews, https://zingnews.vn/ai-dang-so-huu-bamboo-airways-post1203483.html, truy cập ngày 02/02/2023
47 Trần Chung (2022), “Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: “Cú nổ lớn” và những dư chấn”, Tạp trí điện tử Vietnamnet, https://vietnamnet.vn/ong-trinh-van-quyet-bi-bat-cu-no-lon-va-nhung-du-chan-826493.html, truy cập ngày 02/02/2023 mạnh của một số các nhóm nhà đầu tư, mục đích là để chiếm lĩnh thị trường nhằm thu lợi bất chính từ các giao dịch này
Trong một số các bài viết nghiên cứu cũng như tham khảo tài liệu có liên quan đến việc mục tiêu của các hành vi giao dịch thao túng trên TTCK, nhóm tác giả cho rằng những hành vi thao túng TTCK hướng đến các mục tiêu: thống lĩnh và kiểm soát thị trường, phục vụ cho lợi ích cá nhân hoặc các giao dịch cạnh tranh, gây ảnh hưởng đến giá đặt mua trong một đợt phát hành chứng khoán ra công chúng hoặc cũng có thể là phát hành riêng lẻ…
Nhằm đạt được các mục tiêu như trên, hành vi giao dịch thao túng TTCK được thể hiện thông qua một trong số các hành vi cụ thể theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP gồm một, một số hoặc tất cả hành vi dưới đây: “a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; b) Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo; c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường; d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán; đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó; e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán” Trên thực tế, việc thực hiện thao túng không chỉ thực hiện đơn lẻ từng hành vi mà đối tượng thao túng có thể dựa trên việc kết hợp các hành vi để việc thao túng trở nên tinh vi, tạo thành các phương thức phổ biến sau:
Một là, trực tiếp hoặc gián tiếp thông đồng thực hiện việc mua, bán chứng khoán là phổ biến nhất nhằm tạo ra cung cầu giả tạo (Phantom supply and demand) một hoặc một số loại chứng khoán trên thị trường bằng cách liên tục mua bán chứng khoán Hoạt động gia tăng mua bán giữa các tài khoản là một cách thông dụng và tối ưu để tăng tính thanh khoản giả tạo của chứng khoán trên thị trường Giai đoạn đầu tiên của việc thao túng là
“bơm giá” hay tạo ra sự tăng nhanh về giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu bằng cách liên tục mua bán với mức giá ngày càng được đẩy lên cao Sau khi đối tượng thao túng đã tạo được mức giá cao như mong muốn và thu hút nhiều nhà đầu tư khác hứng thú mua bán cổ phiếu này thì nhóm đối tượng thao túng sẽ bán tháo (bơm giá rồi bán tháo) các cổ phiếu đã sở hữu khiến giá của cổ phiếu sẽ sụt giảm nhanh chóng Dựa trên các hành vi thao túng tác động đến giá chứng khoán được biểu hiện về mặt khách quan đó là: làm tăng cung (supply side manipulation) thao túng được sử dụng làm giá chứng khoán nên làm tăng số lượng người bán, kể cả đó là bán khống; làm tăng cầu (deman side manipulation) tức là thao túng nhằm làm tăng giá chứng khoán nên sẽ làm tăng lượng người mua trên thị trường
Theo Nghị định 156/2020/NĐ-CP, hành vi thao túng giá cổ phiếu gồm hai hành vi độc lập: (i) Thông đồng giao dịch không chuyển quyền sở hữu thực sự và (ii) Đặt lệnh mua bán liên tục cùng một mã cổ phiếu trong cùng ngày giao dịch Bằng cách thông đồng hoặc tự đặt lệnh mua rồi bán chứng khoán không làm thay đổi quyền sở hữu, những hành vi này tạo ra ảo giác về cung cầu trên thị trường, gây hiểu lầm về biến động giá bình thường Tuy nhiên, đặc điểm này gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử phạt và chứng minh hành vi phạm tội thực tế do nguyên tắc suy đoán vô tội và các thủ tục khắt khe trong tố tụng hình sự.
Trong vụ án thao túng giá cổ phiếu FLC, Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái thành lập 20 công ty và sử dụng chứng minh thư của 26 người thân để mở 450 tài khoản chứng khoán nhằm liên tục mua bán, khớp lệnh chéo tạo cung cầu giả Mục đích là thao túng giá của 6 mã chứng khoán.
Trịnh Văn Quyết, ta có thể dễ dàng nhận ra việc thành lập nhiều tài khoản cũng như các công ty sẽ làm tăng hiệu quả thao túng Với một số lượng tài khoản nhiều như vậy, được giao dịch trên các địa chỉ IP (Internet Protocol) khác nhau thì rất khó để xác định được có sự thao túng ở đây hay không
Hai là, hành vi liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường (điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ- CP) Cách thức này thường được các đối tượng sử dụng nhằm gây ảnh hưởng giả tạo về tính thanh khoản của chứng khoán đó Cách thức thực hiện hành vi gian lận này thường có đặc trưng là liên quan đến các cổ phiếu ít được giao dịch của công ty ít được biết đến hoặc mới bắt đầu hoạt vì việc nắm giữ số lượng cổ phiếu chi phối rất dễ dàng Do đó, các đối tượng có thể sử dụng một lượng cổ phiếu lớn để tạo ra những thay đổi trong giá của chứng khoán đó
Ba là, cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua bán chứng khoán gây thao túng giá chứng khoán Nhóm đối tượng thao túng thường đưa ra các ý kiến về xu hướng đầu tư để
“lợi dụng” niềm tin của các nhà kinh doanh khác nhằm “lôi kéo” việc giao dịch tạo ảnh hưởng đến giá chứng khoán theo điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP Hành vi “cấu kết” hoặc “lôi kéo” thường được các đối tượng sử dụng thực hiện theo các hội nhóm, hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội (như Zalo, Facebook, Telegram…) Đối với hành vi “lôi kéo” thường sẽ có một người dẫn đầu (leader) là những người có chuyên môn trong lĩnh vực chứng khoán, hoặc cũng có thể là các môi giới chứng khoán, các lãnh đạo, quản lý của các công ty chứng khoán Họ sẽ sử dụng các kiến thức chuyên môn mà mình có, đánh giá thị trường một cách có hệ thống tổ chức, đưa ra những thông tin về cổ phiếu, công ty niêm yết để các tài khoản giao dịch theo cùng hướng của mình, làm tăng/giảm cung hoặc tăng/giảm cầu có chủ đích Mục đích của việc “lôi kéo” nhằm làm cho thị trường trở nên sôi động, khi các giá cổ phiếu tăng, giảm liên tục Về mặt bản chất của hành vi “lôi kéo” sẽ được những leader tác động ý chí lên các nhà đầu tư thiếu hiểu biết, không có khả năng chuyên môn để nhận định được thị trường ngay tại thời điểm đó tin và làm theo Phải công nhận rằng, hành vi “cấu kết”, “lôi kéo” đang ngày càng diễn ra một cách phổ biến, nó khiến cho các cơ quan quản lý khó mà kiểm soát, đây cũng là một bài toán nan giải để có thể làm trong sạch được TTCK Mặc dù những thực tiễn hành vi này là phổ biến, nhưng ít trường hợp được điều tra.
Bốn là, đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán gây ra hiểu nhầm về các triển vọng của công ty hoặc sản phẩm của công ty nhằm mục đích đẩy giá cổ phiếu lên cao và để bán một trạng thái cổ phiếu ở mức giá cao hơn sau khi đã nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó theo điểm đ khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP Cách thức này thường xuất hiện theo kiểu người nội bộ hoặc người khởi xướng giao dịch sẽ thổi phồng hoặc quảng bá về chứng khoán hoặc tổ chức phát hành thông qua hàng loạt các phương thức như đưa ra các nhận định, khuyến nghị đầu tư trên các diễn đàn chứng khoán, chiến dịch gửi thư rác, đưa ra các thông điệp rộng rãi nhằm tăng ra sự quan tâm của công chúng giúp tăng tính thanh khoản của chứng khoán đó Việc công bố thông tin sai lệch có thể dẫn đến các quyết định đầu tư và xu hướng giá cả sai lệch so với giá trị thực tế
Thông thường, các hình thức thao túng thị trường như trên có thể được kết hợp với các phương thức tác động đến giá chứng khoán, khối lượng chứng khoán hoặc các phương thức thao túng khác Một vài tác động đối với giá chứng khoán thông qua các kỹ thuật như: Giao dịch giả (painting the tape), phát tin đồn để bán chứng khoán (bait and switch), thổi phồng giá rồi bán tháo (hype and dump), thay đổi giá xong đóng cửa (ramping)… Một vài kỹ thuật được liệt kê sau đây ít nhiều tác động đến khối lượng chứng khoán:
Hành động ép giá người bán khống (short squeeze) được thực hiện khi một nhóm nhà đầu tư nắm giữ một khối lượng lớn cổ phiếu và khiến giá cổ phiếu tăng lên Điều này buộc những người bán khống, những người đã vay cổ phiếu để bán khi giá xuống, phải mua lại cổ phiếu để trả nợ Khi nhiều người bán khống phải mua lại, giá cổ phiếu tiếp tục tăng, tạo ra áp lực mua và đẩy giá lên cao hơn.
24
Quy định pháp luật liên quan đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán
2.1.1 Xác định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán
Dưới góc độ đời sống, trách nhiệm có thể được hiểu là những công việc, hành vi mà cá nhân, tổ chức hay cơ quan phải thực hiện do hành vi vi phạm những chuẩn mực chung được xã hội, cộng đồng công nhận Trách nhiệm cũng có thể được hiểu một cách nôm na là bổn phận, là những chuẩn mực mà cá nhân, tổ chức…phải tuân thủ Ví dụ như trách nhiệm về đạo đức, trách nhiệm về văn hóa hay như trách nhiệm đối với gia đình…
Trong khoa học pháp lý, trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật và gắn liền với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm đó Theo hướng tiếp cận này, trách nhiệm pháp lý gồm cả hình phạt do Nhà nước áp dụng và sự gánh chịu hậu quả của chủ thể vi phạm pháp luật.
Quan điểm thứ nhất cho rằng “trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ của một người phải gánh chịu các biện pháp cưỡng chế nhà nước do người đó thực hiện hành vi vi phạm pháp luật” 56 Hay theo quan điểm thứ hai cho rằng “trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa cơ quan nhà nước (thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính trừng phạt được quy định ở các chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể và chủ thể có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra” 57 Bên cạnh đó, một quan điểm khác lại cho rằng “trách nhiệm pháp lý là sự gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi (thể hiện ở việc tước đoạt hoặc hạn chế những quyền, lợi ích) của chủ thể vi phạm pháp luật hoặc có liên quan đến việc gây ra hậu quả xấu vì những nguyên nhân được pháp luật quy định” 58
56 Xem: Hoàng Thị Kim Quế: Một số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức, Tạp chí Nhà nước và
57 Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Sđd, tr.493
58 Xem: Vũ Thư: Trách nhiệm pháp lý theo luật Hiến pháp, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2003
Nói tóm lại, khái niệm trách nhiệm pháp lý được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau, song tựu chung lại nội dung cơ bản khi nhắc đến trách nhiệm pháp lý là:
Thứ nhất, các văn bản thể hiện tính lên án của nhà nước và xã hội đối với hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời phản ánh sự phản ứng của nhà nước trước những hành vi này.
Thứ hai, trách nhiệm pháp lý do luật quy định và có khả năng áp dụng trên thực tế
Trên cơ sở vừa phân tích như trên, cũng như kế thừa khái niệm về trách nhiệm pháp lý nói chung và các hành vi thao túng TTCK nói riêng, khái niệm về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi thao túng TTCK sẽ được hiểu như sau:
Trách nhiệm pháp lý đối với giao dịch thao túng trên thị trường chứng khoán được hiểu là sự gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi (tước đoạt hoặc hạn chế về quyền và lợi ích) của chủ thể thực hiện các giao dịch xâm hại đến các nguyên tắc cơ bản của thị trường chứng khoán, trái với trật tự quản lý thị trường chứng khoán, làm xâm hại đến lợi ích của thị trường và công chúng đầu tư trên thị trường chứng khoán a) Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là hành vi thao túng bất hợp pháp phát sinh trên thị trường chứng khoán
Có thể nói, chỉ khi nào có hành vi thao túng xảy ra trên TTCK thì mới có trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể có hành vi thao túng Một số hành vi thao túng trên TTCK có những dấu hiệu có bản như sau: hành vi xâm phạm đến trật tự quản lý TTCK, nguyên tắc cơ bản của TTCK, các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia trên TTCK…Tuy nhiên, các hành vi vi phạm trong TTCK sẽ khác so với các hành vi bất hợp pháp khác, đặc thù riêng của lĩnh vực chứng khoán và thị trường trường chứng khoán trước hết là sự xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trên thị trường (quyền lợi của các bên trong giao dịch) Bên cạnh đó, còn xâm phạm đến sự vận hành của TTCK đã được pháp luật bảo vệ Chính vì lẽ đó, dựa và các hành vi thao túng làm cơ sở để áp dụng các biện pháp chế tài dân sự, hành chính hay hình sự đối với các hành vi như trên b) Đặc trưng của trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi thao túng trên TTCK
Thứ nhất, chủ thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý là cá nhân, tổ chức gánh chịu hậu quả bất lợi do việc thực hiện hành vi giao dịch bị cấm trên TTCK Hậu quả bất lợi có thể bị hạn chế về quyền trong hoạt động kinh doanh, đầu tư trên TTCK, hạn chế quyền công dân và lợi ích vật chất nhất định Xét về mặt hình thức, trách nhiệm pháp lý là việc thực hiện các chế tài pháp luật đối với các chủ thể thực hiện hành vi thao túng thông qua hoạt động tài phán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ thể thực hiện hành vi đó phải chịu những chế tài Tức là, các chủ thể thực hiện hành vi bị cấm trên thị trường sẽ bị điều tra, xét xử, bị các cơ quan ra quyết định áp dụng chế tài Chế tài được áp dụng này có thể là những chế tài trừng phạt, chế tài bồi thường vật chất hoặc cũng có thể là chế tài buộc phải khôi phục lại quyền và lợi ích của các nhà đầu tư đã bị xâm phạm
Thứ hai, việc áp dụng trách nhiệm pháp lý không chỉ duy nhất là trừng phạt chủ thể vi phạm mà xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cho thị trường trong sạch, lành mạnh, an toàn Chính vì lẽ đó, việc xây dựng các hình thức trách nhiệm pháp lý nào để phù hợp với mục tiêu, đối với chủ thể thực hiện các nghĩa vụ bổn phận để đảm bảo phát huy hiệu quả tích cực trong quản lý, ngăn chặn các hành vi xấu, đồng thời răn đe, ngăn chặn đối với chủ thể có hành vi vi phạm, tuy nhiên nó không làm mất đi tính hấp dẫn, lòng tin của các nhà đầu tư đối với thị trường
Thứ ba, đây được xem là lĩnh vực xâm hại mang tính vật chất và mức độ tác động lớn tới thị trường cũng như các nhà đầu tư nên việc đánh giá mức độ nghiêm trọng căn cứ vào hậu quả gây ra và sự ảnh hưởng của nó đối với thị trường là cao hơn so với các lĩnh vực khác
Như vậy, có thể hiểu Nhà nước thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền xác định một cách chính thức hành vi nào là hành vi thao túng TTCK và áp dụng biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể gây ra hành vi giao dịch bất hợp pháp đó c) Hình thức trách nhiệm pháp lý đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán
Theo lý thuyết chung về trách nhiệm pháp lý áp dụng trong lĩnh vực như đã đề cập ở trên mà cụ thể là trách nhiệm pháp lý đối với hành vi thanh túng TTCK được phân loại dựa trên cơ sở mức độ của hành vi thao túng bất hợp pháp đó gây ra, từ đó là mấu chốt để dẫn đến: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm pháp lý trong thao túng chứng khoán được quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 là sử dụng tài khoản giao dịch để tạo cung cầu giả, giao dịch cấu kết, lôi kéo để thao túng giá chứng khoán, kết hợp các phương pháp giao dịch hoặc tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch để thao túng giá chứng khoán.
156/2020/NĐ – CP đã làm rõ hơn về hành vi thao túng TTCK
Với những hành vi như trên, tùy vào mức độ vi phạm, tính chất nguy hiểm của hành vi mà người thực hiện hành vi sẽ chịu trách nhiệm hành chính, bị xử lý hình sự hoặc chịu trách nhiệm dân sự a) Trách nhiệm hành chính
Liên hệ pháp luật nước ngoài và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kiểm soát, hạn chế hành vi thao túng thị trường chứng khoán
Xuất phát từ những yêu cầu từ thực tiễn được đặt ra từ khía cạnh pháp luật và thực tiễn trong lĩnh vực chứng khoán, với yêu cầu “phải tạo lập khung pháp lý đảm bảo sự quản lý của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận thị trường, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh” 73 , từ đó “bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường tài chính – thị trường tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế” 74 Chính vì lẽ ấy, nhóm tác giả đề ra một số kiến nghị để hoàn thiện khung pháp lý về kiểm soát hành vi thao túng TTCK với những định hướng sau:
Thứ nhất, việc hoàn thiện khung pháp lý phải xuất phát từ những đặc điểm cụ thể của tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng Là một bộ phận của pháp luật kinh tế, pháp luật chứng khoán và TTCK trong quá trình hoàn thiện cũng phải đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi chung của việc hoàn thiện pháp luật kinh tế 75 Mặt khác, xuất phát từ thực tế trên thế giới có hơn hai trăm hệ thống pháp luật khác nhau, mỗi hệ thống có những điểm riêng biệt 76 Chính vì vậy, việc hoàn thiện khung pháp lý về kiểm soát hành vi thao túng TTCK ở Việt Nam phải được thực hiện trên cơ sở những đặc điểm của nền kinh tế - xã hội Việt Nam Hay nói cách khác, phải xây dựng một lộ trình vừa mang tính khoa học, vừa đáp ứng được tính khả thi của pháp luật, phù hợp với thực tiễn pháp luật Việt Nam 77
Thứ hai, việc hoàn thiện khung pháp lý phải căn cứ theo những yêu cầu của quá trình hội nhập Được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những mục tiêu quan trọng để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đổi mới mô hình tăng trưởng và chủ động hội nhập quốc tế 78 là một trong ba đột phát chiến lược nhằm hiện thực hóa mục tiêu này Chính vì lẽ ấy, việc hoàn thiện khung pháp lý đối với việc kiểm soát hành vi thao túng TTCK cần phải được nhìn nhận trên góc độ tham chiếu với các quy định của nước ngoài, nhất là các quốc gia có TTCK phát triển mạnh, từ đó nhìn nhận được những bất cập, đồng thời đề ra được những kiến nghị hoàn thiện chế định này tại Việt Nam
Thứ ba, việc hoàn thiện khung pháp lý phải đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng
TTCK an toàn, minh bạch, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tại thị
73 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2001, Nxb Chính trị Quốc gia, tr
74 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2001, Nxb Chính trị Quốc gia, tr
75 Phạm Thị Giang Thu (2004), Một số vấn đề về pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 190
76 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật So sánh, Nxb Công an nhân dân, tr 83
77 Nguyễn Ngọc Lương (2021), Vi phạm, xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 58
78 Ngô Đình Xây (2021), “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – mô hình sáng tạo của Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/dau-tranh-phan-bac-cac-luan-dieu-sai-trai-thu-dich/chi- tiet/-/asset_publisher/YqSB2JpnYto9/content/nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-mo-hinh-sang- tao-cua-viet-nam, truy cập ngày 21/7/2023 trường này Thị trường chứng khoán với cơ chế hoạt động phức tạp, có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, vì vậy luôn đòi hỏi phải có sự quản lý tập trung, chặt chẽ bởi một hệ thống các cơ quan có thẩm quyền và một hành lang pháp lý minh bạch, hiệu quả 79
Nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi thao túng TTCK, nhóm tác giả kiến nghị cần: (1) Bổ sung các quy định xử phạt hành vi thao túng TTCK đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn các hành vi gian dối trên thị trường; (2) Hoàn thiện các quy định về công bố thông tin, nâng cao chất lượng thông tin, tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan; (3) Tăng cường trách nhiệm, nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước; (4) Đảm bảo vai trò phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quá trình kiểm soát hành vi thao túng TTCK.
Một là, vấn đề “định danh” hành vi thao túng TTCK
Pháp luật đã có những nhận diện nhất định về hành vi thao túng TTCK, tuy nhiên lại chưa chỉ ra được định nghĩa về hành vi này Nói rõ hơn, theo quy định tại Nghị định 156/2020/NĐ-CP, hành vi thao túng TTCK được mô tả theo hướng liệt kê những hành vi được nhận diện chung là thao túng TTCK Cách quy định này một mặt cung cấp cơ sở tương đối rõ ràng để chứng minh một số hành vi vi phạm, song mặt khác lại chưa nhìn nhận được hành vi này ở lăng kính tổng quát, từ đó dễ xảy ra tình trạng có hành vi vi phạm nhưng thiếu cơ sở để chứng minh hành vi đó là hành vi thao túng TTCK Thực tiễn báo cáo định kỳ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho thấy, số liệu các mã chứng khoán có nghi vấn giao dịch bất thường hàng năm khá nhiều, nhưng số lượng trường hợp chứng minh có lỗi lại rất thấp, do không đủ căn cứ để chứng minh 80 Chính vì lẽ ấy, theo quan điểm của nhóm tác giả, cần thiết phải “chuẩn hóa” quy định về khái niệm thao túng TTCK, nhất là tại Luật Chứng khoán, song song với đó là mô tả cụ thể về một số hành vi nhất định tương tự như cách quy định của Nghị định 156/2020/NĐ-CP vừa trình bày ở trên
Về vấn đề này, có thể tham khảo từ thực tiễn quy định của một số quốc gia khi xác định định nghĩa của hành vi thao túng TTCK Chẳng hạn như quan điểm nhìn nhận từ góc độ hành vi thao túng TTCK là “bất kỳ sự can thiệp nào làm sai lệch đến giá” như định nghĩa của pháp luật Hoa Kỳ 81 Cùng quan điểm với pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Hongkong cũng định nghĩa hành vi thao túng TTCK từ góc độ hành vi, theo đó, thao túng TTCK là “các hành vi sai trái” bị cấm trên TTCK, bao gồm cả giao dịch nội bộ, giao dịch sai, gian lận giá, tiết lộ thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm và thao túng TTCK 82 Hoặc có thể nhìn nhận từ
79 Nguyễn Ngọc Anh (2021), Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 30
80 Trúc Chi (2017), “Thao túng giá chứng khoán: Vì sao khó phạt tù?”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?dDocName=MOFUCM109643, truy cập ngày 09/8/2023
81 Đạo luật Giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ năm 1934
82 Luật Chứng khoán và Các công cụ pháp sinh của Hongkong góc độ mục đích của hành vi như định nghĩa thao túng túng TTCK là “việc giao dịch chứng khoán của một công ty có tác động làm tăng, giảm hoặc duy trì giá chứng khoán nhằm mục đích lôi kéo chủ thể khác mua hoặc xử lý chứng khoán của chính công ty đó hoặc công ty khác có liên quan” 83 như quan điểm pháp luật của Malaysia Tuy nhiên, theo nhóm tác giả, định nghĩa phù hợp nhất với quan điểm hiện hành của pháp luật về chứng khoán Việt Nam đó chính là khi nhìn nhận từ góc độ chủ thể bị tác động như đã định nghĩa tại Chương 1, theo đó, thao túng TTCK là hành vi gian lận nhằm phản ánh sai lệch giá chứng khoán trên thực tế nhằm thu lợi bất chính, từ đó gây thiệt hại cho nhà đầu tư
Hai là, hiện tượng bất đối xứng thông tin trong TTCK
Như đã viện dẫn tại phần 2.1.2, hiện tượng bất đối xứng thông tin là một trong những nguyên nhân làm phát sinh hành vi thao túng TTCK, xuất phát trước hết từ vai trò quan trọng của thông tin trên thị trường này Chính vì lẽ ấy, việc hạn chế hiện tượng này là một vấn đề cốt lõi trong việc đảm bảo tính công bằng của thị trường này, từ đó đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Để hiện thực hóa được mục tiêu này, trước hết phải đảm bảo cho khung pháp lý trong lĩnh vực chứng khoán cần có sự những quy định chi tiết về khía cạnh thông tin, nhất là phải có những quy định chi tiết về giao dịch trong nội bộ nhằm đưa ra những ràng buộc để người thuộc tổ chức phát hành không thể có những đặc quyền cũng như ưu thế có thể đưa đến sự cạnh tranh không công bằng với nhà đầu tư bên ngoài, hạn chế tối đa khả năng những chủ thể này lợi dụng ưu thế của mình, mua bán chứng khoán để trục lợi cá nhân trong tình huống những nhà đầu tư khác không biết 84 Tham chiếu từ thực tiễn pháp luật nước ngoài, phương thức được sử dụng để hạn chế được tình trạng bất đối xứng thông tin thường là thông qua việc đánh giá mức độ minh bạch của các công ty Tại Việt Nam, hiện nay chưa có bất kỳ một bộ chỉ số minh bạch thông tin nào được sử dụng một cách chính thức để đo lường và đánh giá mức độ minh bạch của các doanh nghiệp niêm yết 85 Từ thực tiễn pháp luật một số quốc gia, cần thiết ban hành một bộ chỉ số riêng về minh bạch thông tin để làm cơ sở cho việc hạn chế hành vi thao túng TTCK dựa trên việc đánh giá tính công khai, minh bạch thông tin trên thị trường của các doanh nghiệp niêm yết, chẳng hạn như Chỉ số Transparency and Disclosure – T&D của Hoa Kỳ, Chỉ số
83 Đạo luật Dịch vụ và Thị trường Vốn Malaysia năm 2007
84 Nguyễn Ngọc Duyên (2008), Thực trạng và giải pháp cho vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường Chứng khoán Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, tr 50
85 Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Kim Anh (2017), “Xây dựng chỉ số minh bạch và công bố thông tin cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng điện tử, https://tapchinganhang.gov.vn/xay-dung- chi-so-minh-bach-va-cong-bo-thong-tin-cho-cac-cong-ty-niem-yet-tren-thi-truong-chung-khoan-.htm, truy cập ngày 21/7/2023
Ứng dụng các bộ chỉ số minh bạch như Governance and Transparency Index (GTI) của Singapore, Information Disclosure and Transparency Ranking System (IDTRS) của Đài Loan có thể giúp nhà đầu tư nắm rõ hơn về hoạt động của doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy minh bạch tại TTCK Nhóm tác giả đề xuất xây dựng một bộ chỉ số minh bạch chung cho TTCK Việt Nam, áp dụng cho cả doanh nghiệp niêm yết và cá nhân liên quan đến quản trị công ty Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và minh bạch, hoạt động đánh giá và xếp hạng minh bạch giao dịch chứng khoán cần được thực hiện bởi một tổ chức hoặc hội đồng độc lập.
Ba là, cần tăng mức độ xử lý đối với hành vi thao túng TTCK
Như đã trình bày ở Mục 2.1.2, chế tài đối với hành vi thao túng TTCK vẫn còn chưa tương thích với mức độ nghiêm trọng mà hành vi này ảnh hưởng Theo quan điểm của nhóm tác giả, cần thiết phải xác định lại đúng định mức trong việc xử phạt những hành vi liên quan đến thao túng TTCK Mặt khác, nếu nhìn vào khía cạnh bản chất, mục đích của xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán trong một giới hạn nào đó là nhằm bù đắp những tổn thất về kinh tế cho các bên liên quan do hành vi vi phạm chứng khoán gây ra; trừng trị, giáo dục, răn đe đối với người vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán; tạo dựng lòng tin cho các nhà đầu tư hiện hữu và tương lai của TTCK 90 Vì vậy, có chế tài và cơ chế xử lý vi phạm tốt góp phần bảo đảm một TTCK minh bạch, lành mạnh và vận hành hiệu quả Bên cạnh đó, cần xây dựng tiêu chí nhằm định lượng mức độ có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán, từ đó làm cơ sở xác định ranh giới áp dụng thẩm quyền quản lý giám sát và trách nhiệm pháp lý phù hợp đối với hành vi vi phạm Việc định lượng tỷ lệ biến động bao
86 Phạm Thị Hằng Nga (2014), Công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán theo pháp luật
Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 97
87 Nguyễn Phương Thảo (2021), “Một số vấn đề pháp lý về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán”, Tạp chí