NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÒA ÁN THÔNG MINH
Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của Tòa án thông minh
1.1.1 Khái niệm Tòa án thông minh
Sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của công nghệ số mang lại nhiều cơ hội cho việc nâng cao hiệu quả thực thi công lý trên thế giới, làm thay đổi sâu sắc hoạt động tố tụng Triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động tư pháp là nhu cầu xuất phát từ thực tiễn, là sự phát triển tất yếu trong cuộc cách mạng công nghệ đang không ngừng phát triển. Trong đó, TATM là một trong những chủ đề mang tính thời sự của ngành khoa học pháp lý bởi có liên quan sâu sắc tới chiến lược cải cách tư pháp đang diễn ra ở nhiều quốc gia, tiến tới kết nối hạ tầng số để thu hẹp khoảng cách giữa các nền tư pháp Trong bài nghiên cứu khoa học này, nhóm tác giả sẽ làm rõ khái niệm về TATM từ việc nghiên cứu những khái niệm và lập luận có liên quan tới đề tài.
Theo từ điển Luật học, “Tòa án” là “cơ quan thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước, đảm nhiệm chứng năng xét xử 1 ”.
Theo từ điển Tiếng Việt, "Tòa án" là cơ quan thực hiện quyền tư pháp của một Nhà nước, có chức năng xét xử Trong chế độ "tam quyền phân lập", quyền lập pháp do nghị viện nắm giữ, quyền hành pháp do chính phủ quản lý, còn quyền tư pháp thuộc về Tòa án "Thông minh" là một cấu trúc động, hình thành và biểu hiện thông qua hoạt động, chủ yếu đảm bảo tương tác hiệu quả nhất với hoạt động tương ứng.
Mặc dù ứng dụng Thực tế ảo tăng cường (TATM) đang phổ biến rộng rãi và tiếp tục được nghiên cứu phát triển, khái niệm về chủ đề này trong nghiên cứu pháp lý vẫn còn hạn chế Một số quan điểm về TATM bao gồm:
Bên cạnh đó, TANDTC Trung Quốc đã đề xuất khái niệm TATM vào tháng 7 năm
2015 với ý tưởng ban đầu là tất cả các hoạt động tố tụng có thể được tiến hành thông qua nền tảng Internet Bản chất của TATM nằm ở “sự tích hợp sâu rộng giữa ứng dụng công nghệ hiện đại và hoạt động xét xử tư pháp” Các TATM nhằm đảm bảo công lý, hiệu quả
1 Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa, tr 495.
2 Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, [https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu- to%C3%A0%20%C3%A1n] (truy cập ngày 22/7/2023)
3 Viện ngôn ngữ học, tlđd (2) và nâng cao uy tín tư pháp bằng cách tận dụng triệt để Internet, điện toán đám mây, Big Data, AI và các công nghệ khác để thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống xét xử và năng lực xét xử, đồng thời thực hiện hoạt động và quản lý thông minh cao độ của tòa án nhân dân. Tóm lại, TATM đề cập đến “trí thông minh cộng với tòa án 4 ”.
Tòa án công nghệ hỗ trợ (TATM) số hóa hệ thống tòa án, kết hợp từ các thành phần công nghệ thấp hơn (hồ sơ điện tử) đến cao hơn (xét xử trực tuyến, cơ sở dữ liệu truy cập công khai, hệ thống đề xuất trường hợp dùng AI, lưu trữ chứng cứ bằng công nghệ chuỗi khối).
Theo tác giả Thu Hằng, TATM (Tòa án thông minh) là khái niệm rộng bao gồm nhiều biện pháp công nghệ từ cơ bản đến nâng cao Trong đó, công nghệ hỗ trợ từ quản lý thủ tục giấy tờ hiệu quả, công bố trực tuyến quyết định tòa án cho đến phân tích thuật toán, ứng dụng AI trong ra quyết định tại các phiên tòa hợp tác với công ty công nghệ.
Khái niệm về TATM chưa được nghiên cứu sâu rộng, tuy nhiên một số khái niệm liên quan có thể tham khảo nhằm giúp hiểu thêm về TATM như:
Về phiên tòa trực tuyến, tác giả Xuân Hà đưa ra quan điểm: “Phiên tòa trực tuyến là việc tổ chức phiên tòa để xét xử vụ án theo trình tự luật định có sử dụng các thiết bị điện tử, liên kết với nhau thông qua môi trường mạng 7 ”.
Một số tác giả đã đề cập đến Tòa án trực tuyến như sau: “Tòa án trực tuyến (e-Court, sau đây viết tắt là TATT) thường được coi là một thành phần của hệ thống tư pháp trực tuyến (e-Justice, sau đây viết tắt là TPTT) ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Âu 8 ”.
4 Meirong Guo (2021), “Internet court's challenges and future in China”, Computer Law & Security Review,
Publisher Elsevier [https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0267364920301278] (truy cập ngày 26/7/2023)
5 Claire Cousineau (2021), “Smart Courts and the Push for Technological Innovation in China’s Judicial System”,
CSIS, [https://www.csis.org/blogs/new-perspectives-asia/smart-courts-and-push-technological-innovation-chinas- judicial-system] (truy cập ngày 13/8/2023)
6 Thu Hằng (2021), “Trung Quốc xây dựng TATM tích hợp AI trong xử án”, báo Tin tức Thông tấn Xã Việt Nam,
[https://rgl.ink/JLjt] (truy cập ngày 21/7/2023)
Tòa án điện tử (TAĐT) là nền tảng công nghệ hỗ trợ hoạt động của tòa án, Tòa án số là tòa án sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện các hoạt động tố tụng trực tuyến Trong lộ trình phát triển, sau TAĐT và Tòa án số, Tòa án thông minh (TATM) sẽ được xây dựng và vận hành.
8 Bùi Tiến Đạt, Nguyễn Bích Thảo, Trần Thị Trinh (2021), “Tòa án trực tuyến và quyền xét xử công bằng: kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
[http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid!0898] (truy cập ngày 22/7/2023)
Tác giả Lê Anh Đức đưa ra khái niệm về phòng xét xử trực tuyến: “Phòng xét xử trực tuyến (điện tử) là phòng xử án có hình thức bố trí theo quy định của luật tố tụng và được trang bị thêm thiết bị ghi âm, ghi hình, màn hình tivi, máy tính, mạng internet, mạng truyền hình trực tuyến và các trang thiết bị khác phục vụ cho hoạt động phiên tòa, phiên họp 9 ”.
Tác giả Nguyễn Hòa Bình đưa ra khái niệm về TAĐT như sau: “Bản chất của TAĐT là chuyển một phần hoạt động của Tòa án từ không gian thực lên không gian số, trong đó, cốt lõi là việc tiến hành, tối ưu hóa và phát triển trên nền tảng số một số hoạt động: quản trị nội bộ Tòa án; công khai hoạt động của Tòa án; cung ứng cho người dân các dịch vụ tư pháp công; hỗ trợ các tiện ích nâng cao hiệu quả hoạt động của các chức danh tư pháp; kết nối và khai thác cơ sở dữ liệu của các nền tảng số quốc gia; đặc biệt là các hoạt động tố tụng điện tử 10 ”.
Tác giả Vương Đức Thương cũng đã đưa ra một số lý luận về TAĐT, theo đó:
“Ecourt là thuật ngữ viết tắt của Electronic court (TAĐT), Ecourt là một địa điểm tại đó các vấn đề pháp lý xem xét với sự tham gia của thẩm phán thông qua việc ứng dụng CNTT điện tử” và “TAĐT (Ecourt) là một địa điểm tại đó các vấn đề pháp lý xem xét với sự tham gia của thẩm phán thông qua việc ứng dụng CNTT điện tử 11 ”.
Từ những nghiên cứu trên, có thể hiểu TATM là “việc đưa các công nghệ hiện đại như Internet, điện toán đám mây, Big Data và AI ứng dụng vào các hoạt động tố tụng của Tòa án một cách sâu rộng, bao gồm cả việc đưa các hoạt động tố tụng lên nền tảng số để mọi người cùng sử dụng và áp dụng các công nghệ tiên tiến thay thế phương pháp truyền thống góp phần thực hiện công việc của Tòa án hiện đại, hiệu quả hơn”.
9 Lê Đức Anh (2020), “Mô hình “Xét xử trực tuyến hay xét xử tập trung””, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử,
[https://tapchitoaan.vn/mo-hinh-xet-xu-truc-tuyen-thay-xet-xu-tap-trung] (truy cập ngày 22/7/2023)
Nhu cầu xây dựng Tòa án thông minh
Bên cạnh lợi ích về hiệu quả và tính nhanh chóng, TATM còn giúp các quốc gia hoàn thành mục tiêu cải cách tư pháp như nâng cao uy tín, minh bạch, nhất quán và đảm bảo tính độc lập Tuy nhiên, chỉ ứng dụng TATM mà không có sự cải tổ về mặt thể chế thì sẽ không thể đạt được lợi ích tối đa.
16 Ayelet Sela (2016), “Streamlining Justice: How online courts can resolve the challenges of pro se litigation”,
Cornell Journal of law and public policy, p 335.
CNTT trong hoạt động của Tòa án, các mục tiêu này sẽ không đạt được Do đó, Tòa án cần thiết phải xây dựng và phát triển một số công nghệ cao như AI, Big Data, Blockchain… trong hoạt động của Tòa án, nói cách khác là xây dựng TATM 17
Hiện nay, việc giải quyết tranh chấp trực tuyến đã và đang trở thành một hiện tượng toàn cầu, sự phát triển nhanh chóng của CNTT mang lại nhiều cơ hội để nâng cao hoạt động thực thi công lý trên thế giới, cho thấy sự tương tác sâu sắc giữa luật pháp và công nghệ Những nước có nền khoa học hiện đại và tiên phong trong việc xây dựng TATM đã đạt được những thành tựu lớn, dần thay thế cho hoạt động tố tụng truyền thống khi mô hình tố tụng này chưa phát huy tối đa hiệu quả xét xử của Tòa án Những quốc gia phát triển mạnh về khoa học công nghệ và chú trọng ứng dụng vào ngành tư pháp đã đạt được những thành tựu nhất định như Trung Quốc, Singapore, Australia, Canada… TATM là mô hình đang thực sự tồn tại và vận hành hiệu quả tại một số quốc gia có nền tảng CNTT tiên tiến bằng cách xây dựng và phát triển Big Data, điện toán đám mây, AI, Blockchain,Internet vạn vật… hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý của Tòa án Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và nhận thức ngày càng cao về các quyền và nghĩa vụ của mình, ngày càng nhiều người sử dụng luật pháp để giải quyết các tranh chấp; trong khi đó,tình trạng quá tải vụ án và thiếu nhân lực ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả giải quyết các vụ án Hệ thống TATM dựa trên các công nghệ máy tính cho phép sử dụng Big Data, Blockchain và các hình thức tư vấn và quyết định của AI, ở một mức độ nhất định đã thúc đẩy tiếp cận công lý dễ dàng hơn, cho phép giải quyết tranh chấp nhanh hơn, tiết kiệm chi phí bằng cách chuyển sang quy trình tư pháp trực tuyến TATM vẫn đang không ngừng hoàn thiện và phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới nhằm mục đích hiện đại hóa nền tư pháp.
Các yếu tố hình thành mô hình Tòa án thông minh
Các yếu tố hình thành TATM có thể chia thành hai nội dung chính: thực hiện số hóa các hoạt động tố tụng của Tòa án lên nền tảng trực tuyến và ứng dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ hoạt động tố tụng của Tòa án.
17 Straton Papagianneas (2021), “Automation and Digitalization of Justice in China’s Smart Court Systems”[https://jamestown.org/program/automation-and-digitalization-of-justice-in-chinas-smart-court-systems/] (truy cập ngày 13/8/2023)
1.3.1 Việc thực hiện số hóa các hoạt động tố tụng của Tòa án lên nền tảng trực tuyến
Quy trình số hóa lên nền tảng trực tuyến nổi bật của Tòa án gồm: ứng dụng quản lý nội bộ, cung cấp dịch vụ tư pháp trực tuyến, hỗ trợ chức danh tư pháp, kết nối khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia, và giải quyết tố tụng điện tử.
Thứ nhất, về quản trị nội bộ Tòa án trên hệ thống Đây là một ứng dụng phần mềm được xây dựng nhằm quản lý và giám sát các hoạt động, giúp Tòa án thực hiện những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại một cách chính xác và nhanh chóng với chi phí thấp hơn cách làm truyền thống, có thể kể đến một số lĩnh vực như: quản lý hoạt động tố tụng, quản lý nhân sự; quản lý và lưu trữ hồ sơ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; phục vụ công tác thống kê; quản lý cơ sở vật chất và tài chính của Tòa án… Cụ thể:
Về quản lý hoạt động tố tụng từ khi tiếp nhận đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án, phân công giải quyết vụ án cho đến khi giải quyết, xét xử xong sẽ được cập nhật lên hệ thống để lưu trữ và theo dõi Ngoài ra, hệ thống tự động có thể hỗ trợ trong việc nhắc nhở người tiến hành tố tụng khỏi nguy cơ sai sót như việc: chưa tống đạt văn bản tố tụng, sắp hết thời hạn tố tụng, vi phạm thời hạn tố tụng… 18
Về quản lý thông tin nhân sự từ khâu tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá Thẩm phán và gửi thông báo đến lãnh đạo phục vụ công tác quản lý, điều hành được thực hiện trực tuyến giúp họ tự kiểm điểm hoạt động của mình và có phương án khắc phục.
Về quản lý và lưu trữ hồ sơ, việc số hóa hồ sơ tố tụng sẽ giúp lưu giữ hồ sơ nguyên vẹn, lâu dài và tiết kiệm nguồn lực, thuận tiện cho việc tiếp cận và nghiên cứu nâng cao năng lực xét xử Khối lượng tri thức đồ sộ lưu trữ trên phần mềm là nguồn tư liệu quý giá để cán bộ Tòa án tự đào tạo chính mình cũng như phát triển nghiên cứu khoa học pháp lý, các Thẩm phán cũng có thể tham khảo những vụ án tương tự để đưa ra phán quyết hợp tình, hợp lý nhất.
Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác đào tạo có thể được thực hiện hiệu quả hơn trên nền tảng công nghệ bảo đảm chất lượng trên quy mô lớn bằng cách tổ chức trực tuyến các hội nghị, hội thảo, các khóa đào tạo, bồi dưỡng Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác đào tạo cán bộ giúp mở rộng thành phần tham dự và tiết kiệm thời gian, chi phí cho Tòa án và học viên.
Về phục vụ công tác thống kê và quản lý cơ sở vật chất Theo định kỳ hoặc đột xuất, Tòa án sẽ cần thực hiện công tác báo cáo, phân tích và xử lý dữ liệu thống kê thực tiễn xét xử, phát hiện những lỗ hổng pháp luật và áp dụng pháp luật Với số lượng vô cùng lớn các vụ kiện được thụ lý mỗi năm, việc ứng dụng công nghệ phục vụ thống kê là vô cùng cần thiết, giúp tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả cao Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính cũng sẽ được quản lý chặt chẽ, tránh lãng phí hoặc thất thoát tài sản.
Thứ hai, cung ứng cho người dân các dịch vụ tư pháp công Mục đích quan trọng của việc xây dựng và phát triển TATM là hướng tới phục vụ người dân với những dịch vụ tư pháp công hiện đại, thuận tiện và tiết kiệm chi phí Một số dịch vụ có thể kể đến như: gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và thực hiện cấp, tống đạt, thông báo văn bản của Tòa án thông qua phương tiện điện tử; đăng ký trực tuyến cấp sao bản án và tài liệu trong hồ sơ vụ án; nộp án phí, lệ phí, tiền phạt trực tuyến; tra cứu thông tin về quá trình giải quyết vụ án; công khai các bản án đã được xét xử; cung ứng dịch vụ tư vấn pháp lý… 19
Cụ thể: Đối với hoạt động gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và thực hiện cấp, tống đạt, thông báo văn bản của Tòa án bằng ứng dụng công nghệ Việc nộp đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ không thực hiện trực tiếp mà thông qua các tài liệu được gửi gián tiếp bằng phần mềm điện tử email hoặc fax; các bên đều phải vận hành theo phần mềm điện tử đã được thiết kế sẵn Các cá nhân, tổ chức sau khi sau khi nộp hồ sơ, hệ thống sẽ cung cấp mã số tiếp nhận để họ dễ dàng theo dõi quá trình thụ lý, giải quyết vụ án Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản của Tòa án tới các bên có thể thực hiện qua mạng internet từ bất cứ nơi đâu, vô cùng nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí, đặc biệt là đối với các đương sự ở xa so với Tòa án So sánh với phương pháp truyền thống, việc nộp đơn bằng văn bản có thể gây nhiều hạn chế như việc lưu trữ văn bản chiếm quá nhiều diện tích và việc tìm kiếm gây khó khăn, phải phụ thuộc vào các cán bộ lưu trữ, việc di chuyển tài liệu qua các đơn vị có thể làm thất lạc văn bản hoặc hư hỏng… Có thể thấy, việc áp dụng hệ thống nộp đơn, tài liệu, chứng cứ qua mạng và được nhập vào hệ thống của Tòa án thực sự mang lại hiệu quả cao, các văn bản không cần phải in ra mà được quản lý bằng mã số thuận tiện cho việc tìm kiếm.
Để thuận tiện cho việc tiếp cận dịch vụ tư pháp, Tòa án đã triển khai nhiều hoạt động trực tuyến bao gồm: đăng ký cấp bản sao hồ sơ vụ án, nộp án phí, lệ phí, tiền phạt; cung cấp các bản án, quyết định đã được xét xử giúp người dân dễ dàng tra cứu thông tin vụ án; cung ứng dịch vụ tư vấn pháp lý thông qua phần mềm tra cứu hệ thống pháp luật, giải đáp các câu hỏi về thủ tục tố tụng.
Thứ ba, hỗ trợ các tiện ích cho Thẩm phán nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động Một số tính năng hỗ trợ Thẩm phán trong hoạt động tố tụng có thể kể đến như: giới thiệu các điều khoản trong văn bản pháp luật hoặc tình huống pháp lý tương tự liên quan đến vụ án, , tự động tạo các tài liệu pháp lý mẫu (như giấy triệu tập, quyết định đưa vụ án ra xét xử…), hỗ trợ viết bản án, lên kế hoạch giải quyết vụ án, quản lý và sắp xếp hồ sơ vụ án, đưa ra cảnh báo và nhắc nhở công việc đúng thời gian… Việc số hóa các tri thức, kinh nghiệm xử án của các Thẩm phán giỏi, giàu kinh nghiệm tạo ra “Trợ lý ảo” làm việc trực tuyến 24/7 để hỗ trợ Thẩm phán trong quá trình nghiên cứu, phân tích, giải quyết vụ án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, các vụ việc tương tự phải được giải quyết như nhau.
Thứ tư, kết nối và khai thác cơ sở dữ liệu của các nền tảng số quốc gia Việc xây dựng TATM hướng đến kết nối với các nền tảng số quốc gia khác như Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cổng dịch vụ công quốc gia… Việc kết nối giữa các nền tảng số giúp Tòa án khai thác những thông tin cần thiết nhằm phục vụ tốt hơn nhiệm vụ của mình, phục vụ cho tiến trình xây dựng nền kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.
Thứ năm, tiến hành các hoạt động tố tụng điện tử Một số hoạt động nổi bật có thể kể đến trên nền tảng trực tuyến như: tổ chức các phiên hòa giải trong vụ án dân sự hay đối thoại trong vụ án hành chính; xét xử trực tuyến sơ thẩm và phúc thẩm các vụ án; tổ chức các phiên họp giải quyết các việc dân sự; sử dụng ghi hình, ghi âm phiên tòa, phiên họp, việc lấy lời khai; đấu giá trực tuyến và tiến hành trực tuyến các hoạt động tố tụng khác 21 Phòng xử án, phòng họp điện tử là phòng ảo, các chủ thể là thành phần được triệu tập hoặc có quan tâm tới vụ án có thể tham gia giống như một hội nghị truyền hình trực tuyến mà không cần phải có mặt tập trung tại phòng xử án thông thường “Phòng xét xử trực tuyến (điện tử) là phòng xử án có hình thức bố trí theo quy định của luật tố tụng và được trang bị thêm thiết bị ghi âm, ghi hình, màn hình tivi, máy tính, mạng internet, mạng truyền hình trực tuyến và các thiết bị khác phục vụ cho hoạt động phiên tòa, phiên họp 22 ”. Điều này giúp người dân tiết kiệm được chi phí đi lại, giảm bớt được chi phí tổ chức phiên tòa và giúp phần đông người dân quan tâm đến vụ kiện có thể theo dõi mà không bị giới hạn số lượng như ở phòng xử án Mặc dù có sự thay đổi khá lớn về hình thức tổ chức phiên tòa, phiên họp nhưng vẫn phải tuân thủ thủ tục tố tụng cơ bản trong quy định của pháp luật tố tụng và các văn bản có liên quan Tất cả các phiên tòa, phiên họp trực tuyến này phải được ghi âm, ghi hình có âm thanh để lưu trữ cùng hồ sơ vụ án nhằm phục vụ công tác phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, thanh tra, kiểm tra cũng như nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tiến hành tố tụng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1.3.2 Việc ứng dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ hoạt động tố tụng của Tòa án
Bên cạnh việc số hóa các hoạt động tố tụng của Tòa án lên hệ thống để tra cứu và sử dụng chung, việc ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến vào hoạt động xét xử có tác động sâu sắc tới quá trình cải cách tư pháp Một số công nghệ có thể kể đến như Blockchain, AI, dữ liệu lớn, Big Data 23 , điện toán đám mây… Phổ biến nhất trong việc nghiên cứu phát triển TATM trên thế giới hiện nay là ứng dụng Blockchain và AI thay thế hoặc hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề pháp lý.
21 Heike Gramckow and partners (2016), “Good practices for courts: Helpful elements for good court performance and the world bank’s quality of Judicial process Indicators”, World Bank, p 73.
Phân biệt Tòa án điện tử và Tòa án thông minh
Về bản chất, TAĐT là chuyển đổi số các hoạt động của Tòa án, cốt lõi là chuyển đổi số hoạt động tố tụng, từ đó hình thành một phương thức tố tụng mới trên nền tảng số. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, xây dựng TAĐT nghĩa là “đưa toàn bộ hoạt động tố tụng của ngành Tòa án lên môi trường số” 29 Có thể hiểu với TAĐT, toàn bộ tri thức của ngành Tòa án được đưa lên nền tảng số để mọi người cùng sử dụng, cùng chia sẻ, sử dụng công nghệ số để thực hiện các hoạt động của Tòa án từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi kết thúc vụ án bao gồm: khai báo, khởi kiện trực tuyến, thanh toán trực tuyến, phiên tòa xét xử trực tuyến, công khai bản án, quyết định và một số hoạt động tố tụng trực tuyến khác. Đối với TATM, việc sử dụng công nghệ vào hoạt động tố tụng bao gồm ứng dụng TAĐT và có bước tiến xa hơn mà một số quốc gia (Anh, Canada, Trung Quốc) thực hiện là xây dựng Tòa án trực tuyến toàn diện, nghĩa là sử dụng kỹ thuật số (gồm những yếu tố cốt lõi như: AI, Internet vạn vật và Big Data 30 ) Những ứng dụng này đòi hỏi sự phát triển vượt bậc về CNTT, có thể hỗ trợ hoặc thậm chí thay thế con người thực hiện một số công việc quan trọng trong tố tụng, không chỉ đơn thuần là đưa hoạt động tố tụng lên môi trường số để theo dõi và sử dụng chung, đây là điểm khác biệt cơ bản so với TAĐT Nhìn chung, TAĐT là điều kiện cần, là tiền đề vật chất - kỹ thuật để có thể xây dựng TATM nhưng không phải là duy nhất, cần có thêm rất nhiều những điều kiện khác như việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tố tụng thêm hiệu quả và hiện đại hơn.
29 Giang Phạm (2021), “TAĐT giúp cho hoạt động tố tụng trở nên thông minh và dễ dàng hơn”, Bộ Thông tin và Truyền thông, [https://bom.so/oTC2zj] (truy cập ngày 25/7/2023)
30 Ngô Minh Tín (2020), “Mô hình Tòa án trực tuyến tại Trung Quốc - Kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử [https://tapchitoaan.vn/mo-hinh-toa-an-truc-tuyen-tai-trung-quoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam]
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Đến nay, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã có những bước tiến dài trong xây dựng TATM Việc nhanh chóng cải tiến mô hình xét xử truyền thống, xây dựngTATM vào hoạt động tố tụng là vô cùng cần thiết nhằm góp phần “thu hẹp khoảng cách số” giữa các nền tư pháp, hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số trong hệ thống Tòa án.Trong chương 1, nhóm tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến TATM như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của TATM; sự cần thiết phải xây dựng TATM; một số hình thức biểu hiện của TATM và phân biệt ngắn gọn giữa TAĐT và TATM Tuy hình thức tố tụng này chưa được ứng dụng rộng khắp thế giới vì sự phát triển CNTT ở mỗi khu vực là khác nhau nhưng có thể xem là giải pháp tương lai, cốt lõi trong kế hoạch cải cách tư pháp, xây dựng TATM hiện đại, phù hợp xu thế.
THỰC TIỄN MÔ HÌNH TÒA ÁN THÔNG MINH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA24 2.1 Mô hình Tòa án thông minh ở Trung Quốc
Áp dụng mô hình Tòa án thông minh ở Trung Quốc vào quy trình tố tụng
Tòa án điện tử tối thượng (TATM) là sự kết hợp của công nghệ thấp và công nghệ cao, hỗ trợ đắc lực cho quá trình số hóa hệ thống tư pháp của Trung Quốc Đây là một phần trong chính sách rộng lớn hơn của Đảng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội thông qua đổi mới công nghệ Theo TANDTC Trung Quốc, “nền tảng tố tụng trực tuyến” cho phép thực hiện trực tuyến và hoàn tất mọi hoạt động tố tụng thông qua Internet hoặc mạng chuyên dụng.
Quy trình tố tụng trực tuyến ở Trung Quốc cũng không nằm ngoài việc chuyển đổi số các hoạt động xét xử tăng năng suất và hiệu quả làm việc của ngành tư pháp Năm phút để nộp đơn kiện, trung bình là 28 phút cho một phiên tòa Hoàn toàn không cần giấy tờ, có thể truy cập 24/7 thông qua nền tảng tố tụng điện tử trực tuyến của mình, từ việc nộp đơn và gửi đến phiên tòa và kháng cáo, mọi thứ đều được thực hiện từ máy tính xách tay hoặc điện thoại thông minh 37 Tất cả kết quả trên đã đạt được thông qua những nỗ lực mới
35 A., Cutean, A., Dawson, P., Davidson, R., Matthews M., and O’Neill, K (2021), “Maximizing Strengths and Spearheading Opportunity: An Industrial Strategy for Canadian AI”, Information and Communications Technology Council, tr 5.
36 TANDTC Trung Quốc, “ 人 民 法 院 在 线 诉 讼 规 则 ”,
[https://flk.npc.gov.cn/detail2.html?ZmY4MDgxODE3Yjk2OTM3NTAxN2I5YmI0NmE5YTBkNGE] (truy cập ngày 01/8/2023)
37 “How China's 'Internet Courts' are adapting to a new era”, CJTN, [https://news.cgtn.com/news/2021-03-07/How-China-s-Internet-Courts-are-adapting-to-a-new-era-YqTdsiEcVy/index.html] (truy cập ngày 12/8/2023) nhất của Trung Quốc trong cải cách tư pháp Tố tụng trực tuyến có nghĩa là tất cả các thủ tục tố tụng, từ khởi kiện, thụ lý vụ án đến khi kết thúc sẽ được thực hiện trực tuyến, có hiệu lực pháp lý tương tự như tố tụng trực tiếp Một số hình thức tố tụng trực tuyến tại Tòa án Trung Quốc có thể kể đến như: nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trực tuyến và cấp, tống đạt các văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử; hòa giả và xét xử trực tuyến; công bố bản án, quyết định…
Thứ nhất, tố tụng trực tuyến được thể hiện qua hoạt động nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trực tuyến và việc cấp, tống đạt các văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử Ở giai đoạn đầu, TATM cho phép các bên tự lập và gửi hồ sơ, giảm thời gian chờ đợi, thực hiện
“để cho dữ liệu chạy nhiều hơn, để cho quần chúng chạy ít hơn” trong quá trình tranh tụng, tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí kinh tế của các bên, nâng cao hiệu quả của dịch vụ kiện tụng.
Về nộp đơn khởi kiện trực tuyến, vào ngày 30/7/2021 TANDTC Trung Quốc đã ban hành Hướng dẫn EFS và đăng ký các vụ việc thương mại quốc tế Theo đó, các bên tham gia vụ kiện thương mại quốc tế có thể đăng ký EFS bằng cách nhấp vào nút “dịch vụ tố tụng” trên nền tảng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, có thể truy cập qua trang web chính thức của CICC (cicc.court.gov.cn ) Các đương sự xuyên biên giới, khi nộp đơn điện tử bằng cách sử dụng chương trình vi mô WeChat “Tòa án di động Trung Quốc”, có thể xử lý yêu cầu xác minh danh tính theo một số quy định của TANDTC về việc cung cấp dịch vụ nộp đơn vụ án trực tuyến cho các bên tham gia tranh tụng xuyên biên giới bất cứ khi nào cần thiết Bằng ứng dụng này, người dùng có thể trực tiếp nộp đơn kiện và các bên có thể liên lạc trực tiếp với Thẩm phán bằng cách gửi tin nhắn văn bản, âm thanh cũng như tải lên bằng chứng để hỗ trợ cho vụ kiện của họ trên ứng dụng Các đương sự và Thẩm phán có thể đồng thời đăng nhập vào một ứng dụng, thực hiện hòa giải trước khi xét xử, hoàn tất việc ký điện tử thỏa thuận hòa giải (nếu thành công) và gửi thỏa thuận hòa giải trên ứng dụng.
Về việc cấp, tống đạt các văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử được quy định tại Điều 29 Quy tắc tranh tụng trực tuyến của TANDTC Trung Quốc được ban hành vào ngày 01/8/2021, theo đó với sự đồng ý của người được tống đạt, Tòa án có thể sử dụng nền tảng dịch vụ để cung cấp tài liệu tranh tụng và tài liệu chứng cứ đến địa chỉ thư điện tử, tài khoản nhắn tin tức thời, tài khoản độc quyền để đăng nhập vào nền tảng tranh tụng và các địa chỉ điện tử khác của người được tống đạt theo quy định của pháp luật và giải thích tư pháp có liên quan.
Thứ hai, quy trình tố tụng trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn do tổ chức xét xử trực tuyến Tòa án kỹ thuật số đầu tiên của Trung Quốc là Tòa án Internet Hàng Châu đã ra mắt nền tảng tố tụng trực tuyến đầy đủ vào ngày 18 tháng 8 năm 2017 để xét xử các vụ án dân sự và hành chính liên quan đến internet TANDTC đã thúc đẩy sự phát triển của tố tụng trực tuyến bằng cách kêu gọi tất cả các Tòa án trên khắp Trung Quốc đẩy nhanh việc xây dựng TATM 38 Trung Quốc cho biết hàng triệu vụ kiện pháp lý hiện đang được thực hiện bằng hình thức Tòa án trực tuyến mà không yêu cầu công dân phải ra hầu tòa, các công dân đã sử dụng ứng dụng gọi video để liên lạc với các Thẩm phán, được hỗ trợ bởi
AI 39 Hội đồng xét xử phiên tòa có thể xem hồ sơ điện tử trực tuyến, nắm bắt dễ dàng thông tin của vụ án góp phần giúp quá trình xử lý vụ án được nhanh chóng hơn Đối với các bên, họ có thể tham gia xét xử thông qua các chương trình trên WeChat và hiển thị bằng chứng trực tuyến cho Tòa án để tiện cho việc theo dõi, phân tích và tranh luận Sau khi phiên tòa kết thúc, biên bản phiên tòa giải quyết vụ án có thể trực tiếp thông qua máy Fax, Email, ký tên điện tử để hoàn thành việc xác nhận TATM đã phá vỡ giới hạn thời gian và không gian trong việc tổ chức phiên tòa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét xử trực tuyến cho các bên ở nước ngoài, nâng cao hiệu quả xét xử tư pháp, tiết kiệm chi phí kiện tụng của tòa án và các bên.
Cụ thể, Tòa án nhân dân quận Lô Thị (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) đã tổ chức một phiên tòa dân sự trực tuyến mà trong đó, tất cả quy trình tố tụng đều được thực hiện trực tuyến Vụ án liên quan đến chủ thể Zhang và Li Li vì kinh doanh hợp tác xã nên đã vay vốn gấp từ Zhang Sau đó, dù đã tới hạn trả nhưng Li không thể trả lãi lẫn tiền vay lại cho Zhang Zhang đã thông qua thủ tục dịch vụ trực tuyến của Tòa án nhân dân tiến hành lập hồ sơ vụ án trực tuyến Khi gặp khó khăn việc lập hồ sơ vụ án, Zhang gọi đến đường dây nóng hỗ trợ dịch vụ tranh tụng của tòa án nhân dân huyện Lô Thị Từ đó, Zhang nhanh chóng hoàn thành việc lập án trực tuyến, sau khi nhận được liên kết thanh toán lệ phí tố tụng trực tuyến, Zhang thông qua WeChat Pay nộp phí kiện tụng Thư ký Tòa án đã sử
38 Straton Papagianneas (2021), “Automation and Digitalization of Justice in China’s Smart Court Systems”, [https://jamestown.org/program/automation-and-digitalization-of-justice-in-chinas-smart-court-systems/] (truy cập ngày 13/8/2023)
39 Bryan Lynn (2019), “Robot Justice: The Rise of China’s ‘Internet
Courts’” ,[https://learningenglish.voanews.com/a/robot-justice-the-rise-of-china-s-internet-courts-/5201677.html](truy cập ngày 13/8/2023) dụng nền tảng Email để gửi giấy triệu tập mở phiên tòa đến điện thoại di động của Zhang và Li một cách nhanh chóng và thuận tiện Bởi vì Li bận rộn trong công việc làm ăn nên không thể tham gia phiên tòa ngoại tuyến Cả hai bên đã đồng ý tổ chức phiên tòa trực tuyến Vào ngày tổ chức, Zhang và Li nhận được một đường liên kết phiên tòa trực tuyến thông qua điện thoại di động Sau khi đăng nhập vào hệ thống phiên tòa trực tuyến, phiên tòa đã diễn ra một cách nhanh chóng Sự tiện lợi của “tòa án trực tuyến” cho phép các bên tham gia vào quá trình xét xử mà không cần ra khỏi nhà Sau khi phán quyết được đưa ra, thư ký đã gửi bản án dân sự cho cả hai bên thông qua nền tảng Email điện tử Sau đó, Li lại tiếp tục không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán theo phán quyết Zhang lúc này đã xin thi hành án trên nền tảng dịch vụ trực tuyến của Tòa án Trải qua quá trình thi hành án, người thi hành án đã chuyển tiền thi hành án vào tài khoản của Zhang Việc xử lý vụ án chỉ là một hình ảnh thu nhỏ của việc sử dụng trí tuệ và CNTT của Tòa án nhân dân huyện
Trong thời gian gần đây, Tòa án nhân dân huyện Lô Thị đã nỗ lực nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tố tụng, mang lại sự thuận lợi và hiệu quả cho người dân Những nỗ lực này được người dân ghi nhận và đánh giá cao, góp phần nâng tầm dịch vụ tố tụng tại địa phương.
Ngoài ra, Tòa án địa phương ở một số tỉnh lớn đã mở rộng các chức năng dịch vụ trực tuyến trong toàn bộ quá trình tố tụng, bao gồm hướng dẫn trực tuyến cho đương sự ghi hồ sơ vụ án, thanh toán và hoàn trả lệ phí, công khai hoạt động tố tụng, tiến hành các thủ tục phúc thẩm trực tuyến 41 … Nổi bật có thể kể đến như Tòa án nhân dân huyện Lushi đã liên tục tăng cường xây dựng các TATM dựa trên tình hình ở các khu vực miền núi, cho phép nhiều dữ liệu được truyền đi và quần chúng ít phải chạy việc vặt hơn, nhằm mang lại sự thuận tiện trong tư pháp ở mức độ lớn nhất Trong nửa đầu năm 2023, Tòa án đã đệ trình 2.749 vụ việc trực tuyến, với tỷ lệ nộp đơn trực tuyến là 99,23%, tỷ lệ thanh toán trực tuyến là 90,29%, tỷ lệ xét xử trực tuyến là 40,13%, tỷ lệ chuyển phát điện tử là 97,90%, trực tuyến tỷ lệ bảo quản 100%, chuyển hồ sơ liên miền 75 trường hợp Việc tích hợp ứng dụng các thành tựu và biện pháp xây dựng tin học hóa như đường dây nóng
12368 đã thực sự hiện thực hóa xử lý một cửa, điều tra một cửa, biến dịch vụ tố tụng
40 Tòa án nhân dân quận Lô Thị (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), “Các TATM đã đạt được “Kiện tụng trực tuyến” hiệu quả để giải tỏa những lo ngại của công chúng”, [https://m.thepaper.cn/baijiahao_23801325] (truy cập vào 03/7/2023)
41 Mini Zou (2020), ““Smart courts” in China and the future of personal injury litigation”, Journal of Personal Injury Law, [https://s.net.vn/vgVU, p 5] (truy cập ngày 13/8/2023) thành “24 giờ trong ngày” 42 Ngoài ra, báo cáo ghi nhận những nỗ lực ngày càng tăng mà TANDTC Trung Quốc đã thực hiện để xây dựng một hệ thống TATM là: công bố hơn
Chính sách quản lý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các Tòa án của Trung Quốc
Thứ nhất,sự cần thiết phải có quy định điều chỉnh AI
Trung Quốc đã có những cải cách mang tính đột phá trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là AI vào hoạt động tư pháp nhằm tăng cường tiếp cận công lý cho người dân Ứng dụng AI tạo điều kiện cải thiện hiệu quả hệ thống Tòa án và cho phép tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tư pháp Việc sử dụng AI góp phần cung cấp hướng dẫn về pháp luật cho các đương sự và dự đoán khả năng thắng kiện, hỗ trợ trong việc quản lý rủi ro đối với vụ án, giúp các Thẩm phán ra quyết định dựa trên phân tích các vụ kiện có tình tiết tương tự, các đương sự có thể yên tâm về tính chắc chắn và nhất quán hơn trong các quyết định tư pháp của Tòa án.
Thứ hai,các quy định điều chỉnh AI trong các hoạt động của Tòa án ở Trung Quốc Vào ngày 21/1/2023, Bộ Công an và Bộ Thông tin truyền thông Nhân dân Trung Hoa đã phối hợp và ban hành Quy định về quản lý tổng hợp sâu rộng của dịch vụ thông tin Internet với 5 chương với 23 Điều Đây được xem là quy định nền tảng để tiến tới xây dựng đề án, quy định về ứng dụng AI vào lĩnh vực tư pháp tại Trung Quốc TANDTC Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu thiết lập một hệ thống AI có thẩm quyền để hỗ trợ lĩnh vực tư pháp dự kiến sẽ được hoạt động vào năm 2025 để giúp cải thiện các dịch vụ pháp lý. Mục tiêu này được đưa vào các quan điểm về Quy định và Tăng cường ứng dụng AI trong các lĩnh vực Tư pháp (The Opinions on Regulating and Strengthening the Applications of Artificial Intelligence in the Judicial Fields) ban hành vào năm 2022, gồm
20 điều do TANDTC ban hành Đồng thời, các quy định này nhằm mục đích thúc đẩy sự tích hợp sâu rộng của AI với công việc tư pháp của các cấp Tòa án, tăng cường xây dựng các TATM và cố gắng đạt được mức độ tư pháp kỹ thuật số cao hơn Mặt khác, việc thúc đẩy và ứng dụng công nghệ không được gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm bí mật Nhà nước hoặc xâm phạm an ninh dữ liệu cá nhân Bên cạnh đó, các phán quyết luôn phải được đưa ra bởi các thẩm phán, nghĩa là AI không thể thay thế Tòa án trong việc quyết định các vụ án và kết quả từ việc sử dụng công nghệ có thể đóng vai trò như tư liệu tham khảo bổ sung trong hoạt động giám sát và quản lý tư pháp TANDTC Trung Quốc cũng đã chỉ ra rằng tăng cường sử dụng AI không chỉ giúp các Thẩm phán giảm bớt gánh nặng cho những vấn đề đơn giản và nâng cao hiệu quả công việc của họ mà còn giúp công chúng tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ tư pháp để giải quyết xung đột hiệu quả hơn 65 Bên cạnh đó, Trung Quốc còn xây dựng một số lượng lớn quy định nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề liên quan đến AI và các quy tắc điều chỉnh vấn đề cụ thể liên quan đến AI như: Luật An ninh mạng, Luật Bảo mật dữ liệu và Luật Bảo vệ thông tin cá nhân. Theo đó, Hội đồng Nhà nước, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc và các cơ quan khác chịu trách nhiệm về an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu trong phạm vi nhiệm vụ tương ứng của họ được giao nhiệm vụ xây dựng và thực thi các quy định cụ thể Gần đây, họ đã ban hành một chính sách dự thảo - “Các biện pháp quản lý các dịch vụ AItổng hợp” để lấy ý kiến từ công chúng về quy định và quản lý các dịch vụ AI tổng hợp Hơn nữa, cơ quan có thẩm quyền đang lấy ý kiến về dự thảo phương pháp đánh giá đạo đức khoa học và công nghệ Ngoài ra, chính quyền địa phương đã ban hành các quy định về dữ liệu và an ninh mạng có liên quan, các cấp khu vực và chính quyền địa phương như Thượng Hải và Bắc Kinh đã ban hành các quy định về dữ liệu khu vực Hơn nữa, Thượng Hải và Thâm Quyến đã ban hành các quy định liên quan trực tiếp đến AI để thúc đẩy sự phát triển của AI 66
Gần đây,Trung Quốc dự kiến xây dựng dự thảo về luật AIđể các nhà lập pháp nước này xem xét trong năm nay Điều này diễn ra trong bối cảnh nước này hướng đến mục tiêu dẫn đầu thế giới trong việc đưa ra quy định mới cho công nghệ này 67
Dù là nước tiên phong trong xây dựng CHTATM nhưng chính sách, quy định về AI trong lĩnh vực tư pháp của Trung Quốc vẫn chưa hoàn thiện Nước này mới chỉ ban hành các chính sách, quy định chung về AI và áp dụng vào lĩnh vực tư pháp.
65 The Supreme People’s Court of The People’s Republic of China, “Chinese courts must implement AI system by 2025”,
[http://en.ncsti.gov.cn/news/202212/t20221212_104432.html#:~:text=Chinese%20courts%20are%20required%20to
%20develop%20a%20competent,efforts%20to%20improve%20legal%20services%20and%20uphold%20justice] (truy cập ngày 10/8/2023)
66 Janet Toh, Michelle Loi, Lilien Wong, “Artificial Intelligence 2023”, [ https://practiceguides.chambers.com/practice-guides/artificial-intelligence-2023/china] (truy cập ngày 15/8/2023)
67 Coco Feng (2023), “China to draw up AI regulation in 2023 as Beijing races against EU, US to roll out new laws covering the technology”, South China Morning Post,
[https://www.scmp.com/tech/policy/article/3223429/china-draw-ai-regulation-2023-beijing-races-against-eu-us-roll- out-new-laws-covering-technology] (truy cập ngày 09/8/2023)
Mô hình Tòa án thông minh ở Canada
2.2.1 Áp dụng mô hình Tòa án thông minh ở Canada vào quy trình tố tụng
Trong nhiều năm qua, CAS đã thực hiện nhiều sáng kiến nhằm tiếp tục hiện đại hóa và tăng cường việc sử dụng công nghệ hiện đại tại Tòa án, qua đó giúp các hoạt động tố tụng trở nên hiệu quả và thuận tiện hơn cho các đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ TATM ở Canada được biểu hiện thông qua các hình thức bao gồm nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trực tuyến; xét xử trực tuyến; hòa giải viên robot và nổi bật là Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự trực tuyến có sử dụng AI.
(i) Về nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trực tuyến Ở Canada, bên cạnh hình thực trực tiếp, Tòa án còn công nhận hình thức nộp đơn trực tuyến Tòa án liên bang Canada cho phép đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trực tuyến bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp thông qua một nền tảng Internet bảo mật của Tòa liên bang Đương sự, người đại diện của họ có thể hủy bỏ việc nộp đơn trực tuyến bất kì khi nào trong quá trình nộp đơn Nếu muốn sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trước khi nộp, họ có thể quay lại các bước trước và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Sau khi nộp đơn khởi kiện, hồ sơ của đương sự sẽ được định danh thông qua việc sử dụng các số định danh riêng biệt Số định danh này được gửi cho người nộp đơn như là số xác nhận cho đơn khởi kiện trực tuyến 68
Trên trang web của Tòa án liên bang Canada, người dân có thể dễ dàng tìm thấy hướng dẫn về nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trực tuyến 69 Hướng dẫn này đưa ra các yêu cầu cụ thể về chữ ký, chuẩn bị tài liệu, gửi tài liệu cho các bên, quy trình nộp đơn điện tử và những câu hỏi thường gặp Quy trình nộp đơn thường diễn ra như sau Đầu tiên, người có yêu cầu sẽ nộp đơn và tài liệu thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án liên bang Canada tại địa chỉ efiling.fct-cf.gc.ca Thứ hai, người nộp đơn sẽ liên hệ với Văn phòng đăng ký để trả một khoản phí nộp đơn Tiếp theo, họ phải cung cấp cho Văn phòng đăng ký đầy đủ bản sao giấy theo quy tắc của Tòa án liên bang Văn phòng đăng ký sẽ đóng dấu của Tòa án và thông báo thời gian để người nộp đơn nhận lại các bản sao đó Sau khi nhận lại các bản sao, người nộp đơn sẽ gửi chúng cho các bên trong tranh chấp đó Nếu bên tranh chấp là Quốc vương Canada, người nộp đơn sẽ gửi các bản sao trực tiếp cho Quốc vương hoặc gửi về Bộ Tư pháp Canada.
68 Tòa án liên bang Canada, “E-filing resources”, [https://www.fct-cf.gc.ca/en/pages/online-access/e-filing- resources] (truy cập ngày 15/7/2023)
69 Tòa án liên bang Canada, tlđd (68) Để tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, Tòa án Canada cho phép người dân thanh toán tạm ứng án phí, lệ phí, án phí bằng thẻ tín dụng VISA, MasterCard, American Express hợp lệ hoặc bằng tiền mặt, thẻ ghi nợ, séc cá nhân hoặc lệnh chuyển tiền Khi thanh toán bằng séc cá nhân hoặc lệnh chuyển tiền, số tiền này phải được chuyển đến chính phủ Canada 70 Đồng thời, Tòa án Canada cũng chấp nhận việc sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch điện tử với Tòa án Các điều kiện để chấp nhận chữ ký điện tử được quy định có nhiều nét tương đồng theo pháp luật của mỗi bang ở Canada Theo pháp luật của bang British Columbia, Alberta và Ontario, chữ ký điện tử có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng phải đáp ứng 4 yếu tố: (i) là thông tin điện tử, (ii) được tạo ra hoặc chấp thuận bởi một cá nhân, (iii) được sử dụng để ký một biên bản hoặc tài liệu và (iv) gắn liền với biên bản, tài liệu đó 71
(ii) Về xét xử trực tuyến
Bên cạnh hình thức trực tiếp, Tòa án liên bang Canada còn tổ chức một số phiên xét xử dưới hình thức hội nghị truyền hình 72 Thẩm phán chủ tọa phiên tòa (hoặc phó Thẩm phán) có toàn quyền quyết định lựa chọn xét xử trực tiếp hay trực tuyến.
Phiên tòa sẽ được tổ chức trực tuyến qua phần mềm Zoom Văn phòng đăng ký sẽ cung cấp thông tin về cách tham gia phiên tòa trước ngày xét xử Các bên tham gia sẽ nhận được liên kết URL, ID phiên tòa và mật khẩu để truy cập phiên điều trần ít nhất 30 phút trước khi phiên tòa bắt đầu.
Để đảm bảo an ninh mạng, Tòa án cấp cao đã áp dụng hướng dẫn của Cơ quan An ninh mạng Canada và tham khảo ý kiến chuyên gia kỹ thuật, công nghệ Do đó, Tòa án đã quyết định sử dụng phiên bản Zoom riêng với các biện pháp bảo mật và quyền riêng tư mạnh mẽ hơn so với phiên bản công cộng Ngoài ra, phiên bản này được cập nhật thường xuyên Bên cạnh đó, Tòa án còn phát triển giao thức bảo mật tích hợp nhiều biện pháp phòng vệ.
70 Tòa án liên bang Canada, “Federal Court FAQ”, [https://www.fct-cf.gc.ca/en/pages/representing-yourself/faq] (truy cập ngày 15/7/2023)
71 Guidelines for the use of electronic signatures, [https://fertilizercanada.ca/wp- content/uploads/2020/09/Guidelines-for-the-use-of-electronic-signatures-1-April-2020.pdf] (truy cập ngày 15/7/2023)
72 Tòa án liên bang Canada, “E-hearing”, [https://www.fct-cf.gc.ca/en/pages//online-access/e-hearings#cont] (truy cập ngày 15/7/2023) trong đó có bảo vệ bằng mật khẩu cho tất cả các hội nghị truyền hình được Tòa án tổ chức trên nền tảng Zoom hoặc bất kỳ nền tảng nào khác. Đồng thời, Tòa án cũng kiểm soát chặt chẽ quyền truy cập vào phiên tòa trên nền tảng Zoom để bảo vệ quyền riêng tư cho những người tiến hành và tham gia tố tụng. Những người tham gia, bao gồm cả luật sư, nếu không muốn bị nhìn thấy sẽ được phép tắt chức năng video và tham gia bằng nguồn cấp âm thanh Nền tảng Zoom còn cho phép người tham gia kiểm soát hình ảnh video của chính họ Ngoài ra, với nhiều webcam hiện đại, bao gồm cả những webcam được tích hợp vào máy tính xách tay và màn hình, người dùng thể đóng cửa chớp để việc truyền hình ảnh, video không xảy ra Khi thực hiện các bước này, quyền riêng tư của họ sẽ được đảm bảo tốt nhất.
Bên cạnh đó, nhằm thực hiện nguyên tắc Tòa án công khai, người dân và các cơ quan thông tấn báo chí và truyền thông, thông thường sẽ được phép tham gia phiên tòa nếu họ đăng ký tham gia Tuy nhiên, họ không được nhìn thấy hoặc nghe thấy Trong một số trường hợp đặc biệt chỉ có nguồn cấp âm thanh.
Khi nhận được đăng ký hợp lệ, người tham gia sẽ được gửi một liên kết URL, số ID của phiên xét xử và mật khẩu để truy cập vào phiên tòa “ảo” Người tham gia phải sử dụng tên hiển thị có thể định danh được khi tham gia các phiên tòa này.
Trừ khi được Tòa án cho phép, những người tham gia không được: (i) chia sẻ liên kết với người khác và (ii) ghi âm về quá trình tố tụng tại phiên tòa trực tuyến dưới bất kỳ hình thức nào Việc ghi âm, ghi hình các thủ tục tố tụng được điều chỉnh bởi chính sách của Tòa án về quyền tiếp cận của công chúng và truyền thông Phụ đề sẽ được chuẩn bị trong quá trình tố tụng nếu Tòa án xét thấy cần thiết cần thiết Tuy nhiên, Tòa án không phát trực tiếp quá trình tố tụng của phiên xét xử thông qua phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
(iii) Về áp dụng trí tuệ nhân tạo trong quá trình tố tụng
Canada là một trong những nước ứng dụng AI trong quá trình tố tụng và đã đạt được những thành tựu bước đầu Trong số các thành tựu đó, hòa giải viên robot và mô hình Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự trực tuyến có sử dụng AI là hai thành tựu nổi bật nhất. Thành tựu đầu tiên là hòa giải viên robot “Smartsettle One” Smartsettle ONE là một ODR được ICan Systems phát triển ở British Columbia 73 ONE được sử dụng để hòa giải
Robot mediator ONE, developed by Settle AI, successfully resolved its first court case, proving its capability in facilitating monetary disputes ONE leverages algorithms to analyze bargaining tactics and party preferences, enabling the identification of a mutually agreeable settlement The software streamlines the mediation process, allowing for a more efficient resolution of disputes.
Công cụ này cho phép mỗi bên tranh chấp đánh giá mục tiêu đàm phán, những gì mà họ sẵn có và lựa chọn giải pháp tối ưu cũng như đấu giá ẩn danh về BATNA của riêng mình Ngay sau đó, ONE sẽ tạo ra một lượng tiền nhất định dựa trên thông tin ban đầu của mỗi bên về phạm vi đàm phán, đồng thời ưu tiên bên đưa ra đề nghị đàm phán đầu tiên Hệ thống cho phép cả hai bên đưa ra đề nghị và phản đề nghị một cách cá nhân hóa bằng cách di chuyển các lá cờ dọc theo các thanh trượt Trong đó, là cờ màu xanh đại diện cho con số tối ưu mà mỗi bên mong muốn đạt được còn lá cờ màu vàng bị ẩn đi biểu thị đề nghị ẩn danh 76
Việc sử dụng ONE để giải quyết tranh chấp tại Tòa án mang lại nhiều lợi ích Thứ nhất, việc hòa giải trực tuyến thông qua phần mềm này sẽ xóa nhòa khoảng cách địa lý, qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển của các bên so với hòa giải trực tiếp tại Tòa Đồng thời, công cụ này có thể được sử dụng độc lập như là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án hoặc trong trường hợp việc hòa giải tại Tòa án không thành công, nhờ đó tiết kiệm thời gian, chi phí hơn so với việc mở phiên tòa xét xử và cũng giảm áp lực công việc cho Tòa án Ngoài ra, công cụ này có thể giải quyết hiệu quả tình huống mà các bên tranh chấp có thời gian biểu trái ngược nhau – họ chỉ cần đăng nhập, đưa ra đề nghị, đăng xuất và chờ đợi sự phản hồi của bên còn lại 77 Đặc biệt hơn, ONE có các tính năng đặc biệt khiến việc hòa giải trở nên hiệu quả. Trong quá trình hòa giải, ONE sử dụng năm thuật toán phức tạp, bao gồm Đấu giá ẩn danh trực quan và Phần thưởng dành cho nỗ lực sớm, thúc đẩy các bên hợp tác và khắc phục hạn chế của các cuộc đàm phán thông thường 78 Cụ thể, với tính năng Visual Blind Bidding, các bên tranh chấp có thể giữ bí mật về một số lựa chọn ưu tiên nhưng vẫn có thể tiến hành đàm phán Nghĩa là, các bên có thể nhanh chóng đưa ra giải pháp, con số mà
74 Charles S Morgan, Jonathan Jacob Adessky, “AI and Dispute Resolution: friends of foes?”, [https://www.mccarthy.ca/en/insights/blogs/techlex/ai-and-dispute-resolution-friends-foes] (truy cập ngày 15/7/2023)
Mô hình Tòa án thông minh ở Malaysia
2.3.1 Áp dụng mô hình Tòa án thông minh ở Malaysia vào quy trình tố tụng
Malaysia là một quốc gia thuộc khối ASEAN cùng với Việt Nam Quốc gia này có nhiều tiến bộ về TATM và đã giới thiệu một “hệ thống TAĐT hoàn chỉnh” từ năm 2011. Các nền tảng công nghệ hiện đang được áp dụng tại các Tòa án dân sự Malaysia bao gồm: 98
Thứ nhất,về nộp hồ sơ điện tử E-filling (EFS)
EFS là một hệ thống điện tử để nộp hồ sơ trực tuyến Hệ thống này được giới thiệu vào ngày 01 tháng 3 năm 2011 Với sự ra đời của hệ thống EFS (không khuyến khích sử dụng giấy tờ như trước), luật sư hoặc các bên liên quan sẽ phải “scan” giấy tờ của họ Tòa án sẽ phát hành số vụ án trực tuyến và tất cả các tài liệu bổ sung sẽ được gửi trực tuyến. Trước đây, các luật sư phải gọi cho cơ quan đăng ký để biết tình trạng hồ sơ vụ án của họ. Nhưng giờ đây, cổng EFS sẽ gửi thông báo về bất kỳ trạng thái hồ sơ vụ việc nào đến email của luật sư ngay sau khi đăng ký thành công trong hệ thống E-Filing.
Thứ hai,về hệ thống quản lý hồ sơ (CMS)
Hệ thống quản lý hồ sơ (CMS) là một hệ thống được phát triển để nâng cao hiệu quả của các dịch vụ xử lý vụ việc tại tòa án Trước đây, các tòa án xử lý vụ việc thủ công, thiếu tính hệ thống và an toàn CMS giúp các nhân viên tòa án, cán bộ và thẩm phán quản lý các vụ án theo cách có hệ thống, an toàn và có thể truy cập được Ngoài ra, Hệ thống quản lý (QMS) còn giúp nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý.
97 Susie Lindsay, Nye Thomas, Erin Chochla, Andrew Seo, Noor Malik, Nadim Dabbous, Dana Levin, Damiana Pavone, Michael Piaseczny, Holly Reid, Rob Wright (2022), “Accountable AI”, Law Commission of Ontario Report, tr 6-7.
98 Kamal Halili Hassan, Maizatul Farisah Mokhtar (2011), “The E-court system in Malaysia”,, [https://www.researchgate.net/publication/265180160] (truy cập ngày 08/6/2023)
CMS bao gồm hệ thống xếp hàng chờ để sắp xếp các vụ kiện của Tòa án một cách có hệ thống Một số mô hình như "Trang của tôi được cá nhân hóa" cho phép mỗi Thẩm phán theo dõi dữ liệu và thông tin liên quan đến các vụ án đang thụ lý, quyết định chưa công bố, phiên tòa đã hoàn thành và các quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm chưa nhận được CMS cũng tích hợp bản kế hoạch truy cập được bởi toàn thể nhân viên Tòa án và Thẩm phán Công cụ này giúp quản lý các vụ việc, bao gồm ngày xét xử và tên của các viên chức điều hành Tòa án hoặc Thẩm phán Nhờ đó, Thẩm phán có thể linh hoạt sắp xếp thời gian và nhân sự, đồng thời xử lý các trường hợp bất khả kháng khi viên chức hoặc Thẩm phán phụ trách vắng mặt.
Thứ ba,về hệ thống quản lý hàng đợi (QMS)
Hệ thống QMS giúp sắp xếp danh sách có mặt của các luật sư tại tòa án thông qua hình thức đăng ký điện tử Luật sư sẽ được ưu tiên gọi vào văn phòng theo thứ tự đăng ký sớm nhất Việc đăng ký sớm được khuyến khích để đảm bảo giải quyết vụ việc nhanh chóng Hệ thống này cho phép các vụ án được giải quyết ngay khi các bên có mặt, không phụ thuộc vào số thứ tự thủ công trước đây, giúp các quan chức Tòa án hoặc Thẩm phán không phải đợi lâu và có thể liên tục xử lý các vụ án Ngoài ra, hệ thống QMS cung cấp thông tin về thời gian giải quyết các vụ án cụ thể.
Thực tế, các vụ án tồn đọng là một trong những vấn đề lớn mà hệ thống tư phápMalaysia phải đối mặt Với việc áp dụng các ứng dụng công nghệ như EFS, CMS vàQMS, các trường hợp tồn đọng án ở Malaysia đã giảm đáng kể kể từ khi triển khai các ứng dụng công nghệ Như vậy, thực tiễn đã cho thấy vai trò quan trọng của CNTT trong việc giải quyết vấn đề tồn đọng các vụ việc trong ngành tư pháp Cùng với tình trạng tồn đọng các vụ án, một vấn đề khác mà các Tòa án phải đối mặt là số lượng các vụ án cũ ngày càng tăng (các vụ án chưa được giải quyết trong một khoảng thời gian luật định) Vụ việc càng mất nhiều thời gian để giải quyết, thì vụ việc đó càng nằm trong danh sách chờ xử lý lâu hơn Một danh sách dài các vụ án chưa xử lý rõ ràng cho thấy hoạt động yếu kém của hệ thống tư pháp nước này trong việc xử lý các vụ việc Nhưng với việc áp dụng các ứng dụng công nghệ như EFS, CMS và QMS, việc xử lý hồ sơ đã được thực hiện nhanh chóng hơn kể từ khi triển khai các ứng dụng công nghệ nói trên.
Thứ tư,về hệ thống Hội nghị truyền hình (VCS)
Các Tòa án Malaysia đã có một bước nhảy vọt trong giai đoạn công nghệ khi sử dụng VCS tại các Tòa án ở Kuala Lumpur Hội nghị là nơi các bên liên quan đến vụ việc có thể liên lạc với nhau qua đường dây cố định hoặc điện thoại di động mà không cần có mặt tại một địa điểm cụ thể Đây thực sự là một sáng kiến của ngành tư pháp Malaysia nhằm tăng cường hơn nữa việc cung cấp dịch vụ tư pháp dân sự ở Malaysia Hội nghị truyền hình là một hình thực gặp mặt mà các thành viên tham dự không nhất thiết phải ở cùng một địa điểm nhưng vẫn có thể tham gia đồng thời thông qua đường dây điện thoại cố định hoặc điện thoại di động Hệ thống này sẽ thuận tiện cho các luật sư vì nó rút ngắn thời gian chờ đợi, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí đi đến Tòa án Ngoài ra, VCS cũng được kỳ vọng sẽ giúp giảm chi phí tố tụng cho khách hàng.
Thứ năm,về hệ thống Cổng thông tin cộng đồng tích hợp và người ủng hộ (CAP) CAP là một hệ thống cổng thông tin được tạo ra để hỗ trợ việc giao tiếp giữa Tòa án và người dân Hệ thống nhắn tin ngắn (SMS) được thành lập cùng với CAP Hệ thống này được sử dụng để thông báo những thay đổi nào về lịch xét xử cho luật sư và Thẩm phán.
Hệ thống này cũng dễ truy cập và thân thiện với người dùng Hiện tại, CAP chỉ được sử dụng tại Tòa án cấp cao bang Sarawak 100
Thứ sáu,về hệ thống ghi âm và phiên âm vụ án (CRT)
Hệ thống này bắt đầu được áp dụng tại các Tòa án trên khắp Malaysia vào tháng 3 năm 2011 Bằng cách sử dụng hệ thống này, các Thẩm phán không phải ghi chú các tình tiết diễn biến của phiên tòa vì các thiết bị điện tử đã ghi lại các thông tin này và Tòa án sẽ tiến hành xử lý chúng Qua đó, giúp tiết kiệm thời gian của các bên Người phiên âm sẽ
100 Zaiton Hamin, Mohd Bahrin Othman, Ani Munirah Mohamad (2012), “Benefits and Achievements of ICT
Adoption by the High Courts of Malaysia”,
[https://www.academia.edu/57706363/Benefits_and_achievements_of_ICT_adoption_by_the_High_Courts_of_Mala ysia] (truy cập ngày 04/8/2023) ghi chú lại và đảm nhận công việc của Thẩm phán trong việc ghi âm Thẩm phán có thể xem bản ghi do người phiên âm đánh máy trên màn hình máy tính và lợi ích là Thẩm phán có thể tập trung và quan sát quá trình tố tụng tốt hơn Các bên như luật sư và công tố viên có thể nhận miễn phí một bản sao của các bản ghi trong đĩa lưu trữ phục vụ mục đích tham khảo Bằng chứng sẽ được ghi lại và lưu trữ để tránh nguy cơ thất lạc Dữ liệu được lưu trữ sẽ là chứng cứ được sử dụng chủ yếu cho các trường hợp kháng cáo lên cấp cao hơn trong quá trình giải quyết vụ án 101
Thứ bảy,Tòa án Malaysia giải quyết tranh chấp có sử dụng AI
Tại Malaysia, AI đang được thử nghiệm trong xử án trên toàn quốc Các Tòa án ở Sabah và Sarawak đang thử nghiệm công cụ AI để nhận được các tư vấn về cách giải quyết vụ án trong khuôn khổ một chương trình thí điểm trên toàn quốc Có người đã bị kết án với sự hỗ trợ của công cụ AI tại bang Sabah của Malaysia 102 Các bang Sabah và Sarawak đã thử nghiệm phần mềm do Sarawak Information Systems – một công ty công nghệ của chính quyền bang, phát triển Tòa sơ thẩm thành phố Kota Kinabalu, bang Sabah, Malaysia ngày 19/2/2022 đã áp dụng AI vào việc đưa ra phán quyết đối với 2 bị cáo phạm tội tàng trữ ma túy Đây là động thái được cho là có tính lịch sử đối với ngành tư pháp nước này Dựa trên khuyến nghị từ phần mềm sử dụng AI, nữ Thẩm phán Jessica Ombou Kakayun đã tuyên phạt 10 tháng tù với bị cáo Denis Modili và 9 tháng tù với bị cáo Christopher Divingson Mainol Thẩm phán Jessica cho rằng phần mềm ứng dụng AI đã được cung cấp đủ các dữ liệu cần thiết như lập luận của bị cáo và bên công tố; dữ liệu về các vụ án đã xảy ra trong giai đoạn từ năm 2014-2019; các điều luật có liên quan đến tội phạm ma túy; tuổi tác và nghề nghiệp của bị cáo cũng như các dữ liệu về kinh tế - xã hội có liên quan Do đó, tất cả các dữ liệu này đủ cơ sở cho AI đưa ra khuyến nghị, hỗ trợ tòa trong việc ra quyết định Chánh án Tòa án bang Sabah và Sarawak, ông David Wong bày tỏ hài lòng với tiến trình xét xử áp dụng AI tại Tòa sơ thẩm Kota Kinabalu Ông khẳng định AI là một công cụ mới giúp các Tòa án tiết kiệm được thời gian; đồng thời tạo cơ hội cho các bị cáo được xét xử công bằng trước pháp luật Theo Chánh án Wong, thời gian tới, bang Sabah và Sarawak sẽ tiếp tục ứng dụng AI vào các vụ án liên quan đến ma
101 Zuhairah Ariff Abd Ghadas, Rabiatul Adawiyah Mohd Ariffin (2019), “E-Court System in the Civil and Shariah Courts : Malaysia Perspectives”, [http://www.uctati.edu.my/assets/files/ICTM19-Papers/ICTM-70.pdf] (truy cập ngày 12/6/2023)
102 Trung Hiếu (2022), “Malaysia thử nghiệm xử án bằng AI, một số Luật sư lo ngại về công lý”, Tạp chí điện tử luật sư việt nam, [https://lsvn.vn/malaysia-thu-nghiem-xu-an-bang-tri-tue-nhan-tao-ai-mot-so-luat-su-lo-ngai-ve- cong-ly1649961433.html] (truy cập ngày 06/7/2023) túy Sau khoảng 3-6 tháng, hai bang này sẽ mở rộng áp dụng AI sang các vụ án dân sự liên quan đến tai nạn giao thông 103
AI đang được thử nghiệm trong xử án trên toàn quốc ở Malaysia và đã mang lại một số kết quả tích cực Tuy nhiên, nó cũng khiến một số luật sư lo ngại về nguy cơ ra quyết định không chuẩn Cơ quan tư pháp Malaysia đã khẳng định việc sử dụng AI trong xét xử và tuyên án với lập luận rằng AI giúp Thẩm phán đưa ra các phán quyết công bằng hơn.
CƠ SỞ VÀ KHUYẾN NGHỊ XÂY DỰNG TÒA ÁN THÔNG MINH Ở VIỆT
Tính cấp thiết của việc xây dựng Tòa án thông minh ở Việt Nam
Từ sự đổi mới và phát triển không ngừng của nền tư pháp tại các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến, có thể thấy mô hình TATM đã và đang mang lại nhiều hiệu quả đối với hoạt động tố tụng, nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án Vì vậy, Việt Nam cần phải nghiên cứu và phát triển hệ thống tư pháp hiện đại và hiệu quả hơn dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia đi trước và thực tiễn khả năng ứng dụng tại Việt Nam Hiện nay, Việt Nam đã có những nền tảng cơ bản về TAĐT, qua đó tạo tiền đề để xây dựng TATM với mục tiêu khắc phục các hạn chế còn tồn tại của ngành tư pháp Liên quan tới vấn đề này, pháp luật hiện hành của Việt Nam về hoạt động tố tụng đã có những chính sách, quy định về tố tụng điện tử, tố tụng trực tuyến như Nghị quyết về tổ chức Tòa án trực tuyến và hướng dẫn thi hành của TANDTC, Kế hoạch xây dựng phần mềm “Trợ lý ảo” và nền tảng xét xử trực tuyến Tòa án nhân dân… Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia Hội nghị Chánh án các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Hội đồng Chánh án khu vực ASEAN và đã cam kết đến năm 2025 phải hoàn thành việc xây dựng TAĐT Thực hiện các chủ trương, chính sách cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, Tòa án Việt Nam đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ tập trung vào việc đưa hoạt động của Tòa án từ không gian thực lên không gian số như cung ứng cho người dân các dịch vụ tư pháp công, quản trị nội bộ Tòa án, công khai các hoạt động của Tòa án, hỗ trợ tiện ích đối với các chức danh tư pháp… 111 Có thể thấy, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, từng nước hiện đại hóa mô hình Tòa án tại Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng xét xử, việc xây dựng và phát triển mô hình TAĐT đang thể hiện những kết quả tích cực và hoàn toàn có thể kỳ vọng tới việc phát triển TATM bằng những công nghệ tiên tiến nhất.
Thứ nhất, mô hình Tòa án truyền thống ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập chậm được khắc phục.
Một trong số những hạn chế của mô hình tòa án truyền thống hiện nay là việc tống đạt hồ sơ trực tiếp phức tạp, tốn nhiều công sức, kinh phí Tại hội thảo “Pháp luật tố tụng
111 Nguyên Anh (2021), “Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, Cổng thông tin điện tử TANDTC, [https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-tin?dDocName=TAND189785]
(truy cập ngày 15/8/2023) dân sự trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” do Trường đại học Quốc tế Sài Gòn tổ chức sáng 08/4/2023, một thẩm phán đang công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh đã nêu lên một trường hợp điển hình của hạn chế này Đó là người dân có nhu cầu nộp đơn khởi kiện dân sự, nộp đơn ly hôn vẫn phải đến trụ sở tòa án nộp đơn hoặc nộp qua đường bưu điện Sau khi nhận đơn, tòa án phải mời người khởi kiện đến xử lý đơn kiện này Nếu đủ điều kiện thụ lý, Tòa án ra thông báo nộp tạm ứng án phí, thụ lý giải quyết.
Do hiện nay chưa có quy định tống đạt online hay tống đạt qua phương tiện điện tử Việc tống đạt vẫn thực hiện theo phương thức “thủ công” như lần thứ nhất tòa án gửi giấy triệu tập qua đường bưu điện Do đó, nếu đương sự không lên làm việc, cán bộ tòa án hoặc thừa phát lại phải trực tiếp đến nhà đương sự để tống đạt mới được coi là tống đạt hợp lệ. Nếu tòa án 2 lần tống đạt hợp lệ mà nguyên đơn không đến, tòa án mới được đình chỉ giải quyết vụ án, hoặc 2 lần tống đạt hợp lệ bị đơn không đến thì mới tiến hành xét xử vắng mặt Thẩm phán này cũng cho biết: “Hiện nay việc tống đạt gặp nhiều khó khăn khi đương sự thay đổi địa chỉ liên tục và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án Pháp luật chưa quy định thủ tục tống đạt theo công nghệ 4.0, nhưng hiện nay ngành tòa án đang xây dựng mô hình tống đạt trực tuyến, sắp đưa vào ứng dụng nhưng các chuyên gia vẫn còn băn khoăn cho phương thức này 112 ”. Hơn nữa, việc tống đạt theo hình thức truyền thống gặp nhiều khó khăn, mỗi năm tốn hàng tỉ đồng tống đạt hồ sơ trực tiếp 113 Điều đáng nói là hằng năm, khoản chi phí này ở các tòa đều cao hơn ngân sách được cấp 114
Với mô hình Tòa án truyền thống, việc xét xử trực tiếp có thể dẫn đến tốn kém nhiều chi phí, thời gian đi lại của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng vì lý do phải di chuyển từ nơi cư trú đến địa điểm mở phiên tòa trực tiếp Đồng thời còn có thể xảy ra rủi ro cho người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phát sinh từ việc đi lại, di chuyển hồ sơ, vật chứng đến địa điểm mở phiên tòa, nhất là đối với các phiên tòa phúc thẩm của TAND cấp cao Khi mở một phiên tòa nhất là các phiên tòa phúc thẩm, người tham gia tố tụng phải di chuyển một quãng đường xa để đến trụ sở xét xử phúc thẩm, đối
112 Tuyết Mai (2023), “Mỗi năm tốn hàng tỉ tống đạt trực tiếp, ngành tòa án nghiên cứu tống đạt online”, Báo Tuổi trẻ online, [https://tuoitre.vn/moi-nam-ton-hang-ti-tong-dat-truc-tiep-nganh-toa-an-nghien-cuu-tong-dat- online-20230408153807026.htm] (truy cập ngày 15/8/2023)
114 Đan Thuần, Tuyết Mai (2023), “Tòa án hai cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh tống đạt, thông báo văn bản pháp luật online từ 1-8”, Báo Tuổi trẻ online, [https://tuoitre.vn/toa-an-hai-cap-tai-tp-hcm-tong-dat-thong-bao-van-ban- phap-luat-online-tu-1-8-20230727174136993.htm] (truy cập ngày 15/8/2023) với những địa phương rộng lớn, phương tiện giao thông chưa thuận tiện và chưa quen đường đi dẫn đến trễ giờ xét xử.
Hơn nữa, đối với các phiên tòa có nhiều người tham gia tố tụng một số địa phương bị hạn chế về cơ sở vật chất không thể tổ chức trong phòng xử án mà phải tổ chức ngoài trời, một số vụ án được xét xử công khai lại hạn chế người tham dự phiên tòa do không gian phòng xử án chật hẹp…Việc có đông đảo người dân quan tâm vụ việc có thể theo dõi quá trình xét xử trực tiếp tại tòa sẽ bị giới hạn số lượng bởi phòng xử án thông thường 115 Đó là đối với những tòa án xét xử phúc thẩm trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, còn đối với các TAND cấp cao chẳng hạn như TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thì việc xét xử lưu động những vụ án ở địa phương nằm cách xa trụ sở hơn 200km là rất nhiều (12 tỉnh), buộc người tiến hành tố tụng phải dành ra 02 ngày đi về (có thể là ngày nghỉ cuối tuần hoặc là ngày làm việc) chỉ để di chuyển đến địa phương, chuẩn bị cho hôm sau mở phiên tòa Theo kế hoạch (lịch xét xử) thì trung bình mỗi ngày đoàn gồm các thành viên Thẩm phán, Thư ký Tòa án xử trên 03 vụ án/tỉnh, khi xử xong phải di chuyển qua các tỉnh thành lân cận để chuẩn bị xét xử tiếp, thường một chuyến đi kéo dài trung bình một tuần Việc di chuyển xa, lạ chỗ ăn ngủ nên không đảm bảo sức khỏe cho người tiến hành tố tụng, và tốn kém rất nhiều chi phí của đơn vị Có trường hợp vì một thành viên của Hội đồng xét xử bệnh không thể tiếp tục nhiệm vụ trong khi ở rất xa, Chánh án không thể ra quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng để kịp thay thế thành viên hội đồng xét xử, nên buộc các vụ án đã thực hiện nhiều thủ tục tố tụng đưa vụ án ra xét xử phải hoãn Đơn cử như TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực phía Nam, một địa bàn rộng lớn với số lượng các án giải quyết hàng năm luôn tăng và đứng đầu cả nước Do đó, sau khi có quyết định xét xử, thì về phía:
“Người tiến hành tố tụng: Cần phải trích xuất bị cáo, triệu tập đương sự đi một quãng đường xa từ những địa phương lân cận về trụ sở Tòa án cấp cao để xét xử; hoặc buộc Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án và Kiểm sát viên phải di chuyển đến các trụ sở Tòa án ở địa phương để tổ chức xét xử Chi phí đi lại, ăn ở, thời gian di chuyển dài, liên tục làm cho người tiến hành và bộ phận hỗ trợ rất vất vả, mệt mỏi Nhưng hiệu quả chỉ hơn
115 Hồ Hương, “ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà: Cần đánh giá đầy đủ, tháo gỡ khó khăn trong triển khai phiên tòa trực tuyến”, [https://quochoi.vn/hoatdongdbqh/Pages/tin-hoat-dong-dai-bieu.aspx?ItemIDp435] (truy cập ngày15/8/2023)
50% số vụ theo lịch trình đưa ra xét xử được, do vướng phải các thủ tục tố tụng khác như vắng mặt người tham gia tố tụng, xin hoãn…
Người tham gia tố tụng: Đối với các phiên tòa tại trụ sở TAND cấp cao, người tham gia tố tụng ở địa phương cũng buộc phải đi quãng đường xa, chưa quen đường nên thường không đúng giờ, không có mặt, và tốn rất nhiều thời gian, chi phí đi lại, gây phiền hà cho người dân và bức xúc xúc khi cố gắng đi xa chấp hành quy định mà lại không có kết quả” 116
Thay vì tiêu tốn thời gian, tài chính, sức khỏe phục vụ cho xét xử trực tiếp theo một phiên tòa tập trung đông người thì việc xây dựng mô hình TATM để xử lý vụ án nhanh chóng, tiết kiệm và hạn chế tình trạng tồn đọng án là cấp thiết phù hợp với định hướng xây dựng TAĐT của Nhà nước và tiến tới xây dựng mô hình TATM ở Việt Nam trong tương lai.
Ngoài ra, vì hoạt động theo mô hình truyền thống nên khối lượng công việc cần giải quyết tại các Tòa án vẫn còn rất lớn Có thể nói ngành Tòa án Việt Nam hiện nay đang bị
Số án quá hạn luật định tại Bình Phước lên tới 234 vụ, trong đó có 10 vụ ở cấp tỉnh và 224 vụ ở cấp huyện, phản ánh tình trạng "quá tải" của ngành tòa án Nguyên nhân chính là do số thẩm phán còn quá ít so với số lượng vụ án cần xử lý, trong khi số lượng vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa án liên tục tăng hằng năm Hiện tượng này dự kiến sẽ còn nghiêm trọng hơn sau khi các Luật tố tụng về tư pháp có hiệu lực pháp luật vào năm 2018.
117 Đức Hùng (2013), ““Quá tải” án quá hạn - Vì sao?”, Báo Bình Phước online,
Một số quy định, chính sách liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự trực tuyến ở Việt Nam
3.2.1 Về việc nộp đơn khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự và cấp, tống đạt văn bản tố tụng bằng phương thức trực tuyến
Việc nộp đơn khởi kiện có thể được thực hiện theo phương thức trực tuyến trong các tranh chấp thuộc quyền xét xử của Tòa án thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 190 BLTTDS năm 2015 Ngoài ra, việc gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử được triển khai vào ngày 30/12/2016, theo đó, Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS năm 2015, Luật TTHC năm 2015 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử Theo đó, những người có nhu cầu sử dụng các giao dịch điện tử nêu trên với Tòa án (như người khởi kiện, người tham gia tố tụng) phải đáp ứng một số điều kiện như có địa chỉ thư điện tử (email), có chữ ký điện tử được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền, đã đăng ký thành công giao dịch điện tử với Tòa án trên Cổng thông tin điện tử và một số điều kiện khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và hướng dẫn của Nghị quyết số 04/2016/NQ- HĐTP.
Về cách thức nộp đơn khởi kiện trực tuyến, TANDTC đã ban hành hướng dẫn về gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và đăng ký nhận văn bản, thông báo tố tụng bằng phương thức trực tuyến được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của TANDTC 129 Hướng dẫn này đáp ứng nhu cầu hỗ trợ cơ bản cho các chủ thể có yêu cầu khởi kiện như các thức đăng ký tài khoản giao dịch trực tuyến, các bước thực hiện việc gửi và đăng ký nhận các văn bản tố tụng Tuy nhiên đây không phải văn bản hướng dẫn chi tiết được ban hành theo quy định pháp luật của TANDTC Nhóm tác giả thấy rằng, cách thức khởi kiện trực tuyến của Việt Nam khá tương đồng so với các quốc gia như Trung Quốc, Canada tuy nhiên Việt Nam còn cần nhiều sự điều chỉnh, nội dung này sẽ được phân tích cụ thể tại mục 3.3 của bài Nghiên cứu khoa học. Đối với việc nộp các tài liệu, chứng cứ trực tuyến, theo Điều 18 Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP chỉ quy định người khởi kiện, người tham gia tố tụng sẽ gửi tài liệu, chứng cứ bằng phương tiện điện tử đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án và trừ một số trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị quyết này thì người khởi kiện không cần chuyển đổi tài liệu, chứng cứ đó thành định dạng dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử Thông điệp dữ liệu điện tử được sử dụng trong giao dịch điện tử phải được định dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao 130 Đồng thời, điều kiện để có thể thực hiện giao dịch điện tử là chủ thể này phải có chữ ký điện tử được chứng thực bằng chứng thư điện tử đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, công nhận 131 Về vấn đề đăng ký chữ ký điện tử thì người khởi kiện sẽ liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ như Viettel-CA, FPT-CA, VNPT-CA được hướng dẫn chi tiết trong Hướng dẫn về gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và đăng ký nhận văn bản, thông báo tố tụng bằng phương thức trực tuyến được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của TANDTC Tuy nhiên, chữ ký điện tử liệu thực sự có đảm bảo danh tính xác thực của chủ thể trên hay không? Và chúng có khả năng bị đánh cắp hay sử dụng mà chủ sở hữu không biết Do đó, giá trị pháp lý của thông điệp điện tử hay tài liệu, chứng cứ bằng phương tiện điện tử có thể không đảm bảo được tính xác thực Vì thế, cần có hệ thống đánh giá, tích hợp chữ ký điện tử thông qua cơ sở dữ liệu dân cư để hạn chế xảy ra các tình trạng trên Đồng thời, các loại tài liệu, chứng cứ trên cũng cần thống nhất về định dạng, loại tài liệu trên hệ thống TATM nhằm lưu trữ, phân loại, tra cứu và tìm kiếm dễ dàng, thuận tiện hơn.
129 TANDTC, “Hướng dẫn: gửi đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ và đăng ký nhận văn bản, thông báo tố tụng bằng phương thức trực tuyến”, [https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/vb-huong- dan?dDocName=TAND055163] (truy cập ngày 01/8/2023)
130 Khoản 1 Điều 6 Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP.
131 Điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP.
Về cách thức thông báo các vấn đề liên quan đến vụ việc dân sự hay thông báo thụ lý của Tòa án bằng phương tiện điện tử được quy định tại Điều 173, Điều 176 BLTTDS năm
2015, Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP và Luật Giao dịch điện tử năm 2023 Theo đó, các văn bản tố tụng do Tòa án sẽ được gửi đến địa chỉ thư điện tử đã được đăng ký trong thời hạn quy định theo Điều 20 Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP Tuy nhiên, việc gửi thông báo trên bằng thư điện tử không đảm bảo khả năng tiếp nhận và đã đọc văn bản tố tụng của các bên liên quan Căn cứ theo quy định tại Điều 191, Điều 192 BLTTDS năm
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, án phí tạm ứng phải được nộp trực tiếp, gây hạn chế trong việc triển khai nộp đơn khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trực tuyến Để đồng bộ và phù hợp với hình thức nộp đơn và thụ lý trực tuyến, cần bổ sung quy định về phương thức nộp án phí tạm ứng trực tuyến.
3.2.2 Tổ chức phiên tòa trực tuyến
Bắt kịp xu hướng xây dựng TAĐT và tiến tới mô hình TATM, Việt Nam đã và đang gấp rút xây dựng hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan Đối với phòng xét xử trực tuyến (điện tử), đây là phòng xử án có hình thức bố trí theo quy định của luật tố tụng và được trang bị thêm thiết bị ghi âm, ghi hình, màn hình tivi, máy tính, mạng internet, mạng truyền hình trực tuyến và các trang thiết bị khác phục vụ cho hoạt động phiên tòa, phiên họp Các chủ thể là thành phần của một phiên tòa sẽ tham gia vào phiên xét xử giống như một hội nghị video trực tuyến Người tiến hành xét xử ngồi ở phòng xét xử tại trụ sở tòa án (điểm cầu trung tâm) và người tham gia tố tụng ngồi ở phòng xét xử tại trụ sở tòa án ở địa phương (điểm cầu địa phương) thông qua các thiết bị điện tử được thiết lập, liên kết nhau bằng internet và hoạt động bằng một chương trình phần mềm ứng dụng mà không cần các chủ thể phải có mặt tập trung tại một phòng xử như thông thường, mà vẫn nhìn thấy mặt, nói chuyện trực tiếp với nhau vào cùng một thời điểm Hơn nữa, nếu được sự cho phép của điểm cầu trung tâm, đông đảo người dân quan tâm đến vụ án có thể theo dõi quá trình xét xử vụ án mà không bị giới hạn số lượng người xem bởi không gian của phòng xử án thông thường 132
Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến được quy định khá cụ thể trong Nghị quyết số 33/2021/QH15 Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến và Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến Theo đó, phiên tòa trực tuyến được áp dụng khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính với điều kiện các vụ án này có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng 133 Tuy nhiên, như thế nào là vụ án có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng đến mức độ nào để có thể tổ chức phiên tòa trực tuyến? Các vấn đề này chưa có quy định điều chỉnh cụ thể.
Mặt khác, đối với nghĩa vụ của các cơ quan có thẩm quyền được đề cập tại Chương 2 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP Theo đó, trong giai đoạn chuẩn bị phiên tòa trực tuyến và quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án và các cơ quan hữu quan (bao gồm Viện kiểm sát, cơ sở giam giữ và Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước) phải phối hợp, kiểm tra, chuẩn bị điều kiện về hoạt động kết nối giữa điểm cầu trung tâm với các điểm cầu thành phần.
Về các yêu cầu kỹ thuật và quy trình, phiên tòa trực tuyến được tổ chức bằng cách thiết lập hai loại điểm cầu bao gồm điểm cầu trung tâm và điểm cầu thành phần Cụ thể, phòng xử án tại điểm cầu trung tâm được tổ chức theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2017/TT-TANDTC về phòng xử án và bảo đảm một số yêu cầu về trang bị hệ thống trực tuyến và các thiết bị phục vụ phiên tòa trực tuyến như thiết bị mạng, hệ thống âm thanh và thiết bị hiển thị hình ảnh, dữ liệu và nguồn điện… Tuy nhiên, các quy định trên chỉ nhằm mang tính định hướng trong việc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và quy trình. Đối với hầu hết các phiên tòa dân sự, hành chính hoặc hình sự, các điểm cầu thành phần chỉ cần đáp ứng các điều kiện cơ bản về không gian, chất lượng hình ảnh, âm thanh để đảm bảo phiên xét xử được truyền trực tuyến 134 Đối với phiên tòa hình sự mà có đương sự không tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần đặt tại cơ sở giam giữ hoặc điểm cầu trung tâm thì điểm cầu thành phần mà đương sự đó tham gia phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 05/2021; bố trí quốc huy và bục khai báo cho bị cáo bảo đảm phù hợp với quy định Thông tư số 01/2017/TT- TANDTC Những người tham gia không phải là Hội đồng xét xử sẽ tham gia thông qua
133 Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 33/2021/QH15.
Phiên tòa trực tuyến được quy định tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP Bên cạnh thủ tục theo pháp luật, phiên tòa trực tuyến phải đáp ứng thêm các yêu cầu khác Cụ thể, các giấy tờ tùy thân phải được so sánh trực tuyến hoặc thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, số lượng điểm cầu thành phần tối đa là 3 điểm cầu được Tòa án chấp nhận.
Yêu cầu chung đối với người tham gia được quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP Theo đó, họ phải tuân thủ quy định, nội quy phòng xử án; luôn để thiết bị điện tử ở trạng thái mở camera và bật âm thanh micro; khi được yêu cầu thì mới phát biểu; không được tạo các tạp âm khác trong khi thiết bị điện tử đang để chế độ mở tiếng, gây ảnh hưởng đến phiên tòa; người tham gia phiên tòa phải mặc trang phục nghiêm chỉnh; không đứng dậy hay rời đi trong thời gian xét xử khi chưa được chủ tọa phiên tòa cho phép; không chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh, phát tán tài liệu hoặc phát tán thông tin tài khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến, phát trực tiếp phiên tòa trên không gian mạng; đương sự, bị hại, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại tham gia phiên tòa trực tuyến phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân (như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý) để đối chiếu. Trường hợp đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thì người được ủy quyền còn phải xuất trình văn bản ủy quyền.
3.2.3 Về ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xét xử
Thực hiện chủ trương của TANDTC về chuyển đổi số và xây dựng TAĐT, TANDTC ban hành Kế hoạch 49/KH-TANDTC ngày 15/3/2022 của Chánh án TANDTC với mục đích đưa “Trợ lý ảo” làm việc trực tuyến 24/7 để hỗ trợ cho Thẩm phán tra cứu nhanh các văn bản pháp luật, chỉ dẫn áp dụng pháp luật cho các tình huống pháp lý cụ thể, quy định pháp luật, án lệ và bản án có tình huống pháp lý tương tự để tham khảo; qua đó góp phần bảo đảm việc áp dụng đúng, thống nhất pháp luật, giúp cho phần mềm “Trợ lý ảo” ngày càng thông minh hơn thông qua quá trình sử dụng, đóng góp ý kiến của các Thẩm phán Tòa án Theo đó, “Trợ lý ảo” sẽ hỗ trợ các Thẩm phán Tòa án trong quá trình sử dụng phần mềm; theo dõi, thống kê tần suất sử dụng phần mềm “Trợ lý ảo” của các Thẩm phán để tổng hợp, báo cáo Chánh án TANDTC định kỳ; tiếp nhận, tổng hợp các ý
135 Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
136 Điểm a Khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP. kiến góp ý của Thẩm phán đối với phần mềm “Trợ lý ảo” chuyển về Tổ biên tập nội dung xử lý.
Theo đó, dữ liệu hiện có trên hệ thống “Trợ lý ảo” tòa án gồm: 140.000 văn bản pháp luật từ các trang tra cứu luật; 300 câu hỏi trích từ công văn giải đáp của TANDTC các năm; 400 câu hỏi được tổ biên tập chuẩn hóa; 300 câu hỏi tham khảo khác từ các tòa án địa phương; 52 án lệ từ cổng thông tin điện tử TANDTC; 770.000 bản án, quyết định được công bố trên cổng thông tin điện tử TANDTC; 300 quyết định giám đốc thẩm được tổ biên tập chuẩn hóa nội dung… Theo đơn vị phát triển phần mềm “Trợ lý ảo”, việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống “Trợ lý ảo” được chia làm ba giai đoạn 137 :
Đề xuất giải pháp xây dựng mô hình Toà án thông minh ở Việt Nam
Việc xây dựng TATM là cấp thiết để khắc phục những hạn chế của mô hình Tòa án truyền thống mà tố tụng điện tử hiện nay chưa thể giải quyết trọn vẹn Đồng thời, việc xây dựng TATM ở nước ta là hoàn toàn khả thi bởi hiện tại, Việt Nam đã bước đầu ứng dụng CNTT vào hoạt động tố tụng và có một số chính sách, quy định điều chỉnh vấn đề này Từ mô hình TATM ở Trung Quốc, Canada và Malaysia, nhóm tác giả đề xuất những khuyến nghị xây dựng TATM ở Việt Nam như sau:
3.4.1 Đưa tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng lên nền tảng số
Thực tiễn Malaysia cho thấy các vụ án tồn đọng là một trong những vấn đề lớn mà hệ thống tư pháp Malaysia phải đối mặt tương tự như Việt Nam Với việc áp dụng các ứng dụng công nghệ như EFS và CMS, các trường hợp tồn đọng án ở Malaysia đã giảm đáng kể từ khi triển khai, ứng dụng các công nghệ này Điều đó đã cho thấy vai trò quan trọng của công nghệ trong việc giải quyết vấn đề tồn đọng các vụ việc trong ngành tư pháp Cùng với tình trạng tồn đọng các vụ án, một vấn đề khác mà các Tòa án phải đối mặt là số lượng các vụ án cũ ngày càng tăng (các vụ án chưa được giải quyết trong một khoảng thời gian luật định) Vụ án nào càng mất nhiều thời gian để giải quyết thì vụ án đó lại càng nằm trong danh sách chờ xử lý lâu hơn Một danh sách dài các vụ án chưa được xử lý đã cho thấy hoạt động yếu kém của hệ thống tư pháp Malaysia trong việc xử lý các vụ việc Với việc áp dụng các ứng dụng công nghệ như EFS và CMS, việc xử lý hồ sơ đã được thực hiện nhanh chóng hơn Hơn nữa, tính minh bạch của quá trình tố tụng là một đóng góp quan trọng mà công nghệ có thể mang lại cho ngành Tòa án Ngay từ thời điểm vụ án được đăng ký vào hệ thống của Tòa án, việc giám sát được thực hiện dễ dàng và thuận tiện vì cán bộ quản lý Tòa án chỉ cần truy cập vào hệ thống để lấy thông tin về các vụ việc do từng Tòa án phụ trách giải quyết Vì mọi thứ sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tòa án nên quá trình xử lý và giải quyết các vấn đề của tòa án sẽ trở nên minh bạch, nghĩa là không có gì bị che giấu Về lâu dài, niềm tin của công chúng vào hệ thống tư pháp sẽ được nâng cao Vì vậy, Việt Nam có thể học hỏi để xây dựng mô hình TATM với các ứng dụng công nghệ như EFS và CMS để quá trình giải quyết vụ án diễn ra thuận tiện và nhanh chóng.
Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của Canada và Trung Quốc, để xây dựng TATM trước hết phải đưa tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng lên nền tảng số Ta có thể hiểu rằng, đưa tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng lên nền tảng số là thực hiện việc nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, cung cấp chứng cứ, thực hiện cấp, tống đạt, thông báo văn bản của Tòa án, thụ lý vụ việc, tổ chức các phiên họp, phiên hòa giải và xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm các vụ án dưới hình thức trực tuyến và thông qua các phương tiện điện tử Hiện nay, Việt Nam mới chỉ thực hiện việc gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử; xét xử sơ thẩm và phúc thẩm trực tuyến đối với các vụ án có tính chất đơn giản.
Vì vậy, để thực hiện biện pháp này, cần tiến hành những công việc sau:
Thứ nhất, để có thể thụ lý vụ việc trực tuyến, việc nộp tạm ứng án phí, án phí, lệ phí cần được thực hiện thông qua các nền tảng số như Zalo pay, Momo, Internet Banking hay
QR code Đối với các ứng dụng Zalo pay, Momo, Tòa án cần đăng ký một số điện thoại với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như Viettel, Vinaphone,… và một địa chỉ email công vụ thuộc quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông Đối với hình thức InternetBanking, Tòa án tiến hành đăng ký tài khoản trực tuyến với các ngân hàng nhưVietcombank, BIDV,… Tài khoản, số điện thoại được đăng ký dưới tên “TAND quận/huyện/tỉnh…” Khi đương sự, người yêu cầu hoàn thành việc thanh toán, họ sẽ chụp màn hình và gửi minh chứng cho Tòa án thông qua địa chỉ email đã đăng ký trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án Khi nhận được thông tin và kiểm tra, nếu việc thanh toán hợp lệ, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ việc và gửi thông báo thụ lý đến địa chỉ email mà đương sự, người yêu cầu đã đăng ký trước đó.
Thứ hai, tương tự như phiên tòa, phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải cũng cần được thực hiện trực tuyến Hiện nay, việc mở phiên họp trực tuyến tuy đơn giản nhưng gặp khó khăn là các cá nhân, tổ chức có tâm lý e ngại trong việc đăng ký chữ ký điện tử để thực hiện việc xác nhận dữ liệu tại Tòa án 145 và việc đăng ký, gia hạn chữ ký điện tử tốn nhiều chi phí 146 (Ví dụ, giá dịch vụ chữ ký số tháng 7/2021 của Viettel hơn 1.826.000 đồng/năm cho đăng ký mới và phí gia hạn 1.276.000 đồng cho một năm tiếp theo) Để giải quyết khó khăn về chữ ký điện tử, theo kinh nghiệm của Canada, nhóm tác giả kiến nghị Tòa án nên sử dụng và chấp nhận các hình thức chữ ký điện tử khác nhau Cụ thể, ta nên thực hiện việc xác nhận biên bản phiên họp bằng hình thức mã OTP thay thế cho chữ ký điện tử thông thường Cụ thể, khi tiến hành xong phiên họp trực tuyến, đương sự, người yêu cầu sẽ sử dụng tài khoản, mật khẩu đã đăng ký trước đó với Tòa án để đăng nhập vào chức năng “Quản lý phiên họp” trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án Để có thể đọc và xác nhận biên bản, họ phải nhập mã OTP được gửi trực tiếp qua tin nhắn đến số điện thoại cá nhân Mã OTP này có hiệu lực trong vòng
15 phút Họ có thể lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý với câu lệnh “Tôi xác nhận nội dung của biên bản phiên họp là đầy đủ và đúng sự thật” và “Tôi đồng ý với biên bản hòa giải thành” Trường hợp sau khi nhận tin nhắn từ hệ thống phần mềm, nếu đã hết 10 phút mà người nhận tin nhắn không nhập mã OTP để xem nội dung văn bản thì ngay lập tức, phần mềm sẽ tự động gửi tin nhắn nhắc người nhận tin nhắn nhập mã OTP để xem biên bản Trường hợp sau khi nhận tin nhắn từ hệ thống phần mềm, nếu người nhận tin nhắn nhập mã OTP để xem nội dung biên bản và lựa chọn (đồng ý hoặc không đồng ý) thì phần mềm sẽ xuất biên bản gửi về địa chỉ hộp thư điện tử công vụ của Thẩm phán Biên bản có chứa QR-code để có thể truy xuất dữ liệu về thời gian nhận, nội dung và người nhận biên bản Biên bản này được lưu trong hồ sơ vụ việc trên cơ sở dữ liệu tích hợp Blockchain để chống giả mạo Giải pháp này không chỉ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí mà còn có tính bảo mật cao hơn sử dụng chữ ký điện tử thông thường Ngoài ra, việc xác thực bằng mã OTP cũng phù hợp với khái niệm về chữ ký điện tử quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật
145 Sỹ Hồng Nam (2023), “Phương thức xác thực của tống đạt bằng phương tiện điện tử - Thực tiễn từ Tòa án Tp
Hồ Chí Minh”, Tạp chí điện tử TANDTC, [https://tapchitoaan.vn/phuong-thuc-xac-thuc-cua-tong-dat-bang-phuong- tien-dien-tu-thuc-tien-tu-toa-an-tp-ho-chi-minh9036.html] (truy cập ngày 9/8/2023)
146 Lê Đức Anh (2021), “Bàn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử”, Tạp chí điện tử TANDTC, [https://tapchitoaan.vn/ban-ve-cap-tong-dat-thong-bao-van-ban-to-tung] (truy cập ngày 9/8/2023)
Giao dịch điện tử năm 2023: “Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu” Khi đã khắc phục được khó khăn về chữ ký, Tòa án cần khẩn trương tổ chức phiên họp trực tuyến, qua đó tiến thêm một bước trong quá trình số hóa các hoạt động tố tụng.
Thứ ba, Tòa án cũng cần cập nhật hướng dẫn đương sự, người yêu cầu nộp tài liệu, chứng cứ trực tuyến thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án, tiến hành số hóa hồ sơ vụ việc và quản lý chúng thông qua nền tảng số Bên cạnh đó, việc nộp đơn kháng cáo, đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cũng có thể lần lượt được thực hiện với quy định tương tự như nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; xét xử sơ thẩm và phúc thẩm trực tuyến.
3.4.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện đại, đồng bộ cho Tòa án các cấp
Hạ tầng kỹ thuật số sẽ bao gồm các thiết bị số, thiết bị điện tử như máy quét, USB, thiết bị thu phát Bluetooth, laptop, wifi; các phần mềm chuyên dụng cho công tác nộp đơn, xét xử trực tuyến; đường truyền tốc độ cao và bảo mật, trung tâm lưu trữ dữ liệu số và trung tâm quản lý, điều hành TATM Theo kinh nghiệm của Malaysia, Canada và đặc biệt là Trung Quốc, đây là nền tảng vật chất - kỹ thuật không thể thiếu của TAĐT và xa hơn là TATM Để thực hiện giải pháp này, cần tập trung tiến hành những công việc sau:
Thứ nhất, mỗi Tòa án xây dựng khu vực “Tố tụng điện tử” với quy mô 5 – 10 máy tính/phòng cùng các trang thiết bị hiện đại khác như bảng thông minh, robot hướng dẫn (hoặc người hướng dẫn), camera giám sát để hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục tố tụng bằng hình thức trực tuyến tại phiên tòa Tùy vào nhu cầu và tình hình thực tiễn của từng Tòa án mà các trang thiết bị có thể thay đổi cho phù hợp nhưng ít nhất phải có hệ thống máy tính và robot/người hướng dẫn cùng camera giám sát.
Trung tâm Dữ liệu số Tư pháp quốc gia được xây dựng bởi TANDTC phối hợp với các công ty công nghệ, ứng dụng công nghệ Blockchain nhằm tăng cường tính bảo mật Trung tâm này kết nối với các nền tảng số như VNeID, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia Văn bản quy phạm pháp luật, website Công bố bản án, Cổng thông tin điện tử của Tòa án các cấp, hồ sơ điện tử để lưu trữ dữ liệu số của tất cả các Tòa án tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều hành của Trung tâm quản lý, điều hành Tòa án cấp quốc gia.
(federated Blockchain 147 ), trong đó các chủ thể chỉ có thể trở thành thành viên của mạng khi có sự chấp thuận của máy chủ là TANDTC Thành viên của Blockchain này sẽ bao gồm TANDTC, các TAND cấp cao, TAND cấp tỉnh, cấp huyện Mỗi thành viên sở hữu một bản sao điện tử của Blockchain và được trang bị máy chủ tốc độ cao, thiết bị lưu trữ dữ liệu và mạng nội bộ được chỉ định Tất cả các thành viên áp dụng các quy tắc giống nhau khi nhập, bảo quản và trích xuất dữ liệu, chứng cứ điện tử để duy trì dữ liệu cố định và đáng tin cậy Các Tòa án ở địa phương cũng có thể xây dựng hệ thống dữ liệu để phục vụ công tác số hóa, lưu trữ tài liệu, chứng cứ điện tử của mình.