1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học: Pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia điển hình về bảo hộ quyền tác giả gắn với tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo và một số vấn đề đặt ra đối với pháp luật Việt Nam

25 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia điển hình về bảo hộ quyền tác giả gắn với tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo và một số vấn đề đặt ra đối với pháp luật Việt Nam
Tác giả Lê Thị Mai Linh, Đào Bảo Ngọc, Baek So Yeon, Nguyễn Như Phương Anh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Quốc tế
Thể loại Báo cáo khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 552,59 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÁO CÁO KHOA HỌC “THAM GIA XÉT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI” NĂM HỌC: 2021-2022 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÁO CÁO KHOA HỌC

“THAM GIA XÉT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI”

NĂM HỌC: 2021-2022

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA ĐIỂN HÌNH VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ GẮN VỚI TÁC PHẨM ĐƯỢC TẠO RA BỞI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ MỘT SỐ

VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Thuộc nhóm lĩnh vực khoa học: Luật Quốc tế

Trang 3

2.1.3 Hiệp ước WIPO về quyền tác giả 11 2.2 Pháp luật một số quốc gia điển hình về bảo hộ quyền tác giả gắn với tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo 11 2.2.1 Pháp luật của Anh/ Pháp/ Đức 11 2.2.2 Pháp luật của Nhật Bản/Hàn Quốc _ 12 2.2.3 Pháp luật của Canada/Hoa Kỳ 13 2.2.4 Pháp luật của Cộng hòa Nam Phi 14 CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VIỆT

NAM GẮN VỚI BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM TẠO RA BỞI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO _ 15 3.1 Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về quyền tác giả 15 3.1.1 Điều kiện phát sinh quyền tác giả 15 3.1.2 Chủ thể của quyền tác giả 15 3.1.3 Nội dung của quyền tác giả _ 16 3.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam 16 3.3 Một số vấn đề đặt ra đối với pháp luật Việt Nam _ 16 3.3.1 Một số hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền tác giả 16 3.3.2 Định hướng pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả tại Việt Nam dựa trên những hướng tiếp cận trên thế giới về bảo hộ quyền tác giả gắn với tác phẩm được tạo ra bởi AI _ 17

5 Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu _ 21

6 Phương pháp nghiên cứu _ 21

7 Kết quả nghiên cứu và thảo luận _ 21

8 Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận _ 22

9 Lời cảm ơn 23

10 Tài liệu tham khảo _ 23

Trang 4

Abstract:

Artificial intelligence (AI) is developing significantly since the fourth industrial revolution, works/inventions created by artificial intelligence have been appearing frequently in many fields in human life such as: literature, art and music with high quality

as humans’ works In the context of international economic integration and globalization, the development of the industrial revolution has raised numerous legal issues related to intellectual property and artificial intelligence In particular, copyright and copyright protection associated with works created by artificial intelligence is attracting attention worldwide International law and the domestic law of some countries representing typical legal systems in the world are changing in order to adapt the development of artificial intelligence and warrant the entitlement of related actors Regulations and mechanisms for copyright associated with works created by artificial intelligence in the world will be worthy suggestions and orientations that are deserved to consider for the legal system of

intellectual property related to copyright in Vietnam

A Tóm tắt

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ kể từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các tác phẩm/sáng chế được thực hiện bởi trí tuệ nhân tạo đã và đang xuất hiện với tần suất dày đặc trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người như: văn học, nghệ thuật, âm nhạc, mỹ thuật cùng với chất lượng được đánh giá cao không thua kém gì những sản phẩm được tạo ra bởi con người Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ và trí tuệ nhân tạo Trong đó, quyền tác giả (QTG) và bảo hộ QTG gắn với những tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo là một trong những phạm vi đang nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt trên toàn thế giới Pháp luật quốc tế

và pháp luật của một số quốc gia điển hình đại diện cho các hệ thống pháp luật tiêu biểu

Trang 5

trên thế giới đang có những thay đổi nhằm thích ứng với thời đại phát triển của trí tuệ nhân tạo và đảm bảo quyền lợi của các chủ thể liên quan Những quy định và cơ chế đối với quyền tác giả gắn với các sáng tạo được tạo thành bởi trí tuệ nhân tạo trên thế giới sẽ là những gợi mở và định hướng đáng cân nhắc đối với hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến quyền tác giả tại Việt Nam

B Từ khoá mô tả nội dung

Quyền tác giả, trí tuệ nhân tạo, artificial intelligence, pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia

C Nội dung

1 Tên đề tài

Pháp luật Quốc tế và pháp luật một số Quốc gia điển hình về bảo hộ quyền tác giả gắn với tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo và một số vấn đề đặt ra đối với pháp luật Việt Nam

Trang 6

4 Tóm tắt

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ GẮN VỚI TÁC PHẨM TẠO RA BỞI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của quyền tác giả

Khi Thời kỳ Phục hưng bắt đầu, quyền lợi của cá nhân trở nên quan trọng hơn và quyền tác giả cũng được công nhận như một phần thưởng cho những người sáng tạo Những sự bảo hộ này chỉ trao cho người sáng tạo như là một quyền nhân thân và không mang lại cho tác giả bất cứ lợi ích về mặt kinh tế nào

Đến thế kỷ XVIII, các lý thuyết về quyền mang tính sở hữu cho các hoạt động lao động trí óc (và hiện tượng sở hữu phi vật chất) lần đầu tiên được đề cập đến Đầu thế

kỷ XIX, vấn đề bảo hộ quyền tác giả trước đây thường được quy định mang tính chất lãnh thổ mạnh mẽ đã vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia trước những chuyển biến mới của xã hội Chính nguyên nhân này đã thúc đẩy các quốc gia, ngoài việc ký kết với nhau các hiệp định song phương về bảo hộ quyền tác giả, còn phải chung sức xây dựng nên một hệ thống bảo hộ đồng bộ giữa các quốc gia trên thế giới với nhau1

Bước phát triển đáng ghi nhớ trong lịch sử phát triển chế định quyền tác giả là vào cuối thế kỷ XVIII, nhà triết học vĩ đại người Đức Kant đã đưa ra quan niệm rằng quyền tác giả không chỉ bao gồm những quyền lợi về mặt kinh tế mà còn cả những quyền về mặt tinh thần Quan niệm của Kant đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới pháp luật về bản quyền của các nước Châu Âu lục địa và trở thành nền móng cho khái niệm về quyền nhân thân của tác giả2 Tiếp nối những tư tưởng khởi nguồn của các học giả, quyền tác giả tiếp tục được phát triển dựa trên những học thuyết sau: (1) thuyết khuyến khích, ưu đãi (còn gọi

là thuyết động lực); (2) thuyết triển vọng; (3) thuyết quyền tự nhiên; (4) các lý thuyết phát triển; (5) học thuyết phúc lợi dựa trên góc độ kinh tế

Trang 7

1.2 Bảo hộ quyền tác giả gắn với tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo

1.2.1 Trí tuệ nhân tạo - sự ra đời và phát triển

Về bản chất AI phản ánh trí thông minh của con người qua từng giai đoạn phát triển của nhân loại Các định nghĩa (quan điểm) về AI được chia thành 4 nhóm3, đó là: 1) Các hệ thống suy nghĩ (thông minh) như con người; 2) Các hệ thống suy nghĩ một cách hợp lý; 3) Các hệ thống hành động (thông minh) như người; 4) Các hệ thống hành động một cách hợp lý

AI có các đặc tính cơ bản sau đây: (1) Tính sáng tạo, (2) Tính không thể dự đoán trước, (3) Tính độc lập, tự chủ trong hoạt động, không có sự can thiệp của con người, (4) Tính hợp lý, (5) Khả năng tự học tập và không ngừng cải tiến, phát triển thông qua

sự tương tác với môi trường, (6) Khả năng thu thập dữ liệu và truyền đạt, (7) Tính hiệu quả, chính xác và (8) Khả năng tự do sử dụng các phương án thay thế4 Với những đặc tính cơ bản trên, AI hoàn toàn có thể độc lập tạo ra một tác phẩm mà không có sự can thiệp của con người hoặc sáng tạo dựa trên sự kết hợp với con người

1.2.2 Phân loại các các phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo

Tác phẩm được được tạo ra nhờ có sự hỗ trợ của AI có thể phân làm hai loại: (i) tác phẩm do chính AI tạo ra (AI - generated work) và (ii) tác phẩm có sự hỗ trợ của AI (AI - assisted work)

1.2.3 Mục đích của bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo

a, Những lợi ích của việc bảo hộ

Trong trường hợp các chủ đầu tư, doanh nghiệp dồn hàng nghìn tỷ vốn đầu tư vào việc phát triển khoa học máy tính trí tuệ nhân tạo và tạo ra những bước đột phá trong

kỷ nguyên loài người nhờ những sản phẩm mang lại giá trị mà trí tuệ nhân tạo phát minh ra, tuy nhiên, những sáng chế đó lại không được công nhận bảo hộ quyền tác giả,

Trang 8

đồng nghĩa với việc bất cứ ai cũng có thể sử dụng, khai thác, sửa đổi, thậm chí tiêu huỷ sản phẩm đó một cách tự do mà không phải xin phép hay chi trả bất kỳ chi phí nào cho chủ đầu tư Điều này đi ngược lại với xu thế hiện đại và nguyên tắc chung của pháp luật

về quyền tác giả hiện nay trong việc cân bằng lợi ích giữa những chủ thể đầu tư, đóng góp, tạo điều kiện cho sự ra đời của tác phẩm và lợi ích của xã hội

Hơn nữa, không bảo hộ cho các sản phẩm do AI tạo ra có thể ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của xã hội trong việc khuyến khích làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần, làm giảm động lực sáng tạo, đầu tư, đóng góp của các chủ thể có khả năng mang lại lợi ích và giá trị cho cộng đồng

Ngoài ra, nhiều quan điểm cho rằng quyền tác giả nên được công nhận trong một tác phẩm bất kể đó là tác phẩm do con người tạo ra hay do máy móc tạo ra bởi tiềm năng của tác phẩm do AI tạo ra đối với các thị trường mới và lợi ích kinh tế mà nó có thể mang lại là rất khác biệt so với các tác phẩm thông thường

Nhận diện rõ các vấn đề liên quan đến quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra bởi AI không chỉ thúc đẩy tính sáng tạo, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh

mà còn góp phần lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế tri thức

b, Mặt hạn chế của việc bảo hộ

Một trong những mục đích chính của việc bảo hộ quyền tác giả là nhằm khuyến khích và tạo động lực thúc đẩy tác giả đầu tư công sức lao động và kỹ năng của họ vào sản phẩm sáng tạo Đối với trí tuệ nhân tạo, sáng tạo là một hoạt động được tự động thiết lập nhằm tạo nên giá trị của nó đối với con người Với khả năng học hỏi và sáng tạo của AI hiện nay, chúng hoàn toàn có thể làm việc với năng suất lao động gấp rất nhất lần so với con người mà không cần nghỉ ngơi và tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo trong một khoảng thời gian ngắn Nếu như số lượng lớn những tác phẩm do trí tuệ nhân tạo sáng tác ra đều được công nhận quyền tác giả một cách tràn lan trên thị trường thì

sẽ làm giảm động lực sáng tạo của những tác giả là con người, khiến con người cảm

Trang 9

thấy bị tụt hậu trong việc sáng tạo tinh thần vì không thể theo kịp được với năng suất làm việc và khả năng sáng tạo của AI

Trong trường hợp sản phẩm sáng tạo là sự kết hợp giữa con người và trí tuệ nhân tạo được công nhận quyền tác giả, đồng nghĩa với việc trí tuệ nhân tạo được công nhận

là tác giả đồng thời của tác phẩm và “địa vị” của nó đối với tác phẩm được đặt lên ngang hàng với tác giả còn lại là con người Điều này khiến cho ranh giới giữa con người và trí tuệ nhân tạo dần trở nên mờ nhạt hơn và có thể dấy lên nhiều mối lo ngại trong tương lai trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo cơ bản là máy móc và chúng chỉ ngừng hoạt động khi có những vấn đề liên quan đến máy móc và kỹ thuật và hoàn toàn có thể “tái sinh” nhờ công nghệ của con người Vấn đề đặt ra trong trường hợp này đối với những tác phẩm do trí tuệ nhân tạo độc lập sáng tạo ra khi được công nhận quyền tác giả là lấy thước đo nào sẽ được đem ra để quy định về thời hạn bảo hộ đối với những tác phẩm này để vừa cân bằng lợi ích giữa chủ thể của quyền vừa đảm bảo lợi ích của xã hội trong việc tiếp cận thông tin và tri thức

Cuối cùng, có nhiều lo ngại xoay quanh vấn đề về hệ quả pháp lý đối với trường hợp AI xâm phạm quyền tác giả của những tác giả khác Sẽ rất khó xác định được chủ thể nào sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với những vi phạm do AI tạo ra bởi cấu

tạo phức tạp của nó trong trường hợp xảy ra tranh chấp

1.2.4 Quan điểm về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm tạo ra bởi AI

Hiện nay, có 2 quan điểm chính liên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả đối với

những tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo:

Quan điểm thứ nhất là đồng ý công nhận sự bảo hộ đối với những tác phẩm được

tạo ra bởi AI Đây là quan điểm nhận được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay trên thế giới Trước sự thay đổi của thời đại và xã hội, pháp luật sẽ đứng trước nguy cơ trở nên lạc hậu nếu không có những thay đổi cần thiết để điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh trong quá trình phát triển của con người

Trang 10

Quan điểm thứ hai là không công nhận quyền tác giả đối với những tác phẩm được

tạo ra bởi AI Điều này có nghĩa là những tác phẩm do trí tuệ nhân tạo sáng tạo ra sẽ được đưa vào miền công cộng và công bố rộng rãi trên toàn thế giới, tất cả mọi người đều có quyền truy cập, sử dụng miễn phí

CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA ĐIỂN HÌNH GẮN VỚI QUYỀN TÁC GIẢ CỦA TÁC PHẨM TẠO RA BỞI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

2.1 Vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong pháp luật quốc tế

2.1.1 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật

Công ước không nêu ra một khái niệm nào về tác giả nhưng từ quy định về tư cách chủ thể có thể hiểu tác giả của một tác phẩm được bảo vệ phải là con người Tuy nhiên, trường hợp với robot Sophia của Saudi Arabia là ngoại lệ bởi Sophia là robot đầu tiên được Saudi Arabia cấp cho tư cách công dân và nước này cũng là thành viên của Công ước Berne từ năm 2004, điều này có nghĩa là các tác phẩm được tạo ra bởi Sophia sẽ được bảo hộ quyền tác giả tại Ả Rập Xê Út cho dù cô không phải là con người

Khi xem xét các vụ việc có liên quan đến trí tuệ nhân tạo, pháp luật một số quốc gia đã giải quyết theo hướng tác giả của tác phẩm mà AI tạo thành chính là chủ sở hữu của AI Tuy nhiên Công ước Berne lại chưa đề cập đến các quy định về chủ sở hữu quyền tác giả hay một khái niệm cụ thể về chủ sở hữu đây là một điểm mà Công ước nên xem xét để bổ sung

Quy chuẩn để một tác phẩm được hưởng bảo hộ theo Công ước là: (i) Được thể hiện dưới một hình thức nhất định; (ii) Tác phẩm phải là thành quả của hoạt động sáng tạo tinh thần; (iii) Mang dấu ấn cá nhân của tác giả

2.1.2 Công ước toàn cầu về bản quyền (UCC)

Công ước không chỉ công nhận quyền tác giả như một quyền con người mà còn là cầu nối giữa các hệ thống luật pháp và xã hội khác nhau trên thế giới

Trang 11

Tuy nhiên, Công ước Toàn cầu về bản quyền cũng có một số hạn chế nhất định, như việc đưa ra một danh sách các tác phẩm được bảo hộ không được chi tiết như Công ước Berne, có phần không rõ ràng5 và cam kết bảo hộ các quyền của tác giả một cách quá khái quát Đặc biệt, đối với chủ thể là quyền của quyền tác giả, Công ước không đưa ra được một khái niệm rõ ràng, mà mặc định coi chủ thể của quyền trên là con người

2.1.3 Hiệp ước WIPO về quyền tác giả

Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT) là một thỏa thuận đặc biệt theo quy định của Công ước Berne liên quan đến việc bảo vệ các tác phẩm và quyền tác giả của chúng trong môi trường kỹ thuật số

Về mục đích bảo hộ, tại điều 2 về Phạm vi bảo hộ quyền tác giả, Hiệp ước WCT nhấn mạnh quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng và tác phẩm sẽ được bảo hộ nếu có tính sáng tạo và được thể hiện dưới dạng hình thức vật chất nhất định Tuy nhiên, khi xem xét về tiêu chuẩn tư cách bảo hộ, “Tác giả là công dân của một trong các Bên ký kết Liên hiệp, cho dù tác phẩm của họ đã hoặc chưa công bố”6, Hiệp ước cũng chỉ chấp nhận tác giả của tác phẩm là công dân của một quốc gia

2.2 Pháp luật một số quốc gia điển hình về bảo hộ quyền tác giả gắn với tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo

2.2.1 Pháp luật của Anh/ Pháp/ Đức

Các tòa án tại Anh, Pháp Và Đức chưa bao giờ công nhận bất kỳ chủ thể nào khác ngoài con người là tác giả của một tác phẩm được bảo hộ bản quyền

Tại Vương quốc Anh để một tác phẩm được coi là có tính nguyên gốc thì nó phải

là sự sáng tạo trí tuệ của chính tác giả Thêm vào đó, Vương quốc Anh là một trong số

ít các quốc gia bảo vệ các tác phẩm do máy tính tạo ra khi không có sự can thiệp của

5 Nguyễn Lan Nguyên (2010), Một số Công ước quốc tế cơ bản về bảo hộ bản quyền tác giả và vấn đề thực thi tại Việt Nam, Đề tài NCKH, Khoa Luật, ĐHQGHN

6

Điểm a, khoản 1, Điều 3 CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA CÔNG ƯỚC BERNE BẢO HỘ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC

VÀ NGHỆ THUẬT (1971) DẪN CHIẾU TRONG WCT

Trang 12

con người “Tác giả” của “tác phẩm do máy tính tạo ra” được định nghĩa là “người được thực hiện các sắp xếp cần thiết cho việc tạo ra tác phẩm”

Các tòa án của Pháp và Đức cũng chưa đưa ra phán quyết về mức độ tham gia của con người có thể đủ để khiến các đầu ra do AI tạo ra có thể được bảo vệ theo luật bản quyền quốc gia hay không Theo luật của Pháp, quyền tác giả bảo vệ bất kỳ tác phẩm nào mang "dấu ấn cá tính của tác giả", kể từ thời điểm được tạo ra, với điều kiện tác phẩm đó phải mang tính nguyên gốc và được định hình dưới mọi hình thức Những nghiên cứu của Pháp chỉ ra những sáng tạo được tạo ra nhân tạo ngày nay có vẻ giống như "kết quả ngẫu nhiên của một tập hợp các thuật toán" Trong mọi trường hợp, AI không thể thể hiện một dấu ấn cá nhân nào7 Tác giả vẫn là người tạo ra AI và lập trình sẵn các chương trình cho một tác phẩm cụ thể được tạo ra Theo luật bản quyền Đức, tác phẩm chỉ đủ điều kiện để được bảo vệ nếu tác phẩm là nguyên bản, tức là tác phẩm trí tuệ của chính tác giả Tuy nhiên, các sáng tạo chỉ được thực hiện bởi máy hoặc bởi các chương trình máy tính không được bảo vệ bản quyền Theo luật của Đức, chủ sở hữu đầu tiên của bản quyền là người tạo ra tác phẩm và chỉ giao cho người sử dụng lao động các quyền kinh tế đối với phần mềm do nhân viên tạo ra khi thực thi nhiệm vụ hoặc làm theo hướng dẫn do chủ nhân của mình đưa ra Do đó, chỉ con người mới có thể lựa chọn mục tiêu cụ thể cho kết quả đầu ra do AI tạo ra hoặc con người lựa chọn

dữ liệu đầu vào (cuối cùng cùng với người tạo ra phần mềm AI)8

2.2.2 Pháp luật của Nhật Bản/Hàn Quốc

Hiện nay, các tòa án tại Nhật chưa phải xử lý bất kỳ một vụ án nào liên quan đến tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra, nhưng rõ ràng Luật Bản Quyền hiện hành của Nhật Bản không bảo hộ các tác phẩm này Nhật Bản không công nhận AI là một chủ thể của

7

Clifford Chance, Evolution of IP Protection for Artificial Intelligence in France,

https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=768455cc-ff5d-418b-b59c-cc6acdf61cd1 , truy cập ngày

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w