Trong các điều ước quốc tế thuộc khuôn khổ Liên hợp quốc về đấu tranhchống khủng bố đã có 3 công ước trực tiếp nhắc đến khái niệm "khủng bố”terrorism ngay tại tiêu đề, đó là: Công ước Ne
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
NGUYEN YEN NGỌC
LUẬN VAN THẠC SĨ LUAT HOC
Chuyén nganh: Luat Quéc té
Mã số: 60 38 01 08
Người hướng dẫn khoa hoc: PGS TS Doan Năng
HÀ NỘI - NĂM 2016
Trang 2Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè và đặc biệt là giađình, những người luôn kịp thời động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn đểhoàn thành cuôn luận văn này.
Học viên
Nguyễn Yến Ngọc
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.Các số liệu, tài liệu tham khảo được sử dụng dé phân tích trong luận van có nguồnsốc rõ ràng, được trích dan đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong khoá luận
do tôi tự tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đoàn Năng Các van đề đượcphân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.Các kết qua này chưa được công bồ trong bat kỳ nghiên cứu nào khác
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn Học viên
PGS.TS Đoàn Năng Nguyễn Yến Ngọc
Trang 4MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN CO BẢN VE
KHUNG BO QUOC TE VA PHAP LUAT QUOC TE VE
CHONG KHUNG BO
1 Khái niệm khủng bố quốc tế va xu hướng phát triển của hoạt
động khủng bố quốc tế
1.1 Khái niệm khủng bố quốc tế
1.2 Xu hướng phát triển của hoạt động khủng bố quốc tế
2 Lịch sử hình thành, phát triển của chế định pháp lý quốc tế về
chống khủng bố
2.1 Giai đoạn trước cuộc khủng bồ tại Mỹ ngày 11/9/2001
2.2 Giai đoạn từ sau cuộc khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001 đến
nay
Chương II THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
QUOC TẾ VỀ CHÓNG KHUNG BO VÀ KINH NGHIỆM
THUC THI TAI MỘT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI
1 Nội dung của pháp luật quốc tế về chong khủng bố
1.1 Các nguyên tắc cơ ban của pháp luật quốc tế trong hoạt động
2 Một số hoạt động nhăm thực thi các quy định của pháp luật
quốc tế về chống khủng bồ tại một số quốc gia trên thế giới
2.1 Trung Quốc
2.2 Australia
Trang
20 23
23 25
28
28 28
33
38 40
42
42 46
Trang 5CHƯƠNG III THUC TRẠNG PHÁP LUAT VIỆT NAM VE
CHONG KHUNG BO VA VAN DE THUC THI CAC CAM KET
QUOC TE CUA VIET NAM VE CHONG KHUNG BO
1 Pháp luật Việt Nam về chống khủng bố
2 Vấn đề thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam về chống
khủng bồ quốc tế
3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu qủa
thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam vé chống khủng bố
KÉT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
53
53 58
70 77 79
Trang 6Chống khủng bố quốc tế luôn là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thếgiới và Việt Nam đặc biệt là trong bối cảnh chủ nghĩa khủng bố ngày càng pháttriển de dọa hòa bình và an ninh quốc tế như hiện nay thì cuộc đấu tranh chống chủnghĩa khủng bố đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sáchcủa nhiều quốc gia, nhất là các cường quốc Đây là nguy cơ trước mắt mà chúng tađang phải đối mặt và chúng ta phải cùng nhau ngăn chặn điều này.
Sự mở rộng quy mô hoạt động khủng bố quốc tế trong những năm gần đây
mà điển hình là Nhà nước tự xưng IS với những cuộc khủng bố đẫm máu mà trước
đó không một ai trong chúng ta có thé hình dung được đã làm thay đổi sâu sắc nhậnthức của cộng đồng quốc tế về chủ nghĩa khủng bố và cách thức chống khủng bố
Hậu quả mà khủng bố gây ra không chỉ đe dọa trực tiếp đến tính mạng vềngười, gây ra những thiệt hại về tài sản mà nguy hại lớn hơn là gây tâm lý lo sợ,hoang mang thường trực cho cả cộng đồng quốc tế Chúng ta không chỉ đang nóiđến việc chống khủng bố mà nói đến cả nhân loại, về số phận của những con ngườitrên thế giới và hàng tỷ người đang chịu ảnh hưởng bởi điều này
Nhận thấy vấn đề chống khủng bố quốc tế cần phải nghiên cứu toàn diện hơnnữa về cả lý luận và thực tiễn Luận văn hướng tới phân tích thực trạng và chỉ racác khó khăn trong thực tiễn liên quan tới hoạt động phòng, chống khủng bố quốc
tế, nghiên cứu làm rõ hơn pháp luật của một số quốc gia và pháp luật Việt Nam về
Trang 7chống khủng bố quốc tế qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranhchông khủng bô giữa Việt Nam với các nước trong khu vực cũng như trên thê giới.
2 Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước :
Hiện nay ở Việt Nam, việc nghiên cứu pháp luật quốc tế về chống khủng bé khánhiều Ở cấp độ dé tài khoa học cấp Bộ “Khủng bố và giải pháp phòng, chốngkhủng bố ở nước ta hiện nay” do PGS TS Hoàng Công Tư, Phó Tổng cục trưởngTổng cục I, Bộ Công an lam Chủ nhiệm Ở cấp độ luận văn có một số đề tài củatác giả Nguyễn Long tại Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội có tên: “Pháp luậtquốc tế về chong khủng bồ - một số vấn dé lý luận và thực tiễn”, của tác giả BùiMạnh Hùng, Dai học quốc gia có tên : “ Hợp tdc quốc tế về chong khủng bồ vàliên hệ thực tiên Việt Nam”, của tac giả Trần Minh Thu tại Khoa luật, Dai họcQuốc gia Hà Nội có tên : “Pháp luật quốc tế với vấn dé khủng bồ quốc tế : Ly luận
va thực tiễn ”, của tac giả Vii Ngọc Dương tại Khoa luật, Dai học Quốc gia Hà Nội
có tên : “Pháp luật quốc té về chống khủng bố và việc hoàn thiện Bộ luật Hình sựViệt Nam ” Ngoài ra, còn một sô sách tham khảo giới thiệu các công ước quốc tế
về chống khủng bố như “Pháp luật về chống khủng bố của một số nước trên thégiới” của TS Phạm Văn Lợi — Viện khoa học pháp ly và các bài viết hội thảo
về van dé này
Trên thế giới cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả vềkhủng bố quốc tế như : Alex Schmid (1983), Political terrorism, TransactionPublishers, U.S, 1983; Nations And Regional Organizations in the Fight Against Terrorism, Ashgate Publishing, Cronin (2004), Attacking Terrorism: Elements of a Grands Stratery, Washington, DC: Georgettown University Press, Boaz Ganor (2005), The counter - terrorism puzzle : a guide for decision makers, New Brunswick - London: Transaction, Moghadam (2006), The Roots of Terrorism, New York: Infobase Publishes, Nesi, Giuseppe (Editor) (2006), International Cooperation
in Counter-terrorism: The United Nations And Regional Organizations in the Fight
Trang 8Against Terrorism, Ashgate Publishers và một số bài viết khác như: 4/-Qaeda%sMaster Plan, Inside terrorism, Sự phát triển của các mối de doa khủng bố toàncáu
Các công trình nghiên cứu trên chỉ đê cập đên một hoặc một vài khía cạnh của chủ nghĩa khủng bô như mà không nghiên cứu một cách tông thê, có tính khái quát toàn diện.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
3.1 Mục đích nghiên cứu :
Mục đích nghiên cứu là làm rõ thêm một số vấn đề lí luận cơ bản về khủng
bố quốc tế và pháp luật quốc tế về chống khủng bố quốc tế cũng như tập trung tìmhiểu thực trạng các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về chốngkhủng bố; kinh nghiệm thực thi các quy định của pháp luật quốc tế của một số nước
và việc thực thi cam kết quốc tế của Việt Nam trong hop tác chống khủng bố, qua
đó góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh chống khủng bố giữa Việt Namvới các nước trong khu vực cũng như trên thế giới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra như sau :
- Tìm hiéu khái niệm va xu hướng phát triển của hoạt động khủng bố quốc tế,lịch sử hình thành phát triển của chế định pháp lý quốc tế về chống khủng bố
- Tìm hiểu thực trạng nội dung của pháp luật quốc tế về chong khủng bố vàkinh nghiệm thực thi các quy định của pháp luật quốc tế về chống khủng bồ quốc tếcủa một số quốc gia trên thế giới đại diện cho các khu vực Châu Âu, Châu Á
- Tìm hiểu thực trạng pháp luật Việt Nam vé chống khủng bố và van đề thựcthi các cam kết quốc tế của Việt Nam về vấn đề này từ đó đưa ra một số giải pháphoàn thiện pháp luật dé nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết quốc tế tại ViệtNam về chống khủng bố
Trang 94 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu :
Đề tài tập trung nghiên cứu các van đề pháp lý xung quanh vẫn đề chốngkhủng bố quốc tế với nguồn chủ yêu là điều ước quốc tế, các quy định pháp luậtcủa một số quốc gia trên thế giới đại diện cho Châu Âu, châu Á và pháp luật ViệtNam về vấn đề này
Đề tài tập trung làm rõ thêm một số vấn đề lí luận cơ bản về khủng bố quốc tế
và pháp luật quốc tế về chống khủng bố Bên cạnh đó đề tài cũng tập trung tìm hiểuthực trạng các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về chống khủngbố; kinh nghiệm thực thi các quy định của pháp luật quốc tế của một số nước vàviệc thực thi cam kết quốc tế của Việt Nam trong hợp tác chống khủng bố
5 Các cau hồi nghiên cứu của luận văn
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn
dé có liên quan đến quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam về chốngkhủng bố và trả lời cho các câu hỏi chính sau:
- Thứ nhất, khủng bố quốc tế là gì và xu hướng phát triển của hoạt độngkhủng bố quốc tế ?
- Thứ hai, lịch sử hình thành, phát triển của chế định pháp lý quốc tế vềchống khủng bồ như thé nao ?
- Thứ ba, hệ thống pháp luật quốc tế quy định như thế nào về chống khủng
bồ ?
- Thứ tư, thực trạng thực thi pháp luật về chống khủng bố của Việt Nam rasao?
6 Phương pháp nghiên cứu :
Dé tài nghiên cứu được tiếp cận theo phương pháp duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử - phương pháp luận của khoa học pháp lý nói chung và khoa họcluật quốc tế nói riêng, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta
Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như:
Trang 10phương pháp phân tích - tông hợp và các phương pháp nghiên cứu truyền thống vahiện đại khác
7 Dự kiến những đóng góp mới của đề tài :
- Làm rõ thêm một số van đề lí luận cơ bản về khủng bố quốc tế và pháp luậtquốc tế về chống khủng bố quốc tế
- Tìm hiểu thực trạng các quy định pháp luật quốc tế về chống khủng bố vàkinh nghiệm thực thi ở một SỐ nước
- Tìm hiểu thực trạng pháp luật Việt Nam về chống khủng bồ và việc thực thicam kết quốc tế của Việt Nam trong hợp tác chống khủng bố
8 Kết cau của Luận van:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm
Trang 11Chương L.
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CƠ BẢN VE KHUNG BO QUOC TE
VA PHAP LUAT QUOC TE VE CHONG KHUNG BO
1 Khái niệm khủng bố quốc tế và xu hướng phát triển của hoạt động khủng
bố quốc tế :
1.1 Khái niệm khủng bố quốc lế :
1.1.1 Định nghĩa khủng bố trong các DUOT :
Có thé nói định nghĩa về khủng bố đầu tiên xuất hiện tại điều ước quốc tế đaphương là định nghĩa được nêu ra trong Công ước Giơnevơ năm 1937 về ngăn ngừa
và trừng trị khủng bố quốc tế Mặc dù không phát sinh hiệu lực nhưng theo Côngước này thì khủng bố là việc thực hiện các hành vi phá hoại, hành vi gây nguy hiểmcho nhiễu người, việc vận chuyển, chuyển giao, cô ý sử dụng các giấy to, tài liệu giảmạo, các hành vi ám sát nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo của quốc giakhác
Trong các điều ước quốc tế thuộc khuôn khổ Liên hợp quốc về đấu tranhchống khủng bố đã có 3 công ước trực tiếp nhắc đến khái niệm "khủng bố”(terrorism) ngay tại tiêu đề, đó là: Công ước New York năm 1997 về trừng trịkhủng bố bằng bom (International convention for the suppression of terroristbombings); Công ước New York năm 1999 về trừng trị việc tài trợ khủng bố(International convention for the suppression of the financing of terrorism); Côngước New York năm 2005 về ngăn chặn các hành vi khủng bố hạt nhân(International convention for the suppression of acts of nuclear terrorism )
Công ước New York nam 1999 vé trừng trị hành vi tai trợ khủng bố bên cạnhviệc định nghĩa hành vi tài trợ khủng bố đã gián tiếp quy định thé nào là khủng bố.Theo Công ước này thì khủng bố là: i) "Bat kì hành vi nào cầu thành một tội phạmtrong phạm vi và được định nghĩa tại một trong số các diéu ước về dau tranh chongkhủng bồ còn lại (được quy định tại phụ luc)” hoặc ii) "Bat kì hành vi nào khác với
Trang 12ý định giết hại hoặc lam bị thương nghiêm trọng đến thân thể thường dân, hoặc bắt
kì người nào khác không tham gia vào chién sự trong bối cảnh xung đột vũ trang,nếu mục đích của hành vi này về bản chất hoặc bối cảnh xảy ra là nhằm ham doadân chúng hay ép buộc một chính phủ hoặc một tổ chức quốc tế phải thực hiệnhoặc không thực hiện bất kì hành vi nào ” Hai công ước New York 1999 và Côngước New York năm 2005 chỉ đưa ra định nghĩa về từng hành vi khủng bố cụ théthuộc phạm vi điêu chỉnh của công ước
Các công ước khác Công ước New York năm 1979 về chống bắt cóc con tin,Công ước Montreal năm 1991 không nhắc đến khái niệm khủng bố một cáchtrực tiếp ở tiêu đề mà chỉ quy định về những tội phạm mà việc thực hiện các tộiphạm đó được coi như biêu hiện của khủng bô quôc tê.
Không chỉ các công ước quốc tế mà các Nghị quyết của Hội đồng Bảo anLiên hợp quốc về các biện pháp phòng, chống khủng bố cũng không đưa ra địnhnghĩa cụ thé nào về khủng bố Ngay cả Nghị quyết số 1373 ngày 28/9/2001 làm cơ
sở ra đời Uỷ ban chống khủng bồ thuộc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mặc dùkêu gọi "các quốc gia hợp tác khẩn thiết nhằm phòng và trấn áp các hành độngkhủng bố, thông qua sự tăng cường hợp tác và thực hiện đầy đủ các công ước quốc
tế liên quan đến chủ nghĩa khủng bố” cũng không đưa ra định nghĩa cụ thé vềkhủng bồ
Hau hết các điều ước quốc tế khu vực như Công ước chung về chống khủng
bố (ASEAN Convention on Counter Terrorism) cũng không đưa ra được địnhnghĩa khủng bố Các điều ước này trong phạm vi hợp tác đấu tranh chống khủng bốlại dẫn ra những hành vi được quy định tại các công ước quốc tế đa phương củaLiên hợp quốc
Như vậy, có thé thấy có rất ít điều ước quốc tế nhắc đến khái niệm “ khửngbố” một cách trực tiếp Tuy nhiên, nhiều văn bản quốc tế khác đã thé hiện nội hàmcủa khủng bô như :
Trang 13Các cơ quan hữu quan của Liên hợp quốc định nghĩa: "Hoạt động khủng bố
là hoạt động huỷ hoại nhân quyên, quyên dân chủ và tự do cá nhân, uy hiếp sự antoàn và toàn vẹn lãnh thé của quốc gia, tạo sức ép lên quốc gia, phá vỡ văn minh
xã hội, là hành vi phạm tội với việc gay hậu qua bất lợi cho sự phái triển kinh tế
-xã hội".
Tuyên ngôn về van dé chủ nghĩa khủng bố của Liên hợp quốc nêu rõ: "Tat cảcác hình thức cua chủ nghĩa khủng bố, dù xảy ra ở nơi nao, ai là kẻ chủ muu, vàhành vi phạm tội ra sao, cũng không thể thanh minh, cho nên thông qua các diéu củaHiệp ước Quốc tê, can tăng thêm mức độ xử phạt"
1.1.2 Định nghĩa khủng bố theo pháp luật của một số quốc gia và pháp luật ViệtNam :
- Theo pháp luật một số quốc gia :
* Hoa Ki:
Bo Luat Hinh su Hoa Ki quy dinh :
Khủng bố quốc té- Những hoạt động liên quan đến các hành động bạo lực hoặc nguyhiểm với đời sống con người, mà vi phạm pháp luật hình sự của Hợp chủng quốcHoa Kỳ hoặc của bat kỳ bang nào thuộc Hop chủng quốc, hoặc sẽ vi phạm Luật hình
sự nếu hành động đó được thực hiện trong phạm vì nước Mỹ hoặc bất kỳ bang nàođược thực hiện nhằm muc dich de doa hoặc cưỡng ép, khống chế một cộng đông dâncư; hoặc nhằm gây ảnh hưởng đến chính sách của một chính phủ bằng sự cưỡng bức
de doa; hoặc nhằm tác động đến sự điều hành của một chỉnh phủ thông qua việc sathại hoặc bắt cóc; và xảy ra chủ yếu bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ kiểm soát, hoặc ởnhững vùng biên giới liên quốc gia, theo những cách thức mà đã được hoàn tat,những người này có ý đồ de doa hoặc cưỡng ép chính phủ, hoặc khu vực ở đó những
kẻ phạm tội hoạt động hoặc tìm cách xin ti nan"
Trong Chính phủ Hoa Kỳ, các cơ quan chịu trách nhiệm cho các chức năng khácnhau trong cuộc chiến chống khủng bố cũng liên tục sử dụng những định nghĩa
Trang 14khac nhau:
+ Bộ Ngoại giao Mỹ định nghĩa khủng bố: “/a hành vi bạo lực có chủ ý và
mục đích chính trị nhằm vào các mục tiéu không tham chiến, tiếu quốc gia hoặctochitc bí mật tiễn hành thường dùng dé gây ảnh hưởng đến công ching.” (Nguồn
cụ thé ?)
+ Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) định nghĩa: “khiing bố là việc sử dung vũ lựchoặc bạo lực bat hợp pháp doi với người hay tài sản dé de doa hay ép buộc mộtchính phủ, một cộng đồng dân cư nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị hoặc xãhội ” (Nguồn cụ thể ?)
+ Bộ Quốc phòng Mỹ định nghĩa khủng bố là: “việc sử dụng hoặc de doa sử dungbạo lực bất hợp pháp nhằm khắc sâu sự sợ hãi, có y định cưỡng chế hoặc để đe dọachính phủ hoặc xã hội trong việc theo đuổi các mục tiêu mà nói chung là chính trị, tưtưởng hay tôn giáo ”
* Anh:
Theo Luật chống khủng bố 2000: khủng bố là việc sử đựng hay đe dọa sửdung bạo lực nhằm vào con người hay gây thiệt hại nghiêm trong đổi với tài sảnhay tính mạng hoặc gây nguy hại tới sức khỏe, an toàn của công chúng nhằm mụcdich thúc day mục tiêu tư tưởng, tôn giáo hoặc chính trị
* Trung Quốc :
Trong luật Phòng chống khủng bố đã được thông qua 2015 : Khái niệm
"khủng bố" được định nghĩa là mọi ý kiến hay hành động nhằm mưu đô chính trị và
hệ tu tưởng, thông qua bạo lực, ham doa, gáy hoang mang trong xã hội, pha hoại
an ninh công cộng, xâm phạm quyên và tài sản cá nhân và de doa các tổ chứcchính phủ và quốc tế
Như vậy, mỗi quốc gia có những quan điểm, quy định khác nhau về khủng
bố nhưng nhìn chung các quy định này đều xác định được một số dấu hiệu cơ bảnnhận biết hoạt động khủng bố
Trang 15- Ở Việt Nam :
về góc độ ngôn ngữ, Theo bộ Từ điển Bách khoa của Viện hàn lâm khoa học
xã hội Việt Nam- Viện Từ điển học và bách khoa thư Việt Nam:
“Khủng bố là hành động dùng bạo lực của cá nhân, của một tổ chức, mộtnhà nước hoặc liên minh nhà nước dé đe dọa, cưỡng bức doi phương, khiến họ vìkhiếp sợ mà phải chịu khuất phục Các hình thức khủng bố thường là bắt cóc, dmsát, danh boMm `.
“Khủng bồ quốc tế là khủng bố nhằm vào cá nhân, tô chức hoặc mục tiêu đượcpháp luật quốc tế bảo vệ: giết người đứng dau nhà nước, Chính phủ, đại diện ngoạigiao và các đại diện khác, phá hủy tấn công đại sứ quan, trụ sở của phái đoàn đạiđiện của các tô chức giải phóng dân tộc, các tô chức quốc tế, phá hoại hệ thonggiao thông quốc tế với mục dich gây sức ép đối với chỉnh sách doi nội, đối ngoạicủa các quốc gia”
Khủng bô nhà nước hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thé củanhân viên nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội, công dân Việt Nam hoặc công dannước ngoài nham chong chính quyên nhân dan.
Dưới góc độ pháp lý, hành vi khủng bố đã được đề cập đến trong một số luật,văn bản như : BLHS 2015, Luật Phòng chống khủng bố 2013 Theo Luật Phòngchống khủng bố 2013 thì :
Khủng bô là hành vi xâm phạm tinh mang, sức khỏe, tự do thân thể hoặc de doaxâm phạm tính mạng, uy hiếp tỉnh thân của người khác; chiếm giữ, làm hư hại, pháhủy hoặc đe doa pha hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rồi loạn hoạtđộng của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của tổchức, cá nhân nhằm chống chính quyên nhân dân, ép buộc chính quyên nhân dân,
tổ chức nước ngoài, tô chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc té của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng.
Trang 16Tóm lại, hệ thông văn bản quy phạm pháp luật quốc tế về chéng khủng chưa
có một định nghĩa chung hoàn chỉnh, thống nhất về khủng bố mà mới chỉ ghi nhậnmột số hành vi khủng bố nhất định và quy định pháp luật và quan điểm của nhiềuquốc gia trên thế giới về khủng bố còn có nhiều điểm khác biệt Vì vậy, cần phảixây dựng một định nghĩa chung hoàn chỉnh, chính xác về khủng bố để việc hợp tácchông khủng bô giữa các quôc gia có hiệu quả hơn.
Theo quan điểm của tác giả, khung bố là hành vi bao lực hoặc de dọa bạo lực
do các các nhân, tô chức, một nhà nước hoặc liên minh nhà nước thực hiện gây nguyhiểm đến đời sống con người ( tính mạng, sức khỏe, tinh than, tài san ) và bat ổnchính trị nhằm gây sức ép đối với chính sách đối nội, đối ngoại của các quốc gia vìnhững lý do tôn giáo, sắc tộc với các hình thức thường thấy như đánh bom, bắtcoc
1.1.3 Đặc điểm của khủng bố:
- Về hành vi:
Trên thực tế, hành vi khủng bố rất đa dạng, bao gồm các loại hành vi như xâmhại tính mạng, thân thể con người, tài sản hay tổng hợp các loại hành vi đó Phần lớncác hành vi khủng bố là các hành vi sử dụng vũ lực đe doạ sử dụng vũ lực hoặckhông mang tính vũ lực như chống phá bằng công nghệ thông tin (tin tặc); làm ônhiễm nguồn nước, phát tán mầm bệnh Hiện nay, theo quy định của các công ướcquốc tế về chống khủng bố, hành vi khủng bố bao gồm các hành vi: chống lại antoàn hàng không dân dung; chống lại an toàn hành trình hang hải và những côngtrình cố định trên thềm lục địa; tài trợ khủng bố; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ conngười, tài san bang các thiết bi gây nổ; chống lại những người được hưởng bảo hộquốc tế bao gồm viên chức ngoại giao; bắt cóc con tin; xâm phạm an toàn sức khoẻ,tính mạng, tài sản con người băng thiết bị hạt nhân
Trang 17- Về mục đích:
Thực tiễn cho thấy, các vụ khủng bồ thường gây ra tâm lý hoang mang, hoảng loan,gieo rắc sự sợ hãi, nỗi kinh hoàng bao trùm lên cộng đồng dân cư dan dan làm matniềm tin của người dân đối với chính quyên gây ra ảnh hưởng xấu đến 6n định xãhội, đến phát triển kinh tế của quốc gia, qua đó thực hiện cho được mục đích cuốicùng mà chúng nhắm tới chính là mục tiêu chính tri Trong một số công ước quốc tế
về chống khủng bồ thì mục đích chính trị cũng đã được nhắc đến, ví dụ Công ướcNew York 1979 về chống bắt cóc con tin quy định hành vi thuộc phạm vi điều chỉnhcông ước phải là hành vi bắt giữ, giam giữ, đe doa sẽ giết chết, sẽ làm bị thươngnhằm cưỡng ép bên thứ ba, cu thé là quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, phápnhân hoặc thể nhân, nhóm người nào đó phải thực hiện hay không được thực hiệnbat kì hành vi nào như một điều kiện rõ ràng hoặc điều kiện ngầm cho việc phóngthích con tin
- Về chủ thể:
Hiện nay, có một SỐ quan điểm cho rằng chủ thể thực hiện hành vi khủng bố baogồm cả quốc gia nhà nước khủng bố Tuy nhiên, phan lớn các Công ước quốc tế vềphòng, chống khủng bố xác định cá nhân hoặc tổ chức là chủ thé của tội phạmkhủng bố
Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom tại Điều 2 quy định: “1.Một người bị coi là thực hiện một tội phạm nếu người đó ném, đặt, làm nô hoặckích nỗ một cách bất hợp pháp và cố ý một thiết bi gây nỗ hoặc gây chết ngườikhác tại, vào hoặc chống lại một địa điểm công cộng, một trang thiết bị của Nhànước hoặc Chính phủ, một hệ thống giao thông công cộng hoặc một cơ sở hạtầng 2, Một người bi coi là thực hiện tội phạm nếu người đó có ý đồ thực hiện tộiphạm quy định tại khoản 1 Điều này 3 Một người cũng bị coi là thực hiện tộiphạm nếu người đó: (a) Tham gia với tư cách đồng phạm trong tội phạm quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 của Điều này; hoặc (b) Tổ chức hoặc chi đạo những người
Trang 18khác thực hiện tội phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều nay; hoặc (c)Đóng góp bằng bất kỳ cách nào khác cho việc thực hiện một hoặc nhiều tội phạmquy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 của Điều này đo một nhóm người có cùng mụcdich chung thực hiện; việc đóng góp này phải là cô ý và được thực hiện dé trợ giúphoạt động phạm tội chung hoặc mục đích chung của nhóm đó, hoặc được thực hiệnkhi đã nhận thức được ý đồ thực hiện tội phạm của nhóm đó” Như vậy, chủ thé củatội phạm khủng bố theo quy định của Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bốbăng bom có thé là cá nhân hoặc tổ chức (nhóm người)
Công ước về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay và Công ước về trừngtrị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng, Công ướcquốc tế về chống bắt cóc con tin, Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp phápchống lại an toàn hành trình hàng hải, Nghị định thư về trừng tri các hành vi bấthợp pháp chống lại an toàn của những công trình cố định trên thềm lục địa cũngghi nhận cá nhân là chủ thé thực hiện tội phạm
Một số Công ước quốc tế khác chỉ đề cập tới tội phạm khủng bố nhưng không nêu
rõ chủ thể của tội phạm.Ví dụ: Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạmchống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giaokhông đề cập tới chủ thé thực hiện tội phạm mà tại Điều 2 chỉ quy định các hành vi
bị coi là tội phạm
Một số Công ước quốc tế về phòng, chống khủng bố cũng xác định hành độngquân sự của quốc gia không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước Ví dụ: Côngước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom tại phần mở đầu có nêu: “Lưu ýrằng các hoạt động quân sự của các quốc gia được điều chỉnh theo các quy tắc củaluật pháp quốc tế nằm ngoài khuôn khổ của Công ước này và việc loại trừ một sốhành động của nhất định ra ngoài phạm vi điều chỉnh của Công ước này không cónghĩa là bỏ qua hoặc hợp pháp hoá các hành vi bất hợp pháp, hoặc loại trừ việc truy
tô theo các luật khác
Trang 19Dưới giác độ pháp luật quốc tế, cần phân biệt giữa hành vi vi phạm phápluật quốc tế của chủ thể luật quốc tế với hành vi vi phạm được xác định là tội phạm
có tính chất quốc tế Tội phạm có tính chất quốc tế là tội phạm hình sự do các cánhân thực hiện xâm phạm tới trật tự pháp lí quốc tế hoặc quốc gia và có tính nguyhiểm trên phạm vi quốc tế mà tội khủng bố năm trong nhóm này Các hành vi xâmphạm luật quốc tế của quốc gia sẽ được giải quyết theo chế định trách nhiệm pháp
lí quốc tế bao gồm hai loại là tội ác quốc tế và các vi phạm pháp lí thông thườngkhác Chính vì lẽ đó mà chủ thé của tội phạm khủng bố chỉ có thé là cá nhân và các
tổ chức tội phạm (các băng, nhóm phạm tội) (1)
- Về khách thé:
Khách thể của tội phạm khủng bố quốc tế là các quan hệ xã hội đượccác điều ước quốc tế đa phương về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tếbảo vệ và bị tội phạm khủng bố quốc tế xâm hại Tội khủng bố xâm hại đến nhiềuquan hệ xã hội do vậy khách thé của tội phạm nay rat đa dạng bao gồm: quyền tự
do cơ bản của con người, trật tự an toàn công cộng, hoà bình và an ninh quốc té,mỗi quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia vv Tuy xâm phạm đến nhiều quan hệ xãhội nhưng khách thê trực tiếp, thê hiện đầy đủ nhất tính chất nguy hiểm cho xã hộicủa hành vi khủng bố quốc tế chính là hoà bình và an ninh quốc tế Để xâm hạiquan hệ xã hội này thì hành vi khủng bố phải thông qua những đối tượng tác độngnhất định, có thé là con người, tài sản Tuy nhiên, không phải việc tan công vàocon người, tài sản trong trường hop nao cũng bị coi là khủng bố Các công ướcquốc tế về chống khủng bố đều loại trừ các đối tượng bị tấn công là tàu bay, tàubiên được sử dụng phục vụ quân đội, hải quan, cảnh sát ra khỏi phạm vi điều chỉnhcủa công ước (như theo quy định tại Điều 1 khoản 4 Công ước về các tội phạm vàmột số hành vi khác thực hiện trên tàu bay, Điều 3 khoản 2 Công ước về trừng trịviệc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay )
Một số công ước còn quy định cụ thé đối tượng chiu sự tác động của hành vi cầuthành tội khủng bố bao gồm dân thường hoặc bất kì người nào khác không tham giachiến sự trong bối cảnh xung đột vũ trang (điểm b khoản 1 Điều 2 Công ước quốc
Trang 20tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố), Công ước về trừng trị khủng bố bằng bomquy định đối tượng tác động của các hành vi cấu thành tội khủng bố gồm: địa điểmcông cộng, hệ thống giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị của nhànước hoặc chính phủ.
Có thé nhận thấy, đối tượng tác động của hành vi cấu thành tội khủng bố là cácmục tiêu dân sự, cộng đồng dân cư hoặc những người không trực tiếp tham giachiến sự, những người được hưởng bảo hộ quốc tế
Trong thực tế có trường hợp sự tan công nhằm vào mục tiêu hỗn hợp, có cả quân
sự và dân sự, ví dụ toà nhà có cả cơ quan quân sự tội phạm khủng bồ là tội phạm có
"tính quốc tế" nên khách thể của tội phạm khủng bố không chỉ giới hạn trong phạm
vi quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu, đó là hoà bình, an ninh quốc tế, lợi ích củanhân loại, là quan hệ bình thường ổn định giữa các quốc gia hoặc là tính mang, tàisản, sức khoẻ, tự do, danh dự và các quyền con người cơ bản của các công dân thuộcquốc gia đó
1.1.4 Nguyên nhân khủng bố :
Hoạt động khủng bố da dạng và xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau, với nhữngđiều kiện địa chính trị, xã hội khác nhau do đó nguyên nhân phát sinh và bùng phátchủ nghĩa khủng bố cũng rất đa dạng, đa phần đó là sự kết hợp của nhiều nguyênnhân chứ không phải do một hay hai nguyên nhân đơn lẻ Tuy nhiên, có thé coinguyên nhân gây ra chủ nghĩa khủng bố gồm hai nguyên nhân chính sau :
- Về kinh tế :
Trong khi toàn cầu hóa mang lại cho các nước phát triển những lợi ích to lớn,những cơ hội phát triển mạnh mẽ thì nó mang lại cho các nước đang phát triển đầynhững thách thức và rất nhiều khó khăn Hệ quả của sự kiện này là khoảng cáchgiàu nghèo ngày càng mở rộng, tình trạng bất đình dang về kinh tế giữa các quốcgia cũng như giữa các tầng lớp xã hội trong cùng một quốc gia , mâu thuẫn giữatăng trưởng kinh tế với tình trạng phân phối không công bằng ngày một tăng
Su ban cung về kinh tế, nghèo đói, thất nghiệp đã gạt một bộ phận không nhỏdân chúng ra bên lê của tiên trình phát triên, khiên họ mong muôn phải có sự thay
Trang 21đổi chính quyền, thay đổi sự áp đặt, chèn ép của các nước giàu lên các nước nghèo góp phần tạo ra khoảng trống về đạo đức, tư tưởng , để chủ nghĩa khủng bố có điềukiện xâm nhập, gieo rắc tư tưởng phản kháng, thù hận, thúc đây một bộ phận của xãhội gia nhập lực lượng khủng bố Không ít thành viên hoạt động trong những mạnglưới khủng bồ toàn cầu là những thanh niên trong độ tuổi 20 đến từ châu Phi, ĐôngNam Á, khu vực Viễn Đông, Trung Đông và cả từ các nước phát triển.
Có thê nói, bên cạnh những tác động tích cực của toàn cầu hóa thì các hệ quảtiêu cực mà nó gây ra như nghèo đói, thất nghiệp, sự chênh lệch giàu nghèo trong xãhội quốc gia nói chung hay cộng đồng quốc tế nói riêng, sự bùng nỗ khoa học kỹthuật, phương thức vận chuyển và thông tin xuyên biên giới , là những nguyênnhân quan trọng đưa tới sự phản kháng, đưa tới tình trạng bạo lực - môi trường thuậnlợi, mam mống tiềm tàng cho sự phát triển của chủ nghĩa khủng bó
- Về chính trị :
Các mâu thuẫn dân tộc và xung đột sắc tộc, tôn giáo là nguyên nhân quantrọng dẫn đến những hành động khủng bé quốc tế Có một số học giả và cả chínhkhách trên thế giới cho rằng tôn giáo là vườn ươm dé chủ nghĩa khủng bố sinh sôi
Có người còn đánh đồng Hồi giáo với chủ nghĩa khủng bố, cho rằng Hồi giáo lànguyên nhân sinh ra chủ nghĩa khủng bố, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi cáchình thức tôn giáo đi tới chủ nghĩa cực đoan.
Chúng ta không thé đánh đồng chủ nghĩa khủng bố với Hỏi giáo , nhưngcũng không thê phủ định một thực tế là không ít hoạt động khủng bố có nguồn gốc
từ mâu thuẫn tôn giáo Trong đó, điển hình là các cuộc khủng bố của các tổ chứcAl-Qaeda kích động phong trào Jihad (Thanh chiến) trên toàn cầu nhằm lật đồ cácchế độ mà Al-Qaeda cho là thối nát và phản Hồi giáo tại các quốc gia A Rap và cácnước Hồi giáo khác Al-Qaeda muốn thay thé các chế độ nói trên bằng một nhanước Hồi giáo duy nhất hoặc một dé chế được quan lý chặt chẽ bằng cái gọi làsharia (Luật Hồi giáo) hay IS với Tư tưởng chiến dau là thiết lập một Nha nướcHồi Giáo thống nhất toàn Trung Đông, tại đó những giá trị thiêng liêng của HồiGiáo sẽ được khôi phục như những ngày đầu của Hồi giáo, khi Đắng tiên triMuhammed còn tại thé
Trang 22Có thể thấy , mọi thứ tư tưởng hệ nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố về mặt thếgiới quan đều có thể quy về chủ nghĩa cực đoan (cực đoan dân tộc, cực đoan tôngiáo).
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan bảo thủ có thé dẫn đến chủ nghĩa bai ngoại,hoặc chủ nghĩa ly khai Đây được coi là một trong những nguồn gốc dai dăng nhất,mạnh mẽ nhất và nguy hiểm nhất khiến phát sinh chủ nghĩa khủng bố Trong khi
đó, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan khiến các tín đồ tôn thờ Đắng tôi cao một cách mùquang, lợi dụng đức tin dé kêu gọi “ Thánh chiến”
Bên cạnh đó, sự thiéu vắng hệ tu trởng cách mạng cùng với toàn cầu hóa nếukhông biết khai thác thì dé làm xóa mờ bản sắc văn hóa dân tộc, tôn giáo đã tạo ramột khoảng trống, mà chủ nghĩa khủng bố có thé lợi dung để xâm nhập, kích độngtâm lý, tuyên truyền trong dân chúng, tạo nên những hành động phản kháng chínhquyên
1.1.5 Hậu quả của khủng bố :
Hàng năm, những vụ khủng bố đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạngcon người, gây nên cảnh đồ máu tàn khốc, người thân li tán Những người may mansống sót có thể mang theo di chứng suốt đời Khủng bố còn làm tiêu tốn biết baonhiêu công sức, của cải của con người Tài sản, nhà cửa, các công trình kiến trúc màbao người phải nỗ lực trong nhiều năm tháng mới tạo dựng lên được chỉ trong mộttích tắc đã bị huỷ hoại hoàn toàn Nhiều người bị đầy vào cảnh không nhà, khôngcửa, tay trắng chỉ trong giây phút Kèm theo đó, nguy hiểm hơn là môi trường sốngcủa trái đất bị đặt trong nguy cơ bị huỷ diệt bat cứ lúc nào Đây là những hậu qua tứcthời trước mắt mà ai cũng có thê nhìn thấy Không chỉ có vậy, nạn khủng bố lan trankhiến tất cả mọi người mắt đi cảm giác an toàn, cảm giác yên tâm trong cuộc sốngtrong cuộc sống Nỗi ám ảnh về khủng bồ len lỏi vào cuộc sống bình yên của mọingười và đang mài mòn, thách thức sức chịu đựng của tất cả Chưa bao giờ tronglịch sử nhân loại hình thức khủng bồ lại tàn bạo đến thế Chúng hành quyết, chặt đầunhiều người và béu thi thé của họ tại quảng trường, nơi công cộng VD : IS đã tungvideo chặt đầu con tin người Mỹ Peter Kassig và công khai hình ảnh ghi lại cảnhhành hình các phi công và si quan trung thành với chính phủ tổng thống Bashar al-
Trang 23Assad cùng lời đe dọa với Anh và Mỹ Khả năng huỷ hoại thần kinh loài người của
nó còn lớn và tai hại gấp nhiều lần khả năng làm đồ máu hay phá huỷ tai sản Bêncạnh những hậu quả có liên quan đến con người, còn tồn tại những hậu quả lâu dàicho tương lai loài người Khủng bố khiến cho mâu thuẫn, xung đột trên thế giới ngàycàng trở nên gay gắt quyết liệt Khối thống nhất, nền hoà bình mà nhân loại nỗ lựcxây dựng đã bị xâm hại và lung lay thực sự gây thiệt hại nghiêm trọng đến hoạt độngbình thường của một Chính phủ, hệ thống giao thông công cộng, hệ thống liên lạchay cơ sở hạ tang, làm mắt 6n định nghiêm trọng hoặc huỷ hoại cơ cấu xã hội, kinh
tế, thể chế và chính trị căn bản của một quốc gia hoặc một tô chức quốc té Khung bốchưa phải là một cuộc chiến tranh công khai trên một phạm vi rộng nhưng tiến hànhkhủng bố là cách dé nuôi đưỡng mầm mống và làm bùng phát chiến tranh trên toànthé giới
1.2 Xu hướng phát triển của chủ nghĩa khủng bố :
Khủng bố ngày càng lan rộng Xu thế toàn cầu hóa hiện nay chính là môi trường lítưởng dé các nhóm khủng bố xuyên quốc gia phát triển Ranh giới giữa khủng bồtrong phạm vi một đất nước và khủng bố xuyên quốc gia đang ngày càng lu mờ Cóthé nhận định, xu hướng phát triển của chủ nghĩa quốc tế hiện nay như sau:
1.2.1 Thay đổi mục tiêu và mục đích tấn công :
Các tổ chức khủng bố hiện nay mở rộng địa bàn tấn công ra ngoài phạm vi cácnước phương Tây và có khuynh hướng tiến hành các vụ tan công khủng bố ở cácquốc gia đang phát triển Sau sự kiện 11/9, các hoạt động khủng bố quy mô lớn xảy
ra trên thế giới phan lớn là nhăm vào Mỹ và các quốc gia phương Tây Tuy nhiên,hiện nay, khủng bố đã mở rộng mục tiêu tan công của minh ra các khu vực ngoàiphạm vi các nước phương Tây như khu vực Nam Á, Trung Đông, châu Phi, ĐôngNam Á Hàng loạt những vụ khủng bố gần đây ở các nước đang phát triển như AiCập, Ấn Độ là minh chứng cụ thé nhất cho sự thay đôi địa bàn tấn công của bọnkhủng bố Do Mỹ và các nước phương Tây liên tục tăng cường các biện pháp
chông khủng bô trong nước, các tô chức khủng bô quôc tê đã điêu chỉnh sách lược
Trang 24Ngoài ra, nếu trước đây các phần tử khủng bố đã chĩa mũi nhọn tấn công chủ yếuvào những thành phố có ý nghĩa tượng trưng hoặc là trung tâm kinh tế chính trị có
sự anh hưởng lớn, cơ sở chính trị, quân sự trọng yếu thì hiện nay đã chuyển sangcoi các cơ sở dân dụng tập trung đông người làm mục tiêu chính Trong đó chủ yếubao gồm các cơ sở hạ tầng, khu dân cư, các phương tiện giao thông công cộng vàcác khu giải trí, ăn uống lớn làm cho nhiều người thương vong, gây khủng hoảngtrong xã hội.
Về mục đích , các cuộc tan công hiện nay ngoài mục đích chính trị còn kết hợpnhiều mục đích khác như tạo ra sự hoang mang cho người dân, khiến người dânđánh mất sự tín nhiệm với chính phủ , thông qua các phương tiện truyền thông gâychấn động dư luận, phá hoại những nỗ lực hòa bình, tuyên dương sự ton tại các hành
vi khủng bố và các phần tử khủng bố, gây ra sự khủng hoảng, hoang mang trong xãhội, qua đó gây anh hưởng xấu đến sự 6n định của xã hội và sự phát triển kinh tế1.2.2 Thay đổi hình thức, phương tiện, thành phân khủng bố, tốc độ, chu kì hoạtđộng của hành động khủng bố :
Trước đây, các phần tử khủng bố thường dùng các phương thức như ám sát, đánhbom tự sat, Nhung đến nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đãxuất hiện khủng bố sử dụng công nghệ cao như vũ khí sinh học, hóa học, vũ khí hạtnhân với mức độ tàn sát lớn và dé lại hậu quả lâu dài Chúng có các chuyên giamáy tinh, sinh hóa và các chuyên gia vũ khí gây nỗ, được đào tạo huấn luyện
khủng bố chuyên nghiệp, sử dụng thành thạo các loại vũ khí kê cả loại vũ khí hiện
Trang 25độ của chúng đã đạt đến cấp độ xung đột vũ trang
Ngoài ra, những phần tử khủng bố được chiêu mộ cũng có sự thay đổi về thànhphần Chúng không còn chủ yếu là người các nước châu Âu nữa mà giờ đây chúngcòn có thể là người địa phương, người Hồi giáo, người di dân điều này khiến choviệc nhận dạng các phần tử của các cơ quan chức năng trở nên khó khăn hơn
Tốc độ của hành động khủng bồ ngày càng nhanh, chu kỳ hoạt động ngày càngngắn Các phần tử khủng bố hiện nay không cần thời gian lên kế hoạch và huấnluyện lâu ngày như trước đây, sau khi được chiêu mộ, chỉ cần qua quá trình huấnluyện ngắn là các thành viên mới kết nạp của các tổ chức khủng bố có thể tiến hànhcác hoạt động tan công, tong cộng thời gian chỉ cần nửa năm
1.2.3 Thay đổi quy mô, chiến lược, cơ cấu tô chức, ngân quỹ hoạt động :
Giờ đây, các tổ chức khủng bố lợi dụng công nghệ, khoa học tiên tiến nhưinternet dé tạo thành một mạng lưới tô chức mang tính toàn cầu, rộng khắp Mạnglưới này do nhiều tổ chức nhỏ ở khắp nơi trên thế giới kết hợp thành, chúng khôngcòn tập trung mà phân chia rải rác, thường phân bố rộng, quân số đông và hànhđộng rất linh hoạt Chúng hoạt động độc lập với nhau đồng thời cũng liên hệ mậtthiết với nhau Hàng loạt các vụ khủng bố được tiến hành đa phan là do các tổ chứcquy mô nhỏ thực hiện, thậm chí do một số cá nhân không thuộc tổ chức nào thựchiện nhưng mức độ tinh vi lại tăng lên rất nhanh và mang đậm “dấu ấn cá nhân”.Nhiều vụ khủng bố diễn ra bất ngờ khiến các quốc gia không kịp trở tay Khiếncho việc đề phòng và ngăn chặn hoạt động khủng bồ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn
Về ngân quỹ hoat động, ngày nay nguồn thu của các tổ chức khủng bố đa dạng
và mạnh hơn Trong đó có 2 nguồn thu quan trọng là đánh thuế (bền vững, ít bị anhhưởng từ bên ngoài), và bán dầu Các nguồn khác là quyên góp, bắt cóc, tồng tiền,bán đồ cô Chúng kinh doanh, thao túng kinh tế và tự tích tiểu thành đại VD: tô
Trang 26chức IS, chúng được ví như Taliban với những giếng dầu trong tay Mỗi ngày ISbán được tới 30 nghìn thùng dầu với giá rẻ hơn giá thị trường chung trên thế giới,trở thành tổ chức khủng bố giàu nhất trên thé giới Ngoài ra, các tổ chức này ít khidùng tiền dé chi cho các hoạt động chế tạo hoặc mua vũ khí mà hầu hết số tiền đóđược dùng vào công tác chiêu mộ, du lịch và mở lớp bồi dưỡng
Điều này khiến việc theo dõi hoạt động gây quỹ của các thế lực khủng bố ngàycàng gặp nhiều khó khăn
1.2.4 Xu thé “địa phương hóa”
Đây là một trong những thay đổi cơ bản của sự phát triển chủ nghĩa khủng bố quốc
tế Đó là sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức tội phạm như các tổ chức tôn giáocực đoan địa phương, các thế lực dân tộc chủ nghĩa, các thế lực phân biệt chủng tộchoặc các tô chức tội phạm xã hội đen Từ đó phát triển thé lực của các tổ chứckhủng bồ địa phương đồng thời lợi dụng danh nghĩa các thé lực địa phương này détiễn hành các hoạt động khủng bố Khủng bố giờ đây không còn là các cuộc tấncông quy mô lớn được lên kế hoạch và điều phối từ bên ngoài, mà chính là nhữngnhóm hoặc cá nhân địa phương.
1.2.5 Thánh hóa hệ tu tưởng :
Chủ nghĩa khủng bố có liên hệ mật thiết với giáo lý đạo Hồi, hầu hết những phan tửkhủng bồ hiện nay đều tự xưng là những tín đồ của đạo Hỏi chính thống Tất cả đều
“thánh hóa” các hành vi khủng bố của minh , nhất là khi tổ chức Nha nước Hồi giáo
tự xưng (IS) xuất hiện IS đã hiện thực hóa được tư tưởng thông nhất đạo Hồi, từ một
tổ chức Hồi giáo cực đoan dòng Sunni trở thành một nhà nước hiện hữu, sẵn sangchém giết bat cứ ai trái ý chúng IS đã biến tướng thành một nhà nước khủng bố,vượt trên tam 1 tổ chức Hồi giáo thánh chiến hùng mạnh như Al-Qaeda
2 Lịch sử hình thành, phát triển của chế định pháp lý quốc tế về chốngkhủng bố :
2.1 Giai đoạn trước cuộc khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001:
Ban đầu hợp tác quốc tế về chống khủng bố hình thành ở cấp độ song phươnggiữa các quốc gia thông qua các tập quán, các hiệp định tương trợ tư pháp về hình
Trang 27sự trong đó có quy định trách nhiệm của các bên tham gia ký kết trong việc trao đồithông tin, tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm trong đó có tội phạm khủng bồ.
Ở cấp độ đa phương, có thể nói điều ước quốc tế đa phương đầu tiên đề cập tớikhủng bố là Công ước Gionevo năm 1937 về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc/ Tuy nhiên, do không hội đủ số lượng thư phê chuẩn nên Công ước đã không phátsinh hiệu lực Đây đánh dấu nỗ lực đầu tiên của cộng đồng quốc tế trong hợp tácchống khủng bó, đặt cơ sở nền móng cho các nỗ lực tiếp theo của cộng đồng quốc
tế trong lĩnh vực này
Từ sau Công ước Gionevo năm 1937 cộng đồng quốc tế đã ngày càng tập trungxây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế về chong khủng bố và đã có nhiều côngước về chống khủng bồ trong các lĩnh vực bảo an ninh hàng không quốc tế , hànghai, ngoại giao, chéng bắt cóc con tin, đảm bảo an toàn vật liệu hạt nhân, an toànhàng hải, công trình cô định trên biển và thêm lục địa, đánh dấu chất nỗ dẻo, chốngkhủng bồ bằng bom được thông qua Cụ thé :
Trong lĩnh vực đảm bảo an ninh hàng không quốc tế, dưới sự bảo trợ và chủ trì củaLiên hợp quốc và Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO, nhiều điều ướcquốc tế về chống khủng bố hàng không quốc tế đã được ra đời, như: Công ướcTokyo năm 1963 về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay;Công ước Lahaye 1970 về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay; Công ướcMontreal năm 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàngkhông dân dụng; Nghị định thư Montreal năm 1988 về trừng trị các hành vi bạo lựcbất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế
Trong lĩnh vực hàng hải, Liên hợp quốc và Tô chức Hang hải quốc tế IMO đãsoạn thảo và thông qua một số công ước quốc tế như: Công ước về trừng trị cáchành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải năm 1988; Nghị địnhthư Rome năm 1988 về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của cáccông trình cô định trên thêm lục địa
Cùng với đó là các công ước về các lĩnh vực khác, cụ thể : Công ước New York
1973 về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được bảo hộquôc tê, bao gôm viên chức ngoại giao ; New York năm 1979 về chong bắt cóc con
Trang 28tin ; Công ước Viên 1979 về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân ; Công ước về đánhdau chất nỗ dẻo dé nhận biết năm 1991; Công ước New York năm 1997 về trừng trikhủng bố bằng bom, Công ước New York năm 1999 về trừng trị hành vi tài trợ chokhủng bố
Có thể nói, du chưa đạt được sự thống nhất về quan điểm dé cùng nhau xây dựngmột điều ước quốc tế chung có tính toàn cầu về chéng khủng bố quốc tế nhưng cácquốc gia đã thành công trong việc xây dựng các quy phạm quốc tế liên quan đếnphòng, chống khủng bồ trong những lĩnh vực riêng biệt
Bên cạnh các công ước quốc tế về chống khủng bố được thông qua trong khuônkhổ Đại hội đồng Liên hợp quốc và các tổ chức thành viên, Hội đồng Bảo an Liênhợp quốc với vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hoà bình nói chung và ngăn ngừanhững hành vi khủng bố đe dọa đến hòa bình quốc tế nói riêng đã cho ban hànhnhiều Nghị quyết về chống khủng bố như: Nghị quyết số 1267 năm 1999 về tìnhhình khủng bố ở Afghanistan , Nghị quyết số 1333 (2000), Nghị quyết số 1363(30/7/2001), Nghị quyết số 1373 về phong toả, tịch thu tài sản của các phần tử khủng
bố và tài trợ cho khủng bố ngày 28/9/2001
Ở cấp độ khu vực, đã có một số điều ước về chống khủng bố được ký kết : Côngước về phòng ngừa và trừng trị khủng bố năm 1971 của Tổ chức các quốc gia châu
Mỹ ( ÓAS ); Công ước châu Âu về chống khủng bố năm 1977; Công ước về chốngkhủng bố năm 1987 của Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á; Công ước Arập về chốngkhủng bố năm 1998 của Liên đoàn các quốc gia Arập; Hiệp định hợp tác chốngkhủng bố năm 1999 của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG); Công ước về chốngkhủng bố quốc tế năm 1999 của Tổ chức hội nghị Hồi giáo; Công ước về phòngngừa và chống khủng bố năm 1999 của Liên minh châu Phi ( AU), Hiệp ước về hợptác giữa các quốc gia thành viên của Khối thịnh vượng chung của các quốc gia độclập trong cuộc chiến chống khủng bố, năm 1999 của Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á (ASEAN)
2.2 Giai đoạn từ sau cuộc khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001 đến nay :
Kể từ sau cuộc khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001 trước sự phát triển mạnh mẽ và
mở rộng không ngừng về phạm vi, lĩnh vực hoạt động của tội phạm khủng bố quốc
Trang 29tế, đứng trước nguy cơ hoà bình va an ninh quốc tế bị de doa nghiêm trọng cácquốc gia và cộng đồng quốc tế đã xích lại gần nhau, hợp tác chặt chẽ hơn trong đấutranh chống khủng bố.
Trên bình diện hợp tác giữa các quốc gia và cộng đồng quốc tế trong cuộc chiếnchống khủng bồ sau sự kiện ngày 11/9 tại Mỹ,vai trò của Liên hợp quốc trong cuộcchiến chồng khủng bố cũng ngày càng rõ nét Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ngàycàng khăng định vị trí của mình trong tiến trình chống khủng bố nói riêng và duy trìhoà bình, an ninh quốc tế nói chung
Minh chứng cụ thể cho sự phát triển mạnh của hợp tác chống khủng bố là năm
2006 tại kỳ họp lần thứ 60, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Chiến lượctoàn cầu về chống khủng bố Chiến lược toàn cầu chống khủng bố có phạm vi baotrùm các khía cạnh của hoạt động chống khủng bó, là cơ sở pháp lý quan trọng chohợp tác dau tranh chong khủng bồ giữa các quốc gia
Rất nhiều nghị quyết chong khủng bồ tiếp tục được Hôi đồng bảo an thông qua:Nghị quyết số 1390 (2002) ; Nghị quyết số 1452 2002 Nghị quyết 1456 ( 2003),Nghị quyết 1455, Nghị quyết 1465 và 1516, Nghị quyết số 1624 2005 về các biệnpháp bổ sung chống các hành vi kích động khủng bố
Cùng với các nghị quyết của Đại hội đồng và Hội đồng bảo an là các cơ chếgiám sát việc thực hiện Nghị quyết va các biện pháp thực thi cụ thé trong đó cóviệc thành lập các Uy ban và thiết lập cơ chế báo cáo quốc gia
Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều các điều ước quốc tế đa phương, song phương
và các điều ước quốc tế và khu vực cùng các thoả thuận song phương về hợp tácchống khủng bố được thông qua tạo nền tảng nền tảng các chế định pháp lý vữngchắc trong cuộc chiến chống khủng bó Cụ thé :
Công ước Viên năm 2005 (sửa đổi Công ước Viên năm 1980) về bảo vệ an toànvật liệu hạt nhân - Công ước New York năm 2005 về ngăn ngừa các hành vi khủng
bố bang hạt nhân - Nghị định thư năm 2005 bổ sung Công ước về ngăn chặn cáchành vi phi pháp chống lại an toàn hàng hải - Nghị định thư năm 2005 bổ sungNghị định thư về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại những công trìnhtrên thềm lục địa Công ước về ngăn ngừa những hành vi trái pháp luật liên quan
Trang 30đến hàng không dân dụng quốc tế năm 2010
Ở cap độ hợp tác song phương , có một số hiệp định chống khủng bố được cácquốc gia ký kết như: Thoa thuận giữa Thổ Nhĩ Ky và Iran về chống khủng bố năm2007; Bản ghi nhớ về hợp tác chống khủng bố quốc tế giữa Bangladesh vàAustralia 2008,Hiệp định Hợp tác và Đối tác (PCA) giữa Indonesia và Liên minhchâu Âu (EU) năm 2009, Thỏa thuận chống khủng bố Mỹ - An Độ năm 2010;Thoả thuận hợp tác chống khủng bố Mỹ - Nga năm 2011
Ở cấp độ khu vực, Công ước chung về chống khủng bố (ASEAN Convention
on Counter Terrorism 2007, Công ước chống khủng bố của Tổ chức hợp tácThượng Hai năm 2009 Kế hoạch hành động của EU vẻ chống khủng bồ /2011) Như vậy cùng với sự phát triển của khủng bố, quá trình hợp tác chống khủng bốgiữa các quốc gia và cộng đồng quốc tế đã ngày càng đi vào thực chất và có chiềusâu hơn, các chế định pháp lý từ cấp độ song phương đến khu vực, liên khu vực vàtoàn câu ngày càng bao trùm
TIỂU KẾT :
Tóm lại , nền tang chế định pháp lý quốc tế về chống khủng bồ qua lịch sử hìnhthành và phát triển ngày càng được hoàn thiện Tuy nhiên, hệ thống văn bản quyphạm pháp luật quốc tế về chống khủng vẫn chưa có một định nghĩa chung hoànchỉnh, thống nhất về khủng bố Việc xây dựngMột định nghĩa chung về khủng bố là
vô cùng cần thiết để quá trình hợp tác chống khủng bố giữa các quốc gia ngày càng
có hiệu quả
Trang 31Chương II.
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUAT QUOC
TE VE CHONG KHỦNG BO VÀ HOẠT ĐỘNG NHẰMTHỰC THI TẠI MOT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI
1 Nội dung của pháp luật quốc tế về chống khủng bố :
1.1 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong hoạt động chỗng khủng
Là một bộ phận của luật quốc tế nên pháp luật quốc tế về chống khủng bótrước hết phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế bên cạnh đó do còn
có những đặc thù riêng nên pháp luật quốc tế về chống khủng bố cũng có nhữngnguyên tắc đặc thù điều chỉnh Vì vậy, có thé phân chia nguyên tắc cơ bản của phápluật quốc tế về dau tranh chống khủng bố làm nhóm các nguyên tắc chung và nhómcác nguyên tắc đặc thù Trong pham vi luận văn sẽ chỉ nghiên cứu nhóm cácnguyên tắc đặc thù
1.1.1 Nhóm nguyên tắc chung :
- Nguyên tắc bình đắng về chủ quyền giữa các quốc gia;
- Nguyên tắc không sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực;
- Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế;
- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác;
- Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế ( Pacta sunt servanda )
- Nguyên tắc dân tộc tự quyết;
Trang 32- Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác
Đây là những nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất của toàn bộ các hệ thống cácnguyên tắc của luật quốc tế hiện đại Nó được ghi nhận trong các điều lệ của các tổchức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, của tuyệt đại đa số các t6 chức quốc tế phổ cập
và các tô chức quốc tế khu vực, trong nhiều điều ước quốc tế đa phương va songphương và trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng của các hội nghị và tổ chức quốctế
là nhằm đảm bảo hoà bình và an ninh quốc tế, thế nhưng nếu để một số quốc giatuỳ tiện lợi dụng việc chống khủng bó dé can thiệp trái phép, xâm phạm chủ quyềnquốc gia khác thì mục đích này không đạt được Vì vậy, đây là nguyên tắc quantrọng nhằm tránh lợi dụng việc chống khủng bố dé can thiệp trái phép, xâm phạmchủ quyền quốc gia khác , đảm bảo hoa bình và an ninh quốc tế Nội dung củanguyên tắc là các quốc gia không lợi dụng dé can thiệp vào công việc nội bộ hoặcđơn phương tiến hành các hành vi thuộc quyên tai phán hoặc các chức năng thuộcthâm quyén của cơ quan hữu quan của mình trên lãnh thổ của quốc gia khác khikhông được sự cho phép của quốc gia đó
Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa tại một số điều ước song phương, điềuước đa phương VD : Điều 20 và Điều 22 Công ước quốc tế về chống tài trợ khủng
bố quy định như sau: “Các quốc gia thành viên sẽ thực hiện các nghĩa vụ của minhtheo quy định của Công ước này theo phương thức phù hợp với nguyên tắc bìnhđăng chủ quyên và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội
bộ của quốc gia khác "(4) và “không một quy định nào trong Công ước này cho
Trang 33phép quốc gia thành viên thực hiện trên lãnh thé quốc gia thành viên khác quyểntài phán hoặc các chức năng dành riêng cho các cơ quan có thẩm quyên của quốcgia.
Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có ngoại lệ khi cho phép các quốc gia và Hộiđồng bảo an sử dụng vũ lực hợp pháp theo quy định tại các điều từ 42 đến 47 và điều
51 Hiến chương Liên Hiệp Quốc
1.1.2.2 Pháp luật chống khủng bố và các biện pháp chong khủng bố được vi phạmcác quyên con người cơ bản :
Quyền con người được hiểu là: “phẩm giá năng lực, nhu cẩu và lợi ích hoppháp của con người được thể chế, bảo vệ bởi pháp luật quốc gia, pháp luật quốctê”
Mục đích cơ bản và quan trọng nhất trong hợp tác quốc tế về chống khủng bố
là dé bảo vệ các quyền con người được pháp luật quốc tế thừa nhận , đảm bảo chonhân loại được tồn tại và phát triển trong hoà bình Chính vì vậy, bảo vệ quyền conngười là nguyên tắc cơ bản trong pháp luật chống khủng bố quốc tế
Nguyên tắc này được thé hiện thông qua việc các quyền của người bị tìnhnghi là phạm tội được bảo đảm Trong quá trình thực thi quyền tài phán, thực hiệncác thủ tục t6 tụng (tạm giam, điều tra, truy nã người bị tình nghi) của mình, cácquốc gia có nghĩa vụ ; đảm bảo quyền hợp pháp và được đối xử công bằng đối vớingười bị tình nghi phạm tội trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng (Điều 13Công ước Tokyo năm 1963, Điều 8 Công ước New York năm 1979, Điều 12 Côngước Viên năm 1980, Điều 14 Công ước New York năm 1997 ) thực hiện các biệnpháp cần thiết dé đảm bảo quyền của người bị giam giữ như hỗ trợ người đó trongviệc liên lạc ngay với đại diện thích hợp gần nhất của quốc gia mà người đó là côngdân, thông báo cho quốc gia đó hoặc cho bất kỳ quốc gia nào khác có liên quan vềviệc giam giữ đó, lý do, hoàn cảnh giam g1ữ
Theo các quy định vê thủ tục tô tụng của các công ước quôc tê vê chong
Trang 34khủng bố, người bi tinh nghi phạm tội được hưởng day đủ các quyền của minhtrong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng và dẫn độ mà không có bất kỳ sựphân biệt đôi xử nao
VD :Điều 12 Công ước về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân quy định “?ongquá trình tiễn hành các thủ tục tô tụng doi với một người liên quan đến bất tộiphạm nào được quy định tại Điều 7, người đó sẽ được đảm bảo đổi xử công bằngtrong tat cả các giai đoạn của tiến trình t6 tụng”
Khoản 3 Điều 6 Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin quy định cácquyền của người phạm tội, bao gồm: “Liên lạc ngay với đại diện thích hợp ở gannhất của quốc gia mà người đó mang quốc tịch hoặc quốc gia có quyên liên lạcnhư vậy hoặc quốc gia nơi người đó thường trú nếu người này không có quốc tịch;được đại diện của quốc gia đó đến thăm; được thông bdo về các quyên củaminh” và “bất kỳ người nào dang bị thực hiện các thituc tổ tụng có liên quanđến bắt kỳ tội phạm nào được nêu tại Diéu 1 sẽ được dam bảo sự đối xử công bằngtrong tat cả các giai đoạn tô tung, bao gém cả việc được hưởng tat cả các quyên vàcác bảo dam được quy định trong pháp luật quốc gia nơi người đó có mặt (Khoản
Ngoài ra, các công ước quốc tế về chống khủng bố đều quy định việc khôngđược dẫn độ hoặc tương trợ pháp lý nếu một quốc gia thành viên công ước có đầy
đủ cơ sở tin rằng yêu cầu dẫn độ hoặc tương trợ pháp lý nhằm mục đích phương hạiđến người khác vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, nguồn gốc sắc tộc hoặcchính kiến của họ
Bên cạnh đó , pháp luật quốc tế về chống khủng bố còn có các quy định bảo
vệ quyền của những nạn nhân của khủng bố Công ước quốc tế về chống bắt cóccon tin năm 1979 nhằm mục đích bảo vệ một trong những quyền con người cơ bảnnhất - quyền tự do thân thé, đã thừa nhận rằng “ moi người đều có quyền sống,quyên tự do và quyên được an toàn về thân thể” và quốc gia nơi con tin bị bat giữ
có nghĩa vụ “?hực hiện tat cả các biện pháp mà quốc gia đó cho là thích hợp để
Trang 35giam nhe tinh trang cua con tin, dac biét la dam bao phong thich con tin va tro’ giúp con tin rời di sau khi được phóng thích, khi thích hop”.
1.1.2.3 Mọi hành vi khủng bố quốc tế déu phải bị ngăn chặn và trừng trị, khôngđược viện dan lý do chính trị dé từ chối hợp tác chong khủng bo :
Nguyên tắc này thực chất là nguyên tắc phái sinh từ nguyên tắc các quốcgia có nghĩa vụ hợp tác với nhau Nguyên tắc được ghi nhận tại hầu hết các côngước quốc tế về chống khủng bố Nguyên tắc này quy định các quốc gia phải cónghĩa vụ ngăn chặn khủng bố và phải trừng trị tội phạm khủng bố nghiêm khắc, cácquốc gia có nghĩa vụ hỗ trợ tối đa trong việc thực hiện các thủ tục t6 tung hinh suđối với các tội phạm khủng bố Khi tội phạm khủng bố xảy ra thuộc quyên tai pháncủa quốc gia nào thì quốc gia đó phải đưa ra xét xử, trường hợp không xét xử thìphải dẫn độ cho quốc gia khác có liên quan để xét xử, không được viện dẫn lý dochính tri dé từ chối dẫn độ hoặc xét xử tội phạm khủng bố
VD : Điều 11 Công ước quốc tế về trừng trị khủng bố băng bom quy định:
“Vi mục dich dân độ hoặc tương trợ pháp lý, không một tội phạm nào quy định tạiDiéu 2 bị coi là tội phạm chính trị hoặc tội phạm xuất phái từ các động cơ chínhtrị Theo đó, yêu cẩu về dan độ hoặc tương trợ pháp lý đối với tội phạm như vậykhông thể bị từ chối vì ly do tội phạm do liên quan đến tội phạm chính trị hoặc tộiphạm xuất phát từ động cơ chính trị ”;
Trong trường hợp quốc gia ký kết không dẫn độ, các điều ước quốc tế vềchống khủng bố đã quy định trách nhiệm của quốc gia trong việc chuyển giao vụviệc cho cơ quan có thâm quyền của minh dé xét xử Điều 10 Công ước về bảo vệ antoàn vật liệu hạt nhân quy định : “Nếu một người bị tuyên bố phạm tội đang có mặttrong lãnh thổ của một Quốc gia thành viên và quốc gia đó không dân độ ngườinày thì bất kể vì lý do gì và không được trì hoãn quá đáng, quốc gia phải chuyển vu
án cho các cơ quan có thẩm quyên của mình dé khởi tổ thông qua những thủ tục t6tụng theo của luật quốc gia ”
Việc từ chối không dẫn độ hoặc tương trợ pháp lý chỉ có thể xảy ra khi một
Trang 36quốc gia tin rằng việc dẫn độ hoặc tương trợ pháp lý đó có thé làm phương hại đếnquyền cơ ban của con người vì lý do chủng tộc, quốc tịch hoặc tôn giáo dưới danhnghĩa chống khủng bó
VD : Điều 12 Công ước quốc tế về trừng trị khủng bố bằng bom quy định:
“Không một quy định nào trong Công ước được giải thích là áp đặt nghĩa vụ dan độhoặc tương trợ pháp lý nếu quốc gia thànhviên được yêu cau dan độ các tội phạmquy định tại Điều 2 hoặc yêu cẩu tuong trợ đối với các tội phạm do đã được dua ranhằm mục dich truy t6 hoặc trừng trị một người vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốctịch, nguồn gốc sắc tộc hoặc chính kiến của người đó hoặc việc đáp ứng yêu cầu đó
có thé làm phương hại cho tình thé của người đó vì một trong các lý do trên”
1.2 Các quy định của pháp luật quốc tế về các biện pháp chỗng khủng bố :Mặc dù việc quy định các biện pháp về chống khủng bố năm rải rác trongnhiều điều ước khác nhau , giới han trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnhcủa công ước nhưng qua nghiên cứu các điều ước quốc tế về chống khủng bố có thểchia các biện pháp thành 2 nhóm :
1.2.1 Nhóm các biện pháp về ngăn ngừa khủng bố :
1.2.1.1 Hợp tác trao doi thông tin :
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đạiviệc trao đôi nhanh chóng thông tin tinh báo là một yếu tô cực kỳ quan trọng dé cóthé phan ứng kịp thời trước những nguy cơ mới nay giúp ngăn ngừa khủng bồ diễn
ra.
Hop tác trao đổi thông tin đã được quy định trong các công ước điềuchỉnh các lĩnh vực khác nhau về van dé chong khủng bố như: Điều 13 Công ước
về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải; Điều
8, Điều 9 Công ước về việc đánh dau vật liệu nỗ dẻo để nhận biết; Điều 15 Côngước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom; Điều 7 Công ước về đấu tranhvới các hành vi khủng bố hạt nhân năm 2005 VD : Điều 12 Công ước về trừngtrị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng quyđịnh: “Phù hợp với pháp luật của mình, bat kỳ quốc gia ký kết nào, nếu có cơ sởtin rang một trong các tội phạm nêu tại Diéu I sẽ được thực hiện, sẽ cung cáp
Trang 37bất kỳ thông tin liên quan nào có được cho những quốc gia mà quốc gia đó tin lànhững quốc gia nêu tại khoản 1 Điều 5.
1.2.1.2 Hop tác thực thi các biện pháp hành chính :
Hợp tác thực thi các biện pháp hành chính bao gồm các biện pháp như: kiểm soátbiên giới, kiểm soát xuất nhập cảnh, nơi cư trú, kiểm tra người, hành lý, sử dụngthiết bị kỹ thuật phát hiện chất nô, chất độc hành lý, sử dụng thiết bị kỹ thuật phathiện chất nổ, chất độc tại những điểm nghi ngờ, dễ xảy ra các hành vi khủng
Đây là biện pháp quan trọng trong chính sách chống khủng bố nói chung vàhợp tác chống khủng bồ nói riêng.Thực tế trong thời gian qua cho thấy việc thựchiện tốt các biện pháp mang tính chất hành chính ở nhiều quốc gia đã giúp pháthiện và ngăn ngừa nhiều hành vi khủng bó
Biện pháp này đã được quy định trong nhiều điều ước quốc tế về chốngkhủng bố như Điều 15 Công ước New York năm 1997, Điều 18 Công ước NewYork năm 1999 VD: Điều 4 Công ước New York năm 1979 đã quy định trựctiếp trách nhiệm của quốc gia trong việc: “/c hiện các biện pháp hành chỉnh vacác biện pháp thích hợp khác dé ngăn chặn việc thực hiện các tội phạm ”
1.2.1.3 Hop tác hé tro kỹ thuật, dao tạo nguôn nhân lực cho các cơ quan thực thibảo vệ pháp luật về chong khủng bố:
Đề chống khủng bố có hiệu quả, các cơ quan thực thi pháp luật phải đượctrang bị những phương tiện cần thiết, những hiểu biết chuyên sâu trong các lĩnhvực liên quan Do vậy, hợp tác hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và cáchình thức hợp tác khác sẽ giúp các quốc gia có trình độ kỹ thuật và nguồn nhânlực có chất lượng chưa cao thực thi chính sách chống khủng bố có hiệu quả hơn
Các công ước quốc tế hiện hành về chống khủng bố đã có một số quy định
về van dé này tuy nhiên số quy phạm đề cập trực tiếp còn rất hạn chế VD: Điều
9 Công ước Montreal năm 1991 quy định, Hội đồng Tổ chức hàng không dândụng quôc tê: “sé hợp tac với các quốc gia thành viên và các tô chức quoc tê hữu
Trang 38quan tiễn hành các biện pháp phù hop bao gôm cả việc trợ giúp kỹ thuật và cácbiện pháp trao đổi thông tin liên quan đến sự tiễn bộ kỹ thuật trong việc đánh dau
và nhận biết vật liệu nổ”
1.2.1.4.Hợp tác ngăn ngừa tài trợ khủng bo:
Hợp tác ngăn ngừa tài trợ khủng bố là biện pháp đóng vai trò quan trọngtrong hoạt động chống khủng bố bởi các nhóm tổ chức khủng bồ chỉ hoạt động cóhiệu quả khi có sự trợ giúp về tài chính, nơi trú ân, vũ khí và hậu cần Nhận thức
rõ điều này các điều ước quốc tế đã có các quy định về hợp tác nhằm ngăn ngừatài trợ khủng bố như: Điều 4 Công ước New York năm 1973, Điều 4 Công ướcNew York năm 1979, Điều 13 Công ước Rome năm 1988, Điều 15 Công ước NewYork năm 1997 VD: Điều 18 Công ước New York 1999 quy định các thànhviên có nghĩa vụ hợp tác ngăn ngừa tội phạm thông qua việc thực thi các biệnpháp như: Giám sát việc cấp giấy phép cho tất cả các đại lý thực hiện nghiệp vụchuyên tiền; phát hiện hay giám sát việc vận chuyển qua biên giới tiền mặt haycác tài liệu có thể giao dịch được
1.2.2 Nhóm các biện pháp trừng trị khủng bo :
Dé trừng trị hành vi khủng bố có hiệu quả, đảm bảo mọi hành vi khủng bốđều phải đưa ra xét xử đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và đảm bảo hoạtđộng đấu tranh chống khủng bố có hiệu quả thì nhóm các biện pháp trừng trị khủng
bố được quy định trong các DUQT về khủng bố đóng vai trò vô cùng quan trọng.Các công ước vé chống khủng bố đều có những quy định về nhóm các biện phápnày như : Điều 11 Công ước quốc tế về chống khủng bố bang bom, Điều 8 CôngƯỚC quốc tế về trừng trỊ các tội phạm chống lại những người được bảo hộ quốc té,
kế cả viên chức ngoại giao năm 1973, Điều 11 Công ước quốc tế về trừng trị hành
vi tài trợ khủng bố năm 1999, Điều 11 Công ước quốc tế về tran áp các hành vibat hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải
Trong nhóm biện pháp này chủ yếu là các biện pháp hợp tác tương trợ tưpháp bao gồm: bắt giữ tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, dẫn độ tội
Trang 39Điều 10 Công ước Lahay năm 1970 quy định: “Các quốc gia kỷ kết sẽ dànhtoi da cho nhau sự hỗ trợ trong việc thực hiện các thủ tục hình sự đối với tội phạm `.Các công ước khác về chống khủng bồ như: Điều 11 Công ước Montreal năm 1971,Điều 10 Công ước New York năm 1973, Điều 11 Công ước New York năm 1979,Điều 13 Công ước Viên năm 1980, Điều 12 Công ước Rome năm 1988, Điều 10Công ước New York năm 1997 đều quy định trách nhiệm của các quốc gia trongviệc hỗ trợ cho nhau khi thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự
1.2.2.1 Bắt giữ tội phạm:
Hầu hết các công ước quốc tế về chống khủng bố đều quy định quốc giathành viên nơi người phạm tội hoặc người bị coi là phạm tội đang có mặt phải tiếnhành bắt giữ và giam giữ người đó hoặc các biện pháp khác để đảm bảo sự có mặtcủa người đó Việc bắt giữ, giam giữ hoặc các biện pháp khác phải tuân theo phápluật quốc gia SỞ tại nham mục đích tiễn hành các thủ tục tố tụng hình sự hoặc dẫn
độ Quốc gia thành viên công ước cũng phải có nghĩa vụ tiếp nhận người phạm tội
do thuyền trưởng tàu biển hay người chỉ huy tàu bay giao cho và thực hiện các biệnpháp giam giữ hoặc các biện pháp khác đảm bảo sự có mặt của người đó để xét xửhoặc dẫn độ Quốc gia thực hiện bắt giữ, giam giữ người phạm tội hoặc người bịtình nghi là phạm tội phải có bước điều tra ban đầu về vụ việc và phải thông báongay những phát hiện của mình cho các quốc gia liên quan và nêu rõ ý định thựchiện quyên tài phán hay không Bên cạnh đó, quốc gia thực hiện bắt giữ, giam giữngười phạm tội hoặc người bị tình nghi là phạm tội cũng phải thực hiện các biệnpháp can thiết dé đảm bảo quyên của người bị giam giữ như hỗ trợ người đó trongviệc liên lạc ngay với đại diện thích hợp gần nhất của quốc gia mà người đó là côngdân, thông báo cho quốc gia đó hoặc cho bat kỳ quốc gia nào khác có liên quan vềviệc giam giữ đó, lý do, hoàn cảnh giam giữ
1.2.2.2 Tiến hành diéu tra, truy 16, xét xử tội phạm:
Quốc gia thành viên nơi người phạm tội có mặt nêu không dẫn độ thì phải cónghĩa vụ chuyên vụ việc này cho các cơ quan có thẩm quyền của mình để truy tố,xét xử thông qua thủ tục tố tụng theo pháp luật của quốc gia đó, dù tội phạm được
Trang 40thực hiện trên lãnh thổ đó hay không và không có bất cứ ngoại lệ nào.Trong quátrình tiễn hành điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội hoặc bị tình nghi phạm tộiquốc phải được đảm bảo đối xử công bằng trong tất cả các giai đoạn tố tụng, baogồm cả việc được hưởng tất cả các quyền và các đảm bảo được quy định trongpháp luật quốc gia nơi người đó có mặt ( Điều 13 Công ước Tokyo năm 1963, Điều
8 Công ước New York năm 1979, Điều 12 Công ước Viên năm 1980, Điều 14 Côngước New York năm 1997 ) Bên cạnh đó, quốc gia nơi người phạm tội bị truy tốphải thông báo kết quả cuối cùng của quá trình tố tụng cho các quốc gia khác cóliên quan và các co quan hữu quan (Điều 13 Công ước Montreal năm 1971, Điều 11Công ước New York năm 1973, Điều 14 Công ước Viên năm 1980, Điều 19 Côngước New York năm 1999 )
1.2.2.3 Dân độ tội phạm:
Dẫn độ tội phạm là hành vi tương trợ tư pháp được quy định tại các công ướcquốc tế về chống khủng bố được đặt ra trong trường hợp khi người bị tình nghỉphạm tội được phát hiện tại một quốc gia mà quốc gia đó không thực thi quyên tàiphan của mình mà thuộc quyền tài phán của một hoặc một số quốc gia khác nữa.Theo quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bó, việc dẫn độ tội phạm
là nghĩa vụ bắt buộc của các quốc gia Các quốc gia liên quan khi nhận được yêucầu dẫn độ không được từ chối chỉ vi lý do chính trị VD : Điều 11 Công ướcquốc tế về chống khủng bố bằng bom quy định: “Vi mực đích dan độ hoặc tươngtrợ tư pháp, không một tội phạm nào quy định tại Điều 2 được coi là tội phạmchính trị hoặc tội phạm do động cơ chính trị Theo đó yêu cau dan độ hoặc tươngtrợ tr pháp dựa trên tội phạm nói trên không thể bị từ chối duy nhất vì lý do tộiphạm do liên quan đến tội phạm chính trị hoặc gan với tội phạm chính trị hoặc tộiphạm do động cơ chính trỷ` Điều 14 Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợkhủng bố cũng có quy định tương trợ như trên, tuy nhiên vì tính chất đặc thù củaCông ước có liên quan đến lĩnh vực tài chính nên đã bổ sung thêm quy định: “Déthực hiện việc dan độ hoặc tương trợ tu pháp, không một tội phạm nào nói tai Điều
2 được coi là tội phạm tài chính Vì vậy, các quốc gia thành viên không được từchối yêu cầu dân độ hoặc tương trợ tư pháp chỉ vì lý do có liên quan đến tội phạm