1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Đình công bất hợp pháp theo quy định pháp luật Việt Nam

92 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đình Công Bất Hợp Pháp Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Cao Xuân Dũng
Người hướng dẫn TS. Phạm Công Bảy
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 47,56 MB

Cấu trúc

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài (10)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................---.-‹---- c2 5 (11)
  • CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE ĐÌNH CÔNG VÀ PHÁP (0)
    • 1.1. Dinh công ....................................... cọ SH ene nhe 7 L. Khái HIỆIH........................... ST HH HS nh kh Hệ 7 2. Các dấu hiệu cơ bản của đình công (13)
    • 1.3. Điều chỉnh pháp luật về đình công bat hợp pháp (27)
      • 1.3.1. Sự can thiết phải điều chỉnh bang pháp luật doi với đình công bắt hợp pháp 1.3.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật về đình công bat hợp pháp....22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH (0)

Nội dung

- Về khái niệm đình công và giải quyết đình công theo dự thảopháp lệnh đình công và thủ tục giải quyết đình công”, tác giả PhạmCông Bảy, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2, năm 2005;- Một số

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE ĐÌNH CÔNG VÀ PHÁP

Dinh công cọ SH ene nhe 7 L Khái HIỆIH ST HH HS nh kh Hệ 7 2 Các dấu hiệu cơ bản của đình công

Xét về ban chất, quan hệ lao động là quan hệ mua ban sức lao động, ở đó NLĐ muốn bán sức lao động với giá cao trong một điều kiện thuận lợi, ngược lại, NSDLĐ muốn mua sức lao động với giá thấp trong một môi trường làm việc kém thuận lợi hơn, ít chi phí đầu tư. Chính vì vậy, quan hệ lao động vừa là quan hệ đối lập (sự đối lập có thể dẫn tới xung đột) nhưng đồng thời là quan hệ hợp tác (hợp tác hai bên cùng có lợi) Khi lợi ích không được dung hòa, sự đối lập ngày càng tăng cao, một trong các bên có xu hướng sử dụng những biện pháp có thé hợp pháp hoặc không hợp pháp dé đạt được mục dich của mình. Đình công là một trong những biện pháp mà NLĐ sử dụng để gây áp lực với NSDLĐ với mong muốn đạt được những yêu cầu nhất định Vì vậy, đình công có thé được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau:

Dưới góc độ kinh tế, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế được thực hiện bởi những NLD nhằm gây sức ép đối với NSDLĐ nhằm đạt được những yêu sách nhất định Các yêu sách đó có thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của NLD trong quan hệ lao động, cũng có thể là các yêu sách liên quan đến vấn đề xã hội, kinh tế diễn ra trong đời sống ma NLD quan tâm Khi NLD sử dụng đình công như một biện pháp gây sức ép đối với NSDLD thì việc ngưng trệ sản xuất, đảo lộn trật tự quản lý doanh nghiệp, làm giảm năng suất, ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp diễn ra là điều dễ hiểu Chính vì lý do đó mà có nhiều ý kiến cho răng đình công có thể ví như mặt trái của nền kinh tế thị trường.

Dưới góc độ xã hội, đình công có thể được xem xét là hiện tượng có khả năng gây mât ôn định đôi với trật tự xã hội Với các cuộc đình công diễn ra ở quy mô nhỏ, hành vi ngừng việc diễn ra một cách hòa bình, mức độ ảnh hưởng đến trật tự xã hội sẽ không lớn Nhưng với các cuộc đình công diễn ra ở phạm vi rộng, thu hút sự tham gia đông đảo của hàng nghìn NLD, kèm theo hành vi ngừng việc là những hành động quá khích như la hét phản đối, đập phá máy móc hay xô xát với người NSDLD thường gây những bất ôn xã hội Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động được coi là một dạng hang hóa đặc biệt, các bên được tự do thỏa thuận quyền và nghĩa vụ Quan hệ lao động vừa mang tính hợp tác, vừa mang tính đối lập Hợp tác tạo ra những lợi ích chung thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên khi tham gia quan hệ lao động Đối lập do quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia, và ngược lại, nên giữa hai bên luôn tiềm an những mâu thuẫn cục bộ về lợi ích Chính những mâu thuẫn này là tiền đề dé những NLD liên kết lại tìm một phương thức chống đối, gay sức ép đối với NSDLD Dinh công là một trong những phương thức đó.

Như vậy có thể thấy, đình công là một hiện tượng xã hội khách quan, tất yêu trong nền kinh tế thị trường Đình công chỉ phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội mà nó tồn tại chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào việc nhà nước hay pháp luật một quốc gia có thừa nhận hay không Trong cuộc đình công luôn chứa cả yếu tố tích cực (đình công ở một góc độ nào đó cũng góp phan bảo vệ những giá trị tiến bộ xã hội như quyền dân chủ trong lĩnh vực lao động, quyền tự do định đoạt và một số quyền khác) và cả yếu tố tiêu cực (ảnh hưởng tới trật tự xã hội, môi trường doanh nghiệp) Vấn đề đặt ra đối với mỗi nhà nước trong quản lý đình công là tìm những giải pháp làm giảm đi yếu tố tiêu cực của cuộc đình công.

Về mặt pháp lý, đình công là quyền của người lao động (NLĐ) được pháp luật mỗi quốc gia công nhận trong một phạm vi nhất định Theo quy định của một số quốc gia, quyền đình công được coi là một quyền cơ bản của NLĐ Quyền đình công được hiểu là quyền ngừng việc tạm thời của NLĐ nhằm buộc người sử dụng lao động (NSDLD) phải thỏa mãn những yêu sách nhất định.

NLD Tổ chức Lao động quốc tế ILO đưa ra định nghĩa về đình công như sau: “Đình công là một sự ngừng việc tạm thời có dự tính hoặc sự bỏ việc của một nhóm công nhân trong một doanh nghiệp hoặc một vài doanh nghiệp để biểu thị một mối quan tâm hoặc gây áp lực bắt doanh nghiệp thực hiện các đòi hỏi vỀ tiễn lương, giờ làm việc và điều kiện lao động Các vụ đình công được đặc trưng bởi mức độ khác nhau về hình thức và cách tổ chức, về mức độ tham gia và khởi xướng của công đoàn hoặc các nhóm công nhân Chúng cũng khác nhau về thời gian và ý nghĩa từ những cuộc biểu tình ngắn nhằm mục đích thương lượng cho tới đấu tranh lao động và chính trị lâu dài Những người tham gia đình công van cho rằng họ là những NLP của doanh nghiệp với quyên được trở lại làm việc khi vụ tranh chấp được giải quyết” Quan niệm về đình công của ILO tương đối toàn diện, bao quát, có tính tham chiếu cho pháp luật các quốc gia khi xây dựng một khái niệm về đình công phù hợp với thực tế đất nước mình. Ở một số nước phát triển, đình công được xem như một quyền đương nhiên cua NLD, là một hiện tượng xuất hiện khách quan va hoàn toàn bình thường của xã hội nên không quy định cụ thé trong luật mà chỉ do án lệ xác định như Đức, Anh, Australia Song ở hầu hết các nước khác đều ghi nhận quyền đình công trong các văn bản pháp luật về lao động, chăng hạn Hoa Kỳ quy định trong Luật quan hệ quản lý lao động; Malaysia, Thái Lan quy định trong Luật quan hệ lao động;

Nga, Na Uy, Philippines quy định trong BLLD Theo đó, nếu như Hoa Kỳ coi: “Dinh công bao gom bat kỳ cuộc đình công hay ngừng việc tập thể có dự tính của NLD (bao gom cả ngừng việc bởi lý do thoả ước lao động tập thể hết hạn) và bất kỳ sự lăn công tập thể hay gián đoạn hoạt động có dự tính cua NLD”; thì Nga lại quan niệm:

“Đình công là việc tập thể lao động tự nguyện từ chối tạm thời đối với việc thực hiện trách nhiệm lao động cua mình (một phân hoặc toàn bộ)

? David Macdonal and Caroline Vardenabeele (1997), Glossary of Industria relations and related term, ILO, Bangkok, Thailand. nhằm mục đích giải quyết tranh chấp lao động tập thé” Định nghĩa này khá giống định nghĩa về đình công trong BLLĐ của Philippines, coi “Dinh công là bat cứ sự ngừng việc tạm thời nào có sự phối hợp của NLĐ do hậu quả của tranh chấp lao động” Mặc dù thừa nhận quyền đình công của NLĐ ở những góc độ khác nhau, song hầu hết định nghĩa về đình công trong pháp luật của các nước đều ghi nhận một số dấu hiệu cơ bản của đình công như đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện của tập thể lao động một cách có dự tính và phối hợp nham mục đích giải quyết các van dé thuộc quan hệ lao động. Pháp luật Việt Nam ghi nhận đình công là quyền của người lao động Tuy nhiên, quyền đình công này chỉ giới hạn trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép và phải tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định BLLD quy định: “Dinh công là sự ngừng việc tam thoi, tu nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm dat được yêu cau trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động”.

Khái niệm này đã chỉ ra được các dau hiệu đặc trưng cơ bản của cuộc đình công: là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện, có tô chức và mục đích của cuộc đình công là đạt được yêu cầu của NLĐ Tuy nhiên, trong thực tế, đình công không chỉ xảy ra khi có tranh chấp lao động, mà tính chất, mức độ đa dạng, phức tạp phụ thuộc vào nguyện vọng của

NLD Khái niệm đình công được quy định trong pháp luật Việt Nam chỉ đề cập đến vấn đề đình công trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, vô hình chung làm hẹp phạm vi của vấn đề Với khái niệm này, tính chất, mức độ và nội dung của các cuộc đình công vẫn chưa được bao quát hết vì trên thực tế có những cuộc đình công không nhằm giải quyết tranh chấp lao động (VD: cuộc đình công phản đối Điều 60 ù Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, Bộ Lao động thương binh và xã hội (2012), 700 thuật ngữ thông dụng nhất về quan hệ lao động được quốc tế sử đụng, NXB Lao động- Xã hội, tr.60-6 1.

Vụ pháp chế, Bộ Lao động thương binh và xã hội (2010), Tai liéu tham khảo Pháp luật lao động nước ngoài, , NXB Lao động — Xã hội, tr.189.

Luật BHXH của công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

PouYuen Việt Nam Trong 02 ngày 26-27/3/2015, gần 90.000 công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh) đã đình công phản đối các quy định tại Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về việc không cho người tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) được hưởng BHXH một lần như trước Luật này vừa được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014 và vẫn chưa có hiệu lực)” Quan niệm đình công trong pháp luật Việt Nam nghiêng về khái niệm đình công bất hợp pháp hơn là khái niệm một cuộc đình công nói chung.

Vì vậy, đình công có thé được hiểu là: Sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tô chức của tập thể lao động nhằm dat được yêu cau của những người tham gia đình công.

1.1.2 Các dấu hiệu cơ bản của đình công Đề nhận biết một cuộc đình công, ta có thể dựa trên những dau hiệu co bản sau day:

Thứ nhất, đình công là sự phản ứng của NLD đối với NSDLĐ thông qua hành vi ngừng việc tam thời Trong điều kiện làm việc bình thường, NLD có nghĩa vụ tuân thủ hop đồng lao động đã ký kết về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi Mọi sự nghỉ việc không được sự đồng ý của NSDLD được coi là trái quy định va NLD có thé phải chịu những hình thức kỷ luật tương ứng Tuy nhiên, khi xảy ra trường hợp mâu thuẫn giữa hai bên, tập thé NLD có thé ngừng việc dé gây sức ép với NSDLD Sự ngừng việc này có hợp pháp hay không phụ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia, nhưng sự ngừng việc này luôn được coi là dấu hiệu dé nhận biết một cuộc đình công.

Biểu hiện ngừng việc của NLĐ tham gia đình công chỉ có tính chất tạm thời, tức là chỉ tạm ngừng quan hệ lao động Trong ý thức của

Shttp://laodong.com.vn/cong-doan/gan-90000-cong-nhan-pouyuen-dinh-cong-vi-khong-duoc-huong- bhxh-I-lan, 15/5/2016

NLD, sự ngừng việc này chỉ là trong một khoảng thời gian nhất định chứ họ không dự định ngừng việc lâu dài, không bỏ việc và không đi làm cho người khác Theo ILO, “#bững người tham gia đình công vẫn cho rằng ho là những NLD của doanh nghiệp với quyền được trở lại

”” Theo đó, ngừng việc chỉ làm việc khi vụ tranh chấp được giải quyết là cách phản ứng, không phải là mục đích mà họ mong muốn đạt được.

Do đó, trong thời gian đình công, quan hệ lao động vẫn tôn tại và NLD sẽ tiếp tục làm việc sau đình công.

Điều chỉnh pháp luật về đình công bat hợp pháp

1.3.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với đình công bất hợp pháp

Trong xã hội, pháp luật đóng vai trò điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, đảm bảo chúng không bị tự điều chỉnh hoặc tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội Trường hợp đình công là hiện tượng phức tạp, vừa mang lại lợi ích cho người lao động, vừa gây hậu quả không mong muốn cho người sử dụng lao động và xã hội Vì vậy, cần có hành lang pháp lý chặt chẽ để điều chỉnh đình công bất hợp pháp, hạn chế các cuộc đình công này diễn ra.

Như vậy, điều chỉnh pháp luật về đình công bất hợp pháp là yêu cầu khách quan Điều chỉnh pháp luật về đình công bất hợp pháp là việc Nhà nước ban hành các quy định của pháp luật điều chỉnh các vẫn đề liên quan đến cuộc đình công bất hợp pháp nhăm hạn chế những cuộc đình công bat hợp pháp.

Việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với đình công bất hợp pháp có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình duy trì và 6n định quan hệ lao động cũng như các quan hệ khác của nền kinh tế - xã hội Khi điều chỉnh pháp luật đối với đình công bat hợp pháp, điều quan trọng là nhà nước phải chú ý kết hợp hài hoà việc bảo vệ quyền và lợi ích của NLD với việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NSDLĐ, bảo vệ lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ lao động với việc bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng Bên cạnh đó quy định rõ các trường hợp đình công bất hợp pháp làm cơ sở xem xét tính hợp pháp của một cuộc đình công Đây là van đề rất khó và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà mỗi quốc gia lại có những quy phạm pháp luật khác nhau điều chỉnh.

1.3.2 Nội dung điều chỉnh pháp luật về đình công bất hợp pháp

Tùy theo điều kiện kinh tế xã hội cũng như phong tục tập quán mà các quốc gia có sự quy định khác nhau về đình công bat hợp pháp.

Song thông thường pháp luật các nước thường quy định ở các nội dung sau:

1.3.2.1 Các trường hợp đình công bị coi là bắt hợp pháp

Cách thức ghi nhận về các trường hợp đình công bất hợp pháp trong pháp luật giữa các quốc gia cũng không giống nhau Ở một số quốc gia pháp luật có quy định cụ thể các trường hợp đình công bị coi là đình công bất hợp pháp, nhưng cũng có một số quốc gia, không ghi nhận thành quy định riêng mà lồng ghép trong các quy định về xác định tính hợp pháp của cuộc đình công Tức là pháp luật quy định về đình công hợp pháp và nếu cuộc đình công không đảm bảo được điều kiện của đình công hợp pháp sẽ bị coi là đình công bất hợp pháp Ngay cả đối với các trường hợp đình công bất hợp pháp, tùy thuộc vào tình hình cụ thé của mỗi nước mà pháp luật các quốc gia quy định các trường hop đình công bị coi bất hợp pháp cũng khác nhau Tuy nhiên, nhìn chung pháp luật các quốc gia thường quy định đình công là bất hợp pháp khi cuộc đình công đó thuộc một trong các trường hợp sau:

- Vi phạm về mục dich của đình công Đề tránh tình trạng đình công một cách tùy tiện, đảm bảo sự ồn định trật tự trong doanh nghiệp cũng như xã hội, pháp luật các nước thường quy định các trường hợp được phép đình công ( hay còn gọi là mục đính đình công) Những cuộc đình công không đảm bảo mục đích này sẽ bị coi là bất hợp pháp.

Theo quan điểm của ILO, các cuộc đình công chỉ được coi là hợp pháp nếu không có mục đích chính trị Quan điểm này đã được Uỷ ban tự do hiệp hội của ILO, Uỷ ban các Chuyên gia của ILO nhắc lại nhiều lần khi khăng định: các cuộc đình công có tính chất chính trị không nằm trong phạm vi cua vấn đề tự do hiệp hội Đình công chính trị là trường hợp những người lao động sử dụng đình công như một “vũ khí” dé phản đối một quyết định, chính sách của nhà nước về đối nội hay đối ngoại không có hậu quả trực tiếp đến đời sống hay lợi ích nghề nghiệp của người lao động Như vậy, mọi cuộc đình công không nhằm mục dich thay đổi hay cải thiện điều kiện làm việc đều bị coi là bat hợp pháp do đã vi phạm điều kiện về mục đích của cuộc đình công Trong thực tẾ, việc phân biệt các cuộc đình công có mục đích chính trị thuần tuý với các cuộc đình công có mục đích kinh tế thường rất khó khăn bởi chính sách của Nhà nước thường gây hậu quả đến đời sống của người lao động.

Tại Đức, mục đích của đình công phải là đi đến ký kết thoả ước tập thé, vì thế những cuộc đình công nhằm những mục tiêu không thé đưa vào thoả ước tập thê (ví dụ đình công chính trị, đình công hưởng ứng) sẽ bị coi là bất hợp pháp (theo phán quyết của Toà án lao động liên bang 23/10/1994) Tại Đức án lệ cũng được coi là nguồn của pháp luật về đình công và giải quyết đình công nên quan điểm trên của Toà án cũng chính là tư tưởng chung khi xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

Tại Pháp, với quan niệm “đình công là một thể thức dé bảo vệ những lợi ích nghề nghiệp” (Thiên thứ hai, chương thứ nhất, tiết thứ nhất, phần khái luận, Bộ luật lao động CH Pháp 2001) nên những cuộc đình công có mục đích chính trị, vượt ra khỏi nhũng yêu sách gan với quan hệ lao động cũng bị coi là bất hợp pháp.

Tai Việt Nam, một cuộc đình công chỉ được coi là hợp pháp khi xuất phát từ tranh chấp lao động tập thê về lợi ích Điều đó có nghĩa đối tượng bị gây sức ép là người sử dụng lao động trực tiếp tham gia quan hệ lao động với những người lao động đang tiến hành đình công và chỉ những cuộc đình công nhằm gây sức ép để giải quyết quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động mới được coi là đình công hợp pháp Bởi vậy những cuộc đình công không nhăm mục đích giải quyết tranh chấp lao động tập thé về lợi ích sẽ bị coi là đình công bat hợp pháp.

- Vi phạm về đối tượng được quyền đình công

Pháp luật các nước mặc dù cho phép người lao động đình công nhưng không phải đối với tất cả mọi người lao động mà thường có những giới hạn về đối tượng được phép đình công nhằm đảm bảo phát triển kinh tế xã hội và an ninh trật tự công cộng của đất nước Vi vậy những đối tượng nào không được phép đình công mà lại đình công thì cuộc đình công đó sẽ bị coi là bất hợp pháp.Theo quan điểm của ILO, công chức (được hiểu là cán bộ, công chức đang thi hành quyền lực với danh nghĩa nhà nước) không được quyền tiến hành đình công Trong Công ước số 151 và Khuyến nghị số 159 về quan hệ lao động trong khu vực nhà nước thông qua năm 1978 về giải quyết tranh chấp lao động cũng không đê cập đên quyên đình công của công chức nhà nước Như vậy, theo quan điểm của ILO công chức nhà nước không có quyền đình công.

Dù quyền đình công của công chức trong các bộ ngành Chính phủ và ngành tư pháp bị hạn chế nghiêm ngặt, không được đình công, thì sự hạn chế và cấm đoán này lại không áp dụng với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước Ủy ban Tự do hiệp hội nhấn mạnh những nhóm viên chức nhà nước không thực thi quyền lực nhà nước (như cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp thương mại, công nghiệp, dầu khí, ngân hàng, vận tải quốc doanh hay người lao động trong ngành giáo dục ) vẫn có thể được phép đình công Nghiên cứu và giám sát của ILO cũng đưa ra kết luận cần hạn chế hoặc nghiêm cấm đình công trong lĩnh vực dịch vụ thiết yếu "mà sự gián đoạn sẽ gây nguy hiểm cho mạng sống, an toàn và sức khỏe của toàn bộ hoặc một bộ phận dân số" như bệnh viện, điện, nước, điện thoại, kiểm soát không lưu.

Một số quốc gia như LB Nga, CH Pháp đều đưa ra danh mục những công việc (dịch vụ) thiết yếu trong doanh nghiệp bị cắm đình công Điều 412 Bộ luật Lao động Liên bang Nga (2001) quy định: cơ quan hành pháp các cấp có trách nhiệm phối hợp và thoả thuận với các tổ chức công đoàn ở cấp tương ứng để xây dựng và thông qua danh mục những công việc (dịch vụ) thiết yếu trong doanh nghiệp, tổ chức mà hoạt động của chúng có liên quan tới sự an toàn của con người, tới việc đảm bao sức khoẻ và lợi ích đời sông thiết thực của xã hội, trong trường hop không đảm bảo những công việc thiết yếu tối thiểu đó, cuộc đình công có thê bị tuyên bố là bất hợp pháp Điều này được hiểu là trong trường hợp có đình công tại một doanh nghiệp, tập thể lao động phải duy trì những công việc tối thiểu, dé đảm bảo sự vận hành liên tục của doanh nghiệp đó Nói cách khác, người lao động tại các doanh nghiệp này được phép đình công, nhưng xuất phát từ tầm quan trọng của việc duy trì hoạt động liên tục trong doanh nghiệp, những người làm một số công việc tối thiêu không được phép ngừng việc.

Cộng hoà Pháp cũng đưa ra một số công việc tối thiểu phải duy trì hoạt động liên tục tại doanh nghiệp đang diễn ra đình công như: một số công việc trong các cơ sở phát thanh và truyền hình, một số công việc trong các cơ sở nghiên cứu và sản xuất hạt nhân, một số công việc trong lĩnh vực điều khiển hàng không (Bộ luật lao động Pháp 2001)'9.

Tại Đức, dù không có quy định về danh sách công việc tối thiểu cần duy trì hoạt động trong luật, phán quyết của Tòa án liên bang ngày 30/12/1982 đã đề cập đến các công việc thiết yếu phải được đảm bảo trong bất kỳ tình huống nào, bao gồm bảo vệ doanh nghiệp, tránh gây nguy hiểm cho công chúng, duy trì nhà xưởng, máy móc để có thể khôi phục hoạt động ngay sau khi đình công, bảo vệ nguyên liệu và thành phẩm Đây là vấn đề chưa được đề cập trong luật Việt Nam, mặc dù rất cần được đưa vào điều chỉnh vì đã từng xảy ra đình công tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm đông lạnh và sản xuất vật liệu xây dựng, nơi yêu cầu vận hành liên tục dây chuyền sản xuất và bảo quản nguyên liệu.

Ngày đăng: 23/04/2024, 09:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w