Tuy nhiên, các nhà lập pháp chưa đề cập yếu tố thoả thuận của các bên khi thiết lập khế ước vay nợ.Đến BLDS 1995 và BLDS 2005 va gần nhất là BLDS 2015, HDVTS được quy định tách riêng thà
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
DO THI HOA
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
(Dinh hướng ứng dung)
HA NOI, NAM 2020
Trang 2TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI
DO THI HOA
LUẬN VĂN THAC SĨ LUAT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Mã số: 26UD03012
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Đình Nghị
HÀ NỘI, NĂM 2020
Trang 3Tôi xin cam đoan Luận văn: “Lãi và lãi suất trong hợp đồng vay tài sản
theo quy định pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện” là một công trình
nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: PGS - TS LêĐình Nghị Ngoài ra không có bất cứ sự sao chép của người khác Luận văn là
sản phẩm mà tôi đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường Đại
học Luật Hà Nội Các nội dung trình bày trong báo cáo là hoàn toàn trungthực, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề
ra nêu như có vân đê xảy ra.
Trang 4Tổ chức tín dụng
Ngân hàng nhà nước
Trang 5LOT CAM DOAN 1ã ` 2DANH MỤC TỪ VIET TAT uu ccceccccccccscsscscsesscssesesessesscsessssscstsstssestsstsseavees 3
Kết luận Chương 2-2 ke EE SE EEE1211151111111111e 1111 1e crk 21CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIET NAM VE LAI VA LAI
SUÁT TRONG HOP DONG VAY TÀI SẢN -5-52cccsecsrerxee 222.1 Lãi suất trong hợp đồng vay tai SAM cece eseeeseseseeeseeeseeeseeeees 22
2.1.1 Lãi suất cho Vay voeceececceccsesesessessessesessesscsssssssssssstsassessessessstseesseaeeeen 22
2.1.2 Lãi suất chậm trả nợ gỐc ¿+ St + Ek+ E2 21211111111 1e 262.1.3 Lãi suất chậm trả nợ lãi -¿-¿ 2 +c+t+E+E+E+ESEEEEEEEEEEEEEEEErEekrrrrrrrree 272.2 Lãi trong hop đồng vay tài sản 55-5sccscccczererxereerree 292.2.1 Hop đồng vay tài sản không Iai eee eseeeeseeeeseseeeeseeseeseeeseees 292.2.2 Hop đồng vay tài sản có ai ccececccscsecsessesesessesssesscssessseseteneseseees 312.3 Lãi và Lãi suất trong họ hui, biêu, phường -«<+ <+2 36Kết luận Chương 2 - - ¿+ +SSx£EkEEEEEEEEEEEEE21712171111111 1111 xe 38
Trang 6LAI VA LAI SUAT TRONG HỢP DONG VAY TAI SAN CUA TOA ÁN
VA KIEN NGHỊ HOÀN THIEN 2-52 S+SE+E+E£EEeEEzEerEerxrrerrerkd 39
3.1 Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về lãi và lãi suất trong hợp
đông vay tài sản trong hoạt động của Toà án ¿ +55 5+ +S+sscsssssss2 a9
3.1.1 Bat cập trong áp dung quy định về lãi suất đối với các HDVTS cóđối tượng là vật -c-SsstctTx E 121181111111111111111111111 111111111111 ee 39
3.1.2 Bất cập trong xử ly HDVTS có đối tượng vay là ngoại tệ 403.1.3 Bat cập trong xét xử tranh chap HDVTS có đối tượng vay là vàng.423.1.4 Việc công nhận những thỏa thuận lãi suất vượt quá quy định củaRE: OI csc kA kt Ahk ck lc cht 46
3.1.5 Thực tiễn xác định lãi va lãi suất áp dụng đối với các tranh chap
3.2 Kiến nghị hoàn thiện các vấn đề pháp lý liên quan đến lãi và lãi suất
trong Hợp đông vay tài Sả1 ch HH ng Hư 53
3.2.1 Hướng dẫn cụ thé về một số van đề liên quan đến HDVTS, lãi và lãisuất trong HDVTS ¿52522 E2121212171211111111111 111111 xe 53
3.2.2 Cơ chế đảm bảo cho những quy định của pháp luật được thực hiện.57Kết luận Chương 3 2-2 sSE+EEE9EE2EEEEEEEEEE211151121 1111111111 rrk 58KẾT LUẬN - 5-55 ST SE 1E E111 118112111111111111111 11111111111 1x trrrg 60DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -22-©22c222v++ctvzxeczrt 62
Trang 7biến dé đáp ứng nhu cầu đó Bàn về HDVTS thì lãi và lãi suất luôn là quy
định quan trọng nhấy, chi phối việc thực hiện hợp đồng trong thực tế
Lãi và lãi suất trong HDVTS được quy định cụ thé trong pháp luật dân
sự Với BLDS năm 2015, quy định về lãi và lãi suất đã có sự thay đổi đáng ké
so với các BLDS trước đó Cụ thể, BLDS năm 2005 quy định mức lãi suất
vay do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản
do NHNN công bó, đồng thời trong trường hợp các bên có thoả thuận về việctrả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì ápdụng lãi suất cơ bản Trong khi đó, BLDS năm 2015 đã đưa ra một mức trần
lãi suất cho vay là 20%/năm và trường hợp có thoả thuận nhưng không xác
định rõ lãi suất thì sẽ áp dụng lãi suất 10%/năm Quy định của BLDS năm
2015 đã khắc phục được nhược điểm của BLDS 2005 ở hai sau: 1) Đối với
BLDS 2005, dé tham gia HDVTS thì các bên không những phải tìm hiểu quyđịnh của BLDS mà còn phải tìm hiểu thêm về quy định của NHNN, điều này
là khá phức tạo đối với các chủ thé bình thường trong xác hội 2) Cụm từ “có
tranh chấp về lãi suất” được quy định khá mơ hồ, có thé dẫn đến hai cáchhiểu khác nhau hoặc hai bên đều xác định có lãi suất nhưng không thống nhấtđược mức lãi suất hoặc một bên xác định vay có lãi một bên xác định vay
không có lãi Việc có đến hai cách hiểu như vậy dễ dẫn đến việc áp dụng pháp
luật không thống nhất, có thé gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên trong HDVTS.
Trang 8Tuy vậy, quy định của BLDS năm 2015 cũng có hạn chế tiêu biểu đó là
vẫn chỉ quy định về lãi suất đối với đối tượng vay tài sản là tiền, trong khi đốitượng của HDVTS có thé là vật, vậy thì sẽ áp dụng quy định nào dé quản lý
quan hệ vay vật Bên cạnh đó, quy định về mức trần lãi suất 20%/năm không
là quy định tuyệt đối vì sau đó luật còn dự trù trường hợp điều chỉnh mức lãisuất theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và mức lãi suất do các luật
khác quy định Như vậy, khi khắc phục được nhược điểm của BLDS năm
2005 là không cần phải tìm thêm quy định của NHNN về mức lãi suất cơ bản
đối với các khoản vay tương ứng thì các chủ thể tham gia quan hệ vay tài sản
phải tìm kiếm hạn mức lãi suất ở các luật khác hoặc tìm mức điều chỉnh theo
đề nghị được phê chuẩn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội Hơn nữa, Nghịquyết số 01/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối
cao quy định về cách tính lãi, lãi suất trong hợp đồng vay có hiệu lực nhưng
có một số quy định chưa thực sự phù hợp, ảnh hưởng đến giá tri của các quy
định lãi và lãi suất trong Bộ luật Dân sự
Do đó, việc phân tích các quy định hiện hành của pháp luật về lãi và
lãi suất trong HĐVT, qua đánh giá thực tiễn, tác giả mong muốn đưa ranhững kiến nghị nhằm giải quyết được những vướng mắc đang tồn tại,
đồng thời củng cố, hoàn thiện các quy định pháp luật về lãi và lãi suất
trong pháp luật Việt Nam Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Lãi và
lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam
và thực tiễn thực hiện ”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình khảo sát vê tình hình nghiên cứu các tài liệu đê phục vụ cho dé tài nghiên cứu của mình, tác giả nhận thay đã có một sô công trình
khoa học nghiên cứu có đê tài liên quan đên khía cạnh này, cụ thê là:
Trang 9sĩ với đề tài “Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo pháp luật dân sự Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Tiến Thành Luận văn phân tích về lãi suất nói
riêng theo quy định của BLDS năm 2005 Trên cơ sở pháp luật dân sự thời
điểm đó để phân tích và đưa ra các giải pháp hoàn thiện, theo đó tập trung chủ
yếu về phần tích về lãi suất cơ bản do NHNN công bé - chuẩn mực dé áp
dụng quy định về lãi suất thời điểm đó
+ Năm 2017 tại Trường đại học Luật Hà Nội có Luận văn “Lãi suất
trong hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Ngọc Chung Luận văn đã xây dựng cơ sở lý luận để làm sắng tỏ bản
chất và đặc điểm của HDVTS và lãi suất, đồng thời tác giả luận văn cũng tập
trung phân tích thực tiễn lãi suất được quy định trong các HDVTS, so sánh
quy định pháp luật để đánh giá các quy định pháp luật đó
+ Bộ Tư pháp ngày 15/10/2019 đã đăng tải bài viết “Một số vấn đề lýluận về hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật dân sự” của tác giảThS Đoàn Thị Ngọc Hải — Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình Bài viết khái quát cácnội dung căn bản của HĐVTS trong đó có lãi và lãi suất
+ Tạp chí Kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 4 năm 2019,
tr 29-40 cũng đã đăng bài viết “Bàn về quy định trả lãi trên số tiền lãi chậm
trả trong Bộ luật Dân sự năm 2015” của tác giả Tưởng Duy Lượng, cũng bàn
tới một phần của phạm trù lãi và lãi suất trong HDVTS Bài viết tập trung
phân tích sâu vào nghĩa vụ trả lãi chậm trả, một trong các nghĩa vụ của bên
vay trong các HDVTS Bài viết trình bay qui định về trả lãi trên số tiền lãi
chậm trả trong các Bộ luật Dân sự từ trước đến nay, thực trạng giải quyết các
tranh chấp trong giao lưu dân sự giữa bên vay, cho vay và dẫn đến khó khăn
trong quá trình giải quyết vụ án của Tòa án Phân tích qui định tại Điểm a,Khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015
Trang 10Các công trình trên là nguồn tham khảo quý giá và là cơ sở dé phát triểnpháp luật về lãi và lãi suất trong HDVTS ngày càng hoàn thiện, Tuy nhiên,
các nguôn tài liệu trên chưa nghiên cứu một cách tông thé lãi và lãi suất, mà
thường tách lẻ một số vấn đề của lãi và lãi suất để phân tích Đồng thời, các
luận văn trên cũng chưa cập nhật các quy định về lãi và lãi suất trong BLDS
năm 2015 và những văn bản hướng dẫn tính đến thời điểm hiện tại cũng nhưchưa phân tích sâu đưới góc độ các chủ thé áp dụng pháp luật áp dụng các
quy định về lãi và lãi suất trong HDVTS trong thực tế
Vì vậy, tác giả nhận thấy cấp thiết phải có một công trình nghiên cứu
một cách tổng quát về lãi và lãi suất trong HDVTS dé có thé có một cái nhìn
tổng thê
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn: làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơbản về chế định hợp đồng vay tài sản, đồng thời đề cập đến thực tiễn các vụviệc tranh chấp hợp đồng vay tiền Từ đó, nêu những tồn tại bất cập và đềxuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy phạm về lãi suất, đảm bảo ápdụng thong nhất đúng pháp luật
Nhiệm vu cu thé sau:
- Nghiên cứu một số van dé lý luận co ban về hợp đồng vay tiền, các quy
định về lãi và lãi suất theo Bộ luật Dân sự Việt Nam và văn bản hướng dẫn thihành của các cơ quan pháp luật trung ương;
- Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và việc áp dụng các quy
định của pháp luật hiện hành vào thực tiễn;
- Đề xuất hoàn thiện các quy phạm pháp luật dân sự về lãi suất trong hợpđông vay tải sản.
Trang 11Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận
cơ bản về lãi và lãi suất trong HDVTS, các quy định pháp luật về lãi và lãisuất hiện hành, thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về lãi và lãi suấttrong các HDVTS đó trong thực tế
Phạm vi nghiên cứu: lý luận về thực tiễn thực hiện
- Pham vi về không gian: Pham vi nghiên cứu là trên lãnh thé Việt Nam
- Phạm vi về thời gian: Trong 05 năm trở lại đây
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về cải cách tư pháp
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu chuyên ngànhnhư phương pháp thống kê tại Chương 2 dé thong kê quy định về mức tran lãisuất của các quốc gia, của các tô chức tín dụng ; phương pháp so sánh tại
Chương 1, chương 2 và chương 3 khi so sánh đánh giá các định nghĩa về
HĐVTS và lãi, lãi suất, so sánh quy định pháp luật ; phương pháp phân tích
và tổng hợp tại Chương 3 dé phan tich thuc tién thuc hién quy dinh phap luat
và đưa ra các đề xuất nham hoàn thiện quy định pháp luật về lãi va lãi suất
trong HDVTS.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của luận văn: Luận văn là công trình nghiên cứu mang
tính hệ thống về lãi và lãi suất trong HDVTS theo quy định của pháp luật dân
sự Việt Nam hiện hành, vừa mang tính nghiên cứu lý luận lại vừa mang tínhtổng kết thực tiễn sâu sắc Kết quả đề tài này sẽ góp phần hoàn thiện các quy
đỉnh lãi suất trong hợp đồng vay tiền theo pháp luật dân sự
Trang 12Ý nghĩa thực tiến của luận văn: Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận
văn đặc biệt là những phân tích về pháp luật, thực tiễn thực hiện quy định
pháp luật và các kiến nghị hoàn thiện góp phan trong việc hoàn thiện pháp
luật và hạn chế các tranh chấp liên quan đến lãi và lãi suất trong HDVTS
Luận văn có thé sử dung làm tài liệu tham khả trong nghiên cứu và áp dụng
pháp luật.
7 Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn được kết cau gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về hợp đồng vay tai san, lãi va lãi suất trong hợpđồng vay tài sản
Chương 2: Quy định pháp luật Việt Nam về lãi và lãi suất trong hợpđồng vay tài sản
Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về lãi và lãi suất trong hợpđông vay tài sản và kiên nghị hoàn thiện
Trang 13LAI SUAT TRONG HOP DONG VAY TAI SAN1.1 Khai quát chung về hop đồng vay tài sản
1.1.1 Khái niệm về hop dong vay tài sản
Từ xa xưa, khi sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện cũng là thờiphát sinh ra sự phân hóa xã hội, xuất hiện các tầng lớp xã hội khác nhau, cách
biệt về nền tảng kinh tế Khi người nghèo gặp phải những vấn đề khó khăn
không thé giải quyết được thì họ phải đi vay, hình thức vay tài sản bằng hiệnvật, hàng hóa, và những người giàu câu kế với nhau dé ấn định lãi Hiện nay,trong nền kinh tế hàng hóa, các quan hệ được tiền tệ hóa Mỗi cá nhân cần cónguồn vốn trong xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của mình và tự chủ trongviệc sử dụng nguồn vốn đó Nhưng không phải lúc nào nguồn vốn đó cũng có
thé được đáp ứng day đủ, dẫn đến tình trạng có chủ thé thì thừa hoặc có chủ
thê thì thiếu vốn Đây cũng chính là lúc nhu cầu giao lưu vốn xuất hiện Việcmượn vật, hàng hóa, và sau đó chính là biêu hiện thực tê cho việc “cho vay”.Cho vay là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh
tế hàng hóa Luôn luôn có ít nhất hai bên chủ thể tham gia quan hệ cho vay,
bao gồm bên vay và bên cho vay Bên cho vay là những người có tài sản, có
nhu cầu cho vay để thỏa mãn những lợi ích về mặt vật chất hoặc tinh thần
thông qua việc cho vay Còn bên vay chính là những người có nhu cầu về
nguôn vôn.
Khi xem xét quan hệ vay tài sản dưới góc độ của khoa học pháp lý, kháiniệm HDVTS được nhìn ở nhiều phương diện khác nhau: (1) Theo phươngdiện khách quan: HDVTS được hiểu là tập hợp các quan hệ pháp luật do cơ
quan nhà nước có thâm quyên ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ vay taisản phat sinh giữa các chủ thé với nhau trong giao dịch dân sự (ii) Theo
Trang 14tự trao đổi ý chí với nhau nhăm đi đến sự thoả thuận để cùng nhau làm phátsinh các quyền và nghĩa vụ nhât định.
Giao dich vay tài sản là giao dịch dân sự phô biến va có hình thành lâu
đời, tồn tại, phát triển song song VỚI su ton tai va phat triển của các quan hệkinh tế, xã hội trong xã hội loài người Từ thời La Mã cô đại, HDVTS được
sử dụng rộng rãi, thời điểm đó, người dân gọi là hợp đồng vay nợ Cụ thé,
“Hợp đồng vay nợ là sự thoả thuận của hai bên, theo đó bên cho vay chuyêntài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên vay (tiền, lương thực, thựcphẩm, rượu, bơ sữa ) Bên vay có nghĩa vụ trả vật cùng loại hoặc số tiền đãvay khi hết han của hợp đồng” Có thé thấy, khái nệm HDVTS đã hình thành
từ rất sớm trong lịch sử lập pháp và nó vẫn cồn giữ nguyên giá trị cho tới
ngày nay bởi so với khái niệm về HDVTS của các nhà làm luật hiện dai cũng
không có quá nhiêu sự khác biệt so với khái niệm gôc Chang han:
BLDS Pháp quy định: “HDVTS là hợp đồng theo đó một bên giao chobên kia một số lượng vật sẽ bị tiêu hao khi sử dụng với điều kiện là bên kiaphải trả lại vật cùng số lượng và chất lượng” Định nghĩa này đã chỉ rõ đốitượng của HĐV TS là vật tiêu hao khi sử dụng Tuy nhiên, BLDS Pháp khôngtrực tiếp quy định yếu tô thoả thuận trong định nghĩa về HDVTS, mà sự thoả
thuận đó được các nhà làm luật viện dẫn tại điều luật chung về hợp đồng - tại
Điều 1101 BLDS Pháp quy định: “Hợp đồng là sự thoả thuận, theo đó mộtbên hoặc nhiều người cam kết với một hay nhiều người khác dé chuyên giao
một vật, làm hoặc không làm một việc nao đó”.
Khái nệm HĐVTS đã được pháp luật nước ta ghi nhận qua các thời ky,chăng hạn, Bộ Dân Luật Sài Gòn năm 1972, tại Điều 1173 đã đưa ra định
nghĩa khê ước vay nợ như sau: “Khê ước vay nợ là khê ước trong đó, một bên
Trang 15vay khi tới hạn sẽ phải hoàn trả đúng số lượng, cùng loại, cùng hạng như đồ
vật đã vay, mặc dầu đồ vật ấy có tăng giá hay hụt giá” Tuy nhiên, các nhà lập
pháp chưa đề cập yếu tố thoả thuận của các bên khi thiết lập khế ước vay nợ.Đến BLDS 1995 và BLDS 2005 va gần nhất là BLDS 2015, HDVTS
được quy định tách riêng thành một chế định, vì vậy khái niệm HDVTS cũngđược quy định khá cụ thé tại Điều 467 BLDS 1995, Điều 471 BLDS 2005 và
bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng,
chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Và Điều 463 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đếnhạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng
số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nêu có thỏa thuận hoặc pháp luật cóquy định.”
Khái niệm được nêu tại 3 Điều luật trên về cơ bản hoàn toàn giốngnhau và cùng thống nhất các đặc trưng của một HDVTS đó là sự thỏa
thuận, đối tượng vay là tài sản nói chung và nghĩa vụ phải thực hiện hoàn
trả vật tương tự.
Trang 16Dé hiéu rõ hơn, cân phân tích rõ vê các đặc điêm pháp lý cua mộtHĐVTS, cụ thê như sau:
1.1.2 Đặc điểm pháp lý của Hợp đồng vay tài sản
e Thứ nhất, HDVTS là một hợp đồng ưng thuận
HDVTS là hợp đồng ưng thuận hay hợp đồng thực tế? Hợp đồng nàyphát sinh hiệu lực pháp luật vào thời điểm nào: khi các bên thoả thuận
xong nội dung cơ bản của hợp đồng hay kho bên cho vay đã chuyền giao
tài sản cho bên vay?
Tác giả Phạm Văn Tuyết cho rang: “HDVTS là hợp đồng thực tế,việc hứa cho vay không phải là căn cứ phát sinh quyền yêu cầu của bên đi
vay trong hợp đồng”
Tác giả Bùi Đăng Hiếu đưa ra quan điểm khác: “HĐVTS là hợp đồngưng thuận, có hiệu lực ké từ thời điểm giao kết.”
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện cũng đưa ra nhận xét: “HDVTS phát sinh
hiệu lực ké từ thời điểm mà ý chí của các bên giao kết được ghi nhận theohình thức do luật quy định (bang lời nói hoặc bằng văn bản), nếu không có sự
thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác”” Và “vay tài sản
trong Luật dân sự Việt Nam không phải là một hợp đồng thực tế Do đó ngườicho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho người vay và người vay có nghĩa vụ
nhận tài sản vay dù Luật không nói rõ” Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện đã khăng
định HDVTS là một hợp đồng ưng thuận và lý giải rằng quyên lợi và nghĩa vụcủa các bên phát sinh ngay sau khi thoả thuận giao kết hợp đồng xong Từ
thời điểm này, nếu bên cho vay không thực hiện nghĩa vụ giao tài sản thì bên
Ị Viện đại học mở Hà Nội, Giáo frình luật dan sự, tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002, tr 168.
2 Học viện tư pháp, Giáo trinh luật dan sự, Nxb Công an nhân dân, Ha Nội, 2007, tr 389.
3 Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ Thành phố
Hồ Chí Minh, 2001, tr 470 - 471.
Trang 17vay có quyền khởi kiện đưới góc độ là vi phạm nghĩa vụ được cam kết trongHĐVTS Do vây, HDVTS là hợp đồng ưng thuận Tuy nhiên, ông cũng đưa
ra nhận xét, tuy là hợp đồng ưng thuận nhưng để buộc bên cho vay phảichuyên giao số tiền vay như đã cam kết là rất khó thi hành trên thực tế, kế
cả bên vay có theo đuôi các thủ tục tư pháp; hậu quả nhiều lắm là bên vay
chỉ có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại
Như vậy, để khăng định hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế hay
ưng thuận chúng ta phải xác định: quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinhkhi nào: khi giao kết hay khi chuyên giao tài sản vay cho nhau?
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về thời điểm phát sinh
hiệu lực của hợp đồng vay tài sản, tuy nhiên đã có quy định về Hiệu lực của
hợp đồng nói chung tại Khoản 1 Điều 401, BLDS 2015 như sau: “Hợp đồng
được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.”
Điều 473 của BLDS 2015 quy định về nghĩa vụ của bên cho vay như
sau: “ 1 Giao tài sản cho bên vay day đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời
điểm và địa điểm đã thoả thuan; ” Nhu vậy, theo quy định trên thì hợp đồng
vay tài sản mang tính chất của hợp đồng ưng thuận, được phát sinh tại thời
điểm giao kết Cụ thé là néu hợp đồng vay được kí kết dưới hình thức miệngthì phát sinh hiệu lực khi đã thoả thuận xong nội dung cơ bản của hợp đồng(như số tiền cho vay, thời hạn giao tiền, lãi suất, thời hạn ); nếu hợp đồng
vay được kí kết dưới hình thức văn bản thì phát sinh hiệu lực khi bên sau
cùng kí vào văn bản Như vậy, sau 2 thời điểm nêu trên thì bên vay có quyền
yêu cầu bên cho vay phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết, trong đó có
nghĩa vụ buộc phải chuyển giao khoản tiền vay Nếu bên vay từ chối không
chuyên giao tiền vay như đã cam kết thì có thể sẽ chịu các trách nhiệm dân sự
sau trước bên vay:
Trang 18i Buộc phải chuyên giao tài sản cho vay như đã cam kết nếu không các
cơ quan nhà nước có thấm quyên sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế bắt
buộc phải chuyên giao
ii Có thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên vay chứng minh
được những thiệt hại đã thực tế xảy ra hay chắc chắn xảy ra nếu không có
được số tiền vay như đã thoả thuận với bên cho vay
11 Hoặc phải chịu đông thời cả hai trách nhiệm dân sự nêu trên.
Từ sự phân tích trên, tác giả đưa ra kết luận như sau: Theo quy định củapháp luật hiện hành thì hợp đồng vay tài sản mang bản chất pháp lí của loạihợp đồng ưng thuận; tuy nhiên khi buộc bên cho vay phải chịu trách nhiệm vềviệc chuyển giao tiền vay còn phụ thuộc vào vấn đề các chứng cứ pháp lí đểchứng minh sự tôn tại của hợp đồng vay đó
Có ý kiến còn cho rằng: Hợp đồng vay có lãi là hợp đồng ưng thuận còn
hợp đồng vay không có lãi là hợp đồng thực tế Hợp đồng vay không có lãi làhợp đồng không có đền bù cho nên quyền cân nhắc quyết định cuối cùng luôn
thuộc về bên cho vay cho đến thời điểm họ chuyển giao đối tượng vay chobên vay Hay nói cách khác, trong hợp đồng vay không có lãi thì sự cam kết
của bên cho vay không có giá trị ràng buộc cho đến khi bên vay đã chuyên số
tiền vay cho bên vay xác lập quyền sở hữu Hợp đồng vay có lãi là hợp đồng
có đền bù có hiệu lực khi các bên đã giao kết xong (kế cả bằng lời nói và băng
văn bản), theo đó bên cho vay phải chuyên giao ngay tiền vay theo đúng nhưcam kết (đúng về sỐ lượng, thời hạn, chất lượng ).
Tác giả không đồng tình với ý kiến này bởi lẽ tinh chất đền bù haykhông đền bù của hợp đồng không làm thay đổi bản chất pháp lí của hợp
đồng vay, cũng như không ảnh hưởng gi đến thời điểm bên cho vay phải có
nghĩa vụ chuyền giao tiền vay Tính chất đền bù trong hợp đồng chỉ khang
Trang 19định việc có hay không có nghĩa vụ trả lãi của bên vay sau khi hợp đồng
đã phát sinh hiệu lực pháp luật Cho dù có tiền lãi hay không có tiền lãi thìmột khi các bên đã giao kết hợp đồng, hợp đồng đã phát sinh hiệu lực (cóbằng chứng về sự giao kết hợp đồng: quyền và nghĩa vu cụ thé của các
bên được ghi rõ trong văn bản hợp đồng) thì bên cho vay phải thực hiện
đúng cam kết của mình, nếu vi phạm gây thiệt hại thì phải chịu tráchnhiệm bồi thường
Thứ hai, HDVTS là hợp đồng song vụ
Như đã xác định ở trên, HĐVTS là hợp đồng ưng thuận tức là hợp đồng
có hiệu lực từ thời điểm giao kết (hai bên thoả thuận về các điều khoản của
hợp đồng) Như vậy, bên vay và bên cho vay ràng buộc nghĩa vụ đối với nhau
từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực Theo đó, bên vay có quyền yêu cầubên cho vay chuyên giao tài sản theo đúng thoả thuận (số lượng, chất lượng,thời gian, địa điểm) trong hợp đồng Trường hợp bên cho vay không thực hiện
nghĩa vụ thì bên cho vay phải chịu trách nhiệm Tương tự, khi đã chuyển giaotài sản, thì bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả tài sản cho bên cho vay Nhưvậy, hợp đồng vay là hợp đồng song vụ
Thứ ba, HDVTS là hợp đồng có tính chất đền bù hoặc có thé là hợpđồng không có tính chất đền bù
Nếu HĐVTS có lãi suất thì đó là hợp đồng vay có đền bù Cụ thể, khoảnlãi mà bên vay trả cho bên cho vay vào các thời điểm theo thoả thuận (cuối kỳ
vay hoặc trả theo từng đợt hoặc khác theo thoả thuận của hai bên) chính là lợi
ich vật chất mà bên cho vay nhận được từ hợp đồng vay Các hợp dong tindụng của ngân hàng luôn được xác định là hợp đồng vay có đền bù, lãi trong
hợp đồng vay do các bên thỏa thuận Trường hop cho vay và hai bên có thoả
thuận là vay có lãi thì đó cũng được voi là hợp đồng có đền bù
Trang 20HĐVTS là cũng có thể là hợp đồng không có tính đền bù khi vay không
có lãi Ngoài tài sản đã vay (nợ gốc) thì khi đến hạn trả nợ, bên vay khôngphải trả thêm khoản lãi nào cho bên cho vay Thông thường, các hợp đồngnày vay không có đền bù được xác lập phổ biến với những người có quan hệ
thân thích, tình cảm mang tính chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau phát triển
sản xuất kinh doanh
Qua những phân tích về quy định pháp luật cũng như phân tích các đặc
điểm của HDVTS, có thé nhận thay HDVTS là loại hợp đồng song vụ, là hợpđồng ưng thuận và có tính chất đền bù hoặc có thể là hợp đồng không có tínhchất đền bù
So sánh đặc điểm của HĐVTS ở trên với các định nghĩa HDVTS đượcquy định trong các BLDS, chúng ta thấy được về cơ bản, các khái niệm trongcác BLDS được nêu đã bao quát được các đặc điểm trên
Tóm lại, HĐVTS là sự thoả thuận, thong nhất ý chi của các bên, theo
đó bên cho vay chuyển giao tài sản thuộc quyển sở hữu của mình cho bênvay và bên cho vay được toàn quyền sw dung tài sản đó Khi đến hạn, bên
vay hoàn trả tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và đồng thời
phải trả lãi néu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định
1.2 Lãi và lãi suất trong hợp đồng vay tài sản
1.2.1 Lãi trong hop dong vay tài sản
Khi vay tài sản, người vay thường phải trả thêm một phần giá trị ngoàiphần vốn gốc ban đầu Giá trị tăng thêm so với phần tài sản vay ban đầu (nợ
gốc) được gọi là lãi Khi bên cho vay chuyển quyền sử dụng tiền cho người
vay đồng nghĩa họ hi vọng có được lượng tiền lớn hơn trong tương lai Có théhiểu răng, trong nhiều trường hợp sẽ không có sự chuyển nhượng tài sản nếukhông có phần giá trị tăng thêm Vì vậy, lãi được coi là một trong những vấn
Trang 21đề được quan tâm nhất của các bên trong các HDVTS và được pháp luật quyđịnh cu thé.
BLDS 2015 va các BLDS trước đây chi quy định về việc tra “lãi” củabên vay cho bên cho vay khi các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quyđịnh mà không đưa ra khái niệm về “lãi” Các nhà làm luật có lẽ nghĩ rằng
“lãi” là một trong những thuật ngữ thông dụng, dễ hiểu nên đã sử dụng trong
bản Bộ luật Dân sự - văn bản có giá trị pháp lý chung nhất, cao nhất điều
chỉnh các mối quan hệ có tính chất tư - mà không cần sự giải thích, định nghĩanao hết
Khi nghiên cứu về nội hàm của lãi, tác giả luận văn nhận thấy có cácquan điểm nỗi trội như sau:
Theo Điều 2 Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/05/2001 của
Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy định phương pháp và hoạch toán
thu, tra lãi của NHNN và các TCTD thi: “Lãi là khoản tiền bên vay, huy động
vốn hoặc bên thuê trả cho bên vay, đầu tư chứng khoán, gửi tiền hoặc cho bênthuê về việc sử dụng vốn Vay, vốn huy động hoặc tai sản cho thuê Lai đượctính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng von va lãi suất.” Nội hàm khái
niệm lãi hiểu ở phương diện cụ thé hơn, quy định này cũng đã đưa ra căn cứtính lãi Đồng thời, định nghĩa này cũng nêu ra các chủ thể trong quan hệ này
có thé là bên vay, bên thuê tài sản và bên cho vay, bên cho thuê tài sản Cũng
chính quy định chi tiết như vậy, quy định về lãi này lại không mang tính khái
quát mà chỉ được áp dụng đôi với một sô hoạt động nêu trên.
Tác giả Phạm Lê Liên chủ biên cuốn Từ điển Tiếng Việt được Nhà xuất
bản Hồng Đức xuất bản năm 2016 đã giải thích: “Lai là thu vượt chi sau một
quá trình kinh doanh hay sản xuất nào đó” Với quan điểm trên, có thé thay
tác giả Phạm Lê Liên đã tiếp cận lãi dưới góc độ hoạt động kinh doanh mà
Trang 22không phải đưới dóc độ HDVTS Quan điểm này rõ ràng dưới góc độ củaquan hệ vay tài sản không áp dụng được vì trước tiên, hoạt động cho vaykhông là một hoạt động sản xuất, chỉ với một số ít các chủ thê thì cho vay mới
là hoạt động kinh doanh (như các tổ chức tín dung) Đồng thời, công thức này
cũng không hoàn toàn chính xác vì đối với những khoản vay mà bên cạnh lãi
thì bên vay phải đóng các loại phí thi chi phi phat sinh này cũng sẽ được coi
là lãi theo công thức nêu trên Điều này không đúng về bản chất của lãi
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Chung trong Luận văn “Lãi suất trong hợpđồng vay tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam” cho răng: “Lãitrong HDVTS là một khoản tiền hoặc vật, ngoài vốn sốc, mà bên vay phải
trả cho bên vay khi các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Khái niệm này đã chỉ rõ đối tượng áp dụng đó là các HDVTS Tuy nhiên
cũng như với khái niệm trên, thì trường hợp các chi phí phát sinh (ví dụ
Phí cấp tín dụng trong các hợp đồng tín dụng) cũng sẽ được xem là lãi củakhoản vay?
Tác giả luận văn thiên về quan điểm được nêu Điều 2 Quyết định số652/2001/QD-NHNN, theo đó, lãi sẽ chỉ bao gồm tat cả những giá trị phátsinh tương ứng từ lãi suất, thời hạn vay, va số tiền nợ gốc Vì chúng tađồng ý rằng, bên cho vay cho vay với mong muốn nhận được giá trị nhất
định từ tài sản đó, và bên vay cũng hiểu và đồng ý rang lãi hay lãi vay
chính là khoản phí trả cho việc sử dụng tài sản vay trong thời gian nhấtđịnh Chính vì vậy, tác giá cho rằng tất cả loại phí khác (như phí tư vấn,
thầm định, quan lý tài sản ) không được coi là lãi vay vì đây là khoản
phí để tiến hành hoạt động cho vay mà không phải là giá trị phát sinh từchính sô tài sản cho vay.
Từ phân tích trên, tác giả đưa ra định nghĩa về lãi trong HDVTS như sau:
Trang 23“Lãi là toàn bộ những giá trị sinh ra từ tài sản thông qua hoạt động cho
vay, được tính dựa trên thời hạn vay, lãi suất và số tiền vay”
1.2.2 Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản
Lãi suất được ghi nhận trong BLDS nhưng không được BLDS địnhnghĩa Nhìn từ góc độ pháp lý thì chính sách về lãi suất thay đổi theo thời gian
và rất khác nhau từ xã hội này sang xã hội khác
Lãi suất cũng là yếu t6 ảnh hưởng to lớn và có quan hệ mật thiết với lãi
Từ xa xưa, con người đã nhận thức được về lãi suất và đã quy định về vấn đềnày trong Bộ luật của mình Ví dụ: Luật La Mã quy định mức lãi suất là
6%/năm nếu vay dé tiêu dùng và 8%/năm nếu vay để kinh doanh, ngoài ra
luật cũng quy định không tính lãi mẹ đẻ lãi con” Vậy, rốt cuộc lãi suất là gì?Hiện tại, trong BLDS — văn bản pháp luật mang tính pháp lý cao nhất —thì lãi suất cũng chưa được định nghĩa cụ thể, dường như các nhà làm luật cho
rằng đây là một phạm trù thông thường, ai cũng có nhận thức đúng đắn về lãisuất, nên từ trước đến nay, trong BLDS chỉ quy định mức lãi suất áp dụng
trong các trường hợp.
Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 hiện tại cũng không đưa ra định
nghĩa lãi suất, mà chỉ đặt ra van dé cơ quan công bố các loại lãi suất: “1 Ngânhàng Nhà nước công bé lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất
khác dé điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi” Như vậy, điềuluật này cũng chỉ quy định về chủ thể ban hành mức lãi suất áp dụng mà cũngkhông đưa ra được một định nghĩa.
Một sô quan niệm về lãi suât tiêu biêu dưới các góc độ như sau:
® Dưới góc độ ngôn ngữ học:
4 Trường Dai hoc Luật Ha Nội (2006), Giáo trình Luật La Mã Nxb, Công an nhân dan, Hà Nội, tr.130.
Trang 24- Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (ngày cập nhật thông tin17/07/2020), lãi suất được định nghĩa là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được
người vay tra cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay”
Theo phân tích của trang thông tin này, khi cho vay thì người cho vay đã
trì hoãn nhu cầu tiêu dùng của minh va cho người vay sử dụng tài sản
của mình trước Do vậy, Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốnvay trong một đơn vị thời gian nhất định mà người sử dụng vốn phải trả
cho người sở hữu vốn
- Theo Từ điển Luật học thì: “Lãi suất là tỉ lệ phần trăm (%) tính trênvốn đầu tư để xác định lãi của người đầu tư” Theo định nghĩa này, thì cóthể xem lãi suất là sự tăng trưởng tự nhiên của tai sản khi nó được chủ sởhữu đem cho một bên khác sử dụng trong thời gian nhất định
e Dưới góc độ kinh tế học
Dưới góc độ kinh tế, một loạt các khái niệm về lãi suất được đưa ra, tiêubiểu đó là:
- Karl Marx: “Lãi suất là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản
sản xuất phải trả cho nhà tư bản tiền tệ vì đã sử dụng vốn trong một
khoảng thời gian nhất định”
- Các nhà kinh tế học về lượng cầu tài sản: “ Lãi suất là cơ sở xác địnhchi phí cơ hội của việc nam giữ tiền”
- Ngân hàng thé giới: “Lãi suất là tỷ lệ phan trăm của tiền lãi so vớitiền vốn”
- Các nhà kinh tế học hiện đại: “Lãi suất là giá cả cho vay, là chi phí về
việc sử dụng vốn và dịch vụ tài chính khác.”
Như vậy, tổng kết lại, có thể kết luận rằng đặc trưng cơ cở bản của lãi
” https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A3i_su%E1%BA%ASt
Trang 25suât thê hiện nó là một công cụ đê tính lợi nhuận, nhăm thoả mãn nhu câu vật chat hoặc tinh thân của cả bên cho vay và bên vay, thê hiện tập trung ở một sô nội dung sau:
Thứ nhất, lãi suất xuất hiện chủ yếu trong các hợp đồng vay tài sảnQua nghiên cứu có thé thấy lãi suất có thé xuất hiện trong các quan hệ
vay tài sản hoặc kinh doanh thương mại và là cơ sở để tính lãi Tuy nhiên, lãi
suất chủ yếu van được tổn tại trong các hợp đồng vay bởi lẽ đây là cơ sở chủchốt dé tinh được lãi — mục tiêu của hợp đồng vay Các loại hợp đồng khác
như đồng cho thuê, đầu tư thì việc tính lãi còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tốkhác như phần góp sức còn riêng đối với hợp đồng vay thì lãi suất là cơ sởchính để tính lãi, lãi suất có thể do hai bên tự thoả thuận hoặc tuân theo quyđịnh của pháp luật.
Thứ hai, lãi suất là điều khoản tuỳ nghỉ hoặc có thể là điều khoản
thông thường
Điều khoản tuỳ nghỉ là điều khoản do các bên tự thoả thuận mà pháp luật
không bắt buộc phải có trong một hợp đồng dân sự Khi tiến hành giao kết
hợp đồng các bên còn có thé thoả thuận dé cụ thé thêm một số điều khoản
khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được thực hiện day đủ, hoàn thiện,tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Xét lãi suất trong HDVTS là điều khoản tuỳ nghi vì Trường hợp hai bên
muốn cụ thé mức lãi suất áp dụng, hoàn toàn có cụ thé hoá trong HDVTS Do
trong giao dịch dân sự, yếu tố thoả thuận giữa các bên luôn được tôn trọng.Tuy vậy, đối với trường hợp hai bên không thoả thuận về mức lãi suất,
đối với hợp đồng vay có lãi thì sẽ áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 468
để tính mức lãi suất áp dụng Trường hợp này lãi suất trở thành điều khoản
thông thường.
Trang 26Thứ: ba, lãi suất không ton tại một cách độc lập
Bản chất của lãi suất là một tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả cho bên
cho vay dựa vào số tiền vay gốc trong một thời hạn nhất định Do đó, sẽ
không thé có tỉ lệ đó nếu như không tôn tại số tiền gốc mà các bên thoả thuận
được trong hợp đồng vay tài sản
Thứ tư, lãi suất được tính dựa trên số vay gốc và thời hạn vay (thời
gian vay)
Như đã phân tích ở trên, lãi suất tỉ lệ thuận với vốn gốc và thời hạn vay
Do đó, tương ứng với số nợ gốc nhiều hay ít, thời hạn vay dai hay ngắn màcác bên có thể thoả thuận mức lãi suất cho phù hợp
Từ các phân tích trên, tác giả luận văn xin đưa ra định nghĩa về lãi suất
dưới góc độ pháp lý như sau: “Lãi suất trong HDVTS là tỷ lệ phan trăm (%)
nhất định mà người vay phải trả cho bên cho vay thêm vào số tài sản đã vay
tính trên một đơn vị thời gian trong trường hợp các bên có thoả thuận vềviệc tra lãi hoặc pháp luật có quy định về việc trả lai.”
Trang 27Kết luận Chương 1
Trong Chương này, tác giả đã nêu lên khái quát các vấn đề lý luận cơbản về HDVTS, lãi và lãi suất trong HDVTS
Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật, đồng thời nghiên
cứu van đề dưới các góc độc khác nhau, tác giả làm rõ được các đặc điểm của
HĐVTS, lãi và lãi suất, đồng thời chỉ ra những những điểm chưa hợp lý, thiếusót của các khái niệm được nêu ra Từ đó tác giả xây dựng cho mình một khái
niệm tổng quát về HĐVTS, Lãi và lãi suất trong HDVTS
Trên cơ sở khái niệm trên, tác giả đặt ra nên móng của việc phân tích cácphân loại lãi suất và các tính lãi trong các trường hợp cụ thể tại Chương 2 của
Luận văn.
Trang 28CHUONG 2 QUY ĐỊNH PHAP LUAT VIET NAM VE LAI VA LAI
SUAT TRONG HOP DONG VAY TAI SAN2.1 Lãi suất trong hợp đồng vay tài san
2.1.1 Lãi suất cho vay
Khái niệm lãi suất cho vay không được quy định cụ thể trong các vănbản pháp luật, nhưng có thể hiểu là lãi suất thoả thuận với nhau khi giao
kết HDVTS, lãi suất này được dùng làm căn cứ dé tính tong số tiền lãi mà
bên vay phải trả cho bên cho vay tính tương ứng với thời hạn và số tiềntheo thoả thuận.
Về nguyên tắc, lãi suất cho vay cụ thể sẽ do các bên thoả thuận, điều nàyđược công nhận tại Khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 như sau:“1 Lãi suất vay
do các bên thoả thuận.” Trường hợp hai bên có thoả thuận về việc trả lãi
những không có thoả thuận cụ thể về mức lãi suất áp dụng thì sẽ thực hiện
theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 468 BLDS 2015
Lãi suất cho vay duoc áp dụng đối với khoản nợ gốc va trong thời gian
cho vay theo thoả thuận của các bên Đặc biệt, khi các bên thoả thuận về lãi
suất mà bên vay trả nợ đúng hạn thì chỉ có một loại lãi suất duy nhất được ápdụng — đó là lãi suất cho vay áp dụng trên nợ gốc trong thời hạn vay
2.1.1.1 Trần lãi suất cho vay áp dụng đối với hợp đồng vay tài sản không là
hợp dong tín dụng
Đối với HDVTS không là HDTD hoặc chịu sự quản lý của pháp luật
chuyên ngành khác (nếu có), nhăm ngăn ngừa hiện tượng cho vay nặng lãi,
bên cho vay lợi dụng lãi suất đề thu lời bat chính thì các nhà làm luật đã đưa
ra một trần lãi suất mà các bên tham gia HDVTS thoả thuận Việc giới han
mức trần lãi suất theo thoả thuận được coi là một thói quen lập pháp của Việt
Trang 29Nam từ trước đến nay (Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 — Tran là 150% LSCB;
Khoản 1 Điều 473 BLDS 1995 — Tran là không quá 50% lãi suất cao nhất do
NHNN công bô)
Các HĐVTS chịu sự điều chỉnh của BLDS 2015 thì mức trần lãi suất
được quy định như sau:
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa
thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợpluật khác có liên quan quy định khác (Khoản | D468)
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xácđịnh rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định
bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời
điểm trả nợ (Khoản 2 D468)
Lãi suất cho vay được xác định theo phần trăm tính từ ngày vay cho đến
ngày trả nợ Các bên phải thoả thuận và xác định trong hợp đồng về mức lãisuất áp dunng (lãi suất cố định/biến động) Nếu lãi suất trong han được xác
định là lãi suất biến động (lãi suất thay đổi) thì cần xác định rõ biên độ daođộng và cơ sở để xác định biên độ dao động
2.1.1.2 Tran lãi suất cho vay đối với Hợp dong tin dụng
Khoản 2 Điều 3 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Trườnghợp có quy định khác nhau giữa Luật này và các luật khác có liên quan vềthành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tô chức lại, giải thé tổ chức
tín dụng thì áp dụng theo quy định của Luật này”.
Nhu vậy, HDTD với một bên chủ thể luôn là các TCTD chịu sự quản lýcủa Luật các Tổ chức tín dụng cũng sẽ được tuân theo các quy định của của
Luật các tô chức tín dụng Do đó, lãi suất cho vay trong HDTD sẽ được tự do
Trang 30thoả thuận và không bị giới hạn bởi lãi suất trần 20%/năm căn cứ theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 mà sẽ áp dụng quy định tại Khoản 2
Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010: “Tổ chức tín dụng và khách hàng có
quyên thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hang của
tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”
Trước đây, vẫn có ý kiến cho rằng, BLDS là văn bản pháp luật có hiệulực pháp lý cao nhất điều chỉnh trong ngành luật dân sự và được coi là “Hiến
pháp luật tư” Khoản 1 Điều 468 BLDS đã quy định: “7 Lãi suất vay do các
bên thỏa thuận Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo
thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường
hợp luật khác có liên quan quy định khác Căn cứ tình hình thực tế và theo để
xuất của Chính phú, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh nức
lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gân nhát ”
Quy định này mang tính linh hoạt, theo đó lãi suất có thé được điều
chỉnh dựa theo hai cơ chế, đó là: ¡) Căn cứ vào tình hình thực tế, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội điều chỉnh lãi suất theo dé nghị của Chính phủ; ii)Luật khác có liên quan quy định mức lãi suất riêng cho các quan hệ chovay đặc thù.
Có thê hiểu rằng, nếu trong trường hợp pháp luật điều chỉnh về một lĩnhvực cụ thê có quy định khác về lãi suất đó cho quan hệ vay tài sản sẽ áp dụngquy định đó Việc áp dụng quy định chuyên ngành để điều chỉnh không chỉgói gọn trong các quan hệ tín dụng mà có thể là quan hệ vay tài sản theo chính
sách xã hdi,
Như vậy, thì BLDS đã hướng dẫn trong quan hệ tín dụng nói chung và
HDTD nói riêng thi sẽ áp dụng quy định liên quan trong lĩnh vực tin dụng đểđiều chỉnh Đồng thời, ý kiến trên viện dẫn thực tế rằng quy định tại Luật các
Trang 31Tổ chức tín dụng hiện chưa làm rõ về việc có áp mức trần lãi suất cụ thể haykhông, nếu có thì là bao nhiêu? Vì vậy xuất hiện ý kiến cho rằng đối vớinhững vấn đề không quy định trong pháp luật chuyên ngành thì sẽ sử dụngquy định chung Cụ thể, Luật các TCTD không quy định thì sẽ các HĐTD
cũng sẽ áp dụng giới hạn lãi suất là 20%/nam
Tranh cãi về việc có hay không áp dụng giới hạn lãi suất trong HDTD
diễn ra trong một thời gian dài Chính các cơ quan thi hành pháp luật cũngchưa thong nhất được về cách áp dụng quy định này dẫn đến việc cùng một
vụ việc có tính chất như nhau thì lại xuất hiện hướng xử lý khác nhau
Do vậy, ngày 11/01/2019, Hội đồng thâm phán Toà án nhân dân tối cao
ban hành Nghị quyết số 01/2019/NQ-HDTP hướng dẫn áp dụng một số quyđịnh của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm, theo đó, tại Điều 8 đã chỉ rõ
rằng sẽ không áp dụng quy định giới hạn lãi suất của BLDS 2005, BLDS
2015 dé xác định lãi, lãi suất mà chỉ áp dụng quy định của Luật Các tô chứctín dụng, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụngLuật Các tô chức tín dụng Cụ thể:
"Diéu 8 Xác định lãi, lãi suất trong hợp dong tin dụng tại thời điểm xét
xử sơ thâm
1 Tại thời điểm xét xử sơ thẩm, lãi, lãi suất trong hợp dong tin dụng xác
lập trước ngày 01-01-2017 được xác định như sau:
a) Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả được xác định theo lãi suất các
bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản
quy phạm pháp luật quy định về lãi suất áp dụng cho hop dong tin dung taithời điểm xác lập hop dong, thời điểm tinh lãi suất tương ứng với thời hạn
vay chưa trả.
Trang 322 Tại thời điểm xét xử sơ thẩm, lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng xác
lập ké từ ngày 01-01-2017 được xác định như sau:
a) Lãi trên nợ gốc, lãi trên nợ gốc quá hạn được xác định theo quy địnhtại khoản 1 Điêu này "
Quy định nói trên là hợp lý vì nếu trần lãi suất áp dụng chung cho cả đối
tượng là các TCTD thì sẽ tác động rất lớn đến thị trường tài chính, nhất là đối
với các công ty cho vay tiêu dùng, bởi lãi suất của họ phải ở mức cao hơn hệthống ngân hàng thương mại, như vậy mới đủ bù đắp rủi ro Vì vậy, quy địnhtrần lãi suất tại Điều 468 BLDS năm 2015 chỉ áp dụng đối với các khoản vaydân sự bên ngoài hệ thông các TCTD
Hiện tại, theo Thông tư hướng dẫn của NHNN, TCTD gồm, ngân hàng
và các CTTC được áp dụng lãi suất thoả thuận Đến nay, NHNN chỉ quy định
trần lãi suất cho vay tiền đồng ngắn hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên cho vay:
Nông nghiệp; nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứngdụng công nghệ cao Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất
thường, để đảm bảo an toàn của hệ thống TCTD, NHNN có quyền quy định
cơ chế các định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của TCTD
2.1.2 Lãi suất chậm trả nợ gốc
Lãi suất quá hạn là tỉ lệ phần trăm tính trên nợ gốc mà bên vay phải trảcho bên cho vay tương ứng với thời gian chậm trả Lãi suất quá hạn thườngcao hơn lãi suất đúng hạn do được áp dụng đối với người vay vi phạm nghĩa
vụ về thời hạn Sau thời hạn mà bên vay không trả hoặc trả hết số tiền vay thì
bên cho vay có quyền tính lãi dựa trên lãi suất quá han theo đúng như thoả
thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2.1.2.1 Lãi suất chậm trả nợ gốc trong hợp đông vay tài sản không là hợp
đồng tín dụng
Trang 33Trường hợp các bên có thoả thuận về lãi suất thì mức lãi suất trên nợ gốc
quá hạn do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% mức lãi suất quy
định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điểm c, khoản 2, Điều 5Nghị quyết 01/2019) Do đó mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trongtrường hợp các bên thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản là không quá 150%
x 20%/nam = 30%/năm.
Trường hợp các bên không thoả thuận về mức lãi suất này thi lãi suất nợ
quá han = lãi suất trong hạn x 150% (K5 D466)
2.1.2.2 Lãi suất chậm trả nợ gốc trong hợp dong tin dung
Đối với HĐTD, việc phải trả lãi chậm trả nợ gốc được quy định tại
Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước.Theo đó, căn cứ vào quy định tại về phạt vi phạm được quy định như sau:
“Điều 25 Phat vi phạm và bôi thường thiệt hai
1 Tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về việc phạt vi
phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tô
chức tín dụng hoặc khách hàng không thực hiện đúng nội dung trong thỏa
thuận cho vay, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.”Mức phat vi phạm quy định cũng được quy định tại điểm c khoản 4 Điều
13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN “Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ
quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với
thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay
trong hạn tại thời điểm chuyền nợ quá hạn.”
2.1.3 Lãi suất chậm trả nợ lãi
2.1.3.1 Lãi suất chậm trả nợ lãi trong hợp đồng vay tài sản không là hop
đồng tin dụng
Trang 34“Trường hợp chậm trả lãi trên nợ gốc thì bên vay còn phải trả lãi theo
mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này” (Điểm a K5D466) Theo quy định trên thì mức lãi suất chậm tra lãi trên nợ gốc là cỗ địnhvới mức lãi suất là 10% năm, pháp luật không quy định về việc các bên đượcthoả thuận vê mức lãi suat này.
Tuy nhiên, việc quy định như vậy lại trái với bản chất của HDVTS đó là
sự tự do thoả thuận của các bên, bởi lẽ đó, quy định như vậy cũng đã phần
nào hạn chê và xâm phạm quyên của các chủ thê trong quan hệ vay tài sản.
Nhận thức được điều này, Nghị định số 01/2019 tại điểm b, khoản 2
Điều 5 đã bổ sung thêm phần đuôi “trừ trường hop có thoả thuận khác”
Phần bổ sung này đã ghi nhận quyền của các chủ thé của HDVTS trong
việc tự mình thoả thuận về mức lãi suất chậm trả lãi trên nợ sốc trong hạn.Tuy vậy, Nghị định này vẫn chưa có quy định về mức trần lãi suất mà các
bên có thể thoả thuận với nhau, như vậy, liệu có thé hiểu rằng các bên có
thể tự do thoả thuận mức lãi suất mà không có bất kỳ giới hạn nào haykhông?
Theo tác giả, vẫn nên quy định một mức trần phù hợp nhằm hạn chế
việc bên cho vay lợi dụng quy định này để bóc lột, gây khó khăn cho bênvay khi phải trả khoản tiền lãi trên nợ lãi chậm trả quá lớn, thậm chí có thênhiều hơn khoản nợ gốc Mặt khác, xét cho đến cùng, khi bàn về hiệu lựcpháp lý của các văn bản pháp luật thì BLDS luôn có hiệu lực hơn so với
Nghị quyết Do vậy, tác giả kiến nghị bổ sung quy định các bên có thể thoả
thuận mức lãi suất đối với phần lãi chậm trả ngay trong BLDS để các bên
có thé dé dang áp dụng
Hiện tại, với những quy định pháp luật Việt Nam thì mức lãi suất chậmtrả nợ lãi được hai bên thoả thuận, trường hợp không có thoả thuận thì mới áp
Trang 35dụng mức lãi suất bằng 50% quy định tại Khoản 2 Điều 468 BLDS 2015(10%/nam).
2.1.3.2 Lãi suất chậm trả nợ lãi trong hop dong tin dung
Tương tự với lãi suất chậm trả nợ gốc được phân tích ở trên, mức lãi suấtchậm trả nợ lãi được quy định tại Điểm b khoản 4 Điều 13 Thông tư số
39/2016/TT-NHNN: “Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi
theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất
do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt qua
10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả”.2.2 Lãi trong hợp đồng vay tài sản
2.2.1 Hợp dong vay tài sản không lãi
Trong trường hợp các bên không thoả thuận về nghĩa vụ trả lãi thì
HĐVTS được được coi là hợp đồng vay không lãi Đối với trường hợp này,
bên vay có chỉ có nghĩa vụ hoàn trả số tiền đã vay trong thời hạn thoả thuận(trường hop có thoả thuận về thời hạn cho vay) hoặc trong thời gian hợp lý
mà bên cho vay thông báo trước.
2.2.1.1 Lãi trong trưởng hop trả đúng hạn
Đối với HDVTS, như đã nêu ở trên thì bên vay có chỉ có nghĩa vụ hoàn
trả số tiền đã vay trong thời hạn thoả thuận (trường hợp có thoả thuận về thời
hạn cho vay) hoặc trong thời gian hợp lý mà bên cho vay thông báo trước.
Trường hợp này, bên vay đã thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản đã vay đúng
theo kỳ hạn đã thoả thuận, vậy nên, bên vay không phải trả bất kỳ lãi nào
2.2.1.2 Lãi trong trường hợp quá hạn
Trường hợp các bên thoả thuận không cân trả lãi mà bên vay vi phạm
nghĩa vụ hoàn trả số tiền đã vay theo đúng thời hạn thoả thuận (không trả
Trang 36hoặc trả không day đủ) thì áp dụng quy định tại Khoản 4 Điều 466 BLDS2015: “4 Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ
hoặc trả không đầy đủ thì bên vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi
suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trảtương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật
có quy định khác”.
Điều khoản này có mở rộng thêm trường hợp khác là “trừ trường hợp có
thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác” nhưng ta đang xem xét trường
hợp các bên không có bat kỳ thoả thuận nao về lãi suất cả khi giao kết hop
đông lân khi có sự vi phạm về nghĩa vụ trả nợ.
Phân tích quy định trên, có thé thấy được, nghĩa vụ tra lãi chỉ phát sinhkhi có yêu cầu của bên cho vay, trường hợp không có yêu cầu thì phần lãi trên
nợ gốc quá hạn này sẽ không phát sinh
Trường hợp bên cho vay yêu cầu, thì bên vay có nghĩa cụ phải trả cho
bên vay phan lãi tương túng với phần nợ gốc quá hạn Lãi suất được tinh theo
đoạn đầu của Khoản 4 Điều 466 (dẫn chiếu tối khoản 2 Điều 468) — mức lãisuất cố định bằng 10%/năm
Tiên lãi trên nợ gôc qua hạn = sô tiên chậm trả x thời gian chậm trả nợ
gốc x 10%
Ví dụ: Ngày 04/08/2018, ông A cho bà B vay số tiền 80 triệu đồngkhông lãi, thoả thuận răng, bà B sẽ trả lại số tiền này vào 2 tháng sau Ngày
01/10/2018, bà B không trả tiền cho ông A, do cần gấp, ông A yêu cầu bà B
phải hoàn trả tiền ngay nhưng cũng ông B cũng không đề cập gì đến việc tínhlãi cho số tiền 80 triệu đồng tính từ ngày bà B phải thanh toán 04/10/2018.Đến ngày 04/12/2018, bà B mới trả cho ông A số tiền nợ gốc 80 triệu thì bà Bphải trả thêm số tiền lãi chậm trả tương ứng là: 80 triệu nợ gốc + 80 triệu x
Trang 370.83%/thang (10%/năm) x 02 tháng chậm trả = 1,33 triệu đồng.
2.2.2 Hợp đồng vay tài sản có lãi
2.2.2.1 Hop dong vay tài sản không là hop dong tín dung
a) Lãi trong trường hợp trả đúng hạn
Như đã phân tích về lãi suất ở trên, lãi suất được các bên thoả thuận với
nhau Hai bên có nghĩa vụ tuân thủ đúng với những thoả thuận khi giao kết
hợp đồng Khi Bên vay trả lãi đúng trong kỳ hạn đã thoả thuận thì Bên vaychỉ phải trả số tiền lãi tương ứng với thời hạn và lãi suất thoả thuận Cụ thể:Lãi trong hạn = Lãi suất thoả thuận x thời hạn vay x số tiền vay
Trường hợp hai bên không thoả thuận cụ thể về lãi suất cho vay thì sẽ áp
dụng Khoản 2 Điều 468, theo đó: Lãi trong hạn = 10%/năm x thời hạn vay x
sô tiên vay
Trường hợp có tranh chấp về lãi trong hạn mà hai bên trước đó đã thoả
thuận mức lãi suất cao hơn mức trần 20%/nam, thì căn cứ vào đoạn 2, Khoản
1 Điều 468 BLDS 2015 “ường hợp lãi suất theo thoả thuận vượt quá lãi
suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có
hiệu lực” Khi đó, lãi suất được công nhận là 20%/nam, công thức tính lãi
như sau:
Lãi trong han = 20%/năm x thời han vay x số tiền vay
Việc b6 sung chế tài là một bước tiến so với quy định trong BLDS 2005,tuy vậy, quy định này vẫn chưa thực sự hoàn hảo, bởi: Có đề xuất rằng “giải
pháp thuyết phục hơn cả là hợp đồng cho vay nặng lãi không có hiệu lực đối
với lãi suất thoả thuận và thay vào đó là lãi suất thấp nhất” Quan điểm này
phát sinh với lập luận lập luận: “giải pháp này làm giảm ý định cho vay nặng
lãi không có hiệu lực lãi suất thoả thuận và thay vào đó là lãi suất thấp nhất”
và “giải pháp này làm giảm ý định cho vay nặng lãi và tạo ra sự công bằng
Trang 38giữa người có ý thức tôn trọng pháp luật và người không có ý thức tôn trọng pháp luật”.
Về quan điểm này, tác giả đồng tình hai tác dụng rõ rệt, đó là Hạn chế
cho vay lãi suất cao: Nếu bên cho vay có thé đưa ra mức lãi suất là 30-40%
thì họ vẫn có thể hưởng được mức tối đa mà pháp luật cho phép là 20% Tuy
nhiên, trường hợp áp dụng quan điểm trên, thì họ sẽ chỉ nhận được một nửamức mà họ có thé nhận nếu tuân theo quy định pháp luật.Vì vậy, dé tránh bị
áp dụng chế tài bất lợi, họ sẽ không cho vay với lãi suất cao
b) Lai trong trường hợp quá han
Nếu bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ (không tra, trả không day đủ) thìkhi quá hạn trả nợ sẽ phải gánh chịu một khoản lãi tăng thêm Khoản 4 Điều
466 BLDS 2015 quy định về lãi suất quá hạn áp dụng trong trường hợp bên
vay vi phạm nghĩa vụ trà nợ về thời hạn: “Trường hợp vay có lãi mà khi đến
hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thoả thuận trong hợp đồng tương ứng với thờihạn vay mà đến hạ chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mứclãi suất quy định tại Khoản 2 Điều 468 của Bộ luật nay; Lãi trên nợ gốc quahạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian
chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, trong tất cả các trường hợp (có hoặc không thỏa thuận), thì bên
vay có thé phải chịu các khoản lãi sau đây: (i) Lãi trên nợ gốc trong hạn; (ii)
Lãi trên nợ gốc quá han; (iii) Lãi đối với tiền lãi trong hạn chậm trả Dé xácđịnh lãi, cần dựa vào các căn cứ sau:
- _ Thứ nhất, có sự chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán: Khoản 1 Điều 353
BLDS 2015 quy định: “Chậm thực hiện nghĩa vụ vẫn chưa được thực
hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Trang 39đã hết” Như vây, chậm thanh toán trong HDVTS là việc bên vay chưa
trả nợ hoặc chỉ tra được một phần nghĩa vụ thanh toán (trả nợ) khi đến
thời hạn.
- Thứ hai, Thời điểm bắt đầu chịu lãi chậm trả: BLDS 2015 không quyđịnh cụ thể về thời điểm bắt đầu tính lãi chậm trả mà chỉ quy địnhchung chung là “tương ứng với thời gian chậm trả” — quy định này
cũng không xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc Thực tiễn áp dụng
pháp luật, thời điểm bat đầu gánh lãi quá hạn được tính ké từ ngày tiếptheo sau ngày cuối của thời hạn thanh toán Tuy nhiên, pháp luật Việt
Nam, trường hợp hai bên thỏa thuận tĩnh lãi vào một ngày khác thì Tòa
án sẽ công nhận sự thỏa thuận đó của các bên.
e Lãi trên nợ gôc trong hạn
Trong trường quá hạn thanh toán, mà bên vay vẫn không trả hết số nợ
gốc hoặc số tiền lãi trong hạn thỏa thuận thì khoản lãi đầu tiên mà bên vay
phải trả là lãi trên nợ gốc trong hạn vì tiền lãi trên nợ gốc trong hạn năm trongkhuôn khổ thoả thuận của các bên ngay từ khi giao kết hợp đồng vay Căn cứ
quy định tại đoạn đầu Diém a Khoản 5 Điều 466 BLDS 2015: “5 Trường hopvay có lãi mà khi đến hạn bên vay trong trả hoặc trả không day đủ thì bên vayphải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thoả thuận trong hợp đồng
tương ứng với thời hạn vay mà đên hạn chưa trả”.
Lãi trên nợ gôc trong hạn = sô tiên nợ gôc chưa trả x lãi suât trong hạn x thời hạn vay
e Lãi trên nợ gốc quá han
Trường hợp Bên vay khi đến hạn thanh toán nhưng vẫn không trả hết số
nợ gốc thì bên vay phải chịu thêm khoản lãi trên nợ gốc quá han Lãi suất đối
Trang 40với phần nợ gốc bị quá hạn thực hiện theo thỏa thuận các bên (nếu có) hoặcthực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 466 BLDS 2015: “Truonghợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đây đủ thì
bên vay phải trả lãi như sau: b) lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng
150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừtrường hợp có thoả thuận khác” Việc quy định mức lãi suất cao hơn sẽ phan
nào tác động tâm lý của bên vay và nhanh chóng trả nợ.
Tiên lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x
(lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay quy định trong hợpdong) x (thời gian chậm trả nợ gốc)
Vi dụ: A cho B vay 200 triệu, thời hạn vay là 01 năm, lãi suất là
20%/năm Hết thời hạn 02 năm, B không trả được bất kỳ đồng gốc nào cho
mà chi trả được lãi, mãi 01 năm sau B mới trả, trong khi A đã yêu cầu B trả
nợ khi hết thời hạn 01 năm Như vậy, lãi trên nợ gốc quá hạn bằng 200 triệu
gốc x 150% x lãi suất thoả thuận trong hạn (20%/năm) x thời hạn chậm trả
(01 năm) = 200 triệu x 30% x 01 năm = 60 triệu đồng Như vậy, lãi trên nợgốc chậm trả mà B phải trả cho A trong tình huống này là 60 triệu đồng cho
01 năm chậm trả, trong khi nợ sốc trong hạn mà B phải trả cho A chỉ là 40
triệu đông/năm.
e Lãi đôi với tiên lãi trong hạn chậm trả
Bên cạnh hai khoản lãi trên, trường hợp chậm thanh toán thì bên chậm
trả còn phải chịu lãi đối với tiền lãi trong hạn chậm trả, quy định tại Điểm aKhoản 5 Điều 466 BLDS 2015: “Truong hop vay có lãi mà khi đến hạn bênvay không trả hoặc không đây đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: ; trường
hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại Khoản 2 Điều
468 của Bộ luật này `.