tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân theo quy định pháp luật việt nam hiện nay liên hệ và đánh giá tổ chức của hội đồng nhân dân ở việt nam hiện nay

17 0 0
tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân theo quy định pháp luật việt nam hiện nay liên hệ và đánh giá tổ chức của hội đồng nhân dân ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì Hội đồng nhân dân được hiểu như sau:“Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUÔC GIA

TÊN ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘIĐỒNG NHÂN DÂN THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆTNAM HIỆN NAY LIÊN HỆ VÀ ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC CỦA

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Hà Nội - 2023

Trang 3

Mục lục

DANH MỤC VIẾT TẮT 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ 4

B NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 4

1.1.KHÁIQUÁT VỀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN .4

1.2.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 5

1.3.CƠCẤU TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN .5

1.4.CHỨCNĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 6

1.4.1 Chức năng của hội đồng nhân dân 6

1.4.1 nhiệm vụ của hội đồng nhân dân 7

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 8

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 8

2.1 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA H ỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 8

2.2 HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 9

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 10

C KẾT LUẬN 10

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 4

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Để thực hiện quản lý nhà nước có hiệu quả, ở bất kỳ quốc gia nào cũng phải chọn giải pháp chia đất nước thành các đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở đó, gọi là chính quyền địa phương Ở nước ta cũng vậy, cả nước được chia thành các đơn vị hành chính đồng thời tổ chức chính quyền địa phương theo đơn vị hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã Trong thiết chế chính quyền địa phương có HĐND và UBND, trong đó HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân HĐND thực hiện quyền giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND, giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân Từ khi thành lập nước đến nay, thiết chế HĐND các cấp ngày càng được kiện toàn, phát triển và hoàn thiện theo lịch sử phát triển của nhà nước.

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

1.1 Khái quát về hội đồng nhân dân

Từ lâu, ta đã được nghe câu nói “Nhà nước nhân dân, do dân và vì dân”, vậy có ai đã thắc mắc vì sao lại có câu nói này Chúng ta đã được biết đất nước ta đã trải qua bao giai đoạn chiến tranh tàn khốc và đã giành được độc lập dưới sự lãnh đạo Đảng và Nhà nước Song công sức lớn nhất chính là sự hy sinh, lòng yêu nước mãnh liệt của người dân nước ta đã đánh đổi mà giảnh lại được Chính vì vậy, để thể hiện được quyền lực của nhân dân và thể hiện được sự giám sát hoạt động quản lý, xây dựng, nhà nước ta đã thành lập Hội đồng nhân dân các cấp tại mỗi tỉnh thành phố trên cả nước Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì Hội đồng nhân dân được hiểu như sau:

“Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên.”

Trang 5

Chính vì vậy, Hội đồng nhân dân có vai trò rất lớn đối với cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và đặc biệt là đối với nhân dân cả nước.

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Sau khi đất nước thống nhất, Quốc hội ban hành Hiến pháp 1980, Luật tổ chức HĐND và UBND 1983 Hiến pháp và Luật tổ chức HĐND và UBND 1983 xác định vị trí, vai trò của HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu, chịu trách nhiệm trước nhân dân và chính quyền cấp trên Nhiệm kỳ của HĐND cấp tỉnh được nâng lên 04 năm Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp vừa được Luật quy định cụ thể theo từng lĩnh vực vừa quy định theo từng cấp đơn vị hành chính Về mặt tổ chức Luật năm 1983 quy định việc thành lập các Ban chuyên trách là bắt buộc Tuy nhiên, Luật chưa quy định cụ thể có mấy Ban, tên gọi cũng như phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các Ban Cùng với việc thành lập các Ban, Luật năm 1983 quy định thành lập Ban Thư ký để giúp Chủ tịch UBND điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban chuyên trách của HĐND; tổ chức tiếp dân, đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân Với các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên thấy rằng, Ban Thư ký là tổ chức tiền thân của Thường trực HĐND sau này Luật 1983 quy định lập Tổ đại biểu gồm các đại biểu được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử.

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Quốc hội đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1980, ngày 30/6/1989 Quốc hội ban hành Luật Tổ chức HĐND và UBND mới thay thế Luật 1983 Về vị trí, vai trò của HĐND không thay đổi, tuy nhiên Luật quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND; xác định rõ hơn hai chức năng của HĐND đó là quyết định các vấn đề quan trọng và giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật Nhiệm kỳ của HĐND tất cả các cấp đều được nâng lên là 05 năm Về tổ chức, điểm mới của Luật này là quy định thành lập Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Thư ký HĐND, là bộ phận hoạt động thường xuyên của HĐND để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp Đối với HĐND cấp xã, Luật quy định thành lập Ban Thư ký để giúp Chủ tịch UBND chuẩn bị, triệu tập kỳ họp, tiếp dân, đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, giữ mối liên hệ với đại biểu.

1.3 Cơ cấu tổ chức hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân có cơ quan thường trực là Thường trực Hội đồng nhân dân Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

Trang 6

Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

1.4 Chức năng và nhiệm vụ của hội đồng nhân dân 1.4.1 Chức năng của hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà cấp trên.

Hội đồng nhân dân là một bộ phận cấu thành của chính quyền địa phương Khoản 2 Điều 113 của Hiến pháp 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân” Từ đó, ta có thể khái quát chức năng của HĐND các cấp thành các nhóm hoạt động là quyết định và giám sát.

Căn cứ Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 Có thể phân tích chức năng của Hội đồng nhân dân.

Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề ở địa phương về xây dựng chính quyền; về công tác dân tộc, tôn giáo; trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường, trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, trong các lĩnh vực y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội, trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Hội đồng nhân dân bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước ở địa phương như: bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp,…

Trang 7

Hội đồng nhân dân lấy ý kiến, phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm các chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước ở địa phương như: lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch HĐND, phó chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND, ủy viên UBND cùng cấp, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND bầu, gồm cả phó trưởng ban của HĐND.

HĐND quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương; quyết định dự toán thu ngan sách Nhà nước trên địa bàn; quyết định biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; quyết định biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, accs quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.

1.4.1 nhiệm vụ của hội đồng nhân dân

Căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND có các quyền như sau:

Yêu cầu UBND, chủ tịch UBND cùng cấp ban hành văn bản để thi hành Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND

Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp, cấp dưới trực tiếp trái với Hiến Pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND

Ra quyết định về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn khi xét thấy cần thiết

Miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh do HĐND bầu;

Giải tán HĐND cấp dưới trực tiếp trong trường hợp HĐND đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân;

Tuy chức năng giám sát đã được quy định cặn kẻ trong luật nhưng khi thi hành vẫn có những vấn đề uẩn khúc, bắt nguồn từ kẻ hở trong quy định hay sự khác, lệch giữa chính sách và thực tiễn Cụ thể:

Phạm vi giám sát của HĐND các cấp là rất rộng Trải từ cơ quan do Hội đồng nhân dân bầu đến các Hội đồng nhân dân và các cơ quan cấp dưới, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, sang đến cả nhánh tư pháp là Tòa án và Viện kiểm sát.

Trang 8

Tình trạng kiêm nhiệm và quan hệ tồn tại trong các đại biểu của HĐND dẫn đến tình trạng công tư bất minh, nể nang tứ phía bốn bề;

Những kiến nghị sau giám sát của HĐND nhiều khi không được các cơ quan dưới quyền tiếp thu và giải quyết triệt để Phải nhiều lần đôn đốc, nhắc nhơt mới thực hiện…

Vì vậy để khắc phục những vấn đề trên cần phải xem xét các biện pháp sau để có thể chấn chỉnh phần nào:

Ra quy định rõ ràng, cụ thể chi tiết về phạm vi giám sát, có thể thu hẹp còn những cơ quan cùng cấp của Hội đồng nhân dân Các cơ quan cấp dưới không nằm trong phạm vi giám sát liên tục nhưng sẽ tổ chức giám sát định kỳ và bất kỳ.

Cần đổi mới phương thức tổ chức chính quyền địa phương theo hướng đa dạng, tùy thuộc và nhu cầu quản lý, tính chất của đơn vị hành chính.

Cần có sự bảo đảm gắn bó giữa HĐND với cơ quan chấp hành của nó, không nên để cơ quan chấp hành lại đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước…

Tiểu kết chương 1

Như vậy, chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân rất nhiều và quan trọng Song để vận hành tốt cơ cấu tổ chức tại các địa phương, mỗi lãnh đạo cần phải làm gương, nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của bản thân từ đó tạo sự minh bạch, công bằng trong viêc quản lý, vận hành bộ máy đạt hiểu quả Công việc đặt ra trước mắt là không đơn giản, yêu cầu phải có kế hoạch khoa học và cụ thể để khắc phục tận gốc những tồn tại của HĐND, để HĐND thực sự làm tốt những vai trò, chức năng được pháp luật quy định, những nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước và nhân giao phó.

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN2.1 Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động thông qua kì họp Hội đồng nhân dân, hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, các ban thuộc Hội đồng nhân dân và thông qua hoạt động của các đại biểu của Hội đồng nhân

Trang 9

dân Kì họp làm việc tập thể và quyết định theo đa số (hơn 50%) trừ việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu giữ chức trách do Hội đồng bầu ra là cần 2/3 số người tán thành

- Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân Thường trực Hội đồng nhân dân có cả ở 3 cấp là xã, huyện, tỉnh.

Thường trực Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ triệu tập và chủ tọa các kì họp của HĐND, giám sát việc thực hiện Hiến pháp và luật tại địa phương, trình Hội đồng nhân dân về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm với người giữ trọng trách do Hội đồng nhân dân bầu ra, tổ chức tiếp dân, giữ mối quan hệ với Ban thường vụ Mặt trận tổ quốc Việt Nam, điều hòa hoạt động của các ban thuộc Hội đồng nhân dân và tập hợp các chất vấn của đại biểu trình Hội đồng nhân dân,

Các ban của Hội đồng nhân dân: được thành lập ở 2 cấp là tỉnh và huyện Hiện đã thành lập 2 ban của HĐND cấp xã Các ban bao gồm trưởng ban và các thành viên do Hội đồng nhân dân bầu ra và phải là thành viên của Hội đồng nhân dân Các ban có nhiệm vụ giúp thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị kì họp, thẩm tra các báo cáo do HĐND hay thường trực HĐND giao cho, giúp thường trực HĐND giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức chức kinh tế, xã hội và các lực lượng vũ trang Nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Các đại biểu Hội đồng nhân dân là những người đại diện cho Nhân dân địa phương thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí nguyện vọng của dân và chịu trách nhiệm trước Nhân dân.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các kì họp, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân để tập hợp, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của dân đồng thời báo cáo trước dân về vấn đề dân bức xúc, tuyên truyền cho dân về Hiến pháp và pháp luật.

2.2 Hoạt động giám sát của thường trực hội đồng nhân dân Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định chương trình giám sát hằng năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân và ý kiến của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân, đề nghị của các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương.

Chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân đề nghị giám sát đưa vào chương trình giám sát của Thường trực Hội

Trang 10

đồng nhân dân Đề nghị giám sát phải nêu rõ sự cần thiết, nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát.

Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, bộ phận giúp việc Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã tập hợp, tổng hợp đề nghị giám sát trình Thường trực Hội đồng nhân dân.

Chương trình giám sát hằng năm được Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp cuối năm trước của Hội đồng nhân dân.

Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét quyết định chương trình giám sát hằng năm theo trình tự sau đây:

Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu bộ phận giúp việc Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã trình dự kiến chương trình giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân;

Thường trực Hội đồng nhân dân thảo luận;

Thường trực Hội đồng nhân dân thông qua chương trình giám sát Căn cứ vào chương trình giám sát đã được thông qua, Thường trực Hội đồng nhân dân phân công thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện các nội dung trong chương trình; giao các Ban của Hội đồng nhân dân thực hiện một số nội dung thuộc chương trình và báo cáo kết quả với Thường trực Hội đồng nhân dân khi cần thiết.

Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo kết quả thực hiê —n chương trình giám sát hằng năm của mình với Hội đồng nhân dân vào kỳ họp giữa năm của năm sau.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Các hoạt động của hội đồng nhân dân tại chính quyền địa phương là vô cùng cần thiết và phải được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan có thẩm quyền Trong quá trình thực hiện, theo kiến nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp, cơ quan, tổ chức hữu quan, Thường trực Hội đồng nhân dân có thể đề nghị Hội đồng nhân dân quyết định điều chỉnh kế hoạch để bổ sung các kỳ họp thường lệ trong năm.

C KẾT LUẬN

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân Dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên Hội đồng nhân dân xã ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng,

Ngày đăng: 22/04/2024, 22:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan