1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức họctên chủ đề phân tích vấn đề văn hóatrong tổ chức

19 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Vấn Đề Văn Hóa Trong Tổ Chức
Trường học Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 204,39 KB

Nội dung

Những hoạt động vẫn còn mang tính hình thức, chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thấy được vai trò quan trọng trong việc xây dựng bản sắc văn hoá doan

Trang 1

ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC



TIỂU LUẬN MÔN: TỔ CHỨC HỌC

Tên chủ đề: Phân tích vấn đề văn hóa

trong tổ chức

Mã phách:………

Trang 2

Hà Nội, 9/2022

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài: 1

2.Mục tiêu nghiên cứu: 1

3.Phạm vi nghiên cứu: 2

4.Phương pháp nghiên cứu: 2

5.Kết cấu đề tài: 2

PHẦN NỘI DUNG 3

Chương 1: Văn hóa trong tổ chức 3

1.1 Các khái niệm liên quan 3

1.2 Đặc trưng của văn hóa tổ chức 5

1.3 Vai trò của văn hóa tổ chức 6

1.4 Tác động của văn hóa tổ chức 7

1.5 Xây dựng văn hóa tổ chức 8

1.6 Phát triển văn hóa tổ chức 10

Chương 2 Ví dụ văn hóa tổ chức 11

PHẦN KẾT LUẬN 16

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài:

Từ sau đổi mới nền kinh tế đất nước đã phát triển nhanh chóng, cùng với đó là sự tăng lên về số lượng của các doanh nghiệp Đa số các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và phát triển được bản sắc, văn hóa kinh doanh Những hoạt động vẫn còn mang tính hình thức, chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thấy được vai trò quan trọng trong việc xây dựng bản sắc văn hoá doanh nghiệp, các doanh nghiệp vẫn chưa nhìn nhận văn hoá doanh nghiệp như một yếu tố tất yếu trong sự phát triển của doanh nghiệp Trong hoàn cảnh đó, nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp và tầm ảnh hưởng của nó mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển doanh nghiệp.Chính

vì những điều trên mà chúng em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích vấn đề văn hóa trong tổ chức” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập của chúng em

2.Mục tiêu nghiên cứu:

- Làm rõ các vấn đề của văn hóa trong các tổ chức và ý nghĩa của các yếu tố, vai trò cũng như các tác động từ ưu điểm cho đến nhược điểm và cách thức xây dựng văn tổ chức ở Việt Nam hiện nay

- Nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về văn hóa tổ chức của một số học giả làm về vấn đề này

- Tìm hiểu và đưa ra tổng quan cơ bản về lý thuyết văn hóa trong tổ chức, xây dựng văn hóa trong tổ chức

- Tìm hiểu về thực trạng văn hóa trong tổ chức của các tổ chức doanh nghiệp tại việt nam hiện nay

- Đưa ra một số giải pháp để xây dựng văn hóa trong tổ chức cho các tổ chức doanh nghiệp trong tương lai theo mô hình mong muốn

Trang 4

3.Phạm vi nghiên cứu:

- Văn hoá doanh nghiệp là một vấn đề rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề của doanh nghiệp và liên quan đến nhiều lĩnh vực.Do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong phạm vi xây dựng văn hóa trong tổ chức

4.Phương pháp nghiên cứu:

a.Phương pháp phân tích, tổng hợp

b.Phương pháp thu thập tài liệu

c Phương pháp phân tích dữ liệu

d.Phương pháp logic

5.Kết cấu đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 6 phần:

-Các khái niệm liên quan đến văn hóa trong tổ chức gồm:

Văn hóa là gì?

Văn hóa tổ chức là gì?

- Đặc trưng của văn hóa tổ chức

- Vai trò của văn hóa tổ chức

- Tác động của văn hóa tổ chức

- Xây dựng văn hóa tổ chức

- Phát triển văn hóa tổ chức

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Văn hóa trong tổ chức

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Văn hóa là gì?

Văn hóa là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu, nó gắn liền với đời sống, sinh hoạt của con người Văn hóa là một khái niệm trừu tượng nên có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, mỗi khái niệm về văn hóa khác nhau ấy phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Văn hóa xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu chính vì vậy mà có nhiều định nghĩa

về văn hóa khác nhau Sau đây là một vài định nghĩa về văn hóa:

Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa

và Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng:

“Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa”

Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc

Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình

Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”

Trang 6

Theo UNESCO: “ Văn hóa ngày nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thông các giá trị, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một thực thể chưa hoàn chỉnh đặt ra để suy xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt về những ý nghĩa mới

mẻ và sáng tạo lên những công trình vượt trội lên bản thân”

Trong những khái niệm về văn hóa đều nhấn mạnh đến yếu tố riêng biệt trong văn hóa, sự riêng biệt đó được thể hiện ở giá trị vật chất hoặc tinh thần Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật

tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra

1.1.2 Văn hóa tổ chức là gì?

Văn hóa hiện nay không chỉ gắn liền với mỗi quốc gia mỗi dân tộc mà ngay trong những tổ chức cũng gắn liền với văn hóa Văn hóa trong tổ chức cũng chịu những ảnh hưởng của văn hóa dân tộc Tuy nhiên, những ảnh hưởng của văn hóa dân tộc chỉ tạo ra nét chung giữa các tổ chức, tạo ra

Trang 7

những nét riêng đó chính là văn hóa tổ chức Cũng như khái niệm về văn hóa, có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa tổ chức, sau đây là một vài khái niệm về văn hóa tổ chức:

Theo ông Georges de Saite Marie, chuyên gia về doanh nghiệp vừa và nhỏ người Pháp cho rằng: Văn hóa tổ chức lả tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, các huyền thoại nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa cho doanh nghiệp

Theo ông Edgar Schein, một chuyên gia nghiên cứu về tổ chức thì lại cho rằng: Văn hóa tổ chức là tổng hợp những quan điểm chung mà các thành viên trong tổ chức học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội

bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh

Theo Elliott Jaques cho rằng: Văn hóa tổ chức là thói quen, cách nghĩ truyền thống và cách làm việc trong tổ chức được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong tổ chức

Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization – ILO) đưa ra khái niệm như sau: Văn hóa tổ chức là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các chuẩn mực, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi

mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết

Qua những khái niệm về văn hóa tổ chức có thể rút ra được rằng văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một tổ chức, trở thành các giá trị, các quan niệm, tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của tổ chức ấy và chi phối tình cảm nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong tổ chức để theo đuổi và thực hiện các mục tiêu của tổ chức

1.2 Đặc trưng của văn hóa tổ chức

Cũng như văn hóa nói chung, văn hóa tổ chức của có những đặc trưng riêng biệt Mỗi cá nhân tham gia vào tổ chức đều có những điểm khác nhau

Trang 8

về trình độ, kinh nghiệm, tính cách, lối sống,… nhưng văn hóa tổ chức sẽ giúp họ thấy được điểm tương đồng với nhau để có thể chia sẻ, gắn kết với nhau hơn Văn hóa tổ chức là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong các tổ chức là yếu tố tạo nên sự thành công và đặc trưng cho mỗi tổ chức Việc thành công xây dựng được văn hóa tổ chức sẽ giúp tổ chức tìm được nguồn lao động, khơi dậy và thúc đẩy động lực cho người lao động tạo

ra những lợi thế cạnh tranh từ đó phát triển tổ chức

1.3 Vai trò của văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra đặc trưng riêng cho tổ chức, phân biệt giữa các tổ chức với nhau Văn hóa tổ chức góp phần tạo nên hình ảnh của tổ chức, những đặc trưng của văn hóa tổ chức ảnh hưởng hình ảnh của tổ chức trong mắt nhân viên và khách hàng Việc thay đổi cấu trúc hữu hình của tổ chức như cách bài trí nơi làm việc, logo, trang phục hay ứng xử, giao tiếp, những nghi lễ, hội họp giữa nhân viên trong tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hơn, hiện đại hơn sẽ khiến cho khách hàng ấn tượng và có cái nhìn tốt về công ty

Văn hóa tổ chức làm cho mọi người trong tổ chức gắn kết lại, đoàn kết với nhau hơn cùng chung sức nỗ lực để làm việc vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nâng cao hiệu quả hoạt động để phát triển tổ chức

Văn hóa tổ chức là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy người lao động Việc xây dựng văn hóa tổ chức được mọi người trong tổ chức đồng tình và ủng hộ sẽ giúp thúc đẩy cho mọi người thông qua việc khuyến khích nhân viên cam kết với những giá trị và mục tiêu của tổ chức khiến cho nhân viên cảm thấy giá trị hơn, được tin tưởng hơn từ đó sẽ nâng cao tinh thần làm việc hơn, đặt mục tiêu và giá trị của tổ chức lên trên hết, gắn bó lâu dài với

tổ chức tạo nên một môi trường làm việc thân thiện, hợp tác

Trang 9

1.4 Tác động của văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức được đặc trưng bởi các giá trị cơ bản của tổ chức, chúng ta nhận thấy rằng ngày càng có sự khác biệt giữa văn hóa mạnh và văn hóa yếu Văn hóa tổ chức càng mạnh khi có càng nhiều thành viên trong

tổ chức chấp nhận các giá trị cơ bản của tổ chức, các giá trị này được chia sẻ rộng rãi và có chủ định, sự cam kết của các thành viên đối với các giá trị này ngày càng lớn Văn hóa mạnh rõ ràng có sự ảnh hưởng tới các thành viên trong tổ chức lớn hơn so với văn hóa yếu Mặt khác văn hóa mạnh còn có mối liên quan trực tiếp tới việc giảm mức độ luân chuyển lao động

Văn hóa tổ chức mạnh có thể có những ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực tới tổ chức và hành vi của nhân viên Ảnh hưởng tích cực của văn hóa mạnh có thể tạo ra các tổ chức có sự thành đạt vô cùng to lớn trong kinh doanh như Microsoft, Google Văn hóa mạnh góp phần làm giảm sự luân chuyển lao động vì văn hóa mạnh quy tụ được sự nhất trí cao giữa các thành viên về những gì mà tổ chức chung của họ đề ra Sự nhất trí về mục đích như vậy sẽ tạo ra được sự liên kết, sự trung thành và sự cam kết với tổ chức của các thành viên, và như vậy sẽ giảm được xu hướng người lao động từ bỏ

tổ chức của họ Mặt khác, văn hóa mạnh còn có tác dụng tăng tính nhất quán của các hành vi Hiểu theo cách này chúng ta cần thừa nhận rằng văn hóa mạnh có thể thay thế cho sự chính thức hóa Chính thức cao trong một tổ chức thường tạo ra được tính phục tùng kỷ luật, tính kiên định và khả năng tiên đoán Văn hóa mạnh sẽ đạt được các kết quả tương tự mà không cần tài liệu, văn bản nào Do đó, chúng ta nên xem sự chính thức hóa và văn hóa là hai con đường khác nhau có chung mục đích Văn hóa tổ chức càng mạnh thì nhu cầu của ban lãnh đạo trong việc xây dựng các nguyên tắc, quy định

để định hướng hành vi của người lao động sẽ giảm đi Những nguyên tắc này sẽ được người lao động trong tổ chức tiếp thu khi họ chấp nhận văn hoá của tổ chức

Văn hoá tổ chức có tác động làm nâng cao sự cam kết với tổ chức và làm tăng tính kiên định trong hành vi của người lao động Những điều này

rõ ràng đem đến lợi ích đích thực cho một tổ chức Theo quan điểm của người lao động, văn hoá có giá trị vì nó làm giảm đáng kể sự mơ hồ Nó chi cho nhân viên biết mọi thứ được làm như thế nào và cái gì là quan trọng

Nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua khía cạnh phi chức năng của văn hoá đặc biệt là văn hóa mạnh

Văn hóa tổ chức có thể là gánh nặng khi những giá trị chung của nó không phù hợp sẽ là gánh nặng cản trở khả năng thích ứng của tổ chức với những sự thay đổi của môi trường Hơn nữa văn hóa cũng có thể gây cản trở

Trang 10

đối với sự thay đổi, đa dạng của nguồn nhân lực trong tổ chức Việc tuyển dụng nhân viên mới, đặc điểm khác biệt với phần lớn những nhân viên hiện tại trong tổ chức tạo nên một nghịch lý: Các nhà quản lý muốn thể hiện sự ủng hộ của mình đối với những sự khác biệt và đặc trưng của nhân viên mới, nhưng bản thân những nhân viên lại muốn nhanh chóng hòa nhập với tổ chức nên họ phải cố gắng chấp nhận những giá trị cốt lõi của tổ chức và điều chỉnh bản thân theo những giá trị đó Bản thân mỗi người lao động có một

hệ thống giá trị và niềm tin riêng của họ, khi làm việc trong các tổ chức có văn hóa mạnh sẽ hạn chế khả năng phát huy những mặt mạnh hay ưu thế của người lao động Ngoài ra, văn hóa mạnh cũng có thể cản trở sự sát nhập của các tổ chức

1.5 Xây dựng văn hóa tổ chức

Để xây dựng được văn hóa tổ chức là điều không hề đơn giản, nó cần

sự nhận thức đúng đắn về vai trò, giá trị văn hóa tổ chức, sự quyết tâm đồng lòng của người lao động, có sự đầu tư về thời gian và tài chính Để làm được điều đó trước hết cần nhận thức văn hóa tổ chức được tạo thành từ những yếu tố nào Khi xem xét văn hóa nói chung và văn hóa tổ chức nói riêng các nhà quản lý đều xem xét cắt ngang tức là chia thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Trên những yếu tố mang cả giá trị vật chất và tinh thần nên việc phân chia mang ý nghĩa tương đối Ở cách tiếp cận khác tác giả xem xét các yếu tố hóa tổ chức theo lát cắt dọc Theo đó văn hóa tổ chức thường được câu những yếu tố sau:

Thứ nhất, các triết lý của tổ chức: Triết lý của tổ chức là những giá trị cốt lõi có tính định hướng mọi hoạt động của tổ chức Triết lý của tổ chức thường được thể hiện thông qua những phương châm hành động (slogan), những hình ảnh, màu sắc, âm thanh mang biểu tượng cho tổ chức (logo) Thông qua triết lý, tổ chức muốn gửi những thông điệp đến thành viên trong

tổ chức và những cam kết về chất lượng phục vụ đối với khách hàng Triết

lý của tổ chức do những nhà quản lí xác lập, nó có thể đồng hành tồn tại với quá trình hình thành và phát triển của nhưng nó cũng có thể thay đổi theo những giai đoạn nhất định Việc xây dựng triết lý của tổ chức là cần thiết, nó như kim chỉ nam hành động cho tổ chức, mọi hoạt động của tổ chức đều hướng theo triết lý đó Khi tạo dựng được triết lý khách hàng sẽ nhanh chóng nhận diện được tổ chức và sản phẩm của tổ chức

Mọi tổ chức dù quy mô lớn hay nhỏ đều nên xây dựng cho mình một triết lý riêng, bởi đây chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thương hiệu riêng, bản sắc riêng Và đó là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành văn hóa của tổ chức

Thứ ba, phong cách lãnh đạo của chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý cần tạo dựng cho mình một phong cách lãnh đạo riêng Phong cách lãnh đạo sẽ tạo ra những

Ngày đăng: 13/03/2024, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w