1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Sự tiến hoá của hợp đồng điện tử và một số vấn đề đặt ra với pháp luật Việt Nam trong thời đại 4.0

146 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BAO CÁO TONG KET DE TAI THAM GIA XET GIAI TRUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC NAM 2022”

CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

SỰ TIEN HOA CUA HOP DONG ĐIỆN TU VA MOT SO VAN DE DAT RA VOI PHAP LUAT

VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI 4.0 Thuộc nhóm ngành khoa học: XH

NĂM 2022

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIET TẮTT - 2-52 SSE+E‡EE£EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerrred 5

LỜI MỞ ĐẦU - 5-2 5< S1 21212 122157121111121121111111111111111111111 011.1 1111 Hee 6 1 Tính cấp thiết của đề tài ST ExE 1111111111111 1111111 1111111 crk 6

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2 - 2 SE+SSE‡E+EEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkererkee 9 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tai cece eseseeeseeeeeeeee 12 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu dé tài 2 2 ses+EeExexrxerxrxees 13

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 13

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của bài nghiên cứu - - - 55c: 14 7 Cách tiếp cận vẫn đề ¿- St St 121121111111111111111111 11111111 xe 14 8 Kết cầu của bài nghiên cứu khoa học - - 2s x+£+xeE++Eerxzrersee 14 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VE HỢP DONG ĐIỆN TỬ 15 1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng điện tử - 2-2 5c 5scs¿ 15

1.1.1 Khái niệm hợp đồng điện tử: - 2-5-2 SE £EeEE2EeEkeErkerkerrred 15

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng điện tử 2-5 SE EcEeEeErkerkerrkd 18

1.2 Khái quát về quá trình tiến hóa của HDDT ow cece 21 1.2.1 Sơ lược về qua trình ra đời va phat triển của HĐĐT 21

a So lược về quá trình ra đời va phát triển của Thương mai điện tử va

FADD 0E 21| ed LLY LD 66 2) o) nnesa 22

1.2.2 Khái quát về lich sử phat triển pháp luật điều chỉnh HDDT 30 1.3 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý, điều chỉnh HĐĐT - 32

1.3.1 Một số nước thuộc hệ thống Common Law 5-52-55s25<zs2 32

Trang 3

a Luật mẫu về Thương mai điện tử năm 1996 (sửa doi năm 1998) — Model

Law on Electronc Comerce (MLEC) 55 +1 EEkeeeesseess 42

b Luật mẫu về Chữ ký điện tử năm 2001 — Model Law on Electronc

7/72, XY/4/1////14.Ä///00Aý)/ 0000 43

G Cong tước của Liên hợp quốc về sử dụng truyền thông điện tử trong hop PEAT II (li REI LD cases pnghsuhhgtni some sooner ace eo wees sc 8 00505 ESEDL70/0061100700 bai 45 CHUONG 2: THUC TRANG QUY DINH CUA PHAP LUAT VA THUC TIEN THI HANH PHAP LUAT VE HĐĐT TẠI VIET NAM 49

2.1 Thực trang các quy định pháp luật về HĐĐT - 2 2s sẻ 49 2.1.1 Khái quát quy định pháp luật về Hop đồng điện tử 49

a Giá trị pháp lý của hop đồng điện tủử S5 cctEEkEEererkererekrred 49 b Chi thể và năng lực pháp lý của chủủ thể 52-52 SccSe+EeEteterterrrered 53 c Giao kết hợp đồng điện tiử - + St St EEEEEEEEEE211121111 11111111 56 d Quy định về thực hiện hợp đồng điện tit c.cc.ccccccecccceccseesesceseessseseeseseseees 67 e Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về hợp dong điện tử 69

2.1.2 Bắt cập, thiếu sót trong quy định pháp luật về hợp đồng điện tử 70

a Bắt cập trong quy định về giao kết và thực hiện hop dong điện tử 70

b Bat cập trong quy định về chủ thể và các bên liên quan - - 72

c Bat cập trong quy định về chữ ký điện tủử 5-52 Sccc+teEkeEerkersrered 13 d Bat cập trong quy định về quản Ip và lưu fFẼ - - 5-5 Sscccccrererexered 74 e Thiếu vắng các quy định pháp luật về hợp đồng thông minh 75

2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về HĐĐTT 2- - 2+ +x+£++Eerxzxerxeẻ 71 2.2.1 Kết qua đạt được trong thi hành pháp luật về hợp đồng điện tử 78

2.2.2 Bat cập trong thi hành pháp luật về hợp đồng điện tử 83 a Bắt cập doi với chủ thể tham gia hợp đẳng điện tử 5-55 55a 83 b Bắt cập đối với NNG HHỚC - 5-5 TT EEE121121121 1211111111 eerrre 86 c Bất cập đối với Tòa đH - 5-5 SSkỲE+EEEEEEEE112111111111111111 1111k 86 CHUONG 3: KIEN NGHI HOAN THIEN PHAP LUAT VE HOP DONG BIEN TU ooccccccccccccccccsccscsscssscsscscsssssscsscsvsvcassvsscsssusavsesecevsusassesusevsusavsvsacensesavsvsncavsveass 90

Trang 4

3.1 Kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng điện tử - - 6 S1 ST E1 121121111 211211 112111111 2111101 111111111 111gr 90

3.1.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng

3.1.2 Kiến nghị hoàn thiện các quy định về chủ thé và các bên liên quan 91

3.1.3 Kiến nghị hoàn thiện các quy định về chữ ký điện tử 92 3.1.4 Kiến nghị hoàn thiện các quy định về quản lý và lưu trữ 93

3.1.5 Kiến nghị về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu 94 3.1.6 Kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng

OS 0001077 96

3.2 Kiến nghị nâng cao thi hambe ee ccsccececccescceeseesessesessesseeesseeees 103

3.2.1 Đối với chủ HE ccscecccssessessessessessecsscssessessessessessessessesseesnseneens 103 3.2.2 Đối với Nhà nước ¿- + tt 2k2 22112112112112110211111 211 re 104 3.2.3 Đối với Tòa ánn :- 252 22 tk TEEE1EE1211211211211111011211 211111 ee 107 PHAN KET LUẬN 5 - 5c 1 S1 1 E1 1 181121211211111111 111.1111111 1x te 113 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 2-2 2 5S£S+£E£E+Ezzzzcxee 117

PHU LUỤC 2-52-5252 222121 21E21221211211211112111111111111121111111 11111 ra 127

BANG TONG HỢP CÁC KIÊN NGHỊ CHÍNH CUA NHÓM NGHIÊN CỨU

¬ 127

Trang 5

DANH MỤC TU VIET TAT

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bước vào thế kỷ XXI, thời đại công nghệ 4.0 đã kéo theo sự phát triển nhanh

như vũ bão của công nghệ thông tin, trở thành một trong những động lực quan

trọng của sự phát triển, làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trên toàn thé giới Công nghệ thông tin có mặt ở hầu hết các lĩnh vực Ngày nay, khi mà

người ta ngày càng nói nhiều đến một xã hội mà ở đó các phương tiện điện tử, đặc

biệt là Internet, máy tính, điện thoại thông minh có sức chi phối mạnh mẽ thì

những khái niệm mới liên quan đến một xã hội như vậy ngày càng được nhắc đến

nhiều hơn Thậm chi, đã hình thành một nhóm từ với tiền tố “e” (electronic - điện

tử) để phân biệt những khái niệm trên mạng với các khái niệm truyền thống tương

ứng như: E-mail (thư điện tử), e-commerce (thương mại điện tử), e-transaction(giao dịch điện tử), e-banking (ngân hàng điện tử), e-book (sách điện tử), e-money

(tiền điện tử), e-market (chợ điện tử), e-shop (cửa hàng điện tử), e-news (báo điện tử) và e-contract (hợp đồng điện tử) Các phương thức giao kết hợp đồng cũng dần được đổi mới từ hợp đồng dưới dạng văn bản thông thường sang các loại hợp

đồng điện tử vì khả năng tiết kiệm thời gian va chi phí, sự kết nối và trao đôi dữ liệu nhanh chóng, đem lại nhiều lợi ích bất ngờ đối với các bên ký kết hợp đồng.

Hợp đồng điện tử được tạo ra trong quá trình mua bán trực tuyến, gan liền với

sự phát triển của thương mại điện tử Năm 1990, đây là dấu mốc quan trọng cho sự phát triển lĩnh vực thương mại điện tử khi Tim Berners-Lee phat minh ra hệ thống

mạng toàn cầu (World Wide Web hay viết tắt là www.) Tới năm 1996, với sự phát

triển của Internet, hợp đồng điện tử bắt đầu được biết đến và được hiểu theo nghĩa

rộng hơn Bắt dau từ hợp đồng truyền thống được đưa lên web, đây là những hop đồng truyền thống đã được sử dụng thường xuyên và chuẩn hóa về nội dung, do

Trang 7

một bên soạn thảo và đưa lên website dé các bên tham gia ký kết Tiếp đến là hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch tự động Ở loại hợp đồng điện tử này, nội dung hợp đồng không được soạn sẵn mà được máy tính tự tổng hợp nội dung và xử

lý trong quá trình giao dịch dựa trên các thông tin mà người dùng cung cấp Sau đó

đến hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử (email), về cơ bản thì giống

những loại hợp đồng điện tử trên, tuy nhiên điểm khác biệt là phương tiện sử dụng

để thực hiện giao kết hợp đồng là máy tính, mạng Internet và email Phát triển hơn là hợp đồng điện tử có chữ ký số, đây được xem như bước chuyên mình đối với hợp đồng điện tử Đặc điểm nỗi bật của loại hợp đồng này là các bên phải có chữ ký số để ký vào các thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch, tạo độ bảo mật cao và có tính ràng buộc trách nhiệm đối với các bên cao hơn Chưa dừng lại ở đó,

ngày nay hợp đồng thông minh đã trở thành loại hình tiến hóa cao nhất của hợp

đồng điện tử Với công nghệ Blockchain, nó đảm bảo độ uy tin, tính bao mật, ràng buộc thực hiện hợp đồng giữa các bên cao hơn bao giờ hết Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp hiện nay, hợp đồng điện tử đã có cơ hội phát huy được những ưu điểm vượt trội khi cho phép các bên chủ thê có thể

ký kết hợp đồng từ xa mà không cần phải đối mặt trực tiếp.

Trên cơ sở các luật mẫu và công ước quốc tế như Luật mẫu về Thương mai điện tử năm 1996 (sửa đổi năm 1998), Luật Mẫu về Chữ ký điện tử của

UNCITRAL năm 2001, Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng truyền thông điện tử trong hợp đồng quốc tế năm 2005 , các quốc gia trong đó có Việt Nam, đã

từng bước xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh cụ thể về hợp

đồng điện tử Đến nay, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 là căn cứ chủ yếu, tạo

dựng hành lang pháp lý đối với các van đề phát sinh liên quan đến hợp đồng điện tử tại Việt Nam, bên cạnh đó còn có một số những văn bản dưới luật hướng dẫn như: Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 về thương mại điện tử, Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/09/2018 quy định chỉ tiết thi hành Luật GDĐT về

Trang 8

chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Thông tư số 25/2010/TT-BTTTT ngày

15/11/2010 quy định việc thu thập, sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an toàn và bảo vệ

thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử hoặc công thông tin điện tử của cơ

quan nhà nước, Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT ngày 05/12/2019 quy định Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký SỐ

theo mô hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa, Tuy nhiên, các quy định

pháp luật về hợp đồng điện tử ở Việt Nam hiện nay dường như chưa được đề cập một cách đầy đủ, cụ thé Vẫn còn tồn tại rất nhiều những rào cản, hạn chế khi tiễn

hành giao kết, thực hiện hợp đồng điện tử Chang hạn, pháp luật Việt Nam chưa quy định giá trị pháp lý của một dé nghị giao kết hợp đồng dưới hình thức điện tử;

quy định địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở hay nơi cư trú là không

hợp lý, còn mang tính hình thức và không đúng với tính chất của giao dịch điện tử Hơn nữa, đã 16 năm ké từ khi Luật Giao dịch điện tử năm 2005 có hiệu lực thi

hành Mười sáu năm, hợp đồng điện tử tiến hóa nhanh chóng với các loại hình

khác nhau có những đặc điểm chung và đặc điểm riêng dẫn đến xuất hiện các lỗ

hồng pháp lý nếu không sửa đổi, b6 sung luật Trong đó, hợp đồng thông minh —

loại hình cao nhất của hợp đồng điện tử cho đến thời điểm hiện tại có điểm khác biệt với công nghệ Blockchain lại chưa có quy định pháp luật cụ thể nào điều chỉnh Chính những quy định còn thiếu sót dẫn đến việc thi hành pháp luật về hợp đồng điện tử hiện nay còn gặp nhiều khó khăn đối với Tòa án và các bên chủ thé tham gia ký kết loại hợp đồng này Không chỉ vậy, việc thực hiện hợp đồng điện tử

ở Việt Nam ngày càng phổ biến, nhiều cá nhân, tổ chức, thậm chí đến nhiều doanh

nghiệp đã và đang tiếp cận với hợp đồng điện tử, đặc biệt là loại hợp đồng thông

minh Do đó sẽ rất khó cho các chủ thể nếu không nắm rõ hoặc không biết nên áp dụng các quy định pháp luật nào khi tham gia giao kết hợp đồng điện tử.

Xuất phát từ những bất cập trên, nhóm nghiên cứu mong muốn tìm hiểu sâu

hơn về sự phát triển của hợp đồng điện tử dưới góc độ pháp lý và các quy định

Trang 9

pháp luật điều chỉnh các hợp đồng này, từ đó nhóm nghiên cứu xin thực hiện đề tài: “Sự tiễn hóa của hợp dong điện tử và một số vẫn đề đặt ra với pháp luật Việt Nam trong thời đại 4.0” nhằm đưa tới góc nhìn tổng thé về khía cạnh pháp lý của hợp đồng điện tử, từ đó góp phần hoàn thiệt pháp luật về vẫn đề này Nhóm nghiên cứu hi vọng với kiến thức, sự tìm tòi khám phá của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Huy Hoang Nam, đây là bài nghiên cứu tương đối day đủ, toàn diện, đưa ra nhiều giải pháp pháp lý mang tính thực tiễn giúp giải quyết các

vân dé còn vướng mắc liên quan đên hợp đông điện tử.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hợp đồng điện tử đến nay vẫn là một trong các lĩnh vực mới, chưa được đề cập nhiều tại Việt Nam Những công trình nghiên cứu liên quan đến hợp đồng điện

tử đa số đều tập trung vào góc độ kinh tế, kỹ thuật Có thể thấy số lượng các đề tài nghiên cứu về van dé này vượt trội hơn hắn so với những nghiên cứu về mặt pháp lý Lý đo là bởi hợp đồng điện tử vốn dĩ là một công nghệ phức tạp đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật, đặc biệt là những hợp đồng chuyên biệt như hợp đồng thông minh

với công nghệ Blockchain.

Trên thế giới, hợp đồng điện tử đang ngày càng được quan tâm Điều này đồng nghĩa với việc xuất hiện nhiều hơn những công trình nghiên cứu về hợp đồng điện tử, đặc biệt là những nước phát triển trong hoạt động thương mại và công nghệ thông tin Ngày nay, khi đại dịch Covid-19 bao trùm toàn thế giới, hợp đồng điện tử đã trở thành đề tài thu hút các nhà nghiên cứu Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về hợp đồng điện tử phải kể đến: Jens T Werner (2000), “Legal Issues

Raised by Online Contracting” dua ra các vẫn đề pháp lý của hợp đồng điện tử;

Kenji Miyagawa, Ryosuke Mochizuki (2020), “Japanese Law Issues Relating toE-contracts and E-signatures - Increased Use of E-signatures Due to Rise inWorking from Home”; Mark Tibberts (2020) “The Law of E-Signatures in the

Trang 10

United States and Canada” nghiên cứu chuyên biệt về van đề chữ ký điện tử trong Hợp đồng điện tử tại Nhật Bản, Mỹ và Canada.

Ngoài những nghiên cứu về van đề pháp lý của hợp đồng điện tử thì hiện nay các bài viết đang dần chuyên hướng cung cấp thông tin về một loại hình hợp đồng mới, thuộc bậc tiến hóa cao nhất của hợp đồng điện tử — Hợp đồng thông minh Từ năm 2016 đến 2019, ở Anh, các trường Đại học lớn như Đại học London (UCL), đăng tải những bài viết về HĐTM bao gồm các nghiên cứu về mặt công nghệ và pháp lý, chang hạn như bài viết “Smart Contract Templates: legal semantics and code validation” của C.D Clack (2018)', phân tích quy phạm pháp luật va các ngôn ngữ đặc tả quy phạm pháp luật (hợp đồng tính toán), bảo mật, mã hợp đồng

thông minh và cấu trúc hệ thống liên quan Đại học Cambridge cũng đã cho xuất

bản những bài viết, sách chuyên khảo về đặc tính của hợp đồng điện tử nói chung

và HDTM noi riêng, chỉ ra những lợi ích, rủi ro khi sử dụng và khái quát những

khía cạnh pháp lý nền tảng đặt ra đối với hợp đồng thông minh, đánh giá tác động của hợp đồng thông minh đối với nghề luật: “The Cambridge Handbook of Smart

Contract, Blockchain Technology and Digital Platform” (October, 2019)’.

Trên thực tế, đã có rất nhiều văn bản pháp ly được xây dựng dé điều chỉnh

van dé này như Luật mẫu về Thương mại điện tử năm 1996 (sửa đổi năm 1998),

Luật Mẫu về Chữ ký điện tử của UNCITRAL năm 2001, Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng truyền thông điện tử trong hợp đồng quốc tế năm 2005 Những

quy định trong các văn bản này là nội dung không thẻ thiếu và là cơ sở pháp lý vô

cùng quan trọng trong hợp đồng điện tử.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu chưa tiếp cận nhiều đến vấn đề pháp lý của hợp đồng điện tử, tuy nhiên bắt đầu từ năm 2005 đến nay đã xuất hiện các công trình

Trang 11

nghiên cứu, các bài viết tạp chí hoặc các tham luận được trình bày tại các hội thảo khoa học liên quan ít nhiều đến vấn đề này Ví dụ:

Bộ Thương mại Việt Nam, Bộ Thuong mại Hoa Kỳ, 3/2002, “Hội thảo Chính

sách về các vấn đề pháp lý trong thương mại điện tử”.

Nguyễn Thi Mo, 2005, Sách tham khảo “Cẩm nang Pháp lý về Hợp dong điện

fứ”, NXB Lao động - Xã hội.

Trần Thị Thanh Thủy, 2008, Khóa luận “Rui ro trong giao kế! hop dong dién

tu và biện pháp phòng tránh”, Trường dai hoc Ngoại Thuong.

Đỗ Thị Thu Hang, 2009, Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về hợp dong điện tử ở Việt Nam”, Trường Dai học Quốc gia Hà Nội.

Theo dòng sự kiện của thế giới, Việt Nam cũng bắt kịp xu hướng của hợp

đồng điện tử Đã có những nghiên cứu, hội thảo, tọa đàm về HDTM gồm cả những van đề về công nghệ và pháp lý.

Đồng Thị Huyền Nga, Hoàng Thao Anh, 2019, Tài liệu hội thảo “Hoàn thién pháp luật về hợp đồng thông minh trong boi cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp

lan thứ tư tại Việt Nam”, Trường Đại học Luật, Đại học Huế.

Tô Minh Phương (2020), Dé tài khoa học “Pháp luật diéu chỉnh hop dong thông minh (smart contract) trên thé giới và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Trường

Đại học Luật Hà Nam.

Lưu Hương Ly, Tài liệu tọa dam “Hoàn thiện khung pháp luật về hợp dong

thông minh (Smart Contract) trong boi cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lan thứ tu’’, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp.

Đại học Kinh tế quốc dân, Bộ Tư pháp, 29/9/2021, Tọa đàm đối thoại chính

sách “Hoàn thiện khung pháp luật về kinh tẾ và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong bồi cảnh cách mạng công nghiệp lan thứ tư”.

Trang 12

Bộ Tư pháp, 11-12/11/2021, “Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc té về rà

soát, hoàn thiện khung pháp luật về tài sản, hợp đông, quyên sở hữu và các vấn dé khác có liên quan đến Cách mang công nghiệp lan thứ tư”.

Có thé thay các công trình nghiên cứu về tính pháp ly của HĐĐT trên thé giới đều có điểm chung là tìm ra những vấn đề pháp lý phát sinh từ những đặc trưng của loại hợp đồng này Tuy nhiên, do sự khác nhau về trình độ phát triển, đặc điểm văn hóa, truyền thống pháp luật nên cũng có những khuynh hướng nghiên cứu khác nhau Vì vậy những kết quả nghiên cứu của các nước nói trên được chọn lọc, tiếp thu, nghiên cứu phù hợp với điều kiện Việt Nam Tình hình nghiên cứu dưới

khía cạnh pháp lý của hợp đồng điện tử như đã nêu trên, một lần nữa khăng định

tính cần thiết của đề tài nhằm góp phân bù đắp sự thiếu hụt hiện tại về công trình nghiên cứu trong nước cũng như truyền tải, tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm quốc tế, hoàn thiện cơ sở khoa học và thực tiễn, phục vụ công tác xây dựng pháp

luật ở nước ta trong giai đoạn nay Do đó, những bài nghiên cứu trên của các tác

giả trong và ngoài nước là những tài liệu vô cùng quý giá, b6 ích để nhóm nghiên

cứu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện đề tài.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tổng thé các van dé lý luận và thực tiễn liên quan đến hợp đồng điện tử, bao gồm khái niệm, đặc

điểm, cấu trúc, lịch sử hình thành của hợp đồng điện tử; tổng hợp và đánh giá toàn

bộ hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh việc giao kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng điện tử; tìm hiểu và đánh giá thực tiễn thực hiện

và áp dụng pháp luật liên quan đến hợp đồng điện tử, các điểm đã đạt được và

những nội dung bắt cập; từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật

cũng như các giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thúc đây sự phát triển

ôn định và lành mạnh của các giao dịch điện tử tại Việt Nam

Trang 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là pháp luật về hợp đồng điện tử và thực tiễn áp dụng pháp luật điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Pham vi nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu, bài nghiên cứu nghiên cứu

hợp đồng điện tử ở khía cạnh pháp lý, các quy định pháp luật về hợp đồng

điện tử ở Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu, bài nghiên cứu tập trung

nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, so sánh về các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về thương mại điện tử cũng như hợp đồng điện tử.

Về mặt không gian, bài nghiên cứu phân tích về hợp đồng điện tử ở Việt Nam, ở một số nước trên thé giới như Mỹ, EU, Singapore, Trung Quốc,

Về mặt thời gian, những tư liệu, số liệu dẫn chiếu để phân tích là những tư

liệu, số liệu tập hợp từ năm 1996, khi UNCITRAL ban hành Luật mẫu về

thương mại điện tử cho đến năm 2022, thời gian hoàn thành bài nghiên cứu.

Trên cơ sở đó, kiến nghị xây dựng, hoàn thiện chế định hợp đồng điện tử trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nha nước pháp quyền, các quan điểm, các học thuyết khoa học pháp lý tại Việt

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích;

Phương pháp thống kê; Phương pháp chứng minh; Phương pháp thu thập dữ

liệu gồm phương pháp thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu trường hợp Trong số các phương pháp sử dụng, bài nghiên cứu đặc biệt lưu ý tới phương pháp so sánh vì nó cho phép nhìn nhận vấn đề một cách đầy đủ, cụ thé hơn trên cơ sở đối chiếu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc té.

Trang 14

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của bài nghiên cứu

Phân tích được sự tiến hóa của hợp đồng điện tử đồng thời đưa ra quy định pháp luật về hợp đồng điện tử của một số nước trên thế giới nhằm rút ra

những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Tổng quát, đánh giá được thực trạng các quy định pháp luật về hợp đồng

điện tử tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy định đó.

Kiến nghị hoàn thiện quy định về hợp đồng điện tử và đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện thực tiễn áp dụng dé hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, thúc đây nền kinh tế.

7 Cách tiép cận van đề

Với mục đích nghiên cứu các tình hình thực tế như trên, đề tài nghiên cứu tập

trung vào một sô nội dung chính như sau:

Tổng quan về HĐĐT và kinh nghiệm quốc tế về pháp luật của HDDT Quy định pháp luật Việt Nam về HĐĐT

Thực trạng thực thi pháp luật và lỗ hồng pháp lý của quy định về HĐĐT

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về HDDT

8 Kêt cau của bài nghiên cứu khoa học

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liêu tham khảo, nội dung

bài nghiên cứu khoa học gồm 03 chương:

Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng điện tử

Chương 2: Thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng điện tử tại Việt Nam

Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện và nâng cao thi hành pháp luật về hợp đồng điện

tử tại Việt Nam

Trang 15

CHUONG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VE HỢP ĐÔNG ĐIỆN TỬ 1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng điện tử

1.1.1 Khái niệm hợp đồng điện tử

Dé tồn tại và phát triển mỗi cá nhân cũng như tô chức phải tham gia vào nhiều

mỗi quan hệ xã hội khác nhau trong đó việc các bên thiết lập với nhau những quan

hệ nhằm chuyên giao các lợi ích vật chất, thỏa mãn nhu cầu đóng một vai trò quan

trọng và là tất yêu của mọi đời sống xã hội C.Mác viết “7 chúng, hàng hóa không thể di tới thị trường và trao đổi với nhau được Muốn cho những vật đó quan hệ với nhau như những hang hóa thì người giữ hàng hóa đó phải đối xử với

nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó mối quan hệ ý chi đó, mà

hình thức của nó làm bản giao kèo đù có được củng cô thêm bằng pháp luật hay không cũng vậy — là một quan hệ ý chí phản ánh moi quan hệ kinh tế”

Từ trước đến nay, hợp đồng luôn là phương thức cơ bản đề thiết lập giao dịch

dân sự, giao lưu thương mại thông dụng nhất trên thế giới, dù “ở mdi quốc gia

khác nhau, tại mỗi thời điểm khác nhau thì khái niệm về hop đông có đôi chút khác biệt Tuy nhiên bản chất là thong nhất ”° Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc phát sinh, thay đổi, châm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của minh trong các giao dịch của đời sống nhằm đáp ứng các nhu câu chính đáng và hợp pháp của các chủ thé Sự tự do hợp đồng cho phép các bên được tự do thỏa thuận nội dung của hợp đồng và tự do lựa chọn hình thức của hợp đồng trong giới hạn không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội Hình thức ghi nhận thỏa thuận có thể bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết băng hình thức nhất định”.

3 C.Mác, Tw bản, Quyển 1, Nxb Sự thật, Hà Nội năm 1973, tr 163, 164

* Dinh Mai Phương (2005), Thống nhất luật hợp đồng ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 19-20

> Lê Thị Kim Hoa (2008), Hop dong thương mại điện tử và các biện pháp hạn chế rủi ro, Tạp chí Luật hoc,S6

11/2008, tr 45

Trang 16

Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường không ngừng phat triển, việc trao đổi,

giao lưu kinh tế cũng ngày càng mở rộng đã khắng định thêm tầm quan trọng của hợp đồng Cùng với đó, thời đại số hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 đã cho ra

đời một loại hình hợp đồng mới - hợp đồng điện tử (tiếng anh là e-contracts), loại

hình cơ bản của giao dịch điện tử Xuất phát từ bản chất của hợp đồng, có thê thấy hợp đồng điện tử cũng tương tự như các loại hợp đồng khác ở chỗ có sự thống nhất giữa các bên tham gia quá trình xác lập các quyền và nghĩa vụ của mình Hợp đồng điện tử cũng cần thỏa mãn các điều kiện chung của hợp đồng như điều kiện về sự

thống nhất ý chí; về nội dung của hợp đồng phải hợp pháp; và về mục đích của hợp đồng phải đáp ứng các nhu câu của con người, xã hội Tuy nhiên, hiện nay chưa có một khái niệm cụ thé nào về hợp đồng điện tử bởi không có sự đồng nhất về quan

điểm, nhiều cách hiểu khác nhau về hợp đồng điện tử giữa các nhà nghiên cứu, lập

pháp trong nước cũng như nước ngoài.

Luật mẫu về thương mại của UNCITRAL (1996) không đưa ra định nghĩa thế

nao là hợp đồng điện tử Tuy nhiên với sự phát triển của thương mại điện tử, hợp

đồng điện tử cũng đã được luật pháp thừa nhận là một công cụ pháp lý dé ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia Tại Điều 11 UNCITRAL về sự hình

thành và giá trị pháp lý của hợp đồng, quy định: “Về hình thức hợp đông, trừ khi

các bên có quy định khác, đề nghị giao kết hợp đồng (offer) và chấp nhận dé nghị

giao kết hop đồng (acceptance of offer) có thé được thể hiện bằng thông điệp dit

liệu Khi thông điệp đữ liệu được sử dung để hình thành hợp đồng, hop dong đó không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì nó được thể hiện bằng thông điệp dữ liệu”" Theo đó, hợp đồng điện tử được hiểu là hợp đồng được ký kết thông qua việc sử dụng những phương tiện truyền các thông điệp dữ liệu.

Theo Ủy ban Kinh tế châu Âu của Liên hợp quốc (UNECE), hợp đồng điện tử

là hợp đồng nhằm đáp ứng các yêu cầu của các đối tác thương mại điện tử Hợp

° Luật Mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL

Trang 17

đồng bao gồm các điều khoản cơ bản có thé đảm bảo rang một hay nhiều giao dich thương mại điện tử, sau này có thể được ký kết giữa các đối tác thương mại trong khuôn khổ pháp lý cho phép Hợp đồng điện tử nhằm đề cập tới mọi hình thức liên lạc điện tử có thê để ký kết các giao dịch thương mại điện tử”.

Hau hết pháp luật các nước cũng không đưa ra định nghĩa về hợp đồng điện tử mà thường chỉ đưa ra quy định thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử Điền hình như Singapore tại Điều 11 đã quy định: “7rzường hợp một bản ghi điện tử được sử dung trong việc hình thành hợp đông do thì không bị phủ nhận giá trị pháp lý hoặc hiệu lực thực thi chỉ vì ly do duy nhất một bản ghi điện tử da được sử dung cho mục đích đó” Như vay, hợp đồng điện tử được hiểu tương đối thống nhất trong quy định của pháp luật các nước cũng như trong thực tiễn ký kết và thực

hiện hợp đồng điện tử Theo đó sự thống nhất này thé hiện ở chỗ phan lớn ý kiến

đều cho rằng hợp đồng điện tử là hợp đồng được ký kết thong qua việc sử dụng

những phương tiện truyền các thông điệp dit liệu.

Tại Việt Nam, Luật Giao dịch điện tử và hướng dẫn thi hành về Luật Giao

dịch điện tử đã thừa nhận giá trị pháp lí của hợp đồng điện tửu dưới dạng Thông điệp dữ liệu Cụ thé, Điều 33 của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định “Hop

dong điện tử là hợp dong được thiết lập dưới dang thông điệp dit liệu” Hơn nữa, Điều 34 của Luật này khang định thêm: “Giá tri pháp lí của hop dong điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng dé được thể hiện dưới dang thông điệp di liệu” Khoản 12 Điều 4 giải thích “Thong điệp dit liệu là thông tin được tao ra,

được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tv’ Thông điệp dữ

liệu thường được thể hiện dưới hình thức trao đối dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử,

thư điện tử, điện báo, fax và các hình thức tương tự Ngoài ra, “Phương tiện điện

tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tu, kỹ thuật SỐ, từ tinh,

7 Trung tâm Thương mại quốc tế (2002), Bi quyết thương mại điện tử, Phụ lục III: Hợp đồng thương mại điện tử của

UNECE, Nxb Thê giới, Hà Nội, tr.184-185

* Luật Giao dịch điện tử năm 1998 của Singapore

Trang 18

truyền dan không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự” (khoản 10 Điều 4).

Như vậy hiểu một cách đơn giản, hợp dong điện tử là hợp đồng thể hiện bang hình thức điện tử Diễn giải chỉ tiết hơn, hợp đồng điện tử là sự thỏa thuận giữa

các bên, thông qua các phương tiện hoạt động dua trên công nghệ điện, điện tử, kỹ

thuật số, từ tinh, truyền dan không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự, nhằm quy định quyên và nghĩa vụ đối với nhau.

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử bản chất là hợp đồng do đó nó có những đặc điểm cơ bản của hợp đồng Và tương tự như hợp dong truyền thống, hợp đồng thông minh có những đặc điểm: Tham gia vào hợp đồng điện tử có ít nhất hai bên chủ thể; nội

dụng hợp đồng điện tử rất đa dang (hợp đồng mua bán, hợp đồng vay mượn );

Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cắm của luật, không trái đạo đức xã hội Tuy nhiên, do đặc thù về mặt kỹ thuật cũng như pháp lý nên hợp đồng điện tử có những đặc điểm khác biệt so với hợp đồng truyền thống.

* Chủ thể giao kết hop dong điện tử

Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia giao kết hợp đồng Khi tham gia

giao kết hợp đồng, các bên tham gia phải thể hiện ý chí của mình trên cơ sở tham

gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc hoặc lừa dối Khác với hợp đồng truyền thống, bên cạnh các chủ thể thực hiện giao kết (bên đề nghị và bên

chấp nhận dé nghị) hợp đồng điện tử còn có một chủ thể có vai trò quan trọng dé

đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng Đó là luôn có sự tham gia của nhà cung cấp

mạng viễn thông và dịch vụ chữ ký số Tham gia vào giao dịch điện tử, chủ thê này

vừa có vai trò hỗ trợ truyền tải dữ liệu, vừa có vai trò xác nhận, lưu trữ thông tin

với độ tin cậy nhất định Thực tế, việc xác định chủ thé qua mạng Internet còn gặp

nhiều khó khăn Các chủ thể tham gia vào hợp đồng thường ít hoặc có thê không

quen biết nhau, xa cách về mặt địa lý và ngay cả khi thực hiện xong cũng không

Trang 19

biết nhau Việc xác định năng lực chủ thể và thông tin chủ thể tham gia giao kết hợp đồng là quan trọng và không đơn giản Do đó cần thận trọng về rủi ro pháp lý về chủ thê giao kết hợp đồng là có thể xảy ra.

* Cách thức ký hết và công cụ thực hiện hợp đồng điện tử

Đặc điểm nổi bật nhất của hợp đồng điện tử là cách thức ký kết và công cụ thực hiện Với đặc thù của mình, hợp đồng điện tử được ký kết và tạo lập bởi các

thông điện đữ liệu Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có

thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu Sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng Trong quá

trình giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên không cần gặp trực tiếp mà thông

qua các phương tiện điện tử Do đó, dé hiển thị các nội dung của hợp đồng điện tử cần có các thiết bị điện, điện tử như máy tính, điện thoại di động, hệ thống mạng,

hệ thống điện 6n định và ngoài đội ngũ pháp ly còn cần có đội ngũ về công nghệ

thông tin.

* Hình thức thể hiện

Hình thức của hợp đồng điện tử hoàn toàn khác với hình thức phổ biết của

hợp đồng truyền thống trên giấy, tạo cảm giác hợp đồng điện tử là “ảo”, “phi giấy

tờ”, không thé cảm nhận bằng xúc giác hay sở thay, cầm nắm một cách vật chat

được Hợp đồng điện tử do phương tiện điện tử tạo ra, truyền gửi và lưu trữ; được

tạo lập và ký kết bởi các thông điệp dita liệu Điều này có nghĩa là hợp đồng điện

tử được giao kết thông qua các phương tiện điện tử nhờ sự tiễn bộ của công nghệ

hiện đại như: công nghệ điện tử, công nghệ SỐ, mạng viễn thông không dây, Internet Việc sử dụng các phương tiện điện tử hiện đại này giúp việc giao kết hợp đồng trở nên thuận tiện, chính xác và nhanh hơn so với ký kết hợp đồng truyền thống.

* Phạm vi ký kết

Trang 20

Trong các giao dịch điện tử trong nước hay quốc tế được thực hiện băng viéc truyền thông tin, đữ liệu thông qua mông hệ thống mang tinh toàn cau, điều này

đồng nghĩa rằng giao kết hợp đồng cũng mang tính toàn cầu, không giới hạn về lãnh thổ hay vùng miễn, khái niệm biên giới không có ý nghĩa đối với hợp đồng

điện tử Các chủ thể có thể giao kết hợp mọi lúc, mọi nơi theo ý chí của các bên nếu đảm bảo các điều kiện về vận hành, kết nối mạng Hợp đồng điện tử được kí kết thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, điển hình là mạng Internet Chính các công nghệ này đã mở rộng phạm vi ký kết hợp đồng điện tử ra

khắp thé giới Đặc biệt là việc sử dung mang Internet trong quá trình ký kết hợp

đồng đã giúp các bên có thê ký hợp đồng điện tử với mọi đối tác từ mọi nơi trên thế giới mà không bị rào cản về biên giới quốc gia hạn chế Phạm vi được mở rộng

đem lại lợi ích cho việc kinh doanh cũng như tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia Tuy nhiên điều này gây khó khăn trong việc xác định địa điểm giao kết hợp

đồng, vấn dé này trở nên phúc tạp hơn trong trường hợp hợp đồng có yếu tố nước

* Pháp luật điều chỉnh

Với tính đặc thù về mặt kỹ thuật công nghệ như đã phân tích, hợp đồng điện

tử một mặt chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về hợp đồng, mặt khác, việc thực hiện hợp đồng điện tử còn cần phải tuân theo một quy trình và thủ tục đặc biệt nhằm phòng tránh rủi ro do chính yếu tổ kỹ thuật đem lại Vì vậy, bên cạnh pháp luật về hợp đồng, hợp đồng điện tử còn chịu sự điều chỉnh của một số

văn bản pháp luật riêng Những đặc điểm trên đã chỉ ra rõ ràng sự khác biệt giữa hợp đồng truyền thống va hợp đồng điện tử Pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp

đồng truyền thống không hề nhắc đến những vấn đề như thông điệp dit liệu, trao

đổi di liệu điện tử, chữ ký điện tử Do đó không thé áp dụng pháp luật được xây dựng để điều chỉnh việc giao kết và thực hiện hợp đồng truyền thống làm cơ sở pháp lý giải quyết các van dé của hợp đồng điện tử, bởi những van dé không tồn tại

Trang 21

trong hợp đồng truyền thống nhưng lại là phần quan trong của hợp đồng điện tử.

Một số nước đã ban hành Luật Giao dịch điện tử (ví dụ như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam ) dé điều chỉnh việc thực hiện hợp đồng điện tử Một số nước khác ban hành luật Chữ ký điện tử (ví dụ như Hàn Quốc), luật Chữ ký số (như Malaysia) Rõ ràng những giao kết hợp đồng điện tử không thé giống quy định về hợp đồng truyền thống Vì vậy, cần có pháp luật điều chỉnh hợp đồng điện tử có những điểm riêng biệt, rõ ràng giúp các chủ thé cũng như người làm luật nắm bắt dé vận dụng, thực thi.”

1.2 Khái quát về quá trình tiến hóa của HDDT

1.2.1 Sơ lược về quá trình ra đời va phát triển của HDDT

a So lược về quá trình ra đời và phát triển của Thương mại điện tử và

Hợp đồng điện tử ra đời cùng với sự phát triển của công nghệ, internet trong

thời đại 4.0 Hợp đồng điện tử được tạo ra trong quá trình mua bán trực tuyến trên

sàn thương mại điện tử, vì vậy, nó gan liền với sự phát triển của thương mại điện

tử Dưới đây là sơ lược về quá trình ra đời, phát triển của hợp đồng điện tử.

Câu chuyện công nghệ bắt đầu từ việc chế tạo một cỗ máy gọi là "Analytical

Engine" vào năm 1883 bởi Charles Babbage, một khái niệm thường được coi là cơ

sở chính của cấu trúc logic hiện đại của máy tính '' Phát minh này là tiền đề dé tạo

ra các loại mạng mới truyền tải thông tin hoặc thậm chí là hoạt động kinh doanh.

Vi dụ: Thuong mại điện tử giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác được

đặc trưng bởi các mạng khép kin dé chuyền tiền qua các mạng liên ngân hàng như

STAR ở Hoa Kỳ từ năm 1981 và ELECTRONIC DATA INTERCHANGE nổi

tiếng để trao đối thông tin có cấu trúc từ những năm 1980.'' Vào đầu những năm

? Doan Dương Khanh (2013), Pháp luật về hợp đông thương mại điện tử - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện,Luận văn Thạc sĩ, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, tr.19-20.

*° Simmons / Simmons, (2001), tr.1; Todd, (2005), tr.5.'' Todd, (2005), tr.220-221.

Trang 22

1990, sự phát triển của EDI (Electronic Data Interchange) là một bước tiến quan trọng đối với thương mại điện tử EDI yêu cầu một thỏa thuận giữa các đối tác

thương mại không chỉ điều chỉnh định dạng dữ liệu tiêu chuẩn cho giao tiếp máy

tính với máy tính của họ, mà còn điều chỉnh tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến việc sử dụng EDI Cùng với đó là dấu mốc quan trọng cho sự phát triển lĩnh vực thương mại điện tử, chính là việc Tim Berners-Lee phát minh ra hệ thống mạng toàn cầu (World Wide Web hay viết tắt là www.) vào năm 1990 Tới năm 1996, với sự phát triển của Internet, hợp đồng điện tử bắt đầu được biết đến và được hiểu

theo nghĩa rộng hơn Hợp đồng điện tử không chỉ được sử dụng như một ràng buộc pháp lý thỏa thuận giữa người mua và người bán, chúng cũng có thê được sử dụng

trên các hệ thống quy trình làm việc khác nhau để vượt qua các quy trình kinh doanh tô chức khác nhau, tích hợp các trang web khác nhau với nhau Ÿ

b Phan loại HDDT

Hiện nay, các hoạt động thương mại điện tử nói chung hay hợp đồng điện tử nói riêng đang phát triển không ngừng nghỉ Dựa trên thực tiễn quá trình phát triển

và công nghệ được sử dụng trong quá trình ký kết hợp đồng điện tử, có thể được

phân thành các loại hợp đồng điện tử sau:

* Hợp đồng truyền thông được đưa lên web

Những hợp đồng truyền thông đã được sử dụng thường xuyên và chuẩn hóa về nội dung, do một bên soạn thảo và đưa lên website để các bên tham gia ký kết.

Hợp đồng điện tử loại này thường được sử dụng trong một số lĩnh vực như dịch vụ

viễn thông, internet, điện thoại, du lịch, vận tai, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng Các hợp đồng được đưa toàn bộ nội dung lên web và phía dưới thường có nút

“Đông ý” hoặc “Không đông ý” đê các bên tham gia lựa chọn và xác nhận sự đông

'2 Mdm Roos Niza Mohd Shariff (2015), THE HISTORY OF LEGAL THEORIES IN E-CONTRACT,

http://repo.uum.edu.my/14501/

Trang 23

ý với các điều khoản của hợp đồng Đề ký kết hợp đồng này, người mua thường có hai lựa chọn phổ biến:

- (Browse-wrap contracts: Hợp đồng điện tử hình thành qua trình duyệt web) Thông qua các thao tác kích chuột để chuyền đôi trang web chwuas nội dung hợp đồng thể hiện sự đồng ý với nội dung đó, thường là kích vào núi “Xem tiếp” (Next).

- (Click-wrap contracts: Hợp đồng điện tử hình thành qua kích chuột) Người tham gia ký kết hợp đồng kích chuột vào nút “Đồng ý” (Accept) thường đặp phía dưới các điều khoản hợp đồng, thé hiện sự đồng ý tham gia ký kết hợp đồng.

* Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch tự động

Đây là hình thức hợp đồng điện tử được sử dụng phổ biến trên các website thương mại điện tử bán lẻ (B2C), điển hình như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo Trong hình thức này, người mua tiễn hành các bước đặt hàng tuần tự trên website

của người bán theo quy trình đã được tự động hóa Quy trình này thông thường

gồm các bước từ tìm kiếm sản phẩm, lựa chon, đặt hàng, tinh giá, chọn hình thức

giao hàng, thanh toán, xác nhận hợp dong

Đặc điểm nỗi bật của loại hợp đồng điện tử này là nội dung hợp đồng không

được soạn sẵn mà được hình thành trong giao dịch tự động Máy tính tự tổng hợp

nội dung và xử lý trong quá trình giao dịch dựa trên các thông tin do người mua

nhập vào Một SỐ giao dịch điện tử kết thúc bằng hợp đồng, một số khác kết thúc

bằng đơn đặt hàng điện tử.

Cuối quá trình giao dịch, hợp đồng điện tử được tông hợp và hiển thị để người mua xác nhận sự đồng ý với các nội dung của hợp đồng Sau đó, người bán sẽ

được thông báo về hợp đồng và gửi xác nhận đối với hợp đồng đến người mua qua

nhiều hình thức, có thé bằng email hoặc các phương thức khác như điện thoại,

fax

Trang 24

| Mo Fink Nouen hen Tinh iron Spicer Man Infinit Don hàng dé hoãn thành| Creer | Won ban đã rive ean tại

| 1.000

(8 Théng tin van ohuyén KEMPhung (hire wae ehuydn (ấn) đế ethan) inélard Papers

® Ciao hing Intnl cong

Filreaith đ37 600 >

Nhận hay itt oth

: ? Dla oh nhận hang SAO CHEFTin nhầm:

Tống sẽ tiên (1 san phan) gag38=z7.snd

f=? rosikyrmall.vin xem Shep| Sheipee Voucher Than hoge nhập ma >

Wk ` Tho Nhe Hồng tink Thỏ Mau Mong l?f Thivang

ing S200 Shepew Xu bì ' w{L {[¿#@£y (1t 1164 000

C8) Pri 11 th Thanh todan Thanh todn khi nhdn hang >

Thanh tiên đ139.8aủũ

TTY Cee Để CHAN P005 ST MÍ Teepe fey 1 ih ha ante 119 800 kins

Tng Wan hãng Jannnn © Phuong thức thanh toán

TT ` NẰÙ/À0Ơ sấy ; Thanh † m kh ohn 161/1

Téng thanh tean {387.600

MA đơn hãng LAO CHẾ1L: Mhífn “Gat hàng” dong nghia ven việc ban dong ý tudn thee

Olu khean Shopes

“"ga07 600 (enamel

Don xac nhan dat hang cua Shopee Don giao hang thành công cua Shopee

* Hop dong điện tử hình thành qua thư điện tử (email)

Đây là hình thức hợp đồng điện tử được sử dụng phổ biến trong các giao dịch

điện tử giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), đặc biệt là trong các giao

dịch thương mại điện tử quốc tế Trong hình thức này, các bên sử dụng thư điện tử

để tiến hành các giao dịch, các bước phô biến thường bao gồm: chao hang, hỏi

hàng, đàm phán về các điều khoản của hợp đồng như quy cách phẩm chất, giá cả,

số lượng, điều kiện cơ sở giao hàng Quy trình giao dịch, đàm phán, ký kết và

thực hiện hợp đồng tương tự quy trình giao dịch truyền thống, điểm khác biệt là

phương tiện sử dung dé thực hiện giao kết hợp đồng là máy tinh, mạng Internet và

Hình thức giao kết hợp đồng điện tử qua email có ưu điểm nỗi bật là truyền

tải được nhiều chỉ tiết, nhiều thông tin, tốc độ giao dịch nhanh, chi phí thấp, phạm

vi giao dịch rộng Tuy nhiên, hình thức này có một nhược điểm là tính bảo mật cho

các giao dịch và khả năng ràng buộc trách nhiệm của các bên còn thâp Hợp đông

Trang 25

này thường được thiết lập qua nhiều email trong quá trình giao dịch, tuy nhiên, các bên thường tập hợp thành một hợp đồng hoàn chỉnh sau quá trình giao dịch để thống nhất lại các nội dung đã nhất trí trong quá trình đàm phán.

* Hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số

Chữ ký viết tay đã xuất hiện từ thế kỷ thứ tư trong các văn kiện giao lý Do thái được hoàn thành cùng với các thủ tục an toàn dé ngăn chan sửa đôi nội dung các tài liệu sau khi chúng được ký tên Thực hành xác thực các tài liệu bằng cách ký tên các chữ ký viết tay đã bắt đầu được sử dụng trong đề chế La mã từ năm 439 sau Công nguyên Bắt dau từ năm 1976 khi Whitfield Diffie và Martin Hellman lần đầu tiên mô tả khái niệm lược đồ chữ ký số mặc dù họ chỉ giả thiết rang các lược đồ như vậy tồn tại dựa trên các hàm số mà chúng là các hoán vi một chiều có cửa

sập Vào năm 1977 Ronald Rivest, Adi Shamir và Len Adleman đã phát minh ra

thuật toán RSA mà nó ngày nay hiện van là thuật toán chữ ký số phô biến nhất Đây là hình thức hợp đồng điện tử được sử dụng trên các sản giao dịch điện tử tiên

tiến như Alibaba.com, Asite.com, Covisint.com, Bolero.net Đặc điểm nỗi bật là các bên phải có chữ ký số dé ký vào các thông điệp dir liệu trong quá trình giao dịch Chính vì có sử dụng chữ ký số nên loại hợp đồng điện tử này có độ bảo mật

và ràng buộc trách nhiệm các bên cao hơn các hình thức trên Tuy nhiên, dé có thé

sử dung chữ ky số, cần có sự tham gia của các cơ quan chứng thực chữ ký số ma trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay, dịch vụ này đang trong giai đoạn

hoàn thiện °

* Hợp đẳng thông minh

Hợp đồng thông minh được coi là sự phát triển cao nhất của hợp đồng điện tử.

Với sự phát triển nhanh chóng và nhiều ứng dụng vào thực tiễn, hợp đồng thông

minh đang là loại hợp đồng được quan tâm nhất hiện nay.

'3 Khái niệm, đặc điểm, phân loại và lợi ích của hợp đồng điện tử,

http://quanlydoanhnghiep.edu.vn/khai-niem-dac-diem-phan-loai-va-loi-ich-cua-hop-dong-dien-tu/

Trang 26

i Khdiniém, đặc trưng “hợp dong thông minh”

Khái niệm hợp đồng thông minh (HDTM) lần đầu tiên được đặt ra bởi Nick

Szabo từ năm 1994, theo đó HDTM là một giao thức máy tính có khả năng tự động

thực thi các điều khoản của một hợp đồng ˆ Theo định nghĩa ban dau, bat kỳ hợp đồng nào có khả năng được thực hiện tự động đều có thé được coi là hợp đồng

thông minh Một vi dụ cổ điển về hợp đồng thông minh do Szabo cung cấp là cơ

chế vận hành của máy bán hàng tự động Khi người mua đã thỏa mãn các điều kiện của “hợp đồng” - tức cho tiền vào máy, máy sẽ tự động tuân theo các điều khoản của thỏa thuận “bất thành văn” và tiễn hành giao hang hang hoá cho người mua '”

Tuy nhiên, ngày nay thuật ngữ này chủ yếu được sử dụng với nghĩa hẹp hơn để chỉ

các hiện tượng chưa được biết đến vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước Giới

đầu tư đơn thuần nhìn nhận HDTM là một chương trình đặc biệt tự động chuyên

giao tài sản số khi các điều kiện đi kèm được thoả mãn, thực hiện “hợp đồng” giữa

các bên nhờ sự hỗ trợ của máy tính và công nghệ chuỗi khối ' Tuy nhiên, tới hiện

nay chưa có định nghĩa thong nhất và đầy đủ vào về HDTM.

Về ban chất là HDTM ngày nay là một bộ giao thức máy tinh, các hợp đồng này được viết bằng mã máy tính và hoạt động trên nên tảng blockchain hoặc một

SỐ cái phân tán tương tự nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giúp xác minh hay đảm bảo

thực hiện các đàm phán hoặc điều khoản hợp đồng Bộ giao thức này có khả năng

tự đưa ra các điều khoản thỏa thuận của các bên và tự thực thi những thỏa thuận đó, tức là cho phép thực hiện các giao dịch một cách tự động mà không cần đến bên

thứ ba trung gian hay sự can thiệp của con người Những giao dịch được thực hiện

một cách minh bach, có thé truy xuất dé dàng và không thé bị can thiệp hoặc đảo

'4 Nick Szabo (1994), Smart contracts, Praat Official Website Database,

https://www.fon.hum.uva.nl/rob/Courses/InformationInSpeech/CDROM/Literature/LOT winterschool2006/szabo.best.vwh.net/smart.contracts.html

'S Max Raskin (2017), The law and legality of smart contracts, Georgetown Law Technology Review, Vol 1:2, tr.

'6 Vitalik Buterin, Sach trang vé Ethereum,

https://cryptorating.eu/whitepapers/Ethereum/Ethereum white paper.pdf,

Trang 27

chiều Hợp đồng thông minh cũng có thể được thiết lập riêng dé thực hiện các điều

khoản cụ thê Hay có thể hiểu ngắn gọn hơn HDTM “la một đoạn mã được lưu trữ trong chuỗi blockchain, được kích hoạt bởi các giao dịch trong chính blockchain này và cũng sẽ được đọc và ghi trên nên tảng đữ liệu của Blockchain

đó ”18

Theo đó, có thé nhận diện HDTM thông qua hai đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, HĐTM là một chương trình phan mém được viết bằng ngôn ngữ máy tỉnh chạy trên công nghệ chuỗi khối Đề vận hành được HĐTM như trên thì sự hỗ trợ từ công nghệ chuỗi khối đóng vai trò thiết yếu Với HDTM thì kể từ khi một

thoả thuận qua HDTM được giao kết thành công và được các máy tính trong chuỗi

khối chi nhận, hệ thống sẽ độc lập thực hiện giao dịch đó đúng và chỉ theo những

thông tin, quy trình giao dịch đã lưu trong chuỗi Vì thế, cả hai bên trong giao dịch

và bất kì bên thứ ba nào cũng không thay đổi hay can thiệp được vào quy trình thực hiện này, đảm bảo độ tin cậy cao của giao dịch '” Thêm vào đó, với việc bat kì giao dịch nào cũng phải được tất cả các máy tính trong hệ thống chuỗi khối xác

nhận, còn chuỗi khối thì như cuốn số cái không lồ có vô số bản sao được lưu phi

tập trung trong từng máy tinh kế trên, việc gia mạo trở nên quá tốn kém đến mức không khả thi do phải can thiệp (hack) vào từng máy tính trong chuỗi”” Nhờ đó, HĐTM có được sự chắc chắn, độc lập, công khai và minh bạch, nên có thể được sử

dụng cho nhiều loại hàng hoá trong các giao dịch lớn và phức tap.

Thứ hai HĐTM cho phép thực thi tự động một giao dich Kha năng tự thựchiện được coi là diém vượt trội nhât tạo nên sự “thông minh” của HDTM nói riêng

'7 ThS Hoàng Thảo Anh & ThS Đồng Thị Huyền Nga, Trường Đại học Luật, Đại học Huế (trình bày online), Hoanthiện pháp luật về hợp đông thông minh trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lan thứ tư tại Việt Nam, Tài

liệu hội thảo CMCN 4.0, tr.3

'8 Gideon Greenspan (2016), Beware of the Impossible Smart Contract Blockchain News, xem thêm tai:

'° Mateja Durovic, Andre Janssen (2019), The Formation of Blockchain-based smart contract in the Light of

Contract Law, European Review of Private Law 6, tr 757.

? Phan Vũ, Hop đồng thông minh và một số van dé pháp li đặt ra, Tap chi Nhà nước va Pháp luật, số 5/2019, tr 43.

Trang 28

hay HDDT nói chung Khi các điều kiện của một HDTM được thoả mãn thì

HDTM đó sẽ tự động kích hoạt thực hiện chính xác một giao dịch ngay lập tức,

đúng theo hướng dẫn tại các câu lệnh được soạn sẵn trong chuỗi khối Bên cạnh đó, dé xác minh việc giao dịch có thực sự được thực hiện trên thực tế thì HĐTM cũng có thể tích hợp các cảm biến thu thập thông tin từ thế giới thực Tuy nhiên, sự

“thông minh” này cũng có giới hạn: HĐTM chỉ tự động trong giai đoạn thực hiện

giao dịch mà không phải trên toàn bộ “đời sống” của giao dịch đó Trong trường hợp có tranh chấp hay cần thương thảo lại điều kiện giao kết, HĐTM chưa cung cấp các lựa chọn khả dĩ dù là tự động (HĐTM tự chọn) hay tuỳ chọn (các bên lựa chọn) Còn trong giai đoạn giao kết, các điều khoản của giao dich trên HDTM van cần được soạn san một cách chi tiết bởi người lập trình.”

ii Cơ cấu hoạt động của “hợp dong thông minh”

Về bản chất, HĐTM là một tập hợp các câu lệnh (hay còn gọi là giao thức) được soạn thảo bằng ngôn ngữ máy tính (hiện tại chủ yêu dùng ngôn ngữ Solidity của Ethereum) dưới dạng “néu/thi” dé định hướng cho máy tính thực hiện một giao

dịch cụ thể HDDTM sẽ vận hành tự động: tự động xác thực, tự động xử lý và ép

buộc thực hiện hợp đồng dựa theo thuật ngữ được viết trong mã Nếu các điều kiện

của một hợp đồng được thỏa mãn, các thanh toán hoặc giá trị sẽ được trao đổi dựa

theo thuật ngữ trong hợp đồng Ngược lại, nếu không được thỏa mãn điều kiện, các

khoản thanh toán có thé bị từ chối HDTM hoạt động trên những mã nguôn va có

thể được sử dụng dé giao dich giữa hai hoặc nhiéu bén ma không cần trung gian, với những điều kiện nhất định dé được kích hoạt Ví dụ điển hình là khi một người

muốn bán một món hàng với giá trị X, người đó soạn các câu lệnh kiểu “nếu/thì”

dé tạo một chương trình với nội dung “nếu giá tri X được nạp vào chương trình thi

vật phâm tương ứng sẽ được chuyên đên địa chỉ của người nạp” rôi nhập vào hệ

?' TS Đỗ Giang Nam, ThS Đào Trọng Khôi , Nhận điện khía cạnh pháp lí của “Hợp dong thông minh” dưới góc

nhìn của pháp luật hop dong Việt Nam, tr.2,3.

Trang 29

thống chuỗi khối qua máy tính Sau đó, khi người mua bắt kì nạp đủ X thì chương trình sẽ tự khởi chạy thực hiện giao dịch mà không cần sự tham gia cua con người.

HDTM có thé được lập trình dé đảm bảo thanh toán thường xuyên va có thé được

tái khởi động.

HĐTM cũng có thé tích hợp các cảm biến thu thập thông tin từ thế giới thực (“oracles” — gọi tắt là cảm biến) theo một trong ba dạng cơ bản là tự động, bên thứ ba và chuyên gia Các cảm biến này giúp mở rộng kha năng sử dụng HDTM trên cả môi trường số và môi trường that,” giúp giao dịch qua HDTM trở nên nhanh chóng và giảm tối da chi phí giao dịch không cần thiết

iii Một số ưu điểm nổi bật cua “hợp đông thông minh”

HĐTM trước hết phải được nhìn nhận từ góc nhìn công nghệ là một chương trình phần mềm được chạy trên nền tảng công nghệ chuỗi khối để hỗ trợ giao kết và thực hiện các giao dịch Trước hết, HĐTM đặc biệt hữu ích khi được ứng dụng

trong các giao dịch trên môi trường số được thực hiện từ xa hoặc qua trung gian.

Đặc trưng của các giao dịch này là người mua rất khó xác định độ tin cậy của người ban; vì vậy, HDTM tỏ ra ưu việt khi cung cấp toàn bộ lịch sử giao dịch

không thé bị làm giả của người bán trên chuỗi khối, đồng thời đảm bảo thực hiện

giao dịch đó bằng tính bất biến (immutable) của mình HDTM cũng vượt trội hơn

phương thức giao kết hợp đồng truyền thống

Việc huy động vốn của các dự án đầu tư trở nên dé dàng hơn nhờ áp dụng

HĐTM, nhất là đối với dự án nhỏ Thay vì phải tuân theo những thủ tục phát hành

thông thường phức tạp thì các đợt phát hành bằng tiền mã hoá (ICO - Initial Coin

Offering) qua hợp đồng góp vốn bằng HDTM có thê được soạn đơn giản Điều này

giúp dự án minh bạch và hap dẫn hơn, cho phép người góp vốn dé dàng kiểm tra

? Eric T T Tai (2019), Force Majeure and Excuses in smart contract, European Review of Private Law 6, tr 791.

Trang 30

tính khả thi của dự án trong mắt các nhà đầu tư khác và đảm bảo được nhận lại khoản góp vốn nếu dự án không thành hiện thực”

HĐTM không có sự phụ thuộc vào bên thứ ba đổi với việc thi hành hợp đồng.

Việc loại bỏ bên trung gian sẽ làm giảm đáng ké tổng số tiền phải chi cho việc thực hiện hợp đồng Loại bỏ các nhà cung cấp bên thứ ba cũng có nghĩa là toàn bộ quá

trình xác nhận và thực thi hợp đồng trở nên nhanh chóng khi người dùng trực tiếp

giao dịch với nhau Ngoài ra, HĐTM còn loại bỏ được các phản ứng thông thường

như ngừng giao dịch, yêu cầu bôi hoàn hay liên hệ với các đơn vị trung gian.

Các điều khoản của hợp đồng sau khi được mã hóa lên hệ thống là không thé

thay đối Ngoài ra, không có bất kỳ sự can thiệp nào của con người vào HDTM trừ

giai đoạn mã hóa bởi các lập trình viên/chuyên viên kỹ thuật Vì thế, người dùng tránh được nguy cơ bị lừa đảo, hay bị thay đổi nội dung hợp đồng Việc lưu trữ, cập nhật các phiên bản mới trong khi các phiên bản hợp đồng cũ được lưu lại và không thé sửa chữa đã giúp tạo ra bản tóm tắt các quy trình chính xác hơn và thúc đây các bên trung thực hon.”

1.2.2 Khái quát về lich sử phát triển pháp luật điều chỉnh HDDT a Trên thế giới

Ở phạm vi thế giới, các tổ chức quốc tế đã xây dựng khung pháp luật về

thương mại điện tử và hợp đồng điện từ để giải quyết van dé này Cơ sở pháp lý của hợp đồng điệu từ đã từng bước được khang định với việc ra đời của Luật mau

về TMĐT do Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc

(UNCTIRAL) ban hành năm 1996, Luật mẫu về chữ ký điện tử được UNCTURAL

ban hành năm 2001 và công ước năm 2005 của Liên Hợp Quốc vẻ hợp đồng điện

tử quốc tế Luật mẫu về TMĐT của UNCUTRAL (1996) đã định giá trị pháp lý của giao dịch điện tử không định thông điệp dữ liệu đáp ứng các yếu cầu đối với

a Alexander Savelyev, tldd, tr 10 ‹ ¬

® Đồng Thị Huyền Nga, Hoàng Thảo Anh, Blockchain và Hợp dong Thông minh - Xu thé tat yếu của cuộc cách

mang Công nghiệp 4.0 và những thách thức pháp lý đặt ra, tr.319

Trang 31

hình thức của văn bản và không định giá trị pháp lý của chữ ký điện tử Như vậy,

luật mẫu này đã khang định giá trị pháp lý của các yếu tố cần thiết liên quan đến hợp đồng điện tử Luật mẫu này cũng khẳng định cụ thê giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử tại Điều 11 Dé ký kết các hợp đồng điện tử, một điều kiện cơ bản là phải sử dụng chữ ký điện tử Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL năm

2001 tiếp tục công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được tạo ra theo quy

định của luật này có giá trị pháp lý như chữ ký trong văn bản giấy truyền thống Để tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử đặc biệt là hợp đồng điện tử quốc tế, Liên hợp quốc đã ban hành Công ước về việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong Hợp đồng điện tử quốc tế vào ngày 23/11/2005 Công ước này đã điều chỉnh không chỉ hợp đồng điện tử mà cả quá trình giao dịch,

đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

b Tại Việt Nam:

Tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử Thang 6 năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện

tử Đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính", sỐ

26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 "Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện

tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số", số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng" Ngày 16 tháng 5

năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP vẻ thương mại

điện tử thay thế cho Nghị định năm 2006 Nghị định mới đã quy định những hành

vi bị cấm trong thương mại điện tử, quy định chặt chẽ trách nhiệm của các thương

nhân cung cấp các dịch vụ bán hàng trực tuyến, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

Ở Việt Nam, khái niệm hợp đồng điện tử lần đầu quy định tại Luật GDDT

năm 2005 Theo quy định pháp luật, hợp đồng điện tử được ghi nhận tính pháp lý

Trang 32

và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực

hiện hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng khi hợp đồng điện tử đảm bảo được các điều kiện dưới đây:

- _ Nội dung của hợp đồng điện tử bao đảm toàn vẹn ké từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh (thông điệp chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển

thị thông điệp dữ liệu).

- Nội dung của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử có thé truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết (thông điệp dit liệu có thể mở được, đọc được, xem được băng phương pháp mã hoá hợp pháp đảm bảo

độ tin cậy mà các bên thoả thuận với nhau).

Có thé thay, Luật GDDT năm 2005 điều chỉnh chung tat cả các loại hợp đồng được thực hiện băng phương thức điện tử, mà không phụ thuộc vào mục đích giao kết của chúng.

1.3 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý, điều chỉnh HDDT 1.3.1 Một số nước thuộc hệ thống Common Law

Trong các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Common Law, Hoa Kỳ luôn là một trong những quốc gia được đánh giá cao về mức độ hoàn thiện pháp luật, một quốc gia tiêu biểu cho hệ thông Common Law Bên cạnh Hoa Kỳ, một quốc gia

khác được nhóm lựa chọn tìm hiểu là Singapore Đây là một quốc gia thuộc khu

vực Đông Nam Á, có nhiều nét tương đồng đối với Việt Nam, có quan hệ văn hóa và thương mại khăng khít đối với nước ta Nghiên cứu về Singapore giúp ta rút ra

nhiều kinh nghiệm phù hợp hơn trong xây dựng, hoàn thiện hệ thông pháp luật về hợp đồng điện tử.

Trang 33

a Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, pháp luật về hợp đồng là do từng bang quy định, một số bang đã ban hành các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số bang chưa đề cập tới van dé nay nên chưa có một dao luật điều chỉnh riêng về hợp đồng điện tử trên toàn Hoa Kỳ.

Dé giúp đảm bảo tinh hợp pháp của hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử, luật tiểu bang và luật liên bang toàn Hoa Kỳ đã đưa ra hai đạo luật, đó là: Đạo luật thống nhất về giao dịch điện tử 1999 (Uniform Electronic Transactions Act —

UETA) và Đạo luật về chữ ký điện tử trong thương mại toàn cầu và quốc gia 2000

(Electronic Signature in Global and National Commerce Act — E-Sign).

Dựa trên các định nghĩa được quy định trong UETA, hồ sơ điện tử va chữ ky

điện tử là hai khái niệm khác nhau, phải được liên kết với nhau để duy trì hiệu lực

thi hành theo luật Ví dụ, chữ ký điện tử phải được sắn vào hoặc nằm ở đâu đó trên tài liệu điện tử để tài liệu có giá trị về mặt pháp lý Mục 106 về việc công nhận tính

pháp lý của hồ sơ điện tử, chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử được quy định như

sau “Hồ sơ điện tử hoặc chữ ký điện tử sẽ không bị từ chối hiệu lực pháp lý và khả

năng thực thi chỉ vì nó ở dạng điện tứ” Bên cạnh đó, các tài liệu được công chứng

hoặc tuyên thệ vẫn có thể được nộp dưới dạng điện tử, miễn là công chứng viên hoặc chuyên gia được ủy quyền chứng kiến các loại hợp đồng này có thê đưa chữ

ký của họ vào dạng điện tử Bản công chứng hoặc xác minh này phải được đính

kèm vào chính tài liệu điện tử và được giữ lại dé tham khảo trong tương lai.” Đạo luật này chỉ áp dụng trong phạm vi tất cả các bên chủ thể đều đồng ý tham gia vào

hợp đồng điện tử.

Cũng như UETA, Đạo Luật E-Sign khăng định chữ ký điện tử ngang hàng với chữ ký truyền thống Luật về chữ ký điện tử E-Sign thường hướng đến việc loại bỏ

các trở ngại đôi với việc châp nhận xác thực điện tử, làm suôn sẻ các thủ tục kinh

°5 UETA — Uniform Electronic Transactions Act, https://rightsignature.com/legality/ueta-act.html

Trang 34

doanh và giảm thiểu sự không chắc chan rõ ràng Luật này yêu cầu các bên chủ thé phải đồng ý thực hiện hợp đồng thông qua giao dịch điện tử Sự đồng ý tức là chủ

thé phải khang định đồng ý, không được cho rằng bên chủ thé đã đồng ý chỉ vi họ

không từ chối Điều này cũng được thể hiện dưới dạng một bên chủ thê nhấp chuột vào biểu tượng Chấp nhận/Đồng ý, đây cũng được coi là một dạng chữ ký điện tử có giá trị pháp lý Ví dụ: khi bạn nhấp vào biểu tượng “Đồng ý” để mua vé tàu hỏa

trên mạng Internet, đó được coi là một chữ ký điện tử có giá tri pháp lý Day là một

điểm mới trong Đạo luật E-Sign đối với việc điều chỉnh hợp đồng, chữ ký điện tử Tuy có những quy định khá chặt chẽ về chữ ký điện tử và hợp đồng thương mại điện tử nhưng vẫn còn những tình huống pháp lý không được điều chỉnh bởi

E-Sign và UETA, đó là các tình huống dân sự không liên quan đến lĩnh vực thương

Riêng về hợp đồng thông minh, tại Hoa Kỳ, loại hợp đồng nay phát triển rất

mạnh mẽ Tuy nhiên, Hoa Kỳ không có Đạo luật riêng để điều chỉnh loại hợp đồng này trên toàn lãnh thé Mỗi bang tại Hoa Kỳ lại ban hành những đạo luật khác nhau

đê điều chỉnh đối với công nghệ Blockchain và hợp đồng thông minh Ví dụ:

Bang Arizona đã thông qua Đạo luật HB 2417°° chính thức công nhận những chữ ký và hợp đồng thông minh được đảm bảo qua Blockchain Đạo luật này được ban hành dé điều chỉnh lại Đạo luật Giao dịch điện tử (AETA) Trong đó, đạo luật cũng định nghĩa công nghệ blockchain như một công nghệ số cái phân tán trong đó

dữ liệu trên số cái được bảo vệ bằng mật mã, không thê thay đôi, có thé kiểm tra và cung cấp một sự chính xác không cần kiểm duyệt HB 2417 đảm bảo những giao

dịch trong hợp đồng thông minh là hợp lệ và sẽ được thực thi, đồng thời khang

định việc bảo mật thông tin trên Blockchanin không làm thay đổi quyền sở hữu

cũng như các đặc tính riêng của chúng;

°° HB 2417, State of Arizona, https:/www.azlag.gov/legtext/53leg/1r/bills/hp2417p.pdf

Trang 35

Bang Nevada ban hành Đạo luật Giao dịch điện tử Nevada (NETA) đưa ra

khuôn khổ cho việc sử dụng và thực thi công nghệ Blockchain trong các hợp đồng, cũng như chữ ký trong các bản ghi điện tử Đạo luật này điều chỉnh Luật giao dịch điện tử đồng nhất của Nevada Đạo luật đưa ra định nghĩa về Blockchanin, công nhận tính pháp lý đối với bản ghi, chữ ký và hợp đồng điện tử tuân theo những

điều kiện cụ thé Tuy Hop đồng thông minh chưa được nhắc tới trực tiếp mà chỉ

được đề cập thông qua Blockchain nhưng vẫn được điều chỉnh gián tiếp băng sự coog nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử.

b Singapore

Singapore là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng Luật mẫu UNCITRAL về

thương mại điện tử Đạo luật giao dịch điện tử của Singapore (ETA) được thông

qua vào năm 1998 Đạo luật cung cấp khung pháp lý điều chỉnh gần như tất cả các dịch vụ kỹ thuật số như thương mại điện tử, hồ sơ điện tử, hợp đồng điện tử, chữ ky, ETA đã được sửa đổi vào năm 2010 dé phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng phương tiện liên lạc điện tử trong hợp đồng quốc tế Chính phủ

Singapore khuyến khích các doanh nghiệp giao dịch điện tử và duy trì hồ sơ điện

Về hợp đồng điện tử, Mục 11 của ETA quy định rõ ràng răng các hợp đồng có

thé được giao kết băng phương thức điện tử Điều khoản này quy định rang tất cả các hợp đồng điện tử đều có giá trị pháp lý và có hiệu lực thi hành theo luật pháp

tại Singapore Các Luật Hợp đồng ở Singapore vạch ra các quy tắc chung trong sự

hình thành của một hợp đồng như một lời đề nghị va chấp nhận một hop đồng,

mục đích để tạo ra một mối quan hệ pháp lý và ràng buộc giữa các bên, và những

quy định này cũng được áp dụng cho hợp đồng điện tử Đạo luật giao dịch điện tử quy định rằng các bên tham gia hợp đồng có thể loại trừ việc sử dụng hồ sơ điện tử, giao tiếp điện tử hoặc chữ ký điện tử trong bất kỳ hợp đồng nào theo thỏa thuận và các bên có thé đặt ra các yêu cầu bồ sung đối với hình thức của hợp đồng hoặc

Trang 36

giao dịch theo thỏa thuận Luật GDDT 2010 của Singapore quy định: “Thdéng điệp

dit liệu an toàn được xác định là an toàn nếu được áp dụng một quy trình chỉ định hoặc thủ tục an toàn hợp lý, áp dụng đúng cách xác mình để đảm bảo rằng thông điệp dit liệu không bị thay đổi so với một mốc thời điểm cụ thé’.O Singapore, hợp đồng giữa hệ thống tin nhắn tự động và cá nhân, tổ chức hoặc giữa hai hệ thống tin nhắn tự động bất kỳ được coi là có giá trị pháp lý.

Về chữ ký điện tử, ETA 2010 của Singapore công nhận việc sử dụng chữ ký điện tử và chữ ký số Sử dụng chữ ký điện tử là một cách thức xác nhận được cung cấp ở định dạng điện tử mà các bên chủ thể có thé sử dụng dé chứng minh sự chấp nhận của các bên Chữ ký điện tử có thé ở dạng nhấp vào nút chấp nhận trên trang web nơi người dùng chấp nhận các điều khoản và điều kiện, bản fax hoặc quét chữ ký thực, ký vào màn hình cảm ứng hoặc đồng ý với bất kỳ điều khoản và điều kiện

nao bằng phương tiện giao tiếp điện tử như e-mail.

Chữ ký số là một loại chữ ký điện tử có thêm một lớp bảo mật bổ sung bằng

cách sử dụng một hệ thống mật mã không đối xứng và một hàm băm Chữ ký số

được cấp cùng với Chứng chỉ chữ ký số (DSC) có chứa thông tin chi tiết về danh tính của người dùng Điều này bao gồm tên, địa chỉ, email, ngày cấp chứng chỉ, tên cơ quan cấp chứng chỉ Các doanh nghiệp sử dụng chữ ký số khi giao dịch với các

cơ quan chính phủ, chăng hạn như khai thuế, nộp biéu mẫu với Cơ quan quản ly doanh nghiệp và kế toán (ACRA) Giám đốc của các công ty đã đăng ký tại Singapore có thể thông qua nghị quyết của công ty được thông qua tại cuộc họp

Hội đồng quản trị bằng cách gắn chữ ký số của họ vào nghị quyết đó Chữ ký số

hiển thị ngày ký và đặc biệt thuận tiện trong trường hợp công ty lưu giữ tất cả các

hồ sơ của mình dưới dạng điện tử.

Pháp luật Singapore hiện nay còn thiếu vắng các quy định về hợp đồng thông

minh Singapore mặc dù đang tiếp nhận rất nhiều những dự án startup liên quan đến Blockchain hay Hợp đồng thông minh, họ cũng chưa thể đưa ra được một văn

Trang 37

bản quy phạm pháp luật đặc thù, nhưng có thé thay một trong động thái tích cực nhất cho việc này đó là việc Chính phủ Singapore đã chủ động tiến hành cơ chế thử

nghiệm khung pháp lý với những điều kiện và tiêu chuẩn rat rõ ràng.” Điều này

giúp bộc lộ các điểm yếu của khung pháp lý trong thời gian thử nghiệm Như vậy, Chính phủ có thể nhìn nhận những điểm cần khắc phục trước khi cho ra một Đạo

luật chính thức.

1.3.2 Một số nước thuộc hệ thống Civil Law

Khi nhắc đến đại diện cho các nước thuộc hệ thống Civil Law, một cai tên tiêu biểu không thé không nhắc tới đó là Đức Pháp luật của Đức có từ rất lâu đời

và ảnh hưởng lớn đến pháp luật của một số quốc gia trên thế giới Bên cạnh Đức,

Nhật Bản cũng là một quốc gia thuộc hệ thống Civil Law Nhật Bản là một cường quốc về kinh tế ở Châu Á, có vị trí địa lý gần với Việt Nam Vì vậy, nhóm đã lựa

chọn tìm hiểu pháp luật về Hợp đồng điện tử của Đức va Nhật Bản dé từ đó rút ra

những kinh nghiệm cho Việt Nam.a Đức

Năm 2001, pháp luật Đức đã chính thức và hợp pháp chấp nhận chữ ký điện tử bằng Luật Chữ ký của Đức Là một gã khổng lồ, một cường quốc về kinh tế, Đức đã hợp pháp hóa việc sử dụng chữ ký điện tử từ rất sớm, quốc gia này là một trong những quốc gia đi đầu trong việc số hóa các quy trình và thiết lập nền kinh tế

không giấy tờ.

Về hiệu lực của hợp đồng điện tv, hiệu lực của hợp đồng điện tử dựa trên các nguyên tắc tương tự như các nguyên tắc áp dụng cho hiệu lực của hợp đồng nói

chung Hợp đồng được hình thành khi một bên đưa ra đề nghị và một bên khác

chấp nhận đề nghị này (từ mục 145 Bộ luật Dân sự Đức) Các bên cần thống nhất

những nội dung chủ yếu của hợp đồng Ngoài ra, các quy tắc chung liên quan đến

” T6 Minh Phương (2020), Pháp luật điều chỉnh hợp đồng thông minh (smart contract) trên thé giới và kinh nghiệm

cho Việt Nam : dé tai sinh viên nghiên cứu khoa học, Trường Dai học Luật Ha Nội; ThS Ha Thi Phuong Trà hướngdẫn, tr.40, 41

Trang 38

các điều khoản bị cam cũng được áp dụng (ví dụ: cắm các giao dich hợp pháp trái với chính sách công theo Mục 138 của Bộ luật Dân sự hoặc các quy tắc về điều khoản thương mại và tiêu dùng không công bằng theo Mục 305).

Vẻ hình thức, tại mục 125 và 126 Bộ luật dân sự Đức quy định rất cụ thể về hình thức của một giao dịch nói chung phải tuân thủ, kê cả giao dịch điện tử, nếu

không tuân thủ theo hình thức này, giao dịch sẽ bị coi là vô hiệu Đức công nhận

hình thức điện tử của một hợp đồng tại mục 126 (3) như sau: “Hình thức văn bản có thê thay bằng dạng điện tử, trừ khi pháp luật có những yêu cầu khác”.

Vẻ chữ ký, trong một hợp đồng, mỗi bên chủ thể phải cung cấp một chữ ký trên cùng một tài liệu.” Có thé kết hợp giữa chữ ký điện tử và chữ ký truyền thống, có nghĩa là một bên chủ thé có thé ký bang chữ ký điện tử, bên còn lại ký băng chữ ký “tươi” Chữ ký điện tử đáp ứng đủ điều kiện được quy định trong Dịch vụ nhận

dạng điện tử và tin cậy cho các giao dịch điện tử trong Quy định thị trường nội bộ

(910/2014/EU, Quy định eIDAS) va Đạo luật về nhà cung cấp dịch vụ tin cậy của Đức Chữ ký điện tử được chia thành ba loại: đơn giản, cao cấp và đảm bảo (SES,

QES, AES).

- Chữ ký Đơn giản: Đối với chữ ký điện tử cấp độ cơ bản, khách hàng có thể quét (scan) chữ ký tay của mình lên văn bản hoặc tích chọn vào ô xác nhận đồng ý Tuy nhiên chữ ký điện tử cấp độ này không chứng minh được thông điệp dit liệu sau khi ký có bị thay đổi, chỉnh sửa hay không va không xác minh được định danh

người ký Dé có thé sử dụng loại chữ ky nay trong ký kết giao dịch dân sự, công ty cung cấp dịch vụ cần kết hợp thêm nhiều thông tin nữa như thiết bị di động, OTP

của khách hàng trong thời điểm ký.

- Chữ ký Cao cấp: là chữ ký điện tử duy nhất gắn liền với người ký tại thời điểm ký, có khả năng định danh người ký và phát hiện được các thay đổi đối với

thông điệp dữ liệu sau khi ký Chữ ký điện tử loại này là chữ ký số.

” Mục 126a (2) Luật Dân sự Đức

Trang 39

- Chữ ký Đảm bảo: là chữ ký điện tử đảm bảo (chữ ký số) được chứng thực bởi tổ chức được cấp phép đủ điều kiện chứng thực.

Tuy nhiên, không phải hợp đồng nào cũng có thê sử dụng chữ ký điện tử, luật

Đức vẫn quy định một số trường hợp chỉ được dùng chữ ký viết tay, ví dụ như: Hợp đồng hôn nhân, Mua bán hoặc chuyên nhượng tài sản, Di chúc hoặc Thỏa

thuận thừa kế, Thông báo cham dứt hợp đồng.”

Tại Đức chưa có các quy định pháp luật riêng về Hợp đồng thông minh, không có luật pháp hoặc khuôn khổ quy định cụ thé nào liên quan đến việc sử dụng

các công nghệ Blockchain Tuy nhiên vào tháng 9 năm 2019, chính phủ Duc đã

phát triển và xuất bản chiến lược Blockchain Mục đích của chính phủ là xây dựng khuôn khổ pháp lý theo những tinh năng mà Blockchain cung cấp Dé đạt được mục tiêu này, chính phủ tuyên bố răng họ sẽ tìm cách đảm bảo đưa ra những quy

định đối với hợp đồng thông minh nói riêng và các lĩnh vực khác trên nền tảng

Blockchain nói chung vẫn tương thích với pháp luật hiện hành và ngăn chặn được

việc lạm dụng Blockchain.

b Nhật Bản

Theo pháp luật Nhật Bản, hợp đồng sẽ có hiệu lực khi các bên thỏa thuận đạt

được thỏa thuận với nhau, thỏa thuận đó có thé được thé hiện bằng lời nói, hợp

đồng trên giấy, hợp đồng điện tử Như vậy, hợp đồng điện tử được công nhận tại

Nhật Bản chỉ trừ một số trường hợp hợp đồng có quy định cụ thể về hình thức theo

quy định của Bộ Luật Dân sự Nhật Bản.

Về chữ ký điện tử, tại Nhật Bản, luật chính điều chỉnh chữ ký điện tử là Đạo luật về Kinh doanh Chứng nhận và Chữ ký Điện tử Tại Điều 2 Đạo luật này quy

định: Một chữ ký điện tử gắn lên tài liệu điện tử để đáp ứng đủ hai tiêu chí như:

một là, chữ ký điện tử phải được một người gắn lên hợp đồng điện tử để chứng

°° Electronic Signature in Germany, https://pdf.co/blog/electronic-signature-in-germany

Trang 40

minh hợp đồng đó được tạo ra bởi người đã ky; hai là, có thé xác minh rằng nội dung của hợp đồng điện tử không bi sửa đổi sau khi chữ ký điện tử đó được gắn

lên hợp đồng Chữ ký điện tử chỉ có thê được thực hiện bởi người ký thông qua các

mã và thuộc tính cần thiết để gắn chữ ký điện tử Đạo luật này không quy định chi tiết các yêu cầu về mã hóa chữ ký điện tử dé cho phép về mặt linh hoạt trong phát

triển công nghệ.”” Pháp luật Nhật Bản cũng đưa ra các quy định về chữ ký điện tử

đối với pháp nhân Pháp nhân cần đăng ky chữ ký điện tử với cơ quan có tham quyền dưới dạng chữ ký điện tử LAB, sau đó, pháp nhân sẽ được cấp một giấy

chứng nhận trong đó phòng pháp lý xác nhận sự tồn tại của công ty đó, quyền hạn

của người đại diện của công ty đó và tính xác thực của chữ ký điện tử LAB của

giám đốc đại diện đó Pháp nhân thực hiện một hợp đồng điện tử cụ thể bằng cách gan chữ ký điện tử LAB và chuyển chứng chỉ điện tử đó cho bên chủ thé còn của hợp dong điện tử.

Ở Nhật Bản, có một số trường hợp sử dụng thường yêu cầu chữ ký “tươi”

truyền thong Chữ ký điện tử hoặc văn bản thường không thê được sử dụng cho các

văn bản hoặc thỏa thuận yêu cầu công chứng hoặc chữ ký viết tay Ví dụ: Chứng thư công chứng bao gồm di chúc có công chứng, hợp đồng giám hộ tự nguyện và

thỏa thuận thành lập sở hữu, thuê đất có thời hạn cho mục đích kinh doanh bắt

buộc phải là chứng thư công chứng theo luật pháp Nhật Bản Vì việc công chứng

phải bằng văn bản giấy nên không sử dụng được chữ ký điện tử Ngoài ra, các tài liệu bắt buộc phải bang văn bản giấy như: hợp đồng thuê đất, thuê nhà có thời hạn,

hợp đồng môi giới liên quan đến việc mua bất động sản, “bản tuyên bố công khai

các vân đê quan trọng” đôi với các giao dịch bât động sản và di chúc (băng ảnh ba

*° Kenji Miyagawa, Ryosuke Mochizuki (2020), Japanese Law Issues Relating to Econtracts and Esignatures

-Increased Use of E-signatures Due to Rise in Working from Home.

Ngày đăng: 31/03/2024, 03:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN