1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Tính tích cực học tập của sinh viên

143 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 67,82 MB

Nội dung

Trang 1

BAN CHAP HANH TP HO CHÍ MINH

CONG TRINH DU THI

GIẢI THUONG SINH VIÊN NGHIÊN CUU KHOA HỌC EUREKA LAN THU 22 NĂM 2020

TEN CONG TRINH:

TINH TICH CUC HOC TAP CUA SINH VIEN

LINH VUC NGHIEN CUU: GIAO DUC

CHUYEN NGANH: TAM LY GIAO DUC

Mã sô công trình:

Trang 2

TÓM TẮT ĐÈ TÀI -2 |

I PHẢN MỞ ĐÂU c2 2722222201 11111 11111 111111 ớt 2 H PHẢN NỘI DUNG " = 10 Chuong 1 CO SO LY LUAN VE TINH TICH 1 CỰC H HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN L L2 TH ST HH TT HH TT TH TT TH TT nh TT ng này 101.1 Tính tich CỰC - 2202020202020 1n nh nh nh rxy 101.2 Hoạt động học tẬP -ccQQQn SE n nh khe 131.3 Hoạt động học tập của sinh viÊn cc c2 151.4 Tính tích cực học tập của sinh viÊn -. - 19

1.5 Các yếu tô anh hưởng đến tính tích cực học tập cua sinh viên 21

Tiểu kết chương Ì - c7 11211221112 1111 211111151111 111 211k n 23 Chương 2 TO CHỨC VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU TINH TÍCH CUC HỌC TAP CUA SINH VIÊN -.c c2 Sài 24 2.1 Tổ chức nghiên cứu -‹ - c1 2221122111221 11 1211151111 x8 24 2.2 Phương pháp nghiên cứỨu -.-. cc<<ccccccss s2 28 Tiểu kết chương 2 c C12120 1112 2111121111 11111 111112111 511k ng 36 Chương 3 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU THỰC TIÊN TÍNH TÍCH CỰC HỌC TAP CUA SINH VIÊN QC 2n 2S nen 37 3.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên về tam quan trọng của hoạt động học tập và tính tích cực học tập của sinh viên - - 37

3.2 Đánh giá chung thực trạng tính tích cực học tập của sinh viên 39

3.3 Biểu hiện cụ thể tính tích cực tham gia trong các khâu học tập của sinh vién 44

3.4 So sánh tính tích cực học tập của sinh viên theo các biến độc lập 60

3.5 Thực trạng một sỐ yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên 62 Tiểu kết chương 3 -c C10100 11122 1111211111111 11 21111 E11 1x na 69 II KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ Q2 SE SE 12133233 rem 71 1 KẾT luận St St 111111 115151511111115551511111111111111 1111111111151 E111 ceE 71 2 Kiến nghị ¿- + 2 2E SE EE219E1211211215215111111111111111111111111 1111 đã DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 3

Đặc điểm khách thé nghiên cứu -. - c5:

Tổng hợp mức độ tích cực trong hoạt động học tập của sinh viên

Sự chủ động trong việc tự học của sinh viên

Sự hứng thú trong việc tự học của sinh viên

Sự sáng tạo trong việc tự học của sinh viên

Sự nỗ lực vượt khó trong việc tự học của sinh viên

Sự chủ động trong việc học trên lớp của sinh viên

Sự hứng thú trong việc học trên lớp của sinh viên

Sự sáng tạo trong việc học trên lớp của sinh viên

Sự no lực vượt khó trong việc học trên lớp của sinh viên

: Sự chủ động trong giờ thảo luận của sinh viên

Sự hứng thú trong giờ thảo luận cua sinh viên

Sự sáng tạo trong giờ thảo luận cua sinh viên

Sự nỗ lực vượt khó trong giờ thảo luận của sinh viên

Sự chủ động trong làm việc nhóm của sinh viên

Sự hứng thú trong làm việc nhóm của sinh viên

Sự sáng tạo trong làm việc nhóm của sinh viên

Sự nỗ lực vượt khó trong làm việc nhóm của sinh viên

So sánh tính tích cực trong học tập của sinh viên theo các biên sôsinh VIÊN -cc-ccccc CQQ 2 2 0 0 g9 20g ng ng E n n ng n kg key

Trang 4

Biểu đồ 3.1: Đánh gia của sinh viên về tam quan trọng của hoạt động học tập 37 Biểu đồ 3.2: Đánh giá của sinh viên về mức độ cần thiết của tính tích cực trong học tẬP -ccQQ ĐH ng ng HT nh nh nh nu 38 Biểu đồ 3.3: Tổng hợp mức độ tích cực trong hoạt động học tập của sinh

viên thê hiện qua bốn mẶt c 2c C22202 2 0020011121111 1 111 x1 ng rrsrey 40 Biểu đồ 3.4: Tổng hợp mức độ tích cực trong các khâu hoạt động học tập của sinh viên

Sơ đồ 3.1: Mối tương quan giữa bốn khía cạnh biểu hiện tính tích cực hoc

tập của sinh vVIÊNn - c2 ne enn SH en EEE enna ky 42 Sơ đồ 3.2: Mối tương quan giữa bốn khâu trong hoạt động học tập của sinh viên 43

Trang 5

DTB Diém trung binh DLC Độ lệch chuẩn NXB Nhà xuất bản TB Trung bình

Trang 6

TOM TAT DE TAI

Hoạt động hoc tập luôn được xem là ưu tiên hang đầu của sinh viên Khi tích cực học tập, sinh viên sẽ chủ động, sáng tạo, mở rộng kiến thức chuyên môn, từ đó nâng cao

chất lượng đào tạo, khẳng định uy tín của mỗi nhà trường trong xã hội.

Thực tế cho thay một số sinh viên chưa nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của việc học, khả năng ứng dụng kiến thức còn hạn chế Tuy nhiên tới nay vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về tính tích cực học tập của sinh viên trên bình diện Tâm lí học.

Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau Kết quả cho thấy, nhìn chung sinh viên được khảo sát đánh giá cao tầm quan trọng của học tập và nhận thức đầy đủ vai trò của tính tích cực học tập.

Mức độ tích cực học tập ở sinh viên biểu hiện ở mức trung bình Trong đó, sinh

viên thê hiện sự chủ động trong học tập cao nhất, tiếp theo là sự nỗ lực vượt khó, sự

sang tạo va cudi cùng là sự hứng thu Còn ở bốn khâu học tap, sinh viên tích cực nhất ở khâu làm việc nhóm, sau đó là khâu tự học, học trên lớp và khâu ít tích cực nhất là thảo luận Trên bình diện so sánh theo giới, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Theo điểm trung bình, sinh viên có kết quả học tập càng cao thì tính tích cực học tập càng cao Theo trường, tính tích cực học tập của sinh viên Đại học Luật Hà Nội ở mức khá, còn Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Kinh tế Quốc dân là trung bình.

Tất cả các yêu tổ chủ quan và khách quan đều ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên Qua so sánh cho thấy, yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnh hơn Ảnh hưởng của sự kết hợp tat cả các yêu tố chủ quan và khách quan cho thấy tính tích cực học tập của của sinh viên biến đổi một cách mạnh mẽ hơn so với ảnh hưởng của từng yếu tố riêng lẻ.

Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng hiện nay Là sinh viên, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề này bởi tính tích cực học tập vô cùng quan trọng trong quá trình học tập và cả sau khi ra trường Vì vậy chúng tôi nghiên cứu “Tính tích cực học tập của sinh viên” và nhân mạnh tầm quan trọng của van dé này, bên cạnh việc tìm hiểu mức độ biéu hiện của các khía cạnh trong từng khâu học tập, cũng như các yếu tô ảnh hưởng dé đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên.

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động học tập luôn được xem là nhiệm vụ chính, vô cùng quan trọng và là ưu tiên hàng đầu của sinh viên Mỗi sinh viên cần ý thức nâng cao năng lực và chất

lượng trong hoạt động học tập Vậy, làm thế nào dé có thé nâng cao năng lực và chất

lượng học tập? Điều đó phụ thuộc vào phần lớn và trước hết ở tính tích cực học tập của sinh viên Khi tích cực học tập, sinh viên sẽ có khả năng làm việc độc lập, chủ động, sáng tạo, có điều kiện nâng cao và mở rộng những kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực mình đang trực tiếp theo học Đồng thời, tính tích cực học tập giúp hình thành 6 họ phẩm

chất, năng lực của một sinh viên, mà qua đó họ có thê trau đồi bản thân và tự khang dinh

minh Không chi vậy, tính tích cực học tập cua sinh viên còn tạo ra sự lây lan tâm lí tích

cực cho bạn bè đồng môn, từ đó nâng cao chất lượng đảo tạo, tạo nên nguồn lao động

chất lượng cao cho tương lai và góp phần quan trọng dé khang định uy tín của mỗi nhà trường trong xã hội.

Hoạt động học tập dần có nhiều đổi mới, mang lại hiệu quả thiết thực đối với sự nghiệp đào tạo và phục vụ có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua những cuộc thi học thuật, các đề tài nghiên cứu khoa học Điều đó đã không ngừng củng cô và nâng cao vị thế của các cơ sở dao tạo trên cả nước Trong thực tiễn hiện nay, việc học là nhiệm vụ thường xuyên của sinh viên Điều này nhắn mạnh rằng bản thân họ mới chính là người nghiên cứu và giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục để phát triển đất nước Đó là lý do chính đòi hỏi sinh viên phải tích cực học tap, đôi mới và lam da dạng nhiều hình thức học tập.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, một bộ phận sinh viên vẫn còn chưa nhận thức sâu

sắc về mục đích và ý nghĩa của việc học, còn có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, chưa thực sự đam mê, chủ động, sáng tạo trong học tập Ý thức học tập chưa cao cùng với khả năng ứng dụng kiến thức còn thấp, việc xã hội hóa các kiến thức được học cũng còn

nhiều hạn chế dẫn đến kết quả học tập chưa thực sự tốt Vì vậy dé nang cao chat lượng

học tập, cần tìm hiểu các biểu hiện tính tích cực trong học tập của sinh viên, cũng như những yếu tô ảnh hưởng đến tính tích cực ấy, từ đó tìm ra các giải pháp hữu hiệu thúc đây tính tích cực trong học tập của sinh viên.

Trang 8

Mặc dù việc nghiên cứu về tính tích cực học tập của sinh viên là việc làm cần thiết và vô cùng ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay nhưng tới nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về tính tích cực học tập của sinh viên trên bình diện tâm lí học Công trình khai thác những van đề tính tích cực học tập trên nhiều khía cạnh, nhiều khâu học tập, đồng thời đưa ra so sánh và phân tích những yếu tố ảnh hưởng dé nổi bật lên tính mới, tính sáng tao của dé tài mà chưa có công trình nào từng nghiên cứu Bên cạnh đó, công trình dựa trên bình diện tâm lí học đề phát triển hướng di cho đề tài được toàn diện, logic và mang tính khoa học cao, song song với đó là tăng cao khả năng ứng dụng

thực tiễn.

Với những lí do nêu trên và đánh giá trên phương diện tính khoa học, tính sáng tao, tính mới trong chuyên ngành của dé tai, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tai “Tinh tich cực học tập của sinh viên” Việc nghiên cứu đề tài này là một yêu cầu cấp bách và cần thiệt, không chỉ có ý nghĩa vê mặt lý luận mà còn có ý nghĩa vê mặt thực tiên.

2 Tình hình nghiên cứu tính tích cực và tính tích cực học tập của sinh viên

2.1 Tình hình nghiên cứu tính tích cực và tính tích cực học tập của sinh viên ở nước ngoài

Nghiên cứu vé tính tích cực nói chung va tính tích cực học tap nói riêng được ratnhiêu tác gia ở nước ngoài quan tâm Dưới đây chúng tôi chi xin trình bày khái quát mộtsô công trình nghiên cứu có liên quan đên đê tài:

Trên cơ sở nghiên cứu tính tích cực, tác giả V Okôn cho răng tính tích cực làviệc chủ thê ý thức được mục đích hành động, mong muôn hành động được nảy sinh một cách chủ định và gây nên nhũng biểu hiện bên ngoài hoặc bên trong của hoạt động [17] Tác giả E.F Zeer coi tính tích cực nghề nghiệp điển hình là mức độ hiện thực hóa

hoạt động chủ đạo, thể hiện qua lòng nhiệt huyết nghề nghiệp, sự sáng tạo, chủ động,

sẵn sàng nâng cao trình độ tay nghề, chấp nhận rủi ro và luôn có khuynh hướng đổi mới

[dẫn theo 12, tr.5].

Công trình nghiên cứu của các tác gia G.I Sukina, R.A Nizamov thì đã chi ra bản chất tính tích cực nhận thức, mối quan hệ giữa tính tích cực và tính độc lập nhận thức, phân loại tính tích cực nhận thức [1].

Trang 9

Các tác giả L.X Vưgôtxki, X.L Rubinstein, A.N Leonchiep đưa ra quan điểm: Hoạt động học tập là hoạt động tích cực Chỉ trong hoạt động thì tính tích cực cũng như tâm lí, ý thức của con người mới bộc lộ, nảy sinh, hình thành và phát triển [13].

Tác gia Carrol E Jzard đã nghiên cứu về hệ thống thái độ con người va coi đó là thành phần không thê thiếu của tính tích cực của con người, bởi “những cảm xúc tạo nên hệ thống động cơ chính của con người” Tác giả chỉ ra sự ảnh hưởng chi phối của xúc cảm với ý thức, mức độ phát triển tích cực Tác giả còn phân tích khá sâu sắc thành phần tâm lí quan trọng của tính tích cực của con người, được biểu hiện từ mức độ thấp là “tò mò” và mức độ cao là “khao khát nghiên cứu” [2].

Tác giả V.A Gaivoroniuk chỉ ra răng, tính tích cực không chỉ hướng tới tăng năng xuất lao động, mà còn là xu hướng đổi mới, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện

các công cụ lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ [dẫn theo 10, tr.33].

Tác giả E.A Klimov cho rằng, “tích cực lao động” liên quan chặt chẽ với các quá trình trí tuệ, tư duy Con người có khả năng hoạt động tích cực, tìm tòi và sáng tạo trong tự nhiên và xã hội sẽ theo đuôi các mục đích xã hội quan trọng Tính tích cực và đặc trưng của nó thuộc các điều kiện tâm lý chủ quan [dẫn theo 12, tr.4]

Theo tác giả I.V Korolôv thì tính tích cực lao động là hình thức tương tác của các chủ thê quan hệ lao động trong môi trường làm việc, ở đó có sự nỗ lực hợp lý của cá nhân là do sự tự do, sáng tạo, ý thức, tính chủ thể, sự tận tâm nhằm thoả mãn nhu cầu

của họ [dẫn theo 12, tr.4].

Có thê thây, tính tích cực học tập nói chung và tính tích cực học tập của sinh viênnói riêng còn chưa được dé cập một cách sâu sac Chủ yêu các công trình nghiên cứu ởnước ngoài mới chỉ tập trung vào nghiên cứu các thành phân của tính tích cực và sự hìnhthành tính tích cực.

2.2 Tình hình nghiên cứu tính tích cực và tính tích cực học tập của sinh viên 6 trong nước Vấn đề tính tích cực nói chung và tính tích cực học tập nói riêng ở Việt Nam cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu:

Hai tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc trên cơ sở nghiên cứu thái độ học tập của học sinh, cho rằng tính tích cực học tập của học sinh là thành phần không thể thiếu, bởi khi học sinh có thái độ học tập đúng đắn thì các em mới tích cực tìm ra các

Trang 10

cách thức tối ưu dé lĩnh hội tri thức, từ đó mới chuyền thành tâm lí, ý thức của bản thân một cách có hiệu quả [16].

Các tác giả Nguyễn Quang Uan, Nguyễn Kế Hòa, Pham Minh Hạc, Trần Trọng

Thủy đồng quan điểm rằng, tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách, được biểu

hiện trước tiên ở việc xác định một cách tự giác mục đích hoạt động, tiếp đó là sự chủ động tự giác thực hiện các hoạt động, giao tiếp nhằm hiện thực hóa mục đích, ở đây là bộc lộ khả năng tự điều chỉnh và chịu sự điều chỉnh của xã hội Đó cũng là biểu hiện tính tích cực của nhân cách Các tác giả cũng khẳng định nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực Tính tích cực của nhân cách được biểu hiện rõ trong quá trình thỏa mãn các nhu cau [5], [6], [21], [22].

Theo nghiên cứu cua tac gia Dang Vũ Hoạt, tinh tích cực nhận thức biểu hiện ở

chỗ huy động mức độ cao các chức năng tâm lí, đặc biệt chức năng tư duy Trong đó sự

kết hợp thống nhất giữa các yếu tố tâm lí nhận thức với các yếu tô tình cảm, ý chí càng linh hoạt bao nhiêu thì ở người học tính tích cực càng cao bấy nhiêu [14].

Trên cơ sở phân tích đặc điểm tâm lí hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học

của cán bộ giảng dạy đại học và đặc điểm nhân cách, hai tác giả Nguyễn Thạc và Phạm

Thành Nghị đã khang định: Thái độ cảm xúc của con người đối với nghề nghiệp có một sức mạnh quan trọng Đặc biệt trong hoạt động sư phạm, con người càng tìm thấy sự hấp dẫn thì càng giải quyết các nhiệm vụ sư phạm có kết quả và thái độ của họ đối với hoạt động càng thích thú, sâu sắc và ngược lại Tính có mục đích rõ rệt là tham số được vạch ra trên cơ sở thái độ tìm tòi của người giảng viên đối với những khả năng hoàn thiện tay nghề sư phạm, lòng yêu nghé, yêu người, hứng thú với bộ môn mình giảng day [19, tr 136].

Tác giả Nguyễn Thị Tình cho rằng tính tích cực giảng dạy của giảng viên biểu hiện ở ba mặt: Nhận thức, thái độ và hành động, đồng thời chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực này [18].

Bàn về tính tích cực làm việc của người lao động, tác giả Lê Minh Loan cho rằng tính tích cực làm việc là ý thức tự giác của người lao động thê hiện sự chủ động, hứng thú, sáng tạo và nỗ lực vượt khó khăn trở ngại nhằm thực hiện một cách có hiệu quả công việc [10, tr.35].

Trang 11

Tác giả Đặng Thanh Nga cho răng tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảng viên là ý thức tự giác của giảng viên thể hiện sự chủ động, hứng thú, sáng tạo và nỗ lực vượt khó khăn nhằm thực hiện một cách có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học [12].

So sánh những công trình nghiên cứu trên với các công trình nghiên cứu ở nướcngoài cho thây, các công trình nghiên cứu ở trong nước cũng chủ yêu nghiên cứu cácthành phân của tính tích cực và sự hình thành tính tích cực, còn tính tích cực học tập nóichung và tích cực học tập của sinh viên nói riêng còn chưa được đê cập, quan tâm.

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước chủ yếu nghiên cứu tính tích cực và sự hình thành tính tích cực, mà chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện tính tích cực học tập của sinh viên với các biéu hiện của nó Trong khi đó, việc đi sâu tìm hiểu thực trạng tính tích cực học tập của sinh viên cùng những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực trong việc đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính tích cực học tập ở sinh viên.

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, làm rõ thực trạng tính tích cực học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực này, đề xuất các kiến nghị thúc đây tính tích cực trong học tập của sinh viên, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên.

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Mức độ biểu hiện tính tích cực học tập của sinh viên 4.2 Khách thé nghiên cứu

Tổng số khách thê tham gia nghiên cứu là 416 sinh viên của các trường đại học: Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Trong đó có: 75 sinh viên tham gia điều tra thử, 325 sinh viên tham gia điều tra chính thức và 16 sinh viên tham gia phỏng van.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thông hóa các vân đê lí luận cơ bản vê tính tích cực hoc tập cua sinh viêncác trường đại học, từ đó làm cơ sở lí luận của đê tài như: Các khái niệm tính tích cực,hoạt động học tập, tính tích cực học tập, sinh viên, hoạt động học tập của sinh viên, tính

Trang 12

tích cực học tập của sinh viên; các biểu hiện tính tích cực học tập của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên.

- Khảo sát thực trạng tính tích cực học tập của sinh viên, cũng như thực trạng các yếu tô ảnh hưởng đến tích cực học tập của họ.

- Đề xuất các kiến nghị dé nâng cao tinh tích cực học tập cua sinh viên 6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Tính tích cực học tập là một phạm trù rất rộng trong tâm lý học hoạt động và tâm lý học dạy học Tuy nhiên, đề tài tập trung nghiên cứu biểu hiện tính tích cực của sinh viên ở bốn khía cạnh: sự chủ động, sự hứng thú, sự sáng tạo và nỗ lực vượt khó khăn diễn ra trên bốn khâu hoạt động học tập: tự học, học tập trên lớp, thảo luận và làm việc nhóm 6.2 Giới hạn khách thể nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên sinh viên chính quy ở bậc đại học, không nghiên cứu trên sinh viên ở các hệ đào tạo khác trực thuộc các trường đại học.

6.3 Gidi hạn địa bàn nghiên cứu

Đề tài tiến hành khảo sát trên sinh viên thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của Tâm lý học sau đây:

- Nguyên tắc tiếp cận hệ thong: Các sự vật hiện tượng ton tại trong thế giới khách quan đều có sự tương tác, liên hệ chặt chẽ với nhau Do đó, khi nghiên cứu tính tích cực học tập của sinh viên, cần quan tâm, xem xét mỗi quan hệ nhiều mặt: Mối tương quan

của các biéu hiện tính tích cực học tập, mỗi tương quan của tính tích cực học tập với các

yêu tô chủ quan và khách quan.

Trang 13

- Nguyên tắc tiếp cận da ngành: Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận của tâm lí học đại cương, tâm lí học nhân cách, tâm lí học xã hội, tâm lí học sư phạm đại học, xãhội học.

- Nguyên tắc hoạt động: Xuất phát từ quan điểm chung của tâm lí học đã khắng định: Tâm lí, ý thức của con người được hình thành và phát triển trong hoạt động và băng hoạt động — đó là những hoạt động có ý thức Tính tích cực hoạt động là sự tự ý thức dé làm chủ các hoạt động với tính chủ động, sự hứng thú, sáng tạo và nỗ lực vượt khó khăn nhằm dat được mục dich của hoạt động Do đó, chúng tôi nghiên cứu tính tích cực học tập của sinh viên trên bốn khía cạnh: sự chủ động, sự hứng thú, sự sáng tạo và

sự nỗ lực vượt khó.

- Nguyên tắc tiếp cận phát triển: Tính tích cực là một trong những thuộc tính tâm lí nhân cách không phải bat biến mà có thê hình thành, phát triển và thay đồi.

7.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu bằng văn bản, tài liệu;

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp điều tra băng bảng hỏi; + Phương pháp phỏng vấn sâu;

+ Phương pháp quan sat;

+ Phương pháp thống kê toán học (số liệu điều tra được xử lí theo chương trình SPSS 25.0 phần mềm chuyên dụng, xử lí phân tích số liệu thống kê dành cho khoa học xã hội).

8 Đóng góp của đề tài 8.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của dé tai góp phần bổ sung và làm phong phú một số van đề lý luận về tính tích cực học tập của sinh viên Cụ thể, đề tài đã xây dựng khái niệm tính tích cực học tập của sinh viên; phân tích các mặt biéu hiện trong từng khâu học tập, so sánh theo các biến độc lập và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên.

Trang 14

Kết quả nghiên cứu của dé tài đã góp phan làm sáng tỏ thực trạng mức độ biểu hiện tính tích cực học tập của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực này Kết quả đó là cơ sở dé các nhà trường tham khảo trong quá trình xây dung chương trình, nội dung đào tạo phù hợp, cũng như có cách thức tô chức, quan lí đào tạo phù hợp dé nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên.

Bên cạnh đó, kêt quả nghiên cứu của dé tài có thê làm tài liệu cho sinh viên tựrèn luyện, nâng cao tính tích cực học tập của mình.

Trang 15

Các nhà sinh học đã nghiên cứu và giải thích khác nhau về bản chất sinh lý của tính tích cực Chang han, tác giả LP Paplop cho rằng cơ sở sinh lý thần kinh của tính tích cực chính là hoạt động của vỏ bán cầu đại não và hệ thống tín hiệu thứ hai Đó chính là thứ làm nên sự khác biệt giữa con người và con vật Trong khi con vật chỉ hoạt động một cách bắt chước thì con người hành động một cách chủ động, có tính tích cực [dẫn theo 10, tr 16] Theo tác giả LM Xêtrênôp hoạt động là phản ứng của hoàn cảnh bên trong và bên ngoài của cuộc sống con người Nguyên nhân đầu tiên của mọi hành động của con người vốn nằm ở bên ngoài nó, bởi ông đã theo quan điểm chủ đạo cho rằng tâm lý là cơ năng của cái phần nhỏ đặc biệt phức tạp của vật chất mà người ta gọi là bộ

não người [dẫn theo 10, tr 16].

Các nhà triết học cho rằng mỗi sự vật bao giờ cũng thể hiện tính tích cực của nó bởi vật chất luôn vận động và phát trién không ngừng Theo V.I Lénin, tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thé đối với khách thé và đối tượng sự vật xung quanh; là khả năng của mỗi người đối với việc tổ chức cuộc sông, điều chỉnh những nhu cầu, năng lực của họ thông qua các mối quan hệ xã hội Tính tích cực không chỉ là trạng thái tâm lý được huy động vào một thời điểm nhất định mà đó là thuộc tính chung cho tất cả các chức năng, khả năng và sức mạnh của cá nhân Tính tích cực được thể hiện ở việc con người chinh phục cải tạo thé giới cũng như chính bản thân mình và được thực hiện thông qua hoạt động sáng tạo — một loại hoạt động đặc biệt được thôi túc do tính tất yếu bên trong, do nhu cau, lợi ích của chủ thé Có thể nói tính tích cực là phẩm chất xã hội căn

bản của mỗi người [18, tr 26].

Các nhà tâm lý học thì giải thích tính tích cực là đặc điểm chung của các cơ thê

song Trong mỗi tương quan với hoạt động, tính tích cực đóng vai trò là điều kiện, động lực

Trang 16

của các quá trình hình thành, thực hiện va thay đổi về loại hình của hoạt động, nó là thuộc tính quan trọng của sự vận động nội sinh của hoạt động Tính tích cực được đặc trưng bởi sự chi phối mạnh mẽ của các hành động đang diễn ra, tính thù của những trạng thái bên trong của chủ thé ở thời điểm hành động, tính qui định của mục đích hiện hành động trong hiện tại, tính siêu hoàn cảnh (tức sự vượt qua các giới hạn của mục đích ban đầu) và tính bền vững tương đối của hành động trong sự tương quan với mục đích đã thông qua [3, tr 355]

Tính tích cực được các nhà tâm lý học đặc biệt chú ý và nghiên cứu theo các hướng lý thuyết chính như: phân tâm học, tâm lý học nhân văn, tâm lý học hành vi và tâm lý học hoạt động.

Lý thuyết phân tâm học (S Freud, K Horney, A Adler, E Erikson, E Fromm ) cho rằng ban năng, mà đặc biệt là ban năng tình dục (S Freud), những lo lang cơ ban (K Horney), “hướng tới yêu thương” (E Fromm), kích thích tính tích cực hoạt độngcủa con người [7], [25], [27], [26].

Lý thuyết của các nhà tâm lý học nhân văn (C Rogers, A Maslow) lại cho rằng mô hình tính tích cực được thê hiện trong quan hệ “nhu cầu — tính tích cực” Theo đó, nguồn góc tính tích cực của con người là mong muốn hiện thực hóa nhu cầu của mình

[7], [29], [28].

Lý thuyết tâm lý hoc hành vi (J Watson, B.F Skinner, A Bandura) cho rang cái thúc day tính tích cực hành động của con người là tính chất của kích thích Điều đó có thê được hiểu là khi tăng cường những hành vi củng cố tích cực như tăng giá trị, khen ngợi sau mỗi lần thực hiện hành vi sẽ giúp tăng tính tích cực của con người [10], [31], [30], [24].

Lý thuyết tâm ly hoc hoạt động cho răng tính tích cực gắn liền với hoạt động va hoàn cảnh bên ngoài, nó được thé hiện như động lực dé hình thành và hiện thực hóa hoạt động Các nhà tâm lý học hoạt động đã nghiên cứu và xem xét tính tích cực chủ yếu từ bốn góc độ: chức năng, vai trò của chủ thé đối với thé giới bên ngoài; tính tích cực gắn với hành động và được thể hiện ở các mức độ lĩnh hội; các dấu hiệu của tính tích cực; bốn chỉ số tính tích cực bao hàm và thê hiện [12, tr 1 1].

Các nhà tâm lý học Việt Nam (Lê Khanh, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quang Uan, Trần Quốc Thành ) đều thống nhất cho rằng, nhân cách là sản phâm của các quá trình tác

Trang 17

động qua lại giữa cá nhân và môi trường, tức nhân cách vừa là khách thể vừa là chủ thê, là một sản phẩm nhân cách điển hình của con người Tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách, được biéu hiện trước hết ở việc xác định tính tự giác thực hiện hoạt động, giao tiếp nhằm thực hiện hoá mục đích [22], [4] Tính tích cực của nhân cách được thê hiện ở những hoạt động đa dạng nhăm biến đồi, cải tạo thé giới xung quanh, cải tạo bản thân con người mình, cải tạo những đặc trưng tâm lý cua mình (hoạt động tự giáo duc) [4], [21].

Tác giả Nguyễn Thị Tình cho rằng, tính tích cực là ý thức tự giác của con người về mục đích của hoạt động, thé hiện ở lòng say mê đối với hoạt động; sự chủ động, sáng tạo và nỗ lực vượt mọi khó khăn trong hoạt động nhằm tô chức và thực hiện hoạt động có hiệu quả Tính tích cực được nảy sinh, hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạt động [18, tr 33].

Hai tác giả Lê Thị Minh Loan và Đặng Thanh Nga cho rằng tính tích cực gắn liền với ý thức tự giác của con người, thể hiện sự chủ động, hứng thú, sáng tạo và nỗ lực vượt khó khăn của con người trong các dạng hoạt động cụ thé dé đạt được mục đích [10, tr.25], [12, tr.12].

Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các quan điểm khác nhau về tính tích cực, chúng

tôi nhận thấy rằng, trong nội hàm khái niệm tính tích cực luôn tỒn tại sự tự giác, chủ

động, sự hứng thú, sáng tạo và nỗ lực vượt lên khó khăn dé đạt được mục đích hoạt động Và trong nghiên cứu này, tính tích cực được hiểu là ý thitc tw giác của của con người thể hiện ở sự chủ động, hứng thu, sang tao và nỗ lực vượt khó nhằm thực hiện một cách có hiệu quả hoạt động.

1.1.2 Vai tro của tính tích cực

Có thé nói, tính tích cực là một trong những phẩm chat cơ bản của nhân cách Một cá nhân chỉ được thừa nhận là một nhân cách khi cá nhân đó tích cực hoạt động, nhận thức, sáng tạo, cải tạo thế giới cũng như chính bản thân mình Tính tích cực của

nhân cách sẽ cho thay gia tri đích thực cua nhân cách ay, chức nang xã hội cũng như cốt

cách làm người của mỗi cá nhân [12, tr 12-13].

Tính tích cực có vai trò quan trọng trong những thành công mà chúng ta đạt được. Nó như một động lực thúc đây con người nỗ lực hành động vì mục tiêu của mình Đó cũng là nguôn gôc của sự sáng tạo, góp phân nâng cao năng suât, chât lượng và hiệu quả

Trang 18

của công việc Có thê nói, tính tích cực là yêu tô quyêt định trực tiêp đên hiệu quả và chất lượng mọi hoạt động của bản thân, giúp con người hướng tới sự thành công 1.2 Hoạt động học tập

1.2.1 Khái niệm hoạt dong học tập

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “hoạt động học tập” nhưng nhìn chung, có thê hiểu đây là một trong những hoạt động đặc thù của con người Thông qua đó, con người tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm Đó là một quá trình cân rât nhiêu sự cô găng và nô lực.

Trên thê giới có rat nhiêu quan diém khác nhau về khái niệm học tập.

Công trình nghiên cứu của các tác giả A.N Leonchev, P.la Ganperin và N.Ph.

Taludia chỉ ra hoạt động học tập xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ giảng dạy những

biểu hiện ở hình thành tâm lý bên ngoài và bên trong của hoạt động đó [20, tr.89] Trong nghiên cứu của mình, tác giả L.B Encônhin cho rằng học tập là việc lĩnh hội tri thức [20, tr 88].

Theo quan niệm của tác giả A.V Petrovxki thì học tập là vấn đề phâm chất tư duy và kết hợp các loại hoạt động trong việc thực hiện mục đích và nhiệm vụ giảng dạy [20, tr.89].

Tác giả LB Intenxơn thì cho rằng học tập là một loại hoạt động đặc biệt của con người nhằm vững tri thức, kỹ năng và các hình thức nhất định của hành vi, bao gồm cả

ý nghĩa nhận thức và thực tiễn [20, tr.89].

Con tác giả N.V Cudomin lại coi học tập là loại hoạt động nhận thức cơ bản của

sinh viên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy [20, tr.89].

Trong cuốn giáo trình tâm lý học do tác giả Nguyễn Văn Huệ chủ biên có viết: Hoạt động học tập là hoạt động có ý thức nhằm thay đôi bản thân chủ thé hoạt động Trong đó, các phương thức chung của việc thực hiện những hành động nhận thức và

thực tiễn trở thành mục đích trung tâm của hoạt động [9, tr.32].

Các tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan và Dang Thanh Nga thì cho rang hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người, được điều khién bởi mục đích tự giác,

Trang 19

nhằm lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo hay những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định [8, tr 80], [11, tr 35].

Dựa vào những công trình của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đưa ra khái niệm về hoạt động học tập như sau:

Hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người, thông qua đó con người lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội, tri thức, thai độ, kĩ năng nhằm hoàn thiện nhân cách cua mình và dap ứng các yêu cau mà xã hội đặt ra cho người hoc.

1.2.2 Các đặc diém đặc trưng của học tập

Đặc điểm chung nhất của hoạt động học tập là sự tìm tòi và tiếp thu tri thức Từ đây dẫn đến những đặc điểm khác của học tập như sự luyện tập, trau dồi kỹ năng và hình thành những kinh nghiệm.

Đối tượng của hoạt động học táp là toàn bộ kinh nghiệm lịch sử - xã hội đã được

hình thành và tích lũy qua các thế hệ, tồn tại đưới dang các vật phẩm văn hóa và trong các quan hệ xã hội Học tập là quá trình biến những kinh nghiệm của xã hội thành kinh nghiệm của cá nhân Những kinh nghiệm xã hội đó có thê là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng và các giá tri

Mục đích của hoạt động học tập không phải hướng đến tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần mới cho xã hội như các loại hoạt động khác, mà hướng đến làm thay đổi chính bản thân mình.

Cơ chế của hoạt động học tập là bằng hệ thống việc làm của mình, người học tương tắc với đối tượng học, sử dụng các thao tác thực tiễn cùng trí tuệ dé cấu trúc lại đối tượng bên ngoài và chuyên vào trong đầu, hình thành và phát triển các cấu trúc tâm lí, qua đó phát triển bản thân.

Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới mà còn hướng đến các phương thức giành lấy tri thức đó (cách học) Trong các giai đoạn phát triển của cá nhân, có một hoạt động đóng vai trò chủ đạo, đó là hoạt động chi phối mạnh mẽ việc hình thành các chức năng tâm lí đặc trưng của giai đoạn lứa tuổi đó Điều đó có nghĩa là mọi chức năng tâm lí cơ bản của sinh viên như sự phát triển trí tuệ, tình cảm, ý thức, nhân cách đều được quy định dưới tác động mạnh mẽ của hoạt động học tập của sinh viên.

Trang 20

1.3 Hoạt động học tập của sinh viên1.3.1 Khái niệm sinh viên

Sinh viên là những người đang học tập và rèn luyện tại các trường đại học, cao đăng, trung cấp Họ là một nhóm xã hội đặc thù đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách Sinh viên là những người có vị trí chuyên tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội.

Họ được trang bị kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn về ngành nghề đang

theo học, được đào tạo dé trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội Đây sẽ

là nguồn dự trữ chủ yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghề khác nhau trong câu trúc của tâng lớp tri thức xã hội.

1.3.2 Đặc diém tam lí của lứa tuôi sinh viên

Sinh viên thường là những người trẻ từ 18 đến 25 tudi Ở lứa tuổi này, về cơ bản con người đã đạt đến độ trưởng thành cả về thê chất và tỉnh thần nhưng vẫn chưa thực sự toàn diện.

Các đặc điểm tâm lý của sinh viên bị chi phối bởi những phát triển về thé chat, môi trường, vai trò xã hội cụ thể mà họ song và hoạt động Các đặc điểm tâm lý này rất đa dạng, không đông đêu và được biêu hiện ở những nét cơ bản sau đây:

- Nhận thức, trí tuệ của sinh viên

Đặc trưng cơ bản của hoạt động nhận thức của sinh viên là đi sâu tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thé dé nắm được đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, quy luật của các khoa học đó, với mục đích trở thành những chuyên gia về các lĩnh vực nhất định Một số đặc điểm cơ bản của hoạt động nhận thức của sinh viên có thê kê đên sau đây gôm:

+ Hoạt động học tập của sinh viên diễn ra một cách có hệ thống, có mục đích, nội

dung, phương pháp đào tạo theo thời gian nhưng không quá khép kín mà vẫn mang tính

chất mở rộng khả năng theo năng lực, sở trường dé ho có thé phát huy tối đa được năng lực nhận thức.

+ Sinh viên lĩnh hội các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp thông qua hoạt động học tập, đồng thời phát triên những phâm chất nhân cách của người chuyên gia tương lai.

Trang 21

+ Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập, tự chủ và sáng tạo Đối với sinh viên, điều quan trọng nhất là phải tìm ra phương pháp học tập mới ở bậc Đại học, Cao dang và phương pháp đó phải phù hợp với những chuyên ngành khoa học mà họ theo đuôi.

+ Phạm vi nhận thức của sinh viên đa dạng như vừa rèn kĩ năng, kĩ xảo nghề

nghiệp, vừa phát huy việc học nghề một cách rõ rệt Phương tiện hoạt động nhận thức của sinh viên cũng được mở rộng và phong phú.

- Sự thích nghỉ của sinh viên với cuộc sông và hoạt động mới

Học tập đối với sinh viên vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng Tuy nhiên, hoạt động này đã mang những tính chat và sắc thái khác với việc học tập ở môi trường phổ thông Trong thời gian đầu, dé hoạt động học tập có kết quả tốt thì sinh viên phải thích ứng với hoạt động học tập, hoạt động xã hội Quá trình thích ứng này tập trung chủ yếu Ở các mặt: nội dung học tập mang tính chất chuyên ngành; phương pháp học tập mới mang tính nghiên cứu khoa học; môi trường sinh hoạt mở rộng phạm vi quốc gia, thậm chí quốc tế; nội dung và cách thức giao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè và các tô chức xã hội phong phú, đa dạng,

Sự thích ứng này trên thực tế không hoàn toàn như nhau đối với mỗi sinh viên, mà tuỳ thuộc vào môi trường sống cụ thé và những đặc điểm tâm lý cá nhân của họ Có sinh viên cảm thấy ít khó khăn trong việc tiếp thu tri thức, đễ vượt qua cách học chuyên sâu đại học, nhưng lại lúng túng, thiếu tự tin trong việc hoà nhập với bạn bè, với các nhóm hoạt động trong trường đại học, cao đăng Có những sinh viên lại dễ dàng, nhanh chóng hoà nhập với môi trường mới nhưng lại gặp không ít khó khăn trong phươngpháp, cách thức học.

Kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước cho thấy, nhìn chung phần lớn sinh viên thích ứng khá nhanh với môi trường xã hội mới sau một thời gian

học tập ở trường đại học cao đăng, dựa trên cơ sở tình bạn của những người trẻ tuổi.

Khó khăn có tính chất bao trùm hon van là phải thích ứng và học nghề đối với những chuyên gia tương lai [15, tr 145-146].

- Về động cơ học tập của sinh viên

Thuật ngữ động cơ học tập chính là nội dung tâm lý của hoạt động học tập Độngcơ học tập của sinh viên bị chi phôi bởi các yêu tô chủ quan và khách quan như sau:

Trang 22

Các yếu tố chủ quan chi phối động cơ học tập của sinh viên là những yếu tổ tâm lý của chính chủ thê như nhu cầu, hứng thú, tâm thế, niềm tin, thế giới quan, lý tưởng Trong khi đó các yếu tố khách quan chi phối động cơ học tập của sinh viên là những yếu tố nam ngoài bản thân chủ thé như những yêu cầu của gia đình, xã hội, điều kiện cụ thé của hoạt động học tập Ngoài ra, vai trò của giảng viên trong việc tô chức hoạt động dạy học cũng chi phôi khá mạnh đên động cơ học tập của sinh viên.

- Sự phái triên nhán cách của sinh viên

Sự phát triển nhân cách của sinh viên khá toàn diện, phong phú va nó được diễn

Ta trong suốt quá trình học tập ở Đại học, Cao đăng Một trong những phẩm chất nhân

cách quan trọng nhất của sinh viên là tự đánh giá Tự đánh giá có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh hoạt động, hành vi của chủ thé nhằm đạt mục đích, lý tưởng sống một cách tự giác Nó giúp con người không chỉ biết người mà còn “biết mình” Đây là dấu hiệu giữ vai trò quan trọng việc hình thành và phát triển nhân cách.

Tự đánh giá ở lứa tuổi sinh viên là một hoạt động nhận thức, trong đó đối tượng nhận thức là chính bản thân chủ thể, là quá trình chủ thê thu thập thông tin, xử lý thông tin về chính mình, từ đó mới có thé tự điều chỉnh thái độ, hành vi của minh cho phù hợp với những yêu cầu đòi hỏi của tập thể, của cộng đồng xã hội.

Việc tự đánh giá của sinh viên mang tính chất toàn diện và sâu sắc Biểu hiện ở chỗ, sinh viên không chỉ đánh giá hình ảnh bản thân mình có tính chất bề ngoài, hình thức mà còn đi sâu vào các phẩm chất, giá trị của nhân cách Chính vì vậy, tự đánh giá của sinh viên vừa có ý nghĩa tự ý thức, vừa có ý nghĩa tự giáo dục.

Một số kết quả nghiên cứu về tự ý thức, tự đánh giá của sinh viên cho thấy, mức độ phát triển của những phẩm chất nhân cách này có liên quan đến trình độ học lực cũng như kế hoạch sống trong tương lai của sinh viên Những sinh viên có kết quả học tập cao thường chủ động, tích cực trong việc tự nhìn nhận, tự đánh giá, tự kiểm tra hành động, thái độ ứng xử, lập kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học một cách cụ thể nhằm tự hoàn thiện Còn những sinh viên kết quả học tập thấp thì tự đánh giá không phù hợp Có những sinh viên tự đánh giá mình quá cao, thường bị động trong học tập, nhu cầu giao tiép thuong manh hon nhu cầu nhận thức Ngược lại, có một số sinh viên đánh giá

mình quá thấp, thường bi quan trước kết quả học tập hoặc thụ động trong quan hệ giao

Trang 23

tiép voi ban be Ho it phan đấu vươn lên trong học tập nên việc tự giáo dục, tự hoàn thiện đạt mức thấp [15, tr 155-156].

Định hướng giá trị là những giá trị được chủ thé nhận thức, ý thức và đánh giá cao, có ý nghĩa định hướng và điều chỉnh thái độ, hành vi, lỗi sống của chủ thé nhằm vươn tới những giá trị đó Do đó, định hướng giá trị là một trong những lĩnh vực rất quan trọng đôi với đời sông tâm lý của sinh viên.

Điều này có liên quan mật thiết với xu hướng nhân cách và kế hoạch đường đời của họ Nhiều sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường Đại học, Cao đăng đã có kế hoạch riêng về nhiều mặt dé đạt được mục đích cuộc đời của mình Họ không ngại khó mà chủ động tìm việc làm thêm để thỏa mãn những yêu cầu học tập ngày càng cao và tạo điêu kiện thuận lợi cho việc hành nghê sau này.

Có thê thấy, lứa tuổi sinh viên là giai đoạn phát triển đạt tới độ trưởng thành cả về sinh lý và tâm lý Sự tích cực, chủ động, tự đánh giá, tự ý thức là những nhân tô có ý nghĩa rất lớn đối với việc hình thành các phâm chất nhân cách nghề nghiệp của các chuyên gia tương lai.

1.3.3 Khái niệm hoạt động học tập của sinh viên

Khác với học sinh, hoạt động học tập của sinh viên có nhiêu đặc trưng riêng Đólà sự chủ động, tích cực, độc lập và sáng tạo.

Như đã nói ở trên, ở bậc học này sinh viên phải bắt đầu làm quen và nghiên cứu sâu các kiến thức chuyên ngành, khác rất nhiều với kiến thức ở bận phô thông Vì vậy, phương pháp học tập của sinh viên cũng có những thay đôi nhất định Hoạt động học tập của sinh viên phải mang tính độc lập, chủ động, tự giác và sáng tạo hơn khi ở bậc phố thông Kiến thức là vô hạn, nhất là trong nền kinh tế tri thức ngày nay Kiến thức mới xuất hiện hàng ngày, hàng giờ, tri thức tích lũy không bao giờ là đủ và giảng viên

chỉ là người định hướng, hướng dẫn nên bản thân mỗi sinh viên luôn phải nỗ lực tìm tòi,

sáng tạo để làm mới bản thân Như vậy mới có thể đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường lao động chất lượng cao hiện nay.

Tính độc lập trong học tập được thê hiện xuyên suốt quá trình học tập của sinh viên, từ việc chủ động tìm toi, nghiên cứu tài liệu tham khảo đến việc tích cực giải quyết các nhiệm vụ học tập, từ việc lập kế hoạch học tập phù hợp đến thực hiện nó hàng

Trang 24

ngày Sinh viên phải luôn tự ý thức rang mình là người tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra đánh giá quá trình học tập của mình.

Mỗi sinh viên luôn cần có ý thức tự đánh giá lại mình Tự đánh giá là một trong những phẩm chat quan trọng nhất đối với sinh viên Việc tự đánh giá không chỉ biéu hiện ở việc đánh giá hình thức bên ngoài mà còn phải đi sâu vào các phẩm chất, năng lực và giá trị bản thân Từ việc biết mình, hiểu mình, rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, mỗi người sẽ có những phương pháp học và kế hoạch học tập riêng hiệu quả nhất với bản thân.

Trên cơ sở phân tích những nét đặc trưng của hoạt động học tập của sinh viên, chúng tôi cho răng: Hoat động học tập của sinh viên là hoạt động chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng theo phương thức đào tạo nhất định.

Nhìn chung, hoạt động học tập của sinh viên gồm các khâu cơ bản: Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp; học trên lớp; tự ôn luyện ở nhà; tiến hành giờ thảo luận; làm việc nhóm; tự kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học Nhưng trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung tìm hiểu tính tích cực học tập của sinh viên biểu hiện ở bốn khâu cơ bản: Chuẩn bị bài trước khi lên lớp; học tập trên lớp; thảo luận nhóm và thảo luận trên lớp.

1.4 Tính tích cực học tập của sinh viên

1.4.1 Khái niệm tính tích cực học tập cua sinh viên

Dựa trên cơ sở phân tích các khái niệm vé tính tích cực, sinh viên, học tập cuasinh viên, bước đâu chúng tôi đưa ra khái niệm về tính tích cực học tập của sinh viênnhư sau:

Tĩnh tích cực học tập của sinh viên là ý thức tự giác của sinh viên thê hiện sự chủđộng, hứng thu, sang tạo và nô lực vượt khó khăn nhăm thực hiện một cách có hiệu quahoạt động học tap.

Trang 25

1.4.2 Các khía cạnh biểu hiện tính tích cực học tập của sinh viên

Tính tích cực học tập của sinh viên được biểu hiện cu thé ở từng khía cạnh như sau: 1.4.2.L Sự chủ động trong học tập của sinh viên

Sự chủ động trong học tập của sinh viên là một biểu hiện quan trọng của tính tích cực học tập Sự chủ động biểu hiện ý thức thực hiện hành động theo một chương trình định trước nhằm đạt kết quả mong muốn Trong những hoàn cảnh phải thực hiện các hành động phức tạp, khó khăn, mới mẻ và kéo dai, nó có vai trò như một yếu tô chuẩn bị bên trong của chủ thể Sinh viên tự mình lựa chọn cách học mà không cần sự đôn đốc,

giám sát của gia đình, nhà trường Xuất phát từ nhiệm vụ do chính mình đặt ra, sinh viên

chủ động xây dựng kế hoạch học tập, độc lập trong việc học tập và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình.

1.4.2.2 Sự hứng thú với học tập của sinh viên

Hứng thú luôn găn liên với những cảm xúc, tình cảm tích cực khiên cho sinh viêncó sự say mê hơn với học tập Sự hứng thú với học tập của sinh viên là thái độ đặc biệtcủa sinh viên đôi với hoạt động học tập Nó là động lực thúc đây sinh viên đâu tư thời

gian, sức lực và luôn khắc phục khó khăn, trở ngại dé hoàn thành mục tiêu học tập.

1.4.2.3 Sự sảng tạo trong học tập của sinh viên

Sự sáng tạo trong học tập của sinh viên là một trong những đặc trưng cơ bản củatính tích cực học tập Quá trình học tập luôn là quá trình hướng tới sự phát hiện mới hoặc sáng tao mới, do đó đòi hỏi sinh viên phải phát huy năng lực, kĩ năng mới có thé tạo nên sản phẩm mới, độc đáo và sâu sắc trong học tập Trong nghiên cứu sự sáng tạo của sinh viên mới chỉ dừng lại ở tự đánh giá về mức độ luôn tìm tòi, phát hiện dé thay đổi, cải tiến phương pháp học tập; thích hình thành và thử nghiệm ý tưởng mới; đưa ra sáng kiến, ý tưởng mới dé nâng cao chất lượng học.

1.4.2.4 Sự vượt khó trong học tập của sinh viên

Sự vượt khó trong học tập của sinh viên là khả năng nỗ lực khắc phục mọi khó khăn dé đạt kết quả cao Sự thé hiện kha năng vượt khó ở chỗ, sinh viên luôn cố gắng hết sức để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ học tập được giao; khi nhiệm vụ học tập cần hoàn thành gấp, họ luôn sắp xếp lại những công việc cá nhân và thậm chí từ bỏ những công việc này; khi gặp những thất bại trong học tập thì họ kiên trì tìm những phương

Trang 26

cách khác nhau cũng như hoc hỏi thêm kinh nghiệm, kĩ năng và quyết tâm thực hiện bang được mục tiêu ma minh đã dé ra.

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên

1.5.1 Các yếu tổ chủ quan ảnh hướng đến tính tích cực học tập của sinh viên 1.5.1.1 Khả năng tư duy của sinh viên

Các nhà tâm ly học cho rang, khả năng tư duy không phải cái 6n định lâu bền, không thé thay đổi được mà nó có thé được bồi dưỡng, củng cố và nâng cao bởi chính bản thân mỗi cá nhân Sinh viên có năng lực tốt, kiến thức nền tảng vững vàng là điều kiện tiên quyết dé đạt được kết quả học tập tốt Nó giúp cá nhân tự tin hon, dé dang hon và là động lực thúc đây sinh viên tiếp tục tích cực học tập, tìm hiểu.

1.5.1.2 Hiểu biết về hoạt động học tập và ngành nghề

Thực tế cho thấy, rất nhiều sinh viên chưa có định hướng về ngành nghề mình theo học Thêm vào đó, nhiều sinh viên chọn trường Đại học vì danh tiếng của trường hoặc vi lí do bất đắc di nào đó mà không phải do sở thích hay những hiểu biết về ngành nghề Đây là một trong số những nguyên nhân chính gây ra sự chán nan, thiếu hứng thú trong học tập của sinh viên Hiểu biết về ngành nghề là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của việc học tập Khi hiểu ngành nghề mình đang học thuộc lĩnh vực gì, công việc chủ yếu của nó là gì, ngành nghề này cần những kiến thức hay kỹ năng gì sinh viên mới có thé có những kế hoạch học tập hay phương pháp học tập hiệu qua Dé có kế hoạch và phương pháp học tập hiệu quả, việc hiểu rõ các quy định hay cách thức tiền hành của môn học là rất quan trọng Hiểu biết về ngành nghé và hoạt động học tập có ảnh hưởng rất lớn đến tính tích cực cũng như hiệu quả học tập của sinh viên.

1.5.2 Các yếu tô khách quan ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên 1.5.2.1, Nội dung môn học

Nội dung môn học là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tính tích cực học tập ở sinh viên Thực tế chứng minh, bất cứ ai cũng chủ động, tích cực và sáng tạo hơn ở những môn học mình yêu thích Thật vậy, sinh viên thường không thích những môn học mang tính lý luận nhiều nên kết quả học tập chung của những môn học này khá thấp Trong khi đó, sinh viên rất hứng thú với những môn học mang tính thực tiễn hoặc những môn học có nội dung giúp phát triển kỹ năng mềm và điểm trung bình ở những môn này thường

Trang 27

cao hơn Nhu vậy có thé thay nội dung môn hoc ảnh hưởng tat nhiều đến khả năng tiếp thu cũng như sự tích cực của sinh viên đối với môn học.

1.5.2.2 Phương pháp giảng dạy của giảng viên

Giảng viên có vai trò là người hướng dẫn, định hướng tri thức và phương pháp

học tập nên họ có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự tích cực hoc tập của sinh viên Vi dụ giảng viên có cách giảng hay, hấp dẫn sẽ khiến sinh viên có hứng thú nghe giảng hơn Ngược lại nếu giảng viên chỉ giảng qua loa cho có, nói giống như trong giáo trình mà không có gì mới mẻ sẽ gây ra sự nhàm chán, khiến sinh viên ít chú ý đến bài giảng Giảng viên có phương pháp giảng dạy tích cực và khả năng khơi dậy hứng thú học tậpở sinh viên sẽ giúp họ say mê và tích cực hơn trong hoạt động học tập.

1.5.2.3 Cơ sở vật chất của nhà trường

Cơ sở vật chất ở đây có thé kê đến hệ thống giáo trình tài liệu, điều kiện, phương tiện học tập hay việc tô chức, điều hành hoạt động học tập

Trong thời dai bùng nỗ thông tin như hiện nay, kiến thức không bao giờ là đủ, nó luôn được làm mới từng ngày từng giờ vì vậy nhà trường cần liên tục hiện đại hóa trung tâm tư liệu nhằm tạo điều kiện tối đa cho sinh viên nghiên cứu Được trang bị đầy đủ

công cụ, tư liệu, học liệu sẽ giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu, tạo hứng

thú tìm toi, học hỏi.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự quản lý và điều hành có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của con người Trong nhà trường, nếu cơ chế quản lý hoạt động học tập cứng nhắc hay mô hình giáo dục đại học tách rời với thực tế sẽ là những bắt cập khiến hoạt động học tập trở nên hình thức, đối phó Vì vậy, cần xây dựng một hệ thống quản lý điều hành phù hợp nhằm phát huy cao nhất tinh thần chủ động,

sáng tạo và ý thức trách nhiệm của mỗi sinh viên.

1.5.2.4 Bau không khí tâm lý học tập

Bầu không khí tâm lý có ảnh hưởng lớn đến hoạt động học tập của sinh viên Một tổ chức lớp, trường có bầu không khí tâm lý tốt như các thành viên có sự đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, mọi người dễ dàng chia sẻ quan điểm của mình và luôn hỗ trợ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn thì ắt hắn sinh viên sẽ tích cực học tập, tìm tòi.

Cùng với đó, truyền thống và phong trào học tập của khoa, của trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý học tập của sinh viên Một ngôi trường có truyền thống học tập cùng bề dày thành tích và nhiều phong trào học tập sôi nổi chắc chắn sẽ là động lực thúc day sinh viên tích cực học tập dé giữ vững truyền thống đáng tự hào.

Trang 28

Tiểu kết chương 1

Tính tích cực học tập của sinh viên là ý thức tự giác của sinh viên thê hiện sự chủ

động, hứng thú, sáng tạo và nỗ lực vượt khó khăn nhăm thực hiện một cách có hiệu quả

hoạt động học tập.

Tính tích cực học tập của sinh viên được biểu hiện ở bốn khía cạnh gồm: sự chủ động, sự hứng thú, sự sáng tạo, sự nỗ lực vượt khó Các biểu hiện tính tích cực được xem xét trong bốn khâu học tập của sinh viên: tự học, học tập trên lớp, thảo luận, làm việc nhóm.

Tính tích cực học tập của sinh viên chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan Bao gồm các yếu tố: khả năng tư duy, hiểu biết về hoạt động học tập và ngành nghề, nội dung môn học, phương pháp giảng dạy của giảng viên, cơ sở vật chất của nhà trường, bầu không khí tâm lý học tập.

Trang 29

Chương 2

TỎ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÍNH TÍCH CỰC

HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 2.1 Tổ chức nghiên cứu

2.1.1 Vài nét về dia bàn nghiên cứu và khách thé nghiên cứu 2.1.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tính tích cực học tập của sinh viên tại ba (03) trường đại học

có trụ sở chính nằm ở phía Bắc (cụ thể là Hà Nội) bao gồm: Trường Đại học Luật Hà

Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Ba ngôi trường này là địa bàn nghiên cứu có tính chất mẫu đại diện, đảm bảo thực hiện được mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài Bởi, đề tài nghiên cứu so sánh chủ yếu dựa trên các tiêu chí ba khối: khối Khoa học Xã hội và Nhân văn (dưới góc độ luật — đại điện là Trường Đại học Luật Hà Nội); khối Kinh tế (đại điện là Trường Dai học Kinh tế Quốc dân) và khối Kĩ thuật (đại điện là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội).

Truong Dai học Luật Ha Nội được thành lập ngày 10 tháng 11 năm 1979 theo Quyết định số 405-CP của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) với tên gọi ban đầu là Trường Đại học Pháp lý Hà Nội Ngày 06 tháng 7 năm 1993, Bộ Tư pháp đã quyết định đổi tên trường thành Trường Đại học Luật Hà Nội Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học có định hướng nghiên cứu; có sứ mạng cung cấp nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho đất nước, cung cấp các sản phâm khoa học và dịch vụ pháp lý chất lượng cao cho Nhà nước, xã hội và người dân, tham gia tích cực trong công tác xây dựng pháp luật và chính sách, phản biện xã hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dan được thành lập ngày 25 tháng 01 năm 1956, với tên gọi là Trường Kinh tế Tài chính Năm 1985, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Nguyễn Dinh Tứ ra Quyết định số 1443/QD-KH đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Là trường trọng điểm quốc gia, trường Đại học hàng đầu về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có sứ mệnh cung cấp cho xã hội các sản phâm dao tạo, nghiên cứu khoa học, tư vân, ứng dụng và chuyên giao công nghệ

Trang 30

có chất lượng cao, có thương hiệu và danh tiếng, đạt dang cấp khu vực và quốc tế về lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

Truong Dai học Bách khoa Hà Nội được thành lập ngày 06 tháng 03 năm 1956

do Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam Nguyễn Văn Huyên ký Đây là trường đại học kỹ

thuật đầu tiên của Việt Nam có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền nam Việt Nam Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có sứ mệnh đem lại cho xã hội và cộng đồng các lợi ích với

chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyên giao công nghệ và dịch vụ, góp phần đắc lực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, giữ gìn an ninh quốc phòng và phát triển Hệ thống Giáo dục Đại học Việt Nam 2.1.1.2 Khách thể nghiên cứu

Tổng số khách thể nghiên cứu là 416 sinh viên các trường đại học: Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trong đó có: 75 sinh viên tham gia điều tra thử; 325 sinh viên tham gia điều tra chính thức và 16 sinh viên tham gia phỏng van sâu.

Một số đặc điểm của khách thê nghiên cứu là sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư thuộc các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Kinh té quốc dân và Đại học Bách khoa Hà Nội được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 2.1 Đặc điểm khách thể nghiên cứu

Đặc điểm khách thể Số lượng % Trường Đại học Luật Hà Nội 115 35,4

Cơ sở đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 104 32

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 106 32,6

Trang 31

2.1.2 Các giai đoạn nghiÊn cứu

Đề tài được tiễn hành nghiên cứu theo các giai đoạn và nhiệm vụ cụ thể sau đây: 2.1.2.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận

- Mục đích nghiên cứu: thu thập tất cả những thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu và khái quát hoá thành cơ sở lý luận về tính tích cực học tập của sinh viên.

- Nội dung: xây dựng đề cương chi tiết, khung lý thuyết của đề tài, xây dung các khái niệm công cụ như tính tích cực, học tập, sinh viên, học tập của sinh viên, tính tíchcực học tập của sinh viên.

- Thời gian: từ tháng 10 năm 2019.

2.1.2.2 Giai đoạn thiết kế công cụ nghiên cứu (phiếu điều tra, phiếu phỏng van sâu, phiếu quan sát để tìm hiểu về tính tích cực học tập của sinh viên)

- Thiết kế phiếu diéu tra:

+ Mục đích: Hình thành phiếu điều tra trên sinh viên dé khảo sát mức độ tích cực học tập của sinh viên.

+ Nội dung: gồm các thông tin cá nhân, thực trạng biểu hiện va mức độ tích cực học tập của sinh viên, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên.

+ Cách tiễn hành: Dựa vào cơ sở lý luận về tính tích cực học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên để phác thảo các thông tin cần thu thập Sau khi thiết kế sơ bộ, phiếu điều tra được khảo sát thử trên 75 sinh viên dé điều chỉnh cho hoàn thiện.

+ Thời gian tiến hành: tháng 11 năm 2019 - Thiết kế phiếu quan sát:

+ Mục đích: thu thập thêm thông tin dé bổ sung đinh tính cho các thông tin đã thu thập được thông qua phương pháp điều tra bằng bảng phiếu hỏi trên sinh viên.

+ Cách tiễn hành: dựa vào cơ sở lý luận về tính tích cực học tập của sinh viên phác thảo các thông tin cần thu thập sau đó được khảo sát thử trên 20 sinh viên dé điều chỉnh cho hoàn thiện.

+ Thời gian tiễn hành: tháng 12 năm 2019.

Trang 32

- Thiết kế phiếu phỏng vấn sâu:

+ Mục đích: thu thập thêm thông tin dé bổ sung định tính cho các thông tin đã thu được ở phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp quan sát trên sinh viên + Cách tiến hành: dựa vào cơ sở lý luận về tính tích cực học tập của sinh viên phác thảo các thông tin cần thu thập Sau khi thiết kế sơ bộ phiếu phỏng vấn sâu được khảo sát thử trên 20 sinh viên dé điều chỉnh cho hoàn thiện.

+ Thời gian tiến hành: tháng 12 năm 2019.

2.1.2.3 Giai đoạn điều tra thực tiễn

- Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu thực trạng về mức độ biểu hiện tính tích cực học tập của sinh viên và các yếu tô ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên.

- Khách thé: 325 sinh viên thuộc ba trường đại học trên địa bàn nghiên cứu - Dia ban thực hiện: Trường Dai học Luật Ha Nội, Trường Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

- Cách thức tiến hành:

+ Bước 1: tập huấn đội ngũ cộng tác viên tô chức điều tra Nội dung gồm: mục đích của khảo sát, các thông tin cần thu thập các bước tiễn hành, cách thức sử dụng các công cụ điều tra như phiếu điều tra, phiếu quan sát, phiếu phỏng vấn sâu.

+ Bước 2: triển khai điều tra khảo sát ở các trường đại học đã được chọn, gồm:

ồn định sinh viên; thông báo mục đích khảo sát; hướng dẫn trả lời; tiễn hành quan sát; phỏng van sâu.

-Thời gian tiến hành: từ tháng 12 năm 2019 đến cuối tháng 01 năm 2020 2.1.2.4 Giai đoạn xử lý số liệu và viết công trình nghiên cứu

Quá trình phân tích số liệu định lượng và định tính được thực hiện trong suốt quá trình làm đề tài Thời gian xử lý và phân tích số liệu định lượng và định tính được thực hiện cụ thể như sau:

- Thời gian xử lý và phân tích số liệu từ phiếu điều tra: từ tháng 01 đến tháng 02 năm 2020.

Trang 33

- Thời gian xử lý và phân tích số liệu từ phiếu quan sát: từ tháng 01 đến tháng 02

năm 2020.

- Thời gian xử lý và phân tích số liệu từ phiếu phỏng vấn sâu: từ tháng 01 đến tháng 02 năm 2020.

- Thời gian hoàn thiện đề tài: từ tháng 02 đến tháng 04 năm 2020 2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Mục dich nghiên cứu

Phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu như sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các bài viết khoa học khác, nhăm thu thập tất cả những thông tin có liên quan đến đề tài và khái quát hoá, hệ thống hoá thành cơ sở lý luận về tính tích cực học tập của sinh viên dé tiễn hành định hướng cụ thé nội dung nghiên cứu, từ đó đê xuât các biện pháp nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên.

Nội dung nghiên cứu

- Phân tích, tông hợp, hệ thông hoá, khái quát hoá, đánh giá những công trìnhnghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vân đê tích cực, tích cực học tập Trêncơ sở đó, chỉ ra những vân dé còn tôn tại trong các nghiên cứu này đê tiép tục tiên hànhnghiên cứu.

- Xác định quan điêm tiép cận nghiên cứu về tính tích cực học tập của sinh viên.

- Xác định, thao tác hoá, làm rõ nội hàm các khái niệm công cụ của đề tài như: tính tích cực, hoạt động học tập, sinh viên, tính tích cực học tập của sinh viên Phân tích các khía cạnh biểu hiện trong từng khâu học tập, so sánh khác biệt qua các biến độc lập và lý giải một số yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên.

Phương pháp nghiên cứu

Dé nghiên cứu lý luận, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu văn ban, tài liệu là chủ yếu Phương pháp này bao gồm các công việc như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá và khát quát hoá những van dé về phương pháp luận, lý luận, thực tiễn có liên quan đến tính tích cực, tính tích cực học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến tính

Trang 34

tích cực hoc tap của các tac gia trong va ngoài nước đã được dang tải trên các sách, bao,tạp chí, luận án chuyên ngành.

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Dé tìm hiểu thực trạng tính tích cực học tập của sinh viên, chúng tôi chọn phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính.

Mục dich: Tìm hiêu mức độ biêu hiện cua tính tích cực học tập của sinh viên va các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến tính tích cực này.

Nguyên tắc: Điều tra một cách khách quan, khách thê tham gia điều tra trả lời độc lập theo nhận định của cá nhân Bảng hỏi được thiết kế với các câu trả lời đã có sẵn phương án dé lựa chọn, khách thé lựa chọn phương án phù hop với điều họ nghĩ va thường làm khi tham gia học tập Khi tiến hành, đảm bảo môi trường khảo sát không làm sai lệch kết quả, khách thể không trao đổi kết quả với nhau.

Nội dung đánh giá: bảng hỏi gồm những câu hỏi nhằm thu thập dit liệu liên quan đến bốn nội dung chính: 1) Nhận thức chung của sinh viên về tính tích cực trong hoạt động học tập; 2) Thực trạng tính tích cực học tập của sinh viên biểu hiện qua các khía cạnh ở các khâu của hoạt động học tập; 3) Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên; 4) Một số thông tin về khách thể điều tra.

- Phần 1: Nhận thức chung của sinh viên về hoạt động học tập và tính tích cực học tập của sinh viên (xem phụ lục 1 câu 1, 2, 3) Phần này tìm hiểu nhận thức của sinh viên về vai trò của hoạt động học tập; vai trò của tính tích cực học tập và động cơ tham gia học tập của sinh viên.

- Phần 2: Tìm hiểu thực trạng tính tích cực học tập của sinh viên thông qua các nội dung cụ thể, chúng tôi đã xác định bốn khía cạnh biểu hiện cơ bản của tính tích cực của sinh viên ở bốn khâu của hoạt động học tập (xem phụ lục 1, câu 4).

+ Sự chủ động trong học tập của sinh viên, gồm 21 mệnh đề (1 - 21); + Su hứng thu trong học tập cua sinh viên, gồm 18 mệnh đề (22 -39); + Sự sáng tạo trong học tập của sinh viên, gồm 15 mệnh đề (40 - 54); + Sự nỗ lực trong học tập của sinh viên, gồm 15 mệnh đề (55 - 69).

Trang 35

- Phần 3: Các yếu tô ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên (xem phụ lục 1 câu 5).

+ Các yếu tố chủ quan, gồm 8 mệnh đề (1 -8); + Các yếu tố khách quan, gồm 15 mệnh dé (9 -23).

- Phần 4: Một số thông tin cá nhân Do là những thông tin về đặc điểm nhân khâu như: Giới tính, Nơi ở, Trường, Kết qua học tập (xem thêm phụ lục 1).

Độ tin cậy của bảng hỏi: Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ quan tâm đến độ tin cậy và độ giá trị của bảng hỏi nên đã sử dụng hai kỹ thuật thống kê, đó là phân tích độ tin cậy của bảng hỏi bằng phương pháp tính hệ số Alpha của Cronbach và phân tích yếu tố dé xác định độ giá trị của các thang đo trong bảng hỏi và nội dung của các yếu tố trong từng thang đo.

Phân tích độ tin cậy băng phương pháp tính hệ số Alpha của Cronbach là phương pháp đánh giá mức độ 6n định bên trong bang hỏi của từng mệnh đề Phương pháp này rất phù hợp với loại bảng hỏi có mệnh đề được đo đạc bởi thang điểm nhiều mức độ Hệ số Alpha được tính toán dựa trên phương sai của từng mệnh đề trong toàn bộ bảng hỏi Số mệnh đề trong bảng hỏi có ảnh hưởng lớn đến độ tin cậy của bảng hỏi Các biểu hiện có hệ số tương quan biến tổng (Item — Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo đảm bảo độ tin cậy khi hệ số Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên Dó đó, trên cơ sở hệ SỐ Alpha tìm được, tiễn hành điều chỉnh hoặc loại bỏ những biểu hiện trong từng mệnh đề được xem là có giá trị thấp.

Trong bảng kết quả tính toán hệ Alpha của bảng hỏi, chúng tôi còn quan tâm đến hệ Alpha của bảng hỏi được tăng lên hay giảm đi nếu loại bỏ đi một mệnh đề nào đó Trong trường hợp nếu loại bỏ đi một mệnh đề mà độ tin cậy của bảng hỏi nhỏ hơn độ tin cậy ban đầu thì mệnh đề đó coi là có ý nghĩa đối với bảng hỏi Ngược lại, nếu lớn hơn thì cần phải quan tâm đến việc chỉnh sửa hay loại bỏ mệnh đề đó.

Phân tích độ giá trị của bảng hỏi Độ giá trị là chỉ số cho biết bảng hỏi có cái định đo hay không Có thể tính toán độ giá trị của bảng hỏi theo nhiều phương thức khác nhau: độ gia tri về mặt cấu trúc, giá tri về mặt nội dung, giá tri vé tiéu chuan Trong nghiên cứu nay chúng tôi quan tâm đến độ giá trị về mặt nội dung của bang hỏi Dé phan tích độ giá trị của bảng hỏi thì kỹ thuật phân tích nhân tố được dùng dé đánh giá tính

Trang 36

đồng nhất về mặt nội dung Kết qua phân tích nhân tố cho phép nhận dang những mệnh dé nằm cùng trong một yếu tô mà không phù hợp về mặt nội dung với đa số các mệnh dé khác dé có thé điều chỉnh hoặc loại bỏ khỏi bảng hỏi.

Kết quả độ tin cậy Alpha của Cronbach của các thang đo trong bảng hỏi lần lượt là: - Các câu hỏi nhằm thu thập thông tin về các khía cạnh biểu hiện của tính tích cực học tập của sinh viên có bốn thang đo với độ tin cậy Alpha của Cronbach như sau:

+ Sự chủ động trong học tập có Alpha = 0,755;+ Sự hứng thú trong học tập có Alpha = 0,761;

+ Sự sang tạo trong học tập có Alpha = 0,899;

+ Sự nỗ lực vượt khó trong học tập có Alpha = 0,89.

- Đối với thang đo các yêu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên có Alpha = 0,832.

Kết quả phân tích các yếu tố cho thay trong các thang đo của bảng hỏi, các mệnh đề đều có nội dung phù hợp với từng miền đo và từng mệnh đề đều có tương quan cao với một thành phan cụ thé của miền đo (xem phụ lục 4).

Kết quả phân tích cho thấy, các bảng về sự chủ động, sự hứng thú, sự sáng tạo trong học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập đều có độ tin cậy tương đối cao Sự chỉnh sửa là không đáng kể Cụ thể: Ở bảng hỏi khía cạnh sự vượt khó có hai mệnh đề phải chỉnh sửa Sau khi chỉnh sửa, độ tin cậy của bảng hỏi tăng lên.

Nhìn chung, độ tin cậy và độ giá trị của từng bảng hỏi cho phép chúng tôi sử dụng chúng vào điều tra chính thức.

Thang đánh giả:

- Đối với phần đánh giá thực trạng tính tích cực học tập của sinh viên, mỗi mệnh dé có năm phương án trả lời với các điểm tương ứng như sau: Không đúng: 1 điểm; Sai nhiều hơn đúng: 2 điểm; Đúng nhiều hơn sai: 3 điểm; Đúng: 4 điểm; Rất đúng: 5 điểm Dé phân nhóm mức độ của từng thang đo theo điểm trung bình, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tô trong thống kê: Đầu tiên, lay điểm cao nhất là 5 trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 5 (số nhóm dự định chia) được điểm chênh lệch của mỗi mức độ

Trang 37

tương đương 0,8 Từ đó, điểm trung bình của mỗi thang đo được chia thành năm mức với khoảng điêm như sau:

+ Điểm trung bình từ 1 đến 1,8: tương ứng với sinh viên tích cực học tập ở mức

Diém trung bình càng cao thì mức độ tích cực học tập của sinh viên càng cao.

- Đôi với phân đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yêu tô đên tính tích cực họctập của sinh viên, môi mệnh dé có năm phương án trả lời với các điểm tương ứng nhưsau: Không đúng: 1 diém; Sai nhiêu hơn đúng: 2 điêm; Đúng nhiêu hơn sai: 3 điêm; Đúng: 4 điểm; Rất đúng: 5 điểm.

Dé phân nhóm mức độ của từng thang đo theo điểm trung bình, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp phân tô trong thống kê: Lấy điểm cao nhất là 5 trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 5 (số nhóm dự định chia) được điểm chênh lệch của mỗi mức độ tương đương 0,8 Từ đó, điểm trung bình của mỗi thang đo được chia thành năm mức với khoảng điểm và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tích cực học tập như sau:

Mức độ kém: 1 < DTB < 1,8; Mức độ yếu: 1,8 < ĐTB < 2,6; Mức độ trung bình: 2,6 <

ĐTB < 3,4; Mức độ khá: 3,4 < DTB < 4,2; Mức độ tốt: 4,2 < DTB < 5 2.2.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích: Phương pháp phỏng van sâu được sử dụng nhằm bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu thập được thông qua phương pháp điều tra bang bang hỏi Qua đó có thê phát hiện thêm những biểu hiện tính tích cực học tập của sinh viên.

Những thông tin thu được có giá tri là căn cứ để nhận xét và khẳng định lại một lần nữa

Trang 38

thực trang tinh tích cực trong hoạt động học tập cua sinh viên Bên cạnh đó, có thể tìm hiểu thêm các yếu tổ ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên và những kiến nghị của họ Đồng thời, kết quả phỏng vấn sâu cũng giúp chúng tôi có thêm căn cứ dé khang định tính trung thực và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

Khách thé: Chúng tôi đã phỏng van 16 sinh viên ở các trường khác nhau, không cùng quê quán, nơi ở, không cùng giới tính hay học lực.

Nội dung: Đề phỏng vẫn đạt kết quả cao, chúng tôi chủ yếu tập trung khai thác những thông tin chính như:

- Vai trò của tính tích cực trong hoạt động học tập của sinh viên.

- Tính tích cực học tập của sinh viên được thể hiện qua những mặt nào? - Đánh giá của sinh viên về tính tích cực học tập của sinh viên trường mình - Những thuận lợi và khó khăn trong học tập của sinh viên.

- Đề xuất nâng cao tính tích cực trong hoạt động học tập của sinh viên hiện nay (xem phụ lục 2).

Nguyên tắc phỏng vấn: Phỏng van được tiên hành trong không khí thoải mái, cởi mở và tin cậy Sinh viên tự do trình bày về vấn đề mà người phỏng vấn đặt ra Việc phỏng van thường bat đầu bang câu hỏi mở về những van đề chung nhất dé kích thích tư duy của khách thé.

- Cách tiến hành: Thời gian, địa điềm phỏng van được sắp xếp linh hoạt, thuận lợi với khách thể nhăm thu thập thông tin về thực trạng tính tích cực học tập của sinh viên và các yêu tô ảnh hưởng đến tính tích cực này.

2.2.2.3 Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm bồ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu thu thập được thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Quan sát một cách khách quan, tự nhiên những biểu hiện của sinh viên trong các giờ học, việc quan sát không làm ảnh hưởng đến đối tượng được quan sát và được tiễn hành đột xuất không báo trước.

Trang 39

Chúng tôi tiễn hành quan sát tính tích cực học tập của sinh viên thông qua các khía cạnh được mô tả ở bảng hỏi trong các khâu: Tự học, học tập trên lớp, thảo luậnnhóm, thảo luận trên lớp.

Kết quả quan sát được ghi lại bằng biên bản quan sát và các hình ảnh chụp lại các tiết học của sinh viên (xem phụ lục 8).

2.2.2.4 Phương pháp thống kê toán học

Trong nghiên cứu này, việc phân tích kết quả nghiên cứu được tiến hành dựa trên số liệu thu được thông qua hệ thống các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi cá nhân, phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát.

Các phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: Phương pháp định lượng và phương pháp định tính.

a) Phương pháp định lượng

Số liệu thu được sau khi điều tra chính thức được xử lý bằng chương trình phần mềm thống kê SPSS dùng trong môi trường Window, phiên bản 25.0 Các thông số và phép thống kê được dùng nghiên cứu là phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận.

- Phân tích thong kê mô tả: Trong phần phân tích thống kê mô tả sử dụng các chỉ số điểm trung bình dé đánh giá: định lượng nhận định về mức độ biểu hiện tính tích cực học tập của sinh viên ở bốn khía cạnh: chủ động, hứng thú, sáng tạo, nỗ lực vượt khó; mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến tính tích cực học tập của sinh viên.

- Phân tích thống kê suy luận:

Các phép thống kê được sử dụng trong phân tích thống kê suy luận bao gồm: + Phân tích so sánh: Dùng phép so sánh giá trị trung bình để so sánh các giá trị trung bình giữa các nhóm khách thé khác nhau, với mức ý nghĩa có ý nghĩa thống kê p < 0,05 Chúng tôi sử dụng phép so sánh T — Test dé so sánh giá trị trung bình của hai nhóm và dùng so sánh Anova trong trường hợp so sánh từ ba nhóm khách thể trở lên.

+ Phân tích tương quan nhị biến: Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phép tương quan dé xác định mức độ liên hệ giữa các khía cạnh biểu hiện và mối liên hệ giữa các khâu trong hoạt động học tập của sinh viên Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiéu môi

Trang 40

quan hệ giữa các yếu tố chủ quan và khách quan với tính tích cực học tập của sinh viên Mức độ hệ số tương quan Pearson (r) có giá trị từ -1 đến +1 Giá trị này cho biết độ mạnh của mối quan hệ hai biến Nếu giá tri “+” (r > 0) cho biết mỗi quan hệ thuận giữa hai biến, tức khi giá trị của một biến càng tăng hay giảm thì giá trị của biến kia cũng

ce 99

tăng hay giảm theo Con nếu giá tri (r < 0) cho biết mối quan hệ nghịch giữa hai biến, tức giá trị của một biến càng tăng thì giá trị của biến kia càng giảm và ngược lại Khi r = 0 thì hai biến không có quan hệ.

- Phân tích hồi quy tuyến tính: Phân tích hồi quy cho phép xem xét mối quan hệ giữa một biến số phụ thuộc với một hay nhiều biến số độc lập Người ta thường dùng phép hồi quy dé dự đoán biến số phụ thuộc từ những biến độc lập Dó đó, các biến độc lập còn được gọi là những biến số dự đoán Phân tích hồi quy giúp ta xác định khi một hay nhiều biến độc lập thay đổi thì biến phụ thuộc sẽ thay đổi theo như thé nào Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét sự thay đổi của các yêu tố chủ quan cũng như các yếu tố khách quan có khả năng dự đoán như thế nào về những thay đối của tính tích cực học tập của sinh viên, nếu có thì yếu tố nào có khả năng dự báo cao nhất và mức độ dự đoán đến đâu.

b) Phương pháp định tính

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp định tính dé phân tích nội dung của một số trường hợp phỏng van sâu va quan sát Kết quả điều tra định tính sẽ khắc hoạ rõ hơn kết quả điều tra định lượng và giúp chúng ta lý giải được những dữ liệu đã thu được một cách sâu săc.

Ngày đăng: 07/04/2024, 17:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN