Câu hỏi chính của đề tàiCác câu hỏi chính của đề tài bao gồm:- Những vấn đề pháp lý đối với hợp đồng thông minh hiện nay?- Các quy định pháp luật ở các bang của Hoa Kỳ liên quan đến hợp
Câu hỏi chính của đề tài
Các câu hỏi chính của đề tài bao gồm:
- Những vấn đề pháp lý đối với hợp đồng thông minh hiện nay?
- Các quy định pháp luật ở các bang của Hoa Kỳ liên quan đến hợp đồng thông minh và ứng dụng hợp đồng thông minh trong lĩnh vực bảo hiểm?
- Khuyến nghị cho Việt Nam về mặt pháp luật lẫn thực tiễn?
Với những câu hỏi ở trên, đề tài lần lượt đưa ra câu trả lời theo 3 Chương cụ thể.Kết luận của mỗi chương sẽ giải quyết được các câu hỏi chính của đề tài.
Tính cấp thiết của đề tài, lý do chọn đề tài
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động đến hoạt động xã hội của con người trên mọi lĩnh vực Đối với lĩnh vực hợp đồng, nhiều phương thức giao kết và hình thức hợp đồng mới ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người - trong đó có hợp đồng thông minh Hợp đồng thông minh hiện nay được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt đối với lĩnh vực về bảo hiểm, điển hình là bảo hiểm tham số.
Bên cạnh đó, nguy cơ từ thực tiễn về thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu đang gây cản trở đầu tư đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Châu Á - Thái Bình Dương, lúc này, lựa chọn về bảo hiểm tham số - ứng dụng của hợp đồng thông minh, được cân nhắc là một lựa chọn “tiềm năng”.
Do đó, cần thực hiện đề tài nghiên cứu để nhận thấy những vấn đề pháp lý đối với hợp đồng thông minh trong lĩnh vực bảo hiểm, đồng thời tham khảo quy định của các bang ở Hoa Kỳ để đưa ra những khuyến nghị phù hợp cho Việt Nam đối với lĩnh vực bảo hiểm (bảo hiểm tham số) nói riêng và hoàn thiện xây dựng quy định đối với hợp đồng thông minh nói chung.
Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Trong nước
Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề pháp lý về hợp đồng thông minh thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người Điều đó được thể hiện rõ nét qua các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết trên các tạp chí pháp lý hay thậm chí trên các trang báo điện tử cũng ghi nhận nhiều đóng góp từ các cá nhân Có thể kể đến như:
1 Bài viết “Khung pháp lý cho hợp đồng thông minh - Một số gợi mở cho Việt
Nam từ pháp luật Trung Quốc” của các tác giả Nguyễn Thị Minh Phương và
Nguyễn Phan Vân Anh được đăng trong “Tạp chí pháp luật và thực tiễn” số 55 năm 2023 Bài viết nêu tổng quát về hợp đồng thông minh, pháp luật Trung Quốc trong điều chỉnh hợp đồng thông minh và đưa ra các khuyến nghị điều chỉnh hợp đồng thông minh từ pháp luật Việt Nam.
2 Bài viết “Những rủi ro pháp lý của hợp đồng thông minh” của các tác giả Nguyễn Thị Yến Nhi, Nguyễn Nhật Ánh, Hà Thu Trà Giang, Nguyễn Hoàng
Mỹ Linh được đăng trong Tạp chí “FTU Working Paper Series” số 5 năm 2022. Bài viết cũng tổng quát về hợp đồng thông minh, đưa ra những rủi ro về cả mặt pháp lý lẫn kỹ thuật và khuyến nghị của nhóm tác giả.
Nhìn chung, các bài viết kể trên đều có đề cập đến vấn đề pháp lý và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng thông minh Tuy nhiên, điểm mới của đề tài này đó là gợi mở tiềm năng từ bảo hiểm tham số - một ứng dụng của hợp đồng thông minh, tại một số bang của Hoa Kỳ và Việt Nam, đồng thời đưa ra khuyến nghị cả về pháp luật lẫn thực tiễn đối với khả năng phát triển bảo hiểm tham số ở ViệtNam.
Ngoài nước
Ở phạm vi nước ngoài, cũng có nhiều nghiên cứu về vấn đề pháp lý của hợp đồng thông minh và khái quát khung pháp lý ở một số bang của Mỹ Điển hình như:
1 Bài viết “An overview on smart contracts: Challenges, advances and platforms,
Future Generatin Computer Systems” của Zibin Zheng, Shaoan Xie, Hong-
Ning Dai, Weili Chen, Xiangping Chen, Jian Weng, Muhammad Imran, được đăng trên Tạp chí “Future Generation Computer Systems” năm 2019 Bài viết nêu lên mô hình giao kết hợp đồng thông minh, ưu điểm của hợp đồng thông minh và ứng dụng của hợp đồng thông minh.
2 Bài viết “Smart Contracts: Legal Considerations” của tác giả Jack Gilcrest, Arthur Carvalho năm 2018 đã khái quát về hợp đồng thông minh và blockchain, bài viết cũng khái quát khung pháp lý ở 3 bang của Hoa Kỳ là bang Arizona, bang Nevada, bang Vermont đối với việc công nhận tính hợp pháp của hợp đồng thông minh.
Các bài nghiên cứu trên đã đưa ra vấn đề pháp lý và tính ứng dụng của hợp đồng thông minh, tuy nhiên, dưới góc độ về tiềm năng của bảo hiểm tham số thì vẫn chưa được nhìn nhận và đánh giá Do đó, đề tài của tác giả đã đưa thêm thông tin về tiềm năng của loại bảo hiểm này đối với 3 bang của Mỹ và gợi mở cho Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được thực hiện trong đề tài là:
1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu này xuyên suốt bài nghiên cứu để phát hiện ra xu hướng chung đối với tiềm năng phát triển hợp đồng thông minh trong lĩnh vực bảo hiểm, thông qua những tài liệu tìm được, từ đó dự liệu khả năng ứng dụng bảo hiểm tham số trong tương lai.
2 Phương pháp so sánh pháp luật. Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong Chương 2 để so sánh về quy định pháp luật ở một số bang của Hoa Kỳ có điểm gì giống và khác nhau; từ đó, tổng kết, đánh giá, đưa ra những khuyến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
3 Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
Từ những thông tin đã phân tích, tác giả sử dụng phương pháp này ở Chương 3 nhằm đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam dưới cả góc độ lý luận lẫn thực tiễn.
Trình tự nghiên cứu
Đầu tiên, tìm thông tin về hợp đồng thông minh và ứng dụng của nó qua tin tức, các bài viết, công trình nghiên cứu.
Bước thứ hai, hệ thống lại các thông tin đã tìm được, tìm hiểu thêm các thông tin sâu hơn về nội dung đó, điển hình như về vấn đề pháp lý, kỹ thuật của hợp đồng thông minh; tiềm năng đối với lĩnh vực bảo hiểm.
Bước thứ ba, tìm hiểu các quy định của pháp luật, liên hệ với thực tiễn để đưa ra khả năng áp dụng hợp đồng thông minh trong lĩnh vực đó.
Bước thứ tư, tổng kết, đánh giá lại những thông tin đã phân tích.
Bước thứ năm, đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho Việt Nam.
Cuối cùng, đánh giá lại toàn bộ vấn đề đã phân tích.
KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI KHỐI VÀ HỢP ĐỒNG THÔNG MINH5 Mở đầu
Tổng quan về chuỗi khối
Chuỗi khối (blockchain) là thành phần quan trọng của hợp đồng thông minh.
1.1.1 Bản chất của chuỗi khối
Công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho phép các bên trao đổi bất kỳ loại dữ liệu nào trên cơ sở ngang hàng (P2P) mà với ít hơn hoặc không có bên trung gian Dữ liệu được trao đổi thường tương ứng với giao dịch hoặc tài sản có thể dịch sang kỹ thuật số, nó bao gồm chuyển tiền, lưu trữ hồ sơ y tế, giấy khai sinh, kết hôn và bảo hiểm, mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng bảo hiểm 1
Chuỗi khối là một tập hợp con của DLT, nó sử dụng các block (khối) thông tin để theo dõi các giao dịch trong một mạng phân tán gồm nhiều node (nút) 2 Chúng được xem như “là cơ sở dữ liệu phân tán về các giao dịch kinh tế có tổ chức” Chúng cho phép các bên giao dịch theo dõi điều gì đang xảy ra nhờ vào khả năng “cung cấp cơ sở dữ liệu phi tập trung hoặc sổ cái kỹ thuật số” của chúng 3 Các nút sử dụng thuật toán mật mã và hợp đồng thông minh để xác nhận các giao dịch sau đó giao dịch được viết thành các khối, tập hợp bao gồm nhiều khối tạo thành chuỗi, các chuỗi khối đó tạo thành một sổ cái Khi thực hiện giao dịch, hồ sơ quyền sở hữu tài sản và giá trị của chúng được nhập vĩnh viễn vào sổ cái và số lượng sổ cái bằng số nút liên quan 4
Như vậy, chuỗi khối được xem là kho lưu trữ hồ sơ công cộng không thể đảo ngược và chống giả mạo cho các tài liệu, hợp đồng và tài sản.
1 Eiopa ( 2021), “Discussion paper on blockchain and smart contracts in insurance”, tr 9.
3 Akram Almatarneh (2020), “Blockchain Technology and Corporate Governance: The Issue of Smart Contracts
- Current Perspectives and Evolving Concerns”, Éthique et économique/Ethics and Economics, 17 (1), tr 97 - 98.
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu khác nhau sẽ phân loại chuỗi khối thông qua những tiêu chí khác nhau Tuy nhiên, nếu dựa trên cấu hình kỹ thuật và chức năng (cấu trúc quản trị nội bộ), các chuỗi khối có thể chia thành bốn loại: không được phép công khai; được phép công khai; được phép riêng tư và không được phép riêng tư 5
Một chuỗi khối được xác định là “công khai” khi bất kỳ chủ thể nào cũng có thể đọc và truy cập toàn bộ chuỗi khối đó. Đối với chuỗi khối “riêng tư” không phải chủ thể nào cũng có thể truy cập mà chỉ những thực thể được ủy quyền mới có khả năng truy cập.
Chuỗi khối có thể được phân loại thành“không cần cấp phép”hoặc“được cấp phép”tùy thuộc vào người có thể gửi và xác thực giao dịch Trong trường hợp bất kỳ ai cũng có thể gửi và xác thực giao dịch thì chuỗi khối đó được gọi là không được phép Còn nếu chỉ thực thể ủy quyền mới có thể thực hiện hoặc xác thực các giao dịch, chuỗi khối là được phép.
Các chuỗi khối cũng có thể liên hợp, là một dạng blockchain riêng tư bán tập trung, có sự kiểm soát Chuỗi khối này làm hạn chế quyền truy cập của người dùng và nó phải chịu sự kiểm soát bởi nhiều thành viên khác Quản trị viên của ứng dụng này có quyền cho phép truy cập vào giao dịch của mỗi nút theo những gì đã thỏa thuận 6
Thứ nhất, chuỗi khối giúp loại bỏ các bên trung gian tham gia vào giao dịch.
Nếu các giao dịch truyền thống thường được bảo đảm bởi một bên trung gian đáng tin cậy như ngân hàng hoặc các công ty tín dụng thì đối với công nghệ chuỗi khối, quá trình này sẽ được loại bỏ Chuỗi khối thông qua việc sử dụng các node (nút) xác minh giao dịch sẽ loại bỏ tối đa khả năng rủi ro từ việc tin tưởng vào bất kỳ tổ chức nào và làm giảm chi phí phải trả cho bên trung gian hoặc bên thứ ba.
Thứ hai, tính bất biến của chuỗi khối làm chúng trở nên mạnh mẽ và an toàn.
Chuỗi khối đóng vai trò như là một bằng chứng bởi lẽ khi một giao dịch được nhập vào cơ sở dữ liệu và được cập nhật cho các nút, thông tin đó sẽ không bị thay đổi hoặc xóa đi, tạo sự minh bạch, công khai cho người sử dụng.
6 Nguyễn Thị Yến Nhi, Nguyễn Nhật Ánh, Hà Thu Trà Giang, Nguyễn Hoàng Mỹ Linh (2022), “Những rủi ro pháp lý của hợp đồng thông minh”, FTU Working Paper Series, 1 (5), tr 95.
Thứ ba, thực hiện giao dịch nhanh hơn và xuyên biên giới.
Khác với các giao dịch trên thực tế cần sự xác nhận của các bên, đôi khi phải đợi chờ phản hồi do chênh lệch múi giờ thì giao dịch thông qua blockchain sẽ xử lý quá trình này nhanh chóng với thời gian có thể chỉ trong vài phút hoặc vài giây, thậm chí thực hiện 24/7.
Thứ tư, giảm chi phí quản lý.
Với những ưu điểm về khả năng tự động hóa cùng với loại bỏ sự tham gia của các bên trung gian vào giao dịch, chuỗi khối giúp tiết kiệm một khoản chi phí Do đó, nó được mong chờ sẽ có những bước đột phá đổi mới trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, hợp đồng.
Tổng quan về hợp đồng thông minh
1.2.1 Khái niệm hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh được phát triển dựa trên công nghệ chuỗi khối.
Xét về mặt lịch sử, vào năm 1990, Nick Szabo đã đưa ra thuật ngữ “hợp đồng thông minh” Ông đã đề nghị chuyển những mệnh đề của hợp đồng thành mã và gắn chúng vào phần mềm hoặc phần cứng để chúng tự thực hiện nhằm làm giảm chi phí hợp đồng giữa các bên giao dịch và tránh trường hợp ngoại lệ ngẫu nhiên hoặc các hành động không thiện chí trong quá trình thực hiện hợp đồng 7
Theo Tanel Kerikmae và Addi Rull thì hợp đồng thông minh được hiểu là một chương trình máy tính có khả năng đưa ra quyết định khi đáp ứng một số điều kiện đã được thiết lập 8
Như vậy, về cơ bản, hợp đồng thông minh được xem như là một chương trình máy tính mà nó thực hiện xác minh và thực hiện các điều khoản khi đáp ứng những điều kiện đã được định trước Sau khi được mã hóa bằng ngôn ngữ của nó và nhập vào blockchain, hợp đồng không thể thay đổi và hoạt động tương thích với hướng dẫn được lập trình của nó Chuỗi khối sau đó có thể tự động thực thi hợp đồng thông qua câu lệnh “nếu thì”: “nếu” điều gì đó xảy ra, “thì” giao dịch hoặc hành động nhất định sẽ được thực hiện.
7 Zou, W., Lo, D., Kochhar, P S., Le, X.-B D., Xia, X., Feng, Y., … Xu, B (2019), “Smart Contract
Development: Challenges and Opportunities”, IEEE Transactions on Software Engineering, 1 (1), tr.2.
8 Nguyễn Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Hương, “Bàn về hợp đồng thông minh trong thời đại công nghiệp 4.0” https://laodongcongdoan.vn/ban-ve-hop-dong-thong-minh-trong-thoi-dai-cong-nghiep-40-77133.html (truy cập ngày 17/01/2023)
Nhìn chung, cơ chế hoạt động của hợp đồng thông minh được ví như một chiếc máy bán hàng tự động, nghĩa là, khi đáp ứng đủ các điều khoản đã được lập trình sẵn thì nó tiến hành thực hiện các yêu cầu.
Mục tiêu chính của hợp đồng thông minh là cho phép các bên có thể thực hiện giao dịch hoặc làm việc với nhau thông qua internet mà không phải tốn chi phí gặp mặt trực tiếp trao đổi hoặc phải sử dụng đến những cơ chế thực thi bên ngoài để giảm thiểu về chi phí, đồng thời giảm thiểu những nguy hại xảy ra đột xuất và tránh phụ thuộc vào khâu trung gian.
1.2.2 Đặc điểm hợp đồng thông minh Được hình thành từ công nghệ chuỗi khối, hợp đồng thông minh bao gồm những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, hợp đồng thông minh được thiết lập dựa trên mã nguồn của máy tính, chúng được thực hiện tiêu chuẩn hóa và gần như không phát sinh phí hoạt động đối với các bên ký hợp đồng.
Thứ hai, hợp đồng thông minh tạo nên sự tin tưởng tuyệt đối và chắc chắn đối với các bên giao kết hợp đồng Khi các bên đã bị ràng buộc bởi một điều khoản cụ thể nó sẽ trở nên bất biến và không thể vi phạm.
Thứ ba, hợp đồng thông minh được thiết kế trên định dạng phi tập trung.
Thứ tư, hợp đồng thông minh phụ thuộc nguồn thông tin bên ngoài để thông báo cho hoạt động của nó.
Ví dụ đối với hợp đồng bảo hiểm Để có thể được bồi thường về những thiệt hại do thiên tai hoặc thời tiết gây ra, hợp đồng cần sự lập trình để thu được thông tin về lượng mưa, nhiệt độ hoặc các yếu tố khác từ hệ thống của cơ quan khí tượng thủy văn. Hoặc đối với hợp đồng bán cổ phiếu, nó cần có sự liên kết đến một trang web trao đổi chính thức để thực hiện khi giá thỏa thuận đã đạt được, kích hoạt điều khoản bán hàng 9
1.2.3 Điều kiện và cách thức hoạt động của hợp đồng thông minh a Điều kiện hoạt động hợp đồng thông minh Để hợp đồng thông minh được hình thành, cần phải đáp ứng bốn điều kiện sau: Thứ nhất, về chủ thể hợp đồng: Chủ thể hợp đồng là các bên tham gia thực hiện
9 Mark Giancaspro (2017), “Is a ‘smart contract’ really a smart idea? Insights from a legal perspective”,
Computer law & security review, 33 (6), tr 9. giao kết hợp đồng, các bên này cần được cấp quyền truy cập, theo dõi tình hình xử lý và nội dung của hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của chính họ.
Thứ hai, về điều khoản hợp đồng: Vì tính chất hoạt động của hợp đồng thông minh nên các điều khoản cần phải được thiết lập ở dạng chuỗi, được lập trình đặc biệt và các bên tham gia phải đồng ý nhất trí với điều này.
Thứ ba, về chữ ký số: Các bên tham gia hợp đồng thông minh đồng thuận triển khai thỏa thuận về chữ ký số và phải thực hiện thao tác thông qua chữ ký số.
Cuối cùng, đó là về nền tảng phân quyền: Bước vào giai đoạn hoàn tất, hợp đồng thông minh cần được tải lên chuỗi khối Chuỗi khối sẽ tiếp tục phân phối dữ liệu về các nút mạng và lưu lại, các bên không thể điều chỉnh, tác động vào. b Cách thức hoạt động hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh hoạt động tự động cùng với những lập trình sẵn có từ trước với các điều khoản cần thiết, thường tuân theo câu lệnh “nếu… thì ” Tuy nhiên, các điều khoản này phải được viết bằng ngôn ngữ lập trình, được mã hóa chuyên biệt.
Mã code trong hợp đồng đóng vai trò là “minh chứng” thỏa thuận của các bên, nó còn là điều kiện để hợp đồng thông minh “chạy”.
So sánh hợp đồng thông minh với hợp đồng truyền thống
a Về phương diện kỹ thuật
Với cách hiểu, hợp đồng truyền thống thì được ký kết thông qua văn bản, hành vi cụ thể hoặc thông qua trao đổi thư từ, tài liệu giao dịch bằng đường bưu điện Trong khi đó, hợp đồng thông minh lại là ứng dụng phi tập trung nhằm xử lý các logic kinh doanh để đáp ứng các sự kiện trên mạng lưới blockchain nên xét về phương diện kỹ thuật, điểm giống nhau giữa hợp đồng thông minh và hợp đồng truyền thống là không có.
Về sự khác biệt, gồm những các điểm sau:
14 Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Phan Vân Anh (12) tr 113.
Thứ nhất, về ngôn ngữ.
Hợp đồng truyền thống sử dụng ngôn ngữ tự nhiên.
Hợp đồng thông minh sử dụng ngôn ngữ là mã code để máy tính phân tích, tự động hóa hoặc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Thứ hai, về quy trình thực hiện.
Hợp đồng thông minh giúp loại bỏ sự tồn tại của bên trung gian Thay vì sử dụng một ngân hàng hoặc nhà cung cấp tín dụng thì mã hóa của hợp đồng thông minh thực hiện công việc một cách tự động và hiệu quả Với tính năng tự động hóa, hợp đồng thông minh làm giảm sự tham gia của con người, từ đó, có thể tiết kiệm một khoản chi phí. Đối với hợp đồng truyền thống, trong một số giao dịch, cần đến bên thứ ba hoặc bên trung gian như ngân hàng.
Thứ ba, về thời gian thực hiện.
Hợp đồng thông minh đối với việc chuyển tiền là ngay lập tức Với công nghệ sổ cái phân tán, khoa học và lập trình thông minh, hợp đồng thông minh giải quyết tức thời cho cả những giao dịch phức tạp nhất trở nên dễ dàng.
Hợp đồng truyền thống để có thể thực hiện cần mất thời gian để một bên xác nhận bên còn lại đã thực hiện đúng và đủ các điều kiện, sau đó, họ mới thực hiện giao dịch, do đó, giao dịch truyền thống tốn nhiều thời gian thực hiện hơn so với hợp đồng thông minh.
Thứ tư, về tính không thể kiểm soát và không thể điều chỉnh.
Hợp đồng thông minh chỉ được thực hiện khi các bên thỏa thuận và thống nhất, sau đó sử dụng mã lệnh và đưa thiết lập cấu trúc “Nếu - thì” Nếu thỏa điều kiện thì kết quả sẽ trả về như ban đầu giao dịch, tuy nhiên, nếu các bên có nhu cầu thỏa thuận lại thì không thể thực hiện việc chỉnh sửa ở hợp đồng thông minh, do đó, tạo nên tính cứng nhắc của nó.
Trong khi đó, đối với hợp đồng truyền thống các bên có thể dễ dàng chỉnh sửa.
Về phương diện này, đối với hợp đồng thông minh, các bên có thể dự liệu và đưa tính năng tự hủy vào mã thông minh, tính năng này sẽ xóa ngôn ngữ khỏi khối nếu địa chỉ chính xác trên chuỗi khối yêu cầu nó 15 b Về phương diện pháp lý
15 Morgan N Temte (2019), “Blockchain Challenges Traditional Contract Law: Just How Smart Are SmartContracts?”, Wyoming Law Review, 19 (1), tr 97. Điểm giống nhau giữa hợp đồng thông minh và hợp đồng truyền thống có thể kể đến là:
Thứ nhất, về bản chất của hợp đồng.
Nhìn chung, hợp đồng là giao dịch dân sự xuất phát từ sự thỏa thuận của các bên Bất kể là hợp đồng thông minh hay hợp đồng truyền thống thì điều quan trọng nhất là các bên phải đạt được đến sự thỏa thuận cụ thể, rõ ràng về quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Sự tự do và ý chí thống nhất là điểm quan trọng làm nên hợp đồng, dù là hợp đồng thông minh hay hợp đồng truyền thống.
Thứ hai, về tính hợp pháp của hợp đồng.
Hợp đồng thông minh và hợp đồng truyền thống khi giao kết và thực hiện phải dựa trên các quy định pháp lý hiện hành và tuân thủ các quy định khác về hình thức, chủ thể, điều kiện có hiệu lực, quy trình và trách nhiệm do vi phạm hoặc giải quyết tranh chấp (nếu có).
Thứ ba, về nguyên tắc giao kết hợp đồng.
Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phải trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Như vậy, đây được xem là nguyên tắc cơ bản để giao kết hợp đồng, khi giao kết hợp đồng thông minh hoặc hợp đồng truyền thống cũng cần tuân thủ nguyên tắc này.
Thứ tư, về những quy định khác có liên quan đến thực hiện hợp đồng.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản khi giao kết hợp đồng, khi thực hiện hợp đồng, dù là hợp đồng thông minh hay hợp đồng truyền thống các bên cũng cần phải đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc: thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng; thực hiện hợp đồng một cách trung thực và các bên cùng có lợi; khi thực hiện hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, hợp đồng thông minh và hợp đồng truyền thống cũng có sự khác biệt:
Thứ nhất, về pháp luật điều chỉnh: Đối với hợp đồng truyền thống, hiện nay các quy định về loại hợp đồng này thường được quy định đa số trong Bộ luật Dân sự năm 2015 hoặc các Luật chuyên ngành khác có liên quan Đối với giao dịch điện tử, hiện nay có Luật giao dịch điện tử năm 2005.
Còn hợp đồng thông minh, hiện nay, chưa có quy định nào đề cập đến nó Đây vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ do đó, các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng đưa ra những khuyến nghị nhằm gợi mở cho Việt Nam bổ sung quy định về hợp đồng thông minh.
Thứ hai, về việc sửa đổi hợp đồng.
Mã máy tính được thiết kế hữu hạn, nó gây khó khăn và có thể không thể sửa đổi mã hóa của hợp đồng thông minh vì bản chất của hợp đồng thông minh được thiết kế để trở nên “vĩnh viễn’ Như vậy, lỗi yêu cầu sự điều chính có thể không được sửa đổi hoặc trong trường hợp có thể sửa đổi, nó sẽ mất rất nhiều nỗ lực, thời gian, chi phí để sửa chữa 16
Trong khi đó đối với hợp đồng truyền thống, các bên có thể thuận lợi và dễ dàng hơn khi sửa đổi hợp đồng bằng cách ghi chú điều khoản sửa đổi hoặc việc thiết lập nên một hợp đồng mới cũng không tốn quá nhiều chi phí cho các bên.
Khả năng ứng dụng hợp đồng thông minh hiện nay
Hợp đồng thông minh ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống bởi những tính năng hữu ích mà nó đem lại trong các ngành nghề, điển hình như: a) Trong thế giới Crypto:
Crypto còn được gọi là Cryptocurrency - là một dạng tiền điện tử được biết đến và phát hành bởi nền tảng blockchain Crypto tương tự như một phương tiện giao dịch bằng tiền thật, nó không diễn ra trên thực tế mà được thực hiện thông qua blockchain.
Do đó, Crypto còn có tên gọi phổ biến đối với các người dùng là tiền ảo.
Crypto sử dụng hệ thống mã hóa cơ sở dữ liệu của blockchain, thông tin về các giao dịch sẽ đảm bảo tính bảo mật, an toàn, khả năng bị thay đổi, xóa bỏ gần như là không thể.
Thêm vào đó, điều đặc biệt đối với Crypto là nó không giới hạn chủ thể tạo ra loại tiền này, nghĩa là bất kỳ ai hoặc tổ chức nào cũng có thể tạo ra loại tiền này và giá trị của nó được xem xét đánh giá thông qua cộng đồng người dùng chấp nhận và sử dụng rộng rãi nó như thế nào Nhờ đó, các nhà phát triển có thể tạo ra ví tiền điện tử để lưu trữ Coin và Token, các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) để thuận tiện trong việc tiếp cận ngày càng nhiều người dùng. b) Trong doanh nghiệp:
Năm 2015, Tập đoàn Trust & Clearing (DTCC) đã lưu trữ thông tin về khối tài sản chứng khoán có trị giá lên đến 1.500.000 tỷ USD, tương đương với 345 triệu giao dịch qua sổ cái blockchain.
Sở dĩ tập đoàn có sự tin tưởng vào blockchain là bởi do các tính năng của nó. Blockchain bên cạnh việc thực hiện giao dịch tự động, chính xác, tốc độ nó còn loại bỏ những rủi ro không đáng có giúp giao dịch thực hiện thuận lợi hay minh bạch hơn. c) Trong chuỗi cung ứng (Logistics):
Chuỗi cung ứng là một hệ thống kéo dài gồm nhiều bộ phận mang tính dây chuyền, xâu chuỗi với nhau Với hợp đồng thông minh, mỗi bộ phận đều có khả năng giám sát, theo dõi tiến độ công việc để đề ra phương án thực hiện nhiệm vụ đúng thời hạn Bên cạnh đó, hợp đồng thông minh cũng bảo đảm tính minh bạch, chống gian lận trong công việc. d) Trong dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
Nhờ ứng dụng hợp đồng thông minh, hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân được mã hóa và lưu trữ trên nền tảng blockchain với một khóa riêng, nghĩa là chỉ những người có khóa đó mới có thể truy cập vào và xem hồ sơ, thông tin bệnh nhân, ngoài ra, những người khác không có khóa riêng sẽ không thể truy cập và xem hồ sơ được Điều này đảm bảo tính riêng tư cho bệnh nhân và khả năng ngăn chặn việc xâm nhập, đánh cắp thông tin một cách bừa bãi. Đồng thời, hóa đơn liệt kê chi phí cho các cuộc phẫu thuật cũng được lưu trữ trên blockchain và được chuyển tự động cho bên bảo hiểm.
Sổ cái còn được ứng dụng để quản lý sức khỏe cộng đồng như: quản lý y tế ví dụ như giám sát thuốc men, kết quả xét nghiệm, nguồn cung y tế. e) Trong giao dịch dân sự:
Trong các giao dịch dân sự, việc sử dụng hợp đồng thông minh tạo cơ hội cho người tiêu dùng trở nên bình đẳng hơn trong sân chơi với người bán (tập đoàn) Người tiêu dùng có thể sử dụng hợp đồng thông minh để đàm phán giao dịch trực tuyến với nhà cung cấp để các hợp đồng thông minh tự trao đổi với nhau thay mặt cho đại diện của họ.
Giả sử đối với hợp đồng thuê ô tô Bob có nhiều ô tô Sau đó, anh ta muốn cho Alice thuê Giả định thêm ô tô được vận hành bằng một kỹ thuật như ứng dụng thông minh, mã QR hoặc dấu vân tay, có thể được kích hoạt từ xa Theo hợp đồng thông minh, Alice trả trước cho Bob để đổi lấy việc sử dụng ô tô trong một khoảng thời gian.
Cả Alice và Bob đều xác định trước những điều kiện mong muốn về thời hạn thuê, lãi suất, số tiền trả trước và thông số kỹ thuật của ô tô Bob và Alice theo dõi chuỗi khối đã được thiết lập để thương lượng, ký kết hợp đồng và Alice có thể lựa chọn một chiếc xe phù hợp với thông số để mượn từ Bob 17
Hợp đồng thông minh cũng có khả năng ngăn chặn và/hoặc nhanh chóng giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Giả sử như giữa Alice và Bob thỏa thuận về việc Alice trả Bob $10 để rửa xe cho cô ấy nhưng sau khi Bob rửa xe của Alice xong thì tuyên bố anh ta chưa nhận được số tiền cho dịch vụ đã cung cấp Alice có thể yêu cầu một trong những điều sau:
(1) Alice đã trả bằng tiền mặt nhưng Bob không đưa biên lai.
(2) Alice gửi séc cho Bob qua đường bưu điện nhưng Bob chưa bao giờ rút tiền
17 Morgan N Temte (15) tr 100. mặt kiểm tra.
Tuy nhiên, nếu họ sử dụng hợp đồng thông minh để ghi lại giao dịch và hợp đồng đó giữ an toàn trên chuỗi khối Cùng với đó, hai bên đồng ý sử dụng thiết bị phát hiện trạng thái của ô tô (sạch/bẩn).
Như vậy, khi thiết bị có thể nhận dạng được có sự chuyển biến từ bẩn sang sạch đối với xe của Alice thì hợp đồng sẽ tự chuyển $10 từ tài khoản của Alice sang tài khoản của Bob Nếu một trong các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, bên còn lại có thể kiện ra Tòa và hợp đồng thông minh được xem là minh chứng rõ rằng nhất 18 f) Trong bầu cử: