Khi đó nhà làm luật căn cứ vào những biểu hiện này mà ban hành những quy định riêng về những người chưa thành niên không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với hành vi của mình hay những ch
Tính cấp thiết của đề tài
Người chưa thành niên được xem như tương lai của đất nước, của quốc gia, sự phát triển về tinh thần lẫn thể chất của họ luôn được Việt Nam quan tâm, chú ý đến Điều đó được thể hiện rõ ở pháp luật nước ta từ các Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Trẻ em, Luật Trợ giúp pháp lý mở rộng phạm vi trợ giúp pháp lý miễn phí đối với mọi trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, đến các Công ước quốc tế Việt Nam đã phê chuẩn như Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, ký kết ngày 20 tháng 11 năm 1989 Do đó, có thể nói nước ta vô cùng quan tâm đến đối tượng người chưa thành niên này và tạo điều kiện để họ có thể phát triển, sinh sống tốt hơn
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc quy định mà còn phải nhìn vào thực tiễn xã hội hiện nay Một xã hội đã có rất nhiều biến đổi so với trước đây; nó là sự biến đổi từ tư tưởng, quan niệm của xã hội đến nhưng yêu cầu để một người có thể sinh sống, sinh hoạt, hòa nhập với cộng đồng Vì thế cần có những sự đổi mới phù hợp trong quyền của người chưa thành niên để có thể giúp họ phát triển, độc lập, tự lập, hòa nhập dễ dàng với xã hội và cũng như để bảo vệ và đảm bảo quyền con người của họ một cách tốt hơn, rõ ràng hơn và hoàn thiện hơn
Việc đổi mới này không chỉ nằm ở việc nên phát triển các quyền nào, sửa đổi, bổ sung các quyền hiện nay như thế nào mà còn nằm ở việc hạn chế các tác động ngoài lên người chưa thành niên như gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội, mà trong đó, mối liên hệ giữa con chưa thành niên với cha, mẹ là mối quan hệ gắn kết nhất và gần gũi nhất Cũng trong giai đoạn phát triển tâm lý của con chưa thành niên, cha, mẹ góp phần lớn vào việc hình thành nên tính cách, thói quen của con, đồng thời là người giúp đỡ con một cách chừng mực trong việc tạo nên các mối quan hệ xã hội
Thế nhưng, không phải lúc nào cha, mẹ cũng có thể sử dụng quyền của mình một cách hợp lý, đúng đắn mà bản thân họ không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng, suy nghĩ, định kiến cũ không còn phù hợp hoặc không còn là yêu cầu bắt buộc của xã hội ngày nay trong đó có thể kể đến như việc hối hôn, tức là khi con cái đến một độ tuổi nhất định cha, mẹ sẽ thúc giục con mình tìm người kết hôn, sinh con; hay tư tưởng nhẫn nhịn trước bạo lực gia đình Không chỉ vậy, có những phụ huynh lại lợi dụng quyền của mình mà xâm phạm đến quyền lợi của con chưa thành niên dẫn tới để lại những bất cập, điều tiêu cực trong quá trình trưởng thành, định hình tính cách của trẻ Hoặc có những gia đình, cha, mẹ bảo vệ con cái quá mức dẫn đến trẻ khi phát triển, ra đường không có đủ kỹ năng để hòa nhập xã hội, tự lập
Lúc này, cha, mẹ sẽ chịu chế tài hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo pháp luật Việt Nam; tuy nhiên, chế tài này còn tồn đọng nhiều bất cập Do đó, nhóm tác giả đã tìm hiểu về chế tài chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong pháp luật nước ngoài và nhận thấy chế tài có thể khắc phục một số bất cập của chế tài hạn chế quyền.
Câu hỏi nghiên cứu
Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, cùng với quyền của con chưa thành niên được hiểu như thế nào?
Khái niệm về chấm dứt quyền của cha, mẹ?
Biện pháp chấm dứt quyền của cha, mẹ trong pháp luật Bang Texas (Mỹ) và trong pháp luật Trung Quốc được quy định như thế nào?
Những bất cập của quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
Quy định chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên giải quyết các bất cập của quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như thế nào?
Nên kiến nghị quy định biện pháp chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong hệ thống pháp luật Việt Nam như thế nào?
Mục tiêu của đề tài
Đề tài hướng đến việc so sánh và phân tích những quy định hiện hành ngày nay Từ đó, đưa ra nhận xét và các kiến nghị nhằm mục đích có thể đưa quy định chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên vào hệ thống pháp luật Việt Nam và được áp dụng một cách phù hợp, thiết thực Đồng thời, đề tài nghiên cứu, phân tích pháp luật quốc tế, pháp luật bang Texas (Mỹ), pháp luật Trung Quốc hiện hành liên quan đến việc xây dựng và áp dụng về chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Dựa trên những nền tảng đó, đề tài đưa ra những kiến nghị xây dựng pháp luật cho Việt Nam ở việc chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên – luật quốc tế, pháp luật các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam”, nhóm sẽ chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, có kết hợp giữa các quy định của các nước nhằm đưa ra kiến nghị phù hợp với Việt Nam Thông qua việc phân tích các quy định pháp luật trên thế giới và nước ngoài còn hiệu lực hiện nay, từ đó đưa ra những kiến nghĩ và vận dụng nó vào thực tiễn ở Việt Nam
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu chủ yếu về pháp luật về quyền con chưa thành niên và chấm dứt quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên Lấy đó làm nền tảng để phân tích, so sánh và tìm ra những ưu điểm, nhược điểm Nhóm cũng sẽ đi phân tích các bất cập của quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời điểm hiện tại
Phạm vi về không gian: Nhóm sẽ nghiên cứu chủ yếu về pháp luật quốc tế, luật bang Texas (Mỹ), luật Trung Quốc và pháp luật Việt Nam
Phạm vi về thời gian: Nhóm sẽ nghiên cứu toàn diện về pháp luật liên quan tới chủ đề mà còn hiệu lực hiện
CHƯƠNG1.TỔNGQUANVỀQUYĐỊNHCHẤMDỨTQUYỀNCỦACHA,
ME ̣ ĐỐIVƠ ́ ICONCHƯATHÀNHNIÊN 1.1 Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Một cộng đồng xã hội lúc nào cũng được tạo nên từ những kiểu gia đình với đầy đủ các thành viên khác nhau, từ gia đình hạt nhân gồm hai thế hệ cha, mẹ và con cái đến đại gia đình gồm nhiều thế hệ: ông, bà, cô, dì, chú bác,… Trong bất kỳ kiểu gia đình nào cũng đều là tổ hợp của nhiều loại mối quan hệ nhưng tiêu biểu nhất vẫn là mối quan hệ giữa cha, mẹ và con cái Họ luôn là một mảnh ghép không thể tách rời trong việc xây dựng một mái ấm, một ngôi nhà đúng nghĩa Mỗi bậc cha, mẹ đều có những nhiệm vụ cụ thể để xây dựng, vun đắp lên ngôi nhà chung ấy Cha, mẹ có một vai trò thiêng liêng, quan trọng trong việc định hướng và dẫn dắt đứa trẻ trưởng thành, vượt qua những khó khăn, thử thách và chung vui với con qua những thành công mà con đạt được Bởi lẽ, cha, mẹ là một tấm gương cho con cái noi theo nên mỗi bước đi của cha, mẹ đều có những trọng trách quyết định, những nỗi niềm thử thách để vừa dạy con khôn lớn vừa là bài học trưởng thành của cha, mẹ trong hành trình nuôi con Vì thế, mỗi một hành động của cha, mẹ đều đi đôi với nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ đối với con cái Cha, mẹ phải vừa hành động cho đúng nghĩa vụ của cha, mẹ nhưng đồng thời cũng là được quyền thực hiện quyền của bậc phụ huynh đối với đứa trẻ để vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ
Trong luật quốc tế có những điểm mới về việc bảo vệ mối quan hệ giữa cha, mẹ và con này Trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1990 đã có những quy định cho các nước thành viên tại khoản 1 Điều 18 như sau: “ cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và sự phát triển của con cái cha, mẹ, và tùy trường hợp có thể là người giám hộ hợp pháp, có trách nhiệm đầu tiên trong việc nuôi dưỡng và sự phát triển của trẻ em Những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là điều quan tâm cơ bản của họ.” Ngay cả trong Công ước cũng đã nêu ra quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ luôn phải gắn liền với sự nuôi dưỡng và phát triển của con cái, cụ thể hơn qua khoản 2 của Điều này: “ phải dành sự giúp đỡ thích đáng cho các bậc cha, mẹ và những người giám hộ hợp pháp trong việc thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ em, và phải bảo đảm phát triển những thể chế, phương tiện và dịch vụ cho việc chăm sóc trẻ em” Tại các quốc gia khác nhau, quy định về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ cũng có những điểm lưu ý khác biệt Đối với Philippines, quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ được bao gồm các quyền về bảo vệ, yêu thương, chăm sóc, cung cấp những hướng dẫn về tôn giáo, đức tin cho con cái, cung cấp sự chăm sóc y tế, bảo vệ đời sống thể chất và tinh thần của con cái Trong Luật Gia đình Philippines, tại Điều 220 1 , nhóm tác giả thấy rằng yếu tố quan trọng nhất và luôn được đề cao qua từng điểm là sức khỏe tinh thần, thể chất của đứa trẻ và sự hiện diện của cha, mẹ trong từng thời điểm, từng quyết định của đứa trẻ cần có sự có mặt của cha, mẹ Mỗi cha, mẹ đều có nghĩa vụ và quyền đối với con cái của mình Điều này, được quy định cụ thể tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam Nghĩa vụ của cha, mẹ không nhằm mục đích phục vụ lợi ích của cha, mẹ, nó phục vụ lợi ích cho sự phát triển của con cái, trong đó đối tượng cần sự chú ý đặc biệt là con chưa thành niên Theo nhóm tác giả, nghĩa vụ của cha, mẹ bao gồm tất cả những nghĩa vụ tác động trực tiếp đến bên ngoài môi trường sống của đứa trẻ, bao gồm lựa chọn trường học, môi trường sống, trạm y tế hay bệnh viện nơi con cái được tiếp cận với những điều kiện y tế mà con cần để sống khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường Ngoài ra, nó còn bao gồm những tác động đến tâm sinh lý của đứa trẻ, bảo vệ và hun đúc lên tinh thần, tính cách, đạo đức của một đứa trẻ Tất cả các nghĩa vụ của cha, mẹ chỉ vì một mục đích cao cả nhất đó là vì bản thân sự phát triển của người chưa thành niên được tốt nhất
Cha, mẹ thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tiên quyết để họ được sử dụng quyền đối với con cái của mình Nghĩa vụ của cha, mẹ phải đảm bảo cho con có những quyền cơ bản của con trẻ bao gồm quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc sức khỏe, học tập và phát triển năng khiếu, quyền vui chơi, giải trí, Cha, mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con Quyền của cha, mẹ là quyền được tự quyết định, lựa chọn cho con cái những gì tốt nhất cho sự phát triển của trẻ và quyền này có thể đối kháng với lợi ích của những chủ thể khác có quyền đối với con trẻ Có thể hiểu rằng quyền của cha, mẹ mang lại lợi ích nhất định cho cha, mẹ bởi vì đó không chỉ là quyền để bảo vệ con trẻ mà còn là quyền để thỏa mãn nhu cầu
The parents and those exercising parental authority shall have with the respect to their unemancipated children on wards the following rights and duties:
1 To keep them in their company, to support, educate and instruct them by right precept and good example, and to provide for their upbringing in keeping with their means;
2 To give them love and affection, advice and counsel, companionship and understanding;
3 To provide them with moral and spiritual guidance, inculcate in them honesty, integrity, self-discipline, self-reliance, industry and thrift, stimulate their interest in civic affairs, and inspire in them compliance with the duties of citizenship;
4 To enhance, protect, preserve and maintain their physical and mental health at all times;
Parents have a duty to provide their children with high-quality educational materials.* Supervision of children's activities ensures their well-being.* Parental guidance fosters appropriate recreational pursuits and social interactions.* Protection from negative influences safeguards children's development.* Discouraging harmful habits supports physical, intellectual, and ethical growth.
6 To represent them in all matters affecting their interests;
7 To demand from them respect and obedience;
8 To impose discipline on them as may be required under the circumstances; and
9 To perform such other duties as are imposed by law upon parents and guardians (316a)” lợi ích của cha, mẹ như cách hiểu về lợi ích của con người trong cuốn “Quyền của phụ huynh và giá trị của gia đình” 2
Trong Luật Dân sự của Hàn Quốc, từ Điều 913 đến Điều 916 có quy định về quyền của cha, mẹ Trong đó liệt kê bao gồm 4 quyền: quyền bảo vệ và giáo dục con, quyền chỉ định nơi cư trú, quyền thi hành kỷ luật, quyền cho phép kinh doanh, quyền quản lý tài sản riêng của con Các quyền này nhằm kiểm soát quyết định được đưa ra dưới danh nghĩa của đứa trẻ hoặc vì đứa trẻ mà quyết định Còn tại Điều 203 Bộ luật Dân sự Bỉ có đưa ra định nghĩa quyền của cha, mẹ được giới hạn trong các quyền sắp xếp nơi ở, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giám sát, giáo dục, rèn luyện hoặc phát triển của con Nhìn chung theo nhóm tác giả, quyền của cha, mẹ có thể được chia ra làm hai dạng: quyền cơ bản khi thực hiện nghĩa vụ của cha, mẹ và quyền gián tiếp phái sinh khi các chủ thể khác thực hiện sau khi cha, mẹ đã thực hiện nghĩa vụ của mình Hiểu theo một khía cạnh khác, quyền cơ bản của cha, mẹ không phải là nghĩa vụ bắt buộc tuân thủ mà chính là sự tự nguyện, tự do giáo dục, nuôi dạy con cái của mình theo đúng ý mà cha, mẹ muốn Cha, mẹ được quy định nghĩa vụ phải “chăm lo cho việc học tập của con để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức” 3 nhưng thông qua quyền của cha, mẹ; cha, mẹ có thể lựa chọn ngôi trường phù hợp cho con, lựa chọn hướng đi học tập trong nước hay nước ngoài, chọn lựa trau dồi văn hóa hay thúc đẩy phát triển kỹ năng xã hội, nghệ thuật cho con trẻ, Tất cả đều chính là quyền cơ bản mà cha, mẹ có quyền quyết định Ngoài ra, quyền của cha, mẹ còn đến từ nghĩa vụ của con và của bên thứ ba Đối với nghĩa vụ của con, cha, mẹ có quyền được yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng và gìn giữ danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình 4 Đây là những gì mà cha, mẹ xứng đáng được hưởng khi đã thực hiện nhiều điều cho con Không chỉ con cái, những quyền này của cha, mẹ luôn được tôn trọng bởi bất kỳ chủ thể nào, trừ những trường hợp được quy định bị hạn chế quyền cha, mẹ Cha, mẹ có quyền được tự định đoạt nơi ở của con chưa thành niên, được chọn trường học, bệnh viện và các phương pháp y tế nhằm giúp con được phát triển tốt nhất, không phụ thuộc hay bị ràng buộc bởi một tổ chức, cá nhân nào khác Trong trường hợp cha, mẹ ly hôn, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng con nếu được cha, mẹ thỏa thuận thì Tòa án phải tôn trọng và công nhận sự thỏa thuận đó Ngoài ra quyền được thăm nom cũng được bảo vệ và không bị ai cản trở 5
Nói chung, quyền lợi của cha mẹ về cơ bản bắt nguồn từ những nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho cha mẹ Nhà làm luật quy định như vậy là nhằm mục đích thúc đẩy việc thực hiện nghĩa vụ của cha mẹ.
2 “We shall define a right as fundamental if it is owed to a person in virtue of their simply being a person, and its justification is grounded in the benefits it will bring to that person and not to others.”, H Brighouse and A Swift, "Parents' Rights and the Value of the Family," Ethics 117 (2006), 87
3 Trích khoản 1 Điều 69, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam
4 Trích khoản 1 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam
5 Trích khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam của cha, mẹ được thực hiện tốt hơn, sát sao hơn và hết lòng vì con cái hơn Đối với những nghĩa vụ của cha, mẹ, việc thực hiện rập khuôn sẽ không mang lại hiệu quả tích cực và phù hợp với từng đứa trẻ, vì thế việc đưa ra những quyền lợi của cha, mẹ nhằm giúp cha, mẹ đưa ra những quyết định đúng đắn, linh hoạt trong việc định hướng phong cách nuôi dạy con phù hợp Việc này còn khiến đứa trẻ hứng thú và có sự kết nối nhất định với người phụ huynh bởi vì những gì họ đã làm cho con sẽ khiến góc nhìn của đứa trẻ về phụ huynh thay đổi, để một gia đình có sự hòa hợp và nhằm mục đích phát triển tốt nhất cho đứa trẻ
1.2 Khái niệm và quyền của con chưa thành niên
1.2.1 Khái niệm con chưa thành niên
Theo Điều 1 Công ước về Quyền trẻ em năm 1990 quy định: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” Khác với khái niệm trẻ em nói trên thì người chưa thành niên được Bộ Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về thực hiện tư pháp đối người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) 6 ghi nhận như sau: “Người chưa thành niên là một trẻ em hoặc một thanh thiếu niên, theo những hệ thống pháp luật tương ứng, sẽ được xử lý về một hành vi vi phạm pháp luật theo cách khác với người trưởng thành” Theo văn bản này, khái niệm của người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em, thanh thiếu niên Cả hai đối tượng này được đề cập đến trong Quy tắc đều là người chưa trưởng thành
Ngoài ra, trong Các quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do 1990 được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 45/113 ngày 14/12/1990, người chưa thành niên được định nghĩa: “Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi Giới hạn độ tuổi thấp hơn mức này theo đó không được phép tước tự do của trẻ em cần được pháp luật quy định.” Theo đó, văn bản này cùng với Công ước về
Quyền trẻ em đều khẳng định định nghĩa người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên Vậy thuật ngữ “trẻ em” và “con chưa thành niên” cùng được hiểu là người dưới 18 tuổi
TỔNG QUAN VỀ QUY ĐỊNH CHẤM DỨT QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN
Khái niệm và quyền của con chưa thành niên
1.2.1 Khái niệm con chưa thành niên
Theo Điều 1 của Công ước về Quyền trẻ em năm 1990, trẻ em là những người dưới 18 tuổi Tuy nhiên, trong phạm vi Bộ Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về thực hiện tư pháp đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh), người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em và thanh thiếu niên, là những người sẽ được xử lý khác với người trưởng thành khi vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, trong Các quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do 1990 được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 45/113 ngày 14/12/1990, người chưa thành niên được định nghĩa: “Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi Giới hạn độ tuổi thấp hơn mức này theo đó không được phép tước tự do của trẻ em cần được pháp luật quy định.” Theo đó, văn bản này cùng với Công ước về
Quyền trẻ em đều khẳng định định nghĩa người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên Vậy thuật ngữ “trẻ em” và “con chưa thành niên” cùng được hiểu là người dưới 18 tuổi
Tại các nước khác nhau, quy định về độ tuổi để được coi là con chưa thành niên cũng khác nhau Ở một số nước như Trung Quốc 7 và Philippines 8 , độ tuổi được coi là con chưa thành niên là dưới 18 tuổi Bên cạnh đó cũng có những nước như Hàn Quốc 9 quy định độ tuổi con chưa thành niên là dưới 19 tuổi Các quốc gia đều có quy định về độ
6 Trích Mục 2 Phần 1 Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên, 1985 (Các quy tắc Bắc Kinh)
7 Điều 17 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
8 Mục e Điều 4, Đạo luật phúc lợi và tư pháp vị thành niên năm 2006
9 Điều 4 Bộ luật Dân sự Đại Hàn Dân Quốc tuổi con chưa thành niên dù khác nhau nhưng nhìn chung thì không có khoảng cách quá lớn giữa các nước Việc xác định độ tuổi này phụ thuộc rất lớn vào quan điểm xây dựng pháp luật của mỗi nước Những quan điểm đó dù có khác nhau nhưng đều tập trung xác định bởi yếu tố mục tiêu xây dựng chính sách công Điển hình là trong hệ thống giáo dục của hầu hết các quốc gia đều quy định độ tuổi hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc đều rơi vào độ tuổi 18 Khi đã hoàn thành chương trình giáo dục này thì nhà làm luật nhận thấy được trẻ em độ tuổi này đều đã được trang bị đủ những kiến thức cần thiết về tư duy, tâm sinh lý, pháp luật Đầu tiên, yếu tố ảnh hưởng tới quy định về độ tuổi là các nghiên cứu về sinh lý, tâm lý xã hội đã được công nhận Trong đó, có thể kể đến là các nghiên cứu đáng tin cậy của
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định, vị thành niên là người từ 10 đến 19 tuổi Từ góc độ tâm sinh lý học, các nghiên cứu khoa học đều chứng minh rằng, giai đoạn vị thành niên (từ 10 đến 19 tuổi theo quan điểm của WHO) là thời điểm rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân Trong giai đoạn này, mỗi người dần phát triển năng lực cá nhân của mình 10 Các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, người dưới 18 tuổi vẫn đang trong quá trình trưởng thành cả về thể chất và tinh thần, điều này được thể hiện rõ ràng ở việc bộ não chưa phát triển đầy đủ Vì thế, trong 18 năm đầu đời là vô cùng quan trọng cho quá trình hoàn thiện thể chất, tâm sinh lý và cần được sự chăm sóc, hỗ trợ từ người lớn Đây là những căn cứ quan trọng để cơ quan lập pháp hoàn thiện pháp luật một cách phù hợp nhất
Thứ hai, việc kế thừa, học hỏi, tham khảo quy định của quốc tế, của hệ thống pháp luật của các nước khác cũng ảnh hưởng đến ý chí nhà làm luật của các nước, việc các nước trong một khu vực kế thừa hay học hỏi cách lập pháp lẫn nhau xong nên việc quy định về độ tuổi con chưa thành niên có thể tương tự là việc không thể tránh khỏi
Tại Việt Nam, nước ta đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về quyền trẻ em từ rất sớm Vì thế, quyền trẻ em ở Việt Nam được hiến định từ trong Hiến pháp 1946 đến tất các bản Hiến pháp sau nay: Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013 Đến nay, quyền trẻ em cũng được cụ thể hóa và quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhiều văn bản đề cập tới trẻ em thường dùng từ
“người” hoặc “người chưa thành niên” hoặc “con chưa thành niên” và xác định độ tuổi khác nhau Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam quy định người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, Luật trẻ em 2016 của Việt Nam quy định trẻ em là
10 WHO, “Adolescent health”, xem tại: https://www.who.int/health-topics/adolescent-health#tab=tab_2, truy cập ngày 04/03/2023 người dưới 16 tuổi, Bộ luật Lao động 2019 của Việt Nam quy định người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi, là những quy định cho thấy độ tuổi của người chưa thành niên theo quy định của pháp luật Việt Nam Độ tuổi của con chưa thành niên cũng quyết định khả năng tham gia vào các quan hệ pháp luật Thuật ngữ “người chưa thành niên” và thuật ngữ “trẻ em” có cùng một nội dung là để chỉ những người chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần để được coi là người trưởng thành Tuy nhiên, xét dưới góc độ độ tuổi thì khái niệm người chưa thành niên theo pháp luật Việt Nam rộng hơn khái niệm trẻ em vì người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em và người từ 16 đến dưới 18 tuổi Trên cơ sở độ tuổi, pháp luật xác định năng lực hành vi dành cho một chủ thể cụ thể được hưởng những quyền nhất định và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Căn cứ theo Điều 12 BLHS thì người từ đủ 14 tuổi trở lên thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự để xác định lỗi trong pháp luật Hình sự của Việt Nam Từ đó có thể xác định cách xử lý cho phù hợp với từng chủ thể
Từ những thuật ngữ trên, nhóm tác giả rút ra những đặc điểm chung nhất định của những người này Về mặt cảm xúc người chưa thành niên trong quá trình phát triển về sinh lý lẫn tâm lý Đây là một giai đoạn nhạy cảm dễ dẫn đến mất cân bằng về mặt cảm xúc khi bị tác động từ các yếu tố bên ngoài như gia đình, xã hội, bạn bè… và sự mất cân bằng về mặt cảm xúc dẫn đến những hành vi không đáng có khi không làm chủ được bản thân và ảnh hưởng của những điều tiêu cực xung quanh Về nhu cầu độc lập, ở một độ tuổi chưa chín chắn về suy nghĩ có xu hướng tự hành động, tự đưa ra quyết định theo cách phù hợp, thỏa mãn cho nhận thức của bản thân hơn là để phù hợp với những quy tắc của xã hội, môi trường đòi hỏi Trong hoạt động học tập hay giao tiếp với bạn bè và người lớn ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội, trong ăn mặc, trong quan hệ bạn bè, trong thưởng thức nghệ thuật hay thể thao… Có thể nói nhu cầu độc lập là sự phát triển tất yếu và rất cần thiết của các em ở lứa tuổi chưa thành niên Đây là cơ sở quan trọng giúp các em trở thành người lớn sau này Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng, nhu cầu độc lập không chỉ có mặt tích cực mà còn có mặt tiêu cực nếu phát triển đúng với các chuẩn mực xã hội đưa ra thì đây là tích cực nhưng khi phát triển thái quá có những hành vi lệch chuẩn thì dễ dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội Về nhận thức pháp luật của người chưa thành niên còn rất non nớt Nhận thức và quan niệm pháp luật chưa hình thành đầy đủ hoặc bị lệch lạc chủ quan của nhận thức chính họ Những kiến thức pháp luật phần lớn được truyền tải, giáo dục từ gia đình, xã hội, môi trường xung quanh nơi mà họ có thể tích lũy được những kiến thức mỗi ngày khi còn ở độ tuổi này
Vì thế nhiều người chưa thành niên thờ ơ đối với những quy định pháp luật Một khía cạnh khác cho rằng quy định pháp luật chỉ mang tính hình thức và hành động căn cứ vào nhu cầu bản thân mà không suy nghĩ hậu quả Hay nói cách khác nhận thức pháp luật của phần lớn người chưa thành niên phạm tội biểu hiện ở mức độ thấp Nhận thức pháp luật giúp các em phát triển một cách đúng đắn và trở thành công dân tốt cho xã hội Ý thức pháp luật là nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của người chưa thành niên Khi đó nhà làm luật căn cứ vào những biểu hiện này mà ban hành những quy định riêng về những người chưa thành niên không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với hành vi của mình hay những chế tài giảm nhẹ mang tính nhân đạo dành riêng cho nhóm đối tượng này để tạo cơ hội để phát triển một cách tốt nhất Việc hạn chế một phần trách nhiệm của hành vi cho nhóm người chưa thành niên là phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ những quyền tốt nhất cho đối tượng này
Tóm lại, từ những văn bản và khái niệm trên, ở Việt Nam, thuật ngữ con chưa thành niên được đồng nhất với quốc tế là chỉ đối tượng người dưới 18 tuổi, đang trong giai đoạn đầu sự phát triển con người, tham gia quan hệ pháp luật khác nhau với vai trò chủ thể tương ứng với quan hệ pháp luật đó
1.2.2 Quyền của con chưa thành niên
Con chưa thành niên là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về mặt nhận thức, thể chất, tâm lý ảnh hưởng lớn từ mặt sinh học, phát triển chưa đầy đủ còn non nớt về ý thức và hành vi Từ những đặc điểm chung của đối tượng này mà quyền cũng có những mặt khác hơn so với quyền con người nói chung, để phù hợp với sự phát triển về mặt nhận thức, cảm xúc của họ được quy định cụ thể cho pháp luật của quốc gia thành viên trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em như sau: “trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời” 11 Đối tượng tác động của quyền này không chỉ mỗi con chưa thành niên mà quyền này có thể là nghĩa vụ của cha, mẹ, người giám hộ hợp pháp của con
Chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Trong cả pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, chấm dứt quyền của cha, mẹ chưa có khái niệm chính thức Vì thế, để định nghĩa cho cụm từ chấm dứt quyền của cha, mẹ này, nhóm tác giả tự đưa ra định nghĩa dựa trên việc nghiên cứu từ pháp luật quốc gia, cụ thể là luật của Trung Quốc và luật của bang Texas, Mỹ
Theo Luật Gia đình của bang Texas, Mỹ thì việc chấm dứt quyền cha, mẹ được chia làm hai hướng là bị chấm dứt và tự nguyện chấm dứt hay còn được gọi là từ bỏ quyền cha, mẹ 18 Việc từ bỏ quyền của cha, mẹ này do ý muốn chủ quan của người phụ huynh muốn từ bỏ quyền và nghĩa vụ của mình với nhiều lý do khác nhau nhưng chung quy lại tất cả đều vì lý do khách quan và lý do chủ quan ảnh hưởng đến quyết định nuôi con của mỗi người Việc bị chấm dứt quyền của cha, mẹ là do Tòa án thực hiện ra quyết định dựa trên tình hình thực tế của các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ, bao gồm: môi trường, cách giáo dục, các quyền về nhân thân,…
Trong trường hợp tự nguyện từ bỏ quyền làm cha mẹ, cha hoặc mẹ sẽ ký vào bản tuyên thệ tự nguyện từ bỏ các quyền và nộp cho Tòa án Tòa án sẽ xem xét và quyết định chấm dứt quyền nếu thấy việc này vì lợi ích tốt nhất cho con.
Các căn cứ tự nguyện chấm dứt quyền cha, mẹ theo Điều 161.005 của Luật Gia đình của bang Texas:
“Không có quan hệ huyết thống Đã xác nhận có quan hệ huyết thống hoặc không có ý kiến về quan hệ huyết thống trong quá trình tố tụng trước đó vì lầm tưởng rằng vào thời điểm ký xác nhận hoặc vào ngày ra quyết định của Tòa án là người đó là cha ruột dựa trên những thông tin sai lệch.”
Trên thực tế, việc chấm dứt quyền cha mẹ dựa trên mối quan hệ huyết thống là hợp lý khi cha mẹ không có chung dòng máu với đứa trẻ vì khi đó, việc nuôi dưỡng đứa trẻ sẽ không còn hiệu lực.
18 Theo Điều 161.001(b)(1) và Điều 161.005 Luật Gia đình của bang Texas
Điều 161.005 Bộ Luật Gia đình Texas cho phép chấm dứt quyền nuôi con khi cha mẹ không thể hoặc không muốn tiếp tục nuôi dưỡng trẻ Sự chấm dứt tự nguyện này có thể được thực hiện khi cha mẹ đưa ra lựa chọn giữa việc nuôi con hoặc giao con đi Trong trường hợp cha mẹ nộp đơn xin chấm dứt quyền nuôi con nhưng sau đó phát hiện thông tin về mối quan hệ huyết thống có sự sai sót, tòa án vẫn có thể thụ lý và ra quyết định chấp thuận chấm dứt quyền nuôi con của họ.
Dù ở cách nào thì biện pháp này đều hướng tới bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người con bằng việc chấm dứt quyền của cha, mẹ là vĩnh viễn Sau khi bị áp dụng biện pháp này thì quyền của cha, mẹ không thể được khôi phục lại Hai hướng này có sự khác nhau về hình thức và chủ thể yêu cầu nhưng cùng có một mục đích là hướng đến lợi ích tốt nhất của đứa trẻ Đối với trường hợp cha, mẹ không tự nguyện chấm dứt quyền thì người yêu cầu Tòa án chấm dứt là các chủ thể có quyền được quy định ở luật này và các văn bản pháp luật liên quan của Bang Texas kèm theo các lý lẽ, bằng chứng để thuyết phục Tòa án Luật Gia đình (Family Law Court) chấp thuận cho việc chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con Theo Luật gia đình của Bang Texas các chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án chấm dứt quyền cha, mẹ:
“Bất kỳ người nào có quyền tiếp cận đứa trẻ theo lệnh của Tòa án;
Một người đàn ông được cho là cha của đứa trẻ; cha, mẹ nuôi của đứa trẻ được Bộ Dịch vụ Bảo vệ Gia đình sắp xếp ở nhà của bạn trong ít nhất 12 tháng kết thúc không quá 90 ngày trước ngày bạn nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng;
Một cha, mẹ nuôi tương lai đã được trao quyền đứng dưới một tuyên bố để trao quyền đứng; Ông bà, ông cố, chị gái, anh trai, cô dì, chú bác, cháu gái hoặc cháu trai của đứa trẻ và những người dưới đây: nếu cả hai cha, mẹ đã chết hoặc cả cha và mẹ, cha hoặc mẹ còn sống hoặc người quản lý bảo quản đều đồng ý; hoàn cảnh hiện tại của đứa trẻ sẽ gây tổn hại đáng kể đến sức khỏe thể chất hoặc sự phát triển cảm xúc của đứa trẻ;
Một người nào đó đã thực sự chăm sóc, quản lý và có quyền nuôi con trong ít nhất 6 tháng kết thúc không quá 90 ngày trước ngày bạn nộp đơn kiện chấm dứt với Tòa án và bạn không phải là cha, mẹ nuôi;
Người được chỉ định là người quản lý bảo quản của đứa trẻ trong một bản tuyên thệ từ bỏ hoặc đã được chấp thuận bằng văn bản để nhận đứa trẻ làm con nuôi; hoặc Một người đã sống với đứa trẻ và cha, mẹ, người giám hộ hoặc người bảo quản của đứa trẻ trong ít nhất 6 tháng kết thúc không quá 90 ngày trước ngày họ nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng và cha, mẹ, người giám hộ hoặc người bảo quản của đứa trẻ đã qua đời;
Người giám hộ của người hoặc tài sản của đứa trẻ; Đứa trẻ nộp đơn kiện thông qua một đại diện được ủy quyền (chẳng hạn như người giám hộ hoặc luật sư);
Bộ Gia đình và Dịch vụ Bảo vệ; hoặc Một cơ quan đặt trẻ em được cấp phép.” 20
Căn cứ để Tòa án xác định việc chấm dứt quyền của cha, mẹ được chia làm hai yếu tố chính: một là ý chí và hai là hành động của cha, mẹ Hai yếu tố này gắn kết chặt chẽ với nhau, thể hiện ra ngoài bằng hành động của họ Có thể là hành động bỏ rơi con với ý định không quay trở lại; hành vi gây nguy hiểm, lạm dụng con; việc cha, mẹ đã bị kết án có hành vi nghiêm trọng liên quan đến tình dục, bạo lực trẻ em; Điều 161.001(b)(1) của Bộ luật Gia đình Texas Các căn cứ chấm dứt quyền cha, mẹ không tự nguyện là:
“Cha, mẹ bỏ rơi con và không có ý định quay trở lại;
Cha, mẹ gây nguy hiểm cho đứa trẻ;
Cha, mẹ lạm dụng hoặc bỏ bê đứa trẻ hoặc đứa trẻ khác;
Cha, mẹ không nuôi được con;
Cha, mẹ đã bị kết án trọng tội liên quan đến tình dục hoặc bạo lực đối với trẻ em; Cha, mẹ bắt con nghỉ học hoặc xa nhà.” 21
Khi cha, mẹ bị Tòa tuyên chấm dứt quyền theo Bộ Luật Gia Đình bang Texas thì người đó bị chấm dứt toàn bộ quyền và các nghĩa vụ bắt buộc đối với con kể cả nghĩa vụ cấp dưỡng, trừ các nghĩa vụ cấp dưỡng chưa được thanh toán cho đứa trẻ trước khi bị chấm dứt Theo đó, quyền thừa kế cũng chấm dứt giữa cha, mẹ và con Đối trường hợp tự nguyện chấm dứt thì thực hiện bằng việc ký vào bản khai có tuyên thệ từ bỏ và nộp bản khai này cho Tòa án Tòa án phải xác định việc chấm dứt này dựa trên mục tiêu vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ
Còn theo hệ thống pháp luật Trung Quốc, chấm dứt quyền của cha, mẹ chỉ có thể diễn ra bằng con đường Tòa án ra quyết định chấm dứt mà không phụ thuộc vào ý muốn của người cha, người mẹ Điều 108 Luật Bảo vệ người chưa thành niên của Cộng hòa Nhân
20 Hunt Law Firm, PLLS, Terminating a Parent’s Rights to a Child in Texas , xem tại: https://www.familylawyerkaty.com/family-law/termination-of-parental-rights/ , truy cập ngày: 06/02/2023
QUY ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN Ở HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI
Theo hệ thống pháp luật tiểu bang Texas, Hoa Kỳ
Nguyên nhân nhóm tác giả lựa chọn hai quốc gia này vì quy định chấm dứt quyền của cha, mẹ này đều đã được đem vào trong thực tiễn cũng như có nhiều bản án thể hiện mức độ áp dụng quy định chấm dứt tại hai nước này Thêm vào đó là có sự quy định rõ ràng về cơ sở chấm dứt và các hệ quả sau khi chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
2.1.1 Cơ sở chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên do cha, mẹ gây nguy hiểm cho con
Vấn đề chấm dứt quyền của cha, mẹ là một vấn đề phức tạp Tuy nhiên, để việc chấm dứt quyền của cha, mẹ có hiệu lực thì chỉ có con đường tư pháp, yêu cầu Tòa án đưa ra phán quyết chấp thuận yêu cầu chấm dứt quyền của cha, mẹ đó Trong các trường hợp không tự nguyện chấm dứt, Tòa án sẽ đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng tình hình thực tế về mối quan hệ và các tương tác giữa cha, mẹ và con cái 27 Đồng thời, Tòa án phải cân nhắc dựa trên lợi ích tốt nhất của đứa trẻ Khi nhắc đến các trường hợp sẽ bị Tòa án chấm dứt quyền của cha, mẹ, nhóm tác giả nhận thấy các trường hợp này – dựa vào yếu tố khả năng thực hiện trách nhiệm của cha, mẹ - chia thành hai nhóm chính: nhóm các trường hợp không tự nguyện chăm sóc đứa trẻ và nhóm các trường hợp không phù hợp chăm sóc đứa trẻ
Các trường hợp không tự nguyện chăm sóc đứa trẻ thường xuất phát từ thái độ trốn tránh trách nhiệm đối với con cái Tại Điều 161.001(b)(1) của Luật Gia đình Bang Texas, các trường hợp trốn tránh nghĩa vụ của đấng sinh thành được liệt kê cụ thể, rõ ràng và thuyết phục Yếu tố “rõ ràng và thuyết phục” được định nghĩa tại Điều 101.007 là mức độ tin cậy của bằng chứng được xuất hiện trong tâm trí của người điều tra rằng đó là bằng chứng thực tế và thuyết phục
Trước hết, đó chính là trường hợp cha, mẹ bỏ rơi hoặc không hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ và không có ý định quay lại Tại điểm (A), (B), (C) của điều này có nêu các trường hợp đều thể hiện ý chí tự nguyện bỏ con một mình hoặc giao con cho một người khác chăm sóc Việc chăm sóc này được giao cho một người khác, không phải cha, mẹ của đứa trẻ để chăm sóc Bằng việc chủ đích bỏ con một mình hoặc đưa con cho một người khác chăm sóc đã thể hiện thái độ thiếu trách nhiệm, không muốn phải đứng ra chịu trách nhiệm đối với đứa trẻ Tuy nhiên, để thêm bằng chứng chứng minh
27 “ The court may order termination of the parent-child relationship if the court finds by clear and convincing evidence”, Sec.161.001(b)(1) b, Texas Family Code cho việc chấm dứt quyền của cha, mẹ là một quyết định đúng đắn và kỹ lưỡng, Tòa án cũng đã nêu thêm rằng: cha, mẹ ngoài việc tự ý bỏ rơi con hoặc giao con cho người khác chăm sóc thì cũng phải thể hiện ý chí tự nguyện thoát khỏi trách nhiệm nuôi con để có thể làm cơ sở chấm dứt Tùy vào mức độ thể hiện ý chí thì thời gian Tòa án cho phép hành vi thiếu trách nhiệm này đủ mức để chấm dứt quyền của cha, mẹ Đối với trường hợp thể hiện rõ ý định không quay trở lại, Tòa án cho rằng việc chấm dứt này là cần thiết, cấp bách và không cần bằng chứng gì thêm vì đã đủ cả yếu tố tâm lý và hành vi của cha, mẹ đều thể hiện ý định từ bỏ trách nhiệm đối với con cái của mình Đối với trường hợp không thể hiện thái độ về việc quay trở lại, Tòa án lại xét đến khía cạnh hành vi đối với đứa trẻ Trong trường hợp phụ huynh đó không hỗ trợ đầy đủ cho đứa con và đã rời khỏi nhà trong khoảng thời gian 3 tháng thì họ sẽ phải bị chấm dứt quyền bằng phán quyết của Tòa án Tuy nhiên, có một trường hợp nữa cho phép Tòa án được quyền chấm dứt quyền của cha, mẹ nếu như tìm được bằng chứng thuyết phục và rõ ràng về việc cha, mẹ có chủ đích bỏ con một mình hoặc giao con cho người khác nuôi dưỡng Trong trường hợp này, người đưa ra được những bằng chứng về việc cha, mẹ có chủ đích bỏ rơi con hoặc đưa con cho người khác chăm sóc, nuôi dưỡng không có sự chu cấp đầy đủ cho đứa trẻ và không quay trở lại trong vòng ít nhất 6 tháng thì người phụ huynh đó sẽ bị chấm dứt quyền của cha, mẹ Khác hai trường hợp đã nhắc đến ở bên trên, trong trường hợp chấm dứt này không đề cập đến ý muốn thể hiện thái độ quay lại của cha, mẹ Đây là trường hợp tổng quát nhất về vấn đề bỏ rơi con làm cơ sở chấm dứt quyền này Không xét tới khía cạnh thái độ của người cha, mẹ đó khi bỏ rơi con đang là xét tới mọi trường hợp thể hiện thái độ của người cha rơi con đó Dù họ có thể hiện ý chí sẽ quay trở lại hay không quay trở lại hoặc ngay cả khi không thể hiện ý chí gì thì Tòa án cũng căn cứ vào hành vi bỏ rơi con trong một khoảng thời gian nhất định (ở đây là 6 tháng) để đưa người con thoát khỏi phạm vi quản lý, chăm sóc của người phụ huynh thiếu trách nhiệm này
Việc bỏ rơi con của mình không chỉ thực hiện đối với đối tượng con chưa thành niên đang trong sự kiểm soát của cha, mẹ mà còn đối với các trường hợp đang chịu sự quản lý của người giám hộ thuộc Bộ Gia đình và Dịch vụ bảo vệ ít nhất trong 6 tháng tại điểm (N) và ít nhất 9 tháng tại điểm (O) của Điều này Đối với đối tượng bị tác động này, người cha, mẹ trong vai trò người có trách nhiệm đối với con của mình đang bị tước đoạt con cái ra khỏi vòng tay của họ vì những lý do do chính họ gây ra 28 làm ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của đứa trẻ Vì thế, dù không chấm dứt hoàn toàn quyền của cha, mẹ nhưng Bộ đã một phần lấy đi quyền của phụ huynh bằng cách định đoạt một số
28 Sec 262.001, Family Code Texas quyền của đứa trẻ 29 Việc phụ huynh này có thực hiện những điều khoản tại mục (i), (ii) và (iii) của điểm (N) hay những yêu cầu của Tòa án đưa ra để thử thách phụ huynh sẽ ảnh hưởng đến quyết định của Tòa án cho việc trao trả lại quyền quản lý thực tế đối với con cái của mình hay là sẽ chấm dứt quyền của cha, mẹ Các điều khoản đều hướng tới sự thiếu hợp tác của cha, mẹ trong việc muốn nhận lại trách nhiệm đối với con Các điều kiện này là điều kiện đủ để làm cơ sở chấm dứt quyền của cha, mẹ tại điểm (N) bao gồm:
“(i) Bộ đã thực hiện những nỗ lực hợp lý để trao trả đứa trẻ về với phụ huynh;
(ii) phụ huynh của đứa trẻ không thường xuyên thăm nom và duy trì liên lạc đối với đứa trẻ; và
(iii) phụ huynh đã thể hiện rằng họ không có khả năng cung cấp cho đứa trẻ một môi trường an toàn;”
Hoặc khi thất bại trong việc tuân thủ các yêu cầu của Tòa án đặt ra với ý chí muốn phụ huynh hàn gắn và trở lại sau khi đứa trẻ đã được tách khỏi cha, mẹ vì những lý do bạo lực hay bỏ bê từ phía phụ huynh Khi xuất hiện đầy đủ các yếu tố trên, Tòa án chắc chắn rằng người phụ huynh này đã thể hiện hành động và ý chí không muốn được nuôi dưỡng, chăm sóc đứa trẻ Việc tách đứa trẻ ra khỏi cha, mẹ của chúng và chấm dứt hoàn toàn trách nhiệm, quyền lợi của cha, mẹ là một điều đúng đắn đối với sự phát triển của nó Đối với các trường hợp dù đã thể hiện được rõ thái độ muốn quan tâm đến sự phát triển của trẻ bằng cách đưa chúng vào những trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh khẩn cấp được chỉ định cũng có thể là lý do để Tòa án ra quyết định chấm dứt quyền của cha, mẹ Đó là khi người phụ huynh này không thể hiện ý định quay lại đón đứa trẻ đối với đứa trẻ từ nhỏ hơn 60 ngày tuổi Theo Điều 262.302 có quy định, trong trường hợp trung tâm dịch vụ chăm sóc nhận một đứa trẻ dưới 60 ngày tuổi từ cha, mẹ của chúng và không có ý định đón về thì trung tâm sẽ đương nhiên trở thành người có quyền kiểm soát đối với đứa trẻ đó Vì quyền kiểm soát, định đoạt, chăm sóc đứa trẻ đã thuộc về trung tâm dịch vụ, Tòa án phải bắt buộc chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con cái của mình theo cơ sở tại điểm (S) Đánh giá về điểm này, nhóm tác giả thấy rằng đây là điều luật mang tính cứng rắn và nghiêm khắc, không cho người phụ huynh đã để lại con ở trung tâm một thời gian để xem xét về khả năng chăm sóc Tuy nhiên, việc
29 “Temporary Managing Conservatorship in the context of the CPS process means that DFPS will temporarily take custody f your child DFPS may request the right, to make both educational and medical decisions for your child”, xem tại: https://texaslawhelp.org/article/child-protective-services-conservatorship- phase#:~:text=Temporary%20Managing%20Conservatorship%20in%20the,medical%20decisions%20for%20yo ur%20child, truy cập ngày: 21/6/2023 không chăm sóc con từ khi mới lọt lòng mà trao cho người khác chăm sóc của phụ huynh là một hành động cho thấy rõ ý nghĩ và hành động của vị phụ huynh không thể đảm nhận trách nhiệm của một bậc làm cha, mẹ được Vì thế, việc cần chấm dứt quyền cũng là một giải pháp cho đứa trẻ tránh khỏi những vị phụ huynh thiếu khả năng chăm sóc cho tương lai phát triển của nó
Với việc thể hiện trách nhiệm của cha, mẹ đối với việc hỗ trợ chăm sóc cho đứa trẻ là một điều cần thiết Khi đứa con đang sống cùng với họ hay với sống người phụ huynh còn lại, với họ hàng hay đang ở trung tâm chăm sóc được chỉ định của Bang thì việc nhận được sự hỗ trợ từ người phụ huynh không trực tiếp chăm sóc cho thấy rõ sự quan tâm và muốn được góp sức trong chặng đường phát triển và lớn lên của đứa trẻ Tại điểm (F) của Điều này có quy định trường hợp phụ huynh thất bại trong việc hỗ trợ đứa trẻ dù việc đó nằm trong khả năng của mình trong khoảng thời gian 1 năm đến trước khi khởi kiện yêu cầu phán quyết chấm dứt quyền của Tòa án là ít nhất 6 tháng Đối với các trường hợp này, việc chứng minh khả năng thực hiện việc hỗ trợ của cha, mẹ là cần thiết và chưa được quy định cụ thể, còn phụ thuộc vào tình hình thực tế các bên mong muốn hỗ trợ vấn đề nào của đứa trẻ và sự hợp tác để tiếp nhận sự hỗ trợ đó từ phía người đang nuôi dưỡng trực tiếp đứa trẻ đó
Trong nhiều trường hợp, việc cha, mẹ từ bỏ con và không thực hiện những giấy tờ chứng minh danh tính của đứa trẻ hoặc không cung cấp phương tiện xác định danh tính của đứa trẻ cũng được coi là một cơ sở để chấm dứt quyền của cha, mẹ Việc cha, mẹ từ bỏ con của mình không mới mà nó đã trở thành một thực trạng hằng ngày diễn ra trên thế giới Tuy vậy, không phải trường hợp nào cũng là cơ sở để chấm dứt quyền của cha, mẹ Tại điểm (G) của điều này có chỉ rõ, việc từ bỏ con của mình và không cung cấp danh tính hoặc phương tiện chứng minh danh tính của đứa trẻ cho dù danh tính của đứa trẻ đó không thể xác định được bằng những hành động xem xét, truy tìm cẩn trọng là điều kiện để Tòa án chấm dứt quyền của cha, mẹ Bởi vì, hành động không xác định danh tính của đứa trẻ và không cung cấp phương thức xác định danh tính là một trở ngại lớn cho sự phát triển bình thường của đứa trẻ Không xác định được danh tính, đứa trẻ sẽ khó được hưởng các phúc lợi xã hội mà một đứa trẻ có danh tính rõ ràng sẽ có Đó là phúc lợi được đi học, được hưởng sự chăm sóc y tế, được bảo vệ bởi pháp luật trước những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của đứa trẻ, Vì thế, khi họ chối bỏ trách nhiệm làm cha, mẹ (dù có chủ đích hay bất đắc dĩ) thì vẫn phải hoàn thành được quyền lợi đầu tiên của con trẻ là quyền công dân Khi bản thân người làm cha, mẹ từ chối hoặc không thể cung cấp được danh tính cho con, đồng nghĩa với việc họ đang từ chối cho đứa con của họ tiếp nhận những quyền lợi cơ bản của trẻ em nên có Vì thế, theo quy định này việc chấm dứt quyền của cha, mẹ cần phải được diễn ra
Trọng trách của một người cha cũng nặng và đầy trách nhiệm như một người mẹ phải có đối với đứa trẻ Vì thế, việc quan tâm, chăm sóc người mẹ trong toàn bộ quá trình mang thai cũng là một cách để thể hiện trách nhiệm của mình đối với đứa con của mình Một người có kiến thức về thai kỳ theo cách hiểu của tác giả là một người nhận thức được lợi ích tốt nhất dành cho đứa trẻ trong thai kỳ và những sự hỗ trợ y tế cần thiết để đảm bảo cho thai kỳ của người mẹ an toàn, thuận lợi Tại điểm (H) của Điều 161.001(b)(1) cũng đã đề cao sự hỗ trợ, chăm sóc từ người cha của đứa trẻ chưa ra đời đó Việc người cha dù đã có kiến thức về việc mang thai vẫn có chủ đích bỏ rơi người mẹ đang mang thai đứa trẻ đó từ khi bắt đầu mang thai và trong suốt thai kỳ, không có sự hỗ trợ thỏa đáng, chu cấp đầy đủ dịch vụ y tế cần thiết cho người mẹ Sau khi đứa trẻ ra đời, người cha đó vẫn duy trì sự cách xa đối với đứa trẻ và thất bại trong việc hỗ trợ đứa trẻ về mọi mặt Hai yếu tố này đã làm nên một cơ sở chấm dứt cần thiết đối với người cha thiếu trách nhiệm cho con của mình
Lý do chấm dứt quyền cha mẹ không giới hạn ở trường hợp cha mẹ bỏ rơi con Bỏ rơi chỉ thể hiện sự từ chối giám hộ con về mặt ý chí, còn thực tế trong nhiều trường hợp thì việc thực hiện trách nhiệm này chỉ mang tính ổn định, đối phó qua loa với cơ quan chức năng mà không quan tâm đến con, thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách trẻ Do đó, nhận thức được tình trạng không ổn định của môi trường xung quanh trẻ và đưa trẻ thoát khỏi môi trường đó hoặc ngăn cản những tác hại của môi trường đó đối với trẻ là điều nên làm Tuy nhiên, phụ huynh hành động theo Điểm d và e Khoản này chỉ xác nhận hành vi vô trách nhiệm của mình khi nhận thức được môi trường sống ô nhiễm nhưng bỏ mặc hoặc tiếp tay cho các tác động của môi trường ô nhiễm đó ảnh hưởng đến trẻ.
30 In re Uvalle, 102 S.W.3d 337, xem tại https://casetext.com/case/in-re-the-interest-of-uvalle quyền cha, mẹ của người mẹ Gracie Uvalle do người mẹ đã đặt con mình vào môi trường nguy hiểm theo Điều 161.001 (b)(1) (D) và (E) Theo đó, người mẹ đã không thể đảm bảo cho con mình một môi trường sống ổn định mà phải thường xuyên di chuyển liên tục Đồng thời còn có chứng cứ cho thấy đứa trẻ bị lạm dụng tình dục bởi người mẹ và bạn trai của bà Song mặc dù DFPS đã đưa ra chương trình hỗ trợ cho người mẹ để có thể lấy lại quyền nuôi con, tuy nhiên sau hơn 6 tháng thực hiện thì bà đã bỏ đi để gặp bạn trai của mình và để có thể tiếp tục được uống rượu Sau đó bà đã bị bắt và bị phạt tù 6 năm Trước khi phải tham gia chương trình hỗ trợ do Bộ đưa ra thì Gracie cũng từng bị bắt do tham gia giao thông trong lúc say xỉn và hai đứa trẻ cũng có mặt trong xe vào thời điểm đó Đồng thời bà còn có tiền sử lạm dụng rượu và đã phải nhập viện nhiều lần vì điều đó Theo đó, do họ hàng của đứa trẻ cũng được DFPS nhận định là không phù hợp để nhận nuôi chúng bởi họ đã từng có tiền sử lạm dụng chất kích thích, tiền án (criminal record) hoặc đã từng bị chấm dứt quyền cha, mẹ trước đó Vì thế, khi có các trường hợp cha, mẹ đe dọa đến đời sống phát triển của con chưa thành niên, Tòa án sẽ sử dụng điều kiện này làm cơ sở để chấm dứt quyền của họ Các trường hợp cha, mẹ định hướng lệch theo hướng tiêu cực cũng có thể dẫn đến việc bị chấm dứt quyền của mình Việc ngăn cản con được nhập học của con, chưa xét đến lý do ngăn cản, cũng đủ làm điều kiện để chấm dứt quyền của họ
Ngoài ra, việc trẻ em vắng mặt tại nơi cư trú của mình mà không được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ trong thời gian dài; sự mất tích này được coi là không có ý định quay trở lại.
Theo hệ thống pháp luật Trung Quốc
2.2.1 Quy định về chấm dứt quyền giám hộ đối với con chưa thành niên
Khác với Việt Nam, hệ thống pháp luật Trung Quốc khi đưa ra các biện pháp, cách xử lý, quy định pháp lý liên quan tới hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên đã không có biện pháp hạn chế quyền của cha, mẹ Mà quốc gia này dựa theo mức độ nguy hiểm, hậu quả của hành vi mà lựa chọn áp dụng biện pháp phù hợp, nhẹ nhất là giáo dục và biện pháp nặng nhất là chấm dứt quyền giám hộ
Sự khác biệt đầu tiên là hệ thống pháp luật của quốc gia này không dùng “quyền cha, mẹ” mà sử dụng cụm từ “quyền giám hộ” mang nghĩa bao quát và hướng tới nhiều quan hệ giám hộ ngoài cha, mẹ với con chưa thành niên Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ hướng tới đối tượng là quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên được quy định trong hệ thống pháp luật này Nhìn chung, nếu xét về đối tượng của bài viết thì “quyền của cha, mẹ” theo hệ thống pháp luật nước ta với “quyền giám hộ” theo pháp luật Trung Quốc có nét tương đồng, giống nhau
Dẫn chiếu nội dung từ Điều 27 Bộ luật Dân sự và Điều 7 Luật bảo vệ người chưa thành niên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì cha, mẹ là người giám hộ của con chưa thành niên và đảm nhận nghĩa vụ giám hộ, được quy định tại Điều 26 Bộ luật Dân sự Đó là các nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng và bảo vệ con, cũng như những trách nhiệm được nhắc tới trong Điều 16 của Luật bảo vệ người chưa thành niên Những quyền được phát sinh từ các nghĩa vụ, trách nhiệm này được xem là quyền giám hộ của người giám hộ và được pháp luật bảo vệ, ngược lại, nếu người giám hộ vi phạm nghĩa vụ hoặc xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên thì cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý với hành vi của mình theo Điều 34 Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Từ các quy định đó, có thể nhìn thấy “quyền giám hộ” của hệ thống pháp luật quốc gia này giống với “quyền cha, mẹ” theo hệ thống pháp luật nước ta Cụ thể là chỉ các quyền phát sinh từ nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo phạm vi của bài nghiên cứu này Cũng như khi cha, mẹ có hành vi vi phạm nghĩa vụ, quyền của mình hay hành vi xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên thì phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng Quan trọng nhất là “quyền giám hộ” hay “quyền của cha, mẹ” đều nhằm mục đích bảo hộ quyền hợp pháp khi cha, mẹ thực hiện nghĩa vụ của mình với con Điểm khác biệt thứ hai là cụm từ “người giám hộ” bởi hệ thống pháp luật nước này không quy định là “quyền của cha, mẹ” mà là “quyền giám hộ” nên chủ thể được hưởng quyền này không chỉ có cha, mẹ của người chưa thành niên mà còn có người giám hộ khác của người chưa thành niên, người giám hộ của người không có năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo Điều 23 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đồng thời, “người giám hộ” của người chưa thành niên sẽ hướng tới nhiều chủ thể đã được nhắc tới ở Điều 27 Bộ luật Dân sự là cha, mẹ, ông, bà, anh, chị hoặc các cá nhân, tổ chức khác sẵn sàng làm người giám hộ đã được ủy ban dân cư, ủy ban thôn dân hoặc sở dân sự tại nơi cư trú của trẻ vị thành niên chấp thuận 133 Từ đó có thể hiểu chủ thể “người được giám hộ” trong hệ thống pháp luật này cũng chỉ đến người chưa thành niên
Do đó, khi tìm hiểu các điều luật về quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, chúng ta sẽ thấy hệ thống pháp luật sử dụng thuật ngữ "quyền giám hộ" và "người giám hộ" để bao hàm cả những cá nhân khác ngoài cha mẹ có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em Đồng thời, con chưa thành niên sẽ được coi là "người được giám hộ" Trong bài viết này, chúng ta tập trung vào việc chấm dứt quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, nên các cụm từ "quyền giám hộ", "người giám hộ" và "người được giám hộ" sẽ được sử dụng xuyên suốt để đảm bảo tính thống nhất và dễ hiểu trong nội dung.
“quyền giám hộ”, “người giám hộ” và “người được giám hộ” lần lượt sẽ được hiểu là
Điều kiện để Toà án ra quyết định chấm dứt quyền giám hộ là hành vi của cha, mẹ vi phạm quyền giám hộ hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này trong thực tế còn phải theo nguyên tắc có lợi nhất cho người được giám hộ, vì vậy chỉ nên áp dụng nguyên tắc có lợi nhất cho người chưa thành niên.
133 Theo bản dịch của nhóm tác giả
134 王广聪, 论最有利于未成年人原则的司法适用, bản dịch của nhóm tác giả, xem tại: https://www.spp.gov.cn/spp/wjbg/202204/t20220410_590846.shtml, truy cập ngày 10/6/2023
Nguyên tắc có lợi nhất cho người chưa thành niên được hiểu là trong quá trình bảo vệ quyền nhân thân, quyền tài sản và các quyền, lợi ích khác của người chưa thành niên cần tổng hợp, cân nhắc toàn diện các yếu tố ở tất cả các phương diện, lựa chọn phương án và áp dụng biện pháp có lợi nhất cho người chưa thành niên để bảo vệ tối đa hóa lợi ích của người chưa thành niên 135
Theo Quách Khai Nguyên (Trung tâm nghiên cứu thanh niên Trung Quốc, viện nghiên cứu Luật thanh thiếu niên, Bắc Kinh 100089) trong bài nghiên cứu về “Luận “Bộ luật Dân sự” cùng với nguyên tắc có lợi nhất cho người chưa thành niên” trong tạp chí
“Giáo dục pháp luật cho thiếu niên” và tạp chí “Khoa học xã hội thanh niên Trung
Quốc” đã phân tích rằng nguyên tắc có lợi nhất cho người chưa thành niên là biểu hiện của tính bản địa hóa của “nguyên tắc tối đa hóa lợi ích của trẻ em” dựa trên tình hình trong nước và văn hóa pháp luật của Trung Quốc Bởi lẽ, trong nghiên cứu lý luận của đa số học giả của quốc gia này đều dịch “the Best Interests of Child” thành “nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em” và đối tượng trẻ em ở đây là chỉ người dưới 18 tuổi, cũng tức là người chưa thành niên theo pháp luật của Trung Quốc Vì vậy, nguyên tắc này được hiểu là nguyên tắc có lợi nhất chưa người chưa thành niên trong hệ thống pháp luật của quốc gia này và nguyên tắc này được áp dụng trong các quy định pháp luật về bảo vệ người chưa thành niên như văn bản pháp luật “Ý kiến” của Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 01/01/2015 tại Điều 02 136 hay trong Luật bảo vệ người chưa thành niên tại Điều 04 137 Đồng thời, theo Quách Khai Nguyên, nguyên tắc có lợi nhất cho người chưa thành niên ở Trung Quốc bao gồm hai khía cạnh là người chưa thành niên phải được coi là người có quyền và lợi ích của người chưa thành niên phải cao hơn lợi ích của người thành niên trong xã hội; tức có nghĩa là mọi vấn đề liên quan đến người chưa thành niên
Điều 25 Luật Bảo vệ Trẻ em Trung Quốc quy định nguyên tắc "lợi ích tối đa cho trẻ em" Nguyên tắc này yêu cầu khi giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em, quyền và lợi ích của trẻ em phải được đặt lên hàng đầu Các quyết định phải được đưa ra sau khi xem xét toàn diện tình hình cụ thể, hoàn cảnh thực tế và nhu cầu phát triển của trẻ em Nguyên tắc này đảm bảo rằng mọi hành động của cá nhân, tổ chức và nhà nước đều hướng đến mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy lợi ích tốt nhất của trẻ em.
136 “Điều 02: Việc xử lý hành vi vi phạm quyền giám hộ phải tuân thủ nguyên tắc có lợi nhất cho người chưa thành niên; xem xét đầy đủ các đặc điểm thể chất, tinh thần và nhân phẩm, danh dự của người chưa thành niên; dành sự bảo vệ đặc biệt, ưu tiên cho người chưa thành niên.”, bản dịch của nhóm tác giả
137 “Việc bảo vệ người chưa thành niên phải tuân theo nguyên tắc có lợi nhất cho người chưa thành niên Việc giải quyết liên quan tới người chưa thành niên phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Dành sự bảo vệ đặc biệt, ưu tiên cho người chưa thành niên;
Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người chưa thành niên;
Bảo vệ quyền riêng tư và thông tin cá nhân của người chưa thành niên;
Phù hợp với quy luật và đặc điểm phát triển sức khỏe về thể chất, tinh thần của người chưa thành niên; Lắng nghe ý kiến của người chưa thành niên;
Kết hợp bảo vệ cùng với giáo dục.”, bản dịch của nhóm tác giả phải dựa trên lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên và sự phát triển có lợi nhất cho họ 138
KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM
Kiến nghị cho Việt Nam
Đầu tiên, nhóm tác giả cho rằng nên áp dụng chế tài chấm dứt quyền của cha, mẹ trong hệ thống pháp luật Việt Nam Bởi lẽ, chế tài này có thể khắc phục một số bất cập của hạn chế quyền đã được trình bày ở trên Đồng thời, khi áp dụng chế tài này cẩn thận, có sự suy xét, tham khảo ý kiến, điều tra kỹ lưỡng,… thì có thể đảm bảo an toàn hơn cho con chưa thành niên khi được tách ra khỏi người có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích của trẻ
Thứ hai, ngoài các cơ sở đã được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, thì nhóm tác giả có một số kiến nghị nhằm bổ sung thêm cơ sở chấm dứt Thay vì chỉ quy định những yếu tố dẫn đến việc chấm dứt dựa trên đúng những yếu tố để hạn chế quyền được ghi tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam nên thêm lý do cụ thể "chủ đích bỏ rơi đứa trẻ một mình hoặc trao quyền kiểm soát cho một người khác, không cung cấp đầy đủ sự hỗ trợ cho đứa trẻ và đã thực tế không xuất hiện trong một quãng thời gian ít nhất là sáu tháng" Bởi vì dù có những yếu tố thiếu sự chăm sóc nhưng không đủ để làm bằng chứng chứng minh cho có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con tại điểm a khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam Bởi thế, một điều luật quy định yếu tố thiếu sự chăm sóc, nuôi dưỡng ít nhưng trong một khoảng thời gian nhất định và có ý định kéo dài sự xa cách này sẽ giúp cho người tham gia thay thế chăm sóc cho đứa trẻ có đầy đủ các nghĩa vụ để thực hiện hành vi của mình vì mục đích lợi ích tốt nhất của đứa trẻ và không đợi đến khi sự chăm sóc của cha, mẹ thiếu thốn trầm trọng, biến mất trong đời sống của đứa trẻ mới là điều kiện để chấm dứt
Ngoài ra, nên thêm cơ sở tại Điều 161.001(b)(1)(L) và (U), (T) Luật Gia đình Bang Texas cho phép chấm dứt quyền cha, mẹ nếu cha, mẹ có một số vi phạm hình sự đối với các đối tượng nhất định Theo đó, Điều 161.001(b)(1)(L) cho phép chấm dứt quyền cha, mẹ nếu cha, mẹ có một số vi phạm hình sự nhất định mà dẫn đến kết quả là trẻ em phải chịu tổn thương nghiêm trọng, trong đó tổn thương mà đứa trẻ phải chịu bao gồm tổn thương về cả mặt thể chất và mặt tinh thần; và quy định tại Điều 161.001(b)(1)(U) và (T) luật trên cho phép chấm dứt quyền trong trường hợp cha, mẹ có hành vi giết hoặc hiếp dâm cha, mẹ còn lại của đứa trẻ Trong Luật Việt Nam chỉ có quy định điều kiện hạn chế đối với những hành vi được thực hiện đối với con chưa thành niên trực tiếp mà không có sự cân nhắc đến chủ thể bị xâm phạm là phụ huynh còn lại của đứa trẻ và đối với những đứa trẻ khác Mặc dù các hành vi vi phạm của cha, mẹ tại các Điều trên có đối tượng tác động trực tiếp không phải là đứa con của chính người cha, mẹ phạm tội đó; tuy nhiên đó lại là nguyên nhân gián tiếp, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của đứa trẻ Đồng thời quy định này còn đóng vai trò như một biện pháp ngăn ngừa, cho phép các cơ quan có thẩm quyền có thể bảo vệ đứa trẻ trước khi đứa trẻ này thật sự phải chịu những tác động trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần
Không chỉ vậy, pháp luật có thể liệt kê một số hành vi cụ thể nào đó dẫn tới việc người thực hiện hành vi này bị chấm dứt quyền, Điều này giúp cho luật có sự rõ ràng, minh bạch hơn; cũng nhưng tránh việc mỗi Tòa án có cách nhận định, hiểu và áp dụng luật khác nhau Thêm vào đó, nhóm tác giả cho rằng nên có một khoản quy định chung là “các hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích của con chưa thành niên” như là cơ sở chấm dứt quyền Nguyên nhân của điều khoản khái quát này là nhằm đảm bảo trong thực tiễn có những trường hợp khác, đặc thù hơn mà nhà làm luật chưa nghĩ đến thì vẫn có thể áp dụng điều khoản này để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên
Thứ ba, cần rút ngắn thời gian từ khi thụ lý cho tới khi bản án có hiệu lực Bởi như đã trình bày ở trên, việc thời gian xét xử càng dài thì quyền, lợi ích của con chưa thành niên càng không được bảo vệ Cuộc sống của trẻ trong khoảng thời gian này cũng có ít nhiều bị ảnh hưởng Thêm vào đó, việc áp dụng quy định này có giúp đảm bảo tương lai trẻ sẽ không phải sợ việc người cha, mẹ bị chấm dứt quyền sẽ có quyền của cha, mẹ lại với mình khi mà hành động, hành vi của người đó chưa có sự thay đổi
Theo quy định, sau khi nhận được đơn yêu cầu chấm dứt quyền cha mẹ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải tách ngay trẻ chưa thành niên khỏi người bị yêu cầu chấm dứt quyền Trẻ sẽ được đưa đến nơi khác để có người chăm sóc, nuôi dưỡng trong thời gian giải quyết vụ việc Khi thực hiện việc tách trẻ, cần phải tham khảo ý kiến của trẻ nếu trẻ đã có khả năng phát biểu và thể hiện ý kiến của mình.
Thứ năm, nên quy định các biện pháp nhằm bảo vệ an toàn cho con chưa thành niên và người đang chịu trách nhiệm làm người giám hộ của trẻ trong thời gian này (người giám hộ tạm thời, người chăm sóc) Quy định này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho họ; cũng như ngăn chặn việc người bị yêu cầu chấm dứt quyền sẽ có các hành vi không đúng theo quy định pháp luật làm ảnh hưởng tới con chưa thành niên, người giám hộ tạm thời, người chăm sóc
Thứ sáu, nhóm tác giả cho rằng nên bắt buộc người bị chấm dứt quyền phải tiếp tục đưa phí cấp dưỡng cho con của mình cho tới khi trẻ đủ 18 tuổi Bởi lẽ, nguyên nhân khiến người này bị chấm dứt quyền là bởi họ có hành vi không đúng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của con chưa thành niên Vì thế không có nguyên nhân gì mà họ lại được miễn nghĩa vụ cấp dưỡng con của mình cho tới khi đứa trẻ trưởng thành
Thứ bảy, cần phải quy định về người giám hộ mới của con chưa thành niên sau khi cha, mẹ bị chấm dứt quyền của mình đối với con Như nhóm tác giả đã trình bày ở trên, việc tách con chưa thành niên ra khỏi cha, mẹ rồi không tìm được, không đưa trẻ đến người giám hộ mới chăm sóc, bảo vệ thì việc chấm dứt quyền của cha, mẹ là vô nghĩa Bởi con chưa thành niên không có người giám hộ mới vẫn không thể được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân
Thứ tám, quy định về việc khôi phục quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Cần đưa ra các yếu tố, cơ sở cũng như có sự điều tra, lấy ý kiến, xem xét… toàn diện các mặt để đảm bảo việc cha, mẹ sẽ không tiếp tục có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của con chưa thành niên như trước Vì thế, nhóm tác giả kiến nghị sử dụng “thời gian thử thách” giống như trong Bộ luật Hình sự nước ta Trong thời gian này, cha, mẹ sẽ được xin sống, có những quyền của mình đối với con chưa thành niên nhưng có sự kiểm soát của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong một khoản thời gian Nếu như hết thời gian này và cha, mẹ được nhận định là đủ khả năng để được hưởng các quyền của cha, mẹ thì sẽ được khôi phục quyền này Ngược lại thì phải chịu hình phạt tương ứng và không được khôi phục quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên Tuy nhiên, cần phải quy định rõ trong khoảng thời gian nào là cha, mẹ có thể nộp đơn xin Tòa án khôi phục quyền này Bởi nếu thời gian quá ngắn thì người bị chấm dứt chưa thật sự chịu hình phạt tương ứng với hậu quả mình gây nên; còn nếu quá dài thì ảnh hưởng tới những trẻ được đưa tới viện phúc lợi, trại trẻ mồ côi… Bởi trong thời gian cha, mẹ có quyền nộp đơn khôi phục quyền của cha, mẹ thì con chưa thành niên không thể được nhận nuôi cũng như thực hiện các thủ tục nhận nuôi; vì điều này sẽ dẫn tới xung đột khi trẻ vừa được nhận nuôi và cha, mẹ cũng được khôi phục quyền của mình đối với con chưa thành niên
Qua phân tích ở chương 3, chế tài hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên còn tồn tại nhiều bất cập Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình không quy định rõ ràng về hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm chế tài, gây khó khăn trong việc áp dụng và thực hiện.
2014 của Việt Nam có thể thấy năm bất cập lớn là: hành vi nghiêm trọng là những hành vi nào, không cấm việc cha, mẹ bị hạn chế quyền vẫn tiếp tục sống chung với con; không được phép ra quyết định hạn chế vô thời hạn đối với cha, mẹ; thời hạn chuẩn bị xét xử; ra quyết định lựa chọn hạn chế một hay nhiều quyền nên sẽ nên vẫn còn quyền đối với một hoặc các quyền không bị hạn chế
Nhóm tác giả đề xuất áp dụng chế tài chấm dứt quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên nhằm khắc phục các bất cập như chấm dứt toàn bộ quyền của cha, mẹ, yêu cầu cha, mẹ rời khỏi nơi cư trú của con, chấm dứt vô thời hạn nếu không có sự đồng ý khôi phục quyền của Tòa án Ngoài ra, thủ tục xét xử đặc biệt sẽ giúp rút ngắn thời gian giải quyết vụ án.
Vì thế, nhóm tác giả kiến nghị xem xét, bổ sung chế tài chấm dứt quyền của cha, mẹ và các quy định liên quan như: về cụ thể các cơ sở, trường hợp bị chấm dứt quyền; rút ngắn thời gian xét xử; tách con ra khỏi cha, mẹ bị chấm dứt quyền; các biện pháp bảo vệ an toàn cá nhân; nghĩa vụ cấp dưỡng; người giám hộ mới cho con chưa thành niên; việc khôi phục quyền của cha, mẹ.