Tình hình nghiên cứu trong và ngoài trường: 2.1 Tình hình nghiên cứu trong trường - Tình trạng khẩn cấp và vấn đề bảo đảm dân chủ trong tình trạng khẩn cấp, Nguyễn Mai Anh, Ấn phẩm Tạp c
Tính cấp thiết của đề tài
Cơ chế hạn chế quyền con người chính là cách thức, phương thức mà nhà nước căn cứ vào quy định của Hiến pháp của Luật thực hiện việc hạn chế quyền con người trong các trường hợp nhất định Hạn chế quyền con người là việc cần thiết của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền của chủ thể này không xâm phạm đến quyền chủ thể khác đồng thời cân bằng các lợi ích trong xã hội xét cho cùng cũng là bảo vệ quyền con người Các nguyên tắc của cơ chế hạn chế quyền con người là các quan điểm có tính chất nền tảng, chỉ đạo cho việc việc tổ chức và hoạt động của cơ chế hạn chế quyền con người nhằm mục đích tránh được sự tùy tiện trong hạn chế quyền con người Cơ sở Hiến định của nó là khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng Đây là quy định mới của Hiến pháp 2013 và được đánh giá khá cao
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh nằm ngoài khả năng ứng phó thông thường của Chính phủ, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và đời sống con người thì Chính phủ đã áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với dịch bệnh mà không có luật cụ thể để có cơ sở ban hành Dịch Covid – 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, gần đây đã xuất hiện một vài trường hợp bị bệnh đậu mùa khỉ, bệnh này có được biết là lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh – có thể sẽ diễn biến phức tạp nếu không có sự phòng tránh Trước những diễn biến khó lường, mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời thì sẽ rất dễ gây ra những “cơn sóng” dịch bệnh như Covid – 19 Nhà nước ta chưa ban hành luật cụ thể nào để quy định về tình trạng khẩn cấp khi có sự cố xảy ra sẽ có cơ sở ban hành một số văn bản đề ra các giải pháp ứng phó nhanh với tình trạng cấp bách trên, trong đó có một số quy định về hạn chế quyền con người
Tình trạng khẩn cấp được nhà nước đưa ra nhằm bảo vệ con người trong một số hoàn cảnh đặc biệt Nhưng vấn đề được đặt ra là: việc giới hạn như thế nào, giới hạn ra sao để đảm bảo rằng đáp ứng các yêu cầu của một xã hội dân chủ không vi phạm quyền con người, tình trạng khẩn cấp, biện pháp hạn chế và thời gian dự định áp dụng phải được thông báo một cách chính thức Yêu cầu này đặt ra cách tiếp cận vấn đề cần dựa trên quyền con người được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật Việc giám sát thực thi các quy định về tình trạng khẩn cấp chưa có cơ quan nhà nước nào thực hiện nhiệm vụ này Nếu không có cơ quan kiểm soát việc thực thi pháp luật về tình trạng khẩn cấp trên thực tế thì rất có thể thẩm quyền thực hiện hay cách thức áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người sẽ không được thực hiện đúng hoặc có vi phạm mà không bị phát hiện để điều chỉnh và xử lý kịp thời Bên cạnh đó, chưa có một văn bản luật cụ thể nào quy định về tình trạng khẩn cấp là như thế nào, nó chỉ được quy định trong Hiến pháp hiện hành bố đối với các trường hợp nhất định và có điều kiện để áp dụng, ngoài ra còn có Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp năm
2000 nhưng không được công bố Thực tế trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid – 19, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp là chưa đủ để điều chỉnh nhiều vấn đề phát sinh, như: giãn cách xã hội, cơ chế cách ly tập trung, xây dựng cơ sở y tế, chính sách phục
5 hồi kinh tế, an sinh sau thảm họa, sự cố 1 Đồng thời, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành về tình trạng khẩn cấp có sự chồng chéo, trùng lặp về chức năng cũng như nhiệm vụ của các cơ quan ban ngành Yêu cầu được đặt ra là cần tránh các
“khoảng trống” pháp lý của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp và các luật khác, không để xảy ra tình trạng chồng chéo chức năng giữa các cơ quan
Với ý nghĩa trên, nhóm lựa chọn đề “Hạn chế quyền con người trong tình trạng khẩn cấp theo pháp luật một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam” qua việc nghiên cứu pháp luật quốc tế về tình trạng khẩn cấp nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Đồng thời, từ những hạn chế của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở học hỏi từ pháp luật quốc tế, nhóm đề ra các giải pháp pháp lý, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật quốc gia.
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài trường
Tình hình nghiên cứu trong trường
- Tình trạng khẩn cấp và vấn đề bảo đảm dân chủ trong tình trạng khẩn cấp, Nguyễn Mai Anh, Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 12 (460), tháng 6/2022: Bài viết đề cập đến việc quy định rõ về trong tình trạng khẩn cấp và quyền hạn áp dụng chúng một các hiệu quả mà không ảnh hưởng đến một số quyền con người nhất định, không ảnh hưởng đến dân chủ và đảm bảo được sự phát triển của kinh tế, xã hội Cùng với đó, những quy định này phải được thực thi dựa trên cơ sở của các hiện định khác, có sự giám sát đối với việc áp dụng Bài viết phân tích những cơ sở lý luận ở Việt Nam so với một số nước trên thế giới, đưa ra những kiến nghị, gợi mở để hoàn thiện pháp luật quốc gia được rút ra từ việc học hỏi, tham khảo pháp luật quốc tế
Tình hình nghiên cứu ngoài trường
- Tình trạng khẩn cấp theo quy định của Hiến pháp và Công ước: GS TS Nguyễn Đăng Dung – 2020 – Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 18 (418) – T9/2020, Đại học Quốc gia Hà Nội Bài viết đề cập đến việc hạn chế quyền con người trong điều kiện khẩn cấp Khi xuất hiện tình trạng khẩn cấp, quyền lập pháp, tư pháp phải nhường chỗ cho hành pháp và các quyền con người bị hạn chế, nhưng bản thân của hành pháp cũng phải tuân theo một thủ tục tình tự nhất định Bài viết phân tích cơ sở lý luận và hành động hành pháp trong những điều kiện ấy, cùng những điểm chưa hoàn thiện của pháp luật Việt Nam, nhằm bảo vệ quyền con người trong tình huống khẩn cấp của phòng chống Covid-19
- Thẩm quyền và cách thức áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người trong tình trạng khẩn cấp theo pháp luật Việt Nam: TS Nguyễn Thị Minh Hà, NCS
Tạ Đức Hòa – Tạp chí Quản lý nhà nước, số 301/2021, Học viện hành chính Quốc gia Bài viết nghiên cứu về thẩm quyền và cách thức áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người trong tình trạng khẩn cấp để thấy rõ thực trạng pháp luật Đồng thời, đặt nó trong mối quan hệ với pháp luật quốc tế, đặc biệt là các công ước về quyền con người mà nhà nước Việt Nam là thành viên Từ đó thấy rõ sự cần thiết phải hệ thống hóa các quy phạm pháp luật để điều chỉnh về vấn đề này, sửa đổi và bổ sung những quy định mới cho phù hợp với hệ thống pháp luật và tình hình thực tế hiện nay
1 Trích Thứ trưởng Nguyễn Tân Cương – Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội, “Thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự”
- Nhu cầu giải thích quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013: Trương Hồng Quang, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 03/2018, tr 03-13 Bài viết phân tích những vấn đề pháp lý, những vấn đề về hạn chế quyền trong tình trạng khẩn cấp từ trước đến nay chưa được quy định cụ thể, nó chỉ được quy định chung trong Hiến pháp 2013 với một số trường hợp nhất định Quy định chưa rõ như thế nào là tình trạng khẩn cấp, hạn chế những quyền gì của con người đối với tình trạng này Bài viết chủ yếu nghiên cứu, đánh giá những điểm được và chưa được của pháp luật quốc gia Đồng thời, tác giả đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật quốc gia đối với việc quy định, giải thích rõ hơn về hạn chế quyền trong tình trạng khẩn cấp
- Ban hành văn bản pháp luật trong tình trạng khẩn cấp nhìn từ dịch bệnh Covid- 19: Bùi Thu Hằng – Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8 (408) – T4/2020, Viện nghiên cứu lập pháp Bài viết nghiên cứu việc ban hành văn bản pháp luật trong tình trạng khẩn cấp, và đánh giá những hạn chế cũng như bất cập trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật Tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ban hành tình trạng khẩn cấp.
Mục tiêu của đề tài
Đề tài hướng đến phân tích những quy định cụ thể, cách thức thực thi, quản lý và những điểm yếu, điểm mạnh, những thành tựu đạt được tương ứng với từng giai đoạn phát triển, những định hướng tương lai và mục tiêu cho giai đoạn 2022-2025 Đồng thời, đề tài chủ yếu nghiên cứu, phân tích pháp luật một số nước, cùng với đó nhóm cũng nghiên cứu Hiến pháp 2013 liên quan đến việc xây dựng và thực thi việc hạn chế quyền con người trong trương hợp khẩn cấp
Từ đó, đề tài đưa ra những kiến nghị hoàn thiện, xây dựng pháp luật cho Việt Nam về việc ban hành các quy định, thực thi và quản lý về hạn chế quyền con người trong một số tình huống cụ thể.
Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Cách tiếp cận
Nghiên cứu chủ yếu về pháp luật về hạn chế quyền con người, từ đó phân tích, định hình được nên quy định và cách thực thực thi phù hợp, đồng thời tìm ra những ưu điểm, nhược điểm Nhóm cũng sẽ đi phân tích quy định của chính sách, pháp luật của Việt Nam trong thời điểm hiện tại và một số nước khác Từ đó, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện, xây dựng pháp luật Việt Nam liên quan đến giới hạn quyền ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nhóm sẽ nghiên cứu chủ yếu về pháp luật của Canada,
Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam
- Phạm vi về thời gian: Nhóm sẽ nghiên cứu về pháp luật về giới hạn quyền từ thời điểm được hình thành cho đến thời điểm hiện tại, đồng thời nghiên cứu về những định hướng trong tương lai (2021 – 2025)
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm sẽ chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, có kết hợp với việc so sánh với pháp luật với một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Canada Thông qua việc phân tích từng giai đoạn phát triển của xã hội mà xây dựng nên việc giới hạn quyền trên phương diện pháp luật và thực tiễn, nhóm sẽ tổng hợp lại những ưu điểm, nhược điểm của việc quy định thực thi về vấn đề giới hạn quyền trong tình trạng khẩn cấp đó ở Việt Nam, đồng thời phân tích, so sánh với một số nước khác Từ đó, đưa ra những phương án phù hợp cho tình hình hiện tại của Việt Nam.
Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu được nhóm nghiên cứu triển khai với 03 chương:
Chương 1: Lý luận về quyền con người và nguyên tắc hạn chế quyền con người trong tình trạng dịch bệnh;
Chương 2: Quy định hạn chế quyền con người trong trường hợp dịch bệnh theo pháp luật quốc tế;
Chương 3: Quy định của hiến pháp việt nam về ban hành, áp dụng hạn chế quyền con người trong tình trạng khẩn cấp đối với tình hình dịch bệnh và kiến nghị hoàn thiện
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG TÌNH TRẠNG DỊCH BỆNH
Khái quát về quyền con người, quyền công dân
1.1.1 Khái niệm a Khái niệm quyền con người
Quyền con người (Nhân quyền – human rights) là những quyền cơ bản, tự nhirn được ghi nhận trong pháp luật quốc gia và các văn bản quốc tế Quyền con người không thể bị tước đoạt một cách trái pháp luật bở bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào Theo định nghĩa của văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và cá nhóm cá nhân chống lại những hành động hoặc không hành động dẫn đến sự bỏ mặc, làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người 2
Những học giả theo học thuyết về quyền tự nhiên (natural rights), tiêu biểu như: Zeno (333 – 264 TCN), Thomas Hobbes (1588 – 1679), John Locke (1632 – 1704), Thomas Paine (1731 – 1809)… đã cho rằng quyền con người là quyền bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đề được hưởng vì họ là cá nhân của cộng đồng 3 Quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống hay văn hóa riêng của một quốc gia nào và nó cũng không phụ thuộc ý chí của giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay Nhà nước nào Do đó, không một chủ thể nào, kể cả Nhà nước có thể ban phát và tước đi quyền con người một cách tùy tiện
Như vậy, quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan Nó được hình thành từ khi một cá nhân đượuc sinh ra, được cộng đồng quốc tế thừa nhận và bảo vệ đồng thời trong pháp luật quốc gia cũng như các điều ước quốc tế Quyền con người không phụ thuộc vào cá nhân, tổ chức hay bất kỳ ai trao quyền vì nó thuộc về phạm trù tự nhiên b Khái niệm quyền công dân
Theo từ điển Merriam – Webster online thì “công dân” là một khái niệm xuất hiện từ thế kỷ XIV, có nghĩa là “một cá nhân thuộc về một quốc gia và có các quyền cũng như được sự bảo vệ của quốc gia đó một cách hợp pháp” 4 Theo từ điển Cambridge online, công dân (citizen) là một cá nhân của một quốc gia cụ thể và có các quyền tự nhiên vì được sinh ra ở đó hoặc được quốc gia trao quyền 5
2 United Nations, UNHCHR, Freequently Asked Quétions on a Human Rights-based Approach to
Development Cooperation, New York and Geneva, 2006, tr.8
3 NCS Trương Hồng Quang - Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (19 tháng 11 năm 2018): “Xu hướng mới về quyền con người - một số nhận thức chung" Truy cập vào ngày 1/2/2023
4 http://www.merriam-webster.com/dictionary/citizen, truy cập ngày 2/02/2023
5 https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/citizen, truy cập ngày 2/02/2023
Thông thường, khái niệm công dân thường được gắn với một quốc gia cụ thể, thông qua việc xác định quốc tịch của một cá nhân Từ đó, ta có thể khái quát khái niệm về quyền công dân như sau: “Quyền công dân là những gì công dân được thụ hưởng, được bảo hộ mà quốc gia dành cho cho công dân của nước mình một cách đặc biệt” Cách hiểu này tương tự như cách hiểu về các quyền học thuyết pháp lý về nguồn gốc của quyền con người, trong đó các quyền con người không được hiểu là các quyền tự nhiên mà là do nhà nước xác định và ghi nhận trong pháp luật quốc gia Pháp luật như một công cụ để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân nước mình một cách hữu hiệu nhất
Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù gần gũi nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau Về cơ bản, cả hai vẫn có những khác biệt, ví dụ: mọi cá nhân đều có quyền được sống – đây là quyền con người; tuy nhiên, quyền bầu cử chỉ có công dân của một quốc gia cụ thể mới có được quyền này – đây là quyền công dân Bởi vì, quyền bầu cử thể hiện ý chí của công dân trong việc lựa chọn ra người đại biểu đại diện cho tiếng nói của người dân trước cơ quan quyền lực nhà nước
Như vậy, quyền công dân là một bộ phận của quyền con người, được nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân nước mình, là tập hợp những quyền được Hiến pháp và pháp luật mỗi nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện
Những sự kiện, tư tưởng bắt nguồn từ một số nước, từ một giai cấp hoặc từ một số nhà tư tưởng lớn qua sự thử thách của thời gian đã trở thành những gái trị của loài người trong xã hội hiện đại ngày nay Điển hình là cuộc cách mạng tư sản ở Pháp năm
1789 với Bản tuyên ngôn về quyền con Người và quyền của người Dân Bản tuyên ngôn này đã khẳng định được các quyền tự do cơ bản của con người và khẳng định được các nguyên tắc trong tổ chức bổ máy nhà Nhà nước cũng như quyền cơ bản của người dân Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản ở Pháp đã để lại nhiều giá trị cho đến ngày nay Những tư tưởng về quyền con người trong bản tuyên ngôn đã có sức lan tỏa rộng lớn với những tư tưởng tiến bộ đã trở thành những yếu tố cốt lõi để đa phần các quốc gia trên thế giới thể chế hóa và lấy đó làm chuẩn mực khi bàn về quyền con người Trong lời mở đầu của Tuyên ngôn 1948 6 thì ba nguyên tắc đã có mầm móng từ Tuyên ngôn 1789 7 của Pháp đã được phát triển thành một lý luận có tầm khái quát hơn:
- Việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh (tự nhiên) và nhũng quyền bình đẳng bất khả chuyển nhương của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình thế giới
- Việc coi thường và kinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, được giải thoát khỏi sượ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người
6 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948
7 Bản tuyên ngôn về quyền con Người và quyền của người Dân năm 1789 (Pháp)
- Điều cốt lõi của nhân quyền là phải được một chế độ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng, phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền
Có thể thấy việc đảm bảo quyền con người là nền tảng cho sự phát triển của một xã hội bền vững cũng như đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của con người Quyền con người trong xã hội chủ nghĩa là bảo đảm cho các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội; bảo đảm cho quyền cá nhân và quyền tập thể; bảo đảm cho tự do và công bằng, bình đẳng, quyền con người thống nhất với quyền công dân – điều này cũng được đề cập đến trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các vấn đề về quyền con người đã được tiếp cận, kế thừa những tinh hoa tư tưởng về quyền con người trên thế giới và bối cảnh thực tiễn ở Việt Nam, từ đó, đưa ra kết luận: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…” 8
Quyền con người, quyền công dân là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất với nhau Phạm trù quyền con người rộng hơn quyền công dân, quyền con người sẽ không bị bó hẹp trong quan hệ giữa cá nhân với nhà nước mà nó là quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng người trên thế giới Quyền công dân cũng sẽ dựa trên nền tảng của quyền con người Tuy nhiên, mỗi quốc gia khác nhau có đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo,… khác nhau thì nhà nước sẽ có những quy định riêng về “mô hình quyền con người” dành riêng cho công dân nước đó Nhà nước sẽ có những quy định riêng ưu tiên cho công dân nước mình để đảm bảo rằng công dân được sống trong một môi trường thuận lợi để phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân bằng công cụ hữu hiệu nhất là pháp luật Ngoài ra, không một quốc gia nào có thể áp đặt “mô hình quyền con người” một cách “y đúc” của quốc gia khác Vì mỗi một quốc gia khi xây dựng “mô hình quyền con người” phải phù hợp với bối cảnh quốc gia cũng như đặt lợi ích của công dân lên trên hàng đầu (dân giàu – nước mạnh).
Khái quát về tình trạng khẩn cấp do dịch bệnh
1.2.1 Khái niệm về tình trạng khẩn cấp
Theo từ điển tiếng Việt, cụm từ “tình trạng khẩn cấp” được ghép từ một tính từ và một danh từ Trong đó, “khẩn cấp” là một tính từ miêu tả sự gấp gáp, phải thực hiện hoặc tiến hành giải quyết ngay bằng những biện pháp tích cực đối với một sự việc, hiện tượng có tính chất nghiêm trọng mà không thể trì hoãn 9 Còn “tình trạng” là một danh từ chỉ những hiện tượng không hoặc ít thay đổi, tồn tại tỏng một thời gian tương đối dài, xét về mặt bất lợi đối với đời sống con người và dùng để chỉ những hiện tượng có tính chất tiêu cực nảy sinh trong đời sống 10 Với sự giải thích trên có thể hiểu “tình trạng khẩn cấp” là một hiện tượng bất lợi làm thay đổi cơ bản điều kiện sống của con người theo hướng tiêu cực, qua đó, yêu cầu và đòi hỏi cần có những biện pháp kịp thời
8 Tuyên ngôn độc lập năm 1945 (Việt Nam)
9 Từ điển Tiếng Việt, Hồng Mây – Ngọc Xương – Minh Mẫn – Trần Tú Lăng, Nxb Thanh niên, Ấn bản lần VII, tr.292
10 Từ điển Tiếng Việt, Hồng Mây – Ngọc Xương – Minh Mẫn – Trần Tú Lăng, Nxb Thanh niên, Ấn bản lần VII, tr.612
11 nhằm xử lý hiện tượng tiêu cực đang xảy ra Tình trạng khẩn cấp khi được nhà nước tuyên bố có thể tạm ngưng một số hoạt động thông thường và có thể yêu cầu công dân phối hợp thực hiện nhằm giải quyết vấn đề mang tính “cấp bách”
Tình trạng khẩn cấp hay còn được biết đến với tên gọi khác là tình trạng đặc biệt – đây là khái niệm đã được sử dụng ở nhiều quốc gia dưới mọi chế độ chính trị Trong quá khứ, khái niệm này được đề cập đến khi một quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh, khủng bố, hoặc thảm họa thiên nhiên thì quyền hành pháp trong trường hợp này sẽ thay thế quyền lập pháp trong việc ban bố các tuyên bố phù hợp với tình hình “cấp bách” trước mắt Trong thời hiện đại, khi chiến tranh qua đi, tình trạng khẩn cấp lại được áp dụng nhiều ở các quốc gia ngay cả trong thời bình và được Hiến pháp nhiều quốc gia ghi nhận Việc tình trạng khẩn cấp hay tình trạng đặc biệt được tuyên bố khi xét thấy các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của một quốc gia, trật tự an ninh quốc phòng hoặc quyền lợi của công dân nước mình đang bị đe dọa thì việc tuyên bố là cần thiết để giảm thiểu tối đa các thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai Ở nước Anh, vào cuối thế kỷ 19, phiến loạn gấy mất trật tự an ninh thì nhánh hành pháp đã ký ban hành một loạt các sắc lệnh đặc biệt Sau đó, nghị viện Anh tiến hành biểu quyết thông qua các đạo luật vào năm 1920 Cho đến nay, các đạo luật ấy vẫn còn hiệu lực về quyền khẩn cấp Đạo luật được ban hành có tính chất thường trực, cho phép chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong các trường hợp như: đình công, bạo loạn làm mất ổn định tình hình trật tự an ninh xã hội và chính quyền có thể dùng các biện pháp thích hợp, cần thiết để khôi phục trật tự trở lại tình trạng bình thường như trước 11
1.2.2 Đặc điểm của tình trạng khẩn cấp do dịch bệnh
Theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) thì trường hợp để tuyên bố tình trạng khẩn cấp được “chính thức tuyên bố” khi một sự việc đe dọa đến sự sống còn của quốc gia 12 Ngoài ra, năm 1982, Việt Nam đã gia nhập Công ước trên, dựa trên tinh thần của Công ước thì Hiếp pháp năm 2013 ra đời, trong những trường hợp cần thiết vì các lý do quốc phòng hoặc vì lợi ích quốc gia thì nhà nước mới tuyên bố tình trạng khẩn cấp 13 Có thể thấy, để tuyên bố “tình trạng khẩn cấp” ở một quốc gia thì tình trạng phải ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong cũng như đe dọa gây ra hậu quả nghiêm trọng, như: quốc phòng, sức khỏe cộng đồng bị đe dọa trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh, từ các tác nhân là con người và tự nhiên
Trong những năm gần đây, khi quá trình toàn cầu hóa được đẩy mạnh, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện Nguyên nhân một phần xuất phát từ tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa và di dân gia tăng là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát Bệnh truyền nhiễm hay còn gòn là các bệnh lây lan, đây là một dạng bệnh rất phổ biến Bệnh có khả năng lan truyền trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau và có thể trở thành vùng dịch với số lượng người nhiễm bệnh tăng cao Theo đó,
11 Bùi Đức Mãn, Lịch sử nước Anh, NXB Tp Hồ Chí Minh, 2002, tr.140
12 khoản 1 Điều 4 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966
13 khoản 3 Điều 32 Hiến pháp năm 2013
12 căn cứ để tình trạng khẩn cấp có hiệu lực thường cần có: (1) bệnh truyền nhiệm xảy ra đe doạ đến sự sống còn của quốc gia; và (2) bệnh truyền nhiễm đã được chính thức công bố Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp tạo ra sự chuyển đổi từ trạng thái “bình thường” sang “khẩn cấp” trong hoạt động của hiến pháp, quy trình này phải đủ nhanh để cho phép các cơ quan chức năng hoặc các cơ quan có thẩm quyền đáp ứng với các tình huống phát sinh Việc tuyên bố cũng phải kèm theo những biện pháp ứng phó thích hợp (chẳng hạn như: cách ly xã hội, cách ly tại cơ sở y tế, hạn chế hoặc cấm tụ tập ở những nơi đông người,…) để ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh hoặc lây lan trong cộng đồng Thời gian áp dụng đối với tình trạng khẩn cấp là ngắn vì việc tuyên bố là nhằm mục đích hạn chế sự lây lan Do đó, khi các quốc gia đã kiểm soát được tình hình cũng như những diễn biến phức tạp của dịch bệnh thì tình trạng khẩn cấp sẽ được xem xét và chuyển về trạng thái bình thường mới.
Hạn chế quyền con người, quyền công dân trong tình trạng dịch bệnh
1.3.1 Khái niệm hạn chế quyền con người, quyền công dân
Hạn chế quyền con người, quyền công dân là việc đặt ra các quy định nhằm hạn chế quyền trong việc thụ hưởng cũng như thực hiện quyền tự do cá nhân và điều này được quy định trong Hiếp pháp, văn bản pháp luật có liên quan của quốc gia Việc hạn chế này nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà nước, xã hội và cá nhân khác Hạn chế quyền con người, quyền công dân cũng là một trong những cách thức bảo vệ quyền con người 14
Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966, khi đề cập đến vấn đề hạn chế quyền con người (hay còn được gọi là giới hạn quyền) đã đề cập đến nguyên tắc chung giới hạn quyền và được xem là nguyên tắc áp dụng cho tất cả các quyền trong văn kiện 15 Theo đó, để hạn chế quyền con người cần phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Các giới hạn về việc hạn chế quyền phải được ghi nhận trong luật;
- Các quốc gia khi đặt ra các quy định nhằm hạn chế quyền phải trong chừng mực, đảm bảo lấy con người làm trọng tâm, không trái với bản chất của quyền con người;
- Những quy định hạn chế quyền phải vì mục đích thúc đẩy xã hội, vì lợi ích chung của toàn xã hội;
- Tôn trọng, thừa nhận những các quyền tự do cá nhân khác và đáp ứng những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong toàn xã hội;
- Phải được thực hiện trong một xã hội dân chủ
14 Đặng Minh Tuấn và Lê Quỳnh Mai, Giới hạn quyền con người, quyền công dân tại Việt Nam nguyên tắc Hiến pháp và vấn đề thực thi, Khoa học kiểm sát, số 05/2020
15 Điều 29 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 và Điều 4 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966
Việc hạn chế quyền hay giới hạn quyền cần phải quy định một cách rõ ràng trong luật nhằm tránh việc cá nhân, tổ chức – những người đứng đầu cơ quan nhà nước, nắm quyền lực trực tiếp lợi dụng việc “hạn chế quyền vì lợi ích quốc gia” vi phạm trực tiếp đến các quyền tự do cơ bản của con người được nhân loại thừa nhận Nếu không có những quy định cụ thể về việc hạn chế quyền thì rất dễ dẫn đến chế độc tài chuyên chế Đồng thời, việc hạn chế quyền phải được đặt trong một xã hội dân chủ vì dân chủ là nguồn gốc của quyền lực, là nơi pháp luật được thượng tôn Nghĩa là, pháp luật là công cụ để nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ và pháp luật cũng chính là công cụ để con người thực hiện quyền, bảo vệ quyền và các lợi ích chính đáng của mình khi bị xâm phạm một cách trực tiếp/ gián tiếp, một cách cố ý/ vô tình Do đó, việc hạn chế quyền cần phải được quy định rõ ràng, cụ thể trong pháp luật quốc gia nhằm tránh tình trạng lợi dụng kẻ hở của pháp luật để các mục đích phi nghĩa vi phạm quyền con người, trái với chuẩn mực chung của toàn nhân loại
1.3.2 Các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong tình trạng dịch bệnh
Các biện pháp hạn chế quyền con người dù ít hay nhiều thì đều gay ảnh hưởng nhất định đến việc thụ hưởng các quyền con người, quyền công dân Trong đó, ảnh hưởng chính là các quyền dân sự và chính trị của người dân Do đó, việc đảm bảo quyền con người được thực hiện ngay cả trong tình trạng dịch bệnh là vấn đề mà các quốc gia cần ưu tiên với mục tiêu là đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau vì bất kỳ lý do nào
Các quốc gia phải cân bằng giữa các biện pháp phòng chống dịch bệnh với việc tôn trọng và đảm bảo các quyền dân sự chính trị của người dân, đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương Hệ thống pháp luật của các quốc gia được xây dựng liên quan đến tình trạng khẩn cấp phải phù hợp với pháp luật quốc tế, điều kiện – hoàn cảnh của quốc gia đó Những biện pháp có thể được áp dụng khi một quốc gia tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì lý do sức khỏe công đồng, cụ thể là do những diễn biến phức tạp của các bệnh truyền nhiễm, có thể kể đến như:
Cách ly nhằm giúp giảm tải gánh nặng hệ thống điều trị, gánh nặng cho các cơ sở y tế đang quá tải Công tác cách ly trong phòng, chống dịch bệnh là một mảng quan trọng vì nó giúp khoanh vùng các cá nhân đã nhiễm bệnh với các cá nhân chưa nhiễm bệnh, chống lây nhiễm chéo trong cộng đồng và hạn chế số ca bệnh tăng cao Cách ly được tiến hành theo yêu cầu của cơ quan chức năng Tuy nhiên, khai báo trung thực về tình trạng nhiễm bệnh và chủ động cách ly cũng là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất trên thực tế Để việc cách ly đạt được kết quả như mong muốn thì cần có sự phối hợp giữa người dân với các cơ quan nhà nước trong công tác chống dịch
Hạn chế đi lại, tụ tập ở những nơi đông người nếu không có việc thực sự cần thiết Trong trường hợp bắt buộc phải đi đến nơi có nhiều người phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, tránh tiếp xúc gần và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh Mục đích của việc này là giúp cho các cơ quan chức năng nắm bắt và xác định được những người trở về từ vùng dịch, từ đó, khoanh vùng bốc tách những ca nhiễm bệnh và thực hiện việc cách ly tránh lây lan trong cộng đồng
Thực hiện giờ giới nghiêm là biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và hoạt động vào những giờ nhất định tại những khu vực nhất định Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, số ca nhiễm tăng cao, việc áp dụng biện pháp giờ giới nghiêm là một trong các biện pháp được áp dụng khi tình trạng sức khỏe của người dân đã và đang bị đe doạ, khiến cho tình hình mất ổn định nghiêm trọng Lệnh giới nghiêm 16 phải được đảm bảo xác định các nội dung, gồm: khu vực giới nghiêm; đơn vị đảm nhiệm và nhiệm vụ thi hành lệnh giới nghiêm; thời gian bắt đầu và kết thúc hiệu lực (khi hết hiệu lực, nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bố lệnh mới); nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi vực giới nghiêm; các quy tắc trật tự cần thiết ở khu vực giới nghiêm
Việc giới hạn và hạn chế quyền là những yêu cầu xuất phát từ thực tế cuộc sống mà đã được luật nhân quyền quốc tế ghi nhận, với mục đích chính là để ngăn ngừa sự tùy tiện của các nhà nước trong việc thực thi quyền con người chứ không phải là để cung cấp công cụ cho các nhà nước vi phạm quyền đó 17 Chủ thể thực hiện là nhà nước, các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền – đây là chủ thể mang quyền lực nhà nước nên rất dễ dẫn tới tình trạng sử dụng quyền lực “quá mức”, vi phạm một cách cơ bản các quyền con người Dưới góc độ hạn chế quyền con người, các chủ thể trên nếu vì bất cứ lý do nào mà ban hành đạo luật trái với hiến định mà không có cơ chế kiểm soát sẽ rất nguy hiểm Yêu cầu được đặt ra là cần có sự giám sát, kiểm soát giữa các nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp và tư pháp) với nhau Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân không trái Hiến pháp và pháp luật Theo Điều
29 của Tuyên ngôn nhân quyền năn 1948: “Trong việc thực thi các quyền và tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do pháp luật quy định, nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn tọng quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ” Dựa vào quy định trong Tuyên ngôn, có thể hiểu không ai có thể tùy tiện loại bỏ hay tước đi các quyền tự do của một cá nhân nếu điều đó không được quy định một cụ thể trong luật nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân là công cụ hợp pháp bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Mục đích của việc hướng đến ban hành các đạo luật hạn chế quyền con người hoặc dẫn tới việc bắt buộc phải giới hạn quyền xuất phát từ việc xung đột lợi ích giữa các cá nhân (giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa cá nhân với cộng đồng) mà việc đó ảnh hưởng tới lợi ích chung của toàn xã hội
Tóm lại, nguyên tắc áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân mang tính chất tương đối được áp dụng như một công cụ để bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo về quyền và lợi ích chính đáng của công dân khi tính mạng, sức khỏe của công dân bị các tác nhân ngoại cảnh đe dọa hoặc gây ra nguy hiểm trực tiếp Đồng thời, nguyên tắc này phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật nhằm tránh các trường hợp “lạm quyền”, vi phạm đến quyền tự do cơ bản của con người mà cả thế giới đã và đang theo đuổi Mục đích hướng đến cuối cùng của việc hạn chế quyền của người đó chính là bảo vệ quyền con người, quyền công dân bằng cách giới hạn quyền trước các tác nhân gây ra nguy hiểm
16 khoản 4 Điều 22 Luật Quốc phòng năm 2018
17 Vũ Công Giao, Những tiến bộ và hạn chế trong chế định hạn chế quyền con người, quyền công dân của Dự thảo 3 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013, Tạp chí Khoa học (Luật học), Đại học Quốc gia Hfa Nội, số 03/2013
Ý nghĩa của việc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong trường hợp dịch bệnh
Dưới góc độ pháp lý, quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật Theo đó, quyền con người được bảo đảm pháp lý có tác dụng giúp các cá nhân hoặc nhóm cá nhân có những hành động hoặc không hành động để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của chính mình Trong tình hình dịch bệnh, cụ thể là dịch Covid-19 vừa qua, có thể thấy vai trò của nguyên tắc hạn chế quyền con người trong trường hợp khẩn cấp đã được ban hành và phát huy hiệu quả trong giai đoạn chống dịch Nguyên tắc hạn chế quyền con người trong trường hợp khẩn cấp có vai trò là một công cụ giúp Nhà nước kiểm soát tình hình Khi xét thấy cần thiết, như: tình hình quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng bị đe doạ 18 thì Nhà nước sẽ ban hành “tình trạng khẩn cấp trong cả nước” nhằm hạn chế tổn thất ở mức tối thiểu
Theo khoản 1 Điều 42 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định về nguyên tắc ban bố tình trạng khẩn cấp về tình hình dịch bệnh sẽ được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
(1) Khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tình trạng, sức khoẻ con người và kinh tế xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp;
(2) Việc ban bố tình trạng khẩn cấp phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng đắn
Theo quy định của Luật này 19 , khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch có quyền áp dụng những biện pháp chống dịch sau:
- Huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng chống bệnh truyền nhiễm (khoản 6 Điều 5)
- Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại tránh vùng có dịch (điểm b khoản 2 Điều 54)
- Yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với các phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng dịch (điểm c khoản 2 Điều 54)
- Cấm tập trung đông người và các hoạt động khác có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch (điểm d khoản 2 Điều 54)
- Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch (điểm đ khoản 2 Điều
- Tổ chức tẩy uế, khử độc trên phạm vi rộng (điểm e khoản 2 Điều 54)
- Tiêu huỷ động vật, thực phẩm và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người (điểm g khoản 2 Điều 54)
18 khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013
19 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007
- Áp dụng các biện pháp khác (điểm h khoản 2 Điều 54)
Tuy nhiên, trong các biện pháp trên thì biện pháp huy động nguồn lực trong xã mang tính chất kêu gọi, nó không hoàn toàn mang tính mệnh lệnh, phục tùng bắt buộc thực hiện trên khắp cả nước Theo Điều 55 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008) quy định về việc huy động các nguồn lực cho hoạt động chống dịch như sau:
“Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm và quy mô của bệnh dịch đe dọa đến sức khoẻ nhân dân, người có thẩm quyền được huy động người, huy động cơ sở vật chất, thiết bị y tế, hoá chất, vật tư y tế, cơ sở dịch vụ công cộng, phương tiện giao thông và các nguồn lực khác để chống dịch Các phương tiện tham gia chống dịch được ưu tiên theo pháp luật về giao thông.”
Có thể thấy, từ việc Nhà nước ban bố tình trạng khẩn cấp thì Nhà nước có quyền huy động nguồn lực về cả của cải và trí lực trong toàn dân Hành động cả đất nước cùng chung tay vì một mục tiêu chung “đẩy lùi dịch" lại càng đề cao tinh thần ý thức, yêu nước trong cả nước
Việc ban bố tình trạng khẩn cấp còn là một trong các nguyên tắc bảo vệ quyền con người, quyền công dân Vì sao lại có thể nói như vậy? Khi xuất hiện dịch bệnh thì nguy cơ sức khoẻ của cộng đồng bị đe doạ hoặc gây ra những hiểm họa không thể lường trước những diễn biến phức tạp, khó lường của nó Việc Nhà nước công bố tình trạng khẩn cấp là một điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của cá nhân được bảo vệ một cách chính đáng bằng công cụ pháp luật Ngoài ra, việc công bố tình trạng khẩn cấp còn là phương pháp “tự vệ” của Nhà nước vì nó điều chỉnh mối tương quan lợi ích giữa cá nhân đối với cộng đồng, giữa cá nhân với sự tồn vong của một nước trước những thay đổi so với hoàn cảnh thông thường
Quyền con người, quyền công dân có thể nói là “quyền đặc trưng” mà ai ai cũng có Đây là một trong những quyền thiêng liêng và cao cả của mỗi một con người, vì thế nên quốc gia nào cũng phải tôn trọng và đảm bảo quyền ấy khi ban hành luật, văn bản, nghị định,… Tuy nhiên, trong một số trường hợp khẩn cấp thì quyền này sẽ bị hạn chế Hạn chế ở đây không phải là bị cấm hay không được làm mà là bị giới hạn quyền trong một khoảng thời gian nhất định trong khuôn khổ cho phép nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho họ, đảm bảo cho an sinh xã hội, an ninh trật tự và rộng hơn là đảm bảo an ninh quốc gia Đây là một trong những vấn đề mà hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang rất chú trọng, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh Covid – 19 bùng nổ trên khắp thế giới Vì lý do đó nên khi quyết định ban hành ra một quyết định hay một chỉ thị khẩn cấp để hạn chế nhân quyền, dân quyền thì phải hết sức chú trọng và thận trọng, phải được xem xét, đánh giá trên nhiều khía cạnh, phương diện một cách chi tiết
Thực tế cho thấy, trước và sau khi bùng dịch, nhà nước ta rất chú tâm vào việc thực thi các chỉ thị “khẩn cấp” nhằm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân Hạn chế hoạt động tự do của người dân hơn so với trạng thái bình thường trong một khoảng thường thời gian ngắn nhất định Hạn chế không đồng nghĩa là cấm hoàn toàn, bởi vì người dân vẫn có thể thực hiện một số hoạt động nhưng những hoạt động ấy phải phù hợp với quy định đặt ra trong trường hợp khẩn cấp mà nhà nước yêu cầu để đảm bảo sức khỏe cộng đồng Do đó, khi nhà nước quyết định ra một văn bản chỉ thị, hay một quyết định về trường hợp khẩn cấp vì lý do sức khỏe cộng đồng nhằm hạn chế nhân quyền, dân quyền thì nhà nước cẩn trọng trong việc xem xét tình hình thực tế, đánh giá khách quan, chú trọng quyền con người trong phạm vi hạn chế quyền và đảm bảo việc ban hành là không trái với quy định quốc tế cũng như pháp luật quốc gia
HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG TRƯỜNG HỢP DỊCH BỆNH THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Hạn chế quyền con người, quyền công dân theo pháp luật quốc tế
2.1.1 Các văn kiện của Liên hợp quốc
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 là văn kiện ghi nhận các quyền tự do cơ bản của con người Các quyền này đã được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 19848 tại Paris (Pháp) Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 được xem là cơ sở, là nền tảng của luật quốc tế khi ghi nhận về vấn đề nhân quyền, chẳng hạn như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
Vấn đề về nhân quyền được manh nha từ khi thế chiến thứ hai nổ ra (1939-1945) Trong thế chiến thứ hai, phe Đồng minh đề xướng bốn quyền tự do cơ bản mà bất kể họ có là ai, sống ở đâu cũng nên được hưởng 20 :
- Tự do khỏi nghèo khó;
- Tự do khỏi sợ hãi;
Khái niệm “Tứ tự do” đã là nguồn cảm hứng cho việc soạn thảo Tuyên bố quốc tế về nhân quyền năm 1948 của Liên Hợp Quốc Bốn quyền tự do được đề cập trong thế chiến thứ hai đã được làm rõ trong lời nói đầu của Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền như sau: “Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phận nộ lương tâm nhân lịa, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, được giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao nhất của con người.” 21 Bản tuyên ngôn là văn kiện quan trọng trong lịch sử con người vì nó không phân biệt con người thuộc quốc gia độc lập hay ủy thác hay không có tự chủ hoặc bị các hạn chế về chủ quyền khác, tín ngưỡng, tôn giáo, màu da, giới tính, ngôn ngữ, địa vị,… nào đi chăng nữa thì đều có quyền hưởng thụ các quyền trên 22 Ngoài ra, theo quy định tại Điều 29 của Tuyên ngôn, việc thực thi và hưởng thụ quyền và các quyền tự do khác chỉ phải chịu những hạn chế do pháp luật quy định với mục đích duy nhất là bảo đảm sự công nhận và tôn tọng, đồng thời thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ Có thể thấy rằng, việc hạn chế quyền được định nghĩa là không nhằm các mục đích phi nghĩa, mục đích hướng tới cuối cùng của việc hạn chế chính là bảo vệ các quyền đó một cách tốt nhất
20 Diễn thuyết Tình hình Liên bang ngày 6/1/1941 của Franklin Delano Roosevelt giới thiệu về chủ đề
Tứ tự do (bắt đầu vào lúc 32:02)
21 White, E.B.; Lerner, Max; Cowley, Malcolm; Niebuhr, Reinhold (1942) “The United Nations Fight for the Four Freedoms” Washington, D.C.: Government Printing Office
22 Điều 2, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948
2.1.2 Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền 1789
Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền năm 1789 được Quốc hội Pháp thông qua Đây là văn bản nền tảng cho cuộc cách mạng ở Pháp diễn ra thành công Tuyên ngôn có 17 Điều với các nội dung ghi nhận quyền của cá nhân và quyền của tập thể của tất cả các giai cấp trong xã hội là bình đẳng Và bản thân nó cũng không có trường hợp ngoại lệ cho bất kỳ ai Bản tuyên ngôn khẳng định: “Mọi người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng; mọi sự phân biệt xã hội chỉ có thể đặt trên cơ sở lợi ích chung” 23 Việc khẳng định địa vị, quyền của các cá nhân trong xã hội là bình đẳng cho thấy quyền cơ bản của con người được đề cao
Thế kỷ 18, ở nước Pháp là chế độ quân chủ chuyên chế, xã hội có sự phân hóa giai cấp, người đứng đầu một nước là vua Khi giai cấp xuất hiện thì xuất hiện cả bóc lột, áp bức của tầng lớp cai trị đối với tầng lớp bị trị một cách nặng nề Trong hoàn cảnh đó, các quyền về tự do, bình đằng được hình thành mở mức độ sơ khai và được thể hiện là các trào lưu, tư tưởng Có thể thấy, bản Tuyên ngôn ra đời năm 1789 đã đề cập đến quyền con người, quyền tự do của con người vì trước đây chưa có một quốc gia nào làm điều này Đây là lần đầu tiên quyền con người được ghi nhận trong một văn kiện nhất định Nó trở thành động lực để giai cấp bị trị đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi cơ bản cho chính họ
Việc thực hiện quyền tự nhiên của mỗi cá nhân được ghi nhận trong Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền chỉ bị giới hạn sao cho các cá nhân khác trong xã hội cũng được hưởng những quyền tương tự Và những giới hạn này được quy định duy nhất bằng pháp luật 24 Việc hạn chế (giới hạn) quyền của các cá nhân trong xã hội dựa trên tinh thần “bình đẳng” mà bản tuyên ngôn đề ra là như nhau Ngoài ra, việc hạn chế này phải không gây hại cho người khác và được quy định duy nhất trong pháp luật Việc hạn chế quyền trong trường hợp này được yêu cầu phải được ghi rõ trong pháp luật là công cụ hữu hiệu đối với cá nhân giúp họ bảo vệ quyền và các lợi ích chính đáng khi chúng bị xâm phạm
2.1.3 Công ước Châu Âu về nhân quyền
Công ước Châu Âu về nhân quyền hay còn được biết đến với tên gọi là Công ước châu Âu về nhân quyền và các quyền tự do cơ bản – đây là một bản hiệp ước quốc tế giữa các quốc gia Châu Âu nhằm bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản Công ước được ký kết ngày 4 tháng 11 năm 1950 ở Roma và nó được phê chuẩn, có hiệu lực từ ngày 3 tháng 9 năm 1953 Với sự ra đời của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, Tuyên ngôn đã làm nền tảng cho công ước châu Âu về nhân quyền Công ước được xây dựng để đưa cách tiếp cận các quyền tự do dân sự truyền thống nhằm đảm bảo nền dân chủ chính trị hiệu quả
Công ước châu Âu về nhân quyền đề cập đến các quyền tự do được nên trong mục I (từ Điều 2 – 18) Theo đó, mục I thường có cấu trúc hai đoạn: đoạn đầu đề cập đến quyền cơ bản của con người và đoạn sau sẽ là những ngoại lệ khác hoặc các hạn chế về quyền cơ bản Trong công ước cũng đề cập đến các quyền cơ bản như: quyền
23 Điều 1 Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền năm 1789
24 Điều 4 Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền năm 1789
20 được sống, quyền ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,… Đặc biệt, công ước còn đề cập đến vấn đề “lạm dụng quyền” để hạn chế các quyền được bảo đảm trong công ước vì lý do nhân danh bảo vệ quyền con người, hoặc dựa vào quyền con người để làm suy yếu một quyền con người khác không phục vụ cho các mục đích rõ ràng hoặc thực hiện các hành động phi nghĩa khác 25 Như vậy, có thể thấy công ước là một phần học hỏi từ Tuyên ngôn về nhân quyền năm 1948 nhưng nó đã có những sự khác biệt thể hiện qua tư duy tiến bộ của các nhà lập pháp Điều đó được quy định cụ thể hơn khi đề cập đến hạn chế quyền trong trường hợp lạm dụng quyền lực vi phạm mục tiêu chung mà cả nhân loại hướng tới là bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của con người.
Hạn chế quyền con người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật Canada
2.2.1 Văn bản pháp luật quy định về hạn chế quyền con người trong trình trạng khẩn cấp
Luật nhân quyền quốc tế đảm bảo cho mọi người quyền được hưởng tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất và buộc các chính phủ phải thực hiện các bước để ngăn chặn các mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng Các quốc gia tham gia vào các cam kết quốc tế phải cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho công dân của quốc gia mình, bằng cách đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ Bất kỳ giới hạn về quyền con người nào đều có thể được đặt ra và mục đích hướng tới là sức khỏe cộng đồng, nếu xét thấy điều đó là cần thiết, tương xứng và mục đích hợp pháp Chúng phải bao gồm các biện pháp bảo vệ chống lại hành vi lạm dụng quyền hoặc hành vi bất hợp pháp, đồng thời chúng phải được xem xét với những thách thức mà chính phủ phải đối mặt Khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ứng phó, chẳng hạn như trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng thì chúng phải được giới hạn về mặt thời gian
Quyền con người trong pháp luật quốc tế đã được Canada nội luật hóa trong phần
I của Hiến pháp 1982 Bất kỳ giới hạn quyền nào được đặt ra đối với cá nhân đều phải tuân thủ theo Hiến chương về Quyền và Tự do của Canada Hiến chương cho phép việc giới hạn nằm trong một “giới hạn hợp lý” đối với các quyền được quy định trong Hiến pháp Canada bị ràng buộc về mặt pháp lý trong việc tôn trọng, bảo vệ và thi hành các quyền con người được đảm bảo theo các hiệp ước mà Canada đã phê chuẩn, trong đó, bao gồm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) Quyền dân sự và chính trị phải được bảo đảm khi áp dụng biện pháp hạn chế quyền dựa trên sự tuân thủ công ước, tôn trọng những gì đã cam kết, thỏa thuận Đồng thời, bên cạnh Hiến pháp thì Canada còn có một Luật riêng quy định về nhân quyền, được biết đến đó là Luật Nhân quyền
Các nguyên tắc trong khuôn khổ nhân quyền trong công ước và các quy định pháp lý về vấn đề nhân quyền trong pháp luật quốc gia nhìn chung là có sự tương đồng Cả hai khuôn khổ pháp lý đều đặt ra yêu cầu trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp giới hạn quyền phải vì mục tiêu cấp bách, hợp pháp, không tùy tiện hay có bất cứ hành vi xâm phạm và hạn chế quyền một cách phi lí và việc áp dụng dụng biện pháp này là có thời hạn Hơn nữa, phải xem xét đến nhu cầu của xã hội và phải có mối liên hệ giữa tác động của các biện pháp hạn chế quyền với lợi ích cộng đồng, trong đó, lợi
25 Điều 17, 18 Công ước châu Âu về nhân quyền
21 ích cộng đồng phải được xem xét đến đầu tiên trong việc đặt ra các mục tiêu Điều này có nghĩa là, chính phủ trước khi quyết định ban hành các quy định cũng như các biện pháp hạn chế quyền cần phải chứng minh rằng: việc hạn chế quyền là hợp lý và việc đó dựa trên các tiêu chí, bằng chứng rõ ràng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng động trước các bệnh truyền nhiễm chẳng hạn
Tại Canada, Hiến chương về Quyền và Tự do của Canada (“Hiến chương”) phần lớn phản ánh các nguyên tắc Siracusa – là nguyên tắc được các chuyên gia Luật quốc tế đặt ra vào năm 1984 và là một khuôn khổ quốc tế được chấp nhận về các tiêu chí phải đáp ứng đối với bất kỳ biện pháp hạn chế quyền con người nào được đặt ra Theo đó, việc giới hạn quyền phải được thực thi trên cơ luật quy định và chính phủ có trách nhiệm chứng minh được sự ràng buộc với sự cần thiết ban hành một biện pháp khẩn cấp trong một xã hội tự do và dân chủ Khi một giới hạn quyền được đặt ra thì phải đảm bảo rằng: (1) mục tiêu là hợp pháp nhằm giải quyết được nhu cầu cấp bách hoặc nhu cầu quan trọng của xã hội; (2) việc ban hành là dựa trên những bằng chứng cụ thể chứ không ban hành một cách tùy tiện hoặc phi lý; (3) cần có sự cân bằng về lợi ích giữa các biện pháp hạn chế quyền với các mục tiêu được đặt trong lợi ích công cộng
Chính phủ Canada đã dựa trên cách tiếp cận về quyền con người để đưa ra các biện pháp hợp lý Một ví dụ điển hình, trước đại dịch toàn cầu Covid – 19, các nhà lập pháp và hoạch định chính sách trên thế giới đã và đang thực hiện nghiêm túc, triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm khắc phục sự lây lan của SARS-CoV-2 Chính phủ Canada đã áp dụng các biện pháp hạn chế quyền là dựa trên đánh giá có sự tương đồng với bệnh truyền nhiễm HIV/AIDS 26 Theo lý thuyết của J Mann thì ông đã thừa nhận HIV và các bệnh truyền nhiễm khác là một hiện tượng xã hội nên việc ngăn chặn chúng là cần thiết Tuy nhiên, việc ngăn chặn, đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm phải đặt trong mối quan hệ và lợi ích, không gây phương hại đến quyền con người Nghĩa là, các hành vi đó không được tạo ra sự bất bình đẳng giới, phân biệt chủng tộc hoặc kỳ thị bất kì các nhân nào trong xã hội Cách tiếp cận quyền con người dựa trên sự đánh giá tương đồng giữa các bệnh truyền nhiễm với mục đích bảo vệ con người và chống lại các mức độ lạm quyền của nhà nước Các tiêu chuẩn về sức khỏe cộng đồng là mục tiêu mà các quốc gia tham gia cam kết quốc tế thỏa thuận thực hiện và đây cũng là một quyền được công nhận trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa Do đó, chính phủ Canada đã sử dụng các biện pháp mang tính chất răn đe đối với những người không tuân thủ các khuyến cáo để bảo đảm sức khỏe cho cộng đồng hoặc thực hiện sự giám sát đặc biệt đối với các cá nhân vi phạm mà không được chống lại luật hay chính sách mang tính chất đàn áp Canada đã đặt ra những hạn chế nhất định đối với một số quyền con người vì cho rằng việc hạn chế quyền là cần thiết trong bối cảnh đại dịch là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Các giới chức cầm quyền khi xây dựng và thực thi luật hoặc chính sách hạn chế quyền nào đều phải suy nghĩ đến việc áp dụng trên thực tế là cải thiện tình hình hay đang khiến nó trở nên trầm trọng hơn
Canada đã sử dụng Luật Hình sự để điều chỉnh, định hướng hành vi của cá nhân trong xã hội, đồng thời, ngăn chặn sự lây lan của vi-rút truyền nhiễm Đây là một cách
26 Công trình tiên phong của Jonathan Mann về HIV/AIDS cùng với các cộng sự của mình trong
“broaden human rights thinking and practice”/ Fee E., & Parry (2008), M Jonathan Mann,
HIV/AIDS, and human rights J Public Health Polycy, 29(1): 54 – 71
22 tiếp cận tình hình dịch bệnh một cách nghiêm khắc và vô cùng quyết liệt của chính phủ Bên cạnh đó, cơ quan y tế đã sử dụng nhiều biện pháp khắc nhau để xác định, theo dõi và giám sát người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút Hình thức kiểm soát, sử dụng thông tin dữ liệu thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan cung cấp các dịch vụ y tế và các đối tượng khác được nhà nước trao quyền Ngoài ra, khi đại dịch bùng phát, chính phủ đã ban hành Đạo luật ứng phó khẩn cấp Covid – 19 27 Đạo luật này ban hành với mục đích hỗ trợ các cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng bởi đại dịch
2.2.2 Kết quả áp dụng thực thi trên thực tế
Bài nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá các kết quả của quá trình áp dụng biện pháp khẩn cấp hạn chế quyền con người của Canada trong ứng phó với đại dịch toàn cầu là covid-19 Theo đó:
Trong bối cảnh dịch Covid – 19, chính phủ Canada và các cơ quan y tế có thẩm quyền đã viện dẫn sự cần thiết trong việc hạn chế các quyền dân sự, quyền tự do và quyền con người để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Nhân viên y tế đã đưa ra các khuyến cáo cho người dân về việc nên (1) rửa tay sạch sẽ, đeo khẩu trang; (2) thực hiện giãn cách xã hội và cách ly với những người được cho là dương tính với vi-rút;
(3) đóng cửa các dịch vụ, cửa hàng được cho là không thiết yếu, không phù hợp với tình hình; (4) truy dấu vết các ca nhiễm… Bản chất của việc áp dụng các biện pháp này cần có sự phối hợp giữa người dân và các cấp chính quyền Điều này là phù hợp với Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
Một biện pháp khác được Canada áp dụng là chủ động sử dụng Luật Hình sự để đe dọa hoặc buộc tội các cá nhân làm lây lan bệnh và khiến dịch bệnh trở nên trầm trọng hơn Đây được xem là biện pháp mang tính chất hình sự hóa Cảnh sát sẽ là người thực thi công quyền và tiến hành các mức phạt trên thực tế Hành vi như: khạc nhổ hoặc ho, không giữ khoảng cách tối thiểu tại nơi công cộng được quy định trong lệnh giãn cách được xem là hành vi vi phạm và bị cáo buộc với các mức phạt tiền được quy định trong Luật Hình sự Công cụ pháp lý cụ thể được áp dụng là phạt tiền Theo đó, tại thời điểm tháng 6/2020, đã có hơn 10.000 biên bản phạt, ghi nhận hành vi liên quan đến Covid-19 với các cáo buộc không tuân thủ quy định về lệnh khẩn cấp, các chỉ thị y tế trong chống dịch dẫn đến số tiền phạt thu được lên đến hơn 13 triệu đô la Trong đó, bang Quebec dẫn đầu cả nước về biên bản phạt (6600), và tiếp sau đó là bang Ontario (2853) và Nova Scotia (555) Các bang khác không sử dụng hình thức quyết liệt là tiền phạt mà họ tiếp cận dựa trên việc đưa ra thông tin cần thiết, tầm quan trọng của việc phòng, ngừa và đẩy lùi dịch bệnh Trên thực tế, các mức phạt tiền được đưa ra là chưa thật sự phù hợp vì nó gây ra sự bất cân xứng giữa các đối tượng trong xã hội Dẫn chứng cụ thể, ở bang Toronto, Hamilton và Montreal thì những người vô gia cư đã bị phạt tiền lên tới 880 đô la vì không giữa khoảng cách tối thiểu 28 Ở bang
27 Đạo luật ứng phó khẩn cấp COVID – 19 có hiệu lực từ 25/03/2020 https://laws.justice.gc.ca/eng/AnnualStatutes/2020_5/page-1.html, truy cập ngày 20/7/2023
28 Deshman, A., McClelland, A., & Luscomebe, A (2020) Stay off the grass: COVID-19 and law enforcement in Canada Canada civil Liberties Association and the Policing the Pandemic mapping
Toronto, các dịch vụ không thiết yếu nếu không tuân thủ các quy định về giãn cách, không đóng cửa theo yêu cầu thì mức phạt có thể dao động trong khoảng 750 – 5000 đô la – đây là mức phạt vô cùng cao 29 Có thể thấy, Covid – 19 đã tạo ra sự bất bình đẳng trong thu nhập, số tiền phạt quá mức là một gánh nặng cho những người có thu nhập thấp hoặc bị thất nghiệp bởi đại dịch lại làm tăng thêm sự chênh lệch khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội
Bên cạnh đó, Canada cũng áp dụng các biện ưu tiên nhằm bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của vi-rút SARS-CoV2 Trên thực tế, chính phủ đã đảm bảo quyền được đáp ứng về nhu cầu sức khỏe một cách tốt nhất với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe y Việc này thể hiện qua các chính sách hỗ trợ tài chính và các khoản hỗ trợ khác và được quy định trong Đạo luật ứng phó khẩn cấp Covid – 19
Ngoài ra, cơ quan y tế đã sử dụng nhiều biện pháp để xác định, theo dõi và giám sát những người có kết quả dương tính với SARS-CoV2 30 Bộ y tế phối hợp các cơ quan chuyên ngành kiểm soát lộ trình xuất nhập cảnh của công dân cũng như khách du lịch để có các biện pháp ứng phó kịp thời Biện pháp này hoạt động dựa trên cơ sở sử dụng dữ liệu thông tin cá nhân được thu thập bởi chính quyền, cơ quan cung cấp dịch y tế và những người được cơ quan nhà nước trao quyền Việc thu thập thông tin cá nhân đồng nghĩa với việc bảo vệ quyền riêng tư sẽ bị nới lỏng Chẳng hạn như, ở bang Ontario, Cơ quan Quản lý khẩn cấp và Bảo vệ quyền Dân sự ủy quyền cho phép lính cứu hỏa và nhân viên y tế được truy cập vào hồ sơ y tế của người dân để kiểm tra về tình trạng Covid-19 31 Việc nới lỏng các quyền riêng tư (như bảo vệ thông tin cá nhân) được nới lỏng nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm soát tình hình dịch bệnh Tháng 5/2020, bang Alberta đã cho ra mắt một ứng dụng trên điện thoại để phát hiện ra những ai đang dương tính với Covid-19 Thông tin cá nhân được thu thập trên thiết bị dựa trên sự hợp tác của người dân khai báo trung thực về tình trạng sức khỏe của bản thân Việc thu thập thông tin cá nhân liên quan đến tình trạng sức khỏe giúp cơ quan nhà nước kiểm soát dịch được tốt hơn
2.2.3 Đánh giá ưu điểm và khuyết điểm
Hạn chế quyền con người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
2.3.1 Văn bản pháp luật quy định về hạn chế quyền con người trong trình trạng khẩn cấp
Pháp luật Hoa Kỳ bao gồm hệ thống pháp luật liên bang và hệ thống pháp luật của các tiểu bang thuộc Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Trong đó, Hiến pháp Hòa Kỳ là điều luật tối cao cho cả hệ thống pháp luật 32 Ba từ đầu tiên trong Hiến pháp 1789 ghi nhận rằng: We the People – chính phủ Hoa Kỳ được lập ra để phục vụ nhân dân, bảo vệ lợi ích của số đông và số ít, tự do, bình đẳng giữa liên bang và các bang với nhau Trong bản dự thảo Hiến pháp 1787, tuy đã hàm chứa vấn đề liên quan đến quyền con người thông qua việc hạn chế nghiêm ngặt quyền của chính phủ Nhưng Thomas Jefferson 33 lại cho rằng như vậy là vẫn chưa đủ Vì ông cho rằng chính phủ trong quá khứ đã từng có hành động can thiệp quá mức vào những vấn đề mà họ không có quyền và hạn chế các tự do cá nhân của công dân Quan điểm này của ông đã nhận được sự đồng thuận từ đại đa số và các bang đã đi đến sự thỏa hiệp để Hiến pháp được thông quan cần bổ sung thêm luật về quyền con người “Luật về các quyền” đã được thông qua vào năm
1791 với 10 điều sửa đổi, bổ sung đầu tiên cho Hiến pháp Hoa Kỳ liên quan đến các quyền con người trong các lĩnh vực dân sự, văn hóa, chính trị 34 Hiến pháp Hoa Kỳ quy định về việc hạn chế quyền hạn trong trường hợp ứng phó với các khủng hoảng trong Điều I trong một số trường hợp Nghị viện cơ quyền đình chỉ lệnh hebeas corpus 35 khi xảy ra xâm lược, nổi loạn hoặc an toàn công cộng bị đe dọa Trong khi, Điều II lại không quy định một cách rõ ràng nhưng cho phép Tổng thống có thể có các quyền hạn tương tự như Nghị viện về việc ứng phó với các trường hợp được cho là khẩn cấp ngay cả khi không cần có sự cho phép của Nghị viện (chẳng hạn như quyền hạn huy động lực lượng vũ trang với tư cách là tổng tư lệnh của lực lượng vũ trang) Như vậy, Hiến pháp đã giao cho Tổng thống một số quyền hạn đặc biệt để ứng phó các trường hợp được cho là khẩn cấp Tổng thống có các quyền hiến định vốn có thể làm bất cứ điều gì mà tổng thống cho là cần thiết trong trường hợp tình trạng khẩn cấp Đối với Hoa Kỳ, việc hạn chế quyền trong trường hợp khẩn cấp không dựa trên Hiến pháp quy định Có lẽ, Hiến pháp Hoa Kỳ là một trường hợp ngoại lệ trong số các Hiến pháp thời hiện đại ở chỗ nó không có điều khoản quy định về tình trạng khẩn cấp Thực tế, việc ban bố các tình trạng khẩn cấp là dựa vào thường luật Nghĩa là,
32 Năm 1789, Hiến pháp Hoa Kỳ có hiệu lực và từ đó đến nay đã trải qua 27 lần sửa Hiến pháp
33 Thomas Jefferson (1743-1826): là chính khách, nhà ngoại giao, luật sư, kiến trúc sư, nhà triết học người Mỹ Ông là một trong các cá nhân đã góp phần xây dựng nền móng để thành lập chính phủ Hoa
Kỳ theo chủ nghĩa cộng hòa trong khoảng thời gian cuối thế kỳ XVIII và là tổng thống đời thứ 03 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (nhiệm kỳ 1801 – 1809) Đồng thời, ông cũng là người sáng lập ra Đảng Dân chủ - Cộng hòa Hoa Kỳ và là một nhà chính trị gia có ảnh hưởng lớn theo chủ nghĩa tự do trong thời kỳ cận đại
34 Rights of the People: Individual Freedom and the Bill of Rights Washington 2003 https://usa.usembassy.de/etxts/gov/peoplerights.pdf
35 Habeas corpus theo tiếng La-tinh nghĩa là “chúng tôi, Tòa án hoặc ra lệnh”; là một biện pháp xử lý theo luật mà qua đó người có thể báo cáo việc giam giữ hoặc bất hợp pháp lên tòa án và yêu cầu tòa án xác định việc giam giữ là có hợp pháp hay không
Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép được ủy quyền hành pháp và có thể ban hành tình trạng khẩn cấp trong một thời gian tạm thời dựa vào các quy định của các pháp luật có liên quan về vấn đề đó Tuy nhiên, các luật quy định về trường hợp khẩn cấp vẫn phải tuân thủ và tuân theo Hiến pháp Các quyền hạn trong tình trạng khẩn cấp được hiểu là một ngoại lệ đối với hoạt động bình thường của một hệ thống pháp luật Quyền lập pháp trong trường hợp khẩn cấp là quyền mang tính chất tạm thời Một số luật đã trao cho tổng thống và các quan chức hành pháp khác quyền được ban hành các tuyên bố khẩn cấp trong những tình huống vụ thể Ví dụ một số đạo luật có thể được kể đến như Đạo luật Dịch vụ Y tế công cộng và Đạo luật Stafford 36
Phần lớn các ứng phó với tình trạng khẩn cấp được quyết định phần lớn dựa vào các quyết định riêng lẻ của từng tiểu bang dưới sự hướng dẫn của chính phủ Trước đó, vào năm 2017, Hoa Kỳ đã từng tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đối với đại dịch opioid 37 Đại dịch opioid không phải là một truyền nhiễm, nó chỉ là một đại dịch liên quan đến cuộc khủng hoảng về thuốc giảm đau, tuy nhiên, nó cũng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng khiến cho chính phủ phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì lý do sức khỏe cộng đồng Theo đó, khi Covid – 19 xuất hiện, Hoa Kỳ đã có những phản ứng pháp lý mang tính chất khẩn cấp ứng phó với tình hình nhằm cân bằng sức khỏe cộng đồng và các quyền tự do dân sự của công dân Tổng thống Donald Trump 38 đã sử dụng quyền hạn của mình trong việc tuyên bố 07 trường hợp khẩn cấp quốc gia trước khi đại dịch Covid – 19 trở nên trầm trọng hơn tình trạng hiện tại Khi số ca dương tính với vi – rút Covid – 19 ngày càng tăng tại Hoa
Kỳ, chính phủ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc gia Tiếp theo đó, chính phủ Hoa Kỳ cũng đã từng tuyên bố dịch bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vào năm 2020 Có thể thấy, khi các đại dịch xuất hiện, các quyền tự do của con người có thể bị hạn chế và tính hợp pháp của quyền hạn kiểm soát tình hình dịch bệnh được quy định tại Đạo luật Dịch vụ Y tế công cộng của liên bang 39 Đạo luật này cho phép các nhân viên y tế có quyền kiểm tra, sàng lọc hoặc cách ly các cá nhân nhiễm bệnh ra khỏi cộng đồng và hạn chế quyền một cách hợp lý (như hạn chế việc tự do đi lại tránh tình trạng lây lan bệnh khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn)
Hiến pháp Hoa Kỳ trao quyền hạn chính về y tế công cộng cho các tiêu bang, từ đó, các tiểu bang có thể ủy quyền cho các địa phương mình quản lý Các quyền lực liên quan đến y tế, sức khỏe cộng đồng của liên bang tập trung vào việc ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm xuất hiện ở Hoa Kỳ hay trên bất kỳ lãnh thổ tiểu
36 Đạo luật Stafford: Đạo luật Hỗ trợ Khẩn cấp và Cứu trợ Thiên tai – Robert T Stafford năm 1998
37 Opioid bao gồm các loại thuốc phiện (opiat), các loại thuốc có nguồn gốc từ thuốc ơhieenj Các loại thuốc thuộc nhóm opioid được sử dụng như thuốc giảm đau, bao gồm cả công dụng gây mê Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để giảm ho, chống tiêu chảy Đại dịch opioid ở Hoa Kỳ là cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau, khoảng 02 triệu người mắc chứng rối loạn sử dụng chất dạng thuốc phiện này và ước tính khoảng 130 người chết mỗi ngày do sử dụng thuốc quá liều
38 Tổng thống Donald Trump (1946): là một tỷ phú, doanh nhân và là một nhà chính trị gia người Mỹ Ông là tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2017 – 2021
39 Đạo luật Dịch vụ Y tế công cộng liên bang – Public Health Service Act, 42 USC §6A (2016) https://uscode.house.gov/view.xhtml , truy cập ngày 27/7/2023
27 bang nào Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ là cơ quan thực thi quyền hạn liên quan nhằm ứng phó với Covid – 19 ngoài những quyền hạn đã được sử dụng để ứng phó đối với trường hợp khẩn cấp về sức khỏe trước đó như SARS, cúm H1N1 và Ebola Chính phủ đã tạo cơ sở cần thiết để cơ quan y tế có thể thực thi quyền trên thực tế một cách tốt nhất nhằm ngăn chặn các hậu quả về sức khỏe cộng đồng, kinh tế, an ninh quốc gia và xã hội không trở nên nghiêm trọng hơn 40
2.3.2 Kết quả áp dụng thực thi trên thực tế
Bài nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá các kết quả của quá trình áp dụng biện pháp khẩn cấp hạn chế quyền con người của Canada trong ứng phó với đại dịch toàn cầu là Covid – 19 Theo đó:
Khi đại dịch Covid – 19 xuất hiện, phản ứng của tổng thống Donald Trump là chủ yếu tập trung vào việc ngăn chặn sự lây lan của vi-rút Để cụ thể hóa, tổng thống đã kiểm soát hành vi xuất – nhập cảnh vào lãnh thổ quốc gia; đóng cửa biên giới Mexico và Canada; sử dụng quyền kiểm soát dịch bệnh giữa các tiểu bang với nhau Ngoài ra, ông còn ban hành lệnh cấm nhập cư với mục đích giảm thiểu những thiệt hại từ đại dịch Covid – 19 gây ra cho nền kinh tế Vì khi Covid – 19 xuất hiện, không chỉ ở Hoa Kỳ mà ở đa số các nước nền kinh tế đều bị chững lại, gần như là gặp khủng hoảng tài chính Đồng thời, ông cũng viện dẫn Đạo luật Stafford trong trường hợp khẩn cấp vì lý do sức khỏe cộng đồng này Vì đạo luật Stafford cho phép viện trợ liên bang (thông qua hình thức hỗ trợ: hỗ trợ cá nhân, hỗ trợ chung, giảm nhẹ rủi ro) cho cộng đồng và cá nhân bị ảnh hưởng bởi các thảm họa lớn hoặc các trường hợp khẩn cấp được tuyên bố Chính phủ đã áp dụng Điều 19 USC §1318(b)(1)(C) – trường hợp quyền khẩn cấp: ”khi cần thiết để ứng phó với tình trạng khẩn cấp quốc gia … hoặc đối với một mối đe dọa cụ thể với cuộc sống con người hoặc lợi ích quốc gia” 41 Theo đó, chính phủ Hoa Kỳ có thể tạm thời đóng cửa, hạn chế nhập cảnh vì nhà nước thực hiện bất kỳ hành động mà có thể được cho là cần thiết để ứng phó trực tiếp với tình trạng khẩn cấp quốc gia hoặc mối đe dọa cụ thể Trong quá khứ, chưa từng có trường hợp nào áp dụng quy định này Các biện pháp áp dụng trong quá khứ ngắn và phần lớn là hạn chế Lần duy nhất Hoa Kỳ áp dụng lệnh đóng cửa toàn biên giới là sau vụ ám sát tổng thống Kennedy và nó chỉ kéo dài chưa tới 01 ngày Các trường hợp đóng cửa biên giới, đống cửa khẩu thường liên quan đến các thủ tục kiểm tra hoặc tăng cường an ninh Ngược lại, các chính sách của tổng thống Trump ban hành để kiểm soát dịch bệnh là chưa từng có tiền lệ trước đó khi ông đình chỉ việc nhập cư dưới hình thức xin tị nạn hoặc hạn chế việc đi lại xuyên biên giới Đạo luật Dịch vụ Y tế Công Cộng của liên bang quy định các biện pháp ứng phó kịp thời đối với tình hình dịch bệnh đối với các cơ quan liên quan được chính phủ trao quyền Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì sức khỏe cộng đồng cấp quốc gia giúp chính quyền nâng cao khả năng ứng phó với các biện pháp pháp lý hạn chế phù hợp và
40 White House Proclamation on suspension of entry as immigrants and nonimmigrant of person who pose a risk of transmitting 2019 novel coronavirus Published 31/01/2020 https://www.whitehouse.gov/presidential-actions/proclamation-suspension-entry-immigrants- nonimmigrants-persons-pose-risk-transmitting-2019-novel-coronavirus/ , truy cập ngày 27/7/2020
41 19 USC §1318(b)(1)(C) – Trường hợp khẩn cấp https://www.law.cornell.edu/uscode/text/19/1318 , truy cập ngày 30/7/2023
28 có các hành động kịp thời (kiểm tra, sàng lọc hoặc cách lý các cá nhân nhiễm bệnh với cộng đồng, hạn chế quyền tự do đi lại) Bên cạnh đó, việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp đòi hỏi chính phủ phải có biện pháp ứng phó theo thời gian cho thích hợp (ví dụ: vắc- xin, thuốc kháng vi – rút, thiết bị y tế…) Ngoài ra, các bệnh viện không đủ nhân lực có thể luân chuyển từ các khu vực lân cận đủ tiêu chuẩn để đối phó với tình trạng khủng hoảng với số ca mắc không ngừng tăng lên mỗi ngày 42 Đạo luật Dịch vụ Y tế Công cộng của liên bang cho phép trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh có quyền giam giữ, kiểm tra y tế và cách ly những người nhập cảnh vào Hoa Kỳ hoặc di chuyển giữa các tiểu bang có dấu hiệu mắc các bệnh truyền nhiễm Việc trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh trực tiếp sử dụng quyền hạn của mình cùng với các biện pháp hợp pháp để ứng phó kịp thời, ngăn chặn dịch bệnh Quy định về quyền hạn này trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh nhấn mạnh về việc phải có sự phối hợp giữa các khu vực liên quan, công nhận các hạn chế quyền chính trong vấn đề y tế công cộng của các bang và sẵn sàng phối hợp cách ly của các cơ sở y tế Theo quy định, các nhân viên của trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh có thể bắt giữ những người khi có dấu hiệu nghi ngờ hoặc kết quả xét nghiệm là đã nhiễm bệnh cụ thể tối đa trong tối đa 72 giờ Xét nghiệm y tế, chấp nhận điều trị, cũng như các phương thức điều trị khác sẽ được chi trả bằng chi phí của chính phủ (ngoại trừ trường hợp các công ty bảo hiểm sức khỏe có nghĩa vụ phải trả)
Hạn chế quyền con người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật Nhật Bản 31
2.4.1 Văn bản pháp luật quy định về hạn chế quyền con người trong trình trạng khẩn cấp
Hiến pháp Nhật Bản 1947 là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong hệ thống pháp luật của Nhật Bản, quy định về tổ chức hệ thống nhà nước và các quyền cơ bản nhất của con người Tuy nhiên, trong Hiến pháp Nhật Bản lại không quy định về việc hạn chế quyền con người, hay nói cách khác là hạn chế quyền công dân trong tình trạng khẩn cấp sẽ như thế nào
Theo đó, khi đại dịch toàn cầu là Covid – 19 xuất hiện thì vào ngày 7 tháng 4 năm 2020, Thủ tướng Shinzo Abe đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên 7 tỉnh thành, sau đó đã mở rộng ra toàn quốc vào ngày 16 tháng 4 Vấn đề được đặt ra ở đây là: khi Hiến pháp không quy định thì việc Thủ tướng ban hành tình trạng khẩn cấp là đã có sự đánh giá một cách khách quan tại thời điểm xảy ra đại dịch hay chưa và việc ban bố tình trạng khẩn cấp có vi phạm quyền con người, quyền công dân hay không Để ban bố tình trạng khẩn cấp, thường yêu cầu hai bước chính: thứ nhất là đưa ra quyết định về việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp và thứ hai là phê duyệt quyết định đó Trong trường hợp của Nhật Bản, để đưa ra quyết định về tuyên bố tình trạng khẩn cấp thì Chính phủ cần tìm một cơ sở pháp lý để hướng dẫn quy trình thực hiện và các thủ tục cần thiết Và bởi vì trong Hiến pháp không có quy định, một đạo luật liên quan đã được ban bố và có hiệu lực sẽ được coi là cơ sở pháp lý để Chính phủ hay Thủ tướng có thể sử dụng Khi các luật hiện hành không cung cấp đủ cơ sở pháp lý cho một tình huống cụ thể nào đó, thì một đạo luật mới để điều chỉnh các quan hệ liên quan sẽ ngay lập tức được ban hành
Trong trường hợp đại dịch Covid – 19, Luật sửa đổi về các hành động đặc biệt liên quan tới đại dịch cúm (Revised Act on Special Measures concerning Pandemic Influenza) và Luật chuẩn bị và ứng phó với bệnh truyền nhiễm (New Infectious Diseases Preparedness and Response) đã được ban hành vào ngày 13 tháng 3 năm
2020 và có hiệu lực vào ngày 14 tháng 3 năm 2020 Hai luật trên đã cung cấp cơ sở pháp lý cho các biện pháp đặc biệt liên quan tới dịch Covid – 19 Ngay sau khi xác định được cơ sở pháp lý cần thiết, Thủ tướng Shinzo Abe đã thành lập một đơn vị ứng phó đặc biệt vào ngày 26 tháng 3 năm 2020 và quyết định lập Kế hoạch quốc gia về phòng chống dịch bệnh Covid - 19 vào ngày 28 tháng 3 năm 2020 Tuy nhiên, Thủ tướng Shinzo Abe không thể đơn phương tuyên bố tình trạng khẩn cấp, mà phải thông báo và có sự chấp thuận của Uỷ ban Cố vấn Quốc gia Uỷ ban sẽ xem xét yêu cầu của Thủ tướng dựa trên 2 yếu tố: thứ nhất là ảnh hưởng của tình hình khẩn cấp tới cuộc sống và sức khoẻ của người dân, cũng như là nền kinh tế; thứ hai là sự lây nhiễm của bệnh dịch có hay không khả năng lan rộng trên phạm vi cả nước
Sau khi tình trạng khẩn cấp được tuyên bố, Thủ tướng sẽ phải báo cáo lại với Quốc hội Tuyên bố sau đó cho phép chính quyền địa phương thực hiện các hành động cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, ví dụ như yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà, ngừng các hoạt động tập trung đông người hay trưng dụng các toà nhà làm cơ sở y tế tạm thời
2.4.2 Kết quả áp dụng thực thi trên thực tế
Bài nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá các kết quả của quá trình áp dụng biện pháp khẩn cấp hạn chế quyền con người của Canada trong ứng phó với đại dịch toàn cầu là covid-19 Theo đó:
Sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, quyền tự do di chuyển và các quyền tự do khác bị hạn chế ở mức độ nhất định Luật sửa đổi về các hành động đặc biệt liên quan tới đại dịch cúm được ban hành ngày 13 tháng 3 đã chỉ rõ rằng những biện pháp hạn chế khi được áp dụng thì phải áp dụng ở mức tối thiểu, và cần thiết thì mới được phép áp dụng Điều này phản ảnh quyền con người được quy định trong Hiến pháp Nhật Bản: “Tất cả mọi người dân đều được thừa nhận là những cá nhân riêng biệt Quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc của công dân phải được đặc biệt quan tâm trong hoạt động lập pháp cũng như trong các hoạt động khác của Chính phủ nếu nó không đi ngược lại với quyền lợi chung của cộng đồng”
Theo Luật chuẩn bị và ứng phó với bệnh truyền nhiễm, tất cả các yêu cầu của trung ương và chính quyền địa phương không bị rằng buộc về mặt pháp lý Nói cách khác, những nhà cầm quyền Nhật Bản hi vọng người dân sẽ tự nguyện tuân theo Kế hoạch quốc gia về phòng chống dịch bệnh Covid – 19 và các yêu cầu khác của chính quyền Ngay cả khi một số người không chấp hành các quy định và yêu cầu của chính quyền địa phương, họ cũng không bị áp dụng bất kì hình thức xử phạt nào Đây được coi là một biện pháp nhằm cân bằng giữa quyền lực nhà nước và quyền tự do cá nhân của công dân Tuy nhiên, phương pháp này là không hoàn hảo, vì nó đòi hỏi sự đoàn kết thống nhất tập thể rất cao, và không thành công tại Nhật Bản Có những cá nhân, tổ chức hay các cơ sở kinh doanh không tuân thủ, hoặc bỏ ngoài tai các yêu cầu của chính quyền, ngay cả trong giai đoạn cao điểm dịch bệnh vào tháng tư Một số phương tiện truyền thông đã chỉ ra rằng chính bởi vì không có cơ chế xử phạt, nên đã giới hạn quyền của chính quyền, không đủ sức răn đe người dân
Khi chính quyền trung ương tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên phạm vi toàn quốc, kêu gọi sự hợp tác của người dân, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh đóng cửa để tránh sự lây lan của Covid – 19 Thống đốc các tỉnh cũng đã đưa ra yêu cầu các cá nhân, chủ sở hữu cơ sở kinh doanh điều tương tự Tuy nhiên, đã có một số cá nhân và cơ sở phớt lờ những yêu cầu trên Tại một số địa phương, các chủ tiệm Pachinko (một cửa hàng kinh doanh dịch vụ trò chơi dùng xèng) đã từ chối đóng cửa Một chủ cửa hàng Pachinko đã trả lời phỏng vấn rằng mặc dù nhận được yêu cầu đóng cửa, nhưng anh ta sẽ không làm vậy và đưa ra lý do rằng bởi vì không nhận được trợ cấp đến từ phía chính quyền, anh ta có thể sẽ không đủ tiền để chi trả cho chi phí sinh hoạt hằng ngày
Luật chuẩn bị và ứng phó với bệnh truyền nhiễm cho phép chính quyền địa phương trước tiên là “yêu cầu” sự hợp tác từ phía các cá nhân và tổ chức Nếu chủ sở
33 hữu các cơ sở vẫn từ chối các “yêu cầu”, chính quyền địa phương khi đó có quyền đưa ra “mệnh lệnh” và buộc các cơ sở phải tuân theo Chính quyền địa phương cần phải công bố mỗi khi ra quyết định “yêu cầu” hay “mệnh lệnh” buộc các cơ sở đóng cửa Để củng cố cho Luật này thì chính quyền trung ương, đặc biệt là Bộ Tài chính và Chính sách đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho chính quyền địa phương về các biện pháp “yêu cầu” và “mệnh lệnh”
Ví dụ như ở Osaka, rất nhiều tiệm Pachinko từ chối thực hiện “yêu cầu” đóng cửa mà chính quyền địa phương đưa ra Ngày 24 tháng 4, thống đốc tỉnh Osaka đã công bố tên và địa chỉ của tất cả các cửa tiệm có hành vi chống đối “yêu cầu” của chính quyền Ngày hôm sau, một vài cửa tiệm đã phải đóng cửa vì nhận được những cuộc gọi chỉ trích của người dân; một số trường hợp thậm chí còn bị đe doạ Đến ngày
30 tháng 4, tất cả các cửa tiệm bị chính quyền địa phương công khai tên đã phải đóng cửa Nếu họ không đóng cửa, thống đốc tỉnh Osaka sẽ đưa ra “mệnh lệnh” buộc họ phải tuân theo, mặc dù như đã nói ở trên, “yêu cầu” và “mệnh lệnh” đều không có giá trị về mặt pháp lý Tình huống tương tự đã xảy ra ở một vài tỉnh khác, và một số thống đốc đã phải đưa ra “mệnh lệnh” để buộc đóng cửa
Ví dụ trên cho thấy rằng mặc dù không có biện pháp cưỡng chế hay ràng buộc về mặt pháp lý, chính quyền tại các tỉnh vẫn đạt được mục tiêu của mình thông qua áp lực đám đông và dư luận xã hội Theo một cách nào đó, có thể hiểu đây là một phương pháp thực thi quyền “hành pháp đặc biệt” tại Nhật Bản Ở Nhật Bản không hiếm các trường hợp mà chính quyền sử dụng phương pháp này để thi hành một quyết định chính thức nào đó Ví dụ, các cơ quan hành chính Nhật Bản thường xuyên sử dụng
“Hướng dẫn hành chính” (Administrative guide; hay tiếng Nhật là Gyosei Shido) với sự hợp tác của cá nhân, tổ chức tư nhân khi không có sự ràng buộc về mặt pháp lý
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG TÌNH TRẠNG DỊCH BỆNH VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
Pháp luật Việt Nam về hạn chế quyền con người, quyền công dân trong tình trạng dịch bệnh
Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, phức tạp và khó dự báo Bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và được các quốc gia chú trọng, quan tâm thì bên cạnh đó cũng kéo theo những biến chủng của các loại vi-rút truyền nhiễm, tần suất xuất hiện của các đại dịch nói chung đang có xu hướng tăng Hội nhập phát triển đang là một xu thế, tuy nhiên, quá trình đô thị hóa diễn ra ồ ạt dẫn tới những hệ quả khôn lường, như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, và tình trạng di dân gia tăng là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát mạnh
Dịch bệnh bùng phát xuất phát từ các bệnh truyền nhiễm từ vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc các tác nhân khác gây nguy hại đến sức khỏe con người, làm suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên của con người Theo đó, bệnh truyền nhiễm được hiểu là các bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp người hoặc từ động vật sang người dưới tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là các vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm có khả năng gây ra bệnh truyền nhiễm 45 Ngày nay, dưới sự phát triển của khoa học nói chung và y học nói riêng thì không ít các bệnh truyền nhiễm đã được giới nghiên cứu đẩy lùi Tuy vậy, một số bệnh truyền nhiễm khác lây lan và khó dự báo trước vẫn đang là mối đe dọa cho sức khỏe của nhân loại như: sốt xuất huyết do vi-rút Dengue, sốt xuất huyết do vi-rút Ebola, nhiễm HIV/AIDS… Cùng với những phát triển đột biến của các mầm bệnh làm phát sinh thêm những bệnh lý mới, khó chẩn đoán như: SARS, cúm H5N1,… Gần đây nhất là sự xuất hiện của vi-rút SARS-CoV2 (vi-rút corona) gây ra mối đe dọa trên toàn cầu với đại dịch Covid – 19
Quy định hạn chế quyền con người, quyền công dân trong trường hợp khẩn cấp được quy định trong Hiến pháp năm 2013 như sau: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp khẩn cấp vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe con người” (khoản 2 Điều 14) Quyền con người chỉ có thể bị hạn chế trong một giới hạn được quy định trong hiến pháp, pháp luật và đặt ra một số giới hạn nhằm hạn chế một số quyền cụ thể phù hợp với các tiêu chuẩn chung quốc tế về nhân quyền Để quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp thì căn cứ để xác định là “trong trường hợp cần thiết” đe dọa đến sự sống còn của quốc gia Để xác định như thế nào là trường hợp khẩn cấp là trách nhiệm chứng minh thuộc về các quốc gia để có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp 46 Các giới hạn quyền được đặt ra sau khi quốc gia tuyên bố tình trạng khẩn cấp không được làm mất đi bản chất của các quyền ấy, không có quyền nào là mang tính chất tuyệt đối được quy định trong Hiến pháp năm 2013 Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 cũng đặt ra những hạn chế quyền đối với một số quyền cụ thể được quy định tại các Điều 30, 32, 54, 103 Có thể thấy, vấn đề sức khỏe cộng đồng cũng là
45 khoản 1, 2 Điều 2 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007
46 khoản 1 Điều 2 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966
38 một trong những giới hạn được Hiến pháp quy định được quyền hạn chế nếu xét thấy điều đó là cần thiết Nội hàm quyền con người trong bản Hiến pháp năm 2013 đã được mở rộng hơn so với bản Hiến pháp năm 1992 về chủ thể Trong khi Hiến pháp năm
1992 quyền con người chỉ dừng lại ở “công dân” thì đến Hiến pháp năm 2013 quyền con người đã được mở rộng đối tượng ra là “mọi người” Điều này cho thấy sự nỗ lực của các nhà lập hiến trong quá trình nội luật hóa và đảm bảo quyền con người, quyền công dân được thực thi trên thực tế phù hợp với các văn bản quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết
Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền hạn trong tình trạng khẩn cấp hiện nay được giao cho các chủ thể sau: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và chính phủ 47 Theo đó, Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành các quy định về tình trạng khẩn cấp trên cả nước để đảm bảo an ninh quốc gia; Ủy ban thường vụ quốc hội và Chủ tịch nước có quyền tuyên bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của chính phủ; còn chính phủ là cơ quan chấp hành các quyết định trong phạm vi quy định về tình trạng khẩn cấp và bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thi hành các quyết định trong phạm vi thuộc thẩm quyền dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ Tình trạng khẩn cấp được tuyên bố khi xác định được có đủ các căn cứ cho rằng quốc gia đang trong tình trạng đặc biệt vì các lý do được nêu tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013 Tình trạng khẩn cấp vì lý do sức khỏe cộng đồng được ban bố hay tuyên bố là dựa vào các quy định pháp lý mang tính chất khung được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật khác có liên quan, như: tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh được điều chỉnh bởi Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp năm
2000, Nghị định 71/2002/NĐ – CP quy định chi tiết về tình trạng khẩn cấp do thảm họa lớn và dịch bệnh nguy hiểm và Luật Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm
Vào thời điểm dịch SARS năm 2003 bùng phát không chỉ ở Việt Nam mà nó còn hoành hành ở các quốc gia Châu Á khiến con người hoang mang và lo sợ SARS được nhận định là bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra làm suy giảm hệ hô hấp ở người Việt Nam sau khi phát hiện ra trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên, các y bác sĩ đã tích cực nghiên cứu tìm ra các phương thức chống lại căn bệnh này và phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới để phát triển các hoạt động chống lại dịch bệnh Nhờ kịp thời áp dụng các biện pháp đồng bộ, hiệu quả, tập trung nguồn lực của toàn xã hội, đặc biệt là sự lao động chăm chỉ, lao động quên mình của của các y bác sĩ mà Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên khống chế được SARS và giữ số ca tử vong ở mức tối thiểu (63 ca nhiễm bệnh, 05 ca tử vong) Chỉ sau 09 tuần, kể từ khi xuất hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên thì Việt Nam đã kiểm soát được tình hình và được Tổ chức Y tê Thế giới loại ra
47 Điều 70 quy định Quốc hội có quyền “quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt kgasc bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia”; Điều 74 quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền “quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ, tình trạng khẩn cấp trong cả nupwsc hoặc ở từng địa phương”; Điều 88 quy định Chủ tịch nước có quyền “căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội, ra lệnh tông động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương”; Điều 96 quy định chính phủ có quyền “thi hành lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết để bảo vệ tổ quốc, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân” – Hiến pháp năm 2013
39 khỏi danh sách những quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi dịch SARS Thời điểm dịch bệnh xuất hiện, Hiến pháp năm 1992 đang có hiệu lực Theo đó, Điều 61 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe và đồng thời, công dân cũng có nghĩa vụ thực hiện các quy định vệ sinh phòng bệnh Và nhà nước đảm bảo cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, kể cả việc đảm bảo sức khỏe tạo điều kiện cho mọi người được phát triển toàn diện Có thể thấy, kể từ thời điểm dịch SARS bùng phát tại Việt Nam thì vẫn chưa có một văn bản pháp luật cụ thể nào định nghĩa về bệnh truyền nhiễm hoặc quy định về bệnh truyền nhiễm, quy định về quyền, trách nhiệm của nhà nước và người dân trong chống dịch Pháp lệnh về trường hợp khẩn cấp năm 2000 tuy có quy định về bệnh truyền nhiễm nhưng với dịch SARS xác định là dịch bệnh nhưng chưa cần phải ban bố tình trạng khẩn cấp Đồng thời, Pháp lệnh năm 2000 hạn chế về đối tượng tiếp cận nên có thể nói kể từ thời điểm dịch SARS được kiểm soát thì 05 năm sau Quốc hội mới ban hành Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định về phòng bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch và chống lại dịch bệnh Điều này cho thấy những nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 có quy định việc việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch trong Mục 2 chương IV Khi dịch SARS lần đầu tiên xuất hiện, lây lan và bùng phát mặc dù Việt Nam đã có các biện pháp ứng phó kịp thời nhưng việc chưa có những quy định cụ thể đảm bảo quyền sức khỏe cũng như trách nhiệm của công dân trong ứng phó với dịch bệnh nên cũng không thể tránh khỏi các trường hợp lây lan làm dịch bệnh phát triển nhanh hơn Đến năm 2019, khi Covid – 19 bùng phát mạnh mẽ ở Châu Á và sau đó lan rộng ra toàn thế giới Nó trở thành mối đe dọa cho tính mạng, sức khỏe con người Tuy đây không phải lần đầu một đại dịch toàn cầu xuất hiện tại Việt Nam nhưng đây lại là đại dịch mà để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, mất mác về con người vô cùng lớn Ngày 23 tháng 01 năm 2020, Việt Nam chính thức ghi nhận ca mắc Covid – 19 đầu tiên do vi-rút SARS-CoV2 gây ra tại Thành phố Hồ Chí Minh Vấn đề được đặt ra cho các quốc gia trên thế giới là có các biện pháp ứng phó kịp thời nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh nhưng phải phù hợp với các quy định của pháp luật Đồng thời, các quy định được đặt ra không được phép ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền con người của công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị Việt Nam lựa chọn cân bằng giữa chống dịch với đảm bảo, tôn trọng các quyền dân sự và chính trị, văn hóa và xã hội của công dân không bị ảnh hưởng Do đó, giới hạn quyền vì lý do sức khỏe cộng đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng và ban hành phù hợp với quy định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị Theo công ước, để phù hợp với bối cảnh đại dịch Covid – 19, nhà nước ta đã tiếp cận tập trung vào 4 nhóm quyền chính là quyền không phân biệt đối xử, quyền riêng tư, quyền tiếp cận thông tin và quyền tự do đi lại: (1) Quyền không phân biệt đối xử là quyền được hưởng thụ hưởng điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt nhất trong quá trình điều trị đối với các cá nhân nhiễm bệnh và cá nhân không nhiễm bệnh; (2) Quyền riêng tư là quyền các cá nhân được đảm bảo thông tin, tư liệu, dữ liệu gắn liền với đời sống cá nhân; (3) Quyền tiếp cận thông tin là quyền của cá nhân, công dân được tiếp cận thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ hoặc cơ quan hành chính nắm giữ; (4) Quyền tự do đi lại là một trong những quyền quyền nhân thân quan trọng Đó là, tự do di chuyển trong một quốc gia, rời khỏi một quốc gia hoặc trở về quốc gia mà chủ thể mang quốc tịch Theo đó, quyền phân biệt đối xử được nhà nước tập trung quan tâm khi tối đa nguồn
40 lực y tế được tập hợp để tạo điều kiện cho người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất Quyền tự do đi lại đã bị hạn chế hơn so với trước khi đại dịch xuất hiện Nhà nước ta khuyến khích người dân hạn chế việc ra đường khi không có việc thật sự cần thiết để giảm thiểu tối đa các trường hợp lây nhiễm chéo trong cộng đồng Ngoài ra, thông tin của cá nhân nhiễm bệnh được công khai để cơ quan nhà có thẩm quyền có thể khoanh vùng được người đã tiếp xúc với các ca nhiễm bệnh để từ đó triển khai những biển pháp thích hợp Thông qua đó, có thể thấy, quyền tiếp cận thông tin của công dân được phát huy tối đa khi nhà nước phối hợp với cơ quan báo đài liên tục đưa tin cũng như cập nhật tình hình dịch bệnh trên địa bàn đến người dân Dịch bệnh Covid – 19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu Số ca nhiễm bệnh không ngừng tăng lên theo cấp số nhân mỗi ngày Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 173/QĐ-TTg về công bố viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi- rút corona gây ra và tiếp theo đó lần lượt là Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT- TTg và Chỉ thị số 19/CT-TTg để quy định công tác phòng chống dịch Covid – 19 Các cơ quan ban ngành được giao nhiệm vụ phát hiện kịp thời các ổ dịch, kiểm soát, hạn chế tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, tập trung nguồn lực điều trị cho số người mắc bệnh và hạn chế tối đa trường hợp tử vong Khi ba làn sóng dịch bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam, bằng việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời chỉ đạo và đề ra các biện pháp ứng phó đã phần nào đẩy lùi, kiểm soát được tình hình dịch bệnh Ngoài ra, trước khi ban hành các Chỉ thị từ Thủ tướng thì đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid – 19, điều này là không phù hợp với quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm Vì theo thẩm quyền, Thủ tướng có quyền ban hành các Chỉ thị, tuy nhiên, luật không quy định phải thành lập Ban chỉ đạo Ban chỉ đạo khi thành lập có vai trò là cơ quan mang tính chất lâm thời quyết định các biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19 đặt một quốc gia vào tình trạng đặc biệt, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe con người vô cùng cao Tuy nhiên, việc đưa ra một tuyên bố về tình trạng khẩn cấp vì lý do sức khỏe cộng đồng không phải là chưa có nhưng việc xác định Covid – 19 có phải là tiền đề, là cơ sở để đưa ra tuyên bố thì chưa từng có tiền lệ Đối với Covid – 19, không ít quốc gia đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp Nhưng khi làn sóng dịch thứ 4 (tháng 9/2021) quay trở lại và bùng phát mạnh hơn ở các tỉnh thành phía Nam thì vấn đề tình trạng khẩn cấp lại được đặt ra Nhà nước ta đã áp dụng các biện pháp khẩn cấp nhưng lại không tuyên bố “tình trạng khẩn cấp” Trong quá trình ứng phó với dịch bệnh, một số quyền con người, quyền công dân bị hạn chế Ở một số vùng dịch, người dân không thể tự do đi lại như trước Việc hạn chế quyền tự do đi lại nhằm đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng nói chung và cho cá nhân nói riêng Hạn chế quyền này trong thời gian chống dịch để đảm bảo quyền được đảm bảo sức khỏe an toàn, quyền được sống – đây cũng là một trong các quyền được nêu trong Hiến pháp, là mục tiêu chung mà cộng đồng quốc tế luôn hướng tới
Như vậy, có thể thấy được, quyền con người, quyền công dân khi xuất hiện dịch bệnh sẽ bị hạn chế trong một giới hạn mà pháp luật cho phép Việc giới hạn quyền ở mức độ nào là phụ thuộc vào tình hình, diễn biến, tốc độ lây lan trong cộng đồng của nó Hạn chế quyền được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định được ghi nhận trong các quyết định được ban hành để ứng phó với tình trạng khẩn cấp Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp không thể là lý do dẫn tới vi phạm quyền con người, quyền công dân trong trường hợp này Tuy nhiên, việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp hay không thì
41 điều này lại còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khác nhau, như: chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội,… Ngoài ra, còn phụ thuộc vào số ca nhiễm bệnh, số ca tử vong,…
Thực tiễn hạn chế quyền con người, quyền công dân trong tình trạng dịch bệnh ở Việt Nam và một số khuyến nghị
Định nghĩa về tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam hiện nay chưa được quy định một cách rõ ràng, mang tính mơ hồ trong các văn bản pháp luật gây ra nhiều bất cập trong quá trình vận dụng pháp luật cũng như áp dụng trên thực tế Tại Điều 1 của Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp năm 2000, Pháp lệnh có sự quy định khái quát về tình trạng khẩn cấp, có sự phân biệt rõ ràng giữa tình trạng khẩn cấp và tình trạng chiến tranh 48 Chủ thể ban bố tình trạng khẩn cấp do dịch bệnh gây ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhân dân thì sẽ do Ủy ban thường vụ quốc hội và Chủ tịch nước có vai trò công bố Nhìn chung, khi quy định về tình trạng khẩn cấp, các nhà lập hiến chỉ tập trung vào quy định thẩm quyền ban hành, chủ thể có quyền ban bố, công bố, đề nghị và tổ chức thi hành tình trạng khẩn cấp
Trên thực tế, một số luật quy định về tình trạng khẩn cấp, như: Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; Luật Quốc phòng năm 2018… cho thấy thẩm quyền của Quốc hội trong việc ra nghị quyết quy định về tình trạng khẩn cấp Tuy nhiên, quy định về tình trạng khẩn cấp nằm rải rác trong các văn bản luật khác nhau, dẫn đến sự không thống nhất trong tên gọi, thủ tục ban hành quy định về tình trạng khẩn cấp Vì mỗi luật có những đặc điểm riêng biệt, điều chỉnh một quan hệ xã hội riêng biệt nên quy định về tình trạng khẩn cấp là khác nhau Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là đại biểu đại diện cho tiếng nói của nhân dân nên Quốc hội có thể ban hành luật để điều chỉnh bất kỳ một quan hệ xã hội nào khi xét thấy điều đó là cần thiết, phù hợp với sự phát triển của xã hội, bao gồm cả tình trạng khẩn cấp Bên cạnh đó, việc vận dụng các biện pháp đặc biệt để ứng phó với tình huống khẩn cấp dẫn tới hạn chế quyền con người, quyền công dân thì theo quy định của luật được phép giới hạn quyền “vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng” 49 Trong thời điểm dịch Covid –
19, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp ứng phó đặc biệt phù hợp với tình hình, hạn chế một số quyền nhất định của công dân Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế quyền được áp dụng kể cả trong trường hợp không tuyên bố tình trạng khẩn cấp Điều này dẫn tới những tranh cãi không đáng có và bị thế lực thù địch, thành phần chống phá lợi dụng để xuyên tạc đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trên thực tế, khi việc hạn chế quyền diễn ra, đã xuất hiện không ít các trường hợp vi phạm pháp luật Các cá nhân cố ý làm lây lan dịch bệnh, khiến tình hình trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn Một phần do không có quy định về hình thức xử phạt nên trong thời gian đầu, cơ quan được giao nhiệm vụ còn lúng túng trong
48 Điều 1 Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp năm 2000 quy định: “Khi cả nước hoặc nhiều địa phương có thảm họa lớn do thiên nhiên hoặc con người gây ra, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân hoặc có tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội thì Ủy ban thường vụ quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp để áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm kịp thời ngăn chặn, hạn chế và khắc phục hậu quả xảy ra, nhanh chóng ổn định tình hình”
49 khoản 2 Điều 14 và Điều 69 Hiến pháp năm 2013
42 việc áp dụng và thi hành các chính sách, chủ trương được đề ra Hình thức xử phạt đối với các cá nhân vi phạm là mức xử phạt hành chính Tuy nhiên, đây là hình phạt chưa đủ sức răn đe và có những người vẫn cố ý vi phạm nhiều lần Vì vậy, việc quy định các biện pháp hạn chế quyền trong trường hợp khẩn cấp không thể được ban hành bằng nghị quyết của Quốc hội mà cần xem xét sửa đổi quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với Hiến pháp Đồng thời, việc định ra khung pháp lý rõ ràng để “minh thị” các giới hạn quyền mà nhà nước sẽ áp dụng khi xuất hiện tình trạng khẩn cấp là điều cần thiết, tránh gây nên những bức xúc dẫn tới trường hợp vi phạm khó kiểm soát Ủy ban thường vụ quốc hội và Chủ tịch nước là chủ thể có quyền tuyên bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của chính phủ Quy trình ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp được thực hiện theo thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban thường vụ quốc hội và thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước Theo Điều 88 Hiến pháp năm 2013 thì Chủ tịch nước chỉ có thể thực hiện quyền ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp khi Ủy ban thường vụ quốc hội không thể họp được Trong tình trạng khẩn cấp, Ủy ban thường vụ là cơ quan xem xét đảm bảo thông qua dự thảo văn bản sẽ được ban hành nhanh nhất có thể theo đề nghị của Thủ tướng chính phủ tại kỳ họp, phiên họp gần nhất theo trình tự, thủ tục luật định; 50 Chủ tịch nước sẽ là chủ thể ký ban hành ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp ngay khi nhận được dự thảo văn bản theo trình tự, thủ tục luật định 51 Thủ tướng chính phủ có thể căn cứ vào tình hình thực tiễn để lựa chọn nên trình dự thảo văn bản về việc ban bố tình trạng khẩn cấp cho Ủy ban thường vụ quốc hội hay Chủ tịch nước Tuy nhiên, việc trình đề nghị cho Ủy ban thường vụ quốc hội thì về mặt thời gian, trình tự thủ tục ban bố tình trạng khẩn sẽ kéo dài và sẽ phức tạp hơn việc trình đề nghị thủ tục cho Chủ tịch nước
Tình trạng khẩn cấp là một trạng thái đặc biệt, tính mạng, sức khỏe con người bị đặt vào tình huống đe dọa nên việc quyết định có kích hoạt trạng thái này hay không thì đòi hỏi phải có sự ứng xử nhanh, đánh giá tình hình khách quan để đưa ra quyết định phù hợp Thông thường, pháp luật của các quốc gia thường ưu tiên quyền này cho người đứng đầu cơ quan hành pháp Quy định pháp luật quốc gia bình thường không thể áp dụng để điều hành và quản lý trong trường hợp này Do đó, cần xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp quy định rõ ràng, chi tiết, chặt chẽ để có sự ứng phó nhanh chóng với tình hình dịch bệnh Trong điều kiện hoàn cảnh thay đổi bất thường, phản ứng nhanh là điều cần thiết Tuy nhiên, để được ban bố tình trạng khẩn cấp cần phải thông qua Ủy ban thường vụ quốc hội hoặc Chủ tịch nước trong trường hợp Ủy ban thường vụ quốc hội không họp thì sẽ khiến cho quy trình trở nên mất thời gian do phải thực hiện theo đúng thủ tục và trình tự luật định Vì Ủy ban thường vụ quốc hội hoạt động dựa trên cơ chế bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số nên việc để thống nhất ý kiến đưa ra quyết định nhanh chóng là rất khó khi xuất hiện tình trạng khẩn cấp
Ngoài ra, quy định về trường hợp khẩn cấp vì lý do sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng hoặc bị đe dọa do dịch bệnh nguy hiểm gây ra được ghi nhận trong Pháp lệnh về trường hợp khẩn cấp năm 2000 Tuy nhiên, Pháp lệnh này hạn chế về đối tượng tiếp
50 Điều 77 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020
51 Điều 81 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020
43 cận, không công khai đến đại chúng nên đa số các quy định về trường hợp khẩn cấp được hiểu một cách mơ hồ dẫn tới hiểu sai và không áp dụng đúng Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành trong trường hợp cụ thể, những vấn đề mà pháp luật đã ban hành nhưng mang tính chất dễ thay đổi và chưa ổn định hoặc chưa có luật điều chỉnh quan hệ xã hội đó Mặt khác, Pháp lệnh này được giải thích bởi nghị định số 71/2002/NĐ – CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm Nghị định chỉ có thể giải thích về “một số” quy định có trong Pháp lệnh chứ không thể là toàn bộ Tính mạng, sức khỏe con người bị ảnh hưởng, dẫn tới vấn đề hạn chế quyền nhưng chỉ được giải thích bằng nghị định mà không có luật điều chỉnh là điều không thỏa đáng Trước những diễn biến khó lường, phức tạp của tình hình thiên tai, dịch bệnh, các mối đe dọa không thể dự báo trước thì việc ban hành Luật quy định về tình trạng khẩn cấp là điều cần thiết Thực tế, trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid – 19 cho thấy, Việt Nam áp dụng biện pháp đặc biệt trong trường hợp khẩn cấp về dịch bệnh tuy đạt được hiệu quả nhưng điều đó là chưa đủ để điều chỉnh hết những vấn đề phát sinh, như: giãn cách xã hội, cơ chế cách ly tập trung, xây dựng cơ sở y tế dã chiến, chính sách đặc thù để phục hồi nền kinh tế, an sinh xã hội sau đại dịch Do không có một luật quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của nhà nước cũng như công dân trong công tác chống dịch nên sẽ rất khó trong việc kiểm soát hành vi của các cá nhân trong đời sống xã hội nói chung và đời sống pháp luật nói riêng
Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng chưa có phân định rõ quyền tuyệt đối là những quyền như thế nào và nó không thể bị giới hạn hoặc tạm đình chỉ Nhưng trong Hiến pháp năm 2013 thì các quyền được quy định mang tính chất tương đối và có thể bị hạn chế Cách tiếp cận của pháp luật nước ta căn cứ theo quy định của công ước quốc tế về quyền con người để từ đó đưa ra định hướng hạn chế quyền trong phạm vi cần thiết Cụ thể, trong đại dịch Covid – 19, Việt Nam đã tiếp cận tiếp cận tập trung vào 4 nhóm quyền chính là quyền không phân biệt đối xử, quyền riêng tư, quyền tiếp cận thông tin và quyền tự do đi lại Việc quy định rõ những quyền con người, quyền công dân nào không thể bị hạn chế kể cả trong trường hợp xuất hiện tình trạng khẩn cấp nên được ghi nhận một cách rõ ràng trong Hiến pháp Quyền con người, quyền công dân cần phải được ghi nhận một cách rõ ràng trong Hiến pháp để làm cơ sở giới hạn đầu tiên đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền không áp dụng một cách tùy tiện quy định dẫn tới lạm quyền, vi phạm quyền con người Và nó cũng là nền tảng hiến định vững chắc để đảm bảo tính dân chủ trong xã hội kể cả trong tình trạng xuất hiện trường hợp khẩn cấp
Qua 5 bản Hiến pháp, mới nhất là Hiến pháp năm 2013, ta có thể thấy quyền con người và quyền công dân càng ngày càng được coi trọng và đưa lên vị trí cao hơn Điều đó thể hiện sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà lập pháp tại Việt Nam trong việc đảm bảo những quyền cơ bản nhất cho con người nói chung và công dân Việt Nam nói riêng Việc dần dần đề cao quyền con người cũng như hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan tới quyền con người, quyền công dân cũng tạo cơ sở pháp lý ngày càng vững chắc cho việc thi hành pháp luật trong tình trạng khẩn cấp; ngoài ra tạo điều kiện thuận lợi để hệ thống hành pháp thực hiện các biện pháp khẩn cấp, ví dụ như phong toả khu vực, ban bố tình trạng khẩn cấp hay hạn chế đi lại trong đại dịch Covid
- 19 Tuy nhiên, luật cũng giới hạn quyền của nhà nước trong việc hạn chế quyền con người thông qua các quy định về việc chỉ được giới hạn quyền trong một số trường hợp, và việc giới hạn cũng phải phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội vào thời điểm đó
Hiện nay, mới chỉ có Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp năm 2000 đề cập tới “tình trạng khẩn cấp”, chứ chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định hay đưa ra khái niệm về thuật ngữ trên Việc áp dụng các quy định liên quan tới hạn chế quyền con người, quyền công dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì các quy định nằm rải rác trong nhiều luật khác nhau, tạo nên sự chồng chéo trong thi hành, áp dụng pháp luật Chế tài đối với các chủ thể cố tình vi phạm quyết định hạn chế quyền con người của nhà nước cũng chưa được rõ ràng, tạo nên sự lúng túng cho hệ thống hành pháp của Việt Nam Vì vậy, yêu cầu cấp thiết nhất là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, pháp điển hoá các quy định liên quan tới việc hạn chế quyền con người, quyền công dân thành một văn bản quy phạm pháp luật để có thể dễ dàng áp dụng vào thực tế, qua đó giảm tải áp lực cho bộ máy hành pháp của nhà nước; ngoài ra, cần quy định cụ thể và rõ ràng hơn về chế tài xử phạt, tạo tính răn đe mạnh mẽ hơn để ngăn chặn, phòng ngừa các chủ thể vi phạm pháp luật
Quyền con người, quyền công dân là một trong những quyền tự nhiên cơ bản, và cũng mang tính nhạy cảm rất cao Việc đưa ra những quy định pháp luật liên quan tới quyền con người luôn luôn được các quốc gia trên thế giới cân nhắc hết sức cẩn thận, trong đó có Việt Nam Việc đưa ra quy định trong Hiến pháp về hạn chế quyền con người đã đánh dấu một bước tiến lớn trong lịch sử lập pháp của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát và hạn chế quyền con người trong trường hợp khẩn cấp hay trong trường hợp có ảnh hưởng tới lợi ích, sức khoẻ của cộng đồng nhưng vẫn đảm bảo được các quyền cơ bản của con người, công dân
Căn cứ vào tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở mỗi quốc gia mà việc điều chỉnh các quyền con người, quyền công dân là khác nhau Nhật cho thấy một hình thức hành pháp hết sức linh hoạt khi kết hợp giữa sức mạnh nhà nước và tiếng nói của cộng đồng, trong khi Canada lại hình sự hoá các quan hệ pháp luật liên quan Khác với 2 đất nước kể trên, Mỹ cho thấy tất cả quyền lực hành pháp đều được tập trung vào tay của Tổng thống, vì vậy việc đưa ra quyết định về hạn chế quyền hay tình trạng khẩn cấp phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của Tổng thống Mỗi hình thức đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên chúng đều có chung mục đích là hạn chế quyền con người, quyền công dân ở một mức độ nhất định mà vẫn đảm bảo được tối đa các quyền cơ bản của con người và công dân
Qua đại dịch Covid – 19, các biện pháp hạn chế quyền con người được sử dụng như một công cụ để phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng Tuy còn nhiều hạn chế và chồng chéo, nhưng chính việc đó đã thúc đẩy cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan để có cơ sở pháp lý áp dụng cho các tình huống tương tự có thể xảy ra trong tương lai Nhóm tác giả hy vọng bài nghiên cứu này có thể thúc đẩy quá trình nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật, để vào một tương lai không xa, Việt Nam của chúng ta có thể đưa ra luật cụ thể và rõ ràng về quyền con người và quyền công dân
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
2 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007
4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
5 Tuyên ngôn độc lập năm 1945 (Việt Nam)
6 Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp năm 2000
7 Bùi Đức Mãn, Lịch sử nước Anh, NXB Tp Hồ Chí Minh, 2002, tr.140