1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Trong Giai Đoạn Tiền Hợp Đồng Theo Pháp Luật Một Số Quốc Gia - Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Trong Giai Đoạn Tiền Hợp Đồng Theo Pháp Luật Một Số Quốc Gia - Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Tác giả Phạm Xuân My, Trần Thuỳ Dương, Trần Phạm Ngọc Nhi, Lê Thanh Tâm, Võ Đào Khánh Uyên
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Dân sự
Thể loại Công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 586,79 KB

Cấu trúc

  • 1. Phạm Xuân My 2153801011121 3 (0)
  • 2. Trần Thuỳ Dương 2153801013064 3 (0)
  • 3. Trần Phạm Ngọc Nhi 2153801013192 3 (0)
  • 4. Lê Thanh Tâm 2153801014219 3 (0)
  • 5. Võ Đào Khánh Uyên 2153801015277 3 (0)
  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
  • 2. Tình hình nghiên cứu (7)
    • 2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam (7)
    • 2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài (10)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (13)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 5. Phạm vi nghiên cứu (14)
  • 6. Cơ cấu bài nghiên cứu khoa học (14)
  • CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG (15)
    • 1.1. Khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng (15)
    • 1.2. Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng (18)
      • 1.2.1. Bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại (18)
      • 1.2.2. Các nguyên tắc áp dụng đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015 (21)
      • 1.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại (24)
    • 1.3. Ý nghĩa của các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng (27)
  • CHƯƠNG 2. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI LIÊN (30)
    • 2.1.1. Hành vi cung cấp thông tin sai sự thật trong giai đoạn tiền hợp đồng (30)
    • 2.1.2. Hành vi không cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng (34)
    • 2.2. Thiệt hại do hành vi liên quan đến thông tin trong giao kết hợp đồng (41)
    • 2.3. Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường do hành vi liên quan đến thông tin trong (43)
    • 2.4. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi liên quan đến thông tin (49)
      • 2.4.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên (49)
      • 2.4.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên thứ ba chuyên nghiệp (53)
  • CHƯƠNG 3. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI HƯỞNG LỢI KHÔNG CHÍNH ĐÁNG TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG (60)
    • 3.1. Khái quát về hành vi hưởng lợi không chính đáng trong giai đoạn tiền hợp đồng (60)
    • 3.2. Thiệt hại do hành vi hưởng lợi không chính đáng trong giai đoạn tiền hợp đồng (64)
    • 3.3. Yếu tố lỗi do hành vi hưởng lợi không chính đáng trong giai đoạn tiền hợp đồng (67)
    • 1. Văn bản quy phạm pháp luật (73)
    • 2. Tài liệu tham khảo (73)
      • 2.1. Tài liệu trong nước (73)
      • 2.2. Tài liệu nước ngoài (75)

Nội dung

HỒ CHÍ MINH --- --- CÔNG TRÌNH DỰ THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG Lần thứ XXVII Năm học 2022 - 2023 TÊN CÔNG TRÌNH: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN

Tính cấp thiết của đề tài

Giao kết hợp đồng được đặt ra với mục đích để các bên hình thành mối quan hệ hợp đồng ràng buộc trách nhiệm pháp lý lẫn nhau Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng phức tạp của hợp đồng, để làm được điều đó thì có một giai đoạn, các bên cần gặp gỡ, trao đổi, tạo dựng niềm tin lẫn nhau về đối tượng hợp đồng và hợp đồng để hiểu rõ hơn những gì mà mình sắp được ràng buộc trong tương lai 1 Tức là, trong giai đoạn này, các bên đưa ra các thoả thuận, lời hẹn ước với nhau và bên còn lại có thể đưa ra lời chấp thuận hoặc không dựa trên thoả thuận, lời hẹn ước của bên còn lại Sự đàm phán nhằm đảm bảo các bên thể hiện đúng ý chí đối với hợp đồng, sự hiệu quả khi thực hiện hợp đồng, quyền và lợi ích chính đáng của các bên Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiền hợp đồng

Theo đó, Vũ Văn Mẫu đã nêu “nguyên tắc tự do ý chí trong luật hợp đồng là một sản phẩm lịch sử của các lý thuyết về tự do thế kỷ 18, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các BLDS Pháp và Đức, gián tiếp ảnh hưởng tới pháp luật hợp đồng của Việt Nam Lý thuyết này ủng hộ tự do ý chí vô giới hạn vì tin rằng sự tự do thương lượng giữa các cá nhân với nhau để ràng buộc chính mình sẽ mang lại công bằng và sự tự do cạnh tranh sẽ mang lại sự thịnh vượng về kinh tế” 2 Nguyên tắc tự do trong hợp đồng vì vậy mà khiến cho giai đoạn tiền hợp đồng xuất hiện nhiều rủi ro BLDS Việt Nam ghi nhận nguyên tắc này đồng nghĩa với việc không có sự ràng buộc pháp lý rõ ràng bởi không có sự can thiệp của pháp luật mà để cho các bên tự do thỏa thuận, tự do đàm phán và giao kết hợp đồng 3 Từ đó, sự ràng buộc pháp lý không hình thành, dẫn đến không tồn tại trách nhiệm pháp lý của các bên trong suốt quá trình đàm phán Khi đó, thiệt hại nếu xảy ra, bởi vì trách nhiệm pháp lý không tồn tại nên hậu quả pháp lý của giai đoạn tiền hợp đồng là khó xác định, gây thiệt thòi cho bên bị thiệt hại Căn cứ pháp lý về các hành vi phạm trong giai đoạn tiền hợp đồng trở nên

1 Nguyễn Văn Nghĩa và Phạm Thị Nga (2021), “Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11 (435), tr 39

2 Trần Kiên và Nguyễn Khắc Thu (2019), “Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam”, Mục 2.2, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2+3 (378+379), tr 51

3 Ngọc Trang, “Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về quyền tự do hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID%03, (truy cập ngày 25/5/2023) không rõ ràng và không có khả năng chứng minh được, dẫn đến người bị thiệt hại không được bồi thường thiệt hại hợp lý, cũng như gây bất bình đẳng trong hợp đồng

Các nghĩa vụ và chế tài trong giai đoạn tiền hợp đồng chỉ ghi nhận và không thể hiện một cách rõ ràng trong BLDS Việt Nam Hạn chế còn tồn tại nhiều trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng Khi tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu song song với các quy định của pháp luật nước ngoài, nhóm tác giả nhận thấy các vấn đề mà BLDS cần khắc phục nhằm hoàn thiện hơn về vấn đề này như:

(i) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại này là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng?

(ii) Nguyên nhân xuất phát từ việc không xác định được loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã khiến cho BLDS không thể hiện rõ được căn cứ pháp lý để đưa ra kết luận về trách nhiệm pháp lý về bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng của một bên chủ thể Từ đó, chế tài của các hành vi vi phạm trong giai đoạn tiền hợp đồng cũng không rõ ràng Việc này gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên chủ thể

Với những lý do trên, nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng là cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cũng như giúp cho pháp luật Việt Nam theo kịp xu hướng pháp luật quốc tế Do vậy, nhóm tác giả lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng theo pháp luật một số quốc gia - Kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

Tình hình nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Phạm Thị Nga (2021), So sánh pháp luật Việt Nam và một số nước về trách nhiệm tiền hợp đồng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội Nghiên cứu đã đưa ra được khái niệm chung về giai đoạn tiền hợp đồng cũng như quy định của Việt Nam và một số nước trên thế giới như Anh, Pháp, Đức Việt Nam công nhận tồn tại mối quan hệ trong giai đoạn này và có hệ quả pháp lý nhất định (vô hiệu, bồi thường thiệt hại tại Điều 126,

127, 387 BLDS 2015 trong trường hợp lừa dối), tuy nhiên, quy định chung, không minh thị cho quá trình tiền hợp đồng Tác giả cũng đưa ra so sánh hệ thống pháp luật trên thế giới với nhau, từ đó đưa ra một số kiến nghị cho pháp luật nước ta như sử dụng án lệ đồng thời có quy định chung và cho từng hợp đồng chuyên biệt một cách đồng bộ, bổ sung nghĩa vụ tìm kiếm thông tin và nghĩa vụ cảnh báo, không thực hiện thì bồi thường khoản lợi đáng được hưởng nếu hợp đồng thực hiện bình thường, quy định trách nhiệm tiền hợp đồng là trách nhiệm dân sự độc lập với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng… Với mục đích của luận văn, tác chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về mặt bản chất của giai đoạn tiền hợp đồng, cơ sở lý luận về giai đoạn tiền hợp đồng trong khoa học pháp lý Việt Nam, do đó, chưa mở rộng ra phân tích các hành vi vi phạm đặc biệt, các chế tài đưa ra còn tương đối khái quát mà chưa cụ thể

Nguyễn Văn Nghĩa, Phạm Thị Nga (2022), “Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11 (435) Các tác giả cho rằng kết quả của việc đàm phán và thương lượng giữa các bên trước khi ký kết hợp đồng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của việc ký kết và thực hiện hợp đồng Các vấn đề pháp lý trong giai đoạn tiền hợp đồng nếu có vi phạm sẽ dẫn đến hậu quả kéo dài trong quá trình thực hiện hợp đồng Bài viết đã đưa ra một số nội dung cơ bản về nguyên tắc culpa in contrahendo và nguyên tắc thiện chí, trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng theo pháp luật của Đức, Pháp và Anh Các cơ sở pháp lý được đưa ra nghiên cứu về thỏa thuận hợp đồng, thỏa thuận độc quyền và thỏa thuận bảo mật của hệ thống pháp luật nước ngoài Tuy nhiên, bài viết chỉ đơn giản đưa ra các cơ sở lý thuyết cơ bản về giai đoạn tiền hợp đồng ở các nước mà chưa có sự phân tích sâu vào các vấn đề pháp lý, chế tài đặt ra và chưa có sự so sánh với pháp luật Việt Nam cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật

Lê Trường Sơn (2016), Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam Cuốn sách khái quát được khái niệm hợp đồng, tiền hợp đồng trong hai hệ thống pháp luật thông luật, dân luật và Việt Nam Từ đó, tác giả ghi nhận các nguyên tắc và nghĩa vụ mà các bên phải tuân thủ được phân tích cụ thể: nguyên tắc tự do hợp đồng, nguyên tắc thiện chí, trung thực; nghĩa vụ cung cấp thông tin và bảo mật thông tin Tác giả cũng đưa khái niệm và phân tích hiệu lực đề nghị, chấp nhận đề nghị giao kết hơp đồng Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng cũng được đặt ra bởi lẽ trước khi hợp đồng hình thành các bên rất tự do nhưng không có nghĩa là không bị ràng buộc Các chế tài xử lý gồm: vô hiệu hợp đồng, bị buộc bồi thường thiệt hại, buộc phải thực hiện hay hủy bỏ hợp đồng Nhưng các hành vi được phân tích chỉ mang tính ví dụ, tác giả chưa nghiên cứu về các hành vi đặc biệt khác có nguy cơ gây thiệt hại và hậu quả pháp lý bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng như thế nào Đỗ Văn Đại (2020), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam (xuất bản lần thứ tám), tập 1 Thông qua việc bình luận các bản án dân sự của Tòa án Việt Nam, tác giả đã phân tích các quy định của BLDS Việt Nam liên quan đến chế định tiền hợp đồng Trong đó, có các vấn đề như: nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận, nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giai đoạn xác lập hợp đồng; nghĩa vụ cung cấp thông tin, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Tuy nhiên, tác giả chỉ mới nhắc tới chế định này và hệ quả pháp lý của nó, chưa đi sâu vào việc phân tích bản chất và cách áp dụng chế tài Đỗ Thị Hoa (2021), Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2021 Tác giả khái quát về lý luận của nghĩa vụ tiền hợp đồng, sau đó đưa ra ba hậu quả có thể xảy ra do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng: Hủy bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng; Hợp đồng vô hiệu; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Khi hậu quả là huỷ bỏ hợp đồng, chủ thể có quyền huỷ bỏ luôn là bên bị vi phạm Đây là chế tài dành cho tranh chấp hợp đồng có hiệu lực, tức là nguyên nhân dẫn đến huỷ bỏ là sự vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, do đó, dựa trên mối quan hệ nhân quả có thể hiểu hậu quả pháp lý là hủy bỏ hợp đồng ở đây phát sinh từ chính hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng Đối với hậu quả là hợp đồng vô hiệu, trên thực tế Toà án thường hay sử dụng thuật ngữ “huỷ hợp đồng” trong phán quyết tuy nhiên Toà thực chất chỉ có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu, vì sự tương đồng trong tính chất và hậu quả pháp lý giữa hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu là nguyên nhân mà Toà án sử dụng thuật ngữ như vậy Trường hợp hậu quả pháp lý là đơn phương chấm dứt hợp đồng, đây là hậu quả pháp lý được doanh nghiệp ưu tiên áp dụng Doanh nghiệp cố gắng thực thi hậu quả chấm dứt hợp đồng để tránh trách nhiệm tài sản cho bên vi phạm, đồng thời bảo toàn uy tín cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Herkus Gabartas (2012), Determination of damages under pre-contractual liability, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Mykolas Romeris Trọng tâm chính của luận văn là xác định nguồn gốc của trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng và phân tích một cách toàn diện về các thiệt hại dưới trách nhiệm dân sự tiền hợp đồng trong Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại Quốc tế , CSIG, BLDS Cộng hoà Litva Ngoài ra, tác giả xem xét và so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau để phân tích bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng cũng như khoản bồi thường mà bên thiệt hại có thể nhận được như thiệt hại thực tế (direct damages), sự mất mát cơ hội (lost opportunity damages), thiệt hại ước tính (liquidated damages) và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng (expectation damages) Luận văn giúp nhóm tác giả có cái nhìn cụ thể hơn về thiệt hại có thể được bồi thường trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng

Ayşe Elif Yildirim (2017), “The concept of pre-contractual duties and a comparison between the draft common frame of reference, English and Turkish legal systems”, Tạp chí

Nghiên cứu châu Âu Ankara (Ankara Avrupa Çalışmaları), số 2, tr 171-198 Bài báo phân tích về khái niệm “trách nhiệm dân sự trong giai đoạn tiền hợp đồng” cũng như chế tài đặt ra cho việc vi phạm có thể bao gồm bồi thường thiệt hại và hoàn trả khoản lợi không chính đáng Từ đó, phân tích các yếu tố: nghĩa vụ đặt ra để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đàm phán và nghĩa vụ bảo mật, chế tài cho việc vi phạm các nghĩa vụ đặt ra trong giai đoạn tiền hợp đồng dưới góc độ so sánh giữa BLDS chung châu Âu (Draft Common Frame of Reference), Luật hợp đồng Anh và Luật hợp đồng Thổ Nhĩ Kỳ Đặc biệt, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng trong hệ thống văn bản pháp luật, án lệ và bản án khác nhau được phân tích sâu sắc, từ đó nhóm tác giả hiểu rõ hơn về sự áp dụng của chế tài này và kinh nghiệm cho Việt Nam

Chunyan Ding (2019), “The doctrine of pre-contractual liability under Chinese law:

A comparative Outlook”, European Review of Private Law, số 3(27), tr 485-514 Bài báo là câu trả lời cho các câu hỏi về nguyên tắc, bản chất pháp lý, chức năng, chế tài của trách nhiệm dân sự trong giai đoạn tiền hợp đồng dưới góc độ so sánh với mô hình mẫu từ hệ thống luật châu Âu lục địa Tác giả đã mô tả học thuyết về trách nhiệm dân sự tiền hợp đồng trong luật hợp đồng của Trung Quốc và làm rõ sự khác biệt giữa trách nhiệm dân sự phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng và trách nhiệm dân sự phát sinh do vi phạm hợp đồng Trung Quốc đã ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng tại Điều 42 BLDS Trung Quốc 4 , từ đó bên vi phạm phải bồi thường cho thiệt hại thực thế (actual losses) xảy ra Đặc biệt, tác giả đã phân loại các bản án thành năm loại để có góc nhìn rõ hơn trong thực tiễn áp dụng pháp luật và từ đó, phân tích sâu sắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành vi vi phạm

Gregory Klass (2023), “Misrepresentation and Contract”, Georgetown Law Faculty

Publications and Other Works Bài viết thảo luận về ba chức năng chính của luật Hợp đồng trong quá trình hình thành hợp đồng: đảm bảo rằng việc thực hiện các nghĩa vụ trên tinh thần tự nguyện tự, tạo ra các ưu điểm đối với việc chia sẻ thông tin nhằm thúc đẩy lợi ích của các bên và giải quyết các vấn đề trên lĩnh vực ngữ nghĩa và đạo đức mà các hợp đồng tạo ra Trong đó, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của nghĩa vụ trung thực thông qua phân tích hành vi trình bày sai sự thật (misrepresentation), sự ảnh hưởng đối với mối quan hệ pháp lý giữa các bên và trách nhiệm pháp lý riêng biệt của nó - bồi thường thiệt hại Việc áp dụng chế định này đòi hỏi sự nhạy cảm, xác định chuẩn mực để xác định có hành vi trình bày sai sự thật hay không Nhóm tác giả sau khi nghiên cứu bài viết này, nhóm tác giả đưa ra được các luận điểm phân tích hành vi trình bày sai sự thật có sự ảnh hưởng bởi nghĩa vụ trung thực trong giao kết hợp đồng Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng dễ dàng tìm ra được cách để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi phân tích về hành vi trình bày sai sự thật (vấn đề chủ yếu của đề tài)

Hugh Beale (2008), “Pre-contractual Obligations: The General Contract Law Background”, Juridica International XIV Bài viết cung cấp những tin về trách nhiệm pháp lý, nghĩa vụ tiền hợp đồng trên thực tế, đặc biệt là các quy định về nhầm lẫn (mistake), trình bày sai sự thật (misrepresentation), gian lận (fraud), nghĩa vụ cung cấp thông tin và đặc biệt sâu vào hành vi nhầm lẫn (mistake) Tác giả nghiên cứu các trường hợp xảy ra, hệ

4 Điều 42 BLDS Trung Quốc quy định rằng một bên có trách nhiệm BTTH cho bên còn lại nếu trong trường hợp (1) đàm phán không thiện chí, (2) cố ý che giấu thông tin quan trọng hoặc cung cấp thông tin sai sự thật trong quá trình giao kết quả của hành vi và chế tài khi vi phạm thông qua việc phân tích so sánh pháp luật Anh, Pháp, Đức Nhóm tác giả, từ bài viết này, tìm hiểu sâu về các thông tin xung quanh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng Do đó, nhóm tác giả có thể chắt lọc những quy định phù hợp nhất để kiến nghị cải thiện pháp luật Việt Nam

Kirsten Elsner (1999), Comparative analysis of precontractual liability in case of failed negotiations, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Cape Town, 1999 Luận văn nghiên cứu về hành vi hưởng lợi không chính đáng và cung cấp thông tin sai dẫn đến trách nhiệm tiền hợp đồng Đối với hành vi hưởng lợi không chính đáng, tác giả phân tích ba yếu tố cấu thành hành vi bao gồm: lợi ích của bị đơn; chi phí do bên nguyên đơn; và yếu tố “không chính đáng” Sau đó chỉ ra được sự khó khăn khi yêu cầu hoàn trả của nguyên đơn là chứng minh lợi ích của bị đơn làm nguyên đơn bị thiệt hại trong quá trình chuẩn bị cho hợp đồng trong khi luật pháp nước Anh không có điều luật bảo vệ những thỏa thuận tiền hợp đồng trừ Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trên thực tế, vẫn có thể yêu cầu hoàn trả đối với hành vi hưởng lợi không chính đáng trong giai đoạn tiền hợp đồng, mặc dù về lý thuyết, luật về hoàn trả không được “đo ni đóng giày” cho những cuộc đàm phán bị huỷ bỏ Đối với hành vi cung cấp thông tin sai, cần phân biệt trong những trường hợp nào mà việc cung cấp thông tin sai do cẩu thả tiền hợp đồng có thể dẫn đến trách nhiệm pháp lý Ngoài ra, tác giả còn dẫn chứng các tình huống, vụ việc nổi tiếng từ đó phân tích ảnh hưởng của các nguyên tắc tiền hợp đồng đến hành vi, đề xuất các giải pháp về chế tài điều chỉnh quy định về tiền hợp đồng đối với hai hành vi trên

Xét tổng quan, pháp luật các nước phát triển đều có những quy định điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng nói riêng Tuy nhiên, ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu là có giới hạn, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu cho chế định bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng cho pháp luật dân sự sau khi BLDS năm 2015 có hiệu lực Nhóm tác giả mong muốn thực hiện đề tài này nhằm nâng cao số lượng công trình nghiên cứu trên tinh thần tiếp thu các công trình trước cũng như đưa ra được kết quả nghiên cứu của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng là vấn đề không còn xa lạ ở các hệ thống pháp luật của các nước phát triển nhưng lại khá mới mẻ trong hệ thống pháp luật Việt Nam BLDS 2015 đã có quy định về giai đoạn tiền hợp đồng nhưng chưa rõ ràng và cụ thể

Giai đoạn tiền hợp đồng là một phần quan trọng trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, một số hành vi trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến các giai đoạn khác trong tương lai và gây ra thiệt hại cho các bên, dù hợp đồng có được thiết lập hay không Bên cạnh huỷ bỏ hợp đồng, bồi thường thiệt hại là một trách nhiệm pháp lý quan trọng, giúp các bên đảm bảo lợi ích và quyền lợi của mình trong giai đoạn đàm phán

Do đó, mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm nhấn mạnh tính cấp thiết và phân tích chế định bồi thường thiệt hại trong giai đoạn này Từ đó, Nhóm tác giả có thể đưa ra đề xuất, giải pháp cho các bất cập còn tồn đọng; tìm hiểu, tham khảo các kinh nghiệm luật pháp quốc tế để hoàn thiện pháp luật Việt Nam; tạo cơ chế bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu luật học được nhóm tác giả sử dụng xuyên suốt đề tài, bao gồm tạo ra thông tin về pháp luật, hệ thống hoá các quy định và giải thích, phân tích luật Mục đích của phương pháp này nhằm hệ thống hoá, phân tích và dự báo về pháp luật, đặc biệt đối với vấn đề chưa được quy định rõ ràng trong pháp luật Việt Nam hiện nay

Phương pháp phân tích là phương pháp được nhóm tác giả sử dụng để làm sáng tỏ vấn đề một cách chuyên sâu thông qua các góc độ khác nhau như văn bản quy phạm pháp luật, thực tiễn xét xử, quan điểm tác giả, pháp luật nước ngoài và ý kiến cá nhân nhằm đưa ra lý luận mang tính xác thực nhất

Phương pháp nghiên cứu so sánh là phương pháp được sử dụng thường xuyên, xuất phát từ tên đề tài mong muốn nghiên cứu dưới góc nhìn so sánh giữa các hệ thống pháp luật, đặc biệt ở Chương 2 và Chương 3 Nhóm tác giả đưa ra những quy định giữa các hệ thống pháp luật, giữa thực tiễn xét xử với quy phạm pháp luật, từ đó xác định được điểm giống và khác nhau, tìm ra giá trị riêng và phù hợp để áp dụng

Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác: phương pháp xã hội học, phương pháp biện chứng, phương pháp logic… được nhóm tác giả sử dụng hỗ trợ, xen lẫn để làm sáng tỏ vấn đề cụ thể của mỗi chương và liên kết chúng lại với nhau.

Cơ cấu bài nghiên cứu khoa học

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương 1 Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng;

Chương 2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi liên quan đến cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng;

Chương 3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hưởng lợi không chính đáng thật trong giai đoạn tiền hợp đồng.

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG

Khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng

Theo quan điểm của Lê Trường Sơn, tác giả cho rằng hợp đồng được hình thành dựa trên quá trình trao đổi ý chí của các bên tham gia thông qua hình thức trao đổi và thỏa thuận Căn cứ vào khoảng thời gian xảy ra trước khi hợp đồng được xác lập, tác giả gọi giai đoạn này là giai đoạn tiền hợp đồng hay nói cách khác thời điểm mà hợp đồng được xác lập cũng chính là thời điểm cuối cùng của giai đoạn này Đồng thời giai đoạn này kéo dài hay ngắn gọn còn tùy thuộc vào các hoàn cảnh khác nhau và thời gian thỏa thuận giữa đôi bên 5 Cùng quan điểm với tác giả Lê Trường Sơn, tác giả Ngọc Châu có ý kiến rằng tiền hợp đồng được xem là giai đoạn đàm phán hợp đồng khi một bên có ý chí muốn giao kết hợp đồng và đưa ra lời mời với bên còn lại đồng thời thỏa thuận các nội dung liên quan nhằm hướng đến việc hình thành hợp đồng Tác giả nhận thấy, các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có đủ khả năng đáp ứng các quyền dân sự và đồng thời cũng chịu sự ràng buộc bởi các nghĩa vụ pháp lý phát sinh trong giai đoạn này 6 Điều 385 BLDS 2015 có ghi nhận khái niệm về hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Như vậy, một trong những đặc trưng của hợp đồng chính là sự thoả thuận của các bên, là kết quả của sự thống nhất ý chí Quá trình tạo lập hợp đồng ngày càng phức tạp, không chỉ bao gồm đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, các chủ thể phải trao đổi ý kiến rồi đi đến thoả thuận cùng nhau xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự Đó là quá trình đàm phán, khi mà các bên thương lượng để đạt được thoả thuận, nhất trí từ các vấn đề đang tranh luận hoặc bất đồng Ta có thể gọi giai đoạn này là giai đoạn “tiền hợp đồng”, tức là trước khi có hợp đồng được giao kết Do tính chất phức tạp của giai đoạn này, không có quy định chính thức về định nghĩa giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia

5 Lê Trường Sơn (2015), Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM, tr 28

6 Ngọc Châu, “Nghĩa vụ tiền hợp đồng theo quy định của BLDS”, Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố Hải Phòng, https://pbgdpl.haiphong.gov.vn/Nghien-cuu-trao-doi/Nghia-vu-tien-hop-dong-theo-quy-dinh- cua-Bo-luat-Dan-su-65680.html, (truy cập ngày 10/08/2023)

Căn cứ vào thời gian xảy ra, giai đoạn tiền hợp đồng bắt đầu từ việc một bên thể hiện ý định muốn xác lập một hợp đồng đến khi hợp đồng được giao kết Quá trình này có thể kéo dài vài ngày, vài tháng hay thậm chí vài năm, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, các bên có dành nhiều thời gian cho việc trao đổi thương lượng hay không

Mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng tồn tại hai quan điểm trái chiều nhau do các bên chưa chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng nhưng đã có sự tác động qua lại về lợi ích Quan điểm thứ nhất cho rằng không tồn tại mối quan hệ pháp lý giữa các bên Giai đoạn tiền hợp đồng chỉ mang tính chuẩn bị, tham gia đàm phán nghĩa là các bên phải chịu chi phí và các rủi ro có thể xảy ra 7 Sự can thiệp của pháp luật là vi phạm nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng và có thể dẫn đến sự e ngại của các bên khi tham gia quá trình đàm phán, hạn chế tham gia giao kết hợp đồng Quan điểm thứ hai cho rằng mỗi quan hệ pháp lý giữa các bên đã tồn tại từ khi tham gia đàm phán, thương thảo Giai đoạn tiền hợp đồng là tiền đề dẫn đến việc giao kết hợp đồng, chứa đựng nhiều thông tin quan trọng và tồn tại nhiều rủi ro Sự thiếu các quy định của pháp luật điều chỉnh hành vi của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng có thể dẫn đến những kết quả không công bằng và không thực hiện được vai trò, bản chất xã hội của hợp đồng 8 Xu hướng hiện nay theo quan điểm thứ hai, pháp luật các nước điển hình trên thế giới đều có những chế định điều chỉnh giai đoạn này và quan điểm cũng được nhiều tác giả luật học ủng hộ Quan điểm thứ hai về mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng hợp lý hơn, giúp bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia 9 Nhóm tác giả cũng đồng tình với quan điểm này Lý do là vì số lượng hợp đồng được giao kết ngày càng nhiều cũng như quá trình đàm phán ngày càng phức tạp, thậm chí có thể kéo dài vài năm Quy định về giai đoạn tiền hợp đồng tạo một hành lang pháp lí quan trọng điều chỉnh hành vi của các bên,

7 Lê Trường Sơn (2015), tlđd (5), tr 28

8 Võ Minh Trí, “Trách nhiệm tiền hợp đồng và việc bảo vệ quyền của các bên trong tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng”, https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/TRACH-NHIEM-TIEN-HOP-DONG-VA-VIEC-BAO-VE-

QUYEN-CUA-CAC-BEN-TRONG-THAM-GIA-DAM-PHAN-KY-KET-HOP-DONG-11331/, (truy cập ngày 12/3/2023)

9 Lê Trường Sơn (2015), tlđd (5), tr 28 hạn chế những tranh chấp khi hợp đồng đã được áp dụng, quan trọng là có sự cân bằng giữa tự do giao kết hợp đồng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp giữa các bên

Trong giai đoạn tiền hợp đồng cũng phát sinh các nghĩa vụ pháp lý được xem là những hành vi mà các bên tham gia hợp đồng buộc phải thực hiện, nếu không sẽ hình thành chế tài và trách nhiệm pháp lý nếu có vi phạm nghĩa vụ giữa các bên 10 Đối với pháp luật Việt Nam, BLDS năm 2015 đã đặt nền móng về nghĩa vụ tiền hợp đồng, tồn tại bốn nhóm nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng, bao gồm nghĩa vụ cung cấp thông tin, nghĩa vụ bảo mật thông tin, nghĩa vụ của các bên trong đề nghị giao kết hợp đồng, nghĩa vụ của các bên trong chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Trong trường hợp một trong các bên vi phạm, có thể dẫn tới vô hiệu hợp đồng, bồi thường thiệt hại hay các chế tài khác như buộc tiếp tục thực hiện hoặc chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng Tuy nhiên, nhiều vấn đề vẫn chưa được điều chỉnh hoặc đã có nhắc tới nhưng chưa đưa cụ thể và rõ ràng Ví dụ như trong trường hợp vi phạm về “thông tin trong giao kết hợp đồng” tại Điều 387 BLDS năm 2015, bên vi phạm gây thiệt hại sẽ phải bồi thường Thiệt hại như thế nào, cần có điều kiện gì, bồi thường ra sao vẫn còn đang bỏ ngỏ, gây khó khăn trong việc áp dụng

Tóm lại, giai đoạn tiền hợp đồng là giai đoạn bắt đầu từ khi một bên thể hiện ý muốn giao kết hợp đồng của mình đến trước khi hợp đồng hình thành và việc đàm phán có thể kết thúc bất kỳ lúc nào Kết quả của giai đoạn này bao gồm (i) hợp đồng được giao kết và (ii) hợp đồng không được giao kết – ngừng đàm phán Trong giai đoạn này, cần ghi nhận mối quan hệ pháp lý giữa các bên để yêu cầu những cư xử phù hợp và trách nhiệm của bên vi phạm khi quyền và lợi ích của bên còn lại bị ảnh hưởng, đặc biệt khi hợp đồng không được giao kết và trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phát sinh dưới trách nhiệm pháp lý trong giai đoạn tiền hợp đồng

Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng

1.2.1 Bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Nhìn chung bồi thường thiệt hại được xem là một hình thức trách nhiệm dân sự nhằm ràng buộc nghĩa vụ các bên giao kết khi phát sinh thiệt hại phải khắc phục hậu quả đó bằng cách thực hiện bồi thường các tổn thất về vật chất và cả tinh thần cho bên bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng được hiểu là đối với các nghĩa vụ pháp lý trong giai đoạn này, nếu các bên phát sinh hành vi gây thiệt hại thì đây là cơ sở để thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả Ở Việt Nam, hiện tại chưa có một quy định cụ thể về bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng Trách nhiệm tiền hợp đồng có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của pháp luật ở nơi xảy ra tranh chấp Ở một số quốc gia, có thể có các luật hoặc quy định cụ thể quản lý trách nhiệm tiền hợp đồng, trong khi ở những nơi khác có thể được xác định dựa trên các nguyên tắc pháp luật chung Trên thế giới tồn tại ba quan điểm về vấn đề này

Thứ nhất, quan điểm đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Pháp luật Đức ghi nhận bồi thường thiệt hại trong giai đoạn này là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, sự vi phạm hợp đồng theo luật Đức là khi không thoả mãn đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng Dựa trên nguyên tắc culpa in contrahendo, Đức thừa nhận mối quan hệ của các chủ thể dù hợp đồng chưa có hiệu lực Theo đó, khi các bên bước vào đàm phán, mặc định đã hình thành mối quan hệ đặc biệt phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên, nếu có vi phạm xảy ra, tất yếu sẽ phải gánh chịu những trách nhiệm theo các quy định bồi thường thiệt hại trong hợp đồng Các bên có quyền tự do chấm dứt đàm phán, tuy nhiên, nếu một bên vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ tin tưởng thì bên còn lại được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo khoản 2 Điều 241 BLDS Đức: “Nếu một bên vi phạm bổn phận phát sinh từ nghĩa vụ, bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra bởi sự vi phạm của bên kia 11 ”

11 BLDS Đức 2002 (sửa đổi, bổ sung 2013), https://www.gesetze-im-internet.de/englisch_bgb/index.html#gl_p0725, (truy cập ngày 20/2/2023)

Thứ hai, quan điểm đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trong hầu hết các nước theo hệ thống dân luật, bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng được ghi nhận là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng BLDS Pháp ghi nhận tại Điều 1112: “Các bên được tự do khởi xướng, tiến hành hoặc ngừng đàm phán tiền hợp đồng và bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc ngay tình Trường hợp có lỗi, trong đàm phán thì việc bồi thường thiệt hại phát sinh từ lỗi đó không được nhằm đến bù sự mất lợi ích được mong đợi từ hợp đồng đã không được ký kết hoặc mất cơ hội có được lợi ích đó 12 ”

Về cơ bản, ở Pháp, các vấn đề trong giai đoạn tiền hợp đồng được cho là không có các tính chất như một hợp đồng đã được ký kết, do đó tiền hợp đồng được xem là mang bản chất ngoài hợp đồng Khi một hợp đồng đang được đàm phán, theo pháp luật Ý, việc ngưng đàm phán, sau khi đã tạo ra các kỳ vọng rằng hợp đồng sẽ được ký kết, mà không có lý do chính đáng có thể dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại Cụ thể, hệ thống pháp luật nước Ý cũng cho rằng đây một trách nhiệm ngoài hợp đồng Khuôn khổ pháp lý được quy định tại Điều 1337 và 1338 BLDS Ý, liên quan đến nguyên tắc thiện chí, trung thực, luật Ý quy định rằng các bên phải hành động trung thực trong suốt quá trình đàm phán và hình thành hợp đồng

Thứ ba, quan điểm đây là trách nhiệm tiền hợp đồng riêng biệt

Thuỵ Sĩ và Hy Lạp ghi nhận bồi thường thiệt trong giai đoạn tiền hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự độc lập, riêng biệt Tòa án liên bang Thuỵ Sỹ đã cho rằng đây không là trách nhiệm trong hợp đồng cũng không là trách nhiệm do lỗi mà là trách nhiệm sui generis với những quy định riêng của nó 13 Hay theo BLDS Hy Lạp, Điều 197 – 198, trong quá trình đàm phán nếu vi phạm nghĩa vụ trung thực sẽ thiết lập trách nhiệm bồi thường thiệt hại, là một dạng trách nhiệm riêng biệt, tồn tại song song trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng

12 Bản dịch BLDS Pháp (2018), Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam

13 Lê Trường Sơn (2014), “Hệ quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong pháp luật các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 06(85), tr 214

Việc xác định bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng là vô cùng quan trọng, bởi mỗi loại trách nhiệm có thời hạn, nghĩa vụ chứng minh, quy định và mục đích khác nhau Trong khi bồi thường thiệt hại trong hợp đồng nhằm mục đích bảo vệ những kỳ vọng mà các bên mong muốn đặt được khi hợp đồng được giao kết thì bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bảo vệ sự phụ thuộc của các bên, tức là giữ nguyên trạng thái ban đầu, không bị tệ đi Do đó, mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là bảo đảm lời hứa sẽ được hoàn thành còn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là bảo đảm trạng thái ban đầu – status quo Ở Việt Nam không quy định minh thị về loại trách nhiệm trong giai đoạn tiền hợp đồng Các nghĩa vụ phát sinh trong giai đoạn này dựa trên nguyên tắc tự do cam kết, thoả thuận và nguyên tắc trung thực thiện, thiện chí bao gồm nghĩa vụ cung cấp thông tin, nghĩa vụ bảo mật, nghĩa vụ trong đề nghị giao kết hợp đồng và nghĩa vụ trong chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng… về mặt lý luận, không phải là nghĩa vụ trong hợp đồng 14 Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có nhưng cam kết tiền hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng sẽ được áp dụng tương tự như vi phạm nghĩa vụ

Pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ hệ thống pháp luật dân luật, do đó trên thực tế, các toà án khi giải quyết các vụ việc cũng theo hướng đây không là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Khi hợp đồng vô hiệu, theo khoản 4 Điều 131, “Bên có lỗi gây thiệt hải phải bồi thường”, nhưng không cho biết đây là trách nhiệm trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng Bản án số 103/DSST ngày 15/08/2002 của TAND thành phố Long Xuyên đã viện dẫn các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như một hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu hoặc bản án số 07/2017/DS-ST của TAND huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh đã căn cứ vào Điều 585 BLDS 2015 để xác định mức bồi thường dựa trên mức độ lỗi của các đương sự do hợp đồng vô hiệu 15 Do đó, Toà án có xu hướng coi đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

14 Lê Trường Sơn (2015) , tlđd (5), tr 143

15 Đỗ Văn Đại (2020), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam (xuất bản lần thứ tám), tập 2, tr 44-45

Trong giai đoạn tiền hợp đồng, các bên được tự do đàm phán và không phải chịu bất kỳ nghĩa vụ nào đến khi thoả thuận được giao kết, do đó, theo nhóm tác giả, trách nhiệm pháp lý dựa trên nguyên tắc thiện chí phát sinh từ quy định của pháp luật, là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Khi gặp các tình huống liên quan đến trách nhiệm trong giai đoạn tiền hợp đồng, chúng ta sẽ áp dụng các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nằm trong các Điều 584 và tiếp theo BLDS 2015

1.2.2 Các nguyên tắc áp dụng đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015

“Nguyên tắc của một ngành luật nói chung được ví như xương sống của một con người 16 ” Các nguyên tắc của luật dân sự đóng vai trò định hướng và là chuẩn mực pháp lý chung để điều chỉnh các quy phạm pháp cho các vấn đề dân sự BLDS hiện nay được kế thừa những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp và các nguyên tắc chung của pháp nhằm đáp ứng việc bảo vệ quyền và lợi ích cho các bên chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân dự Để đảm bảo trong tính thống nhất về nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật, 05 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã được quy định tại Điều 3 BLDS 2015 17 Ở đây, nhóm tác giả phân tích về 03 nguyên tắc áp dụng trong giai đoạn giao kết hợp đồng tại khoản 1, 2 và 3 Điều 3 BLDS

Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng được ghi nhận tại khoản 1 Điều 3 BLDS 2015 Điều luật quy định các chủ thể tham gia vào mối quan hệ dân sự đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, được pháp luật bảo hộ trong các quyền về nhân thân và tài sản Nguyên tắc này được áp dụng với tất cả các cá nhân và pháp nhân trong mối quan hệ dân sự Đồng thời, nguyên

16 Đặng Hồng Dương, “Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam”, https://lsvn.vn/cac-nguyen-tac-co- ban-cua-phap-luat-dan-su-viet-nam1626427852.html, (truy cập ngày 4/4/2023)

17 Điều 3 BLDS 2015: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

1 Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản

2 Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng

3 Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực

Ý nghĩa của các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng

Quá trình giao kết hợp đồng trên thực tiễn ngày càng phức tạp, là kết quả của một quá trình đàm phán dài, thậm chí hai, ba năm Có nhiều thông tin được cung cấp, nhiều đề nghị được đưa ra, nhiều sửa đổi và hoàn thiện trong khi các bên không có ràng buộc nào về mặt pháp lý Việc đàm phán có thể tốn nhiều thời gian, công sức, thậm chí là tiền bạc

23 Nguyễn Huy Tử Quân (2019), tlđd (21), tr 63

Nếu thuận lợi, các bên giao kết hợp đồng thành công thì sẽ không có vấn đề gì Ngược lại, nếu mâu thuẫn xảy ra trong giai đoạn này, dẫn đến các bên xung đột về lợi ích, khả năng phát sinh thiệt hại là rất cao Do đó, cần thiết đặt ra các quy định về bồi thường thiệt hại điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng được xem là trách nhiệm cư xử đúng mực cho các bên trong quá trình đàm phán, hạn chế được những hành vi thiếu thiện chí hay những cuộc đàm phán ngay từ đầu không vì mục đích giao kết hợp đồng Tránh trường hợp các bên lợi dụng sự tự do giao kết, tự do thương lượng để tìm kiếm lợi ích không chính đáng Quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng chưa chặt chẽ dẫn đến các lỗ hỏng pháp lý còn tồn tại trong quan hệ pháp luật hợp đồng giữa các bên trong giai đoạn này Từ đó, tạo cơ hội cho một bên thực hiện hành vi vi phạm, dẫn đến thiệt hại cho bên còn lại Do đó, quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn này sẽ tạo ra khuôn khổ và giới hạn để hạn chế các bên thực hiện hành vi vi phạm

Phương thức bồi thường thiệt hại bảo vệ các bên trước những rủi ro phát sinh khi chưa có bất kỳ hợp đồng nào tồn tại, nói cách khác trách nhiệm pháp lý ràng buộc giữa các bên chưa được quy định rõ ràng Tổn thất phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng mà một bên phải chịu, dựa vào trách nhiệm bồi thường thiệt hại để bảo đảm cho các bên có thể được khắc phục và hoàn trả các quyền và lợi ích hợp pháp trong khi tham gia đàm phán Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ giúp bên bị thiệt hại sẽ nhận lại những gì đã mất Qua đây, các bên có thể phần nào làm rõ căn cứ pháp lý để hình thành chế tài phù hợp đối với các hành vi vi phạm trong giai đoạn tiền hợp đồng Vì vậy, nhóm tác gỉả nhận thấy cần thiết đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng nhằm gia tăng sự hiệu quả của các cuộc đàm phán hợp đồng, vạch ra ranh giới rõ ràng đối với nguyên tắc tự do hợp đồng được áp dụng trong giai đoạn này mà nhóm tác giả đã trình bày trong những nội dung của phần trên

Giai đoạn tiền hợp đồng và trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng đã được nhắc tới trong BLDS 2015, trong đó bồi thường thiệt hại là một chế tài cơ bản và quan trọng khi nghĩa vụ tiền hợp đồng bị vi phạm Giai đoạn tiền hợp đồng đã được nhắc tới và phát triển từ lâu trong các hệ thống pháp luật phát triển tiên tiến trên thế giới, thông qua các học thuyết, văn bản quy phạm pháp luật và án lệ Tuy nhiên, ở Việt Nam, nó mới được quan tâm trong thời gian gần đây nên các văn bản pháp luật còn khá hạn chế Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về giai đoạn tiền hợp đồng, nhưng nhìn chung vẫn chưa thật sự đi sâu vào phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng, về bản chất pháp lý, điều kiện, đặc điểm và các nguyên tắc áp dụng trong giai đoạn này Nhóm tác giả tập trung vào đưa ra một cái nhìn tổng quan về giai đoạn tiền hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng, từ đó rút ra những đặc điểm khái quát nhất của nó trong pháp luật thế giới và Việt Nam Ngoài ra, cũng sẽ là tiền đề để phân tích rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm cụ thể dễ hiểu và sâu sắc hơn

Qua các nghiên cứu cho thấy, giai đoạn tiền hợp đồng là quá trình trước khi hợp đồng được giao kết và trong quá trình này, tồn tại mối quan hệ pháp lý giữa các bên để yêu cầu những cư xử phù hợp và trách nhiệm của bên vi phạm khi quyền và lợi ích của bên còn lại bị ảnh hưởng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng được đặt ra dựa trên nguyên tắc tự do giao kết; trung thực, thiện chí và culpa in contrahendo Chế tài này bảo vệ các bên trước những rủi ro có thể xảy ra và bảo đảm cư xử đúng mực của các bên trong quá trình đàm phán.

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI LIÊN

Hành vi cung cấp thông tin sai sự thật trong giai đoạn tiền hợp đồng

Việc xác định hành vi cung cấp thông tin sai sự thật dựa trên nguyên tắc trung thực, thiện chí trong giao kết hợp đồng được quy định tại khoản 3 Điều 3 BLDS 2015 Nghĩa là, khi tham gia vào một giao dịch dân sự, các bên có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin trên tinh thần trung thực, thiện chí Nguyên tắc “trung thực” được hiểu rằng mọi thông tin phải đúng sự thật, người thực hiện hành vi không được có ý đồ tư lợi nhằm cố ý gây ra lỗi Bên cạnh đó, BLDS Việt Nam có các quy định về hành vi cung cấp thông tin tiền hợp đồng căn cứ theo Điều 387 Trách nhiệm của các chủ thể là cung cấp đầy đủ thông tin cho bên còn lại của hợp đồng và bảo mật thông tin các thông tin đó, và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác Đồng thời tinh thần

“thiện chí” được đưa ra nhằm khẳng định việc thực hiện đàm phán trong hành vi cung cung cấp thông tin phải dựa trên quyền và lợi ý của đôi bên Theo quan điểm của nhóm tác giả, tuy chưa có một khái niệm cụ thể nào về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, tuy nhiên, pháp luật dân sự Việt Nam cũng phần nào bao quát tính chất của một “hành vi cung cấp thông tin đúng sự thật” từ đó thông qua lý luận có thể dẫn đến được cách hiểu cho “hành vi cung cấp thông tin sai sự thật” Để phân tích được khái niệm “thông tin sai sự thật”, trước hết cần phải hiểu rõ khái niệm về “thông tin” Theo từ điển tiếng Việt, danh từ “thông tin” được định nghĩa là “Điều được truyền đi cho biết, tin truyền đi (nói khái quát)”, hoặc được hiểu là “Tin (khái niệm cơ bản của điều khiển học) 24 ” Theo quan điểm của tác giả Đoàn Phan Tân, ông cho rằng

“Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: một người có thể nhận thông tin

24 Viện Ngôn ngữ học (2002), “T+ i,n ti-ng Vi t ph/ thông”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr 876 trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh 25 ”

Dưới góc độ pháp lý, tại khoản 1 Điều 2 Luật tiếp cận thông tin 2016 đã đưa ra định nghĩa về thông tin nhưng có nội hàm hạn hẹp hơn so với định nghĩa thông thường khi giới hạn thông tin phải được chứa đựng trong “văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn” Ở đây, nhóm tác giả cho rằng dưới góc độ hợp đồng, thông tin bao gồm các thông điệp, dữ liệu và sự thật thực tế mà các bên đưa ra trong quá trình giao kết hợp đồng, không phải là suy nghĩ cá nhân, lời hứa hay ý định trong tương lai Ngoài ra, thông tin phải là nguyên nhân, một phần hay toàn bộ, khiến cho một bên tin tưởng, từ đó chấp nhận giao kết hợp đồng Nếu họ dựa vào đánh giá hay phán đoán cá nhân thì trách nhiệm pháp lý không đặt trên người cung cấp thông tin sai sự thật Trong giao kết hợp đồng, thông tin được truyền tải qua các phương tiện khác nhau như lời nói (bằng miệng) giữa các chủ thể trong quá trình giao kết, bằng văn bản khi tham gia ký kết, thông tin được thể hiện trên mặt giấy, bằng hình ảnh hoặc âm thanh

Ngược lại, “thông tin sai sự thật” trong giao kết hợp đồng là những tin, dữ liệu được đưa ra để đàm phán, ký kết không đúng với sự thật diễn ra trên thực tế, là những thông tin được chủ thể bịa đặt, gian dối hay nhầm lẫn dựa trên những thông tin không có thật Các bên cung cấp một phần thông tin, thông tin chỉ bao gồm một nửa sự thật cũng được xem là

“thông tin sai sự thật” vì tính không tuyệt đối của nó, gây nhầm lẫn cho bên còn lại Nội dung của thông tin sai sự thật không có giá trị và không có tính chính xác 26 Trong giao kết hợp đồng, mọi thông tin đưa ra trong quá trình đàm phán yêu cầu có tính chính xác cao Khoản 3 Điều 3 BLDS 2015 quy định về nguyên tắc thiện chí, trung thực trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Ở đây, yếu tố “trung thực” được đưa ra nhằm bảo đảm cho các bên giao kết đều nhận được các thông tin đúng với sự thật từ đối phương từ đó suy xét các lợi ích cho mình trước quyết định đồng ý ký kết hợp đồng Vì thế, nếu thông tin đưa

25 Đoàn Phan Tân (2001), “Về khái niệm thông tin và các thuộc tính làm nên giá trị của thông tin”, T p chí V2n hóa

26 Bùi Thị Như Hằng (2020), Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, Đại học Luật TPHCM, tr 7 có nội dung không mang tính chính xác thì thông tin đó có thể không có giá trị sử dụng và gây ra các tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với vấn đề đàm phán giữa các bên đồng thời xuất hiện hậu quả bồi thường thiệt hại

Trường hợp khi mà bị đơn cung cấp thông tin về đối tượng hợp đồng nhiều hơn những gì mà đối tượng thực tế có cũng được coi là cung cấp thông tin sai sự thật, là hành vi cung cấp thông tin sai sự thật quá mức 27 Theo đó, nếu nguyên đơn được bị đơn cung cấp những thông tin “đặc biệt” về đối tượng hợp đồng trước khi hình thành hợp đồng và những thông tin “đặc biệt” đó ảnh hưởng đến quyết định của nguyên đơn về việc đi đến ký kết hợp đồng, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại tiền hợp đồng mới được hình thành Ngược lại, những thông tin “đặc biệt” này không được bị đơn cung cấp cho nguyên đơn, tức khi thiệt hại xảy ra thì không liên quan đến hành vi của bị đơn, vậy thì đối tượng hợp đồng vẫn đúng với những thông tin mà bị đơn đã cung cấp, do đó, không thể xác định hành vi cung cấp thông tin này là sai sự thật Ví dụ, trong vụ kiện giữa Hochberg và Nhà hàng O’Donnell, Inc (1971), nguyên đơn có thiệt hại về tổn thương răng khi anh ấy nhai trúng quả olive còn hạt được phục vụ cho anh ấy trong một ly rượu vodka martini bởi bị đơn là nhà hàng Hành vi cung cấp thông tin về “quả olive đã tách hạt” của người pha chế, khiến cho Nguyên đơn đồng ý mua ly rượu, đã gây ra thiệt hại về răng của nguyên đơn Nếu như nhà hàng phục vụ quả olive chưa tách hạt và không cung cấp thông tin “quả olive đã tách hạt” thì nguyên nhân thực tế của vụ án này là do sự bất cẩn của Nguyên đơn trong việc nhai quả olive mà không cần biết rằng quả olive đó còn hay đã tách hạt Điều đó cho thấy giữa hành vi cung cấp thông tin quá mức trước khi một bên đi đến ký kết hợp đồng và ý chí quyết định đi đến ký kết hợp đồng của bên đó có tồn tại mối quan hệ nhân quả Từ đó, hành vi cung cấp thông tin sai sự thật quá mức dẫn đến thiệt hại cho bị đơn có căn cứ để hình thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng

Pháp luật thế giới hiện nay đã có những ghi nhận cụ thể đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật trong giai đoạn tiền hợp đồng Cụ thể, pháp luật Anh ghi nhận hành vi

27 Jerry J.Phillips (1974), “Product misrepresentation and the doctrine of causation”, Hofstra Law Review , số 2, tr

562 này dựa trên cơ sở hình thành Đạo luật về cung cấp thông tin sai sự thật 1967 (Misrepresentation Act 1967) Theo Đạo luật này, pháp luật Anh chia hành vi này thành ba loại mang 3 tính chất khác nhau 28 :

(1) Cung cấp thông tin sai sự thật do cố ý (fraudulent misrepresentation): hành vi mang tính chất “fraud” (lỗi) được xác định dựa trên hành vi cung cấp thông tin sai sự thật một cách cố ý và hành vi này mang tính chất lừa dối có chủ đích đến từ phía thực hiện hành vi;

(2) Cung cấp thông tin sai sự thật do cẩu thả (negligent misrepresentation): hành vi này được hình thành dựa trên niềm tin (belief) Khác với hành vi dựa trên tính chất lỗi có chủ đích, thuật ngữ vô ý cung cấp sai thông tin được hình thành dựa trên sự vô ý, cẩu thả hoặc hạn chế khả năng truyền đạt thông tin của mình dẫn đến việc vô ý khiến đối phương nhầm lẫn về thông tin mình đưa ra

(3) Cung cấp thông tin sai sự thật do vô ý (innocent misrepresentation): khác với hai loại trên, hành vi cung cấp thông tin sai sự thật do vô ý xuất phát từ lý do khách quan Chủ thể thực hiện hành vi này ngay tại thời điểm cung cấp thông tin không nhận biết được rằng đây là hành vi sai sự thật hoặc tại thời điểm đấy, thông tin được đưa ra là đúng nhưng sau đó lại có sự sửa đổi, thay đổi

Trong hệ thống pháp luật Đức, các quy định về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật được hình thành dựa trên nguyên tắc “culpa in contrahendo” Hành vi cung cấp thông tin sai sự thật được chia thành 2 loại với tính chất khác nhau 29 :

(1) Arglist: Đây là trường hợp hành vi được thực hiện với tính chất cố ý và mang chủ ý riêng

Hành vi không cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng

Trong hợp đồng, một bên, thường là bên bán, có nhiệm vụ phải cung cấp thông tin Tồn tại trường hợp, một bên, vì một lí do nào đó, có thể không cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng tới các bên còn lại Không cung cấp thông tin có thể là sự im lặng từ một bên hoặc trong quá trình cung cấp thông tin thì một bên cố tình hoặc vô ý bỏ sót đi một thông tin quan trọng của đối tượng hợp đồng Các hành vi này làm cho hợp đồng không được rõ ràng giữa các bền, tồn tại các rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến hình thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm trong giai đoạn tiền hợp đồng

(i) Im lặng trong giao kết hợp đồng

30 Florence Caterini (2004), Pre-contractual Obligations in France and United States: A comparative Analysis, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Georgia, tr 22–23

Trong số các loại hành vi liên quan đến cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật do cố ý hoặc vô ý do cẩu thả là những loại thường thấy phổ biến nhất Tuy nhiên, pháp luật vẫn còn chưa đánh mạnh vào vấn đề im lặng trong giao kết hợp đồng Đây cũng được xem là một phần của hành vi cung cấp thông tin sai sự thật ở một số nước như Pháp,

Mỹ hay các nước thuộc địa cũ của Anh Tuy nhiên, thông luật Anh lại cho rằng đó không phải là hành vi cung cấp thông tin sai sự thật

Hệ thống thông luật Anh ghi nhận nguyên tắc chung là không thừa nhận hành vi im lặng là một hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin sai sự thật Nếu một bên không cung cấp thông tin quan trọng tác động đến việc quyết định, quyền huỷ bỏ hợp đồng hay bồi thường thiệt hại không được đặt ra 31 Trong vụ án giữa Smith v Hughes (1987), Toà án Anh đã tuyên bố rằng, mặc dù việc không cung cấp thông tin ảnh hưởng đến quyết định của một bên trong hợp đồng, bên không được cung cấp thông tin không có quyền huỷ bỏ hợp đồng do không tồn tại mối quan hệ pháp lý giữa người mua và người bán Đây là sự thận trọng (dè dặt) và thông luật cho rằng đó không phải là gian lận pháp lý Tuy nhiên, nếu có sự biểu hiện hành vi ra hiệu từ người bán như một cái gật đầu, nháy mắt hay chỉ là cười mỉm thì nhằm khiến người mua tin rằng đây là toàn bộ thông tin được đưa ra thì Tòa án sẽ căn cứ vào cử chỉ này để từ chối việc hợp thức hóa thỏa thuận hợp đồng Điều này cũng tương tự với hành vi cung cấp một nửa sự thật, một bên không được cung cấp một phần của sự thật Thông tin không bao gồm toàn bộ sự thật cũng được coi là cung cấp thông tin sai sự thật 32

Khác với hệ thống pháp luật Anh, pháp luật Mỹ ghi nhận, nghĩa vụ tiết lộ thông tin là một trong những phần quan trọng trong đàm phán, đồng thời nghĩa vụ này mang tầm quan trọng rất lớn trong giai đoạn tiền hợp đồng Để hợp đồng được giao kết thành công, các bên phải được biết gần như là toàn bộ về thông tin và mọi sự thật có liên quan về quyết định mà họ đang đàm phán Một ví dụ được đưa ra về trường hợp của Bates v Cashman

31 Ridoan Karim, Imtiaz Mohammad Sifatc (2018), “Treatment of Silence as Misrepresentation in Contracts: A Critical Comparative Analysis of Common Law and Islamic Jurisprudence”, International Journal of Law and Management, số 1/2018, tr 74

32 tlđd (28) liên quan đến việc mua cổ phiếu và trái phiếu của công ty 33 Bên mua có khả năng sẽ hủy bỏ hợp đồng nếu bên bán không cung cấp các chi tiết quan trọng trong hợp đồng hoặc cung cấp thông tin sai sự thật Trong trường hợp giai đoạn tiền hợp đồng, nếu bên mua biết rằng bên bán đã không cung cấp thông tin hoặc thông tin sai thực tế thì họ có quyền không ký kết hợp đồng này Hiện nay, Tòa án Mỹ cho rằng hành vi không cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng hay im lặng được xem là hành vi vi phạm thông qua tính chất pháp lý của nó Ví dụ, trường hợp về một bên bán nhà với tình trạng căn nhà bị mối mọt, tuy người bán biết rõ tình trạng căn nhà nhưng lại không thông báo tình trạng bị mối mọt cho bên mua biết dẫn đến bên mua đồng ý giao kết hợp đồng Mặc dù trong hợp đồng có điều khoản từ chối trách nhiệm thì Tòa án vẫn cho rằng bên bán không thể ràng buộc bên mua bằng bất kì thỏa thuận hoặc quy định nào Đồng thời, bên bán vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi này Xét thấy, thông qua trường hợp về mua bán nhà, cung cấp thông tin đúng sự thật là một trong những việc bên bán cần phải làm và bên mua cần phải biết mọi sự thật về tình trạng của căn nhà

Hiện nay, pháp luật Pháp ghi nhận về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quá trình giao kết hợp đồng có những nét tương đồng đối với pháp luật Mỹ Luật Pháp cho rằng việc im lặng được xem là “dol” và “dol négatif” nếu hành vi cung cấp thông tin sai sự thật mang tính chất lừa dối (fraud) và chủ thể có nghĩa vụ phải tiết lộ thông tin nhưng họ đã không thực hiện nghĩa vụ của mình Một ví dụ được ra để xác định “dol” là thợ cơ khí ô tô đã giữ im lặng về việc phụ tùng ô tô đã cũ và người mua có niềm tin rằng đây là chiếc ô tô rất mới và có thể phục vụ cho việc đi lại của ông lâu dài Người thợ cơ khí đã giữ im lặng trong một thời gian cho đến khi phụ tùng có sự hư hỏng và người mua phát hiện ra đây là động cơ cũ Trong trường hợp này, hành vi im lặng trong cung cấp thông tin được Tòa án Pháp cho rằng thiếu đi sự thiện chí trong giao kết hợp đồng

Nhận thấy, hành vi im lặng trong giao kết hợp đồng xảy ra khi một bên không tiết lộ một số thông tin, đặc biệt là thông tin quan trọng cho bên còn lại Để chứng minh bên

33 Florence Caterini (2004), tlđd (30), tr 15. đề nghị giao kết không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình bên giao kết cần xác minh năm điều kiện như sau:

Thứ nhất, bên giao kết phải chứng minh được rằng bên kia đã không tiết lộ các thông tin quan trọng về đối tượng của việc yêu cầu bồi thường (nội dung giao kết);

Thứ hai, bên giao kết đã biết được các sự việc đã xảy ra;

Thứ ba, xuất hiện mối quan hệ nhân quả giữa việc bên đề nghị giao kết không cung cấp thông tin và bên giao kết có hiểu lầm (bên đề nghị biết việc im lặng sẽ khiến bên giao kết có hiểu lầm về đối tượng giao kết);

Thứ tư, bên đề nghị sẽ cho rằng bên giao kết sẽ dựa trên các thông tin bị khuyết thiếu để đồng ý giao kết hợp đồng;

Thứ năm, có thiệt hại xảy ra

(ii) Im lặng trước sự hiểu nhầm

Vấn đề được đặt ra khi bên B đã đồng ý ký kết hợp đồng do một số hiểu lầm nhưng không phải do bên A gây ra, đây được xem là “tự hiểu lầm” Nhóm tác giả phân tích dưới

2 góc độ, sau khi ký kết hợp đồng, thứ nhất, A biết về việc B có nhầm lẫn, thứ hai, A không biết về sự nhầm lẫn của B

Thứ nhất, trong trường hợp, khi hợp đồng đã được thành lập, bên A biết rằng bên B đồng ý ký kết hợp đồng vi đã có hiểu lầm về đối tượng giao kết nhưng bên A vẫn giữa im lặng (không trung thực) để đạt được lợi ích của riêng mình, thì trong một số hệ thống pháp luật, hành vi của bên A được xem là lừa dối Theo pháp luật Pháp, đây sẽ là trường hợp

“dol par réticence” Ở đây, các biện pháp bồi thường và khắc phục hậu quả sẽ được thực hiện giống như hành vi cung cấp thông tin sai sự thật Tòa án Đức cũng cho rằng, việc không tiết lộ thông tin có thể được xem là gian lận nếu B cần việc cung cấp thông tin đúng sự thật theo nguyên tắc thiện chí (BGB §242 34 ) Tuy nhiên Tòa án ở Đức không yêu cầu nhiều thông tin chứng minh như Tòa án Pháp vì có trường hợp A không có nhu cầu được biết các thông tin nhầm lẫn Việc khắc phục còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của

34 Section 242 Performance in good faith, “An obligor has a duty to perform according to the requirements of good faith, taking customary practice into consideration.” sự việc và mức độ khó khăn để A nhận ra mình đã có sự nhầm lẫn 35 Ngoài ra, ngay cả khi

A không có dấu hiệu lừa dối trong hợp đồng thì khi B phát hiện ra sự nhầm lẫn thì có thể hủy hợp đồng với lý do nhầm lẫn Tuy nhiên, pháp luật Anh lại quy định việc A giữ im lặng trong trường hợp này không được xem là cung cấp thông tin sai sự thật Anh cho rằng

Thiệt hại do hành vi liên quan đến thông tin trong giao kết hợp đồng

Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng mang tính chất quyết định trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là thiệt hại Không quan trọng loại trách nhiệm pháp lý phát sinh là trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng, bên bị thiệt hại sẽ được bồi thường khi hành vi cung cấp thông tin sai sự thật xảy ra Theo nhóm tác giả, trách nhiệm pháp lý phát sinh là dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng sẽ áp dụng tương tự với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Ở góc độ văn bản, Điều 584 BLDS 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra Khi đàm phán, một bên thực hiện hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, bên còn lại nếu chứng minh được đã có thiệt hại xảy ra thì có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Vấn đề đặt ra là, những thiệt hại nào sẽ được bồi thường khi hành vi cung cấp thông tin sai sự thật hoặc không cung cấp thông tin phát sinh

BLDS 2015 đã ghi nhận nguyên tắc bồi thường thiệt hại tại Điều 585: “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ” Thiệt hại thực tế được định nghĩa là những thiệt hại có thể tính toán được 39 So với Điều 605 BLDS 2005, quy định này có điểm khác biệt khi bổ sung từ “thực tế”, cho thấy những thiệt hại do suy đoán và không có căn cứ xác định thì không được bồi thường 40 Trách nhiệm chứng minh thuộc về bên bị thiệt hại, rằng hành vi cung cấp thông tin sai sự thật đã xâm phạm đến quyền lợi của mình

Thứ nhất, thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm Nhìn chung, để đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thiệt hại phải có thể lường trước đươc một cách hợp lý, nghĩa là, thiệt hại và hậu quả bất lợi mà bên vi phạm có thể có thể lường trước được xảy ra trực tiếp do hành vi vi phạm (thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành đông) Các khoản được bồi thường bao gồm tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình đàm phán như chi phí đi lại và ăn ở, chi phí luật sư, chi phí quảng cáo, chi phí nhân sự Tuy nhiên, những chi phí

39 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr 445

40 “Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo BLDS”, https://luathoangsa.vn/nguyen-tac-boi-thuong-thiet-hai-theo-bo- luat-dan-su-nd72622.html, (truy cập ngày 10/6/2023) không hợp lý sẽ không nên được xem xét, ví dụ như nếu một bên sử dụng vé máy bay hạng thương gia hay ở một khách sạn năm sao 41

Thứ hai, thiệt hại phát sinh từ hậu quả của hành vi vi phạm Trong án lệ Doyle v

Olby của Mỹ, bị đơn Olby đã cố ý cung cấp sai thông tin về số lợi nhuận của doanh nghiệp của mình thu được khiến nguyên đơn Doyle tin tưởng mua lại doanh nghiệp Sau đó, nguyên đơn phát hiện ra thông tin bị đơn cung cấp là sai sự thật nên đã khởi kiện bị đơn vì hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật, lừa dối nguyên đơn mua lại doanh nghiệp dẫn đến thiệt hại nặng nề cho nguyên đơn Trong quá trình Toà án thụ lý và giải quyết vụ án, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục hoạt động tuy nhiên trong thời gian này doanh nghiệp đã phát sinh nhiều khoản nợ Sau ba năm, nguyên đơn đã bán lại doanh nghiệp của mình cho một bên khác Toà án cấp phúc thẩm cho rằng bị đơn phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại bao gồm cả những khoản nợ của doanh nghiệp phát sinh sau này vì đã cố ý cung cấp thông tin sai sự thật Thiệt hại có thể lường trước được ở đây là hậu quả bất lợi của nguyên đơn sau khi mua lại doanh nghiệp Sau khi khởi kiện bị đơn ra Tòa, nguyên đơn tiếp tục bị thiệt hại bởi những khoản nợ do doanh nghiệp phải tiếp tục hoạt động kinh doanh Có thể thấy, những khoản nợ này là những thiệt hại nằm ngoài phạm vi có thể lường trước được một cách hợp lý Tuy nhiên, Toà án bắt buộc bị đơn phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ như một sự “trừng phạt” đối với hành vi cố ý lừa dối của bị đơn

Thứ ba, thiệt hại ước tính Điều 1112 BLDS Pháp có quy định: “trường hợp có lỗi trong đàm phán thì việc bồi thường thiệt hại phát sinh từ lỗi đó không được nhằm đền bù sự mất lợi ích được mong đợi từ hợp đồng đã không được ký kết hoặc mất cơ hội có được lợi ích đó 42 ” Do đó, việc bồi thường chỉ xét tới những thiệt hại thực tế phát sinh trực tiếp do lỗi vi phạm gây ra mà không xét đến các thiệt hại ước tính Giải thích cho điều này, có thể hiểu theo khái niệm của giai đoạn tiền hợp đồng, bởi vì chưa có những ràng buộc pháp lý và mới chỉ trong giai đoạn đàm phán, không có cơ sở nào chắc chắn hợp đồng sẽ được ký kết trong tương lai Nếu cho phép yêu cầu bồi thường cả những thiệt hại ước tính sẽ là

41 Herkus Gabartas (2012), Determination of damages under pre-contractual liability , Luận văn Thạc sĩ, Đại học Mykolas Romeris, tr 38

42 B n d?ch BLDS Pháp (2018), Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, tr.262 không hợp lý vì những lợi ích được mong đợi từ hợp đồng là mơ hồ và chưa rõ ràng Do đó việc chỉ quy định bồi thường cho các thiệt hại thực tế cũng nhằm bảo vệ bên gây thiệt hại và hạn chế quyền hạn của bên bị thiệt hại, tránh trường hợp lạm dụng

Như vậy, trong giai đoạn giao kết hợp đồng, nếu một bên cố ý cung cấp thông tin sai sự thật hoặc không cung cấp thông tin thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, kể cả những thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm, có thể lường trước được một cách hợp lý và thiệt hại phát sinh từ hậu quả của hành vi vi phạm, gián tiếp do hành vi vi phạm gây ra Xét thấy, việc làm rõ loại thiệt hại được bồi thường là vô cùng cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho các bên ở giai đoạn tiền hợp đồng Vì thiệt hại không chỉ đơn thuần phát sinh từ hậu quả của hành vi cung cấp thông tin sai sự thật do cẩu thả mà còn có thể phát sinh trực tiếp như hậu quả của hành vi vi phạm Các bên phải có nghĩa vụ cẩn trọng khi cung cấp thông tin, nếu vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng mà gây ra thiệt hại, bên vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại Bên cạnh đó, cần phải phân biệt được “thông tin sai sự thật” và “hành vi cung cấp thông tin sai sự thật” để xác định đúng bản chất của thiệt hại được đề cập trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường do hành vi liên quan đến thông tin trong

“Lỗi” là một khái niệm chưa được định nghĩa chính xác trong lĩnh vực khoa học pháp lý “Theo Luật La Mã, lỗi (culpa) là sự không tuân thủ hành vi mà pháp luật yêu cầu Không có lỗi nếu như tuân thủ tất cả những gì được yêu cầu Nếu Luật La Mã đề cập yếu tố lỗi như một dạng hành vi tuân thủ hay không quy định của pháp luật thì hiện nay định nghĩa lỗi dựa trên cơ sở thái độ tâm lý và nhận thức của chủ thể 43 ” Như vậy, lỗi có thể được xác định dựa trên trạng thái tâm lý chủ quan của người vi phạm, nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi vi phạm Đối với trách nhiệm dân sự, việc vi phạm luôn bị coi là có lỗi, bởi lẽ khi một bên đã có hành vi vi phạm, tức là bên vi phạm đã

43 Nguyễn Phương Thảo, “Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ - So sánh với quy định của BLDS”, Tạp chí Toà án nhân dân i n tA, https://www.tapchitoaan.vn/loi-trong-trach-nhiem-boi- thuong-thiet-hai-do-xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue-so-sanh-voi-quy-dinh-cua-blds, (truy cập ngày 03/05/2023) thực hiện hành vi một cách vô ý hoặc cố ý và thiệt hại xảy ra xuất phát từ hành vi của bên vi phạm thì tất yếu là có yếu tố lỗi xuất hiện Khi tham gia vào đàm phán, tức là khi chưa có hợp đồng nào được xác lập, các bên vẫn có thể bị các hành vi chủ quan tác động và gây ra thiệt hại Yếu tố lỗi đóng vai trò quan trọng trong việc xác định trách nhiệm pháp lý, là một căn cứ quan trọng để xét giảm các mức bồi thường thiệt hại Ở phần này, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích vào yếu tố lỗi trong pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi cung cấp thông tin sai sự thật trong giai đoạn tiền hợp đồng gây ra Việc phân biệt các loại lỗi là cần thiết vì các chế tài có thể khác nhau tùy thuộc lỗi của bên vi phạm

Trong pháp luật dân sự Việt Nam, lỗi được chia thành hai hình thức là lỗi cố ý và lỗi vô ý Lỗi vô ý là trường hợp không nhận thức được hành vi sẽ gây thiệt hại và không mong muốn hậu quả xảy ra Lỗi cố ý là trường hợp nhận thức được hành vi sẽ gây thiệt hại mà vẫn thực hiện và có mong muốn hậu quả xảy ra Điều 308 BLDS năm 2005 có quy định về hình thức lỗi, theo đó “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra; Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được” Tại BLDS năm

2005, các nhà làm luật đã chấp nhận yếu tố lỗi khi một người có hành vi xâm phạm gây thiệt hại là một trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quy định tại khoản 1 Điều 604 BLDS năm 2005: “người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Đến BLDS 2015, để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, yếu tố lỗi đã bị các nhà làm luật loại bỏ khỏi căn cứ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS 2015, lúc này, người bị thiệt hại không cần phải chứng minh lỗi của bên vi phạm để yêu cầu bồi thường Tại khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 đã thay đổi chỉ còn “người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác” Dù vậy, vai trò của lỗi trong xác định mức độ lỗi, số tiền bồi thường, vẫn không bị suy giảm

Tuy nhiên, ở Việt Nam, không có quy định cụ thể về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, Điều 387 BLDS 2015 về thông tin trong giao kết hợp đồng chỉ quy định hai trường hợp bồi thường khi một bên có thông tin ảnh hưởng việc chấp nhận giao kết hợp đồng mà không thông báo và trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia mà không bảo hoặc sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng hoặc mục đích trái pháp luật Thay vì quy định rõ về hành vi thông tin sai trong giao kết hợp đồng, ở Việt Nam sẽ sử dụng các quy định về giao dịch vô hiệu do lừa dối hoặc nhầm lẫn để điều chỉnh hành vi cung cấp thông tin sai, các nhà làm luật đã có ghi nhận về cố ý (fraudulent) và không gian lận (innocent) BLDS 2015 đặt vấn đề tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hay nhầm lẫn làm ảnh hưởng đến mục đích của việc xác lập giao dịch có thể yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu Tức là các chế tài hiện có chỉ điều chỉnh đối với các trường hợp đã tồn tại hợp đồng chứ không quy định cho trường hợp tiền hợp đồng trong khi giai đoạn này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro phát sinh thiệt hại do hành vi thông tin sai Với sự thay đổi của BLDS 2015, có thể hiểu rằng nếu một người không ý thức được hành vi của mình làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì vẫn có thể phải bồi thường do phía bị thiệt hại không cần chứng minh lỗi của bên vi phạm nữa Vậy nếu áp dụng các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để giải quyết các vụ việc liên quan đến hành vi cung cấp thông tin sai trong giai đoạn tiền hợp đồng, bên khởi kiện chỉ cần chứng minh ba yếu tố theo luật định Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 585 BLDS 2015 quy định “Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình” Mặc dù đã bị loại bỏ, luật khi xác định mức thiệt hại, vẫn đề cập đến yếu tố lỗi của bên vi phạm Có thể thấy, luật quy định có sự chồng chéo và thiếu thống nhất Về cơ bản, khi giải quyết một vụ việc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, yếu tố lỗi vẫn là một khía cạnh cần phải được xem xét, như vậy, việc yêu cầu bồi thường cho hành vi cung cấp thông tin sai ở giai đoạn tiền hợp đồng mà không cần chứng minh lỗi sẽ không thật sự thuyết phục Song giai đoạn tiền hợp đồng vẫn chưa được quy định cụ thể mà các vụ việc xảy ra chỉ được giải quyết trên cơ sở thực tiễn, tuỳ vào ý chí của các toà án, nếu để tạo ra các lỗ hổng pháp lý như trên sẽ gây ra các tranh cãi hoặc dẫn đến các trường hợp “lách luật”

Pháp luật nước ngoài có ghi nhận về yếu tố lỗi trong giai đoạn tiền hợp đồng Điều

1112 BLDS Pháp có quy định: “trường hợp có lỗi trong đàm phán thì việc bồi thường thiệt hại phát sinh từ lỗi đó không được nhằm đền bù sự mất lợi ích được mong đợi từ hợp đồng đã không được ký kết hoặc mất cơ hội có được lợi ích đó.” Như vậy yếu tố lỗi cũng có thể được xem xét để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 823 BLDS Đức về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quy định nếu điều luật cho phép vi phạm không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi bên bị thiệt hại chứng minh được lỗi của bên đối tác Theo một số quan điểm, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như là một chế tài đối với việc lạm dụng quyền tự do của con người Sự tồn tại của pháp luật là phụ thuộc vào quyền tự do ý chí của con người, do đó, với điều kiện chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một bộ quy tắc hạn chế gây ra thiệt hại và thiết lập trách nhiệm pháp lý, thì yếu tố lỗi nên là điều kiện tiên quyết của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 44 Đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật trong giai đoạn tiền hợp đồng, yếu tố lỗi cũng có vai trò quan trọng Bắt nguồn từ hệ thống thông luật, hành vi cung cấp thông tin sai sự thật trong hệ thống luật này được chia thành ba loại: không do gian dối (innocent), cố ý (fraudulent) và vô ý (negligent) Các yếu tố cấu thành ba loại hành vi trên đều có bao gồm lỗi của người gây thiệt hại tức là người đã cung cấp thông tin sai sự thật Chứng minh các loại lỗi trên sẽ dẫn đến hành vi pháp lý tương ứng, từ đó ảnh hưởng tới các chế tài được áp dụng trong từng trường hợp Đối với hành vi cung cấp thông tin sai do cố ý (fraudulent), bên bị thiệt hại chứng minh được bên vi phạm có lỗi biết thông tin là sai nhưng vẫn cố ý cung cấp với ý đồ trục lợi, khiến họ tham gia vào hợp đồng hoặc mặc dù chưa tham gia vào hợp đồng nhưng đã

44 Karanaukh Bohdan Petrovych (2018), “Fault in tort law: Moral justification and mathematical explication”, Problem of legality , số 6(141), tr 62 có những sự kiện diễn ra dựa trên thông tin sai và phát sinh thiệt hại Đạo luật về Cung cấp thông tin sai sự thật năm 1967 của nước Anh quy định: một bên giao kết hợp đồng sau khi bị một bên khác khai báo thông tin sai sự do gian lận thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại gây ra do lỗi của họ Cốt lõi ở đây vẫn là phải chứng minh được lỗi của bên vi phạm và điều này thì thường được thể hiện bằng suy luận Lỗi do hành vi này là nghiêm trọng nhất trong tất cả, đặc biệt là trong giai đoạn tiền hợp đồng, chịu ảnh hưởng của các nguyên tắc trung thực hay thiện chí Việc cung cấp thông tin sai sự thật do cố ý nhằm trục lợi trong giai đoạn tiền hợp đồng được xem là một hành vi vi phạm gây ra thiệt hại và lỗi thuộc về bên cung cấp thông tin sai Bởi vì giai đoạn tiền hợp đồng chưa có hợp đồng nào được xác lập, do đó không thể sử dụng chế tài vô hiệu hợp đồng, mà thay vào đó là chế tài bồi thường thiệt hại Nếu chứng minh được hành vi cung cấp thông tin có tính chất cố ý trong giai đoạn này, toà án có thể yêu cầu bồi thường dựa trên rất nhiều các điều luật, nguyên tắc cho các tổn thất phát sinh Đối với hành vi cung cấp thông tin sai do vô ý/cẩu thả (negligent), xảy ra khi bên vi phạm cung cấp thông tin sai một cách bất hoặc không có cơ sở hợp lý để tin rằng thông tin đó là đúng Đây là một loại lỗi gây ra không trong ý định của bên vi phạm, tuy nhiên sự khác biệt là lỗi do vô ý vi phạm về nghĩa vụ quan tâm (duty of care) Tức là một bên khi cung cấp đã không làm hết sức trong việc kiểm chứng thông tin, dẫn đến không biết rằng mình đã cung cấp một thông tin sai sự thật đến đối tác Lỗi do vố ý là một ngưỡng thấp hơn nhiều tuy nhiên lại dễ chứng minh hơn so với cố ý Dù vậy, các chế tài của hai lỗi này là như nhau, Đạo luật cung cấp thông tin sai 1967 quy định có thể bồi thường thiệt hại cho hành vi này và với các tổn thất phát sinh Đối với hành vi cung cấp thông tin sai không do gian dối (innocent), đây là loại lỗi đáng được quan tâm hơn bởi lẽ lỗi cố ý là quá rõ ràng để áp dụng trách nhiệm Vấn đề ở đây là, sẽ như thế nào nếu bên vi phạm cũng tin rằng thông tin mà họ cung cấp là đúng? Bên vi phạm phải chứng minh được hành vi của mình là hoàn toàn không mang yếu tố gian dối hay có sự vi phạm nghĩa vụ quan tâm (duty of care) Lúc này, trên nền tảng đạo đức, lỗi của bên vi phạm sẽ không bị cho là đáng kể Bởi lẽ đó, bên vi phạm có thể sẽ không bị phạt bồi thường, mà thông thường, biện pháp khắc phục cho lỗi này sẽ là huỷ bỏ

(rescission), có nghĩa là một bên huỷ bỏ các thoả thuận trong trường hợp luật định hoặc theo cam kết của các bên Các thoả thuận bị huỷ bỏ sẽ được xem là không tồn tại ngay từ đầu và các bên hoàn trả mọi thứ về như cũ Khác với lỗi do cố ý hay vô ý, những thiệt hại phát sinh trong trường hợp này không được dùng để xác định lỗi nhưng sẽ phản ánh các nguyên tắc công bằng trong việc đưa các bên về lại vị trí ban đầu của họ 45 Bên thiệt hại có quyền lựa chọn huỷ bỏ thoả thuận hoặc chọn bồi thường thiệt hại thay cho việc huỷ bỏ

Trung Quốc cũng là một hệ thống pháp luật có ghi nhận về cung cấp thông tin sai, khác với hệ thống thông luật, luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (PRC law) chỉ ghi nhận hành vi cung cấp thông tin sai do cố ý, nghĩa vụ của bên thiệt hại là xác định các hành vi vi phạm tiền hợp đồng, nghĩa là phải có yếu tố gian lận, không trung thực hoặc vi phạm nguyên tắc thiện chí

Tương tự Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả rập (UAE) không ghi nhận cung cấp thông tin sai do vô ý hoặc không gian lận Điều 185, Điều 186 BLDS UAE năm 1985 xác định phải có lỗi cố ý hay hành động có chủ đích Nạn nhân của cung cấp thông tin sai phải chứng minh hai yếu tố: họ đã bị lừa dối do cố ý Điều 187 BLDS UAE xem việc cung cấp thông tin sai là hành vi từ chối, điều này sẽ dẫn đến việc chấm dứt thỏa thuận hay hợp đồng, tuy nhiên thì bản thân việc cung cấp thông tin sai không phải là cơ sở để yêu cầu bồi thường vì nó không bị coi là vi phạm hợp đồng Tuy nhiên nếu nạn nhân của hành vi cung cấp thông tin sai tiếp tục giao dịch với bên vi phạm hoặc tiếp tục thực hiện các công việc trên cơ sở hợp đồng thì sẽ làm mất quyền khiếu nại của họ

Vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng, yếu tố lỗi đóng vai trò rất quan trọng trong các trường hợp liên quan đến hành vi cung cấp thông tin ở giai đoạn tiền hợp đồng và nên là một căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại Thứ nhất, vì đây là hành vi xảy ra trong giai đoạn tiền hợp đồng, việc ưu ái quá nhiều cho bên thiệt hại sẽ là không công bằng vì giữa hai bên chưa có ràng buộc pháp lý Thứ hai, bổ sung yếu tố lỗi sẽ tránh được việc lạm dụng

45 Nick Melchiorre, "WHAT ABOUT INNOCENT MISREPRESENTATION?", Weilers LLP Article, https://weilers.ca/2023/02/19/what-about-innocent-misrepresentation/, (truy cập ngày 19/2/2023) pháp luật của bên thiệt hại, hơn nữa còn củng cố tính chất đạo đức của pháp luật đối với các trường hợp lỗi vô ý Nói tóm lại, khi xét đến giai đoạn tiền hợp đồng, mối quan hệ giữa các bên chưa đủ điều kiện để được pháp luật bảo vệ trên cơ sở hợp đồng, do đó, việc yêu cầu bồi thường phải mang tính thử thách hơn, chứng minh cả lỗi của bên vi phạm để yêu cầu bồi thường thiệt hại mới đáp ứng về mặt công bằng pháp lý và có sự phân biệt với quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi đã có hợp đồng.

Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi liên quan đến thông tin

Trong một quan hệ pháp luật hợp đồng, ngoài hợp đồng giữa các chủ thể thông thường, các hợp đồng còn tồn tại giữ các chủ thể như người chưa thành niên, các bên thứ ba chuyên nghiệp Họ chỉ cần có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc tư cách pháp nhân thì sẽ có quyền tham gia vào một hợp đồng Tuy nhiên, các chủ thể đặc biệt này vẫn sẽ có các trường hợp vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ thể này có được hình thành hay không và sẽ được hình thành như thế nào Nhóm tác giả trình bày về các vấn đề của đó rõ hơn dưới đây

2.4.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên

Khi nghĩa vụ không được thực hiện đúng và đầy đủ thì pháp luật đã đề ra chế tài bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, trên thực tế, không phải người gây thiệt hại nào cũng có đủ khả năng bồi thường, chủ thể đặc biệt nhắc tới ở đây là người chưa thành niên Căn cứ vào Điều 21 BLDS 2015, người chưa thành niên, tức là người chưa đủ 18 tuổi, chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự Các giao dịch dân sự đối với chủ thể này có sự hạn chế nhất định Trong đó, người có đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi, người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi được tự mình tham gia các giao dịch dân sự không cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và các giao dịch khác pháp luật yêu cầu cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập thì theo yêu cầu của người đại diện, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý 46

Tất nhiên vấn đề cung cấp thông tin sai sự thật về tuổi không được đặt ra đối với những đứa trẻ chưa biết đi, hoặc dễ dàng nhận biết tuổi của chúng Nhóm tác giả hướng tới người chưa thành niên “già”, họ có vẻ ngoài trưởng thành so với tuổi của mình so với tuổi thực của mình Hợp đồng được giao kết ở đây giữa một người thành niên và một người thể hiện rằng mình đã đủ tuổi hợp pháp và sau đó cố gắng vô hiệu hợp đồng mà không quan tâm đến thiệt hại của bên còn lại, bên bị lừa dối bởi hành vi cung cấp thông tin sai sự thật về tuổi Vấn đề đặt ra là nếu việc giao kết hợp đồng dựa trên hành vi cung cấp thông tin sai sự thật về tuổi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các đối tượng này có được đặt ra không và sẽ được quy định như thế nào?

Học thuyết về trẻ vị thành niên (Infancy Doctrine) ra đời ở các nước thuộc hệ thống thông luật vào thể kỉ XV, khi giáo dục phổ thông không tồn tại, sự khó tiếp cận kinh nghiệm về mô hình kinh doanh đơn giản nhất, người chưa thành niên không được biết về các giao dịch nên dễ dàng trở thành con mồi cho người lớn Người chưa thành niên luôn là đối tượng nên được quan tâm và bảo vệ của xã hội bởi họ thường có những hành vi thiếu suy nghĩ do sự non nớt và thiếu kinh nhiệm Các nhà chức trách người Anh đã có sự tranh cãi về chế tài vô hiệu “void” hoặc vô hiệu tương đối “voidable” đối với loại giao dịch này và phương án thứ hai được ủng hộ nhiều hơn, tức là việc vô hiệu hợp đồng sẽ tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của bên yếu thế, tức là người chưa thành niên 47 Sau khi huỷ bỏ hợp đồng, người chưa thành niên phải hoàn trả lại tài sản họ nhận được tại thời điểm vô hiệu, bỏ qua bất cứ sự thất thoát giá trị của tài sản trong khi đó người thành niên phải hoàn trả toàn bộ những gì đã nhận, tức đưa trẻ vị thành niên về “status quo” – trạng thái ban đầu 48 , tương tự với pháp

46 Khoản 1 Điều 125 BLDS 2015: “Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

47 Clark Miller (1953-1954), “Fraudulent Misrepresentations of Age as Affecting the Infant’s Contract – A comparative Study”, University of Pittsburgh Law Review , số 15 (1), tr 74

48 Henry Chessman (2015), Business Law (xuất bản lần thứ 9), Nxb Pearson, tr 224 luật dân sự Việt Nam Ví dụ, bên mua là một đứa trẻ 15 tuổi, mua một chiếc xe trị giá 15.000.000 đồng và bên bán là chủ cửa hàng xe, là người đã thành niên Hợp đồng này sau đó có thể bị vô hiệu do không đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi dân sự, và đứa bé có thể trả lại chính chiếc xe đó, dù cho chiếc xe đã qua sử dụng, bị hao mòn hoặc có một số hư hỏng Ngược lại, bên bán phải trả lại toàn bộ số tiền đã nhận được, 15.000.000 đồng, tức là bên bán phải chịu bất lợi và thiệt hại trong trường hợp này Đặt bên cạnh việc bảo vệ người chưa thành niên, quyền và lợi ích của người thành niên cũng nên được bảo vệ trước hành vi cung cấp thông tin sai sự thật do cố ý khi tính non nớt và thiếu kinh nghiệm của người chưa thành niên trong xã hội hiện tại đã dần được cải thiện Trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, toà án thuộc các vùng lãnh thổ khác nhau có được chia thành hai góc nhìn (1) ngăn không cho phủ nhận (estoppel) – và (2) bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tort damages) Tức là, người chưa thành niên bị ngăn không cho phủ nhận hành vi lừa dối bị cáo buộc, do đó hợp đồng sẽ có hiệu lực thi hành; hoặc anh ta có thể huỷ bỏ hợp đồng nhưng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 49 Các toà án ủng hộ quan điểm đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên sự phân định giữa việc hợp đồng có hiệu lực thi hành và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hợp đồng không cần bao gồm cả thông tin được cung cấp sai sự thật 50 Mục đích của việc này là quy trách nhiệm cho người chưa thành niên về hành động của chúng, nhưng chỉ đối với những thiệt hại thực tế gây ra chứ không phải đối với toàn bộ thỏa thuận Trong nhiều trường hợp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành vi cung cấp thông tin sai sự thật tiền hợp đồng sẽ có tác dụng tương tự với việc bị ngăn không cho huỷ bỏ hợp đồng, và hơn thế, có một số trường hợp, đây sẽ là một chế tài nhẹ và phù hợp hơn với người chưa thành niên, bên yếu thế trong mối quan hệ giữa các bên 51

Pháp luật của các nước châu Âu lục địa như Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha và Philipines có sự tương đồng với ngăn không cho phủ nhận “estoppel”, từ chối việc nghiên

49 Robert G Edge (1967), "Voidability of Minors' Contracts: A Feudal Doctrine in a Modern Economy," Georgia Law Review 1 , số 2, tr 236

51 Cheryl B Preston, Brandon T Crowther (2012), “Infancy Doctrine Inquiries”, Santa Clara Law Review 52 , số 1, tr 63 về phía người chưa thành niên phạm tội 52 BLDS Pháp có một bước xa hơn nữa trong việc ghi nhận quyền được bồi thường của người thành niên, quy định rằng không có năng lực giao kết hợp đồng là nguyên nhân vô hiệu tương đối hợp đồng 53 , tuy nhiên, người thành niên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định chung về trách nhiệm ngoài hợp đồng mà không phù thuộc vào việc huỷ bỏ hợp đồng 54 Căn cứ theo Điều 1240 BLDS Pháp

(2018), người (bao gồm cả người chưa thành niên) có bất kỳ hành vi nào mà do lỗi của mình gây thiệt hại cho người khác, thì phải bồi thường

Tại Đức và Thuỵ Sĩ, học thuyết về ngăn không cho phủ nhận “estoppel” không được ghi nhận, tuy nhiên trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được ghi nhận trong luật và người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm tương tự đối với người thành niên tại Điều 828 và 829 BLDS Đức (BGB) 55

Hậu quả của giao dịch vô hiệu đối với người chưa thành niên sẽ được áp dụng theo quy định chung tại Điều 131 BLDS 2015, “các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” và “bên có lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường” Trong giao dịch dân sự, người thành niên có trách nhiệm tìm hiểu tuổi của bên còn lại để tránh trường hợp hợp đồng vô hiệu do giao kết với người chưa thành niên Tức là, người chưa thành niên khi giao kết hợp đồng khi chưa có sự tìm hiểu về tuổi, theo nhóm tác giả, tồn tại một phần lỗi đối của người thành niên, do đó, theo nhóm tác giả, bồi thường thiệt hại do hành vi cung cấp thông tin sai sự thật là không hợp lý vì không tồn tại mối quan hệ nhân quả Pháp luật dân sự nước ta luôn có sự bảo vệ đối với người chưa thành niên vì sự yếu thế của họ, ngược lại, không có một lý do hợp lý cho việc người chưa thành niên sẽ được giải phóng trách nhiệm của mình khi hậu quả của sự lừa dối là giao kết một hợp đồng không có hiệu lực Trong trường hợp sự tin tưởng đối với thông tin được cung cấp là hợp lý (như ngoại hình, cách nói chuyện ) và dựa trên sự thiện chí, quyền lợi của người thành niên cũng cần được bảo vệ Thông tin sai sự thật về tuổi không là các điều khoản trong hợp

55 Clark Miller (1953-1954), tlđd (52), tr 78-79 đồng, theo nhóm tác giả, người chưa thành niên trong trường hợp này, phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tức là sẽ phải bồi thường thiệt hại theo Điều 589 và 599 BLDS

Một trong những hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu là bồi thường thiệt hại, trong đó bên có lỗi phải bồi thường Bên cạnh bảo vệ người chưa thành niên, cần quy định hoặc tồn tại bản án thể hiện rằng, trong một số trường hợp (như người chưa thành niên “già”) phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành vi của mình Tương tự với bồi thường thiệt hại do hành vi cung cấp cung cấp thông tin sai sự thật, hành vi cung cấp thông tin sai sự thật về tuổi nên được bồi thường khi đáp ứng đủ các điều kiện:

(1) Người chưa thành niên có những đặc điểm khiến cho bên còn lại nghĩ họ là người trưởng thành

(2) Người chưa thành niên cung cấp thông tin sai sự thật về tuổi

(3) Hành vi cung cấp thông tin sai sự thật là cố ý

(4) Người thành niên chịu thiệt hại do tin tưởng vào hành vi cung cấp thông tin sai sự thật về tuổi của người chưa thành niên

2.4.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên thứ ba chuyên nghiệp

(1) Khách hàng thuê một kế toán để chuẩn bị các chứng từ kế toán và báo cáo tài chính cho doanh nghiệp và kế toán đã mắc phải một số lỗi sai trong các tài liệu này Nhà đầu tư, dựa vào hành vi cung cấp thông tin sai sự thật cung cấp trong quá trình đàm phán, đã đầu tư vào doanh nghiệp và bị thiệt hại do khách hàng mất khả năng thanh toán

(2) Khách hàng thuê một luật sư để soạn thảo di chúc và luật sự này mắc lỗi trong việc thực hiện di chúc Những người thừa kế không nhận được di chúc vì lỗi đó

(3) Khách hàng thuê một kiến trúc sư vẽ bản thiết kế và kiến trúc sư đã cung cấp những thông số kỹ thuật không chính xác Nhà thầu dựa vào những thông tin cung cấp sai sự thật để thực hiện công trình và gặp thiệt hại về tài chính

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI HƯỞNG LỢI KHÔNG CHÍNH ĐÁNG TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG

Khái quát về hành vi hưởng lợi không chính đáng trong giai đoạn tiền hợp đồng

Tồn tại hai câu nói điển hình của học giả người Roman cổ đại Pomponius: “Iure naturae aequum est neminem com alterius detrimento et iniuria fieri locupletiorem” và

“Nam hoc natura aequum est neminem cum alterius detrimento fieri locupletiorem” 68 Nghĩa là, đó là một lẽ công bằng khi không ai được hưởng lợi/làm giàu do sự mất mát hay bất công của người khác Trong giai đoạn tiền hợp đồng, việc một bên lợi dụng nguyên tắc tự do hợp đồng để trục lợi từ bên còn lại là có thể xảy ra, hưởng lợi không chính đáng là một trong những cơ sở dẫn đến trách nhiệm pháp lý trong giai đoạn tiền hợp đồng

Tại Việt Nam, BLDS năm 2015 chưa có quy định cụ thể về hành vi hưởng lợi không chính đáng nhưng cũng đã đặt ra chế định tương tự với tên gọi “được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật” Theo đó, khoản 2 Điều 579 BLDS năm 2015 có quy định về được lợi về tài sản như sau: “Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này” Có thể thấy, BLDS Việt Nam nhắc tới người được lợi về tài sản một cách chung chung, chưa có quy định cụ thể như thế nào là được lợi về tài sản, hay cụ thể hơn là trong giai đoạn tiền hợp đồng

Xuất phát từ trong giai đoạn tiền hợp đồng, các bên phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định để đi đến thỏa thuận chung cho sự hình thành của hợp đồng Một bên có thể nhận được những lợi ích nhất định và có hành vi gia tăng giá trị tài sản do đã thụ hưởng khoản lợi từ bên còn lại Việc hưởng lợi được ghi nhận trong trường hợp có sự tăng giá trị của tài sản hoặc sự thụ hưởng lợi ích của bị đơn 69 Tức là, hành vi hưởng lợi có thể là sự gia tăng giá trị của tài sản, như được cung cấp thông tin, nhà được làm mới… hoặc sự giảm đi của một khoản “nợ”, của một nghĩa vụ, như tiết kiệm chi phí thông qua việc sử dụng đồ của

68 T.W Bennett (1990), “Choice of Law Rules in Claims of Unjust Enrichment”, The International and Comparative

69 Nguyễn Ngọc Điện (2020), “Tiêu chí nhận diện và hệ quả pháp lý của việc chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật”, Tạp chí Nghiên c u l p pháp , số 2+3 (402+403), tr 36 người khác 70 Mặc khác, việc đánh giá có hưởng lợi hay không là một yếu tố khó, khi nó phụ thuộc cả vào góc nhìn chủ quan và khách quan Ví dụ như, một người được sơn mới lại chiếc xe, nhưng anh ta lại thích màu sơn cũ và không yêu cầu làm vậy, thì liệu anh ta có thực sự hưởng lợi hay không Lúc này, chúng ta cần phải chứng minh được yếu tố

“không chính đáng” của hưởng lợi

Chỉ trong trường hợp không chính đáng, người nhận được lợi ích không có quyền giữ lại và thụ hưởng lợi ích vì đây là hành vi sai trái Liên quan đến yếu tố “không chính đáng”, hiện nay, pháp luật dân sự Việt Nam có một khái niệm tương tự là “không có căn cứ pháp luật” Tuy nhiên, nó chỉ đang dừng ở khái quát chung đến định nghĩa và chế tài đối với người vi phạm chiếm dụng, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật, chưa đưa ra định nghĩa rõ ràng về cụm “không có căn cứ pháp luật” Cụm từ này được ra đời chỉ dựa trên các tình huống diễn ra trong thực tiễn như các bên giao kết hợp đồng về việc mua bán

100 tấn bông, tuy nhiên phía người mua đã có nhầm lẫn về việc giao kết là 200 tấn bông thế nên đã thỏa thuận là trả giá 400.000 USD trong khi 100 tấn bông chỉ có giá 200.000 USD Phần 200.000 USD dư ra chính là phần tài sản phía bên bán được hưởng lợi trong trường hợp bên bán lừa dối không chỉnh sửa lại hợp đồng Theo đó, không có căn cứ pháp luật là “tình trạng được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được ghi nhận trong điều kiện không có bất kỳ một quy tắc pháp lý nào có thể được dùng để đặt cơ sở cho việc được lợi đó” 71 Có thể thấy, tình trạng “không chính đáng” là điểm mấu chốt trong các vụ án về hưởng lợi không chính đáng nhưng BLDS chưa có những quy định rõ ràng

Tương tự với Việt Nam, pháp luật dân sự về vấn đề hưởng lợi không chính đáng vẫn đang là một lĩnh vực còn khá non trẻ ở Anh và chưa có nhiều quy định rõ ràng cho vấn đề này Xuyên suốt một quá trình nghiên cứu và phát triển luật pháp, từ năm 1991, các vấn đề phát sinh hưởng lợi không chính đáng mới được ghi nhận trong các phiên xét xử ở Tòa án Pháp luật Anh đã ghi nhận tình trạng này là “unjust factors” hay còn được gọi là “yếu tố không chính đáng” Nguyên đơn phải chứng minh được rằng, sự hưởng lợi là không

70 Kirsten Elser (1999), Comparative analysis of precontractual liability in cases of failed negotiation , Luận văn thạc sĩ, Đại học Cape Town, tr 4

71 Nguyễn Ngọc Điện (2020), tlđd (74), tr 2 chính đáng vì bị đơn đã thể hiện rằng sản phẩm này có giá trị với họ thông qua hai cách 72

Thứ nhất, lợi ích không thể thay đổi, xảy ra khi nguyên đơn đã tiết kiệm được một khoản chi phí mà anh ta phải bỏ ra, và khoản chi phí này là cần thiết Hoặc, khi nguyên đơn được cung cấp một thông tin và sử dụng thông tin đó để kiếm lợi, lợi nhuận đạt được chính là lợi ích không chính đáng 73 Thứ hai, trong quá trình đàm phán, bị đơn có thể tạo cho phía nguyên đơn có niềm tin rằng anh ta sẽ hoàn thành tốt công việc đã đàm phán và nguyên đơn phải thực hiện công việc tương ứng của mình, nhưng sau đó phía bị đơn đã không thực hiện những gì đã trao đối trước đó, huỷ bỏ quá trình đàm phán 74 Thứ ba, bị đơn không từ chối (mặc dù có khả năng) đối với lợi ích mà nguyên đơn đưa, hoặc thậm chí là, yêu cầu nguyên đơn phải cung cấp lợi ích đó cho bị đơn 75 Tuy nhiên, pháp luật Anh đã cho rằng việc hưởng lợi có thể được coi là công bằng nếu phía nguyên đơn không thể chứng minh được sự “bất công bằng” hay không chính đáng đối với hành vi hưởng lợi của bị đơn Điều này có thể đang áp đặt một gánh nặng lên nguyên đơn khi rất khó chứng minh được rằng, niềm tin đã được tạo ra hay nguyên đơn có có khả năng từ chối hay không, vì nó thuộc về cái nhìn chủ quan về hành vi

Khác với hệ thống hưởng lợi không chính đáng theo yếu tố bất công của Anh Khoản 1 Điều 812 BLDS Đức đã quy định “Nếu một người có được cái gì đó là kết quả của việc thực hiện nghĩa vụ của người khác bằng chi phí của mình mà không có cơ sở pháp lý thì có nghĩa vụ phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho bên còn lại Nghĩa vụ bồi thường này cũng được áp dụng nếu các giá trị pháp lý bị vô hiệu hoặc mất hiệu lực hoặc kết quả đạt được của giao dịch hợp pháp không xảy ra.” Tại khoản 2 Điều 812 BLDS Đức 1900 đã ghi nhận việc yêu cầu bị đơn phải bồi thường giá trị của một khoản hưởng lợi nếu nó không thể được hoàn trả Điều này đồng nghĩa với việc mọi sự chuyển nhượng, mua bán liên quan đến lợi ích đôi bên đều phải được chứng minh bằng pháp luật, và dễ dàng áp dụng đối với các lợi ích không phải là tiền Lúc này, gánh nặng chứng minh sự hưởng lợi được chuyển

72 Henry Smith (1997), Henry Smith (1997), “The principle of Unjust enrichment in English and German law”, Otago Law Review 9, số (4), tr 150

75 Henry Smith (1997), tlđd (77), tr 150 sang cho bị đơn 76 Bị đơn khi bị khởi kiện là hưởng lợi từ khoản lợi của nguyên đơn, phải chứng minh hành vi hưởng lợi của mình là hợp lý do đó là một số minh chứng có hiệu lực, ví dụ khoản lợi đó là một món quà, phát sinh từ sự tin tưởng hoặc một lý do nào đó khác

Bị đơn chỉ được giải phóng khỏi nghĩa vụ hoàn trả một khi mà bị đơn chứng minh được mình có quyền được hưởng các khoản lợi đó Tuy có lợi cho phía nguyên đơn, phương pháp này tồn tại một nhược điểm là bị đơn trong một số tình huống phải bồi thường cho các thiệt hại mà bản thân mình không thấy có lợi hoặc sự hưởng lợi là lỗi của phía nguyên đơn

Nhóm tác giả cho rằng mặc dù đã có những định nghĩa liên quan đến đối tượng và chủ thể của hành vi hưởng lợi không chính đáng, tuy nhiên song song với đó việc xác định

“yếu tố chính đáng” của các hệ thống pháp luật hiện nay vẫn còn khá mơ hồ và tồn tại khuyết điểm, cần phải có sự kết hợp giữa hai hệ thống để tìm ra biện pháp thích hợp nhất

Hưởng lợi không chính đáng thường xảy ra khi hợp đồng không được giao kết, dưới góc độ tự do hợp đồng, mỗi bên có quyền tự do từ bỏ các trao đổi tiền hợp đồng mà không phải chịu rủi ro về mặt pháp lý, tức là một bên phải chịu rủi ro về bất kỳ tổn thất nào xảy ra nếu bên kia ngừng đàm phán Tuy nhiên, khi tính không chính đáng và sự kết thúc đàm phán một cách vô lý, không thiện chí xảy ra, việc bảo vệ các bên cũng nên được cân nhắc Khi áp dụng Điều 579 BLDS năm 2015 cho hưởng lợi không chính đáng trong giai đoạn tiền hợp đồng, cần phải chứng minh được cái “lợi”, sự gia tăng giá trị tài sản hoặc thụ hưởng lợi ích Cần thiết phải nhấn mạnh sự tồn tại của lợi ích, lợi ích này có thể là lợi ích tiền tệ hoặc phi tiền tệ được bên còn lại cung cấp dưới dạng hiện vật hay một dịch vụ bất kỳ Chúng ta có thể tham khảo pháp luật Anh và Đức trong việc chứng minh yếu tố không chính đáng: (1) sự hưởng lợi không được quy định trong pháp luật và (2) sử hưởng lợi là có giá trị đối với bị đơn Lợi ích là căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý của các bên: bên nhận được lợi ích, trước tiên phải đặt ra nghĩa vụ hoàn trả Lúc này, nếu hành vi hưởng lợi

76 Nathalie Neumayer (2014), “Unjust factors or legal ground? Absance of basic and the English law of unjust enrichment”, E uropean Journal of Legal Studies , số 7, tr 124 của một bên trực tiếp dẫn đến thiệt hại cho bên còn lại thì phải đặt ra trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Thiệt hại do hành vi hưởng lợi không chính đáng trong giai đoạn tiền hợp đồng

Khoản 2 Điều 579 BLDS năm 2015 có đề ra một trong các điều kiện của được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật: “người khác bị thiệt hại”, tạo một điểm khác biệt đối với chiếm hữu và sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật khi chế định này không yêu cầu thiệt hại Nếu có một bên hưởng lợi và bên khác không chịu thiệt hại thì chế tài hưởng lợi không chính đáng không phát sinh Trong giai đoạn tiền hợp đồng, đôi khi các bên phải có sự trao đổi một số lợi ích và do đó, chấp nhận các rủi ro của mình Vì thế, hưởng lợi không chính đáng, nhằm mục đích hạn chế rủi ro - thiệt hại, chỉ được đặt ra khi phải tồn tại thiệt hại từ sự hưởng lợi đó

Thiệt hại xảy ra là nguyên nhân của việc được lợi 77 , hay nói cách khác, lợi ích mà nguyên đơn nhận được từ thiệt hại của bị đơn Pháp luật Anh, Mỹ và Singapore gọi đây là

“at the plaintiff’s expense” - từ chi phí của nguyên đơn, chia thành hai loại: subtraction và wrongdoing 78 Tương tự, pháp luật Đức cũng chia thành hai loại: Leistungkondiktion - transfer và Eingriffskondiktion - interference 79 Nhóm tác giả gọi đây là thiệt hại giảm sút và thiệt hại sai trái

Thứ nhất, thiệt hại giảm sút:

Thiệt hại giảm sút xảy ra khi sự hưởng lợi của bị đơn là từ tài sản của nguyên đơn, tức là “lợi ích” hay “giá trị” nhận được nhảy từ túi nguyên đơn sang túi của bị đơn 80 Do đó, thiệt hại là sự giảm sút trong khối tài sản của nguyên đơn Loại thiệt hại này thường xảy ra trong các hợp đồng dự kiến không được thực hiện, ví dụ như các công việc đã được thực hiện hay thanh toán các khoản tiền cho các dự án phát triển trong tương lai 81

77 Nguyễn Ngọc Điện (2020), tlđd (74), tr 38

79 Gerhard Dannemann (2009), The German law of unjustified enrichment and restitution: a comparative introduction , Nxb Đại học Oxford, tr 30

80 Peter Watts (1990), “Unjust enrichment the new cause of action”, New Zealand Law Society Seminar , tr 46

Trong bản án Brewer Street Investment Ltd v Barclays Woollen Co Ltd 82 , các bên đàm phán về giao kết một hợp đồng thuê Nguyên đơn, bên cho thuê có những hành vi thể hiện rằng, các bên sẽ chắc chắn giao kết hợp đồng và chấp nhận các sửa chữa cần thiết, Bị đơn, bên thuê, yêu cầu việc sửa chữa và sẽ trả tiền cho nó Tuy nhiên, vì không thể đạt được sự đồng thuận trong toàn bộ hợp đồng, quá trình đám phán kết thúc và nguyên đơn kiện bị đơn về khoản tiền họ đã bỏ ra để sửa chữa theo yêu cầu của bị đơn Quyết định của toà án đưa ra dựa trên việc các yếu tố sửa chữa được thực hiện do yêu cầu của bị đơn, để đáp ứng yêu cầu đặc biệt của họ và ban đầu là vì lợi ích của họ Do đó, bị đơn, mặc dù nghe có vẻ họ có lợi do tài sản được sửa chữa, thực ra họ phải chịu thiệt hại một khoản tiền do các lợi ích đặc biệt không phù hợp

Trong hưởng lợi không chính đáng, cần phải có sự dây liên kết giữa những gì bị đơn nhận và những bị nguyên đơn mất đi, liệu ở hai đầu dây có cân bằng nhau hay không hay thiệt hại nhiều hơn, ít hơn lợi ích Sự mất cân bằng sẽ được giải quyết thông qua việc hoàn trả hoặc bồi thường của bị đơn 83 Trong tình huống hai bên, mối quan hệ giữa thiệt hại và lợi ích khá rõ ràng, hiển nhiên khi nguyên đơn nhận được một khoản tiền tự bị đơn, bị đơn sẽ mất đi khoản tiền đó và thiệt hại Vấn đề đặt ra là, liệu sự chuyển giao giá trị có thể xảy ra do một bên thứ ba, tức là lợi ích đến từ bên thứ ba có được tính hay không?

Trường hợp này được giải quyết thông qua ngoại lệ “quyền sở hữu và truy tìm” (title and tracing) Theo học giả Birks, quyền sở hữu được thiết lập khi tài sản của nguyên đơn được chuyển giao đến bị đơn thông qua bên thứ ba (như thanh toán một khoản tiền thông qua ngân hàng), thiệt hại vẫn là từ tài sản của nguyên đơn do tồn tại quyền sở hữu tài sản này Phức tạp hơn, khi bị đơn chuyển giao tài sản đó lấy một tài sản khác, truy tìm được sử dụng để cho thấy nguồn gốc của tài sản, trước sự chuyển giao, quyền sử hữu tài sản là vẫn của nguyên đơn 84

82 Bản án Brewer Street Investment v Barclays Woollen Co, [1954] 1 QB 428, [1953] 2 All ER 1330, https://swarb.co.uk/brewer-street-investment-v-barclays-woollen-co-ca-1953/, (truy cập ngày 15/7/2023)

83 Lon Fuller and William Perdue (1936), “The reliance interest in contract damages”, Yale Law Journal , (52), tr 55

84 Xem thêm: Rachel Leow, Timothy Liau (2013), “Unjust enrichment and resitution in Singapore: Where now and where next”, Singapore Journal of Legal Studies , tr 341

Tuy nhiên, trong giai đoạn tiền hợp đồng, hầu hết các trường hợp thể hiện rằng bị đơn hưởng lợi trắng trợn từ các chi phí, công việc, dịch vụ của nguyên đơn, do đó, trường hợp được đề cập trên đây hiếm khi được áp dụng và trở thành một vấn đề nghiêm trọng 85

Thứ hai, thiệt hại sai trái:

Thiệt hại xảy ra khi sự hưởng lợi của bị đơn là do một hành vi sai trái hoặc vi phạm pháp luật chống lại nguyên đơn, thường là các hành vi cố ý và được thực hiện một cách không thiện chí Ví dụ như, một bên cố ý thể hiện rằng anh ta sẽ giao kết hợp đồng, tuy nhiên không thực sự làm vậy, do đó anh ta đã vi phạm nguyên tắc thiện chí 86 Khoản thiệt hại sai trái có thể không được nhìn thấy hay đo đếm rõ ràng, trong một số trường hợp, nó chính là khoản tiền mà nguyên đơn sẽ có nếu như hành vi vi phạm không xảy ra

Về cơ bản, sự hưởng lợi của nguyên đơn là tấm gương phản chiếu sự thiệt hại của bị đơn Trong trường hợp lợi ích và thiệt hại có sự cân bằng với nhau, chế tài đơn giản là việc trả lại giá trị lợi ích đó Lợi ích là căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý của các bên: bên nhận được lợi ích, trước tiên phải đặt ra nghĩa vụ hoàn trả Lúc này, nếu hành vi hưởng lợi của một bên trực tiếp dẫn đến thiệt hại cho bên còn lại mà hoàn trả không thể xác định thì phải đặt ra trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại Nói cách khác, bồi thường thiệt hại chỉ xảy ra khi mà, có sự chênh lệch giữa lợi ích và thiệt hại của bị đơn, thường phát sinh đối với thiệt hại mang sai trái, từ đó bị đơn sẽ phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm và hậu quả phát sinh Một ví dụ điển hình là trường hợp bí mật thương mại mà một bên biết được từ việc đàm phán hợp đồng thì bị tiết lộ hoặc sử dụng sai mục đích, gây hậu quả cho bên còn lại Theo đó, cần phải có sự bồi thường thiệt hại sẽ đặt ra cho thiệt hại của thông tin đó và thiệt hại để khắc phục hậu quả do thông tin đó gây ra

Tóm lại, để áp dụng hưởng lợi không chính đáng, cần phải chứng minh được rằng, thiệt hại của nguyên đơn là do sự hưởng lợi của bị đơn, thông qua sự giảm sút của tài sản chuyển từ nguyên đơn sang bị đơn hoặc sự thiệt hại do hành vi vi phạm Từ đó, xác định được mối tương quan giữa lợi ích và thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra

86 Kirsten Elser (1999), tlđd (75), tr 31 khi không có sự cân bằng giữa hai điều kiện này, đặc biệt là trong trường hợp thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật (thiệt hại sai trái) gây ra.

Yếu tố lỗi do hành vi hưởng lợi không chính đáng trong giai đoạn tiền hợp đồng

Trong giai đoạn tiền hợp đồng, luật pháp không muốn can thiệp quá nhiều vào các cuộc đàm phán bởi vì tồn tại nguyên tắc tự do hợp đồng Để hạn chế trách nhiệm hoàn trả bị lạm dụng, câu hỏi đặt ra là có cần chứng minh yếu tố lỗi của bị đơn hay không? Trong khái niệm về hưởng lợi không chính đáng, yếu tố lỗi thường không được xem xét do mục đích chính của nó Nguyên tắc chung là khi một cá nhân hoặc tổ chức nhận được lợi ích không chính đáng, việc xác định xem hành vi đó có lỗi hay không thường không quan trọng, thay vào đó, nguyên tắc bồi thường thiệt hại tập trung vào việc khôi phục lại trạng thái ban đầu, bất kể người hưởng lợi có cố ý lợi dụng tình huống hay không

“Một người hưởng lợi không chính đáng bằng phí tổn của người khác thì phải trả lại cho người đó”, trong nhiều thập kỷ qua, nguyên tắc trách nhiệm pháp lý này đã được thiết lập vững chắc trong hệ thống thông luật và cũng tồn tại từ lâu trong các hệ thống dân luật 87 Ở Đức, bị đơn có thể phải bồi thường cho nguyên đơn về bất kỳ tổn thất nào do hành vi hưởng lợi không chính đáng mặc dù có thể bị đơn không có lỗi trong sự việc Bên cạnh đó, toà án Anh sẽ xem xét một mức phí hợp lý trên cơ sở lợi ích mà bị đơn đã được hưởng chứ không dựa vào mức độ lỗi của bị đơn, do đó không có sự phân loại các yếu tố lỗi ở đây

Tuy nhiên, cần làm rõ rằng, lỗi trong hành vi này có thể xuất phát từ cả nguyên đơn và bị đơn, mặc dù lỗi do bị đơn là phổ biến và đáng chú ý hơn, nhưng trong một số trường hợp nhất định vẫn phải xem xét đến lỗi của bên bị thiệt hại Pháp luật Việt Nam không xác định rõ ràng cách giải quyết trong trường hợp này, tuy nhiên, trong chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khi tồn tại lỗi của bên bị thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ không phát sinh Suy từ đó, có thể thừa nhận rằng khi người bị thiệt hại có lỗi thì người hưởng lợi không có nghĩa vụ phát sinh 88 Đây được coi là “sự thay đổi địa vị pháp lý” –

87 Florian Mọchtel (2004), “The Defence of “Change of Position” in English and German Law of Unjust Enrichment”,

German Law Journal, số 01 (05), tr 25

88 Nguyễn Ngọc Điện (2020), tlđd (74), tr.38 change of position, là một trong những cách để bảo vệ bị đơn khỏi trách nhiệm bồi thường thiệt hại, sẽ được nhóm tác giả làm rõ dưới đây

Vì hưởng lợi không chính đáng liên quan đến sự mất đi lợi ích, bị đơn nói chung chỉ có trách nhiệm khi người đó thực sự được hưởng lợi Bị đơn có thể từ chối trách nhiệm hoàn trả của mình dựa trên ba tình huống:

(1)Người đó đã chuyển giao tài sản cho người thứ ba

(2)Tài sản được đề cập không còn mà không có một tài sản thay thế

(3)Người đó thực sự không cần hoặc không muốn những lợi ích đó 89

Tình huống (1) và (2) được đề cập phía trên được coi là sự thay đổi địa vị pháp lý (change of postion) để bảo vệ bị đơn Pháp luật Đức tồn tại khái niệm Wegfall der Bereicherung – theo nghĩa đen có nghĩa là sự ngừng hưởng lợi và được coi là dấu hiệu của sự thay đổi địa vị pháp lý Theo Điều 818 (3) BLDS Đức, trách nhiệm được loại trừ khi người nhận lợi ích không còn được hưởng lợi

Nếu lợi ích không còn hoặc chuyển giao mà không nhận lại một thứ gì đó, bị đơn không còn được hưởng lợi do đó dẫn đến nguyên tắc có thể yêu cầu thay đổi địa vị pháp lý 90 Câu hỏi đặt ra là liệu lợi ích ban đầu thực sự biến mất khỏi khối tài sản của bị đơn hay đã được thay thế (tức là nó đã được trao đổi) Sự hưởng lợi của bị đơn chỉ được coi là mất đi hay giảm xuống khi tổng giá trị tài sản của bị đơn giảm xuống 91 Ví dụ, bị đơn sử dụng số tiền anh ta có được để mua một chiếc ô tô có giá trị tương đương, thì không giá trị của lợi ích vẫn còn nguyên; nếu giá trị của chiếc ô tô ít hơn số tiền anh ta có được, thì mức độ hưởng lợi của anh ta sẽ giảm xuống

Yếu tố lỗi trong trường hợp này lại đóng một vai trò quan trọng Bởi vì, lỗi xuất phát từ cả phía nguyên đơn và bị đơn, cần phải nghiên cứu cả hai khía cạnh để xác định được sự thay đổi địa vị pháp lý Về phía bị đơn, lỗi của bị đơn cũng liên quan tới tại sao hoàn trả là cần thiết và liên quan tới sự mất đi yếu tố hưởng lợi của bị đơn Ở giai đoạn tiền hợp đồng, nếu một bên vi phạm các nguyên tắc trung hay thiện chí thì bị coi là có lỗi Bị

89 David A Juentgen (2002), “Unjustified enrichment in German and New Zealand law”, Canterburry Law Review, số

12 (505), http://www.nzlii.org/nz/journals/CanterLawRw/2002/12.html#Footnote, (truy cập ngày 15/7/2023)

91 David A Juentgen (2002), tlđd (159), tr.45 đơn cần phải đàm phán trong thiện chí và không có hành vi vi phạm pháp luật 92 Bên cạnh trạng thái tinh thần, lỗi trong trường hợp này còn liên quan đến yêu tố “biết” Do bị đơn phải biết về các yếu tố dẫn đến việc hoàn trả và hệ quả pháp lý của nó, sự thay đổi địa vị pháp lý sẽ không xảy ra khi lỗi là sự kết hợp kiến thức thực tế về các sự kiện và sự cố ý không hiểu quy định pháp luật 93 Về phía nguyên đơn, trong trường hợp việc hưởng lợi của bị đơn xảy ra là do lỗi của nguyên đơn khi vi phạm các nguyên tắc tiền hợp đồng, bị đơn cần chứng minh rằng mình sẽ bị thiệt hại nếu nguyên đơn được bồi thường vì việc bị đơn hưởng lợi là do lỗi của nguyên đơn, lúc này sẽ có sự “thay đổi địa vị pháp lý” giữa người thiệt hại và người gây ra thiệt hại, yếu tố lỗi là yếu tố then chốt để bị đơn sử dụng sự thay đổi địa vị pháp lý Do đó, bị đơn sẽ không cần phải chịu trách nhiệm

Bởi vì mục đích của bồi thường thiệt hại của hưởng lợi không chính đáng là nhằm trả lại những gì đã nhận để khắc phục thiệt hại, đảm bảo rủi ro cho nguyên đơn trong giai đoạn tiền hợp đồng, nguyên đơn không cần chứng minh yếu tố lỗi trong hưởng lợi không chính đáng Yếu tố lỗi mặc dù luôn tồn tại tuy nhiên lại không đóng vai trò gì trong hành vi hưởng lợi không chính đáng xảy ra do lỗi của phía bị đơn Ngược lại, để bảo vệ quyền lợi của mình, bị đơn cần chứng minh rằng mình sẽ bị thiệt hại nếu nguyên đơn được hoàn trả vì việc bị đơn hưởng lợi là do lỗi của nguyên đơn, lúc này sẽ có sự “thay đổi địa vị pháp lý” giữa người thiệt hại và người gây ra thiệt hại, yếu tố lỗi là yếu tố then chốt Với trường hợp lỗi của nguyên đơn, bị đơn chắc chắn phải chứng minh yếu tố lỗi của nguyên đơn, lúc này yếu tố lỗi ảnh hưởng trực tiếp đến trách nhiệm hoàn trả và bồi thường vì bị đơn có thể hoàn toàn không cần hoàn trả bất cứ tài sản hưởng lợi nào hoặc chỉ hoàn trả tài sản trong phần lỗi của bị đơn Tuy nhiên cần lưu ý, bị đơn cũng không mắc bất kỳ lỗi nào liên quan đến nguyên tắc trung thực và thiện chí để có quyền sử dụng quy định này

92 Rachel Leow, Timothy Liau (2013), tlđd (125), tr 357

Hưởng lợi không chính đáng trong giai đoạn tiền hợp đồng là một khái niệm pháp lý mô tả việc một bên thụ hưởng lợi ích từ bên còn lại, dù biết lợi ích nhận được không phải của mình nhưng bên thụ hưởng vẫn giữ lại lợi ích đó mà không tuân theo các nguyên tắc đạo đức, pháp luật Hành vi này đã làm cho bên còn lại bị thiệt hại và phát sinh khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

(1) Có sự thụ hưởng lợi ích của một bên

(2) Sự thụ hưởng lợi ích gây thiệt hại cho bên còn lại

(3) Sự thụ hưởng lợi ích là không chính đáng

Trong các trường hợp về hưởng lợi không chính đáng trong giai đoạn tiền hợp đồng, yếu tố quan trọng thường là yếu tố “không chính đáng”, điều này liên quan đến các nguyên tắc về thiện chí và trung thực Để xác định hành vi hưởng lợi không chính đáng là tương đối phức tạp và đòi hỏi sự cân nhắc pháp luật một cách cẩn trọng Các hệ thống pháp lý thường phải xem xét liệu có đủ cơ sở kết luận hành vi và yêu cầu người hưởng lợi hoàn trả lợi ích hay không Đặc biệt, cần phân biệt được trách nhiệm bồi thường thiệt hại và hoàn trả do hưởng lợi không chính đáng, khi tồn tại sư không cân bằng giữa hai yếu tố, sau khi xem xét lợi ích để hoàn trả, cần phải quan tâm đến bất kỳ thiệt hại nào đã xảy ra không, đặc biệt là khi không thể tính toán lợi ích thu được một cách cụ thể

Chế tài bồi thường thiệt hại được sử dụng nhằm đảm bảo sự công bằng và hạn chế việc cá nhân hay tổ chức có thể hưởng lợi từ việc vi phạm, sử dụng các phương tiện, tài nguyên để đạt được lợi ích mà không phải chịu trách nhiệm Bị đơn cũng có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua cơ chế “thay đổi địa vị pháp lý”, chứng minh rằng bản thân không thực sự được hưởng lợi

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực pháp lý, khái niệm này mở ra cơ hội để giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đảm bảo các bên tham gia vào quan hệ pháp lý phải tuân thủ các cam kết của hợp đồng và chịu trách nhiệm về những hậu quả có thể phát sinh do các hành vi trái pháp luật Nhóm nghiên cứu theo hướng trách nhiệm tiền hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do trong giai đoạn này, khả năng cao có thể xảy ra các tranh chấp và thất thoát Đặc biệt tập trung nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của hai hành vi cung cấp thông tin và hưởng lợi không chính đáng Đây là hai hành vi vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc thiện chí trong giai đoạn tiền hợp đồng, do đó cần nghiên cứu chuyên sâu để hoàn thiện hệ thống pháp luật

Thông qua nghiên cứu, có thể thấy, hành vi cung cấp thông tin sai và hưởng lợi không chính đáng trong giai đoạn tiền hợp đồng rất khó xác định, sự khác biệt trong cách nhìn nhận và nội dung quy định của các nước phát triển trên thế giới về giai đoạn này thể hiện việc giai đoạn tiền hợp đồng vẫn còn nhiều góc độ chưa được sáng tỏ Quá trình thương thảo kéo dài sẽ là một thách thức trong việc quyết định những tuyên bố và đề nghị nào giữa các bên với nhau là có giá trị pháp lý Lúc này, các bên trong hợp đồng rơi vào một quá trình mà trong đó không có đủ các quy định điều chỉnh Chính vì thế, đây là giai đoạn dễ bị lạm dụng và gian lận nhất, pháp luật cần phải can thiệp để cân bằng lợi ích Chúng ta cần hệ thống hoá các quan điểm dựa trên cơ cấu của luật pháp quốc tế sao cho phù hợp với đặc điểm pháp luật Việt Nam, xây dựng nền móng cho trách nhiệm tiền hợp đồng, đặc biệt là đối với hai hành vi trên

Văn bản quy phạm pháp luật

1 Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015

2 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015

3 Luật Luật sư số 54/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2016 (sửa đổi, bổ sung năm

4 Luật tiếp cận thông tin 104/2016/2013 ngày 24 tháng 6 2016

5 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

7 Bộ Luật Dân sự Đức 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)

8 Bộ Luật Dân sự Pháp

9 Bộ Luật Dân sự Cộng hoà Litva 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010)

10.Bộ Luật Dân sự Trung Quốc năm 2020

11.Unidroit priciples of International Commercial Contracts 2016 [dịch: Bộ Nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại Quốc tế]

12.Restatement (Second) of Torts 1977 của Hoa Kỳ [dịch: Bộ pháp điển hoá về hợp đồng xuất bản lần thứ hai của Hoa Kỳ].

Tài liệu tham khảo

2.1 Tài liệu trong nước i) Sách, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ, khoá luận tốt nghiệp

13.Đỗ Văn Đại (2020), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam (xuất bản lần thứ tám), tập 1

14.Đỗ Văn Đại (2020), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam (xuất bản lần thứ tám), tập 2

15.Bùi Thị Như Hằng (2020), Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật,

Trường Đại học Luật TP.HCM

16.Lê Trường Sơn (2015), Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM

17.Nguyễn Huy Tử Quân (2019), Quan hệ nhân quả trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học quốc gia Hà Nội

18.Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng, Nxb Hà Nội

19.Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức -Hội Luật gia Việt Nam

20.Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam

21.Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh ii) Tạp chí

22.Nguyễn Ngọc Điện (2020), “Tiêu chí nhận diện và hệ quả pháp lý của việc chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật”, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, số 2+3 (402+403)

23.Nguyễn Văn Nghĩa và Phạm Thị Nga (2021), “Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11 (435)

24.Lê Trường Sơn (2014), “Hệ quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong pháp luật các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí

Khoa học pháp lý Việt Nam, số 06 (85)

25.Trần Kiên và Nguyễn Khắc Thu (2019), “Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2+3 (378+379)

26 Đoàn Phan Tân (2001), “Về khái niệm thông tin và các thuộc tính làm nên giá trị của thông tin”, Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật, số 3 iii) Tài liệu trên internet:

27.Đặng Hồng Dương, “Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam”, https://lsvn.vn/cac-nguyen-tac-co-ban-cua-phap-luat-dan-su-viet- nam1626427852.html, truy cập ngày 4/4/2023

28.Nguyễn Khánh Linh (2020), “Bàn về trách nhiệm của Luật sư trong hoạt động hành nghề”, https://www.tapchitoaan.vn/ban-ve-trach-nhiem-cua-luat-su-trong-hoat-dong- hanh-nghe, truy cập ngày 10/6/2023

29.Ngọc Trang, “Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về quyền tự do hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao- doi.aspx?ItemID%03, truy cập ngày 25/5/2023

30.Võ Minh Trí, “Trách nhiệm tiền hợp đồng và việc bảo vệ quyền của các bên trong tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng”, https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc- thuat/TRACH-NHIEM-TIEN-HOP-DONG-VA-VIEC-BAO-VE-QUYEN-CUA- CAC-BEN-TRONG-THAM-GIA-DAM-PHAN-KY-KET-HOP-DONG-11331/, truy cập ngày 12/3/2023

31.Nguyễn Phương Thảo, “Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ - So sánh với quy định của BLDS”, Tạp chí Toà án nhân dân điện tử, https://www.tapchitoaan.vn/loi-trong-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-do- xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue-so-sanh-voi-quy-dinh-cua-blds, truy cập ngày

32.“Nguyên tắc bồi thường thiệt hại”, https://luathoangsa.vn/nguyen-tac-boi-thuong- thiet-hai-theo-bo-luat-dan-su-nd72622.html, truy cập ngày 10/6/2023

2.2 Tài liệu nước ngoài i) Sách, luận văn thạc sĩ

33.Henry Chessman (2015), Business Law (xuất bản lần thứ 9), Nxb Pearson

34.Florence Caterini (2004), Pre-contractual obligations in France and The United States: A comparative Analysis, Luận văn thạc sĩ, Đại học Georgia School of Law

35.Gerhard Dannemann (2009), The German law of unjustified enrichment and restitution: a comparative introduction, Nxb Đại học Oxford

36.Kirsten Elser (1999), Comparative analysis of precontractual liability in cases of failed negotiation, Luận văn thạc sĩ, Đại học Cape Town

37 Herkus Gabartas (2012), Determination of damages under pre-contractual liability, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Mykolas Romeris

38.Gaute Hellenes Grov (2019), The law of pre-contractual liability in China and Norway: A comparison of the main features, Luận văn thạc sĩ, Đại học Bergen

39.Peter Watts (1990), “Unjust enrichment the new cause of action”, New Zealand Law

Society Seminar ii) Tạp chí

40.Hugh Beale (2008), “Pre – contractual Obligations; The General Contract Law Background”, Juridica international XIV

41.Cheryl B Preston, Brandon T Crowther (2012), “Infancy Doctrine Inquiries”,

Santa Clara Law Review 52, số 1

42.Robert Glenn Edge (1967), "Voidability of Minors' Contracts: A Feudal Doctrine in a Modern Economy", Georgia Law Review 1, số 2

43.Ridoan Karim, Imtiaz Mohammad Sifatc (2018), “Treatment of Silence as Misrepresentation in Contracts: A Critical Comparative Analysis of Common Law and Islamic Jurisprudence”, International Journal of Law and Management, số

44.Rachel Leow, Timothy Liau (2013), “Unjust enrichment and resitution in Singapore: Where now and where next”, Singapore Journal of Legal Studies

45.Clark Miller (1953-1954), “Fraudulent Misrepresentations of Age as Affecting the Infant’s Contract – A comparative Study”, University of Pittsburgh Law Review, số

46 Gary Lawson, Tamara Mattison (1991), “A tale of two professions: The third-party liability of accountant and attorneys for negligent misrepresentation”, Ohio State Law

47.Susan Lorde Martin (1991), “If Privity Is Dead, Let's Resurrect It: Liability of Professionals to Third Parties for Economic Injury Caused by Negligent Misrepresentation", American Business Law Journal, số 4 (28)

48.Florian Mọchtel (2004), “The Defence of “Change of Position” in English and German Law of Unjust Enrichment”, German Law Journal, số 01 (05)

49.Nathalie Neumayer (2014), “Unjust factors or legal ground? Absence of basic and the English law of unjust enrichment”, European Journal of Legal Studies, số 7

50 Jerry Phillips (1974), “Product misrepresentation and the doctrine of causation”,

51.Karanaukh Bohdan Petrovych (2018), “Fault in tort law: Moral justification and mathematical explication”, Problem of legality, số 6(141)

52.Edwin Peel (2007), “Pre-contractual liability in Property law - a contradiction in terms?”, Blundell Lectures 2007

53.Lon Fuller and William Perdue (1936), “The reliance interest in contract damages”,

54.Ebrahim Shoarian Sattari (2013), “Observation of Good Faith Principle in Contract Negotiations: A Comparative Study with Emphasis on International Instruments”,

Australian Journal of Business and Management Research, số 9

55.Henry Smith (1997), “The principle of Unjust enrichment in English and German law”, Otago Law Review 9, số 4 iii) Tài liệu trên internet

56.“Basic Principles of English contract law”, Allens & Overy, https://www.a4id.org/wp-content/uploads/2016/10/A4ID-english-contract-law-at-a- glance.pdf, truy cập ngày 10/6/2023

57.David A Juentgen (2002), “Unjustified enrichment in German and New Zealand law”, Canterburry Law Review, số 12 (505), http://www.nzlii.org/nz/journals/CanterLawRw/2002/12.html#Footnote, truy cập ngày 15/7/2023.

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Lê Trường Sơn (2015), Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam
Tác giả: Lê Trường Sơn
Năm: 2015
17. Nguyễn Huy Tử Quân (2019), Quan hệ nhân quả trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ nhân quả trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tác giả: Nguyễn Huy Tử Quân
Năm: 2019
18. Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng, Nxb. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng
Tác giả: Phùng Trung Tập
Nhà XB: Nxb. Hà Nội
Năm: 2009
19. Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức -Hội Luật gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tác giả: Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Hồng Đức -Hội Luật gia Việt Nam
Năm: 2013
20. Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tác giả: Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam
Năm: 2018
21. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.ii) Tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt phổ thông", Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Viện Ngôn ngữ học
Nhà XB: Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. "ii) Tạp chí
Năm: 2002
22. Nguyễn Ngọc Điện (2020), “Tiêu chí nhận diện và hệ quả pháp lý của việc chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2+3 (402+403) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chí nhận diện và hệ quả pháp lý của việc chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật”, Tạp chí "Nghiên cứu lập pháp
Tác giả: Nguyễn Ngọc Điện
Năm: 2020
23. Nguyễn Văn Nghĩa và Phạm Thị Nga (2021), “Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11 (435) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí "Nghiên cứu lập pháp
Tác giả: Nguyễn Văn Nghĩa và Phạm Thị Nga
Năm: 2021
24. Lê Trường Sơn (2014), “Hệ quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong pháp luật các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 06 (85) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong pháp luật các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí "Khoa học pháp lý Việt Nam
Tác giả: Lê Trường Sơn
Năm: 2014
25. Trần Kiên và Nguyễn Khắc Thu (2019), “Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2+3 (378+379) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam”, Tạp chí "Nghiên cứu lập pháp
Tác giả: Trần Kiên và Nguyễn Khắc Thu
Năm: 2019
26. Đoàn Phan Tân (2001), “Về khái niệm thông tin và các thuộc tính làm nên giá trị của thông tin”, Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật, số 3.iii) Tài liệu trên internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về khái niệm thông tin và các thuộc tính làm nên giá trị của thông tin”, "Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật
Tác giả: Đoàn Phan Tân
Năm: 2001
27. Đặng Hồng Dương, “Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam”, https://lsvn.vn/cac-nguyen-tac-co-ban-cua-phap-luat-dan-su-viet-nam1626427852.html, truy cập ngày 4/4/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam
28. Nguyễn Khánh Linh (2020), “Bàn về trách nhiệm của Luật sư trong hoạt động hành nghề”, https://www.tapchitoaan.vn/ban-ve-trach-nhiem-cua-luat-su-trong-hoat-dong-hanh-nghe, truy cập ngày 10/6/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về trách nhiệm của Luật sư trong hoạt động hành nghề
Tác giả: Nguyễn Khánh Linh
Năm: 2020
29. Ngọc Trang, “Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về quyền tự do hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2503, truy cập ngày 25/5/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về quyền tự do hợp đồng ở Việt Nam hiện nay
30. Võ Minh Trí, “Trách nhiệm tiền hợp đồng và việc bảo vệ quyền của các bên trong tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng”, https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/TRACH-NHIEM-TIEN-HOP-DONG-VA-VIEC-BAO-VE-QUYEN-CUA-CAC-BEN-TRONG-THAM-GIA-DAM-PHAN-KY-KET-HOP-DONG-11331/, truy cập ngày 12/3/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm tiền hợp đồng và việc bảo vệ quyền của các bên trong tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng
59. Án lệ Credit Alliance Corp. v. Arthur Andersen & Co, https://casetext.com/case/credit-alliance-v-andersen-co, truy cập ngày 10/6/2023 Link
60. Án lệ Biakanja v. Irving, https://casetext.com/case/biakanja-v-irving, truy cập ngày 13/6/2023 Link
61. Án lệ Brewer Street Investment v Barclays Woollen Co, https://swarb.co.uk/brewer- street-investment-v-barclays-woollen-co-ca-1953/, truy cập ngày 15/7/2023 Link
62. Án lệ Rowe v. Vale, https://vlex.co.uk/vid/rowe-v-vale-of-793592657, truy cập ngày 07/08/2023 Link
63. Án lệ Lipkin Gorman v Karpnale Ltd, https://www.trans-lex.org/302100/_/lipkin-gorman-v-karpnale-ltd-[1991]-ac-548/, truy cập ngày 15/7/2023 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN