1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quyền An Tử Theo Pháp Luật Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Và Kiến Nghị Cho Việt Nam.pdf

111 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,89 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN AN TỬ (14)
    • 1.1. Cơ sở hình thành quyền an tử (14)
      • 1.1.1. Nguyên tắc hình thành quyền an tử (14)
      • 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của quyền an tử (15)
    • 1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quyền an tử (22)
      • 1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến quyền an tử (22)
      • 1.2.2. Đặc điểm của quyền an tử (28)
      • 1.2.3. Ý nghĩa của quyền an tử (31)
    • 1.3. Một số quan điểm phản đối và ủng hộ quy phạm hóa quyền an tử (33)
      • 1.3.1. Những quan điểm phản đối quy phạm hóa quyền an tử (33)
      • 1.3.2. Những quan điểm ủng hộ quy phạm hóa quyền an tử (38)
  • CHƯƠNG II. PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ QUYỀN AN TỬ (42)
    • 2.1. Pháp luật Hoa Kỳ về quyền an tử (42)
      • 2.1.1. Các quy định liên quan đến quyền an tử (42)
      • 2.1.2. Ưu điểm và hạn chế của các quy định liên quan đến quyền an tử (46)
      • 2.1.3. Thực trạng áp dụng quyền an tử (50)
    • 2.2. Pháp luật Hà Lan về quyền an tử (52)
    • 2.3. Pháp luật Thụy Sĩ về quyền an tử (58)
      • 2.3.1. Các quy định liên quan đến quyền an tử (58)
      • 2.3.2. Ưu điểm và hạn chế của các quy định liên quan đến quyền an tử (59)
      • 2.3.3. Thực trạng áp dụng quyền an tử (60)
    • 2.4. Pháp luật Australia về quyền an tử (61)
      • 2.4.1. Các quy định liên quan đến quyền an tử (61)
      • 2.4.2. Ưu điểm và hạn chế của các quy định liên quan đến quyền an tử (71)
      • 2.4.3. Thực trạng áp dụng quyền an tử (72)
  • CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN AN TỬ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN (78)
    • 3.1. Quan điểm của Việt Nam về quyền an tử (78)
    • 3.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền an tử (80)
      • 3.2.1. Quyền an tử theo quy định pháp luật Việt Nam (80)
      • 3.2.2. Thực tiễn thực hiện quyền an tử tại Việt Nam (84)
    • 3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền an tử tại Việt Nam (86)
      • 3.3.1. Nguyên nhân kiến nghị hợp thức hóa quyền an tử tại Việt Nam (86)
      • 3.3.2. Kiến nghị trong giai đoạn chuẩn bị và hợp thức hóa quyền an tử (91)
      • 3.3.3. Kiến nghị về nội dung của văn bản pháp luật về quyền an tử (94)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN AN TỬ

Cơ sở hình thành quyền an tử

1.1.1 Nguyên tắc hình thành quyền an tử

Quyền con người là một trong những nhóm quyền luôn luôn được các nhà làm luật đặt lên hàng đầu và tập trung khai thác Con người là nền tảng của xã hội, là cơ sở quyết định sự tồn tại và phát triển không ngừng nghỉ của thế giới Các quyền của con người đã được quốc tế nói chung cũng như các quốc gia nói riêng ghi nhận và hợp pháp hoá Quyền an tử – một trong số những quyền con người đã xuất hiện từ rất sớm, có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, tuy nhiên vẫn là một vấn đề gây ra nhiều tranh cãi với nhiều luồng quan điểm khác nhau

Sự hình thành của quyền an tử đã nhen nhóm từ những năm TCN, khi con người bắt đầu nhận thức và đưa ra những quan điểm, những đề xuất để bảo vệ quyền lợi của chính mình Những nguyên tắc để quyền an tử được hình thành bao gồm:

Thứ nhất, bệnh tật khiến con người phải gánh chịu những nỗi đau vô cùng nặng nề về cả thể xác lẫn tinh thần

Có thể nói đây là nguyên tắc hàng đầu cho sự ra đời của nhận thức con người về an tử Sinh – lão – bệnh – tử là một vòng tuần hoàn tự nhiên cho sự tồn tại của con người Một cá nhân được sinh ra, lớn lên, dần trưởng thành, sau đó trở nên già yếu và qua đời vì bệnh tật Nhưng có phải tất cả mọi người đều trải qua giai đoạn bệnh – tử một cách nhẹ nhàng và đơn giản hay không? – Câu trả lời là không Có những căn bệnh đến với con người nhưng tác động của chúng không quá mạnh mẽ hay gây ra những nỗi đau quá lớn mà nó sẽ “ăn mòn” sức khỏe qua từng giờ, từng ngày, từ đó con người ta sẽ rời khỏi cuộc đời một cách không quá đau đớn Bên cạnh đó, sẽ có những căn bệnh đến với con người ta và gây ra những nỗi đau quá lớn về cả thể xác lẫn tinh thần, dày vò con người qua từng giờ, từng phút, từng giây Ở những giai đoạn lịch sử xa xưa, y tế và khoa học chưa phát triển, nơi mà những người thầy thuốc không đủ khả năng để cứu chữa hay giảm bớt nỗi đau cho những người đang mắc bệnh ở những giai đoạn cuối Chính điều này đã thôi thúc nhận thức của con người, là nguồn gốc sâu xa nhất cho sự hình thành và ra đời của an tử

Thứ hai, nguyên tắc tôn trọng quyền tự chủ

Với những nỗi đau về thể xác và tinh thần lớn đến mức không thể nào chịu đựng được lâu dài, đồng thời chính những người được gọi là thầy thuốc, là bác sĩ hoàn toàn không có khả năng cứu chữa được, con người lúc bấy giờ đã nghĩ đến kết cuộc cuối cùng của cuộc đời mình – chết Họ cho rằng nếu chết đi ngay tại thời điểm đó, nỗi đau sẽ không thể tiếp tục dày vò họ, họ sẽ không cần phải sống trong lo âu, thấp thỏm chỉ để chờ đợi cái chết đến bên cạnh mình Tuy nhiên, tình trạng sức khoẻ khiến chính họ không thể tự tay tìm đến cái chết, từ đó nảy sinh mong muốn nhận được những loại thuốc độc từ bác sĩ để có thể chết đi thay vì đối diện với nỗi đau bệnh tật kéo dài

Nguyên tắc vì lợi ích của bệnh nhân đề cao giá trị đạo đức trong an tử An tử hướng đến lợi ích của người bệnh, giúp họ thoát khỏi đau đớn kéo dài Như Vaughn đã nói, "Đúng đắn không chỉ ở kết quả mà còn ở bản chất của hành động" Mặc dù dẫn đến tử vong, nhưng an tử không nhằm mục đích vụ lợi hay ích kỷ, mà vì lợi ích của người bệnh, chấm dứt đau đớn tột cùng mà họ đang trải qua.

Ngoài ba nguyên tắc cơ bản trên, các học giả cũng đã đưa ra những nguyên tắc khác để áp dụng an tử Trong đó gồm nguyên tắc vì lợi ích chung và nguyên tắc “hiệu ứng kép” Đối với hai nguyên tắc này, an tử vừa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của con người, vừa đảm bảo sự phát triển chung của xã hội Việc ban hành hay hợp pháp một quyền bất kỳ của con người cũng cần phải xuất phát từ lợi ích chung của đất nước, của toàn xã hội

Từ những nguyên tắc trên, quyền an tử đã bắt đầu được đề cập, ra đời, tồn tại và phát triển cho đến ngày hôm nay Tuy vẫn là một chủ đề gây ra nhiều tranh cãi, song không thể phủ nhận rằng tính thiết thực và giá trị nhân đạo mà an tử mang lại đã đóng góp không ít cho công cuộc xây dựng và củng cố quyền con người của các quốc gia nói riêng và thế giới nói chung

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của quyền an tử

An tử là một thuật ngữ có lịch sử ra đời từ rất sớm, bắt đầu xuất hiện từ những năm thuộc Thế kỷ V TCN đến Thế kỷ I TCN Tuy nhiên tại thời điểm này, an tử vẫn chưa được khái quát thành một khái niệm cụ thể mà chỉ được thể hiện thông qua những mong muốn sơ khai nhất về việc tiến hành các biện pháp hỗ trợ kết thúc sự sống của con người Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, an tử đã được thực hiện, được chấp nhận, bị ghét bỏ, bị phản đối và vẫn luôn là vấn đề nhận được đặt ra rất nhiều câu hỏi và mối quan tâm

9 Vaughn, Lewis (2013), Bioethics: Principles, Issues, and Cases, Oxford University Press

Giai đoạn 1, từ thế kỷ V TCN đến thế kỷ XVI

Trong giai đoạn này, ở Hy Lạp và La Mã cổ đại có xu hướng chấp nhận và ủng hộ an tử Thuật ngữ “Euthanasia” cũng có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, mang nghĩa như

“cái chết êm dịu” Một số triết gia Hy Lạp và La Mã cổ đại xem tự tử là một cái chết êm ái 10 Các hành vi tự sát, hỗ trợ tự sát hay thực hiện cái chết êm ái được tiến hành khá rộng rãi và không gặp quá nhiều trở ngại Trước thực tiễn lúc bấy giờ, con người gần như có xu hướng ủng hộ, đồng thuận an tử Vì phần lớn người Hy Lạp và La Mã cổ đại không có niềm tin chặt chẽ vào giá trị cuộc sống vốn có của cá nhân mỗi con người, đồng thời các bác sĩ ngoại giáo đã thực hiện nạo phá thai cũng như cái chết nhân đạo tự nguyện và không tự nguyện 11 Pliny the Elder - một triết gia La Mã sống tại thế kỷ thứ

I – cho rằng tự tử là món quà lớn nhất mà Chúa ban cho con người Theo đó, ông cho rằng tự tử là sự chiến thắng số phận và thể hiện được quyền tự chủ của con người 12 – con người được quyền định đoạt mạng sống của chính mình

Tại thời điểm này, người ta được quyền yêu cầu các bác sĩ cung cấp những phương tiện hỗ trợ tự tử hoặc thúc đẩy nhanh quá trình “chết” của họ thông qua can thiệp về mặt y tế bằng cách đưa cho họ thuốc độc 13 , thay vì đối diện với nỗi đau bệnh tật kéo dài Với điều kiện y khoa sơ khai lúc bấy giờ, kèm theo trình độ chuyên môn của y bác sĩ không đảm bảo cứu chữa được các tình trạng bệnh nguy hiểm đến tính mạng, việc đưa ra các hình thức hỗ trợ và chấp thuận cho con người “được chết” theo đúng mong muốn của họ là điều hoàn toàn dễ hiểu

Tuy nhiên, bên cạnh quan điểm ủng hộ nhu cầu “được chết” của con người, phần lớn cư dân còn lại cho rằng việc thực hiện và hỗ trợ thực hiện các hành động trên là đi ngược lại với đạo đức, quy chuẩn, là vô nhân đạo Hơn thế nữa, việc ủng hộ hành động trên đã khiến các y bác sĩ đi ngược lại với lời thề Hippocrates Lời thề Hippocrates là văn bản y học Hy Lạp được biết một cách rộng rãi, đòi hỏi một bác sĩ phải thề trước các vị thần rằng họ sẽ tuân thủ một số tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp Theo đó, với cương vị là một thầy thuốc, sẽ không bao giờ cung cấp một loại thuốc gây chết người cho bất kỳ ai nếu được yêu cầu và cũng sẽ không đề xuất một kế hoạch nào tương tự; Đồng thời sẽ không cung cấp dụng cụ cho phụ nữ phá thai 14 Chính những quy chuẩn

10 Ian R Dowbiggin (2007), A Concise History of Euthanasia (Lanham: Rowman & Littlefield Publishers, 1952)

11 Ian R Dowbiggin (2003), A Merciful End: The Euthanasia Movement in Modern America, Oxford University Press

12 Aaron Scherer (2017), “A Brief History Of Euthanasia”, Odyssey, [https://www.theodysseyonline.com/brief- history-of-euthanasia] (truy cập ngày 31/01/2023)

14 The Hippocratic Oath: “( ) I will not give a lethal drug to anyone if I am asked, nor will I advise such a plan; and similarly, I will not give a woman a pessary to cause an abortion ( )”,

[https://www.nlm.nih.gov/hmd/greek/greek_oath.html] (truy cập ngày 31/01/2023) đạo đức và nguyên tắc nghề nghiệp y học trên đã dấy lên làn sóng tranh luận vô cùng mạnh mẽ về việc nên hay không nên chấp thuận các hoạt động trợ tử Dù thế, các hình thức hỗ trợ y tế để kết thúc sự sống vẫn được các thầy thuốc Hy Lạp và La Mã cổ đại áp dụng rộng rãi và sự ủng hộ đối với hành động này vẫn không ngừng lan rộng – bỏ tính nhân đạo và đạo đức nghề nghiệp lại phía sau Song, làn sóng này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt, gay gắt của người Do Thái và Cơ Đốc giáo

Giai đoạn từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVI – thời kỳ ra đời và phát triển vô cùng mạnh mẽ của Cơ Đốc giáo cùng với một số tôn giáo khác như Phật giáo, Hồi giáo… đã lên án mạnh mẽ “cái chết êm dịu” Theo Cơ Đốc giáo, sự sống của con người và Chúa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Cuộc sống con người là sự tin tưởng từ Chúa, là do Chúa ban cho, vô cùng thiêng liêng Mọi hành vi tự kết liễu mạng sống và hỗ trợ người khác kết thúc sự sống là hoàn toàn sai trái Quan niệm này ngày càng được tuyên truyền và lan rộng, con người dần nâng cao nhận thức về giá trị cuộc sống của cá nhân, từ đó cái chết êm ái càng ngày càng bị phản đối, củng cố quan điểm của trường phái Hippocrates – ngăn cấm hành vi an tử 15 Vào thế kỷ XIII, Thomas Aquinas – một nhà thần học và triết học, cho rằng tự tử là hành vi sai trái vì nó trái với nghĩa vụ của một người đối với chính bản thân họ và khuynh hướng tự nhiên của sự tồn tại Hơn thế nữa, nó làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác và lợi ích của nhóm cộng đồng mà người tự tử thuộc về Đặc biệt, hành vi này vi phạm nghiêm trọng quyền của Đức Chúa Trời đối với sự sống – món quà mà Đức Chúa Trời ban cho con người 16 Mạng sống của nhân loại là do Chúa ban cho, chỉ có Chúa mới có thể quyết định sự khởi nguồn và chấm dứt sự sống đó Bên cạnh đó, các tôn giáo khác trên thế giới chẳng hạn như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo cho rằng việc một người kết liễu cuộc sống của mình hoặc người khác để giảm bớt đau khổ là việc làm sai trái 17

Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quyền an tử

1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến quyền an tử

Thứ nhất, khái niệm “An tử” (Euthanasia)

Thuật ngữ "an tử" xuất hiện từ rất sớm tại Hy Lạp cổ đại, cụ thể là từ thế kỷ V đến thế kỷ I TCN Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVII, khái niệm này mới được định hình rõ ràng và sử dụng rộng rãi Từ "an tử" trong tiếng Việt bắt nguồn từ chữ "euthanatos" trong tiếng Hy Lạp cổ, có nghĩa là "cái chết dễ chịu" Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, thuật ngữ này lần lượt là "euthanasia" và "euthanasie".

“eu” là “tốt” và “thanatos” là “chết” 35 Với cách giải nghĩa này tạm dịch “an tử” là cái chết mang tính nhẹ nhàng và dễ chịu Dễ nhận thấy, cách hiểu này có nét tương đồng

31 Simon Caldwell, “Five people killed EVERY DAY by assis/ted suicide in Belgium as euthanasia cases soar by

In Belgium, assisted suicide cases have witnessed a significant rise, escalating by 27% in the past year alone As reported by Mail Online, this surge has resulted in an alarming statistic: "Five people are killed EVERY DAY through assisted suicide," indicating the growing prevalence of this end-of-life practice in the country.

32 Washington Death With Dignity Act, 2008

33 “Canadians Have A Right To Assisted Suicide, High Court Says”, NPR, [https://www.npr.org/sections/thetwo- way/2015/02/06/384292996/canadians-have-a-right-to-assisted-suicide-high-court-says] (truy cập ngày

34 “The countries where euthanasia is legal”, The Week, [https://www.theweek.co.uk/102978/countries-where- euthanasia-is-legal] (truy cập ngày 01/02/2023)

35 “Euthanasia”, [https://www.lexico.com/definition/euthanasia] với thuật ngữ “mercy killing” (cái chết nhân đạo) Theo từ điển Merriam-Webster, an tử là “hành động hoặc thực hành giết chết hoặc cho phép cái chết của những cá nhân (như con người hoặc động vật nuôi) bị ốm hoặc chấn thương không còn hy vọng (cứu chữa) theo cách ít đau đớn nhất vì lý do nhân từ/nhân đạo” 36 Theo từ điển Oxford Dictionary an tử là: “hành vi giết người hoặc động vật đang mắc bệnh không thể chữa khỏi mà không gây đau đớn.” 37 The British House of Lords Select Committee on Medical Ethics (Ủy ban đặc biệt của Thượng Nghị viện Anh về Đạo đức y học) định nghĩa về an tử là

“một sự can thiệp cố ý được thực hiện với ý định rõ ràng về sự kết thúc một cuộc sống, để xoa dịu sự đau đớn khó chữa” 38 Trong Tuyên bố về an tử của Bộ giáo lý đức tin

(1980) ghi nhận: “An tử được hiểu là một hành động hoặc một sự sơ xuất là chính hành vi này tự bản thân nó, hoặc do chủ ý dẫn đến cái chết, để xóa bỏ mọi đau khổ.”

Theo các cách hiểu nêu trên, nhóm nghiên cứu khái quát "an tử" là những hành vi chấm dứt sự sống của một cá nhân, thường là bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa bằng y học hiện đại Các hành vi này được thực hiện một cách nhẹ nhàng, êm ái bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, với mục tiêu cao cả là mang lại lợi ích tốt nhất cho người bệnh.

Theo nhiều tài liệu mà nhóm tác giả nghiên cứu, an tử sẽ bao gồm những nội dung sau:

Một là, tính chủ ý chấm dứt cuộc sống Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất trong an tử Việc thực hiện an tử phải hoàn toàn xuất phát từ ý chỉ chủ quan của đối tượng, là mong muốn thực sự của họ mà không bị ép buộc hoặc tác động bởi bất kỳ chủ thể nào khác Nếu việc an tử không xuất phát từ ý chí chủ quan của bệnh nhân sẽ không được xem là an tử Vì antử trực tiếp mâu thuẫn với quyền cố hữu của con người - quyền sống, và vì vậy, nếu như an tử không xuất phát từ chủ ý của chính bệnh nhân thì đó sẽ trực tiếp xâm phạm đến quyền sống của con người và sẽ là hành vi giết người

Hai là, đối tượng là những bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa Đối tượng được thực hiện an tử phải là bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa theo kết luận y học Đây là một điều kiện quan trọng để có thể xác nhận được hành vi này là an tử hay tự tử, là hỗ trợ an tử hay xúi giục tự sát 39 Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc thế nào là tình trạng không còn khả năng cứu chữa Theo tác giả

36 https://www.merriam-webster.com/dictionary/euthanasia

37 https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/euthanasia?q=euthanasia

38 Harris, NM (Oct 2001), "The euthanasia debate" J R Army Med Corps 147 (3): 367–70 PMID

39 Hoàng Thu Hà (2019), Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

Trương Hồng Quang trong bài viết “Bước đầu tìm hiểu về quyền được chết trong bối cảnh hiện nay”, thì giới y học hầu hết thống nhất có hai dạng bệnh nhân:

(1) Những trường hợp chết não: “tình trạng toàn não bộ bị tổn thương nặng, chức năng của não đã ngừng hoạt động và người chết não không thể sống lại được”

Bệnh nhân sống hoàn toàn nhờ vào các biện pháp hỗ trợ như hô hấp, tuần hoàn và nuôi dưỡng nhân tạo… nếu rút máy thì coi như sự sống chấm dứt

(2) Trường hợp người bệnh mất ý thức kéo dài và không có khả năng hồi phục

Trường hợp này bệnh nhân có sống cũng chỉ là gánh nặng của gia đình (bản thân họ không còn biết khổ hay sướng) Đôi lúc người bệnh biểu lộ được ý chí của mình và hoàn toàn không sống nhờ các biện pháp nhân tạo Trường hợp này bao gồm cả bệnh nhân chịu nhiều đau đớn kéo dài nhưng không mất ý thức thường xuyên 40

Ba là, phương pháp thực hiện an tử là phương pháp không gây đau đớn Đúng như tên gọi của nó, việc an tử thường được thực hiện bằng các phương pháp y học không gây đau đớn hoặc ít gây đau đớn nhất cho người bệnh giúp học có thể ra đi một cách thanh thản nhẹ nhàng Mặc dù hiện nay vẫn chưa có bất kì tài liệu nào công khai các phương thức an tử, tuy nhiên có hai phương thức lớn nhất từng được biết đến là: an tử thông qua thuốc ngừng tim và an tử thông qua việc ngừng cung cấp hỗ trợ sự sống Với hai phương thức trên, thường thì sẽ gây ra cái chết cho bệnh nhân bằng việc chấm dứt nhịp tim của bệnh nhân mà không gây ra bất kì đau đớn nào

Bốn là, tất cả vì lợi ích của người bệnh Đây là yếu tố thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của việc an tử Việc an tử hoàn toàn phải được thực hiện với nền tảng là lợi ích của người bệnh nhằm chấm dứt sự đau đớn bệnh tật và giúp họ ra đi thanh thản Việc an tử không thể được thực hiện vì bất kỳ lợi ích kinh tế hay nguyên nhân từ chủ thể nào khác (gia đình, xã hội)

Một số quan điểm phản đối và ủng hộ quy phạm hóa quyền an tử

1.3.1 Những quan điểm phản đối quy phạm hóa quyền an tử

Từ khi ra đời, quyền an tử vẫn luôn là một đề tài gây tranh cãi, thu hút sự quan tâm của xã hội từ góc độ pháp lý, đạo đức, nhân quyền, sức khỏe, tôn giáo, kinh tế, tinh thần và văn hóa Phong trào ủng hộ quyền an tử ngày càng lan rộng, song song với đó là những quan điểm phản đối mạnh mẽ.

66 BS Võ Xuân Sơn (2015), “Quyền được chết, sự giải thoát cho nỗi tuyệt vọng của người bệnh”, Báo Sức khỏe và đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế

Trước hết là về những quan điểm phản đối Hippocrates Asclepiades - người được coi là bác sĩ đầu tiên của nền y học hiện đại, trong lời tuyên thệ Hippocrates cũng đã đưa ra lời răn dạy rằng: “Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ” 67 Lời thề này đại ý rằng người bác sĩ phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của một người thầy thuốc, trong đó phải tận tình cứu giúp người chứ không phải chấm dứt sự sống của bệnh nhân bằng cách “trao thuốc độc” Peter Kavanagh - chính trị gia người Australia và cựu thành viên của Hội đồng Lập pháp Victoria cũng đã đưa ra quan điểm của mình: “Hợp pháp hóa cái chết êm dịu sẽ có nhiều tác động bất lợi sâu sắc Nó sẽ làm giảm sự bảo vệ được cung cấp cho cuộc sống của tất cả mọi người Nó sẽ cho phép giết những người không thực sự tình nguyện bị giết, và bất kỳ biện pháp bảo vệ nào, mặc dù ban đầu được tuân thủ, chắc chắn sẽ yếu đi theo thời gian Sẽ có những hậu quả lâu dài khác của việc hợp pháp hóa cái chết êm dịu mà chúng ta chưa thể hình dung được Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn rằng những hậu quả này sẽ rất nguy hiểm, bởi vì chúng bắt nguồn từ một sáng kiến, mặc dù có động cơ cao cả, nhưng lại sai về nguyên tắc – cố gắng giải quyết các vấn đề của con người bằng cách giết chết họ.” 68

Những người có quan điểm phản đối cho rằng nếu hợp pháp quyền an tử thì đây là hành động chối bỏ quyền sống của con người Theo quan điểm của Paul Tully, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo vệ Thai nhi Anh Quốc “việc tạo ra quyền được chết sẽ xói mòn quyền cơ bản được sống, thông qua việc hình thành danh sách những người coi cuộc sống không đáng giá” 69 Chúng ta đều biết, quyền sống là một quyền căn bản mà luật pháp của bất cứ nước nào cũng quy định Đó là quyền thiêng liêng nhất, có giá trị to lớn nhất, cần được tôn trọng và bảo vệ Nó đối lập với quan điểm của quyền an tử khi con người được có quyền được chết nếu tiếp tục sống trong sự vô nghĩa Nếu quyền an tử được chấp nhận thì chẳng khác nào nó đang làm trái với quy định của pháp luật, làm trái với quyền thiêng liêng và cao quý nhất của con người là quyền sống Một con người ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ đã có quyền được sống, không ai có thể xâm phạm đến quyền thiêng liêng ấy Cựu thượng sĩ Hoa Kỳ Tom Coburn có quan điểm: “Chúng ta có muốn các bác sĩ quyết định ai sống và ai chết không? Không, chúng tôi không muốn điều đó Đây là một con dốc, một con dốc thực sự nơi chúng ta sẽ trở thành Thượng đế Chúng tôi không có sức mạnh đó Tuyên ngôn Độc lập nói rằng chúng ta phải có quyền

67 Hippocrates Asclepiades , “Lời thề Hippocrates”

[https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%9Di_th%E1%BB%81_Hippocrates] (truy cập ngày 29/01/2023)

68 New Weekly, “Opinion: Why We Should Not Legalize Euthanasia”

[https://euthanasia.procon.org/quotes/peter-kavanaghnov-13-2010/] (truy cập ngày 29/01/2023)

69 Mai Chi, “Toà án Anh thụ lý đơn kiện vụ hỗ trợ “chết êm ả””

[https://vnexpress.net/toa-an-anh-thu-ly-don-kien-vu-ho-tro-chet-em-a-1985283.html] (truy cập ngày 29/01/2023) mưu cầu cuộc sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc Không có gì trong đó nói rằng chúng ta có quyền theo đuổi cái chết, không có gì cả.” 70

Khi một người bị ốm yếu, bệnh tật không còn khả năng cứu chữa, không thể tham gia sinh hoạt cuộc sống một cách bình thường hay sự duy trì sự sống đấy của họ chỉ là sự vô vọng, khiến cho nỗi đau thể xác và tinh thần của họ ngày càng đau đớn thì vẫn là một con người, họ vẫn được hưởng quyền sống, đôi khi sự tồn tại của họ có ý nghĩa quan trọng đối với những người thân của họ Chẳng hạn, như một người có người thân là mẹ đang sống thực vật và không lựa chọn quyền an tử Bởi lẽ dù người mẹ đó không nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh nhưng đối với người con, mỗi chiều đi làm về, nhìn thấy mẹ nằm trên giường, người con vẫn thấy ấm lòng vì biết rằng mình vẫn còn mẹ 71

Với trường hợp thứ hai là những người mắc bệnh nan y, ung thư, HIV AIDS, mà khoa học bây giờ vẫn chưa có phương pháp điều trị tối ưu nhất thì ngoài quyền được lựa chọn quyền an tử thì họ còn có thể lựa chọn quyền được chăm sóc Thực tiễn cũng cho thấy, nếu như bệnh nhân được tận tình chăm sóc với những liệu trình tiên tiến và tốt nhất, bệnh nhân cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc của các y bác sĩ cũng như người thân, thì dù không thể chịu đựng được, không thể thuyên giảm được nỗi đau thể xác nhưng cũng phần nào làm giảm đi nỗi đau về tinh thần Và đây có thể được xem là phương pháp tối ưu hơn so với việc yêu cầu đề nghị bác sĩ cho mình “quyền được chết”, bởi lẽ thiên chức của một người bác sĩ là chấm dứt sự đau đớn cho bệnh nhân chứ không phải chấm dứt sự sống của bệnh nhân Giáo sư triết học Stefan Bernard Baumrind cũng có quan điểm rằng: “Không có gì, hoàn toàn không có gì, đòi hỏi các bác sĩ phải là công cụ hỗ trợ tự tử… Nhiệm vụ của bác sĩ là nói cho bệnh nhân biết có gì không ổn, và với khả năng tốt nhất của bác sĩ, điều gì sẽ xảy ra Công việc của người thầy thuốc là chữa lành bệnh tật, ngăn chặn cái chết và cố gắng hết sức có thể để nói về tương lai của từng bệnh nhân cụ thể Người thầy thuốc trở thành người hướng dẫn y tế cho người bất lực vì người đó được tin tưởng để nắm giữ điều tốt đẹp nhất của bệnh nhân, và điều tốt đẹp của bệnh nhân không bao gồm cái chết.” 72

Ngoài ra, việc bệnh nhân đồng ý hay đề nghị bác sĩ trợ giúp để được chết cũng cần được xem xét lại Trong cơn đau đớn, bệnh nhân thường rơi vào tình trạng không tỉnh táo, không đủ minh mẫn, không làm chủ được suy nghĩ của mình nên không thể xem quyết định của họ là một quyết định sáng suốt Các trường hợp bệnh nhân như trên

70 Consideration of House Resolution 2260, Pain Relief Promotion Act of 1999, gpo.gov Oct 27, 1999

71 Hoàng Khang, “Tôi phản đối cái chết nhân đạo”

[https://thesaigontimes.vn/toi-phan-doi-cai-chet-nhan-dao/] (truy cập ngày 29/01/2023)

Khi một người yêu cầu được quyền chết cưỡng bức, rất khó để xác định liệu đó có phải là mong muốn thực sự của họ hay không Các bác sĩ tâm thần cảnh báo rằng không được khuyến khích tự tử dưới bất kỳ hình thức nào, và thay vào đó, chính phủ nên tập trung vào việc ngăn ngừa tự tử và cung cấp dịch vụ chăm sóc và giảm đau hiệu quả.

Những người phản đối quyền an tử cũng đưa ra quan điểm rằng có những căn bệnh ở thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm ra được phương pháp cứu chữa, có những người chỉ còn thời gian sống là 3 đến 5 năm Nhưng nếu quyết định trao quyền an tử cho một bệnh nhân đang đau đớn vì bệnh tật, đang tuyệt vọng thì đây liệu có phải là phương pháp tối ưu nhất không khi mà xã hội ngày càng phát triển, khoa học y học tiến bộ và ngày càng nhiều phát minh sáng chế hiện đại đang được đưa vào ứng dụng Họ có thể trông chờ, hy vọng vào một tương lai, hay nói cách khác quyền an tử sẽ không còn chắc chắn trong tương lai

Trong thời đại suy giảm đạo đức và công lý, có khả năng các thành viên trong gia đình hoặc người thân lạm dụng quyền an tử để thừa kế tài sản của bệnh nhân Và nếu như hợp pháp hóa quyền an tử, điều này sẽ dẫn tới các hệ quả khả năng tận tình cứu chữa bệnh nhân sẽ không còn được tận tình, nhiệt huyết như xưa, nỗ lực cải thiện các phương pháp điều trị bệnh tật sẽ bị giảm sút Hợp pháp hóa quyền an tử là xung đột với quy tắc cứu người chứ không phải tước bỏ tính mạng con người của bác sĩ và nhân viên y tế, điều này đã làm giảm sút đi lòng tin của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vào y khoa, y đức

Có thể xảy ra hệ quả/xu hướng “trượt dốc” (“slippery slope”) Có những ví dụ khác cho thấy thực sự tồn tại hiện tượng “trượt dốc xã hội” Ở Thụy Sĩ, bệnh viện đại học ở Geneva đã giảm số lượng nhân viên chăm sóc giảm nhẹ vốn đã hạn chế (xuống còn 1,5 từ 2 bác sĩ toàn thời gian) sau khi bệnh viện quyết định cho phép tự tử được hỗ trợ; dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ dựa vào cộng đồng cũng đã bị đóng cửa (JP Dữ liệu chưa được công bố) Trong số các bác sĩ ở Hà Lan, 15% bày tỏ lo ngại rằng áp lực kinh

73 J Affect Disord, “Suicide in patients treated for obsessive-compulsive disorder: a prospective follow-up study” [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20060171/] (truy cập ngày 29/01/2023)

74 Mark S Komrad, “Medical Aid in Dying: A Slippery Slope,”

[https://www.psychiatrictimes.com/view/medical-aid-in-dying-slippery-slope] (truy cập ngày 30/01/2023) tế có thể khiến họ cân nhắc việc trợ tử cho một số bệnh nhân của mình; một trường hợp đã được trích dẫn về một bệnh nhân sắp chết được cho chết để giải phóng giường bệnh 75 Đối với những người theo tôn giáo, trong đó phải kể đến các tôn giáo lớn như đạo Thiên chúa, đạo Phật, đạo Hindu, đạo Tin lành, đạo Hồi, đạo Do Thái, đều đưa ra những quan điểm phản đối hợp pháp hóa quyền an tử Họ cho rằng con người do đấng tối cao tạo ra và chỉ có đấng tối cao mới có quyền sát sinh họ Theo Thiên chúa giáo: sự sống con người là thánh thiêng, do Thiên Chúa ban tặng, cần phải được nuôi dưỡng và bảo vệ Định đoạt về mạng sống không phải là quyền của con người nhưng là quyền của Thiên Chúa 76 Đối với giáo pháp Phật giáo, tự sát cũng là một loại ác nghiệp, mạng sống con người là vô cùng quý giá, thế nên đã là con người thì ai cũng có thể trải qua những phút giây buồn, vui Và một chân lý hiển nhiên, ai cũng biết, đời người, cuối cùng rồi cũng phải kết thúc, nhưng nếu được kết thúc theo quy luật tự nhiên hoặc trong tình thế vì mục đích lợi tha hướng thượng sẽ mang ý nghĩa cao đẹp vô cùng Được làm người đã khó, làm bị thương hay hủy diệt thân ấy là một sai lầm lớn Tự sát đó là việc đáng trách và tội lỗi vô cùng 77 Hồng y Javier Lozano Barragan, người đứng đầu ủy Ban y tế Vatican từng tuyên bố hành động gỡ bỏ ống truyền đạm tương đương với hành động giết người trong vụ T.Schiavo (Mỹ): “Cuộc sống con người không phụ thuộc vào cá nhân, mà phụ thuộc Đấng Sáng tạo Vì thế, chúng ta có điều răn thứ năm không cho phép giết người Việc khiến người mắc bệnh chết nhẹ nhàng chính là hành động giết người” 78

Tại Việt Nam, do quyền an tử không được pháp luật quy định nên đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau, có những quan điểm ủng hộ và bên cạnh đó là những quan điểm phản đối PGS TS Phùng Trung Tập cho rằng: “Pháp luật không nên quy định cho cá nhân một loại quyền được chết hay quyền được lựa chọn cách chết hay phương thức chết! Theo tôi, mọi cái chết chứa đựng tính cưỡng bức hay có chủ tâm đều là những cái chết không bình thường và bất thường Vì hệ quả của những cái chết như vậy thường kéo theo nhiều vấn đề mang tính không tích cực và còn ảnh hưởng đến tâm lý của những người khác Con người là thực thể của tự nhiên, cho nên sự sống và cái chết hãy để chúng diễn ra một cách tự nhiên (vấn đề phòng bệnh, chữa bệnh luôn luôn được coi trọng).” 79

75 George RJD, Finlay IG, Jeffrey D, “ Legalised euthanasia will violate the rights of vulnerable patients”

[https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16179705/] (truy cập ngày 31/01/2023)

76 Xem Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 2258, 2270, 2280

77 Tuệ An, “Quan điểm của Phật giáo về việc tự tử”

[https://phatgiao.org.vn/quan-diem-cua-phat-giao-ve-viec-tu-tu-d53701.html] (truy cập 31/01/2023)

78 Tiền Phong, “Bệnh nhân khuấy động pháp luật Mỹ qua đời” [https://tienphong.vn/benh-nhan-khuay-dong- phap-luat-my-qua-doi-post5406.tpo] (truy cập ngày 31/01/2023)

79 Vũ Chương, “Nên có quy định về quyền được chọn cái chết nhẹ nhàng?”

[http://caodangluatmiennam.edu.vn/news/Tin-phap-luat/Nen-co-quy-dinh-ve-quyen-duoc-chon-cai-chet-nhe- nhang-219.html] (truy cập ngày 10/02/2023)

1.3.2 Những quan điểm ủng hộ quy phạm hóa quyền an tử

Thứ nhất, những người ủng hộ quyền an tử lập luận rằng quyền an tử không làm xói mòn quyền được sống, họ giải thích rằng một người nên được phép lựa chọn thời điểm họ muốn chết vì đó là cuộc sống của họ, cuộc sống thuộc về một cá nhân, nên họ nên được phép kết thúc cuộc sống của mình hay không Quyền được chết không làm xói mòn quyền cơ bản là quyền sống Quyền được chết không chỉ liên quan đến bệnh nhân đó mà còn cả gia đình và xã hội Người ở giai đoạn cuối của bệnh chịu nhiều đau đớn nếu có sống cũng chỉ thêm khổ, thậm chí nhiều người không biết mình sướng hay khổ Nếu họ không muốn gây thêm tốn kém không cần thiết cho gia đình, xã hội, nên tôn trọng họ Hơn nữa, mục đích của quyền được chết là làm cho họ không phải sống đau đớn kéo dài, đó là mục đích nhân đạo Họ không chối bỏ quyền được sống, họ chỉ không còn đủ điều kiện đảm bảo sự sống Điều này khác hẳn với người có điều kiện để sống, bị bệnh có thể cứu chữa được nhưng lại muốn chết, đó mới là trường hợp nên lên án 80

PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ QUYỀN AN TỬ

Pháp luật Hoa Kỳ về quyền an tử

Theo dòng lịch sử hình thành và phát triển không ngừng nghỉ của an tử nói chung và quyền an tử nói riêng, các quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều quan điểm liên quan đến vấn đề nên hay không nên luật hóa quyền an tử Hoa Kỳ là một trong số những quốc gia có sự quan tâm và nghiên cứu chuyên sâu về quyền an tử Trong số những tiểu bang ủng hộ và chấp nhận quyền an tử, đã có một số lượng không nhỏ các tiểu bang luật hoá an tử trở thành một quyền của con người và đưa vào áp dụng trên thực tế Điều này chứng tỏ con người ngày càng quan tâm sâu sắc hơn đến vấn đề nói trên, được thể hiện thông qua những quy định, những thực tiễn áp dụng, ưu và nhược điểm của an tử Những đặc điểm nói trên giúp chúng ta nhìn nhận và đánh giá được mức độ hiện thực hoá an tử tại Hoa Kỳ, từ đó rút ra được những kinh nghiệm và đóng góp phát triển cho pháp luật Việt Nam

2.1.1 Các quy định liên quan đến quyền an tử

Hoa Kỳ là một trong số những quốc gia có sự phản đối vô cùng mạnh mẽ đối với an tử từ những ngày đầu tiên quyền này nhen nhóm xuất hiện trên thế giới Cụ thể, trong thời gian hơn 700 năm, Thông luật của Anh Mỹ đã trừng phạt cũng như không chấp nhận các hành vi tự tử, hỗ trợ tự tử 85 Đến thế kỷ thứ XVIII, nhiều Bang và lãnh thổ thuộc Hoa Kỳ đã ban hành các đạo luật cấm trợ tử và an tử Hầu hết người dân nơi đây chống trả rất quyết liệt đối với các hành vi này, đồng thời ở hầu hết các Bang, hành vi trợ tử được xem như một tội ác không thể dung thứ

Trên tiến trình phát triển không ngừng của quyền an tử, nhận thức và mối quan tâm của các học giả, các công dân về quyền này đã dần được mở rộng Theo đó, Hoa

Kỳ là một trong những quốc gia có sự ủng hộ sôi nổi nhất đối với quyền an tử Trong số đó, ba tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ lần lượt thông qua các đạo luật liên quan đến quyền an tử là: Oregon, Washington và Vermont

Thứ nhất, sự luật hoá của Bang Oregon đối với tự tử có sự hỗ trợ từ y khoa thông qua việc ban hành Đạo luật “The Oregon Death with Dignity Act” Đây là một trong những bước tiến xuất sắc của quyền an tử, mở đầu cho việc cho phép con người có quyền tự định đoạt mạng sống của chính mình Tại thời điểm này, chưa có quốc gia nào trên thế giới tồn tại sự ghi nhận đối với quyền an tử, Bang Oregon

85 Washington v Glucksberg, 521 U.S 702 (1997), Justia US Supreme Court,

[https://supreme.justia.com/cases/federal/us/521/702/#tab-opinion-1960192] (truy cập ngày 19/05/2023) đã góp phần giúp Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên có quy định chính thức về quyền an tử thông qua luật của tiểu bang Đạo luật Cái chết với nhân phẩm của Bang Oregon – “The Oregon Death with

Dignity Act” - được thông qua vào ngày 8/11/1994 và chính thức có hiệu lực vào năm

1997 Mặc dù tại thời điểm thông qua, đạo luật nói trên vẫn chưa có hiệu lực thi hành ngay do vướng phải sự phản đối đến từ nhiều cá nhân, tập thể và Chính phủ Liên bang Song, đây vẫn được xem là một bước ngoặt ngoạn mục khi Đạo luật này đã bắt đầu có hiệu lực kể từ năm 1997 - sau cuộc chiến pháp lý kéo dài với Chính phủ Liên bang và được sửa đổi vào năm 2020 Nội dung cốt lõi của Đạo luật xoay quanh vấn đề trọng tâm về việc tự tử có sự hỗ trợ từ y khoa Các nội dung cần được quan tâm chủ yếu bao gồm: các chủ thể được quyền tự tử có hỗ trợ từ y khoa, phương pháp tiến hành, những điều kiện bắt buộc phải đáp ứng và một số quy định khác liên quan trực tiếp đến vấn đề này

Về chủ thể được quyền tự tử có hỗ trợ từ y khoa Theo quy định tại Điều 1 Phần

Điều khoản 2 của Đạo luật The Oregon Death with Dignity Act quy định rằng chỉ những người đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực pháp lý mới được quyền yêu cầu trợ tử bằng phương pháp y khoa Đạo luật cũng yêu cầu người đó phải là cư dân của bang Oregon, được chẩn đoán mắc bệnh nan y không thể chữa khỏi và có khả năng tử vong trong vòng sáu tháng Yêu cầu trợ tử phải xuất phát từ mong muốn được chấm dứt cuộc sống một cách nhẹ nhàng, nhân đạo và tuân thủ các quy định của đạo luật.

Về quy trình cần thực hiện để được cấp thuốc tự tử tại Oregon Bệnh nhân cần đưa ra yêu cầu bằng lời nói trực tiếp với bác sĩ của mình trong thời gian ít nhất là 15 ngày trước khi nộp đơn Yêu cầu phải được lập thành văn bản, dưới sự chứng kiến của bác sĩ và hai người làm chứng Sau đó, hai bác sĩ kê đơn và bác sĩ chẩn đoán của bệnh nhân cần xác nhận chẩn đoán, tiên lượng bệnh và xác định rằng bệnh nhân có đầy đủ năng lực tại thời điểm đưa ra yêu cầu hay không Nếu một trong hai vị bác sĩ có cơ sở tin rằng khả năng phán đoán của bệnh nhân bị suy giảm do rối loạn tâm thần hoặc rối loạn tâm lý, cần giới thiệu bệnh nhân tiến hành khám tâm lý Nếu bác sĩ xác định bệnh nhân đưa ra yêu cầu lúc đầy đủ năng lực, bác sĩ kê đơn cần thông báo cho bệnh nhân về các lựa chọn khả thi khác có thể thay thế cho việc tự tử có sự hỗ trợ: chăm sóc thoải mái,

86 Oregon.gov, “Oregon's Death With Dignity Act (DWDA)”,

[https://www.oregon.gov/oha/ph/providerpartnerresources/evaluationresearch/deathwithdignityact]

(truy cập ngày 20/5/2023) chăm sóc cuối đời hoặc kiểm soát cơn đau Đồng thời, bác sĩ kê đơn có thể kiến nghị bệnh nhân thông báo cho người thân của họ về yêu cầu kê đơn này, nhưng điều này là không bắt buộc Sau khi thực hiện đầy đủ các quy định phù hợp với Đạo luật, bệnh nhân sẽ được cấp đơn thuốc bởi bác sĩ và chính họ phải tự nguyện sử dụng thuốc này để dẫn đến cái chết Nếu tuân thủ đúng các quy định của”The Oregon Death with Dignity act”, các bác sĩ và bệnh nhân sẽ được bảo vệ khỏi việc bị truy tố hình sự - bệnh nhân sẽ không bị cấu thành tội tự sát và các bác sĩ sẽ đồng thời không bị cấu thành tội giết người 87

Thứ hai, Bang Washington luật hóa an tử thông qua việc ban hành Đạo luật “The Washington Death With Dignity Act”

Với sự mở đầu đầy hy vọng của Oregon, Washington trở thành tiểu bang thứ hai tại Hoa Kỳ hợp pháp hóa việc tự tử được hỗ trợ vào ngày 4/11/2008 với tỷ lệ đồng thuận là 57,9% số phiếu bầu 88 Những năm đầu tiên của thế kỷ 21 là giai đoạn an tử dần trở thành một chủ đề được bàn luận sôi nổi nhất nhì, vì an tử nói chung và quyền an tử nói riêng có mối quan hệ mật thiết đến quyền con người Sự ra đời của Đạo luật tiểu bang thứ hai tại xứ sở cờ hoa cho thấy được sự quan tâm và ủng hộ ngày càng sâu sắc đến từ các nhà nghiên cứu đối với an tử Các nội dung được quy định tại Đạo luật cái chết với nhân phẩm của tiểu bang Washington không có quá nhiều khác biệt so với quy định của tiểu bang Oregon, với 22 Điều luật từ Điều 010 đến 022 Trong số đó, cần quan tâm đến những quy định về chủ thể, điều kiện áp dụng cũng như các quy định có liên quan mật thiết đến tự tử có hỗ trợ Điều 70.245.020 quy định chủ thể được phép tự tử được hỗ trợ một cách hợp pháp phải là một người trưởng thành – từ đủ 18 tuổi trở lên – có đầy đủ năng lực chủ thể, là cư dân của tiểu bang Washington Cá nhân này đã được nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe xác định là đang mắc một căn bệnh nan y, có khả năng chết vì bệnh tật trong thời gian sáu tháng tiếp theo và chính bản thân họ tự nguyện bày tỏ nguyện vọng được chết Bệnh nhân có thể tiến hành lập văn bản yêu cầu được cung cấp thuốc trợ tử để bệnh nhân có thể tự kết liễu cuộc sống của mình một cách nhân đạo và đúng đắn theo quy định của Đạo luật này Nếu một người chỉ đáp ứng được điều kiện về độ tuổi hoặc bệnh tật sẽ không được áp dụng quy định tại Đạo luật nói trên 89

Về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe, cần đảm bảo các quy định được đề cập tại Điều 70.245.040 Trong số đó, nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe cần phải

87 Sandra Norman-Eady, Chief Attorney (2002), “Oregon Assisted Suicide Law”,

[https://www.cga.ct.gov/2002/rpt/2002-r-0077.htm] (truy cập ngày 20/5/2023)

88 Elizabeth Stump (2009), “The Death with Dignity Act Makes Assisted Suicide Legal in Washington”, Brand &

Life, [https://www.brainandlife.org/articles/assisted-suicide-legal-in-washington] (truy cập ngày 20/5/2023)

89 The Washington Death With Dignity Act (2008),

[https://app.leg.wa.gov/RCW/default.aspx?citep.245&full=true] (truy cập ngày 20/5/2023) thông báo cho bệnh nhân về chẩn đoán bệnh của họ, những rủi ro tiềm ẩn khi dùng thuốc được kê đơn để tự tử, giới thiệu các biện pháp thay thế khả thi hơn so với tự tử có hỗ trợ, tư vấn cho bệnh nhân về tầm quan trọng của việc nên dùng thuốc được kê đơn để tự tử khi có sự chứng kiến của người khác và không dùng thuốc ở nơi công cộng,

Bên cạnh đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể huỷ bỏ yêu cầu được hỗ trợ tự tử trong bất kỳ lúc nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà không cần xem xét đến trạng thái tinh thần của họ Bất kỳ đơn thuốc nào được kê mà không có sự tham gia của nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe đủ điều kiện, bệnh nhân sẽ không được áp dụng các quy định tại Đạo luật này để có cơ hội huỷ bỏ yêu cầu nói trên

Thứ ba, tiểu bang Vermont hợp pháp hoá an tử với việc thông qua Đạo luật 39: Đạo luật lựa chọn và kiểm soát của bệnh nhân trong thời điểm cận kề cái chết – “Act

39: The Patient Choice and Control at End-of-Life Act”

Pháp luật Hà Lan về quyền an tử

2.1.1 Các quy định liên quan đến quyền an tử

Là quốc gia tiên phong trong vấn đề hợp thức hóa quyền an tử từ đầu thế kỷ XXI,

Hà Lan đã có một hệ thống các quy định khá chặt chẽ, đầy đủ và mang tính khái quát cao Đạo luật về “Chấm dứt sự sống theo yêu cầu và hỗ trợ tự tử” 96 đã tồn hơn 15 năm, kể từ khi luật ngày 12 tháng 4 năm 2001 được thông qua và có hiệu lực vào ngày 1 tháng

Khác với các đạo luật về an tử khác, đạo luật “Chấm dứt sự sống theo yêu cầu và hỗ trợ tự tử” năm 2002 của Hà Lan không có quy định giới hạn về quốc tịch của cá nhân có yêu cầu hỗ trợ an tử tại đất nước này Tuy nhiên, các điều kiện để được xem xét hỗ trợ an tử tại Hà Lan so với các quốc gia khác lại khá “nghiêm khắc” Cụ thể, an tử được xem xét áp dụng khi bác sĩ:

“a Tin chắc rằng yêu cầu của bệnh nhân là tự nguyện và đã được cân nhắc kỹ lưỡng; b Tin chắc rằng sự đau khổ của bệnh nhân là kéo dài và không thể chịu đựng được; c Đã thông báo cho bệnh nhân về tình trạng và tiến triển bệnh của họ”

Ngoài ra, đạo luật cũng đặt ra các yêu cầu đối với bệnh nhân:

“d Và bệnh nhân tin chắc rằng không có giải pháp hợp lý nào khác cho tình trạng bệnh của mình; e Đã tham khảo ý kiến của ít nhất một bác sĩ độc lập khác, người đã khám cho bệnh nhân và đưa ra ý kiến bằng văn bản về các yêu cầu thích hợp, và f đã chấm dứt cuộc sống hoặc hỗ trợ tự tử một cách thận trọng”

Ngoài ra, an tử, trợ tử hiện hành ở Hà Lan không chỉ được áp dụng cho người thành niên mà còn áp dụng cho người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi trở lên Tuy nhiên, do lứa tuổi chưa có đầy đủ nhận thức nên đạo luật cũng có những quy định riêng biệt cho những đối tượng trong lứa tuổi này Cụ thể:

96 Termination of Life on Request and Assisted Suicide Act

Nếu bệnh nhân từ mười sáu tuổi trở lên không còn khả năng thể hiện ý chí của mình, nhưng trước đó, bệnh nhân được coi là đã hiểu rõ về tình trạng bệnh lý, lợi ích của mình và đã có văn bản trình bày yêu cầu chấm dứt sự sống, thì bác sĩ có thể không chấp nhận yêu cầu này

Bác sĩ có thể bác bỏ yêu cầu xử lý y tế của bệnh nhân nếu bệnh nhân trong độ tuổi từ 16 đến 18 và được coi là có đủ hiểu biết về mong muốn của mình Tuy nhiên, nếu cha mẹ hoặc người giám hộ của bệnh nhân tham gia vào quá trình quyết định, họ có thể phủ quyết yêu cầu này.

Nếu bệnh nhân vị thành niên đủ 12 đến 16 tuổi và được cho là có hiểu biết hợp lý về mong muốn của mình, bác sĩ không được từ chối yêu cầu của bệnh nhân, với điều kiện là cha mẹ hoặc người giám hộ thực hiện quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của bệnh nhân đồng ý ngừng hỗ trợ sự sống.

Pháp luật an tử của Hà Lan luôn đặt lợi ích, nguyện vọng của người bệnh lên trên hết và không phân biệt độ tuổi Đây là điều kiện tiên quyết để xem xét áp dụng an tử cho bệnh nhân không chỉ ở Hà Lan mà còn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã hợp thức hóa quyền này Và đây cũng là sự tôn trọng đối với mạng sống và quyền được định đoạt sự sống của người bệnh nói riêng và con người nói chung

Sau khi đạo luật về Chấm dứt sự sống theo yêu cầu và hỗ trợ tự tử có hiệu lực thì

Bộ luật Hình sự Hà Lan cũng sửa đổi các quy định liên quan Cụ thể, tại Điều 293 Bộ luật này có ghi:

“1 Người nào tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu rõ ràng và thành khẩn của người đó, thì bị phạt tù không quá mười hai năm hoặc phạt tiền đến mức thứ năm

2 Hành động được đề cập trong đoạn đầu tiên sẽ không phải là một hành vi phạm tội nếu nó được thực hiện bởi một bác sĩ đáp ứng các tiêu chí chăm sóc hợp lý được nêu trong Điều 2 của Đạo luật Chấm dứt Cuộc sống theo Yêu cầu và Hỗ trợ tự tử và nếu bác sĩ thông báo cho nhà nghiên cứu bệnh học thành phố về hành động này theo các quy định của Điều 7, đoạn 2 của Đạo luật Mai táng và Hỏa táng” Đạo luật Chấm dứt sự sống theo yêu cầu và hỗ trợ tử tự ở Hà Lan không chỉ dừng lại ở các quy định về điều kiện của người bệnh được áp dụng đạo luật này mà còn quy định vai trò, trách nhiệm của Ủy ban đánh giá khu vực Ủy ban này được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ Hà Lan Vai trò chính của Ủy ban đánh giá khu

97 Trích Điều 2 Đạo luật về “Chấm dứt sự sống theo yêu cầu và hỗ trợ tự tử” của Hà Lan năm 2002 vực là đánh giá tính hợp lý, phù hợp của bác sĩ khi đưa ra quyết định cho phép bệnh nhân an tử đúng quy định của pháp luật Và Ủy ban được phép đánh giá quyết định của bác sĩ nhưng không được đề xuất hay gợi ý cho bác sĩ ra quyết định cho phép bệnh nhân an tử theo Đạo luật này

Suốt hơn một thập kỷ qua, Đạo luật Chấm dứt sự sống theo yêu cầu và hỗ trợ tử tự đã không ngừng được hoàn thiện để phù hợp với tiến bộ của nhân loại Mới đây, Chính phủ Hà Lan đã đề xuất mở rộng đối tượng hợp pháp trợ tử sang trẻ em từ 1 đến 12 tuổi Động thái này đưa Hà Lan trở thành quốc gia thứ hai sau Bỉ (2014) hợp thức hóa quyền trợ tử cho mọi lứa tuổi.

2.1.2 Ưu điểm và hạn chế của các quy định liên quan đến quyền an tử a Ưu điểm

Luật An tử của Hà Lan không giới hạn độ tuổi áp dụng Đạo luật Chấm dứt Sự sống Theo yêu cầu và Hỗ trợ Tự tử có hiệu lực từ 2002 cho phép áp dụng đối với cá nhân từ đủ 12 tuổi trở lên, phản ánh quan điểm đề cao ý nguyện của con người hơn độ tuổi Gần đây, Chính phủ Hà Lan còn thảo luận về việc mở rộng đối tượng áp dụng xuống dưới 1 tuổi, cho thấy nhận thức về An tử ngày càng được nâng cao Đây được xem như bước tiến trong việc hoàn thiện luật An tử của Hà Lan và bài học đáng giá cho Việt Nam trong quá trình hợp thức hóa quyền này.

Thứ hai, Đạo luật quy định về Ủy ban đánh giá khu vực

Ngoài những quy định về điều kiện của người yêu cầu an tử, bác sĩ điều trị và tư vấn, Đạo luật còn quy định cụ thể về quy trình thành lập, thành viên, cách thức hoạt động và vai trò của Ủy ban đánh giá khu vực Sự thành lập Ủy ban này góp phần đảm bảo tính chính xác trong các quyết định an tử hay hỗ trợ tự tử theo yêu cầu của bệnh nhân, tránh những hiểu lầm không đáng có của các bác sĩ.

98 “Netherlands to broaden euthanasia rules to cover children of all ages”, Báo The Guardian,

Pháp luật Thụy Sĩ về quyền an tử

2.3.1 Các quy định liên quan đến quyền an tử Ở Thụy Sĩ, mặc dù trợ giúp tự tử không được cho phép một cách rõ ràng, nhưng hỗ trợ tự tử đã được coi là hợp pháp trong gần 100 năm nếu người tìm kiếm sự trợ giúp có đủ năng lực và nếu người trợ giúp họ không có động cơ tư lợi Điều 115 của Bộ luật Hình Sự Thụy Sĩ, được Quốc Hội thông qua năm 1937 và vẫn là luật hiện hành, quy định rằng “bất kỳ người nào vì động cơ ích kỷ xúi giục hoặc hỗ trợ người khác thực hiện hoặc cố gắng tự sát, nếu người đó sau đó thực hiện hoặc cố gắng thực hiện tự tử, có thể bị phạt tù không quá 5 năm hoặc bị phạt tiền” 102 An tử chủ động trực tiếp là bất hợp pháp theo Điều 114 của Bộ luật Hình sự Thụy Sĩ Tuy nhiên, một số tòa án đã tuyên bố trắng án trong một số trường hợp Một vụ án diễn ra năm 2011 liên quan đến một bác sĩ đã giết một bệnh nhân mắc bệnh xơ cứng teo cơ một bên theo yêu cầu của cô ấy, thẩm phán cho rằng hành động đó là một hành động nhân ái và vị tha nhất quán Thẩm phán trong vụ án đó đã viện dẫn Điều 17 và 18 của bộ luật hình sự Thụy Sĩ về việc hợp pháp hóa hành vi giết người trong tình thế cấp thiết nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích liên quan của chính người đó 103

Trước những tranh cãi xung quanh việc hỗ trợ tự sát, chính phủ Thụy Sĩ đã cân nhắc đưa ra luật cụ thể để điều chỉnh các tổ chức bảo vệ quyền được chết Trong lần thảo luận gần đây nhất, vào năm 2009, hai dự luật đã được đệ trình lên quốc hội Một dự luật đề xuất những giới hạn rõ ràng hơn đối với việc tự sát được hỗ trợ, bao gồm (i) Khoảng thời gian xác định để phản ánh; (ii) Cung cấp hai giấy chứng nhận từ hai bác sĩ độc lập, (iii) Chứng nhận năng lực tâm thần và chứng nhận còn lại chứng nhận sự hiện diện của một căn bệnh nan y có thể dẫn đến tử vong trong một khoảng thời gian ngắn (do đó loại trừ những người mắc bệnh mãn tính hoặc bệnh tâm thần); và đảm bảo mục đích phi thương mại 104 Hơn nữa, mỗi trường hợp sẽ cần phải được ghi lại một cách toàn diện để cho phép giám sát bởi luật sư của tiểu bang

Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2013, phán quyết của Tòa án Nhân quyền Châu Âu (ECHR) cho rằng Điều 8 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền (quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư và gia đình) đã bị vi phạm trong trường hợp một phụ nữ lớn tuổi không thể để xin phép chính quyền Thụy Sĩ được cung cấp một liều thuốc gây để tự tử

102 Văn bản của bộ luật hình sự Thụy Sĩ bằng tiếng Anh

[www.admin.ch/opc/en/classifiedcompilation/19370083/index.html] (truy cập ngày 1/8/2023)

103 Assisted suicide in Switzerland: where have we come from and where are we going?

104 Andorno R Nonphysician-assisted suicide in Switzerland, Camb Q Healthc Ethics 2013; 22: 246–253

Phán quyết cho rằng “Luật Thụy Sĩ, trong khi cung cấp khả năng có được liều thuốc gây chết người theo đơn thuốc y tế, đã không cung cấp đầy đủ các hướng dẫn đảm bảo sự rõ ràng về phạm vi của quyền này” 105 Năm 2011, từ phán quyết này, Hiệp hội “Thoát khỏi ADMD” đã yêu cầu cho phép trợ tử tự tử tại tất cả các cơ sở chăm sóc dài hạn dành cho người lớn tuổi ở bang Vaud của Thụy Sĩ Cho đến lAustralia đó, những cơ sở như vậy có thể từ chối tiếp cận các tổ chức quyền được chết

Do đó, kể từ tháng 1 năm 2013, các tổ chức quyền được chết tư nhân có thể cung cấp hỗ trợ tự sát một cách hợp pháp tại mọi cơ sở chăm sóc mở rộng ở bang Vaud Các bang khác có thể làm theo tiền lệ này Đề xuất phản đối này cho phép các tổ chức bảo vệ quyền được chết cung cấp hỗ trợ tự tử cho những người trong các cơ sở chăm sóc dài hạn, nhưng với các biện pháp bảo vệ sau: 106

- Chứng thực y tế về khả năng tự đưa ra quyết định hợp lý của người đó

- Sự hiện diện của các triệu chứng nghiêm trọng và bệnh nan y hoặc hậu quả nghiêm trọng của tai nạn

- Thảo luận về các giải pháp thay thế; ví dụ, chăm sóc giảm nhẹ

2.3.2 Ưu điểm và hạn chế của các quy định liên quan đến quyền an tử

Sau khi đánh giá các quy định về quyền an tử tại Thụy Sĩ, nhóm nghiên cứu đưa ra những đánh gia về ưu điểm và hạn chế như sau: a Ưu điểm Ưu điểm lớn nhất của Thụy Sĩ chính là đã thiết lập được đạo luật thành văn cụ thể, được thông qua bởi nghị viện và thông cáo rộng rãi, điều này tạo ra một nền tảng cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền an tử Pháp luật Thụy Sĩ có sự liên kết tốt giữa các bộ luật, theo đó thống nhất được cách điều chỉnh đối với quyền an tử trên khắp cả nước Các yếu tố nhân thân của người tham gia vào lộ trình an tử cũng được Thụy Sĩ đề cao, đặc biểt là về mong muốn tự tử của họ Bên cạnh đó, Thụy Sĩ cũng đề cập đến các liệu pháp tư vấn, giải thích cho người có nguyện vọng an tử về những lựa chọn khác tích cực hơn so với an tử b Hạn chế

105 European Court of Human Rights Factsheet – Euthanasia and assisted suicide Case pending before the European Court of Human Rights Gross v Switzerland (application no 67810/10), October 2013, http://echr.coe.int/ Documents/FS_Euthanasia_ENG.pdf

106 Canton de Vaud, Service de la Santé publique, Division Médecin cantonal Assistance au suicide Directives et loi sur l’assistance au suicide (in French),

[www.vd.ch/themes/sante/professionnels/assistance-au-suicide/] (truy cập ngày 3/8/2023)

Tuy nhiên không thể phủ nhận, do là quốc gia đi đầu trong việc an tử nên pháp luật của Thụy Sĩ vẫn tương đối lỏng lẻo do không có những tấm gương để rút ra bài học kinh nghiệm

Một là, pháp luật Thụy Sĩ còn đang thiếu tính thống nhất Do cho đến nay, các quy định về an tử vẫn bị sửa đổi liên tục cũng như chính phủ không có biện pháp thống nhất toàn quốc, nên mỗi bang vẫn đang áp dụng theo các thông lệ mỗi bang chứ không theo một hệ thống duy nhất Điều này dẫn tới sự thiếu nhất quán trong áp dụng luật Thụy Sĩ cũng đang không làm tốt công cuộc tư tưởng cho nhân dân nên vẫn còn nhận lại tương đối nhiều ý kiến phản đối trong quá trình thực hiện pháp luật Như đề cập ở trên, mỗi bang của Thụy Sĩ đều áp dụng quyền an tử theo một cách riêng cũng như tồn tại song song với các tổ chức an tử tư nhân Trong khi quyền an tử là một quyền vô cùng nghiêm khắc, nhạy cảm, đòi hỏi sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước nhưng lại được giao về cho tổ chức tư nhân thực hiện Điều này vô hình chung khiến cho nhà nước Thụy

Sĩ dần mất quyền quản lý trong việc thực thi an tử

Hai là, thiếu giới hạn về đối tượng Bên cạnh đó, điểm quan trọng nhất mà Thụy

Sĩ đang không thực hiện được chính là không đặt ra giới hạn cho đối tượng được phép tham dự vào chương trình an tử Lấy ví dụ tại Australia, các bang đã hợp pháp quyền an tử tại Australia đều đề cập đến một quy định là “chỉ thực hiện an tử với thường trú nhân tại bang” Có nghĩa là, chính quyền các bang tại Australia rất quan tâm đến đối tượng nhận an tử, và đây là điều hợp lý vì chính quyền địa phương có thể quản lý chặt chẽ bệnh nhân trong suốt quá trình thực hiện an tử Nhưng Thụy Sĩ không có những giới hạn như trên, điều đó dẫn tới việc Thụy Sĩ đang có xu hướng biến mình trở thành quốc gia có vấn nạn “du lịch an tử” khi những người thuộc quốc tịch khác vẫn có thể đến và an tử tại Thụy Sĩ

2.3.3 Thực trạng áp dụng quyền an tử

Tổ chức tư nhân đầu tiên và lớn nhất về quyền được chết, Exit Deutsche Schweiz, được thành lập năm 1982 để chống lại “thái độ gia trưởng của các bác sĩ những năm

60 và 70 đối với nhu cầu của bệnh nhân” 107 Từ năm 1990, tổ chức này đã đưa ra chỉ dẫn và hướng dẫn cá nhân cho các thành viên muốn chết, sau một quá trình đánh giá đòi hỏi rằng mong muốn được chết là có chủ ý và ổn định, và rằng người đó mắc một căn bệnh với “tiên lượng xấu, đau khổ không thể chịu đựng được hoặc khuyết tật vô lý” Hoặc Hiệp hội pour le Droit de Mourir dans la Dignité, tổ chức chị em của Exit ở khu vực nói tiếng Pháp của Thụy Sĩ), Dignitas (thành lập năm 1998) và, ở quy mô nhỏ hơn

107 Frei A, Schenker TA, Finzen A et al Assisted suicide as conducted by a “Right-to-Die”-society in

Switzerland: a descriptive analysis of 43 consecutive cases Swiss Med Wkly 2001; 131: 375–380 nhiều, EX International (thành lập năm 1997) và LifeCycle (thành lập năm 2013) – hoạt động theo cách tương tự Ba tổ chức trên cung cấp hỗ trợ cho những người không cư trú Điều này đã dẫn đến một hiện tượng đôi khi được gọi là “du lịch tự sát” - một thuật ngữ mà nhiều người cho là hoài nghi và không phù hợp Sự chú ý của giới truyền thông chủ yếu tập trung vào một số trường hợp gây tranh cãi mà Dignitas có liên quan Tuy nhiên, bất chấp một số cuộc điều tra, Dignitas chưa bao giờ bị phát hiện vi phạm pháp luật 108

Văn phòng Thống kê Liên bang Thụy Sĩ lần đầu tiên công bố số liệu liên quan đến tự tử được hỗ trợ vào năm 2012 109 Kể từ năm 2003, số vụ tự tử đã ổn định Tuy nhiên, số lượng các vụ tự tử được hỗ trợ đã tăng lên Trong năm 2009, 300 vụ tự sát được hỗ trợ đã được ghi nhận, tức là cứ 4 vụ tự tử thì có một vụ được hỗ trợ tự tử Đa số những người được trợ tử đều từ 55 tuổi trở lên Phụ nữ sử dụng trợ tử nhiều hơn nam giới (lần lượt là 165 vụ ở nữ và 135 vụ ở nam) Trong hầu hết các trường hợp, mọi người đánh giá cuộc sống của họ không đáng sống vì bệnh nặng hoặc các triệu chứng khuyết tật nặng nề Các tình trạng bao gồm ung thư (44%), tình trạng thoái hóa thần kinh (14%), bệnh tim mạch (14%) và các bệnh về hệ cơ xương (6%) Một nhóm bệnh khác bao gồm hội chứng đau, nhiều bệnh tật và các bệnh khác Trầm cảm chiếm 3% trường hợp và mất trí nhớ chiếm 0,3% 110 Vào năm 2012, Dignitas đã báo cáo 185 vụ tự tử được hỗ trợ của những người không cư trú, hầu hết trong số họ đến từ Đức (57%), Anh (16%), Pháp (10%) và Ý (4%) Số vụ tự tử được hỗ trợ của những người không cư trú đã tăng đều đặn trong 15 năm qua.

Pháp luật Australia về quyền an tử

2.4.1 Các quy định liên quan đến quyền an tử

Australia là một trong những quốc gia đề cập đến vấn đề an tử sớm nhất thế giới, tuy nhiên Chính phủ Australia chỉ cho phép một khía cạnh của an tử được hợp pháp: trợ tử Có nghĩa là tất cả những ca an tử diễn ra ở Australia đều buộc phải thông qua một đội ngũ bác sĩ y tế chuyên nghiệp, với lý do y tế hợp lý được chứng minh và dưới sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền

Từ tháng 3 năm 1996 đến tháng 3 năm 1997, trợ tử tự nguyện và tự tử do bác sĩ hỗ trợ là hợp pháp ở Lãnh thổ phía Bắc theo Quyền của Đạo luật Bệnh nan y (NT) (“Đạo luật NT”) Năm 1997, Chính phủ Australia đã can thiệp, sử dụng quyền Lãnh thổ trong

108 Burkhardt S, La Harpe R Debates about assisted suicide in Switzerland Am J Forensic Med Pathol 2012; 33: 410–413

109 Dignitas statistics, www.dignitas.ch/index.php?option=com_ content&view=article&id2&Itemidr&lang=en

110 Swiss Federal Statistical Office Cause of Death Statistics 2009 Assisted Suicide and Suicide in Switzerland,

2012 www.bfs.admin.ch/bfs/portal/en/ index/themen/14/02/04/dos/04.html

Hiến pháp Australia để thông qua luật lật ngược Đạo luật NT Tuy nhiên, vào tháng 12 năm 2022, Quốc hội Australia đã thông qua luật cho phép Lãnh thổ phía Bắc và Lãnh thổ Thủ đô Australia lập pháp về VAD Bang Victoria là bang tiếp theo thông qua luật trợ tử tự nguyện (VAD), có hiệu lực vào tháng 6 năm 2019 Ở Tây Australia và Nam Australia, VAD trở thành luật vào ngày 1 tháng 7 năm 2021 Tasmania đã thông qua luật VAD vào tháng 3 năm 2021 Luật này sẽ có hiệu lực vào tháng 10 năm 2022 Quốc hội Queensland đã thông qua luật VAD vào tháng 9 năm 2021 và luật này sẽ có hiệu lực vào tháng 1 năm 2023 Tại New South Wales, dự luật VAD sẽ được trình lên Hội đồng Lập pháp vào tháng 10 năm 2021 Ở Victoria, Tây Australia Tasmania, Queensland và Nam Australia, VAD đang hoạt động và được cung cấp (trong một số trường hợp hạn chế) cho những người đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện Luật VAD sẽ bắt đầu có hiệu lực tại New South Wales vào ngày 28 tháng 11 năm 2023

VAD vẫn là bất hợp pháp ở Lãnh thổ phía Bắc và Lãnh thổ Thủ đô Australia và ở New South Wales cho đến khi luật VAD bắt đầu có hiệu lực Ở những khu vực pháp lý đó, một người (ví dụ: bác sĩ hoặc thành viên gia đình) giúp người khác chết có thể bị buộc tội giết người, ngộ sát hoặc hỗ trợ tự tử Như vậy, tính tới năm 2023, Luật trợ tử tự nguyện (VAD) đã được thông qua tại sáu Bang của Australia - Victoria, Tây Australia, Tasmania, Nam Australia, Queensland và New South Wales

Thứ nhất, pháp luật về quyền an tử tại Bang Victoria Đạo luật VAD tại Bang Victoria đã đặt ra những điều kiện bắt buộc để một người được tham gia vào trợ tử:

(ii) Là công dân Australia hoặc thường trú nhân, thường trú tại Victoria, và tại thời điểm đưa ra yêu cầu đầu tiên về VAD đã cư trú tại Victoria ít nhất 12 tháng;

(iii) Có khả năng ra quyết định, nghĩa là người đó có thể: hiểu thông tin liên quan đến quyết định truy cập VAD và hiệu lực của quyết định, giữ lại thông tin đó trong phạm vi cần thiết để đưa ra quyết định, sử dụng hoặc cân nhắc thông tin như một phần của quá trình ra quyết định, và truyền đạt quyết định cũng như quan điểm và nhu cầu của người đó về quyết định theo một cách nào đó;

(iv) Được chẩn đoán mắc một căn bệnh, bệnh tật hoặc tình trạng y tế thuộc một trong các yếu tố: không chữa được, bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian, nguy cơ chết cao, dự kiến sẽ gây ra cái chết trong vòng sáu tháng hoặc trong vài trường hợp đặc biệt sẽ lên đến 12 tháng, gây đau khổ cho người đó mà không thể giải tỏa theo cách mà người đó thấy có thể chịu đựng được

Một người sẽ không đủ điều kiện thực hiện VAD nếu chỉ bị khuyết tật hoặc mắc bệnh tâm thần Một người khuyết tật hoặc bệnh tâm thần có thể hội đủ điều kiện nếu họ cũng mắc một căn bệnh, bệnh tật hoặc tình trạng y tế có thể khiến họ tử vong trong một khoảng thời gian nhất định và đáp ứng tất cả các tiêu chí đủ điều kiện khác Một người được cho là có khả năng đưa ra quyết định VAD khi có thể chứng minh được điều đó 111

Bên cạnh đó, VAD cũng quy định tương đối chặt chẽ việc Một người được coi là không đủ điều kiện tham gia VAD nếu người đó:

(i) Không cư trú tại Victoria;

(ii) Không phải là cư dân trong ít nhất 12 tháng trước khi đưa ra yêu cầu VAD hoặc không có năng lực chủ thể để đưa ra yêu cầu;

(iii) Có thể nộp đơn lên Tòa án Dân sự và Hành chính Victoria để xem xét lại quyết định

Như vậy, khác với một số khu vực địa lý khác trên thế giới, bang Victoria quy định tương đối chặt chẽ về vấn đề nhân thân của đối tượng đăng ký quyền an tử Bang Victoria chỉ cho phép những thường trú nhân tại bang được quyền đăng ký thực hiện VAD, vì vậy bang Victoria hạn chế được tới mức tối đa các vấn nạn liên quan đến du lịch tự tử như Thụy Sĩ hoặc Hà Lan 112 Đồng thời, VAD tại Victoria đặt ra những quy trình chặt chẽ về cách để đánh giá một người đủ điều kiện tham gia vào VAD Khả năng đủ điều kiện tiếp cận VAD của một người phải được đánh giá độc lập bởi ít nhất hai bác sĩ - một bác sĩ điều phối và một bác sĩ tư vấn - những người đã hoàn thành khóa đào tạo bắt buộc và đáp ứng các yêu cầu về tính đủ điều kiện khác Đầu tiên là tất cả những đánh giá đều phải được thực hiện bởi những bác sĩ đáp ứng các yêu cầu sau đây:

(1) Mỗi bác sĩ điều phối và bác sĩ tư vấn phải: nhận được học bổng bởi một trường cao đẳng y tế chuyên khoa; hoặc là một bác sĩ đa khoa đã đăng ký dạy nghề;

(2) Bác sĩ điều phối hoặc bác sĩ tư vấn phải hành nghề với tư cách là bác sĩ y khoa trong ít nhất 5 năm sau khi hoàn thành nghiên cứu sinh tại một trường cao đẳng y tế chuyên khoa hoặc đăng ký nghề (tùy từng trường hợp);

111 Voluntary Assisted Dying Act 2017 No 61 of 2017 - Part 2—Criteria for access to voluntary assisted dying

112 Voluntary Assisted Dying Act 2017 No 61 of 2017 - Part 2—Criteria for access to voluntary assisted dying

(3) Bác sĩ điều phối hoặc bác sĩ tư vấn phải có chuyên môn và kinh nghiệm liên quan về bệnh tật, bệnh tật hoặc tình trạng y tế có thể gây ra cái chết của người được giám định 113

Trong lần đánh giá đầu tiên, bác sĩ điều phối sẽ xác định xem người đó có đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện hay không bằng cách khảo sát xem: người đó hiểu những gì liên quan đến VAD, quyết định tự nguyện thực hiện VAD và yêu cầu đối với VAD là một yêu cầu lâu dài

Nếu người đó đủ điều kiện, bác sĩ tư vấn phải tiến hành đánh giá độc lập chuyên sâu Nếu bác sĩ xác nhận rằng người đó đủ điều kiện và muốn tiếp tục, họ phải tuân theo các yêu cầu pháp lý khác, bao gồm: khai báo bằng văn bản yêu cầu truy cập VAD, trực tiếp đưa ra yêu cầu cuối cùng về VAD cho bác sĩ điều phối và chỉ định một người liên lạc (người này phải trả lại bất kỳ thuốc VAD chưa sử dụng hoặc thuốc còn lại cho dược sĩ tại nhà thuốc cấp phát) Khi nhận được yêu cầu cuối cùng của người đó đối với VAD, bác sĩ điều phối sẽ tiến hành đánh giá lần cuối, bao gồm việc xem xét và hoàn thành các biểu mẫu, đồng thời xác nhận rằng yêu cầu và quy trình đánh giá (và các yêu cầu pháp lý) đã được hoàn thành

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN AN TỬ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Quan điểm của Việt Nam về quyền an tử

Vấn đề trợ tử vẫn gây nhiều tranh cãi tại Việt Nam, phần lớn các quan điểm được đưa ra bởi các nhà lập pháp là phản đối do Việt Nam chưa hợp thức hóa trợ tử Từ năm 2005, Luật Dân sự đã đề cập đến "quyền được chết" nhưng chưa được Quốc hội xem xét Sau 10 năm, Quốc hội tiếp tục bàn luận về luật Dân sự (sửa đổi), Bộ Y tế đề xuất đưa "quyền được chết êm ái" vào luật Tuy nhiên, vẫn chưa có thước đo nào xác định được sự tiếp nhận đề xuất này từ phía các bộ ngành cũng như người dân.

Bộ Y tế vẫn đề xuất ủng hộ cho quyền được chết 115

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến, giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM, phân tích, pháp luật Việt Nam đã quy định không ai được phép tước đoạt quyền được sống của con người, trừ bản án có hiệu lực pháp luật của tòa, nay lại quy định thêm như vậy thì vi hiến “Nếu ghi nhận vào luật tất nhiên các nhà làm luật sẽ có cơ chế để thực hiện nhưng không ai dám chắc họ sẽ dự liệu được hết những phát sinh trong thực tế Chẳng hạn, trường hợp một số cá nhân lợi dụng quyền được chết để giết người một cách hợp pháp Phải thừa nhận rằng, kiến thức ngành y là khá đặc biệt về chuyên môn, không phải ai cũng biết, cũng hiểu vì vậy trường hợp BS ghi bệnh án thế nào thì bệnh nhân đành chịu vậy, khi đó họ sẽ phải chết theo bệnh án chứ không phải do thực bệnh Xấu nhất nữa, lãnh đạo BS yêu cầu cấp dưới phải viết bệnh án theo yêu cầu của lãnh đạo thì đôi khi

BS cũng đành phải làm theo” 116 Đồng tình với phân tích nêu trên, luật sư (LS) Trương Thị Hòa (Đoàn LS TP.HCM) nhận xét, pháp luật thì phải mang tính phổ biến, trong khi trường hợp “xin” chết vì đau đớn trong bệnh tật còn quá hy hữu trên thực tế nên việc ghi nhận cơ chế này vào luật là chưa phù hợp

Như vậy, một đặc điểm chung có thể thấy từ các quan điểm trênvề quyền an tử là: phần lớn các quan điểm đều phản đối quyền an tử không phải vì bản chất của quyền này mà là vì tính bất khả thi trong việc hợp pháp hóa quyền này thành luật với những trở ngại lớn trong lập pháp và phổ biến đến toàn dân Nhóm nghiên cứu tán thành quan điểm này, vì để hợp pháp hóa một quyền mới không phải vấn đề đơn giản Đồng thời,

115 Phan Thương – Kiểu Oanh, “Quyền Được Chết: Có Nên Đưa Vào Luật?”, Báo Thanh Niên,

[https://thanhnien.vn/quyen-duoc-chet-co-nen-dua-vao-luat-185464626.htm#] (truy cập ngày 24/7/2023)

116 Phan Thương – Kiểu Oanh, “Quyền Được Chết: Có Nên Đưa Vào Luật?”, Báo Thanh Niên,

[https://thanhnien.vn/quyen-duoc-chet-co-nen-dua-vao-luat-185464626.htm#] (truy cập ngày 24/7/2023) quyền an tử là một quyền nhân thân phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi một quy trình nghiêm khắc với một đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn được đào tạo về nghiệp vụ chuyên nghiệp Việt Nam hiện tại vẫn còn thiếu nhiều điều kiện để có thể đáp ứng sự ra đời của một quyền mới này

Về quan điểm ủng hộ, trên thực tế, tương đối ít quan điểm liên quan đến việc ủng hộ quyền an tử tại Việt Nam, dấu ấn lớn nhất có thể kể đến chính là sự kiện Bộ Y Tế yêu cầu thêm quyền an tử vào Bộ luật dân sự sửa đổi, Bộ Y tế cho rằng: Với mỗi người có quyền được sống thì họ cũng phải có quyền được chết trong những trường hợp đặc biệt Lâu nay, mọi quan niệm đều hướng đến “nguyên tắc” chung: ngành y là cứu người, bởi vậy giúp người chết muốn chết là rất xa lạ Nhưng thực tế, chắc chắn không ít bác sĩ đã gặp những người bệnh mong muốn được ra đi nhẹ nhàng do tình trạng bệnh tật hoàn toàn ngoài khả năng cứu chữa của y học và ngoài sự chịu đựng của người bệnh

Có những người phải tự giải thoát bằng cái chết (tự tử) khiến người thân bị ám ảnh, đau đớn và đó là cái chết rất đau xót Nhưng nếu họ thực sự được ra đi nhẹ nhàng, với nguyện vọng đã được thẩm định thì cũng là giải pháp cần tính đến 117

Trong bài nghiên cứu của mình, PGS.TS Vũ Công Giao và ThS Nguyễn Minh Tâm (Khoa Luật ĐHQGHN) nhận định: “Như vậy, với cách tiếp cận khoa học và thận trọng thì thời điểm hiện nay chưa thực sự phù hợp Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có khả năng hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam Như đã trình bày ở trên, xu hướng cho thấy an tử đang ngày càng được nhiều quốc gia thừa nhận hơn, trong khi cũng như ở các nước khác, nhu cầu về an tử ở Việt Nam là có thật Bởi vậy, có thể trong một vài năm tới, an tử lại tiếp tục được đặt ra như một vấn đề xã hội bức xúc, từ đó dẫn tới việc luật hóa quyền an tử ở Việt Nam.” 118

Từ các quan điểm trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy, các nhà lập phá, các nhà nghiên cứu khi đưa ra quan điểm đồng ý này đều dựa trên nhu cầu xã hội hiện tại và xu hướng thế giới là chủ yếu Tuy phải nhìn nhận rằng Việt Nam chưa đủ điều kiện để hợp pháp hóa quyền này, nhưng một khi nhu cầu đã xuất hiện, chúng ta đã phải đặt ra vấn đề về việc hợp pháp hóa Như vậy, quan điểm trên là hoàn toàn hợp lý

Tuy tính đến hiện tại, các quan điểm khoa học được những nhà nghiên cứu đưa ra vẫn chưa thể khẳng định rằng Việt Nam đang ủng hộ hay phản đối nhưng sự xuất hiện

117 Liên Châu, “Bộ Y Tế Đề Xuất Đưa Quyền Được Chết Vào Luật”, Báo Thanh Niên,

[https://thanhnien.vn/bo-y-te-de-xuat-dua-quyen-duoc-chet-vao-luat-185464374.htm#]

118 Vũ Công Giao và Nguyễn Minh Tâm (2016), “Quyền an tử theo luật nhân quyền quốc tế, pháp luật ở một số quốc gia và gợi mở cho Việt Nam”, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội của ngày càng nhiều các quan điểm ủng hộ quyền an tử tại Việt Nam thể hiện sự nhận thức về tầm quan trọng và nhân văn của quyền an tử ngày càng cao tại Việt Nam.

Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền an tử

3.2.1 Quyền an tử theo quy định pháp luật Việt Nam

Tại Việt Nam, mặc dù chưa có luật chính thức về quyền an tử, nhưng trong quá trình xây dựng pháp luật, quyền này vẫn được cân nhắc Dấu ấn đầu tiên về quyền an tử xuất hiện trong kỳ họp thứ 6 và 7 Quốc hội Khóa XI (2004, 2005) và Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cùng năm.

2005, vấn đề quyền an tử (lúc này gọi là quyền được chết) được đưa vào dự thảo sửa đổi

Bộ luật dân sự Tuy nhiên đa số đại biểu cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với đạo lý người Á Đông hiện nay và không đồng ý với hợp pháp hóa quyền an tử PGS TS Phùng Trung Tập cho rằng: “Câu hỏi được đặt ra bao trùm toàn bộ những quan niệm về sự sống và chết của cá nhân Trước hết, nhân loại tồn tại có ý nghĩa là sự sống và mỗi người sinh ra đều có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc trong sự phát triển của xã hội Pháp luật không nên quy định cho cá nhân một loại quyền được chết hay quyền được lựa chọn cách chết hay phương thức chết! Theo tôi, mọi cái chết chứa đựng tính cưỡng bức hay có chủ tâm đều là những cái chết không bình thường và bất thường Vì hệ quả của những cái chết như vậy thường kéo theo nhiều vấn đề mang tính không tích cực và còn ảnh hưởng đến tâm lý của những người khác Con người là thực thể của tự nhiên, cho nên sự sống và cái chết hãy để chúng diễn ra một cách tự nhiên.” 119

Lần thứ hai vấn đề quyền an tử được nhắc đến là khi cơ quan lập pháp Việt Nam tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1992 Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, còn nhiều tranh luận khác nhau không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước trên thế giới nên vấn đề vấn còn được tiếp tục nghiên cứu, chưa thể hiện trong Dự thảo Hiến pháp Cùng năm, Bộ Y tế trong quá trình xây dựng Luật Dân số cũng đề xuất cho phép thực hiện quyền an tử Ông Trương Hồng Quang – Viện Nghiên cứu pháp lý (Bộ Tư pháp) cho rằng không nên đưa vấn đề an tử vào Luật Dân số: Pháp luật dân số quy định về các vấn đề liên quan tới dân số Trong khi đó, về mặt lý thuyết thì “cái chết êm ái”, hay chính xác hơn là quyền được chết là một quyền nhân thân Nếu được công nhận, trước hết phải được ghi nhận thành một quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự Sau đó có thể hướng dẫn cụ thể quyền

119 Hoàng Thu Hà (2019), Quyền an tử và vấn đề hợp pháp quyền an tử tại Việt Nam, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội này ở Luật An tử hoặc một nghị định của Chính phủ Việc đưa vấn đề an tử vào Luật Dân số là không phù hợp 120 Điều 19 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”

Ngoài ra, không có bất cứ quy định nào về “quyền được chết”

Việt Nam đã gia nhập Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị từ ngày 24/9/1982, Khoản 1 điều 6 Công ước ghi rằng “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống Quyền này phải được pháp luật bảo vệ Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện” Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể như sau:

- Cá nhân có quyền sống, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, thân thể, sức khỏe Ngăn cấm tước đoạt tính mạng trái luật.- Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật nguy hiểm tính mạng, người phát hiện phải có trách nhiệm đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất Cơ sở y tế có trách nhiệm khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Như vậy phần lớn các Bộ luật, Luật nền tảng của Việt Nam đều chỉ quy định về quyền sống và không đề cập đến quyền được chết, theo cách hiểu dựa vào các quy định trên thì quyền sống của con người luôn phải được ưu tiên đến cùng, dù có trong bất cứ một trường hợp nào ngay cả khi người bệnh không còn khả năng cứu chữa Nhưng cũng chính vì những quy định này đã trở thành một rào cản lớn cho quá trình hợp pháp hóa quyền an tử tại Việt Nam Trong quan điểm lập pháp hiện tại của Việt Nam, quyền sống của con người là quyền tối cao, bất khả xâm phạm và không có bất kỳ ngọai lệ nào Tuy nhiên, quyền sống phải đi liền với quyền tự do, và quyền sống là quyền của riêng mỗi con người và mỗi người nên có quyền tự quyết về quyền sống của mình, nhất là khi quyền an tử xuất hiện trong tình trạng con người đau đớn nhất, và sự sống lúc này dường như chỉ kéo dài sự đau đớn của con người

Và vì vậy, nên pháp luật hình sự Việt Nam cũng không chấp nhận các hành vi mang tính chất gần như an tử, vì vậy nên bất kì ai có hành vi trợ giúp, xúi giục người khác tự sát thì đều sẽ bị khép vào tội “Xúi giục tự sát” theo Điều 131 Bộ luật Hình sự

120 Diệu Linh, “Đề Xuất Áp Dụng “Cái Chết Êm Ái””, Báo Dân Việt, [https://danviet.vn/de-xuat-ap-dung-cai- chet-em-ai-7777168417.htm] (truy cập ngày 24/7/2023)

2015 hoặc thậm chí là “Tội giết người” theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự

2015 Đối với tội “Xúi giục tự sát”:

“Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát

1 Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ; b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ

2 Phạm tội làm 02 người trở lên tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Với điều luật này, sau quá trình tìm hiểu, nhóm nghiên cứu nhận thấy, cụm từ “kích động, dụ dỗ, thúc đẩy” vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể gây nhiều nhầm lẫn vì tương đối khó để có thể xác định phải là hành vi đến mức độ nào thì mới được xem là “kích động, dụ dỗ, thúc đẩy” Bên cạnh đó, tại điểm b quy định về “tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần” quy định này dường như là lạc hậu so với pháp luật thế giới Nếu như quy định này vẫn được giữ nguyên thì chắc chắn quyền an tử tại Việt Nam sẽ không thể được hợp pháp Vì quy trình an tử bao gồm việc bác sĩ hỗ trợ về thuốc an tử cho bệnh nhân Cần phải có những hướng dẫn kỹ càng hơn, tường minh hơn cho quy định này Đối với các y bác sĩ thì đối với nghĩa vụ thực hiện với người bệnh cũng không bao gồm nghĩa vụ hoặc quyền tước đoạt mạng sống của người khác Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định:

“Nghĩa vụ đối với người bệnh

1 Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này

2 Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh

3 Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều

4 Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình

5 Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.”

Tuy nhiên, hiện nay có những quy định tương đối dễ gây nhầm lẫn với vấn đề quyền an tử, Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 của Việt Nam quy định quyền của người nhiễm HIV: “Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS giai đoạn cuối” (điểm đ, khoản 1, Điều 4) Có nhiều người cho rằng đây là một dạng của cái chết êm ái nhưng đây là quan điểm không đúng Trong quy định này của Luật phòng, chống HIV/AIDS, bác sĩ không chủ động ngừng cuộc sống của bệnh nhân mà chỉ chấp thuận theo nguyện vọng thôi điều trị của họ, để họ không kéo dài những ngày tháng đau đớn về thể xác Hành vi này cũng như việc người thân của bệnh nhân sắp chết xin bệnh viện cho đưa về nhà Điều này khác quyền được chết Bệnh viện không vi phạm pháp luật nếu bệnh nhân không còn hy vọng gì nữa, gia đình cũng không có khả năng kinh tế để tiếp tục điều trị nên xin về nhà tìm cách khác hoặc ngừng chữa trị và cam kết rằng: bệnh viện sẽ không chịu trách nhiệm nếu có bất cứ chuyện gì thì bệnh viện không phạm luật trong trường hợp này 121

Hoặc như quy định tại Điều 32 Luật Khám chữa bệnh năm 2009 thì bác sĩ có quyền từ chối khám chữa bệnh cho bệnh nhân:

“Điều 32 Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh

1 Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác

2 Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.” Điều kiện để người bác sĩ được từ chối khám chữa bệnh là “tiên lượng bệnh vượt quá khả năng” có phần giống với điều kiện được an tử, tuy nhiên ở đây cần phải hiểu, người bác sĩ từ chối khám chữa bệnh không dựa trên ý muốn chủ quan của bệnh nhân mà có thể toàn quyền quyết định bởi bác sĩ sau khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định Nhưng bản chất quan trọng nhất của an tử chính là mong muốn chủ quan của bệnh nhân, vì vậy nên không thể đánh đồng quy định này với an tử

Tương tự như quy định tại Điều 12 Luật Khám chữa bệnh năm 2009 cũng đề cập đến quyền của người bệnh được từ chối khám chữa bệnh:

121 Hoàng Thu Hà (2019), Quyền an tử và vấn đề hợp pháp quyền an tử tại Việt Nam, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

“Điều 12 Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1 Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này

2 Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền an tử tại Việt Nam

Sự xuất hiện của quyền an tử đã và đang cho chúng ta thấy rằng quyền con người càng ngày càng được đề cao, được tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối Ở hầu hết các quốc gia đã hợp thức hóa quyền an tử, vấn đề pháp lý liên quan đến an tử được đặt ra sau khi nhu cầu của công dân về quyền được chết được kiến nghị Ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu của công dân về quyền được chết đã được kiến nghị không ít lần như đã được trình bày ở phần trên Vì thế, hoàn toàn có lý do chính đáng để Việt Nam chúng ta đặt ra, xem xét, nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những vấn đề pháp lý chính thức liên quan đến quyền an tử tại thời điểm thích hợp

3.3.1 Nguyên nhân kiến nghị hợp thức hóa quyền an tử tại Việt Nam

Việc ban hành quy định về quyền an tử có thể xem xét trong tương lai khi xã hội đạt được sự thống nhất cao hơn về quan niệm sống - chết, đạo đức, nhân đạo Nhu cầu an tử hợp pháp tại Việt Nam tuy ít nhưng vẫn tồn tại Hợp thức hóa quyền an tử không chỉ thể hiện sự cảm thông, nhân đạo của pháp luật mà còn là sự tôn trọng tuyệt đối quyền tự do của con người trong việc quyết định sự sống của chính mình.

123 Đỗ Thơm – Hoàng Anh, “Khắc Khoải Sống Và Lối Thoát 'Quyền Được Chết'“, Báo Người Đưa Tin,

[http://www.nguoiduatin.vn/khac-khoai-song-va-loi-thoat-quyen-duoc-chet-a70396.html]

124 Vũ Chương, “Nên có quy định về quyền được chọn cái chết nhẹ nhàng?”,

[http://caodangluatmiennam.edu.vn/news/Tin-phap-luat/Nen-co-quy-dinh-ve-quyen-duoc-chon-cai-chet-nhe- nhang-219.html] (truy cập ngày 27/7/2023)

Từ một số phân tích nói trên, nhóm nghiên cứu cho rằng việc đưa quyền an tử vào hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như hợp thức hoá an tử trở thành một biện pháp hỗ trợ chuyên biệt về y khoa sẽ là một bước tiến mới cho pháp luật, xã hội, văn hoá Việt Nam Tính thực tế và sự cần thiết trong việc hợp thức hóa quyền an tử được thể hiện qua các nội dung sau:

Thứ nhất, việc hợp thức hóa quyền an tử tại Việt Nam góp phần đảm bảo quyền con người

Một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử 125 Các văn bản pháp luật quốc tế nói chung và các văn bản pháp luật quốc gia nói riêng, hầu hết đều đề cao và tôn trọng tuyệt đối quyền con người – nhóm quyền luôn luôn được bảo vệ hàng đầu trong mọi trường hợp Để thấy rõ được mối liên hệ giữa quyền an tử và quyền con người, cần xem xét qua các khía cạnh như sau:

Mối liên hệ giữa quyền con người và nhân phẩm (human dignity)

Nhân phẩm – phẩm giá con người – là một phạm trù mang tính cốt lõi cho sự ra đời của quyền con người Trong vô vàn sự sống đang tồn tại trên thế giới này, con người là sự sống duy nhất mang các giá trị về nhân phẩm, tạo nên sự khác biệt và khẳng định vị thế của con người so với các loài khác Trong chính khái niệm phẩm giá con người này còn tồn tại những tư tưởng về giá trị riêng của mỗi người, về tính độc nhất và bản sắc của mỗi cá nhân được mọi người, mọi thiết chế cũng như toàn xã hội tôn trọng 126 Quyền con người được sáng tạo ra để bảo vệ cho phẩm giá con người Thông qua việc ghi nhận quyền con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, phẩm giá và những giá trị riêng biệt của con người luôn luôn được pháp luật bảo vệ 127

Quyền an tử cũng xuất phát từ chính quyền con người, từ phẩm giá của con người Theo định nghĩa quyền an tử mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra tại Chương I, quyền an tử là một quyền nhân thân, xuất phát từ chính mong muốn và ý chí của con người, nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chính bản thân cá nhân đó Tiểu bang Oregon và Washington của Hoa Kỳ đã luật hóa an tử thông qua việc ban hành các đạo luật “The

Oregon Death with Dignity Act” 128 và “The Washington Death With Dignity Act” 129 ,

125 Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, tr.38

126 Murata Yasuo (2007), “Về phẩm giá con người”, Tạp chí Nghiên cứu con người số 4 (31), tr.7 – 15

127 Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, tr.79 – 80

128 Oregon.gov, “Oregon's Death With Dignity Act (DWDA)”,

[https://www.oregon.gov/oha/ph/providerpartnerresources/evaluationresearch/deathwithdignityact]

129 The Washington Death With Dignity Act (2008), dịch đơn giản là Cái chết với nhân phẩm của bang Oregon và Cái chết với nhân phẩm của bang Washington Có thể thấy, việc an tử đồng thời bảo vệ và đề cao phẩm giá con người, tôn trọng mọi giá trị và những điểm riêng biệt của con người, trong đó bao gồm cả nhu cầu được chấm dứt sự sống của chính mình

Mối liên hệ giữa quyền con người và sự tự do của con người

Hiểu một cách tổng quan nhất, tự do chính là việc một cá nhân hoàn toàn có đủ khả năng hành động, không hành động, quyết định một việc gì đó theo đúng ý chí và nguyện vọng của mình Tự do được xem như một yếu tố làm nền tảng vô cùng quan trọng của nhân phẩm Trong mọi trường hợp, việc tước đoạt đi sự tự do của một cá nhân nào đó đều làm tổn hại đến nhân phẩm Tự do mang bản chất của lựa chọn hay một quyền cá nhân 130 Sự tự do của con người cần được tôn trọng và đảm bảo, nếu sự tự do này không làm ảnh hưởng đến sự tự do của bất kỳ cá nhân nào khác J.S.Mill từng đề cập trong tác phẩm Bàn về tự do – On Liberty của mình rằng: “sống hạnh phúc theo ý của họ, hơn là bắt họ sống hạnh phúc theo ý những người xung quanh” 131 Sự tự do của con người không nên bị giới hạn bởi quan điểm của những người xung quanh, nhất là khi sự tự do này không làm ảnh hưởng đến bất kỳ cá nhân nào khác ngoài bản thân họ Việc cho phép một người tự do quyết định việc duy trì hay chấm dứt sự sống của chính mình là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo duy trì và tôn trọng sự tự do của con người, phẩm giá của con người và quyền con người

Mối liên hệ giữa quyền sống và quyền được chết êm ái

Sống và chết được xem là một quy luật tất yếu đối với sự tồn tại của nhân loại Bất kỳ cá nhân nào đều sẽ phải chấp nhận quy luật của tự nhiên, rằng cái chết có thể đến tại bất kỳ thời điểm nào và con người không có khả năng phá vỡ quy luật của tạo hoá

Sự sống, sự xuất hiện và tồn tại của con người được ghi nhận là một quyền nhân thân, gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao Điều 3 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền – UDHR năm 1948 đã ghi nhận “Mọi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân” 132 Điều 19 Hiến pháp năm 2013 của nước ta cũng ghi nhận “Mọi người đều có quyền sống” Quyền sống là một giá trị vô cùng thiêng liêng của con người, có sự sống mới có xã hội, mới có sự phát triển của toàn thể nhân loại, mới có sự tôn trọng và bảo vệ tự do, nhân phẩm và quyền con người Tuy nhiên, phải chấp nhận thực tế rằng, sự sống không phải là một giá trị mang tính tuyệt đối trong mọi trường hợp Trong một

[https://app.leg.wa.gov/RCW/default.aspx?citep.245&full=true] (truy cập ngày 27/7/2023)

130 Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011) , Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, tr.87

131 John Stuart Mill (1859), On Liberty

132 Article 3 of the United Nations Universal Declaration of Human Rights “Everyone has the right to life, liberty and security of person” vài trường hợp nhất định, sự sống của con người sẽ đứng trước nguy cơ bị đe doạ, chất lượng cuộc sống của họ không còn như mong muốn, nhân phẩm của họ đã bị giảm sút đến mức những giá trị cơ bản không còn nữa 133 , việc trao cho họ quyền được quyết định giữ lại hay chấm dứt sự sống của chính bản thân mình là điều hoàn toàn cần thiết Đây là một vấn đề mang bản chất hoàn toàn khác so với hành vi tự sát Về bản chất, tự sát là một hành vi có chủ đích của cá nhân, tự làm tổn thương hoặc đe dọa làm tổn thương đến tính mạng của chính bản thân mình và hệ quả dẫn đến là cái chết Nguyên nhân dẫn đến tự sát rất đa dạng, thường do nhiều yếu tố tác động đến dẫn đến hành động nói trên: rối loạn tâm thần, rối loạn thể chất… Đồng thời, an tử cũng là một hành vi dẫn đến cái chết của con người từ ý chí và quyết định của con người, tuy nhiên an tử xuất phát từ tính nhân đạo, chỉ được chấp nhận đối với các chủ thể đáp ứng được những điều kiện khắt khe nhất định nhằm giải thoát con người khỏi những nỗi đau về thể xác và tinh thần Sự sống được ghi nhận là một “quyền” của con người, bản chất của quyền là sự lựa chọn có hoặc không có thực hiện một hành vi nào đó, hoàn toàn khác với bản chất của nghĩa vụ - bắt buộc thực hiện Con người không có nghĩa vụ “phải” sống, không nên giữ quan điểm rằng con người buộc phải duy trì sự sống của họ trong mọi trường hợp Một khi sự sống đó đối với bản thân họ không còn ý nghĩa nữa, và sự duy trì tạm bợ chỉ khiến họ thêm đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần, họ hoàn toàn có thể từ bỏ quyền sống của mình Việc cho phép một người từ bỏ quyền sống và thực hiện quyền được chết êm ái là hoàn toàn hợp lý trong những trường hợp nhất định Quyền an tử nên được công nhận như một quyền nhân thân để đảm bảo được sự hoàn chỉnh của pháp luật Việt Nam khi ghi nhận song song quyền sống và quyền được chết – tương ứng với quy luật sống – chết tự nhiên của nhân loại

Thứ hai, việc hợp thức hóa quyền an tử tại Việt Nam thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam

Từ các đặc điểm của an tử cũng như các nội dung của quyền an tử được một số quốc gia ghi nhận và luật hoá, quyền an tử thực chất xuất phát từ những giá trị nhân đạo mà con người xứng đáng được tiếp nhận Mục đích cuối cùng của an tử là giúp con người được giải thoát khỏi nỗi đau về cả thể xác lẫn tinh thần do các căn bệnh quái ác mang lại Đồng thời tại thời điểm đó, chịu đựng nỗi đau là điều duy nhất mà họ có thể làm trước căn bệnh họ đang mang trên người, nếu căn bệnh đó được bác sĩ xác định là không còn khả năng cứu chữa Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện rất nhiều các thang đo cường độ đau của con người, thông qua các thông số, nghiên cứu và đánh giá sẽ cho ra kết quả về cường độ đau mà một người đang phải gánh chịu Một số thang đo cường

133 Cao Thị Thảo Nguyên (2022), Quyền an tử trong luật quốc tế và pháp luật Nước ngoài từ lý luận đến thực tiễn

– kinh nghiệm cho Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.86 độ đau hiện đang được sử dụng trong lĩnh vực y tế có thể kể đến như: NRS, VAS, DVPRS, NVPS, BPS, 134 Tuy nhiên, không thể không chấp nhận rằng nỗi đau chỉ được ghi nhận dưới hình thức một con số, một dòng chữ, một mức độ, một kết quả đánh giá,… mà không phải ai cũng có thể cảm nhận chân thực nhất nỗi đau đó, ngoài bệnh nhân Nỗi đau có thể được ghi nhận và được tiếp nhận thông qua các hình thức vật chất, nhưng xét về thể chất, chỉ bản thân bệnh nhân hiểu rõ rằng bản thân họ đang bị nỗi đau đớn bệnh tật dày vò đến mức độ nào Hơn thế nữa, nỗi đau mà bệnh nhân phải gánh chịu không chỉ là nỗi đau thể chất mà còn là nỗi đau về mặt tinh thần Thực chất, nỗi đau về tinh thần có thể gây ra cảm giác đau mạnh mẽ tương tự với nỗi đau thể xác, đôi khi còn có thể gây ra các cơn đau lan ra khắp cơ thể 135 , gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống con người Tác giả Kim Callinan đã từng đề cập rằng: “Sẽ không có thêm một người nào chết nếu trợ tở bằng phương pháp y khoa được thông qua, nhưng sẽ có ít người phải chịu đựng nỗi đau hơn” 136 Con người nên được phép từ bỏ nỗi đau đớn nặng nề do bệnh tật mang lại khi không còn khả năng cứu chữa thông qua việc đưa ra yêu cầu được chết êm ái Để đáp ứng tâm nguyện cuối cùng này của bệnh nhân, một trong những biện pháp thể hiện tính nhân đạo chính là công nhận quyền an tử - cho phép một người có quyền được chết êm ái sau khi đã được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng về mặt y khoa

Thứ ba, việc hợp thức hóa quyền an tử tại Việt Nam bổ sung thêm một vai trò mới của y học Việt Nam

Y học đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, y học Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu vô cùng to lớn trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của công dân đồng thời góp phần phát triển đất nước Trong bối cảnh đất nước chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-

19, có thể thấy được vai trò vô cùng thiết yếu của y học Việt Nam trong đời sống của toàn thể nhân dân Việt Nam Tuy nhiên, sức mạnh của y học vẫn bị hạn chế bởi một nhóm bệnh nhất định – những căn bệnh nan y (incurable illnesses) Bệnh nan y là một bệnh không căn bản, bệnh có xu hướng nặng dần theo thời gian hoặc bệnh ở giai đoạn cuối không có phương pháp cứu chữa, có khả năng khiến cho một con người thuộc mọi lứa tuổi tử vong trong vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí kéo dài hơn một

134 University of Florida Health, “Pain Assessment Scales/Tools”

[https://pami.emergency.med.jax.ufl.edu/resources/provider-resources/pain-assessment-scales/] (truy cập ngày 28/7/2023)

135 Elizabeth Hartney, “How Emotional Paint Affects Your Body”, VeryWell Mind,

[https://www.verywellmind.com/physical-pain-and-emotional-pain-

22421#:~:text=Emotional%20pain%20can%20often%20feel,help%20and%20treatment%20is%20important.] (truy cập ngày 28/7/2023)

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w