1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp Luật Về Việc Bãi Nhiệm Đại Biểu Dân Cử Kinh Nghiệm Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Và Kiến Nghị Cho Việt Nam.pdf

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Việc Bãi Nhiệm Đại Biểu Dân Cử: Kinh Nghiệm Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Và Kiến Nghị Cho Việt Nam
Tác giả Trần Văn Tiến, Phạm Thị Minh Hân, Nguyễn Thy Thảo
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại Công Trình Dự Thi Nghiên Cứu Khoa Học Sinh Viên
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 0,97 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (5)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (6)
  • 3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài (9)
    • 3.1 Mục tiêu nghiên cứu (9)
    • 3.2 Phạm vi nghiên cứu (9)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (10)
  • 5. Bố cục công trình nghiên cứu (10)
  • 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài (10)
  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ VIỆC BÃI NHIỆM ĐẠI BIỂU DÂN CỬ (12)
    • 1.1.1 Lịch sử hình thành bãi nhiệm đại biểu dân cử (12)
    • 1.1.2 Khái niệm bãi nhiệm đại biểu dân cử (14)
    • 1.1.3 Đặc điểm của bãi nhiệm đại biểu dân cử (15)
    • 1.1.4 Ý nghĩa của việc bãi nhiệm đại biểu dân cử (18)
    • 1.2 Pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử của một số quốc gia trên thế giới (19)
      • 1.2.1 Pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử của Vương quốc Anh (0)
      • 1.2.2 Pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử của Pháp (23)
      • 1.2.3 Pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử của Hoa Kỳ (0)
      • 1.2.4 Pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử của Nhật Bản (0)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BÃI NHIỆM ĐẠI BIỂU DÂN CỬ Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (38)
    • 2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam (38)
    • 2.2 Một số bất cập và kiến nghị về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam (53)
      • 2.2.1 Một số bất cập về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam (53)
      • 2.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử của cử tri (59)
  • KẾT LUẬN....................................................................................................................63 (66)

Nội dung

Điều đó đặt ra mộtnhiệm vụ cần thiết phải bổ sung quy định hướng dẫn cụ thể về cơ chế cử tri bãi nhiệmđại biểu dân cử ở Việt Nam hiện nay.Bên cạnh việc phát huy hơn nữa vị trí, vai trò c

Tính cấp thiết của đề tài

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, tình hình chính trị ở khu vực và trên thế giới hiện nay có nhiều biến động phức tạp, khó lường Trước tình hình đó, hoạt động của bộ máy nhà nước phải tiếp tục không ngừng nghiên cứu đổi mới, cải tiến từ tổ chức bộ máy, con người đến phương thức hoạt động Việc lựa chọn được những đại biểu xứng đáng, trong đó lấy chất lượng đại biểu là nòng cốt chính là yếu tố quyết định đến chất lượng hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước bởi vì con người là trung tâm, là những chủ thể chính làm nên tổ chức bộ máy. Đại biểu dân cử có vị trí, vai trò rất lớn, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân Đại biểu dân cử là những người do nhân dân trực tiếp bầu ra, vì thế nhân dân có quyền giám sát hoạt động của họ với tư cách là những người đại diện cho ý chí, lợi ích, nguyện vọng của cử tri; giám sát năng lực, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đại biểu cũng như thực hiện các chức vụ được giao; giám sát phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của các đại biểu Một đại biểu dân cử không thể hiện được ý chí, lợi ích, nguyện vọng của cử tri, thiếu năng lực và trách nhiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn được giao, hay vi phạm về phẩm chất, đạo đức, lối sống thì có thể bị cử tri bãi nhiệm một cách trực tiếp hay gián tiếp 1 Những người đại diện không phải luc nào cũng thực thi dựa trên ý chí của nhân dân Chính vì thế, quyền cử tri bãi nhiệm đại biểu dân cử ngày càng được ghi nhận và áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Quyền cử tri bãi nhiệm đại biểu dân cử là một quyền dân chủ trực tiếp được Hiến pháp quy định, phản ánh bản chất của quyền lực nhà nước, đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân Ở nước ta, sớm nhận thức được vai trò quan trọng của hình thức dân chủ này, nên ngay trong Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên đã có quy định về quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử của cử tri với nội dung: “Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra” (Điều 20) Kể từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ngày càng coi trọng việc phát huy dân chủ Theo Hiến pháp hiện hành, các nội dung về bãi nhiệm đại biểu dân cử được quy định như sau: “Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội,

Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam khẳng định quyền dân chủ trực tiếp của công dân, trong đó công dân có quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội (1) Các quyền này bao gồm quyền bầu cử và ứng cử, quyền sáng kiến và trưng cầu ý dân, quyền kiến ​​nghị, tố cáo, khiếu nại (1).

Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân” (khoản 2 Điều 7).

Trong Hiến pháp đã quy định quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử của cử tri nhưng thực tế vẫn chưa có trường hợp nào xảy ra Cơ chế bãi nhiệm hiện còn nhiều hạn chế, bất cập, cử tri chưa thể thực hiện vai trò bãi nhiệm ở các cấp Những quy định pháp luật hiện hành chưa tương xứng, còn thiếu cơ chế vận hành cụ thể, đặc biệt là trình tự bãi nhiệm Sự thiếu hụt này tạo ra rào cản thực hiện quyền bãi nhiệm và đòi hỏi phải bổ sung, hướng dẫn cụ thể để đảm bảo thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của cử tri theo đúng tinh thần Hiến pháp.

Bên cạnh việc phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của đại biểu dân cử, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước thì bãi nhiệm đại biểu dân cử cũng góp phần phát huy tính dân chủ, nâng cao ý thức, trách nhiệm chính trị của người dân; hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Từ những cơ sở lý luận thực tiễn nêu trên chung tôi chọn đề tài: “Pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử: Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và kiến nghị cho Việt Nam.”với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng thực hiện các quy định về cơ chế bãi nhiệm đại biểu ở Việt Nam.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong lịch sử pháp luật Việt Nam, bãi nhiệm đại biểu dân cử được quy định từ rất sớm, tuy nhiên vẫn chưa được cụ thể và rõ ràng mà chỉ tồn tại những quy định đi kèm với chế độ bầu cử được ra đời trong bản Hiến pháp năm 1946 của nước ta Mặc dù việc bãi nhiệm đại biểu dân cử còn tồn tại nhiều vấn đề và bất cập chưa được làm rõ cả về mặt pháp lý và thực tiễn, số lượng học giả quan tâm và công trình nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn rất ít so với những chủ đề về chế độ bầu cử.

Về tình hình nghiên cứu ở nước ngoài có các công trình tiêu biểu sau đây:

Yanina Welp, Laurence Whitehead (2020), “The Politics of Recall Elections”:

Tác phẩm đã phân tích sâu những mặt chính trị, lịch sử của chế định bãi nhiệm, đồng thời phân tích quy định, thực tiễn về vấn đề này ở các quốc gia như Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đức và một số khu vực khác Qua đó cho thấy cái nhìn toàn cảnh hơn về chế độ bãi nhiệm trong pháp luật toàn thế giới.

V.I Lênin, Toàn tập, Tập 33, “Nhà nước và cách mạng”, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978: Tác phẩm này đã đưa ra những vấn đề nhằm chứng tỏ rằng chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thể cho thấy được định nghĩa, nguồn gốc, hình thức và vai trò của Nhà nước Qua đó giup cho nhóm tác giả nghiên cứu có cái nhìn tổng quát về những điểm cơ sở khi bắt đầu thực hiện nghiên cứu đề tài này.

Anne Twomey (2011), “The Recall of Members of Parliament and Citizens’

Initiated Elections”, The University of New South Wales Law Journal, Thematic: forum 17(1): religion and australian law: Tác phẩm thảo luận về lý do quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử xuất hiện ở Úc và lợi ích của quyền này mang đến cho nước Úc Ngoài ra, tác phẩm còn so sánh cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Hoa Kỳ và Canada, và xem xét các đề xuất áp dụng cơ chế bãi nhiệm Nghị sĩ ở Vương Quốc Anh Đồng thời, tác phẩm còn mở rộng việc xem xét quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử của cử tri ở các quốc gia như Thụy Sĩ, Đức và Nhật Bản.

Virginia Beramendi, Andrew Ellis, Bruno Kaufmann, Miriam Kornblith, Larry LeDuc, Paddy McGuire, Theo Shiller, Palle Svensson (2008), “International IDEA

Direct Democracy: The International IDEA Handbook”: Sổ tay này xem xét bốn cơ chế dân chủ trực tiếp cung cấp cho các cử tri nhiều cơ hội hơn khi tham gia vào các hoạt động của chính phủ của họ, đó là trưng cầu dân ý, sáng kiến của công dân, sáng kiến chương trình nghị sự và bãi miễn Các nghiên cứu trong cuốn sổ tay đưa ra sự so sánh độc đáo giữa các cơ chế khác nhau của dân chủ trực tiếp và làm thế nào các cơ chế này đáp ứng được nhu cầu của mỗi quốc gia trong những bối cảnh cụ thể Các nghiên cứu điển hình này cho phép thảo luận sâu về các vấn đề cụ thể, bao gồm thu thập chữ ký và sự tham gia của cử tri, tài trợ cho chiến dịch, đưa tin trên phương tiện truyền thông, những điểm khác biệt giữa các quốc gia trong việc sử dụng các thủ tục dân chủ trực tiếp và các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia.

Về tình hình nghiên cứu ở trong nước có các công trình tiêu biểu sau đây:

Công trình dự thi nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh “Pháp luật về bãi nhiệm đại biểu Quốc hội ở Việt Nam” của tác giả Lâm Ngọc Thùy Minh (2018): Công trình đã nêu rõ những vấn đề lý luận về quyền bãi nhiệm đại biểu Quốc hội ở Việt Nam, bên cạnh đó chỉ ra những bất cập về mặt pháp lý, đồng thời đưa ra những đề xuất giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bãi nhiệm đại biểu Quốc hội ở nước ta.

Bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Mạnh (2014), "Quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử và sự phát triển các quy định về quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử qua các bản Hiến pháp Việt Nam", đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, cung cấp cái nhìn chuyên sâu về quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử Tác giả phân tích lịch sử phát triển và những bất cập của quy định hiện hành trong Hiến pháp Việt Nam, giúp mở rộng hiểu biết về cơ chế này theo pháp luật nước ta.

Trần Thị Thùy Linh (2021), “Bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ: Công trình đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu chuyên sâu về bãi nhiệm đại biểu dân cử khi nghiên cứu dưới tính chất tổng hợp những luận cứ, luận điểm của các nhà tư tưởng, cùng với những đề xuất, nhận xét của tác giả đã nêu ra được những giá trị nền tảng và giá trị tham khảo trong quá trình xác định phương hướng và các giải pháp hoàn thiện về chế định bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam. Nguyễn Thị Vân (2017), “Bãi miễn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ: Công trình đã đi sâu vào nguồn gốc của vấn đề bầu cử, đồng thời cho thấy tính thực tiễn chưa rõ ràng của thuật ngữ “bãi miễn” tại các quy định của luật pháp Việt Nam, thêm vào đó là chỉ ra những nguyên nhân, đưa ra những kiến nghị để khắc phục những vấn đề này.

Tạp chí khoa học pháp lý: “Pháp luật về bãi nhiệm nghị sĩ tại Vương quốc Anh và một số kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Vũ Lê Hải Giang (2021): công trình đã nghiên cứu về những vấn đề lý luận cơ bản và đồng thời chỉ ra những bất cập của cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử tại Việt Nam, và đưa ra những kinh nghiệm cho ViệtNam dựa trên cơ chế bãi nhiệm nghị sĩ tại Vương quốc Anh.

Trong thực tiễn, các công trình khoa học nghiên cứu về bãi nhiệm đại biểu dân cử vẫn còn rất ít so với cơ chế bầu cử được quy định tại hệ thống pháp luật Việt Nam mặc dù bãi nhiệm đại biểu dân cử và chế độ cử tri bầu cử ra người đại biểu của mình đều có ý nghĩa quan trọng cả về mặt chính trị và pháp lý Do đó, trong công trình nghiên cứu đề tài khoa học pháp lý này, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu toàn diện hơn về pháp luật bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam, đồng thời tham khảo những điểm nổi bật, tiêu biểu trong quy định về bãi nhiệm đại biểu dân cử tại hệ thống pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới và đề xuất những giải pháp phù hợp với Việt Nam.

Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở lý luận của cơ chế cử tri bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Làm rõ vai trò của cơ chế cử tri bãi nhiệm đại biểu dân cử đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử.

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng cũng như tồn tại hạn chế trong việc xây dựng cơ chế cử tri bãi nhiệm đại biểu dân cử tại Việt Nam hiện nay. Đưa ra một số đề xuất mang tính gợi mở nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế cử tri bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu

Ở đề tài này, phân tích các quy định về cơ chế cử tri bãi nhiệm đại biểu dân cử ở các phạm vi nghiên cứu sau:

Bài viết tập trung phân tích cơ chế về không gian của một số quốc gia điển hình như Vương quốc Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản Từ đó, đưa ra những kiến nghị về vấn đề không gian tại Việt Nam.

Về thời gian: Nghiên cứu hệ thống pháp luật về cơ chế bãi nhiệm từ những giai đoạn đầu tiên mà cơ chế này này được quy định cho đến nay Đối với pháp luật ViệtNam, phạm vi thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày 9/11/1946 - ngày bản Hiến phápViệt Nam năm 1946 được thông qua, đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định về cơ chế bãi nhiệm bằng thuật ngữ “bãi miễn”, tuy nhiên vẫn còn sơ khai và chưa cụ thể, chi tiết Đối với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, bởi lẽ thời gian xuất hiện những quy định này của mỗi quốc gia là khác nhau, do đó phạm vi thời gian nghiên cứu bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ XVIII, lần đầu khái niệm này được đề cập đến bởi nhà cách mạng Pháp Maximilien De Robespierre (1758 - 1794) nêu lên trong quá trình soạn thảo Hiến pháp Cộng hòa Pháp năm 1793.

Phương pháp nghiên cứu

Ngoài phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, đề tài này được nhóm nghiên cứu vận dụng nhiều phương pháp khác nhau theo từng vấn đề được nghiên cứu như phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp quy nạp và diễn dịch,… cụ thể:

Phương pháp so sánh được nhóm sử dụng để so sánh các nội dung của cơ chế cử tri bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới với pháp luật Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu lịch sử được nhóm sử dụng để nghiên cứu và tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới.

Phương pháp phân tích luật viết được nhóm sử dụng để phân tích các đặc điểm của cơ chế cử tri bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam qua các bản Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về cơ chế này.

Trong đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch để diễn đạt nội dung vấn đề nghiên cứu Phương pháp quy nạp dựa trên việc tổng hợp các dữ liệu riêng lẻ để đưa ra kết luận chung, trong khi phương pháp diễn dịch bắt đầu từ lý thuyết tổng quát để suy ra các trường hợp cụ thể Việc kết hợp cả hai phương pháp này giúp nghiên cứu có cơ sở vững chắc và kết quả toàn diện.

Bố cục công trình nghiên cứu

Ngoài Phần mở đầu, Danh mục các từ viết tắt, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có nội dung gồm hai chương sau:

Chương 1 Những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử.

Chương 2 Thực trạng về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam và một số kiến nghị.

Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Nhóm nghiên cứu về cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới nhằm xem xét những mặt tích cực để đưa ra kiến nghị cho Việt Nam hiện nay Việc hoàn thiện cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử sẽ góp phần làm tăng cường mối quan hệ giữa đại biểu với cử tri, góp phần củng cố niềm tin của người dân với đại biểu dân cử Ngoài ra, những kinh nghiệm rut ra từ pháp luật một số quốc gia trên thế giới sẽ được xem xét, chọn lọc để phù hợp với tình hình thực tế và chế độ chính trị ở Việt Nam.

Giá trị ứng dụng Đề tài góp phần làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu về cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ VIỆC BÃI NHIỆM ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

Lịch sử hình thành bãi nhiệm đại biểu dân cử

Trên phương diện xây dựng một nền dân chủ văn minh, hiện đại cơ chế bãi nhiệm hình thành, gắn với ý tưởng cho rằng các đại diện cần phải tiếp tục có trách nhiệm với người dân đã bầu cho họ Tư tưởng về việc áp dụng hình thức này lần đầu tiên được nhà cách mạng Pháp Maximilien De Robespierre (1758 - 1794) nêu lên trong quá trình soạn thảo Hiến pháp Cộng hòa Pháp năm 1793 Sau này, trong quá trình tồn tại của Công xã Paris thì quyền của nhân dân bãi miễn các đại biểu đã được xác định là một nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và chính trị đối với các cơ quan của Công xã Tuy nhiên, do thời gian tồn tại của Công xã quá ngắn ngủi nên ý tưởng quan trọng này đã không được thực hiện.

Các quốc gia tiên phong trong quan niệm và thực hiện bãi miễn ở cấp địa phương và cấp bang là Thụy Sĩ vào cuối thế kỷ XIX và Hoa Kỳ khoảng cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ XX Trong suốt những năm 1990, Mỹ La-tinh đã trở thành khu vực gia tăng sự hiện diện của hình thức bãi miễn trong Hiến pháp mới được ban hành, theo xu hướng ngày càng tăng kết hợp dân chủ đại diện với dân chủ có sự tham gia của người dân. Trong lịch sử, cơ chế cho phép người dân bãi nhiệm đại biểu của mình ở cơ quan đại diện của quốc gia lần đầu tiên được quy định tại Điều V Các Điều khoản hợp bang của Liên hiệp 13 bang Bắc Mỹ (tiền thân của Hợp chung quốc Hoa Kỳ hiện nay) quy định về việc công dân của các vùng lãnh thổ có quyền bỏ phiếu để “triệu hồi” các đại biểu của mình ở Quốc hội về và bầu chọn người khác lên thay Việc thông qua thủ tục bãi nhiệm ở một số tiểu bang Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ XX gắn liền với tên gọi "kỷ nguyên tiến bộ” Tuy nhiên sau đó Hiến pháp Liên bang của Hoa kỳ lại không giữ lại quy định này Bởi lẽ các nghị sĩ không chỉ hành động như đại diện của một bang hay một đơn vị bầu cử mà còn phải hành động vì toàn thể nước Mỹ, vì vậy mà không đơn vị bầu cử nào có quyền triệu hồi họ về và cử người khác làm thay Quan điểm này còn được củng cố bởi Tối cao Pháp viện Liên bang trong vụ U.S Term Limits, Inc v Thornton,

514 U.S 779 vào năm 1995 2 khi Tòa án tuyên bố rằng: “Khi ho đươc bầu, ho trở thành công bộc của Hơp chung quốc Hoa Ky Ho không phải là đại diện đươc bô nhiệm bởi các quốc gia riêng le và có chủ quyền, mà ho giư nhưng vị trí là các thành

Hiến pháp Liên bang Hoa Kỳ không cho phép cử tri bãi nhiệm nghị sĩ Liên bang vì "quyền bầu cử là một phần không thể tách rời cấu thành nên một chính quyền đoàn kết của một quốc gia" Do đó, bất kể luật của tiểu bang quy định như thế nào, quyền bãi nhiệm chỉ được trao cho Nghị viện Liên bang đối với các thành viên của mình.

Trong số các thủ tục của dân chủ trực tiếp, thủ tục bãi miễn ít được quy định phổ biến nhất, và do đó ít được áp dụng nhất Bởi lẽ việc cử tri được quyền trực tiếp bãi nhiệm đại biểu của mình ở cơ quan đại diện của quốc gia có những mặt tích cực và hạn chế nhất định Một mặt, bãi nhiệm có vai trò làm tăng quyền làm chủ của người dân, giup nâng cao trách nhiệm của đại biểu dân cử, thiết lập một mối liên hệ chặt chẽ giữa đại biểu dân cử và cử tri Mặt khác, nếu cho phép cử tri bãi nhiệm nghị sĩ thì có thể nghị sĩ sẽ không thực hiện một quyết định đung đắn nhưng ít được công chung ủng hộ, từ đó sẽ dễ dẫn đến một nghị viện dân tuy; hoặc có nguy cơ dẫn đến sự thiếu thống nhất trong nghị viện khi các nghị viện chỉ hành động cho lợi ích cục bộ của địa phương 3 Từ quan điểm của các nhà phê bình, chế độ bãi miễn được xem như một cơ chế mang tính phân cực cao độ, gây nên sự đối đầu nghiêm trọng và phá vơ công việc bình thường của các quan chức dân cử trong chức năng nhiệm vụ của họ Nó cũng được xem là một cơ chế tạo động lực cho các nhóm đối lập trong nỗ lực thế chỗ các quan chức dân cử 4 Việc bãi nhiệm đại biểu dân cử tiềm ẩn nhiều rủi ro và có ảnh hưởng nhất định đối với sự ổn định của quốc gia Đây là một trong những những nguyên nhân cho việc bãi nhiệm vẫn còn là hình thức dân chủ trực tiếp được áp dụng hạn chế, chủ yếu là cho chính quyền địa phương và khu vực và thường là ít hơn đối với quan chức được bầu cử ở cấp quốc gia.

Thủ tục bãi nhiệm hình thành, gắn với ý tưởng cho rằng các đại diện cần phải tiếp tục có trách nhiệm với người dân đã bầu cho họ Hiện nay, Hiến pháp của nhiều nước đã sử dụng hình thức bãi nhiệm đại biểu như một chế định chính trị - pháp lý quan trọng trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa nhân dân và đại biểu nhân dân Có thể thấy, cơ chế bãi nhiệm là một công cụ chính trị mà cử tri có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để bày tỏ sự không hài lòng của họ đối với một quan chức cụ thể mà họ đã lựa chọn thông qua bầu cử, chẳng hạn như quan chức đó đã tham nhũng hay phạm tội, không đủ năng lực,

3 Vũ Lê Hải Giang, tlđd (2), tr.12.

4 Đào Trí Úc, Vũ Công Giao (2014), Dân chủ trực tiếp - Sô tay IDEA quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr.122.

Khái niệm bãi nhiệm đại biểu dân cử

Đa số các học giả, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng có hai hình thức cơ bản để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước là dân chủ đại diện (representative democracy) và dân chủ trực tiếp (direct democracy) Hình thức chủ yếu thực hiện quyền lực nhân dân ở nước ta là hình thức dân chủ đại diện Đây là phương thức để nhân dân lựa chọn người đại diện và ủy thác quyền lực cho người đại diện là thông qua các cuộc bầu cử.

Ngoài hình thức dân chủ đại diện, nhân dân còn thực hiện quyền lực của mình dưới hình thức dân chủ trực tiếp Bãi miễn (tiếng Anh: Recall, hay còn gọi là “thu hồi”,

“bãi nhiệm") là một hình thức của dân chủ trực tiếp Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân luôn là một nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, luôn được ghi nhận trang trọng ở những trang đầu của tất cả các bản Hiến pháp Xuất phát từ quan điểm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, cơ chế cử tri trực tiếp bãi nhiệm đại biểu dân cử phải được khuyến khích để nâng cao sự giám sát chặt chẽ của chính bản thân những người chủ quyền lực Các cử tri cần phải được quyền lựa chọn chấm dứt hoạt động của các đại diện của mình trước khi kết thuc nhiệm kỳ, nếu các đại diện đó không đáp ứng được nguyện vọng của họ.

Trải qua chiều dài lịch sử lập hiến của Việt Nam, chế định bãi nhiệm đại biểu dân cử luôn được chu trọng, đề cao mặc dù câu chữ, thuật ngữ, kỹ thuật lập hiến có thể khác nhau Cách diễn đạt chế định này có sự khác biệt đáng kể thông qua cách sử dụng các thuật ngữ Trong các bản Hiến pháp của Việt Nam qua nhiều thời kỳ cũng đã có sự ghi nhận và sử dụng lần lượt hai thuật ngữ: bãi miễn và bãi nhiệm Thuật ngữ “bãi miễn” được sử dụng trong Hiến pháp năm 1946 (Điều 20), Hiến pháp 1959 (Điều 5) và Hiến pháp năm 1980 (Điều 7) Tuy nhiên đến Hiến pháp năm 1992 (Điều 7) và Hiến pháp năm 2013 (Điều 7), thuật ngữ “bãi miễn” đã được thay thế bởi thuật ngữ

Theo Từ điển Luật học, bãi nhiệm là “một chế tài kỷ luật buộc thôi giư chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm ky đối với người đươc giao giư chức vụ có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất đạo đức, không còn xứng đáng giư chức vụ đươc giao ở các cơ quan nhà nước” 5 Tuy không có sự giải nghĩa về thuật ngữ “bãi miễn” nhưng Từ điển Luật học đã nêu rằng, các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm

5 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật hoc, Nxb Tư pháp, tr.20.

1959 và Hiến pháp năm 1980 chưa có sự phân biệt giữa “bãi nhiệm” với “miễn nhiệm” mà chỉ sử dụng thuật ngữ “bãi miễn”.

Bãi miễn và bãi nhiệm là hai hành động pháp lý nhằm chấm dứt tư cách hoặc chức vụ của cá nhân trước thời hạn nhiệm kỳ Theo Từ điển Tiếng Việt, bãi miễn là hành động bãi bỏ tư cách đại biểu theo quyết định của cử tri hoặc cơ quan dân cử Còn bãi nhiệm, ngược lại, là hành động bãi bỏ chức vụ của đại biểu dân cử theo quyết nghị của cơ quan dân cử hoặc bãi bỏ chức vụ của một cá nhân giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

Theo Sáng kiến IDEA quốc tế 8, bãi miễn được định nghĩa là một thủ tục dân chủ trực tiếp cho phép cơ quan có thẩm quyền hoặc một số lượng công dân nhất định có thể yêu cầu tổ chức bỏ phiếu để cử tri quyết định liệu có nên cách chức một quan chức trước khi nhiệm kỳ kết thúc hay không.

Thuật ngữ "bãi miễn" và "bãi nhiệm" trong pháp luật Việt Nam tương đồng với nhau và với khái niệm "bãi miễn" trong luật quốc tế Bãi nhiệm là hình thức dân chủ trực tiếp, theo đó đại biểu Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân bị hủy tư cách đại biểu trước khi hết nhiệm kỳ do cử tri bỏ phiếu hoặc do Quốc hội hay Hội đồng nhân dân ra nghị quyết khi đại biểu không còn xứng đáng với sự tín nhiệm Việc bị bãi nhiệm đồng nghĩa với việc mất hoàn toàn tư cách đại biểu.

Đặc điểm của bãi nhiệm đại biểu dân cử

Thứ nhất, về văn bản ghi nhận, căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Hiến pháp năm 2013

Việt Nam, “đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội,

Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.”, Ngoài ra, Hiến pháp Hoa Kỳ cũng có quy định về hình thức bãi nhiệm tại khoản

5 Điều 1, “Mỗi Viện có quyền quy định nhưng quy chế của Viện mình, thi hành kỷ luật nhưng thành viên có hành vi sai phạm và khai trừ thành viên với sự nhất trí của 2/3 số thành viên.” Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật của Vương quốc Anh cũng tồn tại Luật

Bãi nhiệm thành viên Nghị viện năm 2015 quy định về quy trình, thủ tục, cách thức để

6 Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học - Nxb Đà Nẵng, tr.27.

7 Viện Ngôn ngữ học, tlđd(5), tr.27.

8 Viện Quốc tế về Dân chủ và Trợ giup bầu cử - International Institute for Democracy and Electoral Assistance.

9 Đào Trí Úc, Vũ Công Giao, tlđd(3), tr.117. cử tri bãi nhiệm trực tiếp thành viên của Nghị viện Qua đó, cơ chế bãi nhiệm vẫn được quy định, đề cập đến về mặt pháp lý tại nhiều quốc gia với văn bản chủ đạo quy định về vấn đề bãi nhiệm này chủ yếu là dưới hình thức là Hiến pháp và bằng các Đạo luật, ngoài ra ở một số quốc gia, địa phương còn tồn tại các văn bản hướng dẫn chi tiết về thực hiện chế định này.

Thứ hai, về đối tương bị bãi nhiệm, cử tri sau khi lựa chọn một quan chức cụ thể thông qua bầu cử nhưng lại không hài lòng về lựa chọn của mình, hoặc vì đại biểu được bầu cử đó vi phạm một số quy chuẩn cụ thể, hoặc là vì chưa hoàn thành đung trọng trách của mình Xét về mặt lý thuyết, bãi nhiệm là công cụ chính trị giup các cử tri thể hiện sự không hài lòng đó Qua đó, những đối tượng mà bãi nhiệm có thể áp dụng bao gồm những đại biểu được bầu ra thông qua các lá phiếu của cử tri, có thể là quan chức dân cử, thành viên của Hội đồng thành phố, thành viên của Nghị viện, Thủ tướng hoặc các thành viên Nội các.

Thứ ba, về chủ thể có quyền yêu cầu bãi nhiệm, tuy tồn tại các cách quy định khác nhau về chế định bãi nhiệm tại các quốc gia, nhưng nhìn chung, những chủ thể có quyền yêu cầu bãi nhiệm về mặt pháp lý, những chủ thể có thẩm quyền này là những cử tri, đại diện cử tri đã bầu cử, hoặc có thể là các cơ quan có quyền lực được quy định bởi pháp luật của mỗi nước Hiến pháp Hoa Kỳ đã quy định mỗi Viện sẽ có quyền xử lý kỷ luật và khai trừ thành viên nếu như đủ sự nhất trí của ⅔ thành viên Tại Việt Nam, theo Hiến pháp 2013, cử tri hoặc Quốc hội có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử, đại biểu Quốc hội Theo đó, có thể thấy rằng về mặt pháp lý, mặc dù hầu như một số nước chỉ quy định về chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình thức xử lý bãi nhiệm, các cử tri thường là những chủ thể có thẩm quyền yêu cầu bãi nhiệm.

Thứ tư, về phân định đặc điểm giưa chế độ bãi nhiệm và các chế độ khác có sự tương đồng với bãi nhiệm, đơn cử như một hình thức xử lý tại Hoa Kỳ: “Luận tội” hay

“Đàn hạch”, được dùng đến để chính thức truy tố một viên chức dân sự của chính phủ vì những hành động phạm pháp thực hiện trong khi đang tại chức, việc xét xử này sau cùng sẽ dẫn đến truất phế một viên chức bị kết án Qua đó, hình thức “luận tội” như trên được áp dụng dành riêng cho những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật trong khi đang tại chức, trong khi đó, hình thức bãi nhiệm thông thường sẽ được yêu cầu áp dụng khi các cử tri hay các cơ quan có thẩm quyền có đầy đủ chứng cứ cho rằng đại biểu mà mình muốn bãi nhiệm đã vi phạm những quy chuẩn được quy định đối với trường hợp bãi nhiệm Ví dụ như tại Việt Nam, theo quy định tại Hiến pháp 2013, các đại biểu sẽ bị bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân. Hoặc cụ thể hơn tại Vương quốc Anh, theo Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện năm

2015, nghị sĩ tại Hạ viện sẽ bị yêu cầu bãi nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 1 Luật này Theo đó, về điều kiện áp dụng ở hai hình thức này tuy có nét tương đồng nhưng nếu bên “luận tội” chỉ áp dụng trong trường hợp chủ thể đó vi phạm pháp luật thì hình thức bãi nhiệm có thể được áp dụng nếu như đủ điều kiện được xác định theo pháp luật mỗi nước.

Thứ năm, về tính chất của bãi nhiệm, bãi nhiệm vừa là trách nhiệm pháp lý, vừa là trách nhiệm chính trị Bởi lẽ việc bầu cử một đại biểu dân cử là để đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các cử tri, và khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm đó, chế tài này được thực hiện để vừa đảm bảo trách nhiệm đối với pháp luật căn cứ theo mức độ trái với pháp luật của những hành vi, vi phạm; vừa đảm bảo trách nhiệm đối với sự tín nhiệm của những cử tri đã bầu cử mình Theo đó, những đại biểu dân cử không đáp ứng được những trách nhiệm trên đều đủ điều kiện bị bãi nhiệm Tóm lại bãi nhiệm đại biểu là một phần của dân chủ nhân dân, thể hiện bản chất nhà nước, và cũng là chế tài mang tính chính trị nghiêm khắc nhất đối với đại biểu Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử, và nếu có thì cách thức thực hiện của mỗi nước cũng khác nhau Trên một số hệ tư tưởng chính trị - pháp lý, các quốc gia xây dựng nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước riêng cho mình, điều này đã ảnh hưởng đến quy định về bãi nhiệm đại biểu dân cử của từng nước Bên cạnh những mặt tích cực của cơ chế này, có một số độc giả cho rằng “thủ tục này có tác động tiêu cực vì gây nên sự đối đầu nghiêm trong, phá vỡ công việc bình thường của các cơ quan dân cử và thường bị các nhóm đối lập lơi dụng để thay đôi cơ cấu tô chức chính quyền” Nhìn chung, cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử đã góp phần củng cố vấn đề dân quyền và nâng cao chất lượng của bộ máy nhà nước.

Bãi nhiệm đại biểu dân cử là chế tài nghiêm khắc nhất đối với họ, mang giá trị pháp lý và chính trị quan trọng ngang với chế định bầu cử Như bầu cử giúp kiến tạo cơ quan đại diện, bãi nhiệm cũng là phương thức để nhân dân giám sát, hạn chế lạm quyền của nhà nước Do đó, cùng với quyền bầu cử, quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử là quyền cơ bản, thể hiện bản chất của nền dân chủ, giúp nhân dân kiểm soát hiệu quả những người đại diện cho mình.

Bầu cử và bãi nhiệm là hai cơ chế mang tính chất đối lập nhau, nhưng nếu chỉ quan tâm đến chế độ bầu cử mà lãng quên việc hoàn thiện cơ chế bãi nhiệm thì hiệu của chế độ bầu cử không được phát huy tối đa Nếu đại biểu dân cử không thực hiện hoặc thực hiện không đung uỷ nhiệm thư tức là đại biểu đó không hoàn thành vai trò là người đại diện của nhân dân, không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân và do vậy, nhân dân có quyền tước đi tư cách đại biểu của đại biểu đó Như vậy, quyền bãi miễn đối với những đại biểu không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân là quyền có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cho chế độ dân chủ được thực hiện một cách hoàn toàn và triệt để Thực hiện đung vấn đề có tính nguyên tắc này không chỉ làm tăng trách nhiệm của đại biểu dân cử, mà còn bảo đảm sự phục tùng thực sự của người được bầu đối với cử tri và xã hội.

Ý nghĩa của việc bãi nhiệm đại biểu dân cử

Bãi miễn đại biểu dân cử là quyền của nhân dân nhằm thể hiện mất lòng tin đối với những đại biểu không hoàn thành nhiệm vụ đại diện cho họ Quyền này xuất phát từ nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, là quyền tối thượng Nhân dân có thể thực hiện quyền này gián tiếp thông qua đại biểu dân cử, nhưng quyền lực của họ vẫn không mất đi Do sự độc quyền quyền lực của nhà nước, nhân dân cần giám sát và kiểm soát đại biểu trong suốt nhiệm kỳ để hạn chế sự tha hóa quyền lực.

10 Nguyễn Thị Vân (2017), Bãi miễn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Học Viện khoa học xã hội Việt Nam, tr.22.

11 Tào Thị Quyên, “Quyền bãi miễn đại biểu dân cử theo pháp luật Việt Nam”, https://s.net.vn/eGqn, truy cập ngày 01/8/2008. dân, quyền lực sẽ bị nhân dân thu lại bằng việc lựa chọn và trao lại cho người khác xứng đáng.

Suy cho cùng, khả năng của con người là hữu hạn, cho nên một người dù có lý trí đến đâu thì khả năng sai lầm vẫn có thể xảy ra Việc nhân dân có quyền giám sát hoạt động của các đại biểu do mình bầu ra là điều tất yếu; khi đó nhân dân giám sát năng lực, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của các đại diện của mình cũng như thực hiện các chức vụ được giao, giám sát phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của các đại diện Khi người đại biểu không còn đại diện cho ý chí của nhân dân mà chỉ đại diện cho ý chí của bản thân họ trong quá trình quản lý xã hội thì nhân dân có có quyền bãi nhiệm người đại biểu đó và thay thế bằng một người khác, đảm bảo rằng ý chí của người đại biểu luôn là ý chí của nhân dân, và nhân dân mới là người người thực sự quản lý xã hội thông qua các đại biểu.

Có thể nói, bãi nhiệm đại biểu dân cử là một trong những biện pháp để nhân dân thực hiện quyền giám sát, khắc phục tính hình thức của các cơ quan dân cử Bởi vì,một đại biểu dân cử khi đã bị cơ quan dân cử hoặc cử tri đưa ra bãi nhiệm thì có thể khẳng định uy tín, vị thế của người đại biểu đó trong đơn vị bầu cử của mình mình cũng như trong xã hội sẽ không còn được như trước nữa 12 Việc này sẽ thuc đẩy tinh thần trách nhiệm của các đại biểu, cơ quan dân cử và là động lực để họ lắng nghe,quan tâm đến nguyện vọng, ý chí của người dân Qua các nghiên cứu có thể nhận thấy,các đại biểu dân cử dường như đáp ứng tốt hơn các lợi ích và áp lực của các nhóm kinh tế hơn là của cử tri Việc bãi nhiệm được xem như một cơ chế khiến cho các đại diện của người dân trở nên nhạy cảm hơn trước những yêu cầu của cử tri 13 Vì vậy, cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử giup hạn chế tình trạng làm việc bị động của các đại biểu, nếu họ không hoạt động tích cực, chủ động, thì quyền lực của họ sẽ được trao cho người xứng đáng hơn Từ đó, góp phần bảo đảm các đại biểu dân cử thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình vì nhu cầu, lợi ích của nhân dân.

Pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử của một số quốc gia trên thế giới

1.2.1.1 Căn cứ, điều kiện bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật Vương quốc Anh

12 Trần Thị Thùy Linh (2021), Bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr.22.

13 Nguyễn Thị Vân, tlđd (9), tr.30.

“Recall of MPs Act” được hiểu là “Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện” Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện vào năm 2015 (sau đây gọi tắt là Đạo luật) quy định về quy trình, thủ tục, cách thức để cử tri bãi nhiệm trực tiếp thành viên của Nghị viện. Đạo luật này được hướng dẫn bởi Quy định hướng dẫn thi hành Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện 2015 được ban hành vào năm 2016 (sau đây gọi tắt là Quy định).

“Thành viên của Nghị viện” được hiểu là thành viên của Hạ viện Như vậy, Đạo luật này chỉ áp dụng cho các nghị sĩ Hạ viện chứ không áp dụng cho nghị sĩ của Thượng viện Điều này cũng là hợp lý bởi Thượng viện Vương quốc Anh hay còn được biết đến với tên gọi Viện Quý tộc (House of Lords) tập hợp các thành viên bao gồm các chức sắc Anh giáo, các quý tộc thế tập và những nghị sĩ được bổ nhiệm, các thành viên này đều không thông qua bầu cử.

Trước năm 2015, nghị sĩ tại Hạ viện do cử tri bầu ra và chỉ có thể bị Hạ viện bãi nhiệm Họ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì với cử tri, không phụ thuộc vào tín nhiệm của cử tri Dù nước Anh không có hiến pháp thành văn, nhưng quyền lực này của Hạ viện được xem như một nguyên tắc hiến pháp và là một trong những đặc điểm thể hiện quyền lực tối cao của Nghị viện Tuy nhiên theo quy định hiện nay, các nghị sĩ buộc phải có sự liên hệ chặt chẽ với cử tri, lắng nghe ý kiến của cử tri, được cử tri tín nhiệm.

Theo Điều 1 của Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện vào năm 2015, nghị sĩ tại

Hạ viện sẽ bị yêu cầu bãi nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Sau khi trở thành nghị sĩ của Hạ viện, nghị sĩ này đã bị kết tội vì vi phạm pháp luật và phải chịu hình phạt tù từ bản án hoặc quyết định của tòa án (nếu nghị sĩ bị kết án và nhận bản án giam giữ từ 12 tháng trở xuống vì nghị sĩ nhận bản án giam giữ trên 12 tháng sẽ đương nhiên mất tư cách nghị sĩ theo Luật Đại biểu Nhân dân (Representation of the People Act) năm 1981) Trừ trường hợp nghị sĩ đang bị tạm giam hoặc tạm giữ theo quy định của các đạo luật về sức khỏe tinh thần.

Trường hợp thứ hai: Căn cứ vào báo cáo của Ủy ban Tiêu chuẩn về vi phạm liên quan đến Bộ Quy tắc đối với nghị sĩ, Hạ viện đã ra nghị quyết đình chỉ hoạt động của nghị viên đó ít nhất là từ 10 đến 14 ngày làm việc.

Nghị sĩ vi phạm Điều 10 Luật về các Tiêu chuẩn của Nghị viện năm 2009 khi kê khai thông tin không chính xác để hưởng trợ cấp.

Có thể thấy nghị sĩ rơi vào các trường hợp bị yêu cầu bãi nhiệm là do có vi phạm cụ thể mà nhà làm luật cho rằng với vi phạm ấy, nghị sĩ có thể sẽ bị mất tín nhiệm hay không còn xứng đáng với tín nhiệm của cử tri ở đầu nhiệm kỳ Cử tri không có quyền chủ động yêu cầu bãi nhiệm bất kỳ nghị sĩ nào khi họ không rơi vào các trường hợp luật định Cử tri không được trao quyền lực trực tiếp yêu cầu bãi nhiệm nghị sĩ Điều này có thể làm giảm bớt đôi chut quyền lực của cử tri (bởi vấn đề tín nhiệm suy cho cùng thì vẫn chỉ là niềm tin nội tâm, có thể có trường hợp cử tri muốn thay đổi người đại diện bởi họ cảm thấy người khác xứng đáng làm đại biểu cho họ hơn nghị sĩ đương chức dù nghị sĩ này chẳng vi phạm điều gì chẳng hạn), song quy định này giup tránh được nguy cơ về một Nghị viện dân tuy và cũng tránh được việc các đảng chính trị lợi dụng cơ chế này để hạ bệ nghị sĩ của đảng đối lập Mặt khác, điều này cũng cho thấy ngay cả khi nghị sĩ ở Anh vi phạm pháp luật và bị kết án thì cũng không đương nhiên mất tư cách đại biểu mà phải trải qua thủ tục cho cử tri bỏ phiếu quyết định việc bãi nhiệm.

1.2.1.2 Thủ tục bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật Vương quốc Anh

Sau khi nhận thấy một trong ba trường hợp nghị sĩ bị yêu cầu bãi nhiệm xảy ra, Chủ tịch Hạ viện phải thông báo ngay cho người tiến hành yêu cầu bãi nhiệm Khi người tiến hành yêu cầu bãi nhiệm nhận được thông báo của Chủ tịch Hạ viện thì trong thời gian sớm nhất có thể, người này phải thiết lập và niêm yết thời gian và địa điểm để người dân bỏ phiếu Địa điểm bỏ phiếu phải có đủ điều kiện, phương tiện thuận lợi và hợp lý (kể cả phải tính đến trường hợp người khuyết tật đến tham gia), có thể thiết lập nhiều địa điểm để thuận tiện cho người dân (nhưng không quá 10 địa điểm) Thời gian bắt đầu cho phép bỏ phiếu là ngày làm việc thứ 10 kể từ khi người tiến hành yêu cầu bãi nhiệm nhận được thông báo của Chủ tịch Hạ viện 14

Cử tri bãi nhiệm nghị sĩ bằng phương thức ký tên vào một phiếu ký tên được chuẩn bị sẵn và bỏ vào thùng phiếu Phiếu ký tên và thông báo đến cử tri được quy định là phải có đầy đủ thông tin về tên nghị sĩ bị bãi nhiệm, tên đơn vị bầu cử, lý do mà nghị sĩ bị bãi nhiệm, tỷ lệ cần thiết để bãi nhiệm thành công nghị sĩ đó, hệ quả pháp lý nếu như nghị sĩ bị bãi nhiệm và nơi ký tên.

Có thể thấy Luật Bãi nhiệm thành viên nghị viện của Vương quốc Anh có quy định cụ thể những người được tham gia yêu cầu bãi nhiệm nghị sĩ là những cử tri có quyền bầu cử tính đến thời điểm bãi nhiệm, tức là phải hội tụ đủ 3 điều kiện sau :

14 Điều 7 Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện năm 2015.

Thứ nhất, người đó đã đăng ky và đã có tên trong sô đăng ky cử tri bầu nghị sĩ Hạ viện tại đơn vị bầu cử đó.Mọi sự thay đổi về sổ đăng ký cử tri sẽ không có hiệu lực kể từ sau ngày Chủ tịch Hạ viện gửi thông báo, trừ trường hợp đã gửi đăng ký trước đó và sự thay đổi diễn ra trước ngày làm việc thứ 3 trước ngày bỏ phiếu đầu tiên;

Thứ hai, người đó đã đủ 18 tuôi trở lên (ngày sinh nhật tuôi 18 phải trước ngày bỏ phiếu cuối cung);

Thứ ba, người đó hoàn toàn đủ điều kiện để tham gia bầu nghị sĩ Hạ viện tại đơn vị bầu cử đó.

Theo Quy định, các cử tri nói trên sẽ nhận được thông báo về việc bỏ phiếu, kèm theo thời gian và địa điểm tiến hành bỏ phiếu Mỗi cử tri có mặt sẽ được gọi tên, nhận phiếu và vào phòng kín để quyết định có ký tên ủng hộ yêu cầu bãi nhiệm hay không. Sau đó phiếu ký tên sẽ được gấp lại và bỏ vào thùng phiếu 15 Ngoài ký tên và bỏ phiếu trực tiếp, cử tri có thể bỏ phiếu qua đường bưu điện hoặc ủy quyền, nhưng phải đăng ký trước 16 Mỗi người chỉ được ký tên một lần và không được thay đổi ý định sau khi đã bỏ phiếu vào thùng 17 Đạo luật còn tính đến các trường hợp gian lận khi:

- Một người ký tên 2 lần;

- Một người ký tên trực tiếp khi đã biết rằng người nhận ủy quyền đã ký cho mình;

- Người nhận ủy quyền ký tên hai lần cho một người;

Khi người được ủy quyền ký sau khi xác thực chữ ký của người ủy quyền, thời gian bỏ phiếu sẽ kéo dài sáu tuần từ ngày bắt đầu Tuy nhiên, quá trình này có thể kết thúc sớm nếu chỉ còn sáu tháng nữa là đến cuộc bầu cử Hạ viện; nếu nghị sĩ đương nhiên mất tư cách (do mất tích, tử vong hoặc các lý do khác); hoặc nếu bản án phúc thẩm hủy bỏ cáo trạng đối với nghị sĩ Trong một trong những trường hợp trên, Chủ tịch Hạ viện phải thông báo cho Hạ viện, đồng thời thông báo lý do kết thúc bỏ phiếu sớm với người yêu cầu bãi nhiệm Người này sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để kết thúc bỏ phiếu và công bố thông tin về sự kiện này với công chúng.

15 Điều 27 Quy định hướng dẫn thi hành Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện năm 2015, ban hành vào năm 2016.

16 Điều 11(1) Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện năm 2015.

17 Điều 11(2), (3) Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện năm 2015.

18 Điều 13 Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện năm 2015.

Khi thời gian bỏ phiếu kết thuc, người tiến hành yêu cầu bãi nhiệm phải tiến hành kiểm phiếu Theo Điều 38(1) Quy định, việc kiểm phiếu chỉ được thực hiện bởi người tiến hành yêu cầu bãi nhiệm và những trợ lý.

Căn cứ theo Điều 14(3) Đạo luật, yêu cầu bãi nhiệm được xem là thành công khi số chữ ký hợp lệ đạt tỷ lệ ít nhất 10% tính trên tổng số những cử tri có quyền bỏ phiếu.

THỰC TRẠNG BÃI NHIỆM ĐẠI BIỂU DÂN CỬ Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Thực trạng quy định của pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam

2.1.1 Thực trạng về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử theo quy định của Hiến pháp năm 1946

2.1.1.1 Căn cứ, điều kiện bãi nhiệm đại biểu dân cử theo quy định của Hiến pháp năm 1946

Trong Hiến pháp năm 1946, thuật ngữ "bãi nhiệm" chưa xuất hiện mà sử dụng cụm từ "bãi miễn" tại Điều 20: "Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra" Theo Điều 41, quyền bãi miễn này được quy định cụ thể hơn.

“Nghị viện phải xét vấn đề bãi miễn một nghị viên khi nhận đươc đề nghị của một phần tư tông số cử tri tỉnh hay thành phố đã bầu ra nghị viên đó Nếu hai phần ba tông số nghị viên ưng thuận đề nghị bãi miễn thì nghị viên đó phải từ chức.” Theo đó, quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra thuộc về nhân dân, vào thời điểm này, cơ quan lập pháp được gọi là “Nghị viện” chứ không phải “Quốc hội”, và đại biểu Quốc hội thì được gọi là “nghị viên” Ngoài ra, theo Điều thứ 61, nhân viên Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính cũng có thể bị bãi miễn, tuy nhiên ở đây chưa được quy định rõ về điều kiện cũng như cách thức cho từng trường hợp mà lại quy định cách thức bãi miễn do luật định. Điều kiện để bãi miễn một nghị viên ở đây được quy định một cách hình thức, bởi lẽ quyền bãi miễn tuy được quy định về mặt pháp lý là thuộc về nhân dân - cử tri và Nghị viện nhưng thực chất việc bãi miễn là do Nghị viện xem xét khi đủ đề nghị của một phần tư tổng số cử tri tỉnh hay thành phố đã bầu ra nghị viên đó, và nếu đề nghị này được ưng thuận bởi hai phần ba tổng số nghị viên ưng thuận thì nghị viên này phải từ chức.

2.1.1.2 Quy trình bãi nhiệm đại biểu dân cử theo quy định của Hiến pháp năm

1946 Trình tự, thủ tục cũng được quy định một cách mơ hồ, không rõ ràng từ những bước đầu, từ việc thu thập đủ số lượng đề nghị bãi miễn một nghị viên cho đến quá trình xem xét của Nghị viện và quá trình quyết định dựa trên số cử tri ưng thuận với đề nghị này Trên thực tiễn, việc bãi miễn một nghị viên dựa trên những quy định thiếu chặt chẽ của Hiến pháp 1946 về vấn đề này vẫn chưa có tiền lệ, do đó những quy định này chỉ được xem là những bước đầu cho việc củng cố và phát triển sự hệ thống trong vấn đề bầu cử và vẫn mang tính hình thức, chưa thể hiện rõ được quyền lợi của nhân dân.

2.2.1.3 Hệ quả của việc bãi nhiệm đại biểu dân cử theo quy định của Hiến pháp năm 1946

Hiến pháp năm 1946 chỉ bao gồm những quy định “sơ khai” về khái niệm “bãi miễn”, do đó vẫn tồn tại những sự thiếu chặt chẽ, cụ thể ở việc nhà làm luật vẫn chưa đưa ra những quy định chi tiết về điều kiện, quy trình bãi nhiệm cũng như về hệ quả pháp lý sau một cuộc bãi nhiệm Bởi lẽ một nghị viên sau khi bị bãi nhiệm sẽ để lại nhiều vấn đề được đặt ra như vị trí trống đó sẽ được thay thế bởi một nghị viên khác hay để trống; nếu thay thế thì quy trình cụ thể là như thế nào; nghị viên vừa bị bãi nhiệm có thể tự ứng cử quay trở lại vị trí mình đã từng giữ hay không? Sở dĩ vẫn chưa tồn tại nhiều quy định về việc bầu cử bổ sung sau khi một nghị viên bị bãi miễn, cho thấy việc nhà làm luật tại thời điểm đó vẫn chưa thật sự tập trung phát triển những vấn đề này.

2.1.2 Thực trạng về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử theo quy định của Hiến pháp năm 1959

2.1.2.1 Căn cứ, điều kiện bãi nhiệm đại biểu dân cử theo quy định của Hiến pháp năm 1959 Điều 4 Hiến pháp năm 1959 xác định tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Hiến pháp quy định nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là bốn năm, việc tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đều tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Bên cạnh đó, Điều 5 của Hiến pháp cũng quy định về quyền bãi miễn của cử tri đối với Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, theo đó, các đại biểu dân cử này có thể bị cử tri bãi miễn trước khi hết nhiệm kỳ nếu tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân Vậy, để bãi miễn một đại biểu dân cử thì trước hết phải có căn cứ cho thấy họ “tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1959 và các văn bản quy phạm pháp luật khác không có quy định như nào là “tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”.

2.1.2.2 Quy trình bãi nhiệm đại biểu dân cử theo quy định của Hiến pháp năm 1959 Để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1959, các Luật Tổ chức Quốc hội năm 1960, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 1959 đã quy định cụ thể về quy trình bãi nhiệm đại biểu dân cử.

Thứ nhất là quy trình bãi nhiệm đại biểu Quốc hội

Để bãi miễn một đại biểu Quốc hội theo Điều 45 Luật tổ chức Quốc hội năm 1960, quá nửa tổng số cử tri trong đơn vị bầu cử phải bỏ phiếu tán thành Điều này có nghĩa là, nếu không đạt được sự ủng hộ của quá nửa tổng số cử tri, đại biểu vẫn giữ chức vụ dù không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

Thứ hai là quy trình bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân nhân dân

Tương tự như quy trình bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, cử tri có quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và để bãi nhiệm một đại biểu thì phải có quá nửa tổng số cử tri bỏ phiếu tán thành Theo đó, Điều 22 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm

1959 quy định, việc bãi miễn một đại biểu Hội đồng nhân dân phải có quá nửa tổng số cử tri thuộc đơn vị bầu cử đã bầu ra đại biểu ấy bỏ phiếu thông qua, thủ tục bỏ phiếu theo như luc bầu cử.

Từ các quy định này có thể thấy, khi có căn cứ cho cho thấy một đại biểu dân cử không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân và có quá nửa tổng số của tri trong đơn vị bầu cử bỏ phiếu tán thành bãi miễn thì đại biểu này sẽ bị hủy bỏ tư cách đại biểu trước nhiệm kỳ Thủ tục bỏ phiếu bãi miễn miễn theo như luc bầu cử Hiến pháp năm 1959 quy định nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu của việc xây dựng quyền bãi miễn của cử tri ở nước ta, thời gian này chưa có một quy định cụ thể hơn đối với quy trình bãi miễn đại biểu dân cử.

2.1.2.3 Hệ quả của việc bãi nhiệm đại biểu dân cử theo quy định của Hiến pháp năm 1959

Khi một đại biểu dân cử bị buộc thôi giữ chức vụ vì không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì không chỉ làm mất đi lòng tin của nhân dân đối với người đại biểu đó mà còn làm khuyết đi một vị trí của cơ quan dân cử Trong trường hợp này, Điều 55 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1959 có quy định, trong nhiệm kỳ, nếu khuyết một đại biểu Quốc hội thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể ấn định ngày bầu cử bổ sung đại biểu mới cho đơn vị bầu cử đó Việc bầu cử bổ sung này được quy định cụ thể ở Điều 49 Luật Tổ chức Quốc hội 1960 như sau: “Trường hơp khuyết đại biểu

Quốc hội thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét và quyết định việc tuyển cử bô sung. Nhiệm ky của đại biểu Quốc hội đươc bầu bô sung bắt đầu từ ky hop Quốc hội sau cuộc tuyển cử bô sung đến ky hop thứ nhất của khoá Quốc hội sau” Đối với đại biểu

Hội đồng nhân dân, trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp vì lý do gì mà không đảm nhiệm được chức vụ đại biểu, thì cử tri thuộc đơn vị bầu cử đã bầu ra đại biểu đó sẽ bầu người thay thế (Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 1959).

Những quy định trên thể hiện việc bị khuyết một đại biểu dân cử sau khi họ bãi nhiệm không phải là một điều quá nghiêm trọng, bởi vì sau đó, cử tri có thể tham gia một cuộc bầu cử để bầu ra một đại biểu xứng đáng để giữ chức vụ đó hơn nhưng việc bầu cử bổ sung này có thể làm mất thời gian và công sức của nhân dân, cũng như cơ quan dân cử Vì vậy, một đại biểu dân cử khi đã được nhân dân lựa chọn, cần phải làm tốt chức trách và nhiệm vụ của mình để xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.

2.1.3 Thực trạng về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử theo quy định của Hiến pháp năm 1980

2.1.3.1 Căn cứ, điều kiện bãi nhiệm đại biểu dân cử theo quy định của Hiến pháp năm 1980

Một số bất cập và kiến nghị về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam

2.2.1.1 Một số bất cập trong quy định của pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam

Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2007, với những bổ sung, sửa đổi sau này, đã có nhiều thay đổi đáng kể trong quy định về bãi nhiệm đại biểu dân cử so với các quy định ban đầu Tuy nhiên, các quy định hiện hành vẫn còn một số bất cập, hạn chế, cần được xem xét, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện trong thời gian tới.

Dù Hiến pháp 2013 và các luật liên quan đều nêu rõ Quốc hội và Hội đồng nhân dân dân có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân, nhưng đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể về điều kiện để xem xét bãi nhiệm Việc quy định thiếu rõ ràng này gây khó khăn trong thực thi chế định bãi nhiệm, bởi tiêu chí "xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân" mang tính định tính, khó xác định cụ thể trong từng trường hợp.

Thứ hai, về quy trình bãi nhiệm.Tuy rằng pháp luật hiện hành đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn tồn tại những nhược điểm và hạn chế trong việc quy định cụ thể, đầy đủ về chủ thể, cách thức, quy tắc bãi nhiệm đại biểu dân cử Các chủ thể được tham gia vào quá trình bầu cử cũng chưa được quy định rõ ràng, việc xác định rõ cử tri được ký đồng ý có sự tác động vô cùng lớn đối với kết quả của một cuộc bãi nhiệm. Theo bản “Hướng dẫn thi hành Bãi nhiệm” của tiểu bang Los Angeles, Hoa Kỳ, chỉ những cử tri đã đăng ký tại thời điểm ký tên vào bản kiến nghị bãi nhiệm, đủ tư cách bỏ phiếu cho viên chức bị yêu cầu bãi nhiệm, mới có thể ký tên vào bản kiến nghị bãi nhiệm 47 Ngoài ra, theo luật Bãi nhiệm thành viên nghị viện của Vương quốc Anh, những người được tham gia yêu cầu bãi nhiệm nghị sĩ được quy định cụ thể là những cử tri có quyền bầu cử tính đến thời điểm bãi nhiệm Do đó việc thiếu những quy định về các chủ thể tham gia vào cuộc bãi nhiệm mà chỉ quy định một cách chung chung như hiện tại gây ra những bất cập cho việc thực thi chế định này Bên cạnh đó, vẫn còn thiếu những quy định về việc thành lập một cá nhân hoặc tổ chức phụ trách bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu dân cử, điều này dẫn đến việc các công việc, nhiệm vụ cần phải thực hiện trong quá trình bãi nhiệm không được bàn giao, phân định rõ ràng.

Thứ ba, về hệ quả pháp ly.Bởi lẽ chỉ có những quy định về việc bãi nhiệm một đại biểu dân cử mà lại thiếu những quy định về việc xử lý những hệ quả pháp lý mà một cuộc bãi nhiệm để lại Sau khi bãi nhiệm một đại biểu dân cử, vị trí cũ của đại biểu đó sẽ do ai đảm nhiệm; quy trình, thủ tục, khoảng thời gian để thay thế cụ thể là gì; đại biểu bị bãi nhiệm có được quyền tự ứng cử lại hay không? Theo đó, việc bãi nhiệm đi kèm với việc một vị trí đại biểu dân cử sẽ bị khuyết trong một thời gian dài, bởi vì theo quy định tại Điều 89 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân hiện hành thì, việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ chỉ được tiến hành khi thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 02 năm và thiếu trên mười phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội đã được bầu ở đầu nhiệm kỳ Điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, cụ thể là những cử tri đã thực hiện quyền bãi nhiệm của mình mà không có biện pháp nào để đảm bảo lợi ích của mình.

Quy định pháp luật về bãi nhiệm đại biểu dân cử hiện nay còn nhiều bất cập, lỗ hổng dù thủ tục dân chủ này có ý nghĩa quan trọng Về lý luận và thực tiễn, chế độ bãi nhiệm có ý nghĩa chính trị, pháp lý không kém gì chế độ cử tri bầu đại biểu Do đó, thủ tục bãi nhiệm phải được quy định rõ ràng theo trình tự luật định để có thể thực hiện hiệu quả trên thực tế.

47 Hướng dẫn bãi nhiệm tiểu bang Los Angeles, Hợp chung quốc Hoa Kỳ, tr.13. này có thể gặp nhiều khó khăn, cản trở nếu như những quy định về điều kiện, thủ tục và quy trình không cụ thể và rõ ràng.

2.2.1.2 Một số bất cập trong việc thực hiện quy định của pháp luật về việc bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam

Những quy định về cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử thể hiện trong Hiến pháp, Luật Tổ chức quốc hội, Luật tổ chức chính quyền địa phương và một số văn bản pháp luật khác vẫn còn mơ hồ, chưa cung cấp đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chế độ bãi nhiệm đại biểu dân cử ở Việt Nam Trong thực tiễn, việc bãi nhiệm đại biểu dân cử kể cả bởi cử tri hay bởi Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều rất lung tung và không khả thi Các trường hợp bãi nhiệm đối với đại biểu Quốc hội ở Việt Nam cũng rất ít. Tính từ năm 2005 cho đến năm 2022, chỉ có 13 trường hợp xử lý trách nhiệm của đại biểu Quốc hội khi có sai phạm (gồm bãi nhiệm, đình chỉ, mất quyền đại biểu Quốc hội, cho thôi tư cách đại biểu Quốc hội) Trong đó có 5 trường hợp bãi nhiệm và đều do Quốc hội thực hiện Hiện nay, pháp luật cũng chưa có các quy định cụ thể về trình tự thủ tục để cử tri trực tiếp bãi nhiệm đối với đại biểu Quốc hội 48

Thời gian gần đây, một số đại biểu dân cử đã bị bãi nhiệm khi nhiệm kỳ chưa kết thuc do không còn xứng với sự tín nhiệm của nhân dân, đặc biệt là đại biểu sau: Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Phạm Phu Quốc, Nguyễn Thanh Long.

Thứ nhất, trường hơp của đại biểu Hội đồng nhân dân Nguyễn Thị Nguyệt Hường

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (SN 1970) giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam (VID group) Bà còn là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam, đồng thời đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Hiệp hội Công Thương TP.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, nguyên Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội, được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa XIV nhưng sau đó không được công nhận tư cách đại biểu Nguyên nhân là do bà Hường đã thừa nhận mang quốc tịch Malta và có tài khoản nước ngoài, cổ phiếu quỹ Malta trong quá trình làm việc với đại diện Tiểu Ban nhân sự và giải quyết khiếu nại tố cáo của Hội đồng Bầu cử Quốc gia vào ngày 15/7/2016.

2021), phần kê khai tài sản ghi “không có tiền và tài sản nước ngoài” Vì vậy, ngày

48 Phan Thanh Hà, “Một số vấn đề về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trước cử tri”, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid!1481, truy cập ngày 23/12/2022.

Ngày 17/7/2016, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã thống nhất bỏ phiếu không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV của bà Nguyệt Hường do bà không đáp ứng tiêu chuẩn và không xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri Sau khi Trưởng ban Pháp chế và Tổ thư ký trình bày, 100% đại biểu có mặt tại kỳ họp (96/96) đã đồng ý Nghị quyết bãi nhiệm bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường Tiếp đó, vào chiều ngày 3/8/2016, tại kỳ họp thứ 2 khóa XV, HĐND TP Hà Nội cũng đã thảo luận và thông qua Nghị quyết bãi nhiệm bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vì lý do bà vi phạm liên quan đến quốc tịch và kê khai tài sản.

Thứ hai, trường hơp của đại biểu Quốc hội Phạm Phu Quốc Ông Phạm Phu Quốc thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, Đơn vị bầu cử số 4 (gồm Quận 5, Quận 10 và Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh) Được biết, năm 2018, ông Phạm Phu Quốc đã làm thủ tục xin quốc tịch Cộng hoà Síp và đã được cấp hộ chiếu nước này vào ngày 11/2/2019 ĐBQH Phạm Phu Quốc đã không báo cáo với Đoàn ĐBQH TP.HCM về việc này Sai phạm của ông Phạm Phu Quốc được xác định là nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu trong công luận và nhân dân Sau khi bị dư luận phản ánh, ngày 25/8/2020 ông Phạm Phu Quốc đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ ĐBQH khóa XIV gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội Cuối giờ chiều 3/11, các ĐBQH đã tiến hành bỏ phiếu bãi nhiệm ĐBQH đối với ông Phạm Phu Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh Theo kết quả bỏ phiếu được công bố, trong số

471 đại biểu có mặt, có 467 đại biểu đồng ý bãi nhiệm; 3 phiếu không đồng ý và 1 phiếu không hợp lý Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đối với ông Phạm Phu Quốc vì đã có quốc tịch Cộng hoà Síp nhưng không báo cáo với cơ quan, tổ chức; không trung thực, vi phạm tiêu chuẩn ĐBQH 50

Thứ ba, trường hơp của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Long

Quốc hội phê chuẩn bãi nhiệm đại biểu Nguyễn Thanh Long - đại biểu Quốc hội khóa XV từ ngày 07/6/2022 Kết luận của các cơ quan có thẩm quyền xác định ông Nguyễn Thanh Long đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm kiểm tra, giám sát, can thiệp; tác động hỗ trợ công ty Việt Á trong quá trình cấp

Ngày 03/08/2016, theo thông tin từ báo điện tử VOV, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã chính thức bị bãi nhiệm chức danh đại biểu Hội đồng nhân dân Đây là thông tin được dẫn lại từ bài viết "Chính thức bãi nhiệm đại biểu HĐND Nguyễn Thị Nguyệt Hường" của tác giả Thu Thủy đăng trên trang web của VOV.

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (Luật số 13-LCT/HĐNN7) ngày 26/12/1983 Khác
9. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (Luật số 85/2015/QH13) ngày 25/6/2015 Khác
10. Luật Tổ chức chính quyền địa phương (Luật số 110-SL/L011) ngày 31/5/1958 Khác
11. Luật Tổ chức chính quyền địa phương (Luật số 77/2015/QH13) ngày 19/6/2015 Khác
12. Luật Tổ chức Quốc hội (Luật số 17/LCT) ngày 26/7/1960 Khác
13. Luật Tổ chức Quốc hội (Luật số 57/2014/QH13) ngày 20/1/2014 Khác
14. Luật Tổ chức Quốc hội (Luật số 66-LCT/HĐNN8) ngày 15/4/1992 Khác
15. Nghị quyết số 71/2022/QH15, ngày 15/11/2022 của Quốc hội khóa XV về ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội Khác
20. Hiến pháp tiểu bang California Khác
21. Hiến pháp tiểu bang Colorado Khác
22. Hướng dẫn bãi nhiệm tiểu bang Los Angeles, Hợp chung quốc Hoa Kỳ Khác
23. LAL (Luật tự trị địa phương ở Nhật Bản) Khác
24. Luật Tổ chức Quốc hội Nhật Bản Khác
25. Luật về các Tiêu chuẩn của Nghị viện năm 2009 Khác
26. Recall of MPs Act (Luật Bãi nhiệm thành viên Nghị viện 2015) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w