Mặc dù pháp luật Việt Nam có những thành công nhất định khi đã thiết lập được cơ bản quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fint
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Sau gần 15 năm kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, quyền năng của khoa học công nghệ ngày càng khẳng định vai trò của mình trong mọi mặt của đời sống Theo đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính hay còn được gọi là doanh nghiệp Fintech 1 được kỳ vọng sẽ xoay chuyển cách thức cung ứng và vận hành các dịch vụ tài chính thông qua việc áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ Trước sự kỳ vọng trong việc tạo ra bước tiến mới cho sự vận hành của hệ thống tài chính, hàng loạt các doanh nghiệp Fintech đã được thành lập ở nhiều quốc gia Theo thống kê của trang The Statista, tính đến năm 2021, tại Châu Mỹ có đến 10.755 doanh nghiệp Fintech, trong khi đó tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tổng số lượng doanh nghiệp Fintech là 6.628 doanh nghiệp 2
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2021, số lượng doanh nghiệp Fintech đã tăng lên
04 lần từ 39 công ty từ cuối năm 2015 lên đến hơn 154 doanh nghiệp vào cuối năm
2021 Các doanh nghiệp Fintech hoạt động nhiều trên các lĩnh vực khác nhau nhưng hai lĩnh vực được tập trung nhất là thanh toán qua ví điện tử và cho vay ngang hàng (P2P Lending) Trong đó, có đến 37 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ thanh toán qua ví điện tử Các số liệu trên là minh chứng vững chắc thể hiện tiềm năng mạnh mẽ và sự đón nhận của công chúng đối với lĩnh vực này nói chung và dịch vụ trung gian thanh toán điện tử nói riêng trên thị trường Việt Nam 3
Với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghệ tài chính cùng nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ trung gian thanh toán đòi hỏi pháp luật nước ta phải có một hành lang pháp lý vững chắc nhằm giải quyết bài toán cân bằng về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào hoạt động này, làm đòn bẩy tạo ra một môi trường công nghệ - tài chính phát triển lành mạnh qua đó thúc đẩy vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới Mặc dù pháp luật Việt Nam có những thành công nhất định khi đã thiết lập được cơ bản quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech
1 Fintech là cụm từ viết tắt của Financial Technology – Công nghệ Tài chính
2 The Statista, Bảng thống kê của trang The Statista về số lượng doanh nghiệp Fintech trên toàn cầu từ năm 2018 đến năm 2021, https://www.statista.com/statistics/893954/number-fintech-startups-by-region/, truy cập ngày
3 Đinh Bảo Ngọc, Thị trường Fintech tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức, Tạp chí Ngân hàng, https://tapchinganhang.gov.vn/thi-truong-fintech-tai-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc.htm - :~:text=Theo số liệu thống kê,là công ty khởi nghiệp, truy cập ngày 10/2/2023 từ sớm, song hành lang pháp lý hiện hành điều chỉnh hoạt động trên tại Việt Nam là chưa thực sự rõ ràng và không phù hợp với xu thế phát triển đa dạng của lĩnh vực này
Hiện nay, quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech được pháp luật Việt Nam ghi nhận chính tại hai văn bản dưới luật là Nghị định 101/2012/NĐ-CP về Thanh toán không dùng tiền mặt và Thông tư 39/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán Đã gần một thập kỷ kể từ ngày có hiệu lực, nhận thấy trong quá trình áp dụng thực tiễn, các quy định tại những văn bản này đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, không bao quát được các biến tướng trong hoạt động cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp và chưa tạo điều kiện hợp lý để các chủ thể có tiềm năng mở rộng cơ hội tham gia vào thị trường này
Song song với sự mở rộng của lĩnh vực này tại thị trường Việt Nam, trung gian thanh toán cũng phát triển nhanh chóng ở nhiều nền kinh tế trên thế giới Đơn cử như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Singapore đều là những quốc gia mà các giao dịch được thực hiện thông qua dịch vụ trung gian thanh toán chiếm tỷ lệ rất cao nhờ vào những điểm nổi bật trong quy chế pháp lý Các quốc gia này về cơ bản đã hoàn thiện tương đối khung pháp lý điều chỉnh hoạt động trên với minh chứng rõ nhất là sự tăng trưởng không ngừng của lĩnh vực trung gian thanh toán tại đây
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề về quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được thực hiện bởi các doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo và đánh giá khung pháp lý điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và Singapore, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn đề tài: “Quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo pháp luật Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore và kinh nghiệm cho Việt Nam”
Tình hình nghiên cứu
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, các hoạt động tài chính ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp Fintech đang phát triển rất mạnh Công nghệ số và Fintech là phương tiện để đạt được những kết quả đột phá về tài chính toàn diện ở nhiều quốc gia trong những năm gần đây Sự cần thiết trong việc tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech đã và đang thu hút các học giả xoay quanh vấn đề này Có thể chia nghiên cứu thành 2 nhóm lớn: (1) Các nghiên cứu về doanh nghiệp Fintech; (2) Các nghiên cứu về hoạt động trung gian thanh toán
2.1 Các nghiên cứu về doanh nghiệp Fintech
Bài báo“Hoạt động của Fintech ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng pháp luật điều chỉnh và giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật “ (2019), đăng trên Tạp chí
Luật học số 6, tr.72-81 của tác giả Nguyễn Hải Yến tiếp cận dưới góc độ xem xét doanh nghiệp Fintech là chủ thể kinh doanh đặc biệt, bài viết tập trung nghiên cứu một số hoạt động đặc trưng của Fintech Việt Nam bao gồm cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử, gọi vốn điện tử và hoạt động cho vay ngang hàng Trên cơ sở đó chỉ ra được những hạn chế và bất cập còn tồn tại trong quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp Fintech, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp xây dựng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp Fintech
Bài báo “Tác động của Fintech đối với hệ thống ngân hàng – Thực tiễn và một số đề xuất pháp lý” (2022), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9, tr.27-31 của tác giả
Lương Thị Linh Chi đánh giá hoạt động của Fintech trong lĩnh vực ngân hàng qua hai lĩnh vực thanh toán điện tử cho vay tiêu dùng Trên cơ sở đó phân tích thực trạng Fintech trong quan hệ với hệ thống ngân hàng dưới góc nhìn pháp lý, từ đó đưa ra một số đề xuất pháp lý cho hoạt động của Fintech trong lĩnh vực ngân hàng Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra còn chung chung, chưa thật sự thuyết phục
Bài báo “The Digital Transformation in Banking and The Role of FinTechs in the New Financial Intermediation Scenario“ (2017), International Journal of Finance,
Economics and Trade (IJFET), Vol 1, No 1, tr.1-6 của tác giả Omarini Anna phân tích dưới góc độ kinh tế, trên cơ sở xác định, đánh giá những chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành ngân hàng, từ đó phác thảo hướng phát triển của các ngân hàng và doanh nghiệp Fintech Bài viết nổi bật với quan điểm bản thân công nghệ không phải là kẻ phá vỡ ngành ngân hàng, mà cốt lõi vấn đề là cách các doanh nghiệp triển khai công nghệ
Bài viết “Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam” (2018), trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tương lai của Fintech và ngân hàng: Phát triển và đổi mới” trường Đại học Kinh tế TP.HCM của ThS Dương Tấn Khoa (2018) đề cập đến một số ứng dụng phổ biến của Fintech áp dụng trong các dịch vụ tương tự dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam như thanh toán, chuyển tiền, gọi vốn trực tuyến, cho vay ngang hàng và quản lý tài chính cá nhân Dưới góc độ pháp lý, doanh nghiệp Fintech không phải là ngân hàng nhưng được cung cấp dịch vụ tương tự như ngân hàng đã làm phát sinh một số rủi ro tiềm ẩn cho cả khách hàng và hệ thống ngân hàng Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số chính sách nhằm giảm thiểu những rủi ro trong quá trình phát triển Fintech, góp phần phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam nói chung
Bài viết “The impact of Fintech on Banking” (2017), đăng trên tạp chí European Economy của tác giả Xavier Vives đã cung cấp các đánh giá tổng quan về sự phát triển của Fintech và tác động của nó lên cấu trúc thị trường ngân hàng Từ thực tiễn số liệu, bài nghiên cứu nhận định Fintech đã có những tác động đáng kể lên lĩnh vực ngân hàng và thị trường vốn Quan điểm nổi bật của bài viết là mặc dù Fintech trong thời điểm hiện tại còn nhỏ so với quy mô của tài sản trung gian tài chính và vốn thị trường, tuy nhiên lĩnh vực này có khả năng sẽ phá vỡ các ngân hàng và trung gian tài chính lâu đời nói riêng
2.2 Các nghiên cứu về hoạt động trung gian thanh toán
Bài báo “Quản lý dịch vụ ví điện tử “ (2019), được đăng trên Tạp chí Ngân hàng, số 18 của tác giả Lê Văn Tuyên, trên cơ sở Nghị định số 101/2012/NĐ-CP, Thông tư 39/2014/TT-NHNN và các văn bản liên quan, tác giả tập trung phân tích những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai cung ứng dịch vụ ví điện tử bao gồm: quy định pháp luật hiện hành còn mang tính tổng quan; khó khăn trong việc phát triển dịch vụ nhất là cho các đối tượng ở khu vực nông thôn không có tài khoản ngân hàng; đặc biệt là rủi ro hoạt động, thanh khoản bị lợi dụng vào các mục đích phi pháp Bài viết làm rõ kinh nghiệm quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ ví điện tử của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Luật học “Pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử ở Việt Nam”
(2021) của tác giả Lê Thị Huyền Trang tập trung nghiên cứu các quy định về tổ chức và hoạt động thanh toán bằng ví điện tử tại Việt Nam bao gồm quy định về cấp phép cung ứng dịch vụ cho các tổ chức, quy định đối với tổ chức và người dùng khi tham gia cung ứng và sử dụng dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử; kết hợp với thực tiễn thi hành áp dụng pháp luật, từ đó có cơ sở chỉ ra những bất cập, hạn chế còn tồn tại và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật nhằm thúc đẩy cho sự phát triển ổn định hình thức thanh toán bằng ví điện tử ở Việt Nam
Trong góc độ tiếp cận hẹp hơn, bài báo “Legal issues in e-wallet practices”
(2021) đăng trên tạp chí UUM Journal of Legal Studies, 12(2), tr.229-252 của các tác giả Md Nor, M Z., Naim, A M., Muhamed, N A., Mirza, A A I., Ahmad, A., Shukor,
A R A., & Ali, S R S dựa vào các dữ liệu thu thập từ đánh giá tài liệu, phỏng vấn dân tộc và quan sát, bài viết nghiên cứu sâu các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh ví điện tử ở Malaysia Bài viết đã chỉ ra các vấn đề pháp lý tồn tại trong hoạt động kinh doanh ví điện tử ở Malaysia, trong đó có đề cập đến gia hạn tín dụng và trả lãi Quy định pháp luật hiện hành hướng dẫn về E-Money nêu rõ việc cấm cấp tín dụng và lãi suất cho người dùng; bài nghiên cứu đặt ra câu hỏi như vậy việc cấp phiếu mua hàng, bốc thăm may mắn, tiền xu, giảm giá,… có là một trong các hình thức trả lãi gián tiếp cho người dùng không?
Bài báo “Legal protection for e-wallet consumers in the digital economy era”
(2022), đăng tải trên tạp chí Jurnal Ilmu Hukum, n.1, tr.34-42 của tác giả Y Kornelis, bài viết chia làm 2 phần, phần 1 là tổng quan về sự phát triển ngân hàng số và sự cần thiết của ví điện tử trong các giao dịch thanh toán tại Indonesia; phần 2 tác giả tập trung nghiên cứu pháp luật điều chỉnh ví điện tử và những bất cập còn tồn tại trong quá trình áp dụng luật
Tổng quan tài liệu cho thấy, Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung đã và đang rất quan tâm đến nền kinh tế số, đặc biệt là trong các định chế liên quan đến cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Các công trình nghiên cứu, bài viết quốc tế đề cập đến doanh nghiệp Fintech và trung gian thanh toán dưới nhiều góc độ từ kinh tế, xã hội đến góc độ pháp lý, chỉ ra được nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Đối với Việt Nam, dịch vụ trung gian thanh toán là một lĩnh vực còn mới và phức tạp, thêm vào đó các quy định về trung gian thanh toán chỉ mới được ban hành tại Việt Nam trong vài năm gần đây nên việc nghiên cứu là không hề dễ dàng Đa số các bài nghiên cứu đều chỉ ra được những rào cản pháp lý và giải pháp trong một số hoạt động trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech Việt Nam và có liên hệ với pháp luật của một số nước trên thế giới Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ bộc lộ được một số khía cạnh trong trung gian thanh toán, chưa thể hiện được tổng quan quy chế pháp lý của dịch vụ trung gian thanh toán trong nền kinh tế số hiện nay Mặt khác, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ tác động trực tiếp đến dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech nên đề tài trên cơ sở tiếp thu những nghiên cứu trước đây và tìm ra những ý tưởng phù hợp với tình hình thực tế hiện nay
Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và đối chiếu với thực tiễn pháp luật Việt Nam, những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam nhằm xây dựng một môi trường pháp lý cho hoạt động này được phát triển một cách có định hướng.
Mục tiêu đề tài
Mục tiêu của nhóm tác giả là xác định các cơ sở lý luận cho việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam Trên cơ sở phân tích, đối chiếu với pháp luật một số quốc gia đi đầu trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Singapore trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những đánh giá tổng quan về quy chế pháp lý của Việt Nam hiện nay và những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển nền kinh tế số và đặc biệt là hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là:
Thứ nhất, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về doanh nghiệp Fintech và hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên thế giới và tại Việt Nam Trên cơ sở lý luận, nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech
Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore để rút ra những điểm tiến bộ phù hợp với pháp luật Việt Nam
Thứ ba, nghiên cứu, đánh giá quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán của doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam hiện nay Qua đó, đưa ra những nhận xét về thành tựu, hạn chế trong thực tiễn áp dụng và những kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Singapore với mục đích đánh giá, tham khảo và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn tập trung làm rõ và phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan trong việc điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech
Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech ở Hoa
Kỳ, Trung Quốc, Singapore và Việt Nam Trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh lĩnh vực này còn chưa rõ ràng, có nhiều thiếu sót và mục tiêu chủ yếu của đề tài là góp phần xây dựng khung pháp lý cho Việt Nam thông qua việc nghiên cứu và xem xét quy định của các quốc gia mà hệ thống pháp luật điều chỉnh vấn đề liên quan đã tương đối hoàn thiện; do đó phạm vi nghiên cứu chính của đề tài là các quy định pháp luật của 03 quốc gia gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và Singapore.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Các phương pháp được sử dụng khi nghiên cứu đề tài bao gồm: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu thực tiễn Các phương pháp này được sử dụng kết hợp đan xen khi nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn và những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật:
Phương pháp phân tích được sử dụng thường xuyên, phổ biến và cũng là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm làm rõ các cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech và các yếu tố chi phối đến hoạt động này
Phương pháp so sánh được sử dụng để tham khảo quy định của pháp luật một số nước trên thế giới với pháp luật Việt Nam để từ đó tìm ra những điểm tiến bộ nhằm nâng cao hệ thống pháp luật nước ta
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn thông qua các báo cáo, số liệu để đánh giá vấn đề một cách tổng quát, toàn diện, bắt kịp với thực tiễn
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các căn cứ lý luận và thực tiễn để làm cơ sở cho việc đề ra phương hướng và kiến nghị cho việc hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech ở nước ta hiện nay.
Bố cục đề tài
Căn cứ trên mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech;
Chương II: Quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech trong pháp luật Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore;
Chương III: Quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech và một số kiến nghị hoàn thiện.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP FINTECH
Khái quát về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech
1.1.1 Fintech và doanh nghiệp Fintech
Quá trình hình thành của Fintech
Từ những năm cuối của thế kỷ XX, những tiến bộ khoa học công nghệ đã tạo nên một làn sóng đổi mới trong mọi mặt thuộc đời sống xã hội, trong đó bao gồm cả lĩnh vực tài chính Các tiện ích mà công nghệ mang lại đã làm thay đổi bộ mặt của lĩnh vực dịch vụ tài chính, với sự ra đời của một mô hình kết hợp giữa công nghệ (Technology) và tài chính (Financial) mà ngày nay thường được gọi tắt là Fintech 4
Thị trường tài chính trên toàn thế giới bị tác động sâu sắc bởi cuộc cách mạng Internet vào đầu những năm 1990, với một trong những hiệu ứng chính là giảm chi phí giao dịch tài chính Hệ quả của các cuộc nghiên cứu và đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu này là sự ra đời và phát triển của tài chính điện tử (E – Finance) E – Finance đề cập đến tất cả các hình thức dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm và giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử Nhiều mô hình kinh doanh E – Finance đã xuất hiện trong những năm 1990, bao gồm ngân hàng trực tuyến (banking online), dịch vụ môi giới trực tuyến, thanh toán di động và ngân hàng di động Các mô hình E – Finance này cho phép các cá nhân hoặc doanh nghiệp truy cập tài khoản, thực hiện chuyển khoản và thu thập thông tin về các sản phẩm và dịch vụ tài chính mà không phải liên hệ trực tiếp với các công ty tài chính 5 Đến những năm 2000, số lượng người dùng điện thoại thông minh tăng mạnh đã tạo điều kiện để phát triển loại hình tài chính lưu động, trong đó bao gồm các dịch vụ như thanh toán di động và ngân hàng di động, được xem là sự mở rộng của E – Finance Các cơ quan tài chính cho phép khách hàng của họ không chỉ truy cập vào thông tin tài khoản ngân hàng mà còn thực hiện giao dịch, chẳng hạn như thanh toán hóa đơn và chuyển tiền thông qua điện thoại di động
Với những tiến bộ trong lĩnh vực E – Finance và các công nghệ di động ở các công ty tài chính, Fintech xuất hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới diễn ra vào năm 2008, bằng cách kết hợp E – Finance, các công nghệ Internet, các dịch vụ mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn (big data) Theo Giáo sư Gary Gensler –
4 Viết tắt của cụm từ Financial Technology
5 Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Fintech – Làn sóng công nghệ làm thay đổi tài chính thế giới, https://bit.ly/4001Kvj , truy cập ngày 11/02/2023
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ cho biết “Ba bước phát triển từ giữa những năm 1990 gồm internet, điện thoại di động và điện toán đám mây đã khai sinh ra Fintech hiện đại”
Sự xuất hiện và phát triển của Fintech được kỳ vọng sẽ thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh của ngành tài chính – ngân hàng, thông qua việc tái định hình ngành tài chính bằng những ảnh hưởng tích cực của công nghệ 6
Trong phạm vi công trình nghiên cứu, nhóm tác giả phân loại Fintech dựa trên đánh giá của Ban Ổn định tài chính (Finnancial Stability Board - FSB 7 ), theo đó các hoạt động Fintech được phân loại thành 05 (năm) nhóm dịch vụ tài chính lớn, bao gồm: (i) dịch vụ nhận tiền gửi, cho vay và huy động vốn; (ii) dịch vụ quản lý đầu tư; (iii) dịch vụ bảo hiểm; (iv) các dịch vụ hỗ trợ thị trường và (v) dịch vụ thanh toán 8 Mỗi nhóm có các đặc trưng riêng biệt Nhóm dịch vụ nhận tiền gửi, cho vay và huy động vốn của Fintech (sau đây tạm gọi là nhóm huy động vốn) là lĩnh vực giúp huy động vốn cho các cá thể tư nhân lẫn doanh nghiệp, được phân loại thành hai nhánh chính: (i) huy động vốn cộng đồng (crowdfunding) và (ii) tín dụng và bao thanh toán (credit & factoring) 9 Nhóm hoạt động này có nhiều nét tương đồng với hai nhóm hoạt động ngân hàng là nhận tiền gửi và cấp tín dụng theo pháp luật Việt Nam Fintech trong quản lý đầu tư bao gồm những cải tiến nhằm cung cấp dịch vụ tư vấn, lựa chọn, quản lý danh mục đầu tư và các chỉ số phân tích tổng hợp về tài chính cá nhân, bao gồm ba nhánh chính (i) nền tảng giao dịch xã hội; (ii) tư vấn tự động (Robo – advice) và (iii) quản lý tài chính cá nhân (PMF) Nhóm dịch vụ bảo hiểm thuộc Fintech bao gồm những cải tiến công nghệ trong lĩnh vực bảo hiểm, thường được gọi là “InsurTechs” (Insurance Technology – Công nghệ bảo hiểm) Nhóm dịch vụ này đề cập đến việc ứng dụng đa dạng các công nghệ như bigdata, trí tuệ nhân tạo, Internet và mô hình kinh doanh sáng tạo để thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm Nhóm các dịch vụ hỗ trợ thị trường khác bao gồm các dịch vụ tiêu biểu như công nghệ điện toán đám mây, bigdata, xác minh nhận dạng kỹ thuật số Đây là những giải pháp công nghệ giúp cho các nền tảng mạng, các ứng dụng phần mềm có thể hoạt động một cách an toàn, ổn định và hiệu quả, góp phần củng cố cơ sở hạ tầng của thị trường
6 Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Fintech – Làn sóng công nghệ làm thay đổi tài chính thế giới, https://bit.ly/4001Kvj , truy cập ngày 11/02/2023
7 Ban Ổn định Tài chính (Finnacial Stability Board – FSB) là một cơ quan quốc tế giám sát và đưa ra các kiến nghị về hệ thống tài chính toàn cầu FSB được thành lập sau Hội nghị thượng đỉnh G20 ở London vào tháng 4 năm
2009 với tư cách là một kế thừa của Diễn đàn Ổn định Tài chính (Financial Stability Forum FSF), https://en.wikipedia.org/wiki/Financial_Stability_Board, truy cập 11/02/2023
8 Financial Stability Implications from Fintech: Supervisory and Regulatory Issues that Merit Authorities’ Attention, trang 8,, https://www.fsb.org/wp-content/uploads/R270617.pdf truy cập 11/02/2023
9 Cổng thông tin khoa học và công nghệ, Tổng luận tháng 9/2018, https://vista.gov.vn/vn-uploads/tong- luan/2018/tl9_2018.pdf , truy cập 12/02/2023
Nhóm dịch vụ thanh toán được đề cập trong dịch vụ tài chính là một thuật ngữ rộng áp dụng cho các công ty Fintech có các ứng dụng và dịch vụ liên quan đến giao dịch thanh toán nội địa và quốc tế trên nền tảng mạng và thiết bị di động Các nền tảng thanh toán quốc tế như Alipay, Android Pay, PayPal, Samsung Pay, cho phép người dùng sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến hay chuyển khoản ngân hàng bằng các thiết bị cầm tay như máy tính bảng, điện thoại di động thông minh Phương thức thanh toán này mang đến kết quả giúp làm giảm chi phí giao dịch so với các phương thức thanh toán truyền thống
Trong nhóm dịch vụ thanh toán này cũng bao gồm cả phạm vi của dịch vụ trung gian thanh toán mà được xác định là đối tượng nghiên cứu chính của công trình này Một trong những ứng dụng nổi bật thuộc nhóm dịch vụ trung gian thanh toán này là ví điện tử (E-Wallet) Với chức năng lưu trữ, ví điện tử thường được tích hợp vào tài khoản thanh toán trực tuyến của người dùng để hỗ trợ các giao dịch được thực hiện nhanh chóng và tiện lợi hơn Ngoài ra, nhóm dịch vụ thanh toán này cũng bao gồm các hoạt động cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử như dịch vụ cổng thanh toán điện tử
Doanh nghiệp Fintech trên thế giới
Trong giai đoạn đại dịch Covid – 19, ngành công nghiệp Fintech đã tăng tốc đáng kể Nghiên cứu trong Báo cáo Thị trường Fintech 2021 10 chỉ ra rằng 60% dân số thế giới sử dụng Internet trong giai đoạn này và đây cũng là nguyên nhân làm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp Fintech trong cùng giai đoạn Nhu cầu sử dụng các dịch vụ trung gian thanh toán trong thời kỳ đại dịch đã tăng lên đáng kể, điều này đã mở đường cho các doanh nghiệp Fintech mở rộng hoạt động không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển Tại báo cáo của Viện Tài chính Thuỵ Sĩ, số liệu thống kê đã chỉ ra rằng số lượt tải xuống ứng dụng đã tăng từ 29,2% lên 32,8% 11
Bên cạnh đó, theo số liệu của báo cáo xếp hạng Fintech toàn cầu trong năm 2019, có 101 trung tâm Fintech thuộc khu vực Châu Mỹ, 78 trung tâm Fintech thuộc khu vực Châu Âu, 38 trung tâm Fintech thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, 12 trung tâm Fintech thuộc khu vực Châu Phi, 9 trung tâm Fintech thuộc khu vực Trung Đông và 10 trung tâm Fintech toàn cầu hàng đầu gồm: Hoa Kỳ, Anh, Singapore, Lithuania, Thụy
Sỹ, Hà Lan, Thụy Điển, Úc, Canada, Estonia Các quốc gia này có môi trường công nghệ cao, nền kinh tế mở và tự do, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ Fintech cũng chiếm tỷ trọng lớn Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia mà các công ty Fintech và các sản phẩm Fintech hoạt động sôi động nhất trên thế giới Còn Trung Quốc, mặc dù chỉ xếp
10 Financial Intelligence Platform, Fintech Market Entry Report 2021 https://icdps.org/uploads/files/Fintech%20Market%20Entry%20Report%2020211658137489_9305.pdf , truy cập 12/2/2023
11 HyperLead - Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2021, https://advertisingvietnam.com/hyperlead-bao-cao- thi-truong-fintech-viet-nam-2021-p19903, truy cập ngày 12/2/2023 hạng ở vị trí 21 trong các trung tâm Fintech hàng đầu của thế giới, nhưng đây lại là thị trường dẫn đầu trong sử dụng các dịch vụ của Fintech với hơn 60% người dân tiếp cận dịch vụ Fintech, gấp đôi tỷ lệ tại Mỹ 12
Doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, thị trường Fintech tại Việt Nam đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ cả về mặt số lượng, sự đa dạng trong sản phẩm, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, số lượng các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam cũng tăng lên đáng kể tính từ năm 2017 đến năm 2021
Tương tự với xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, Đại dịch Covid – 19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngành nghề, tuy nhiên riêng với ngành Fintech thì đây là thời điểm phát triển mạnh mẽ nhất Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2021, số lượng công ty Fintech đã tăng lên 04 lần, từ 39 doanh nghiệp vào cuối năm 2015 lên đến hơn 154 doanh nghiệp vào cuối năm 2021 Theo khảo sát của MasOffer Fintech (2021) – nền tảng Affiliate Marketing hàng đầu Việt Nam, tính đến thời điểm cuối năm 2021 trong 154 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Fintech ở Việt Nam có 37 doanh nghiệp hoạt động trong mảng thanh toán, 22 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P Lending), 22 doanh nghiệp hoạt động về Blockchain, Crypto Nhìn chung các doanh nghiệp Fintech ở nước ta hoạt động trong đa dạng các lĩnh vực nhưng tập trung nhiều nhất ở hai lĩnh vực gồm thanh toán và cho vay ngang hàng (P2P)
Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech
Thứ nhất, dịch vụ trung gian thanh toán là dịch vụ quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng, phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến trong thời đại công nghệ số, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế, xã hội Theo các số liệu cụ thể đã được dẫn chiếu tại phần 1.1.1 của công trình nghiên cứu này, nhận thấy thị trường Fintech nói chung và lĩnh vực kinh doanh trung gian thanh toán nói riêng hiện đang và có xu hướng sẽ ngày càng mở rộng về cả số lượng người dùng cũng như doanh nghiệp cung ứng Hiện nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện bởi các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đang rất được ưa chuộng khi các giao dịch thanh toán có giá trị từ tương đối đến mức giao dịch lớn, chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 24 Cụ thể, kết quả giao dịch qua các dịch vụ trung gian thanh toán trong 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng
24 Ước tính trên thế giới hiện nay có hơn khoảng 26.000 doanh nghiệp Fintech 24 Theo dự đoán của Deloitte, lợi nhuận mà ngành công nghiệp Fintech thu về trong năm 2023 sẽ chạm mốc 174 tỷ đo và có xu hướng tăng lên đến
188 tỷ đô vào năm 2024 24 mạnh so với cùng thời điểm vào năm 2020, dịch vụ cổng thanh toán điện tử tăng 46,77% về số lượng, 42,60% về giá trị; dịch vụ ví điện tử tăng 85,38% về số lượng, 91,57% về giá trị; dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ tăng 47,10% về số lượng, 78,09% về giá trị; dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền tăng 95,66% về số lượng, 16,94% về giá trị Nhận thấy những kết quả tích cực trong sự phát triển của lĩnh vực trung gian thanh toán đang có tác động rất mạnh mẽ đến hệ thống thanh toán, chính là động lực đầu tiên và cơ bản để các quốc gia ban hành khung pháp lý cụ thể điều chỉnh hoạt động này
Thứ hai, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của nhóm doanh nghiệp này có tác động đến nhiều cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế Hoạt động trung gian thanh toán với đặc trưng luôn có sự tham gia của ba nhóm chủ thể chính bao gồm (1)
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, (2) Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và (3) Người sử dụng dịch vụ thanh toán Điều này đặt ra nhiều thách thức liên quan đến việc cân bằng lợi ích của cả ba nhóm chủ thể trong quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ Bên cạnh việc mang đến nhiều lợi ích cho hoạt động tài chính nói chung và lĩnh vực thanh toán nói riêng, song hoạt động trung gian thanh toán cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các bên tham gia, đặc biệt là nhóm chủ thể sử dụng dịch vụ Các quy định về khiếu nại, khiếu kiện, trách nhiệm xây dựng cơ chế giải quyết nhanh chóng và hiệu quả trong trường hợp thất thoát tài sản hay các chế tài xử phạt nếu có các hành vi xâm phạm trái pháp luật cần phải được ghi nhận trong các văn bản pháp lý có tính chất tuân thủ bắt buộc để tạo ra một trật tự an toàn và ổn định đối với lĩnh vực trung gian thanh toán nói riêng và hoạt động tài chính nói chung
Thứ ba, dịch vụ này phức tạp và được thực hiện hoàn toàn trên nền tảng trực tuyến với sự hỗ trợ của hạ tầng công nghệ thông tin Chính vì thế, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng hành lang pháp lý liên quan đến cơ chế bảo mật thông tin Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong việc phát triển công nghệ tài chính là đánh giá rủi ro, ngăn chặn tiết lộ và vi phạm dữ liệu Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán buộc phải thu thập và sử dụng một lượng lớn thông tin dữ liệu của khách hàng để phục vụ cho việc xử lý các yêu cầu từ khách hàng Điều này làm dấy lên lo ngại về quy trình mà các doanh nghiệp này sử dụng để bảo vệ các dữ liệu cá nhân Để bảo đảm việc bảo mật dữ liệu cá nhân của người dùng, tránh tình trạng các tội phạm mạng tấn công vào tài khoản, lấy cắp thông tin phục vụ cho mục đích gian lận lừa đảo, đòi hỏi phải có các cơ chế pháp lý về bảo mật thông tin điều chỉnh hoạt động này
Thứ tư, đây là lĩnh vực có khả năng bị lợi dụng cho các giao dịch bất hợp pháp mà nổi bật nhất có thể kể đến các giao dịch rửa tiền Liên quan đến vấn đề này, cuối năm
2021, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) phối hợp Công an huyện Gia Lâm (Công an Thành phố Hà Nội) triệt phá đường dây đánh bạc “siêu khủng” 14.000 tỷ đồng do Phạm Công Anh (42 tuổi), Hoàng Mạnh Lâm
(34 tuổi), Đinh Văn Hoàng (36 tuổi) điều hành Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng triệt đường dây đánh bạc trên trang B29.win Đường dây này được xác định là "chi nhánh" của một đường dây đánh bạc quy mô quốc tế, có số tiền giao dịch lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng Điểm chung để tham gia các đường dây đánh bạc trên là người chơi phải nạp tiền, mua tiền ảo bằng các phương thức như nạp thẻ viễn thông, thanh toán ví điện tử (ViettelPay, Momo) Số tiền thu được từ các con bạc sẽ được các đối tượng trên chuyển thành tiền mặt thông qua ví điện tử 25 Qua các thực trạng điển hình được đề cập, nhận thấy mặc dù mang lại rất nhiều tiện ích, song hoạt động của trung gian thanh toán, đặc biệt là ví điện tử đã và đang có nguy cơ bị lợi dụng cho các hoạt động bất hợp pháp Do đó, đòi hỏi cấp thiết phải có một khung pháp lý ngăn chặn thực trạng này
Cuối cùng, bên cạnh các lý giải đã được phân tích, việc xây dựng một khung pháp lý vững chắc liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường Fintech lành mạnh, phát triển hiệu quả từ đó làm tiền đề cơ sở để thu hút đầu tư nước ngoài, gia tăng trao đổi ngoại tệ, đóng góp vào quá trình hồi phục kinh tế sau đại dịch cũng như tạo nên nhiều bước phát triển đột phá cho nền kinh tế tương lai.
Các yếu tố chi phối hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ
Hệ thống thanh toán với sự tham gia của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán giúp xử lý các giao dịch nhanh hơn nhưng việc áp dụng công nghệ mới trong các hệ thống thanh toán hiện nay đã đặt ra một số câu hỏi cho các nhà hoạch định chính sách Sự phổ biến ngày càng tăng của việc tạo, thu thập và phân tích dữ liệu trong các hệ thống thanh toán đã khiến các nhà lập pháp đặt ra câu hỏi liệu quy định hiện hành có giải quyết thỏa đáng các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư dữ liệu và an ninh mạng hay không Đổi mới công nghệ trong thanh toán sẽ có tác động gì đối với khả năng tiếp cận của người tiêu dùng và liệu người tiêu dùng có được bảo vệ đầy đủ trước những vấn đề tiềm ẩn như các giao dịch gian lận hoặc sai sót hay không Các vấn đề này đã đặt ra thách thức trong việc áp dụng các quy định pháp luật truyền thống, bởi lẽ các hoạt động này không dựa trên giao dịch tiền mặt hoặc thẻ tín dụng thông thường Như vậy để xây dựng khung pháp lý phù hợp với thực tiễn, cần xác định chính xác các yếu tố chi phối đến hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán này Nhận thấy, các yếu tố có thể kể đến bao gồm: (1) Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng; (2) Đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán; (3) Đảm
25 Hà Tâm, Rửa tiền qua ví điện tử: Mối lo từ các đường dây đánh bạc ngàn tỷ, https://baodautu.vn/rua-tien-qua- vi-dien-tu-moi-lo-tu-cac-duong-day-danh-bac-ngan-ty-d155396.html , truy cập 14/02/2023 bảo môi trường phát triển cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; và
(4) Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống thanh toán quốc tế
1.3.1 Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng
Dữ liệu, thông tin người dùng là một trong những vấn đề được pháp luật tất cả các nước tôn trọng và bảo vệ Mục đích chính của việc đảm bảo quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu người dùng là nhằm đảm bảo thông tin cá nhân được sử dụng hiệu quả và không bị lạm dụng, tiếp cận trái phép, hạn chế tối đa tình trạng rò rỉ thông tin cá nhân và các hành vi vi phạm pháp luật về chiếm đoạt thông tin, mua bán dữ liệu của khách hàng Vậy nên, đi đôi với việc thu thập và xử lý dữ liệu của người tiêu dùng, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cũng đồng thời có nghĩa vụ tuân thủ các cơ chế bảo đảm quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng
Dưới góc độ quản lý nhà nước, các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này phải đảm bảo rằng việc các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tiến hành thu thập và sử dụng một lượng lớn dữ liệu thông tin người dùng nhằm phục vụ cho việc xác minh, chứng thực thông tin cá nhân, tài khoản người dùng, điều này giúp đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin được sử dụng trong quá trình giao dịch và xử lý thanh toán Đồng thời, doanh nghiệp không được sử dụng thông tin khách hàng một cách bất hợp pháp và không được chia sẻ dữ liệu này với bên thứ ba mà không có sự đồng ý của khách hàng Điều này đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước bài toán phải quản lý hiệu quả, cân bằng giữa việc sử dụng và bảo vệ dữ liệu cá nhân, giữa kiểm soát và khuyến khích phát triển, nhằm tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh và ngăn chặn việc lạm dụng hoặc rò rỉ thông tin cá nhân, bảo vệ được tối đa quyền lợi của người dùng
1.3.2 Đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được xem là cầu nối giữa người dùng và hệ thống ngân hàng, tham gia vào việc xử lý giao dịch và trung gian thanh toán, thông qua đó lưu trữ một khối lượng dữ liệu lớn liên quan đến khách hàng Hệ thống thanh toán và dữ liệu ngân hàng là những mục tiêu hấp dẫn cho các cuộc tấn công mạng và hoạt động gian lận tài chính Những cuộc tấn công này có thể nhằm vào việc đánh cắp thông tin khách hàng, sử dụng dữ liệu giả mạo, gây mất an toàn trong các giao dịch và hệ thống thanh toán Yêu cầu cấp thiết là tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc thành lập, hoạt động của các doanh nghiệp fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, nhưng vẫn phải đảm bảo các doanh nghiệp này hoạt động an toàn, hiệu quả
Do đó, pháp luật phải thiết kế những tiêu chuẩn nhất định trong điều kiện thành lập, điều kiện hoạt động của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đặc biệt là các điều kiện về dữ liệu, hạ tầng công nghệ, nhân sự trình độ cao
1.3.3 Đảm bảo môi trường phát triển cho doanh nghiệp
Xuất phát từ sự chủ động sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp Fintech thường xuyên thay đổi và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới Nhận thấy, việc thiết lập các quy định theo hướng mở rộng có thể thúc đẩy thị trường kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán ngày càng đổi mới và phát triển mạnh mẽ Song điều đó sẽ gây áp lực rất lớn lên cơ quan có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể này nếu muốn đảm bảo việc kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được thực hiện đúng pháp luật, cũng như đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng dịch vụ Ngược lại, nếu các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát chặt chẽ, điều này có thể giảm áp lực và thời gian cho cơ quan kiểm tra, giám sát Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận việc kiểm soát hoạt động tương đối khắt khe có thể sẽ suy giảm tính sáng tạo và tiến bộ trong lĩnh vực thanh toán điện tử, kìm hãm quá trình đổi mới phát triển của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi một khung pháp lý đủ linh hoạt để đáp ứng nhanh chóng sự phát triển và đổi mới của ngành, đồng thời cần đảm bảo rằng các quy định không gây cản trở không cần thiết cho quá trình phát triển, sáng tạo của doanh nghiệp Thay vào đó, các quy định được đặt ra nên tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển các giải pháp thanh toán tiên tiến và hiệu quả
1.3.4 Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống thanh toán quốc tế
Doanh nghiệp Fintech trong lĩnh vực này không bị giới hạn về phạm vi hoạt động, các hoạt động thanh toán xuyên biên giới diễn ra ngày một thường xuyên, vì vậy việc hội nhập hợp tác quốc tế giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế nhằm phát triển hệ thống thanh toán quốc tế là cần thiết, qua đó cũng tác động đáng kể đến quyết định xây dựng hệ thống pháp luật của nhà nước Việc thiết lập một cơ chế hỗ trợ và xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp trong xu thế hội nhập ngày nay là rất quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp, an toàn cho các giao dịch trung gian thanh toán, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp phát triển, mở rộng thị trường Điều này đòi hỏi pháp luật phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thanh toán và bảo vệ người dùng
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế, việc xây dựng và ban hành các quy định pháp luật cần cân nhắc đảm bảo sự cân đối giữa việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp Fintech và đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước không bị giảm sút Trên một mặt, cần tích cực xây dựng môi trường pháp lý linh hoạt và không quá phức tạp để khuyến khích sự phát triển, đổi mới và hội nhập quốc tế trong ngành Fintech nói chung và lĩnh vực trung gian thanh toán nói riêng Mặt khác, nhà nước phải là chủ thể nắm quyền chủ động trong việc quản lý, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đồng thời theo dõi, có sự điều chỉnh kịp thời các chính sách, quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn thị trường hoạt động của ngành
Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech đang dần khẳng định vị trí, vai trò của mình không chỉ trong hoạt động thanh toán quốc gia mà còn của cả thế giới Sự phát triển của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech đã góp phần làm đa dạng phương thức thanh toán trực tuyến, hỗ trợ dịch vụ thanh toán của ngân hàng và thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là hoạt động bán lẻ
Qua Chương I, nhóm tác giả đã đi vào phân tích những nội dung cơ bản của doanh nghiệp Fintech và hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Đồng thời, còn làm rõ sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối và các yếu tố chi phối hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech Nhìn chung, pháp luật hiện hành quy định khá chặt chẽ, cụ thể về hoạt động trung gian thanh toán Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tạo ra sự an tâm cho người sử dụng dịch vụ và có hành lang pháp lý vững vàng để quản lý, đưa ra định hướng phát triển Tuy nhiên, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech vẫn là ngành nghề kinh doanh khá mới mẻ ở Việt Nam Gắn với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và viễn thông trong thời đại 4.0 đã tạo ra những thách thức không hề nhỏ đối với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay là nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật để điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech, góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG
Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ
Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ chịu sự chi phối và kế thừa từ hệ thống pháp luật Anh (hệ thống Common Law) trên cơ sở thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp (học thuyết stare decisis) Học thuyết này chi phối hệ thống luật án lệ theo hướng: phán quyết của Tòa án cấp trên có tính bắt buộc áp dụng đối với Tòa án cấp dưới trong quá trình xét xử 26 Tuy nhiên, Án lệ không phải là nguồn luật duy nhất ở Hoa Kỳ, hiện nay luật thành văn đã ngày càng trở thành nguồn luật quan trọng, thậm chí là nguồn luật quan trọng hàng đầu, đặc biệt đối với những lĩnh vực không có án lệ 27
Pháp luật Hoa Kỳ bao gồm Hệ thống pháp luật liên bang và 50 hệ thống pháp luật của các bang thuộc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Xuất phát từ đặc trưng phức tạp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Hoa Kỳ và sự tách bạch rõ ràng quyền lực của cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp nên Hoa Kỳ đã xây dựng 2 Bộ Pháp điển khác nhau: United States Code (USC) 28 gồm các đạo luật của Nghị viện và Code of Federal Regulations (CFR) 29 chứa đựng những quy định do cơ quan hành pháp liên bang ban hành 30 Cả hai Bộ Pháp điển đều được xây dựng theo 50 chủ đề (50 Title) chung, được tổ chức một cách logic theo từng lĩnh vực cụ thể Trong Bộ luật Hoa Kỳ, mỗi chủ đề được chia thành các Tiểu đề (Subtitle) - Phần (Part) – Phụ phần (Subpart) – Chương (Chapter) – Phụ chương (Subchapter) – Mục (Section) – Phụ mục (Subsection) – Đoạn (Paragraph) – Khoản (Clause) Đối với Bộ luật Quy định liên bang, mỗi chủ đề được chia thành Chương (Chapter) và Phần (Part), các Chương thường mang tên của cơ quan ban hành
Về nguồn luật áp dụng, nguồn luật chính thức của pháp luật Hoa Kỳ bao gồm: Hiến pháp (bao gồm Hiến pháp liên bang và Hiến pháp các bang), các luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác do hệ thống cơ quan lập pháp ban hành, các quy chế hành chính và án lệ Trong đó, án lệ là đặc trưng của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ
Về thứ bậc hiệu lực pháp luật, theo nguyên tắc, luật của Liên bang có hiệu lực cao hơn so với luật của từng bang Trong cùng cấp Liên bang hoặc bang thì Hiến pháp có hiệu lực cao nhất, sau đó là Luật do cơ quan lập pháp Liên bang (hoặc bang) ban hành,
26 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh, NXB CAND (2012), tr 197
27 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh, NXB CAND (2012), tr 198
28 Tạm dịch là Pháp điển Bộ luật Hoa Kỳ
29 Tạm dịch là Pháp điển Bộ luật Quy định liên bang
30 Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2004), Khái quát hệ thống pháp luật
Hoa Kỳ, http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/529/1/LTH0061.pdf tiếp đó là quy chế hành chính và cuối cùng là án lệ Có thể hiểu, nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các nhà lập pháp Hoa Kỳ là hướng đến các luật chuyên ngành, thường không chứa đựng các nguyên tắc chung, đồng thời Toà án Hoa Kỳ không áp dụng nguyên tắc tương tự pháp luật, vì vậy những nội dung luật không quy định sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của án lệ 31
Cơ chế Dual Banking System
Hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ tồn tại hai cấp giám sát và điều tiết, bao gồm: cấp liên bang và bang Ở cấp liên bang, cơ quan có thẩm quyền giám sát và điều tiết hệ thống ngân hàng là Cục dự trữ liên bang (tên gọi của Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ) Thẩm quyền quản lý và kiểm soát hệ thống ngân hàng ở từng bang sẽ thuộc về cơ quan có thẩm quyền tương ứng theo pháp luật tiểu bang Chính sự phân bổ hai cấp chính quyền này đã hình thành nên Hệ thống ngân hàng kép (Dual Banking System) - tức cả chính quyền liên bang và tiểu bang đều có quyền kiểm soát đối với hoạt động ngân hàng 32 Hệ thống này được thiết lập nhằm giúp chính quyền tiểu bang kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động ngân hàng trong phạm vi lãnh thổ của mình, đồng thời đảm bảo cho các ngân hàng được chính quyền tiểu bang và cộng đồng địa phương đối xử công bằng khi mở rộng hoạt động sang các bang khác nhau.
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của
Văn bản pháp lý hiện hành điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech
Về nguyên tắc, luật liên bang và cơ quan liên bang được ưu tiên áp dụng hoặc thay thế khi xảy ra xung đột trực tiếp với pháp luật hoặc cơ quan của tiểu bang Tuy nhiên pháp luật Hoa Kỳ hiện hành không có khung pháp lý dành riêng cho “Fintech”, vì vậy hoạt động của doanh nghiệp Fintech nói chung và các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nói riêng sẽ chịu sự điều chỉnh của đạo luật liên bang và tiểu bang dựa vào từng lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động Cụ thể, liên quan đến hoạt động trung gian thanh toán có một số văn bản điều chỉnh như sau: Đạo luật Bảo mật ngân hàng (The Bank Secrecy Act – BSA) được ban hành vào năm 1970 nhằm hỗ trợ cho chính phủ Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác bị sử dụng làm trung gian cho các hoạt động buôn bán ma tuý, rửa tiền phi pháp và tài trợ khủng bố Cơ quan Thực thi Tội phạm Tài
31 Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2004), Khái quát hệ thống pháp luật
Hoa Kỳ, http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/529/1/LTH0061.pdf
32 Dalvinder Singh, Banking regulation of UK and US financial markets, Ashgate Publishing Limited, 2007, tr 31-36 chính (The Financial Crimes Enforcement Network - FinCEN) là tổ chức có nhiệm vụ ban hành và thực thi các Quy tắc BSA 33
Bên cạnh đó, trên cơ sở hướng đến mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch chuyển tiền, Đạo luật chuyển tiền điện tử (Electronic Fund Transfer Act – EFTA) ra đời năm 1978 được quản lý bởi Cục Dự trữ liên bang (Federal Reserve Board) thiết lập các quy định về quyền, nghĩa vụ pháp lý và trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào hệ thống chuyển tiền điện tử Vào ngày 7 tháng 2 năm 2012, Cục bảo vệ tài chính người tiêu dùng (Consumer Financial Protection Bureau – CFPB) ban hành Regulation
E nhằm thực thi Luật Chuyển tiền điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm
2013, theo đó Regulation E thiết lập một khuôn khổ pháp lý bảo vệ quyền, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể tham gia vào hệ thống chuyển tiền điện tử bao gồm các biện pháp bảo vệ khách hàng trong trường hợp họ gặp lỗi khi chuyển tiền, và đặt ra các yêu cầu về cách thức các tổ chức tài chính giải quyết các vấn đề trên 34
Pháp luật Hoa Kỳ điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech
Theo pháp luật Hoa Kỳ, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là thực thể tồn tại với tư cách là các tổ chức tài chính (Financial Institution), 35 cụ thể là nhóm các tổ chức tài chính phi ngân hàng (Non-Bank Financial Institution) tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ tiền tệ (Money Services Businesses - MSB) 36
Dẫn chiếu đến Phần 1010.100(ff) Bộ luật Quy định liên bang quy định một doanh nghiệp được xem là doanh nghiệp dịch vụ tiền tệ nếu doanh nghiệp hoạt động một trong các lĩnh vực sau:
(1) Đại lý ngoại hối (Dealer in foreign exchange);
(2) Thủ quỹ sec (Check casher);
33 Mục 310 Bộ luật liên bang
34 Các điều khoản của EFTA xem tại Mục 1693a – 1693p Bộ luật liên bang, và các điều khoản của Regulation E xem tại tại Phần 1005 Bộ luật Quy định liên bang
35 Financial Institution (tạm dịch là “tổ chức tài chính”) được định nghĩa tại Mục 1010.100(t) Bộ luật Quy định liên bang Theo đó, tổ chức tài chính được hiểu là mỗi đại lý, chi nhánh hoặc văn phòng tại Hoa Kỳ của bất kỳ người nào đang kinh doanh, dù là hoạt động kinh doanh thường xuyên hay có tổ chức, thực hiện 1 trong các hoạt động dưới đây:
- Ngân hàng (ngoại trừ hệ thống thẻ tín dụng ngân hàng)
- Nhà môi giới hoặc đại lý chứng khóan
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền tệ (được định nghĩa tại 31 CFR 1010.100 (ff)
- Chủ thể chịu sự giám sát của bất kỳ cơ quan giám sát ngân hàng nào của tiểu bang hoặc liên bang
- Thương nhân “hoa hồng tương lai”
- Môi giới giới thiệu hàng hóa
36 Doanh nghiệp dịch vụ tiền tệ là tổ chức tài chính phi ngân hàng được định nghĩa theo Quy tắc cuối cùng do Bộ Tài chính ban hành Cụ thể: Fact Sheet on MSB Registration Rule, https://www.fincen.gov/fact-sheet-msb- registration-rule, truy cập ngày 29/3/2023
(3) Phát hành hoặc bán séc du lịch, lệnh chuyển tiền (Issuer or seller of traveler's checks or money orders);
(4) Nhà cung cấp quyền truy cập trả trước (Provider of prepaid access);
(5) Thực thể chuyển tiền (Money Transmitter);
(6) Dịch vụ bưu chính Hoa Kỳ (U.S Postal Service)
Theo quy định tại Phần 1010.100(ff)(5)(i) Quy định liên bang, “Money Transmitter” (tạm dịch là thực thể chuyển tiền) bao gồm các chủ thể sau:
(i) Thực thể cung cấp dịch vụ chuyển tiền Thuật ngữ “dịch vụ chuyển tiền” được hiểu là việc chấp nhận tiền tệ, tiền, giá trị khác thay thế tiền tệ từ một chủ thể và chuyển tiền tệ, tiền, giá trị khác thay thế tiền tệ đến một địa điểm hoặc chủ thể khác bằng bất kỳ phương tiện nào;
(ii) Bất kỳ chủ thể nào tham gia vào việc chuyển tiền (the transfer of funds) 37 Mặt khác, theo Phần 1010.100(ff)(5)(ii) Bộ luật Quy định liên bang, “Money Transmitter” không bao gồm các chủ thể thực hiện sáu hoạt động sau:
(i) Cung cấp dịch vụ chuyển tiền, liên lạc hoặc truy cập mạng được sử dụng bởi một thực thể thể chuyển tiền để hỗ trợ các dịch vụ chuyển tiền;
(ii) Bộ xử lý thanh toán;
(iii) Nhà cung cấp cơ sở hạ tầng mạng cho các dịch vụ chuyển tiền khác;
(iv) Vận chuyển tiền tệ vật chất;
(v) Nhà cung cấp dịch vụ truy cập trả trước;
(vi) Chấp nhận và chuyển phát thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoạt động trong lĩnh vực tài chính, làm trung gian kết nối và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với người sử dụng dịch vụ thanh toán, hoặc giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán với nhau Nhận thấy, hoạt động trên của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được định nghĩa theo pháp luật Hoa Kỳ dưới tên gọi “Money Transmitter” 38 – là một trong các hình thức tổ chức của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền tệ (MSB) theo pháp luật liên bang, thuộc nhóm tổ chức tài chính phi ngân hàng
37 Theo quy định tại Phần 1010.100(w) Bộ luật Quy định liên bang, “funds transfer” (tạm dịch là chuyển tiền) được định nghĩa là chuỗi giao dịch, bắt đầu với lệnh thanh toán của người khởi tạo, được thưc hiện với mục đích thanh toán cho người thụ hưởng lệnh Thuật ngữ này bao gồm bất kỳ lệnh thanh toán nào được phát hành bởi ngân hàng của người khởi tạo hoặc một ngân hàng trung gian nhằm thực hiện lệnh thanh toán của ngừoi khởi tạo Tuy nhiên, định nghĩa về “funds transfer” không bao hàm định nghĩa về “chuyển tiền điện tử” (electronic fund transfers), và các hoạt động chuyển tiền được thực hiện thông qua trung tâm thanh toán bù trừ tự động, máy rút tiền hoặc điểm giao dịch hệ thống bán hàng
Dẫn chiếu đến Mục 1693a(7) Đạo luật chuyển tiền điện tử, thuật ngữ “chuyển tiền điện tử” (electronic fund transfers) được định nghĩa là bất kỳ giao dịch nào “được bắt đầu thông qua một thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính hoặc băng từ để hướng dẫn một tổ chức tài chính hoặc ghi có hoặc ghi nợ vào tài khoản người tiêu dùng”
38 Trong phạm vi bài nghiên cứu, sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển tiền
Quy trình đăng ký Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển tiền ở cấp liên bang Hoa Kỳ
Nhận thấy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển tiền nằm trong phạm vi định nghĩa về MSB, vậy nên ở cấp liên bang, các doanh nghiệp chịu sự quản lý và giám sát của FinCEN và phải tuân thủ một số yêu cầu nhất định: (1) Thực hiện đăng ký với FinCEN với tư cách là MSB; (2) Triển khai và duy trì Chương trình tuân thủ phòng chống rửa tiền (Chương trình AML/CTF); và (3) Báo cáo hoạt động đáng ngờ (SAR)
Kết luận
Nhìn chung, khung pháp lý cho hoạt động thanh toán cũng như cơ cấu quản lý đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán ở Hoa Kỳ rất phức tạp, chính phủ liên bang và các tiểu bang cùng có chức năng giám sát và điều tiết hoạt động ngành ngân hàng nói chung và các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ thanh toán nói riêng 73 Khi đó, doanh nghiệp tiến hành kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán sẽ chịu sự điều chỉnh, giám sát đồng thời của cả hai cấp chính quyền liên bang và từng bang Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với tư cách là MSB phải
73 Omarova, Saule T (2020), Dealing with Disruption: Emerging Approaches to Fintech Regulation, 61 Wash U
J L & Pol'y 25, tr.38 tiến hành đăng ký với FinCEN về hoạt động kinh doanh của mình, thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy phép chuyển tiền ở các bang mà doanh nghiệp hoạt động đồng thời tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng chống rửa tiền ở cả hai cấp chính quyền Điều này dẫn đến một hệ thống pháp luật cực kỳ phức tạp, thậm chí có thể dẫn đến chồng chéo thẩm quyền trong việc áp dụng, giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Pháp luật Trung Quốc trong việc điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ
2.2.1 Khái quát hệ thống pháp luật Trung Quốc
Hệ thống pháp luật Trung Quốc hiện đại là sự kết hợp của các quy phạm pháp luật truyền thống, bao gồm các điểm nổi bật trong hệ thống pháp luật của các nước Châu Âu, các yếu tố đặc trưng được vay mượn từ hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa của Liên Xô cũ và sự kế thừa pháp luật Trung Hoa thời kỳ trước 74
Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy trong pháp luật Trung Quốc hiện nay là sự chi phối và ảnh hưởng bởi những nguyên tắc được kế thừa từ hệ thống Civil Law 75
Sự ảnh hưởng này được thể hiện ở điểm luật thành văn là nguồn tất yếu quan trọng trong hệ thống pháp luật Trung Quốc; các phán quyết của Tòa án ở Trung Quốc không có hiệu lực tiền lệ, không có giá trị áp dụng bắt buộc mà chỉ mang tính tham khảo
Cũng mang nhiều đặc trưng của hệ thống Civil Law, hệ thống pháp luật Trung Quốc cũng có nhiều điểm tương đồng với hệ thống pháp luật của Việt Nam Bên cạnh nét tương đồng trong việc xây dựng các luật chung thành văn điều chỉnh các lĩnh vực riêng biệt và có hiệu lực áp dụng bắt buộc, nhận thấy thứ bậc hiệu lực pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật giữa hai quốc gia cũng mang nhiều nét giống nhau, theo đó hệ thống thứ bậc văn bản pháp luật của Trung Quốc được thể hiện theo thứ tự như sau:
(1) Hiến pháp ; (2) Văn bản Luật; (3) Các Quy định hành chính được xây dựng bởi chính quyền trung ương, các diễn giải tư pháp được xây dựng bởi Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Quy chế quân sự được xây dựng bởi Quân uỷ Trung ương; (4) Các quy định do chính quyền địa phương ban hành, Quy chế cấp Vụ do các
Vụ trực thuộc Quốc vụ viện xây dựng 76
74 Jingjing Liu, Overview of Chinese legal system, http://surl.li/fmkai , truy cập ngày 14/3/2023
75 Hệ thống pháp luật Civil Law được hiểu là một hệ thống pháp luật được xây dựng một cách khái quát và chi tiết với các Bộ Luật và các Đạo Luật chung cho từng ngành luật cụ thể Hệ thống pháp luật Civil Law không nhấn mạnh vai trò của tiền lệ, toà án, thẩm phán và bồi thẩm đoàn như trong hệ thống pháp luật Common Law Các quốc gia theo hệ thống Civil Law tập trung vào việc pháp điển hóa các vấn đề pháp lý thành Luật thành văn và các thẩm phán đóng vai trò áp dụng luật tại Toà án, https://www.law.cornell.edu/wex/civil_law
76 Có nét tương đồng với các Thông tư hướng dẫn thi hành của Chính quyền địa phương ở nước ta
2.2.2 Sự phát triển của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ở Trung Quốc
Hoạt động kinh doanh hiện đại đã được chuyển đổi bởi công nghệ Trong hai thập kỉ qua, thị trường thương mại điện tử đã phát triển với tốc độ nhanh chóng cùng sự mở rộng toàn cầu của internet Xu hướng ứng dụng các đổi mới công nghệ vào hoạt động kinh doanh trong đa dạng các lĩnh vực ngày càng trở nên phổ biến và ảnh hướng đến cách thức vận hành truyền thống của các đối tượng bị ảnh hưởng Nhiều ngân hàng và doanh nghiệp ở Trung Quốc cũng không nằm ngoài phạm vi chịu ảnh hưởng của xu hướng này Ban đầu, các doanh nghiệp của Trung Quốc chỉ sử dụng tiền mặt làm phương tiện thanh toán duy nhất phục vụ cho quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ; song điều này đã được thay đổi với sự xuất hiện của bên thứ ba cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán qua các thiết bị điện tử và internet
Năm 2005 có thể được xác định là năm đầu tiên của ngành thanh toán điện tử 77 ở Trung Quốc khi nền tảng trực tuyến Alipay bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 2004 Kể từ đó thanh toán điện tử mà nổi bật nhất là thanh toán qua thiết bị di động đã phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc
Trong những năm gần đây, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán qua di động của Trung Quốc đã mở rộng nhanh chóng về cả số lượng người dùng và giá trị giao dịch Cụ thể, số lượng người dùng thường xuyên của Alipay đã tăng từ hơn 100 triệu người vào năm 2013 lên đến 900 triệu người dùng (theo ước tính) vào năm 2018; trong khi đó, Wechat Pay đã tăng từ khoảng 350 triệu người dùng lên đến 1,1 tỷ người dùng trong cùng mốc thời gian này Tổng giá trị giao dịch đã tăng từ 14,6 nghìn tỷ NDT vào năm 2013 lên 227,4 nghìn tỷ NDT vào năm 2018, ghi nhận tốc độ tăng trưởng lên đến 80% Số lượng giao dịch thanh toán di động đạt mức 60,5 tỷ vào năm 2018, tăng 61% so với năm trước đó Tỷ trọng thanh toán di động trong tổng giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng từ dưới 1% năm 2013 lên 7,4% năm 2018 và tỷ trọng thanh toán di động trong tổng số giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng từ 3,3% năm 2013 lên 27,3% vào năm 2018 78 Tính đến năm 2021, tổng giá trị giao dịch thanh toán qua di động đã đạt mức 526,98 nghìn tỷ NDT 79
77 Thanh toán điện tử là một phương thức thanh toán qua mạng như Internet Thanh toán điện tử có thể được hiểu là một phương thức thanh toán mà một người có thể thực hiện thanh toán trực tuyến cho việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ của họ mà không sử dụng tiền mặt hay séc ở trong bất kỳ thời gian và hoàn cảnh nào, Rachna, Issues and challenges of Electronic Payment systems, http://www.raijmr.com/ijrmp/wp- content/uploads/2017/11/IJRMP_2013_vol01_issue_09_03.pdf, truy cập ngày 20/3/2023
78 Yiping Huang, Mobile Payment in China: Practice and Its Effects, https://urlvn.net/wm4c0k , truy cập ngày 20/3/2023
79 Bảng thống kê của trang The Statista về tổng giá trị giao dịch thanh toán di động ở Trung Quốc từ năm 2013 đến năm 2021, https://www.statista.com/statistics/1060702/china-mobile-payment-transaction-value/ , truy cập ngày 20/3/2023
2.2.3 Pháp luật Trung Quốc điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech a) Bối cảnh kinh tế - xã hội thúc đẩy việc điều chỉnh bằng pháp luật hoạt động trung gian thanh toán ở Trung Quốc
Sự phát triển nhanh của thị trường kinh doanh thanh toán ở Trung Quốc và yêu cầu về việc đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực trung gian thanh toán
Thứ nhất, thị trường kinh doanh thanh toán ở Trung Quốc phát triển rất nhanh nhưng không hiệu quả Theo dữ liệu thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Thương mại điện tử Trung Quốc, 80 tính đến cuối tháng 6 năm 2010, tổng số doanh nghiệp thực hiện hoạt động trung gian thanh toán (theo hệ thống pháp luật Trung Quốc, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán còn gọi tắt là “doanh nghiệp thanh toán)” đạt mức 320 doanh nghiệp Tuy nhiên, trong số 320 doanh nghiệp này, chỉ có khoảng 100 doanh nghiệp đang thực sự thực hiện việc kinh doanh thanh toán, một nửa trong số đó là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chỉ cung cấp dịch vụ cho một đến hai khách hàng Trong số 320 doanh nghiệp này, chỉ có hơn 20 doanh nghiệp thanh toán là được công chúng biết đến, chẳng hạn như Alipay, Tenpay, Quichmoney Việc ban hành một khung pháp luật chặt chẽ điều chỉnh hoạt động trung gian thanh toán lúc này là cơ sở để loại bỏ các chủ thể không đủ tiêu chuẩn và không trung thực trong việc thực hiện hoạt động này
Thứ hai, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh thanh toán là rất khốc liệt Trước năm 2005, phí giao dịch trung bình do các nhà cung ứng dịch vụ thanh toán trên Internet là 1% tổng giá trị giao dịch Con số này đã giảm đáng kể còn 0.3% vào năm 2008 Để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp thanh toán có xu hướng hạ thấp phí giao dịch để gia tăng tính cạnh tranh thay vì tập trung vào phát triển đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng dịch vụ Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh này cũng là một trong những cơ sở thúc đẩy sự hình thành các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ở Trung Quốc
Pháp luật Singapore trong việc điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung
2.3.1 Khái quát về hoạt động trung gian thanh toán tại Singapore
Singapore là một trung tâm tài chính hưng thịnh, uy tín không chỉ ảnh hưởng nền kinh tế trong khu vực mà còn toàn bộ khu vực Châu Á Thái Bình Dương và toàn thế giới Các yếu tố như môi trường kinh tế - chính trị lành mạnh, chính sách pháp luật và thuế thuận lợi, danh tiếng về sự liêm chính và thực thi nghiêm ngặt chống tội phạm về rửa tiền đã góp phần đưa Singapore trở thành một trong 5 trung tâm tài chính của thế giới bên cạnh New York, London, Singapore, Hong Kong và San Francisco 98
96 Điều 13, Luật số 02 quy định: “Giấy phép kinh doanh thanh toán sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp Trong trường hợp doanh nghiệp thanh toán có ý định tiếp tục kinh doanh thanh toán sau khi Giấy phép thanh toán hết hạn, tổ chức đó phải nộp đơn xin gia hạn cho chi nhánh địa phương của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ít nhất 06 tháng trước ngày hết hạn Trong trường hợp được chấp thuận, mỗi lần gia hạn sẽ có hiệu lực trong 5 năm”
97 Điều 46 Luật số 02 quy định một số chế tài đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khi quy phạm các quy định pháp luật
98 Theo thống kê ngày 24 tháng 9 năm 2022 của Tổ chức Caproasia https://www.caproasia.com/2022/09/24/2022- top-financial-centres-in-the-world-2nd-half/ , truy cập ngày 24/03/2023
Tại Singapore, thanh toán điện tử (e-payments) đã xuất hiện từ nhiều năm trước, từ sự ra đời của GIRO năm 1984, 99 đến FAST 100 và các hoạt động trung gian thanh toán hiện đại ngày nay Thanh toán điện tử là một giải pháp thay thế thuận tiện cho việc sử dụng tiền mặt và séc làm phương thức thanh toán Hiện nay, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Singapore không được quy định minh thị như pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới Theo tinh thần pháp luật Singapore hiện nay, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được xem là hoạt động của tổ chức tín dụng được thực hiện trên các nền tảng điện tử nhằm cung cấp cho người tiêu dùng một phương thức thanh toán nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất
Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được điều chỉnh bởi Đạo luật Dịch vụ thanh toán năm 2019 ( Payment Services Act – PSA) và một số văn bản dưới luật, điển hình như: Quy chế Ngân hàng về Thẻ tín dụng và thẻ tính phí năm 2013 (Banking (Credit Card and Charge Card) Regulations 2013, Nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán điện tử (E-payment User Protection Guidelines – EUPG), Các yêu cầu về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (AML/CFT), Thông báo PSN02 về Phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố - Dịch vụ thanh toán kỹ thuật số (PSNO2) Trong đó, Đạo luật Dịch vụ Thanh toán 2019 là một khuôn khổ hướng tới điều chỉnh các hoạt động thanh toán và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tại Singapore Đạo luật Dịch vụ Thanh toán được xem là khung pháp lý quan trọng nhất nhằm tạo nền tảng pháp lý minh bạch và các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời khuyến khích sự đổi mới, phát triển của các dịch vụ trung gian thanh toán và Fintech
Hiện nay, pháp luật Singapore chưa có định nghĩa về tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong hoạt động trung gian thanh toán, đồng thời không có một quy định cụ thể về quyền và những hoạt động được phép thực hiện của tổ chức này Tuy nhiên căn cứ vào PSA, nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của Đạo luật này thì có thể tiến hành hoạt động mà Đạo luật này đã đưa ra Do đó, có thể cho rằng tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có thể thực hiện các hoạt động trong PSA Hay nói một cách khác, thì các hoạt động trong PSA sẽ là hoạt động trung gian thanh toán nếu có sự tham gia của bên thứ ba và bên thứ ba sẽ là chủ thể tiến hành hoạt động đó Nhờ bước đi sáng tạo, Singapore đã mở cho mình cơ hội
99 GIRO được thành lập vào năm 1984 như một cơ chế ghi nợ điện tử trực tiếp được các tổ chức thanh toán sử dụng như một phương tiện chi phí thấp để thu các khoản thanh toán GIRO là một cơ chế ba bên giữa các tổ chức thanh toán, khách hàng và ngân hàng Việc ủy quyền ghi nợ trực tiếp là mối quan hệ hợp đồng giữa người tiêu dùng và tổ chức thanh toán; các ngân hàng là trung gian trong mối quan hệ ba bên này và giúp thực hiện các khoản khấu trừ GIRO được phép Tuy nhiên, hạn chế của GIRO là hạn mức giao dịch bị giới hạn ở mức thấp và thời gian thực hiện giao dịch chuyển tiền là 3 ngày làm việc
100 FAST được thành lập vào năm 2014, có cơ chế hoạt động tương tự như GIRO Tuy nhiên, so với GIRO thì FAST có thời gian thực hiện giao dịch chuyển tiền ngay lập tức (24/7) và hạn mức giao dịch là 200.000 Đô-la Singapore phát triển ngành tài chính nói chung và thanh toán qua tổ chức trung gian thanh toán nói riêng, qua đó từng bước đưa Singapore thành một trong những trung tâm kinh tế, tài chính hàng đầu thế giới, thu hút lượng nhà đầu và nguồn vốn khổng lồ
Khái quát về doanh nghiệp Fintech tại Singapore
Mặc dù là một quốc đảo với diện tích hạn chế, song trong nhiều năm qua Singapore đã khẳng định được vị trí của mình trên tiến trình đổi mới công nghệ trong lĩnh vực tài chính Thực tế cho thấy, Fintech tại Singapore đang được quan tâm đúng mức khi có hơn 40 phòng thí nghiệm đổi mới, hơn 1000 doanh nghiệp Fintech, 3.9 tỷ Đô-la đầu tư vào Fintech 101 Hơn nữa, Lễ hội FinTech Singapore (SFF) được tổ chức bởi Cơ quan tiền tệ Singapore và Elevandi, hợp tác với Constellar và phối hợp với Hiệp hội các ngân hàng tại Singapore Được thành lập năm 2016, SFF đã trở thành nền tảng lớn nhất thế giới để cộng đồng FinTech toàn cầu tham gia, kết nối và hợp tác về các vấn đề liên quan đến sự hợp lưu của các dịch vụ tài chính, chính sách công và công nghệ Ngày 14 tháng 11 năm 2022 SFF đã thu hút số lượng người tham gia kỷ lục với 62.000 người từ hơn 115 quốc gia 102 Hiện nay, hệ sinh thái Fintech Singapore:
(i) Hoạt động trong lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm, thị trường vốn, thanh toán, công nghệ tài chính xanh;
(ii) Ứng dụng các công nghệ: trí tuệ nhân tạo (AI), giao diện lập trình ứng dụng (API), Công nghệ chuỗi khối (Blockchain), công nghệ đám mây (Cloud), an ninh mạng, danh tính kỹ thuật số (Digital ID), bảo vệ tài sản trí tuệ (IP), công nghệ điều tiết (RegTech);
(iii) Tiến hành hợp tác với: 36 quốc gia trên thế giới, 103 Mạng Đổi mới Tài chính toàn cầu (Global Financial Innovation Network - GFIN), quan hệ đối tác với MAS- UNCDF, ban Cố vấn Công nghệ quốc tế (International Technology Advisory Panel - ITAP)
Chính phủ đã tạo ra nhiều chương trình hỗ trợ, chẳng hạn như "Fintech Fast Track" để giúp các công ty Fintech nhận được giấy phép hoạt động nhanh chóng và dễ dàng Ngoài ra, Singapore cũng đã thành lập "Fintech Innovation Lab" để tạo điều kiện cho các công ty Fintech tương tác với các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác để thúc đẩy sự hợp tác và sáng tạo Hiện nay, những doanh nghiệp Fintech tại Singapore đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng khi thu hút lượng lớn người sử dụng, điển hình như: Nium – doanh nghiệp Fintech lớn nhất ở Singapore, nó phục vụ
101 FinTech and Innovation, Monetary Authority of Singapore, https://www.mas.gov.sg/development/fintech , truy cập ngày 30/3/2023
102 Singapore FinTech Festival 2022 sees Record Turnout from the Global FinTech Community, Monetary Authority of Singapore https://www.mas.gov.sg/news/media-releases/2022/singapore-fintech-festival-2022-sees- record-turnout-from-the-global-fintech-community , truy cập ngày 30/3/2023
103 FinTech Cooperation Agreements, Monetary Authority of Singapore, https://www.mas.gov.sg/development/fintech/fintech-cooperation-agreements , truy cập ngày 30/3/2023 hơn 130 triệu khách hàng với đa dạng các loại hình dịch vụ; hay Thunes – doanh nghiệp Fintech hỗ trợ hơn 60 loại tiền tệ cho phép thanh toán đến hơn 110 quốc gia và hơn 285 phương thức thanh toán
2.3.2 Pháp luật Singapore điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech
Giấy phép và điều kiện thành lập của doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Do đặc thù của hệ thống pháp luật Singapore, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được xem là hoạt động của tổ chức tín dụng, vì vậy quy định về giấy phép và điều kiện thành lập của doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tương tự như tổ chức tín dụng khi cung ứng dịch vụ thanh toán Theo quy định của PSA, một người chỉ được tiến hành hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán khi có giấy phép có hiệu lực cho phép người đó tiến hành kinh doanh cung cấp loại dịch vụ thanh toán đó hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được miễn trừ đối với loại hình dịch vụ thanh toán đó 104 Tùy vào mức độ rủi ro của các dịch vụ mà Cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu các loại giấy phép khác nhau, bao gồm: (i) giấy phép đổi tiền, (ii) giấy phép tổ chức thanh toán tiêu chuẩn, (iii) giấy phép tổ chức thanh toán lớn 105
(i) Giấy phép đổi tiền (Money-changing - MC): Người được cấp phép chỉ có thể cung cấp dịch vụ đổi tiền và một số loại hình khác Quy định này có phạm vi khá hẹp vì các dịch vụ này thường được cung cấp bởi các doanh nghiệp với quy mô nhỏ và hoạt động ít ảnh hưởng đến thị trường tài chính
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
Quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp fintech tại Việt Nam
thanh toán của các doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam
Hiện nay, việc thành lập, hoạt động của các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được điều chỉnh phân bổ bởi các văn bản pháp lý sau:
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thẩm quyền của Ngân hàng nhà nước đối với việc thành lập, hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, bao gồm cả các doanh nghiệp Fintech kinh doanh trung gian thanh toán;
- Luật An toàn thông tin mạng 2015 và Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về một số nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho hành vi thu thập, xử lý thông tin cá nhân của người dùng và trách nhiệm đảm bảo các thông tin về giao dịch của người dùng không bị tiết lộ trái phép;
- Nghị định số 101/2012/NĐ-CP quy định về hoạt động Thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó bao gồm cả các hoạt động trung gian thanh toán;
- Thông tư 39/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán;
- Nghị định 88/2019/NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, trong đó có quy định liên quan đến các hành vi vi phạm và mức xử phạt đối với các vi phạm trong lĩnh vực trung gian thanh toán
Nhận thấy, khung pháp lý đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam chưa được ghi nhận một cách cụ thể trong các văn bản luật do Quốc hội ban hành mà chủ yếu được điều chỉnh rải rác tại các văn bản dưới Luật gồm Nghị định được ban hành bởi Chính phủ và các Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Về nguyên tắc lập pháp, nếu không được Luật giao nhiệm vụ để Chính phủ xây dựng một văn bản chi tiết điều chỉnh vấn đề pháp lý cụ thể thì Chính phủ không có thẩm quyền ra văn bản điều chỉnh vấn đề này Rà soát các văn bản Luật được Quốc hội ban hành nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, các chế định về trung gian thanh toán đang được thừa nhận và pháp điển hóa một cách không rõ ràng, đơn cử là tại quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước – một văn bản mang tính nền tảng điều chỉnh các hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và các hoạt động thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước chỉ đề cập đến trung gian thanh toán trong phạm vi định nghĩa và không có điều khoản liên quan giao quyền cho Chính phủ được quy định chi tiết về lĩnh vực này Như vậy, việc Chính phủ có các văn bản điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cụ thể là Nghị định 101/2012/NĐ-CP về Thanh toán không dùng tiền mặt đã điều chỉnh các nội dung về điều kiện, quy trình thành lập của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có đang trái với nguyên tắc lập pháp chung cho toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật theo pháp luật quốc gia
Xét rằng, quy định tại Điều 66 Luật Ngân hàng Nhà nước một mặt chỉ ra rằng
“Chính phủ được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong luật”, mặt khác cũng mở rộng phạm vi được lập pháp bởi Chính phủ bằng cách ghi nhận “Chính phủ hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước” Việc Chính phủ xây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thanh toán có thể được xem là để phục vụ cho mục đích quản lý Nhà nước khi thị trường trung gian thanh toán Việt Nam trong gần một thập kỷ qua đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, đòi hỏi phải được pháp điển hóa cho mục tiêu phát triển lành mạnh và lâu dài Chính vì thế, hoạt động này được điều chỉnh tại Nghị định là phù hợp, không trái với nguyên tắc lập pháp của nước ta
3.1.1 Điều kiện thành lập của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo pháp luật Việt Nam Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đối với nhóm chủ thể là tổ chức không phải ngân hàng
Dịch vụ trung gian thanh toán là một trong những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 Hiện việc cung ứng dịch vụ này buộc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP về Thanh toán không dùng tiền mặt Theo đó, các tổ chức không phải ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo năm điều kiện cơ bản, gồm: (1) Có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là một trong các hoạt động kinh doanh chính của tổ chức; (2) Có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều lệ hoạt động của tổ chức; (3) Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng; (4) Đáp ứng các điều kiền về nhân sự, trình độ chuyên môn đối với người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc) và đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán;
(5) Điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ gồm: cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và quy định của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống kỹ thuật dự phòng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố, quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đảm bảo an toàn, bảo mật và phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với dịch vụ trung gian thanh toán trong các giao dịch điện tử theo quy định hiện hành của pháp luật
Mặc dù quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP không chỉ rõ tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải là doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, song quy định tại điểm c khoản 2 Điều này về điều kiện liên quan đến vốn điều lệ tối thiểu đã ngầm thừa nhận chỉ có các tổ chức là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam mới đủ điều kiện thực hiện hoạt động này Kết hợp với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ghi nhận một trong các hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là “Biên bản hoặc Nghị quyết họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị (hoặc Đại hội cổ đông phù hợp với quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức) thông qua đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán”; nhận thấy chỉ có ba loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần mới có thể trở thành chủ thể được phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật Trung Quốc thừa nhận một cách trực tiếp và rõ ràng rằng chủ thể của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại quốc gia này chỉ có thể là “công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần được thành lập hợp pháp trong lãnh thổ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” Tương đồng với hệ thống pháp luật Trung Quốc, đa số pháp luật các bang Hoa Kỳ cũng quy định trực tiếp, minh thị chủ thể được phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, là “công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần thành lập hợp pháp trong bang”
Nhìn chung, trong tương quan so sánh với pháp luật Trung Quốc nhận thấy pháp luật Trung Quốc cũng đặt ra các điều kiện rất chặt chẽ để các chủ thể tham gia vào lĩnh vực trung gian thanh toán với tư cách là bên cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Xét thấy, mặc dù cách đặt vị trí của các điều kiện là không giống nhau khi pháp luật Việt Nam ghi nhận các điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được thể hiện ở cùng một điều khoản và có tính chất pháp lý là ngang nhau, trong khi đó pháp luật Trung Quốc xây dựng dưới hình thức để điều kiện được “cấp Giấy phép cung ứng dịch vụ” là điều kiện lớn trong đó bao hàm các điều kiện nhỏ cấu thành điều kiện lớn; song quy về bản chất là tương đồng nhau khi đều đưa đến một hệ quả là các chủ thể buộc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên bất kể điều kiện này được đặt ở vị trí nào thì mới được cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Thời hạn của Giấy phép kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán là 10 năm tính từ ngày tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép Trước khi Giấy phép hết hạn ít nhất 60 ngày, tổ chức được cấp Giấy phép phải gửi văn bản xin cấp lại Giấy phép và bản sao Giấy phép đang có hiệu lực tới Ngân hàng để được Ngân hàng Nhà nước cấp lại Giấy phép Lưu ý, đối với Giấy phép kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán pháp luật hiện hành không cho phép chủ thể làm thủ tục gia hạn Giấy phép, thay vào đó phải làm thủ tục “cấp lại Giấy phép" trong trường hợp giấy phép hết hạn Mục đích của quy định này theo quan điểm của nhóm tác giả là xuất phát từ nguyên nhân rằng một trong các điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hiện nay còn mang tính định tính đặc biệt là điều kiện về kỹ thuật, nghiệp vụ khi công nghệ đổi mới liên tục và yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở hạ tầng cung ứng dịch vụ; chính vì thế để đánh giá được một doanh nghiệp có thể tiếp tục được thực hiện hoạt động này hay không thì cơ quan có thẩm quyền cần phải đánh giá lại hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp Thêm vào đó, trung gian thanh toán là lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến lưu thông dòng tiền trong nền kinh tế, cho nên các điều kiện trên có thể thay đổi trong tương lai để phù hợp với yêu cầu của thị trường đơn cử như khi giá trị giao dịch tối đa được tăng lên đòi hỏi mức vốn điều lệ tối thiểu cũng phải thay đổi để đảm bảo sự an toàn của hệ thống thanh toán Như vậy, việc cho phép các doanh nghiệp Fintech gia hạn giấy phép sẽ không thể thỏa mãn được sự cập nhật liên tục của pháp luật và công nghệ hiện đại, nhất là đối với lĩnh vực nhạy cảm và có tính đặc thù cao như trung gian thanh toán
Bên cạnh hướng dẫn về hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp phép, Nghị định 101/2012/NĐ-CP còn đặt ra các trường hợp và thủ tục thu hồi giấy phép Cụ thể, tổ chức được cấp phép sẽ bị thu hồi Giấy phép và phải chấm dứt hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đối với một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 16 như sau: (i) Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức đó không tiến hành triển khai hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp Giấy phép mà không có lý do chính đáng; (ii) Trong thời hạn 3 tháng kể từ này Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo cho tổ chức có vi phạm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này và phải thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng tổ chức không khắc phục được; (iii) Tổ chức bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật liên quan Các trường hợp được đặt ra tại điều này với mục đích đảm bảo hoạt động trung gian thanh toán được diễn ra hiệu quả Khi quy định tại điểm (i) là nhằm hạn chế tình trạng các doanh được lập ra với vỏ bọc là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhưng lợi dụng điều này để thực hiện các hoạt động phi pháp (còn được gọi là các công ty ma); còn quy định tại điểm (ii) và (iii) là các trường hợp mà tổ chức không còn đủ khả năng đáp ứng các điều kiện để cung ứng dịch vụ
Về vốn điều lệ, mức vốn điều lệ tối thiểu chủ thể cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đáp ứng theo pháp luật Việt Nam là 50 tỷ đồng Theo đánh giá của nhóm tác giả, mức tổi thiểu này là phù hợp với tính chất hoạt động trung gian thanh toán và tương thích với điều kiện kinh tế thị trường cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ này vào thời điểm hiện tại Theo đó, mức vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ một mặt nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của bên cung ứng dịch vụ khi ngành nghề này có nhiều ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ thống lưu thông tiền tệ và thanh toán trong nước; một mặt mức vốn điều lệ này giúp hạn chế tình trạng lợi dụng việc sử dụng vỏ bọc cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các mục đích khác Bởi khi đặt ra mức 50 tỷ này cũng đã phần nào tạo ra rào cản và sự e dè đối với các chủ thể không thực sự muốn kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán một cách đúng mục đích khi muốn tham gia vào ngành nghề này
Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam
Thứ nhất, bổ sung quy định liên quan đến nghĩa vụ định danh, xác thực khách hàng bằng hình thức điện tử (eKYC) đối với doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Thuật ngữ Định danh khách hàng – KYC (Know Your Client) có thể được định nghĩa là “hiểu khách hàng của bạn”, hiện nay không còn là một cơ chế xa lạ trong các hoạt động tài chính – ngân hàng Cơ chế này đặt ra nghĩa vụ cho các tổ chức tài chính phải thực hiện các bước xác thực khách hàng khi tiến hành mở tài khoản thanh toán Pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về lĩnh vực ngân hàng nói riêng ghi nhận nguyên tắc này xuyên suốt trong các văn bản pháp luật và minh thị thừa nhận cơ chế này là một trong các nghĩa vụ tất yếu mà các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ khi các tổ chức này mở tài khoản thanh toán cho khách hàng
Ngày nay, với sự tiến bộ vượt trội của công nghệ và trào lưu số hóa mọi mặt các lĩnh vực trong đời sống, trong đó bao gồm cả lĩnh vực tài chính ngân hàng đã và đang thúc đẩy cho sự ra đời và phát triển của một kiểu Định danh khách hàng mới, đó là cơ chế định danh điện tử - được gọi tắt là eKYC Cơ chế eKYC này cho phép các tổ chức thanh toán thực hiện việc định danh khách hàng hoàn toàn trên nền tảng trực tuyến, được pháp luật ghi nhận tại Thông tư số 16/2020/TT-NHNN Quy định tại Thông tư 16/2020/TT-NHNN bên cạnh cho phép ngân hàng, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản thanh toán bằng phương thức truyền thống thông qua việc lập hồ sơ giấy còn cho phép các tổ chức này thực hiện mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử Theo đó, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử phải xây dựng, ban hành, công khai quy trình thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử phù hợp với các quy định của pháp luật
Tuy nhiên, quy định trên chỉ đang điều chỉnh nhóm đối tượng là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gồm Ngân hàng Nhà nước; ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã và chi nhánh ngân hàng nước ngoài 140 Trong khi đó, các tổ chức trung gian thanh toán với hoạt động đặc thù là làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán, hoạt động gần như trên các nền tảng trực tuyến lại chưa phải là đối tượng thuộc sự điều chỉnh của cơ chế eKYC này và cơ chế này cũng chưa được ghi nhận một cách rõ ràng tại Thông tư 39/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về trung gian thanh toán So sánh với pháp luật của các nước trong cùng khu vực mà đơn cử là Trung Quốc hay Singapore và Hoa Kỳ đều đã có quy định liên quan đến áp đặt nghĩa vụ xây dựng cơ chế định danh khách hàng trực tuyến trong hoạt động
140 Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 23/2014/TT-NHNN Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các tổ chức được cấp phép hoạt động, nhận thấy là một sự thiếu sót nếu cơ chế này không được pháp luật Việt Nam thừa nhận rõ là một nghĩa vụ của doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Pháp luật Việt Nam không hẳn là chưa có quy định về cơ chế định danh khách hàng cho hoạt động trung gian thanh toán, 141 và trên thực tế các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ở nước ta đã một phần thử nghiệm áp dụng cơ chế này trong hoạt động của mình Song các quy định này đang được ghi nhận rất bao quát và chung chung, có tính chất hướng đến cơ chế định danh khách hàng nhưng chưa thực sự rõ ràng và chi tiết Với các lợi thế về công nghệ và đặc thù là một trong những lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, việc đặt ra nghĩa vụ định danh khách hàng đối với hoạt động trung gian thanh toán một cách minh thị là cần thiết trong bối cảnh hiện nay Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu hiểu rằng không phải loại hình trung gian thanh toán nào cũng cần áp dụng cơ chế này; cụ thể đối với các dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử gồm dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử và dịch vụ cổng thanh toán điện tử với chức năng tạo ra cơ sở hạ tầng thúc đẩy hoạt động thanh toán là không cần thiết phải xây dựng cơ chế eKYC do hoạt động của nhóm dịch vụ trên không hướng đến người dùng cuối (hay nói cách khác là không nắm giữ tiền của người sử dụng dịch vụ) mà đóng vai trò là bên thiết lập hạ tầng để hiện thực hóa quá trình lưu thông tiền tệ Cơ chế định danh điện tử chỉ thực sự có ý nghĩa đối với nhóm dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán bao gồm dịch vụ thu hộ, chi hộ, dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử và đặc biệt là dịch vụ ví điện tử Khi nhóm dịch vụ này có lượng khách hàng chủ yếu là cá nhân và có thực hiện lưu giữ khoản tiền của khách hàng dùng để thực hiện các hoạt động thanh toán
Trên các cơ sở đã phân tích, nhóm nghiên cứu cho rằng cần phải thiết lập cơ chế định danh điện tử như một nghĩa vụ mà chủ thể cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán cần phải tuân thủ thông qua các quy định mang tính chặt chẽ hơn và nên được quy định cụ thể trong một Điều khoản riêng biệt với các nội dung chi tiết về quy trình thực hiện, biện pháp công nghệ kỹ thuật cùng mô hình quản lý kiểm soát và đánh giá rủi ro theo hướng tương tự như cách quy định về cơ chế này đã được pháp luật nước ta ghi nhận tại Thông tư 16/2020/TT-NHNN áp dụng cho hoạt động của nhóm chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán Cụ thể, pháp luật cần ghi nhận về một quy trình chặt chẽ cho việc mở tài khoản trung gian thanh toán bằng phương thức điện tử với các điều kiện liên quan đến định danh điện tử trong đó bao hàm các yêu cầu mà tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán phải đáp ứng tối thiểu như các yêu cầu được đặt ra cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tại khoản 6 Điều 1 sửa đổi bổ sung Điều 14a của Thông tư 16/2020/TT-NHNN Đó là các yêu cầu về giải pháp công nghệ để đối chiếu và đảm bảo
141 Các quy định này đã được nhóm nghiên cứu đề cập và phân tích ở Phần 1 của Chương này sự khớp đúng giữa các thông tin nhận biết khách hàng, có biện pháp kỹ thuật để xác nhận việc khách hàng đã được định danh đồng ý với các nội dung tại thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản trung gian thanh toán hay đặt ra trách nhiệm xây dựng quy trình, quản lý, kiểm soát, đánh giá rủi ro trong đó có các biện pháp ngăn chặn các hành vi mạo danh, can thiệp, chỉnh sửa, làm sai lệch việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng trước, trong và sau khi mở tài khoản trung gian thanh toán Những yêu cầu này đã được ghi nhận rất chi tiết tại Thông tư 16/2020/TT-NHNN cho hoạt động của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và hoàn toàn có thể được sử dụng như bộ khung mẫu để xây dựng và áp dụng tương tự đối với hoạt động của tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán
Pháp điển hóa cơ chế trên sẽ tạo tiền đề cho một hệ thống trung gian thanh toán phát triển lành mạnh, an toàn và hạn chế rủi ro cho người sử dụng; từ đó thúc đẩy mở rộng hoạt động này tại Việt Nam
Thứ hai, bổ sung các quy định cụ thể nhằm định rõ trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia dịch vụ trung gian thanh toán
Về bản chất, quan hệ pháp luật giữa khách hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được xác định là việc xác lập hợp đồng dịch vụ giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, trong đó bên cung ứng dịch vụ là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ thực hiện các công việc theo thỏa thuận của hợp đồng dịch vụ Trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển một cách mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán luôn tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ này, có thể kể đến các rủi ro về lỗi giao dịch, đánh cắp dữ liệu tài khoản nhằm mục đích bất hợp pháp dẫn đến tiết lộ dữ liệu người dùng, gây thiệt hại đến tài sản khách hàng sử dụng dịch vụ Như vậy, đặt trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc có tác động khách quan dẫn đến tài khoản của khách hàng bị tiết lộ dữ liệu, bị hư hỏng thì bên cung ứng dịch vụ có phải chịu trách nhiệm không?
Liên quan đến các quy định xác định trách nhiệm của nhóm tổ chức cung ứng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử đối với khách hàng, khoản 1 Điều 11 Thông tư 39/2014/TT-NHNN quy định tổ chức cung ứng dịch vụ này phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong trường hợp xảy ra lỗi kỹ thuật của hệ thống, lỗi để lộ thông tin khách hàng và các lỗi khác của tổ chức cung ứng dịch vụ Tức pháp luật giới hạn nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của tổ chức cung ứng dịch vụ chỉ trong phạm vi tổ chức cung ứng dịch vụ là chủ thể có lỗi gây ra thiệt hại Quy định này là phù hợp với tinh thần chung của Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại về trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định dựa trên nguyên tắc bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường Tuy nhiên như đã đề cập, trong kỷ nguyên 4.0 hiện nay, không thể tránh khỏi các rủi ro rò rỉ dữ liệu, tài khoản người dùng mà lỗi không xuất phát từ bên tổ chức cung ứng dịch vụ hay người sử dụng dịch vụ Vậy vấn đề đặt ra là khi có tổn thất xảy ra cho khách hàng do lỗi của bên thứ ba thì trách nhiệm pháp lý được xác định như thế nào khi mà bên cung ứng dịch vụ vẫn tuân thủ các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn hệ thống, bảo mật thông tin dữ liệu người dùng, đồng thời doanh nghiệp không biết hoặc không thể biết trước về các tổn thất đã xảy ra và người sử dụng dịch vụ cũng không thể lường trước được thiệt hại mà họ đã chịu, vấn đề này hiện nay Thông tư 39/2014/TT-NHNN vẫn còn bỏ ngỏ Dẫn chiếu đến Bộ luật Dân sự 2015 điều chỉnh trực tiếp khung pháp lý của hợp đồng dịch vụ, theo đó khoản 6 Điều 517 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bên cung ứng dịch vụ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin Nhận thấy, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Bộ luật Dân sự 2015 cũng được xác định theo hướng bên có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường, nhưng trong trường hợp thiệt hại xảy ra không do lỗi của cả hai bên mà do lỗi của một bên thứ ba thì Bộ luật Dân sự 2015 cũng không đề cập đến Đối với nhóm chủ thể cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ trong xử lý kết quả tra soát, khiếu nại được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2014/TT-NHNN, theo đó pháp luật ấn định nghĩa vụ bồi thường tổn thất cho khách hàng là thuộc về tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán trong trường hợp tổn thất phát sinh không do lỗi của khách hàng và/hoặc không thuộc các trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận về điều khoản và điều kiện sử dụng dịch vụ Có thể thấy, quy định này đã được sửa đổi theo hướng có lợi nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng dịch vụ, nhưng thực tiễn áp dụng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập Các trường hợp “bất khả kháng theo thỏa thuận” được xác định như thế nào, khi mà quan hệ pháp luật giữa hai nhóm chủ thể này được thiết lập thông qua một hợp đồng điện tử mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán soạn sẵn, có thể mang những điều khoản và điều kiện cung ứng dịch vụ có lợi cho mình, liệu các điều khoản đặt ra có đủ khách quan và đảm bảo được quyền lợi của khách hàng không Trường hợp xảy ra các cuộc tấn công xâm nhập vào hệ thống mạng của tổ chức cung ứng dịch vụ, hay các trường hợp khách hàng bị đánh cắp thông tin hoặc bị lộ thông tin mà không biết có được xem là “bất khả kháng theo thỏa thuận” không? Đặt trường hợp các rủi ro nêu trên gây thiệt hại xảy cho khách hàng không được xem là trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận, vậy tổ chức cung ứng dịch vụ có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng không, đặc biệt là không thể loại trừ khả năng việc tiết lộ trái phép thông tin người dùng, tấn công hạ tầng mạng của doanh nghiệp gây tổn thất cho khách hàng là do chính nhân viên nội bộ của doanh nghiệp thực hiện, bởi đây là những chủ thể hiểu rõ cách tiếp cận hệ thống và dễ dàng nắm được số lượng lớn dữ liệu người dùng hơn hết Đối với các quy định xác định trách nhiệm với người sử dụng dịch vụ trong trường hợp thiệt hại xảy ra do bên thứ ba, hiện nay Luật Các tổ chức tín dụng
2010, các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như pháp luật về hợp đồng và thương mại như Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại đều không quy định chi tiết Tuy nhiêm nhóm nghiên cứu cho rằng, cần thiết xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải thuộc về tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nói chung và tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán nói riêng khi xảy ra tổn thất do lỗi của bên thứ ba Trước hết, việc yêu cầu doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước khách hàng đối với các tổn thất xảy ra do lỗi của bên thứ ba - kể cả trường hợp lỗi do nhân viên nội bộ doanh nghiệp gây ra sẽ gia tăng được niềm tin của người dùng vào hệ thống cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp Mặt khác, xét cho cùng, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ là chủ thể có trách nhiệm chính trong việc ban hành các điều khoản về bảo mật thông tin khách hàng, theo đó cũng có nghĩa vụ triển khai tổ chức thực hiện các quy định này, do vậy việc định ra nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước khách hàng là hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ việc nhân viên nội bộ không nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân về bảo mật dữ liệu người dùng, đảm bảo tính an toàn, ổn định của hệ thống mạng phần nào là thuộc về trách nhiệm đào tạo nghiệp vụ nội bộ của doanh nghiệp
So sánh với pháp luật các nước có tốc độ phát triển nhanh chóng loại hình dịch vụ này mà đơn cử là Hoa Kỳ, nhận thấy pháp luật Hoa Kỳ đã xây dựng các quy tắc xác định trách nhiệm pháp lý của các bên trong trường hợp lỗi do bên thứ ba gây ra thiệt hại một cách cụ thể Trong trường hợp tổn thất phát sinh do tác động khách quan mà không do khách hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ, cơ chế bồi hoàn được xác định dựa vào thời điểm người dùng thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ biết về việc bị đánh cắp dữ liệu Tức trong trường hợp nêu trên, cả tổ chức cung ứng dịch vụ và khách hàng có thể đồng thời đều phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại phát sinh không do lỗi của hai bên Trong đó mức tiền tối đa mà khách hàng phải chịu trách nhiệm được tính dựa vào thời điểm khách hàng thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ, nếu vượt quá 60 ngày kể từ thời điểm biết về việc bị đánh cắp dữ liệu thì khách hàng không được bồi hoàn Đồng thời khi khách hàng báo cáo trong thời hạn luật định, tổ chức cung ứng dịch vụ có trách nhiệm điều tra, xác minh, bồi hoàn phần tổn thất còn lại cho khách hàng sau khi đã trừ đi khoản tiền mà khách hàng chịu trách nhiệm Theo nhóm nghiên cứu, nguyên tắc xác định trách nhiệm pháp lý trên là phù hợp với thực tiễn hiện nay, mặc dù bên sử dụng dịch vụ được xem là bên yếu thế trong mối quan hệ cung ứng dịch vụ, tuy nhiên nhìn nhận từ góc độ là chủ thể cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cũng cần có những quy định phù hợp để bảo vệ cho nhóm chủ thể này, đặt trường hợp tài khoản bị chiếm đoạt và thực hiện các giao dịch bởi bên thứ ba, tổ chức cung ứng dịch vụ không đủ khả năng để kiểm soát được ai là chủ thể đang thực hiện giao dịch
Mặt khác, câu hỏi đặt ra là tại sao trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhóm cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán đã được sửa đổi theo hướng có lợi cho người dùng dịch vụ - dù rằng quy chế đặt ra vẫn chưa giải quyết được triệt để vấn đề, tuy nhiên đối với dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử vẫn không thiết lập các nguyên tắc tương tự Vậy trong trường hợp phát sinh rủi ro gây tổn thất cho khách hàng sử dụng dịch vụ mà do lỗi của bên thứ ba, liệu có nên đặt tổ chức cung ứng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử ngoài giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng không Bởi lẽ, để phát triển hoạt động trung gian thanh toán một cách nhanh chóng và bền vững, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thanh toán điện tử là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp Fintech có thể cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán một cách hiệu quả nhất, theo đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử đủ vững chắc, đủ mạnh sẽ là tiền đề thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán phát triển, đáp ứng được nhu cầu khách hàng về tốc độ xử lý giao dịch, đơn giản hóa việc kết nối thanh toán và tính bảo mật thông tin dữ liệu người dùng Vì các lẽ trên, nhóm nghiên cứu cho rằng việc ràng buộc tổ chức cung ứng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử có trách nhiệm trong bồi thường thiệt hại cho khách hàng kể cả lỗi do bên thứ ba gây ra thiệt hại là cần thiết
Trên cơ sở đã phân tích, nhóm nghiên cứu nhận thấy khung pháp lý điều chỉnh trách nhiệm pháp lý của các bên trong trường hợp phát sinh tổn thất do lỗi của bên thứ ba còn nhiều thiếu sót, chưa đảm bảo được quyền lợi tối đa cho các bên tham gia dịch vụ trung gian thanh toán, qua đó nhóm nghiên cứu kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định chi tiết nhằm định rõ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong trường hợp tổn thất xảy ra không do lỗi của cả hai bên mà do lỗi của bên thứ ba Đồng thời, cần đặt ra quy định chi tiết buộc các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm cảnh báo, hướng dẫn khách hàng về các trường hợp lừa đảo, gian lận phổ biến và có trách nhiệm nhất định trong việc ngăn chặn, thông báo các giao dịch đáng ngờ nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra gây thiệt hại cho khách hàng
Thứ ba, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Fintech tham gia cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử
PHẦN KẾT LUẬN
Trong gần một thập kỷ qua, làn sóng đổi mới công nghệ đã tạo nên những tác động trực tiếp và sâu rộng đến thị trường tài chính trên toàn thế giới Sự kết hợp giữa công nghệ và tài chính làm hình thành khái niệm “Fintech” mà nổi bật với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các hoạt động liên quan đến lĩnh vực trung gian thanh toán; từ đó đặt ra yêu cầu xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ để làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài và hạn chế rủi ro cho các bên tham gia vào thị trường này Với mục tiêu tìm hiểu cơ chế vận hành đối với lĩnh vực trung gian thanh toán của hệ thống pháp luật tại các nước trên thế giới và góp phần làm hoàn thiện khung pháp lý quốc gia, trong gần 100 trang nghiên cứu của của công trình nghiên cứu khoa học “Quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo pháp luật Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore và kinh nghiệm cho Việt Nam” , nhóm nghiên cứu đã thực hiện tìm hiểu, phân tích và đánh giá các nội dung sau:
Thứ nhất, công trình nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn tình hình hoạt động và các khái niệm Fintech từ các học giả uy tín, đề tài đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và bao quát cho cụm từ này, qua đó làm cơ sở lý luận để phân tích các vấn đề pháp lý tiếp theo Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng có sự phân tích chi tiết khái niệm, loại hình, đặc điểm, vai trò của lĩnh vực cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế tại Chương I của đề tài này Bên cạnh đó, nội dung của Chương I cũng nhấn mạnh được sự cần thiết của việc xây dựng quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán dựa trên các phân tích về bản chất đặc thù của hoạt động và rủi ro thực tế có thể hình thành; song song với các đánh giá liên quan đến những yếu tố có khả năng chi phối và làm ảnh hưởng hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động này; từ đó đi đến các kết luận mang tính định hướng nghiên cứu cho các vấn đề pháp lý tại các Chương kế tiếp
Thứ hai, trên cơ sở những nghiên cứu về mặt lý luận, đề tài đã đi vào tìm hiểu, xem xét và đánh giá các chế định pháp lý điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Fintech tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và Singapore Đây đều là các quốc gia mà lĩnh vực trung gian thanh toán phát triển với tốc độ nhanh chóng và cũng là ba trong những thị trường mà các giao dịch được thực hiện thông qua dịch vụ này chiếm chiếm số lượng lớn và có giá trị cao Bằng việc tiếp cận dưới các nội dung gồm điều kiện thực hiện, một số quyền và nghĩa vụ cần tuân thủ, cùng các chế tài cụ thể cho các hành vi vi phạm hoạt động trong lĩnh vực này, Chương II của đề tài là tổng hợp các quy định pháp luật cơ bản cùng các diễn giải cụ thể của các quy định điều chỉnh hoạt động trung gian thanh toán theo pháp luật của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Singapore; từ đó làm tiền đề để rút ra bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam
Thứ ba, thông qua các kết quả nghiên cứu về mặt lý luận tại Chương I cùng những tư liệu của quá trình nghiên cứu pháp luật nước ngoài ở Chương II, đề tài đã đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; song song với đó là nêu ra những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành cùng các kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trên cơ sở tham khảo pháp luật điều chỉnh hoạt động này tại các quốc gia khác
Từ các phân tích chi tiết được thể hiện xuyên suốt tại ba chương chính thuộc phần nội dung của công trình nghiên cứu khoa học, nhóm tác giả hy vọng rằng kết quả của công trình nghiên cứu sẽ góp phần vào việc hoàn thiện khung pháp lý quốc gia điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bằng các quy định được ghi nhận rõ ràng, hợp lý và hiệu quả hơn Đồng thời, bảo vệ tối đa quyền lợi của các bên trong hoạt động trung gian thanh toán, tạo môi trường thanh toán an toàn, lành mạnh, qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời đại kinh tế số
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I Văn bản pháp luật Việt Nam
1 Bộ luật dân sự (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015;
2 Luật An toàn thông tin mạng (Luật số: 86/2015/QH13) ngày 19 tháng 11 năm 2015;
3 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (Luật số: 47/2010/QH12) ngày 16 tháng 6 năm 2010;
4 Luật Đầu tư 2020 (Luật số: 61/2020/QH14) ngày 17 tháng 06 năm 2020;
5 Luật Doanh nghiệp 2020 (Luật số: 59/2020/QH14) ngày 17 tháng 6 năm 2020;
6 Luật Giao dịch điện tử 2005 Luật số: 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
7 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
8 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;
9 Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2023 về Bảo vệ dữ liệu cá nhân;
10 Nghị định số 16/2019/ NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
11 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;
12 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
13 Thông tư số 20/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2012/TT- NHNN ngày 28/12/2012 quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động và Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán;
14 Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT- NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán;
15 Thông tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng
16 Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán
II Văn bản pháp luật nước ngoài
18 Bộ luật Hình sự California;
19 Bộ luật Ngân hàng New York;
21 Đạo luật Bảo mật ngân hàng;
22 Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng và Cải cách Phố Wall Dodd-Frank;
24 Đạo luật Công ty tài chính;
25 Đạo luật Dịch vụ thanh toán 2019;
27 Đạo luật kiểm soát rửa tiền trong kinh doanh dịch vụ tiền của Florida;
30 Luật Phòng Chống rửa tiền nước Cộng hoà Nhân dân trung Hoa;
31 Luật số 02 năm 2010 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc về Các biện pháp quản lý dịch vụ thanh toán của các tổ chức phi tài chính;
32 Nguyên tắc bảo vệ người dùng thanh toán điện tử;
33 Thông báo PSN02 (sửa đổi) năm 2022;
34 Thông báo số 07 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến các tổ chức thanh toán do nước ngoài tài trợ;
35 Thông báo số 43/2015 của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc về Các biện pháp hành chính đối với hoạt động kinh doanh thanh toán trực tuyến của các tổ chức thanh toán phi ngân hàng
I Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
36 Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam năm 2020,
[https://fintech.masoffer.com/vi/bao-cao-thi-truong-fintech-viet-nam-2020/7814/] ,truy cập ngày 24/2/2023;
37 Cấn Văn Lực (2020), Tiền điện tử khác gì với tiền ảo, tiền kỹ thuật số?, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, [https://thitruongtaichinhtiente.vn/tien-dien-tu-khac-gi-so-voi- tien-ao-tien-ky-thuat-so-28184.html], truy cập ngày 13/5/2023;
38 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh, NXB CAND (2012);
39 Đinh Bảo Ngọc (2022), Thị trường Fintech tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức, Tạp chí Ngân hàng, [https://tapchinganhang.gov.vn/thi-truong-fintech-tai-viet-nam-co-hoi- va-thach-thuc.htm - :~:text=Theo số liệu thống kê,là công ty khởi nghiệp.], truy cập ngày 10/2/2023;
40 Hà Tâm (2021), Rửa tiền qua ví điện tử: Mối lo từ các đường dây đánh bạc ngàn tỷ, [https://baodautu.vn/rua-tien-qua-vi-dien-tu-moi-lo-tu-cac-duong-day-danh-bac- ngan-ty-d155396.html] , truy cập 14/02/2023;
41 HyperLead - Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2021,
[https://advertisingvietnam.com/hyperlead-bao-cao-thi-truong-fintech-viet-nam-2021- p19903], truy cập ngày 12/2/2023;
42 Lê Văn Luyện (2015), Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán tại Việt Nam, vai trò và giải pháp phát triển, Tạp chí Ngân hàng (tháng 02/2015), tr110-115;
43 Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Danh sách các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,
[https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdtt/ctccudvtt;jsessioni d=Zea_zp0N6JDweBglFCnaGt2CuiViMa0MUdvW_oU_lWyq82A0nCfg!-
%40%3F_afrLoop247597849226034%26centerWidth%2525%26leftWidth=2 0%2525%26rightWidth=0%2525%26showFooterse%26showHeaderse%26_a df.ctrl-state=lkkn6npej_4], truy cập ngày 25/02/2023;
44 Nguyễn Thị Thu (2019), Triển khai, vận hành hệ thống bù trừ điện tử (ACH) tại
Việt Nam - Thực trạng và một số đề xuất, Tạp chí Công thương,
[https://thitruongtaichinhtiente.vn/trien-khai-van-hanh-he-thong-bu-tru-dien-tu-ach- tai-viet-nam-thuc-trang-va-mot-so-de-xuat-25093.html], truy cập ngày 30/8/2023;
45 Quỳnh Trang (2023), Thói quen người dùng đã thay đổi, Ngân hàng Nhà nước Việt
[https://sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tbnh/tbnh_chitiet?leftWidth
%25&showFooterse&showHeaderse&dDocName=SBV560420&rightWidth 0%25¢erWidth%25&_afrLoop583221981320034#%40%3F_afrLoop%3 D13583221981320034%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV56042 0%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse
%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dyisvk47go_95], truy cập ngày 27/02/2023;
46 The Statista, Bảng thống kê của trang The Statista về số lượng doanh nghiệp Fintech trên toàn cầu từ năm 2018 đến năm 2021,
[https://www.statista.com/statistics/893954/number-fintech-startups-by-region/];
47 The Statista, Bảng thống kê của trang The Statista về số lượng doanh nghiệp Fintech trên toàn cầu từ năm 2018 đến năm 2021,
[https://www.statista.com/statistics/893954/number-fintech-startups-by-region/], truy cập ngày 10/2/2023;
48 Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Fintech – Làn sóng công nghệ làm thay đổi tài chính thế giới, [https://bit.ly/4001Kvj], truy cập ngày 11/02/2023;
49 Vân Lam, Fintech là bạn hay đối thủ của ngân hàng?, [https://baomoi.com/fintech- la-ban-hay-doi-thu- cua-ngan-hang/c/24009720.epi], truy cập 11/02/2023;