1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương theo pháp luật một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho việt nam

126 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiền Kỹ Thuật Số Ngân Hàng Trung Ương Theo Pháp Luật Một Số Quốc Gia Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Tác giả Trương Bình An, Nguyễn Hoàng Tâm Anh, Phùng Nguyễn Ngọc Ánh, Lê Hoàng Chương
Người hướng dẫn Trương Bình An
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Thương Mại
Thể loại Công Trình Dự Thi Nghiên Cứu Khoa Học Sinh Viên Cấp Trường
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

Cũng cần lưu ý việc phát hành loại tiền tệ mới này khôngthể triệt tiêu một số đồng tiền phi tập trung như Bitcoin vì chúng có số lượng giới hạnđược người nắm giữ tin tưởng xem như một kh

Trang 1

- ✵

-CÔNG TRÌNH DỰ THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG

Lần thứ 27 Năm học 2022-2023

TIỀN KỸ THUẬT SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT

NAM

THUỘC NHÓM NGÀNH: LUẬT THƯƠNG MẠI

Chủ nhiệm đề tài: Trương Bình An

Mã số công trình :……….

( Phần này do Phòng QL NCKH & HTQT đánh số vào )

Trang 2

- ✵

-CÔNG TRÌNH DỰ THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG

Lần thứ 27 Năm học 2022-2023

TIỀN KỸ THUẬT SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT

NAM

THUỘC NHÓM NGÀNH: LUẬT THƯƠNG MẠI

Chủ nhiệm đề tài: Trương Bình An

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 8

1.1 Bối cảnh ra đời Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương 8

1.2 Đặc điểm của Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương 11

1.3 Tác động của Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương 16

1.3.1 Tác động tích cực của Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương 16

1.3.2 Tác động tiêu cực của Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương 23

1.4 Các yêu cầu đặt ra đối với Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương .26

1.5 Cơ sở cho việc phát hành Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương 41

1.5.1 Cơ sở kỹ thuật phát hành Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương 41

1.5.2 Cơ sở kinh tế-xã hội phát hành Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương 44

1.5.3 Cơ sở pháp lý phát hành Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương 45

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI TIỀN KỸ THUẬT SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 50

2.1 Thực trạng triển khai tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương trên thế giới 50

2.1.1 Khung pháp lý phát hành tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương 50

2.1.2 Nền tảng kỹ thuật triển khai Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương 63

2.1.3 Các vấn đề kinh tế - xã hội khi triển khai Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương 71

2.2 Thực trạng triển khai Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương tại Việt Nam.86 2.3 Một số kiến nghị cho việc triển khai Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương tại Việt Nam 91

2.3.1 Kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý cho việc triển khai nghiên cứu và phát hành CBDC 91

2.3.2 Kiến nghị về cơ sở công nghệ - kỹ thuật cho việc triển khai CBDC 94

2.3.3 Kiến nghị về các vấn đề kinh tế - xã hội cho việc triển khai CBDC 97

PHẦN KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC 111

Trang 4

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

doanh nghiệp

ương

dụng

Trang 5

22 CPMI

Thị trường

chính Kỹ thuật số

phát triển

Trung ương Nigeria phát hành)

hàng

Trang 6

45 IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Trung ương Jamaica

ty Tài chính Việt Nam phát hành

Công nghệ

hàng

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Nền công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội, công nghệphát triển kéo theo sự phát triển của kinh tế xã hội, nhu cầu thanh toán không dùngtiền mặt ngày càng gia tăng, xu thế hiện nay là các quốc gia trên thế giới đẩy mạnhtriển khai đồng Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương (CBDC) - đồng tiền pháp địnhdưới dạng kỹ thuật số, được sự bảo đảm của Nhà nước Dự đoán trong tương lai, các

dự án về Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương trên thế giới sẽ ngày càng được mởrộng hơn khi nhiều quốc gia hiện nay đã phát hành thành công (Jamaica, Bahamas,Nigeria, ) và ngày càng nhiều quốc gia nghiên cứu và thử nghiệm trên thực tế

Về thực trạng Việt Nam hiện nay, khi đề cập đến Tiền kỹ thuật số Ngân hàngTrung ương vẫn còn là một khái niệm rất mơ hồ so với sự phát triển ngoài kia của thếgiới Mặc dù hiện nay cũng tồn tại nhiều bài báo, tạp chí, các nghiên cứu nhưng cũngchỉ mang tính chất nhỏ lẻ, chưa có các công trình thực sự chuyên sâu Ngoài ra, sựhiểu biết của công chúng về Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương vẫn chưa nhiều,rất dễ nhầm lẫn so với các đồng tiền phi vật chất khác như tiền ảo Bitcoin Quan trọnghơn hết, tính đến thời điểm hiện tại ở nước ta vẫn chưa có bất kỳ một đề án chính thức

từ cơ quan nhà nước liên quan đến CBDC để mở đường cho công tác nghiên cứu

Xuất phát từ hai thực trạng trên, để không bị tụt hậu lại phía sau so với phầncòn lại của thế giới, Việt Nam cần có những động thái nghiên cứu nghiêm túc, tránhtrường hợp bị động khi các quốc gia khác đồng loạt phát hành Ngoài ra trong thờibuổi hội nhập, quan hệ ngoại giao của Việt Nam được mở rộng một cách đáng kểkhông chỉ về chính trị, kinh tế, văn hóa, một khi các quốc gia khác công nhận Tiền kỹthuật số Ngân hàng Trung ương trở thành tiền tệ chính thức, chúng ta sẽ gặp nhiều khókhăn khi không có phương tiện thanh toán “đối ứng” phù hợp (điển hình là TrungQuốc - quốc gia có quan hệ ngoại thương thân thiết với Việt Nam đã đẩy mạnh nghiêncứu CBDC từ năm 2014 và đạt nhiều tín hiệu khả quan) Từ đó đánh mất đi các cơ hộiphát triển về kinh tế và nhiều mặt khác, bị loại trừ ra khỏi tiến trình hội nhập

Ngoài ra theo thống kê, Việt Nam thuộc một trong những quốc gia sử dụng cácđồng tiền ảo làm phương tiện dự trữ/đầu tư lớn nhất thế giới, cả về khối lượng lẫn sốlượng người dùng bất chấp những rủi ro về mặt pháp lý không được nhà nước bảo hộ,các đồng tiền này dễ bị mất giá, nguy cơ lừa đảo, rửa tiền, rộng hơn gây tác động xấuđến nền kinh tế Do đó Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương với tư cách là tiềnpháp định được Nhà nước công nhận, đồng thời cũng mang những ưu điểm của tiềnphi vật chất như dễ lưu trữ, giao dịch nhanh chóng sẽ làm đa dạng hóa sự lựa chọn vềphương tiện thanh toán cho người dân, hạn chế việc sử dụng các đồng tiền khôngchính thống

Trang 9

Cuối cùng, sau đại dịch Covid đã chứng tỏ được ưu thế của thanh toán khôngtiền mặt trong nền kinh tế (cả Việt Nam lẫn thế giới) Tuy nhiên hiện nay các thanhtoán “một chạm” hầu như đều được cung cấp bởi khu vực tư nhân, do đó có thể dẫnđến rủi ro trong việc lạm dụng vị trí thống lĩnh gây ảnh hưởng đến quyền lợi ngườitiêu dùng, các vấn đề liên quan sử dụng dữ liệu khách hàng bất hợp pháp; một nềnkinh tế mà hệ thống thanh toán bị chi phối bởi khu vực tư nhân khi có khủng hoảngxảy ra sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của toàn xã hội Do đó cần thiết cung cấp đủ phươngtiện thanh toán mang chủ quyền quốc gia.

Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên, nhóm tác giả đã lựa chọn công trình

nghiên cứu “Tiền Kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương theo pháp luật một số quốc gia

và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” nhằm đưa ra góc nhìn toàn diện nhất về hình

thức tiền tệ mới này vốn đang còn nhiều bỏ ngỏ

2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

2.1.1 Các bài viết trên tạp chí chuyên ngành

Trần Hùng Sơn, Hoàng Trung Nghĩa (2019), “Ngân hàng Trung ương và Tươnglai của Tiền kỹ thuật số”, trích từ Bài nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển côngnghệ ngân hàng – Đại học Kinh tế - Luật Bài viết đưa ra khái niệm tiền kỹ thuật sốNgân hàng Trung ương là gì; khái quát một cách ngắn gọn phản ứng của các quốc giatrước sự xuất hiện của loại đồng tiền mới này Tuy nhiên những vấn đề mang tínhmang pháp lý về tiền kỹ thuật số của ngân hàng Trung ương chưa được làm rõ

Th.s Lê Thị Thùy Dung (2021), “Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương

và thách thức trong thực thi chính sách tiền tệ” , Tạp chí Tài chính Bài viết này tập

trung làm rõ các tính năng chính của tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương, xem xétliệu rằng loại tiền này có thể đảm bảo các chức năng của tiền trong các hoạt độngthanh toán và thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương hay không Tuynhiên bài nghiên cứu cũng chỉ được tác giả viết dưới lăng kính của một nhà kinh tế,chưa có những đánh giá mang tính pháp lý về loại tiền này

Th.s Lê Thị Khương (2022), “Tiền kỹ thuật số do ngân hàng Trung ương phát

hành: Lợi ích và động thái của các quốc gia” (2022), Tạp chí ngân hàng Bài nghiên

cứu phân tích khái niệm tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương, lợi ích và rủi rokhi các quốc gia chấp nhận nó trở thành một công cụ thanh toán trên thực tế Bài viếtcòn cung cấp cơ sở dữ liệu thống kê tình hình triển khai nghiên cứu về loại tiền nàycủa các quốc gia trên thế giới Tuy có đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Namnhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát là cần phải nhanh chóng có khung pháp lý,chưa nêu lên thực trạng triển khai của các quốc gia

Trang 10

Th.s Nguyễn Đức Việt (2022), “Hiện trạng về tiền điện tử trên thế giới và đềxuất chính sách cho Việt Nam”, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Nội dung bài viếtchú trọng vào hiện trạng triển khai của các quốc gia trên thế giới, cụ thể là Trung Quốc– một trong những quốc gia tiên phong triển khai thực hiện Trên cơ sở tham khảopháp luật nước ngoài, tác giả đưa ra một số đề xuất về định nghĩa các loại tiền kỹ thuật

số, đề xuất cần có những đổi mới trong các văn bản quy phạm pháp luật Tuy nhiên bàinghiên cứu cũng chưa đi sâu vào những khía cạnh pháp lý, hiện trạng triển khai là sựtổng hợp số liệu, không phân tích rõ hiện trạng trên từng lĩnh vực (kinh tế, pháp luật,công nghệ)

Th.s Châu Văn Thành, “Tiền số Ngân hàng Trung ương (CBDC) – vài điều cơ

bản”, Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM Bài viết chủ yếu phân tích CBDC là gì;

CBDC khác với một đồng tiền số tư nhân như thế nào; CBDC tham gia/thay thế vào

sự vận hành của hệ thống tiền tệ truyền thống theo cơ chế ra sao; Sự ra đời của CBDCmang lại lợi ích gì cho người dân và hệ thống tài chính Bài viết cũng chỉ dừng lại ởphân tích ưu, khuyết điểm và vai trò của đồng tiền này đến cuộc sống người dân, chưa

có những đề xuất nhằm tạo ra khung pháp lý cho đồng tiền này tại Việt Nam

Bên cạnh các bài viết đã nêu, còn có các công trình khác liên quan đến vấn đềđược triển khai nghiên cứu,

2.1.2 Các công trình nghiên cứu khoa học/khóa luận/luận văn/luận án.

Nguyễn Thế Thắng (2022), “Nghiên cứu về phát hành Tiền kỹ thuật số củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế Luận văn tập trung làm rõmột số vấn đề lý luận như công nghệ sử dụng, địa vị pháp lý cho đồng CBDC Tiếnhành tham khảo các dự án triển khai trên thế giới, khảo sát thực trạng Việt Nam từ đóđưa ra một số khuyến nghị, cuối cùng tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu về khảnăng chấp nhận đồng CBDC tại nước ta Tuy nhiên đề tài chưa nêu ra được khung lýthuyết, các yêu cầu cần có để phát hành CBDC, việc tham khảo một số dự án CBDCtrên thế giới chỉ dừng mở mức độ khái quát nền tảng công nghệ sử dụng, kết quả thựchiện triển khai, chưa đi sâu khảo sát các vấn đề liên quan đến pháp luật Các kiến nghịcũng mang tính định hướng chung cho sự triển khai nghiên cứu trong thời gian sắp tới,chưa nêu cụ thể những việc cần làm về mặt chính sách

2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

International Monetary Fund (2020), “Legal Aspect of Central Bank Digital

Currency: Central Bank and Monetary Law Considerations” Bài viết do Tổ chức tiền

tệ thế giới phát hành, phân tích một số khía cạnh pháp lý của đồng CBDC Bài báo cáochỉ rõ mối liên hệ giữa luật Ngân hàng Trung ương với CBDC và sự cần thiết phải cảicách luật tiền tệ Ngoài ra còn đề cập đến các vấn đề liên quan đến luật hình sự đối vớicác hành vi xâm phạm Tuy nhiên báo cáo tập trung phân tích những vấn đề pháp lý,

Trang 11

không đưa ra những vấn đề liên quan đến khung lý thuyết, các yêu cầu phát hành choCBDC, ngoài ra đặc thù đây là bài phân tích lý thuyết không phải tham khảo pháp luậtcủa các quốc gia đã và đang nghiên cứu phát hành.

International Monetary Fund (2022), “Behind the Scenes of Central Bank

Digital Currency” Bài báo nghiên cứu sáu dự án CBDC tiên tiến, dựa trên sự hợp tác

và trao đổi với các ngân hàng trung ương tương ứng để có được những hiểu biết sâusắc hơn Báo cáo tập trung phân tích mục tiêu chính sách của từng đồng tiền khi quyếtđịnh phát hành, mô hình hoạt động, đặc điểm thiết kế, các yêu cầu về công nghệ để từ

đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho các quốc gia đang nghiên cứu triển khai trên thếgiới Về cơ bản, bài báo cáo là sự tổng hợp thực trạng của những dự án tiêu biểu, tuynhiên những vấn đề liên quan đến pháp lý chưa được tập trung nghiên cứu chuyên sâu,chỉ đưa ra một số khuyến nghị về thẩm quyền ban hành và cải cách đồng bộ pháp luật

People’s Bank of China (2021), “Progress of Research & Development of CNY in China” Bài báo cáo của Ngân hàng Trung ương (NHTW) Trung Quốc thểhiện tiến độ nghiên cứu và triển khai của đồng e-CNY trên thực tế, do chưa được luậthóa nên báo cáo đã đưa ra định nghĩa về CBDC theo quan điểm từ phía NHTW, ngoài

E-ra nêu rõ mục tiêu và tầm nhìn khi phát triển CBDC tại Trung Quốc, các nguyên tắcthiết kế và thống kê hiện trạng triển khai theo từng giai đoạn để công chúng có cáinhìn khái quát nhất Tuy thể hiện rõ hướng phát triển đồng e-CNY, nhưng dường nhưbài viết chỉ tập trung vào những vấn đề kinh tế - xã hội, chưa phân tích các vấn đềpháp lý còn đang bỏ ngỏ

Hong Kong Monetary Authority, “e-HKD A Policy and Design Perspective”.NHTW Hongkong đã xuất bản báo cáo có tựa đề e-HKD, chính sách và quan điểmthiết kế Báo cáo phân tích rõ lợi ích tiềm năng mà CBDC có thể mang lại, đồng thờicũng chỉ ra những rủi ro tiềm ẩn và đưa ra khuyến nghị về khung thiết kế cho e-HKD.Bài báo viết có cân nhắc đến một số khía cạnh pháp lý cần chuẩn bị cho việc ban hànhCBDC nhưng cũng chỉ mang tính khái quát, chủ yếu phân tích các vấn đề liên quanđến kinh tế xã hội và công nghệ

Ngoài các tài liệu được trình bày, bên cạnh đó còn những tài liệu khác có giá trịtham khảo,

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích, nghiên cứu về Tiền kỹthuật số Ngân hàng Trung ương nhóm nghiên cứu đã xây dựng và hệ thống vấn đề lýluận cơ bản về đồng tiền này Đồng thời, từ thực tiễn triển khai Tiền Kỹ thuật số Ngânhàng Trung ương của một số quốc gia như Bahamas, Nigeria, Trung Quốc,Ecuador, để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 12

Để đạt được mục đích như trên, trong quá trình nghiên cứu nhóm tác giả xácđịnh các nhiệm vụ như sau:

● Xây dựng cơ sở lý luận về Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương như xácđịnh khái niệm tiền kỹ thuật số, phân tích các đặc điểm từ đó đưa ra tiêu chínhận diện tiền kỹ thuật số, phân tích đánh giá các tác động của đồng tiền kỹthuật này đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và các chính sách quản lý vĩ mô củaNhà nước để từ đó đề xuất các kiến nghị phù hợp

● Trên cơ sở phân tích, đánh giá việc phát hành tiền kỹ thuật số Ngân hàngTrung ương, nhóm nghiên cứu xây dựng các yêu cầu cần thiết đối với Tiền kỹthuật số, đồng thời xây dựng nên cơ sở phát hành Tiền kỹ thuật số dựa trên sựkhảo sát, liên hệ, so sánh và đánh giá kinh nghiệm phát hành tiền kỹ thuật sốcác quốc gia trên thế giới

● Phân tích, đánh giá và rút ra nhận xét về nguyên nhân thành công, thất bạitrong thực trạng triển khai, nghiên cứu phát hành Tiền kỹ thuật số của cácquốc gia Bahamas, Nigeria, Trung Quốc, Ecuador, gợi mở cho chính sáchphát hành tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Việt Nam

● Tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tại Việt Nam trong công tác nghiêncứu triển khai Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương, có đối chiếu, so sánhvới thực trạng các quốc gia đã và đang nghiên cứu, triển khai phát hành tiền

kỹ thuật số, để thấy được sự tương đồng cũng như khác biệt, từ đó đề xuấtkiến nghị cho việc triển khai Tiền điện tử Ngân hàng Trung ương tại Việt Nam

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Thứ nhất, về phạm vi nghiên cứu: bài nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu và hệthống lý luận chung về Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương Đồng thời nhómnghiên cứu còn tìm hiểu về các vấn đề kinh tế-xã hội, kỹ thuật, pháp lý xoay quanhvấn đề phát hành Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương Bên cạnh đó, nhóm cũngnghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, kinh nghiệm phát hành loại tiền này ở một

số quốc gia trên thế giới như Bahamas, Nigeria, Trung Quốc, Ecuador, để từ đó rút rabài học kinh nghiệm và kiến nghị cho việc triển khai Tiền kỹ thuật số Ngân hàngTrung ương tại Việt Nam

Thứ hai, về đối tượng nghiên cứu: nhóm tập trung nghiên cứu các vấn đề:

● Cơ sở lý luận tiền đề cho hoạt động phát hành Tiền kỹ thuật số Ngân hàngTrung ương

● Kinh nghiệm nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai của các quốc gia về pháthành Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương

Trang 13

● Thực trạng tại Việt Nam về hoạt động phát hành tiền kỹ thuật số Ngân hàngTrung ương bao gồm các khảo sát về nền tảng kinh tế-xã hội, nền tảng kỹ thuật,nền tảng pháp lý

● Xây dựng các kiến nghị gợi mở cho Việt Nam trong việc triển khai Tiền kỹthuật số Ngân hàng Trung ương

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết luật học: Với phương pháp này, nhómnghiên cứu sẽ phân tích, giải thích, bình luận những quy định của pháp luật của cácQuốc gia đã phát hành và đang thử nghiệm áp dụng tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trungương, từ đó có cách nhìn rõ hơn về pháp luật của một số quốc gia trên thế giới để rút rabài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin: Đây là hai phương pháp chính vàxuyên suốt đề tài Từ hai phương pháp này, nhóm tác giả đã phân tích những vấn đề lýluận liên quan đến Tiền kỹ thuật số NHTW và thực trạng triển khai tại một số quốc gia.Trên cơ sở đó tổng hợp thông tin và đưa ra góc nhìn chung nhất về đồng tiền và đưa ramột số kiến nghị hoàn thiện cho Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu so sánh: Nhằm tạo ra góc nhìn toàn cảnh về Tiền kỹthuật số NHTW, nhóm tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu thực trạng triển khai trênthế giới với Việt Nam, so sánh thực trạng giữa những quốc gia đã và đang phát hànhvới nhau từ đó rút ra khung thiết kế, phương hướng phát hành cho Việt Nam

Phương pháp đánh giá: Bước cuối cùng của quá trình nghiên cứu là tiến hànhđánh giá vấn đề được nghiên cứu, đánh giá tác động về mặt chính sách, khung thiết kế,

mô hình vận hành, Với phương pháp này, nhóm nghiên cứu cần tiến hành xâu chuỗilại các mắt xích để đề ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam phù hợp với thựctiễn xã hội

6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Công trình nghiên cứu khoa học “Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương theo

pháp luật một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” sẽ cung cấp một tầm

nhìn toàn cảnh, đầy đủ, chi tiết về tình hình phát hành Tiền kỹ thuật số Ngân hàngTrung ương của các quốc gia trên thế giới Đồng thời qua đó, nhóm phân tích đưa racác đánh giá về các nguyên nhân thành công, thất bại, đề xuất các kiến nghị cho việc

xây dựng kế hoạch, chính sách phát hành tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương của riêng Việt Nam Đây là nguồn tài liệu tham khảo không chỉ cho các cơ quan quản

lý, các nhà lập pháp, mà còn là nguồn tài liệu tham khảo nghiên cứu giảng dạy, học tậpcho giảng viên, sinh viên ngành luật, những người quan tâm đến đồng tiền kỹ thuật sốnày Cụ thể:

Trang 14

Về mặt lý luận, đề tài “Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương theo pháp luật

một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” đã góp phần xây dựng cơ sở

lý luận cho hoạt động phát hành tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương như khái niệmtiền kỹ thuật số, phân tích các đặc điểm từ đó đưa ra tiêu chí nhận diện tiền kỹ thuật số,phân tích đánh giá các tác động của đồng tiền kỹ thuật này đến các lĩnh vực kinh tế, xãhội và các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước để từ đó đề xuất các kiến nghị phùhợp

Về thực tiễn, đề tài đã góp phần vào việc đưa ra các kiến nghị phù hợp, địnhhướng cần thiết trong việc xây dựng, triển khai phát hành tiền kỹ thuật số Ngân hàngTrung ương tại Việt Nam

7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungcủa bài nghiên cứu được kết cấu thành 02 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Lý luận chung về Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương

Chương 2: Thực trạng triển Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương và một số kiếnnghị cho Việt Nam

Trang 15

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

1.1 Bối cảnh ra đời Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương

Có thể khái quát bốn nguyên nhân chính thúc đẩy sự ra đời của Tiền kỹ thuật sốNgân hàng Trung ương như sau:

Đầu tiên, là sự trỗi dậy mạnh mẽ của công nghệ tài chính và xu hướng thanh

toán không dùng tiền mặt giữa các chủ thể trong nền kinh tế

Cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời không chỉ thay thế con người làm nhữngviệc có tính lặp lại bằng máy móc mà còn có thể sử dụng mạng lưới điều khiển tựđộng, tự học hỏi và xây dựng những tập dữ liệu cho riêng mình Nhờ đó đã làm nổi bật

sự trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết của công nghệ tài chính, mặc dù nó đã tồn tại mộtthời gian dài từ những năm 1850 Công nghệ tài chính thời đại mới giúp thúc đẩy tàichính toàn diện thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí thấp,quy mô, mức độ tiếp cận tốt hơn, nhiều tiện ích trải nghiệm cho khách hàng, minhbạch, an toàn, ngoài ra còn giảm chi phí in ấn và quản lý tiền mặt cho Nhà nước

Trên hết công nghệ này thúc đẩy các giao dịch thanh toán ngày càng nhanhchóng và tiện lợi, từ đó nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt trở thành một xu thếmới cần thiết và được ưa chuộng hơn bất kì cách thức thanh toán nào khác mà nềnkinh tế đang có, đặt biệt là sau thời điểm đại dịch Covid-19 vừa qua Số liệu của CPMIcho thấy tổng giá trị của các khoản thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh

mẽ ở cả khu vực kinh tế tiên tiến (AE), khu vực thị trường mới nổi và đang phát triển(EMDE) Trong giai đoạn 2012 – 2020, tỷ trọng giữa giá trị thanh toán không dùngtiền mặt trên tổng GDP đều tăng ở cả hai khu vực, từ 60% lên 62% ở khu vực AE vàtăng từ 57% lên gần 60% ở khu vực EMDE; số lượng giao dịch bằng điện tử trên1.000 dân cũng tăng 100% ở cả hai khu vực1 Qua đó, có thể thấy người dân đang dần

ưu tiên lựa chọn phương thức thanh toán mới trong thời kỳ kỷ nguyên số điều đó đãgóp phần nâng cao hiệu quả giao dịch; tăng cường sự công khai, minh bạch trong hoạtđộng kinh tế; giảm chi phí lao động xã hội,

Ngoài ra, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt hầu hết tập trung vào khu

vực tư nhân (các Ngân hàng thương mại, công ty công nghệ tài chính, ), hệ lụy dẫnđến nhiều rủi ro cho người dùng nói riêng và trên bình diện xã hội nói chung

Để đáp ứng được nhu cầu không dùng tiền mặt ngày một tăng của nền kinh tế,các khu vực tư nhân như ngân hàng thương mại, công ty tài chính đã cho ra đời nhữngứng dụng như ngân hàng số, ví điện tử, Đây là phương tiện mang lại nhiều lợi ích, sựtiện lợi cho người dùng và cũng sẽ là một nhân tố mới thúc đẩy ngành mua sắm trực

1 “Đại dịch Covid làm thay đổi hành vi thanh toán người dùng”,

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/m/links/cm255?dDocName=SBV490208 , truy cập ngày 01/01/2023

Trang 16

tuyến, thương mại điện tử B2B trở thành ngành kinh tế tiềm năng Giá trị được lưu trữtrên các công cụ này là tiền điện tử - đồng tiền tuy không có tính pháp định nhưng vẫnđược Nhà nước công nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp Tiền điện tử tuy cótính chất pháp lý rõ ràng, phù hợp với xu thế thanh toán của xã hội hiện tại nhưng hầuhết nó lại được phát triển bởi khu vực tư nhân và những công ty tài chính thành côngtrong lĩnh vực này được biết đến như là những gã công nghệ khổng lồ BigTech.

Thực trạng hiện nay đã cho thấy các công ty này ngày càng chiếm thị phần caotrong lĩnh vực thanh toán, nhất là ở các quốc gia phát triển Điều này dẫn đến nhiều rủi

ro cho cả người sử dụng các ví điện tử tư nhân và cơ quan quản lý cấp phép hoạt động.Một là, thông tin người dùng tiền điện tử có thể dễ dàng bị đánh cắp do các công ty tàichính phát hành tiền có đủ dữ liệu của khách hàng Nhờ vậy, họ không chỉ khai thácđược tài sản vô hình này vào trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mà còn có thể ứngdụng liên kết với những ngành khác Hai là, nhu cầu không dùng tiền mặt đã làm giảmđáng kể tiền mặt trong lưu thông, từ đó gây ra hiện tượng hệ thống thanh toán gần nhưtập trung toàn bộ vào tay khu vực tư nhân Hậu quả có thể xảy ra là trong nền kinh tếbình thường, không nhiều biến động thì khu vực tư nhân trở thành độc quyền ngàycàng chiếm nhiều thị phần trong hệ thống tiền tệ, đe dọa đến vị thế của đồng tiền phápđịnh mang chủ quyền Trong trường hợp khủng hoảng thị trường, tiền điện tử không

đủ an toàn và dễ biến mất khi chủ thể tư nhân tạo ra đồng tiền đó tuyên bố phá sản với

lý do không đảm bảo đủ giá trị cho thanh toán

Hơn nữa, thị trường tiền tệ không chính thống phát triển mạnh mẽ thu hút đông

đảo người dùng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro cả về mặt pháp lý lẫn kinh tế

Bên cạnh tiền kỹ thuật số được Nhà nước chấp thuận xem như một phương tiệnthanh toán hợp pháp (đúng hơn là tiền điện tử)2, cũng tồn tại các đồng tiền kỹ thuật sốkhông được chấp thuận như tiền ảo, tiền mã hóa (tiêu biểu là Bitcoin) Bitcoin đượckhởi phát sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, lúc này dường nhưchính sách tiền tệ quốc gia tỏ ra bất lực, một trong những giải pháp vượt qua khủnghoảng là cần in thêm tiền pháp định mới nhưng cũng đồng nghĩa sẽ làm giảm giá trịcủa đồng tiền Là một giải pháp thay thế, nhân vật có biệt danh là Satoshi Nakamoto

đã đưa ý tưởng về Bitcoin, một loại tiền không nằm trong sự kiểm soát của bất kỳ tổchức tập trung nào Thiết kế của đồng Bitcoin có nhiều ưu điểm, ứng dụng công nghệchuỗi khối Blockchain trong giao dịch mang tính bảo mật cao, giao dịch đã thực hiện

là không thể thay đổi bởi bất kỳ ai và được công khai trước công chúng Ngoài ra chiphí vận chuyển tiền tệ là vô cùng thấp, chúng có thể được trao đổi bởi người dân trong

2 Tiền kỹ thuật số bao gồm hai dạng: Được nhà nước chấp thuận và không được Nhà nước chấp thuận Đối với dạng được được Nhà nước chấp thuận bao gồm Tiền điện tử (các loại tiền như Internet Banking) và Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương Đối với dạng không được Nhà nước chấp thuận bao gồm Tiền ảo và Stablecoin,

tiền mã hóa là một dạng của tiền ảo – Nguyễn Thế Thắng (2022), Nghiên cứu về việc phát hành tiền kỹ thuật số

của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, tr 9

Trang 17

cùng một quốc gia hoặc xuyên quốc gia mà không cần tốn chi phí và các thủ tục tàichính thông thường Với độ khan hiếm, Bitcoin được người dùng gán niềm tin giá trị

và lên xuống theo nhu cầu thị trường, thông thường luôn giữ giá ở mức cao

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của đồng tiền này là tính hợp pháp và lưu trữgiá trị Việc chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin chỉ giới hạn trong phạm vi một cộngđồng nhất định, không được Chính phủ và pháp luật bảo hộ Vì không được đảm bảogiá trị bởi Ngân hàng Trung ương (NHTW) nên việc rớt giá là điều hoàn toàn có thểxảy ra, nếu Bitcoin được sử dụng rộng rãi và xem như phương tiện đầu tư, thì một khinhu cầu về đồng tiền này giảm sút sẽ gây ra tác động tiêu cực đến các chủ thể nắm giữ

Do đó, khả năng mở rộng sử dụng loại tiền này là khó có thể xảy ra

Cuối cùng, tiền mặt vật chất có truyền thống lâu đời, là phương tiện an toàn để

lưu trữ giá trị nhưng tồn tại không ít hạn chế

Đối với tiền mặt pháp định, đây được xem là công cụ có tính thanh khoản cao

và là đối tượng an toàn để người dân nắm giữ khi nền kinh tế có nhiều biến động, đượcthể hiện rõ trong cuộc hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 Mặc dù vậy, tiền mặt tồn tạikhông ít hạn chế Cần phải sử dụng nhiều nguyên liệu như giấy, polymer, kim loại, đểsản xuất ra một đơn vị tiền tệ gây tốn kém tài nguyên; ngoài ra trong quá trình lưuthông những đồng tiền không đạt tiêu chuẩn sẽ bị tiêu hủy cũng đặt ra vấn đề ô nhiễmmôi trường Về chi phí sản xuất và vận hành cũng gây tốn kém cho ngân sách nhànước, nguồn nhân lực lớn gây lãng phí công sức xã hội Đặc biệt, việc thực hiện cácgiao dịch bằng tiền mặt chỉ có thể thực hiện dễ dàng giữa các chủ thể có khoảng cáchgần nhau, trong khi các giao dịch lớn và có khoảng cách địa lý xa hơn sẽ gặp nhiềukhó khăn, tốn kém cả thời gian và chi phí

Tóm lại, thông qua các vấn đề vừa được đề cập, mỗi loại tiền đều tồn tại những

hạn chế nhất định Do đó yêu cầu đặt ra cần có một đồng tiền mới – “Tiền kỹ thuật số

Ngân hàng Trung ương (Central Bank Digital Currency – CBDC)”, là đồng tiền mang

chủ quyền quốc gia, hợp pháp được Chính phủ thừa nhận và bảo hộ, có giá trị ổn địnhngay cả khi khủng hoảng kinh tế xảy ra; nhưng đồng thời cũng đáp ứng được tính tiệnlợi, khả năng linh hoạt và an toàn như các giao dịch bằng tiền điện tử hiện nay; đồngtiền phát hành chịu sự kiểm soát trực tiếp từ các cơ quan công quyền, có thể là từNHTW để tránh sự lạm dụng vị thế trên thị trường từ các nhà cung cấp phương tiệnthanh toán khu vực tư nhân Cũng cần lưu ý việc phát hành loại tiền tệ mới này khôngthể triệt tiêu một số đồng tiền phi tập trung như Bitcoin vì chúng có số lượng giới hạnđược người nắm giữ tin tưởng xem như một khoản đầu tư, bất chấp những rủi ro vềmặt pháp lý và kinh tế, nhưng tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương sẽ có thể làm đadạng hóa lựa chọn của người dùng trong việc sử dụng các phương tiện thanh toán

Trang 18

Ở thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ một khái niệm chính xác, rõ ràng về Tiền

kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương (CBDC) được quốc tế công nhận nhưng một số tácgiả và diễn đàn tài chính thế giới đã khái quát một số khái niệm cơ bản về CBDC

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) định nghĩa: “CBDC

là phiên bản số của tiền pháp định ở mỗi quốc gia, do ngân hàng trung ương phát hành và quản lý, ví dụ nước Mỹ sẽ có USD số, Trung Quốc có nhân dân tệ số, Anh sẽ

có Bảng Anh hoặc đồng Euro của Châu Âu” 3

Đối với Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF:“Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương

(CBDC) là phiên bản kỹ thuật số của tiền mặt được phát hành và quản lý bởi các ngân hàng trung ương Do đó, chúng an toàn hơn và vốn dĩ không biến động, không giống như tài sản tiền điện tử” 4

Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) lại cho rằng:“CBDC là một công cụ thanh

toán kỹ thuật số (a digital payment instrument), được gán mệnh giá theo đơn vị tính toán quốc gia (national unit of account), và là một nghĩa vụ nợ trực tiếp của ngân hàng trung ương (direct liability of the central bank)” 5

Từ các định nghĩa đã được đưa ra, theo nhóm tác giả: “CBDC (Central Bank

Digital Currency - Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương) là một loại tiền pháp định có chủ quyền quốc gia, do Ngân hàng Trung ương phát hành và được đảm đảm bảo giá trị; có hình thức thể hiện dưới dạng kỹ thuật số và ứng dụng công nghệ từ khâu sản xuất đến đưa vào lưu thông; có tính linh hoạt cao, lưu chuyển nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí, có khả năng lưu trữ dễ dàng với số lượng lớn”.

1.2 Đặc điểm của Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương

Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương thực chất là một phương tiện lưu thôngmới bên cạnh các phương tiện lưu thông đang hiện hữu trong xã hội Vì vậy, để có thểphân biệt và nhận định rõ sự khác nhau giữa CBDC so với các loại tiền khác đangcùng tồn tại trong nền kinh tế cần xem xét đến các đặc điểm của đồng tiền này:

Thứ nhất, CBDC là đồng tiền pháp định được phát hành bởi NHTW hoặc cơ quan có thẩm quyền phát hành tiền của quốc gia.

Tiền pháp định hay còn gọi là tiền định danh, một thuật ngữ dùng để chỉ chungcho các loại tiền do Chính phủ của một quốc gia ban hành Đây là loại tiền được đảmbảo bằng uy tín của chủ thể phát hành vì thế giá trị của đồng tiền này không được gán

3 “What are central bank digital currencies?”, digital-currencies/, truy cập ngày 12/12/2022

https://www.weforum.org/agenda/2022/08/what-are-central-bank-4 Andrew Stanley, “The Ascent of CBDCs”, this-The-ascent-of-

https://www.imf.org/en/Publications/fandd/issues/2022/09/Picture-CBDCs#:~:text=Central%20bank%20digital%20currencies%20(CBDCs,not%20volatile%2C%20unlike%20cry pto%20assets., truy cập ngày 12/12/2022

5 “Annual Economic Report 2021”,

https://www.bis.org/publ/arpdf/ar2021e3.htm?fbclid=IwAR0Sw1GICG7eaWL_ng00sMofBmAesczFJXpim36x FKQirnounYtRNqge7mw , truy cập ngày 12/12/2022

Trang 19

cho bất kì loại tài sản, hàng hóa nào, mà thay vào đó giá trị của nó đến từ mối quan hệcung-cầu, niềm tin của công chúng đối với sự ổn định của NHTW, “nó không có giátrị nội tại nhưng vẫn được chấp nhận để đổi lấy hàng hóa vì mọi người tin tưởngNHTW sẽ giữ giá trị ổn định của tiền theo thời gian”6 Vì thế cho nên, việc ban hành

và công nhận đồng tiền này cần phải được quy định tại pháp luật quốc gia để đảm bảocho tính ổn định của đồng tiền, điển hình như theo Điều 16 Luật của Cộng hòa Nhândân Trung Hoa về Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa cũng quy định đồng tiền pháp định

của quốc gia mình: “Đồng tiền pháp định của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Nhân

dân tệ Bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng không được từ chối thanh toán tất cả các khoản nợ công và nợ tư trên lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bằng Nhân dân tệ”, Điều 18 của luật này cũng có quy định về chủ thể phát hành “Nhân dân tệ được in và phát hành thống nhất bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc” Thông qua

các quy định về tiền pháp định điển hình như việc buộc phải chấp nhận thanh toán cả

nợ công lẫn nợ tư của pháp luật Trung Quốc thấy được tầm quan trọng và vị trí đặcbiệt của đồng tiền này đối với nền kinh tế, cho phép Nhà nước kiểm soát nguồn cungtiền tệ và tình hình tài chính của quốc gia

Trước đây khi nói đến tiền pháp định hiện hành chính là nói đến tiền mặt vậtchất được in đúc và công nhận hợp pháp trên toàn bộ cả nước Nhưng khi công nghệmới ra đời cùng với đó là sự xuất hiện của hàng loạt đồng tiền kỹ thuật số khu vực tưnhân làm xảy ra tình trạng suy giảm nhu cầu tiền mặt Điều này đang ngày càng đe dọađến tính ổn định của chính sách tiền tệ quốc gia, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ lĩnhvực trong đời sống xã hội Khi đó đặt ra một số vấn đề như “các NHTW cần đảm bảo

đủ tiền của NHTW cho công chúng đáp ứng lại sự suy giảm sử dụng tiền mặt, đảm bảochủ quyền và đảm bảo tỷ phần tiền tệ của NHTW trong hệ thống tiền tệ”7 Một khiCBDC ra đời sẽ là một giải pháp đáng chú ý, bởi cơ quan có thẩm quyền sẽ xác lậpmột loại tiền pháp định mới bên cạnh tiền mặt vật chất điều đó được hiểu rằng CBDC

là tài sản nợ đối với nền kinh tế, nghĩa vụ nợ của NHTW Với đặc điểm là đồng tiềnpháp định của một quốc gia, CBDC đã tạo được sự khác biệt cơ bản để phân biệt vớicác loại tiền kỹ thuật số khác do khu vực tư nhân phát hành bởi tính chất pháp lý vữngvàng của một đồng tiền hợp pháp, giá trị được đảm bảo, đủ khả năng cạnh tranh vớitiền của khu vực tư nhân, hạn chế tác động quá lớn của chúng trong thị trường tiền tệ

Thứ hai, tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương được thể hiện dưới hình thức điện tử và ứng dụng công nghệ trong thanh toán.

6 Nguyễn Thế Thắng, tlđd (2), tr 5

7Trần Hùng Sơn, Hoàng Trung Nghĩa (2019), Ngân hàng Trung ương và tương lai của tiền kỹ thuật số, Viện

nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng (Đại học Kinh tế - Luật, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh),

tr 5

Trang 20

Khác với tiền mặt truyền thống, CBDC tồn tại dưới dạng phi vật chất ngườidùng không thể cầm nắm trực tiếp trong giao dịch, thanh toán Hình thức thể hiện củađồng tiền này hoàn toàn bằng điện tử và vận hành dựa vào công nghệ kỹ thuật tronglĩnh vực tài chính ngân hàng Tiền giấy, tiền xu là những công cụ thanh toán hầu như

có mặt rộng khắp ở các quốc gia, với mỗi khu vực chúng mang cho mình một đơn vị,mệnh giá riêng tùy thuộc vào ý chí của chủ thể phát hành Xuyên suốt quá trình tồn tạitiền mặt vật chất ngày càng bộc lộ những mặt hạn chế của nó phải kể đến như: tốn kémnhiều chi phí; bị làm giả nhiều do kỹ thuật làm giả ngày càng tinh vi; tiền mặt vật chấtcũng là kênh thuận lợi cho tội phạm kinh tế thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưrửa tiền, trốn thuế vì tính ẩn danh của loại tiền này khá cao; gia tăng khả năng lâytruyền các loại bệnh truyền nhiễm qua việc tay trao tay tiền trực tiếp khi thanh toán

CBDC cho dù được xây dựng ở cách thức nào thì cũng không thể tồn tại ởdạng vật chất mà vẫn hoàn toàn mang chức năng cơ bản của tiền Điều này được đánhgiá là có thể khắc phục được những hạn chế mà tiền mặt còn đang gặp phải và cũng làcông cụ thanh toán để bổ sung thêm hoặc thay thế cho tiền mặt một cách hiệu quả đóchính là mục tiêu mà các quốc gia đang hướng đến Thực chất về mặt hình thức tồn tạicủa CBDC so với các loại tiền điện tử, tiền mã hóa của khu vực tư nhân không có sựkhác biệt vì đều ở dạng kỹ thuật số và cũng có thể được thiết kế bởi cùng một côngnghệ kỹ thuật nhưng với đặc điểm là đồng tiền pháp định đã làm cho chúng hoàn toàntách biệt, độc lập với công cụ thanh toán của khu vực tư nhân

Điểm nổi bật của đồng tiền này chính là sự kết hợp được tính chất cơ bản nhấtcủa cả tiền mặt vật chất và tiền kỹ thuật số của khu vực tư nhân phát hành Nếu như ởtiền truyền thống là đồng tiền pháp định có giá trị ổn định cao thì tiền kỹ thuật số củakhu vực tư nhân lại mang tính tiện lợi qua việc vận dụng công nghệ kỹ thuật trongthanh toán Ngược lại chúng đều có khuyết điểm, tiền mặt vật chất không phải lúc nàocũng có đủ trong giao dịch dẫn đến một số bất lợi như rủi ro thanh khoản của ngânhàng thương mại khi xảy ra tình trạng mất ổn định hệ thống thanh toán Còn đối vớitiền kỹ thuật số khu vực tư nhân thì dù có được Nhà nước chấp nhận hay không cũngkhông thể trở thành tiền pháp định do không được bảo đảm bởi cơ quan phát hành tiền,điều đó khiến cho loại tiền này có thể không có giá trị ổn định ở một số loại, rủi ro khinắm giữ các đồng tiền này khá cao, chỉ áp dụng trong cộng đồng nhất định, ảnh hưởngđến chính sách tiền tệ mà các quốc gia đang xây dựng Qua việc kết hợp được ưu điểmcủa hai loại tiền trên, CBDC đã giải quyết được các nhược điểm mà chúng có vì vừa làđồng tiền pháp định có hậu thuẫn từ Chính phủ vừa mang công nghệ tiên tiến được ápdụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Nhờ đó hạn chế việc “tăng các hình thứcmạng tư nhân có thể dẫn đến sự tập trung và độc quyền hoặc phân mảnh”8CBDC sẽ là

8 Nguyễn Thế Thắng (2022), tlđd (2), tr 27

Trang 21

hình thức thanh toán mới để củng cố cho tiền pháp định vững vàng ở vị trí trung tâmcủa hệ thống tiền tệ vốn đang bị đe dọa bởi đồng tiền được tạo ra từ khu vực tư nhân.

Thứ ba, CBDC có chi phí sản xuất và vận hành thấp, tính an toàn cao.

Về cơ bản, để sản xuất tiền tệ truyền thống cần đảm bảo nguyên liệu đầu vàonhư giấy, polymer hoặc kim loại Việc sản xuất ra tiền xu ảnh hưởng đến việc khaithác nhiều hơn tài nguyên thiên nhiên, chi phí in đúc và nhân công tăng cao nên cácquốc gia trên thế giới hiện nay rất hạn chế tung ra loại tiền này Đối với tiền giấy vàpolymer được các nước duy trì phát hành, tiền giấy có nhược điểm dễ bị thấm nước vànhàu rách, dễ bị làm giả, tiền Polymer tuy khắc phục được các yếu điểm đó nhưng bùlại nguyên liệu đầu vào cao hơn, khó phân hủy so với tiền giấy và do đó cũng đặt ranhiều vấn đề về môi trường Sau khi hoàn thiện khâu sản xuất, tiền được đưa vào tronglưu thông với sự hỗ trợ của các phương tiện vận chuyển, được đảm bảo an toàn bằngđội ngũ lực lượng vũ trang; khi đồng tiền đã đi vào lưu thông ổn định, theo định kỳNgân hàng Nhà nước thực hiện việc rà soát, kiểm tra chất lượng, đổi mới và tiêu hủynhững đồng tiền không còn khả năng sử dụng

Như vậy, có thể thấy sản xuất tiền đem lại nguồn lợi to lớn nhưng nền kinh tếkhông thể thụ hưởng được một cách tuyệt đối do đã phải khấu trừ một phần giá trị chokhâu sản xuất đến lưu hành, đó là tiền phải trả cho nguyên vật liệu đầu vào, chi phíchuyên chở và tiền công cho đội ngũ nhân lực vận hành, quản lý tiền Những hạn chếtrên cơ bản có thể được khắc phục bởi CBDC, xuất phát từ tính phi vật chất nênCBDC không yêu cầu nguồn nguyên liệu đầu vào giống tiền truyền thống mà chỉ yêucầu có hệ thống máy tính để đảm bảo cho việc sản xuất; khi lưu thông cũng không yêucầu phải có phương tiện vận chuyển cồng kềnh hay đội ngũ nhân lực nhằm đảm bảo antoàn trong quá trình lưu chuyển CBDC cũng không rơi vào tình trạng nhàu rách hay bị

hư hại nên không cần công việc thay mới hay tiêu hủy Chính vì vậy, CBDC ra đời cóthể giảm được nguồn chi phí tối đa cho việc sản xuất, lưu hành, tiết kiệm được nguồnngân sách nhà nước, tăng phúc lợi xã hội so với đồng tiền hiện nay

Một trong những ưu điểm tiếp theo của CBDC là đảm bảo tính an toàn của hệthống tiền tệ So với tiền mặt truyền thống, việc các cá nhân, tổ chức tự giữ tiền mặthoặc gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng cũng tiềm ẩn nguy bị đánh cắp hoặc khủng

bố và do đó cũng tăng mức độ nguy hiểm hơn đối với tính mạng con người khi trựctiếp nắm giữ phương tiện thanh toán CBDC được thiết kế riêng biệt, lưu trữ trong víđiện tử cá nhân có hệ thống bảo mật sẽ hạn chế tình trạng trộm cắp hoặc khủng bố vìkhó có thể phá vỡ bảo mật để đánh cắp tiền trong ví cá nhân Ngoài ra, CBDC cònđảm bảo tính an toàn không bị làm giả, tránh tình trạng chi tiêu hai lần cùng một đồng

Trang 22

tiền trên nền tảng ứng dụng công nghệ Blockchain, về vấn đề này sẽ được trình bày rõtrong phần các yêu cầu đối với tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (mục 3).

Thứ tư, tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương là phương tiện trao đổi hiệu quả trong nền kinh tế và có tính lưu trữ giá trị ổn định cao khi so sánh với các loại tiền kỹ thuật số khác do khu vực tư nhân phát hành.

Phương tiện trao đổi là chức năng cơ bản của tiền tệ “được sử dụng như một vậtmôi giới trung gian trong việc trao đổi các hàng hoá, dịch vụ Đây là chức năng đầutiên của tiền tệ, nó phản ánh lý do tại sao tiền tệ lại xuất hiện và tồn tại trong nền kinh

tế hàng hoá”9 Theo đó để thực hiện chức năng này đòi hỏi tiền cần có những tiêu chísau: được chấp nhận rộng rãi; dễ nhận biết; có thể chia nhỏ được; dễ vận chuyển;không bị hư hỏng một cách nhanh chóng; được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng; cótính đồng nhất

Xuất phát từ bản chất là đồng tiền pháp định của quốc gia kết hợp với côngnghệ phát triển, CBDC dễ dàng đáp ứng chức năng là phương tiện thanh toán, so vớiBitcoin một trong những đồng tiền điển hình của khu vực tư nhân rõ ràng không phải

là công cụ thanh toán hiệu quả Xét về tiêu chí “được chấp nhận rộng rãi” Bitcoinkhông thuyết phục được các nhà nghiên cứu khi họ cho rằng đồng tiền này vẫn đượcchấp nhận rộng rãi và có thể được yêu thích hơn cả tiền mặt vật chất truyền thốngnhưng chỉ thật sự được chấp nhận và sử dụng trong phạm vi cộng đồng của nó, còn

“theo tiêu chuẩn toàn cầu thì không, nó không được chấp nhận rộng rãi”10 “Phản ứngcủa các Chính phủ về tiền kỹ thuật số, tiêu biểu là Bitcoin, rất khác nhau Tuy nhiên,tất cả đều hướng đến các mục đích như ngăn chặn việc sử dụng tiền mật mã cho nhữnghoạt động bất hợp pháp như rửa tiền, mua bán ma túy, trốn thuế, lừa đảo, tài trợ khủng

bố và bảo đảm an ninh tài chính Căn cứ vào thực tế phản ứng, có thể chia làm 4 nhómchính: i Cảnh báo; ii Tuyên bố, làm rõ về tính pháp lý; iii Ban hành quy định, cấpphép và giám sát; và iv Cấm giao dịch.”11 Như vậy với Bitcoin tùy vào quan điểmtừng quốc gia mà tính lưu thông của nó có thể bị hạn chế ít nhiều từ cấp phép hoạtđộng đến quy định cấm giao dịch ở nhiều cấp độ

Ngược lại, CBDC được tạo ra như một phương tiện lưu thông mới, cùng songhành hoặc thay thế tiền mặt Vì vậy, nó được đảm bảo lưu thông bằng quyền lực nhànước qua công cụ chính sách, pháp luật Từ đó, CBDC trở thành phương tiện trao đổihiệu quả của nền kinh tế trong khi tiền mặt vật chất đang dần hạn chế khả năng thanhtoán vì những khuyết điểm nó mang phải Những hiệu quả của CBDC trong lưu thông

9 Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Lý thuyết tài chính và tiền tệ, Nhà xuất bản

Trang 23

có thể kể đến như nhanh gọn, thuận tiện, khối lượng giao dịch lớn, khoảng cách địa lýkhông còn là một rào cản; quan trọng hơn hết, được xã hội chấp nhận do nhận được sựhậu thuẫn từ phía nhà nước thông qua các quy định pháp luật, đảm bảo giá trị và quyềnlợi được bảo vệ bằng pháp luật khi việc thanh toán bị tranh chấp hay thiệt hại.

Ngoài ra CBDC lại có tính lưu trữ giá trị ổn định cao khi so sánh với các loạitiền kỹ thuật số khác do khu vực tư nhân phát hành CBDC là nghĩa vụ nợ của NHTWnên được đảm bảo giá trị dựa trên cam kết của nhà nước về tính ổn định của đồng tiền

do mình phát hành, chính sách tiền tệ quốc gia quyết định chỉ tiêu lạm phát và sử dụngcác công cụ, biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra là cách thức để kiểm soát tiền phápđịnh luôn được duy trì cân bằng Trong khi đó tiền mã hóa như Bitcoin dù được kỳvọng trở thành hàng rào hiệu quả chống lại lạm phát nhưng thực tế đang trở thành tàisản rủi ro với mức độ biến động cao, dễ “bay hơi” do không được điều chỉnh bởi chínhsách tiền tệ và chỉ tiêu lạm phát khiến đồng tiền này liên tục biến động giá trị khómang chức năng lưu trữ ổn định lâu dài Mặt khác so với tiền điện tử truyền thống,stablecoin với định nghĩa là “đơn vị giá trị kỹ thuật số dựa vào các công cụ ổn định đểduy trì giá trị ổn định so với một hoặc một số loại tiền tệ chính thức hoặc tài sảnkhác”12nên giá trị của tiền này lại gắn với một rổ tài sản không dựa vào hậu thuẫn củachủ thể phát hành như CBDC Dù vậy đồng tiền ổn định được gán giá trị với tài sảnnhư stablecoin vẫn khó có thể được chấp nhận rộng rãi trong thanh toán do liên quanđến chủ thể phát hành và quản lý là khu vực tư nhân, rủi ro gián đoạn, mất ổn địnhtrong vận hành, dễ xảy ra độc quyền trong lĩnh vực tài chính ngân hàng,…

Như vậy, trong các đặc điểm trên có thể thấy hai yếu tố vô cùng quan trọng,mang tính quyết định của CBDC Đó là CBDC được phát hành bởi cơ quan có thẩmquyền với tư cách đồng tiền pháp định và được thể hiện dưới hình thức điện tử, ứngdụng công nghệ trong thanh toán Bởi lẽ, chúng sẽ trở thành tiền đề vững chắc cho cácđặc điểm còn lại được hình thành và có thể giúp cho các quốc gia với định hướng pháttriển CBDC có các nghiên cứu thiết kế trong cả ba khía cạnh kinh tế - xã hội, pháp lý,công nghệ kỹ thuật sao cho thật sự phù hợp, để khi tiền kỹ thuật số riêng của quốc giamình được ra đời có thể bộc lộ được hai đặc điểm quan trọng này một cách trọn vẹnnhất để trở thành một CBDC đúng nghĩa

1.3 Tác động của Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương

1.3.1 Tác động tích cực của Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương

Thứ nhất, đảm bảo lượng tiền pháp định trong giao dịch giữa các chủ thể trong nền kinh tế

12 “Stablecoins’ role in crypto and beyond: functions, risks and policy”,

https://www.ecb.europa.eu/pub/financial-stability/macroprudential-bulletin/html/ecb.mpbu202207_2~836f682ed7.en.html, truy cập ngày 14/01/2023

Trang 24

Tiền điện tử được cung cấp bởi các ngân hàng thương mại dựa trên “mỏ neo” làtiền mặt truyền thống nhưng không phải là tiền tệ chính thức của một quốc gia, nó tồntại dựa vào số lượng tiền gửi của mỗi cá nhân, tổ chức mở tại một ngân hàng nhất định.Vấn đề đặt ra nếu toàn bộ nền kinh tế dần chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặtthì hầu như nguồn cung cấp các phương tiện thanh toán đều nằm trong tay khu vực tưnhân, tiền mặt sẽ mất dần sự hiện diện trong các giao dịch mà thay vào đó là tiền điện

tử, tiền mã hóa Điều này sẽ xảy ra nhiều hệ quả tiêu cực nếu các trung gian tài chínhlạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường tăng phí dịch vụ một cách bất hợp lý hoặc khaithác thông tin cá nhân của người dùng sẽ gây ra tác động với quy mô toàn xã hội,Chính phủ rơi vào trạng thái bị động khi thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Hay một khi hệ thống thanh toán được cung cấp chủ yếu bởi khu vực tư nhân,trường hợp tình hình kinh doanh của các tổ chức không ổn định hoặc phá sản ngườidân sẽ đối mặt với nhiều rủi ro khi không có hệ thống thanh toán hợp lý, “mất trắng”

đi lượng tài sản tích lũy và lâm vào tình trạng vô sản, đặc biệt trong lĩnh vực ngânhàng sự khủng hoảng vốn mang tính lây lan cao CBDC ra đời, thể hiện rõ vai trò làđồng tiền trung tâm của nền kinh tế do chính NHTW phát hành, được đảm bảo giá trị,tính tiện lợi thanh toán một chạm giống với tiền điện tử hiện hành sẽ thu hút ngườidùng chuyển sang tiền pháp định và sẽ hạn chế vai trò của các tổ chức tài chính tưnhân trong nền kinh tế

Thứ hai, việc sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất, thay mới tiền hầu như không diễn ra và do đó tiết kiệm được ngân sách nhà nước, góp phần bảo vệ môi trường, ngăn cản tiền trở thành trung gian truyền bệnh.

CBDC là đồng tiền được tạo nên nhờ công nghệ máy tính, mang hình thái phivật chất nên không thể cầm giữ trực tiếp mà chỉ có thể thông qua các thiết bị thôngminh là phương tiện trung gian lưu trữ Ưu điểm đặc biệt là không cần dùng cácnguyên liệu thô như giấy, nhựa, mực in, hoặc kim loại để tạo nên Quan sát dưới góc

độ quy mô nền kinh tế, khi không còn dùng những nguyên liệu này sẽ tiết kiệm mộtkhoản chi phí rất lớn cho ngân sách nhà nước từ khâu sản xuất, lưu trữ và vận chuyểnđến tay người dùng Theo những quy định của pháp Luật huy động các nguồn lực tàichính công, ngân sách hiện nay của nước ta có nguồn thu chủ yếu là thuế (do cá nhân,

tổ chức trong xã hội đóng góp), từ đó vô hình sẽ giảm đi một phần gánh nặng nghĩa vụtài chính cho các chủ thể chịu thuế Hơn nữa, số lượng ngân sách dôi ra từ việc chấmdứt phát hành đồng tiền truyền thống sẽ được tận dụng đầu tư vào các trình công cộng(cầu – đường – trường – trạm); thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh – xã hội hộinhư xóa đói giảm nghèo, miễn giảm học phí, giải quyết vấn nạn thất nghiệp; đầu tưvào các ngành nghề mũi nhọn của nền kinh tế và từ đó góp phần thực hiện mục tiêu

Trang 25

phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, phù hợp với nhận thức và quanđiểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Hiện nay, tiền polymer được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia, tuy nhiên nhữngbáo cáo gần đây cũng chỉ ra tiền polymer gây tác động tiêu cực nhiều hơn tới môitrường so với tiền giấy Cụ thể là trong số lượng tiền giấy trung bình mà một ngườitrưởng thành sử dụng mỗi năm, các tờ tiền polymer 10 bảng Anh thải ra khoảng8,77kg CO2 so với loại tiền giấy tiền nhiệm chỉ thải ra 2,92kg, con số này là gấp 3lần13 Ngoài ra, đối với tiền giấy truyền thống khi bị tiêu hủy sẽ thân thiện với môitrường, ngược lại polymer có thành phần là nhựa nên thời gian phân hủy sẽ dài hơn,gây ảnh hưởng đến môi trường Đối với tiền xu được đúc bằng kim loại cần phải khaithác nhiều mỏ khoáng sản, hoạt động này làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.Trong khi đó CBDC vốn dĩ không cần phải tiêu tốn nguyên liệu để sản xuất ra mộtđồng tiền mới, mặc dù việc sản xuất và lưu hành dựa trên các nền tảng công nghệ máytính cũng kích thích việc sản xuất thiết bị thông minh trở nên phổ biến hơn nhưng nhìnchung dòng đời hoạt động của chúng tương đối dài và quá trình sản xuất hay tiêu hủytiền cũng không gây ra nhiều tác động đối với môi trường như tiền giấy hay polymer14

Cuối cùng, có thể thấy CBDC ngăn ngừa việc tiền tệ trở thành trung gian truyềnbệnh, đảm bảo tính vệ sinh, bảo vệ sức khỏe con người Tiền tệ khi đi vào lưu thôngđược truyền tay từ chủ thể này sang chủ thể khác, đôi khi lại được cất giữ ở những nơi

ẩm mốc là môi trường thích hợp cho vi khuẩn gây bệnh cư ngụ Điển hình trong dịchdịch Covid-19 vừa qua, tiền mặt có thể là trung gian truyền bệnh cho con người nênviệc khử khuẩn tiền là điều tất yếu CBDC không tồn tại dưới dạng vật chất cố định sẽloại trừ hoàn toàn khả năng tiền tệ là trung gian truyền bệnh cho con người, đây cũng

là ưu điểm giống với tiền điện tử được cung cấp bởi các ngân hàng thương mại

Thứ ba, giảm rủi ro thanh khoản của Ngân hàng từ đó tạo tiền đề ổn định chính sách tiền tệ quốc gia.

Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xảy ra khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả dokhông chuyển đổi các loại tài sản ra tiền mặt kịp thời hoặc không thể vay mượn nhằmđáp ứng các yêu cầu của hợp đồng thanh toán15 Có thể hiểu rủi ro thanh khoản bắtnguồn từ hoạt động tài chính của ngân hàng là huy động vốn để cho vay Nguồn vốnhuy động là tiền gửi ngắn, trung và dài hạn Ngân hàng chỉ dự trữ một phần, phần cònlại dùng để thực hiện hoạt động đầu tư cho vay ngắn, trung và dài hạn Khi dòng tiền

13 Thu Phương, “Polymer là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường gấp 3 lần tiền giấy”,

https://vietnambiz.vn/tien-polymer-la-nguyen-nhan-gay-o-nhiem-moi-truong-gap-3-lan-tien-giay-20191018204756813.htm, truy cập ngày 15/01/2023

14 Mặc dù việc sản xuất hay tiêu hủy tiền không tạo ra các chất thải như tiền truyền thống nhưng chúng lại tiêu tốn nguồn năng lượng điện nhiều hơn, điều này cũng tiềm ẩn những nguy cơ khác đối với môi trường Tuy không hoàn toàn là tuyệt đối nhưng CBDC giảm thiếu được nhiều mối đe dọa hơn với môi trường.

15 Nguyễn Nhật Linh (2022), Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân

hàng TMCP tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, tr.5

Trang 26

thu được từ đầu tư và cho vay không khớp với dòng tiền thanh toán cho vốn huy độngthì ngân hàng sẽ gặp rủi ro thanh khoản Để hạn chế vấn đề này NHTW ở các nước đã

có các quy định nghiêm ngặt về quỹ dự trữ bắt buộc quốc gia, nhưng cũng không thểđảm bảo hoàn toàn triệt tiêu được rủi ro thanh khoản trong hoạt động ngân hàng

Rủi ro này xảy ra với rất nhiều nguyên nhân, như ở Việt Nam năm 2003 Ngânhàng Thương mại cổ phần ACB đã đứng trước nguy cơ mất rủi ro thanh khoản nếukhông có sự giúp đỡ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyên nhân là do xuất hiệntin đồn Tổng Giám đốc ACB ông Phạm Văn Thiệt đã bỏ trốn, tin đồn càng lan nhanhdẫn đến việc người dân rút tiền ồ ạt ở các điểm giao dịch Chỉ trong vài ngày, hơn 900

tỷ đồng đã rút khỏi ACB, ngân hàng Nhà nước phải huy động nhiều xe chuyển tiềnliên tục đến Ngân hàng ACB để tránh tình trạng Ngân hàng này phá sản do mất rủi rothanh khoản16 Nếu CBDC được phát hành, đồng tiền này sẽ trở thành giải pháp hiệuquả để giải quyết vấn đề thanh khoản, vì đây là tiền phi vật chất chỉ thể hiện số dư trên

hệ thống nên nếu xảy ra tình trạng rút tiền ồ ạt, NHTW có thể mở các quỹ dự trữ tiềngửi của ngân hàng thương mại và đưa tiền đến tay người dân nhanh chóng mà khôngcần các xe chuyên dụng để vận chuyển tiền hay cần lực lượng bảo vệ các xe này…

Việc NHTW quy định về quỹ dự phòng bắt buộc thì dù nguồn tiền được gửivào các quỹ này là tiền mặt vật chất hay CBDC cũng không phát sinh thêm vấn đềNHTW phải in thêm tiền Trường hợp tiền gửi vào quỹ dự trữ là CBDC thì khi NHTWtrả về cũng sẽ là CBDC; trường hợp nhận vào tiền mặt vật chất nhưng NHTW chuyển

về CBDC cũng không làm phát sinh thêm khối lượng tiền trong nền kinh tế Trongtrường hợp này tiền mặt vẫn còn nằm trong NHTW trong khi rủi ro thanh khoản đượcgiải quyết bằng CBDC thì lượng tiền mặt này sẽ được NHTW lưu trữ chờ cho đợt pháthành tiền giấy tiếp theo Như vậy, CBDC với tính ưu việt khi áp dụng công nghệ đãgiải quyết nhanh chóng kịp thời vấn đề thiếu hụt tiền khi xảy ra rủi ro thanh khoản qua

đó ổn định chính sách tiền tệ quốc gia

Thứ tư, CBDC giúp kiểm soát các giao dịch phi pháp.

Khi NHTW đưa tiền mặt vào trong lưu thông sẽ gặp khó khăn trong việc kiểmsoát các giao dịch Do tiền mặt vật chất được tự do trong lưu thông và không có bất kỳ

cơ chế nào có thể kiểm soát được đồng tiền này Chính phủ gặp khó khăn trong việckiểm soát các giao dịch phi pháp như rửa tiền, trốn thuế, tài trợ khủng bố…Tuy nhiên,đối với CBDC là tiền ở dạng kỹ thuật số, mặc dù còn phụ thuộc vào việc lựa chọncông nghệ phát hành nhưng có thể truy vết đến tất cả các giao dịch liên quan đếnCBDC kể từ khi còn trong ví người dùng cho đến khi thực hiện các giao dịch khác.Việc truy vết, kiểm soát các giao dịch của CBDC sẽ dễ dàng hơn so với đồng tiền

16 “Quản trị rủi ro thanh khoản tại một số ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam”,

nam.html, truy cập ngày 27/5/2023

Trang 27

https://tapchitaichinh.vn/quan-tri-rui-ro-thanh-khoan-tai-mot-so-ngan-hang-tren-the-gioi-va-bai-hoc-cho-viet-truyền thống Bởi lẽ, Ngân hàng Trung ương là cơ quan nắm sổ cái phát hành đồngtiền, cho dù mỗi quốc gia lựa chọn hình thức phát hành đồng tiền là tài khoản hay mãthông báo với độ bảo mật khác nhau nhưng Ngân hàng Trung ương vẫn có thể truyxuất được tất cả các hoạt động của các cá nhân, pháp nhân dùng CBDC thanh toán chocác giao dịch Hơn nữa, CBDC phát hành dựa trên nền tảng công nghệ cao, hình thứcthể hiện dưới dạng phi vật chất nên sẽ gặp khó khăn trong việc làm giả hơn so với tiềnmặt thông thường.

Thứ năm, CBDC là công cụ hiệu quả cho việc thúc đẩy tài chính toàn diện, số hóa nền kinh tế và mở rộng việc tiếp cận của người dân đến các nguồn tín dụng.

Tài chính toàn diện là tất cả việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức(thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợpvới nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân Tài chính toàn diện không chỉgiới hạn trong viện cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểubiết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng17 Tài chính toàn diện có ýnghĩa rất lớn trong việc phát triển của một quốc gia

Một khía cạnh khác của tài chính toàn diện chính là sự tiếp cận tài chính Đây làkhía cạnh quan trọng nhất của tài chính toàn diện, tiếp cận tài chính đem lại những lợiích không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo, giúp sự phân hóa giàu nghèo được côngbằng hơn và giúp quốc gia phát triển nền kinh tế một cách bền vững và toàn diện Sựtiếp cận tài chính là công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển tài chính toàndiện Thước đo đầu tiên và quan trọng của tài chính toàn diện là số lượng tài khoảnngân hàng của người ở độ tuổi trưởng thành Tuy nhiên, tỉ lệ này không cao ở các quốcgia đang phát triển Còn ở các nước phát triển thì tỷ lệ này không đạt được mức100% Lý do điển hình cho tình trạng này là do chi phí tốn kém Việc mở, duy trì tàikhoản ngân hàng và các mức phí đi kèm có thể gây tốn kém đến người dân Đồng thời,việc không có đủ giấy tờ định danh, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến cho ngườidân tiếp cận ngân hàng khó khăn hơn, dẫn đến việc người dân không thể mở tài khoảnngân hàng

Tuy nhiên, CBDC sẽ là một công cụ đầy tiềm năng trong việc phát triển tàichính toàn diện ở các quốc gia CBDC đem đến cơ hội sử dụng các dịch vụ ngân hàngcho tất cả người dùng kể cả những người ở những vùng địa hình khó khăn, những nơikhông thể tiếp cận tài chính, thậm chí đến những nơi mà mạng Internet chưa phát triển

để giao dịch CBDC trong một khoảng cách nhất định Đồng thời, CBDC cũng làmtăng tài khoản tín dụng, cũng như khả năng tiếp cận sử dụng dịch vụ ngân hàng củangười dân bởi vì mỗi người sẽ có một ví CBDC riêng, ai cũng có thể thực hiện thanhtoán bằng CBDC Bởi vì, CBDC là một đồng tiền phi vật chất được thể hiện trên hệ

17 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Sơ lược tài chính toàn diện, Hà Nội, tr 7

Trang 28

thống công nghệ và tất cả hoạt động tín dụng từ vay, gửi tiết kiệm… đều được thựchiện đơn giản dựa vào thao tác của người dùng trên hệ thống công nghệ và không cầnngười dân phải đến ngân hàng Người dân có thể tiếp cận tài chính ngân hàng hơn vayvới lãi suất thấp hơn lãi suất vay từ khu vực tư nhân Từ đó, khả năng tín dụng củangười dân được tăng cường, giúp thúc đẩy phát triển toàn diện nền kinh tế, đem lại sựthịnh vượng cho quốc gia.

Hơn nữa, xu thế số hóa ngành ngân hàng đang diễn ở quy mô toàn cầu Tuynhiên, trở ngại lớn nhất của số hóa ngành ngân hàng là người dân ở một số vùng sâu,vùng xa nơi mà phương thức thanh toán bằng tiền mặt diễn ra chủ yếu Họ cũng không

có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng do địa hình, thủ tục quá rườm rà và do số lượngngân hàng ở những nơi này còn thấp hoặc chưa có CBDC sẽ là công cụ quan trọngtrong việc thúc đẩy số hóa ngành ngân hàng Việc phát hành CBDC yêu cầu công nghệcao, cơ sở vật chất hiện đại nên đòi hỏi Chính phủ phải đầu tư phát triển công nghệ, cơ

sở vật chất và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể vận hành được máymóc, thiết bị Điều này sẽ tạo động lực cho cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật trongnước phát triển Hiện nay, nhiều người không dùng hệ thống công nghệ của nhiềungân hàng do mối lo ngại về rủi ro Nhưng CBDC với sự đảm bảo giá trị của Ngânhàng trung ương sẽ đem đến lòng tin vững vàng cho người dân CBDC là đồng tiềnpháp định nên khi phát hành sẽ được Nhà nước khuyến khích sử dụng và không ai cóthể từ chối việc chấp nhận thanh toán bằng CBDC (nếu đáp ứng đủ điều kiện), làm chonhững người chưa từng tiếp cận công nghệ buộc phải tìm hiểu cách sử dụng sẽ làmgiảm được khả năng loại trừ tài chính vì lý do “tự nguyện”

Thứ sáu, CBDC được xem như một công cụ hỗ trợ chính sách tiền tệ quốc gia.

Tùy vào quan điểm và cách thiết kế của CBDC mà NHTW quyết định có hoặckhông có lãi suất đối với đồng tiền mới này Nếu như lựa chọn phương án không lãisuất, CBDC sẽ giống với tiền mặt vật chất hiện nay đang tồn tại trong lưu thông,nhưng nếu lựa chọn phương án áp đặt lãi suất (trả lãi tương tự với tiền gửi ngân hàngkhông kỳ hạn) cho CBDC thì sẽ truyền dẫn tốt hơn chính sách tiền quốc gia

Đối với tùy chọn thiết kế CBDC không lãi, vẫn có thể xảy ra tình trạng ngườidùng ưu tiên nắm giữ CBDC trong tài khoản cá nhân mà không gửi vào Ngân hàngthương mại, điều đó có thể ảnh hưởng đến nguồn tiền huy động của ngân hàng, ảnhhưởng đến hoạt động cho vay bởi lẽ CBDC tuy không có lãi nhưng vẫn đảm bảo tínhtiện lợi trong thanh toán, nếu gửi tiền vào ngân hàng ở dạng không kỳ hạn lãi suấttương đối thấp nhưng phải chi trả phí dịch vụ và vẫn đối diện nguy cơ ngân hàng phásản Muốn đảm bảo hoạt động ngân hàng diễn ra bình thường, các ngân hàng thươngmại phải điều chỉnh lãi suất để thu hút người dùng

Trang 29

Đối với tùy chọn CBDC có lãi, trong trường hợp nền kinh tế ở trạng thái bìnhthường, CBDC sẽ có lãi suất dương, việc chi trả lãi suất được chi trả thông qua ví điện

tử của cá nhân chứa tiền CBDC Việc chi trả lãi suất có thể dẫn đến tình trạng rủi ro dosuy giảm hoạt động của các ngân hàng thương mại, theo đó việc gửi tiền tại ngân hàngbuộc người dùng phải mở tài khoản thanh toán và chịu các khoản chi phí dịch vụ phátsinh, đồng thời nếu so sánh với CBDC thì tiền gửi có tính thanh khoản thấp hơn, vàcũng tồn tại rủi ro ngân hàng phá sản; ngược lại nếu người dân lựa chọn nắm giữ trựctiếp tiền CBDC trong ví, họ có thể chấp nhận đánh mất một khoản lợi so với gửi tiềnvào ngân hàng nhưng đổi lại tính thanh khoản cao và ít rủi ro hơn Như vậy, CBDC cóthể trở thành một công cụ điều chỉnh chính sách tiền tệ quốc gia, lãi suất CBDC tỉ lệthuận với lãi suất tiền gửi ngân hàng, tạo ra hệ quả tích cực là các trung gian tài chínhcần phải điều chỉnh lãi suất để đảm bảo lượng tiền gửi, kích thích lãi suất tiền gửi tăngcao, mang lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể trong nền kinh tế

Trong trường hợp nền kinh tế rơi vào các bẫy thanh khoản, việc điều chỉnh lãisuất âm sẽ kích thích việc tiêu dùng của người dân, khuyến khích sản xuất và đưa nềnkinh tế thoát khỏi sự đình trệ Bẫy thanh khoản thường diễn ra sau các đợt khủnghoảng kinh tế, lúc này người dân có tâm lý lưu trữ tiền mặt nhiều hơn là đầu tư vìtrong thời kỳ khủng hoảng họ ưu tiên nắm giữ những phương tiện có tính thanh khoảncao như tiền mặt Đồng thời các cầu về nguồn tiền vay trên thị trường giảm đáng kểmặc dù lãi suất vay đang ở mức rất thấp Kết quả là các hoạt động đầu tư sản xuất bịđình trệ, nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái Nếu CBDC được thiết kế dưới dạng

có lãi suất thì việc đánh lãi suất âm đối với CBDC sẽ có những tác động đáng kể đốivới những chủ thể đang nắm giữ tiền, khuyến khích các chủ thể đầu tư, mua sắm thay

vì lưu trữ tiền tệ và do đó khôi phục lại nền sản xuất Thông thường đối với các khoảntiền gửi ngân hàng đều sẽ không có lãi suất âm vì nó đi ngược lại với ích của côngchúng, tuy nhiên CBDC có thể thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia thông qua việcvượt qua ngưỡng lãi suất danh nghĩa thấp hơn 0.18

Ngoài ra CBDC còn là công cụ giúp điều chỉnh việc lạm phát hoặc thiếu phát,trường hợp muốn giảm tiền tệ trong lưu thông thì tăng lãi suất của CBDC, muốn tănglượng tiền thì giảm lãi suất, cơ chế này về cơ bản giống với lãi suất tái cấp vốn củaNgân hàng nhà nước trong thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Cuối cùng, nếu CBDC ra đời có thể người dùng sẽ không ưu tiên gửi tiền không

kỳ hạn vào các ngân hàng mà trực tiếp nắm giữ hoặc nếu có nhu cầu sẽ gửi dưới dạngtiền gửi trung hạn hoặc dài hạn Trước đây, nguồn vốn huy động của các ngân hàngchủ yếu đến từ tiền gửi không kỳ hạn, nhưng sau đó có thể diễn ra sự chuyển đi sang

18 Theo đó việc này có thể thực hiện thông qua giảm số dư trên tài khoản của các chủ thể hoặc CBDC không

được mua lại đúng với giá trị - Cecilia Skingsley (2016), “Should the Riksbank Issue E-krona?”, Fintech

Stockholm, tr 5

Trang 30

các dạng tiền trung và dài hạn để được hưởng lãi suất cao hơn, từ đó ngân hàng cónguồn vốn đầu tư vào các tài sản không nhất thiết có tính thanh khoản cao nhằmhưởng nhiều lợi nhuận hơn, hoặc có thể mở rộng phạm vi, đối tượng và cả thời hạncho vay, từ đó các chủ thể tăng cường sản xuất tạo dựng cơ sở vật chất, giá trị thiếtthực cho xã hội.

1.3.2 Tác động tiêu cực của Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương

Thứ nhất, CBDC có thể gây ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng

Trong trường hợp được áp dụng một cách rộng rãi, CBDC có khả năng gây ảnhhưởng nghiêm trọng đến quyền riêng tư của người dùng Một trong những đặc điểmnổi bật nhất của tiền mặt là tính riêng tư của nó so với những phương thức thanh toánkhác, do thông tin liên quan đến quá trình sử dụng của tiền mặt không được lưu trữdưới dạng dữ liệu thuộc quyền sở hữu của bất kỳ cơ quan nào Mục tiêu của việc thiết

kế CBDC bao gồm việc vừa đảm bảo được quyền riêng tư như tiền mặt cho ngườidùng, vừa xây dựng được một chế tài quản lý, lưu trữ dữ liệu thanh toán khi sử dụngCBDC nhằm phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật như trốn thuế, tài trợkhủng bố hay rửa tiền

Hiện nay, tại các quốc gia đã đưa CBDC vào thực tiễn ứng dụng, việc tập trung,

xử lý và lưu trữ dữ liệu người dùng thường được thực hiện bởi NHTW và các cơ quanquản lý tài chính bằng cách sử dụng công nghệ sổ cái tập trung hoặc công nghệ sổ cáiphân tán hoặc kết hợp cả hai Trên lý thuyết, công nghệ sổ cái của CBDC cần phải vừađảm bảo tính riêng tư cũng vừa đáp ứng được sự chặt chẽ, hợp pháp trong các giaodịch giá trị thấp lẫn giá trị cao cho tất cả người dùng khi thanh toán Tuy nhiên, việcnày là không khả thi vì hệ thống CBDC cần phải được thiết kế để thu thập, quản lýnhững thông tin cần thiết với mục đích ngăn chặn các hành vi phi pháp có khả năngxảy ra và đảm bảo nghĩa vụ cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý

Việc can thiệp quá nhiều vào thông tin giao dịch CBDC có thể gây ra lo ngạicho người dùng, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi vấn đề bảo mật các quyền tự do

và bảo mật thông tin cá nhân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Trong trường hợpthông tin giao dịch CBDC được quản lý bởi các cơ quan trung gian khác không phảiNgân hàng Trung ương thì cần thiết phải có chế tài quản lý chặt chẽ việc xử lý thôngtin giao dịch của người dùng CBDC của những cơ quan trung gian này

Tuy nhiên, một vấn đề khác có khả năng ảnh hưởng đến quyền riêng tư củangười dùng là “khả năng lập trình” của CBDC Về cơ bản, “khả năng lập trình” là khảnăng của CBDC cho phép Ngân hàng Trung ương thiết lập các cơ chế điều khiển hành

vi của dòng tiền này thông qua phần mềm máy tính Trên lý thuyết, khả năng lập trìnhnày của CBDC có khả năng mang đến nhiều tiện ích cho người dùng, nhưng cũngchứa đựng nhiều rủi ro, nhất là rủi ro CBDC bị làm giả, sao chép

Trang 31

Một rủi ro khác của khả năng lập trình CBDC là khả năng gây ảnh hưởng đếnquyền lợi và quyền tự do tài chính của người dùng Trong trường hợp Chính phủ quyếtđịnh trợ cấp cho người dân bị thiệt hại do thiên tai hay dịch bệnh thông qua con đườngCBDC, dòng tiền này có thể được lập trình để người dân chỉ có khả năng tiêu dùng nócho mặt hàng nhu yếu phẩm mà không thể tiêu dùng nó cho các mặt hàng không thiếtyếu Mặt khác, các cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn có khả năng lập trình CBDC đểloại trừ một số đối tượng như các loại tội phạm ra khỏi hệ thống tài chính và gây ảnhhưởng đến quyền tự do tài chính của nhiều đối tượng khác Khả năng này có thể gâytâm lý e dè, sợ hãi cho người dùng CBDC nếu chưa tồn tại một chế tài quản lý chặtchẽ.

Thứ hai, CBDC có nguy cơ gây nghiêm trọng hơn vấn đề loại trừ tài chính (financial exclusion) đối với những người không có khả năng sử dụng tiền điện tử.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc ứng dụng CBDC vào thực tiễn có triển vọngthúc đẩy nền kinh tế đi đến tình trạng tài chính toàn diện cho người dân, do CBDC cókhả năng mở đường cho người dân truy cập và thanh toán thông qua hệ thống kỹ thuật

số, dù họ có hoặc không có tài khoản ngân hàng Tuy nhiên, việc ứng dụng CBDC cókhả năng làm nghiêm trọng hóa tình trạng loại trừ tài chính đối với những ngườikhông có khả năng sử dụng tiền điện tử Cụ thể, ở những quốc gia có diện tích rộnglớn, nhiều vùng nông thôn, ít dân cư, tình trạng loại trừ tài chính đối với người dân ởcác vùng nông thôn trở nên phổ biến hơn do người dân ở những khu vực này không cónhiều điều kiện và khả năng truy cập Internet và việc giao dịch trực tiếp bằng tiền mặttrở nên khó khăn hơn do khoảng cách về địa lý Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,tính tới ngày 30/6/2022, Việt Nam có khoảng 68% người Việt Nam trưởng thành có tàikhoản ngân hàng19 và theo Internet World Stats, tính tới tháng 7 năm 2022, ở ViệtNam có khoảng 85 triệu người dùng Internet, tương đương với khoảng 86% dân số20

Mặc dù việc ứng dụng CBDC có khả năng loại bỏ nhu cầu trao đổi tiền mặt, từ

đó giải quyết vấn đề về khoảng cách địa lý cho người dân nông thôn, công nghệ thanhtoán CBDC với người dùng ở xa vẫn cần sử dụng kết nối Internet để thiết lập giao dịch.Đồng thời, để mọi người dân có thể sử dụng CBDC cho mục đích thanh toán, mỗingười cần sở hữu và biết cách sử dụng điện thoại thông minh Đây là điều kiện tươngđối khó đảm bảo, vì nó liên quan đến khả năng tiếp cận công nghệ và tình trạng tàichính của người dân, nhất là người dân ở vùng nông thôn

Theo Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) năm 2019, khoảng 80% dân số Việt Namchi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, 98% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt

19 “Gần 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng”, thanh-co-tai-khoan-ngan-hang-d561554.html, truy cập ngày 20/01/2023

https://www.baogiaothong.vn/gan-70-nguoi-truong-20 “Asia Marketing Research, Internet Usage, Population Statistics and Facebook Subscribers”,

https://www.internetworldstats.com/asia.htm, truy cập ngày 20/01/2023

Trang 32

hàng dưới 100 nghìn đồng và có tới gần 85% giao dịch tại ATM là giao dịch rút tiền21.Tại một số quốc gia trên thế giới, việc nghiên cứu ứng dụng CBDC được thúc đẩy bởi

sự suy giảm tỉ lệ giao dịch bằng tiền mặt, do người dân chuộng những phương thứcthanh toán điện tử Ở Việt Nam, tuy đã có nhiều đề án phát triển, thực trạng vẫn chothấy người dân chủ yếu sử dụng tiền mặt trong đời sống hằng ngày, nhất là do ngườiViệt có thói quen dùng loại này để thanh toán cho những giao dịch nhỏ Do đó, trongtrường hợp Việt Nam ứng dụng CBDC với mục đích thay thế hoàn toàn tiền mặt, đờisống của nhiều người, nhất là người dân sống ở nông thôn và một số thành phần xã hội

dễ bị ảnh hưởng (như người già, trẻ em, người tàn tật…) sẽ bị xáo trộn Trong trườnghợp xấu nhất, một phần không nhỏ của nền kinh tế có khả năng lâm vào tình trạng

“loại trừ tài chính”, do họ không có khả năng sử dụng tiền trong đời sống hàng ngày

Thứ ba, CBDC gây tiêu tốn năng lượng hơn so với đồng tiền truyền thống

Với sự phát triển nhanh chóng và không ngừng của công nghệ tiền mã hóa, đặcbiệt là đồng Bitcoin (BTC) hay đồng Ethereum (ETH), mức độ ảnh hưởng của việc sửdụng những đồng tiền kỹ thuật số đối với môi trường tự nhiên luôn là một câu hỏinhức nhối Một số mạng lưới tiền mã hóa sử dụng rất nhiều năng lượng để duy trì côngnghệ chuỗi khối (blockchain), tạo ra lượng khí nhà kính rất lớn Quỹ Tiền tệ Thế giớiđánh giá lượng năng lượng tiêu hao hằng năm của đồng Bitcoin là khoảng 144 TWh.Đồng Bitcoin áp dụng hệ thống Proof-of-Work (PoW) trong việc tạo mạng lưới giaodịch trên nhiều máy tính khác nhau, nên mức tiêu hao năng lượng rất cao Theo thống

kê khác của Digiconomist (tháng 8/2022), mức năng lượng tiêu hao hằng năm củađồng Ethereum là khoảng 93.98 TWh Tuy nhiên, kể từ khi Ethereum chuyển từ việc

áp dụng hệ thống PoW sang áp dụng hệ thống Proof-of-Stake (PoS) vào tháng 9 năm

2022, tiêu hao năng lượng hằng năm của đồng Ethereum đã giảm đi đáng kể, chỉ cònkhoảng 0.02 TWh/năm Dù vậy, cũng theo Digiconomist, mức năng lượng tiêu haocho mỗi giao dịch bằng Ethereum (40.57 Wh) vẫn cao hơn rất nhiều so với mức nănglượng tiêu hao cho mỗi giao dịch của những phương án thanh toán không sử dụngblockchain, điển hình như Mastercard (0.7 Wh)22

Trong nghiên cứu Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng NHTW của các quốc giacần cân nhắc không áp dụng hệ thống PoW (hệ thống Bằng chứng Công việc, là thuậttoán đồng thuận được tạo ra trên Blockchain, bao gồm nhiều “thợ đào” và nhiều máyhoạt động nhằm hợp thức hóa các block trong blockchain) trong việc thiết kế CBDC,

do mức tiêu hao năng lượng cao và tốc độ xử lý giao dịch chậm Thay vào đó, IMF

21 “Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”,

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM185130, truy cập ngày 20/01/2023

22 “ Ethereum Energy Consumption Index”, https://digiconomist.net/ethereum-energy-consumption, truy cập ngày 25/01/2023

Trang 33

cho rằng NHTW nên cân nhắc áp dụng những hệ thống khác, như hệ thống PoS (hệthống Bằng chứng Cổ phần, là thuật toán đồng thuận không dùng đến các “thợ đào”

mà sử dụng các “nhà xác thực” để xác thực các block trong blockchain) do ít tiêu haonăng lượng hơn hệ thống PoW Để hệ thống CBDC không gây ảnh hưởng xấu đến môitrường tự nhiên, NHTW cần phải cân nhắc thiết kế công nghệ sổ cái sao cho phù hợp,nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo đầy đủ tính năng và mức độ bảo mật

Thứ tư, CBDC có thể bị tấn công an ninh mạng, gây thiệt hại lớn.

Việc chuyển đổi từ tiền mặt truyền thống sang tiền kỹ thuật số có thể làm tăngcác cuộc tấn công mạng nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng Nếu tiền mặt chúng tađang sử dụng hiện nay được bảo vệ bởi hệ thống an ninh chặt chẽ từ khâu sản xuất đếnvận chuyển, lưu trữ, được hệ thống lực lượng vũ trang bảo vệ và được phép sử dụng

vũ lực khi có dấu hiệu tội phạm Tuy nhiên khi chuyển sang CBDC, việc bảo vệ tiền tệtránh khỏi các cuộc tấn công mạng nhằm chiếm đoạt tài sản cũng trở nên khó khănhơn, đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin CBDCđược dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain và đây được dự báo sẽ là miếng “mồingon” cho tội phạm công nghệ cao, với lượng tiền tệ của toàn bộ nền kinh tế càng kíchthích hành vi phạm tội và gia tăng việc thành lập các tổ chức tội phạm công nghệ cao

để đánh sập hệ thống bảo mật của CBDC23 Do đó, một trong các yêu cầu cấp thiết khicho ra đời CBDC là phải một nền tảng công nghệ bảo mật vững chắc, nếu các tổ chứctội phạm có thể vượt qua được hệ thống rào chắn của CBDC sẽ gây thiệt hại với quy

mô toàn xã hội, làm suy thoái nghiêm trọng nền kinh tế

1.4 Các yêu cầu đặt ra đối với Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương.

Thứ nhất, yêu cầu đảm bảo giá trị tiền kỹ thuật số.

Đảm bảo giá trị là một căn cứ quan trọng của tiền tệ, bởi nó đóng vai trò là vậtngang giá chung nên bắt buộc phải có giá trị để thanh toán Về cơ bản muốn kiểm soátgiá trị đồng tiền cần giải quyết hai vấn đề: (i) đảm bảo giá trị pháp lý cho đồng tiền và(ii) kiểm soát lượng tiền phát hành vào nền kinh tế

Hiện nay khi nghiên cứu về tiền tệ, rất khó có một khái niệm chính thức về tiềnđược các nhà kinh tế học thống nhất, tuy nhiên mọi người đều thống nhất rằng tiền tệ

là một phương tiện trao đổi được pháp luật thừa nhận và người sở hữu sử dụng đểphục vụ cho những nhu cầu trong đời sống kinh tế xã hội24 Như đã biết, tín tệ bảnthân không có giá trị nội tại mà là sự ký thác giá trị của NHTW, hiện nay với sự phát

23 Một trong các vụ việc điển hình là của Kyber Swap, ngày 2/9/2022 sàn giao dịch phi tập trung thuộc dự án Kyber Network do người Việt phát triển bị hacker tấn công và lấy đi số tiền mã hóa trị giá 265.000 USD Khoản tiền này bị đánh cắp từ hai ví của người dùng Kyber Network ra đời năm 2017 với ba đồng sáng lập Lợi Lưu, Victor Tran và Yaron Velner, là một trong những dự án blockchain đầu tiên do người Việt phát triển, thu hút sự chú ý lớn trên cộng đồng quốc tế Dự án từng gọi vốn được 52 triệu USD dưới hình thức ICO và nằm trong top

10 dự án gọi vốn nhiều nhất năm đó - Bảo Lâm, “Nền tảng blockchain Việt bị hacker tấn công”

https://vnexpress.net/nen-tang-blockchain-viet-bi-hacker-tan-cong-4506948, truy cập ngày 20/01/2023

24 Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, tlđd (9), tr 43

Trang 34

triển của khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều biến thể mới của chế độ tiền giấy, đó làcác loại tiền thông qua ngân hàng dựa trên số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng,thông qua các giao dịch ngân hàng thực hiện thay đổi biến động số dư Ở một trình độphát triển cao hơn khi ứng dụng công nghệ tài chính, con người manh nha tạo ra mộthình thái tiền tệ mới được tạo ra từ hệ thống máy tính nhưng vẫn dưới sự kiểm soátcủa NHTW (không dựa trên nền tảng tiền giấy như biến động số dư trên tài khoản tiềngửi), nhưng vẫn đảm bảo giá trị thanh toán.

Cũng giống như giấy bạc Ngân hàng, CBDC không có giá trị nội tại, là mộtdạng tín tệ đặc biệt Trên thế giới có hai chế độ phát hành tiền cơ bản, bao gồm chế độphát hành dựa trên dự trữ vàng và chế độ phát hành theo tiền pháp định, tuy nhiên hiệnnay chỉ còn chế độ phát hành tiền pháp định không dựa trên lượng trữ kim hiện có haybất kỳ một loại hàng hóa cố định khác, do đó việc phát hành tiền không bị giới hạnđảm bảo đủ phương tiện thanh toán cho quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa không

bị đình trệ Nếu CBDC ra đời cũng sẽ dựa trên chế độ phát hành tiền pháp định, muốn

đảm bảo giá trị thì yêu cầu tiên quyết phải quy định địa vị pháp lý của CBDC, nó phải

là một đồng tiền được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, không được từ chối thanh toánnếu tiền đảm bảo đủ điều kiện

Để kiểm soát giá trị đồng tiền, cần tính toán lượng cung tiền vào nền kinh tế

cho phù hợp Nếu khối lượng cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến lạm phát, mất giá đồng tiền,nếu ngược lại sẽ gây thiếu phát, khan hiếm tiền tệ Do đó, để đo lường lượng tiền cungcấp cho nền kinh tế người ta sử dụng khái niệm khối tiền (kí hiệu là M) Khối tiền cấuthành bởi nhiều bộ phận khác nhau, việc chia nhỏ các thành phần giúp cụ thể hóa vàtăng độ chính xác lượng tiền cần xác định, có thể kể đến khối tiền M1, M2, M3,M4, Tùy vào quan điểm của từng NHTW của các quốc gia mà lựa chọn khối tiền nàolàm đối tượng xử lý cung cầu tiền tệ25, ở Việt Nam khối tiền M2 được Ngân hàng Nhànước lựa chọn làm đối tượng để xác định lượng tiền cần thiết cho nền kinh tế26 Nếu

như CBDC được ra đời, trong khối tiền M1 sẽ được bổ sung thêm CBDC làm phép đocung ứng tiền tệ

Như đã phân tích, cả tiền giấy đang lưu hành hay CBDC đều là một dạng tín tệ,tổng lượng phát hành dựa vào sự điều tiết của Nhà nước căn cứ vào các chỉ số kinh tế.Tuy nhiên, tiền kỹ thuật số sẽ tiết kiệm thời gian sản xuất và lưu chuyển đến tay ngườitiêu dùng, lại được tạo ra dễ dàng hơn so với tiền mặt truyền thống nên yêu cầu đảm

25 M1 được gọi là khối tiền hẹp (tiền mạnh), có tính lỏng cao nhất bao gồm tiền giấy do Ngân hàng Trung ương phát hành và tiền gửi không kỳ hạn có khả năng thanh khoản lớn nhất so với các loại tài sản khác trên thị trường Khối tiền M2 bao gồm khối tiền M1 cộng với tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi định kỳ, ngoài ra theo quan điểm tại một số quốc gia còn có thể là kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,

26 Phạm Thị Phương Uyên, “Phép đo lượng tiền trong lưu thông”,

https://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/3032/phep-do-luong-tien-trong-luu-thong#:~:text=Tr%C3%AAn%20th%E1%BB%B1c%20t%E1%BA%BF%20c%C3%A1c%20qu%E1%BB%91c, s%E1%BB%AD%20d%E1%BB%A5ng%20ph%C3%A9p%20%C4%91o%20M2, truy cập ngày 01/02/2023

Trang 35

bảo giá trị thanh toán càng phải được chú trọng và đảm bảo nghiêm ngặt Muốn đạt

được mục tiêu đó, bắt buộc loại tiền này phải được độc quyền phát hành và có cơ chế

kiểm soát một cách trực tiếp lượng tiền đưa vào lưu thông từ NHTW Ngoài ra cũng

phải ứng dụng các học thuyết kinh tế như đối với tiền mặt đang lưu hành trên thịtrường để xác định lượng cung CBDC, bởi suy cho cùng CBDC cũng mang bản chất làtiền tệ, đóng vai trò là vật ngang giá chung làm trung gian thanh toán

Việc đưa CBDC trở thành tiền pháp định cần giải quyết được bài toán côngnghệ, vốn dĩ nhiệm vụ cốt lõi của NHTW là trái tim của nền kinh tế, thực hiện điều tiếtnền kinh tế ở tầm vĩ mô thông qua các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia, đóng vaitrò là một bên cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ Giống như việc phát hành tiềnmặt truyền truyền thống, tuy rằng quy định NHTW là cơ quan độc quyền phát hànhtiền nhưng điều này chỉ đúng về mặt pháp lý, việc in đúc trực tiếp sẽ được thực hiệnbởi các nhà máy in đúc tiền có đủ máy móc thực hiện dưới sự kiểm soát của NHTW.Quay trở lại với CBDC, rõ ràng trong chức năng và nhiệm vụ của các NHTW hiện naykhông có các yếu tố về công nghệ hay kỹ thuật để sản xuất, xử lý các giao dịch về tiền

tệ, do đó phải tích hợp thêm khả năng quản lý công nghệ cho NHTW hoặc có một lựachọn không kém phần khả thi là giao về cho một bên trung gian thứ ba đảm nhiệm vaitrò này nhưng dưới sự quản lý trực tiếp của NHTW

Chủ sở hữu hệ thống kỹ thuật có thể là NHTW trong khi chức năng có thể thựchiện bởi một trung gian công nghệ, và do đó cần thiết có các quy định giám sát phùhợp Tùy thuộc vào cách phân bổ nhiệm vụ mà các bên trung gian có thể tham gia vàokhâu phát hành hoặc sâu hơn tham gia vào các khâu xác thực (xác nhận một giao dịch,khái niệm này thường liên quan đến công nghệ sổ cái phân tán DLT) Đối với việcphát hành, các NHTW có thể cho phép các công ty tư nhân sở các hệ thống kỹ thuậtliên quan đến việc phát hành mặc dù trên thực tế đây là nghĩa vụ pháp lý của NHTW,đồng e-Peso của Uruguay trong chương trình thí điểm thử nghiệm là ví dụ điển hình.Đối với việc cập nhật sổ cái, tức cập nhật thông tin giao dịch CBDC về hồ sơ số dư,khi ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán tồn tại ít nhất ba mô hình: thứ nhất NHTW sởhữu cơ sở hạ tầng toàn bộ sổ cái và tự cập nhật nó; thứ hai NHTW sở hữu sổ cái nhưngkhu vực tư nhân tự cập nhật; thứ ba, khu vực tư nhân sở hữu một phần sổ cái và tự cậpnhật một phần thông tin của sổ cái27 Việc nắm giữ công nghệ sẽ giúp NHTW chủđộng trong việc phát hành tiền và xử lý rủi ro tài chính phát sinh trong khi thực hiệnchính sách tiền tệ quốc gia Do đó khi nghiên cứu về phát hành CBDC, cần cân nhắcđến chức năng quản lý công nghệ của NHTW, có thể bổ sung bằng cách sửa đổi luậthoặc văn bản hướng dẫn thi hành trong pháp luật mỗi quốc gia

27International Monetary Fund (2022), Behind the Scenes of Central Bank Digital Currency, Washington D.C.,

tr 10

Trang 36

Thứ hai, yêu cầu về tính đảm bảo an toàn giao dịch CBDC

CBDC là một đồng tiền có tính phi vật chất vậy nên nó được thể hiện trên nềntảng công nghệ kỹ thuật số Do đó, CBDC có thể được thể hiện dưới dạng một ứngdụng được cài đặt trên các thiết bị thông minh hoặc thể hiện trên một trang web Sựthể hiện của CBDC tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi quốc gia phát hành CBDC

Việc CBDC chỉ tồn tại duy nhất trên nền tảng công nghệ cũng tiềm ẩn nhiềunguy cơ đối với sự an toàn cất trữ của người dân Trong bối cảnh công nghệ 4.0 pháttriển vượt bậc kéo theo hệ quả nhiều cuộc tấn công mạng nhắm vào hệ thống ngânhàng với mục đích chiếm đoạt tài sản diễn ra ngày càng nhiều và gây ra những hậu quảnghiêm trọng Vậy thiết kế công nghệ phải đảm bảo được sự an toàn, có khả năng bảo

vệ tiền cho người dân là một yêu cầu quan trọng trong việc phát hành CBDC Tuynhiên, hiện nay chưa có một tổ chức Chính phủ cũng như bất kỳ nhà nghiên cứu nàokhẳng định phát hành CBDC theo công nghệ nào là an toàn Cho đến thời điểm này, cóhai nền tảng công nghệ là sổ cái phân tán (DLT) và sổ cái tập trung được xem là haicông nghệ nổi bật được dùng trong việc thiết kế và phát hành CBDC Mỗi công nghệđều có ưu điểm lẫn hạn chế riêng:

Một là, đối với công nghệ sổ cái phân tán (DLT)- công nghệ blockchain 28

Về khái niệm, Blockchain là một cấu trúc dữ liệu cụ thể được sử dụng trong một sổ

cái phân tán, lưu trữ và truyền dữ liệu trong các gói được gọi là “khối” và kết nối vớinhau trong một “chuỗi” kỹ thuật số Blockchain sử dụng các phương pháp mật mã vàthuật toán để ghi lại và đồng bộ hóa dữ liệu trên mạng theo cách bất biến29 Như vậy,

có thể hiểu công nghệ blockchain là hệ thống cơ sở dữ liệu vận hành theo nguyên tắc

sổ cái phân tán, mở, cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin (block), liên kếtvới nhau nhờ mã hóa Các khối thông tin này hoạt động độc lập, có thể mở rộng theothời gian, và có thể truy cập trên phạm vi toàn cầu30 Việc quản lý sổ cái do tất cả cácmáy chủ thực hiện mà không thông qua bất kỳ bên trung gian nào Trong đó, mật mãhọc là nền tảng cốt lõi của Blockchain, nó gồm ba công cụ là (i) Mã hóa công khai(public key cryptography) để theo dõi các giao dịch trên mạng lưới; (ii) Hàm băm(hash function) để đảm bảo an toàn, chống lại việc thay đổi thông tin vào các khối trênmạng lưới và (iii) Mã khóa đối xứng (symmetric key cryptography) hay còn gọi làkhóa cá nhân để đảm bảo việc lưu trữ (ví) của người sử dụng (người sở hữu), qua đó

28 Trong phạm vi nghiên cứu về công nghệ sổ cái phân tán (DLT) nhóm tác giả chỉ nghiên cứu về công nghệ blockchain- công nghệ được các nước phát hành CBDC sử dụng, công nghệ kỹ thuật của đồng tiền Bitcoin và là công nghệ đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác.

29Trần Kỳ Duyên (2022), Blockchain và tài chính ngân hàng khả năng ứng dụng tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ

kinh tế, Trường Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh, tr 12

30 Javier Sebastian Cermeño (2016), "Blockchain in financial services: Regulatory landscape and future

challenges for its commercial application”, The Working Paper, No.16/20, tr 11

Trang 37

bảo đảm tính bí mật của người này31 Nếu quốc gia lựa chọn việc phát hành CBDCdựa trên công nghệ sổ cái phân tán (DLT) sử dụng blockchain thì thường CBDC ởquốc gia này sẽ được phát hành theo thiết kế là mã thông báo32 Do nền tảng củablockchain là thuật toán và mật mã học Nên các CBDC sẽ được mã hóa thành một mãthông báo (gọi là token) mỗi token được gắn một giá trị cụ thể (có thể hiểu mỗi mãtoken là một số seri trên tiền kỹ thuật số) Khi có giao dịch thì chủ sở hữu sẽ chuyển

mã thông báo cho bên nhận CBDC và đương nhiên bên chuyển CBDC phải chứngminh mình là chủ mã thông báo thông qua các yêu cầu xác minh của hệ thống

Về cơ chế hoạt động, khi có một giao dịch phát sinh thì hệ thống sẽ nhóm các giao

dịch có thời gian phát sinh gần nhau hoặc cùng thời gian vào một khối (gọi là block).Sau đó, các khối mới sẽ được hệ thống gửi đến toàn bộ máy trong hệ thống để kiểmduyệt và xác thực giao dịch Để giao dịch được xác thực là hợp lệ phải thông qua cơchế đồng thuận có nghĩa là giao dịch này phải có sự đồng thuận của trên 51% máy chủtrong hệ thống trở lên Nếu giao dịch này được xác nhận là hợp lệ, thì hệ thống sẽ mãhóa các giao dịch này thành các khối mới, và các khối mới sẽ được thêm vào chuỗikhối trong hệ thống (cập nhật giao dịch mới vào sổ cái chung) Do blockchain là hệthống ngang hàng nên mỗi máy chủ là một node mạng, mỗi node mạng trong hệ thống

sẽ cùng cập nhật thông tin về khối mới vào chuỗi khối Việc thêm vào khối mới làmcho chuỗi khối của hệ thống nối dài thêm Kết thúc quá trình này là giao dịch hoàntất33 Như vậy, nếu CBDC được phát hành dựa trên công nghệ blockchain thì khi nhànước phát hành CBDC, các mã băm sẽ được mã hóa thành các số seri và dĩ nhiên chỉ

có các máy chủ của Ngân hàng trung ương được cấp quyền thực hiện quá trình này

Và khi Nhà nước phát hành CBDC (thông qua Ngân hàng cấp hai hoặc không thôngqua Ngân hàng cấp hai tùy thuộc vào hệ thống ngân hàng của từng quốc gia) đến tayngười dân sẽ thông qua hoạt động chuyển các mã thông báo

Thông qua cơ chế hoạt động, Blockchain đảm bảo an toàn trong giao dịch của người dân nhờ vào cơ chế đồng thuận Cơ chế này có nghĩa là mọi sự thay đổi hoặc

phát sinh giao dịch mới chỉ được thực hiện thành công khi có sự chấp thuận của trên51% máy chủ của ngân hàng trung ương hoặc máy được ngân hàng trung ương cấpquyền (các máy này thường được đặt ở lệnh chuyển tiền, mở tài khoản…không cóquyền thực hiện lệnh phát hành tiền) Khi thêm một khối mới vào chuỗi khối hệ thống,các khối mới sẽ được mã hóa bằng thuật toán sử dụng hàm băm và hàm băm này sẽcho ra một chuỗi ký tự có độ dài cố định (được gọi là mã băm), mã băm của khối nàyđược liên kết với khối trước tạo thành một chuỗi dài nối tiếp nhau Nếu muốn chỉnh

31Pedro Franco (2015), Understanding Bitcoin: Cryptography, Engineering and Economics, Wiley, tr 52

32Central bank of Malaysia (2017), Central Bank Digital Currency: A Monetary Policy Perspective, Malaysia, tr.

4

33World bank, Fintech Note No1-Distributed Ledger Technology (DLT) and Blockchain, Washington D.C., tr.2

Trang 38

sửa hoặc gian lận trong các giao dịch thì phải thay đổi cả chuỗi khối tiếp theo34 Bởi vì,thay đổi nội dung giao dịch, hàm băm mã hóa ra mã băm khác và đương nhiên mã bămnày có độ dài khác với mã trước đó Làm cho độ dài mã băm thay đổi dẫn đến kíchthước của mã này thay đổi theo, sự thay đổi kích thước của một mã băm kéo theo sựthay đổi của cả chuỗi khối Và do cơ chế đồng thuận nên sự thay đổi này cần được từ51% các node mạng chấp thuận Như vậy, với cơ chế đồng thuận giúp Blockchain mộtkhi đã thực hiện giao dịch thành công thì rất khó chỉnh sửa lịch sử giao dịch cũng nhưchống lại sự gian lận trong giao dịch.

Đồng thời, công nghệ blockchain thì có thể chống lại lỗi chi tiêu gấp đôi (double spending) Chi tiêu gấp đôi (Double spending)35 được hiểu là chi tiêu cùng một loạitiền kỹ thuật số hai lần trở lên để tận dụng nhiều dịch vụ Đây được xem là lỗ hổng kỹthuật cho phép người dùng sao chép tiền kỹ thuật số và dùng đồng tiền này cho cácgiao dịch khác Nói một cách dễ hiểu, nếu cần gửi một tin nhắn thì có thể sao chépchúng và gửi cho nhiều người cùng một lúc Đối với CBDC cũng có thể sao chépchúng và dùng cho nhiều đợt thanh toán khác nhau Vì đồng tiền này không có hìnhthái vật chất và được tạo thành hoàn toàn bằng công nghệ nên việc chi tiêu cùng mộtlượng tiền kỹ thuật số trở nên dễ dàng hơn so với tiền mặt vật chất Nhưng lỗi chi tiêugấp đôi này sẽ khó xảy ra với CBDC được phát hành dựa vào công nghệ blockchain

Vì công nghệ blockchain là một hệ thống chuỗi khối mỗi node mạng là một máy chủkiểm duyệt, mỗi máy chủ sẽ do cơ quan nhà nước nắm quyền Do cơ chế đồng thuậnnên nếu một giao dịch phát sinh thì phải được sự chấp thuận của trên 51% máy chủtrong đó Chính phủ nắm quyền và máy chủ do Chính phủ cấp quyền đặt ở các ngânhàng thương mại hoặc các trung gian tài chính khác nên số lượng máy này có thể lênđến hàng trăm, hàng ngàn máy Và mỗi giao dịch điều được ghi chép, lưu lại và cậpnhật lên sổ cái chung của hệ thống nên việc tấn công vào sổ cái và nhận được sự chấpthuận của trên 51% máy chủ do Chính phủ nắm giữ và cấp quyền ở các ngân hàngthương mại là điều gần như bất khả thi

Tuy nhiên, công nghệ sổ cái phân tán - blockchain có những hạn chế là hệ thốngbảo mật quá cứng nhắc nên việc lấy lại khóa cá nhân đối với tài sản hay khôi phụckhóa cá nhân rất khó khăn, phải thông qua cơ chế đồng thuận tức là phải đạt sự đồng ýcủa từ 51% máy chủ trở lên Và công nghệ này hiện nay chưa đảm bảo khả năng mở

rộng và phát triển thanh toán mặc dù chưa có quốc gia nào phát hành và đưa CBDC trởthành công cụ thanh toán phổ biến trong các giao dịch nhưng nhìn vào công nghệBlockchain của Bitcoin có thể thấy giao dịch của đồng tiền ảo này khoảng 7s/1 giao

34 Trần Kỳ Duyên, tlđd (29), tr 14

35 “What is Double Spending in Blockchain?” blockchain/, truy cập ngày 5/02/2022

Trang 39

https://www.geeksforgeeks.org/what-is-double-spending-in-dịch Trong khi đó, các dịch vụ tài chính truyền thống hơn như Visa có thể xử lý tới65.000 giao dịch/1s36 Nên có khả năng hệ thống Blockchain chưa thể đáp ứng đượcyêu cầu thanh toán trên một phạm vi rộng Hơn nữa, đây là hệ thống công khai, minhbạch trong giao dịch nên vấn đề quyền riêng tư trong giao dịch đối với người dùngcũng là một vấn đề cần lưu ý.

Hai là, đối với công nghệ sổ cái tập trung

Nếu quốc gia lựa chọn phát hành CBDC dựa trên công nghệ sổ cái tập trung thìCBDC của quốc gia này thường sẽ được thể hiện dưới dạng số dư trong tài khoản Hệthống sẽ thống kê dưới dạng danh sách các tài khoản37 Các tài khoản này có chứcnăng như một tài khoản ngân hàng truyền thống và được các trung gian tài chính cũngnhư NHTW cung cấp, thực hiện chức năng chống gian lận, bảo vệ tài khoản ngườidùng Khi chủ tài khoản thực hiện lệnh chuyển tiền cho chủ tài khoản khác NHTW sẽgiải quyết các giao dịch bằng cách cập nhật lên sổ cái trung tâm của mình Tuy nhiên,nếu phát hành tiền theo công nghệ này thì các chức năng liên quan đến người dùng(khu vực bán lẻ) sẽ có thể được ủy quyền cho khu vực trung gian tài chính

Việc phát hành tiền theo công nghệ sổ cái này cũng đặt ra nhiều rủi ro đối với

sự an toàn cất trữ của người dân Công nghệ sổ cái tập trung đặt ra yêu cầu cần có mộtbên thứ ba tham gia vào giao dịch để lưu trữ hồ sơ, ngăn chặn chi tiêu gấp đôi cũngnhư xác thực các giao dịch Vai trò của trung gian tài chính đối với CBDC phát hànhtheo công nghệ này rất lớn, các trung gian này có thể sửa đổi các tài liệu gốc một cách

dễ dàng mà không cần thông qua bất kỳ cơ chế nào38 Do đó, đòi hỏi bên trung gianphải thực sự trung thực, đáng tin cậy và cần có cơ chế kiểm soát hợp lý, mọi hoạt độnggiao dịch đều do bên trung gian ghi nhận nên bên trung gian có thể gian lận trong giaodịch đối với CBDC một cách dễ dàng Việc lưu trữ thông tin cũng như quản lý sổ cáitrên một máy chủ đặt ra vấn đề sổ cái này có thể không khôi phục dữ liệu khi bị tấncông mạng, hơn nữa sự kiểm soát sổ cái này là độc quyền đối với khu vực trung giantài chính nên mức phí giao dịch có thể cao hơn, chủ tài khoản chỉ được truy cập vàobảng sao kê tài khoản của họ mà không có bất cứ quyền nào Nếu hệ thống gặp lỗi (cóthể là lỗi phần mềm hoặc lỗi phần cứng) thì có thể dẫn đến sự trì trệ, mấy khả năngthanh toán CBDC trên toàn hệ thống Việc phát hành CBDC trên hệ thống sổ cái tậptrung cũng dễ bị tấn công mạng, gian lận tài chính, xâm phạm dữ liệu, thay đổi dữ liệu

dễ dàng hơn do đây là hệ thống mà trung gian tài chính nắm quyền quản lý rất lớn.Cách giải quyết các rủi ro trên phụ thuộc vào uy tín, sự trung thực của các trung gian

36 Đinh Trường, “Sự phát triển của công nghệ Blockchain”, blockchain, truy cập ngày 8/5/2023

https://nhandan.vn/su-phat-trien-cua-cong-nghe-37 Central bank of Malaysia, tlđd (32), tr 4

38 Abderahman Rejeb, Karim Rejeb và John G Keogh (2021), “Centralized vs decentralized ledgers in the

money supply process: a SWOT analysis”, Quantitative Finance and Economics, số 5 (1)/2021 tr 63

Trang 40

tài chính được cấp quyền quản lý, thực hiện giao dịch CBDC cũng như khả năngchống lại cuộc tấn công mạng phụ thuộc vào nền tảng công nghệ của các quốc gia.

Do những hạn chế về tính an toàn của hệ thống sổ cái tập trung nên nhiều quốcgia đã lựa chọn phát hành CBDC trên cơ sở công nghệ là sổ cái phân tán (DLT)- sửdụng công nghệ blockchain nhiều hơn Tuy nhiên, công nghệ sổ cái phân tán cũng gặpnhiều trở ngại trong việc thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng Nên cần sựnghiên cứu mở rộng, phát triển công nghệ Blockchain trong phát hành CBDC của cácquốc gia

Thứ ba, yêu cầu về tính khả dụng CBDC

Tính khả dụng được thể hiện trên ba phương diện, (i) có tính thanh khoản cao(ii) tốc độ xử lý giao dịch CBDC, (iii) khả năng thanh toán không dùng Internet và (iv)khả năng thanh toán xuyên biên giới

(i) Tính thanh khoản cao

Do CBDC là tiền pháp định của một quốc gia, có khả năng thay thế cho tiềnmặt truyền thống nên yêu cầu về tính thanh khoản cũng phải tương đương với tiền giấy,đảm bảo trở thành một phương tiện thanh toán tiện lợi, có thể dùng CBDC để quy đổi

ra các loại tài sản khác một cách nhanh chóng Về mặt bản chất, CBDC là dạng tiềnpháp định của một quốc gia, đánh dấu chủ quyền về mặt kinh tế lẫn lãnh thổ, đượcđảm bảo giá trị thanh toán và lưu hành bởi nhà nước nên, các chủ thể không có cơ sở

để từ chối nếu đồng tiền đáp ứng được các yêu cầu nhất định (không bị làm giả, không

bị lỗi) Do đó, CBDC sẽ thay thế/tồn tại song song với tiền giấy trở thành loại tiền tệ

có tính lỏng cao nhất, dễ dàng đổi lấy các loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường phục

vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như quy đổi ra các loại tài sản đầu tư như cácloại giấy tờ có giá, bất động sản

(ii) Tốc độ xử lý giao dịch của CBDC

Mong muốn Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương có khả năng áp dụng trênthực tế, đòi hỏi tốc độ xử lý giao dịch phải tương đương với tiền mặt truyền thống hiệnnay hoặc các giao dịch thanh toán điện tử được cung cấp bởi các ngân hàng thươngmại Không kể đến các giao dịch truyền thống, thanh toán điện tử tuy số lượng nhiềunhưng được vận hành bởi nhiều ngân hàng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và độ tincậy đối với khách hàng, điều đó giúp giảm áp lực lên hệ thống xử lý giao dịch điện tử

Đối với CBDC, Blockchain vẫn là công nghệ có khả năng áp dụng tốt nhất tínhtới thời điểm hiện tại bởi khả năng bảo mật, tuy nhiên nhược điểm lớn là tốc độ xử lýgiao dịch tương đối chậm, khi quan sát các giao dịch Bitcoin ứng dụng công nghệchuỗi khối Blockchain ta tính toán được số lượng trung bình là 7s/1 giao dịch, điềunày hoàn toàn bất khả thi và làm mất đi tính thực tế khi áp dụng để triển khai các dự ánCBDC Theo thống kê hệ thống IBPS của Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN