Theo các nước, quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân là quyền riêng tư và được pháp luật bảo vệ.10 Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng pháp luật để bảo vệ quyền riêng tư của công dân trên khôn
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Khái quát về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng
1.1.1 Khái quát về lịch sử quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng
Quyền riêng tư có đã có nguồn gốc từ thời cổ đại Sự công nhận quyền riêng tư xuất hiện nhiều trong Kinh Qur'an và trong những câu nói của Ngài Mohammed Kinh Thánh cũng có nhiều tài liệu tham khảo về quyền riêng tư Luật Do Thái từ lâu đã công nhận khái niệm “không bị theo dõi” Ngoài ra, trong nền văn minh Hy Lạp cổ đại và Trung Quốc cổ đại cũng đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền riêng tư 1 Bộ luật Hammurabi có quy định chống lại sự xâm nhập vào nhà của ai đó 2 , hoặc luật La Mã cũng quy định hình phạt người xâm nhập vào nhà của người khác 3 Trong xã hội nguyên thủy, con người sống với nhau thành bầy đàn, tính gắn kết cao, con người trong xã hội này không có đòi hỏi về quyền riêng tư cho bản thân Trong một xã hội mang tính bất bình đẳng cao giữa các giai cấp như xã hội chiếm hữu nô lệ thì các quyền con người nói chung và quyền riêng tư nói riêng là quyền mà chỉ tầng lớp chủ nô mới có; còn giai cấp nô lệ chỉ được xem là một thứ “tài sản biết nói” của chủ nô Do đó, quyền riêng tư trong giai đoạn này và cả dưới chế độ phong kiến không được chính thức ghi nhận bởi pháp luật, nó được coi là một “đặc quyền” mà chỉ có các tầng lớp cao quý trong xã hội (chủ nô, lãnh chúa phong kiến,…) mới được hưởng 4 Mặc dù quyền riêng tư bắt đầu manh nha xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ Tuy nhiên, khái niệm cũng như tính pháp lý của quyền này chỉ thực sự được khẳng định cùng với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản Do đó, có thể nói, quyền riêng tư có nguồn gốc từ phương Tây và phát triển nhờ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Luật về quyền riêng tư đã tồn tại ở các quốc gia phương Tây từ hàng trăm năm trước Năm 1361, Đạo luật Công lý về Hòa bình ở Anh quy định về việc bắt giữ những kẻ nhìn trộm và những kẻ nghe lén Trong bài phát biểu năm 1763, Nghị sĩ William Pitt đã cho rằng: “Phải làm sao để những người nghèo nhất có thể thách thức để buộc tất cả các quan chức phải tôn trọng họ; mặc dù căn nhà của họ có thể là xập xệ, mái của nó có thể lắc, gió có thể thổi, các cơn bão có thể vào, mưa có thể xâm nhập nhưng ngay
1 Privacy and Human Rights Report (2006), http://www.worldlii.org/int/journals/EPICPrivHR/2006/, truy cập ngày 15/4/2023
2 Điều 21 Bộ Luật Hammurabi quy định: “Nếu dân tự do xâm phạm chỗ ở của người khác thì bị xử tử và chôn ngay ở chỗ đã xâm phạm”
3 Trong Luật La Mã: “Các hình phạt khác nhau được áp dụng cho những người đột nhập vào nhà, vì những người đột nhập vào ban đêm là tàn bạo hơn, và do đó họ thường bị đánh đòn và kết án vào các mỏ Tuy nhiên, những người đột nhập vào ban ngày, đầu tiên bị đánh đòn, và sau đó bị kết án lao động khổ sai suốt đời hoặc trong một thời gian nhất định.”
4 Thái Thị Tuyết Dung (2012), Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia, Nxb Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, tr.118-119 cả vua nước Anh cũng không thể tùy tiện vào nhà họ được” Các quốc gia khác nhau đã phát triển các biện pháp bảo vệ cụ thể cho quyền riêng tư trong nhiều thế kỷ sau đó Năm 1776, Quốc hội Thụy Điển ban hành Đạo luật Quyền truy cập vào hồ sơ công khai, yêu cầu tất cả thông tin do Chính phủ nắm giữ cho các mục đích hợp pháp Bộ luật Hình sự năm 1889 của Na Uy cấm xuất bản thông tin liên quan đến “công việc cá nhân hoặc đối nội” 5 Đến thế kỷ thứ XX, vào năm 1890, nghiên cứu của hai luật gia người Mỹ là Louis
D Brandeis và Samuel D Warren là “Right to Privacy” được xuất bản trên tạp chí Harvard Law Review Trong nghiên cứu của mình, các tác giả lập luận rằng khi chính trị, xã hội và kinh tế thay đổi, luật pháp phải phát triển và tạo ra các quyền mới để “đáp ứng nhu cầu của xã hội” Tác giả chỉ ra hai hiện tượng gây ra mối đe dọa đối với quyền riêng tư: phát triển công nghệ (cụ thể là bức ảnh chụp) và tin đồn, đã trở thành như một giao dịch trên báo chí 6 Bài viết được xem là một trong những tác phẩm có tầm quan trọng, là nền tảng phát triển của những quy định pháp luật về quyền riêng tư tại Hoa Kỳ nói riêng và của lý thuyết về quyền riêng tư hiện đại nói chung Đến nay, quyền riêng tư được xem là một trong những quyền cơ bản của con người Mặc dù quyền riêng tư có lịch sử hình thành từ rất lâu đời nhưng chỉ mới chính thức được ghi nhận lần đầu tiên trong Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948 (UDHR) tại Điều 12 7 Quyền riêng tư được tái khẳng định là quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người chẳng hạn như: Công ước về bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản (Điều 8), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Điều 17); Công ước về quyền của người lao động nhập cư (Điều 14); Công ước về quyền trẻ em (Điều 16); Công ước về quyền của người khuyết tật (Điều 22), Ở văn kiện của quốc gia, hầu như mọi quốc gia đều công nhận quyền riêng tư trong Hiến pháp của mình Ở nhiều quốc gia nơi quyền riêng tư không được công nhận rõ ràng trong Hiến pháp, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Ireland và Ấn Độ, các tòa án đã xác định quyền đó trong quy định của các đạo luật khác Ở nhiều quốc gia, các thỏa thuận quốc tế công nhận quyền riêng tư như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị hoặc Công ước châu Âu về quyền con người đã được thông qua thành luật 8
Tóm lại, quyền riêng tư có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử và nó sơ khai xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước, trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phát triển cho đến
5 Privacy and Human Rights Report 2006, http://www.worldlii.org/int/journals/EPICPrivHR/2006/, truy cập ngày 27/7/2023
6 Chu Hồng Thanh, (2020), Nhận thức pháp lý về quyền riêng tư, Tạp chí Luật sư, nguồn: https://lsvn.vn/nhan- thuc-phap-ly-ve-quyen-rieng-tu.html, truy cập ngày 19/2/2023
7 Lukács, A, (2016), What is privacy? The history and definition of privacy, p.257
8 Global Internet liberty campaign, “Privacy and human rights - An International Survey of Privacy Laws and Practice” (2004), http://gilc.org/privacy/survey/intro.html ngày nay Quyền riêng tư cũng được thừa nhận trong các công ước quốc tế và hầu hết trong Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới
Những năm cuối thế kỉ XX đánh dấu sự phổ cập rộng khắp của mạng Internet Thời đại công nghệ số bắt đầu phát triển, những tiến bộ về công nghệ thông tin, thiết bị kết nối với Internet và phân tích dữ liệu diễn ra với tốc độ chóng mặt Sự phát triển này đã có ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền về sự riêng tư của con người Những năm 1960 – 1970, sự quan tâm về quyền riêng tư tăng nhanh chóng, cùng thời điểm đó đã có nhiều luật được ban hành bảo vệ dữ liệu trên thế giới như ở Hesse, Đức (1970), sau đó Thụy Điển (1973), Hoa Kỳ (1974), Đức (1977) và Pháp (1978) 9 và những tác phẩm nổi tiếng bàn về quyền riêng tư như cuốn sách Riêng tư và tự do (Privacy and freedom) của giáo sư luật học Alan F Westin, bài tiểu luận Quyền riêng tư (Privacy) của giáo sư Charles Fried công bố năm 1968 trên Yale Law Journal,… Từ đó, các quốc gia, tổ chức liên chính phủ lần lượt cho ra đời luật về bảo vệ quyền riêng tư trên không gian mạng Hiện có hơn 80 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật Bản và cả Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân Theo các nước, quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân là quyền riêng tư và được pháp luật bảo vệ 10
Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng pháp luật để bảo vệ quyền riêng tư của công dân trên không gian mạng, các quốc gia đều chú ý đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương là “trẻ em” Trẻ em hiện nay là đối tượng lớn lên trong thời đại bùng nổ công nghệ số, trẻ em có nhiều cơ hội được tiếp cận với Internet hơn, trong khi đó, “nhóm yếu thế” này chưa phát triển đầy đủ về nhận thức, thể chất để có thể tự bảo vệ mình Các chủ thể khác có thể sử dụng nền tảng công nghệ vô tình hoặc cố tình để xâm phạm đến quyền riêng tư của trẻ Chính vì thế, quyền riêng tư đối với trẻ em trên không gian mạng lại càng cần đặc biệt chú trọng, cần có những quy định đặc thù Các quốc gia vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu soạn thảo, sửa đổi bổ sung đạo luật về liên quan quyền riêng tư trong thời đại công nghệ số, có xu hướng quy định chế định riêng về bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng
1.1.2 Khái niệm quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng
Khái niệm “trẻ em” ở mỗi quốc gia là khác nhau, phụ thuộc vào những đặc điểm sinh học, tâm lý, trình độ giáo dục, chương trình chăm sóc sức khỏe của mỗi quốc gia Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989 (Công ước) là một văn kiện quốc tế làm nền tảng pháp lý cơ bản và quan trọng nhất để bảo đảm quyền của trẻ em trên
9 Thái Thị Tuyết Dung (2012), Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia, Nxb Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, tr.120
10 Vũ Bình Minh (2022), “Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) của Liên minh châu Âu và giá trị tham khảo cho Việt Nam”, https://vietq.vn/quy-dinh-chung-ve-bao-ve-du-lieu-gdpr-cua-lien-minh-chau-au-va-gia-tri-tham- khao-cho-viet-nam-d204954.html, truy cập ngày 21/02/2023 toàn cầu Theo Điều 1 của Công ước, khái niệm trẻ em được hiểu như sau: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi trừ khi pháp luật quốc gia có quy định tuổi thành niên sớm hơn”
Theo quy định này, những người dưới 18 tuổi trên toàn thế giới không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc, màu da, giàu hay nghèo, khỏe mạnh hay ốm đau, đều là đối tượng được Công ước bảo vệ, chỉ trừ trường hợp pháp luật quốc gia có quy định tuổi thành niên sớm hơn Trong các văn kiện của Liên Hợp Quốc sử dụng đồng thời các thuật ngữ
“Trẻ em”, “Người chưa thành niên”, tuy hai thuật ngữ này có khái niệm không hoàn toàn thống nhất nhưng nhìn chung hai thuật ngữ này đều hướng tới những đối tượng là người dưới 18 tuổi hay những người chưa đạt đến độ tuổi trưởng thành nhất định 11 Ở Việt Nam, dưới góc độ ngôn ngữ thì thuật ngữ “riêng tư” theo từ điển tiếng Việt (do Nguyễn Như Ý chủ biên) được hiểu là: “Riêng của từng người, từng cá nhân:
Quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới
1.2.1 Quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng theo pháp luật của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
1.2.1.1 Quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng theo quy định của Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1787 không quy định về quyền riêng tư, tuy nhiên các Tu chính án của Hiến pháp đã khắc phục hạn chế này Các bản Tu chính án theo hướng bảo vệ các khía cạnh cụ thể của quyền riêng tư Tu chính án thứ nhất đã bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân về tự do tôn giáo: “Nghị viện không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí, quyền của dân chúng được hội họp hòa bình và kiến nghị chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình” Tu chính án thứ ba bảo vệ quyền riêng tư và bất khả xâm phạm về nhà ở của cá nhân chống lại sự tùy tiện của quân đội: “Không một quân nhân nào trong thời bình được đóng quân trong bất cứ nhà dân nào nếu không được sự đồng ý của gia chủ, và ngay trong thời chiến cũng chỉ được phép theo phương thức do pháp luật quy định” Tu chính án thứ tư bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân và tài sản chống lại sự xâm phạm bất hợp pháp của chính phủ: “Quyền của con người được đảm bảo về thân thể, nhà cửa, giấy tờ và tài sản khỏi mọi sự khám xét và thu giữ sẽ không bị vi phạm Không một lệnh bắt giam hoặc khám xét nào được cấp nếu không có lý do xác đáng căn cứ vào lời tuyên thệ hoặc sự xác nhận trong đó đặc biệt miêu tả rõ địa điểm khám xét, người và đồ vật bắt giữ” Tu chính án thứ năm bảo vệ quyền con người liên quan đến tư pháp hình sự: “Không một ai bị buộc phải trả lời về một tội nghiêm trọng hay một tội xấu xa khác nếu không có sự tường trình và cáo trạng của Bồi thẩm đoàn, trừ những trường hợp xảy ra trong lục quân, hải quân hoặc trong lực lượng dân quân, khi đang thi hành công vụ trong thời chiến hoặc trong tình trạng cộng động đang gặp nguy hiểm Không một ai bị xét xử hai lần về cùng một tội có nguy hại đến tính mạng và thân thể; không một ai bị ép buộc phải làm chứng chống lại bản thân mình trong một vụ án hình sự và bị tước đoạt sinh mạng, tự do hoặc tài sản, nếu không qua một quá trình xét xử theo đúng luật; không một tài sản tư hữu nào bị trưng dụng vào việc công mà không được bồi thường thích đáng” Ngoài ra, Tu chính án thứ chín bổ sung “việc liệt kê một số quyền trong Hiến pháp không đồng nghĩa với phủ nhận hay hạ thấp các quyền công dân khác” để bảo vệ quyền riêng tư theo những cách không được cung cấp cụ thể trong tám Tu chính án đầu tiên Khi nói về Hiến pháp Liên bang Hoa Kỳ và vai trò của nó trong việc bảo vệ quyền riêng tư, không thể không nhắc đến Tu chính án thứ mười bốn 25 Tu chính án thứ mười bốn quy định: “Tất cả những người sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc được nhập quốc tịch ở Hoa Kỳ và thuộc thẩm quyền tài phán ở đó, đều là công dân của Hoa Kỳ và của bang mà họ sinh sống Không một bang nào được ban hành hoặc thực thi bất cứ đạo luật nào nhằm hạn chế đặc quyền hoặc quyền bất khả xâm phạm của công dân Mỹ Cũng không một bang nào có thể tước đoạt sinh mệnh, tự do hoặc tài sản của một cá nhân mà không theo một quy trình do luật định Các bang cũng không thể phủ nhận quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng của một cá nhân trong phạm vi thẩm quyền tài phán của bang đó”
Các tu chính án là cơ sở pháp lý vững chắc để các Tòa án ở Hoa Kỳ bảo vệ quyền con người, quyền công dân Tòa án Tối cao Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 1923 cho đến nay đã thông qua các phán quyết của mình để đảm bảo quyền riêng tư của công dân Tòa án Hoa Kỳ vào những năm 1920 đã ra hai phán quyết về quyền riêng tư dựa trên quy định của Tu chính án thứ mười bốn Meyer kiện Nebraska (1923) và vụ Pierce kiện Society of Sisters (1925) Ngoài ra còn có vụ án Stanley kiện bang Georgia (1969), vụ án Griswold kiện bang Connecticut (1965), vụ án Roe kiện Wade (1972), vụ án Ravin kiện bang Alaska (1975), vụ kiện Moore kiện East Cleveland (1977), vụ án Cruzan kiện Missouri (1990) vụ án Lawrence kiện bang Texas (2003) 26 ,… Đây là những án lệ nổi bật về quyền riêng tư trong thực tiễn xét xử của Hoa Kỳ cho thấy sự đa dạng và phức tạp của việc xác định nội hàm của quyền riêng tư
Vậy quyền riêng tư nói chung và quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng nói riêng không được đề cập trong Hiến pháp Liên bang Hoa Kỳ năm 1787 Quyền riêng
25 Thái Vĩnh Hằng (2017), “Bảo vệ quyền riêng tử ở Mỹ, Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 8/2017, tr.91
26 “The Right of Privacy: The Issue: Does the Constitution protect the right of privacy? If so, what aspects of privacy receive protection?”, http://law2.umkc.edu/faculty/projects/ftrials/conlaw/home.html, truy cập ngày 22/2/2023 tư theo pháp luật liên bang Hoa Kỳ có nội hàm rất rộng thông qua việc bổ sung các tu chính án và giải thích tòa án trong các án lệ
1.2.1.2 Quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng theo quy định của Luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng năm 1998
Hiện nay, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ chưa ban hành luật cấp liên bang quy định các nguyên tắc chung bảo vệ quyền riêng tư nhưng vấn đề này đã được nêu trong nhiều văn bản pháp luật ban hành theo cụ thể từng ngành, từng đối tượng Ở Hoa Kỳ có một số đạo luật bảo vệ dữ liệu cá nhân như: Đạo luật về quyền riêng tư năm 1974 (Privacy Act 1974) bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân trước việc thu thập, duy trì, sử dụng và tiết lộ thông tin cá nhân bởi các cơ quan liên bang Đạo luật Quyền riêng tư và Quyền giáo dục gia đình năm 1974 (Family Educational Rights and Privacy Act 1974) bảo vệ quyền riêng tư của hồ sơ giáo dục của học sinh; Đạo luật Bảo vệ quyền riêng tư của video năm
1988 (Video Privacy Protection Act 1988) nghiêm cấm các doanh nghiệp cho thuê hoặc bán băng video cố ý tiết lộ “thông tin nhận dạng cá nhân” về người tiêu dùng của họ, bao gồm thông tin về các tài liệu video cụ thể mà khách hàng đã mua hoặc thuê; Đạo luật Riêng tư trong Liên lạc điện tử năm 1986 (Electronic Communication Privacy Act
1986) bảo vệ các cá nhân chống lại việc chặn bất hợp pháp thông tin liên lạc điện tử của Chính phủ Liên bang hoặc các cá nhân, tổ chức khác; Luật về Trách nhiệm giải trình và trách nhiệm bảo hiểm y tế năm 1996 (Health Insurance Portability and Accountability Act 1996) đảm bảo tính bảo mật của bệnh nhân đối với tất cả các dữ liệu liên quan đến chăm sóc sức khỏe,…
Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng khi ban hành luật chuyên ngành cấp liên bang để bảo vệ thông tin của trẻ em trên không gian mạng gọi là Đạo luật Bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em năm
1998 (Children’s Online Privacy Protection Act 1998 - gọi tắt là COPPA ) Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng là đạo luật cấp liên bang được ban hành năm
1998 và có hiệu lực năm 2000 Ủy ban Thương mại Liên bang (Ủy ban) ban hành và thực thi các quy định liên quan đến quyền riêng tư trên mạng của trẻ em Đạo luật này nghiêm cấm các trang web điện tử thu thập thông tin cá nhân của trẻ em nếu không có sự đồng ý của cha mẹ
Thứ nhất, về độ tuổi pháp lý của trẻ em
Theo COPPA, định nghĩa “trẻ em” là bất kì công dân nào dưới 13 tuổi 27 Theo pháp luật Hoa Kỳ, trẻ em thường là cá nhân dưới tuổi thành niên Tuổi thành niên ở hầu hết các bang là 18 tuổi 28 Theo Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ (42 U.S Code 619(2)), trẻ em
27 Điều 1 Luật Bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng của Liên bang Hoa Kỳ năm 1998
28 Tuổi thành niên của 47 trên 51 bang là 18 tuổi, bang Alabama và bang Nebraska, tuổi thành niên là 19 tuổi; bang Mississippi, tuổi thành niên là 21 tuổi là người dưới 18 tuổi hoặc là người dưới 19 tuổi và đang học toàn thời gian với tư cách là học sinh trung học Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch (INA) định nghĩa trẻ em là người chưa kết hôn và dưới 21 tuổi Tùy vào từng đạo luật khác nhau mà độ tuổi để xác định một người là trẻ em cũng khác nhau, nhưng nhìn chung pháp luật Hoa Kỳ hầu hết vẫn xác định trẻ dưới 18 tuổi là trẻ em Vậy, có sự khác nhau giữa trong việc xác định độ tuổi pháp lý của trẻ em Mặc dù, pháp luật Hoa Kỳ vẫn xác định trẻ em là người dưới
18 tuổi, nhưng độ tuổi pháp lý trẻ em được bảo vệ theo quy định của COPPA là trẻ dưới
Việc xác định độ tuổi pháp lý của trẻ em trong COPPA là 13 tuổi không phải đề xuất của Ủy ban hay ý định của các nhà lập pháp Theo nghiên cứu của Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ năm 1998, 89% trang web dành cho trẻ em đã thu thập thông tin cá nhân, chỉ có 10% cung cấp quyền kiểm soát thông tin cá nhân của trẻ cho cha mẹ Lo ngại về quyền riêng tư của trẻ em trên mạng nên Ủy ban khuyến nghị Quốc hội xây dựng luật để cha mẹ kiểm soát việc thu thập dữ liệu thông tin cá nhân của con cái họ 29 Trong bài báo cáo đến Quốc hội năm 1998, Ủy ban đã nhận định: “Trong bối cảnh thương mại, Quốc hội và các tổ chức công nghiệp tự quản đã phân biệt giữa trẻ em từ 12 tuổi trở xuống-những người đặc biệt dễ bị các nhà tiếp thị tiếp cận quá mức và trẻ em trên
12 tuổi- những người có thể phù hợp với các biện pháp bảo vệ mạnh mẽ nhưng linh hoạt hơn Trong mỗi trường hợp, mục tiêu của các yêu cầu lập pháp phải là công nhận vai trò của cha mẹ đối với việc thu thập thông tin từ trẻ em” 30
Mục tiêu ban đầu của họ là nâng cao trách nhiệm của cha mẹ đối việc bảo vệ quyền riêng tư của con cái trong môi trường trực tuyến Nhận thấy độ tuổi trẻ em từ 12 tuổi trở xuống là đối tượng đặc biệt dễ tổn thương, chưa đủ nhận thức về sự an toàn của mình khi tham gia trang mạng trực tuyến nên cần có sự tham gia của cha mẹ giúp bảo vệ quyền riêng tư của con, đối với độ tuổi lớn hơn có thể áp dụng biện pháp linh hoạt khác Trong khi đó, dự luật ban đầu được đề xuất bởi hai thượng nghị sĩ Bryan and McCain bao gồm các yêu cầu rằng các nhà khai thác “sử dụng những nỗ lực hợp lý để cung cấp cho cha mẹ thông báo và cơ hội để ngăn chặn hoặc hạn chế việc thu thập hoặc sử dụng thông tin cá nhân được thu thập từ trẻ em trên 12 tuổi và dưới 17 tuổi” 31
Thượng nghị sĩ Markey, một đồng tác giả của COPPA vào năm 1998, trong dự luật của ông định nghĩa trẻ em là người dưới 16 tuổi 32
29 Martha K Landesberg Et Al., Federal Trade Commission (1998), Privacy Online: A Report To Congress, p.iii
30 Martha K Landesberg Et Al., Federal Trade Commission (1998), Privacy Online: A Report To Congress, p.42
31 Dự luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em năm 1998 (Bill: S 2326 Children's Online Privacy Protection Act
(1998), § 3(a) (iii)), https://www.congress.gov/bill/105th-congress/senate-bill/2326/text
32 Johnson, Ariel Fox (2019), "13 Going on 30: An Exploration of Expanding COPPA’s Privacy Protections to Everyone," Seton Hall Legislative Journal: Vol 44: Iss 3, Article 1, p.424-425
QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng theo pháp luật Việt
2.1.1 Quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng theo pháp luật Việt Nam từ năm 1946 đến 1992
2.1.1.1 Quyền riêng tư của trẻ em theo quy định của Hiến pháp năm 1946
Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta Đây là bản Hiến pháp đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trong Hiến pháp 1946, các nhà lập hiến đã đưa vào rất nhiều nội dung liên quan đến quyền con người, quyền bình đẳng của công dân, và quyền trẻ em cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu Những quy định về quyền trẻ em trong Hiến pháp 1946 được quy định là: “Trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng” (Điều 14), và “Nền sơ học cưỡng bách và không học phí Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình Học trò nghèo được Chính phủ giúp Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình nhà nước” (Điều 15)
Theo pháp luật quốc tế, quyền trẻ em được quy định thành bốn nhóm quyền gồm: quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia Tuy nhiên, trong thời kỳ đất nước vừa giành được độc lập, nước ta không có điều kiện đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho trẻ em nói riêng và công dân nói chung Việc đảm bảo cho trẻ em có được quyền sống và quyền học tập đã là một thành công trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta
Trong thời gian có hiệu lực của Hiến pháp 1946, không có văn bản khác quy định riêng biệt về quyền riêng tư của trẻ em, cũng như không có định nghĩa cụ thể về quyền riêng tư Hiến pháp 1946 có quy định về quyền bất khả xâm phạm về nơi ở và thư tín của công dân tại Điều 11: “Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật” Trẻ em cũng là một công dân của nước Việt Nam độc lập, cũng có những quyền trên Có thể hiểu, trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh, việc đảm bảo cho trẻ em được sống và được học tập đã là những đảm bảo và quyền lợi lớn nhất cho trẻ em nói riêng và người Việt Nam nói chung Quy định về quyền trẻ em trong Hiến pháp 1946 cũng thể hiện sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến trẻ em – đối tượng yếu thế trong xã hội và tình yêu thương của Người đối với những mầm non tương lai của đất nước
2.1.1.2 Quyền riêng tư của trẻ em theo quy định của Hiến pháp năm 1959 Ở Việt Nam, quyền trẻ em được quy định từ Hiến pháp năm 1946 và quyền này được tiếp tục kế thừa, phát huy trong Hiến pháp năm 1959 Nước ta tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội, vì thế Nhà nước luôn tôn trọng và đề cao các quyền con người Có thể thấy trẻ em ở bất kỳ giai đoạn nào cũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, đảm bảo quyền lợi và sự phát triển của trẻ em trong xã hội Hiến pháp là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, là cơ sở đảm bảo thực hiện các quyền công dân, quyền con người
Hiến pháp năm 1959 bao gồm 112 Điều, trong đó các nội dung về quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định tại Chương III với tên gọi “Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân” Khi nghiên cứu nội dung Chương III của Hiến pháp năm 1959, có thể thấy Hiến pháp năm 1959 vẫn chưa đưa ra bất kỳ khái niệm cụ thể nào về “quyền riêng tư” cũng như các quy định riêng về quyền riêng tư của trẻ em Hiến pháp năm
1959 chỉ có một quy định trực tiếp về quyền bảo hộ người mẹ và trẻ em như sau: “Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ”
Hiến pháp năm 1959 chỉ có một quy định duy nhất liên quan đến nội hàm của quyền riêng tư của công dân nói chung, trong đó bao gồm có trẻ em tại Điều 27 như sau:
“Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không bị xâm phạm, thư tín được giữ bí mật” Có thể thấy Hiến pháp năm 1959 chỉ mới bước đầu chú trọng đến quyền riêng tư ở khía cạnh nhà nước đảm bảo sự bất khả xâm phạm về chỗ ở cũng như là quyền được giữ bí mật về thư tín của công dân nói chung, trong đó bao gồm có trẻ em Điều này cho thấy quy định của Hiến pháp năm 1959 đã hướng tới việc công nhận và tôn trọng “quyền riêng tư” của công dân nói chung, trong đó bao gồm có trẻ em ở các khía cạnh nhất định
Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước chủ trương tập trung xây dựng “nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến” Tuy nhiên, ở giai đoạn này nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa có điều kiện tiếp cận khoa học – công nghệ cũng như hệ thống thông tin mạng Internet, Toàn bộ nền kinh tế - xã hội của nước ta ở giai đoạn này vẫn chưa có sự chi phối của hệ thống không gian mạng, Internet, Chính vì thế, Hiến pháp và pháp luật của nước ta trong giai đoạn này chưa có bất kỳ quy định nào về việc bảo vệ quyền riêng tư của công dân nói chung và quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng nói riêng
2.1.1.3 Quyền riêng tư của trẻ em theo quy định của Hiến pháp năm 1980
Hiến pháp năm 1980 ghi nhận các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân tại Chương V với tên gọi “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, gồm 29 Điều Nhìn chung, so với Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 thì quyền và nghĩa vụ của công dân thể hiện trong Hiến pháp năm 1980 ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ hơn, đồng thời tiếp thu có chọn lọc và kế thừa các quy định từ các bản Hiến pháp trước đó 98
Tại Điều 71 Hiến pháp 1980 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật Bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được bảo đảm Quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng, theo quy định của pháp luật” Pháp luật Việt Nam xác định đây là quyền con người, tức là tất cả mọi người, không chỉ người trưởng thành được bảo vệ quyền riêng tư mà mọi công dân bao gồm cả trẻ em cũng được pháp luật mặc nhiên bảo vệ quyền này Tuy Hiến pháp không quy định cụ thể quyền riêng tư của trẻ em nhưng đây vẫn là cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em đối với thư tín, điện thoại, điện tín Đặc biệt, Hiến pháp năm
1980 dành một điều riêng quy định quyền của trẻ em trong đó quy định rõ: “Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em, làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được bảo đảm” 99
Vào năm 1989, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em được thông qua Tháng 2 năm 1990, Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước mà không bảo lưu một điều khoản nào Tháng 8 năm
1991, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên cơ sở kế thừa và phát triển kết quả 10 năm thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ và chăm sóc trẻ em 1979 Đạo luật này là một thành quả trực tiếp của sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo vun đắp, thể hiện một cách khá đầy đủ tinh thần và nội dung của Công ước quyền trẻ em, đồng thời phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện Việt Nam Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1991 trao cho em trẻ em tám nhóm quyền, bao gồm: Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Điều 5); Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và tạo điều kiện phát triển trong điều kiện bình thường cũng như khi gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (Điều 6); Quyền được sống chung với bố mẹ và có gia đình (Điều 7); Quyền được bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, được bày
98 Nguyễn Mai Anh (2022), “Sự phát triển của chế định quyền con người, quyền công dân qua các bản Hiến pháp Việt Nam”, https://tapchitoaan.vn/su-phat-trien-cua-che-dinh-quyen-con-nguoi-quyen-cong-dan-qua-cac-ban- hien-phap-viet-nam5784.html, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2023
Một số bất cập và kiến nghị về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng tại Việt Nam
2.2.1 Một số bất cập về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng tại Việt Nam
Hành lang pháp lý về bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng ở Việt Nam đã bước đầu được thiết lập Tuy nhiên, các quy định pháp luật cũng như việc thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế nhất định Thông qua việc nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật và thực trạng thực hiện quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng ở nước ta hiện nay, nhóm tác giả đã đưa ra một số bất cập, hạn chế cụ thể như sau:
2.2.1.1 Một số bất cập trong quy định của pháp luật về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng tại Việt Nam
Thứ nhất, về độ tuổi pháp lý của trẻ em Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” Với quy định này, khoảng gần ba triệu trẻ em lứa tuổi 16-17, trong đó bao gồm hàng trăm nghìn em có hoàn cảnh đặc biệt, không được hưởng một số chính sách xã hội dành cho việc hỗ trợ, chăm sóc và bảo vệ của trẻ em 109 Thực tiễn cho thấy, có một tỷ lệ đáng kể những người trong độ tuổi này đối mặt với rất nhiều rủi ro Trong tổng số người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở Việt Nam, độ tuổi 16-17 chiếm tỷ lệ cao nhất (67,1%) Theo điều tra quốc gia về tình hình lao động trẻ em năm 2012, tỷ lệ lao động trẻ em ở nhóm tuổi 16-17 cũng cao hơn hẳn, chiếm 58% tổng số trẻ em lao động Điều tra giữa kỳ về dân số và nhà ở năm 2014 cho thấy 3,9% trẻ em gái tuổi 15-17 kết hôn so với 0,9% trẻ em trai cùng nhóm tuổi 110 Điều 1 Công ước CRC định nghĩa “trẻ em là người dưới 18 tuổi” dựa trên cơ sở xác định mốc chuyển biến lớn từ giai đoạn tuổi thơ sang người lớn Vì thế, 18 tuổi là tiêu chí chính thức áp dụng chung cho quốc gia thành viên khi quy định khái niệm trẻ em Mặc dù vế sau của Điều 1 CRC nêu rằng: “… trừ trường hợp pháp luật (của quốc gia thành viên) áp dụng với trẻ em có quy định tuổi trưởng thành sớm hơn”; quy định này có nghĩa là các quốc gia thành viên có thể xác định tuổi trưởng thành sớm hơn, nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định của Công ước CRC đối với trẻ em dưới 18 tuổi Trong tất cả báo cáo của Ủy ban Quyền trẻ em và UNICEF cũng như nghiên cứu liên quan về vấn đề quyền trẻ em ở Việt Nam đều khuyến nghị rằng, Việt Nam cần sửa đổi pháp luật để đảm bảo rằng định nghĩa về trẻ em trong pháp luật Việt Nam phù hợp với quy định của CRC 111 Nhận thức rõ những yêu cầu đối với quốc gia khi thực hiện cam kết quốc tế về trẻ em, trong Báo cáo quốc gia về việc thực hiện Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 2012, Chính phủ cam kết rằng, Việt Nam sẽ tiến hành sửa đổi
109 Hội nghị công bố kết quả nghiên cứu "Điều chỉnh tuổi pháp lý của trẻ em Việt Nam từ dưới 16 lên dưới 18 tuổi” do ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc phối hợp tổ chức ngày 30/8/2019, tại Hà Nội
110 Nguyễn Lê Dân (2021), “Độ tuổi pháp lý của trẻ em: một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/do-tuoi-phap-ly-cua-tre-em-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-84755.htm, truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2023
111 Xem, UNICEF (2011), Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010, tr 50; CRC Committee (1993),
“Consideration of Reports Submitted by States Parties under Article 44 of the Convention - Concluding Observations of the Committee on the Rights of the Child: Vietnam; CRC Committee (2003) Consideration of Reports Submitted by States Parties under Article 44 of the Convention - Concluding Observations: Vietnam; CRC Committee (2012), “Consideration of the Reports submitted by States Parties under the Article 44 of the Convention - Concluding Observations: Vietnam” Dẫn từ bài viết của Phạm Thị Thanh Nga (2017), “ "Trẻ em" và "người chưa thành niên" trong pháp luật Việt Nam: Nhìn từ nghĩa vụ thực hiện Công ước của LHQ về quyền trẻ em và tính thống nhất của hệ thống pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 15 (343), tr 22; Một số ý kiến xung quanh việc nâng tuổi trẻ em đến dưới 18 tuổi, http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintuc ID$040, truy cập ngày 15/7/2023 pháp luật để phù hợp với quy định của CRC (định nghĩa trẻ em là tất cả những người chưa đủ 18 tuổi) 112
Về phương diện pháp luật quốc gia, Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 tiếp tục quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” Nói cách khác, pháp luật Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của CRC về định nghĩa “trẻ em” Bộ luật Dân sự quy định độ tuổi trưởng thành là từ đủ 18 tuổi và người chưa thành niên là dưới 18 tuổi Như vậy, khái niệm trẻ em (là người dưới 16 tuổi) trong Luật Trẻ em năm 2016 là chưa tương thích với Điều 1 của CRC Hơn nữa, trong pháp luật Việt Nam, khái niệm trẻ em không đồng nhất với khái niệm người chưa thành niên (là người dưới 18 tuổi), mặc dù cả hai khái niệm này đều nói về người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người trưởng thành
Tóm lại, mặc dù đã cam kết thực hiện CRC là một trong những ưu tiên trong chiến lược bảo vệ quyền con người của quốc gia và Việt Nam đang sửa đổi pháp luật để nâng độ tuổi trẻ em lên 18 nhưng đến nay, đã hơn 33 năm kể từ khi Việt Nam chấp nhận hoàn toàn CRC, khái niệm cơ bản và quan trọng nhất của Công ước vẫn chưa được nội luật và hài hòa trong hệ thống pháp luật quốc gia
Thứ hai, về nội dung về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng
Hiện nay, luật chỉ có khái niệm bí mật đời tư Một số Bộ luật, Luật tuy có một số khái niệm liên quan nhưng chưa có văn bản nào đề cập cụ thể rằng quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng là gì Nghị định 56/2017/NĐ-CP là văn bản ghi nhận cụ thể nhất khái niệm thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân tại Điều 33: “Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em” Khái niệm này vô hình trung đã giới hạn quyền riêng tư của trẻ em, nghĩa là thông tin của trẻ em nằm ngoài những thông tin đã được liệt kê thì không được xem là thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ và không được pháp luật bảo vệ Ví dụ như những thông tin liên quan đến trẻ em như: sở thích, tài năng, nỗi sợ…của trẻ em là những thông tin không được pháp luật liệt kê thì cha, mẹ đăng tải các thông tin này sẽ không cần phải xin phép
112 Vietnam (2012), “Updating period 2008 – 2011 for the 3rd and the 4th National Reports on Vietnam’s Implementation of the Convention on the Rights of the Child and Responses to the Questions of the Committee on the Rights of the Child”, Dẫn từ bài viết của Phạm Thị Thanh Nga (2017), “ "Trẻ em" và "người chưa thành niên" trong pháp luật Việt Nam: Nhìn từ nghĩa vụ thực hiện Công ước của LHQ về quyền trẻ em và tính thống nhất của hệ thống pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 15 (343), tr 22 trẻ Phương pháp liệt kê cũng không thể nêu lên được bản chất nội dung của quyền riêng tư Hơn thế nữa, quy định theo hướng liệt kê không đảm bảo tính khái quát, đầy đủ Với sự phát triển của mạng Internet những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ đời tư, bảo vệ danh dự, uy tín của cá nhân đã ngày càng phát sinh những vấn đề phức tạp Những thông tin về đời sống riêng tư, bí mật của cá nhân theo đó mà cũng được hiểu theo hướng rộng hơn Theo nhóm tác giả, những hoạt động, thông tin, sự kiện gắn liền với một cá nhân nhất định tạo thành cuộc sống, sinh hoạt riêng tư của cá nhân bao gồm: các yếu tố vật chất, yếu tố tinh thần, các mối quan hệ,… Hoặc những đặc điểm sinh học, di truyền cũng là thông tin được xem là thuộc về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân
Hiến pháp và pháp luật liên quan cụ thể là Luật trẻ em 2016 và Luật An ninh mạng năm 2018 cũng có các quy định liên quan về bảo vệ quyền riêng tư trên không gian mạng Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn chưa có khái niệm đồng nhất về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng mà chỉ có những điều luật nằm rải rác trong nhiều văn bản liên quan đến quyền riêng tư
Thứ ba, về cơ chế bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng
Theo quy định của pháp luật, có rất nhiều chủ thể có trách nhiệm bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em nói chung, quyền riêng tư của trẻ em trên không gia mạng nói riêng Không chỉ các chủ thể có thẩm quyền mà còn là “cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác có liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em” Bởi vì, nhóm đối tượng của hoạt động này có đặc điểm đặc thù là chưa có sự hoàn thiện về mặt thể chất, tinh thần, các em chưa thể tự mình bảo vệ các quyền và lợi ích cá nhân của mình, nên Nhà nước, xã hội và gia đình điều có trách nhiệm bảo vệ em Quy định này thể hiện rõ tinh thần đã được khẳng định trong Hiến pháp 2013: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” Tuy nhiên, cách thức quy định này dễ dẫn đến tình trạng các cơ quan đổ lỗi cho nhau, không chịu trách nhiệm khi có vi phạm pháp luật liên quan đến quyền riêng tư của trẻ em xảy ra
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có nhiều chủ thể, cơ quan bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em, nhưng không có một cơ quan chủ quản thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thông tin cá nhân Luật An ninh mạng năm 2018 dành toàn bộ chương VI để quy định về trách nhiệm của cơ quan, cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ an ninh mạng, trong đó nêu cụ thể trách nhiệm của Bộ Công an, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông; trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ, trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 quy định tại Điều 52 về trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thông tin mạng của các cơ quan Như vậy, các cơ quan này đều có trách nhiệm riêng trong việc bảo vệ thông tin nói chung và thông tin cá nhân nói riêng, thẩm quyền của các cơ quan có sự khác nhau song đều phải có sự phân công và phối hợp theo sự quản lý của chính phủ, không cơ quan nào có trách nhiệm cao nhất trong việc bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ em cùng những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, phát hiện và xử lý vi phạm liên quan đến quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng
Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em” 113 Từ quy định này có thể hiểu việc trẻ em dưới 07 tuổi thì cha, mẹ, người giám hộ có quyền tự quyết định về việc tiết lộ thông tin, công bố hình ảnh cá nhân của trẻ trên không gian mạng Trong trường hợp trẻ em từ 07 tuổi trở lên thì việc tiết lộ các thông tin nêu trên cần phải có sự đồng ý của trẻ em Từ đó đã gây ra không ít khó khăn trong vấn đề áp dụng, bởi lẽ trên thực tế cha, mẹ, người giám hộ tự cho rằng mình có quyền đối với hình ảnh, thông tin của con cái họ, vì thế nhiều gia đình đã tự ý đăng tải hình ảnh cá nhân, thông tin riêng tư của con mình lên mạng xã hội mà không cần hỏi ý kiến của con, thậm chí dùng hình ảnh, clip cá nhân của trẻ em vào mục đích thương mại Tùy trường hợp này diễn ra rất phổ biến nhưng việc xử phạt đối với cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em lại rất ít vì các cơ quan có thẩm quyền ngại can thiệp vào chuyện riêng của gia đình Bên cạnh đó, cơ chế kiểm soát các hành vi xâm phạm nêu trên rất khó, nếu không có cá nhân, cơ quan nào trình báo, tố giác thì rất khó để phát hiện và xử lý hành vi nêu trên Đối với việc công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em trên 07 tuổi phải được sự đồng ý của trẻ Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam Ngô Tuấn Anh cho biết: “độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi, sớm hơn thế giới 4 năm, trong khi độ tuổi trung bình trẻ có hiểu biết ban đầu về an toàn thông tin mạng là 13 tuổi” 114 Không phải mọi trẻ em ở độ tuổi này đều có thể nhận thức được thông tin liên quan đến đời sống riêng tư là như thế nào để đưa ra sự chấp thuận Vậy sự đồng ý nên được thể hiện bằng hình thức nào là phù hợp, nhất là trong trường hợp người công bố tiết lộ thông tin đời sống riêng tư và bí mật cá nhân của trẻ em là những người thân thích như cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em Các con có thể không dám bày tỏ quan điểm không thích về việc cha, mẹ tự ý đưa hình ảnh, video của mình lên mạng xã hội nên rất khó để xử lý được các trường hợp này Hơn nữa, sẽ rất khó khăn để chứng minh có hay không sự đồng ý của trẻ trước khi có hành vi tiết lộ thông tin cá nhân của đứa trẻ đó
113 Khoản 11 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016
114 Vân Anh (2023), Nhiều vụ xâm hại trẻ em Việt trên mạng bắt đầu từ lộ lọt thông tin cá nhân, https://vietnamnet.vn/nhieu-vu-xam-hai-tre-em-tren-mang-bat-dau-tu-lo-lot-thong-tin-ca-nhan-2147085.html, truy cập ngày 26/7/2023
Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có các quy định cụ thể về bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng Các văn bản như Luật An toàn thông tin mạng năm