1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam

96 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp Tác Quốc Tế Trong Phòng Chống Tham Nhũng Của Một Số Nước Trên Thế Giới Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 836,66 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 (4)
  • 2. Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2 (5)
  • 3. Mục tiêu của đề tài 3 (6)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3 (6)
  • 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4 (7)
    • 5.1 Cách tiếp cận (7)
    • 5.2 Phương pháp nghiên cứu 6. Bố cục đề tài 5 (8)
  • 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 6 (9)
    • 1.1 Khái niệm tham nhũng và các hoạt động về phòng chống tham nhũng 6 (9)
    • 1.2 Khái niệm hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng 17 (20)
    • 1.3 Cơ sở việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng 18 (21)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 22 (9)
    • 1. THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG (25)
    • 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI TRUNG QUỐC 32 (34)
      • 2.1.1. Tình hình chính của cuộc truy đuổi tội phạm quốc tế chống tham nhũng và tài sản bị đánh cắp tại Trung Quốc 33 (35)
      • 2.1.2. Thực hiện giao lưu, hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng cho quá trình truy bắt tội phạm, thu hồi tài sản trộm cắp tại Trung Quốc 36 (38)
      • 2.2. Đánh giá kết quả về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại Trung Quốc hiện nay 39 (0)
    • 3. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI ĐỨC 42 (44)
      • 3.1. Tổng quan tình hình tăng cường hợp tác quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại Đức 42 (44)
      • 3.2. Đánh giá kết quả và hạn chế trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại Đức 47 (48)
    • 4. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI ĐAN MẠCH 48 (50)
      • 4.1. Thực trạng hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng tại Đan Mạch 48 4.2. Đánh giá kết quả và hạn chế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tham nhũng tại Đan Mạch 52 (50)
    • 5. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI VIỆT NAM 54 (55)
      • 5.1. Nội luật hoá những quy định 54 (56)
        • 5.1.1. Nội luật hóa quy định Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (UNTOC) 55 (57)
        • 5.1.2. Nội luật hóa quy định về tội phạm rửa tiền theo các điều ước quốc tế và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về rửa tiền, tài trợ khủng bố 55 (58)
        • 5.1.3. Nội luật hóa Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng (UNCAC) 59 (61)
      • 5.2. Thu hồi tài sản tham nhũng của Việt Nam trong khuôn khổ UNCAC 60 (62)
      • 5.3. Việt Nam cam kết việc thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 68 (69)
        • 5.3.1. Đánh giá kết quả và hạn chế trong việc cam kết thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 70 (72)
  • CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT (76)
  • NAM 74 (0)
    • 3.1. Nguyên tắc học tập kinh nghiệm pháp luật nước ngoài 74 (76)
    • 3.2. Những bất cập còn tồn tại và nguyên nhân cơ bản 75 (77)
    • 3.3. Kiến nghị xây dựng 81 (82)
      • 3.3.1 Các giải pháp về mặt pháp lý 81 (83)
      • 3.3.2 Các giải pháp về mặt tổ chức thực hiện 86 (86)

Nội dung

Tuy nhiên mức độ cam kết của nước ta trong tuyên bố về việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng đặt ra chỉ dựa trên cơ sở “nội luật hoá” các quy định của Công ước thành p

Tính cấp thiết của đề tài 1

Hối lộ và nhận hối lộ tuy là hành vi giao tiếp thường ngày nhưng lại ẩn chứa sức mạnh to lớn có thể phá hoại, làm sụp đổ cả một bộ máy nhà nước Thực chất, đó chính là tham nhũng, một căn bệnh kinh niên khó trừ đối với cơ quan nhà nước Với sự phát triển không ngừng của toàn cầu hóa, tham nhũng không còn là vấn đề nội bộ của một quốc gia mà trở thành vấn nạn đòi hỏi sự hợp tác quốc tế để loại bỏ, tạo dựng niềm tin cho người dân.

Trên thực tế Việt Nam là quốc gia đang tham gia tích cực trong việc soạn thảo và ký kết Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng Tuy nhiên mức độ cam kết của nước ta trong tuyên bố về việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng đặt ra chỉ dựa trên cơ sở “nội luật hoá” các quy định của Công ước thành pháp luật Việt Nam Theo đó Bộ ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố không áp dụng trực tiếp quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; việc thực hiện các quy định của Công ước trên sẽ theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam, trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác, song phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc “có đi có lại” Việc thực thi công ước sẽ phải qua các giai đoạn: Nội luật hoá các quy định của Công ước; Tổ chức thực thi các quy định đã nội luật hoá; Hợp tác với các quốc gia khác trên cơ sở những thỏa thuận song phương hoặc đa phương; Đánh giá kết quả thực hiện Công ước Với việc ký Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2010 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Công ước với lộ trình 3 giai đoạn thì cho đến nay Việt Nam mới trải qua giai đoạn 1, tức từ năm 2010 đến 2011 của lộ trình 3 giai đoạn 1 Có thể thấy rằng, việc hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng ở Việt

1 Bộ tư pháp “Bàn về thực thi, tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao- doi.aspx?ItemID06&fbclid=IwAR1tuWIQFEmVhGXjIOFr6FbCKubZBx37OKhKEQbEZs9iHIPgosKHpCS38tk

Nam diễn ra còn khá chậm cũng như trên thực tế chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam chúng ta còn khá thấp, cụ thể: Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2022, Việt Nam đạt 42/100 điểm, xếp hạng 77/180 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 3 điểm và 10 bậc so với khảo sát năm 2021 và tăng 6 điểm, 27 bậc so với năm 2020 2 Việc chậm thực hiện cũng như ít kinh nghiệm, thiếu năng lực trong việc tham gia các nỗ lực quốc tế về đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam sẽ khiến cho tệ nạn tham nhũng ở nước ta ngày thêm trầm trọng hơn Vì vậy việc thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng ở nước ta là một bước rất cần thiết nhằm phát triển và nâng cao lòng tin của nhân dân, góp phần xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh

Tham nhũng là vấn nạn toàn cầu đòi hỏi sự chung tay của cộng đồng quốc tế để thúc đẩy các biện pháp phòng chống tham nhũng hiệu quả hơn Hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng trở nên cấp thiết, cho phép các quốc gia học hỏi kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật cho nhau Tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm cung cấp kiến thức về hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng ở các nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam.

Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2

Hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng là lĩnh vực nghiên cứu mới ở Việt Nam Hầu hết các nguồn tài liệu hiện nay chủ yếu là báo cáo, tạp chí và phóng sự Tuy nhiên, đã có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này, bao gồm:

- Thái Minh Sơn “Pháp luật về phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam”

2 Chỉ số tham nhũng toàn cầu, https://www.transparency.org/en/cpi/2022 (truy cập ngày 2/3/2023)

- Nguyễn Xuân Yên, Nguyễn Hoà Bình, Bùi Minh Thành (đồng chủ biên) (2007),

“Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới”

- Thanh tra chính phủ, Viện chiến lược và khoa học Thanh tra - “Hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng”, http://www.issi.gov.vn/hop-tac-quoc-te-ve-phong- chong-thamnhung_t104c2716n3043tn.aspx

- “中国落实联合国大会反腐败问题特别会议政治宣言有关情况”, Tạm dịch:

“Trung Quốc thực thi các vấn đề chống tham nhũng của Đại hội đồng Liên hiệp Quốc”

- Robert Klitgaard “International Cooperation Against Corruption” – Tạm dịch: “Hợp tác quốc tế chống tham nhũng”

Mục tiêu của đề tài 3

Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, tác giả nghiên cứu tập trung phân tích những nội dung sau:

Một là, trên cơ sở phân tích, tìm hiểu những quy định về hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng, tác giả tập trung nghiên cứu pháp luật của nước ngoài nhằm đưa ra những kiến nghị phù hợp cho việc hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng vào thực tiễn tại Việt Nam

Hai là, nhận diện và kết luận những điểm tiến bộ, phù hợp của pháp luật Việt Nam để tiếp tục duy trì và phát huy, đồng thời rút kinh nghiệm cho Việt Nam và tiếp thu những mặt tiến bộ theo pháp luật nước ngoài Từ đó, tác giả nghiên cứu đưa ra kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện

Ba là, tác giả mong rằng, sau khi đề tài này được thông qua, có thể trở thành một nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy làm tiền đề cho các công trình nghiên cứu khác sau này.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4

Cách tiếp cận

Góc độ văn bản luật Việt Nam: Tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam trong việc thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng và các quy định khác liên quan; tìm hiểu quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về quy định hiện hành thông qua sách, báo, tạp chí, luận văn,…

Nghiên cứu tiếp cận đa chiều về quy định pháp luật trong nước thông qua góc nhìn so sánh với pháp luật nước ngoài và quan điểm từ các hội nghị thảo luận Điều này giúp tạo nên nền tảng vững chắc khi áp dụng và cụ thể hóa các quy định tại Việt Nam, đảm bảo tính toàn diện và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Góc độ thực tiễn xã hội: Nhóm tác giả tập trung xem xét những bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng quy định của pháp luật về việc thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng Bên cạnh việc tìm hiểu về thực trạng của Việt Nam thì đề tài còn hướng đến việc tìm ra và khắc phục những điểm hạn chế.

Phương pháp nghiên cứu 6 Bố cục đề tài 5

Đề tài hướng đến nghiên cứu các vấn đề theo “hướng phân tích, tổng hợp” nhằm góp phần làm rõ các vấn đề liên quan đến đề tài Trong quá trình nghiên cứu đề tài, đối với từng chương, mục, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để phân tích, so sánh, đối chiếu, giải thích và đưa ra những kết luận nhằm giúp người đọc hiểu rõ nhất những vấn đề mà nhóm tác giả hướng đến, cụ thể như sau:

Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm tổng hợp các vấn đề lý luận về vấn đề “Hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam" Thông qua việc tìm kiếm, thu thập tài liệu, các nội dung lý luận khác nhau, tác giả sẽ phân tích, lập luận, tách chúng ra từng bộ phận riêng lẻ để tìm hiểu chuyên sâu về đối tượng cần nghiên cứu Từ đó, tổng hợp những kết quả đã phân tích tạo thành một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc về vấn đề nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Thông qua phương pháp này, tác giả tập trung khai thác các vấn đề, nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hoá của đối tượng, để phát hiện ra bản chất và hướng phát triển của đối tượng Từ đó đúc kết kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng pháp luật

Phương pháp tư duy suy luận, logic: Từ kết quả điều tra, khảo sát, qua quá trình phân tích về đối tượng, cần kết hợp tư duy, nhìn nhận vấn đề và hệ thống vấn đề một cách khoa học để tìm ra các phương án phù hợp nhất

Các phương pháp trên được tác giải sử dụng xuyên suốt đề tài để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu và giúp cho đề tài được mạch lạc và liên kết hơn Ngoài ra còn một số phương pháp khác để bổ trợ thêm: Phương pháp hệ thống, phương pháp giải thích pháp luật,… Tất cả các phương pháp này được tác giả sử dụng hỗ trợ xen lẫn, qua lại với nhau, mục đích là để làm sáng tỏ những vấn đề cụ thể trong mỗi chương và liên kết những chương còn lại với nhau thành một đề tài trọn vẹn nhất

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung đề tài nghiên cứu khoa học này gồm 3 chương như sau:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 6

Khái niệm tham nhũng và các hoạt động về phòng chống tham nhũng 6

Tham nhũng là một hiện tượng có tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời của nhà nước và có thể xảy ra ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tham nhũng cũng là vấn đề nhức nhối ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay

Theo tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International – TI) thì khái niệm tham nhũng được định nghĩa như sau: “Tham nhũng là lạm dụng quyền lực được giao phó để tư lợi” 3

Nhận thức được những mối quan ngại về tình trạng hối lộ trong đó có sự liên quan của kẻ đi hối lộ cũng như người nhận hối lộ, năm 1999, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã giới thiệu một chỉ số mới là Chỉ số Đưa Hối lộ Với chỉ số này Tổ chức Minh bạch quốc tế đã nhận thấy rằng các công ty đa quốc gia ở các nước phát triển đóng một vai trò lớn trong việc làm cho tham nhũng lây lan nhanh sang các nước đang phát triển tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng lớn

Tổ chức minh bạch thế giới (Transparency International- TI) - Là tổ chức phi chính phủ, phi đảng phái và phi lợi nhuận hoạt động một cách sâu rộng trong phạm vi hơn 100 quốc gia, được thành lập ở Berlin năm 1993 Với nỗ lực lạnh cuộc chiến chống tham nhũng trên toàn cầu, đặt ra những cách thức phong trào đa dạng nhằm đóng góp cho xã hội một cách tích cực hơn vì lợi ích chung của cộng đồng

Tham nhũng là một vấn nạn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội Nó làm xói mòn lòng tin, suy yếu nền dân chủ, cản trở phát triển kinh tế và làm trầm trọng thêm bất bình đẳng, nghèo đói, chia rẽ xã hội và khủng hoảng môi trường Để vạch trần và buộc những kẻ tham nhũng phải chịu trách nhiệm, chúng ta cần hiểu rõ cách thức hoạt động của tham nhũng và hệ thống tạo điều kiện cho nó phát triển.

Ngày 31/1/2023, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (CPI) năm 2022, nhấn mạnh đại dịch COVID-19, khủng hoảng khí hậu và các mối đe dọa an ninh gia tăng toàn cầu đang thúc đẩy làn sóng bất ổn mới Trong thế giới vốn đã bất ổn, những quốc gia không giải quyết được tham nhũng càng làm trầm trọng thêm các tác động CPI 4 năm liên tiếp cho thấy 124 quốc gia được đánh giá ở mức độ trì trệ, "dậm chân tại chỗ" trong nỗ lực chống tham nhũng, cho thấy đây là một vấn đề toàn cầu nghiêm trọng cần được giải quyết để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững.

3 Theo Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International – TI) https://www.transparency.org/en/what-is- corruption (truy cập ngày 2/3/2023)

4 CPI (Chỉ số cảm nhận tham nhũng), xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ theo mức độ cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công, sử dụng dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chân tại chỗ” trong chống tham nhũng, hơn 2/3 số quốc gia (68%) có điểm dưới 50 và điểm trung bình toàn cầu không thay đổi - ở mức 43 Những con số được đưa ra trong báo cáo chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) mới nhất, cho thấy những thách thức và yêu cầu cấp thiết phải hành động nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp Điều này gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất, nền hòa bình toàn cầu đang xấu đi và tham nhũng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của việc này 5

Báo cáo CPI 2022 cho thấy, hơn 2/3 quốc gia (68%) có điểm dưới 50 và điểm trung bình toàn cầu không thay đổi ở mức 43 Kể từ năm 2012, 25 quốc gia đã cải thiện đáng kể điểm số của mình, nhưng trong cùng thời kỳ, 31 quốc gia đã giảm đáng kể

Theo TI, nhìn chung, CPI cho thấy mức độ tham nhũng đã không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn ở 86% quốc gia trong thập kỷ qua.Trong 5 năm qua (2018-2022), chỉ có 8 quốc gia cải thiện đáng kể điểm số, còn 10 quốc gia tụt hạng nghiêm trọng, trong đó bao gồm cả những quốc gia có thứ hạng cao như Áo (71), Luxembourg (77) và Vương quốc Anh (73) 6

Theo Ngân hàng thế giới (World Bank – WB) thì khái niệm tham nhũng được định nghĩa: “Tham nhũng - lạm dụng chức vụ công để tư lợi - bao gồm nhiều hành vi khác nhau, từ hối lộ đến ăn cắp công quỹ” 7

Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, tham nhũng là một vấn đề toàn cầu đòi hỏi các giải pháp toàn cầu Nhóm Ngân hàng Thế giới đã làm việc để giảm thiểu những tác rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, sử dụng thang điểm từ 0 đến 100, trong đó số 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch

The Corruption Perceptions Index (CPI) 2022, released by Transparency International, provides valuable insights into the state of corruption worldwide The index measures the perceived levels of public sector corruption in 180 countries and territories According to the report, Denmark, Finland, and New Zealand are the three countries perceived to be the least corrupt, while South Sudan, Syria, and Somalia are perceived to be the most corrupt The CPI highlights the importance of combating corruption, as it undermines economic development, erodes trust in government, and perpetuates inequality.

6 Corruption perceptions index, https://www.transparency.org/en/cpi/2022 (truy cập ngày 5/3/2023) (tạm dịch: Chỉ số nhận thức về tham nhũng)

7 Anticorruption Fact Sheet, https://www.worldbank.org/en/news/factsheet/2020/02/19/anticorruption-fact-sheet (truy cập ngày 5/3/2023) (tạm dịch: Tờ thông tin sự thật về phòng chống tham nhũng) động có hại của tham nhũng tại các quốc gia khách hàng của mình trong hơn 20 năm Ngân hàng Thế giới hoạt động ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu để giúp xây dựng các thể chế có năng lực, minh bạch và có trách nhiệm giải trình, đồng thời thiết kế và thực hiện các chương trình chống tham nhũng dựa trên các diễn ngôn và đổi mới mới nhất Công việc của Nhóm Ngân hàng Thế giới xoay quanh tính bền vững và thay đổi kết quả bằng cách giúp cả các chủ thể nhà nước và phi nhà nước thiết lập năng lực cần thiết để thực hiện các chính sách và thông lệ nhằm cải thiện kết quả và tăng cường liêm chính công Làm việc với chính phủ các quốc gia để thiết kế và triển khai các chương trình, đồng thời với các đối tác toàn cầu để giảm các luồng tài chính bất hợp pháp 8 Ngoài ra, Nhóm Ngân hàng Thế giới làm việc với khu vực công và khu vực tư nhân cũng như xã hội dân sự để hỗ trợ các nỗ lực phòng chống tham nhũng, cải thiện các biện pháp khắc phục hành vi sai trái khi xảy ra cũng như nỗ lực cải thiện các hành vi, chuẩn mực và tiêu chuẩn cần thiết để duy trì các nỗ lực chống tham nhũng

Cụ thể Ngân hàng Thế giới đã tập trung thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất: Chống tham nhũng trong các dự án do Nhóm Ngân hàng Thế giới (IDA/IBRD) tài trợ

Phương pháp chống tham nhũng của Nhóm Ngân hàng Thế giới kết hợp chính sách chủ động dự đoán và quản lý rủi ro trong các dự án của mình Tập đoàn Ngân hàng xem xét kỹ lưỡng tất cả các dự án tiềm năng và làm việc với khách hàng để giảm thiểu rủi ro tham nhũng có thể xảy ra đã được xác định Hệ thống Trừng phạt độc lập của Nhóm Ngân hàng bao gồm Phó Chủ tịch Liêm chính, chịu trách nhiệm điều tra các cáo buộc gian lận và tham nhũng trong các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ Các cơ chế khiếu nại của công chúng được xây dựng trong các dự án để khuyến khích và trao quyền giám sát, và các dự án được giám sát tích cực trong quá trình thực hiện

Khi các cáo buộc gian lận và tham nhũng được chứng minh, các công ty liên quan đến hành vi sai trái sẽ bị cấm tham gia vào bất kỳ hoạt động mới nào do Nhóm Ngân hàng

8 Anticorruption Fact Sheet, https://www.worldbank.org/en/news/factsheet/2020/02/19/anticorruption-fact-sheet (truy cập ngày 5/3/2023) (tạm dịch: Tờ thông tin sự thật về phòng chống tham nhũng)

Khái niệm hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng 17

Theo từ điển và các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam, vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể về "Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng" Tuy nhiên, dựa trên quá trình nghiên cứu tổng hợp và phân tích, khái niệm này được hiểu là hoạt động phối hợp giữa các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế nhằm chung tay phòng ngừa và chống lại hành vi tham nhũng trên phạm vi toàn cầu.

Về mặt ngữ nghĩa: Theo từ điển tiếng Việt thì “hợp tác” là cùng nhau chung sức, góp sức để cùng phát triển một công việc, lĩnh vực nào đó với cùng chung một mục đích

Hợp tác quốc tế hoặc hợp tác giữa các quốc gia là việc các quốc gia trên toàn thế giới cùng nhau chung sức, góp sức để cùng phát triển một lĩnh vực nào đó với cùng chung một mục đích, không chống phá hoặc phá hoại lợi ích của nhau

Về mặt pháp lý: Hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm bao gồm toàn bộ các hoạt động cần thiết cùa thành viên cộng đồng quốc tế, nhằm ngăn ngừa, trừng trị, loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống quốc tế cũng như đời sống quốc gia Hoạt động hợp tác quốc tế bao gồm các hành động cụ thể, được thực hiện trong nhiều lĩnh vực thuộc các hoạt động tư pháp, đó là:

- Phân định thẩm quyền xét xử cùa các quốc gia trong trường hợp phát sinh xung đột về thẩm quyền tài phán Trong thực tiễn hợp tác quốc tế, vấn đề xung đột này thường liên quan nhiều nhất tới các tội phạm có tính chất quốc tế

- Thoả thuận thành lập Toà án quốc tế xét xử các tội phạm quốc tế (các cá nhân phạm tội) về tội diệt chủng, tội ác chiến tranh,

- Tương trợ tư pháp của các quốc gia trong các vụ việc hình sự, về các hoạt động có tính chất tư pháp, như thẩm vấn kẻ phạm tội; chuyển giao tài liệu, giấy tờ; tập trung các vật chứng; lấy lời khai của nhân chứng và các hoạt động điều tra khác; dẫn độ tội phạm và chuyển giao phạm nhân để thụ án tại quốc gia mà phạm nhân là công dân

Ngày nay, trong bối cảnh thế giới đầy biến động và thách thức, có nhiều yếu tố mới xuất hiện, vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với hầu hết quốc gia Trong đó xu thế toàn cầu hóa được đánh giá là một xu thế khách quan, lôi cuốn các quốc gia, các vùng lãnh thổ cùng tham gia, vừa tăng cường hợp tác quốc tế, vừa tăng sự cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau Nhưng hơn hết, các quốc gia và vùng lãnh thổ đều hiểu rằng, xu thế hợp tác quốc tế bao giờ cũng chiếm ưu thế vì mục đích đôi bên cùng có lợi Đặc biệt với vấn đề phòng chống tham nhũng, việc hợp tác quốc tế trong vấn đề này đã tạo ra một mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới nhằm đẩy lùi tham nhũng một cách có hiệu quả hơn

Như vậy theo nghiên cứu, tổng hợp của tác giả thì khái niệm hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng có thể được hiểu như sau:

Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tham nhũng là việc các quốc gia trên toàn thế giới cùng nhau chung sức, góp sức để cùng nhau thực hiện phòng chống tham nhũng Bao gồm các hoạt động: (1) Việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tham nhũng là việc các quốc gia tăng cường hợp tác song phương, đa phương, có các quy định chi tiết về tội phạm tham nhũng, hành vi tham nhũng, dẫn độ tội phạm tham nhũng (2) Việc nội luật hoá các quy định, điều ước quốc tế được các quốc gia cùng nhau ký kết và quy định một cách chặt chẽ các quy định liên quan đến phòng chống tham nhũng (3) Các quốc gia thực hiện minh bạch chỉ số tham nhũng, đấu tranh phòng chống tham nhũng, phát hiện tham nhũng (4) Tăng cường đối thoại, giao lưu, hợp tác chia sẻ trao đổi những kinh nghiệm trong phòng chống tham nhũng (5) Nhận diện hành vi tham nhũng mới trong thời đại mới.

THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 22

THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG

Hoà bình toàn cầu đang ngày càng xấu đi trong 15 năm vừa qua Tham nhũng vừa là kết quả của những xung đột, an ninh và rắc rối Tham nhũng làm suy yếu khả năng bảo vệ người dân của một đất nước, nó làm xói mòn đi niềm tin của công chúng, gây ra các mối đe doạ an ninh ngày càng khó kiểm soát hơn Mặt khác, xung đột tạo cơ hội cho tham nhũng và phá hoại những nỗ lực ngăn chặn tham nhũng của các chính phủ Ngay cả những quốc gia có điểm số CPI cao cũng đóng góp một phần vai trò trong các mối đe doạ mà tham nhũng gây ra đối với an ninh trên toàn cầu Các số liệu thống kê hiện nay cho thấy hơn 5% GDP toàn cầu là khoảng 2.6 nghìn tỷ USD trong đó có hơn 1 nghìn tỷ USD được chi trả cho các hoạt động hối lộ, tham nhũng hàng năm Gần đây, thông lệ quốc tế về hối lộ quan chức nước ngoài đã trở nên phổ biến Ở một số quốc gia, thậm chí có thể khấu trừ nghĩa vụ thuế của công ty đối với khoản hối lộ (Hội đồng Châu Âu, 2015), và không có gì ngạc nhiên khi các tập đoàn quốc tế đã hối lộ trên khắp thế giới để đảm bảo kinh doanh Hàng loạt bê bối tham nhũng vặt có liên quan đã làm thay đổi cục diện Điển hình, trong các cuộc điều tra vào giữa những năm 1970, hơn 400 công ty Hoa Kỳ thừa nhận rằng họ cũng đã hối lộ các quan chức chính phủ nước ngoài, các chính trị gia và các tổ chức chính trị với "tiền thưởng" tổng cộng hơn 300 triệu USD (Hội đồng Châu Âu, 2015) Trong bối cảnh này, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài (1977), lần đầu tiên quy định việc hối lộ một quan chức nước ngoài là một tội ác Việc thông qua luật này đã thúc đẩy sự hợp tác lớn hơn giữa các quốc gia trong việc thảo luận về các vấn đề tham nhũng và nhu cầu xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế để chống tham nhũng, cả trên toàn cầu và khu vực trong các công trình của các nhà khoa học

Để đánh giá mức độ tham nhũng trên toàn cầu, nhiều tổ chức đã đưa ra các biện pháp đo lường Trong số đó, nổi bật là nỗ lực của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) Năm 1999, TI biên soạn "Chỉ số người trả hối lộ", xếp hạng các quốc gia phát triển kinh tế nhất dựa trên mức độ phổ biến của tham nhũng trong các hoạt động của công ty Kể từ năm 2003, TI đã thực hiện "Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu" - một cuộc khảo sát xã hội học nghiên cứu trải nghiệm của công dân về tham nhũng, xác định những cơ quan chính phủ tham nhũng nhất và đánh giá hiệu quả của các nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ.

Thứ hai, thước đo được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá mức độ tham nhũng của một quốc gia là Chỉ số Nhận thức Tham nhũng, do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) giới thiệu Năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã công bố một chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI ) Chỉ số được dùng để đánh giá mức độ tham nhũng của các nước hằng năm Chỉ số cảm nhận tham nhũng: Kể từ khi thành lập vào năm

1995, Chỉ số cảm nhận tham nhũng đã trở thành chỉ số toàn cầu hàng đầu về tham nhũng trong khu vực công Chỉ số chấm điểm 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công, sử dụng dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm Ngân hàng thế giới, diễn đàn kinh tế thế giới, các công ty tư vấn rủi ro tư nhân, các tổ chức tư vấn và các tổ chức khác Quy trình tính toán CPI thường xuyên được xem xét để đảm bảo quy trình này chặt chẽ nhất co thể, gần đây nhất là do Trung tâm nghiên cứu chung của Uỷ ban Châu Âu thực hiện vào năm 2017 16

Từ năm 2003, TI đã tiến hành một nghiên cứu có tên là Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu, là một nghiên cứu xã hội học khảo sát công dân từ các quốc gia khác nhau về trải nghiệm của họ với các hành vi tham nhũng Mục tiêu của dự án này là xem xét tham nhũng theo lĩnh vực; để xác định các cơ quan chính phủ tham nhũng nhất; để đánh giá hiệu quả của các nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ, v.v Ưu điểm chắc chắn của nó là cơ sở dữ liệu thực nghiệm rộng rãi về các biểu hiện của tham nhũng; khả năng phân tích những nỗ lực của chính phủ để chống tham nhũng; một nghiên cứu về những hiện tượng này trong

16 How CPI score are calculated, https://www.transparency.org/en/news/how-cpi-scores-are-calculated, (truy cập

3/4/2023) (tạm dịch: “Cách tính điểm chỉ số tham nhũng”) động lực học Tuy nhiên, dữ liệu Phong vũ biểu không phải lúc nào cũng tương ứng với Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng và các câu hỏi điều tra xã hội học thay đổi người biên soạn nhằm đạt được tính khách quan tối đa trong việc đánh giá mức độ tham nhũng từ năm này sang năm khác

Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) năm 2022 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về những nỗ lực phòng chống tham nhũng bị đình trệ trên toàn thế giới Điều này đã nói lên một lời nhắc nhở hàng năm rằng việc lạm dụng quyền lực đang ngày trở nên tinh vi và rắc rối hơn bao giờ hết Ngày 31/1/2013, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã công bố CPI năm 2022, tại đó nhấn mạnh, đại dịch COVID-19, khủng hoảng khí hậu và các mối đe doạ an ninh ngày càng gia tăng trên toàn cầu đang thúc đẩy một làn sóng bất ổn mới Trong 1 thế giới vốn đã bất ổn, các quốc gia không giải quyết được vấn đề tham nhũng càng làm trầm trọng thêm những tác động CPI năm nay cho thấy

124 quốc gia không có tiến bộ trong chống tham nhũng Báo cáo CPI 2022 cho thấy hơn 2/3 số quốc gia (68%) có điểm dưới 50 và điểm trung bình toàn cầu không thay đổi, nằm trong mức 43 17 , được đánh giá ở mức độ trì trệ, trong khi số quốc gia suy giảm đang gia tăng, điều này gây ra hệ quả rất nghiêm trọng, vì hoà bình toàn cầu đang xấu đi và tham nhũng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của điều này Những con số được đưa ra trong báo cáo chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) mới nhất cho thấy những thách thức và yêu cầu cần phải thiết lập lại những hành động nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Theo những số liệu thống kê của CPI tham nhũng cũng là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của nỗ lực quốc tế nhằm thiết lập hoà bình và an ninh ở Afghanistan (24 điểm CPI), làm suy yếu tính hợp pháp và khả năng của Chính phủ Afghanistan Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đã cho thấy rõ ràng rằng việc không hành động chống lại tham nhũng xuyên quốc gia có thể gây ra những hậu quả rất thảm khốc Bối cảnh chính trị bất ổn và nạn tham nhũng ăn sâu chính là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhóm vũ trang bất hợp pháp, các lực lượng quốc phòng, an ninh

17 Chỉ số tham nhũng, https://www.transparency.org/en/cpi/2022 (truy cập ngày 15/1/2023). được quản lý yếu kém phải vật lộn để đương đầu với những thách thức trong khi tình trạng tham nhũng không được kiểm soát sẽ lấy đi dần các nguồn lực và làm suy yếu cả một quốc gia Mặc dù năm 2022 chúng ta đã đạt được một số tiến bộ, nhưng tuy nhiên nó vẫn chưa đủ Khi cái gai tham nhũng vẫn còn tiếp tục tồn tại thì khi đó lòng tin của người dân sẽ tiếp tục bị phá vỡ và chính phủ của quốc gia đó sẽ đi dần tới bờ vực sụp đổ Tuy nhiên điều đáng mừng là những cuộc chiến chống tham nhũng tiếp tục mạnh mẽ hơn nhờ sự hợp tác quốc tế về phòng ngừa, điều tra, truy tố của các quốc gia Sự hội nhập về hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống tham nhũng đã phần nào đã thúc đẩy luật chống tham nhũng mạnh mẽ hơn

CPI 2022 trong khu vực Châu Mỹ: Trong năm thứ tư liên tiếp, Châu Mỹ có điểm trung bình là 43/100 trong Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (CPI) Việc thiếu hành động quyết đoán trong công cuộc phòng chống tham nhũng và củng cố các thể chế công đang thúc đẩy các hoạt động tội phạm có tổ chức ở nơi đây đang dần phá hoại dân chủ và nhân quyền, đồng thời đe doạ việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, châm ngòi cho bạo lực và huỷ hoại môi trường được diễn ra trên khắp nơi

Xu hướng tham nhũng ở khu vực Châu Mỹ có đặc điểm như sau: Các thể chế công yếu ớt và vô trách nhiệm ở Mỹ Latinh đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho mạng lưới tội phạm có tổ chức phát triển, thúc đẩy bạo lực và tình cảnh mất an ninh ngày càng gia tăng Đây là một trong những mối quan tâm chính đối với người Mỹ Latinh, cùng với tham nhũng và nền kinh tế Bằng chứng cho thấy, ở Honduras (23, Guatemala (24) và Peru (36) tội phạm có tổ chức ảnh hưởng mạnh mẽ với các ứng cử viên và chính trị gia, họ tài trợ cho các chiến dịch bầu cử hoặc thậm chí tự mình tranh cử, ở Amazon việc buôn bán ma tuý đã mang lại bạo lực cho các lãnh thổ của người bản địa và người gốc Phi, hơn thế nữa năm

2021 các quốc gia Mỹ Latinh đã ghi nhận số vụ việc giết người bảo vệ nhân quyền cao nhất Cụ thể: Colombia (39) có số vụ giết người cao nhất với 138 vụ tiếp theo là 42 vụ ở Mexico (31) và 27 vụ ở Brazil (38) Trong khi đó để giải quyết tội phạm có tổ chức và bạo lực băng đảng thì một số chính phủ đã thực hiện các biện pháp cực đoan tập trung quyền lực vào ngành hành pháp, làm giảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, đồng thời đặt ra các mối đe doạ nghiêm trọng đối với nhân quyền và các quyền tự do cơ bản Cụ thể đó là việc ban hành “tình trạng tuyên bố về các quốc gia có ngoại lệ” 18 trong năm 2022 ở El Salvador (33), Ecuador (36) và Honduras (23) Tuy nhiên tổng thống của El Salvador kể từ tháng 3 năm 2022 ngành hành pháp đã sử dụng lực lượng an ninh và nhà nước để thực hiện chính sách chống bạo lực thông qua việc đàn áp, bắt bớ và kỳ thị người dân, làm trầm trọng thêm tính chất của các cuộc khủng hoảng nhân quyền và dân chủ mà nhà nước đang trải qua Tình trạng khẩn cấp này không chỉ cho phép đình chỉ các bảo đảm về hiến định và còn loại bỏ cả các biện pháp kiểm soát pháp lý đối với các quy trình hành chính đối với việc sử dụng công quỹ và các hợp đồng của nhà nước cũng như quyền tiếp cận thông tin công khác Nói cách khác chính tình trạng này đã thúc đẩy sự thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc quản lý các nguồn lực công Tuy nhiên bên cạnh những bất cập thì tình trạng tham nhũng nơi đây cũng đang dần được cải thiện đáng kể Các hệ thống dân chủ đang được vận hành theo hướng tích cực thúc đẩy tình minh bạch và trách nhiệm giải trình ngày càng hiệu quả hơn Tại Hoa Kỳ đã có những dấu hiệu cải thiện sau nhiều năm chống tham nhũng, các sáng kiến ủng hộ dân chủ quan trọng đã được phê duyệt ở cấp tiểu bang và địa phương bao gồm các biện pháp như: Mở rộng quyền tiếp cận bầu cử cho người dân, những điều này mang lại sự minh bạch hơn trong việc chi tiêu bầu cử và tăng sự lựa chọn của cử tri Hơn thế nữa các hành động này đã tạo nên ý nghĩa nhất định và phù hợp hơn về trách nhiệm giải trình sau cuộc tấn công vào Điện Capitol tại Hoa Kỳ vào tháng 1 năm

Bên cạnh 2 tình trạng đã phân tích ở trên thì việc tình trạng “không hành động” cũng rất đáng lo ngại khi điều này gây lên những bất ổn không hề nhỏ Cụ thể: Điểm số của Canada (74) đã bị đình trệ sau vài năm suy giảm đồng thời điều này được cho rằng là do những cáo buộc cho rằng các quan chức Trung Quốc đã can thiệp vào chính trị ở Canada

Do đó, các chính phủ Châu Mỹ cần tăng cường thể chế bảo đảm kiểm soát tham nhũng hiệu quả Chỉ bằng cách thúc đẩy liêm chính và minh bạch trong các cơ quan tư pháp hình sự, các chính phủ mới có thể bảo vệ những người tố cáo tham nhũng và chấm dứt tình trạng tội phạm.

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI TRUNG QUỐC 32

2.1 Tổng quan về tình hình tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng tại Trung Quốc

Về tình hình hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng tại Trung Quốc trong gần 3 năm qua, quốc gia này đã thiết lập quan hệ hợp tác chống tham nhũng với 89 nước và vùng lãnh thổ, ký kết 44 hiệp ước dẫn độ và 57 hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự

Từ năm 2014, Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) thông qua “Tuyên bố Bắc Kinh về chống tham nhũng”, đến Hội nghị Thượng đỉnh G20 mới đây được tổ chức đã phê chuẩn ủng hộ “Chương trình hành động chống tham nhũng G20 từ năm 2015 – 2016”, mạng lưới các cơ quan thực thi pháp luật chống tham nhũng APEC đi vào hoạt động tại Bắc Kinh, qua những hoạt động này vai trò của Trung Quốc đã nhận được sự đánh giá cao rộng khắp Nghiên cứu viên cao cấp Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Lomanov cho biết: “Hành động chống tham nhũng xuyên quốc gia quy mô lớn của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm rộng khắp của cộng đồng quốc tế, cũng nêu tấm gương và cung cấp kinh nghiệm cho nhiều nước”

Chống tham nhũng xuyên quốc gia là hoạt động duy nhất giúp ngăn chặn tội phạm này trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, giảm thiểu những thiệt hại kinh tế đồng thời cải thiện môi trường, ngăn chặn tham nhũng hiệu quả hơn Giáo sư Andrew Wedeman, Khoa Chính trị Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Trung Quốc, Đại học bang Georgia,

Mỹ cho biết, từ các chiến dịch chống tham nhũng trên quy mô toàn quốc cho tới việc hợp tác chống tham nhũng xuyên quốc gia dựa vào cơ chế G20 đã một phần nào thể hiện được cường độ chống tham nhũng của Trung Quốc ở nước ngoài Để phối hợp tốt hơn nữa, ngăn chặn tình trạng quan chức tham nhũng “ôm” tiền chạy ra nước ngoài, Trung Quốc đã đề nghị các nhà ngoại giao nước ngoài tại Bắc Kinh tìm kiếm sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động 20

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII Trung Quốc đã thông qua Luật sửa đổi Hiến pháp và Luật Giám sát, thành lập Ủy ban Giám sát Quốc gia, được giao những nhiệm vụ quan trọng như hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, củng cố tổ chức và điều phối quốc tế về phòng, chống tham nhũng truy đuổi kẻ chạy trốn, đồ ăn cắp và ngăn chặn trốn thoát, tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Ủy ban thường vụ đã tiến hành xây dựng đồng thời hoàn thiện các luật liên quan, thực hiện việc tổ chức điều tra và giám sát chặt chẽ, cung cấp các bảo đảm pháp lý và công việc quan trọng cho cuộc truy quét quốc tế chống tham nhũng đối với những kẻ chạy trốn và hàng hóa bị đánh cắp

Trung Quốc đã kiên quyết thực hiện các quyết định và triển khai các quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tận tâm làm tròn nhiệm vụ do Hiến pháp và Luật Giám sát giao phó, tích cực hưởng ứng tiếng nói của nhân dân, tổ chức và phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh hơn nữa công tác chống tham nhũng và tiến hành các hoạt động truy quét các phần tử tham nhũng trên khắp thế giới Thực tiễn thành công trong việc truy quét tội phạm chống tham nhũng quốc tế mà tác giả sẽ đưa ra ở phần sau sẽ minh chứng đầy đủ rằng Chính phủ Trung không khoan nhượng trong việc trừng phạt tham nhũng, củng cố và phát huy thắng lợi to lớn trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng tạo chỗ dựa vững chắc

2.1.1 Tình hình chính của cuộc truy đuổi tội phạm quốc tế chống tham nhũng và tài sản bị đánh cắp tại Trung Quốc

Dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng với đồng chí Tập Cận Bình làm nòng cốt, cơ chế điều phối chống tham nhũng quốc tế của Trung Quốc đối với hành vi bỏ trốn sau khi thực hiện tội tham nhũng đã phát huy hết vai trò của

20 Bùi Thị Hoà “Phòng chống các tội phạm tham nhũng ở Việt Nam” – Khoá Luận tốt nghiệp cử nhân Luật, niên khoá 2013-2017 mình Từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2020, theo thống kê có tổng cộng 7.831 người đào tẩu đã được tìm thấy từ hơn 120 quốc gia và khu vực, bao gồm 2.075 đảng viên và nhân viên nhà nước Số tiền bị đánh cắp được trả lại là 19,654 tỷ nhân dân tệ, với sự tích cực đẩy mạnh hoạt động phòng chống tham nhũng mạnh mẽ, Trung Quốc đã làm giảm đáng kể số lượng kẻ đào tẩu Bên cạnh đó quốc gia này còn tích cực tham gia hợp tác chống tham nhũng trong khuôn khổ đa phương như: Liên hợp quốc, G20, APEC, BRICS và đã ký kết

43 hiệp định mới với 28 quốc gia, bao gồm hiệp định dẫn độ, hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định chia và trả tài sản Ký kết 11 thỏa thuận hợp tác với 10 cơ quan thực thi pháp luật phòng chống tham nhũng trong nước và các tổ chức quốc tế, bước đầu xây dựng mạng lưới hợp tác thực thi pháp luật phòng chống tham nhũng phủ khắp các châu lục và các quốc gia trọng điểm

Với những nỗ lực như vậy Trung Quốc đã thành lập hệ thống thống kê và báo cáo về thông tin chuyến bay của đảng viên và nhân viên nhà nước, điều tra và xác minh lại kỹ lưỡng các nhân viên bỏ trốn, đồng thời tìm ra toàn diện điểm mấu chốt, công khai vạch trần

57 nhân viên bỏ trốn và đạt được kết quả khả quan Tính đến cuối tháng 6 năm 2020, các cơ quan giám sát, cơ quan kiểm sát và cơ quan công an của các tỉnh, khu vực và thành phố trực thuộc Trung ương đã bắt giữ 1.468 người, hồi hương 345 người và dẫn độ 50 người theo quy định của pháp luật thông qua hợp tác với luật pháp nước ngoài các cơ quan thực thi trong "Chiến dịch Skynet" 21 Điển hình như các vụ việc: Yang Xiuzhu, nghi phạm số một trong "Trăm nhân sự báo đỏ" và là cựu phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Chiết Giang, đã bỏ trốn ra nước ngoài trong 13 năm Tội phạm này đã chạy tới 1 nơi trong 6 quốc gia và xin tị nạn chính trị 3 lần Tuy nhiên với sự hợp tác của Trung Quốc và các quốc gia khác trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng, cuối cùng đã khiến Yang Xiuzhu trở thành những

21 Trung Quốc bắt tham nhũng trong ngày quốc tế chống tham nhũng, https://thanhnien.vn/trung-quoc-bat-tham- nhung-trong-ngay-quoc-te-chong-tham-nhung-185524098.htm (truy cập ngày 23/1/2023) người “không lối thoát”, “không tiền tiêu xài”, “không nương tựa” và buộc phải quay về Trung Quốc đầu hàng 22

Vụ án chi nhánh Kaiping của Ngân hàng Trung Quốc là vụ án tham nhũng nhân viên ngân hàng lớn nhất kể từ khi thành lập Trung Quốc Mới, Trung Quốc đã thúc đẩy việc Hoa

Kỳ buộc Yu Zhendong và Xu Chaofan phải hồi thường liên tiếp và thu hồi tài sản trị giá khoảng 2,13 tỷ nhân dân tệ Ngân hàng Thế giới và Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm đã liệt kê vụ án này là một ví dụ thành công về truy đuổi quốc tế những kẻ đào tẩu và hàng hóa bị đánh cắp

Yan Yongming, cựu chủ tịch của Công ty TNHH Dược phẩm Jilin Tonghua Jinma, đã biển thủ một lượng lớn công quỹ và trốn sang New Zealand Theo "Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng", Trung Quốc đã kêu gọi New Zealand đệ đơn kiện Yan Yongming và thu hồi thu nhập bất hợp pháp của anh ta Cuối cùng, Yan Yongming đã khiến Yan Yongming trở về Trung Quốc để đầu hàng 23 Số tiền bị đánh cắp và số tiền thu lợi bất hợp pháp liên quan đến vụ án tổng cộng khoảng 329 triệu nhân dân tệ, sau cùng anh ta đã tự nguyện quay về Trung Quốc đầu thú và nộp lại tổng số tiền thu nhập bất hợp pháp khoảng

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI ĐỨC 42

3.1 Tổng quan tình hình tăng cường hợp tác quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại Đức Ở Đức, không có một định nghĩa pháp lý nào về tham nhũng Trong hướng dẫn công vụ về trao đổi thông tin của cảnh sát điều tra tham nhũng có sự phân biệt giữa tham nhũng trong hoàn cảnh cụ thể (tham nhũng riêng lẻ) và tham nhũng có cấu trúc (tham nhũng có hệ thống) Theo đó, tham nhũng riêng lẻ bao gồm các hành vi xuất phát từ quyết định bộc phát, không có kế hoạch trước (chiếm khoảng 14%) và tham nhũng có cấu trúc gồm các vụ việc mà hành vi tham nhũng dựa trên cơ sở quan hệ tham nhũng có kế hoạch dài hạn có chủ định (chiếm 86%) Ta có thể nhận thấy rằng, khi nạn tham nhũng xảy ra ở bất cứ mức độ nào cũng luôn làm tổn hại tới niềm tin của người dân đối với nhà nước Do vậy, ở Đức luôn nỗ lực xây dựng các thiết chế về phòng, chống tham nhũng, quá trình đó được thể dưới một khung pháp lý chặt chẽ qua các: Bộ luật hình sự; Luật công chức bang; Luật chống tham

30 Cuộc chiến chống tham nhũng trên quy mô lớn chưa từng có https://thanhtra.com.vn/quoc-te/cuoc-chien-chong- tham-nhung-tren-quy-mo-lon-chua-tung-co-203289.html (truy cập ngày 4/3/2023) nhũng; Quy chế và thông tư về phòng, chống tham nhũng; Luật chống giới hạn cạnh tranh về các tiêu chí đấu thầu EU; Quy chế ngân sách LHO bang và Quy chế ngân sách địa chương GemHVO về đấu thầu trong nước; Các quy định về đấu thầu và hợp đồng,…

Bên cạnh đó để hoạt động có hiệu quả hơn trong việc đẩy lùi nạn tham nhũng Đức cũng đã mở rộng hợp tác quốc tế sâu rộng, tham gia vào quá trình phòng chống tham nhũng một cách tích cực Bằng cách đáp ứng các nghĩa vụ thông qua hợp tác phát triển hỗ trợ các nước đối tác trong việc ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng cũng như yêu cầu tiêu chuẩn cao về tính liêm chính và tuân thủ trong việc quản lý các quỹ phát triển Đây chính là cách mà Đức đẩy mạnh việc phòng chống tham nhũng ở nước mình Nhận ra rằng các yếu tố thúc đẩy việc phòng chống tham nhũng và tìm ra điểm xuất phát để giải quyết chúng không chỉ được tìm thấy ở chính trong nội bộ các quốc gia mình mà còn ở cả cấp độ liên quốc gia Chính vì vậy để phòng chống tham nhũng xuyên biên giới một cách hiệu quả, Đức đã tham gia hỗ trợ thực hiện và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về chống tham nhũng thông qua việc tham gia tích cực vào Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, G7/G20 và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

Tại Đức, המאבק בשוחד ובהשחיתות מוסדר באמצעות יישום אמנת ארגון לשיתוף פעולה ופיתוח כלכלי (OECD) בדבר מאבק בשוחד של עובדי ציבור בעסקאות מסחריות בינלאומיות, כמו גם הצטרפותם לאמנת האומות המאוחדות נגד שחיתות יתרה מכך, גרמניה אישרה את האמנה המשפטית הפלילית של מועצת אירופה בנוגע לשחיתות ותיקון נוסף ב-10 במאי 2019.

Do Đức là thành viên của EU, các luật pháp chống tham nhũng của châu Âu được áp dụng ở Đức Các quy định về phòng chống tham nhũng trong các điều ước, công ước đã được Đức chuyển đổi thành luật quốc gia thông qua nội luật hóa Việc nội luật hóa Nghị định thư ngày 27/9/1996 của Công ước Bảo vệ lợi ích tài chính của Cộng đồng Châu Âu và Công ước ngày 26/5/1997 về Chống tham nhũng liên quan đến quan chức của Cộng đồng Châu Âu hoặc quan chức các quốc gia thành viên Cộng đồng Châu Âu là minh chứng rõ nét Chỉ thị ngày 5/7/2017 về Chống gian lận vì lợi ích tài chính của Liên minh bằng Luật hình sự cũng được sử dụng hiệu quả nhằm chống tham nhũng tại Đức.

Quá trình phát triển trong công cuộc phòng chống tham nhũng ở Đức được hoạt động mạnh mẽ trên phạm vi quốc tế, nâng cao hồ sơ chống tham nhũng trong Liên hợp quốc, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) để chống lại các động cơ tham nhũng quốc tế Điều này cho thấy rằng Bộ hợp tác và phát triển kinh tế Liên bang Đức (BMZ) sẽ thúc đẩy một cách tiếp cận nhất quán để đạt được những mục tiêu này trong chính phủ, qua đó thúc đẩy một cách hiệu quả nhất một phần quan trọng trong “Nguyên tắc của Uỷ ban hỗ trợ phát triển OECD” về hành động của các nhà tài trợ về chống tham nhũng Theo ước tính của Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma tuý và Tội phạm, các luồng tài chính bất hợp pháp (bao gồm cả rửa tiền) trong năm 2009 lên tới 1,6 nghìn tỷ USD Do đó, cuộc chiến chống rửa tiền là một vũ khí cần thiết và hữu hiệu để chống tham nhũng BMZ hoạt động với điều kiện bảo đảm rằng các khuôn khổ quốc tế, ví dụ như các khuôn khổ được xác định trong Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) hoặc G8 và G20 thực sự được triển khai trên toàn chính phủ Đức Ngoài việc chống rửa tiền BMZ còn là nơi tăng cường nỗ lực để đảm bảo rằng các tài sản có được bất hợp pháp được trả lại cho các quốc gia xuất xứ hoặc nạn nhân Chính phủ Đức đã đẩy mạnh tăng cường hỗ trợ thu hồi tài sản cho các nước đối tác, thông qua hỗ trợ pháp lý, đào tạo và dịch vụ tư vấn Các việc làm trên của Chính phủ Đức đã thúc đẩy việc phòng chống tham nhũng trong hợp tác quốc tế diễn ra thuận lợi và có kết quả tốt hơn Thông qua hoạt động hợp tác phát triển tại các quốc gia đối tác, Đức đã góp phần nâng cao đáng kể vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các quốc gia đối tác về rà soát tuân thủ pháp luật và thể chế với các tiêu chuẩn của UNCAC Đức đã tham gia cuộc tranh luận quốc tế về tham nhũng một cách tập trung và hiệu quả Trong đó có: Cuộc tranh luận của OECD 2012 về “Những nguyên nhân gây tham nhũng quốc tế” tập trung vào tình trạng hối lộ quốc tế, rửa tiền và các biện pháp kiểm soát thu hồi tài sản bất hợp pháp; không những thế Đức còn thực hiện biện pháp chống hối lộ trong các giao dịch kinh doanh quốc tế Hối lộ trong kinh doanh quốc tế đang được giải quyết thông qua Công ước của OECD về Chống Hối lộ Công chức Nước ngoài trong Giao dịch Kinh doanh Quốc tế Tại Đức, các biện pháp trừng phạt được áp dụng đối với hơn 30 trường hợp hối lộ các quan chức nước ngoài kể từ năm 1999, chính điều này đã khiến Đức trở thành quốc gia đi đầu trong việc áp dụng tích cực công ước OECD, sau Hoa Kỳ Đức cũng đã tích cực tham gia vào các sáng kiến khu vực để thúc đẩy việc thực hiện Công ước trên toàn thế giới ở các khu vực như: Châu Á – Thái Bình Dương và ở các quốc gia Châu Phi cận Sahara nơi có nhiều bất ổn

UNCAC là Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng, là công cụ ràng buộc toàn cầu trong cuộc chiến chống tham nhũng UNCAC yêu cầu các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp chống hối lộ và tham nhũng toàn diện, bao gồm cả sửa đổi luật pháp và thể chế UNCAC nhấn mạnh vào phòng ngừa, thiết lập các hành vi phạm tội liên quan đến tham nhũng và tăng cường hợp tác quốc tế Ở Đức, hệ thống chống tham nhũng được phân cấp, chưa có cơ quan chuyên trách Đức vẫn chưa phê chuẩn UNCAC, tuy nhiên, họ đã soạn thảo Dự luật Chống Tham nhũng Thứ 2 vào năm 2006 để điều chỉnh phù hợp với UNCAC UNCAC ràng buộc các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, xử lý hình sự và thu hồi tài sản tham nhũng, cũng như chia sẻ thông tin trong hợp tác quốc tế.

Allianz, E.O.N, Deutsche Bank, Commerzbank, Deutsche Telekom, AG, Linde và Metro đã gửi một bức thư ngỏ tới thủ lĩnh các đảng phái trong Bundestag, yêu cầu xúc tiến nghị trình phê chuẩn UNCAC phù hợp với tiêu chí quốc tế hiện nay Với quan điểm rằng: "Sự chậm trễ trong việc ký kết và phê chuẩn sẽ làm tổn hại đến hình ảnh nước Đức nói chung, các hãng và công ty Đức nói riêng trong con mắt của cả thế giới" Trước thực tiễn cần phải hội nhập với quốc tế Đức đã ký Công ước vào ngày 9 tháng 12 năm 2003 và phê chuẩn Công ước ngày 12 tháng 11 năm 2014 Để ngăn chặn tham nhũng xảy ra, Đức đã dựa vào khung pháp lý và quy định hiện hành, bao gồm các điều khoản khác nhau theo Luật Hình sự và Luật Dịch vụ công cộng và các quy tắc khác nhau cho chính quyền ở cả cấp liên bang và tiểu bang Bên cạnh đó Đức cũng đã tích cực tham gia vào nhiều hoạt động chống tham nhũng khu vực quốc tế, là thành viên của GRECO, OECD, thuộc nhóm công tác của các quan chức cao cấp về liêm chính công và chống tham nhũng của G20 Đức đang đóng góp cho các tổ chức quốc tế và đa quốc gia khác nhau bao gồm: FATF, Eurojust, Mạng lưới tư pháp Châu Âu, Thu hồi tài sản Camden, Đức cũng cung cấp hỗ trợ phát triển cho các quốc gia khác để chống rửa tiền bất hợp pháp trong dòng chảy tài chính 31

3.2 Đánh giá kết quả và hạn chế trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại Đức

Với sự thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng, Đức đã cải thiện đáng kể tình hình chống tham nhũng Hiện tại, việc hợp tác quốc tế rất thuận lợi, tập trung vào nội địa hóa và dẫn độ tội phạm tham nhũng Chỉ số tham nhũng của Đức theo Minh bạch quốc tế là 79/100, xếp hạng rất cao Từ năm 2015 đến 2022, chỉ số tham nhũng của Đức luôn ở mức 81 đến 79, chỉ giảm nhẹ trong năm 2022.

31 Review of implementation of the United Nations Convention against Corruption, https://www.unodc.org/documents/treaties/UNCAC/WorkingGroups/ImplementationReviewGroup/17-

18December2019/V1911805e.pdf (truy cập ngày 5/4/2023) (tạm dịch: Đánh giá việc thực hiện Công ước phòng chống tham nhũng Liên hiệp quốc của Đức)

32 Germany Corruption Index, https://tradingeconomics.com/germany/corruption-index (truy cập: 4/5/2023) (tạm dịch: Chỉ số tham nhũng của Đức) so với những năm trước nhưng con số 79 vẫn được coi là có xếp hạng cao trên quốc tế Đức cũng đã tích cực tham gia vào các sáng kiến, dự án và chương trình chống tham nhũng quốc tế và khu vực Đức là thành thuộc nhóm Công tác của OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế về Hối lộ trong Kinh doanh Quốc tế Giao dịch, tham gia nhóm công tác của các quan chức liêm chính công cao cấp của OECD và 20 nhóm công tác khác trong phòng chống tham nhũng, khu vực công, thực hiện những quy tắc ứng xử của cán bộ công chức và các biện pháp liên quan đến dịch vụ tư pháp và công tố

Tuy nhiên bên cạnh những nỗ lực đã gặt hái thì Chính phủ Đức cũng gặp phải những khó khăn nhất định khi thực hiện công cuộc hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng hiện nay Cụ thể: Văn phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang đã công cố tình trạng về tham nhũng năm 2017 trong đó trình bày và đánh giá tình hình tội phạm ở Đức Báo cáo cho thấy rằng tham nhũng ở Đức chủ yếu phát sinh trong bộ máy hành chính công Tuy đã có những biện pháp thiết thực để phòng chống tham nhũng nhưng pháp luật về phòng chống tham nhũng ở Đức còn khá ít đặc biệt là những thiếu sót trong việc truy tố các hành vi tham nhũng Do đó OECD đã kêu gọi Đức buộc các công ty phải chịu trách nhiệm như thể nhân đối với hành vi phạm tội tham nhũng từ bên trong công ty và xử phạt các công ty một cách hiệu quả, phù hợp và có tính răn đe trong tương lai

Các tội danh tham nhũng hiện nay ở Đức trong một số trường hợp được coi là còn quá mơ hồ Việc thiếu các quy định cho phép chống tham nhũng cũng bị chỉ trích và cần phải hoàn thiện một cách nhanh chóng Đặc biệt, Đức được nhắc nhở rằng họ có sự bảo vệ không đầy đủ đối với người tố cáo Do những người tố cáo ẩn danh thường cung cấp manh mối quyết định và từ đó giúp việc điều tra các vụ việc tham nhũng ngay từ đầu, nên cần tăng tường bảo vệ người tố cáo để đảm bảo cho công tác đấu tranh chống tham nhũng hiệu quả hơn Để ngăn chặn sự không chắc chắn về mặt pháp lý và đảm bảo hợp tác hiệu quả với các cơ quan chức năng, OECD khuyến nghị thêm rằng nên xây dựng các hướng dẫn cho các công ty để giải quyết các trường hợp tham nhũng Thiếu sót cũng được xác định trong việc truy tố các hành vi tham nhũng Ví dụ, văn phòng công tố và cảnh sát thiếu cơ cấu tổ chức phù hợp Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra việc truy tố tham nhũng trên toàn quốc không nhất quán Việc áp dụng luật không nhất quán này của các tòa án và công tố viên đặc biệt được cho là do sự hợp tác không đầy đủ ở cấp các bang của Đức và thiếu thông tin Theo quan điểm của OECD, việc thiết lập một tiêu chuẩn thống nhất trên toàn quốc sẽ đảm bảo rằng các biện pháp trừng phạt sẵn có được sử dụng đầy đủ và có hiệu quả, phù hợp và có tính răn đe Tổ chức Minh bạch Quốc tế Deutschland eV đã chỉ trích nghĩa vụ của các văn phòng công tố phải tuân theo chỉ thị của các bộ trưởng tư pháp Nghĩa vụ này nên được bãi bỏ, để ngăn chặn bất kỳ ảnh hưởng chính trị nào trong việc truy tố tham nhũng

Thực tế cho thấy, Đức vẫn chưa đo lường được hiệu quả của chiến lược chống tham nhũng, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh vấn nạn này Bê bối tài chính lớn như gian lận thuế trong vụ Wirecard đã phơi bày cựu Bộ trưởng Tài chính Đức và cả đương kim Thủ tướng Olaf Scholz Báo cáo cũng chỉ ra rằng các cơ quan chống tham nhũng cấp bang và liên bang thiếu hụt nhân sự, kém hiệu quả do thiếu nguồn tài trợ Việc chậm trễ xử lý các cáo buộc tham nhũng phản ánh thái độ không quyết liệt của chính quyền trong việc chống tham nhũng Văn hóa giữ bí mật trong khối công cộng khiến việc thiếu quy định rõ ràng về trách nhiệm hình sự và bảo vệ người tố cáo trở nên phổ biến Đi kèm với thị trường "màu mỡ", văn hóa "bí mật" đã tạo nên môi trường thuận lợi cho các hành vi phi pháp.

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI ĐAN MẠCH 48

4.1 Thực trạng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng tại Đan Mạch Ở Đan Mạch, “không tham nhũng” là truyền thống lịch sử văn hóa của đất nước Trong nhiều thế kỷ, chế độ cai trị tuyệt đối của Đan Mạch đã thể hiện ý chí và sức mạnh chống tham nhũng của công chức thông qua việc lên án nhất quán những sai phạm, cả cấp cao và cấp thấp trong hệ thống phân cấp quan liêu, điều này đã có tầm quan trọng lớn trong việc chống lại căn bệnh tham nhũng trong bất kỳ cơ quan hành chính nhà nước nào Do đó, quan điểm của chính phủ Đan Mạch là chú trọng công tác phòng ngừa tham nhũng, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với kiên quyết trừng trị những cán bộ, công chức tham nhũng (ở Đan

Bộ luật Hình sự Đan Mạch quy định chế tài nghiêm khắc đối với tội tham nhũng, tương đương mức trừng phạt đối với tội giết người Chính phủ nhấn mạnh vai trò của các chính trị gia, quan chức chính phủ và đảng phái chính trị trong cuộc chiến chống tham nhũng Đan Mạch chủ động tham gia Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, tích cực triển khai các sáng kiến hợp tác và phối hợp phòng, chống tham nhũng với quốc tế Đan Mạch được đánh giá cao trong các hoạt động hợp tác quốc tế phòng, chống tham nhũng, với mức độ minh bạch trong khu vực công cao Theo các cuộc khảo sát của các tổ chức quốc tế, tham nhũng không phổ biến ở Đan Mạch Năm 2013, Tổ chức Minh bạch quốc tế báo cáo chỉ có 1% dân số thừa nhận đã hối lộ, doanh nghiệp hiếm khi báo cáo bị ép trả hối lộ và chỉ 4% doanh nghiệp coi tham nhũng là vấn đề mà họ phải đối mặt.

Trong bối cảnh xã hội lo ngại về nạn tham nhũng nghiêm trọng và do phong trào đấu tranh chóng tham nhũng quốc tế còn khá ít được quan tâm và khi nói đến việc kiểm soát tham nhũng một cách bền vững thì một thực tế cho thấy điều này rất khó có thể thành công Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng có một số quốc gia được đánh giá là đã thực hiện được hiệu quả công tác kiểm soát tham nhũng và được cộng đồng quốc tế nhìn nhận một cách tích cực trong nhiều năm Điển hình đó là Đan Mạch, một trong những nước trong sạch nhất, có thứ tự xếp hạng cao trong bảng xếp hạng hàng năm về tình trạng tham nhũng của Tổ chức Minh bạch thế giới Thành công rõ ràng của Đan Mạch trong việc kiểm soát tham nhũng có thể được coi là một góc nhìn mới giúp chúng ta xem xét rõ về cách mà quốc gia này phòng chống tham nhũng, đặc biệt là hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng

Đặc biệt tại Đan Mạch, báo chí đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng Họ giám sát chặt chẽ cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Báo chí bảo vệ dân chủ, nhân quyền và môi trường, vạch trần các sai phạm và hành vi tham nhũng của quan chức, gây sức ép lớn lên chính trị gia Hiệp hội Nhà báo Đan Mạch khuyến khích phóng viên đấu tranh chống tham nhũng, thậm chí tổ chức giải thưởng hàng năm cho những người có thành tích xuất sắc Ngoài ra, Đan Mạch còn tăng cường vai trò của Thanh tra Quốc hội và Kiểm toán nhà nước, cải cách thủ tục tổ chức và thuế Đặc biệt, mỗi công dân có một mã số thuế riêng và cơ quan thuế sẽ đối chiếu mã số này với thu nhập, lối sống và các khoản mua sắm để phát hiện bất kỳ sự gian lận nào.

7 - 10 tiêu chí để kiểm tra ngẫu nhiên về thuế với 30.000 người, từ đó tính xác suất lĩnh vực dễ sai phạm về thuế, khoanh vùng, kiểm soát kỹ, nhất là nhóm người có sai phạm ở nước ngoài Công dân khi mua một tài sản lớn như xe ô tô, đất, nhà… đều được rà soát mức thu nhập Chính việc kiểm soát thu nhập qua thuế là một trong những biện pháp rất quan trọng để phòng ngừa và phát hiện tham nhũng

Bên cạnh những nỗ lực không thể phủ nhận của Đan Mạch trong việc đẩy lùi tham nhũng thì trên thực tế, theo báo cáo của Nhóm công tác về hối lộ của OECD Đan Mạch đã không dành đủ ưu tiên cho việc ngăn chặn, phát hiện và xử phạt hành vi hối lộ nước ngoài Điều này có thể lý giải nguyên nhân là do một phần nhận thức phổ biến rằng tham nhũng trong nước ở quốc gia này luôn ở ngưỡng thấp, nên các nhà chức trách đã không tập trung quá nhiều nguồn lực vào vấn đề này Tuy nhiên thì báo cáo đã nêu bật những quan ngại về việc ngày càng thiếu những nguồn lực được phân công để chống hối lộ nước ngoài và điều này đã tác động đến kết quả thực thi ở Đan Mạch Theo đó chỉ có một công ty Đan Mạch bị kết tội hối lộ nước ngoài kể từ năm 2000 và không có cá nhân nào bị kết án và không dẫn đến các cuộc điều tra chính thức hoặc nếu có thì các cuộc điều tra thường được kết thúc sớm Theo thống kê và điều tra của nhóm công tác về chống hối lộ của OECD gồm 44 quốc gia vừa hoàn thành đánh giá giai đoạn 4 về việc Đan Mạch thực hiện Công ước về chống hối lộ công chức nước ngoài trong các giao dịch kinh doanh quốc tế và các văn kiện liên quan Báo cáo này đã bày tỏ những quan ngại về việc những nỗ lực của Đan Mạch trong việc thực hiện Công ước và khuyến nghị Đan Mạch giải quyết những thiếu sót lâu dài trong khuôn khổ pháp lý của mình Vào năm 2019 Đan Mạch lần đầu tiên bị kết án hối lộ nước ngoài thông qua một nghị quyết không xét xử trong vụ “Vỏ sơn và chất phủ” một công ty Đan Mạch thừa nhận đã không ngăn chặn được hành vi hối lộ nước ngoài của các công ty con và bị phạt 197 500 000 DKK (26,5 triệu USD) Đây là vụ án hối lộ nước ngoài đầu tiên tại Đan Mạch được xử lý, tuy nhiên chính vụ án trên cũng đã trở thành một mối lo ngại vì nó đi ngược lại với bối cảnh hàng thập kỷ phát hiện và thực thi không đầy đủ các tội về hối lộ nước ngoài của chính quyền Đan Mạch

Theo báo cáo của OECD thì kể từ năm 2015 Đan Mạch đã không thực hiện các bước để xem xét tính đầy đủ hoặc để nâng cao hiệu quả của phương pháp ngăn chặn và phát hiện tình trạng tham nhũng Đan Mạch cũng không có một chiến lược toàn diện chống tham nhũng hoặc hối lộ nước ngoài bao gồm phòng ngừa, phát hiện và thực thi Khung pháp lý của Đan Mạch có những thiếu sót đáng kể về việc phòng chống tham nhũng, bao gồm việc thiếu một quy định rõ ràng và mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý Các cơ chế và các biện pháp trừng phạt không đủ sẵn có đối với việc rửa tiền liên quan tới hối lộ nước ngoài Hầu hết sự tiềm ẩn của cáo buộc hối lộ nước ngoài vẫn chưa được khai thác, cơ quan chức năng đã không đánh giá kỹ lượng và chủ động trong công cuộc phòng chống tham nhũng nước ngoài, cũng không sử dụng đầy đủ chuyên môn kỹ thuật để điều tra hoặc thường xuyên tìm kiếm bằng chứng từ các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là việc hợp tác với các cơ quan nước ngoài để điều tra tình hình tham nhũng liên quan tới nước mình và một số cuộc điều tra đã bị chấm dứt sớm Một phần Chính phủ cũng không cung cấp tài chính cho các cuộc điều tra được tiến hành trong các vụ án hối lộ, điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tịch thu hối lộ của Đan Mạch trong việc theo đuổi truy vết các hoạt động rửa tiền liên quan đến hối lộ nước ngoài Cụ thể như một số trường hợp sau:

Vào tháng 4 năm 2016, Phó Chủ tịch Liêm chính của Ngân hàng Thế giới (INT) đã báo cáo trường hợp Dự án Cơ sở hạ tầng (Indonesia & Việt Nam) gửi Bộ Ngoại giao Đan Mạch (MFA) yêu cầu và xem xét bằng chứng từ hồ sơ vụ việc của INT nhưng đã đóng vụ việc mà không thực hiện các bước điều tra bổ sung vì những lý do bao gồm một số hành vi đã bị cấm thời gian Trường hợp thứ hai, Oil (Brazil), đã thu hút sự chú ý của cơ quan thực thi pháp luật Đan Mạch thông qua một yêu cầu MLA nhận được từ Brazil Tại thời điểm bị phát hiện, vụ án đã có thời hiệu trong Đan mạch Một cuộc khảo sát năm 2022 của các thành viên WGB về hợp tác quốc tế với Đan Mạch đã xác định một phần ba trường hợp hối lộ nước ngoài tiềm năng đã được các cơ quan thực thi pháp luật Đan Mạch chú ý vào năm

2016 thông qua một yêu cầu MLA Nó liên quan đến các khoản hối lộ được cho là do một công ty Đan Mạch trả cho các quan chức nhà nước ở quốc gia WGB Đan Mạch đã không báo cáo trường hợp này trong đánh giá này

Mặc dù chỉ số tham nhũng của Đan Mạch rất thấp, nhưng những cáo buộc nghiêm trọng về hành vi hối lộ, tham nhũng của các công ty Đan Mạch vẫn còn tồn tại Tuy nhiên, chính phủ Đan Mạch thường bỏ qua hoặc điều tra không kỹ các trường hợp này, khiến ưu tiên chống tham nhũng mất đi sự quan tâm.

4.2 Đánh giá kết quả và hạn chế trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại Đan Mạch

Với những nỗ lực của Đan Mạch trong việc phòng chống tham nhũng nhìn chung có thể thấy rằng tình trạng tham nhũng tại quốc gia này là thấp nhất trên thế giới Quá trình hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng tại Đan Mạch được xây dựng vững chắc dựa trên tư tưởng vững vàng của mỗi người, đặc biệt là những người nắm quyền trong bộ máy nhà nước Không những vậy quan hệ trong hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng cũng được chú trọng Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1971, Việt Nam và Đan Mạch đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và hiệu quả Hiện nay, Việt Nam vẫn là đối tác quan trọng của chính phủ Đan Mạch trong các lĩnh vực như tăng trưởng xanh, năng lượng, nước, y tế, giáo dục, an toàn thực phẩm, văn hóa và thương mại Từ năm 2009, với Đề án 137, Chính phủ Việt Nam đã triển khai thí điểm chương trình giáo dục chính thức về phòng, chống tham nhũng nhằm giải quyết tham nhũng nói chung và thúc đẩy tính liêm chính trong thanh niên nói riêng Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã quyết định đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy của các cơ sở giáo dục và đào tạo Ngày 9/12/2020, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam – Ông Kim Christensen và Giám đốc Điều hành Tổ chức Hướng tới Minh bạch - Bà Nguyễn Thị Kiều Viễn, đã ký thoả thuận hợp tác khởi động dự án một năm nhằm nâng cao vai trò của thanh niên trong phòng, chống tham nhũng và thúc đẩy văn hoá liêm chính ở Việt Nam Với khoản tài trợ khoảng 100.000 USD từ Đan Mạch, dự án sẽ góp phần cung cấp thêm cơ sở bằng chứng để hỗ trợ chính phủ trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình giáo dục liêm chính cũng như các tài liệu và phương pháp giảng dạy về liêm chính

Tuy nhiên bên cạnh đó Đan Mạch cũng đang gặp phải trở ngại, bởi theo sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội, kinh tế, quá trình hội nhập đã khiến cho những vấn đề về tham nhũng ngày trở nên phức tạp và khó năm bắt hơn, quá trình phòng chống tham nhũng Quá trình hợp tác quốc tế phòng chống tham nhũng ở Đan Mạch còn khá chậm trễ, vì vậy việc tham gia dẫn độ tội phạm và việc nội luật hoá các quy định về phòng chống tham nhũng đã không được thực hiện trọn vẹn Đan Mạch đã không dành đủ ưu tiên cho việc thực hiện ngăn chặn và phát hiện xử phạt đối với hành vi hối lộ nước ngoài, những nỗ lực của Đan Mạch trong việc thực hiện Công ước đã cho thấy quốc gia này cần phải chú trọng hơn trong việc phòng chống tham nhũng và việc hợp tác quốc tế sâu rộng sẽ giúp Đan Mạch cải thiện được những thiếu sót lâu dài trong khuôn khổ pháp lý của mình 33

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI VIỆT NAM 54

Ở Việt Nam công tác phòng chống tham nhũng đã được chúng ta chú trọng từ rất lâu Trong cuốn “Quần thư khảo biện”, Lê Quý Đôn đã khẳng định tham nhũng tràn lan là

33 Denmark must urgently step up its efforts to fight foreign bribery, says the OECD Working Group on Bribery, https://www.oecd.org/denmark/denmark-must-urgently-step-up-its-efforts-to-fight-foreign-bribery-says-the-oecd- working-group-on-bribery.htm (truy cập ngày 4/5/2023) (tạm dịch: Khuyến cáo của OECD, Đan Mạch phải khẩn tr ương tăng cường nỗ lực chống hối lộ nước ngoài) một trong năm nguy cơ mất nước Các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam ta đã đưa ra rất nhiều các biện pháp nhằm phòng, chống tham nhũng, điển hình đó là Vua Lê Thánh Tông sử dụng bảo cử, tiến cử, khoa cử một cách chặt chẽ để tuyển bổ, áp dụng hồi tụ, cử người đi dò xét phẩm cách quan chức nhằm giám sát chặt chẽ việc tiêu cực, tham nhũng của quan lại Với chính sách lương bổng hợp lý, nhà Trần áp dụng “dưỡng liêm” Nhà Lý sử dụng cơ chế đặc biệt cho một số quan lại như: cho thêm ngục lại mỗi năm 20 quan tiền, 100 bó lúa Tới thời Hậu Lê phân loại những “nơi ít việc, nơi nhiều việc” để phát bổng lộc khác nhau sao cho phù hợp nhưng bổng lộc các cấp bậc quan lại không quá 40 lần Đặc biệt để phòng ngừa và ngăn tình trạng tham nhũng các triều đại phong kiến đã chú ý xây dựng các quy định pháp luật nghiêm minh về vấn đề này, điều này được thể hiện rất rõ trong Bộ Luật Hồng Đức, khi có tới 78/722 Điều luật, 7/13 chương quy định về hành vi liên quan đến tham nhũng với các thể chế xử phạt nghiêm khắc

Thời gian vừa qua, Việt Nam đã tích cực chủ động tham gia, thực hiện nhiều hoạt động hợp tác đa phương và song phương với các quốc gia, các tổ chức quốc tế; hợp tác trong việc ký kết các hiệp định, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCTN Trong đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế liên quan đến PCTN, ký kết các hiệp định về dẫn độ, tương trợ tư pháp, phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố Đồng thời, Việt Nam đã cử chuyên gia tham gia hầu hết các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác về PCTN Ðến nay, Việt Nam đã ký kết, gia nhập và trở thành thành viên của 23 điều ước quốc tế đa phương điều chỉnh trong lĩnh vực phòng, chống các loại tội phạm ma túy, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; tham nhũng; xâm phạm quyền trẻ em; mua bán người, rửa tiền, khủng bố và tài trợ khủng bố

5.1 Nội luật hoá những quy định

Hiện nay Việt Nam đã và đang trong quá trình thực hiện các biện pháp hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng như: Dẫn độ, trao đổi thông tin về tội phạm, hỗ trợ điều tra, thu thập chứng cứ về tội phạm,… các hoạt động hội nhập quốc tế đang được có hiệu quả đáng kể trong thực tiễn tương trợ tư pháp và điều này được thể hiện rõ trong Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN năm 2004, Hiệp định về dẫn độ và

Hiệp định về hình sự giữa Việt Nam với Hàn Quốc năm 2003 Tuy nhiên, bên cạnh quá trình nghiên cứu, rà soát ta cũng cần lưu ý rằng một số văn bản pháp luật Việt Nam hiện nay mới chỉ đáp ứng về những yêu cầu cơ bản của Công ước tuy nhiên lại chưa đủ chi tiết, đồng bộ và chỉ mới được triển khai trên thực tiễn ở mức độ nhất định Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng thì việc nội luật hoá các quy định của Công ước là điều cần thiết và là điều kiện quan trọng đối với Việt Nam trên con đường đẩy lùi tham nhũng

5.1.1 Nội luật hóa quy định Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (UNTOC)

Ngày 8/7/2012, Công ước UNTOC và Nghị định thư TIP có hiệu lực với Việt Nam Ngày 18/4/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 605/QÐ-TTg về phê duyệt

Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước UNTOC và Nghị định thư TIP, xác định nhiệm vụ: "Rà soát để hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật về phòng, chống tội phạm cho phù hợp với Công ước và Nghị định thư, trong đó, tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Tương trợ tư pháp, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật Phòng, chống rửa tiền"

Ngày 27/11/2015, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) được ban hành, sửa đổi cơ bản và toàn diện nhóm các tội phạm có tổ chức, tội phạm có yếu tố nước ngoài Trong đó, tiếp tục hoàn thiện quy định về đồng phạm (Ðiều 17) để bảo đảm xử lý toàn diện trách nhiệm hình sự đối với hành vi tham gia vào một nhóm tội phạm có tổ chức theo quy định tại Ðiều 5 Công ước; đồng thời quy định chặt chẽ các yếu tố định tội, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và quy định hình phạt nghiêm khắc đối với tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia như: tội phạm kinh tế, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, rửa tiền, xuất nhập cảnh trái phép, trốn ra nước ngoài,… trong đó có tội phạm tham nhũng

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) cũng đã sửa đổi, quy định cụ thể, minh bạch hơn về hợp tác quốc tế trong các thủ tục tố tụng hình sự trong điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm nói chung, tội phạm có tổ chức nói riêng, phù hợp quy định tại Ðiều 11 Công ước, các biện pháp cưỡng chế về tài sản như kê biên tài sản, phong tỏa tài sản và các quy định về hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản, phù hợp quy định tại các điều

5.1.2 Nội luật hóa quy định về tội phạm rửa tiền theo các điều ước quốc tế và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về rửa tiền, tài trợ khủng bố

Theo quy định của các Công ước UNTOC, UNCAC và các điều ước quốc tế chống ma túy, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, Việt Nam đã xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2013 sửa đổi bổ sung 2022; Bộ luật Dân sự 2015; Nghị định 116/2013/NÐ-CP ngày 4/10/2013; Nghị định 122/2013/NÐ-CP ngày 11/10/2013; Nghị định 96/2014/NÐ-CP ngày 17/10/2014; Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013; Thông tư 31/2014/TT-NHNN ngày 11/11/2014; Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC- TANDTC ngày 30/11/2011

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng đã có những quy định rõ hơn các dạng hành vi, chủ thể, hình thức rửa tiền phù hợp quy định tại Ðiều 6 Công ước UNTOC (Ðiều 324 Bộ luật Hình sự); bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với tội rửa tiền và các loại tội phạm có liên quan Nhờ đó, tháng 2/2014, thông qua đánh giá, FATF ghi nhận Việt Nam đã có khuôn khổ pháp lý toàn diện về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và không còn là đối tượng giám sát của FATF theo quy trình giám sát liên tục về tính tuân thủ toàn cầu về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố

Trước những diễn biến phức tạp về các hoạt động phạm tội liên quan đến rửa tiền, đặc biệt trong các lĩnh vực: bất động sản, thị trường chứng khoán, kinh doanh trực tuyến; kinh doanh tiền ảo, tiền kỹ thuật số , Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2022 (có hiệu lực từ ngày 1/3/2023) đã sửa đổi, bổ sung theo khuyến nghị của quốc tế về phòng, chống rửa tiền và tiệm cận hơn các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017),

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 quy định về hợp tác quốc tế trong các hoạt động tố tụng hình sự cụ thể, bao quát được những hoạt động chủ yếu trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự Hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hợp tác quốc tế trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng từng bước hoàn thiện Tính đến hết tháng 11/2022, theo Báo cáo hoạt động tương trợ tư pháp của Chính phủ hằng năm, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã phối hợp, gửi ra nước ngoài 2.164 yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự; thụ lý, giải quyết 1.193 yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự do nước ngoài đề nghị liên quan nhiều loại tội phạm, trong đó có tội phạm về tham nhũng, kinh tế, ma túy…Từ năm 2013 đến tháng 11/2022, Việt Nam đã tiếp nhận, xử lý 24 hồ sơ yêu cầu dẫn độ của nước ngoài; lập và chuyển 48 hồ sơ yêu cầu dẫn độ đối tượng từ nước ngoài về Việt Nam; tiếp nhận 62 hồ sơ yêu cầu chuyển giao phạm nhân cho phía nước ngoài; tiếp nhận 52 yêu cầu của nước ngoài đề nghị chuyển công dân Việt Nam đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam tiếp tục chấp hành án Hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm được đẩy mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, nhờ đó đã giải quyết được nhiều vụ án tham nhũng, rửa tiền, kể cả khi đối tượng phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài, như Vụ án xảy ra tại Vinashinlines, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phối hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) truy nã và dẫn giải đối tượng Giang Kim Ðạt từ nước ngoài về nước để truy tố, xét xử 34

Các kết quả từ thực tiễn nêu trên là minh chứng rõ nét cho việc chủ động, tích cực trong thực thi các cam kết quốc tế về phòng, chống tội phạm mà Việt Nam là thành viên, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm, nhất là các tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia Bên cạnh đó, Việt Nam luôn thể hiện là quốc gia thành viên có trách nhiệm khi đã chủ trì tổ chức thành công nhiều sự kiện, diễn đàn quốc tế về phòng chống tham nhũng Tại các sự kiện này, Việt Nam đã thể hiện quan điểm và có đóng góp hiệu quả vào những nỗ lực chung về phòng chống tham nhũng, chia sẻ kinh nghiệm về hoàn thiện chính sách, pháp luật và các biện pháp nâng cao nhận thức của người dân, xã hội, trong phòng chống tham nhũng Đáng chú ý trong số 33 yêu cầu tương trợ, Việt Nam đã có 7 yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự liên quan đến tội phạm tham nhũng gửi các nước đề nghị thu hồi, trả lại tài

Nguyên tắc học tập kinh nghiệm pháp luật nước ngoài 74

Bắt nguồn từ yêu cầu hoàn thiện pháp luật và cải cách tư pháp, quá trình học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài là nhu cầu có thiết yếu mang lại ý nghĩa quan trọng Bởi quá trình nghiên cứu học tập kinh nghiệm pháp luật nước ngoài sẽ giúp chúng ta mở rộng hơn về những kiến thức, hiểu biết về thế giới bên ngoài để từ đó có thể giải quyết được những vấn đề nội tại của đất nước mình Chính vì vậy, khi học tập pháp luật nước ngoài, vấn đề đặt ra đó là chúng ta cần phải tham khảo như thế nào và tiếp nhận ra sao để đạt được hiệu quả trong hoạt động lập pháp phù hợp với điều kiện nội tại của Việt Nam

Xuất phát từ những lý do trên nhóm tác giả cho rằng khi tiếp nhận những quy định của nước ngoài vào hệ thống pháp luật Việt Nam, điều kiện tiên quyết cần phải lưu ý đó là phải xuất phát từ quá trình phân tích, xem xét Nếu trong quá trình thực tiễn Việt Nam đang gặp vấn đề tương tự như các nước đã từng gặp phải và quốc tế hay một quốc gia cụ thể đã có kinh nghiệm xử lý thì việc tham khảo kinh nghiệm nước ngoài là cần thiết phải thực hiện

Tuy nhiên, những quy định tiếp nhận từ pháp luật nước ngoài phải được chọn lọc, chứ không thể “sao chép máy móc” để có thể phù hợp, “ăn khớp” với hệ thống pháp luật của quốc gia Thêm vào đó, khi nghiên cứu, học tập pháp luật nước ngoài, không nên chỉ dừng lại ở việc so sánh về sự giống và khác nhau giữa các quy định pháp luật về vấn đề đang cần giải quyết, mà phải xem xét đến những yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, truyền thống pháp lý và mô hình tố tụng tại Việt Nam Bởi lẽ, pháp luật chỉ có thể có hiệu lực thực tế nếu tìm được các thiết chế tương thích trong xã hội để thực hiện các luật đó Kinh nghiệm nhận loại chỉ ra rằng tiếp nhận pháp luật nước ngoài không đúng, không phù hợp dẫn đến “rủi ro cao độ”; “tiếp nhận mà không cân nhắc sẽ gặp những hiểm họa nghiêm trọng”

Như vậy, những nguyên tắc cần phải tuân thủ nghiêm ngặt khi học tập kinh nghiệm và những kiến thức pháp luật nước ngoài đó là các quy định, các kinh nghiệm trong quá trình được tiếp nhận phải được chọn lọc và xem xét sao cho phù hợp với thực tế đồng thời qua đó, việc học tập kinh nghiệm phải giải quyết được vấn đề mà Việt Nam đang gặp phải

Từ đó cần phải lưu ý những yếu tố khi tiếp nhận những quy định của pháp luật nước ngoài, cụ thể như: Tình hình kinh tế chính trị, văn hoá, xã hội, truyền thống pháp lý và mô hình tố tụng, ta không phải cố cóp nhặt những kinh nghiệm thật hay, thật tiến bộ để tìm cho thật nhiều những văn bản pháp luật nhưng tác dụng trong thực tế lại rất hạn chế, thậm chí là hoàn toàn không có tác dụng mà cần phải cân nhắc, đong đo thật kĩ càng, tiếp thu có chọn lọc.

Những bất cập còn tồn tại và nguyên nhân cơ bản 75

Tham nhũng là một căn bệnh có thể gặm nhấm, ăn mòn cả một quốc gia Với công cuộc phòng, chống tham nhũng, trong 10 năm qua 168.000 đảng viên đã bị kỷ luật trong đó có 7,390 đảng viên bị cáo buộc tham nhũng cùng nhiều quan chức cấp cao bị khởi tố, bắt giam, những doanh nghiệp trục lợi chính sách bị điều tra và hàng chục tỷ đồng tài sản tham nhũng đã được thu hồi

Ngày 31/1/2023, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã công bố CPI năm 2022, tại đó nhấn mạnh, đại dịch COVID – 19, khủng hoảng khí hậu và các mối đe doạ an ninh ngày càng gia tăng trên toàn cầu đang thúc đẩy một làn sóng bất ổn mới Trong một thế giới vốn đã bất ổn, các quốc gia không giải quyết được vấn đề tham nhũng càng làm trầm trọng thêm những tác động 124 quốc gia không có tiến bộ trong chống tham nhũng; hơn 2/3 số quốc gia (68%) có điểm dưới 50 và điểm trung bình toàn cầu không thay đổi - ở mức 43 Những con số được đưa ra trong báo cáo chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) mới nhất cho thấy những thách thức và yêu cầu cấp thiết phải hành động nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp Theo những thông tin báo cáo ghi lại chỉ số cảm nhận tham nhũng 2022 được Tổ chức minh bạch Quốc tế công bố, Việt Nam đã tăng 3 điểm so với năm trước, vươn từ 39 lên 42 điểm trên thang điểm 100 và là 1 trong 6 quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có tiến bộ nhanh chóng và nổi trội trong công cuộc phòng chống tham nhũng Bên cạnh đó phòng chống tham nhũng đã làm cho guồng máy kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển Theo bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu quý I/2023 do Cơ quan nghiên cứu và phân tích EIU thuộc Tập đoàn tư vấn Economist Group (Anh) công bố Việt Nam là quốc gia có sự thay đổi lớn nhất về thứ hạng 36 Những con số đã chứng minh cho công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng có hiệu quả thiết thực và đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển của đất nước Tuy những đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế đối với các quốc gia vùng lãnh thổ không hoàn toàn chính xác mà chỉ có thể thấy được phần nào tình hình tham nhũng của qua đánh giá của cộng đồng quốc tế nhưng trên thực tế tham nhũng đã phần nào có sự thay đổi theo hướng tích cực Để có thể có những bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã nhanh chóng giải quyết những vấn đề dẫn tới tham nhũng Tăng cường tập trung giải quyết các nguyên nhân dẫn tới tham nhũng, chú ý tới việc hoàn thiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước phá bỏ tình trạng độc quyền trong quyền lực, quyền hạn trong kinh doanh Tham nhũng luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt do mức độ, phạm vi ảnh hưởng của nó là rất lớn trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội của quốc gia Trong những năm qua mặc dù tình hình tham nhũng ở nước ta đã dần được kiểm soát tốt hơn tuy nhiên vẫn còn những diễn biến phức tạp, đặc biệt là khi tham nhũng đang là một nguy cơ đe dọa đến an ninh phi truyền thống, an ninh quốc gia hiện nay Tuy có sự cải thiện rõ rệt trong việc phòng chống tham nhũng nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít những “bất cập” Cụ thể:

Thứ nhất: Việc hợp tác quốc tế trong công cuộc phòng, chống tham nhũng vẫn chưa được phát triển một cách có hiệu quả Biểu hiện cụ thể ở việc thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế khi các tội phạm tham nhũng đưa tài sản ra nước ngoài việc thu hồi tài sản trở nên rất phức tạp và khó khăn đồng thời chưa có cách giải quyết rõ ràng

36 The Economist - Business Environment Rankings https://www.iberglobal.com/files/business_climate_eiu.pdf (tạm dịch: Xếp hạng môi trường kinh doanh)

Từ tháng 12/2015 đến tháng 3/2020, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đã thu hồi được 18.23 9.211.000.000 đồng/33.429.125.000.000 đồng, đạt 55% tổng số tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế (1) ; nhiều vụ án tham nhũng có tỷ lệ thu hồi tài sản cao (2) Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, ngăn chặn giao dịch tài sản giá trị trên 50.000 tỷ đồng Cơ quan Thi hành án trong Quân đội đã thi hành xong 33 việc/39 việc có điều kiện thi hành, với số tiền đã thi hành xong hơn 63,8 tỷ đồng/67,7 tỷ đồng, đạt 84,6% Trong quá trình tổ chức thi hành án, Cơ quan Thi hành án dân sự đã phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tích cực áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành án Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng năm sau cao hơn năm trước

Như vậy, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã cao hơn nhiều so với trước đây Trước năm 2013, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trung bình chỉ đạt khoảng 10% trên tổng số phải thu hồi Đến nay, kết quả bình quân giai đoạn 2013-2020 đạt hơn 26% Đặc biệt là năm 2019 và năm 2020, khi có sự chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo đã thành lập 05 Đoàn kiểm tra tại nhiều địa phương, bộ, ngành để kiểm tra, đánh giá đầy đủ, toàn diện kết quả thu hồi tài sản, từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khó khăn và chỉ đạo khắc phục Riêng kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng do Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo năm 2020 thu hồi bằng 61% tổng số đã thu hồi được trước đây Mặc dù đạt được những kết quả tích cực tuy nhiên công tác thu hôi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế và vướng mắc Tỷ lệ thu hồi tài sản trong đa số các vụ án tham nhũng có tăng nhưng còn thấp so với số cần phải thu hồi Số tiền, tài sản bị thất thoát do tham nhũng rất lớn nhưng tài sản để đảm bảo thi hành án thì nhỏ, chưa có biện pháp, quy định cụ thể để truy tìm tài sản của người phải thi hành án bị che giấu nguồn gốc Các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn chưa chú trọng áp dụng kịp thời các biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản, phong toả tài khoản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án Thậm chí trong một số vụ án vụ việc vẫn còn để xảy ra tình trạng có đối tượng bỏ trốn, tẩu tán tài sản ra nước ngoài Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc

*Nguyên nhân của yếu kém, bất cập:

Nhận thức về công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế vẫn còn hạn chế Các tỉnh ủy, thành ủy chưa chủ động trong việc ban hành văn bản chỉ đạo công tác này Việc kiểm tra, giám sát, kiểm sát việc thu hồi tài sản chủ yếu được lồng ghép vào quá trình thực hiện các nhiệm vụ khác nên hiệu quả chưa cao.

Hai là, các quy định về thu hồi tài sản tham nhũng còn mang tính nguyên tắc; chưa cụ thể, để chỉ rõ thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục thu hồi tài sản tham nhũng; nhiều quy định còn vướng mắc, thiếu đồng bộ, thống nhất và khả thi Cụ thể là: (1) Bộ luật Hình sự chưa quy định về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm khi không giải trình được một cách hợp lý nguồn gốc; chưa hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính (2) Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 chưa chú trọng nhiều tới việc làm rõ tài sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng để thu hồi Cơ chế để bảo đảm thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong Bộ luật tố tụng hình sự còn yếu, chưa chặt chẽ (ví dụ: Thời điểm áp dụng biện pháp kê biên tài sản chỉ được áp dụng đối với bị can, bị cáo; trong khi đó hành vi tham nhũng có thể đã được phát hiện từ hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra của các cơ quan, hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm toán và phản ánh, tố cáo của cá nhân, tổ chức, do đó, tiềm ẩn nguy cơ cao việc tẩu tán tài sản của bản thân người phạm tội và những người thân thích của họ) Chưa có quy định tăng cường các biện pháp điều tra, truy tìm tài sản bị tẩu tán, che giấu ngay từ giai đoạn điều tra Tài sản bị tịch thu phải là tài sản liên quan trực tiếp đến tội phạm, trong khi trên thực tế, tài sản do tham nhũng mà có thường được cất giấu, che đậy, chuyển hình thức sở hữu ngay trong quá trình phạm tội, trước khi có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị với cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, thu hồi tài sản tham nhũng trong các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, đất đai, thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài… Quy định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của các bị can, bị cáo tại giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử còn hạn chế, không bắt buộc áp dụng Điều 128, Điều 129 Bộ luật tố tụng hình sự quy định chỉ kê biên phần tài sản hoặc phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại, nhưng khi khởi tố bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thể xác định được ngay thiệt hại mà tội phạm gây ra làm căn cứ quyết định phần tài sản phải kê biên, do đó, cơ quan tố tụng có thể chưa áp dụng biện pháp kê biên, phong tỏa dẫn đến đương sự có thể tẩu tán tài sản trước khi bị phát hiện (3) Pháp luật về thi hành án dân sự chưa quy định trình tự, thủ tục riêng đối với việc thi hành các khoản thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, nhất là việc thi hành các biện pháp tư pháp liên quan đến tiền, tài sản (quy trình, thủ tục thi hành đối với các vụ việc loại này được áp dụng như đối với các vụ việc dân sự thông thường), do đó hạn chế hiệu quả thi hành đối với các vụ việc loại này Thẩm quyền của cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong quá trình Thi hành án dân sự còn hạn chế, đặc biệt là trong việc truy tìm tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, đồng thời phụ thuộc nhiều vào kết quả của quá trình tố tụng trước đó Việc thi hành án đối với một số loại tài sản đặc thù trong các vụ án tham nhũng, kinh tế như cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp chưa được quy định đầy đủ Chưa quy định trách nhiệm bên nhận ủy thác phải thông báo lại kết quả thi hành cho nơi ủy thác, nhất là trong trường hợp ủy thác một phần; trách nhiệm tổng hợp kết quả chung của từng vụ án của nơi thụ lý thi hành án đầu tiên… (4) Mặc dù Việt Nam đã ký 19 hiệp định song phương về tương trợ tư pháp hình sự, 01 hiệp định khu vực ASEAN và là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC), nhưng việc hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ này là chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra Đơn cử: Luật Tương trợ tư pháp của Việt Nam thiếu quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phối hợp yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp thu hồi tài sản trong tố tụng hình sự, nhất là quy định liên quan đến phong tỏa, kê biên, thu giữ, tịch thu tài sản và xử lý tài sản do phạm tội mà có

Qua việc nghiên cứu việc thực hiện hợp tác quốc tế trong công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam có thể thấy rằng: Hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng của Việt Nam còn tồn tại một số quy định không theo thông lệ quốc tế hoặc chưa đảm bảo tính thống nhất, việc thực hiện chưa có hiệu quả rõ ràng Những quy định này cũng không đạt được những chuẩn mực quốc tế đề ra

Cụ thể chưa điều chỉnh những hành vi như: Làm giàu bất hợp pháp, tham nhũng trong khu vực tư, hối lộ công chức nước ngoài hay chưa quy định hành vi đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ là tội phạm về tham nhũng Những quy định về hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng tại Việt Nam còn chưa có những chế tài cụ thể và khá sơ sài, những quy định còn khá chung chung chưa cụ thể rõ ràng Việc hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng chỉ được quy định tại Chương VIII trong Luật phòng chống tham nhũng 2018, bao gồm 3 điều: Điều 89 Nguyên tắc chung về hợp tác quốc tế; Điều 90 Trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế; Điều 91 Hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản tham nhũng Bản thận Luật không hề quy định rõ những chế tài và biện pháp xử lý cụ thể đối với người có hành vi tham nhũng Việc “xử lý” trong bối cảnh này lại để cho các văn bản pháp luật hành chính và Bộ luật hình sự thực hiện, phải viện dẫn tới những quy định của các luật khác

Và với những quy định còn ở mức cơ bản như vậy, tại Việt Nam không có quy định nào trong luật Phòng Chống tham nhũng hoặc trong Bộ luật Hình sự quy định về hành vi

"Làm giàu bất chính" là hành vi liên quan đến tham nhũng, thể hiện sự thiếu chú trọng của pháp luật Việt Nam đến khuyến nghị của Công ước Liên hợp quốc về hình sự hóa hành vi này như một tội phạm tham nhũng.

Bên cạnh những chế tài hình sự thì những chế tài kỷ luật đối với các hành vi tham nhũng cũng được quy định trong các văn bản pháp luật hành chính Từ thực tiễn này có thể thấy rằng theo pháp luật Việt Nam không phải hành vi tham nhũng nào cũng bị coi là “tội phạm” tham nhũng Trong khi ở những quốc gia khác trên thế giới đang nhìn nhận vấn đề tham nhũng một cách nghiêm túc đó là mọi hình thức và mức độ tham nhũng đều bị coi là tội phạm thì ở Việt Nam chúng ta lại quy định có chút khác biệt, bởi Bộ luật hình sự Việt Nam đã loại trừ những trường hợp có thể xem như “tham nhũng nhỏ nhặt” Ví dụ như việc: Nhận hối lộ dưới 2 triệu đồng mà không gây hậu quả nghiêm trọng Đây có thể chính là một quy định nhân nhượng cho hành vi tham nhũng xảy ra, thực trạng này cũng cảnh tỉnh chúng ta, phải chăng chỉ khi hậu quả đã xảy ra một cách trầm trọng thì chúng ta mới bắt đầu lo tìm giải pháp Liệu rằng có quá muộn màng hay vẫn còn quá sớm để chúng ta có thể nhận thức vấn đề này dưới khía cạnh nghiêm túc hơn?

Kiến nghị xây dựng 81

3.3.1 Các giải pháp về mặt pháp lý

Thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện quá trình nội luật hoá các quy định tiến bộ của các công ước, các nghị định thư Đây được coi là một minh chứng cho việc hợp tác quốc tế Việc nội luật hoá một cách phù hợp sẽ khiến cho hệ thống pháp luật về hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng ngày càng hoàn thiện hơn

Thứ hai: Đẩy mạnh việc tham gia các công ước song phương, đa phương với các quốc gia liên quan tới hành vi tham nhũng Việc tham gia có tính đa quốc gia này sẽ giúp cho chúng ta móc nối được thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp nhằm phòng chống tham nhũng một cách triệt để hơn

Thứ ba: Tiếp tục thực thi công ước về dẫn độ tội phạm có liên quan tới hành vi tham nhũng Hiện nay việc thực thi công ước về dẫn độ tội phạm có liên quan đến tham nhũng vẫn còn gặp nhiều hạn chế Do quá trình trốn chạy, tội phạm này đã lẩn trốn khỏi quốc gia sở tại nên dẫn tới quá trình tìm kiếm tội phạm diễn ra rất khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải đẩy mạnh hợp tác hoá những quan hệ quốc tế với những quốc gia một cách chắc chắn và nhanh chóng

Thứ tư: Hiện nay những quy định về hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng còn khá hạn chế Những quy định trong Bộ luật Hình sự và Luật phòng chống tham nhũng hiện vẫn còn khá sơ xài, chưa có những điều luật thật sự phân tích kĩ càng về vấn đề hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng và tội phạm liên quan tới tham nhũng, hầu như những quy định còn khá chung chung, chưa thực sự cụ thể Vì vậy, việc ban hành quy định chi tiết hơn, đặc biệt là trong luật Phòng chống tham nhũng và trong Bộ luật hình sự sẽ một phần nào hoàn thiện hơn Vì vậy chúng ta cần đẩy mạnh các hoạt động sau:

Tham gia hội nhập quốc tế là một biện pháp hiệu quả trong công tác thu hồi tài sản của cá nhân vi phạm, có hành vi tham nhũng Nhờ hội nhập, Việt Nam có thể hợp tác với các nước khác trong việc truy vết, đóng băng và tịch thu tài sản của những người tham nhũng Điều này giúp tăng cường hiệu quả trong công tác thu hồi tài sản, ngăn chặn hành vi tham nhũng và bảo vệ quyền lợi của người dân và đất nước.

Khi những tội phạm tham nhũng vơ vét được tiền, họ sẽ tìm cách để hợp pháp hoá số tiền đó Vậy cơ chế tài chính của tham nhũng sẽ hoạt động ra sao? Tiền tham nhũng này sẽ chạy đi đâu?

Thông thường, hành vi tham nhũng là hối lộ bằng tiền mặt hoặc qua chuyển khoản đến đến một tài khoản nước ngoài khác, tuỳ theo số tiền lớn hoặc nhỏ thì người nhận hối lộ có thể dùng tiền này theo nhiều cách khác nhau, nếu số tiền nhỏ họ sẽ dùng để chi trả cho sinh hoạt hàng ngày,….Tuy nhiên nếu số tiền tham nhũng quá lớn, cá nhân hay nhóm người dính líu đến số tiền tham nhũng này sẽ tìm cách kiểm soát dòng tiền đó đồng thời để người khác không gây ra sự chú ý đến bản chất bất hợp pháp của nó Trong một số trường hợp tiền tham nhũng có thể được đầu tư ở trong nước thông qua mua bất động sản, hay đầu tư cho những hoạt động kinh doanh liều lĩnh như kiểu kinh doanh sòng bạc, nghĩa là những nơi thường sử dụng đến những khoản tiền lớn Hoặc tiền tham nhũng có thể được gửi ra nước ngoài và “tẩy rửa” thông qua một loạt các giao dịch chuyển khoản và đầu tư quốc tế trước khi được quay lại quốc gia ban đầu Quá trình che giấu hay nguỵ trang tiền có nguồn gốc từ các hoạt động bất chính và làm cho nó trở nên hợp pháp để sử dụng sau này được gọi là quá trình rửa tiền 37 Những tên tội phạm tham nhũng rửa tiền bằng cách nguỵ trang xuất xứ của dòng tiền đó thay đổi hình thức hoặc chuyển số tiền đó tới một nơi ít gây chú ý hơn Việc lần ngược lại dấu vết cho đến khi thấy được sự liên hệ giữa số tiền với hành vi phạm tội và tịch thu tài sản bất chính là rất khó khăn và tốn nhiều thời gian để điểu tra, bởi với thời đại công nghệ hiện đại ngày nay thì dòng tiền này có thể dễ dàng được luân chuyển đến những ngân hàng của các quốc gia khác nhau trên thế giới gây khó khăn rất nhiều cho đội ngũ điều tra Chính bản chất này khiến cho chúng ta phải đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng nhằm nhổ tận gốc, thu hồi tài sản tham nhũng khổng lồ mà những tên tội phạm này che giấu, đến nơi mà chúng cho là “nơi ẩn náu an toàn”

Việc hợp tác quốc tế trong trường hợp này là vô cùng cần thiết bởi việc chống rửa tiền tham nhũng đòi hỏi phải có một biện pháp tiếp cận liên cơ quan, liên ngành và quốc tế

Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình triển khai thực hiện thu hồi tài sản tham nhũng có hiệu quả, bằng việc tăng cường hợp tác quốc tế để thu hồi tài sản tham nhũng trong tố tụng hình sự, tiếp nhận xử lý yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự của nước ngoài về

37 Nguyễn Thị Diễm My, “Rửa tiền là gì? Các biện pháp tạm thời trong phòng chống rửa tiền”, https://lawnet.vn/thong-tin-phap-luat/tu-van-luat/rua-tien-la-gi-cac-bien-phap-tam-thoi-trong-phong-chong-rua-tien-114100.html thu hồi tài sản tham nhũng; đề nghị nước ngoài thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự về thu hồi tài sản tham nhũng Trong đó nâng cao tính trung thực, trách nhiệm trong kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức đồng thời đưa ra những hình thức xử phạt nghiêm đối với những vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập Bên cạnh đó đẩy mạnh cơ chế giao dịch không dùng tiền mặt, hạn chế sử dụng tiền mặt trong giao dịch mua bán các tài sản có giá trị lớn để thuận tiện hơn trong việc kiểm soát thu nhập làm cho việc truy tìm tài sản bị tẩu tán trở nên dễ dàng hơn Tích cực triển khai, thực hiện các hiệp định, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia có nội dung về thu hồi tài sản tham nhũng Đẩy mạnh tham gia, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp hình sự giữa Việt Nam với các nước, tạo cơ sở pháp lý, cơ chế phối hợp trong PCTN có yếu tố nước ngoài Chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế và các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài để xác minh, truy tìm và xử lý tài sản do phạm tội mà có đang ở nước ngoài

Thứ hai: Tham gia với cộng đồng quốc tế trong công cuộc xây dựng công cụ bảo vệ người tố cáo, đẩy mạnh chống tham nhũng từng vụ việc đồng thời xây dựng khối đại đoàn kết nhất quán

Việc ban hành các luật bảo vệ người tố cáo mới chỉ là bước khởi đầu Để bảo vệ thực sự cho người tố cáo khỏi nguy cơ trả thù, cần phải có một hệ thống các biện pháp mạnh mẽ để ngăn ngừa và quản lý rủi ro, nhằm bảo vệ lợi ích công cộng khỏi các tác động của hành vi sai trái.

Thứ ba: Xây dựng một hệ thống pháp luật để hình thành khung pháp lý phù hợp và đầy đủ cho các lĩnh vực hoạt động quốc tế liên quan tới phòng, chống tham nhũng

Với xu thế tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế, việc các quốc gia tự mình xây dựng những đạo luật riêng biệt là cần thiết nhằm xác định nguyên tắc, các trường hợp tiếp nhận, từ chối hợp tác, thẩm quyền, thủ tục, thời hạn và các vấn đề khác có liên quan của hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng Những quy định của pháp luật quốc gia không những là cơ sở để thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế mà còn là định hướng để ta tham gia vào các điều ước quốc tế về hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng

Tuy nhiên với hệ thống pháp luật liên quan tới hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng ở hiện nay còn rất nhiều điểm cần phải sửa đổi và bổ sung thêm Cách thức tổ chức cơ quan phòng chống tham nhũng ở các quốc gia không đồng nhất tập trung mà phân tán và còn bỏ sót nhiều trường hợp cần có pháp luật cụ thể quy định

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w