1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm thực tiễn một số nước và kinh nghiệm cho việt nam

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 720,17 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ SỬ DỤNG HOÁ CHẤT TRONG SẢN XUẤT KINH (10)
    • 1.1. Tổng quan về hóa chất (10)
      • 1.1.1. Khái niệm hóa chất (10)
      • 1.1.2. Đặc điểm hóa chất (11)
      • 1.1.3. Vai trò của hóa chất (12)
    • 1.2. Tổng quan về sản xuất thực phẩm (16)
      • 1.2.1. Khái niệm sản xuất thực phẩm (16)
      • 1.2.2. Đặc điểm của sản xuất thực phẩm (17)
      • 1.2.3. Vai trò của sản xuất thực phẩm (19)
    • 1.3. Tổng quan về sử dụng hóa chất trong trong sản xuất thực phẩm (21)
      • 1.3.1. Khái niệm về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm (21)
      • 1.3.2. Đặc điểm của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm (22)
      • 1.3.3. Các yêu cầu đặt ra trong việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm 20 1.3.4. Tác động của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm (25)
    • 1.4. Tổng quan pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm (29)
      • 1.4.1. Khái niệm pháp luật về sử dụng hóa chất trong trong sản xuất thực phẩm 24 1.4.2. Đặc điểm của pháp luật về sử dụng hóa chất trong trong sản xuất thực phẩm (29)
      • 1.4.3. Vai trò của pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm (32)
      • 1.4.4. Nội dung của pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm (33)
  • CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI (40)
    • 2.1. Sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm trong pháp luật Trung Quốc (40)
      • 2.1.1 Về quy định pháp luật (40)
      • 2.1.2 Xử lý vi phạm pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm (43)
    • 2.2 Sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm trong pháp luật EU (45)
      • 2.2.1. Quy định về quản lý hóa chất trong pháp luật EU (45)
      • 2.2.2. Các nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm trong pháp luật EU (47)
  • CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM VÀ KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT (55)
    • 3.1.1 Thực trạng quy định pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm tại Việt Nam (55)
    • 3.1.2 Thực trạng thực thi pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm tại Việt Nam (65)
    • 3.2 Một số kinh nghiệm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm tại Việt Nam (69)
      • 3.2.1 Về quy định pháp luật (69)
      • 3.2.2 Về thực thi pháp luật (76)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Tập trung nghiên cứu vào cơ sở lý luận và quy định của pháp luật cũng như những vấn đề còn bất cập trong hệ thống pháp luật để đưa ra được giải pháp hợp lý để đạt đượ

KHÁI QUÁT VỀ SỬ DỤNG HOÁ CHẤT TRONG SẢN XUẤT KINH

Tổng quan về hóa chất

Theo từ điển Tiếng Việt, hóa chất là hợp chất có thành phần phân tử xác định 1 Cách hiểu này cho chúng ta biết hóa chất chỉ gồm các hợp chất

Dưới góc độ khoa học cơ bản, hóa chất được hiểu là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có bản chất tự nhiên và tổng hợp 2 Hóa chất được hiểu là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có bản chất tự nhiên hay tổng hợp Với định nghĩa này thì hóa chất là chất hóa học, nó là một dạng của vật chất mà đặc tính hóa học không đổi

Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong pháp luật Việt Nam lại có sự khác biệt với Công ước Rotterdam Tại Điều 4 Luật Hoá chất 2007 quy định “Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.” Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì hóa chất được định nghĩa theo nghĩa rộng, không giới hạn gồm những hóa chất nào Với khái niệm hóa chất theo nghĩa rộng như định nghĩa trong Luật Hóa chất 2007 thì hóa chất là chất hóa học, tồn tại dưới các dạng vật chất xung quanh con người như nước rửa chén, chất tẩy rửa đến chất bảo quản thực phẩm, …

So với khái niệm hoá chất mà Từ điển Tiếng Việt đưa ra thì khái niệm hoá chất duới góc độ khoa học cơ bản và khoa học pháp lý đã liệt kê đầy đủ các dạng tồn tại cơ bản của hoá chất (là đơn chất - các nguyên tố, hợp chất và hỗn hợp chất) Đồng thời, các cách định nghĩa trên cũng cho chúng ta biết nguồn gốc của hoá chất là từ tự nhiên hay nhân tạo Tuy nhiên, cả ba định nghĩa trên đều hiểu hoá chất theo nghĩa rộng

Tuy nhiên, khi hiểu hóa chất dưới dạng nghĩa rộng thì hóa chất không chỉ là những chất gây nguy hại, cần được kiểm soát nhằm ngăn chặn, loại trừ nguy cơ với môi trường và sức khỏe cộng đồng mà nó còn có thể là những hóa chất an toàn với môi trường và con người, được sử dụng trong đời sống như muối ăn, vitamin, khoáng chất…

Vì vậy, dưới góc độ pháp lý, pháp luật một số nước hoặc các công ước thường giới hạn định nghĩa hóa chất theo nghĩa hẹp, chỉ kiểm soát những hoáchất nguy hại với môi trường và sức khoẻcộng đồng Tham khảo quy định của Công ước Rotterdam 1998 hóa chất đươc hiểu “là những chất dưới dạng đơn chất, hợp chất hỗn hợp hoặc chất pha chế được sản xuất trong công nghiệp hay tạo thành từ tự nhiên mà không chứa bất kỳ một

1 Trung Tâm Từ Điển Học (2011), Từ điển tiếng việt Nxb Đà Nẵng, trang 697

2 Nguyễn Đức Đãn (2005), Kiểm soát hóa chất nguy hại tại nơi làm việc, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội, tr 5 thành phần sinh vật sống nào Hóa chất bao gồm các loại sau: thuốc bảo vệ thực vật (kể cả một số loại đặc biệt nguy hại) và hóa chất công nghiệp; ” Hóa chất được định nghĩa theo nghĩa hẹp là hóa chất bao gồm các loại thuốc bảo vệ thực vật (kể cả một số loại đặc biệt nguy hại) và hóa chất công nghiệp

Thông thường khi nghe đến hóa chất thường sẽ nghĩ ngay đến là một chất độc hại, gây nguy hiểm đến sức khỏe Tuy nhiên, Hóa chất là bất kỳ chất nào có thành phần xác định Nói cách khác, một hóa chất luôn được tạo thành từ cùng một "thứ" Một số hóa chất xảy ra trong tự nhiên, chẳng hạn như nước Các hóa chất khác được sản xuất, chẳng hạn như clo (được sử dụng để tẩy trắng vải hoặc trong bể bơi) Hóa chất ở xung quanh bạn: thức ăn bạn ăn, quần áo bạn mặc 3 Hóa chất có thể có nguồn gốc từ nhân tạo hoặc tự nhiên, Trong lĩnh vực hóa học thì hóa chất có các đặc điểm bao gồm:

- Tính chất vật lý: độ kết tủa, nhiệt độ sôi, hàm lượng độc tính, độ cứng

- Tính chất hóa học: hàm lượng acid, bazơ, khử trùng, tính chất oxid hóa

- Tính chất vận chuyển: phương tiện vận chuyển phù hợp, cách bảo quản hóa chất, thời hạn sử dụng

- Hiệu quả sử dụng: ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và an toàn cho con người và môi trường

Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý, tại Luật Hóa Chất năm 2007, Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất tuy không quy định về các đặc tính lý, hóa, vận chuyển hay hiệu quả sử dụng mà quy định về đặc điểm hóa chất dựa vào mức độ nguy hại của hóa chất đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng

Do đó, tùy vào loại hóa chất, hàm lượng và mục đích sử dụng mà hóa chất sẽ đóng các vai trò khác nhau Trong pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế cũng có quy định những loại hóa chất nguy hiểm, hóa chất độc, hóa chất cấm, hóa chất được kiểm soát nghiêm ngặt được xem là những loại hóa chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người Do đó, cần phải được sử dụng với một hàm lượng cụ thể hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm, phụ gia thực phẩm để nhằm bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường

Dựa theo các đặc tính được đề cập trong Luật Hóa chất năm 2007 thì các loại hóa chất sau đây là những loại hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe con người và môi trường:

“Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất:

3 United States Nuclear Regulatory Research ( U.S.NRC), “What is a Chemical ?”, The Nuclear Regulatory Commission's Science 101: What is a Chemical? [ https://www.nrc.gov/reading-rm/basic- ref/students/science-101/what-is-a-chemical.html ] ( truy cập ngày 28/11/2022) a) Dễ nổ; b) Ôxy hóa mạnh; c) Ăn mòn mạnh; d) Dễ cháy; đ) Độc cấp tính; e) Độc mãn tính; g) Gây kích ứng với con người; h) Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; i) Gây biến đổi gen; k) Độc đối với sinh sản; l) Tích luỹ sinh học; m) Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ; n) Độc hại đến môi trường.”

Hoá chất độc là hóa chất có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm quy định từ điểm đ đến điểm n khoản 4 Điều 4 của Luật Hóa chất 2007

Trong pháp luật Việt Nam hóa chất cấm được hiểu là: “Hóa chất đặc biệt nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất cấm do Chính phủ quy định” 4 Căn cứ theo thông tư 10/2021/TT-BYT thì “ Chất được đưa vào Danh mục hóa chất cấm là chất có khả năng gây hại đến sức khỏe hoặc tính mạng người sử dụng hoặc các chất không thuộc loại dùng trong thực phẩm” 5 Có thể thấy Luật đã giới hạn hóa chất không được sử dụng vào thực phẩm thông qua việc ban hành danh mục hóa chất cấm Việc ban hành Danh mục hóa chất cấm sẽ giúp kiểm soát tốt việc loại hóa chất nào không được sử dụng từ đó giúp việc thực thi pháp luật trở nên dễ dàng hơn Nhưng đi kèm với hiệu quả áp dụng pháp luật thì việc quy định như trên cũng dẫn đến bất cập là đây là danh mục “ đóng” Có nghĩa là chỉ những hóa chất cấm trong danh mục này mới chịu sự điều chỉnh của các quy định Luật về sử dụng hóa chất cấm

1.1.3 Vai trò của hóa chất

Ngày nay, hóa chất được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực của xã hội, trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong sản xuất công nghiệp Trên thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 1000 hóa chất mới được đưa ra thị trường và trên 100.000 hợp chất được sử dụng rộng rãi dưới các tên thương mại Con số này tăng theo năm tháng 6 Những con số này cho thấy hóa chất đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai

4 Khoản 1 Điều 19 Luật Hóa Chất 2007

5 Khoản 4 Điều 2 Thông tư 10/2021/TT-BYT

6 Nguyễn Đức Đãn (2005), Kiểm soát hóa chất nguy hại tới nơi làm việc, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội

Tổng quan về sản xuất thực phẩm

1.2.1 Khái niệm sản xuất thực phẩm

Thực phẩm là các thứ dùng làm món ăn, như thịt, cá, trứng,… Thực phẩm (food): là những vật phẩm tự nhiên ở dạng thô, đơn lẻ, hoặc qua chế biến, phức hợp; phải ăn được và thoả mãn các yêu cầu của người sử dụng là: cung cấp các chất dinh dưỡng; an toàn cho sức khoẻ; tạo các cảm giác ngon thú vị; phù hợp với thói quen, truyền thống 10 Sản xuất là tạo ra của cải vật chất nói chung

Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong Luật An toàn thực phẩm 2010 cũng định nghĩa về thực phẩm như sau: “ Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản,…” 11 Theo như định nghĩa về thực phẩm trong từ điển và quy định của Luật An toàn thực phẩm 2010 thì Thực phẩm dùng để chỉ những vật phẩm thiết yếu để duy trì sự tồn tại của con người, được tiêu thụ trực tiếp vào con người thông qua hoạt động ăn hoặc uống không chỉ ở dạng tươi sống mà còn ở dạng sơ chế, chế biến, bảo quản Với cách định nghĩa này, các cơ quan chức năng sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định trách nhiệm đối với các chủ thể có hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm

10 Đàm Sao Mai (chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Yến, Bùi Đặng Khuê (2011), “Phụ gia thực phẩm”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, tr.20

11 Khoản 20 Điều 2 Luật An Toàn thực phẩm năm 2010

Theo từ điển Tiếng Việt, sản xuất là tạo ra của cải vật chất nói chung Sản xuất là tao ra của cải vật chất nói chung Sản xuất lương thực, sản xuất thực phẩm tiêu dùng 12 Thực phẩm là các thứ dùng làm món ăn, như thịt, cá, trứng 13 Dựa vào định nghĩa sản xuất và thực phẩm trong từ điển tiếng Việt thì sản xuất thực phẩm được hiểu là tất cả các công đoạn tạo ra một vật phẩm cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động

Theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Luật An Toàn thực phẩm năm 2010 thì sản xuất thực phẩm “là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.”

Về cơ bản, khái niệm về sản xuất thực phẩm dưới góc nhìn của khoa học pháp lý thì nó có sự tương đồng nhất định với khái niệm trong Từ điển tiếng Việt 2003 Sản xuất thực phẩm đều là quá trình công nghiệp hóa việc chế biến các nguyên liệu thực phẩm thành các sản phẩm thực phẩm sử dụng được cho các mục đích tiêu dùng Quá trình sản xuất thực phẩm bao gồm nhiều công đoạn từ thu mua nguyên liệu, tiến hành chế biến, bảo quản và đóng gói cho đến phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng

1.2.2 Đặc điểm của sản xuất thực phẩm

Theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn cầu đối với các ngành sản xuất thì ngành công nghiệp thực phẩm không thể thoát ly được xu hướng chung đó Ngày nay, công nghiệp thực phẩm đã trở nên đa dạng hóa với việc sản xuất từ các hoạt động nhỏ, truyền thống do gia đình quản lý, đến các quy trình công nghiệp lớn

Một là , sản xuất thực phẩm gồm nhiều giai đoạn

Nhìn chung sản xuất thực phẩm là nhằm mục đích cung cấp các nhu cầu yếu phẩm về ăn uống của con người Vì thế, nó sẽ bao gồm nhiều công đoạn như trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm Khi sản xuất thực phẩm phát triển, nó cũng sẽ kéo theo những hoạt động khác phát triển

Chính vì vậy, sản xuất thực phẩm là sự liên kết các giai đoạn với nhau từ công đoạn sơ khai như trồng trọt, chăn nuôi đến bao gói, bảo quản, đưa ra thị trường tiêu thụ Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong toàn bộ quy trình sản xuất thực phẩm là khá khó khăn bởi mỗi giai đoạn có thể do một doanh nghiệp chịu trách nhiệm

Trong vụ việc Đức, Ba Lan, Malta gửi cảnh báo, thu hồi hoặc trả lại sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri, bánh phở nhập khẩu từ Việt Nam do vi

12 Tậ điận tiậng Viật, tr 845

13 Tậ điận tiậng Viật, tr.974 phạm quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu (EU) 14 Theo ông Vũ Thế Thành, chuyên gia thực phẩm: "Ethylene oxide không phải là phụ gia thực phẩm để đưa vào chế biến Thực tế, chất này dùng để phun vào nông sản như các loại hạt, đậu để diệt khuẩn và nấm mốc” Ông Thành nhận định, có thể chất Ethylene Oxide tồn dư trong mì ăn liền có ở nguồn nguyên liệu đặt mua từ bên ngoài như tiêu, bột hành ớt ỏi,…

Hai là , khó kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm Đối với nguồn nguyên liệu đầu vào rất khó để kiểm soát tính an toàn của nó Như vụ việc EU cảnh báo, thu hồi hoặc trả lại sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri, bánh phở nhập khẩu từ Việt Nam do tồn dư Ethylene Oxide trong sản phẩm thì theo chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành thì có thể xuất phát từ nguồn nguyên liệu để sản xuất chứ không phải do nhà sản xuất cố tình sử dụng vào thực phẩm

Tuy sản xuất thực phẩm bao gồm nhiều công đoạn như trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm nhưng thật ra mỗi công đoạn này có thể xuất phát từ một doanh nghiệp hoặc được tách lẻ ra

Ví dụ như đối với giai đoạn trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, đánh bắt, khai thác có thể đến từ người nông dân Giai đoạn sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm có thể đến từ doanh nghiệp

Ví dụ như đối với sản phẩm cà phê của Trung Nguyên Hiện nay, Trung Nguyên có một hệ thống sản xuất hoạt động vô cùng hiệu quả Khi mà các nguồn nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất café hòa tan cũng như các loại café khác, đều là bắt nguồn từ các nông trại trồng café do chính Trung Nguyên đầu tư và quản lí Hay nói cách khác Trung Nguyên chính là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất của mình 15 Trung Nguyên đang thực hiện tất cả các giai đoạn trong sản xuất từ khâu trồng trọt đến thành phẩm Điều này, giúp đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ sẽ do chính Trung Nguyên kiểm soát

Tuy nhiên, hiện nay để thực hiện được điều này là quá khó khăn Thường các doanh nghiệp khi sản xuất ra thành phẩm họ cần nhập các nguồn nguyên liệu từ các nguồn khác nhau Điều này dẫn đến một vấn đề trong sản xuất thực phẩm là các doanh nghiệp tạo ra thành phẩm cuối cùng thì không sử dụng hóa chất nhưng những giai đoạn trước hóa chất đã được sử dụng vào nguồn nguyên liệu cung cấp cho họ thì rất khó kiểm soát

14 Chí Tuệ - Ngọc An (2022), “ Mì ăn liền lại bị cảnh báo ở EU vì chứa chất cấm ethylene oxide vượt ngưỡng”,

Báo tuổi trẻ ( nguồn: https://tuoitre.vn/mi-an-lien-lai-bi-canh-bao-o-eu-vi-chua-chat-cam-ethylene-oxide-vuot- nguong-20220722105343668.htm )

Tổng quan về sử dụng hóa chất trong trong sản xuất thực phẩm

1.3.1 Khái niệm về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm

Theo từ điển Tiếng Việt thì “ sử dụng” là đem dùng vào mục đích nào đó 22 Do đó,

“sử dụng hóa chất” là việc dùng hóa chất vào sản xuất thực phẩm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có chủ đích

Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của nền khoa học kỹ thuật, việc áp dụng những thành tựu khoa học vào thực tiễn không còn quá xa lạ trong cuộc sống chúng ta nói chung và trong sản xuất thực phẩm nói riêng Nhằm đạt được hiệu quả mong muốn trong các loại thực phẩm, việc nghiên cứu và sử dụng hoá chất trong sản xuất thực phẩm ngày một đa dạng và phong phú hơn Ngày càng có nhiều loại hoá chất được dùng cho nhiều

22 Từ điển tiếng Việt 2003, trang 876 mục đích sử dụng khác nhau, nhiều loại hoá chất mới được phát hiện giúp nâng cao chất lượng sản phẩm được sản xuất ra Bên cạnh đó, kỹ thuật sử dụng hoá chất đang ngày càng hoàn thiện và đa dạng hoá hơn bao giờ hết

Trong quá trình sản xuất thực phẩm tùy vào tùy loại thực phẩm mà sẽ sử dụng một số loại hóa chất có thể là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm hoặc một số loại hóa chất khác nhằm mục đích bảo quản hay cải thiện hương vị và bề ngoài, tăng khối lượng, giảm giá thành sản xuất giúp tối ưu hóa lợi nhuận trong sản xuất

Do đó, có thể hiểu sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm là việc trong quá trình sản xuất thực phẩm tùy vào từng loại thực phẩm cơ sở sản xuất sẽ sử dụng một số loại hóa chất bao gồm phụ gia thực phẩm và một số chất vào thực phẩm nhằm mục đích bảo quản hay cải thiện hương vị và bề ngoài, tăng khối lượng, giảm giá thành sản xuất giúp tối ưu hóa lợi nhuận trong sản xuất

Nhìn chung, việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm thường để hỗ trợ quá trình chế biến, bảo quản của thực phẩm với mục đích mang lại lợi ích thương mại cho cơ sở sản xuất chứ ít đem lại những giá trị dinh dưỡng Tuy nhiên, hiện nay hoá chất lại được sử dụng nhiều và sử dụng một cách cẩu thả trong quá trình sản xuất thực phẩm bởi những lợi ích thương mại mà nó đem lại

1.3.2 Đặc điểm của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm

Nhu cầu cơ bản của con người mỗi ngày là việc ăn uống nhiều loại thực phẩm khác nhau, giúp bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nuôi cơ thể Ngoài việc đây là nhu cầu cơ bản giúp nuôi sống con người thì đây còn là việc tạo ra cảm giác tận hưởng những món ăn ngon cả về phần nhìn lẫn phần vị Chính vì thế việc sử dụng hoá chất trong sản xuất thực phẩm không chỉ để tăng cảm quan về hương vị mà còn giúp các loại thực phẩm trông đẹp mắt, bảo quản được lâu hơn Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm sẽ tạo ra các mối nguy hóa học đối với an toàn thực phẩm

Mối nguy là yếu tố sinh học, hóa học hoặc vật lý có thể làm cho thực phẩm không an toàn cho người sử dụng 23 Có 3 mối nguy tan toàn thực phẩm:

Mối nguy sinh học là các mối nguy gây ra do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng Thường trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm, mối nguy ô nhiễm do vi khuẩn gây ra là mối nguy phổ biến nhất

Mối nguy hóa học là việc xuất hiện nhiễm hóa học ở bất cứ công đoạn nào trong quá trình doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm Các hóa chất (phụ gia, điều vị, chất bảo quản, hương liệu, tạo màu ) được sử dụng có mục đích đối với một số thực phẩm và có thể không gây nguy hiểm cho người dùng nếu được kiểm soát hợp lý

23 Trần Thị Dịu (2018), “Mối nguy an toàn vệ sinh thực phẩm trong HACCP ”, Khoa thực phẩm và hóa học, đại học Sao Đỏ.

Mối nguy vật lý bao gồm các dị vật như sạn đá, mảnh kim loại, bụi có khả năng gây hại thường không xuất hiện trong quá trình chế biến thực phẩm Nếu chẳng may người dùng ăn phải có thể bị đau, hóc và ảnh hưởng đến sức khỏe 24

Dựa trên phân tích trên, việc sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm có thể gây ra các mối nguy hóa học Do đó, việc sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm có 3 đặc điểm sau

Một là, khó phát hiện

Theo thống kê trong giai đoạn 2011 - 2016, toàn quốc đã ghi nhận 1.007 vụ NĐTP với 30.395 người mắc và 164 người chết Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5.065,8 người mắc/năm và 27,3 người chết do NĐTP/năm So với trung bình giai đoạn 2006-2010, giảm 22 vụ (11,6%), giảm 1.567 người mắc (23,6%), giảm 25 người chết (47,5%).Trong giai đoạn 2011 – 2016, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 40,2%), tiếp đến nguyên nhân do độc tố tự nhiên chiếm 27,9%, do hoá chất chiếm 4,3% và còn 268 vụ không xác định được nguyên nhân gây ngộ độc (chiếm tỷ lệ 26,6%) 25

Dựa trên báo cáo trên, thì tình trạng ngộ độc do hóa chất chiếm tỉ lệ thấp nhất khoản 4,3% trên tổng số Tuy nhiên, Theo ông Võ Trọng Thiện, Phó viện trưởng Viện

Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM, kết quả giám sát, thanh tra hậu kiểm An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam trong năm 2010 và 4 tháng đầu năm 2011, cho thấy: Trong 30 mẫu thịt heo quay lấy ở chợ và các cơ sở trên địa bàn TP.HCM được kiểm nghiệm thì có đến 4 mẫu ở 4 cơ sở dùng phẩm màu không cho phép; hơn một nửa số mẫu bắp chiên, tương ớt được kiểm định sử dụng chất Sunset FCF độc hại

Tương tự, gần một nửa số mẫu hạt dưa khách hàng mang đến viện kiểm tra cho ra kết quả sử dụng phẩm màu cấm; trong 30 mẫu mì ăn liền thì có đến 33,3% dùng chất cấm Natribenzoat để bảo quản và 30 mẫu bánh bao thì có đến 28 mẫu dùng chất bảo quản không đạt

Tổng quan pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm

1.4.1 Khái niệm pháp luật về sử dụng hóa chất trong trong sản xuất thực phẩm

Căn cứ theo khái niệm về hóa chất trong Luật hóa chất có thể thấy hóa chất được hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ những đơn chất hoặc hợp chất có trong tự nhiên hoặc được tạo ra thông qua quá trình sản xuất Do đó, phụ gia thực phẩm hay chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đều là những dạng hóa chất Tuy nhiên, những loại hóa chất này đã được trải qua một quy trình kiểm nghiệm trước khi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm được quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư 19/2012/TT-BYT: “Phụ gia thực phẩm phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước khi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng phụ gia để sản xuất, chế biến thực phẩm.”

Do đó, sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm là việc đưa hóa chất có thể là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến hoặc các loại hóa chất khác vào thực phẩm một cách có chủ đích

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) thì phụ gia thực phẩm là những chất không được coi là thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm Phụ gia thực phẩm có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào với mục đích đáp ứng yêu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các chất bổ sung vào thực phẩm với mục đích tăng thêm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.” Trong Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Codex Alimentarius Commisson - CAC) thì phụ gia thực phẩm là: “Một chất, có hay không có giá trị dinh dưỡng, mà bản thân nó không được tiêu thụ thông thường như một thực phẩm và cũng không được sử dụng như một thành phần của thực phẩm, việc chủ ý bổ sung chúng vào thực phẩm để giải quyết mục đích công nghệ trong sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nhằm cải thiện cấu kết hoặc đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó”

Trong pháp luật Việt Nam thì khái niệm phụ gia thực phẩm từng được ghi nhận trong Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/08/2001 về việc Ban hành” Quy định danh mục chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” Tuy nhiên đến năm 2012 thì Bộ Y tế ban hành Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 Hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm (thay thế cho Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT) thì khái niệm này không được quy định trong Thông tư mà thay vào đó nó được chính thức ghi nhận trong Luật An Toàn thực phẩm năm 2010: “ Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm ”

Khái niệm trên cho thấy, Phụ gia thực phẩm không phải là thực phẩm mà nó cũng là một dạng chất có thể là đơn chất hoặc hợp chất được bổ sung trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm nhằm cải thiện cấu kết hoặc đặc tính kỹ thuật của thuật phẩm đó và không phải tất cả các phụ gia thực phẩm đều là hóa chất

Có một số loại phụ gia thực phẩm được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên như muối, đường và chất đạm

Do đó, Hóa chất được dùng làm phụ gia thực phẩm là những là những chất được tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học và phải được phê duyệt bởi các tổ chức y tế và an toàn thực phẩm trên thế giới trước khi được sử dụng Cần phải tuân thủ các chỉ đạo và hướng dẫn về liều lượng và cách sử dụng của từng loại phụ gia để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng

Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất được chủ định sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hay các thành phần của thực phẩm nhằm thực hiện mục đích công nghệ, có thể được tách ra hoặc còn lại trong thực phẩm 29 Đối với Hóa chất là phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thì phải thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định 30 Đối với những hóa chất khác không thuộc danh mục phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì tại khoản 3 Điều 7 Luật Hóa chất 2007 quy định cấm các hành vi “Sử dụng hóa chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hóa chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho

29 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010

30 Khoản 3 Điều 17 Luật An Toàn thực phẩm 2010 phép để sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hóa chất tiêu dùng.”

1.4.2 Đặc điểm của pháp luật về sử dụng hóa chất trong trong sản xuất thực phẩm Để kiểm soát việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau, trong đó công cụ hiệu quả nhất là pháp luật

Pháp luật về các nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng là tất cả các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quá trình con người tiến hành sử dụng các loại hóa chất vào trong quá trình sản xuất thực phẩm nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm khi đưa ra tiêu thụ đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm:

Một là , các nguyên tắc pháp lý: Để đảm bảo mục đích bảo vệ sức khỏe con người trước những tác động xấu do thực phẩm chứa hóa chất gây ra, các quy định pháp luật về sử dụng hóa chất trong các hoạt động sản xuất thực phẩm cần được xây dựng trên những nguyên tắc nhất quán, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế - xã hội, chính sách bảo vệ sức khỏe người dân của Đảng và Nhà nước ta Có như vậy, các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm với việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm mới có sự gắn kết và thống nhất chặt chẽ với nhau

Hai là , nhóm quy định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quá trình con người tiến hành sử dụng các loại hóa chất vào trong quá trình sản xuất thực phẩm nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm khi đưa ra tiêu thụ đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm Nhóm quy phạm pháp luật này có đặc điểm chung giống nhau là cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hoạt động sử dụng hóa chất vào trong sản xuất thực phẩm

Ba là , ảnh hưởng từ các công ước, điều ước, tổ chức quốc tế, Việt Nam là thành viên

Công tác xây dựng tiêu chuẩn hay giới hạn an toàn một chất độc hại có trong thực phẩm ở Việt Nam đều phải dựa vào các tài liệu chính thức của Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm thế giới (CODEX), tài liệu của các nước trong khu vực và thế giới và phải hài hòa với sự phát triển kinh tế đất nước Do đó, Hiện nay, việc xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bất kỳ một chất độc hại nào có trong thực phẩm phải dựa vào đánh giá mối nguy của chất độc hại đó để đưa ra bằng chứng khoa học xác thực về mức an toàn, độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe con người Việt Nam cũng như phần lớn các quốc gia đang phát triển trên thế giới chưa đủ năng lực để nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đối với tất cả chất độc hại có trong thực phẩm

Việc xây dựng các tiêu chuẩn hay giới hạn dự lượng một loại hóa chất độc hại nào có trong thực phẩm thì chúng ta phải dựa vào tài liệu, bằng chứng khoa học của các tổ chức Quốc tế Điều này vừa là thuận lợi vừa là bất cập đối với hệ thống pháp luật Việt Nam trong quản lý hóa chất và an toàn thực phẩm Cụ thể, trong các vụ việc thực tiễn như một số sản phẩm mì ăn liền xuất khẩu của Việt Nam bị cảnh báo vì vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của EU 31 Có thể thấy, sau khi xảy ra vụ việc liên quan đến

EO trong các sản phẩm xuât khẩu qua thị trường EU bị cảnh báo thì Bộ Công thương mới phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn nghiên cứu, xây dựng quy định mức ngưỡng giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm Hoặc ví dụ đối với vụ việc sử dụng melamine vào thực phẩm thì đến ngày 11/12/2008, Bộ Y tế ban hành Quyết định 38/2008/QĐ-BYT về việc quy định mức giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo trong thực phẩm 32 Cụ thể trong Quyết định này

PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm trong pháp luật Trung Quốc

Ở Trung Quốc, Luật Quản lý An toàn Hóa chất Nguy hiểm 2011 38 chỉ quy định khái niệm hóa chất nguy hiểm chỉ quy định khái niệm hóa chất nguy hiểm nhưng định nghĩa cũng giới hạn hóa chất nguy hiểm cần kiểm soát theo danh mục Theo Điều 3 Luật Quản lý an toàn hóa chất nguy hiểm, khái niệm hóa chất nguy hiểm được định nghĩa là:

“Hóa chất nguy hiểm đề cập đến các chất có độc tính cao và các hóa chất khác độc hại, ăn mòn, nổ, dễ cháy hoặc hỗ trợ quá trình đốt cháy và có thể gây hại cho con người, cơ sở vật chất hoặc môi trường

Danh mục hóa chất nguy hiểm phải được xác định, ban hành và điều chỉnh phù hợp với việc xác định và phân loại nguy hiểm của Nhà nước”

Dựa vào quy định trển, có thể thấy “hóa chất” đang được hiểu theo nghĩa hẹp là những chất nguy hại, cần được kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn, loại trừ nguy cơ với môi trường và sức khỏe cộng đồng Chính vì quy định “hóa chất” theo nghĩa hẹp nghĩa là những chất gây nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng nên trong luật này người ta không quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm Cụ thể, vấn đề sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm trong pháp luật Trung Quốc được quy định trong The Food Safety Law of the People's Republic of China of

2015 (FSL) - Luật An toàn Thực phẩm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2015 Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 FSL 2015 đã có quy định về những hành vi bị cấm trong sản xuất thực phẩm:

“(i) Thực phẩm được làm từ nguyên liệu phi thực phẩm hoặc được thêm các hóa chất không phải là phụ gia thực phẩm hoặc các chất khác có thể gây nguy hiểm cho sức

38 Regulations on the Safe Management of Hazardous Chemicals in China 2011 khỏe con người hoặc thực phẩm được sản xuất từ thực phẩm tái chế làm nguyên liệu thô;

(ii) Thực phẩm, phụ gia thực phẩm và Sản phẩm liên quan đến thực phẩm có chứa vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc trừ sâu, dư lượng thuốc thú y, độc tố sinh học, kim loại nặng, chất gây ô nhiễm và các chất khác có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và vượt quá giới hạn của thực phẩm tiêu chuẩn an toàn;

(iii) Thực phẩm hoặc phụ gia thực phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu hoặc phụ gia thực phẩm hết hạn sử dụng; (X) nhà sản xuất hoặc nhà phân phối thực phẩm phải sử dụng chất tẩy rửa và chất khử trùng an toàn và không gây hại cho cơ thể con người;

Trong FSL 2015 không định nghĩa về khái niệm “hóa chất” tuy nhiên dựa vào quy định trên thì “ hóa chất” đang được hiểu theo hai nghĩa là “ hóa chất là phụ gia thực phẩm” và “hóa chất không là phụ gia thực phẩm” Theo quy định trên thì chỉ được sử dụng hóa chất là phụ gia thực phẩm vào sản xuất thực phẩm, các loại hóa chất không phải phụ gia thực phẩm thì không được dùng trong sản xuất thực phẩm Từ quy định trên có thể hiểu “hóa chất” được dùng trong sản xuất thực phẩm đang được định nghĩa là các chất độc hại, nếu hóa chất không được đưa vào danh mục phụ gia thực phẩm thì nó được xem là một chất không được sử dụng vào thực phẩm Điều này, xuất phát từ khái niệm về “hóa chất” trong pháp luật Trung Quốc được định nghĩa theo nghĩa hẹp nên dưới góc độ kiểm soát việc sử dụng hóa chất vào trong sản xuất thực phẩm sẽ dễ dàng, hiệu quả hơn

Việc quy định như vậy thể hiện pháp luật Trung Quốc có sự tách bạch giữa hóa chất được sử dụng và hóa chất không được sử dụng Hóa chất được phép sử dụng vào thực phẩm sẽ là những hóa chất đã trở thành phụ gia thực phẩm còn đối với những hóa chất không phải phụ gia thực phẩm thì không được sử dụng trong sản xuất thực phẩm Điều này thể hiện pháp luật Trung Quốc có sự quy định cụ thể về những hóa chất nào có thể sử dụng vào thực phẩm Giúp cho việc xác định hành vi vi phạm về sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm dễ xác định hơn từ đó có thể áp dụng các chế tài cụ thể để xử phạt

Thêm vào đó, Luật này cũng quy định không được phép sử dụng các “chất khác” có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người Đây là một điều luật mang tính dự liệu cho các tình huống có thể xảy ra trong tương lai Trong khoa học pháp lý, chất khác ở đây có thể được hiểu là một vật liệu hóa học, dùng để sản xuất các sản phẩm khác nhau Chất có thể là đơn chất hoặc hợp chất, có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí và có thể có tính chất độc hại hoặc phi độc hại Việc quy định như vậy trong lĩnh vực pháp lý rất quan trọng để đảm bảo an toàn của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường Bởi, “hóa chất” trong pháp luật Trung Quốc được hiểu theo nghĩa hẹp Tuy nhiên, trong sản xuất thực phẩm vẫn có thể xảy ra trường hợp sử dụng các chất khác không mang tính độc hại nhưng khi sử dụng vào trong thực phẩm thì vẫn gây ra nguy hại cho sức khỏe

- Về kiểm soát việc sử dụng hóa chất vào thực phẩm Điều 3 của FSL 2015 yêu cầu kiểm soát toàn bộ quá trình Quy đinh này được thay đổi khác đi so với Luật Vệ sinh thực phẩm trước đây ở Trung Quốc “toàn bộ quá trình” được hiểu là bào gồm tất cả các khía cạnh của quá trình chế biến thực phẩm và không chỉ giới hạn ở các yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Thêm vào đó, “toàn bộ quá trình” cũng mang nghĩa là việc kiểm soát thực phẩm sẽ được giám sát và quả lý từ trang trại đến bàn ăn Do đó, việc đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm 2015 phần nào đã đề cập về việc giám sát và quản lý không chỉ đối với với quy trình sản xuất mà còn đối với các giai đoạn khác của sản xuất thực phẩm Điều 42 FSL 2015 cũng đã chứng minh cho nỗ lực kiểm soát toàn bộ chuỗi thực phẩm của Trung Quốc khi xây dựng một hệ thống truy xuất nguồn gốc đầy đủ về an toàn thực phẩm Luật quy định trách nhiệm truy xuất nguồn gốc thuộc về cơ sở sản xuất, phân phối thực phẩm và Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm cùng các bộ phận liên quan

- Về đánh giá và quản lý nguy cơ thực phẩm chứa hóa chất trong thực phẩm

“Nhà nước Trung Quốc thiết lập hệ thống đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm Đanh giá nguy cơ là việc đánh giá các yếu tố có hại về mặt sinh học, hóa học và vật lý trong thực phẩm, phụ gia thực phẩm và Sản phẩm liên quan đến thực phẩm 39 ” Tại Điều này cũng phân công rõ nhiệm vụ của từng cơ quan tong đánh giá nguy cơ

Cụ thể, Cơ quan quản lý y tế trực thuộc Quốc Hội chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm và thành lập hội đồng chuyên gia đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm gồm các chuyên gia về khoa học y tế, nông nghiệp, thực phẩm, dinh dưỡng, sinh học và môi trường để thực hiện đánh giá nguy cơ đối với an toàn thực phẩm Để thực hiện đánh giá nguy cơ, hội đồng y tế thuộc Hội đồng Nhà nước đã thành lập CFSA vào năm 2011 với tư cách là một tổ chức độc lập để thực hiện công việc khoa học thực tế 40 Việc thành lập một cơ quan độc lập với cơ quan nhà nước bao gồm hơn

40 nhà khoa học có trình độ trong các lĩnh vực học thuật khác nhau, đặt ra các ưu tiên cho đánh giá nguy cơ 41 là hoàn toàn phù hợp với quy định cũng như chủ trường của luật rằng đánh giá nguy cơ “ phải được thực hiện bằng các biện pháp khoa học và theo thông

40 Jasmin Buijs, Bernd van der Meulen & Li Jiao (2018), “China’s Food Safety Law, Legal systematic analysis of the 2015 Food Safety Law of the People’s Republic of China”, European Institute for Food Law Working Paper Series 2018/01, trang 19

Sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm trong pháp luật EU

2.2.1 Quy định về quản lý hóa chất trong pháp luật EU

Một là, về định nghĩa hóa chất trong hệ thống pháp luật EU

Hóa chất là những khối xây dựng thiết yếu cho mọi thứ trên thế giới Tất cả các vật chất sống, bao gồm cả con người, động vật và thực vật, bao gồm các chất hóa học Tất cả thực phẩm được tạo thành từ các chất hóa học Hóa chất trong thực phẩm phần lớn là vô hại và thường được mong muốn – ví dụ, các chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein, chất béo và chất xơ bao gồm các hợp chất hóa học Nhiều trong số này xảy ra một cách tự nhiên và góp phần vào cả chế độ ăn uống đầy đủ và trải nghiệm ăn uống của chúng ta

Tuy nhiên, hóa chất có thể có nhiều đặc tính độc hại, một số trong đó có thể gây ra tác dụng phụ ở người và động vật Thông thường, những thứ này không gây hại trừ khi chúng ta tiếp xúc với chúng trong thời gian dài và ở mức độ cao Các nhà khoa học giúp bảo vệ chống lại những tác động có hại này bằng cách thiết lập các mức an toàn Lời khuyên khoa học này cung cấp thông tin cho những người ra quyết định điều chỉnh việc sử dụng hóa chất trong thực phẩm hoặc tìm cách hạn chế sự hiện diện của chúng trong chuỗi thức ăn 45

Tại Điều 3, Luật Thực phẩm chung cũng quy định: “Chất: có nghĩa là một nguyên tố hóa học và các hợp chất của nó ở trạng thái tự nhiên hoặc thu được từ bất kỳ quy trình sản xuất nào, bao gồm bất kỳ chất phụ gia nào cần thiết để duy trì sự ổn định của

45 European food safe authority(EFSA), Chemicals in food

[ https://www.efsa.europa.eu/en/topics/topic/chemicals-food ] ( truy cập ngày 10/06/2023) nó và bất kỳ tạp chất nào phát sinh từ quy trình được sử dụng, nhưng không bao gồm bất kỳ dung môi nào có thể được tách ra mà không ảnh hưởng đến sự ổn định của chất hoặc thay đổi thành phần của nó;” 46 Dựa vào quy định trên thì EU đang định nghĩa hóa chất theo nghĩa rộng

Hai là , cơ quan quản lý hóa chất ở EU Đi kèm với việc định nghĩa hóa chất theo một nghĩa rộng thì EU đã lập ra European Chemical Agency ( ECHA) một cơ quan quản lý hóa chất hoạt động vì mục tiêu sử dụng hóa chất an toàn ECHA thực hiện luật hóa chất mang tính đột phá của EU, mang lại lợi ích cho sức khỏe con người, môi trường cũng như sự đổi mới và khả năng cạnh tranh ở châu Âu 47

Với Chiến lược của Ủy ban cung cấp một kế hoạch hành động để: Cấm các hóa chất độc hại nhất trong các sản phẩm tiêu dùng – chỉ cho phép những hóa chất đó khi việc sử dụng chúng là cần thiết Chú ý đến hiệu ứng hỗn hợp của hóa chất khi đánh giá nguy cơ hóa chất 48 ECHA đặt ra các giá trị nhằm đảm bảo an toàn hóa chất như “độc lập, đáng tin cậy, hiệu quả” trong vấn đề quản lý Đồng thời, EU cũng đề ra những nguyên tắc để kiểm soát hóa chất cực kì nghiêm ngặt Tại Điều 1 Reach đề cập đến Reach được lập ra để đảm bảo mức độ bảo vệ cao đối với sức khỏe con người và môi trường, bao gồm thúc đẩy các phương pháp thay thế để đánh giá mức độ nguy hiểm của các chất đồng thời Reach cũng đưa ra các quy định về các chất và chế phẩm theo nghĩa của Điều 3

Ba là , quy định về sử dụng hóa chất

Khi một hóa chất được sử dụng thì người sử dụng nó phải đảm bảo nó không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người hoặc môi trường Đây là nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 1 Reach 2007 “Các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và người sử dụng tiếp theo đảm bảo rằng họ sản xuất, đưa ra thị trường hoặc sử dụng các chất đó không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người hoặc môi trường.” Các nhà điều hành kinh doanh thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi được định nghĩa tại Điều 3 là một thể nhân hoặc pháp nhân chịu trách nhiệm đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi nuôi gia súc dưới sự kiểm soát của mình Đặc biệt, các nhà sản xuất và nhà phân phối có nghĩa vụ đưa các sản

47 European Chemicals Agency (ECHA), [ https://european-union.europa.eu/institutions-law-budget/institutions- and-bodies/search-all-eu-institutions-and-bodies/european-chemicals-agency-echa_en ] ( truy cập ngày

48 European Chemicals Agency (ECHA), Chemicals Strategy for Sustainability [ https://echa.europa.eu/hot- topics/chemicals-strategy-for- sustainability#:~:text=The%20Commission's%20strategy%20provides%20an,chemicals%20when%20assessing

%20chemical%20risks ], ( truy cập ngày 18/06/2023) phẩm an toàn ra thị trường tuân thủ luật thực phẩm ở các giai đoạn sản xuất, chế biến, vận chuyển, bảo quản, giám sát và phân phối cuối cùng

Có thể thấy, việc kiểm soát hóa chất của Eu được thực hiện bằng cách lập ra cơ quan quản lý hóa chất ECHA trở thành trung tâm kiến thức về quản lý hóa chất bền vững, phục vụ nhiều chính sách của EU và các sáng kiến toàn cầu, vì lợi ích của người dân và môi trường ECHA đóng vai trò nghiên cứu, đánh giá quản lý rùi ro từ hóa chất

Sử dụng những ý kiến, nghiên cứu ECHA để đưa hóa chất vào khuôn khổ pháp luật Chính vì vậy, mặ dù quy định hóa chất theo nghĩa rộng nhưng EU vẫn đang làm tốt nhiệm vụ quản lý hóa chất trong mọi lĩnh vực

2.2.2 Các nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm trong pháp luật EU

Một là , quy định về an toàn thực phẩm

Trong Luật Thực phẩm chung (General Food Law – GFL) không đề cập cụ thể về việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm Tuy nhiên, tại Điều 14, GFL quy định:

“Thực phẩm sẽ không được đưa thị trường nếu nó không an toàn” Như vậy, GFL đảm bảo an toàn thực phẩm bằng cách loại bỏ những thực phẩm không an toàn ra khỏi thị trường “ Thực phẩm được coi là không an toàn nếu nó gây hại cho sức khỏe, hoặc không thích hợp cho tiêu dùng của con người” 49

Hai là , các nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm

Các nguyên tắc chung của GFL bao gồm nguyên tắc dựa trên bằng chứng khoa học, đánh giá và quản lý 50 , nguyên tắc phòng ngừa 51 , bảo vệ người tiêu dùng 52 , quy định nhập khẩu và xuât khẩu 53 , trách nhiệm điều hành kinh doanh trong các hê thống quản lý

“ từ trang trại đế bàn ăn” (farm-to-fork) 54 , và truy xuất nguồn gốc thực phẩm 55

Dựa vào các nguyên tắc trên, EU có thể kiểm soát tốt được vấn đề sử dụng hóa chất vào trong sản xuất thực phẩm

Nguyên tắc thứ nhất, nguyên tắc dựa trên bằng chứng khoa học, đánh giá và quản lý nguy cơ

Bằng chứng khoa học là những bằng chứng có sự chặt chẽ về khoa học và phương pháp luận uy tín và những bằng chứng này “ có hoặc xuất hiện có tính chính xác (exact), khách quan (objective), thực tế (facual), có hệ thống (systematic) 56

56 Nguyễn Thị Thu Thảo, 2014, Luận văn thạc sĩ học “Bằng chứng khoa học theo Hiệp định SPS và kinh nghiệm cho Việt Nam khi xây dựng quy định nhập khẩu bảo đảm an toàn thực phẩm” Đánh giá nguy cơ là quá trình đánh giá, quản lý và truyền đạt các nguy cơ về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi Đó là cách Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cũng như bảo vệ người tiêu dùng 57 Nói tóm lại, đánh giá nguy cơ là đánh giá khả năng gây hại của thực phẩm hoặc thành phần

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM VÀ KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT

Thực trạng quy định pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm tại Việt Nam

Một là , quy định về định nghĩa hóa chất chưa phù hợp với thực tiễn

Hiện tại, pháp luât Việt Nam chỉ có thể kiểm soát trong giai đoạn sản phẩm được đưa ra thị trường tiêu thụ Và sự kiểm soát này cũng khá hạn chế bởi Việt Nam còn tồn tại nhiều chợ bán lẻ, chợ truyền thống Ở các nước Châu Âu thì hàng hóa được tiêu thụ thông qua các siêu thị, đại lý,… Điều này tạo thuận lợi cho việc họ có thể kiểm soát được nguồn gốc thực phẩm, truy xuất đươc nguồn gốc thực phẩm một cách nhanh chóng và chính xác

Do đó, việc định nghĩa về hóa chất theo nghĩa rộng giúp họ kiểm soát đươc toàn diên về hóa chất mà không ảnh hưởng đến vấn đề an tòan thực phẩm cụ thể là vấn để sử dụng hóa chất trong thực phẩm Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, hóa chất chưa được hoàn thiện Việc định nghĩa hóa chất theo nghĩa rộng dễ dẫn đến việc kiểm soát không toàn diện các loại hóa chất Đặc biệt trong vấn đề sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm

Tham khảo định nghĩa về hóa chất trong pháp Luật Trung Quốc mà nhóm tác giả đã phân tích ở trên thì hóa chất được định nghĩa theo nghĩa hẹp, chỉ gồm những hóa chất thuộc một số danh mục cụ thể nên dưới góc độ đảm bảo an toàn thực phẩm khi sử dụng hóa chất việc kiểm soát sẽ dễ dàng, hiệu quả hơn Trong khi đó, pháp luật Việt nam hiện hành lại định nghĩa hóa chất với nghĩa rất rộng, không giới hạn những hóa chất nào, thuộc danh mục nào Trên thực tế, hóa chất là vô số, trong đó có những hóa chất không phải là chất gây nguy hiểm, độc hại nên nó được pháp luật điêu chỉnh như hàng hóa thông thường khác Ngược lại, chỉ những hóa chất độc hại mới cần được kiểm soát chặt chẽ bằng những quy định pháp luật riêng

Với lý do trên, với cách định nghĩa hóa chất theo nghĩa rộng của Luật Hóa chất Việt Nam sẽ gây khó khăn cho quá trình áp dụng các quy định pháp luật và cản trở công tác kiểm soát việc sử dụng hóa chất vào thực phẩm

Hai là, danh mục hóa chất được sử dụng trong sản xuất thực phẩm còn nhiều bất cập

- Thiếu quy định về phân bổ mã ngành từng lĩnh vực hóa chất

Vấn đề phân bổ mã ngành hiện nay được quy định tại Quyết định số 10/2007/QĐ-Ttg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, hiện nay Quyết định số 10/2007/QĐ-Ttg chưa có mã ngành cho ngành hàng hóa chất của từng lĩnh vực Do vậy, trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không thể hiện rõ hóa chất của ngành nào, mà chỉ thể hiện là: ngành nghề kinh doanh hóa chất (trừ những hóa chất độc hại) Pháp luật hiện hành không có danh mục hóa chất nào là hóa chất độc hại và cũng không có văn bản nào giải thích thế nào là hóa chất độc hại Cách ghi như vậy khiến cho cơ quan chức năng rất khó xác định hóa chất nào là hóa chất độc hại để cho phép hay không cho phép kinh doanh Từ đó, vừa gây khó khăn cho công tác kiểm soát vừa tạo ra tâm lý chai lì của cá nhân, tổ chức vi phạm Dẫn đến tâm lý của các cơ sở sản xuất, kinh doanh là “Luật không cấm thì mình vẫn làm” Việc này dẫn đến tình trạng hóa chất công nghiệp, hóa chất cấm, hóa chất độc hại vô tư vào thực phẩm

- Các danh mục hóa chất mang tính chất “đóng” dẫn đến việc kiểm soát hóa chất được sử dụng vào thực phẩm chưa hiệu quả

Các danh mục hoá chất hiện nay mang tính “đóng” – nghĩa là liệt kê tên loại loại và tổng số hoá chất thuộc từng danh mục Có nghĩa là Luật chỉ kiểm soát một số loại hóa chất thuộc danh mục quy định Cụ thể, như đã đề cập tại phần đặc điểm của hóa chất thì trong hệ thống pháp luật về Hóa chất ở Việt Nam nhà nước kiểm soát các loại hóa chất nguy hiểm bằng cách ban hành các danh mục: Danh mục Hóa chất nguy hiểm, Danh mục hóa chất cấm ban hành kèm theo theo ban hành kèm theo Nghị định 113/2017-NĐ-CP và được bổ sung thêm ở Nghị định 82/ 2022/ NĐ-CP; Danh mục hóa chất độc được ban hành kèm Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg; Danh mục chất cấm được ban hành kèm Thông tư 10/2021/TT-BYT Danh mục các hóa chất trên đều là các loại hóa chất không được sử dụng vào sử dụng thực phẩm Việc quy định như vậy là rõ ràng Tuy nhiên, nếu trên thực tế có xuất hiện hóa chất có đặc tính tương tự như hóa chất trong các danh mục cũng không kiểm soát được Vậy, trường hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh không sử dụng các hóa chất trong các danh mục trên nhưng lại sử dụng một loại hóa chất khác có đặc tính tương đương hoặc có thể gây nguy hại của sức khỏe con người thì pháp luật sẽ khó điều chỉnh được

Một ví dụ cho thấy các danh mục hoá chất “đóng” không đáp ứng được thực tiễn là việc Chính phủ sửa đổi danh mục hoá chất theo hướng tăng lên ở văn bản sau so với văn bản trước Theo Nghị định 108/2008/NĐ-CP, hoá chất hạn chế sản xuất, kinh doanh là các hoá chất thuộc Phụ lục II của Nghị định này, gồm 42 loại hoá chất Nghị định 26/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 108/2008/NĐ-CP cũng bổ sung thêm một số lượng lớn các loại hoá chất, đưa tổng số loại hoá chất thuộc danh mục hoáchất hạn chế sản xuất, kinh doanh lên 212 loại Tuy nhiên, con số trên thực tế phải nhiều hơn con số 212 này 70 Điều này cho thấy, số lượng hóa chất liệt kê trong các danh mục trên là quá ít so với thực tế Việc ban hành các danh mục hóa chất giới hạn số lượng hóa chất chưa thể bao quát được hết các trường hợp sử dụng hóa chất độc hại vào sản xuất thực phẩm

70 Đặng Thị Huyền Trang ( 2014), “ Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất”, Luận văn thạc sĩ luật học, tr.28

Dẫn đến hệ quả là nhiều hóa chất nguy hiểm, độc hại ngoài kiểm soát của pháp luật vẫn ngang nhiên được sử dụng vào thực phẩm

Ba là , quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp

- Quy định về sử dụng hóa chất trong thực phẩm trong Luật hóa chất và Luật An toàn thực phẩm mâu thuẫn, chồng chéo

Theo quy định của Luật Hóa chất 2007 thì cấm các hành vi “sử dụng hóa chất không thuộc danh mục được phép sử dụng 71 ” Tuy nhiên, dựa trên các danh mục hóa chất đã ban hành thì hiện nay danh mục hóa chất được phép sử dụng vào thực phẩm chỉ có danh mục phụ gia thực phẩm và danh mục chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

Tiếp đó, căn cứ theo Luật An toàn thực phẩm 2010 thì cấm các hành vi “sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm” 72 Quy định về sử dụng Hóa chất trong thực phẩm là phải có nguồn gốc rõ ràng và không phải là hóa chất bị cấm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Với quy định trên Luật An toàn thực phẩm đã tách riêng phụ gia thực phẩm và hóa chất

Vậy đặt ra vấn đề là Luật quy định hai điều khoản trên nhằm mục đích gì? Khi Luật Hóa chất quy định rằng chỉ được sử dụng các hóa chất thuộc danh mục được phép sử dụng là các loại hóa chất thuộc danh mục phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất và bảo quản thực phẩm Còn Luật An toàn thực phẩm lại quy định tách biệt giữa phụ gia thực phẩm và hóa chất đồng thời chỉ cấm các hóa chất không rõ nguồn gốc và bị cấm trong hoạt động sản xuất kinh doanh

- Quy định về sử dụng hóa chất độc hại vào thực phẩm chưa phù hợp

Hiện tại căn cứ theo Luật Hóa chất và các nghị định kèm theo thì chúng ta chỉ có thể giới hạn được việc không được sử dụng chất nào vào thực phẩm bằng cách ban hành các danh mục hóa chất cấm, hóa chất nguy hiểm, hóa chất độc không được sử dụng, hạn chế sử dụng hoặc các hóa chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để sản xuất và bảo quản thực phẩm

Tại điểm c khoản 1 Điều 31 Luật Hóa chất 2007 thì không được sử dụng các hóa chất độc có đặc tính quy định tại các điểm h, i, k hoặc l khoản 4 Điều 4 của Luật

71 Khoản 3 Điều 7 Luật Hóa chất 2007

72 Khoản 3 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 này trong các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm;

Theo như quy định trên thì Luật Hóa chất 2007 chỉ cấm sử dụng các hóa chất độc có đặc tính “ Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; 73 Gây biến đổi gen; 74 Độc đối với sinh sản; 75 tích luỹ sinh học; 76 ”

Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Nghị định Số 38/2014/NĐ-CP về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học thì hóa chất độc được định nghĩa là “bất kỳ hóa chất nào thông qua tác động hóa học của nó lên quá trình sống của con người hoặc động vật có thể gây tử vong, tê liệt tạm thời hoặc lâu dài gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính, gây hủy hoại môi trường, môi sinh Cụm từ này được áp dụng cho tất cả các loại hóa chất có đặc tính này, không phân biệt nguồn gốc, phương pháp sản xuất và cơ sở sản xuất.”

Có thể thấy, hóa chất độc là một loại hóa chất vô cùng nguy hiểm, với những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người như có thể gây tử vong, tê liệt tạm thời hoặc lâu dài gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính Tuy nhiên, Luật Hóa chất 2007 chỉ cấm hóa chất độc có đặc tính quy định từ điểm điểm h, i, k hoặc l khoản 4 Điều 4 chứ không cấm toàn bộ hóa chất độc Việc quy định như vậy hoàn toàn không phù hợp với định nghĩa

“hóa chất độc” mà luật đã đưa ra

Bốn là, xử phạt vi phạm pháp luật trong sử dụng hoá chất trong sản xuất thực phẩm tại Việt Nam còn nhiều bất cập

Chế tài xử phạt có phần còn chưa tương xứng với lợi ích mà chủ thể vi phạm nhận được nên không có sức răn đe

Trên thực tế, những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sử dụng hoá chất trong sản xuất thực phẩm diễn ra ngày càng phức tạp đồng thời gây ra nhiều tác động xấu đối với sức khoẻ người tiêu dùng Chính vì thế cần đánh giá lại thực trạng các quy định pháp luật đã đủ sức để răn đe hay vẫn còn nhiều bất cập khiến cho việc xử lý chưa được triệt để

Thực trạng thực thi pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm tại Việt Nam

Quản lý việc sử dụng hóa chất trong thực phẩm là điều cần thiết để đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm Điều này bao gồm một phương pháp hệ thống để đánh giá và kiểm soát các nguy cơ liên quan đến việc sử dụng hóa chất trong quá trình chế biến và sản xuất thực phẩm Điều này bao gồm việc thực hiện các quy trình sản xuất tốt, tiến hành đánh giá, quản lý nguy cơ, thiết lập các biện pháp kiểm soát và theo dõi việc tuân thủ Trong công tác quản lý trong việc sử dụng các hóa chất độc hại vào trong thực phẩm chưa thật sự hiệu quả

Một là, trong công tác phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm chưa quy định cụ thể trách nhiệm của từng bộ

Phân tích nguy cơ nhằm xác định các yếu tố có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người (hóa học, sinh học, vật lý) có trong thực phẩm, từ đó đặt ra các phương án phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm Do đó, việc quản lý phân tích nguy cơ là quản lý việc sử dụng hóa chất một cách an toàn vào thực phẩm

Căn cứ theo Điều 51 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì trách nhiệm thực hiện phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm thì thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương

Căn cứ theo Điều 50 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì phân tích nguy cơ đối với thực phẩm gồm 3 hoạt động: đánh giá nguy cơ 79 , quản lý nguy cơ 80 , truyền thông về nguy cơ 81 Đánh giá nguy cơ về mối nguy hóa học là việc nghiên cứu và đánh giá các chất hóa học có khả năng gây hại trong thực phẩm Quản lý nguy cơ về mối nguy hóa học là việc thông qua các đánh giá nguy cơ để đề ra các phương án về quản lý hóa chất trong thực phẩm Truyền thông về nguy cơ trong mối nguy hóa học là cung cấp thông tin về các biện pháp phòng tránh liên quan đến thực phẩm chứa hóa chất gây nguy hại cho sức khỏe và thông báo, dự báo nguy cơ của các loại hóa chất trong an toàn thực phẩm; xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm

Căn cứ theo quy định của Luât an toàn thực phẩm thì pháp luật hiện hành đã phân chia rõ ràng 3 nhiệm vụ trong quản lý các nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm Trong đó có nguy cơ về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm (mối nguy hóa học

79 Khoản 2 Điều 50 Luật An toàn thực phẩm 2010

80 Khoản 3 Điều 50 Luật An toàn thực phẩm 2010

81 Khoản 4 Điều 50 Luật An toàn thực phẩm 2010 đối với thực phẩm) Tuy nhiên, tại điều 51 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì lại quy định chung chung về trách nhiệm của các bộ Theo đó, tại điều này chỉ quy định ba bộ trên tổ chức việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Luật này chứ chưa có sự phân công rõ ràng cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm trong đánh giá nguy cơ, cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm đối với quản lý nguy cơ và cơ quan nào sẽ có nhiệm vụ trong truyền thông về nguy cơ

Hai là , thẩm quyền của các cơ quan quản lý chưa phù hợp với thực tiễn

- Phân công trách nhiệm trong đánh giá nguy cơ và truyền thông nguy cơ chưa hiệu quả Đánh giá và truyền thông nguy cơ hiện còn rất hạn chế do đó cần xây dựng năng lực về các nội dung trọng yếu này và giao cho các đơn vị được thành lập với chức năng nghiên cứu, đào tạo phụ trách Quá trình đánh giá nguy cơ cần được tách biệt khỏi quản lý nguy cơ và đưa ra các kết quả đánh giá khách quan về các yếu tố nguy cơ, cùng với các phân tích về khía cạnh kinh tế để từ đó phân loại và xác định các nguy cơ ưu tiên quản lý

- Trách nhiệm truy xuất nguồn gốc chưa đầy đủ

Truy xuất nguồn gốc là một vấn đề quan trọng để đảm bảo thực thi được chính sách “từ trang trại đến bàn ăn” và an toàn sức khỏe cộng đồng cũng như xử lý được các vấn đề về thực phẩm không an toàn xảy ra trên thị trường Tuy nhiên, để thực hiện được việc truy xuất nguồn gốc là còn nhiều khó khăn Vì:

Theo quy định tại Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm chỉ xảy ra trong các trường hợp “Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu; Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn” 82 Và trách nhiệm truy xuất nguồn gốc chỉ thuộc về các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm Điều này có nghĩa là nhà nước chỉ trao lại trách nhiệm truy xuất nguồn gốc cho tổ chức, cá nhân vi phạm Còn cơ quan nhà nước chỉ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định như vậy là chưa hợp lý, bởi:

Dựa trên quy định tại Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì truy xuất nguồn gốc xảy ra đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn Để một thực phẩm được đưa ra thị trường tiêu thụ đối với các cơ sở sản xuất doanh thì thực phẩm đó cần được cấp các giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước cấp Do đó, trong trường hợp một thực phẩm có chứa hóa chất dẫn đến không đảm bảo an toàn thực phẩm thì các cơ quan quản lý cũng có có trách nhiệm trong việc cấp giấy tờ để đưa thực phẩm ra tiêu thụ

82 Khoản 1 Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010

Các chủ thể vi phạm thường có xu hướng che dấu hành vi vi phạm của mình, việc truy xuất nguồn gốc đồng nghĩa với việc họ đang chứng minh họ lấy, nhập, sử dụng nguyên liệu, thành phần từ một cơ sở không đảm bảo an toàn Dễ dẫn đến hành vi che dấu, khai man nguồn gốc

Ba là, công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nhỏ lẻ chưa hiệu quả

Trước hết, phải kể đến đó là công tác kiểm soát việc kinh doanh chất phụ gia thực phẩm chưa được nghiêm túc và mạnh mẽ dẫn đến tình trạng mua bán tràn lan; Hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất luôn là mối đe doạ vô cùng lớn đối với sức khoẻ con người, an ninh xã hội và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Hơn hết phải nói đến là đối với việc sử dụng hoá chất với mục đích chế biến, sản xuất thực phẩm thì càng đáng báo động bởi thực phẩm là thứ mà mỗi ngày chúng ta đều phải nạp vào cơ thể để nuôi sống các tế bào, duy trì sự sống, vậy sẽ ra sao cái mà chúng ta nạp vào người không phải là chất dinh dưỡng mà là hàng tá loại hoá chất độc hại

Trên trang tìm kiếm Google tại Việt Nam có thể dễ dàng tìm thấy hơn hai trăm nghìn kết quả cho cụm từ “mua hoá chất” Việc mua bán hoá chất vô cùng dễ dàng từ trực tiếp đến trực tuyến, ngoài những công ty phân phối hoá chất thì còn có “chợ hoá chất” – nơi mà các loại hoá chất được đựng trong những thùng nhựa không nhãn mác được bày bán tràn lan Các loại hoá chất, phụ gia dùng trong thực phẩm, hương liệu trái cây, bột sữa, đường hoá học, phụ gia tạo màu… đây là những hoá chất thường được thêm vào khi sản xuất thực phẩm với mục đích làm mềm, làm giòn thức ăn hay tăng hương vị, màu sắc cho món ăn Những loại hoá chất này được bày bán công khai với giá khá rẻ chỉ từ 15.000 đến 60.000 đồng cho 100 gram

Việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất và sử dụng hoá chất là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Nguyên tắc này được thể hiện rõ trong Luật hoá chất Điều 11 Luật hoá chất quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải thực hiện các quy định về quản lý và an toàn hóa chất theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm an toàn cho người lao động, sức khoẻ cộng đồng và môi trường”

Vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước là làm thế nào để tăng cường các biện pháp quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoá chất Trên thực tế việc mua bán hoá chất nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn diễn biến vô cùng đa dạng và phức tạp Các cơ sở buôn bán nhỏ lẻ tại các chợ hoá chất vẫn tấp nập người mua, thậm chí việc san chiết hoá chất công nghiệp được thực hiện ngay tại chỗ dù không đáp ứng điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường hay các quy định về an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật

Một số kinh nghiệm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm tại Việt Nam

3.2.1 Về quy định pháp luật

Một là, cần quy định về định nghĩa hóa chất theo nghĩa hẹp

Hiện tại, pháp luât Việt Nam việckiểm soát hóa chất khá hạn chế bởi Việt Nam còn tồn tại nhiều chợ bán lẻ, chợ truyền thống Ở các nước Châu Âu thì hàng hóa được tiêu thụ thông qua các siêu thị, đại lý,… Điều này tạo thuận lợi cho việc họ có thể kiểm soát được nguồn gốc thực phẩm, truy xuất đươc nguồn gốc thực phẩm một cách nhanh chóng và chính xác

Do đó, việc định nghĩa về hóa chất theo nghĩa rộng giúp họ kiểm soát đươc toàn diên về hóa chất mà không ảnh hưởng đến vấn đề an tòan thực phẩm cụ thể là vấn để sử dụng hóa chất trong thực phẩm Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, hóa chất chưa được hoàn thiện Việc định nghĩa hóa chất theo nghĩa rộng dễ dẫn đến việc kiểm soát không toàn diện các loại hóa chất Đặc biệt trong vấn đề sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm

Theo như phân tích tại ý trên thì các hóa chất được sử dụng vào thực phẩm là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các hóa chất không bị pháp luật cấm Điều này đặt ra một vấn đề là nếu một hóa chất gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe con người nhưng không nằm trong danh mục hóa chất cấm thì có được sử dụng vào trong thực phẩm không?

Theo như ví dụ về Ethylene Oxide mà nhóm tác giả đã đề cập ở trên Thì theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, tại điểm 8.1 mục 8 Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BYT, ngày 05/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì chất Ethylene Oxide được phép sử dụng chế biến thực phẩm, không thuộc các trường hợp bị cấm theo Danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe được ban hành tại Thông tư số 10/2021/TT-BYT, ngày 30/6/2021 của Bộ Y tế Đồng thời, chất Ethylene Oxide cũng không thuộc danh mục được quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 50/2016/TT-BYT, ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế 86 Tuy nhiên, theo Viện đánh giá nguy cơ Liên Bang Đức,

Cơ quan hóa chất Châu Âu (ECHA) đánh giá thì việc sử dụng ethylene oxide bị cấm trong sản xuất thực phẩm vì chất này có thể gây đột biến và gây ung thư 87 Cơ quan Hóa chất châu Âu (ECHA) phân loại Ethylene Oxide vào danh mục chất độc gây đột biến, ung thư và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản 88

Tham khảo định nghĩa về hóa chất trong pháp luật EU thì khái niệm hóa chất trong pháp luật Việt Nam và EU có sự tương đồng là đều được hiểu theo nghĩa rộng Tuy nhiên, đi kèm với việc định nghĩa hóa chất theo một nghĩa rộng thì EU cũng lập ra European Chemical Agency ( ECHA) một cơ quan quản lý hóa chất hoạt động vì mục tiêu sử dụng hóa chất an toàn cùng với đề ra các quy tắc khắc khe trong hoạt động quản lý, sử dung hóa chất vào thực phẩm Đồng thời, xét đến thực tế tại EU là nền kinh tế thị trường Hàng hóa, thực phẩm được buôn bán thông qua các đại lý Điều này giúp cho công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm ở EU dễ thực hiện Vì vậy, việc EU định nghĩa

86 Tiến Hưng (2022) , “Quy định của pháp luật về việc sử dụng các hợp chất trong sản xuất thực phẩm”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam [ https://lsvn.vn/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-viec-su-dung-cac-hop-chat-trong-san-xuat- thuc-pham1661308204.html ] ( truy cập ngày 26/7/2023)

87 German federal institute for risk assessment (BfR), 2022, “Health risk of ethylene oxide in food” https://www.bfr.bund.de/en/health_risk_of_ethylene_oxide_in_food-

299508.html#:~:text=The%20use%20of%20ethylene%20oxide,have%20mutagenic%20and%20carcinogenic%2 0effects ] ( truy cập ngày 28/07/2023)

88 Bảo Linh,( 2022), “Tiêu chuẩn về Ethylen Oxyde ở các nước được quy định thế nào?”, TBT An Giang http://tbtagi.angiang.gov.vn/tieu-chuan-ve-ethylen-oxyde-o-cac-nuoc-duoc-quy-dinh-the-nao-61561.html ] ( truy cập ngày 28/07/2023) hóa chất theo nghĩa rộng là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn tại EU Tuy nhiên, với một nền kinh tế còn mang tình truyền thống, hàng hóa, thực phẩm lưu thông trên thị trường một cách tư do thì với việc ban hành hóa chất theo nghĩa rộng khiến việc kiểm soát vấn đề sử dụng hóa chất vào thực phẩm trở nên khó khăn Bởi, hóa chất theo định nghĩa trong Luật hóa chất 2007 là toàn bộ các chất hóa học Từ đó, dẫn đến việc không thể xây dựng một danh mục các hóa chất được phép sử dụng trong thực phẩm mà chỉ có thể xây dựng các danh mục hóa chất độc hại không đươc dùng vào thưc phẩm

Theo Luât Trung Quốc mà nhóm tác giả đã phân tích ở trên thì hóa chất được định nghĩa theo nghĩa hẹp, chỉ gồm những hóa chất thuộc một số danh mục cụ thể nên dưới góc độ đảm bảo an toàn thực phẩm khi sử dụng hóa chất việc kiểm soát sẽ dễ dàng, hiệu quả hơn Trong khi đó, pháp luật Việt nam hiện hành lại định nghĩa hóa chất với nghĩa rất rộng, không giới hạn những hóa chất nào, thuộc danh mục nào Trên thực tế, hóa chất là vô số, trong đó có những hóa chất không phải là chất gây nguy hiểm, độc hại nên nó được pháp luật điêu chỉnh như hàng hóa thông thường khác Ngược lại, chỉ những hóa chất độc hại mới cần được kiểm soát chặt chẽ bằng những quy định pháp luật riêng.` Với hai lý do trên, với cách định nghĩa hóa chất theo nghĩa rộng của Luật Hóa chất Việt Nam sẽ gây khó khăn cho quá trình áp dụng các quy định pháp luật và cản trở công tác kiểm soát việc sử dụng hóa chất vào thực phẩm Do đó, để phù hợp hơn với thị trường còn mang tính truyền thống, nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện và cũng nhằm mục đích kiểm soát tốt hơn các loại hóa chất, đặc biệt là hóa chất được sử dụng vào thực phẩm Tránh tình trạng quy định pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn thì nên định nghĩa hóa chất theo nghĩa hẹp

Hai là , danh mục hóa chất được sử dụng trong sản xuất thực phẩm còn nhiều bất cập

- Cần bổ sung thêm quy định về mã ngành hóa chất

Pháp luật cần có quy định riêng về phân bổ mã ngành cho mỗi lĩnh vực hóa chất nhằm khắc phụ tình trạng thiếu cơ sở để kiểm soát việc kinh doanh hóa chất lẫn lộn giữa các linh vực, gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe cộng đồng, cụ thể: cơ quan chức năng cần rà soát, bổ sung mã ngành cho ngành hàng hoá chất của từng lĩnh vực; đồng thời ghi rõ lĩnh vực hoáchất cụ thể trên các giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh và giấy phép hoạt động Ngoài ra, cơ quan đăng ký kinh doanh cũng phải thể hiện rõ phạm vi hoá chất được phép sản xuất, kinh doanh, cụ thể như được sản xuất, kinh doanh hoá chất lĩnh vực nào, trừ những hoá chất nào Theo tác giả, nên thể hiện rõ trừ hoá chất thuộc danh mục nào, ví dụ như trừ hoá chất cấm, hoá chất hạn chế hay hoá chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện

- Cần bổ sung thêm quy định “dự trù” kèm theo các danh mục hóa chất có thể gây nguy hại mang tính chất “ đóng”

Xuất phát từ định nghĩa “hóa chất” ở Việt Nam được quy định theo nghĩa hẹp Do đó, pháp luật phải giới hạn các hóa chất không được sử dụng vào thực phẩm thông qua các danh mục Tuy nhiên, việc ban hành các danh mục chỉ kiểm soát được một phần các loại hóa chất độc hại chứ khó kiểm soát hết được

Tham khảo quy định về hóa chất cấm trong công ước Rotterdam thì hóa chất cấm được quy định: “là hóa chất mà mọi loại hình sử dụng của một hay những dạng của hóa chất này đã bị cấm bởi một hành động pháp lý cuổi cùng nhằm bảo vệ sức khỏe con người hoặc môi trường Định nghĩa này bao gồm cả những hóa chất không được phê chuẩn cho lần đầu tiên sử dụng hay bị thu hồi bởi cơ sở công nghiệp hoặc từ thị trường nội địa hoặc từ trong quá trình xem xét phê chuẩn trong nước sau đó, khi có những bằng chứng rõ ràng rằng những hành động như vậy được thực hiện nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường; ” Điều này, nghĩa là ngoài những loại hóa chất được quy định trong danh mục hóa chất cấm tại phụ lục III Công ước Rotterdam thì những chất mà nó không được phê chuẩn cho lần đầu tiên sử dụng hoặc bị cơ sở công nghiệp, thị trường nội địa hoặc trong quá trình xem xét phê chuẩn mà có những bằng chứng khoa học rõ ràng là việc quy định nó vào danh mục hóa chất cấm là nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng thì mặc nhiên hóa chất đó sẽ trở thành hóa chất cấm

Do đó, ngoài việc ban hành các danh mục hóa chất cấm, hóa chất nguy hiểm, hóa chất độc, thì luật hóa chất cần quy định thêm rằng nếu có các bằng chứng khoa học rõ ràng là là một hóa chất mà việc sử dụng nó có thể hoặc sẽ gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng thì mặc nhiên hóa chất đó sẽ trở thành hóa chất cấm hoặc không được sử dụng vào thực phẩm

Ba là , quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp

- Cần nhất quán trong quy định về sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm

Nếu hiểu các loại hóa chất được sử dụng vào thực phẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Hóa chất 2007 thì các loại hóa chất đó chỉ có thể là phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến Còn nếu hiểu các loại hóa chất được sử dụng vào thực phẩm theo khoản 3 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì ngoài phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thì có thể sử dụng các loại hóa chất khác miễn là các loại hóa chất đó có nguồn gốc rõ ràng và không bị cấm trong hoạt động sản xuất kinh doanh Theo nhóm tác giả, việc hiểu các loại hóa chất được sử dụng vào thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm 2010 là phù hợp hơn Bởi các lý do sau:

Phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được hiểu theo nghĩa là những hóa chất mà pháp luật cho phép sử dụng trong thực phẩm với hàm lượng nhất định Còn hóa chất là toàn bộ các chất hóa học Do đó, hóa chất có thể là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến và hóa chất cũng có thể là các chất khác mà luật không cấm sử dụng vào thực phẩm Vậy đặt ra câu hỏi hóa chất được sử dụng vào thực phẩm và các chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm khác nhau như thế nào khi chúng đều được sử dụng vào thực phẩm Theo quy định của Luật Hóa chất thì sử dụng

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2015 Khác
2. Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2015 Khác
3. Bộ luật Tố tụng Dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2015 Khác
4. Bộ luật Tố tụng Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2015 Khác
5. Luật Hoá chất nước CHXHCN Việt Nam năm 2007 Khác
6. Luật Xử lý vi phạm hành chính nước CHXHCN Việt Nam năm 2012 Khác
7. Luật An toàn thực phẩm nước CHXHCN Việt Nam năm 2010 Khác
8. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nước CHXNCN Việt Nam năm 2023 Khác
9. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá nước CHXNCN Việt Nam năm 2007 Khác
10. Luật Tiêu chuẩn và quy chuâtn kỹ thuật nước CHXHCN Việt Nam năm 2006 Khác
11. Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất Khác
12. Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính Khác
13. Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm Khác
14. Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm Khác
15. Thông tư 24/2019/TT-BYT, ngày 16 tháng 10 năm 2019 của Bộ Y tế quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm Khác
16. Thông tư 19/2012/TT-BYT, ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm Khác
17. Thông tư 10/2021/TT-BYT, ngày 01 tháng 09 năm 2021 của Bộ Y tế quy định Danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Khác
18. Thông tư số 50/2016/TT-BYT, ngày 01 tháng 07 năm 2017 của Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm Khác
20. Thông tư 05/2018/TT-BCT, ngày 03 tháng 04 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hoá.II. Văn bản pháp luật nước ngoài Khác
1. European-Vietnam Free Trade Agreement. 2. General Food Law Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w