1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích, bình luận về quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lí nhà nước về phòng, chống dịch bệnh covid-19 với bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân, nhìn từ việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến dịch bệnh covid-19

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích, bình luận về quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lí nhà nước về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân, nhìn từ việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến dịch bệnh Covid-19
Tác giả Nguyễn Lữ Phương Uyên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật Hành chính
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 494,39 KB

Nội dung

Nhận thấy tính thời sự của tình hình dịch bệnh, cũng như các vấn đề pháp lý xoay quanh câu chuyện nhu cầu quản lý nhà nước và quyền cá nhân nên tôi đã lựa chọn đề tài “Quan hệ xung đột g

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT -0-0 -

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN LÊ PHƯƠNG UYÊN

MSV: 20061316

PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN VỀ QUAN HỆ XUNG ĐỘT GIỮA NHU CẦU QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 VỚI BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA CÁ NHÂN, NHÌN TỪ VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN BỆNH NỀN CỦA CA TỬ VONG LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH

BỆNH COVID-19

Tiểu luận kết thúc môn học: Luật Hành chính

Mã học phần: CAL2002 3 Giảng viên: TS Nguyễn Thị Minh Hà

Hà Nội - 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

NỘI DUNG 3

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHU CẦU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA CÁ NHÂN TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID 3

1 Nhu cầu quản lý nhà nước về phòng chống dịch 3

2 Quyền riêng tư của cá nhân 3

II BÌNH LUẬN VỀ QUAN HỆ XUNG ĐỘT GIỮA NHU CẦU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID 5 1 Lý giải nguyên nhân dẫn tới sự xung đột 5

2 Bình luận, phân tích về quan hệ xung đột 6

III THỰC TRẠNG QUAN HỆ XUNG ĐỘT HIỆN NAY 8

IV ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VỀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH XUNG ĐỘT 9

KẾT LUẬN 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tình hình dịch bệnh Covid trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang vô cùng phức tạp; khi nhân loại bất ngờ phải đối mặt với chủng virus mới và đang có xu hướng biến thể thành nhiều chủng nguy hiểm hơn, đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng con người Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã có những biện pháp cũng như chính sách xử lý kịp thời nhằm phòng chống, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Với những lợi ích và tiến triển theo hướng tích cực thì phát sinh nhiều những vấn đề, quan điểm, những ý kiến xoay quanh câu chuyện liên quan tới vấn đề pháp lý Khi nhu cầu quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền

và việc đảm bảo quyền riêng tư của cá nhân đã có những xung đột, vướng mắc: một bên vì lợi ích chung của toàn xã hội và một bên là quyền riêng tư của cá nhân Có thể thấy rằng, trong tình hình vô cùng căng thẳng hiện nay, chúng ta cần xem xét, nhìn nhận lại khách quan gốc rễ của vấn đề, cần có những đánh giá, bình luận cụ thể về những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn Nhận thấy tính thời sự của tình hình dịch bệnh, cũng như các vấn đề pháp lý xoay quanh câu chuyện nhu cầu quản lý nhà nước và quyền cá nhân nên tôi đã lựa

chọn đề tài “Quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý nhà nước về phòng, chống dịch

bệnh Covid với bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân, nhìn từ việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến dịch bệnh Covid-19” làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đi sâu về việc đánh giá, bình luận dựa trên các điều luật có hiệu lực hiện hành của Việt Nam nhằm làm rõ hơn về quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý nhà nước và việc bảo đảm quyền riêng tư cá nhân trong tình hình dịch Covid, từ góc nhìn về việc công

bố thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan

3 Phương pháp nghiên cứu

Bài làm có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp phân tích, bình luận

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phản biện

Trang 4

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHU CẦU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA CÁ NHÂN TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID

1 Nhu cầu quản lý nhà nước về phòng chống dịch

1.1: Khái niệm quản lý nhà nước

Bản chất của quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng, khách thể của quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, làm thay đổi hiện thực của đời sống nhà nước, xã hội, cá nhân con người.1 Quản lý nhà nước trước tiên là hoạt động thực thi quyền lực, nhằm xây dựng và xác lập một trật tự ổn định, kỷ luật và phát triển xã hội theo định hướng, chủ trương của giai cấp cầm quyền Hiểu theo nghĩa rộng thì quản lý nhà nước gồm tất cả các hoạt động của bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp, được vận hành theo 1 quy luật chung và thống nhất Hiểu theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp hành, điều hành và quản lý nhà nước do cơ quan hành pháp, điển hình là Chính phủ thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước 2

Xuất phát từ khái niệm về quản lý nhà nước, có thể thấy nhu cầu quản lý nhà nước là

sự thống nhất, điều hành, quản lý xã hội theo một chỉnh thể nhất định; nhằm đem lại sự ổn định và phát triển cho toàn bộ cộng đồng

1.2: Nhu cầu quản lý nhà nước về phòng chống dịch

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường và đầy nguy hiểm, Nhà nước

ta đã kịp thời đề ra những chính sách, biện pháp nhằm giảm thiểu và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Bởi vậy, nhu cầu cơ bản về quản lý nhà nước trong bối cảnh này là ngăn chặn sự phát triển, lây lan của dịch bệnh, giải quyết kịp thời các tình huống xấu xảy ra và xây dựng một cuộc sống ổn định, bình yên, phát triển cho toàn xã hội; xa hơn là nhu cầu về việc dập dịch vĩnh viễn trên toàn quốc Khi đó, bộ máy chính quyền không thể tự đề ra chính sách và

tự giải quyết vấn đề mà cần tới đó là sự tham gia của toàn bộ nhân dân, cùng nhau đoàn kết giải quyết các vấn đề cũng như đáp ứng được nhu cầu về quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền

2 Quyền riêng tư của cá nhân

2.1: Khái niệm quyền riêng tư cá nhân

1 Phạm Hồng Thái – Nguyễn Thị Minh Hà (Đồng chủ biên), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb ĐHQG HN,

Hà Nội, 2017, Tr.30

2 Quản lý nhà nước là gì? Phân tích mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân?¸

https://luatminhkhue.vn/quan-ly-nha-nuoc-la-gi -quy-dinh-ve-quan-li-nha-nuoc.aspx , ngày truy cập 27/06/2021

Trang 5

4

Quyền riêng tư cá nhân được hiểu chung là quyền của cá nhân, được tôn trọng và bảo

vệ bởi pháp luật Đây là quyền cơ bản của con người, trong đó, không ai có quyền được xâm phạm tới quyền riêng tư của người khác Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.3

Theo khoản 1 Điều 21

Hiến pháp 2013 có quy định cụ thể: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống

riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an

toàn” Không chỉ được quy định trong Hiến pháp mà ở Bộ luật dân sự 2015 có quy định về

quyền bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia định được tôn trọng và đặt dưới

sự bảo vệ của pháp luật tại Điều 38 Ngoài ra ở Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự

cũng có quy định về việc bất khả xâm phạm về chỗ ở, bí mật thư tín, điện thoại,… của con người Do đó, ta có thấy quyền riêng tư cá nhân ở Việt Nam đã được quy định cụ thể và rõ ràng ở nhiều Bộ luật khác nhau, cho thấy rằng quyền con người hay quyền riêng tư của cá nhân có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với con người, cần được xã hội tôn trọng và

sự bảo vệ chặt chẽ của pháp luật Đây là là quyền bất khả xâm phạm, không ai được phép xâm phạm trừ các trường hợp khác được pháp luật quy định cụ thể

Có thể nói, việc định nghĩa về quyền riêng tư hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể nào Tuy nhiên ta có thể hiểu khái quát quyền riêng tư sẽ bao gồm tất cả các quyền liên quan đến thông tin cá nhân của một người ví dụ như danh tính, số điện thoại, địa chỉ nhà riêng,… trong đó có cả thông tin liên quan đến hồ sơ bệnh án hay cụ thể hơn là bệnh nền Đây là một khía cạnh của quyền riêng tư được rất ít người đề cập và quan tâm tới dù đây là một điều liên quan trực tiếp tới cá nhân mỗi người Do đó, việc bàn luận, đánh giá về góc độ quyền riêng tư liên quan tới bệnh nền là một vấn đề có tính cấp thiết và vô cùng quan trọng

2.2: Quyền riêng tư cá nhân, nhìn từ việc công khai bệnh nền của ca tử vong liên quan tới dịch Covid

Quyền riêng tư cá nhân là quyền cơ bản của con người và luôn được bảo vệ bởi pháp luật Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh căng thẳng như ngày nay, trước các chính sách và giải pháp của cơ quan chính quyền đề ra nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid thì quyền riêng tư cá nhân đã xuất hiện nhiều xung đột với nhiều chủ thể khác đặc biệt là với nhu cầu

3 Khoản 2, Điều 38 BLDS 2015

Trang 6

quản lý nhà nước hiện nay, cụ thể là việc thông tin sức khỏe người bệnh bị xâm phạm Nhưng thế nào là thông tin sức khỏe người bệnh? Hiện nay ở các luật, bộ luật của Việt Nam

chưa quy định cụ thể Tham khảo về Luật trách nhiệm giải trình và cung cấp thông tin bảo hiểm y tế 1996 (Health Insurance Portability and Accountability Act – HIPAA) của

Hoa Kỳ có quy định về các quy tắc liên quan tới việc những người có thể xem và tiếp nhận thông tin sức khỏe bệnh nhân Luật này cho phép bệnh nhân có quyền tuyệt đối với các thông tin sức khỏe của mình và khi nào thì các thông tin này được chia sẻ Sau đó, Bộ Y tế

và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ đã ban hành “Các tiêu chuẩn về quyền riêng tư của thông tin sức khỏe cá nhân có thể nhận dạng” để góp phần thực thi đạo luật trên Theo đó một trong

số các thông tin sức khỏe được bảo vệ là “thông tin về sức khỏe hoặc tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tinh thần trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai” của bệnh nhân.4 Khi nhìn vào thực tế Việt Nam hiện nay, việc mỗi cá nhân phải khai báo y tế về lịch trình, cung cấp số điện thoại cũng như nơi ở; đặc biệt là việc tình trạng bệnh nền của ca tử vong bị công khai

đã phần nào thể hiện việc quyền riêng tư đang có nguy cơ bị xâm phạm Trong thực tế hiện nay, nhà nước ta đã phải chứng kiến số ca tử vong liên quan dịch Covid đã chạm ngưỡng 40 người (tính đến thời làm bài tiểu luận này), điều đáng chú ý là đa số các ca tử vong đều liên quan tới bệnh nền Khi mạng xã hội, truyền thông liên tục đưa tin về các trường hợp tử vong

có bệnh nền đó, với nguồn thông tin từ sự công bố của Bộ Y tế hoặc của các cơ quan có thẩm quyền Vậy câu hỏi đặt ra là: Có hay không việc công khai bệnh nền của các ca tử vong liên quan tới dịch Covid là xâm phạm tới việc bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân mỗi người?

II BÌNH LUẬN VỀ QUAN HỆ XUNG ĐỘT GIỮA NHU CẦU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID

1 Lý giải nguyên nhân dẫn tới sự xung đột

Một tình hình thực tế mà ta có thể nhìn nhận rõ là hiện nay, nhà nước ta đang thực hiện rất tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 Từ việc truy vết, khoanh vùng cho tới việc dập dịch ở từng địa phương đã có những bước tiến triển đáng kể Tuy nhiên, điều kiện để giúp nhà nước thực hiện tốt công tác phòng chống dịch đó lại liên quan tới quyền riêng tư của cá nhân ví dụ công khai lịch trình di chuyển, địa chỉ nhà ở,…, mà trong đó có việc công khai bệnh nền của ca tử vong liên quan tới Covid Theo định nghĩa về người bệnh trong

4 Quyền giữ bí mật thông tin sức khỏe của người bệnh,

https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/quyen-giu-bi-mat-thong-tin-suc-khoe-cua-nguoi-benh, truy cập ngày 1/7/2021

Trang 7

6

Luật khám bệnh, chữa bệnh thì “bệnh nhân là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa

bệnh”5; tuy nhiên thế nào là “thông tin sức khỏe người bệnh” thì lại không được đề cập

Nhưng tại Điều 8 luật này có quy định rõ về việc bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân, tôn

trọng bí mật riêng tư của bệnh nhân; người bệnh có quyền được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, chỉ được phép công bố khi có sự đồng ý của người bệnh hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.6 Bởi vậy, ta

có thể nhận thấy được rằng, việc công khai bệnh nền của các ca bệnh liên quan tới dịch Covid đang vấp phải nhiều những băn khoăn, thắc mắc về việc đảm bảo quyền riêng tư cá nhân Trong khi đó, công việc quản lý nhà nước, điều hòa và ổn định xã hội, ngăn chặn sự lây lan và có thể dập được dịch là mục tiêu, nhu cầu hàng đầu của nước ta hiện nay Do đó, trong mối quan hệ này, đang có sự xung đột cơ bản và ta cần có cái nhìn dựa trên các cơ sở pháp lý để đưa ra những đánh giá, phân tích cụ thể, thiết thực nhất

2 Bình luận, phân tích về quan hệ xung đột

Khoản 2, Điều 14 Hiến pháp 2013 có quy định: “Quyền con người, quyền công dân

chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng,

an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” Đây

được coi là một điểm mới trong Hiến pháp Việt Nam khi lần đầu tiên, quyền con người, quyền công dân bị hạn chế bởi các trường hợp đặc biệt Vậy trong trường hợp quyền riêng

tư của cá nhân, cụ thể là việc công khai bệnh nền của ca tử vong liên quan tới Covid, có

nằm trong các trường hợp được nêu trong Điều 14 Hiến pháp 2013 hay không? Xét ở góc

độ, thông tin và lịch trình di chuyển của cá nhân trong dịch Covid được công khai bởi nó có liên quan tới “trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng”; tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, nhà nước ta đang thực hiện tốt việc đảm bảo quyền cá nhân của công dân, khi đã viết tắt tên bằng chữ cái đầu, không công khai các thông tin cơ bản liên quan đến bí mật cá nhân như số điện thoại, địa chỉ nhà riêng mà chỉ công khai lịch trình di chuyển để thuận tiện cho việc truy vết, khoanh vùng Nhưng đối với việc công khai thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan tới dịch Covid thì liệu có đúng khi nhìn nhận dựa trên các trường hợp được quy

định tại Điều 14 Hiến pháp 2013 hay không? Bởi ta có thể thấy, thông tin bệnh nền của cá

5

Khoản 3, điều 2, Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009

6 Điều 8, Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009

Trang 8

nhân, không ảnh hưởng tới việc đảm bảo trật tự, an ninh quốc gia hay sức khỏe cộng đồng

Do đó, khi nhìn trực diện vào vấn đề, có thể thấy nhà nước ta đang xâm phạm tới quyền riêng tư của cá nhân và đặc biệt là của các ca bệnh tử vong liên quan tới dịch Covid Việc công khai này, liệu đã có sự đồng ý của cá nhân hay không? Và nó có thuộc vào các quy định nào khác do pháp luật quy định hay không? Đây là một vài thắc mắc cơ bản mà ta cần phải nghiên cứu sâu hơn để đánh giá được toàn diện về vấn đề

Được coi là điểm mới, có sự tiến bộ của Hiến pháp 2013 nhưng Điều 14 lại không

quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết về việc quyền con người bị hạn chế bởi các lí do đặc biệt nêu trên Nên dường như ta không thể xác định, cũng như phân tích cụ thể về việc công khai thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan tới Covid là hợp lý hay không hợp lý Tuy

nhiên, xem xét tiếp các điều luật có liên quan, khoản 3 Điều 33 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 có quy định về một trong các trách nhiệm của người thầy thuốc và nhân

viên y tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám chữa bệnh là phải giữ bí

mật thông tin liên quan đến người bệnh Thêm vào đó, tại khoản 1 Điều 25 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân cũng quy định về việc phải giữ bí mật về những điều có liên quan đến

bệnh tật hoặc đời tư mà mình được biết về người bệnh Vậy căn cứ theo các điều luật trên, thì người bệnh được phép giữ bí mật thông tin liên quan tới bệnh nền của mình Đặc biệt là trách nhiệm của người thầy thuốc và nhân viên y tế, phải giữ bí mật thông tin hay bệnh án của bệnh nhân Hơn nữa, nội dung của luật này không quy định cụ thể về việc cơ quan thẩm quyền có quyền được công khai thông tin bệnh nhân Do đó, có thể thấy, việc công khai bệnh nền của ca bệnh tử vong liên quan tới dịch Covid là chưa hợp pháp Ngoài ra, căn cứ

theo khoản 5 Điều 8 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Điều 9, Luật khám, chữa bệnh đều có quy định cấm phân biệt đối xử, đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người

mắc bệnh truyền nhiễm; bệnh nhân phải được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh; không bị kỳ thị, phân biệt đối xử Bởi vậy, đánh giá về mặt truyền thông đưa tin các ca nhiễm bệnh, ca tử vong hiện nay ở Việt Nam; chủ yếu người dân được tiếp cận qua các trang mạng xã hội và trên các bản tin thời sự của đài truyền hình Khi các trang báo mạng, các fanpage trên mạng xã hội đề cập tới các ca tử vong và có liên quan tới bệnh nền thì việc hiểu sai lệch, có cái nhìn tiêu cực về bệnh nhân hoặc nhiều hơn thế là những đánh giá mang tính chỉ trích công tác quản lý, khám chữa bệnh của nhà nước sẽ luôn

có thể xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính ổn định của xã hội, tới danh dự của người bệnh và nhà nước

Trang 9

8

Nhận thấy được tính thời sự và tầm quan trọng của việc đưa tin liên quan tới dịch

Covid, mới đây Bộ Y tế đã đưa ra công văn số 4191/BYT-TT-KT ngày 21/05/2021 phối

hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phối hợp điều chỉnh công tác cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống dịch Covid Khi trong thực tế từ các nguồn thông tin được các trang báo chính thống được đăng tải thì mạng xã hội phát triển, suy diễn khiến cho dư luận cộng đồng bám theo bình luận, xâm phạm đời tư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của người bệnh và cuộc sống gia đình của họ Bởi vậy, Bộ Y tế có đề nghị rõ việc

cung cấp thông tin người bệnh phải đảm bảo 3 điều, trong đó tại Điều 2 có quy định cụ thể:

“Không công bố cho báo chí danh tính, chi tiết về lịch trình di chuyển và chi tiết về quá trình tiếp xúc của bệnh nhân Chỉ công bố khuyến cáo các điểm đến có nguy cơ về dịch tễ (nơi đã từng có người dương tính với COVID-19 đến) để người dân đã từng di chuyển, tiếp xúc tại khu vực đó thực hiện ngay các biện pháp tự bảo vệ mình và những người xung quanh theo hướng dẫn của ngành y tế” Bởi đó, cung cấp thông tin hay lịch trình di chuyển

của bệnh nhân như trước đây đã cho thấy hệ quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới quyền cá nhân của con người Do đó, để điều chỉnh kịp thời, phù hợp với tình trạng dịch bệnh, nhà nước ta

đã đưa ra và chỉnh sửa đúng lúc các biện pháp, chính sách của mình

Bởi chính những tiêu cực, chỉ trích và hệ quả nghiêm trọng đã xảy ra trong thời gian qua; và khi xem xét ở một khía cạnh khác, đánh giá dưới quan điểm của cá nhân mình, tôi nhận thấy rằng việc công khai bệnh nền của ca tử vong liên quan tới dịch Covid như một bài học về trách nhiệm của từng công dân là phải nâng cao ý thức bản thân và phần nào có tính răn đe cho những người vẫn mang suy nghĩ dịch bệnh không thể tới mình; hơn thế đây còn như một cách đảm bảo phần nào được tính ổn định trong xã hội, trấn an tinh thần người dân; bởi lẽ, nhà nước ta luôn cố gắng và đang có xu hướng kiểm soát dịch tốt hơn nên những ca bệnh tử vong liên quan tới dịch Covid có bệnh nền từ trước là một điều nằm ngoài tầm kiểm soát; trong khi hiện nay ở nước ta đã có hơn 5000 ca nhiễm – một con số vô cùng lớn và số lượng y bác sĩ lại có hạn Do đó, dựa trên các điều luật và bộ luật hiện hành ở Việt Nam thì việc công khai bệnh nền dường như đang xâm phạm tới quyền cá nhân của con người nhưng nếu nhìn nhận một cách tích cực và khách quan hơn thì đó là một việc có tính đảm bảo trật

tự, an toàn xã hội của nước ta

III THỰC TRẠNG QUAN HỆ XUNG ĐỘT HIỆN NAY

Hiện nay, việc xung đột giữa nhu cầu về quản lý nhà nước và đảm bảo quyền cá nhân của con người trong dịch Covid vẫn chưa tính chất gay gắt đáng kể Bởi lẽ, việc đảm bảo lợi

Trang 10

ích chung cho toàn xã hội vẫn luôn được nhà nước và người dân ưu tiên lên hàng đầu Có thể nói, nước ta có một niềm tự hào dân tộc sâu sắc, tính đồng bào luôn thôi thúc trong lòng của mỗi cá nhân Do đó, nhu cầu quản lý nhà nước luôn hướng tới việc đảm bảo lợi ích, an toàn chung của toàn xã hội, nhu cầu về việc kiểm soát và dập dịch nhanh chóng Còn đối với cá nhân luôn có ý thức trong việc khai báo y tế, ý thức trong việc phòng chống dịch để

có thể trở lại với cuộc sống bình thường, ổn định, không dịch bệnh Dù vậy, nhà nước ta vẫn luôn luôn chỉnh sửa các chính sách để phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo quyền lợi của

cá nhân và thực thi pháp luật nghiêm chỉnh; cá nhân luôn duy trì công tác bảo đảm an toàn trong tình hình dịch căng thẳng để tránh những xung đột ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng

IV ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VỀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH XUNG ĐỘT

Pháp luật luôn đảm bảo tính công bằng và đảm bảo trật tự an ninh xã hội, do đó bất cứ các vi phạm nào được pháp luật đề cập thì luôn có những biện pháp xử lý phù hợp để thực thi công lý Với các hành vi vi phạm quyền giữ bí mật thông tin sức khỏe người bệnh, có nhiều hình thức xử lý đặt ra, tuy nhiên trong trường hợp cụ thể liên quan tới việc công khai bệnh nền của các ca bệnh liên quan tới dịch Covid mà không được sự đồng ý trước đó của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân thì có thể sẽ áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành

chính Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định: Phạt 10.000.000 đồng đến

20.000.000 đồng đối với một trong số các hành vi: không thực hiện các biện pháp quản lý,

kỹ thuật cần thiết nhằm đảm bảo việc cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy khi thu nhập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng; thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật,… Hiện nay, chưa có các biện pháp

xử lý cụ thể về việc công khai thông tin người bệnh liên quan tới dịch Covid khi chưa được

sự cho phép của người bệnh Tuy nhiên, với các chính sách và hành động kịp thời của nhà nước nhằm chỉnh sửa các quy định liên quan tới cá nhân người bệnh và cá nhân người dân

cả nước đã cho thấy sự tiến bộ và hiệu quả trong công tác quản lý về phòng chống dịch Qua

đó, đảm bảo được quyền con người, phát huy được sức mạnh của người dân an tâm và tích cực chống dịch hiệu quả

Nhằm phòng tránh các xung đột có thể xảy ra, trước tiên ta cần giải quyết bản chất cốt lõi của việc xung đột Bởi đó, nhà nước không xâm phạm tới quyền riêng tư của cá nhân

và cá nhân mỗi người đảm bảo an toàn trong công cuộc thực hiện công tác phòng chống

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN