1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích, bình luận về những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lí thương mại điện tử hiện nay (bao gồm cả hoạt động kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội)

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

Giảng viên: TS NGUYỄN MINH HÀ Sinh viên : VŨ THỊ BÍCH NGỌC

Lớp : K65- LKDB MSV : 20063124 Khóa học : 2020 – 2024

Hà Nội – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Đối tượng nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 4

CHƯƠNG I: THẾ NÀO LÀ NỀN KINH TẾ SỐ? 5

4.2 Các đặc trưng của thương mại điện tử 7

CHƯƠNG II: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 8

1 Cơ sở lý thuyết 8

1.1 Khái niệm 8

1.2 Nhiệm vụ 8

1.3 Vai trò quản lý của Nhà nước 8

2 Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại điện tử 9

2.1 Chính sách phát triển thương mại điện tử 9

2.2 Xây dựng và hành pháp luật về thương mại điện tử 9

Một số bất cập hiện nay 10

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHI THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ SỐ 11

1 Thuận lợi 11

2 Thách thức 11

3 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quản lý kinh tế số nói chung và thương mại điện tử ở Việt Nam nói riêng 12

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đưa nhân loại lên một tầm cao mới- một xã hội văn minh, tiến bộ với những bước bức phá ngoại mục Một trong những hệ quả của cuộc cách mạng này chính là nền Kinh tế số, đây không còn là một khái niệm xa lạ với mỗi người bởi kinh tế số đã có những tác động vô cùng mạnh mẽ đến nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng

1 Lý do chọn đề tài

Kinh tế số phát triển nhanh chóng trên thế giới đã làm thay đổi phương thức kinh doanh, thay đổi mạnh mẽ các giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội Nó xóa bỏ các rào cản về không gian, thời gian trong hoạt động thương mại, tạo nên một thị trường toàn cầu rộng lớn Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế thế giới đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp củng cố thị trường nội địa, tiếp cận thị trường nước ngoài, tạo ra các cơ hội kinh doanh xuyên biên giới Đi cùng với những cơ hội là những thách thức mà nhà nước ta đã, đang và sẽ phải đối mặt để có thể đảm bảo trật tự xã hội, phát triển nền kinh tế số vững mạnh Chính vì vậy, cần có những chính sách quản lý hiệu quả, kịp thời trong xu thế hội nhập mạnh mẽ như ngày nay Từ những lí do trên, em chọn đề tài: “Phân tích, bình luận về những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lí thương mại điện tử hiện nay (bao gồm cả hoạt động kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội)” để góp phần hòan thiện lí luận về quản lí nhà nước về nền kinh tế số ở Việt Nam

2 Đối tƣợng nghiên cứu

Bài viết sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng quản lí nhà nước về kinh tế số

thông qua chinh sách quản lý thương mại điện tử, vì đây là một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế số Qua đó chỉ ra các thuận lợi, thách thức của cơ quan quản lí trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế số ở nước ta

Trang 4

3 Phương pháp nghiên cứu

Để có được những đánh giá khách quan, chính xác nhất về thực trạng quản lí

của nhà nước về kinh tế số nước ta hiện nay, bài viết vận dụng các phương pháp đánh giá, phân tích, bình luận, trích dẫn số liệu, dẫn chứng thực tế

Trang 5

CHƯƠNG I: THẾ NÀO LÀ NỀN KINH TẾ SỐ?

Trong thời kỳ bùng nổ cuộc Cách mạng 4.0, khái niệm Kinh tế số đã không còn xa lạ với mỗi người Đây chính là ứng dụng nền tảng phát triển kinh tế để có thể bắt kịp xu hướng thời đại Kinh tế số đã và đang trở nên ngày một phổ biến và dường như là xu hướng tất yếu đối với bất cứ quốc gia nào nếu không muốn tụt lại phía sau

1 Khái niệm

Có rất nhiều định khác nhau về kinh tế số tùy theo cách nhìn nhận và đánh giá của mỗi người, tuy nhiên nhìn chung kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”1, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet Kinh tế số đã dần trở nên phổ biến, phủ sóng trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng,…bất kì nơi đâu mà công nghệ số được áp dụng

Những biểu hiện của công nghệ số xuất hiện ở bất cứ đâu trong đời sống như trên các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng về ăn uống, vận chuyển, giao nhận,…cũng tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng

2 Đặc trưng của nền kinh tế số

Kinh tế số có thể được tập hợp trong 3 quá trình xử lý chính đan xen nhau bao gồm:

- Xử lý vật liệu - Xử lý năng lượng - Xử lý thông tin

Trong đó, xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất, và cũng là lĩnh vực dễ số hóa nhất

3 Tác động của nền kinh tế số

Nền kinh tế số đã “chuyển đổi số phận” 2 nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Nó đã trở thành một thành phần kinh tế quan trọng, đóng góp một tỷ trọng đáng kể với xu thế ngày càng tăng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân các quốc gia Đồng thời, kinh tế số cũng làm phát sinh không ít các thách thức đáng quan tâm về mô hình phát triển kinh tế số và đo lường kinh tế số

-

Nhóm cộng tác kinh tế số Oxford, https://unitrain.edu.vn

Trang 6

Theo THS Nguyễn Thanh Toàn trong bài viết Xu hướng kinh tế- Cuộc chơi rất lớn, báo Kinh tế đô thị 6-2021)

Ở tầm vĩ mô, kinh tế số cũng có những đóng góp không ntrong sự hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi công nghệ toàn cầu “Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), trong 10 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh Hiện tại, Việt Nam có khoảng 64 triệu người sử dụng internet, 57% dân số có tài khoản mạng xã hội Cùng với sự thâm nhập ngày càng sâu rộng của internet, các thiết bị di động và mạng xã hội, nên ngày càng nhiều cá nhân tham gia mạng lưới thương mại điện tử Có tới 25% tổng số người dân tham gia mua hàng trực tuyến qua mạng facebook hoặc zalo Việt Nam xếp thứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng mạng internet đông nhất thế giới Năm 2018, thương mại điện tử ở Việt Nam tăng trưởng 30% với tổng doanh thu bán lẻ của thương mại điện tử đạt 8 tỷ USD Dự kiến, năm 2020 con số này sẽ đạt từ 13 tỷ - 15 tỷ USD”.3

Công nghệ số xóa dần khoảng cách, kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu của công nghệ thông tin và Internet, kết nối hóa các nguồn lực, lược bỏ nhiều khâu trung gian và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu

4 Thương mại điện tử - tiền đề quan trọng của kinh tế số

4.1 Khái niệm

Thương mại điện tử được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau, tuy nhiên nhìn chung “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử” 4

Thương mại điện tử là hình thức giao dịch buôn bán thông qua Internet hay các phương tiện điện tử Các sản phẩm đến từ các doanh nghiệp sẽ được bán qua các website trực tuyến hay các trang thương mại điện tử Chính

Theo nghĩa rộng hơn thì giao dịch thương mại điện từ là sự mua, bán, trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, chính phủ hay các tổ chức bằng một phương tiện kết nối trung gian Internet Mua bán được thực hiện trên mạng nhưng việc thanh toán và giao hàng có thể thực hiện theo phương pháp truyền thống tùy theo sự lựa chọn của khách hàng Đây là một quá trình đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, vậy nên bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua

Trang 7

-

3 Trích Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ công thương)

4 Định nghĩa về thương mại điện tử theo Tổ chức Thương mại Thế giới WTO

4.2 Các đặc trưng của thương mại điện tử

- Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước

- Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu)

- Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin là thị trường

Trang 8

CHƯƠNG II: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1 Cơ sở lý thuyết

1.1 Khái niệm

Quản lý nhà nước về thương mại điện tử được hiểu là quá trình nhà nước sử dụng các công cụ quản lý để tác động lên hoạt động thương mại trong môi trường điện tử nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thương mại điện tử đã đặt ra

- Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử

- Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử

- Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử

- Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử

- Thống kê về thương mại điện tử

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

1.3 Vai trò quản lý của Nhà nước

- Nhà nước tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng về thương mại

- Giải quyết mâu thuẫn trong tranh chấp thương mại điện tử và hỗ trợ các doanh nghiệp

- Điều tiết quan hệ thị trường về các hoạt động thương mại điện tử

Trang 9

2 Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại điện tử

2.1 Chính sách phát triển thương mại điện tử

- Chính sách thương nhân: Các điều kiện, thủ tục khi đăng ký thành lập Website Thương mại điện tử được quy định tại Nghị định 52/2013/ NĐ- CP về thương mại điện tử có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2013 Qua đó bảo đảm quyền hạn và nghĩa vụ của thương nhân khi tham gia Thương mại điện tử

- Chính sách bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử: Nhà nước đưa ra các chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử Giao dịch thương mại điện tử là giao dịch thông qua mạng internet nên không trách khỏi trường hợp cá nhân bị lộ thông tin, gặp những vấn đề bị quấy nhiễu, làm phiền bởi thư rác hay các quảng cáo thương mại, chính vì thế nhà nước đã đưa ra các chính sách để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, xử lý tội phạm về thông tin cá nhân trong thương mại điện tử

- Chính sách thuế trong Thương mại điện tử: Xác định đối tượng nộp thuế; đối tượng chịu thuế; quản lý thuế

- Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Thương mại điện tử: Nhà nước tập trung đào tạo về thương mại điện tử cho đội ngũ cán bộ Quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp; đào tạo chính quy về thương mại điện tử trong các trường cao đẳng và đại học

- Chính sách phát triển hạ tầng công nghệ cho thương mại 2.2 Xây dựng và hành pháp luật về thương mại điện tử

- Các quy định liên quan đến giao dịch điện tử trong hệ thống văn bản pháp luật về dân sự - thương mại: luật Dân sự và luật Thương mại đã thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử thông qua việc thừa nhận thông điệp dữ liệu - hình thức biểu hiện cụ thể của giao dịch điện tử

- Các quy định về giao dịch điện tử và công nghệ thông tin: khung pháp lý cho giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng được hình thành với hai trụ cột chính là Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin, tám nghị định hướng dẫn Luật cùng một loạt thông tư quy định chi tiết những khía cạnh cụ thể của giao dịch điện tử trong từng lĩnh vực ứng dụng đặc thù

- Các quy định về thuế, kế toán: bao gồm các quy định về chứng từ điện tử và hóa đơn điện tử; về thu thuế trong Thương mại điện tử

- Các quy định về chế tài và xử lý vi phạm:chế tài đối với các hành vi vi phạm được chia làm 2 loại: xử phạt hành chính và xử lý hình sự

Trang 10

Một số bất cập hiện nay

- Việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet còn nhiều bất cập, chưa theo kịp những xu thế mới của Thương mại điện tử

- Các quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại điện tử còn nhiều hạn chế

- Việc cấp phép, quản lý sau cấp phép cho các website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch Thương mại điện tử hoạt động hiện nay còn khá lỏng lẻo

- Giá trị pháp lý của chứng từ, văn bản điện tử chưa được quy định rõ

Trang 11

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHI THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ SỐ

1 Thuận lợi

- Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,Việt Nam có rất nhiều các điều kiện và cơ hội để phát triển thương mại điện tử trong nước thông qua các đàm phán, ký kết và tham gia các Hiệp định thương mại tự do, tham gia các diễn đàn kinh tế như WTO, ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

- Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ và tốc độ phát triển Internet đứng hàng đầu thế giới là những tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của Thương mại điện tử

- Bên cạnh đó hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đã có những thay đổi theo hướng ngày càng hiện đại, đã đáp ứng hầu hết các yêu cầu về mặt công nghệ cho sự phát triển có hiệu quả của thương mại điện tử Ngành viễn thông công nghệ, thông tin tạo ra hạ tầng viễn thông 3G, 4G phủ 95% cả nước, sắp tới sẽ triển khai 5G và không chỉ phủ sóng trong nước mà Việt Nam cũng đưa viễn thông công nghệ thông tin đi ra rất nhiều nơi trên thế giới Và đây là một nền quan trọng cho nền kinh tế số ở Việt Nam

2 Thách thức

Trong những năm qua, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước những con số đáng tự hào về mạng lưới công nghệ số trải rộng, sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế số nói chung và thương mại điện tử nói riêng Đi kèm với những thành tựu đáng tự hào đó là những thách thức, đòi hỏi nhà nước ta phải có những chính sách quản lý phù hợp, tác động kịp thời để pháp triển nền kinh tế số lớn mạnh Sự chuyển đổi nhanh của các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số đã dẫn tới một số quy định pháp luật không theo kịp Sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, kinh tế số cùng các phương thức kinh doanh và các ý tưởng sáng tạo khiến các cơ quan quản lý nhà nước khó kiểm soát các hoạt động kinh tế số Có thể kể đến như các vấn đề quản lý và thu thuế đối với các hoạt động thương mại trực tuyến, nhất là kinh doanh qua các mạng xã hội và cung cấp dịch vụ xuyên biên giới; vấn đề bảo đảm quyền lợi cho người lao động và người tiêu dùng qua thế giới mạng; việc xử lý, giải quyết những tranh chấp, xung đột về hoạt động cũng như lợi ích của các chủ thể tham gia các hoạt động kinh doanh, thương mại và dân sự trên môi trường số

Bên cạnh đó, vấn đề về nguồn nhân lực cũng là vấn đề mà nhà nước cần quan tâm Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh và phát triển kinh

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w