KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP – LUẬT HÀNH CHÍNH ---0-0--- NGUYỄN NGỌC TÚ PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHI THÚC ĐẨY
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP – LUẬT HÀNH CHÍNH -0-0 -
NGUYỄN NGỌC TÚ
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHI THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ SỐ, XÉT TỪ THỰC TIỄN QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN
NAY (BAO GỒM CẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN MẠNG XÃ HỘI)
Tiểu luận kết thúc môn Luật Hành chính Giảng viên: Bùi Tiến Đạt
Hà Nội – 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
phương tiện mạng xã hội nói riêng
2.1.1 Khái niệm và vai trò của nền kinh tế số
2.1.2 Liên hệ giữa quản lý thương mại điện tử và quản lý nhà nước trong nền kinh tế số
2.2.1 Những thuận lợi trong quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số 2.2.2 Những thách thức trong quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số 2.2.3 Đề xuất giải pháp khắc phục
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong thời đại công nghiệp 4.0, khi mọi thứ trở nên hiện đại hơn, mọi người có thể dễ dàng mua bán, kết nối và nhiều hoạt động khác thông qua các nền tảng số Hệ quả là nền kinh tế số ra đời và chiếm ưu thế hơn hẳn so với kinh tế truyền thống khác nhờ sự phát triển với tốc độ chóng mặt của công nghệ theo từng ngày, từng giờ Thương mại điện tử chính là một phần của kinh tế số và góp một phần không hề nhỏ vào sự phát triển của kinh tế số Chính vì vậy, việc quản lý thúc đẩy và phát triển thương mại điện tử nói riêng và kinh tế số nói chung là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra với các cấp quản lý Đây không chỉ là một cơ hội lớn để thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển, nhưng cũng đồng thời là một thách thức to lớn đối với nhà nước Việt Nam Đặc biệt, khi đứng trước những biến đổi không ngừng của thời cuộc theo thời gian, mà tiêu biểu có thể kể đến là dịch COVID, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của kinh tế số vì những tiện ích và cơ hội của nó Đây sẽ là mục tiêu chính của chính phủ trong những năm tiếp theo, nhằm bắt kịp nhanh chóng tiến trình thay đổi của công nghệ, đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, thu hút đầu tư và nâng cao vị thế của kinh tế nước ta trên trường quốc tế Nhưng để làm được điều này, chúng ta cần có sự quan tâm, sát sao và kiên quyết hết sức của các cấp quản lý trong quản lý nhà nước Thách thức chính là cơ hội, đây cũng chính là chiếc chìa khóa vàng cho nhà nước ta trong quản lý nhà nước trong thúc đẩy kinh tế số, dựa trên thực tiễn quản lý thương mại điện tử nói riêng và quản lý các lĩnh vực khác (chính phủ số, công nghệ thông tin, …) nói chung Đây cũng chính là nội dung của bài tiểu luận: phân tích và bình luận những chính sách, cơ hội và thách thức Từ đó, đưa ra những giải pháp để khắc phục tối đã những tồn tại và hạn chế trong vấn đề quản lý nhà nước trong thúc đẩy kinh tế số
NỘI DUNG
1 QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Các chính sách quản lý hoạt động thương mại điện tử nói chung và kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội nói riêng
Quản lý hoạt động kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội chưa bao giờ là dễ dàng với các cấp quản lý, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp 4.0 – khi mà các nền tảng mạng xã hội phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới Đi cùng với sự phát triển này chính là sự phát triển một cách nhanh chóng của thương mại điện tử - một thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng cũng đồng thời là một thách thức không hề nhỏ Chính vì vậy, cần phải có những chính sách để kiểm soát những hoạt động thương mại điển tử nói chung, một trong số đó là hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội nói riêng
Trang 4Ngay từ năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật Giao dịch điện tử Luật quy định về giao dịch điện tử, trong đó bao gồm các hoạt động thương mại điện tử và cả việc quản lý các hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội Ngoài Luật Giao dịch điện tử có những quy định về việc quản lý các hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội nói riêng và hoạt động thương mại điện tử nói chung, còn có những văn bản pháp luật khác quy định về hoạt động này
Thông tư 47/2014/TT- BCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 quy định về quản lý Website thương mại và điện tử và Thông tư số 59/2015/TT- BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động
Tuy vậy, nhưng xã hội luôn biến đổi và phát triển không ngừng theo thời gian Hệ quả của sự phát triển này chính là sự đổi mới liên tục của công nghệ và dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử Các thách thức đối với các cấp quản lý cũng theo đà đó mà ngày càng tăng lên Chính vì vậy, luật cũng cần thay đổi liên tục sao cho phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế, để có thể nhanh chóng giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong hoạt động quản lý thương mại điện tử Nhằm giải quyết những vấn đề trên, ngày 19 tháng 12 năm 2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3783/QĐ - BCT ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2020, trong đó Bộ Công Thương đã đăng ký xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/ NĐ - CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử (dự kiến thời gian trình Chính phủ vào quý I năm 2021) Từ năm 2014 đến nay, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các địa phương để triển khai các đề án thuộc Chương trình phát triển TMĐT và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT
Ngày 27 tháng 9 năm 2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52 NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Trong đó Nghị quyết nêu rõ chủ trương “Tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao”, bao gồm lĩnh vực TMĐT
Có thể thấy các chính sách và luật luôn được đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh và sự phát triển của công nghệ số, cũng như phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế của đất nước Qua đó, ta có thể thấy được sự linh hoạt và tư duy đổi mới theo tiến trình phát triển của nhà nước Việt Nam trong hoạt động quản lý thương mại điện tử (bao gồm hoạt động kinh doanh trên các nền tảng mảng xã hội) nói riêng và quản lý nhà nước nói chung Chính những sự quan tâm sát sao của các cấp quản lý tới hoạt động thương mại điện tử, đã góp một phần không nhỏ vào quản lý nhà nước khi phát triển nền kinh tế số
1.2 Những hạn chế còn tồn tại
1 Triệu Phong (2020), Hoàn thiện chính sách, pháp luật về thương mại điện tử, tại Tạp chí Công thương
Trang 5Tuy rằng đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế, có thể kể đến như việc ứng dụng TMĐT phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã trở nên phổ biến, nhưng phần lớn doanh nghiệp còn chưa có chiến lược cũng như đầu tư thích đáng để khai thác các ứng dụng TMĐT theo chiều sâu, chưa chuẩn bị sẵn sàng để bắt kịp những tiến bộ công nghệ mới về TMĐT của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Hệ sinh thái cho TMĐT bao gồm dịch vụ thanh toán, logistics và các dịch vụ phụ trợ còn chưa hoàn thiện Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong giao dịch TMĐT vẫn còn cao Tuy nhiên, hạ tầng, chất lượng vận chuyển, thời gian vận chuyển, thủ tục thông quan, chi phí, các dịch vụ theo dõi và truy xuất đơn hàng vẫn chưa phát triển đồng bộ và còn bộc lộ nhiều hạn chế
Các cơ chế quản lý chưa theo kịp sự phát triển của các mô hình kinh doanh mới, nhất là các mô hình dựa trên công nghệ số Việc xuất hiện các hình thái tổ chức hoạt động kinh doanh mới chưa được điều chỉnh bởi khuôn khổ pháp lý hiện hành, như Grab, Airbnb đã đặt ra bài toán lớn cho công tác quản lý, đặc biệt đòi hỏi sự đồng bộ hóa giữa các văn bản pháp quy và sự phối hợp liên ngành giữa
Có thể thấy rằng, tuy rằng đã có những cơ chế nhằm thắt chặt quản lý trong hoạt động thương mại điện tử nhưng trên thực tế, công nghệ đang phát triển một cách chóng mặt theo thời gian, dẫn đến tốc độ phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử qua từng ngày, từng giờ Chính vì vậy, dù đã có nhiều cơ chế, chính sách được đưa ra trong hoạt động quản lý nhưng chúng ta vẫn đang thiếu khuôn khổ pháp lý cho vấn đề này Theo thống kê của Cục TMÐT và Kinh tế số (Bộ Công thương), thị trường TMÐT Việt Nam năm 2020 tăng trưởng ấn tượng với mức 18%, quy mô đạt gần 12 tỷ USD, ước đạt 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước Dự kiến đến năm 2025, quy mô sẽ còn tăng trưởng mạnh, đạt mức 35 tỷ USD Tuy nhiên, "sân chơi" lớn này đang bị các đối tượng lợi dụng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của NTD, thiệt hại cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính Nguyên nhân bởi, thị trường này hiện đang tồn tại nhiều bất cập trong công tác quản lý các loại hình TMÐT khác nhau Ở đây, TMÐT trên các mạng xã hội có cách thức hoạt động thường phức tạp hơn do không có đơn vị trung gian đứng ra quản lý người bán, đồng kiểm soát hàng hóa đăng bán nên phần lớn các mặt hàng này thường là nhập lậu, giả mạo các thương hiệu nổi tiếng, không có hóa đơn chứng từ Hậu quả là tuy rằng quảng cáo trên mạng thì lung linh, nhưng khi đến tay người tiêu dùng, những món hàng online ấy lại trở nên vô dụng, kém chất lượng với mức giá “trên trời” Việc này không những không hề hiếm gặp mà còn xảy ra thường xuyên đến mức nhiều người đã cảm thấy quen với việc mua hàng một kiểu, nhận hàng lại là một kiểu khác
Đó là chưa kể đến việc khung pháp lý quản lý hoạt động TMÐT hiện vẫn áp dụng chung cho cả mạng xã hội và sàn giao dịch TMÐT mà trên thực tế, hai nền tảng số này vẫn có những khác biệt cơ
2 Hồ Hương (2019), Bộ Công thương: khắc phục các tồn tại, hạn chế trong phát triển thương mại điện tử và kinh tế số, tại Cổng thông tin điện tử Hội đồng dân tộc
Trang 6bản Ngoài ra, với tình hình kết nối toàn cầu hiện nay, hoạt động TMÐT không thể không có các yếu tố xuyên biên giới, nhưng các cơ chế quản lý vẫn chưa thực sự điều chỉnh đúng hướng và đầy đủ để quản lý những hoạt động này Điều này đã dẫn đến việc những hành vi vi phạm pháp luật trong thương mại điện tử xuyên quốc gia đang gia tăng mà chưa có sự giám sát chặt chẽ và xử lý mạnh tay của các cấp quản lý Không chỉ hoạt động thương mại điện tử xuyên quốc gia cần có sự vào cuộc mạnh tay của các cấp quản lý nhà nước, thuế cũng là một vấn đề cần được lưu tâm nhiều hơn khi theo đánh giá của Tổng cục Thuế, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, một số doanh nghiệp mới chỉ thành lập được vài năm nhưng doanh thu đã lên tới cả nghìn tỷ đồng, trong khi đó số tiền nộp ngân sách không đáng kể Theo khảo sát của Tổng cục Thuế thì rất nhiều doanh nghiệp TMĐT có hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Sự tăng trưởng nóng của thị trường TMĐT là một cơ hội lớn để các doanh nghiệp phát triển, kinh tế số nói riêng và nền kinh tế nói chung tăng trưởng nhưng đồng thời cũng dẫn đến hệ lụy là các hành vi gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên môi trường điện tử, đặt ra thách thức lớn cho cơ quan quản lý nhà nước Chính vì vậy, chúng ta cần đề xuất những giải pháp hợp lý để đi sâu hơn nữa vào xử lý, khắc phục những hạn chế còn tồn tại này
2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHI THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ SỐ 2.1 Khái quát về quản lý nhà nước trong nền kinh tế số
2.1.1 Khái niệm và vai trò của nền kinh tế số
Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, kinh tế số là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số và những mô hình kinh doanh mới được tạo ra từ việc áp dụng công nghệ số và dữ liệu số [3] Về bản chất, đây là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số Bao gồm các công nghệ số, như công nghệ blockchain, nền tảng số, phương tiện truyền thông xã hội, doanh nghiệp điện tử; các doanh nghiệp liên quan đến phát triển phần mềm, ứng dụng, phát triển nội dung số và truyền thông, các dịch vụ và đào tạo liên quan, cùng với các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất và phát triển thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông
Với tình hình phát triển của thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp hằng ngày những biểu hiện của công nghệ số xuất hiện ở bất cứ đâu trong đời sống thường ngày, như: các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng về ăn uống, vận chuyển, giao nhận, … cũng đang dần đổi mới và tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng Vì vậy, kinh tế số đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế chung Không chỉ vậy, kinh tế số còn tạo ra quy mô và tốc độ tăng trưởng cho các nền kinh tế, làm thay đổi rõ rệt các nền kinh tế truyền thống
3 Tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế số tại Việt Nam http://ncif.gov.vn, ngày 12/8/2020
Trang 7Đối với tình hình phát triển kinh tế tại Việt Nam hiện nay, có thể thấy kinh tế số đã và đang có những đóng góp không nhỏ trong kết nối và hội nhập của các doanh nhiệp trong và ngoài nước vào chuỗi công nghệ toàn cầu Với sự phát triển và yêu cầu của nền kinh tế số, các doanh nghiệp buộc phải đổi mới và thay thế những quy trình sản xuất kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ những khâu đầu tiên như khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng, để bắt kịp cùng với tiến độ phát triển của công nghệ và chính sự đổi mới này có thể sẽ làm tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động Việc phát triển tốt nền tảng này sẽ góp phần giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu
]
2.1.2 Liên hệ giữa quản lý thương mại điện tử và quản lý nhà nước trong nền kinh tế số
Thương mại điện tử chính là một phần và có đóng góp không hề nhỏ đối với nền kinh tế số Hiện tại ở Việt Nam, hiện có ít nhất 64 triệu người dùng internet, trung bình 1 ngày mỗi người dành tới 6 giờ
chuyển đổi kinh doanh từ những nền tảng truyền thống sang nền tảng số trên các nền tảng thương mại điện tử là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa và nhỏ Thương mại điện tử Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển nhanh chóng cả về hình thức lẫn quy mô thị trường, trở thành một trong mười thị trường phát triển có tiềm năng nhất thế giới về tăng trưởng thương mại điện tử Các hình thức chợ trực tuyến (online), mua sắm, kinh doanh, giải trí, cùng với đó là các dịch vụ giao nhận, các giải pháp thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ, máy thanh toán bùng nổ mạnh mẽ, hiện diện ở khắp nơi trong từng gia đình, khu dân cư Trong khi các thương hiệu thương mại điện tử nổi tiếng thế giới đang đổ bộ mạnh mẽ vào Việt Nam, như: Amazon, Ebay, Alibaba, Shopee… thì các trang thương mại điện tử có nguồn gốc Việt Nam cũng đang nở rộ, một số trang, như: Lazada Việt Nam, Tiki, Sendo, FPT Shop, Điện máy xanh, Thế giới di động… dần dần chiếm lĩnh thị phần trong
] Theo báo cáo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỷ USD, ước
kinh tế chung của cả nước trong những năm gần đây bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh COVID – 19 diễn biến phức tạp nhưng nền kinh tế số lại không vì thế mà bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng, ngược lại còn đang phát triển mạnh Trong đó có những đóng góp không nhỏ của hoạt động thương mại điện tử Chính dịch COVID đã trở thành một bàn đạp lớn cho nền thương mại điện tử Việt Nam nói riêng và nền kinh tế số nói chung Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dân
Phạm Thị Thùy (2021) Thúc đẩy nền kinh tế số nhanh và bền vững, tại trang web Quản lý nhà nước
5Báo cáo Digital Việt Nam 2019, tr.15, 19.
6 Phạm Thị Thùy (2021) Thúc đẩy nền kinh tế số nhanh và bền vững, tại trang web Quản lý nhà nước
7Thương mại điện tử Việt Nam đạt 11,8 tỷ USD năm 2020, tại http://vietnamfinance.vn, ngày 25/01/2021.
Trang 8được khuyến cáo hạn chế rời khỏi nhà khi không cần thiết thì cũng là lúc nhu cầu sử dụng internet tăng cao, nhu cầu mua bán, giao dịch và các hoạt động khác trên những nền tảng số tăng cao, như một cú hích mạnh thúc đẩy thương mại điện tử phát triển tột bậc Và, hệ quả đi kèm cùng sự phát triển này chính là sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của nền kinh tế số Chính vì vậy, chúng ta cần đặt ra một vấn đề mới, không còn chỉ là quản lý thương mại điện tử nữa Chúng ta cần chú tâm vào một vấn đề quan trọng hơn, đó chính là quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số phát triển
2.2 Quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số
Với tình hình phát triển hiện tại, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số là chủ đề trọng tâm, mục tiêu ưu tiên và động lực phát triển mạnh mẽ được ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong nhiều thập kỷ tới để có thể bắt kịp sự phát triển một cách nhanh chóng của công nghệ Đảng ta xác định: “Phát triển mạnh hạ tầng số, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và các địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số Thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện từ chính phủ đến xã hội, doanh nghiệp để phát triển kinh
2.2.1 Những thuận lợi trong quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số
Ở Việt Nam hiện có 59,2 triệu người sử dụng internet, chiếm hơn ½ dân số cả nước, con số này được dự báo sẽ tăng lên 68 triệu vào năm 2021 35 triệu người dùng điện thoại thông minh trong cuộc sống, sinh hoạt và mua sắm hàng ngày, dự báo sẽ tăng lên 40 triệu vào năm 2021 Đây là những điều kiện rất tốt để các nhà bán lẻ online đầu tư để mở các gian hàng trực tuyến tại Việt Nam và tạo chỗ đứng vững chắc ở thị trường này
Việt Nam là một nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh ở Châu Á, chính vì thế mà nó mang đến những cơ hội cho các nhà đầu tư bán lẻ trực tiếp cũng như bán lẻ online khai thác ở một thị trường đầy tiềm năng này Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang tăng trưởng khá nhanh với 35,4 triệu người dùng và tạo ra doanh thu hơn 2,7 tỷ đô la trong năm 2019
Điểm qua thị trường buôn bán trực tuyến ở Việt Nam: Hiện nay có 3 trang web thương mại điện tử được lọt vào trong top 10 có nền tảng kinh doanh trực tuyến hàng đầu ở Đông Nam Á là Tiki, Sendo và Thế giới di động và đang cạnh tranh và có lúc vượt lên so với Lazada Việt Nam, Alibaba Việt Nam, Shopee Việt Nam và JD.com.vn – vốn là những trang thương mại điện tử buôn bán trực tuyến
Trang 9Ngoài các hoạt động thương mại điện tử ra, thì còn rất nhiều lĩnh vực khác cần được quan tâm, chú trọng và quản lý để có thể thúc đẩy kinh tế số phát triển ở nước ta Ở nước ta, ngành viễn thông công nghệ thông tin đã tạo ra hạ tầng viễn thông 3G, 4G phủ song rộng khắp 95% cả nước, trong thời gian gần đây, nhà mạng Vietel cũng đã triển khai ra mắt mạng 5G, đây là một nền tảng quan trọng của nền kinh tế số ở Việt Nam Ngoài ra, Chính phủ phải tự đổi mới, chuyển đổi để trở thành một Chính phủ của kỷ nguyên mới 4.0, phải tự bồi dưỡng đủ năng lực quản trị phát triển quốc gia trong thời đại số Đồng thời, các cấp, các ngành và toàn xã hội cần có những thay đổi từ mà bắt đầu từ nhận thức trước tiên rồi mới đến hành động để phát huy được những thuận lợi do ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số mang lại, cũng như là đáp ứng được những thách thức của thời đại
Có thể thấy rằng đây chính là những cơ hội vô cùng lớn để phát triển kinh tế số ở nước ta nhưng đồng thời cũng là thách thức không hề nhỏ dành cho các cấp quản lý để giảm thiểu tối đa những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm công nghệ cao, cũng như là bắt kịp những công nghệ hiện đại
2.2.2 Những thách thức trong quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số
Về lĩnh vực thương mại điện tử, ngoài những hạn chế đã được nêu trong phần trước của bài, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức cần được giải quyết Hiện nay chúng ta vẫn chưa có một hệ thống giải quyết và xử lý những tranh chấp thương mại điện tử hoàn chỉnh Chính vì vậy khi có tranh chấp xảy ra, sẽ rất khó cho các cơ quan ban ngành để có thể gải quyết và xử lý Hệ thống tư pháp vốn là một điểm yếu của Việt Nam nay lại càng trở thành một vấn đề lớn khi chúng ta đang dần bước vào kỉ nguyên số Nếu không sửa đổi và bổ sung kịp thời, chúng ta sẽ không thể theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ, mà hệ quả của nó là khi tranh chấp xảy ra, mức độ phức tạp của nó trong đời thật chỉ ở mức 1 thì nay có thể gấp lên nhiều lần Nhưng trong những trường hợp đó, do các cơ chế chưa hoàn chỉnh và chặt chẽ thì có thể dễ dàng dẫn đến những xung đột không đáng có giữa các chủ thể Không những thế, có những trường hợp doanh nghiệp không chọn ở lại Việt Nam mà sang nước ngoài để phát triển vì hệ thống tư pháp chưa tốt sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám, gây thất thoát lớn cho đất nước kể cả về lĩnh vực kinh tế hay về mặt xã hội Một ví dụ tiêu biểu cho tình trạng này chính là những doanh nghiệp Việt Nam đã và đang sang Singapore đăng ký doanh nghiệp, đây chính là một tình trạng đáng báo động vô cùng Không chỉ vậy, việc đóng thuế vốn là một nghĩa vụ của công dân nay lại trở nên vô cùng khó khăn trên các nền tảng thương mại điện tử do các cơ chế quản lý chưa hoàn thiện Đây cũng là một bài toán khó cho các cấp quản lý khi hiện nay, Internet có thể truy cập vào bất cứ trang web thương mại điện tử nào, ở bất kì quốc gia nào Chúng ta không thể ngăn chặn hay ngắt kết nối của người dân tới những nền tảng này vì cản trở lưu thông dữ liệu chính
10 Nguyễn Văn Hùng (2020), Quản lý nhà nước về phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong những năm tới, tại Cổng thông tin Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang (https://snv.bacgiang.gov.vn/)
Trang 10là tự tay cắt đứt đường huyết mạch của kinh tế số Bài toán khó cần giải ở đây chính là làm thế nào để thu thuế một cách có hiệu quả mà vẫn hợp lý, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch Không chỉ lĩnh vực thương mại điện tử các cơ chế quản lý vẫn đang phải đối mặt với một thách thức lớn mà nhiều lĩnh vực khác cũng rơi vào cảnh tương tự Đầu tiên phải nói đến vấn đề bảo mật quyền riêng tư trên môi trường Internet của người đân Hiện nay, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ kiện được diễn ra về đánh cắp thông tin dữ liệu bất hợp pháp Công nghệ quả thực là một công cụ tiện dụng để kết nối mọi người từ khắp nơi trên thế giói nhưng đồng thời cũng là một con dao hai lưỡi trong vấn đề bảo mật thông tin Chính vì thế, nhà nước ta lại càng cần sát sao hơn nữa trong quản lý để bảo vệ quyền lợi cho chính nhân dân của mình Tiếp theo, ta không thể không nói đế vấn nạn tin giả, tin thất thiệt được lan truyền một cách nhanh chóng trên các nền tảng số gây ra những bức xúc trong xã hội Ngoài ra, nền tảng kỹ thuật chia sẻ dữ liệu triển khai chậm, kém phát triển và không bắt kịp công nghệ thay đổi một cách nhanh chóng Đặc biệt có thể kể đến một ví dụ điển hình chính là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; dịch vụ công trực tuyến, … vẫn còn rời rạc, thiếu sót và quan trọng nhất là con rất nhiều bất tiện, bất cập cho người dân khi truy cập và sử dụng Không những gây nhầm lẫn, lẫn lộn giữa trực tuyến và trực tiếp, những thủ tục này có thể gây phiền hà cho cả nhân dân và công chức thực hiện Một ví dụ khác về thách thức trong phát triển kinh tế số chính là nguồn nhân lực còn vô cùng hạn chế, bảo mật trên các nền tảng số vẫn còn thấp và chưa rõ quy trình trách nhiệm giải trình của người đứng đầu các cơ quan tổ chức, đơn vị, địa phương khi có phát sinh xảy ra trên những nền tảng này
Trên đây là những thách thức tiêu biểu trong tình hình hiện nay Tất nhiên, chúng ta không thể tránh khỏi những sai sót trong công tác quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế số, nhưng chúng ta cần phải khắc phục nhanh nhất có thể những tồn tại và hạn chế để hướng tới một nền kinh tế số phát triển hơn nữa Đó chính là lý do tại sao thách thức lại chính là cơ hội, vì chỉ khi chúng ta gặp thách thức trong phương thức quản lý, chúng ta mới có thể sửa đổi và bổ sung sao cho chặt chẽ, hợp lý, đầy đủ hơn, giúp cân bằng lợi ích của tất cả các bên
2.2.3 Đề xuất giải pháp khắc phục
Đầu tiên, chúng ta cần đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện và phát triển khung pháp lý phù hợp cho các vấn đề có thể xảy ra trên những nền tảng số, tiêu biểu là những tranh chấp trong thương mại điện tử Cần có những hành lang pháp lý cho việc thu thuế và quản lý những doanh nghiệp xuyên quốc gia trên nền tảng số Nhà nước cần phải đưa ra các giải pháp phù hợp để có thể giữ chân những doanh nghiệp Việt, tránh tình trạng chảy máu chất xám Đồng thời, chúng ta cũng cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế số ở nước ta
Vấn đề thứ hai, chúng ta cần phải lưu ý đến chính là nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử cũng như là các cơ sở dữ liệu quốc gia mang tính chất nền tảng Trong thời gian tới cần nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Chính phủ điện tử và các văn bản hướng dẫn bảo