Em xin chân thành cảm ơn!... Khung khái niệm này nêu rõ phạm vi của Kinh tế số lõi Core Digital Economy, Kinh tế số phạm vi hẹp Digital Economy và Kinh tế số phạm vi rô
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN
LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
PHÂN TÍCH BÌNH LUẬN NHỮNG THUẬN LỢI, THÁCH THỨC CỦA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC KHI THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ SỐ XÉT TỪ THỰC TIỄN QUẢN LÍ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Linh Chi Lớp : K65-LKDB
Mã sinh viên : 20063024
Giảng viên : Nguyễn Anh Đức
HÀ NỘI 2021
Trang 22
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I Những khái quát chung nhất về nền kinh tế số 4
II Quản lý Nhà nước trong nền kinh tế số của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 5
1 Khái quát về quản lí Nhà nước trong nền kinh tế số 5
2 Những thuận lợi của quản lí Nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số 7
3 Thách thức của quản lí Nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số 8
4 Quản lý Nhà nước về Thương mại điện tử hiện nay 9
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 33
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước đang phát triển, cùng với đó là nước ta đã và đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế thế giới Điều này cũng là thuận lợi để các doanh nghiệp củng cố thị trường nội địa, cũng như tiếp cận các thị trường nước ngoài và tạo ra các cơ hội hợp tác xuyên biên giới Chính vì lẽ đó mà hiện tại nền kinh tế số càng được chú trọng Trong thời công nghệ 4.0 thì việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ cũng có sự thay đổi, và bắt đầu dựa trên ứng dụng công nghệ số Và để thích ứng với điều đó thì Nhà nước cũng có những phương thức quản lý sao cho phù hợp, đổi mới mô hình để và cách thức áp dụng công nghệ số trong quản lý kinh tế Đây cũng chính là lý do mà em chọn đề tài này để đi vào phân tích bình luận về những thuận lợi và thách thức trong việc quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, và cụ thể là xét từ việc quản lý thương mại điện tử hiện nay
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng trong đề tài nghiên cứu lần này của em hướng đến đó chính là những vấn đề thách thức cũng như thuận lợi trong việc quản lý nhà nước gặp phải khi mà đẩy mạng nền kinh tế số Và đề tài này em sẽ nghiên cứu trong phạm vi nền kinh tế của nước ta, đi vào làm rõ cách thức quản lí nhà nước ở một số doanh nghiệp áp dụng nền kinh tế số
3 Phương pháp nghiên cứu
Trong bài tiểu luận này em sẽ sử dụng các phương pháp phân tích, bình luận, đưa số liệu, dẫn chứng, tổng hợp kiến thức chung nhất để làm sáng tỏ vấn đề mà đề tài mà em chọn lần này
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em sẽ còn nhiều thiếu sót về kiến thức, cách phân tích, diễn giải, trình bày ý kiến của mình cũng như kĩ năng làm bài luận, em mong thầy cô có thể thông cảm và đóng góp ý kiến để bài luận của em tốt hơn, và sau này những bài luận của em ngày càng tiến bộ hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 44
NỘI DUNG
I Những khái quát chung nhất về nền kinh tế số
Kinh tế số là một thuật ngữ được sử dụng với tần suất tăng rất cao trong thời gian gần đây Một số nhận định, kinh tế số là việc áp dụng các tiến bộ về mặt công nghệ vào phát triển kinh tế Một số khác lại cho rằng, kinh tế số đơn thuần là thương mại điện tử, là nền công nghệ 4.0 hay việc bán hàng online Theo nhóm cộng tác Kinh tế số của Oxford, “kinh tế số được định nghĩa là nền kinh tế vận hành dựa trên nền tảng công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet” Còn tại Diễn đàn kinh tế tư nhân vào năm
2019 thì Kinh tế số được định nghĩa là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số và những mô hình kinh doanh mới được tạo ra từ việc áp dụng công nghệ số và dữ liệu số Còn R.Bukht và R Heeks đã đưa ra khái niệm tổng quan nhất về Kinh tế số bằng cách đề
ra hệ thống 'Khung khái niệm về Kinh tế số' Khung khái niệm này nêu rõ phạm vi của Kinh tế số lõi (Core Digital Economy), Kinh tế số phạm vi hẹp (Digital Economy) và Kinh tế số phạm vi rộng (Digitalised Economy)
Nói gắn gọn lại thì Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet Kinh tế số hiện diện trên tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, ) mà công nghệ số được áp dụng
Về bản chất, đây là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số Lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số phát triển đã mở đường cho sự đổi mới và phát triển trên toàn cầu Công nghệ số thúc đẩy nhiều ngành kinh doanh cải tiến mô hình phát triển, tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và xóa mờ đường biên giới địa lý Những biểu hiện của công nghệ số xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống xã hội, như các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng về ăn uống, vận chuyển, giao nhận, cũng tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng Đặc trưng của kinh tế số là có thể được tập hợp trong 3 quá trình xử lý chính đan xen
Trang 55
với nhau, bao gồm: xử lý vật liệu; xử lý năng lượng; xử lý thông tin Trong đó, xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất, và cũng là lĩnh vực dễ số hóa nhất
Các nước phát triển phương Tây - nơi khởi nguồn và là mảnh đất chính cho sự bùng nổ công nghệ thông tin, đặc biệt trong thập niên 2000-2010 (Google, Amazon, Facebook, Apple đều đột khởi trong khoảng thời gian này), đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thúc đẩy kinh tế số
Nhờ có nền kinh tế số mà hiệu suất kinh tế đạt được nhiều thành quả cao, các ngành công nghiệp có bước chuyển biến đột phá trong mô hình kinh doanh, từ thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội (Facebook, instagram), giải trí (Netflix, Pinterest), đến giao thông vận tải (Uber, Grab, goViet) đến phân phối, bán buôn và bán lẻ (Lazada, Shoppe) Vì trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên toàn cầu thì đó chính là những đóng góp của kinh tế số hóa đối với các doanh nghiệp Việt để từng bước tham gia vào chuỗi công nghệ toàn cầu Việt Nam cũng phải hòa nhịp cùng guồng quay kỹ thuật số của thế giới Trong một nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts (Mỹ) đã cho thấy hiện nay Việt Nam đang đứng ở vị trí 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, đồng thời đứng ở vị trí 22 về tốc độ phát triển số hóa Nhìn những con số này thì đã nói lên được sự thay đổi rất lớn trong mô hình kinh doanh mới của các doanh nghiệp, là một bước ngoặt to lớn từng bước đưa Việt Nam phát triển lớn mạnh
II Quản lý Nhà nước trong nền kinh tế số của Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay
1 Khái quát về quản lí Nhà nước trong nền kinh tế số
Để xây dựng được nền kinh tế số phát triển thì Việt Nam cần xây dựng ba trụ cột chính, thứ nhất là hạ tầng và dịch vụ số Nó sẽ bao gồm bao gồm hạ tầng cứng và mạng lưới viễn thông làm nền tảng để tạo ra hạ tầng mềm là dịch vụ số giúp tối ưu các hoạt động của nền kinh tế Thứ hai là tài nguyên số bao gồm hệ sinh thái dữ liệu và tri thức mở có ích cho việc dự đoán kịp thời và ra quyết định mang lại hiệu quả kinh tế cao Và cuối cùng là chính sách chuyển đổi số, bao gồm các dịch vụ, chính sách chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang
Trang 66
Chính phủ số, chính sách đào tạo nhân lực số chất lượng cao, chính sách đầu tư kinh doanh số, chính sách an toàn thông tin, chủ quyền số và sở hữu trí tuệ
Việc xây dựng Chính phủ điện tử phải gắn liền với người đứng đầu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, bảo đảm thực thi hiệu quả Việt Nam thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch, trực tiếp chỉ đạo; các thành viên Ủy ban là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng các bộ liên quan trực tiếp tới các nhiệm vụ trong xây dựng Chính phủ điện tử, đồng thời có sự tham gia của đại diện khu vực tư nhân để phát huy hiệu quả hợp tác công-tư trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này Việc Chính phủ quan tâm đến vấn đề này được thể hiện ở chỗ là trong nhiều năm qua thì rất coi trọng, chú trọng việc đẩy manh phát triển công nghệ thông tin trong trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước Năm 2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế Cụ thể hóa chủ trương của Đảng thì năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết đầu tiên tập trung về Chính phủ điện tử nhằm“Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên Hợp quốc Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng”
Một trong những mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử là “đến hết năm 2017, Việt Nam nằm trong nhóm 3 quốc gia đứng đầu ASEAN về chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI) và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EDGI) của Liên Hợp quốc”
Trên cơ sở đó thì các bộ ngành, địa phương đã cố gắng nỗ lực để đạt được thành quả bước đầu trong việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử Một số cơ sở dữ liệu mang tính chất nền tảng thông tin như Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia đang được xây dựng và đã có những cấu phần đi vào vận hành Các cơ quan nhà nước đã cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho doanh nghiệp và người dân như: đăng ký doanh nghiệp, kê khai thuế, nộp thuế, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội
Trang 77
Trong thực tiễn, việc áp dụng nền kinh tế số, công nghệ thông tin và truyền thông vào đời sống ngày càng phổ biến và đa dạng Việc thực hiện Chính phủ điện tử trong thời gian qua đã tạo nên những thay đổi quan trọng, mang tính hệ thống hơn Việt Nam đã có những hệ thống mang tính quốc gia như hệ thống hải quan, thuế, đăng ký doanh nghiệp Bên cạnh đó, đối với việc công khai tiến độ hồ sơ, 63/63 tỉnh, thành phố và 19/30 bộ, ngành đã công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Văn phòng Chính phủ cũng công khai việc xử lý văn bản của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong tổng số 83 dịch vụ công trực tuyến giao cho 20 bộ, ngành, đến nay, các bộ, ngành đã triển khai thực hiện 78/83 dịch vụ công trực tuyến; trong tổng số 44 dịch vụ công trực tuyến giao cho các địa phương, đến nay có 32/63 địa phương đã triển khai thực hiện Có thể thấy, để nền kinh tế được đổi mới, phát triển cần có sự giúp sức từ Chính phủ, Chính phủ phải xây dựng, sáng tạo, thể hiện tốt vai trò, vị thế của mình trong xã hội để đưa ra những chính sách phù hợp, theo kịp với thời đại nền kinh tế số
2 Những thuận lợi của quản lí Nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số
Việt Nam chúng ta một nước đông dân số, cùng với đó lại là nước có cơ cấu dân số trẻ, đó cũng là một thuận lợi vì việc người dân tiếp cận được với Internet, công nghệ thông tin là khá dễ dàng, họ rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt công nghệ số, và đặc biệt nước ta nằm trong top đầu các quốc gia có sự tăng trưởng mạnh về việc sử dụng điện thoại thông minh, mạng xã hội cũng như các thiết bị công nghệ kết nối mạng Internet Ở mặt khác, công nghệ viễn thông công nghệ thông tin đã tạo ra hạ tầng mạng 3G, 4G, có độ phủ sống khá cao lên đến 95% trên cả nước Và sắp tới đây sẽ triển khai mạng 5G, đây được coi là một nền tẳng
vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế số ở Việt Nam Các ngành công nghiệp có nhiều bước chuyển đổi mới hơn trong mô hình kinh doanh, từ thương mại điện tử, truyền thông, quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội: Facebook, Báo mới, ; các kênh giải trí, hay các trang mạng bán hàng online như Tiki, Shoppe, Ngày nay ta có thể thấy được rằng sự hoàn thiện, hạ tầng kĩ thuật, công nghệ phục vụ không ngừng được mở rộng và nâng cấp, số lượng thực hiện các giao dịch thông qua việc thanh toán điện tử, thanh toán trên điện thoại, QR Code ở các tổ chức ngày càng tăng và phát triển, Bên cạnh đó sự xuất
Trang 88
hiện và phát triển của nền kinh tế số đã thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp hội nhập nước ngoài, xóa bỏ những rào cản hạn chế về thương mại Và có một điều đặc biệt là khi có sự xuất hieenjc ủa nền kinh tế số thì phần lớn những người dân ở vùng nông thôn sẽ mở mang, tiếp cận được nhiều tri thức, kiến thức bổ ích hơn để áp dụng vào thực tiễn, nâng cao được sự hiểu biết cho bản thân để từ đó có thể tránh được những rủi ro không đáng có Để bắt kịp với xu hướng toàn cầu là thời kì công nghệ 4.0 Chính phủ cần đổi mới, chuyển đổi Cùng với đố là các cấp, các ngành và toàn xã hội cần có những nhận thức đến hành sớm và đúng đắn để phát huy được tối đa những thuận lợi, ưu điểm mà công nghệ thông tin mang lại, đáp ứng được những nhu cầu và thách thức của thời đại kinh tế số như hiện nay Tóm lại, có thể nói rằng sự xuất hiện của nền kinh tế số đã làm thay đổi một cách vượt bậc trong đời sống của người dân, tạo ra một bước ngoặt lớn, bởi vậy tạo ra làn sóng, động lực quốc gia về phát triển kinh tế số là hướng đi mà Việt Nam có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế số hóa mạnh mẽ hơn nữa
3 Thách thức của quản lí Nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số
Ngoài những thuận lợi mà nền kinh tế số mang lại thì cùng với đó cũn là sự xuất hiện
những khó khăn thách thức không thể tránh khỏi Ta có thể dễ nhận thấy rằng nước ta là một nước đi sau trong xu thế thời đại kinh tế số, chính vì vậy mà ở một số bộ phận người dân, doanh nghiệp, cán bộ sẽ còn thiếu hiểu biết rõ về những mặt nhược điểm của nền kinh tế số này Khi Chính phủ đưa nền kinh tế số vào những công việc trong quản lý Nhà nước sẽ không thể nào tránh khỏi những sai sót, dẫn đến rò rỉ thông tin, làm lộ dữ liệu thông tin các nhân cũng như là các bảo mật dữ liệu Và có mọi người khá là dễ nhận ra rằng là khi sử dụng tiếp cận với các trang mạng xã hội thì việc để lộ thông tin cá nhân ra bên ngoài không phải là điều hiếm gặp, thậm chí nó còn xảy ra khá nhiều, điều này cũng là vấn đề khá lo ngại đối với người dùng Ngoài ra thì còn khi đẩy mạnh nền kinh tế số đồng nghĩa với việc là chấp nhân rủi ro Có thể kể đến như là các trang mạng kinh doanh thương mại điện tử sẽ bị lợi dụng bởi các đối tượng lừa đảo để chiếm đoạt tài sản cũng như là việc những giao dịch mua bán diễn ra trên này cũng không thể nào tránh khỏi việc là khi mua hàng sẽ tin hàng giả, kém chất lượng Điều này cũng sẽ khiến cho không ít người mất lòng tin và
không còn muốn sử dụng nhứng trang thương mại điện tử để mua bán và giao dịch Bên
Trang 99
cạnh đó thì vấn đề về môi trường thể chế và pháp lí ở nước ta vừa thiếu, vừa nhiều lỗ hổng, chưa có sự liên kết, đồng bộ và mang tính kiến tạo Khi mà nền kinh tế số phát triển quá nhanh, sự chuyển biến linh hoạt, tiến bộ của các công nghệ kĩ thuật số, các mô hình kinh doanh, cùng các ý tưởng sáng tạo, phương thức kinh doanh trong nền kinh tế số đã dẫn đến một số quy định về pháp luật vẫn chưa được thực hiện và đồng thời tạo cho Nhà nước những áp lực về giải quyết những sai sót, vi phạm Ngoài ra, khi thực hiện chính sách nền kinh tế số, Nhà nước vẫn còn chủ quan trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực Đặc biệt nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, truyền thông, ngoài số lượng nhân lực ít, chất lượng cũng còn hạn chế, trong khi đây lại là nhân tố quan trọng nhất trong việc cạnh tranh phát triển nền kinh tế số Chính vì vậy mà Chính phủ và Nhà nước cần phải chú trọng, triển khai kịp thời và nhanh chóng những biện pháp cụ thể để giúp cho việc đưa nền kinh tế số vào trong giải quyết các vấn đề quản lý, cũng như kinh tế không gặp sai sót Thời đại nền kinh tế số thì ngày càng phát triển nếu mà không quan tâm, chú trọng thì rất có thể sẽ dẫn đến những thiệt hại đáng kể, và còn gây ra áp lực không hề nhỏ lên Nhà nước và Chính phủ
4 Quản lý Nhà nước về Thương mại điện tử hiện nay
Thương mại điện tử dường như được xem là một thuật ngữ song hành khi nhắc tới Kinh tế số Đây là một trong những mô hình có những đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trông bối cảnh nước Việt Nam chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng 4.0 Tuy là mô hình kinh doanh mới và xuất hiện sau rất nhiều so với các mô hình kinh doanh truyền thống nhưng thương mại điện tử lại chứng minh được ưu thế của mình với mức tăng trưởng đáng nể Trong 4 năm qua thì tốc độ tăng trưởng của mô hình này đạt trung bình 30% mỗi năm
Về nội dung quản lý Nhà nước về Thương mại điện tử quy định tại Điều 5 Nghị định
52/2013/NĐ-CP Đó là: Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù; Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử; Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử; Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao
Trang 1010
công nghệ trong thương mại điện tử; Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử; Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử; Thống kê về thương mại điện tử; Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử;Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý
vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng với xu hướng thời đại 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới thì nền kinh tế số đã, đang và sẽ trở thành xu hướng tất yếu của các nền kinh tế trên thế thế giới Thông qua việc phân tích bình luận về những thuận lợi cũng như thách thức trong quản lý Nhà nước khi đẩy mạnh kinh tế số, quản lý Thương mại đã cho ta những nhìn nhận về vai trò quan trọng, chức năng của Nhà nước cũng như Chính phủ trong việc xây dựng, phát triển nền kinh tế của quốc dân Bên cạnh đó thì chúng ta còn thấy được những thành tựu cũng như những điểm mà Chính phủ, Nhà nước cần chú trọng hơn để đưa nền kinh tế phát triển với
mô hình kinh tế số Sẽ có rất nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh nền kinh tế số, quản lý thương mại điện tử đòi hỏi Chính phủ và Nhà nước cần quan tâm, triển khai, sát sao, đưa ra những biện pháp cụ thể những chính sách sao cho phù hợp Qua những gì mà em làm rõ trong bài luận thì đã thấy được vai trò của Nhà nước là quản lý, dẫn dắt, chỉ đạo để vận hành nền kinh tế của đất nước Chính vì vậy mà để một đất nước phát triển, với nền kinh tế bền vững thì nhất thiết phải có một tổ chức Nhà nước vững mạnh quản lý, lãnh đạo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Thùy Dương, Hiểu đúng về kinh tế số Việt Nam, https://doanhnhanvn.vn/kinh-te-so-la-gi-kinh-te-so-o-viet-nam-phat-trien-the-nao-22049.html, ngày 23/10/2010