Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Lý luận giá trị thặng dư của C.Mác trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

96 0 0
Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Lý luận giá trị thặng dư của C.Mác trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KỶ YÊU

HỘI THẢO KHOA HOC CAP KHOA

LY LUAN GIA TRI THANG DU CUA C MAC TRONG NEN KINH TE THI TRUONG ĐỊNH HUONG XÃ HỘI

CHU NGHIA O VIET NAM HIEN NAY

Trang 2

MỤC LỤC KỶ YÊU HỘI THẢO

Tổng quan về giá tri thang dư trong nên kinh tê thi trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam

ThS Nguyễn Văn Đợi - Trường ĐH Luật Ha Nội Nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những van dé đặt

ra hiện nay

ThS Nguyễn Văn Luán- Đại học Luật Hà Nội

Lý luận về hàng hóa sức lao động — Nhận diện, đâu tranh với những quan

điểm sai trái

TAS Ninh Thi Hông — Dai học Luật Ha Nội ThS Nguyễn Thi Thu Hằng — Trường Dai học công nghiệp Quảng Ninh

Tích tụ và tập trung tư bản trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa ở Việt Nam — Lý luận và thực tiễn

ThS Lương Thị Thoa - Truong DH Luật Hà Nội

Tiên lương trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn

TS Nguyễn Danh Nam, TS Hoàng Đình Minh — Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kvl

Lợi nhuận thương nghiệp trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay — Lý luận và thực tiễn

ThS Lương Thị Thoa - Truong DH Luật Hà Nội

Lợi tức ngân hàng trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay -— Lý luận và thực tiễn

ThS Tran Phương Tâm An - Trường ĐH Luật Hà Nội

Địa tô trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam — Lý luận và thực tiễn

ThS Nguyễn Văn Đợi - Trường ĐH Luật Hà Nội

10 Vận dung học thuyết giá tri thang dư dé phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay

ThS Ninh Thị Hong - Truong DH Luat Ha Noi

87

Trang 3

TONG QUAN VE GIA TRI THANG DƯ TRONG

NEN KINH TE THI TRUONG ĐỊNH HUONG XÃ HOI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

ThS Nguyễn Văn Đợi” Tóm tat: Xuất phat từ phạm trù giá trị thang du của Mác, bài viết phân tích về sự hiện diện của gia trị thang dư dưới giác độ cua Mác làm rõ tinh thần cách mạng tinh thần phê phán trong kinh tế chính của Mác, chủ nghĩa Mác - Lênin Mặt khác bài viết triển khai phân tích giá tri thang dư trong nền kinh tế thị trường: Theo quan điểm của các trường phái kinh tế, đặc biệt trường phái kinh tế học hiện đại - tiếp cận về giá trị tăng thêm thông qua cách nhìn của kinh tế học hiện đại về tổng sản phẩm quốc gia tổng sản phẩm quốc nội, sản phâm quốc dân ròng, thu nhập quốc dân Từ đó tác giả phân tích làm rõ dự tồn tại mang tính tất yếu khách quan của giá trị thang dư trong nền kinh tế nước ta hiện nay Đồng thời khái lược về sự hiện diện của giá trị thặng dư trong nên kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trên hai giác độ tiếp cận: Thứ nhất, tiếp cận theo khu vực kinh tế Theo cách tiệp cận này có thé tìm hiểu sự hiện diện của giá trị thăng dư qua hai khu vực đó là khu vực kinh tế tư bản tư nhân và trong khu vực kinh tế công Thứ hai, tiếp cận theo hình thức biểu hiện của giá tri thang dư ra bên ngoài, theo cách tiếp cận này thì có thé tìm hiểu sự hiện diện của gía trị thăng dư thông qua các hình thức cụ thể như: Lợi nhuận, lợi tức và địa tô Trên cơ sở đó có thê nhận diện được, hiểu được về giá tri thang dư trong nên kinh tế thị trường nói chung, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay nói riêng.

Từ khóa: Giá trị thang dự; sản phẩm thăng du; tong sản phẩm quốc nội I Khái quát về giá trị thặng dư trong học thuyết của Mác

Trừ những thứ mà thiên nhiên ban tặng, thì chúng ta có thé khang định rằng: Của cải không tự nhiên mà có Dé có được của cải con người phải tiễn hành lao động sản xuất mới tao ra nó Chính vì vậy, dé xác định giá tri của của cải “Hàng hóa” thi chúng ta dựa vào số lượng sức lao động mà con người đã phải hao phí dé tạo ra nó Theo Mac, Bản chất của phạm trù giá trị là lao động “trừu tượng” mà người lao động sản xuất hàng hóa đã kết tinh trong hàng hóa Về số lượng giá trị được xác định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết Trên nền tảng của sự tổng kết có tính khoa học, tường minh về giá tri, học thuyết giá trị, Mác đã khái quát và xây dựng học thuyết về giá tri thang dư trong bồi cảnh của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường gắn với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa giai đoạn nửa cuối thé ky XVIII đầu thế kỷ XIX Đây là học thuyết có ý nghĩa to lớn đôi với phong trào công nhân, phong trào đâu tranh của gia câp vô sản Nó trở

Trang 4

thành lý luận hình thành nên lập trường tư tưởng của những người! cộng sản trong cuộc dau tranh chống sự áp bức bóc lột của các nhà tư bản, và của nhà nước tư sản đương thời.

Xuất phát từ sự khái quát thực tiễn hoạt động đầu tư của các nhà tư bản Mác đã

trừu tượng hóa và đưa ra công thức chung của tư bản “T - H— TỶ trong đó T=T + At.

Phân tích sự khác biệt giữa tiền với tư cách là tiền với tiền với tư cách là tư bản Đồng thời chỉ ra mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản trong việc giải thích nguồn gốc của gia trị tăng thêm Bằng việc phát hiện và phân tích về loại hàng hóa đặc biệt “Hàng hóa sức lao động” Mác đã giải thích một cách rõ ràng tại sao sự vận động của tư bản có thê mang lại một gia tri tăng thêm Sở dĩ có được giá trị tăng thêm chính là do trong quá trình vận động của tư bản từ T — TỶ đã sử dụng một loại hang hóa đặc biệt “Hàng hóa sức lao động” Trong quá trình vận động của tư bản đã bao hàm một quá trình sản xuất

và với tính đặc biệt của hàng hóa sức lao động đã lý giải một cách rõ ràng về nguồn gốc

của giá tri tăng thêm trong quá trình vận động của tư bản (Xem mô hình 1)

Mác khái quát và đưa ra mô hình phân tích về quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa Bằng cách chia ngày lao động ra thành hai bộ phận “Thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thăng dư” Mác đã chứng minh một cách thuyết phục về qúa trình tạo ra giá trị thặng dư mà không một chính trị gia tư sản nào có thể bác bỏ Mác chỉ ra giá trị

thặng dư chính là giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động do người lao động

làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản đã chiếm đoạt Và như vậy, nhà tư bản, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bóc lột sức lao động của người lao động làm thuê Chính vì vậy, người lao động làm thuê (giai cấp vô sản) có quyền đấu tranh đề giành lại giá trị hay “phần lao động không được trả công”mà nhà tư bản đã chiếm đoạt.

Mác đã phân tích chỉ ra mâu thuẫn nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đó là mâu thuẫn của hai mặt đối lập tư bản và lao động làm thuê, mâu thuẫn đối

Trang 5

kháng của giai cấp tư sản và gia cấp vô sản Căn nguyên của mâu thuẫn trên bề nổi của xã hội tư bản này chính là sự mâu thuẫn giữa tính xã hội hóa của lực lượng sản xuất xã hội với chế động sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Đây cũng chính là cơ sơ để lý giải về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa Xã hội mà ở đó không còn sự bóc lột, tước đoạt của gia cấp này đối với giai cấp khác, con người bình dang và tư do phát triển

Chúng ta biết rang giá trị thang dư trước hết là phan giá trị doi ra ngoài giá trị của hàng hóa sức lao động Do đó, nhà tư bản mua hàng hóa sức lao động và trả cho người

lao động đúng giá trị của nó thì khi sử dụng hàng hóa này vẫn mang lại giá trị tăng thêm,

giá trị thặng dư Vậy, do đâu hàng hóa sức lao động lại có được khả năng tạo ra giá trị

đôi thêm? Đó chính là do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội đã được nâng lên Từ sự hoàn thiện về công cụ lao động, tư liệu sản xuất và sự hoàn thiện về trình độ, kỹ năng của chính người lao động đã đem lại kết quả là người lao động không chỉ tạo ra được của cải đủ sống mà còn tạo được của cải tăng thêm Chính số của cải tăng thêm này đã tạo điều kiện để mỗi người lao động cũng như cả xã hội có thể cải thiện, nâng cao đời sống và ngày càng phát triển phôn vinh hơn Do vậy, Pham trù giá tri thang dư xét về bản chat vật chất kỹ thuật thì nó chính là sản phẩm thang dư, hay của cải dư thừa Trên phương diện này việc tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư luôn là mục đích và là điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của mỗi người lao động cũng như mỗi xã hội không phụ thuộc vào thé chế của xã hội đó.

Sự hiện của chế độ sở hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất đã dẫn đến giá tri tang thêm thuộc về nhà tu ban, giai cấp tư sản Nó tạo ra mâu thuẫn, xung đột về lợi ích giữa người lao động làm thuê và nhà tư bản Trong hoàn cảnh của chế độ công xưởng của nước Anh “Như Mác và Ăngghen đã từng tong kết trong tác phâm:Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” thì sự phê phán, sự tô cáo các nhà tư bản, chế độ tư ban là bóc lột là tước đoạt là hoàn toàn đúng và đầy ý nghĩa Ở đây mâu thuẫn của hai mặt đối lập giữa tư bản và lao động làm thuê đã được đây lên đỉnh cao nhất, trở thành cuộc đấu tranh cach mạng xã hội — Cánh mạng vô san, nhằm xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản, nền chuyên chính tư sản dé huong đến xã hội xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa tốt đẹp hơn.

II Giá trị thang dư trong cách tiếp cận của kinh tế học

Có thé nói: Van đề tiền czông, lợi nhuận, lợi tức và địa tô đã được các nhà kinh tế cô điên Anh tông kết khái quát Tuy nhiên do không làm rõ được bản chất của phạm trù giá trị; không nhận ra sự tồn tại của loại hàng hóa đặc biệt “Hàng hóa sức lao động” nên sự lý giải về giá trị hàng hóa, giá trị thặng dư là còn rất hạn chế, không rõ ràng Thậm chí còn rơi vào lôi tư duy ngược khi cho răng: “Tiên công, lợi nhuận, địa tô là ba nguôn

Trang 6

gốc đầu tiên của thu nhập, cũng như mọi giá trị trao đôi”! Các nhà kinh tế thuộc trường phái kinh tế chính trị tiểu tư sản tầm thường cũng không đưa ra và giải thích về giá trị thang dư Họ chỉ nhìn nhận và giải thích về các phạm trù bề nổi như giá trị hàng hóa, lợi

nhuận, lợi tức, địa tô như Sismondi cho rằng: “Lợi nhuận là phần khấu trừ từ sản phẩm

lao động của công nhân, khăng định bản chất bóc lột của lợi nhuận — thu nhập không

”2, Tuy nhiên, sự tong kết của Sismondi cũng không day đủ, không giải thích lao động

được vì sao nhà tư bản trả tiền lương cho công nhân đúng theo giá trị của hàng hóa sức lao động mà vẫn có thé thu được giá trị tăng thêm (hay lợi nhuận) Đối với các nhà kinh tế thuộc trường phái tân cổ điển nửa cuối thé ky 19, đầu thé kỷ 20, van đề giá tri thang dư cũng không được bàn đến Xuất phát từ lý luận về giá trị cận biên — lợi ích giới hạn và thuyết ba nhân tố mà các nhà kinh tế tân cô điển cho rằng lợi nhuận, lợi tức, địa tô đều là thu nhập cho sự rủi ro hay tinh thần chịu trách nhiệm của tư bản và đất đai “Thu nhập là phần trả công cho “năng lực chịu trách nhiệm” của các nhân tô lao động, tư bản và đất dai”?

Các nhà kinh tế học của trường phái chính hiện đại ngày nay cũng né tránh, không giải thích về giá trị thăng dư Họ tìm hiểu và tông kết lý thuyết về nền kinh tê hiện đại ngày nay Theo đó các van đề về lợi nhuận, lợi tức và địa tô hoàn toàn được xem xét va đặt trong sự hạch toán tôi ưu, và chi phí cận biên Họ quan tâm đến số lượng của cải làm ra trong xã hội và giải pháp đo lường các chỉ tiêu đó Theo đó hai chỉ tiêu hàng đầu dé xác định tổng của cải làm ra của một nền kinh tế đó là:

Thứ nhất: Tổng sản phâm quốc nội “GDP” là chỉ tiêu bằng tiền của các hàng hóa dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thô của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, thông thường là 1 năm GDP phản ánh tổng giá tri của cải được tạo ra trên phạm vi lãnh thé của một quốc gia mà không xét đến việc của cải đó do nguồn lực trong nước hay nguồn lực của nước ngoài đầu tư vào trong nước tạo ra Nó phản ánh quy mô và mức độ hoạt động của nền kinh tế và là cơ sở để nhà nước đưa ra các kế hoạch, chính sách vận hành và phát triển nền kinh tế Tuy nhiên, GDP không phản ánh số lượng của cải mà người dân mỗi nước được quyền hưởng thụ, nội dung này là do chỉ tiêu GNP phản ánh.

Thứ hai: Tổng sản phâm quốc gia “GNP” phan ánh tong giá trị bằng tiền của các hàng hóa dịch vụ cuối cùng mà mỗi quốc gia đã sản xuất ra bằng các nguồn lực của mình trong một thời kỳ nhất định thông thường là 1 năm.Tổng sản phẩm quốc nội

! Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Kinh tế chính trị, Giáo trình Lịch sử các học thuyết

kinh tế.NXB Chính trị Quốc gia Năm 2000 Tr71.

? Sđđ Tr 122

3 Sđđ Tr 185

Trang 7

“GDP” và Tổng sản phẩm Quốc gia “GNP” Mối quan hệ giữa GNP va GDP được biéu

hiện ở chỗ:

GNP = GDPgttt + TNR từ tài sản ở nước ngoài

Khi xác định chỉ tiêu GDP người ta dựa vào mô hình luân chuyên kinh tế vĩ mô để xác định Theo đó nếu tiếp cận theo cung trên của dòng luân chuyên kinh tế vĩ mô (Xem mô hình 2) thì chúng ta có GDP theo giá trị thị trường Chỉ tiêu này được xác định băng công thức:

GDPgttt= C+ I+@G+X—IM.

Trong đó: C Tổng chỉ tiêu của các hộ gia đình; I Đầu tư của các doanh nghiệp;

G Chi tiêu của chính phủ; X Giá trị hàng hóa xuất khẩu IM Gia trị hàng hóa nhập khẩu

Mô hình 2 Dong luân chuyển kinh tế vĩ mô mở rộng

Chi tiêu cho hang hoá dịch vụ

tổ sản xuất

Tho nhận từ cd

Chinh phaNgoai throng

Theo cách tiếp cận ở cung dưới của dòng luân chuyền kinh tế vĩ mô chúng ta có chỉ tiêu GDP theo chi phí yếu tố được xác định bằng giá tri của các hình thức thu nhập trong xã hội:

GDP tcfyt =W+a+itr (l)

Trong đó: W là tiền công “Tiền lương” của người lao động: a là lợi nhuận của doanh nghiệp, ¡ là lợi tức của người cho vay nhận được; r là địa tô hay tiền thuê đất đai.

Trang 8

Dé giá trị đo lường ở cung trên phù hợp với giá trị GDP tiếp cận theo cung dưới thì cần có sự điều chỉnh, bổ xung vào cho giá trị GDP ở cung dưới hai khoản đó là phần khấu hao của các doanh nghiệp và phần thuế gián thu của chính phủ đánh vào hàng hóa dịch vụ trên thị trường, do đó, GDP gttt = GDPcfyt + Khẩu hao + Te

Hay ta có: GDPcfyt = GDP gttt— Khẩu hao — Te Sản phẩm quốc dân rong: NNP = GNP - Khấu hao

Thu nhập quôc dân: Y=W+a+itr (2)

Y =NNP-Te

Y = GNP - Khấu hao—Te (3)

Nhìn vào công thức (1) va (2) nhiều người nhằm tưởng thu nhập quốc dân chính là GDP theo chi phí yếu tố Thực chất hai công thức này chỉ giống nhau về hình thức biểu hiện còn sự khác nhau chính là phạm vi tính toán.

Nhìn vào công thức (2) và (3) theo cách tiếp cận giá trị của hàng hóa G = C + V + M Chúng ta hoàn toàn có thé hiểu được (a + ¡ + r) chính là giá trị thăng du (M)

Tuy nhiên, các nhà kinh tế học ngày nay lý giải về lợi nhuận, lợi tức và địa tô không theo cách tiếp cận của Mác Về cơ bản họ dựa trên lý luận về gía trị cận biên của các yếu tố đầu vào và do đó giá tri của cai, hàng hóa dich vụ là do đó tri cận biên của các nguồn lực đầu vào xác định Họ cho rằng lợi nhuận là tiền thưởng, lá phiếu tín nhiệm của người tiêu dùng, người mua đối với người cung ứng hàng hóa dịch vụ.

III Giá trị thang dư trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam

Rat nhiều người cho rang trong chủ nghĩa xã hội sẽ không có giá tri thang dư được sản xuất ra Bởi vì trong xã hội xã hội chủ nghĩa không còn chế độ sở tư nhân tư bản chủ nghĩa, không có lao động làm thuê và do đó không có giá tri thang dư hiểu theo sự xung đột lợi ích của tư ban và lao động làm thuê đã ở mức độ gay gắt Chúng ta có thé khang định răng trong chủ nghĩa xã hội và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, sự ton tại của giá trị thặng dư, sự hiện diện của mối

quan hệ của hai mặt đôi lập tư bản vả lao động làm thuê trong nền kinh tế nước ta là một tất yếu khách quan, bởi vì:

Thứ nhất: Nhìn về bản chất vật thê vật chất kỹ thuật của phạm trù gía trị thặng dư thì bất kỳ người sản xuất nào, bất kỳ xã hội nào cũng đều mong muốn và nỗ lực tạo ra của cải tăng thêm càng nhiều càng tốt Mục đích của người sản xuất luôn hướng đến năng suất và hiệu quả của quá trình sản xuất, gia tăng khả năng cung ứng sản phẩm ra thị trường Điều đó, biéu hiện cho chúng ta thấy mục tiêu kinh tế vĩ mô mà các chính phủ luôn đặt ra là: Mục tiêu sản lượng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Đây luôn

Trang 9

là mục tiêu hàng đầu mà các chính phủ đặt ra trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước Của cải tăng thêm vừa là mục đích, vừa là tiền đề cho sự phát triển của mỗi các

nhân, mỗi xã hội.

Thứ hai: Trong công cuộc đôi mới nền kinh tế đất nước, đảng và nhà nước ta đã khang định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Do là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập kinh tẾ quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh té ; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng, kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài được khuyên khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ” Hiến phap1992 được coi là văn kiện mang tính lịch sử, pháp ly đầu tiên xác nhận và bảo hộ nền kinh tế nhiều thành phan, đa hình thức sở hữu ở nước ta Thực tiễn của quá trình đôi mới nền kinh tế đất nước cho thay: Dang và nha

nước ta luôn nhất quán với chính sách kinh tế nhiều thành phần, coi đó là một chính

sách kinh tế mang tính lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Với sự tôn tại, vận động và phát triển của kinh tế tư nhân, tư nhân tư bản, tư bản đầu tư của nước ngoài thì mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động là một minh chứng dién hình mang tinh tat yêu cua gia trị thang dư trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Điều đó, được khăng định và chứng minh trong thực tế bởi sự hiện điện của các doanh nghiệp trong giải sao vàng việt cũng như tình trạng đình công của công nhân trong khu công nghiệp, khu chế xuất trong nền kinh tế Việt Nam những năm qua.

Thứ ba: Theo cách tiếp cận của giáo sư Trình Ân Phú: “Thông qua việc phân tích đối với quá trình làm tăng thêm giá trị thặng dư có thê thấy được tính chất sản xuất của các hàng hóa khác nhau thì nội dung, bản chất của quá trình sản xuất cũng khác nhau Với tư cách là sự thống nhất của quá trình lao động và quá trình hình thành giá trị thì đó là quá trình sản xuất hàng hóa nhỏ; Với tư cách thống nhất của quá trình lao động và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư tư nhân thì nó là quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa; Với tư cách là sự thống nhất của quá trình lao động với quá trình sản xuất giá trị thang dư công hữu thi nó là quá trình sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa”5 Hiểu một cách đơn giản hơn thì việc lao động sản xuất ra sản phẩm thang dư, sản phẩm tăng thêm luôn tồn tại trong nhận thức và trong kết quả thực tiễn của quá trình lao động sản xuất 4 Dang cộng sản Việt nam, Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII NX bản chính trị quốc

gia sự thật hà nội 2021 Tr128 - 129

5 GS Trình Ân Phú Kinh tế chính trị hiện đại — Giáo trình cơ bản về kinh tế học và quan lý học trong

Trang 10

của con người dưới các trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội khác nhau, theo đó của cai tăng thêm là nhiều hay ít Van dé là của cải tăng thêm đó thuộc về ai, chủ thé nào gắn với điều kiện, bối cảnh về thé chế kinh tế - xã hội khác nhau mà nó mang bản chất xã hội là khác nhau.

Chúng ta thấy: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, các vấn đề, các hiện tượng như: Lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức ngân hang, lợi tức trái phiếu, van dé địa tô, đặc biệt là địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II đang hiện diện, ton tại một cách sống động trong nên kinh tế Đó luôn là những van dé mang tính nổi com, phức tạp và cấp bách đối với các cơ quan nha nước trong quá trình vận hành, quản lý nền kinh tế đất nước Dưới giác độ phân tích của Mác thì ngoài tiền lương, các hình thức thu nhập như: Lợi nhuận, lợi tức, địa tô đều là sự biéu hiện cua giá trị thang dư ra bên ngoài bề nổi, gắn với các hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực khác nhau của nên kinh tế ma chúng ta có thé quan sát và tìm hiểu được.Theo đó, muốn tìm hiéu sự biểu hiện của giá trị thang dư ra bên ngoài trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay trước hết chúng ta có thé tiếp cận thông qua hai khu vực kinh tế cơ bản sau:

Một là: Khu vực kinh tế tư nhân tư bản, tư bản đầu tư của nước ngoài Đây là khu vực gắn với quyền sở hữu tư nhân, tư nhân tư bản và do đó khu vực này thê hiện rõ ràng nhất về cả nội dung, bản chất và hiện tượng của phạm trù giá trị thang dư Van dé tiền lương và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư dưới hình thức lợi nhuận, lợi tức, địa tô mà chúng ta có thể tiếp cận và tìm hiểu.

Hai là: Khu vực kinh tế công Đây là khu vực gắn với hình thức sơ hữu toàn xã hội, sở hữu công Ở khu vực này chúng ta nên vận dụng cách tiếp cận của G.S Trình Ân Phú để lý giải về quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong khu vực này.

Thứ hai: Chúng ta có thê tiếp cận theo hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư, theo đó chúng ta có thé tìm hiểu theo từng hình thức biểu hiện cụ thé:

Một là: Hình thức biéu hiện cua gia tri thang dư dưới hình thức lợi nhuận doanh nghiệp Ở đây chúng ta có thê tìm hiểu lợi nhuận của các nhà dau tư sản xuất kinh doanh trong các ngành nghé của nền kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dich vụ du lich.

Hai là: Hình thức biểu hiện giá trị thặng dư trong lĩnh vực thương nghiệp dưới hình thức lợi nhuận thương nghiệp gắn với các loại hình thương mại có tính đa dạng từ

các hình thức tô chức thương mại truyền thong đến các loại hình thương mại hiện đại

như siêu thị, thương mại điện tử

Ba là: Trên cơ sở lý luận của Mác về tư bản cho vay và lợi tức cần phân tích làm rõ sự biểu hiện của giá trị thặng dư dưới hình thức lợi tức Cần đi sâu tìm hiểu các hoạt động vay và cho vay trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dé chỉ ra

Trang 11

tính đặc thù của những loại lợi tức khác nhau trong nên kinh tế Trong đó có lợi tức cho vay theo hình thức tài chính gián tiếp như hệ thong ngân hàng, hệ thống tín dụng nhân dân ; hình thức cho vay theo hệ thông tài chính trực tiếp thông qua hoạt động phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán Đồng thời tìm hiểu một số chủ trương chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ các đối tượng yếu thế phát triển thông qua ngân hàng

chính sách, gói hỗ trợ

Bon là: Trên cơ sở tông kết của Mác về hình thức biểu hiện của giá tri thang dư dưới hình thái địa tô, các loại hình địa tô Chúng ta có thé làm rõ vị trí, vai trò của đất đai đối với sự tôn tại của mỗi cá nhân cũng như dối với sự tồn tại và phát triển của cả xã hội Làm rõ bản chất của địa tô, các hình thức địa tô trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Đồng thời can tiếp cận các chủ trương, chính sách của nhà nước đối với vấn đề đất đai, việc xây dựng, củng có, hoàn thiện luật đất đai và tổ chức thực hiện Làm rõ thực trạng quản lý, sử dụng dat đai trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Dang cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NX bản chính tri quốc gia sự thật, Hà Nội 2021

2 Học viện chính tri quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Kinh tế chính trị, Giáo trinh Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000

3 GS Trình An Phú, Kinh tế chính trị hiện đại — Giáo trình cơ bản về kinh tế học và quản lý học trong các trường đại học thé ky mới, NXB Đại học kinh tế quốc dan, Ha Nội 2007

4 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Kinh tế học vĩ mồ — giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đăng khối kinh tế, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2009

5 Bộ Giáo duc và Đào tạo, Giáo trinh Kinh tế chính trị Mác — Lê nin dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị, NXB Chính tri quốc gia sự thật, Hà Nội

2021

Trang 12

NEN KINH TE THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHỮNG VAN DE DAT RA HIỆN NAY

ThS Nguyễn Văn Luân" Tóm tat: Trong sự nghiệp đôi mới, khái niệm nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vấn đề được Đảng ta xác định là chủ trương nhất quán, xuyên suốt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đó là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu có chọn lọc những quan điểm, kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển kinh tế thị trường của các nước trên thế gidi vao điều kiện cụ thé của Việt Nam Tuy nhiên sự vận động và phát triển không ngừng của kinh tế xã hội trên thế giới cũng đặt ra nhiều van dé to lớn đối với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện

Từ khoá: kinh tế thị trường; định hướng xã hội chủ nghĩa.

1 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những đặc trưng Kinh tế thị trường là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường làm trung tâm, lây lợi ích kinh tế, cung cầu thị trường và phương thức mua bán làm cơ chế vận hành của nền kinh tế, phát huy tác dụng điều tiết của Nhà nước trong hoạt động kinh tế Các nước tư bản đã biết lợi dụng tối đa ưu thé của kinh tế thi trường dé phuc vu cho muc tiéu phat trién tiém nang kinh doanh, tim kiếm lợi nhuận, và một cách khách quan nó thúc đầy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, kinh tế thị trường

tư bản chủ nghĩa bên cạnh mặt tích cực nó còn có mặt trái, có khuyết tật từ trong bản

chất của nó do chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa chi phối Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, càng ngày mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản càng bộc lộ sâu sắc, không giải quyết được các van đề xã hội, làm tăng thêm tinh bat công va bat ôn của xã hội, gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

Mô hình chủ nghĩa xã hội kiêu Xô-viết là một kiêu tô chức xã hội, tổ chức kinh tế muốn sớm khắc phục những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, muốn nhanh chóng xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn, một phương thức sản xuất văn minh, hiện đại hơn chủ nghĩa tư bản Nhưng do nôn nóng, làm trái quy luật muốn xóa bỏ ngay kinh tế hàng hóa, áp dụng ngay cơ chế kinh tế phi thị trường, không năng động, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết cho nên rút cuộc đã không thành công Việt Nam sau khi giành được độc lập đã áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết, mô hình kinh tế kế hoạch tập trung mang tính bao cấp Mô hình này đã thu được những kết quả quan trọng, nhất là * Bộ môn Kinh tế hoc, Khoa Pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội

Trang 13

đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đất nước có chiến tranh Nhưng về sau mô hình này bộc lộ những khuyết điểm và trong công tác chỉ đạo cũng phạm phải một số sai lầm mà nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan, nhận thức về chủ nghĩa xã hội không đúng với thực tế Việt Nam.

Trên cơ sở nhận thức đúng dan hon va đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra những quan niệm mới về con đường, phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là quan niệm về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, về cơ cầu kinh tế, thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hang hóa và thị trường, phê phán triệt dé cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, và khang định chuyên han sang hạch toán kinh doanh Đến Dai hội VIL, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nói rõ hơn chủ trương này và khăng định đây là chủ trương chiến lược, là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của Dang khang định: "Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phan theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước" Và đến Đại hội VIII của Đảng đưa ra một kết luận mới rất quan trọng: "Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng".

Nhưng từ Đại hội VI đến Đại hội VIII Đảng ta cũng mới chỉ nói đến nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, chưa dùng khái niệm "kinh tế thị trường" Phải đến Đại hội IX của Dang mới chính thức đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ” theo đó “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tong quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Dang Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”.

Về mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phát triển lực

lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh “Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chât - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sông nhân dân”.

Trang 14

Đặc trưng về sở hitu: Trước đôi mới, nền kinh tế nước ta chỉ có một chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là chế độ công hữu (gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) Từ khi tiến hành đôi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận trên thực tế có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm cả công hữu và tư hữu.

Đặc trưng về cơ cấu kinh tế: Là nền kinh té có nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác là bộ phận hợp thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nên kinh tế.

Đặc trưng về phân phối: Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, dựa trên các nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từ chỗ coi Nhà nước là chủ thé quyết định phân phối chuyên dần sang xác định thị trường quyết định phân phối lần đầu và Nhà nước thực hiện phân phối lại.

Vẻ cơ chế vận hành của nên kinh tế Kết hợp giữa cơ ché thị trường với vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa X, tháng 3-2008, Đảng ta khẳng định, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh

tế vừa tuân theo quy luật của thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế

của chủ nghĩa xã hội và các yêu tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa Đây cũng là nền kinh tế có tô chức, có kế hoạch, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phát huy những ưu thé của kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch, vừa

loại bỏ những khuyết tật của hai nền kinh tế đó, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội Nhà nước quản lý bằng chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch; sử dụng cơ chế thị trường dé giai phong sức san xuất Nhà nước ban hành các van ban quy phạm pháp luật nhằm định hướng và tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không phải thị trường điều tiết hoàn toàn mà còn có sự điều chỉnh, quản lý của Nhà nước dé đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, khắc phục những bat cập, khuyết tật của cơ chế thị trường.

Vẻ phương tiện, công cụ, động lực của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là nên kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Kinh tế thị trường được Đảng, Nhà nước sử dụng như một công cụ,

Trang 15

phương tiện, một động lực dé xây dựng chu nghĩa xã hội Co chế vận hành của kinh tế thị trường là một cơ chế mở, bị điều tiết bởi các quy luật kinh tế cơ bản: giá trị, cạnh tranh, cung cầu nên kinh tế thị trường tạo ra khả năng kết nối hình thành chuỗi giá tri cho nền sản xuất toàn cau.

Đến Đại hội XII của Đảng, Đảng ta có bước tiễn mới trong nhận thức, quan điểm khi khăng định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nên kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế; vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; đồng thời có sự quản lý của Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Kế thừa Đại hội XI, Đại hội XIII của Đảng xác định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tong quát của nước ta trong thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội Do là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định

hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn

minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”.

Và gan đây trong bài viết “Một số van đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát chỉ rõ 4 nội dung cốt lõi trong nhận thức về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Mộ /à, Dang ta đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành qua lý luận quan trong qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới Hai là, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, do Dang Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh,

dân chủ, công băng, văn minh Ba /d, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam đó là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của

chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: Sở hữu, tô chức quản lý và phân phối Bốn là,

nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ.

Trang 16

2 Những vấn đề lớn đang đặt ra đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thực tế cho thay dưới su lãnh dao của Dang, về co bản Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục chuyên đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những thành tựu kinh tế thị trường ngày càng to lớn Thể chế kinh tế thị trường, đặc biệt là hệ thống luật pháp và bộ máy quản lý ngày càng được xây dựng, hoàn thiện theo hướng tiến bộ, phù hợp Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng Chính trị-xã hội ôn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững Tuy nhiên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang đứng trước những vấn đề rất to lớn đòi hòi chúng ta phải xem xét và có những hoàn thiện cho phù hợp với tính hình thực tiễn và xu hướng phát triển sắp tới của nền kinh tế thế giới

Xu hướng chuyền đổi sang nền kinh tế số trên thế giới

Hiện nay, thé giới đang chứng kiến những chuyền biến nhanh như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đang tác động mạnh mẽ đến hầu hết các ngành, các lĩnh vực, từ đó tác động đến cơ cấu nền kinh tế Nhận thức được tam quan trọng của kinh tế số trong phát triển nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thé và định hướng lớn đối với van đề này Đại hội Dang lần thứ XIII đã

nhất trí thông qua Nghị quyết của Đại hội, khang định rõ, đây mạnh nghiên cứu, chuyên

giao, ứng dụng tiễn bộ khoa học và công nghệ, đôi mới sang tao, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thực hiện chuyên đôi số quốc gia, phát triển KTS, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế

Tuy nhiên việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với kinh tế số tại nước ta vẫn còn nhiều bất cập hạn chế Việc hoàn thiện thê chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản về mô hình tăng trưởng; năng suất, chất lượng, hiệu qua và sức cạnh tranh của nên kinh tế chưa cao Trong bối cảnh công nghệ số tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, việc đổi mới mô hình tăng trưởng có tính đến các yếu tổ mới như xu hướng công nghệ là hết sức quan trọng Thể chế, chính sách đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiatai Việt Nam gắn với kinh tế số còn nhiều bat cập Trong điều hành, quản lý nền kinh tế, các khuôn khổ pháp lý vẫn chưa theo kịp để điều chỉnh sự phát triển nhanh chóng của các mô hình kinh doanh gắn với công nghệ số, nên gây ra những khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp và that thu thuế đối với ngân sách nhà nước Mức độ chủ động tham gia phát triển nền kinh tế số nước ta còn không ít hạn chế, có phần tự phát.

Trang 17

Năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp Khoa học và công nghệ, đôi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế — xã hội; hệ thống đôi mới sáng tạo quốc gia mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả Công nghiệp vẫn chủ yếu gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao; công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, tỷ lệ nội địa hóa thấp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả còn hạn chế Đây là một trong những vấn đề cần hết sức quan tâm khi mà hiện nay, theo nhận xét của giới chuyên gia, giá trị đóng góp cho tăng trưởng kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp trong nước phần lớn chỉ làm gia công, mà ít tạo được giá tri gia tăng.

Trình độ ứng dụng công nghệ vào các hoạt động quản lý điều hành, sản xuất — kinh

doanh của doanh nghiệp Việt Nam tuy được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu

cầu đề ra Bên cạnh đó, còn một số hạn chế, thách thức khác, như: thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập chưa được tháo gỡ;

năng lực xây dựng thể chế còn hạn chế; chất lượng luật pháp và chính sách còn thấp; cơ

cau và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cau; sự kết nối và chuyên giao công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế Những vấn đề này cũng đều có tác động đến phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với kinh tế số tại Việt Nam.

= Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ trên thé giới Toàn cầu hoá là quá trình hình thành một chính thể thống nhất toàn thế giới Đó là

sự ảnh hưởng, tác động, xâm nhập lẫn nhau xuyên biên giới trong các lĩnh vực khác

nhau của đời sống xã hội, trước hết và chủ yếu là trên lĩnh vực kinh tế, và vận hành trong một trật tự hệ thống toàn cầu Toàn cầu hóa làm cho các nền kinh tế quốc gia hoà nhập vào và được cấu trúc lại trên quy mô quốc tế thông qua một loạt quy trình, giao lưu, trao đôi Như vậy, toàn cầu hoá không chỉ là sự phụ thuộc lẫn nhau, dù là phụ thuộc toàn diện giữa các nền kinh tế mà là sự hoà nhập các nền kinh tế này đề xu thế hình thành nên một nên kinh tế toàn cầu thống nhất.

Ngày nay toàn cầu hoá mà trước hết và về thực chất là toàn cầu hoá kinh tế đang trở thành một xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế hiện đại Hiện nay tuy có rất nhiều những quan niệm không giống nhau về toàn cầu hoá kinh tế nhưng có thé thay nét chung nhất là thừa nhận mối quan hệ qua lại của các hoạt động kinh tế hiện nay đã bao trùm gần như tất cả các nước trên thế giới vượt qua khỏi biên giới quốc gia, hướng tới phạm

vi toàn cầu trên cơ sở lực lượng sản xuất cũng như trình độ khoa học kỹ thuật mạnh mẽ

và sự phân công hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, tính chất xã hội hoá của sản xuất càng ngày càng tăng.

Trang 18

Toàn cau hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thé giới thống nhất, sự gia tăng của xu thế này được thé hiện ở sự mở rộng mức độ và qui mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyên của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu.

Toàn cầu hoá kinh tế là dưới sự tác động của quốc tế hoá sản xuất và cách mạng khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, tính dựa dam vào nhau, b6 sung cho nhau của nên kinh tế các nước ngày càng gia tăng, yếu tô cản trở sản xuất đang ngày càng mất đi bởi sự tự do lưu thông toàn cầu Mặc dù vậy, toàn cầu hoá kinh tế vẫn ở trong giai đoạn đầu của nó Lĩnh vực then chốt hợp tác toàn cầu hoá kinh tế vẫn chỉ là mậu dịch, tự do lưu thông nguồn vốn và sức lao động còn là van dé trong tương lai Toàn cầu hóa phân phối không đều lợi ích và cơ hội phát triển cho các quốc gia Trong sân chơi cạnh tranh, các quốc gia phát triển có ưu thé lớn vi sản phẩm của họ tạo ra có lợi thé cạnh tranh về giá cả và chất lượng trong khi các nước đang phát triển như Việt Nam rơi vào bat lợi vì chi phí và chất lượng hàng hóa và dịch vụ, chang hạn những sản phẩm hàm chứa nhiều lao động thô, ít chất xám, nguyên vật liệu thô, ít được tinh chế vì thé giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khâu Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với giá trị gia tăng xuất khâu của các nước tiên tiến Tinh trạng này tạo ra sự chênh lệch lớn về lợi ích hoạt động thương mại quốc tế trên toàn cầu Các nước phát triển với số dân khoảng 1,2 tỷ người, chiếm 1/5 dân số thế giới nhưng chiếm 86% GDP toàn cau, 4/5 thị trường xuất khâu, 1/3 đầu tư trực tiếp nước ngoài và khống chế 75% đường dây điện thoại thế giới Trong khi đó các nước nghèo cũng chiếm 1/5 dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 1% mỗi mục trên Toàn cầu hóa còn làm cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng Kinh tế thế giới càng phát triển thì hố sâu ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước trên phạm vi toàn cầu ngày càng sâu hơn.

Những điều này đặt ra van dé về khả năng vươn lên của Việt Nam như thé nào dé tránh tụt hậu xa hơn so với các nước trong sân chơi cạnh tranh toàn cầu? Yêu cầu chiến lược là nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thay đổi cơ cau xuất khâu theo hướng tăng ty trong tinh chế, hàm chứa chất xám và giảm xuất khâu thô.

Hội nhập sâu rộng vào mọi mặt của quá trình toàn cầu hóa gây ảnh hưởng tới quyền

lực nhà nước, ảnh hưởng tới bản sắc dân tộc, giá trỊ truyền thống Việt Nam hội nhập

vào cộng đồng thế giới gan với nền kinh tế thi trường trình độ cao do đó Việt Nam phải điều chỉnh chính bản thân minh dé thích ứng với thế giới bên ngoài Vì thé, chúng ta phải điều chỉnh hệ thống luật pháp của minh dé phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, nhiều chuân mực quản tri công phải điều chỉnh nhằm nâng cao dân chủ, công khai và minh bạch theo quy định chung của các thé chế quốc tế.

Trang 19

Hội nhập vào đời sống văn hóa tinh thần toàn cầu nên hiện tượng giao thoa văn hóa dé dàng diễn ra Nhân dân Việt Nam đi ra nước ngoài có thé học hỏi những giá trị tích cực từ các nền văn minh khác, ngược lại người nước ngoài cũng có thé hoc hỏi những gia tri tích cực của dân tộc Việt Nam Trong quá trình hội nhập như vay, một SỐ giá trị mới từ nước ngoài có thê vay mượn vào Việt Nam và được mọi người chấp nhận, ngược lại một số giá tri cũ không còn phù hợp sẽ bi loại bỏ Kết cục là việc điều chỉnh hành vi và thay đôi một số giá tri diễn ra trong xã hội và các cộng đồng dân cư Việt Nam.

Nguy cơ bị tổn thương lớn khi một nơi nào đó trong nền kinh tế thé giới bat ôn Logic tat yeu là toàn cầu hóa làm cho các quốc gia xích lại gần nhau về mọi mặt, mặt khác quá trình này cũng làm cho các quốc gia phụ thuộc với nhau nhiều chiều hơn Mỗi nên kinh tế trở thành một mắt xích trong hệ thống kinh tế toàn cầu, do vậy một khi một khâu nào đó bắt ôn là gây ra tác động cho các mắt xích bên cạnh, gây hiệu ứng domino toàn cầu Những mắt xích nào yêu nhất sẽ đối mặt với nguy cơ bất ôn lớn nhất.

= Gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bat bình dang xã hội trong nền kinh tế Phát triển kinh tế thị trường vừa tạo ra động lực, phát huy mọi nguồn lực để phát triển nền kinh tế nhanh, mạnh; vừa làm cho xã hội phân hóa, phân tang theo các tầng/lớp khác nhau về tài sản, mức sống, điều kiện sống, lối sống, văn hóa Nếu để cho quá

trình này diễn ra tự nhiên thì xã hội ngày càng bị phân hóa, phân cực giàu - nghèo gay

gắt Theo báo cáo “Wealth Distribution and Income Inequality by Country 2018”, hệ số GINI của Việt Nam là 0,424 ở mức trung bình so với các quốc gia khác trong khu vực Theo Cornia và Court (2001), hệ số GINI trong khoảng 0,30 - 0,45 là nằm trong ngưỡng an toàn và hiệu quả, phù hợp cho tăng trưởng cao Theo đó, có thé khang định bat bình đăng thu nhập của Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong phạm vi an toàn, nhưng trong dài hạn có xu hướng tăng lên nếu Việt Nam không có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết vẫn đề này Năm 2018 thu nhập nhóm 20% dân số thu nhập cao nhất trong nền kinh tế gấp 9,86 lần so với nhóm 20% dân số có thu nhập thấp nhất trong nền kinh tế cho thấy khoảng cách thu nhập giữa các nhóm ngày càng xa, bất bình đăng thu nhập giai đoạn này có xu hướng gia tăng khá nhanh, chứng tỏ Việt Nam đang dần trở thành nước có chênh lệch giàu nghèo cao So sánh thu nhập năm 2018 và 2008 cho thay, nhóm 20% dân số có thu nhập thấp nhất trong nền kinh tế là nhóm có mức độ tăng thu nhập chậm nhất (tăng 3,38 lần) so với các nhóm còn lại Sự chênh lệch tuyệt đối về thu nhập giữa những người giàu nhất và những người nghèo nhất đang là một thách thức của mục tiêu phát triển theo hướng đảm bảo công bằng xã hội

Trang 20

Bắt bình đăng thu nhập sẽ dẫn đến bat bình dang xã hội, gây ra các van đề như tỷ lệ thất nghiệp tăng, tỷ lệ tội phạm tăng, năng suất lao động bình quân giảm, do đó, đây là vấn đề cần giải quyết của nhiều quốc gia

Trong bài viết luận bàn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bi thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã luận giải rằng: “M6t đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thông nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế di đôi với thực hiện tiến bộ và cong bang xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển” Trong hoạch định và thực thi các chính sách thì phải đặc biệt chú ý đến đặc điểm cơ bản của mối quan hệ giữa chính sách xã hội với chính sách kinh tế là sự thống nhất biện chứng của chúng Chính sách xã hội và chính sách kinh tế tuy có mục tiêu riêng - mục tiêu tự thân của nó, song lại có chung mục tiêu là nhằm phát triển xã hội Vì vậy, mọi chính sách xã hội và chính sách kinh tế đều hướng vào mục tiêu trung tâm là phát triển con người, phát huy nhân tố con người, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người Mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đây phát triển kinh tế Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ IX, Nxb,Chinh trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, Van kiện Đại hội dai biểu toàn quốc lan thứ XII, Sdad, t 1, tr 37, 43, 53-54, 128, 223 10 Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn dé lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội va con đường

đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản số 966 (5-2021).

Trang 21

1I.Cormia and Court (2001) Inequality, Growth and Poverty in the Era of Liberlization

and Globalization Helsinki, Finland: World Institute for Development EconomicsResearch, United Nations University.

12 Luca Venta (2019) Wealth Distribution and Income Inequality by Country 2018 Global

Finance Magazine.

Trang 22

LÝ LUẬN VE HÀNG HÓA SỨC LAO DONG

- NHẬN DIỆN, ĐẦU TRANH VỚI NHỮNG QUAN DIEM SAI TRÁI ThS Ninh Thị Hồng” ThS Nguyễn Thị Thu Hằng” Tóm tắt:

Lý luận hàng hóa sức lao động của C Mác là cơ sở của học thuyết giá trị thang dư - hòn đá tảng của lý luận kinh tế chính trị của C Mác Tuy nhiên, vẫn còn có một số quan điểm hoài nghi, phê phán, phủ nhận phi lý lý luận hàng hóa sức lao động của C Mac Bài viết dưới đây tác giả đi vào phân tích và luận chứng một cách khoa học dé góp phan phê phán những quan điểm sai trái khi nhìn nhận, đánh giá về ly luận hang hóa sức lao động của C Mác, đồng thời, chứng minh một cách thuyết phục về giá trị của lý luận hàng hóa sức lao động vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Từ khóa: hàng hóa sức lao động, giá tri thang du, phê phan, phú nhận, C Mác, kinh tế chính trị.

1 ĐẶT VẤN ĐÈ

Ph.Ăngghen cho rằng C.Mác có hai phát hiện lớn: một là phát hiện ra quan niệm duy vật lịch sử, hai là phát hiện về giá trị thặng dư Học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng của lý luận kinh tế chính chính trị của Mác Trong đó, lý luận về hàng hóa sức lao động của Mác lại là cơ sở cho học thuyết giá trị thang dư của ông C.Mác thay rang trong ché d6 tu ban chi nghia, dé dat duoc gia tri thang du, nha tu ban bắt buộc phải tìm ra trên thị trường một loại hàng hóa mà bản thân giá trị sử dụng của nó có một thuộc tính đặc biệt là nguồn sốc sinh ra giá trị Loại hàng hóa đặc thù đó chính là sức lao động của con người mà nhà tư bản tìm thấy trên thị trường Tuy nhiên, từ khi ra đời cho đến nay, học thuyết giá trị thặng dư nói chung cũng như lý luận về hàng hóa sức lao động của C Mác bị các thế lực thù địch và những kẻ biện hộ cho sự bóc lột xuyên tạc, bóp méo Bài viết sẽ đi chứng minh và làm rõ điều đó.

2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Khái quát về lý luận hàng hóa sức lao động của C Mác

Lý luận và thực tiễn đã chỉ rõ, quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp của hai yếu tố: tư liệu sản xuất (tư liệu lao động và đối tượng lao động) và sức lao động, trong đó sức lao động là yếu tô quyết định Lao động chính là quá trình tiêu dùng sức lao động đó trong hiện thực C Mác viết: “ Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ nhưng * Bộ môn Kinh tế chính trị, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Luật Hà Nội

TM Trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh

Trang 23

năng lực thê chat và tinh thần tồn tại trong một cơ thé, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [1] Như vậy, suy cho cùng sức lao động là toàn bộ thé lực và trí lực tồn tại trong một con người và được người đó đem ra vận dụng vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm nào đó Sức lao động đó mới chỉ là khả năng của con người, muốn sức lao động trở thành hiện thực phải được thông qua quá trình lao động.

Trong bắt cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất Nhưng không phải trong bắt kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa Thực tiễn lịch sử cho thấy, sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa, vì bản thân người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô anh ta không có quyền bán sức lao động của mình Người thợ

thủ công tự do tuy được tùy ý sử dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động của

anh ta cũng không phải là hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất dé làm ra sản phâm dé nuôi sông minh, chứ chưa buộc phải bán sức lao động dé sống.

Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định: Thứ

nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thé, làm chủ được sức lao động của

mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, dé tồn tại buộc anh ta phải bán sức lao động của mình để sống Đó chính là hai điều kiện cần và đủ để sức lao động trở thành hàng hóa, khi sức lao động trở thành hàng hóa là điều kiện quyết định dé tiền biến thành tư bản Tuy nhiên, dé tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền tệ phải phát triển đến một mức độ nhất định.

Khi trở thành hang hóa, sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá tri và gia tri sử dụng Giá trị của hàng hóa sức lao động được quyết định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động C Mac chi rõ: “Gia tri của sức lao động là giá tri của những tư liệu sinh hoạt cần thiết dé duy tri cuộc sống của con người có sức lao động ấy” Là hàng hóa đặc biệt, giá trị sức lao động khác với giá trị hàng hóa thông thường ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu tổ tinh thần và lịch sử.

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, cũng giống như các hàng hóa khác chỉ thê hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình người công nhân tiễn hành lao động sản xuất Giá trị của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt: khi tiêu dùng hàng hóa sức lao động tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó Phần lớn hon đó chính là giá trị thang dư Hàng hóa sức lao động có thuộc tinh là nguồn gốc sinh ra giá trị Nó là chìa khóa dé giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản Con người là chủ thé của hang hóa sức lao động vi vậy, việc cung ứng sức lao động phụ thuộc vào những đặc điêm về tâm lý, kinh tê, xã hội của người lao động.

Trang 24

2.2 Một số quan điểm phê phán, phủ nhận lý luận hàng hóa sức lao động của C Mac

Thứ nhất, trong học thuyết của mình C Mác đã chỉ ra đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là các quan hệ của sản xuất và trao đôi trong phương thức sản xuất mà các quan hệ đó hình thành và phát triển: “ Đối tượng nghiên cứu của tôi là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức ấy” [2] Mục đích nghiên cứu ở cấp độ cao nhất của kinh tế chính trị Mác — Lênin là nhằm phát hiện ra các quy luật chi phối quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi: “Mục đích cuối cùng của tác phẩm này là tìm ra quy luật vận động kinh tế của xã hội hiện đại”[3] Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở nước

Anh, C Mác khăng định: “Sản xuất giá trị thặng dư hay lợi nhuận là quy luật tuyệt đối

của phương thức sản xuất này [4] Vì thế, học thuyết giá tri thang dư của C Mác ngay từ khi mới ra đời đã vấp phải sự phê phán, phản bác của không ít những người biện hộ và bảo vệ chủ nghĩa tư bản.

Theo C Mac, giá trị hàng hóa trong nên kinh tế tư bản chủ nghĩa bao gồm giá tri những tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng và chuyển hóa dần dần vào giá trị sản phẩm mới — bộ phận giá trị cũ (hao phí lao động quá khứ - tư bản bat biến - ký hiệu là c) và bộ phận giá tri mới (giá tri của sức lao động cộng với giá tri thang dư — ký hiệu là v + m), trong đó v bù lại tư bản khả biến đã ứng ra dé trả tiền công (ngang với giá trị của sức lao động) và m là giá tri thang dư — phan giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân tạo ra cho nhà tư bản và bi nhà tư bản chiếm không C Mác cho rằng nguồn gốc của giá trị thang dư là do lao động sống tạo ra.

Tuy nhiên, các nhà phê phán, phản bác học thuyết giá trị thặng dư của C Mác cho rằng, quy luật giá tri thang dư, nguồn gốc giá tri thang dư do lao động sống tao ra chỉ đúng với trình độ phát triển thấp của chủ nghĩa tư bản — khi máy móc còn thô sơ và lao động thủ công, giản đơn chiếm ưu thế Họ cho rằng, trong bối cảnh phát triển của cách mạng khoa học công nghệ như hiện nay, máy móc đã dần thay thế con người làm thay đổi tính chất quan hệ giữa lao động quá khứ và lao động sống, không còn có sự “phân biệt tư bản và lao động”, “không ai bóc lột ai”, chủ nghĩa tư bản nếu còn bóc lột thì chỉ bóc lột “người máy” Vì trong các xí nghiệp hiện đại, tự động hóa, quá trình sản xuất ra sản phẩm không cần hoặc cần rat ít lao động sông, nhưng giá trị do các xí nghiệp này tạo ra tăng gấp bội so với các xí nghiệp cô điển dùng rất nhiều công nhân, điều đó chứng tỏ máy móc đã thay thé cho sức lao động giản đơn, nguồn gốc của giá trị thang dư là do máy móc chứ không phải do lao động sống sáng tạo ra.

Trang 25

Thứ hai, những người phê phán, phản bác học thuyết giá trị thặng dư của C Mác còn cho rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, số giờ làm việc trung bình của người lao động không đóng vai trò quan trong, mà là tổng hợp nhiều yếu tô với nhau: phương tiện máy móc mà họ sử dụng, quy trình trong chuỗi sản xuất, môi trường làm việc ; giá trị sử dụng thực tế sản sinh từ một giờ lao động của hai người lao động chênh lệch nhau, xuất phát chủ yếu từ kỹ năng cao hay thấp của họ, tiếng tăm của họ, tác dụng cảm tính lên người sử dụng lao động, và thêm nhiều yếu tô khác.

Như vậy, những người phản bác, phủ nhận lý luận hàng hóa sức lao động của C. Mác cho rằng, giá trị thặng dư mà nhà tư bản có được không phải do bóc lột sức lao động của công nhân, mà là phần của nhà tư bản được hưởng do công lao tô chức, quản ly sản xuất Day là khâu không thé thiếu trong quá trình sản xuất, nên cũng giống như các loại lao động sản xuất hàng hóa khác, nhà tư bản đóng vai trò là người gián tiếp tạo ra của cải vật chất; trong khi mọi loại “lao động quản lý”, “lao động trí tuệ cao không ai có thé thay thé được”, cho nên, dĩ nhiên là nhà tư bản sẽ được hưởng tiền công “xứng đáng”.

Hơn thế nữa, họ còn cho rằng, chủ nghĩa tư bản có bóc lột sức lao động của công

nhân hay không, điều đó không quan trọng băng đời sống vật chất và tinh thần không chỉ của công nhân mà của tất cả mọi người trong xã hội tư bản đều được nâng cao, sự hưởng thụ ngày càng nhiều Ngoài tiền công, người lao động còn được hưởng thu nhập từ lợi tức cổ phan (tức là thêm nhiều nguồn thu thông qua đóng góp cô phan), phúc lợi xã hội, các tô chức từ thiện và sự hỗ trợ của nhà nước tư sản, một số công nhân đã có cô phiếu trong các xí nghiệp, công ty tư bản, xuất hiện tầng lớp trung lưu đông đảo

Những luận điểm “mới mẻ” ấy quả thật cũng có sự hấp dẫn, nhưng chúng không bác bỏ được sự thật Chủ nghĩa tư bản mặc dù có những bước phát triển mới, bién đồi về lượng và chất cục bộ, nhưng bản chất bóc lột không hề thay đôi, nhà nước tư sản về cơ bản vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản Bởi vì:

Thứ nhất, xét về nguồn gốc của giá trị thặng dư

Như đã trình bày ở trên, C Mác cho răng giá trị thặng dư thu được nhờ sức lao động của người công nhân và bị nhà tư bản chiếm không Mác đã phân tích: “Giống như bản thân hàng hóa là sự thống nhất giữa giá trị sử dụng và giá trị, quá trình sản xuất hàng hóa cũng phải là một sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá tri”[5].

Quá trình lao động nào cũng bao gồm ba nhân tổ chủ yếu là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động (trong đó quan trọng hơn cả là công cụ lao động) Máy móc càng hiện đại bao nhiêu thi năng suất lao động càng tăng, số lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, do đó càng tạo ra nhiều giá trị sử dụng Tuy nhiên, nếu xét quá trình tạo ra va lam tăng giá tri của hang hóa, tức là quá trình lao động được kéo dai quá cái

Trang 26

điểm mà người ta chỉ tái sản xuất ra một vật ngang giá với giá trị của sức lao động và kết hợp nó vào đối tượng lao động, thì những hàng hóa tham gia vào đây không còn được xét với tư cách là những nhân tô vật thé nữa, mà chỉ được coi là những lượng lao động đã vật hóa nhất định Như vậy, chính sức lao động của người công nhân đã tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó Phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá tri ngang với gia tri sức lao động của mình gọi là thời gian lao động tất yếu và lao động trong khoảng thời gian đó là lao động tất yêu Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thang du, va lao động trong khoảng thời gian đógọi là lao động thặng dư.

C Mác đã chỉ rõ sự khác nhau giữa quá trình sản xuất ra giá trị và quá trình sản xuất ra giá tri thang dư hay mối quan hệ giữa năng suất lao động, lao động thang dư và giá trị thặng dư qua ví dụ: “Giả định răng một phát minh nào đó cho phép người kéo sợi có thể kéo trong 6 giờ một lượng bông trước kia phải kéo trong 36 giờ Với tư cách là một hoạt động sản xuất có mục đích và có ích thì lao động của người kéo sợi đã tăng sức mạnh của nó lên gap 6 lần Sản pham của người đó cũng tăng lên gap 6 lần: 36 pao sợi chứ không phải 6 pao nữa Nhưng 36 pao bông ấy bây giờ cũng chỉ thu hút một thời gian lao động như 6 pao trước kia Chúng được gắn thêm một số lao động mới 6 lần ít hơn so với những phương pháp trước kia, vì vậy giá trị mới thêm vào cũng chỉ bằng một phan sáu so với trước Mặt khác, trong sản phẩm, trong 36 pao sợi, bây giờ lại có một giá trị bông gấp 6 lần”[6] Điều đó có nghĩa rằng, giá trị do người công nhân kết hợp thêm vào mà càng nhiều (năng suất lao động tăng) thì giá trị do người công nhân bảo toàn được lại càng lớn Tuy nhiên, C Mác cũng khang định, chỉ khi nào xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn lịch sử nhất định, trên cơ sở năng suất lao động phát triển đến một trình độ nhất định thì người lao động mới có thé cung cấp lao động thang dư và sản phâm thang dư.

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển đã làm thay đổi quá trình sản xuất, khối lượng giá trị thang dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động Việc tăng năng suất lao động do áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động sống cho một don vi san pham giam nhanh, vi may moc hién dai thay thé duoc nhiéu lao động sông hơn Vi thé, các nhà tư ban ho thuê ít công nhân hoặc không thuê công nhân điều khiển máy móc mà vẫn có thể giành được giá trị thặng dư nhiều hơn Điều đó càng chứng tỏ vai trò của khoa học kỹ thuật, tri thức, thông tin trong quá trình sản xuất Nhưng suy cho cùng, tat cả các sản phẩm của khoa học công nghệ đều là sản phâm của lao động trí óc mang tính sáng tạo của con người tạo ra Nhà tư bản cá biệt nào có khoa học công nghệ tiên tiễn, hiên đại sẽ thu được giá trị thặng dư siêu ngạch Khi công nghệ đó trở nên phổ biến, các đối thủ cạnh tranh đã đuôi kip trình độ công nghệ làm cho lợi thế cạnh tranh giảm, giá thị trường giảm xuống, hàng hóa rẻ đi, nhà tư bản cá biệt không

Trang 27

còn thu được giá tri thang dư siêu ngạch nữa bởi xét trong từng trường hợp đơn vi sản

xuất cá biệt, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, xuất hiện rồi mat đi Như vậy, công nghệ tiên tiến, hiện đại làm tăng năng suất lao động, hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa so với giá trị thị trường, nhưng trên thị trường các hàng hóa được trao đôi theo giá tri thị trường, do đó các nhà tư bản thu được giá tri thang dư siêu ngạch.

Việc thu được giá trị thặng dư siêu ngạch diễn ra qua cạnh tranh giữa những người sản

xuất hàng hóa trên thị trường, chứ không phải trong sản xuất Do đó, nếu chỉ quan sát các hiện tượng, biéu hiện bề ngoài thì dé lẫn lộn giữa việc sản xuất giá trị thang dư và phân phối giá trị thặng dư Máy móc không phải là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư siêu ngạch, mà chỉ là điều kiện dé thu được giá trị thặng dư siêu ngạch thông qua cạnh tranh trên thị trường Hệ thống cơ khí tự động chỉ là công cụ lao động, là tư bản bất biến, do đó, du máy móc quan trọng đến đâu, nhưng nếu không có người sản xuất sử dụng nó trong quá trình sản xuất, thì nó chăng những không có cách gì để chuyên dịch giá tri tự thân của mình, chứ đừng nói đến việc làm sinh sôi được giá trị hàng hóa Vì thé, C Mác đã chi rõ: “Một tư liệu sản xuất không bao giờ chuyển vào sản phẩm một giá trị nhiều hơn giá trị mà nó đã mất đi trong quá trình lao động do giá trị sử dụng của bản thân nó bị hủy hoại đi Nếu tư liệu sản xuất đó không có một giá trị nào để mất đi ca, nghĩa là néu bản thân nó không phải là sản phẩm lao động của con người, thì nó sẽ không thé chuyển một giá trị nào vào sản pham cả”[7].

Ai cũng biết, khoa học - kỹ thuật và thiết bị tự động hóa, cùng yếu tô sản xuất khác đều là sản phẩm lao động và có giá trị, đều thuộc về tư liệu sản xuất và điều kiện vật chất không thê thiếu trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa C Mác chưa bao giờ phủ định “tác dụng quan trọng” của tư liệu lao động trong quá trình sản xuất Khi trình bày sự hình thành giá trị và làm tăng thêm giá trị, C Mác khang định tiền đề của nó là tư liệu sản xuất (nguyên liệu và tư liệu lao động) không thê thiếu của sản xuất giá trị thặng dư Vai trò của máy móc như chiếc bình cổ cong trong quá trình hóa học Nếu không có bình cổ cong thì không thê diễn ra các phan ứng hóa học, nhưng bản thân bình cổ cong chỉ là điều kiện cho phản ứng hóa học diễn ra chứ không trực tiếp tham gia vào phản

ứng ay Dù máy móc tự động hóa đã thay thế lao động trực tiếp và một bộ phận lao động

trí óc của con người, nhưng không thay thế được địa vị lao động của con người, càng không thé thay đổi địa vị chủ thé của con người trong quá trình sản xuất.

Thứ hai, trong lý luận hàng hóa sức lao động C Mác chưa đề cập đến vai trò của lao động quản lý, lao động kỹ thuật, lao động phức tạp?

Trong điều kiện ngày nay, lao động trực tiếp là những nhà quản lý, những người điều khiển quá trình sản xuất C Mác viết: “Trong tất cả những công việc mà có nhiều người hợp tác với nhau thì mối liên hệ chung và sự thống nhất của quá trình tất phải

Trang 28

biểu hiện ra ở trong một ý chí điều khiển và trong những chức năng không có quan hệ với những công việc bộ phận, mà quan hệ với toàn bộ hoạt động của công xưởng, cũng giống như trường hợp nhạc trưởng của một dàn nhạc vậy Đó là một thứ lao động sản xuất cần phải được tiến hành trong một phương thức sản xuất có tính chất kết hợp”[§] Trong quan hệ giữa lao động phức tạp và lao động giản đơn, ông đã chỉ ra rằng, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên Đây là cơ sở lý luận quan trọng dé cả nhà quản trị và người lao động xác định mức thù lao cho phù hợp với tính chất của họa động lao động trong quá trình tham gia cào các hoạt động kinh tế- xã hội.

Trong định nghĩa về sức lao động C Mác cũng đã chỉ rõ, đó là toàn bộ năng lực

thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, tức là bao

gồm cả thé lực và tri lực Nếu doanh nghiệp nhỏ, thì nhà tư bản vừa là người sở hữu vừa là người quản lý, do đó nhà tư bản thu được cả giá trị thặng dư và tiền công của mình Nếu doanh nghiệp, công ty lớn thì nhà tư bản đi thuê những người quản lý Cho nên, không thể nhằm lẫn khoản thu nhập của nhà tư bản với tư cách là nhà quản lý với khoản thu nhập của nhà tư bản với tư cách là chủ sở hữu Sự nhằm lẫn này dẫn đến quan niệm thu nhập của nhà tư bản, sự giàu có của họ là do lao động quản lý đem lại Vì thế, cần phân biệt nếu tư bản là nhà quản lý, lao động trực tiếp tạo ra giá tri thang dư thì thu nhập của họ là tiền công Lao động quản ly là lao động phức tap, do đó thu nhập cao hơn lao động giản đơn Và do vậy, không có cơ sở dé khang định trong lý luận hàng hóa sức lao động, C Mác không đề cập đến vai trò của lao động trí tuệ, lao động quản lý.

Thứ ba, chủ nghĩa tư bản còn bóc lột lao động làm thuê hay không?

Ngày nay, đời sống của một bộ phận công nhân đã được nâng cao và cải thiện hơn trước, thu nhập của họ không chỉ nhận được hàng tháng, mà còn có thêm các khoản khác như lợi tức cỗ phan, tăng ca, trợ cấp khó khăn, thất nghiệp, phúc lợi xã hội Bởi họ có cô phan, là cô đông trong các công ty cổ phan, họ đầu tư dưới hình thức mua cổ phiếu,

tral phiéu, tién gửi tiết kiệm và thu được lợi tức cô phần, lợi tức trái phiếu và lãi suất

tiền gửi Tuy nhiên, tất cả những phần thu của người công nhân nhận được, một mặt, không bao giờ tỷ lệ thuận với sức lao động của chính bản thân bỏ ra; mặt khác, nhu cầu đòi hỏi của con người tất yêu ngày càng cao, theo đó, chi phí sẽ tăng, trong khi thu nhập không đáp ứng được C Mác đã chứng minh điều này khi phân tích về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối Băng việc rút ngắn thời gian lao động tất yếu, trong khi độ dài ngày lao động không đổi hoặc thậm chí rút ngắn các nhà tư bản thu được giá trị thing dư tương đối Muốn rút ngăn thời gian lao động tất yêu cần phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết dé tái sản xuất sức lao động, do đó phải tăng năng suât lao động trong các ngành sản xuat ra tư liệu sinh hoạt và các ngành sản xuât ra tư

Trang 29

liệu sản xuất dé chế tao ra tư liệu sinh hoạt đó Do đó, đời sống của người lao động được cải thiện, mức sống của đại đa số công nhân được nâng cao hơn trước nhưng mức bóc lột lao động không công lại tăng hơn trước Còn đời sống của các nhà tư bản vừa có thê song xa hoa hơn, vừa có thể tích lũy được nhiều hơn trước từ đó càng day mạnh quy mô sản xuất lớn Giả sử khi năng suất lao động tăng, giá cả của các hàng hóa tiêu dùng đều giảm, mức tiền công giảm xuống Người công nhân vẫn có thể mua được số hàng hóa như cũ, hoặc nhiều hơn trước, tức là tiền công thực tế tăng lên nhưng không cùng mức tăng lợi nhuận nên tiền công tương đối (so sánh) giảm xuống Cho nên, tuy đời sống của công nhân được cải thiện, nhưng mức độ bóc lột lại tăng hơn trước, nên chênh lệch thunhập giữa nhà tư bản và công nhân càng giãn rộng ra.

Mặt khác, quan hệ bóc lột của chủ nghĩa tư bản ngày nay không chỉ bó hẹp trongquan hệ giữa nhà tư bản và người lao động làm thuê ở các nước tư bản chủ nghĩa, mà phải xem xét cả quan hệ thống trị, bóc lột của các nước phát triển với các nước kém và đang phát triển, thê hiện ở sự phân hóa hai cực: giàu, nghèo của thế giới Bởi vì, sự bóc lột giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản đã mang “tính quốc tế.”

Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước quốc tế, thông qua các hình thức, như xuất khẩu tư bản, di chuyên lao động từ nước này sang nước khác, việc bành trướng của các công ty xuyên quốc gia, tình trạng bất bình đăng trong các quan hệ thương mại quốc tế, sự xuất hiện cái gọi là chủ nghĩa thực dân kinh tế, sự áp đặt chính sách giữa Đông va Tây, giữa các nước giàu với các nước nghèo, khiến cho việc sản xuất giá trị thặng dư mang tính quốc tế, được tư bản hóa, được xuất khẩu dé quốc tế hóa tư bản với sự đa dạng của các hình thức sản xuất ra nó.

3 KET LUẬN

Như vậy, thực tế đã và đang chứng minh tính khoa học, tính đúng đắn của lý luận hàng hóa sức lao động trong điều kiện ngày nay — cơ sở của học thuyết giá trị thặng dư của C Mác Mặc dù khoa học công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển, việc áp dụng máy móc, công nghệ hiện đại ngày càng trở nên phổ biến trong quá trình sản xuất, các quan hệ kinh tế- xã họi phúc tạp, đa chiéu khién con người ta có cái nhìn sai lệch về giá trị của lý luận hàng hóa sức lao động và quy luật giá trị thặng dư Tuy nhiên, dù trong thời đại kinh tế công nghiệp trước đây hay kinh tế tri thức như bây giờ, học thuyết của C Mác vẫn còn nguyên giá trị Xét đến cùng, chỉ có lao động sống mới tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản Lý luận hàng hóa sức lao động cũng như học thuyết giá tri thang du của C Mác van luôn là “hòn đá tảng”, là cơ sở dé phan tich, xem xét ban chất kinh tế - chính tri của chủ nghĩa tư ban hiện đại./.

Trang 30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

C Mac và Ph Angghen, Toàn tap, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.23, tr.251.

C Mác và Ph Ăng-ghen, Todn tap, NXB Chính trị quốc gia, Ha Nội, 2002, t.23, tr.19, 21, 872.

C Mác va Ph Ang-ghen, Toàn fập, NXB, Chính trị quốc gia, Hà Nội, t 23, tr 279 C Mác và Ph Ang-ghen, Toan tap, NXB Chinh tri quốc gia, Hà Nội, t.23, tr 300,

C Mac va Ph Ang-ghen, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.25, Phan I, tr 587.

Trang 31

TÍCH TU VÀ TẬP TRUNG TƯ BẢN TRONG NEN KINH TE THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

- LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN

ThS Lương Thị Thoa’

Tóm tat: Tích tụ và tập trung tư bản là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự ra đời của

chủ nghĩa tư bản Bên cạnh đó, tích tụ tư ban cũng đã chứng minh được vai trò của mình trong nền kinh

tế các nước phương Tây làm cho phát triển vô cùng mạnh mẽ Do đó, vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý

luận về tích tụ tư bản vào quá trình phát triển kinh tế — xã hội là yêu cầu tất yếu của mọi đất nước, đặc

biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa Bài viết của tác giả nghiên cứu và phân tích về tích tụ và tập trung tư

bản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, bên cạnh những thành tựu

đạt được của quá trình tích tụ và tập trung tư bản đã đạt được tác giả cũng đánh giá một số thách thức,

hạn chế và đề xuất một số kiến nghị về giải pháp trong bối cảnh hiện nay.

Từ khóa: “Tích tụ”; “Tập trung”; “Tư bản”.

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TÍCH TU VÀ TẬP TRUNG TƯ BẢN

1.1 Khái niệm

Vào thé kỷ XVI, chủ nghĩa tư bản xuất hiện lần đầu tiên tại châu Âu phát triển trong lòng xã hội

phong kiến châu Âu và trở thành một hình thái xã hội tại Hà Lan, Anh Sau đó, hình thái này đã phát

triển nhanh chóng trên thế giới cùng với chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa tư bản là một hệ thông kinh tế dựa

trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận Trong đó, tích tụ

tư bản là một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản.

Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư trong một

xí nghiệp nào đó Một mặt, tích tụ tư bản yêu cầu tái sản xuất mở rộng và ứng dụng khoa học kỹ thuật;

mặt khác sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ

nghĩa tạo khả năng thực hiện cho tích lũy tư bản Hay nói dé hiểu hơn tích tụ tu bản chính là kết qua

trực tiếp của tích lũy tư bản.

Tái sản xuất là tất yêu khách quan của xã hội loài người Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu:

tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng Dưới chủ nghĩa tư bản, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà

tư bản phải sử dụng một phan giá tri thang dư dé tăng thêm tư bản ứng trước Sự chuyên hóa một phan

giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản.

Với khối lượng giá tri thặng dư nhất định, thì quy mô tích lũy tu bản phụ thuộc vào tỷ lệ phânchia giữa tích lũy và tiêu ding Nếu tỷ lệ đã được xác định thì sẽ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thang

dư Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá tri thang du:

Trình độ bóc lột sức lao động bằng các biện pháp: Tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao

động, cắt giảm tiền lương của công nhân Có nghĩa là thời gian công nhân sáng tạo ra giá trị thì càng

được kéo dài nhưng chi phí càng được cắt giảm, do vậy khơi lượng giá trị thang dư càng lớn và quy mô

của tích lũy tư bản càng lớn.

*BM Kinh tế học - Khoa PLKT - Trường ĐH Luật Hà Nội

Trang 32

Trình độ năng xuất lao động xã hội: Năng xuất lao động xã hội tăng lên sẽ có thêm những yếu tố

vật chat dé biến giá trị thang dư thành tư bản mới, nên lam tăng quy mô của tích lũy

Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dung và tu bản đã tiêu dùng: Trong qua trình sản xuất, tư liệu

lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của chúng lại chỉ bị

khẩu hao từng phan Nhu vậy là mặc dù đã mất dan giá trị, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máymóc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị Sự hoạt động này của máy móc được xem như là sự phụcvụ không công Máy móc, thiết bị càng hiện đại thì sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản

đã tiêu dùng càng lớn, do đó sự phục vụ không công càng lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu

của lao động quá khứ càng nhiều, nhờ vậy quy mô của tích lũy tư bản càng lớn.

Quy mô của tu bản ứng trước: Với trình độ bóc lột không thay đôi thì khối lượng giá trị thang dư

do khối lượng tư bản khả biến quyết định Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản

khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, tạo điều kiện tăng thêm quy

mô của tích lũy tư ban.

Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá

biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn Cạnh tranh và tín dụng là những đòn bây

mạnh nhất thúc đây tập trung tư bản Do cạnh tranh mà dẫn tới sự liên kết, sự tự nguyện hay sáp nhập

các tư bản cá biệt Tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện để tập trung các khoản tiền nhàn dỗi trong

xã hội vào tay các nhà tư bản.

Hiện nay, ở trong quá trình hoạt động sản xuất của tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt

cũng có sự tăng lên rõ ràng nhờ vào hoạt động của tập trung tư bản và tích tụ tư bản Trong quá trình

hình thành tập trung tư bản, cạnh tranh và đối kháng giữa các chủ thể cũng được coi là những đòn bây

lớn nhất giúp thúc đây sự hình thành của tập trung tư bản Bởi vì trên thực tế thì quá trình cạnh tranh

cũng sẽ giúp tạo nên sự liên kết và sáp nhập giữa các chủ thé là những những nhà tu bản cá biệt.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin về tích tụ và tập trung tư bản

Trong bộ tư bản luận, khi phân tích về tích lũy tư bản Các Mác đã chỉ ra bên cạnh quá trình tích

tụ tư bản “Quá trình tư bản hóa giá tri thang dư” còn diễn ra qua trình tập trung tư bản Tập trung tư ban

là sự liên kết, sự hợp nhất của nhiều tư bản nhỏ, lẻ trong nền kinh tế lại thành những bản lớn Nó phản

ánh mối quan hệ giữa tư ban với tư bản trong nên kinh tế Mối quan hệ đó có thé là kết quả của sự liênkết, hợp nhất một cách tự nguyện, cùng có lợi, nhưng cũng có thê là kết quả của mối quan hệ mang tínhxung đột, mâu thuẫn của sự cạnh tranh, chèn ép và thôn tính lẫn nhau.

Theo Lê nin, các tổ chức tư bản độc quyền xuất hiện trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cuối thé

kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là do tác động trực tiếp của cạnh tranh trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Cạnh

tranh đã làm cho quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn ra và kết quả làm cho quy mô của | tư bản

lớn dần Quá trình đó được diễn ra nhanh hơn khi tư bản áp dụng ngày càng nhiều các thành tựu khoahọc làm tăng sức sản xuất cho tư bản Thêm vào đó, khủng hoảng kinh tế đã tạo ra cơ hội cho các tư bản

có vốn lớn bứt phá, thôn tính, thâu tóm được thị trường Kết quả là, vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX các

tổ chức kinh tế độc quyền đã ra đời Với sự tập trung quy mô đủ lớn các tổ chức độc quyền năm phan

lớn trong tay việc sản xuất hay việc tiêu thụ về một số mặt hàng nhất định Trên cơ sở đó định đoạt giá

cả (Thông qua việc cắt giảm quy mô làm cho mức sản lượng bán ra thị trường đầu ra cũng như sản lượng

tiêu thụ đầu vào đều giảm xuống), thu lợi nhuận “Độc quyền” Xem mô hình 1.

Trang 33

ban Su ra doi cua tư bản độc quyền

va co chẽ lũng đoạn thị trường cua

Cạnh tranh TBCN eam ie eee

Đối với các nhà kinh tế học, tập trung kinh tế được hiểu là chiến lược tích tụ vốn và tập trung sản

xuất hình thành các chủ thé kinh doanh có quy mô lớn nhằm khai thác các lợi thế nhờ quy mô hay còn

gọi là tính kinh tế nhờ quy mô Trên thực tế, các chủ thé kinh doanh có quy mô lớn luôn tìm cách nângcao áp lực cạnh tranh buộc các doanh nghiệp nhỏ yéu hơn phải phụ thuộc vào mình Dẫn đến các doanhnghiệp nhỏ yếu hơn phải sát nhập vào doanh nghiệp lớn hoặc phải hợp nhất với nhau nếu muốn tồn tại.

Tập trung kinh tế luôn gắn liền với sự hình thành và thay đổi cấu trúc thị trường Việc gia tăng quy mô

vốn làm gia tăng năng lực sản xuất, gia tăng vị thế của doanh nghiệp lớn trong thị trường Thông quahành vi sáp nhập của các doanh nghiệp nhỏ yếu trực tiếp làm giảm số lượng doanh nghiệp tham gia thị

trường Như vậy, tập trung kinh tế được hiểu là kết quả của quá trình tích tụ tư bản Chính quá trình tăng

trưởng nội sinh của doanh nghiệp kéo theo việc sáp nhập, hợp nhất của các doanh nghiệp và hậu quả là

làm giảm các doanh nghiệp trên thị trường, làm thay đổi cau trúc của thị trường mà lợi thế luôn nghiêng

về phía các doanh nghiệp có quy mô lớn Tập trung kinh tế có thể hình thành doanh nghiệp có vị trí

thống lĩnh hoặc vi trí độc quyên khi ở vào vi trí này, doanh nghiệp có xu hướng lạm dụng vi thế của

mình thực hiện các hành vi gây ảnh hưởng xấu cho thị trường, cho các doanh nghiệp khác và người tiêudùng Chính vì vậy các hành vi tập trung kinh tế cần phải được pháp luật kiểm soát.

1.3 Vai trò và môi liên hệ giữa tích tụ và tập trung tư bản

Tích tụ và tập trung tư bản đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, tuy nhiên giữa chúng lại có

điểm khác nhau cơ bản:

Một là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá

biệt đồng thời làm tăng quy mô của tư bản xã hội Còn nguồn dé tập trung tư bản là những tư bản cá biệtcó sẵn trong xã hội, do đó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt mà không làm tăng

quy mô của tư bản xã hội.

Trang 34

Hai là, tích tụ tư bản phản anh trực tiếp mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và lao động: nhà tư bản

tăng cường bóc lột lao động làm thuê dé tăng quy mô của tích tụ tư bản Còn tập trung tư bản phản ánh

trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản, đồng thời nó cũng tác động đến mối

quan hệ giữa tư bản và lao động.

Nhờ có tích tụ, tập trung tư bản mà có thé tổ chức được một cách rộng lớn lao động hợp tác, biếnquá trình sản xuất rời rạc, thủ công thành thành quá trình sản xuất phối hợp theo quy mô lớn và đượcxếp đặt một cách khoa học, xây dựng được những công trình công nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật

và công nghệ hiện đại Tập trung tư bản làm cho cấu tạo hữu cơ tư bản tăng lên, nhờ đó năng suất lao

động tăng lên nhanh chóng Vì vậy, tập trung tư bản trở thành đòn bay mạnh mẽ của tích lũy tư bản.Bên cạnh đó, tích tụ tư bản và tập trung tư bản quan hệ mật thiết với nhau Tích tụ tư bản làm

tăng thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, đo đó cạnh tranh gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh

hơn Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi dé tăng cường bóc lột giá trị thặng dư nên đây

nhanh tích tụ tư bản Ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ tư bản và tập trung tư bản làm cho tích lũy

tư bản ngày càng mạnh Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ

nghĩa Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng được xí nghiệp lớn sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiệnđại.

Như vậy, quá trình tích lũy tư bản gắn với quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do

đó nên sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành nền sản xuất xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tếcơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc thêm.

II THỰC TIEN TÍCH TU VÀ TẬP TRUNG TƯ BẢN TRONG NEN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Xây dựng chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân Việt Nam, là mục tiêu, lý tưởng của Đảng

Cộng sản Việt Nam và là sự lựa chọn phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử và điều kiện, hoàn cảnh

cụ thé của Việt Nam Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhất là sau 35 năm thực hiệnđường lối đôi mới (từ năm 1986) đã khang định tính đúng đắn của sự lựa chọn này Việt Nam đã ra khỏi

tình trạng kém phát triển và trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình (từ năm 2008) vớiđịnh hướng xã hội chủ nghĩa được giữ vững Bộ mặt của đất nước có nhiều thay đồi Đời sống vật chat

và tinh thần của nhân dan được cải thiện rõ rệt Vai trò, vi thế và uy tín quốc tế của quốc gia từng bướcđược nâng cao Quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc.

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thành công ké trên là việc chuyền đổi từnên kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa Đây cũng chính là kết quả của việc từng bước hiện thực hoá lý luận về kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa - Sự đột phá về lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam và xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam.

2.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Sau 35 năm đổi mới nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan

trọng, đưa nước ta ra khỏi nước thu nhập thấp, giữ vững ồn định chính trị - xã hội Cơ chế, chính sách

quản lý kinh tế ngày càng được hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp với tình hình mới Tốc độ tăng trưởng

kinh tế Việt Nam được duy trì ở mức cao, bình quân tăng từ 4,45%/năm trong giai đoạn 1986 - 1990 lên

8,19%/năm giai đoạn 1991 - 1995,

Trang 35

Trong những giai đoạn sau, tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy có chậm lại, song vẫn ở mức khá trong

bối cảnh nền kinh tế liên tục đối diện với không ít khó khăn, thách thức xuất phát từ những yếu tố bên

ngoài và bên trong.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1996 - 2000 đạt 6,96%/ năm; giai đoạn 2001 - 2005

đạt 7,33%, giai đoạn 2006 2010 đạt 6,32%/nam, giai đoạn 2011 2015 là 5,91% và giai đoạn 2016

-2020 đạt 5,99% Năm 2021, mặc dù đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam nhưngtăng trưởng kinh tế nước ta vẫn đạt mức 2,58%.

Năm 2022, với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc hỗ trợ và

phục hồi sau đại dịch, kinh tế Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, đạt mức tăng trưởng cao Cụ

thé, quý II⁄2022, tăng trưởng kinh tế đạt 7,72% - mức tăng trưởng cao nhất trong hơn một thập kỷ qua,

đưa tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2022 đạt 6,42%.

Tăng trưởng GDP được đảm bảo đã tạo điều kiện mở rộng quy mô nền kinh tế Tính theo giá hiện

hành, quy mô GDP năm 2021 của Việt Nam đã đạt hơn 368 tỷ USD, tăng gấp gần 36 lần so với quy mô

tương ứng của năm 1991 Chỉ số xếp hạng về quy mô GDP được cải thiện rõ rệt, từ vị trí thứ 76 thế giới

năm 1991 đã tăng lên thứ 41 vào năm 2021 (Năm 2021, Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực ASEANvệ GDP.

Tháng 6/2022, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo, năm 2025, GDP Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 3

trong khu vực, chỉ xếp sau Indonesia và Thái Lan) Tiềm lực kinh tế được tăng cường, góp phần nâng

cao vị thế Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới và khu vực Chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng dần

được cải thiện, thê hiện qua sự đóng góp của năng suất các nhân tô tông hợp (TFP) vào tăng trưởng,

ngoài các yếu tô vốn, lao động và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ty lệ đóng góp của TFP trong tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 46,1 1%, bình quân giai đoạn 2016

- 2020 đạt 45,7%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6% của giai đoạn 2011 - 2015 Điều này chothấy, sự chuyền biến tích cực của nén kinh tế theo hướng tập trung vào chất lượng tăng trưởng: Nâng

cao chất lượng lao động, hiệu quả sử dụng vốn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Việt Nam đã chủ động hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới Hiện nay, có 69 nước công nhậnViệt Nam có nền KTTT day đủ, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phám 17 hiệp định thương mai tự do

(FTA) song phương và đa phương, trong số đó, 12 FTA đã có hiệu lực và đang thực thi Nỗi bật là cácFTA thế hệ mới: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Au (EVFTA); Hiệp định Đốitác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định thương mại tự do ASEAN+1.

Tuy đã đạt nhiều thành tựu an tượng, nhưng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam vẫn còn thiếu bền

vững, chủ yếu tăng trưởng dựa trên đầu tư vốn và tăng trưởng tín dụng, trong khi chậm chuyền sang

phát triển theo chiều sâu, dựa trên năng suất các yêu tố tong hợp mà căn bản là khoa học công nghệ va

tri thức.

Khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới có xu hướng ngày càng bị nới rộng (cách đây 30 năm,GDP bình quân đầu người bình quân của thế giới hơn Việt Nam 3.900 USD, đến nay khoảng cách đã làhon 8.000 USD và khoảng cách này tiếp tục tăng qua các năm)

Trang 36

2.2 Thực tiễn tích tụ và tập trung tư bản trong kinh té thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam

Có thé thấy những kết quả của 35 năm đổi mới xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa của Việt Nam cho thấy ý nghĩa cũng như thành quả của quá trình tích tụ và tập trung tư bảntrong quá trình xây dựng và phát triển nên kinh tế Việt Nam.

Thứ nhất, quá trình mở rộng sản xuất ở Việt Nam Tính riêng năm 2019, vốn đầu tư phát triển

toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng: tổng von đầu tư trực tiếp nước ngoai (FDI) đạt 38,02 ty USD, cao nhất trong vòng 10 năm lại đây Năm 2020, trong bối cảnh đại địch

Covid-19, Việt Nam van là một điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư với tổng von FDI đạt 28,5 tỷ USD Ngoài

ra, tại Việt Nam đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm dé làm động lực cho phát triển kinh tế vùng,

miền và cả nước; phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung nhăm thu hút vốn đầu tư phát

triển, đồng thời hình thành các vùng chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến công nghiệp

Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển mạnh mẽ.

Cơ cau kinh tế dịch chuyên theo hướng tích cực và phù hợp hơn với mô hình tăng trưởng kinh tế.

Nền kinh tế dịch chuyên theo hướng hiện đại, ty trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, trở

thành động lực tăng trưởng chính, trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống Không chỉ cơ cấu

kinh tế thay đổi mà cơ cau nội ngành cũng dịch chuyền phù hợp trình độ phát triển của nền kinh tế.

Nhiều động lực tăng trưởng mới được xây dựng bên cạnh khu vực DN nhà nước và khu vực DN có vốn

dau tư nước ngoài Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, s6 DN thành lập mới tăng nhanh cả về số lượng và

vốn đăng ký, làn sóng khởi nghiệp sáng tạo lan tỏa rộng với nhiều mô hình kinh đoanh độc đáo, có hiệu

quả Nguồn nhân lực có kỹ năng, được đảo tạo bài bản, có khả năng ứng dụng công nghệ cao vào sản

xuất, kinh doanh được chú trọng phát triển, tạo tiềm lực phát triển kinh tế hiện đại trên nền tảng khoa

học - công nghệ Hệ thống hạ tầng quốc gia được tập trung nguồn lực xây dựng một cách đồng bộ, hiện

đại, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị lớn Bộ máy Chính phủ thực hiện tốt vai trò Chính phủ

kiến tạo, nỗ lực xóa bỏ nhiều thủ tục hành chính rườm rà, tạo ra môi trường kinh doanh, đầu tư thu ận

lợi để tập trung, chuyên hóa nguồn lực từ tất cả các thành phần kinh tế vào phát triển kinh tế - xã hội.Thứ hai, việc tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng conngười, tiến bộ và công băng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo

đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ

trong việc giải quyết việc làm đã dần chuyên trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách dé các thành

phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm; từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu- nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.Công tác giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước

đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 22% năm 2005; 9,45% năm 2010, 7% năm 2015 và còn dưới 3% năm2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều).

Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển, cơ sở vật chất được nâng cao, chất lượng đào tạo từng

bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực Nhiều chi số về giáo dục phố thông của Việt Nam được đánh

giá cao trong khu vực, như: Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99% (đứng thứ 2 trong khu vực

ASEAN sau Singapore); tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08%,

đứng ở tốp đầu của khối ASEAN.

Vị thế các trường đại học của Việt Nam đã được nâng lên trong bảng xếp hạng châu Á và thế

giới, năm 2019 xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018 Lần đầu tiên, Việt

Trang 37

Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học được vào top 1.000 trường đại học tốt nhất thé giới Việt Nam đang làđiểm đến được lựa chọn của nhiều sinh viên quốc tế trong những năm gần đây.

Năng lực của hệ thống các cơ sở y tế được củng cố và phát triển Nhờ đó, người dân dé dàng tiếpcận với các dịch vụ y tế hơn Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị y té cũng được chu trong dau tu,

đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân Việt Nam là một trong số ít quốc gia có hệ

thống y tế hoàn chỉnh, tô chức rộng khắp tới tận thôn, bản; làm chủ được nhiều kỹ thuật công nghệ cao

mang tầm thế giới như: ghép chi, tim, gan, than ; kiểm soát được nhiều dịch bệnh nguy hiểm, trong đó

có Covid-19; chủ động sản xuất được nhiều loại vacxin phòng bệnh, mới đây nhất là vắcxin phòng

Bên cạnh đó, việc hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân bên cạnh các tập đoàn kinh tế nhà nước,

thay đổi cơ cấu các tập đoàn kinh tế nhà nước và sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động M&A trong

những năm gần đây đã đây nhanh việc tập trung tư bản, làm nền tảng cho tích lũy, tích tụ tư bản ngày

càng mạnh về chất và tăng về lượng Thực tế tại Việt Nam, các tập đoàn kinh tế tư nhân (KTTN) ngày

càng khăng định vai trò và đóng góp lớn cho nền kinh tế, trở thành mũi nhọn tại một số lĩnh vực đầu tư

như du lịch, chế biến thực phẩm, công nghệ viễn thông Điển hình là Sun Group, Vingroup, Thaco,

Masan, FPT Các tập đoàn này không chỉ dẫn đầu ở các lĩnh vực hoạt động trong nước, mà còn đã và

đang xây dựng, phát triển thành công những sản phẩm, công trình mang tầm vóc khu vực và thế giới,

giúp thăng hạng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Bên cạnh đó, sự vươn lên và bứt phá của nhiều

tập đoàn tư nhân mới cũng đang mở ra những kỳ vọng mới về một khu vực KTTN phát triển thịnh vượngvới đầu kéo là các tập đoàn, cùng các vệ tỉnh là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa Theo số liệu của

KPMG Việt Nam, trong 10 tháng năm 2021, thị tường M&A đã thu hút hơn 8,8 tỷ USD, tăng 17,9%

so với năm 2020 và 13,7% so với năm trước dịch, năm 2019 Trong quý 1/2022, hầu hết các tập đoànđa ngành đều đạt mức tăng trưởng ấn tượng, với nhiều đoanh nghiệp đạt mức lợi nhuận 3 chữ số như

Bamboo Capttal, Gelex, Masan, Sao Mai Group

III MOT SO KIÊN NGHỊ CHO HOẠT ĐỘNG TÍCH TU VA TẬP TRUNG TU BẢN

PHAT TRIEN KINH TE THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HUONG XA HOI CHỦ NGHĨA TẠI VIỆT NAMCó thé thấy tích tụ và tập trung tư ban có ý nghĩa to lớn và quan trọng trong quá trình xây dung

nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam Tuy nhiên do điều kiện kinh tế xã hộingày càng có nhiều thay đôi, mặt khác chúng ta đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nên

việc tiến hành các biện pháp duy trì, tăng cường tích tụ và tập trung tư bản có nhiều sự khác biệt Để

giải quyết vấn đề tích tụ và tập trung tư bản tác giả đề xuất một số biện pháp sau:Thứ nhất, giải quyết đúng đắn moi quan hệ tích lity -tiêu dùng

Xã hội chủ nghĩa là xã hội mà trong đó con người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu Muốn

có điều đó cần phải sản xuất và không ngừng mở rộng sản xuất, tức là phải tích lũy và tích lũy không

ngừng Đó chính là quá trình giải quyết mối quan hệ tích lũy và tiêu dùng Tích lũy bao nhiêu dé tạo cơsở cho phát triển, tiêu dùng bao nhiêu để đảm bảo nhu cầu Nó thể hiện cụ thể mối quan hệ giữa xây

dựng kinh tế và cải thiện đời sông, giữa lợi ích lâu dài và trước mắt, giữa lợi ích của nhân dân và lợi ích

của toàn xã hội Việc phân chia tỉ lệ này không có định mà thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của nền kinh

tế, quan niêm của người dân và từng doanh nghiệp Như vậy việc tuyên truyền tiết kiệm khuyến khích

tích lũy thông quan các chính sách, đường lối cụ thé của Dang và nhà nước chính là một biện pháp hữu

hiệu.

Trang 38

Thứ hai, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn

Cần phải hiểu tăng cường tích lũy vốn không chỉ là tăng nguồn vốn về số lượng mà đó còn là việcsử dụng nguồn vốn đó mang lại bao nhiêu lợi ích Dé sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước hết chúng

ta phải xác định rõ đối tượng cấp vốn; thực hiện phân phối và phân phối lại các nguồn thu nhập trong

xã hội theo hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động, theo von, tài sản, trí tuệ; nâng cao hiệu quả trong

sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia Hoàn thiện cơ chế, chính sách phân phối và sử dụng hợp lý, tiết

kiệm có hiệu quả nguồn lực dau tư của xã hội, thúc đây chuyền dich cơ cau kinh tế, phát triển đồng bộ

các vùng kinh tế Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tích cực hơn: tăng đầu tư phát

triển nguồn nhân lực, đầu tư kết cầu hạ tầng Phân định rõ nội dung và phạm vi chi ngân sách nhà nước,

tập trung thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, thiết yếu, gắn cơ cấu lại chỉ ngân sách nhà nước với cảicách hành chính cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của nhà nước và đây mạnh xã hội hóa dé huyđộng nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, day mạnh quá trình cổ phân hóa doanh nghiệp nhà nước.

Thúc đây quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các cho các

doanh nghiệp phát huy nội lực, năng lực của họ và khiến các doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với đồng

vốn của mình Mặt khác việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người.

Do đó cần có một đội ngũ cán bộ với trình độ năng lực và trách nhiệm cao Đồng thời nhà nước cũng

cần phải xem xét lại mô hình tô chức quản lý, chú ý đến đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ

phát huy mọi năng lực của mình Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt thu hút nguồn vốn FDI

trong khu vực cũng như trên thế giới thì việc thiết lập một tôchức gọn nhẹ không chồng chéo có hiệuquả cũng tạo ra ưu thế cạnh tranh lớn.

Thứ tu, tăng cường tích lity vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn dau tư nước ngoàiNhà nước cần hướng mạnh vào giải phóng triệt để và khơi thông các nguồn lực trong xã hội,

khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển kinh đoanh để tạo ra năng lực sản xuất, hạ

tầng kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó nâng cao tiềm lực tài chính quốc gia Thực hiện cơ chế, chính sách

tài chính đồng bộ, thống nhất giữa các thành phần kinh tế, tạo sự bình đăng trong cạnh tranh, xóa bỏ

tình trạng phân biệt đối xử trong kinh doanh giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, giữa các

thành phan kinh tế tạo chuyên biến tích cực trong ổn định môi trường đầu tư, tăng tính hap dẫn nhằmthu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm cả vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp Chủ động huy động

trên thị trường tài chính quốc tế thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp Day

mạnh thu hút vốn đầu tư gián tiếp thông qua thị trường tài chính trong nước Hoàn thiện cơ chế dé thúc

day thị trường chứng khoán phát triển, tiến hành cô phan hóa doanh nghiệp đặc biệt là các doang nghiệp

nhà nước và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Xây dựng chính sách tài chính phát triển thị

trường bất động sản, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và thị trường nhà ở đô thị nhằm giải phóngvà phát huy các nguồn lực của đất nước đưa vào đầu tư phát triển kinh tế Động viên, thu hút rộng rãi

các nguồn vốn trong xã hội nhằm tăng đầu tư nâng cao số lượng và chất lượng các dịch vụ công cộng.

Đây mạnh thực hiện xã hội hóa bằng cách áp dụng cơ ché tài chính phù hợp đối với các đơn vị sự nghiệp.Thứ năm, quản lý có hiệu quả các nguồn thu

Động viên hợp lý các nguồn thu cho ngân sách nhà nước trên cơ sở cải cách hệ thống thuế, phí

phù hợp với cơ chế thị trường, theo hướng công bằng, thống nhất, có cơ cau hợp lý và đồng bộ Chínhsách động viên hướng mạnh vào mục tiêu phát triển dài hạn, xác định mức thuế hợp lý, giảm gánh nặngthuế cho doanh nghiệp, thúc đây tăng trưởng, tạo động lực lớn khuyến khích sản xuất, trên cơ sở đó tăng

Trang 39

quy mô thu ngân sách nhà nước Từng bước nâng cao tỷ trọng thuế thu nhập, thuế tài sản trong cơ cau

hệ thống thuế Nâng tỷ trọng thuế trực thu trong tông thu ngân sách nha nước, trong đó tăng ty trọng

thuế thu nhập.

Thứ sáu: Cần củng cô và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là luật cạnh tranh và bảo vệ

người tiêu dùng nhăm đảm bảo thúc đây quá trình tích tụ và tập trung tư bản đáp ứng yêu cầu phát triển

của nền kinh tế đất nước Đồng thời kiểm soát, hạn chế được những tác động của cạnh tranh không lành

mạnh, phi kinh tế hay tác hại do độc quyền gây ra./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 GS.TS Pham Van Quang, TS Phạm Văn Sinh (chủ biên) (2009), Giáo trinh Nhiing nguyên lycơ bản cua chu nghĩa Mac-Lénin, NXB Chính trị quôc gia Ha Nội.

2 GS.TS Nguyễn Ngọc Long, GS.TS Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (2006), Giáo trình triết học

Mac-Lénin (Dùng trong các trường Dai học, cao đăng), NXB Chính trị quôc gia.

Trang 40

TIEN LƯƠNG TRONG NEN KINH TE THỊ TRUONG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HOI CHỦ NGHĨA Ở VIET NAM - LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN

TS Nguyễn Danh NamÏ TS Hoang Đình Minh”” Tóm tắt: Bài viết phân tích lý luận về tiền lương của Mác nhằm khăng định thực chất tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao động đồng thời chỉ ra các yếu t6 ảnh hưởng đến tiền lương trong nền kinh tế thị trường Bên cạnh đó, bài viết khái quát nhận thức về vấn đề tiền lương ở nước ta cũng như trên thế giới trong nền kinh tế thị trường ngày nay Trên cơ sở đó, bài viết khái quát về thự trạng vấn đề tiền lương ở nướ ta hiện nay và đua ra những kiến nghị nhằm giải quyết tốt vẫn đề tiền lương nhằm phát huy vai trò của nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Id 66

Từ khóa: “Tiên lương; “Hang hóa sức lao động” “Tiên lương tối thiểu ”

Tiền lương là yếu tố rất quan trọng ñối với cả người lao ñộng và người sử dụng lao ñộng Một mặt, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu ñối với người lao ñộng, mặt khác nó là yếu tố chi phí ñầu vào của quá trình sản xuất của các doanh nghiệp Dù dưới góc độ kinh tế chính tri, hay theo góc độ kinh tế phát triển, đặc biệt, trong bối cảnh đổi mới, hội nhập và phát triển toàn diện đất nước theo yêu cầu hiện đại và bền vững, gắn với bảo đảm an sinh xã hội, trong đó, con người luôn là mục

tiêu cao nhất và động lực mạnh nhất của phát triển như tỉnh thần Nghị quyết Đại hội

XI Dang đã dé ra, thì tiền lương ngày càng trở thành van dé tổng hợp, có ý nghĩa kinh tế - xã hội - chính trị chặt chẽ với nhau và có vai trò ngày càng quan trọng trong tạo động lực phát triển, cả vĩ mô, lẫn vi mô, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu

I Lý luận về tiền lương

1.1 - Lý luận tiền lương trong học thuyết kinh té chính trị của Mác.

Mác phân tích về hàng hóa sức lao động và chỉ ra thực chất của tiền lương trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa C.Mác cho rang, dé sức lao động trở thành hàng hóa cần có hai điều kiện Một là, người có sức lao động hoàn toàn tự do về thân thé, có nghĩa là người đó phải có quyền sở hữu sức lao động của mình và có quyền đem

bán nó như một hàng hóa Hai là, người có sức lao động nhưng không có tư liệu sản

xuất hoặc của cải, do đó buộc phải bán sức lao động của mình.

Người lao động ở vào các điều kiện trên sẽ đem bán sức lao động của mình dé duy trì cuộc sống Khi kinh tế hàng hóa phát triển hơn thì điều kiện thứ hai có những * Học viện chính trị quốc gia Hồ Chi Minh kv1

TM Học viện chính trị quốc gia Hô Chí Minh kv1

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan