1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Anh/ chị hãy phân tích, bình luận về quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân, nhìn từ việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân
Tác giả Lý Thị Kiều
Người hướng dẫn TS. Bùi Tiến Đạt
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 377,74 KB

Nội dung

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN ĐỀ 1: Anh/ chị hãy phân tích, bình luận về quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý Nhà nước về phòng, ch

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ 1: Anh/ chị hãy phân tích, bình luận về quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân, nhìn từ việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong

liên quan đến dịch bệnh Covid-19

Họ và tên sinh viên: Lý Thị Kiều

Mã sinh viên: 20061139

Lớp học phần: CAL2002 2

Giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Tiến Đạt

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

2

Mục lục

I MỞ ĐẦU: 3

II NỘI DUNG: 4

1 Quản lý Nhà nước: 4

1.1 Khái niệm: 4

1.2 Nhu cầu quản lý Nhà nước về phòng, chống dịch Covid-19: 4

2 Quyền riêng tư của các nhân trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19: 6 3 Quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý Nhà nước trong phòng chống dịch Covid-19 và bảo đảm quyền riêng tư của các nhân, nhìn từ việc công bố thông tin bệnh nền: 7

III KẾT LUẬN: 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 12

Trang 3

3

I MỞ ĐẦU:

Từ khi dịch bệnh bùng phát tại Việt nam từ đầu năm 2020 cho đến hiện nay, việc phòng, chống và ứng phó với dịch bệnh Covid-19 luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước ta Dịch bệnh đã tạo ra nhiều khó khăn và thách thức đối với Việt Nam trên hầu khắp các lĩnh vực, đặc biệt là vấn đề quản lý nhà nước và việc bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân Quan hệ giữa quản lý nhà nước và quyền riêng tư trong mùa dịch bệnh như hiện nay là một vấn đề rất đáng

để tìm hiểu bởi tính thực tiễn của nó trong xã hội cũng như trong chính trị của Việt

Nam Và để tìm hiểu sâu hơn vấn đề đó thì bài tiểu luận này sẽ thực hiện phân tích

và bình luận về quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý Nhà nước về phòng chống dịch bệnh Covid-19 với đảm bảo quyền riêng tư của các nhân, nhìn từ việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến dịch bệnh Covid-19, và sử dụng

các phương pháp phân tích, tổng hợp để tiếp cận vấn đề này

Trang 4

4

II NỘI DUNG:

1 Quản lý Nhà nước:

1.1 Khái niệm:

Quản lý nhà nước là một trong số chức năng của quản lý xã hội quản lý Nhà nước có thể hiểu theo hai nghĩa là: nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là sự quản lý của toàn bộ bộ máy Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp1

Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp là quản lý do bộ máy hành chính nhà nước thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước2

1.2 Nhu cầu quản lý Nhà nước về phòng, chống dịch Covid-19:

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp như hiện nay, rất nhiều các cá nhân, doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng lớn tới kinh tế cũng như cuộc sống hàng ngày, cùng với đó là vấn đề phòng chống dịch bệnh cũng gặp phải nhiều khó khăn trong công tác thực hiện Chính vì vậy, nhu cầu quản lý nhà nước lại càng được quan tâm hơn, đòi hỏi cần phải đưa ra những biện pháp, giải pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả

Theo Điều 6 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về phòng chống dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước chính phủ và phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện Cùng với đó Nhà nước cũng có những chính sách hộ trợ, khuyến khích đối với ngành y tế, trong các nghiên cứu y học và đối với các cá nhân

và tổ chức bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như: chính sách hỗ trợ thuế doanh nghiệp theo Nghị định số 44/2021/NĐ-CP; giảm giá điện, giảm tiền điện theo Nghị quyết 55/NQ-CP;…

1 Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Minh Hà (2017), Giáo trình Luật Hành chính, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.29

2 Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Minh Hà (2017), Giáo trình Luật Hành chính, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.29

Trang 5

5

Bên cạnh những hỗ trợ về mặt kinh tế và đời sống trong thời điểm dịch bệnh, Nhà nước ta còn đưa ra những biện pháp để ứng phó với dịch bệnh Covid-19 và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước như:

 Khai báo y tế, các trường hợp cố ý không khai báo hoặc khai báo không trung thực sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng tùy mức độ1, nếu lây lan cho người khác thì có thể bị xử phạt hình sự theo Điều 240 Bộ luật hình sự

2015

 Giãn cách xã hội theo chỉ thị 16/CT-TTg, chỉ đi ra ngoài khi thật sự cần thiết

và dừng luôn hoạt động chở hành khách nơi công cộng;

 Thực hiện cách ly y tế 21 ngày theo Công điện số 600/CĐ-BCĐ, những trường hợp cá nhân mắc bệnh nhưng trốn cách ly sẽ bị phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng và phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả2; nếu lây lan cho nhiều người khác có thể bị xử lý hình sự theo Điều 240 Bộ luật hình sự

2015

Trong công tác phòng chống dịch Covid-19, có những nguyên tắc cần phải thực hiện đúng như nguyên tắc về việc công bố dịch bệnh Theo Điều 38 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì mọi trường hợp có dịch đều phải công bố, điều này giúp cho việc quản lý Nhà nước trong việc phòng chống dịch trở nên đơn giản hơn, kiểm soát tốt hơn những đối tượng nghi nhiễm F1,F2,… Đối với việc công bố danh tính cũng như bệnh nền của bệnh nhân thì Nhà nước không công bố tên đầy đủ của bệnh nhân mà sử dụng các từ như BN1,BN2, hoặc là ca nhiễm thứ 1023,1024,… mục đích của việc này là nhằm đảm bảo quyền riêng tư của cá nhân, tránh bị mọi người xung quanh phân biệt đối xử Về việc công bố bệnh nền của bệnh nhân trong mùa dịch Covid-19 thường chỉ áp dụng đối với các trường hợp đã

tử vong, lúc này Nhà nước công bố bệnh nền của bệnh nhân để đảm bảo tính minh

1 Nghị định 117/2020/NĐ-CP

2 Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Trang 6

6

bạch, công khai trong quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân, tránh việc những

cá nhân tiêu cực xuyên tạc, dẫn dắt dư luận theo hướng sai lệch làm khó khăn trong công tác kiểm soát dịch bệnh của cơ quan chức năng

2 Quyền riêng tư của các nhân trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19:

Quyền con người là quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền riêng tư của

cá nhân Quyền riêng tư có thể hiểu là quyền bí mật về đời sống, bí mật cá nhân hoặc bí mật gia đình Tại Điều 14 Hiến pháp 2013 đã quy định các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật Nhưng cũng trong Điều 14 này Hiến pháp cũng quy định quyền con người quyền công dân có thể bị hạn chế theo quy định của Luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, điển hình như trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay

Riêng đối với quyền riêng tư của bệnh nhân, Nhà nước vẫn luôn cố gắng đảm bảo thực hiện một cách tốt nhất như không công bố cho báo chí danh tính, chi tiết về lịch trình di chuyển và chi tiết về quá trình tiếp xúc của bệnh nhân, chỉ công

bố, khuyến cáo các điểm có nguy cơ về dịch tễ để người dân đã từng di chuyển tiếp xúc tại khu vực đó thực hiện ngay các biện pháp tự bảo vệ mình và những người xung quanh theo hướng dẫn của ngành y tế; các đơn vị chỉ đạo, quán triệt các nhân viên y tế của đơn vị mình thực hiện nghiêm theo quy định tại Luật khám bệnh chữa bệnh1 Cùng với đó, việc công khai những thông tin cá nhân về tình trạng sức khỏe của người bệnh lên các phương tiện truyền thông như báo đài, TV thì cần phải được bệnh nhân cho phép Theo Điều 8 Luật khám bệnh chữa bệnh 2009 thì cá nhân được giữ bí mật và thông tin cá nhân ghi trong hồ sơ bệnh án, chỉ được công

1 Công văn 4191/BYT-TT-KT

Trang 7

7

bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chuẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho bệnh nhân

Nhìn chung, có thể thấy việc quản lý của Nhà nước ta đối với vấn đề đảm bảo quyền riêng tư của người bệnh trong mùa dịch được thực hiện khá tốt Tuy nhiên phải nói đến những cá nhân, tổ chức cố ý để lộ danh tính người bệnh và bịa đặt lịch trình đi lại của họ trên mạng xã hội, thậm chí bịa đặt việc xuất hiện ca nhiễm ca tử vong tại những khu vực nhất định gây nên nhiều hoang mang lo sợ trong cộng đồng Đối với những trường hợp như vậy, cơ quan chức năng đã thực hiện xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng đối với cá nhân và 20 đến 30 triệu đồng đối với tổ chức, ngoài ra còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là cải chính thông tin1 Trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay sẽ xuất hiện các cá nhân lợi dụng đưa tin không đúng sự thật, vu khống hoặc lạm dụng để vi phạm quyền lợi của người khác, tuy nhiên với sự quản lý của Nhà nước thì những trường hợp này không xuất hiện nhiều mà chỉ một bộ phận nhỏ các thành phần tiêu cực trong cộng đồng

3 Quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý Nhà nước trong phòng chống dịch Covid-19 và bảo đảm quyền riêng tư của các nhân, nhìn từ việc công bố thông tin bệnh nền:

Như đã nói ở phần trên, pháp luật quy định mọi trường hợp có dịch đều phải công bố, đây là một cách hiệu quả để ứng phó với dịch bệnh và kiểm soát được số

ca nhiễm trên cả nước Tuy nhiên, nó cũng gây ảnh hưởng tới quyền riêng tư của người bệnh Việc công bố thông tin cá nhân và lịch trình đi lại của bệnh nhân giúp cho quản lý tốt hơn nhưng lại để lộ ra các thông tin mà có thể người bệnh không

1 Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Trang 8

8

muốn được tiết lộ, mặc dù không để danh tính nhưng phần nào cũng gây ảnh hưởng tới cá nhân người bệnh

Về vấn đề công bố thông tin bệnh nền của bệnh nhân tử vong thì thông tin ghi trong bệnh án chỉ được công bố khi được sự đồng ý của người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định1

Tuy nhiên, vấn đề ở đây chính là công

bố thông tin bệnh nền của ca tử vong và không gì có thể chắc chắn được rằng bệnh nhân đó trước khi tử vong có đồng ý công bố bệnh nền của mình hay không bởi không hề có một giấy tờ, thủ tục nào để ghi lại ý kiến người bệnh Nếu như bệnh nhân tử vong không hề đồng ý công bố bệnh nền thì không thể căn cứ vào Điều 8 Luật khám bệnh chữa bệnh 2009 để công bố bệnh nền của cá nhân đó Đối với một

số trường hợp không cần phải hỏi ý kiến người bệnh mà được phép công bố bệnh nền thì phải là trường hợp được pháp luật khác quy định, bao gồm: sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; sử dụng vào các hội nghị hội thảo, hoạt động công cộng mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân2:

 Một là xét từ việc sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng thì việc công bố bệnh nền là thể hiện được sự minh bạch, công khai của ngành y tế trong việc khám chữa bệnh Nhưng nếu xét vấn đề công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong theo hướng này thì câu hỏi đặt ra ở đây là: lợi ích nó đem góp phần như thế nào trong phòng chống dịch bệnh và có thật sự cần thiết hay không khi mà có thể gây ảnh hưởng tới danh dự hoặc uy tín của bệnh nhân tử vong?

cộng mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân Những trường hợp công bố bệnh nền của ca tử vong nhưng

1 Khoản 2 Điều 8 Luật khám bệnh chữa bệnh 2009

2 Khoản 2 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015

Trang 9

9

không làm ảnh hưởng tới danh dự nhân phẩm, uy tín của cá nhân thì

có thể công bố mà không cần đến sự đồng ý của bệnh nhân Tuy nhiên, bệnh nền của ca tử vong công bố không gây ảnh hưởng đến danh dự nhưng nó có thể là bí mật cá nhân mà người bệnh không muốn tiết lộ Bởi vậy, công bố bệnh nền của ca tử vong mà không cần đến sự đồng ý của người bệnh ở một số trường hợp có thể gây nên việc xâm phạm tới quyền của người bệnh

Đối với nhu cầu quản lý Nhà nước về phòng chống dịch bệnh Covid-19 thì việc công bố bệnh nền của ca tử vong vô tình vi phạm đến quyền riêng tư của người đã chết Pháp luật Việt nam hiện hành có những quy định nhằm bảo vệ quyền riêng tư của công dân như: Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 21 Hiến pháp

2013 và Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015 khi có hành vi vi phạm quyền riêng

tư, thế nhưng những quy định này lại chủ yếu đề cập và bảo vệ quyền lợi của người đang sống mà không quy định rõ ràng về quyền lợi của người đã chết1 Đây được xem là một hạn chế đối với Luật Việt Nam hiện hành

Vậy có thật sự nên công bố bệnh nền của ca tử vong ? Đầu tiên là nói đến những hạn chế mà nó đem lại, và như đã nói ở những mục trên là nó vi phạm tới quyền riêng tư của người bệnh, ảnh hưởng tới danh dự của người đã chết, ví dụ như sau: một bệnh nhân tử vong liên quan tới Covid-19 và có bệnh nền là HIV/AIDS, sau khi được công bố thì bệnh nhân bị mọi người xung quanh mắng chửi, nói xấu mặc dù đã chết, không những ảnh hưởng tới danh dự của cá nhân mà còn ảnh hưởng tới gia đình bệnh nhân; nên có thể thấy rằng việc có sự đồng ý của người bệnh khi công bố bệnh nền là cần thiết Thứ hai là xét tới lợi ích của việc công bố bệnh nền của ca tử vong, đó là giúp Nhà nước có thể thực hiện quản lý tốt xã hội tại thời điểm này Công khai, minh bạch trong tình hình dịch bệnh là yêu cầu cần thiết,

1 ThS Đặng Thị Hà, ThS Bùi Thị Thuận Ánh, Bảo vệ quyền riêng tư của người chết trong thời đại công nghệ số,

tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, truy cập ngày 03/07/2021

Trang 10

10

trong đó bao gồm cả việc công khai thông tin bệnh nền ca tử vong để tránh những phần tử tiêu cực bịa đặt, vu khống gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch của Nhà nước Đồng thời, công bố bệnh nền cũng làm giảm bớt lo lắng của người dân, “hạ nhiệt” dư luận, giúp mọi người yên tâm cách ly chữa trị

Mặc dù những nhu cầu quản lý Nhà nước trong thời điểm dịch bệnh này gây nên sự mâu thuẫn đối với các quyền con người, quyền công dân của cá nhân, mà cụ thể ở đây là quyền riêng tư, nhưng mục đích là để phục vụ cho đất nước, ổn định dư luận Thực chất của việc Nhà nước hạn chế một số quyền của công dân chính là: tôi

bỏ ra một số quyền lợi của mình để bạn bảo vệ cho cuộc sống và tính mạng của tôi Nếu xét trên phương diện như vậy thì việc hạn chế quyền là hợp lý trong hoàn cảnh này, và việc công bố bệnh nền của ca tử vong chính là góp phần bảo vệ cuộc sống của mọi người Tuy nhiên để tránh những ảnh hưởng không tốt tới danh dự của người đã tử vong thì chỉ nên công bố những bệnh nền có liên quan trực tiếp tới những triệu chứng của Covid-19; đối với những trường hợp có nguy cơ tử vong cao hơn thì nên có thủ tục lấy ý kiến của người bệnh lúc còn sống hoặc lấy ý kiến của người giám hộ đối với trường hợp người bệnh không có khả năng nhận thức; cùng với đó là xử phạt nghiêm đối vối các trường hợp đặt điều nói xấu, vu khống cho người bệnh gây ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đã mất

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w