Do đó em xin được phép chọn đề tài “Phân tích, bình luận về những thuận lợi và thách thức của QLNN khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay”.. -
Trang 1| Lê Thị Thuỷ - 20061278 1
Trang 2| Lê Thị Thuỷ - 20061278 2
Mục lục
Lời mở đầu .4
I Một số khái niệm .4
1 Quản lý nhà nước .4
2 Kinh tế số .4
3 Thương mại điện tử .5
4 Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử .5
II Quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử .5
1 Khái niệm QLNN về TMĐT .6
2 Nội dung của QLNN về TMĐT .6
3 Các nguyên tắc QLNN về TMĐT 6
4 Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử .7
5 Vai trò quản lý nhà nước về thương mại điện tử .8
III Thuận lợi và thách thức của QLNN khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lý TMĐT (bao gồm hoạt động kinh doanh trên các trang mạng xã hội) .9
1 Những thuận lợi của QLNN khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lý TMĐT .9
2 Những thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn TMĐT 10
3 Những thách thức, hạn chế của quản lý nhà nước trong hoạt động bán hàng trên các phương tiện mạng xã hội 11
4 Một số giải pháp quản lý nhà nước trong nền kinh tế số, từ thực tiễn TMĐT và hoạt động bán hàng trên mạng xã hội 12
Kết luận 13
Tài liệu tham khảo 14
Trang 3| Lê Thị Thuỷ - 20061278 3
Trang 4| Lê Thị Thuỷ - 20061278 4
Lời mở đầu
Trong thời kỳ Cách mạng 4.0, các phương thức hoạt động kinh tế các quốc gia trên thế giới đều có sự thay đổi mạnh mẽ và Việt Nam cũng không ngoại lệ Các hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bắt đầu dựa trên các ứng dụng công nghệ số, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) Hiện nay hoạt động quản động quản lý nhà nước (QLNN) khi thúc đẩy nền kinh tế số nói chung và TMĐT nói riêng ở nước ta có những thuận lợi và khó khăn nhất định Do đó em xin được phép chọn đề tài “Phân tích, bình luận về những thuận lợi và thách thức của QLNN khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay” Mục đích của tiểu luận này là hệ thống hóa những lý luận cơ bản về những thuận lợi và khó khăn của QLNN về kinh tế số nói chung và TMĐT nói riêng để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn việc QLNN khi thúc đẩy nền kinh tế số, TMĐT ở Việt Nam
I Một số khái niệm
1 Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể có quyền lực nhà nước bằng pháp luật đến các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng và chức năng đối ngoại của nhà nước
Chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước bao gồm: Cơ quan nhà nước, cá nhân được ủy quyền thực hiện hoạt động QLNN
Đặc điểm của hoạt động quản lý nhà nước:
- Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước
- Quản lý nhà nước là một hoạt động mang tính chấp hành – điều hành
- Quản lý nhà nước là một hoạt động có tính liên tục
2 Kinh tế số
Kinh tế số là “ một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông quan Internet Kinh tế số hiện diện trên tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản
Trang 5| Lê Thị Thuỷ - 20061278 5
xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, ) mà công nghệ số được áp dụng
3 Thương mại điện tử
TMĐT là việc tiến hành một khâu hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng các phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động, hoạt động các mạng mở khác
Khái niệm TMĐT theo góc nhìn của QLNN có hai điều đáng quan tâm Thứ nhất, TMĐT là cơ sở để Chính phủ có thể xác định các nội dung cần có nhằm tạo ra một môi trường thích hợp cho sự phát triển của TMĐT Thứ hai, dựa trên TMĐT các tổ chức quốc tế có thể xác định phương hướng góp phần xây dựng hệ thống các điều luật, các tiêu chuẩn, các quy định để TMĐT toàn cầu có thể trở thành hiện thực
4 Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử
- Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập nhằm phục vụ hoạt động thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình
- Webiste cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử
do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm: Sàn giao dịch thương mại điện tử: Website đấu giá trực tuyến; Website khuyến mãi trực tuyến; Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định
- Với các ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, tùy theo tính năng của ứng dụng đó mà thương nhân, tổ chức phải tuân thủ các quy định về website thương mại điện tử bán hàng hoặc website cung cấp thương mại điện tử
II Quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn
quản lý thương mại điện tử
Trang 6| Lê Thị Thuỷ - 20061278 6
1 Khái niệm QLNN về TMĐT
- Quản lý nhà nước về TM là một bộ phận của quản lý nhà nước có tổ chức, có định hướng của các cơ quan quản lý, sử dụng công cụ, chính sách về TM nhằm đạt được mục tiêu trong một môi trường xác định
- Quản lý nhà nước về TMĐT là một bộ phận quản lý nhà nước về thương mại, có định hướng, có mục tiêu dựa trên hệ thống thông tin, luật về TMĐT Nhằm đạt được mục tiêu trong thương mại Nhà nước sử dụng quyền lực của mình trong việc điều hành, quản lý TMĐT thông qua việc ban hành và sử dụng công cụ như pháp luật hoặc các chính sách về quản lý hoặc các công cụ về kế hoạch hóa quản lý tác động lên các chủ thể người mua, người bán trên thị trường
2 Nội dung của QLNN về TMĐT
- Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển TMĐT
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động TMĐT
- Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng TMĐT và các quy định về quản lý dịch vụ TMĐT
- Tổ chức đào tạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về TMĐT, thực hiện các hoạt động hỗ trợ ứng dụng TMĐT
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành, giải quyết khiếu nại, tố cao và xử lý vi phạm trong hoạt động TMĐT
- Quản lý, giám sát hoạt động TMĐT
- Thống kê về TMĐT
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TMĐT
3 Các nguyên tắc QLNN về TMĐT
- Tập trung, dân chủ:
• Hoạt động quản lý chủ yếu tập trung vào cơ quan cấp trên đối với những quyết định quan trọng để tạo điều kiện giúp TMĐT phát triển
Trang 7| Lê Thị Thuỷ - 20061278 7
• Tập trung sự quản lý trong tay nhà nước nhằm mở rộng quyền kinh doanh, tham gia vào quyết định quản lý của người dân, người tiêu dùng, doanh nhân
• Các hoạt động TMĐT diễn ra ở phạm vi cả nước hoặc từng địa phương Chính
vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất thể hiện ở việc định hướng các chính sách, hướng dẫn luật pháp đề cho các doanh nghiệp hiểu biết về lợi ích của TMĐT Để các doanh nghiệp hiểu được những điều cấm, không được làm khi tham gia TM nói chung và TMĐT nói riêng
- Phải có sự kết hợp trong QLNN về TMĐT: trong quản lý TM nói chung, TMĐT nói riêng, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các bộ
- Phải có sự kết hợp hợp lý phát triển TMĐT với việc mở cửa thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế: Nhà nước phải hỗ trợ, thúc đẩy TMĐT phát triển, tạo
ra môi trường cạnh tranh hơn; bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng khi tham gia vào TMĐT
- Đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong QLNNvề TMĐT:
• Các quyết định quản lý về TMĐT do nhà nước ban hành, phải mang tính hiệu lực rất rõ
• Tính hiệu quả của quản lý được thể hiện ở những mức độ thành công hay kết quả mang lại so với những chi phí nguồn lực bỏ ra
• Tính hiệu quả phụ thuộc vào tính chuẩn xác của việc ra quyết định và hiệu suất triển khai Nếu quyết định đúng, hiệu suất cao thì sẽ mang lại kết quả tốt, ngược lại gây tổn thất nghiêm trọng Do vậy để quản lý có hiệu lực cần chú trọng tới việc ra quyết định
• Các quyết định về quản lý phải đảm bảo lợi ích để những chính sách đó, công
cụ đó có hiệu lực cao hơn
4 Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Bộ máy QLNN về TMĐT là một bộ phận cấu thành của bộ máy QLNN về kinh
tế, mang tính độc lập tương đối, bao gồm các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý TMĐT từ Trung ương đến địa phương
QLNN về TMĐT được thực hiện chủ yếu ở 2 cấp đó là cấp Trung ương và cấp địa phương Ở cấp Trung ương, cơ quan QLNN về TMĐT chính là các cơ quan QLNN ở cấp Trung ương, các cơ quan này bao gồm: Quốc hội, Chính phủ, Tòa
Trang 8| Lê Thị Thuỷ - 20061278 8
án nhân dân Có vai trò giúp Chính phủ thực hiện các chức năng QLNN về TMĐT là các Bộ và cơ quan ngang Bộ Với các đặc trưng của TMĐT, để quản
lý hoạt động TMĐT cần có sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý có chức năng quản lý khác nhau, các cơ quan này bao gồm: cơ quan QLNN về thương mại,
Cơ quan QLNN về CNTT và Truyền thông, về an toàn, an ninh mạng
Ở cấp địa phương: UBND các cấp thực hiện QLNN về TMĐT trong phạm vi của địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ Sở Công thương là cơ quan tham mưu, trực tiếp giúp UBND thực hiện QLNN về TMĐT trong phạm vi địa phương
5 Vai trò quản lý nhà nước về thương mại điện tử
- Thứ nhất, nhà nước lập ra môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn về thương mại
Môi trường TMĐT và cạnh tranh về thương mại điện tử phải phụ thuộc vào các yếu tố về chính sách, luật pháp và thủ tục hành chính
Các thông tin về kế hoạch thương mại điện tử thực hiện tuân thủ quyết định, chính sách nhà nước để tránh được các tình trạng thủ tục hành chính rườm rà, thủ tục pháp lý không đầy đủ, đồng bộ minh bạch tạo nên một vai trò rất lớn để cải tạo môi trường kinh doanh nhất là trong môi trường kinh doanh biến đổi ngày nay
Nhà nước hỗ trợ tạo lập cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại điện tử bằng cách thông qua các quan hệ thương mại, sự giao lưu hàng hóa trong nước và quốc tế, thiết lập khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn, đồng
bộ hơn, tiến bộ hơn, trong lĩnh vực thương mại điện tử Nhà nước là cơ quan ban hành chính sách, quyết định và là cơ quan tổ chức, chịu trách nhiệm thực thi
Theo đó, để tạo ra môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh
ở mức độ cao như hiện nay thì cần sự đòi hỏi nhà nước phải quản lý vĩ mô, đổi mới nhận thức tư duy, chính sách quản lý nâng cao năng lực, phẩm chất, điều hành lãnh đạo trong thương mại điện tử
- Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp và giải quyết mâu thuẫn trong tranh chấp TMĐT
Trang 9| Lê Thị Thuỷ - 20061278 9
Các doanh nghiệp cần được nhà nước hỗ trợ trong nền kinh tế Nhà nước sẽ quyết định bằng trách nhiệm và khả năng của mình để hỗ trợ các doanh nghiệp phù hợp với quá trình phát triển của đất nước trong từng thời kỳ như hỗ trợ về
cơ sở vật chất hoặc hỗ trợ về những xúc tiến thương mại,…
Khi giải quyết mâu thuẫn thì nhà nước phải can thiệp, giải quyết một số mâu thuẫn trên thị trường để cho TMĐT ngày càng phát triển mạnh hơn
Nhà nước phải dựa vào những chuẩn mực của luật pháp, những định chế cần thiết để thực hiện cưỡng chế, thi hành luật trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử
- Thứ ba, điều tiết quan hệ thị trường về các hoạt động TMĐT
Nhà nước cần hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện theo pháp luật về chính sách đảm bảo việc ổn định kinh tế vĩ mô và lợi ích cho người tiêu dùng
Nhà nước cần sử dụng nhiều hơn các công cụ, chính sách, các biện pháp khác để điều tiết thị trường để khuyến khích thương mại điện tử phát triển bằng các biện pháp hỗ trợ tạo điều kiện tác động thị trường
Quản lý nhà nước về thương mại điện tử nhằm để hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế nhưng thực chất thì quản lý nhà nước về thương mại điện tử là giám sát, kiểm tra phát hiện sai lệch để có những điều chỉnh
III Thuận lợi và thách thức của QLNN khi thúc đẩy nền kinh tế số,
xét từ thực tiễn quản lý TMĐT (bao gồm hoạt động kinh doanh trên các trang mạng xã hội)
1 Những thuận lợi của QLNN khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lý TMĐT
Việt Nam có dân số trẻ, nhanh nhạy trong nắm bắt công nghệ, nằm trong top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng về số người dùng Internet, điện thoại thông minh
và sử dụng mạng xã hội Chuyển đổi số, trong khi chưa cần đến một chiến lược
ở cấp quốc gia và hành động của Chính phủ, thì thực chất khu vực tư nhân và người dân đã đi trước một bước Mặt khác, ngành viễn thông công nghệ thông tin đã tạo ra hạ tầng viễn thông 3G, 4G phủ 95% cả nước, đây là một nền tảng
Trang 10| Lê Thị Thuỷ - 20061278 10
quan trọng của nền kinh tế số ở Việt Nam Nhưng bên cạnh mặt tích cực đó, ở cấp độ quốc gia, những vấn đề kinh tế - xã hội lớn của tiến trình số hóa đời sống ngày càng trở nên rõ hơn, vượt ra khỏi khả năng giải quyết của tư nhân và cần đến hành động của nhà nước
Vấn đề này, không riêng gì Việt Nam chúng ta mà cũng xuất hiện ở các quốc gia khác và trở thành bài toán chính sách chung ở cấp độ toàn cầu Để không bỏ lỡ
cơ hội này, Chính phủ phải tự đổi mới để trở thành một Chính phủ của thời đại 4.0, có đủ năng lực quản trị phát triển quốc gia trong thời đại số hóa ngày nay Đồng thời, các cấp, các ngành và toàn xã hội cần có những thay đổi từ nhận thức đến hành động để phát huy được những thuận lợi do việc ứng dụng công nghệ số mang lại và đáp ứng được những thách thức của thời đại kinh tế hóa hiện nay.Với quyết tâm chính trị, thống nhất quan điểm “hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy”, “nghĩ lớn, nghỉ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất nhưng có hiệu quả lớn”, Chính phủ đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì soạn thảo Nghị quyết của chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2025, xác định rõ mục tiêu, vai trò, trách nhiệm, lộ trình cụ thể và thiết lập hệ thống chỉ số giám sát hiệu quả thực thi, tránh tình trạng làm hình thức mà không bảo đảm yêu cầu, hiệu quả Ngay từ đầu tháng 01 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Chính phủ Điện tử đã họp xác định rõ các nhiệm vụ
và chỉ đạo quyết liệt tổ chức thực hiện đối với các bộ, ngành và địa phương
2 Những thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét
từ thực tiễn TMĐT
- Bảo vệ quyền riêng tư trên môi trường Internet của người dân Việc thông tin, dữ liệu cá nhân đang được các doanh nghiệp quản lý phải được đảm bảo
an ninh, an toàn theo quy định của pháp luật
- Vấn đề tin giả, thông tin không chính xác, xấu độc và các phát ngôn cực đoan trên môi trường mạng xã hội, đang là vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay