1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luận thuận lợi hoá thương mại ứng dụng công nghệ blockchain nhằm tạo thuận lợi hoá thương mại tại việt nam

28 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Thuận Lợi Hoá Thương Mại Ứng Dụng Công Nghệ Blockchain Nhằm Tạo Thuận Lợi Hoá Thương Mại Tại Việt Nam
Tác giả Hoàng Thị Thu Hằng, Nguyễn Minh Thùy, Phạm Thị Cẩm Ly, Trần Mai Phương, Đường Thanh Hoài, Trần Trung Hiếu, Hoàng Yến Chi, Chu Thị Trúc Quỳnh, Lê Minh Thu, Lương Thị Vân Anh, Lê Minh Ngọc
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Sĩ Lâm
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,51 MB

Nội dung

Trong bối cảnh sự phát triển của nền kinh tế số đó, việc ứng dụng công nghệ blockchain vào các lĩnh vực kinh tế đang trở thành một xu hướng toàn cầu.. Trong bối cảnh đó, ứng dụng công ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

************************

TIỂU LUẬN THUẬN LỢI HOÁ THƯƠNG MẠI

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN NHẰM TẠO THUẬN LỢI

HOÁ THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trần Sĩ Lâm Lớp tín chỉ : TMA410(GD1-HK2-2223).1

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 5

Hà Nội, tháng 3 năm 2023

Trang 2

Bảng phân công công việc

Thành viên MSSV Nội dung hoàn thành Mức độ

Hoàng Thị Thu Hằng 2014120045 mục 3.1, nội dung slide 100% Nguyễn Minh Thùy 2014120140 mục 2.1.1, thuyết trình 100%

Chu Thị Trúc Quỳnh 2014120119 mục 2.2, check nội dung 100%

Trang 3

Mở đầu

Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, Việt Nam đang phát

triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập Trong bối cảnh sự phát triển của nền kinh tế số đó, việc ứng dụng công nghệ blockchain vào các lĩnh vực kinh tế đang trở thành một xu hướng toàn cầu Tại Việt Nam, thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ và đang là một trong những ngành kinh tế đóng góp lớn vào GDP của đất nước Tuy nhiên, các thủ tục liên quan đến thương mại vẫn còn rất phức tạp, đòi hỏi sự tốn kém về thời gian và chi phí, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người dùng Trong bối cảnh đó, ứng dụng công nghệ blockchain có thể giúp giải quyết những vấn đề này bằng cách đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến thương mại, tăng cường tính minh bạch và bảo mật trong giao dịch, giảm thiểu các rủi ro phát sinh và giúp cho các doanh nghiệp và người dùng tiết kiệm được thời gian và chi phí

Trong tiểu luận này của nhóm với đề tài "Ứng dụng blockchain nhằm đơn giản hóa thủ tục thương mại tại Việt Nam" sẽ trình bài về một các khái nhiệm và nội dung liên quan đến thủ tục thương mại và thực trạng ứng dụng blockchain trong thủ tục thương mại tại Việt Nam

Trang 4

Mục lục

1.1 Khái quát về công nghệ blockchain 5

1.2 Một số ứng dụng điển hình của blockchain trong thuận lợi hóa thương mại6 6

Ứng dụng blockchain vào trong thanh toán và tài chính sẽ đem lại lợi ích cho cả 3 bên là lợi ích đối với ngân hàng, đối với tư nhân và đối với cơ quan quản lý nhà nước như sau: 6

7

7

8

1.3 Điều kiện áp dụng công nghệ blockchain tạo thuận lợi hóa thương mại 9

9

9

10

2.1 Quá trình áp dụng công nghệ Blockchain trong thương mại tại Việt Nam 11 11

2.2.1 Tác động tích cực 12

13

14

3.1 Định hướng phát triển công nghệ blockchain trong thương mại tại Việt Nam thời gian tới 15

15

17

3.2 Cơ hội và thách thức trong việc triển khai công nghệ blockchain tạo thuận lợi hóa thương mại Việt Nam thời gian tới 18

18

Trang 5

19

3.3 Đề xuất giải pháp cải thiện việc ứng dụng Blockchain vào thuận lợi hóa thương mại 20

20 21

Trang 6

Chương I: Tổng quan về công nghệ Blockchain và thuận lợi hoá thương mại 1.1 Khái quát về công nghệ blockchain

a, Khái niệm về “Blockchain”

Trước khi đi vào phần tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng tôi xin làm rõ khái niệm “Blockchain” Theo Don & Alex Tapscott (2016), Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm theo thông tin về dữ liệu giao dịch

Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu

đã được cập nhật trong mạng thì sẽ khó có thể thay đổi được nó Nếu một phần của hệ thống Blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin

Theo Wang, L Feng và cộng sự (2017), Công nghệ Blockchain là một loại chương trình để lưu, xác nhận, vận chuyển và truyền thông dữ liệu trong mạng thông qua các nút phân phối của riêng nó mà không phụ thuộc vào bên thứ ba

Cấu trúc khối “Blockchain”

Về bản chất nó là các chuỗi khối liên kết với nhau như dạng danh sách liên kết nhưng có thể truy xuất ngược từ khối cuối (hiện tại) đến khối đầu tiên Nó thực sự như một cuốn sổ cái phân tán (Distributed ledger) mà mỗi giao dịch (gọi là khối) trong sổ bao gồm các thông tin được lưu trữ như sau:

Về cơ bản mỗi khối chứa những thông tin sau: (1) Dữ liệu (Data): Dữ liệu trong mỗi khối phụ thuộc vào loại blockchain, ví dụ blockchain của bitcoin chứa thông tin về các giao dịch như thông tin người gửi, người nhận tiền và số bitcoin được giao dịch; blockchain về bảo hiểm y tế sẽ lưu trữ các thông tin về đối tượng được hưởng bảo hiểm, lịch sử sức khỏe của đối tượng đó,…(2) Mã băm (Hash): Dùng để nhận dạng một khối

và các dữ liệu trong đó Mã này là duy nhất, nó tương tự như dấu vân tay Bất kỳ sự thay đổi nào trong khối thì mã băm cũng sẽ thay đổi; (3) Mã băm đối chiếu (Hash of previous block) sẽ tạo thành chuỗi

Bất cứ sự thay đổi một khối sẽ khiến các khối tiếp theo không phù hợp (Trang thông tin điện tử Cục Tin học hóa, 2018)

b, Các đặc tính của Blockchain

Những đặc điểm chính của công nghệ Blockchain là: (1) Không thể làm giả, không thể phá hủy: theo như lý thuyết chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain và công nghệ Blockchain biến mất thì không còn Internet trên toàn cầu; (2) Bất biến: dữ liệu trong Blockchain không thể sửa (có thể sửa nhưng sẽ để lại dấu vết)

và sẽ lưu trữ mãi mãi; (3) Bảo mật: các thông tin, dữ liệu trong Blockchain được phân

Trang 8

tán và an toàn tuyệt đối; (4) Minh bạch: ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kế toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó; (5) Hợp đồng thông minh: là hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thực thi mà không cần bên thứ ba (Savjee, 2017) Hợp đồng thông minh là một giao thức để điều chỉnh hợp đồng Hợp đồng thông minh là giao thức đặc biệt nhằm đóng góp, xác minh hoặc thực hiện thương lượng hoặc thực hiện hợp đồng Hợp đồng thông minh cho phép thực hiện các giao dịch đáng tin cậy mà không có bên thứ ba Các giao dịch này có thể theo dõi và không thể đảo ngược Hợp đồng thông minh chứa tất cả thông tin về các điểu khoản hợp đồng và thực hiện tất

cả các hành động dự kiến một cách tự động (Tar, 2017)

Các loại Blockchain có thể chia thành ba loại theo nguyên tắc về quyền đọc ghi

dữ liệu và tham gia vào hệ thống như: Public (công khai); Private (riêng tư) và ermissioned/Consortium (được phép) Với kiểu Public, bất kỳ ai cũng có thể đọc và ghi

dữ liệu trên Blockchain, ví dụ các đồng tiền ảo Bitcoin, Ethereum,… Với kiểu Private, người dùng chỉ có quyền đọc không có quyền ghi dữ liệu vào Blockchain, chỉ có một bên thứ ba tin cậy được quyền ghi, ví dụ như Ripple

Còn với kiểu Permissioned bổ sung thêm sự kết hợp giữa bên thứ ba khi tham gia vào Public hay Private, ví dụ như các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sử dụng Blockchain cho riêng mình (Savjee, 2017)

1.2 Một số ứng dụng điển hình của blockchain trong thuận lợi hóa thương mại

Ứng dụng blockchain vào trong thanh toán và tài chính sẽ đem lại lợi ích cho cả 3 bên

là lợi ích đối với ngân hàng, đối với tư nhân và đối với cơ quan quản lý nhà nước như

sau:

Các ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng của mình dịch vụ thanh toán nhanh hơn với chi phí thấp hơn Nhờ vào công nghệ blockchain, các ngân hàng sẽ có thể cắt giảm nhu cầu xác minh từ bên thứ ba và đẩy nhanh thời gian xử lý chuyển khoản ngân hàng truyền thống

Khi khách hàng chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng Việt Nam đến một ngân hàng ở nước ngoài, việc chuyển tiền đó sẽ được thực hiện thông qua Hiệp hội truyền thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT

Bằng cách ứng dụng công nghệ blockchain, quy trình cho vay sẽ nhanh và an toàn hơn vì các khoản vay được lập trình phức tạp, ước tính cấu trúc và thế chấp cho vay hợp lý Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp cũng như khách hàng yên tâm hơn trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ

Tài trợ thương mại dựa trên blockchain sẽ hợp lý hóa quy trình giao dịch bằng cách loại bỏ các quy trình thủ công đối chiếu chứng từ bằng

Đề cương thi giữa kỳ môn Đường lối QPA…

Chínhsách… 97% (73)

27

nền-kinh-tế-tri-…

Viết-báo-cáo-về-Chínhsách… 100% (6)

3

Chính SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐ…

Chínhsách… 100% (6)

42

GIẢI PHÁP CHO NHỮNG RÀO CẢN…

Chínhsách… 100% (5)

25

Lý thuyết chính sách Thương mại Quốc tế

Chínhsách… 100% (3)

37

đề cương ôn chính sách thương mại…

Chínhsách… 100% (3)

18

Trang 9

giấy

Peer to Peer (P2P) là một công nghệ mạng thanh toán ngang hàng online cho phép người dùng chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của họ sang tài khoản của một cá nhân khác qua Internet hoặc điện thoại di động

Trong kỷ nguyên hiện đại, với tốc độ số hóa đang diễn ra trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, nhu cầu quản lý và sử dụng tài liệu ngày càng trở nên cạnh tranh và quan trọng hơn Với việc tạo ra một số lượng lớn tài liệu trong lĩnh vực kỹ thuật số, cần phải

có một nền tảng an toàn, trong đó có dữ liệu nhạy cảm có thể được giữ an toàn và bảo mật Hiện nay nhiều chính phủ đã công bố kế hoạch số hóa, các tài liệu như chứng chỉ giáo dục, giấy khai sinh/giấy khai tử, giấy phép lái xe, hồ sơ sức khỏe,

hồ sơ dịch vụ của nhân viên, hồ sơ đăng ký tài sản/chứng thư, biên bản ghi nhớ/thỏa thuận và nhiều tài liệu nhạy cảm tương tự sẽ phải được lưu trữ với sự bảo mật và an toàn tối đa Ngoài ra, sự kém hiệu quả và khó khăn của thông tin được lưu trữ dưới dạng bản sao giấy cứng đang là vấn đề trong các tổ chức

Do đó, trong giai đoạn hiện tại khi cả thế giới đang hướng tới số hóa ở mọi khía cạnh, blockchain có lẽ là công nghệ quan trọng và phù hợp nhất để quản lý và lưu trữ tài liệu cũng như các hồ sơ khác

Các lợi ích của blockchain trong quản lý tài liệu:

Những lợi thế mà công nghệ chuỗi khối mang lại là rất nhiều, trong đó trong hệ thống quản lý tài liệu, nó mang lại tính minh bạch cao hơn, bảo mật nâng cao, tính bất biến và khả năng truy xuất nguồn gốc dễ dàng hơn

Mặc dù có rất nhiều công cụ quản lý tài liệu hiện đang thịnh hành trên thị trường nhưng không phải tất cả chúng đều có thể cung cấp tính minh bạch, bảo mật và hiệu quả cần thiết Ưu điểm của blockchain là tài liệu sau khi được thêm vào sẽ không thể bị xóa hoặc thay đổi thứ tự vì hệ thống chỉ cho phép thêm vào

Không chỉ tính bảo mật của tài liệu được duy trì mà mức độ truy cập

Các phân loại được đề cập ở trên liệt

kê các khái niệm về blockchain riêng tư và công khai

Công nghệ Blockchain có thể giải quyết vấn đề này và giúp việc số hoá vận đơn đường biển trở nên phổ biến hơn, dễ tiếp cận hơn 95% vận đơn đường biển trên thế giới

Trang 10

vẫn sử dụng phương pháp chuyển phát giấy Và theo thống kê của World Bank, năm

2016, số lượng container được vận chuyển trên thế giới lên tới 750 triệu chiếc và tốc độ tăng trung bình thêm 50 triệu container mỗi năm Như vậy, công nghệ mới Blockchain nếu được áp dụng thành công sẽ giúp thế giới tiết kiệm hàng trăm tỉ đô-la mỗi năm Lợi ích của blockchain trong thủ tục hải quan:

Dữ liệu về vận đơn đường biển sẽ được lưu thành nhiều bản trên nhiều máy tính, được kết nối với nhau thành 1 mạng lưới chia sẻ kiểu ngang hàng Peer-to-Peer Như vậy, để tấn công được hệ thống và sửa thông tin, Hacker phải tấn công vào nhiều máy tính ở nhiều nơi khác nhau, điều này là không dễ dàng, vì vậy tăng tính bảo mật của cả hệ thống Ngoài ra, dữ liệu được mã hoá và chỉ người được cấp quyền mới

có thể giải mã

Mỗi công ty, tổ chức tham gia vào hệ thống đều có thể lưu trữ dữ liệu, không phụ thuộc vào công ty nào và giúp họ cảm thấy an tâm hơn khi dữ liệu quan trọng của họ không do một tổ chức cụ thể nào lưu trữ, quản lý Cách thức hoạt động của

hệ thống đều được công khai và có thể kiểm tra

: chi phí thấp: Chi phí chuyển phát bằng 0; thời gian chuyển gần như tức thời: Cũng giống như gửi một email, chuyển một B/L điện tử

là tức thời; B/L không thể bị thất lạc, không thể bị chỉnh sửa; Sử dụng công nghệ Blockchain cho B/L giúp việc kiểm tra, tìm kiếm dễ dàng Thông tin trên Blockchain được lưu vĩnh cửu, không thể bị sửa đổi Sử dụng B/L điện tử giúp giảm lượng giấy sử dụng, giảm nhân sự, đồng thời tránh tối đa sai sót

Và giải pháp này cần có sự tham gia của các đơn vị: Quản lý cảng (Port), Hải quan (Customs) và Ngân hàng (Bank)

Hiện nay, ở Việt Nam, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa không còn là

xu hướng, mà còn là giải pháp tối ưu, mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên tham gia vào chuỗi cung ứng Tuy nhiên, các công cụ để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc, xuất

xứ sản phẩm vẫn bộc lộ những hạn chế, cần được khắc phục

Blockchain hoạt động theo mô hình mạng phân tán, mỗi khối dữ liệu được thêm vào chuỗi cần phải có sự đồng thuận của tất cả các node mạng, đồng thời các khối dữ liệu này cũng được thêm vào tất cả các node, số lượng node mạng càng lớn, độ tin cậy càng cao, dữ liệu được nhân bản nhiều hơn, số lượng cần đồng thuận cao hơn Như vậy,

để tăng cường độ tin cậy, Blockchain đã đánh đổi với không gian lưu trữ và tốc độ xử

lý Để tận dụng hiệu quả của Blockchain, dữ liệu ghi lên mạng Blockchain nên là những

dữ liệu ngắn gọn, ý nghĩa (ví dụ như các thông tin về giao dịch)

Để phát huy được ưu điểm của Blockchain, thì các ứng dụng trên nền công nghệ Blockchain thường có 2 loại dữ liệu là dữ liệu on-chain và dữ liệu off-chain: Dữ liệu on-

Trang 11

chain: là dữ liệu lưu trên mạng Blockchain, thường là các dữ liệu ngắn gọn, ý nghĩa như các mã nhận diện, các sự kiện sinh ra trong quá trình thêm, bớt, sửa, xóa thông tin khi thực hiện quy trình nghiệp vụ của dịch vụ/ứng dụng; Dữ liệu off-chain: là dữ liệu multimedia có kích thước lớn, có thể thay đổi sinh ra trong quá trình thực hiện quy trình nghiệp vụ của dịch vụ/ứng dụng

Khi tích hợp Blockchain vào hệ thống truy xuất nguồn gốc, những dữ liệu hiện tại của hệ thống được coi là dữ liệu off-chain, còn những dữ liệu on-chain là những dữ liệu

sẽ được sử dụng để xác thực thông tin là đúng hay sai, có bị chỉnh sửa gì không như:

Mã nhận diện của các dữ liệu offchain (text, hình ảnh, âm thanh, video về sản phẩm); Lịch sử của những giao dịch trong hệ thống, như: kích hoạt mã, thêm/sửa/xóa thông tin

về sản phẩm…

Về mặt hạn chế: Công nghệ Blockchain ở Việt Nam đang trong giai đoạn thử nghiệm, do đó việc triển khai ứng dụng Blockchain trong truy xuất nguồn gốc vẫn tồn tại nhiều thách thức Có 3 nhóm thách thức chính đối với việc áp dụng công nghệ Blockchain là: Kỹ thuật; Vận hành và Thể chế

1.3 Điều kiện áp dụng công nghệ blockchain tạo thuận lợi hóa thương mại

Trong những năm gần đây, nền kinh tế ảo trong thế giới mạng phát triển không ngừng, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII đề cao khát vọng phát triển đất nước và đặc biệt nhấn mạnh chủ trương chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong các văn kiện Đại hội Mục tiêu của việc này là nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân và phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh Văn kiện nêu rõ: "Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế

tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động Khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế Phấn đấu đến năm

2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60% - 65%"

Như vậy, thời gian qua, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có các chỉ đạo, cảnh báo, khuyến nghị liên quan đến blockchain, cho đến nay vẫn chưa có khung pháp luật hoàn thiện điều chỉnh đối với loại tài sản mới này; còn nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến nó được đặt ra

Trang 12

Chúng ta đều biết, cơ chế của Blockchain là chống lại sự giả mạo, sự thay đổi; bất

kỳ một khối dữ liệu nào được sinh ra và liên kết trong chuỗi thì khả năng thay đổi dường như là không thể Tuy nhiên, khi những quy định pháp luật có liên quan thay đổi và có hiệu lực, vậy với đặc tính không thể thay đổi và không thể hủy ngang của công nghệ blockchain sẽ là một vấn đề thách thức

Bất kể công nghệ thay đổi như thế nào, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ luôn là ưu tiên hàng đầu Nhưng trên Blockchain, tất cả dữ liệu được phân tán, và tất cả các bên tham gia đều có thể có quyền truy cập vào nó,

tức ai tham gia đều có thể xem được thông tin Trong một mạng Blockchain công cộng, rất khó có thể ấn định ai sẽ là người chịu trách nhiệm lưu giữ và bảo vệ dữ liệu Trong những tình huống này, Blockchain chứa nhiều nút thông tin, thường ở nhiều quốc gia, với nhiều chủ sở hữu, một số trong số đó là ẩn danh, trừ khi có những quy định tại chỗ để quy định người chịu trách nhiệm bảo vệ dữ liệu

Với Hợp đồng thông minh, giao dịch chỉ có thể được thực hiện khi tất cả các điều kiện đã được thỏa mãn; mọi bước trong mỗi giao dịch đều hiển thị, có thể theo dõi, xác minh và bảo mật; trên lý thuyết, không có cơ hội nào cho một giao dịch có thể xảy ra

mà khi tất cả các điều kiện trong hợp đồng chưa được hoàn thành

Để đảm bảo hợp đồng thông minh Blockchain đá ứng được tất cả cơ bản của hợp đồng truyền thống thì tất cả các điều khoản của hợp đồng phải rõ ràng, và tất cả các bên phải hiểu tất cả các điều khoản trước khi đồng ý và ký hợp đồng Như vậy, sẽ cần có thêm hướng dẫn cụ thể hơn về việc ứng dụng hợp đồng thông minh vào các lĩnh vực, ngành nghề cụ thể Mặt khác, về bản chất hợp đồng thông minh là các điều khoản pháp

lý được dịch sang ngôn ngữ lập trình, điều này có thể khá phức tạp và khiến rất nhiều chỗ (mã code) bị lỗi Bê cạnh đó, các bên tham gia hợp đồng thông minh có thể nằm ở các quốc gia khác nhau, vậy rất khó để chắc chắn rằng họ có thể hiểu, thống nhất và có một cách nhìn chung về các điều kiện của hợp đồng

Để tạo được thuận lợi thương mại cho cả cơ quan Nhà nước cũng như phía thương nhân, chúng ta nên tập chung vào hai vấn đề sau:

các vướng mắc pháp lý liên quan, trong đó chủ yếu là 2 vướng mắc chính

về sự chưa rõ ràng, chưa có khung pháp lý liên quan đến huy động vốn qua việc phát hành tài sản mã hóa, tiền mã hóa (như ICO, ITO hay STO) và giao dịch tài sản mã hoá tiền mã hóa, trong đó chủ yếu liên quan đến việc vận hành sàn giao dịch tài sản mã hóa, tiền mã hóa

Trang 13

chưa có hệ sinh thái khuyến khích ứng dụng, phát triển công nghệ blockchain, trong đó có việc các cơ quan nhà nước chưa thật sự tiên phong trong ứng dụng công nghệ blockchain trong quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là tạo lập môi trường, hệ sinh thái thân thiện với ứng dụng công nghệ blockchain nhằm gia tăng tính công khai, minh bạch, chống gian lận

Về pháp lý, chúng ta chưa có luật nên cần ban hành nghị định thí điểm và quản lý cần phát triển công nghệ số và ứng dụng blockchain theo kịp sự phát triển hiện nay Chúng ta cần hoàn thiện chính sách và khung pháp lý cho các sản phẩm, dịch vụ được phát triển trên nền tảng công nghệ blockchain, gồm:

Chương 2: Thực trạng và các tác động của việc áp dụng công nghệ blockchain tạo thuận lợi hoá thương mại tại Việt Nam

2.1 Quá trình áp dụng công nghệ Blockchain trong thương mại tại Việt Nam

Trước đây, cụm từ Blockchain không hề phổ biến, kể cả với những người tiếp xúc với công nghệ này hàng ngày Thay vào đó, họ quen thuộc với Bitcoin và các game

có thể kiếm ra tiền Như vậy, có thể thấy, ban đầu, Blockchain được thương mại hóa trong 2 loại hình là Gamefi và Crypto

Nhưng hiện tại, Blockchain tại Việt Nam chúng ta đã và đang được phát triển trong đa lĩnh vực, đa ngành nghề và đang được các công ty ứng dụng mạnh mẽ trong hệ thống của mình

Đầu tiên phải kể đến ứng dụng trong ngành tài chính (Finance) với tên gọi quen thuộc là Fintech Theo Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), số lượng các doanh nghiệp Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường

Việt Nam hiện nay đã tăng gần 4 lần, từ 40 doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm 2016, đến cuối năm 2021 đã tăng lên hơn 150 doanh nghiệp, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau…Ngân hàng BIDV tiên phong ứng dụng blockchain trong tài trợ thương mại, MB, VPBank, Vietcombank cũng đã công bố ứng dụng blockchain trong giao dịch tài chính Một số doanh nghiệp khác cũng ứng dụng thành công blockchain vào kinh doanh, như: Masan Group, Bảo Việt, AIA…

Hiện nay thì đã có thêm nhiều đơn vị triển khai thành công phần mềm hóa đơn điện tử có tích hợp Blockchain như E Invoice của Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn, CA2 - Einvoice, FPT phát triển nền tảng akaChain để định danh khách hàng và truy xuất nguồn gốc giao dịch

AkaChain giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu khách hàng, chuẩn hóa và tự động hóa một số quy trình, hạn chế vai trò của các bên trung gian, từ đó tối ưu chi phí vận hành

Hồ sơ bệnh án điện tử có ứng dụng công nghệ Blockchain thì đã được Trung tâm

Trang 14

công nghệ cốt lõi của tập đoàn Viettel bắt tay nghiên cứu đầu tiên từ năm 2018 và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để đưa ra sản phẩm Đây là giải pháp bệnh án điện tử đầu tiên và duy nhất trong lĩnh vực Công nghệ y tế tại Việt Nam Phần mềm có khả năng dùng Microsoft Word một cách linh hoạt, dễ sử dụng với cấu hình được thiết kế như bệnh án giấy Ngoài ra, EMR còn có khả năng ghi vết dữ liệu (change tracking) và bảo mật dữ liệu y tế cao với công nghệ Blockchain, có thể ký điện tử và hỗ trợ nhiều loại chữ ký số của nhiều nhà cung cấp trên thị trường

Ngoài ra thì Blockchain cũng được ứng dụng trong các lĩnh vực khác : Nông nghiệp: đã có một số doanh nghiệp triển khai ứng dụng blockchain trong

mã QR code gắn trên nông sản, cung cấp thông tin minh bạch về thông tin của chuỗi cung ứng sản phẩm

Logistics: một số doanh nghiệp cũng đã áp dụng công nghệ blockchain để giảm bớt chi phí trung gian, đồng thời giám sát nhanh chóng hành trình vận chuyển, thông tin liên quan của hàng hóa và giảm thiểu được rủi ro

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ vượt trội, không hề kém cạnh các nước lớn trên thế giới thì vẫn luôn có 1 điều khiến các thương nhân Việt Nam trăn trở Đó là rào cản

về vấn đề pháp lý

Blockchain hiện đang đặc biệt thu hút được nhiều sự quan tâm nhờ vào tính minh bạch, tin cậy và bảo mật dữ liệu trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp Trên thế giới hiện đã có hơn 100 dự án về blockchain đã được triển khai tại hơn 40 quốc gia trên thế giới Theo báo cáo của IBM, trong năm 2018 tỷ lệ các chính phủ sẽ đầu tư vào dự án blockchain là 9/10 Tại Việt Nam, blockchain được ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng theo Quyết định số 2117/QĐ-TTg ngày 16-12-

2020 của Thủ tướng Chính phủ Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025, trong đó công nghệ blockchain được xếp thứ hai sau trí tuệ nhân tạo (AI) trong loạt các công nghệ chủ chốt

Chính phủ nhiều nước trên thế giới rất quan tâm và có kỳ vọng lớn đối với công nghệ này Việc ứng dụng Blockchain trong khu vực công của Việt Nam có thể đem đến nhiều cơ hội trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực và phục vụ người dân tốt hơn Tuy nhiên, đây là một công nghệ mới, phức tạp, do vậy việc thường xuyên cập nhật kiến thức và theo dõi các diễn biến, xu hướng của công nghệ Blockchain, học hỏi kinh nghiệm quốc tế là điều rất cần thiết

2.2.1 Tác động tích cực

Đầu tiên, ta có thể kể đến Blockchain xuất hiện đã trực tiếp tạo thuận lợi cho các

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w