1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lí thương mại điện tử hiện nay

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN LUẬT HÀNH CHÍNHĐỀ TÀI

THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC KHI THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ SỐ,

XÉT TỪ THỰC TIỄN QUẢN LÍ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN NAY

SINH VIÊN THỰC HIỆNLý Trần Vũ – 19064054

Ngày sinh: 19/02/2001

Lớp: K64LTMQT

Hà Nội, Tháng 6/2021

Trang 2

Mở Đầu

Sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới đã làm thay đổi phương thức kinh doanh, thay đổi mạnh mẽ các giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội Thương mại điện tử đã xóa bỏ các rào cản về không gian, thời gian trong hoạt động thương mại, tạo nên một thị trường toàn cầu rộng lớn

Đối với Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp củng cố thị trường nội địa, tiếp cận thị trường nước ngoài, tạo ra các cơ hội kinh doanh xuyên biên giới Trong bối cảnh này TMĐT trở thành công cụ cạnh tranh vô cùng hiệu quả mà một số quốc gia đã áp dụng thành công Là một quốc gia đi sau trên con đường phát triển, nền kinh tế Việt Nam đang rất cần phát triển nhanh và mạnh các lĩnh vực trong đó có TMĐT, tận dụng những lợi thế của TMĐT để thúc đẩy thị trường trong nước phát triển đồng thời mở rộng thị trường ra thế giới

Tham gia hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới đồng nghĩa với việc Việt Nam ngày càng phải cạnh tranh gay gắt hơn với các nền kinh tế khác trên thế giới, bao gồm cả những quốc gia đi trước chúng ta hàng trăm năm phát triển Thế nhưng, nếu như biết cách tận dụng lợi thế mà TMĐT mang lại, các doanh nghiệp, các nhà sản xuất Việt Nam thậm chí có khả năng cạnh tranh ngang hàng với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất khác trên thế giới Tuy nhiên khi tham gia TMĐT trong một môi trường hội nhập toàn cầu như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức đặt ra trong TMĐT và không thể tự mình giải quyết được các vấn đề này Chính vì vậy với vai trò là chủ thể quản lý, Nhà nước cần điều tiết, can thiệp vào các quan hệ trong TMĐT, xây dựng các chính sách ổn định và thuận lợi cho sự phát triển của TMĐT ở Việt Nam

Trang 3

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của tiể luận là nêu được một số thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lí thương mại điện tử hiện nay

1 - Những vấn đề lý luận về kinh tế số và quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số

Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet Kinh tế số hiện diện trên tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, ) mà công nghệ số được áp dụng1

1 https://unitrain.edu.vn, “Kinh tế số là gì?”

Trang 4

Về bản chất, đây là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số Lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số phát triển đã mở đường cho sự đổi mới và phát triển trên toàn cầu Việc áp dụng những tiến bộ công nghệ trong nhiều năm qua đã tác động vào các ngành kinh doanh cũng như mọi khía cạnh của cuộc sống Công nghệ số thúc đẩy nhiều ngành kinh doanh cải tiến mô hình phát triển, tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và xóa mờ đường biên giới địa lý2

1.1.2 Đặc điểm của kinh tế số

Đặc thù của kinh tế số nằm ở ba quá trình xử lý liên hệ mật thiết, đan xen với nhau, bao gồm:

- Xử lý vật liệu; - Xử lý năng lượng;

1.2 Quản lý nhà nước trong nền kinh tế số ở Việt Nam

1.2.1 Chức năng quản lý kinh tế của nhà nước Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nền kinh tế nước ta được xác định “là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (khoản 1, Điều 51 Hiến pháp năm 2013) Trong đó, “Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh

2 Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2019

Trang 5

tế quốc dân Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” (khoản 2, Điều 51 Hiến pháp năm 2013) Theo quy định của Hiến pháp, Nhà nước có trách nhiệm trong việc “khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước” (khoản 3, Điều 51 Hiến pháp năm 2013) Việc “xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế” của Nhà nước phải được dựa trên cơ sở “tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân”

Cùng với đó, Hiến pháp cũng quy định “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác” (Điều 59, Khoản 2) Vấn đề về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng được đề cập trong các trách nhiệm của Nhà nước được quy định tại Điều 63 Trách nhiệm của Nhà nước trong các vấn đề nêu trên chính là trách nhiệm khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường khi sản xuất, kinh doanh, nhà đầu tư có xu hướng chỉ quan tâm đến lợi nhuận

“Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những phương diện hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong vai trò kiến tạo phát triển, chủ động tác động tới các ngành, lĩnh vực, khu vực khác nhau của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra trong từng giai đoạn phát triển đất nước.”3

3 Luận án tiến sĩ; NGUYỄN HỒNG SƠN; CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 6

1.2.2 Sự tác động của yếu tố công nghệ số lên quản lý nhà nước đối với mảng kinh tế số

Yếu tố công nghệ số mang lại cho các chủ thể và các chu trình kinh tế khả năng kết nối nhanh và hiệu quả Tốc độ phát triển của nên kinh tế số mới tăng nhanh với hướng phát triển khó đoán tạo nên nhiều khó khăn thách thức cho quá trình quản lý như sau:

Thứ nhất, tính đặc thù của in-tơ-nét là không biên giới trong đó lãnh thổ

và địa lý trở thành tương đối, các doanh nghiệp thậm chí ở nước ngoài có thể kinh doanh ở Việt Nam, điều này đặt ra khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, cho việc tính và thu thuế Ngoài ra, nếu chính sách quản lý quá chặt thì với đặc thù có thể kinh doanh xuyên biên giới, các doanh nghiệp nước ngoài vốn không bị quản lý bởi chính sách của Việt Nam và với tiềm năng tài chính của mình có thể tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp nội

Thứ hai, đây là lĩnh vực mới, hệ thống xử lý tranh chấp cho các hoạt

động từ kinh doanh đến dân sự trên môi trường số chưa hoàn thiện nên gây khó khăn cho công tác quản lý không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với mọi quốc gia hiện nay Cũng như môi trường kinh doanh truyền thống, nếu chúng ta không có môi trường pháp lý tốt để giải quyết tranh chấp thì các doanh nghiệp số sẽ chuyển sang chỗ khác, nơi có điều kiện bảo đảm hơn

Thứ ba, mạng xã hội là một nền tảng quan trọng cho kinh doanh, là kênh

phản hồi quan trọng của người dùng trong nền kinh tế số Nhưng mạng xã hội cũng đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý, đó là việc bảo vệ quyền riêng tư, vấn đề thông tin giả, không chính xác, các phát ngôn cực đoan,…

Dù kinh tế khu vực và thế giới còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn, cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với nền kinh tế số sẽ là một xu hướng lớn, mở ra cơ hội đuổi kịp cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Để phát triển

Trang 7

kinh tế số ở Việt Nam Đảng ta đã đề ra những mục tiêu phát triển kinh tế số phù hợp Cụ thể là ở Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số đạt khoảng 20% GDP; đến năm 2030 đạt khoảng 30% GDP, đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới về Chính phủ điện tử, kinh tế số

Nếu như giai đoạn trước, chúng ta chỉ nói đến phát triển kinh tế tri thức thì trong các dự thảo Văn kiện Đại hội lần này đều nhấn mạnh phát triển kinh tế số, xã hội số Đây là bước tiến rất quan trọng, cho thấy chúng ta đã có nhận thức rõ ràng để phát triển thực tiễn hơn, cụ thể hơn, phù hợp xu thế tất yếu của thế giới, chủ động đón làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0.

2 – Thực tiễn quản lý nhà nước về thương mại điện tử tại Việt Nam

2.1 Những thuận lợi trong quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam thời gian qua

2.1.1 Hành lang pháp lý dành cho thương mại điện tử đã dần được hình thành rõ nét trong các văn bản để đưa vào thực tế

Qua việc sử dụng phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế và cụ thể hơn là quản lý thương mại điện tử Chính phủ với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Được quy định trong Hiến pháp 2013 và cụ thể hơn là ở Luật tôt chức chính phủ 2015

động thương mại điện tử từ rất sớm như sau:

+ Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử

+ Nghị định số 26/2007/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số

+ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

Trang 8

+ Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt đọng ngân hàng

+ Thông tư số 09/2008/TT-BCT hướng dẫn nghị định thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử

+ 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013về thương mại điện tử +

Đặc biệt, trong Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013về thương mại điện tử (Nghị định số 52/2013/NĐ-CP) quy định một số nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử có tính đồng bộ hóa cao với các nguyên tắc của luật dân sự, luật thương mại, luật quảng cáo,… gồm:

a) Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận

Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định về các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử cũng quy định: “Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch”

b) Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử

Theo khoản 2 điều 26 quy định nếu thương nhân, tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước Thực chất, việc quy định nguyên tắc này là để xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể khi họ tham gia hoạt động thương mại điện tử

c) Nguyên tắc xác định nghĩa vụ bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Trang 9

d) Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử

2.2 Những thách thức đối với quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian qua

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thương mại điện tử được quy định rải rác trong văn bản pháp luật Việt Nam dẫn đến tình trạng chồng chéo, thực tế này gây khó khăn cho quá trình áp dụng, tuân thủ và thực hiện pháp luật Mặt khác, trong các bản án hay quyết định của các cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật đều không viện dẫn các nguyên tắc làm căn cứ áp dụng dẫn đến việc quy định các nguyên tắc chỉ mang tính hình thức, còn tuân theo hay không thì không có căn cứ để nhận biết

Trong hoạt động thương mại điện tử, do các thông tin trao đổi giữa người mua, người bán được thực hiện thông qua môi trường mạng và các thiết bị điện tử thuộc sở hữu của các chủ thể tham gia nên không bị giám sát, kiểm tra chặt chẽ, đây là kẽ hở để hoạt động mua bán hàng hóa bị cấm, bị hạn chế kinh doanh vẫn trở thành đối tượng của các giao dịch thương mại điện tử Hiện nay, khi mạng xã hội trở nên phổ biến và dễ sử dụng, những người bán hàng hóa, dịch vụ thường thiết lập các “Nhóm kín” để thực hiện những hành vi bị cấm cũng như mua bán hàng hóa dịch vụ bị hạn chế kinh doanh, đây là hiện tượng mới không thể kiểm tra, giám sát bởi các cơ quan chức năng

Như vậy, các nguyên tắc trong hoạt động thương mại điện tử được quy định trong Nghị định 52/2013/NĐ-CP chưa đáp ứng được các yêu cầu về bảo đảm an toàn cho các hoạt động thương mại điện tử, chưa phù hợp với pháp luật tố tụng khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động này Việc quy định nguyên tắc xác định phạm vi kinh doanh không có nhiều ý nghĩa khi việc áp dụng luật để giải quyết tranh chấp vì áp dụng pháp luật dân sự, thương mại hay thương mại điện tử đều thống nhất trên phạm vi lãnh thổ

Trang 10

Kết luận

Kinh tế số cũng như QLNN về kinh tế số là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam do đó chưa có nhiều nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực này Việc nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về kinh tế số sẽ góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện QLNN về kinh tế số, làm cơ sở cho các hoạt động QLNN về kinh tế số

Nội dung của tiểu luận: “nêu một số thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lí thương mại điện tử hiện nay” đã đáp ứng được phần nào nhu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn trong QLNN về TMĐT Trong phạm vi nghiên cứu có giới hạn, tiểu luận vẫn chưa hệ thống hóa được một cách tổng quát những vấn đề lớn nhất trong QLNN về TMĐT nói riêng và Kinh tế số nói chung

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2 Thời báo Tài chính Việt Nam, Kinh tế số dần định hình rõ nét trong các văn bản và thực tiễn cuộc sống

3 Báo Thanh Hóa, Tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử 4 Giáo trình thương mại điện tử căn bản, trường ĐH Ngoại Thương (2009) 5 TS.Mai Anh – Thương mại điện tử tương lai của kinh doanh, thương mại,

Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 7 năm 2005

6 Luận án tiến sĩ luật học, Lê Văn Thiệp, học viện khoa học xã hội, 2016

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:40

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w