1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Những thuận lợi và thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những thuận lợi và thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay
Tác giả Bùi Đỗ Thanh Vân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Hà
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 440,66 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ---�--- BÀI TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH ĐỀ TÀI NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHI THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ SỐ, XÉT TỪ THỰC TIỄN QUẢ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

-� -

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỀ TÀI NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHI THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ SỐ, XÉT TỪ THỰC TIỄN QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN NAY

Giảng viên: TS Nguyễn Thị Minh Hà

Thực hiện

Họ và tên: Bùi Đỗ Thanh Vân

Mã sinh viên: 18061307 Ngày sinh: 17/8/2000

Mã lớp học phần: CAL2002 1

Hà Nội - Năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ SỐ THỰC TIỄN TỪ VIỆC QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN NAY 4 1.1 Lý luận chung về quản lý nhà nước 3 1.2 Lý luận chung về nền kinh tế số và thương mại điện tử 3

II PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUẢN 5 2.1 Nội dung quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay 5 2.2 Vai trò quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện na 5 2.3 Những thuận lợi của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay 6 2.4 Một số bất cập và thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay 7 III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ SỐ VÀ THỰC TIỄN TỪ VIỆC QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN NAY 11 3.1 Đẩy mạnh và hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý của nhà nước trong việc thúc đẩy nền kinh tế số và thực tiễn từ việc quản lý thương mại điện tử hiện nay 10 3.2 Doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng cần có sự sáng suốt trong việc sử dụng các trang thương mại điện tử 10 KẾT LUẬN 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ Cách mạng 4.0, các phương thức hoạt động kinh tế các quốc gia trên thế giới đều có sự thay đổi mạnh mẽ, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Các trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bắt đầu dựa trên ứng dụng công nghệ

số Để thích ứng với nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế số, Nhà nước cũng phải đổi mới mô hình và cách thức áp dụng công nghệ số trong quản lý kinh tế Với mong muốn được tìm

hiểu kỹ hơn về vấn đề này, em xin phép chọn đề tài số 3: “Anh/chị hãy phân tích, bình luận về những thuận lợi và thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế

số, xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay (bao gồm cả hoạt động kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội).” làm đề bài tiểu luận

Do còn có thiếu sót về mặt kiến thức nên bài làm sẽ tồn tại những phần chưa hoàn hảo, mong thầy cô đọc và nhận xét để em có thể rút kinh nghiệm cho những bài làm sau Em xin chân thành cảm ơn

Trang 4

NỘI DUNG

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ SỐ THỰC TIỄN TỪ VIỆC QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN NAY

1.1 Lý luận chung về quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi Quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước

Chủ thể quản lý nhà nước là cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý Pháp luật là công cụ chủ yếu của quản

lý nhà nước Đối tượng quản lý nhà nước là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong một quốc gia, là sinh hoạt, đời sống của xã hội diễn ra trên từng lĩnh vực Quản lý nhà nước được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và được phân biệt với quản lý mang tính chất nội bộ một tổ chức xã hội, đoàn thể, đơn vị, xí nghiệp, một cộng đồng dân cư mang tính tự quản Tóm lại, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể có quyền lực nhà nước bằng pháp luật đến các đối tượng được quản lý nhằm thực hiện các chức năng và chức năng đối ngoại của nhà nước

1.2 Lý luận chung về nền kinh tế số và thương mại điện tử

1.2.1 Khái niệm kinh tế số

Theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford, Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng,

Trang 5

…) mà công nghệ số được áp dụng Về bản chất, đây là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số Ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng ngày những biểu hiện của công nghệ số xuất hiện ở bất cứ đâu trong đời sống như các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng về ăn uống, vận chuyển, giao nhận, cũng tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng Nhưng ở tầm vĩ mô hơn, kinh tế số cũng có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi công nghệ toàn cầu1

1.2.2 Khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT)

TMĐT là việc tiến hành một khâu hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động, hoặc các mạng mở khác Trong đó: Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước; Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu); Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực; Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin là thị trường.2

Tóm lại, quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số cụ thể từ thực tiễn về quản lý thương mại điện tử là quá trình nhà nước sử dụng các công cụ quản lý để tác động lên hoạt động thương mại trong môi trường điện tử nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thương mại điện tử đã đặt ra

1

Xem thêm: https://unitrain.edu.vn/kinh-te-so-la-gi/

2

Xem thêm: Đào Anh Tuấn (2014), Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, luận án tiến sĩ, Hà Nội

Trang 6

II PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHI THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ SỐ XÉT TỪ THỰC TIỄN QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN NAY

2.1 Nội dung quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay

Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử được quy định tại Điều 5 Nghị định 52/2013/NĐ-CP: Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù; Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử; Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử; Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử; Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử; Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử; Thống kê về thương mại điện tử; Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

2.2 Vai trò quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay 3

Thứ nhất, nhà nước lập ra môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn về thương mại Môi

trường thương mại điện tử và cạnh tranh về thương mại điện tử phải phụ thuộc vào các yếu

tố về chính sách, luật pháp và thủ tục hành chính Bên cạnh hệ thống luật chuyên ngành, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử cũng cần nắm vững và tuân thủ những quy định liên quan trong các văn bản pháp luật về kinh doanh, thương mại

3

Xem thêm: https://luatduonggia.vn/noi-dung-quan-ly-nha-nuoc-ve-thuong-mai-dien-tu/

Trang 7

Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp và giải quyết mâu thuẫn trong tranh chấp thương mại

điện tử Các doanh nghiệp cần được nhà nước hỗ trợ trong nền kinh tế và doanh nghiệp cần một sự hỗ trợ nhất định Nhà nước phải dựa vào những chuẩn mực của luật pháp, những định chế cần thiết để thực hiện cưỡng chế, thi hành luật trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử

Thứ ba, điều tiết quan hệ thị trường về các hoạt động thương mại điện tử Nhà nước

hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện theo pháp luật về chính sách đảm bảo việc ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng Quản lý nhà nước về thương mại điện tử nhằm để hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế nhưng thực chất thì quản

lý nhà nước về thương mại điện tử là giám sát, kiểm tra phát hiện sai lệch để có những điều chỉnh Các mục tiêu của thương mại mang tính chất bền vững bao gồm về chính trị, kinh tế, thương mại điện tử Để kiểm soát và điều chỉnh thực hiện mục tiêu phát triển thương mại điện tử đòi hỏi cần phải có sự phối hợp giữa các ngành từ trung ương đến địa phương

2.3 Những thuận lợi của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay

2.3.1 Xây dựng được kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia

Kế hoạch phát triển thương mại điện tử là một bộ phận của kế hoạch phát triển KT-XH của đất nước Hệ thống kế hoạch phát triển thương mại điện tử hiện nay bao gồm: kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia và kế hoạch phát triển TMĐT từng địa phương Hiện nay, các cơ quan ban ngành đã phối hợp với nhau để xây dựng được kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2015- 2022 với mục tiêu tổng quát là: "TMĐT được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Á, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" Ngoài kế hoạch phát triển cấp trung ương thì các địa phương cũng đã xây dựng được cho mình những kế hoạch riêng

Trang 8

Thực hiện Quyết định số Quyết định số 1073/QĐ-TTg của Thủ tướng, đến cuối tháng 10/2019, đã có 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và ban hành Kế hoạch phát triển TMĐT đoạn 5 năm tới của địa phương mình

2.3.2 Xây dựng được các chính sách và ban hành pháp luật về thương mại điện tử

Về chính sách phát triển thương mại điện tử Nhà nước đã xây dựng được các chính sách như “Chính sách thương nhân”, “Chính sách bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử”, “Chính sách thuế trong thương mại điện tử”, “Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực TMĐT”, “Chính sách phát triển hạ tầng công nghệ cho TMĐT”, v.v…

2.3.3 Xây dựng và ban hành được pháp luật về thương mại điện tử

Các quy định liên quan đến giao dịch điện tử trong hệ thống văn bản pháp luật về dân

sự - thương mại: luật Dân sự và luật Thương mại đã thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử thông qua việc thừa nhận thông điệp dữ liệu – hình thức biểu hiện cụ thể của giao dịch điện tử

Các quy định về giao dịch điện tử và công nghệ thông tin: khung pháp lý cho giao dịch điện tử nói chung và TMĐT nói riêng được hình thành với hai trụ cột chính là Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin, tám nghị định hướng dẫn Luật cùng một loạt thông tư quy định chi tiết những khía cạnh cụ thể của giao dịch điện tử trong từng lĩnh vực ứng dụng đặc thù

Các quy định về thuế, kế toán: bao gồm các quy định về chứng từ điện tử và hóa đơn điện tử; về thu thuế trong TMĐT

Các quy định về chế tài và xử lý vi phạm: chế tài đối với các hành vi vi phạm được chia làm 2 loại: xử phạt hành chính và xử lý hình sự

2.4 Một số bất cập và thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số xét

từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay

Trang 9

Có thể nói đã có nhiều văn bản luật liên quan điều chỉnh hoạt động giao dịch TMĐT đến thời điểm này ở Việt Nam, trong đó nòng cốt là Luật Giao dịch điện tử, Luật An ninh mạng, Luật Thương mại, Bộ Luật Dân sự, Luật Hình sự… Tuy nhiên trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày sâu rộng, các luật điều chỉnh ngày càng tỏ ra bất cập Trong đó vấn đề kiểm soát các ứng dụng TMĐT đã trở nên quá tầm

Luật Giao dịch điện tử và các văn bản dưới luật (như Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử; và Thông tư số 21/2018/TT-BCT sửa đổi một số điều của Thông tư số 47) quy định: các công ty có trang web bán hàng, các trang mạng xã hội phải đăng ký trên sàn giao dịch điện tử và các trang mạng xã hội phải có trách nhiệm quản lý thông tin, hoạt động của người đăng ký trên trang mạng xã hội của mình Mọi hoạt động kinh doanh TMĐT phải đăng ký với Cục Thương mại điện tử thuộc Bộ Công thương Người bán hàng trên mạng phải tuân thủ đầy đủ những quy định tại Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử…

Thế nhưng, theo thông tin từ Cục Thương mại điện tử, số lượng các website kê khai đăng ký không đáng kể Không ít doanh nghiệp, cá nhân có cả website điện tử bán hàng nhưng không thông báo cho Cục Thương mại điện tử và không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ…4

Từ những điều trên ta có thể thấy răng, những bật cập tồn tại trong việc quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay chủ yếu được kết luận qua các ý sau:

Một là, việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên

Internet còn nhiều bất cập, chưa theo kịp những xu thế mới của TMĐT

Hai là, các quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT còn nhiều hạn chế

Ba là, việc cấp phép, quản lý sau cấp phép cho các website cung cấp dịch vụ sàn giao

dịch TMĐT hoạt động hiện nay còn khá lỏng lẻo

4

Xem thêm: https://phaply.net.vn/thach-thuc-trong-quan-ly-thuong-mai-dien-tu-can-hoan-thien-luat-de-giam-thieu-thiet-hai-cho-cac-chu-the-tham-gia-a235592.html

Trang 10

Bốn là, giá trị pháp lý của chứng từ, văn bản điện tử chưa được quy định rõ

Theo Luật Quản lý thuế năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2016) thì tổ chức, cá nhân phát sinh nghĩa vụ thuế khi có hoạt động thương mại hoặc làm công, mua bán tài sản, không phân biệt giao dịch thương mại được thực hiện theo phương thức truyền thống hay theo phương thức điện tử Thế nhưng, hầu hết những cá nhân kinh doanh trên các trang TMĐT hiện nay không kê khai Thậm chí nhiều doanh nghiệp kinh doanh trên mạng không

có địa điểm kinh doanh, không tài khoản ngân hàng rõ ràng Nhiều doanh nghiệp “né” trách nhiệm đăng ký mà vẫn không bị xử lý Đó cũng là lý do ngành thuế thất thu thời gian qua vì không có nguồn dữ liệu doanh nghiệp điện tử để tính thuế Nguyên nhân là do Luật giao dịch điện tử và các văn bản dưới luật quy định về quản lý website không có quy định về chế tài bắt buộc các công ty có trang web bán hàng, các trang mạng xã hội phải đăng ký trên sàn giao dịch điện tử và các trang mạng xã hội nếu không đăng ký với Cục Thương mại điện tử Trong khi đó trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 37 Nghị định 52 và Điều 32 Thông tư 47) quy định còn rất chung chung, không có phân cấp rõ ràng

Ông Nguyễn Công Bình - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) thừa nhận trong khi TMĐT phát triển nhanh thì hành lang pháp lý vẫn chưa theo kịp Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này đã ban hành từ 5 - 15 năm trước nên đã không còn phù hợp và lạc hậu, đặc biệt là các quy định liên quan tới TMĐT xuyên biên giới.5

5

Xem thêm: https://phaply.net.vn/thach-thuc-trong-quan-ly-thuong-mai-dien-tu-can-hoan-thien-luat-de-giam-thieu-thiet-hai-cho-cac-chu-the-tham-gia-a235592.html

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w