1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Anh chị hãy phân tích bình luận về quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý Nhà nước về dịch bênh Covid-19 với đảm bảo quyền riêng tư cá nhân nhìn từ việc công thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến dịch bênh Covid-19

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 515,5 KB

Nội dung

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN:LUẬT HIẾN PHÁP & LUẬT HÀNH CHÍNH Họ và tên: Nguyễn Hiền Trang MSV: 20061294 Lớp: K65C BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN ĐỀ TÀI ANH/CHỊ

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN:LUẬT HIẾN PHÁP & LUẬT HÀNH CHÍNH

Họ và tên: Nguyễn Hiền Trang

MSV: 20061294

Lớp: K65C

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI

ANH/CHỊ HÃY PHÂN TÍCH BÌNH LUẬN VỀ QUAN HỆ XUNG ĐỘT GIỮA NHU CẦU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VỚI ĐẢM BẢO QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA CÁ NHÂN, NHÌN TỪ VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN BÊNH

NỀN CỦA CA TỬ VONG LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH BỆNH COVID-19

Giảng viên: T.S Nguyễn Minh Hà

Vĩnh phúc-2021

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài: với đề tài “ Anh chị hãy phân tích bình luận về quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý Nhà nước về dịch bênh Covid-19 với đảm bảo quyền riêng tư cá nhân nhìn từ việc công thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến dịch bênh Covid-19” Cá nhân em cảm thấy đây là một vấn đề cấp thiết, vấn đề liên quan đến hành chính cần phải có một cơ chế điều chỉnh thích hợp, nhất là khi dịch bệnh vẫn đang kéo dài và Pháp luật không nên đứng ngoài cuộc chiến này

Mục tiêu của đề tài là làm rõ được quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý của Nhà nước với vấn đề đảm bảo quyền riêng tư trên cơ sở nhận định từ việc công khai thông tin bệnh nền của các ca tử vong liên quan đến Covid tuy nhiên bài tiều luận cũng sẽ phân định rõ ràng từng trường hợp có thể xảy ra và trong từng trường hợp đó nên đứng về phía nhu cầu quản lý Nhà nước hay vấn đề quyền riêng tư cá nhân

Các phương pháp chính được sử dụng trong bài tiểu luận lần này bao gồm trừu tượng khoa học, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống ,

Trang 3

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM

I:KHÁI VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG DỊCH THỜI KỲ DIỄN RA DỊCH BÊNH COVID-19

1.Quản lý nhà nước

“ Quản lý Nhà nước” được hiểu là là hoạt động thực thi quyển lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển

xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi1

Tuy nhiên “Quản lý Nhà nước” cũng có thể hiểu theo hai tầng nghĩ, theo nghĩa rộng là sự quản lý của toàn bộ bộ máy Nhà nước, còn hiểu theo nghĩa hẹp là quản lý do bộ máy hành chính Nhà nước thực hiện, tự quản địa phương, quản trị trong nội bộ cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, tự điều chỉnh nhóm, tự điều chỉnh hành vi của cá nhân2

Như vậy có thể suy ra bản chất của quản lý Nhà nước trong hành chính là sự tác động của Nhà nước đến những chủ thể khác nhau nhằm đạt được những mục tiêu nhất định có thể thay đổi hoặc vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội

2.Quản lý Nhà nước trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh Covid-19

“Quản lý Nhà nước trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh Covid-19” nếu phát triển từ khái niệm “Quản lý Nhà nước” có thể hiểu theo cả hai nghĩa rộng và hẹp tức là

sự phối hợp giữa quyền lực của Nhà nước trong quản lý việc phòng chống dịch trên nhiều lĩnh vực và tự quản của các cơ quan tổ chức trong nội bộ của họ

1 Lê Minh Trường(2021), Quản lý Nhà nước là gì phân tích mối quan hệ giữa quản lý Nhà nước và Cá nhân,

Luatminhkhue.vn, Công ty Luật TNHH Minh Khuê, Truy cập ngày 23/06/2021

2 Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Minh Hà(2017), giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Tr 29,30, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

Trang 4

Ví dụ chúng ta thấy Nhà nước cụ thể là Chính phủ yêu cầu phối hợp giữa các

bộ trong cuộc chiến chống dịch, trong đó có bộ y tê, bộ quốc phòng, bộ công an, và sự quản lý cũng đến từ nội bộ các ngành này

II:KHÁI NIỆM QUYỀN RIÊNG TƯ CÁ NHÂN

“Quyền riêng tư cá nhân” được hiểu là là quyền của cá nhân được tự quyết

đối với đời sống của mình mà không chịu bất kỳ sự can thiệp nào từ những người xung quanh khác Với quyền này, cá nhân được phép sống đúng với ý nguyện của bản thân tức là mọi thông tin cá nhân ( thân nhân, tài sản,…) nếu không được cá nhân đều được pháp luật bảo vệ và nếu không được cá nhân cho phép mà tự ý xâm phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Pháp luật3

Ngoài ra Điều 38 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định “ Đời sống riêng tư, bí mật

cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm, và được Pháp luật bảo vệ”

CHƯƠNG II BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI QUYỀN RIÊNG TƯ CÁ NHÂN

I.BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Trước tiên phải nhấn mạnh rằng Nhà nước phải thực hiện vai trò quản lý của

mình trên mọi lĩnh vực cũng như có nhu cầu làm việc này bởi lẽ bản chất của Nhà nước từ khi hình thành đến nay chính là công cụ để giai cấp thống trị thực hiện quyền làm chủ của mình trong đó có vấn đề quản lý Đất nước trên mọi phương diện

Tuy nhiên cá nhân em cho rằng hoạt động quản lý Nhà nước không chỉ dừng lại ở quản lý theo ngành, theo lãnh thổ mà nó là quản lý mọi mặt của đời sống xã hội,quản lý đến từng cá nhân, chúng ta- những công dân chính Nhà nước công nhận, bảo vệ quyền lợi bằng pháp luật, đó cũng chính là sự hiện hữu của hoạt

3 Tham khảo Đặng Thị Huyền (2021), Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đinh,

luaminhkhue.vn, Công ty TNHH Luật Minh Khuê, Truy cập ngày 23/06/2021

Trang 5

động quản lý Nhà nước và rõ ràng không ai phủ nhận được vai trò của sự quản

lý ấy

Thứ nhất từ khái niệm ta có thể suy ra quản lý Nhà nước giúp chúng ta hiểu rằng hoạt động này đầu tiên là tác động đến các chủ thể như xã hội, công dân nhằm hướng đến thực hiện một mục tiêu mà quan trọng nhất là độc lập và phát triển của Đất nước

Thứ hai Nhà nước quản lý nhằm giữ yên trật tự xã hội, thử nghĩ xem nếu cá nhân, tổ chức cứ thích làm theo ý mình và mọi hoạt động của xã hội đều nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước thì nghiễm nhiên Nhà nước đã đánh mất đi quyền lực của mình bởi chỉ có Nhà nước mới có quyền quản lý trên phạm vi rộng và có tính chất bắt buộc như thế

Thứ ba sự quản lý của Nhà nước để bảo đảm an toàn và thực hiện quyền cho công dân bằng cách dựa vào Luật pháp Nhà nước trao quyền và xử lý những trường hợp vi phạm quyền của công dân Như vậy có thể thấy rằng quản lý Nhà nước thực chất là một khái niệm rất rộng chứ không chỉ gói gọn trong nền hành chính quốc gia

II.MỐI QUAN HỆ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI QUYỀN RIÊNG TƯ

CÁ NHÂN

Thực chất của mối quan hệ này là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa quyền lực Nhà nước và cá nhân theo cả hai chiều Sự tác động này thể hiện nhu cầu của cả hai bên vừa là nhu cầu quản lý của Nhà nước vừa là nhu cầu về quyền riêng tư của cá nhân hoặc các quyền khác của mình

1.Về phía Nhà nước

Về phía Nhà nước cách thức thể hiện nhu cầu quản lý này chủ yếu nhất vẫn là thông qua Pháp luật, như đã nói ở trên thông qua việc ban hành chính sách Pháp luật, mà cụ thể ở đây là các quy định về bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân Bộ luật Nhà nước bảo vệ và xử lý những hàng vi xâm phạm đến trât tự Luật pháp,

Trang 6

xâm phạm đến các quyền con người cơ bản Để pháp luật của nhà nước được tôn trọng và thực hiện đầy đủ trong xã hội thì nhà nước còn phải tiến hành tổ chức cho mọi cá nhân thực hiện pháp luật thông qua việc huy động sức người, sức của

để đưa pháp luật vào cuộc sống; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi cá nhân để họ hiểu được pháp luật mà làm theo pháp luật

2.Về phía công dân

Về phía cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng những chính sách cũng như sự điều chỉnh của Nhà nước, thậm chí tôn trọng cả việc sự dụng quyền riêng tư cá nhân của những công dân khác, giúp đỡ trong việc xây dựng hệ, sửa đổi hệ thống Pháp lý bằng cách cho ý kiến thông qua các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền, bởi

vì khi một số đông cá nhân không chịu sự quản lý này của Nhà nước mà gây ra

sự chống đối sẽ tác động tiêu cực tới Nhà nước và chính sách Pháp luật của Nhà nước

III.SỰ XUNG ĐỘT TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VỚI QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA CÁ NHÂN NHÌN TỪ VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN BỆNH NỀN CỦA CA TỬ VONG LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH BỆNH COVID-19

I.BẢN CHẤT CỦA SỰ XUNG ĐỘT

1.Mặt tích cực của sự xung đột

Như đã thấy ở trên, mối quan hệ giữa Nhà nước và quyền riêng tư của cá nhân

là sự tác động qua lại lẫn nhau, trong khi Nhà nước với quyền lực của mình có thể trao quyền cho cá nhân mà cụ thể ta đang bàn đến quyền riêng tư, bảo vệ cá nhân thực hiện quyền đó tuy nhiên có bao giờ chúng ta nghĩ rằng mối quan hệ tưởng như hòa hợp này lại có sự xung đột cụ thể là…

Thứ nhất bằng quyền lực rất to lớn của mình mà đôi khi Nhà nước đã xâm phạm đến quyền riêng tư của cá nhân, như chúng ta đã thống nhất với nhau

“Quyền riêng tư cá nhân” được hiểu là là quyền của cá nhân được tự quyết đối

Trang 7

với đời sống của mình mà không chịu bất kỳ sự can thiệp nào từ những người xung quanh khác Với quyền này, cá nhân được phép sống đúng với ý nguyện của bản thân tức là mọi thông tin cá nhân ( thân nhân, tài sản,…) nếu không được cá nhân đều được pháp luật bảo vệ và nếu không được cá nhân cho phép

mà tự ý xâm phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Pháp luật

Nhưng cũng phải hiểu rằng không có quyền nào là quyền tuyệt đối ngay cả quyền sống của công dân cũng có thể bị xâm phạm bởi những hoàn cảnh đặc biệt điển hình như việc công khai thông tin về bệnh lý nền của các ca tử vong trong đại dịch Covid-19 vừa qua Sự xâm phạm quyền này của Nhà nước có hai mặt tích cực và tiêu cực tuy nhiên phải nhấn mạnh là Nhà nước có lý do và vì mục tiêu chung của cả xã hội mới thực hiện việc này chứ không đơn thuần chỉ

vì lợi ích cá nhân của mình Về mặt tích cực sự xâm phạm này mà cụ thể là việc công khai thông tin về bệnh nền của các ca tử vong liên quan đến Covid là để quản lý trật tự xã hội, bảo đảm an toàn cho xã hội tránh khỏi hậu quả khó lường của dịch bệnh, nếu như không công khai bệnh lý nền của bệnh nhân rất có thể còn gây ra những hoang mang không đáng có cho dư luận bởi thực tế chứng

minh rằng “Mắc bệnh phổi mãn tính có khả năng khiến quý vị mắc bệnh

nghiêm trọng do COVID-19”4 hoặc “Mắc ung thư có khả năng khiến quý

vị mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 nhiều hơn Việc điều trị cho nhiều loại

ung thư có thể khiến khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể quý vị bị yếu

đi Hiện tại, dựa trên các nghiên cứu sẵn có, có tiền sử mắc ung thư có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Covid”5

như thế để thấy rằng nếu không công khai những thông tin này thì liệu xã hội có biết được việc họ tử vong do đâu hay sẽ hoang mang lo lắng với ý nghĩ “ cứ nhiễm Covid là chết” hơn thế nữa đây là lại là thông tin của những “ cá nhân đã chết” sự xâm phạm này của Nhà nước thực sự không đem lại ảnh hưởng gì xấu tới cuộc sống đã chấm dứt của họ, tóm lại

4

Dẫn theo:9 đối tượng dễ bị 19 tấn công(2020), Trang thông tin về dịch viêm đường hô hấp cấp

Covid-19, https://ncov.moh.gov.vn , Bộ y tế

5 Dẫn theo:9 đối tượng dễ bị 19 tấn công(2020), Trang thông tin về dịch viêm đường hô hấp cấp

Covid-19, https://ncov.moh.gov.vn , Bộ y tế

Trang 8

không nên nhìn thẳng vào vấn đề với bề nổi của nó rồi quy chụp trách nhiệm của Nhà nước bởi nhìn vào thực tế chống dịch thì sự quản lý của Nhà nước không đơn giản chỉ là nhu cầu đơn phương mà là đặt lợi ích của cộng đồng lên hàng đầu, chúng ta đã làm rất tốt số liệu thống kê cho thấy chúng ta hiện đang có 72

ca tử vong trong nước tuy nhiên hầu hết các ca đều có bệnh lý nền khá nặng và hầu như nếu không mắc Covid cũng sẽ khó lòng qua khỏi, cái chúng ta lưu tâm

ở đây chính là chính quyền cẩn thận thứ nhất là để trấn an nhân dân và thứ hai là củng cố niềm tin của họ vào ngành y tế nước nhà

2.Mặt tiêu cực của sự xung đột

Khi nói về mặt tiêu cực có thể chỉ là việc công khai thông tin này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý của người nhà những bệnh nhân này tuy nhiên

nó thực sự không phải là vấn đề quá lớn so với sự an toàn của tất cả mọi người

III.TỔNG KẾT CHUNG VỀ XUNG ĐỘT GIỮA NHU CẦU QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VỚI QUYỀN CÔNG DÂN

Nhìn từ việc công khai thông tin bệnh nền của các ca tử vong có liên quan đến Covid chúng ta có thể tổng kết lại bản chất của mối quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý của Nhà nước và quyền riêng tư của cá nhân theo cá nhân em

nó không thể được xem là xung đột hay xâm phạm quyền cá nhân theo đúng bề nổi của vấn đề mà không chỉ trường hợp này mà còn nhiều trường hợp khác, phải đặt vào hoàn cảnh và nguyên nhân tại sao Nhà nước lại thực hiện hành động này và mục đích của hành động đó là gì?

1.Mục đích của Nhà nước là chính đáng

Nếu như Nhà nước xâm phạm quyền của một cá nhân nào đó với mục đích chung là để giữ yên trật tự xã hội, đặt lợi ích chung của nhân dân lên hàng đầu thì việc xâm phạm quyền của một vài cá nhân có thể nói là chấp nhận được, nếu nhìn từ góc độ những diễn biến của dịch Covid thì không chỉ công khai các căn bệnh nền mà để phục vụ cho quá trình dập dịch được nhanh chóng cũng nên công khai cả lộ trình di chuyển, thời gian địa điểm lưu trú, những điều này nếu

Trang 9

xét từ góc độ của Luật Hiến pháp thì cũng đã vi phạm đến quyền riêng tư của công dân tuy nhiên phải nhấn mạnh rằng không có quyền nào là quyền tuyệt đối

và trong một số trường hợp chúng ta buộc phải xâm phạm đến nó đây là nhu cầu

để Nhà nước quản lý xã hội tuy nhiên đồng thời cũng là nhiệm vụ là căn cốt cho

sự ra đời của Nhà nước là giữ yên trật tự toàn xã hội

2.Nếu như nhu cầu quản lý của Nhà nước không chính đáng

Tương tự như đã nói ở trên tính không chính đáng ở đây được hiểu là Nhà nước vì bảo vệ lợi ích của mình mà vi phạm quyền công dân mặc dù Nhà nước

có mang bản chất giai cấp tuy nhiên không thể vì thế mà xâm phạm đến các quyền của công dân trong trường hợp này công dân có thể dựa vào Luật pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của mình tuy nhiên việc thực hiện các biện pháp liên quan đến tố tụng cũng đòi hỏi công dân phải có hiểu biết nhất định về Pháp luật

và vững vàng về tài chính bởi đối tượng ở đây là Nhà nước

3.Biện pháp giải quyết cho những xung đột giữa Nhu cầu quản lý của Nhà nước và các quyền công dân nói chung

Ở đây chúng ta không chỉ đề cập đến chỉ mỗi nhóm quyền riêng tư của cá nhân mà sẽ nói đến khái niệm quyền công dân nói chung, theo cá nhân em Nhà nước nên có một chuẩn mực nhất định tức là một văn bản quy phạm pháp luật nhằm quy định mức độ vi phạm quyền công dân đến đâu là phải dừng lại, và chuẩn mực này phải dựa vào mục đích vi phạm và phần trăn tổn hại do bị xâm phạm quyền gây ra đối với công dân, như thế chúng ta ít nhất sẽ có một căn cứ nhất định để nói về vấn đề xung đột này, để giảm thiểu sự tranh luận không đáng

có khi mà một bên bảo vệ lợi ích của Nhà nước, một bên lại bảo vệ lợi ích của công dân, nói đến cũng vẫn là phải xét đến động cơ và mục đích mà Nhà nước vi phạm quyền, nhìn từ bối cảnh chống dịch ở Việt Nam chúng ta đang thấy rõ tính

ưu việt của thể chế chính trị và tổ chức bộ máy Nhà nước, hơn tất cả Nhà nước

ra đời chẳng phải cũng vì những mục tiêu, quản lý những công việc mà không phải công dân nào cũng cứ muốn là có thể làm được

Trang 10

C.KẾT LUẬT

Đi từ việc nhìn vào xung đột cụ thể của nhu cầu quản lý Nhà nước với việc đảm bảo quyền riêng tư của cá nhân dựa trên việc công khai thông tin bệnh lý nền của các bệnh nhân tử vong do mắc Covid-19, đây là một vấn đề cụ thể tuy nhiên từ cụ thể có thể suy luật ra những vấn đề chung hơn và nhu cầu quản lý của Nhà nước với việc bảo đảm tất cả các nhóm quyền của công dân, và cách thức giải quyết sự xung đột ấy là gì ? không chỉ có quyền riêng tư mà tất cả các quyền cơ bản khác của công dân cũng có nguy cơ bị xâm phảm bởi chủ thể có nhiều quyền lực là Nhà nước

Trong lần làm tiểu luận này có nhắc đến việc nên có một chuẩn mực để xác định mức độ xâm phạm đến quyền công dân của Nhà nước, đây là đề tài mà em muốn nói sâu hơn nữa ở những lẫn viết tiểu luận sau nếu như có cơ hội

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w