1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý nhà nước về phòng, chống dịch covid-19 với đảm bảo quyền riêng tư của cá nhân, nhìn từ việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến dịch bệnh covid

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 369,5 KB

Nội dung

Quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý Nhà nước về phòng chống dịch bệnh Covid với đảm bảo quyền riêng tư của cá nhân trong việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến Co

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT



QUAN HỆ XUNG ĐỘT GIỮA NHU CẦU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VỚI ĐẢM BẢO QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA CÁ NHÂN, NHÌN TỪ VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN BỆNH NỀN CỦA CA TỬ VONG LIÊN QUAN ĐẾN

DỊCH BỆNH COVID

MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH

Giảng viên: ThS.Nguyễn Anh Đức

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Anh

Mã số sinh viên: 20064005

Hà Nội, 7/2021

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ……… 2

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ……… … 2

1 Quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý Nhà nước về phòng chống dịch bệnh Covid với đảm bảo quyền riêng tư của cá nhân trong việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến Covid 1.1 Quản lý Nhà nước về phòng chống dịch bệnh Covid-19 ……… 2

1.2 Khái niệm bệnh nền ……… 5

1.3 Quan hệ xung đột giữa quản lý Nhà nước về phòng chống dịch bệnh Covid với đảm bảo quyền riêng tư của cá nhân trong việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến Covid ….……… 6

2 Biện pháp khắc phục sự xung đột ……… 9

KẾT LUẬN ……… …… 10

Danh mục tài liệu tham khảo ……….…… 11

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh Covid-19, Nhà nước ta đã và đang thực hiện khá tốt việc ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh cũng như duy trì việc phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống của người dân Mặc dù vậy, trước tình hình dịch bệnh đang diễn ra căng thẳng, quyền giữ bí mật về thông tin người bệnh đặc biệt là các ca tử vong có bệnh nền liên quan đến Covid đang bị xâm phạm và lợi dụng nhiều nhất Trong khi Nhà nước ta đang cố gắng hết sức đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ người dân bằng các biện pháp khác nhau thì đã vô tình gây nên sự xung đột trong việc đảm bảo quyền riêng tư của người bệnh Chính vì vậy, em chọn đề tài “Quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý Nhà nước về phòng chống dịch bệnh Covid với đảm bảo quyền riêng tư của cá nhân trong việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến Covid” với mục đích đi sâu vào phân tích, bình luận để giúp mọi người phần nào hiểu rõ hơn về những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện tốt hai vấn đề trên

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lý Nhà nước về phòng chống dịch bệnh Covid với đảm bảo quyền riêng tư của cá nhân trong việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến Covid

1.1 Quản lý Nhà nước về phòng chống dịch bệnh Covid-19

“Việt Nam đã thể hiện rõ năng lực và hiệu quả cao trong quản lý, ứng phó và kiểm soát dịch Covid-19, được thế giới đánh giá cao và xem là hình mẫu Trong đó, vai trò quản lý Nhà nước về phòng, chống dịch Covid-19 của Chính quyền cơ sở đã góp phần quan trọng

vào kết quả này, thể hiện rõ qua các khía cạnh cụ thể sau:

- Một là, Chính quyền cơ sở đã triển khai thực hiện chủ động, trách nhiệm và hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của pháp luật Trong đó, Chính quyền cơ sở tích cực chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác truyền thông, thông tin công khai, minh bạch, kịp thời tới mọi người dân, góp phần tạo đồng thuận xã hội, nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân trong phòng, chống dịch Chính quyền cơ sở cũng đã tích cực chủ động triển khai thực hiện công tác giám sát, thực hiện các biện pháp

Trang 4

chống dịch và bảo đảm các điều kiện chống dịch theo quy định với việc bám sát phương châm “4 tại chỗ” gồm: chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập và phát huy tốt vai trò trong thực hiện các biện pháp chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch một cách khẩn trương và quyết liệt

- Hai là, trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua, nhiều văn bản chỉ đạo của cấp trên đã được Chính quyền cơ sở triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nổi bật là việc thực hiện nghiêm Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 của Chính quyền cơ sở Chẳng hạn như, thực hiện các chỉ thị trên của Thủ tướng Chính phủ, UBND phường Long Biên, quận Long Biên,

Hà Nội đã ra thông báo yêu cầu tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn phường trừ các cơ sở kinh doanh mặt hàng thiết yếu Kết quả 100% các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, dịch vụ karaoke, internet đóng cửa, các phòng tập thể thao dừng hoạt động theo đúng quy định

- Ba là, Chính quyền cơ sở thực hiện tốt quy định về phối hợp, hỗ trợ, tuyên truyền, vận động nhân dân trong phòng, chống dịch Chính quyền cơ sở đã phối hợp, hỗ trợ trong công tác điều tra, truy vết các trường hợp tiếp xúc gần, hỗ trợ khoanh vùng khẩn cấp các ổ dịch, điểm nóng, cách ly khẩn trương các trường hợp tiếp xúc gần Hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 được Chính quyền cơ sở quan tâm tăng cường Thực hiện nghiêm yêu cầu, quy định của Chính phủ với tinh thần “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, Chính quyền cơ sở thực

sự trở thành “pháo đài” chống dịch

- Bốn là, thực hiện giám sát, nắm bắt thông tin trong phòng, chống dịch Thực tế cho thấy, vai trò của Chính quyền cơ sở trong quản lý Nhà nước về phòng, chống dịch

Covid-19 được thể hiện rất nổi bật qua việc triển khai và thực hiện nghiêm các quy định về khai báo y tế, quản lý sự di biến động của người dân trên địa bàn, đặc biệt là những người từ nước ngoài trở về, qua đó bảo đảm nắm bắt thông tin và thực hiện giám sát, báo cáo với các ngành chức năng và cấp có thẩm quyền một cách kịp thời, đóng góp thiết thực nâng

Trang 5

cao hiệu quả quản lý Nhà nước về phòng, chống dịch Chẳng hạn như, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, UBND phường Phương Sài qua Ban Chỉ đạo phường chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ dân phố rà soát công dân đi từ các vùng, địa phương có dịch trở về, hướng dẫn khai báo y tế, cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày Tính đến ngày 20/8/2020, phường đã ban hành quyết định cách ly y tế tại nhà, nơi

cư trú với tổng số 27 trường hợp đi từ vùng dịch về, và đến hết ngày 20/8/2020, các trường hợp trên đều đã hoàn thành thời gian cách ly tại nhà, nơi lưu trú

- Năm là, hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19 cũng được Chính quyền cơ sở tổ chức thực hiện tốt trong thời gian qua Chẳng hạn tính đến ngày 26/8/2020, UBND phường Ninh Xá (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) đã lập 51 biên bản nhắc nhở, 5 trường hợp xử phạt vi phạm hành chính Tại quận Long Biên, Hà Nội, tính đến ngày 8/4/2020, UBND phường Long Biên đã xử phạt 8 trường hợp không đeo khẩu trang với tổng số tiền 1.600.000 đồng…

- Sáu là, bảo đảm điều kiện phòng, chống dịch tại cơ sở với nhiều cách làm hiệu quả thiết thực Chẳng hạn như, UBND phường Long Biên đã chỉ đạo 100% các trường học trên địa bàn phường đã tổ chức lau khử khuẩn phòng học, phun thuốc khử khuẩn và trang

bị các thiết bị bảo hộ cho học sinh, giáo viên, nhân viên theo hướng dẫn của trạm y tế phường Góp phần hạn chế lây lan, phòng chống dịch Covid-19, UBND phường Long Biên đã lắp đặt Buồng khử khuẩn toàn thân tại trụ sở cơ quan dành cho cán bộ, công nhân viên chức và công dân đến giao dịch

- Nhìn chung, Chính quyền cơ sở đã phát huy tốt vai trò trong thực hiện các quy định quản lý Nhà nước về phòng, chống dịch Covid-19 theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng trân trọng này, quá trình quản

lý Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh covid-19 còn có một số tồn tại sau:

- Thứ nhất, có nơi còn bị động, lúng túng, phối hợp giữa các lực lượng chưa được nhuần nhuyễn; một số nơi chưa thực sự quyết liệt, công tác thông tin, tuyên truyền ở một

số thời điểm, địa bàn định hướng chưa rõ, hiệu quả chưa cao

- Thứ hai, công tác theo dõi, giám sát của Chính quyền cơ sở đôi lúc vẫn còn gặp khó khăn do đội ngũ cán bộ còn mỏng hay sự chủ quan của một số trường hợp Nổi bật là

Trang 6

việc tỉnh Thanh Hóa phát hiện ca dương tính (bệnh nhân 748) là công dân phường Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn có liên quan trực tiếp đến ổ dịch tại thành phố Đà Nẵng Vụ việc này đã cho thấy lỗ hổng, yếu kém trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở, đặc biệt là công tác giám sát, cách ly Do đó, chủ tịch UBND phường đã bị tạm đình chỉ công tác do thiếu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai việc giám sát, cách ly công dân từ vùng dịch trở về địa bàn

- Thứ ba, trong một số trường hợp, Chính quyền cơ sở triển khai các biện pháp quản

lý quá cứng nhắc, chủ quan, không bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên Chẳng hạn như UBND phường Vĩnh Nguyên (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) ban hành Thông báo “Tạm thời đóng cửa các cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết từ 0 giờ ngày 02/8/2020, bao gồm: khu vui chơi, giải trí, dịch vụ massage, vũ trường, quán bar, karaoke và các cơ sở làm đẹp” cho đến khi có thông báo mới Trong khi đó, lãnh đạo UBND thành phố Nha Trang chưa ban hành văn bản chỉ đạo tạm dừng các cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết và đến thời điểm đó, Khánh Hòa nằm trong nhóm nguy cơ thấp

- Thứ tư, hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm từ thực tiễn phòng, chống dịch Covid-19 cho thấy vẫn còn hạn chế Chính quyền cơ sở chủ yếu vẫn chú trọng tuyên truyền, nhắc nhở,

do đó một số nơi vẫn có tình trạng vi phạm quy định về phòng, chống dịch.” 1

1.2 Khái niệm bệnh nền

“Bệnh nền là bệnh nền là bệnh đã có sẵn Điều này có nghĩa là lúc nào người có bệnh nền cũng phải đối đầu với bệnh đó, phải uống thuốc, thăm, tái khám thường xuyên Bệnh nền được chia ra làm 3 nhóm:

o Nhóm 1: Nhóm chuyển hóa thường gây ra do tiểu đường và dư cân Tiểu đường thường là tiểu đường tuýp II

1 TS.Vũ Thành Luân, Quản lý nhà nước về phòng, chống dịch covid-19 của chính quyền cơ sở,

https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/04/15/quan-ly-nha-nuoc-ve-phong-chong-dich-covid-19-cua-chinh-quyen-co-so/ , truy cập ngày 4/7/2021

Trang 7

o Nhóm 2: Nhóm bệnh lý về phổi như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính Đó là 2 nhóm bệnh làm đường thở giảm khả năng vận chuyển của các lông chuyển, gây ho hen, ứ đờm… đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh sinh sôi, nảy

nở

người suy tim

Cả ba nhóm: Chuyển hóa – phổi – tim mạch là nhóm bệnh nền Tất cả những người mắc bệnh nền này đều phải thường xuyên uống thuốc Bên cạnh đó, việc ít vận động khiến sức

đề kháng giảm, cộng với bệnh nền sẵn có tạo điều kiện cho các yếu tố nguy hiểm dễ dàng tấn công

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và lây lan nhanh, những người mắc bệnh lý nền nếu mắc phải bệnh Covid-19 sẽ khiến bệnh diễn biến nặng hơn và diễn biến nguy kịch rất nhanh Nhóm người mắc bệnh lý nền nói trên khi mắc Covid-19

sẽ suy giảm sức đề kháng, khiến lượng virus phát triển trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương cơ quan nhanh hơn so với các bệnh nhân khác.” 2

1.3 Quan hệ xung đột giữa quản lý Nhà nước về phòng chống dịch bệnh Covid với

đảm bảo quyền riêng tư của cá nhân trong việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử

vong liên quan đến Covid

“Quyền đời tư, quyền tiếp cận thông tin và quyền giám sát của người dân là các quyền cơ bản của con người được thừa nhận trong Tuyên bố quốc tế về nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 và Hiến Pháp của nhiều quốc gia Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp năm 2013

nêu rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và

bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình Thông tin về đời sống riêng

tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn” Điều 38 Bộ luật

Dân sự năm 2015 cũng quy định: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và

được pháp luật bảo vệ” Ngoài ra, người làm lộ bí mật đời tư hoặc xúc phạm danh dự,

2 BS.Trương Hữu Khanh ,Tại sao người có bệnh nền có thể diễn tiến nặng khi mắc covid-19?, https://vnvc.vn/faq/tai-sao-nguoi-co-benh-nen-co-dien-tien-nang-khi-mac-covid-19/ , truy cập ngày 3/7/2021

Trang 8

nhân phẩm của người khác với tính chất nghiêm trọng đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.” 3

- “Liên quan đến bảo vệ đời tư, Điều 8 Luật Khám, chữa bệnh năm 2009 quy định

“Người bệnh được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ

sơ bệnh án và chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định” Điều 33 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm

2007 quy định “Một trong các trách nhiệm của thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng

lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh”.” 4 “Tại khoản 2 Điều 3 của Luật Khám, chữa bệnh năm 2009:

“Tôn trọng quyền của người bệnh, giữ bí mật về thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư

được ghi trong hồ sơ bệnh án, nếu không phải là trường hợp thuộc khoản 2 Điều 8, khoản

1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59” Đồng thời, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm

2007 còn đưa ra quy định cấm về hành vi “Phân biệt, đối xử và đưa hình ảnh, thông tin

tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm” tại khoản 5 Điều 8 Về quyền tiếp cận thông

tin dịch bệnh, đây là nguyên tắc cơ bản được thừa nhận trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, yêu cầu cung cấp và công khai tất cả các thông tin về dịch bệnh.”5

Khi dịch bệnh Covid về Việt Nam và có chiều hướng xấu đi, thông tin các ca tử vong do Covid có bệnh nền được lan truyền trên các thông tin đại chúng đặc biệt là trên các trang mạng xã hội Những thông tin đó sẽ giúp những người bị bệnh nền hiểu rõ về tình hình sức khỏe của mình qua đó chú ý hơn đến cách bảo vệ bản thân khỏi những tủi ro do bệnh

3 Hoàng Thị Huệ, Bảo vệ quyền lợi của người bị nhiễm Covid-19 theo quy định của pháp luật Việt Nam,

https://luatminhkhue.vn/bao-ve-quyen-loi-cua-nguoi-bi-nhiem-covid-19-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam.aspx , truy cập ngày 5/7/2021

4 Lam Vũ, Đảm bảo quyền riêng tư cá nhân trong sự quay cuồng của mạng xã hội, https://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/dam-bao-quyen-rieng-tu-ca-nhan-trong-su-quay-cuong-cua-mang-xa-hoi/136058.htm , truy cập ngày

5/7/2021

5 ThS.Lê Hồ Trung Hiếu – ThS.Đinh Lê Oanh, Những khó khăn, vướng mắc về pháp lý trong quá trình triển khai

phòng, chống dịch Covid-19, https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhung-kho-khan-vuong-mac-ve-phap-ly-trong-qua-trinh-trien-khai-phong-chong-dich-covid-19-79694.htm , truy cập ngày 4/7/2021

Trang 9

nền mang lại Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực đó, việc công bố thông tin của bệnh nhân Covid tử vong có bệnh nền đã không thực hiện đúng với các điều luật đã đề cập phía trên

và văn bản số 4191/BYT-KT 2021 của Bộ Y tế: “Không công bố cho báo chí danh tính,

chi tiết về lịch trình di chuyển và chi tiết về quá trình tiếp xúc của bệnh nhân Chỉ công

bố, khuyến cáo các điểm đến có nguy cơ về dịch tễ (nơi đã từng có người dương tính với COVID-19 đến) để người dân đã từng di chuyển, tiếp xúc tại khu vực đó thực hiện ngay các biện pháp tự bảo vệ mình và những người xung quanh theo hướng dẫn của ngành y

tế Các đơn vị chỉ đạo, quán triệt các nhân viên y tế của đơn vị mình thực hiện nghiêm quy định tại Luật Khám chữa bệnh: không được tiết lộ bằng bất cứ hình thức nào thông tin cá nhân (danh tính, tuổi, địa chỉ ) của bệnh nhân mắc Covid-19” Điều này không những gây tâm lý hoang mang cho người dân cụ thể là những người có bệnh nền mà còn làm mất đi quyền riêng tư, tăng thêm sự đau thương cho người nhà những bệnh nhân đó Hơn nữa người bệnh hoặc người nhà của các bệnh nhân bị chia sẻ thông tin sẽ phải đối mặt với sự kì thị của nhiều người hoặc bị phân biệt đối xử vì họ đến từ nơi người bệnh đã sinh sống Dưới đây là một số tồn tại, bất cập trong việc đảm bảo đồng thời các quyền

trên khiến việc thực thi các chính sách Nhà nước gặp nhiều khó khăn:

- “Thứ nhất, các quyền này có sự liện quan tác động qua lại lẫn nhau Tuy nhiên, các quy định trong các văn bản pháp luật hiện nay dường như đang bỏ sót yếu tố này Thực tiễn cho thấy khi thực hiện các quy định để bảo vệ đời tư của người nhiễm bệnh thì đồng thời dẫn đến khả năng tiếp cận thông tin của người dân bị hạn chế Từ đó, dựa trên việc cập nhận thông tin không đầy đủ từ các cơ quan nhà nước, người dân mới không thể thực hiện quyền giám sát thông qua việc tham gia vào các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiểm như thông báo kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm

- Thứ hai, việc thực hiện các quy định bảo vệ các quyền này trong giai đoạn hiện nay đang gây cản trở cho công tác phòng chống dịch Covid-19 Cụ thể, để đảm bảo quyền riêng tư của những người nhiễm bệnh, Chính phủ đã thực hiện biện pháp đánh số ký hiệu

và nơi sinh sống để người dân có thể xác định, cập nhật diễn biến tình hình của người bệnh, người có nguy cơ nhiễm bệnh, khoanh vùng cần cách ly và từ đó đưa ra phương án

Trang 10

phù hợp Tuy nhiên, số lượng ca bệnh hiện nay đã hơn 20261 người và việc đánh số bệnh nhân theo thứ tự này sẽ làm người dân khó phân biệt và nhầm lẫn trong việc tiếp cận thông tin về tình hình lây lan của dịch Bên cạnh đó, bí mật đời tư có thể khiến cho Nhà nước gặp khó khăn trong việc truy vết nguồn bệnh và phân loại người nhiễm bệnh Hiện nay, nhiều cơ quan chính quyền vì không muốn xâm phạm đến bí mật đời tư nên họ hoàn toàn dựa trên trách nhiệm khai báo của người nhiễm bệnh hoặc có nguy cơ Từ đó, các cơ quan này sẽ mất nhiều thời gian và nỗ lực trong xem xét tính trung thực, đầy đủ và chính xác của người khai báo thông tin.” 6

2 Biện pháp khắc phục sự xung đột

“Trong tình hình dịch bệnh Covid diễn ra phức tạp, Chính phủ đã áp dụng một loạt các biện pháp như cách ly theo dõi, hạn chế đi lại trong vùng dịch, giãn cách xã hội, tạm dừng các hoạt đông vui chơi giải trí, hạn chế tập trung đông người, khai báo y tế, cách ly tập trung người đến từ vùng dịch Những quy định này đã ảnh hưởng tới một số quyền tự

do, quyền nhân thân nhất định của cá nhân trong đó có quyền về đời sống riêng tư, bí mật

cá nhân của người bệnh.” 7 Đặc biệt ở đây về việc công bố thông tin của các ca tử vong

do Covid có các bệnh nền cũng xung đột không chỉ về nhu cầu quản lý Nhà nước mà còn

về các điều luật đảm bảo quyền riêng tư của con người Tuy nhiên, nếu không công bố chính xác các thông tin xung quanh người bệnh thì như đã đề cập phía trên, mọi người sẽ không thể nắm rõ được tình hình dịch bệnh hiện tại cũng như các biện pháp phòng tránh nhất là đối với những người đã có các bệnh nền, tỉ lệ nhiễm Covid sẽ cao hơn những người bình thường Ngược lại, nếu công bố thông tin của những ca tử vong có bệnh nền thì không chỉ gây sự hoang mang cho người dân mà còn vi phạm vào quyền riêng tư của người bênh Vậy nên để khắc phục những xung đột đó, em xin đề ra một số biện pháp khắc phục như sau:

6 ThS.Lê Hồ Trung Hiếu – ThS.Đinh Lê Oanh, Những khó khăn, vướng mắc về pháp lý trong quá trình triển khai

phòng, chống dịch Covid-19, https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhung-kho-khan-vuong-mac-ve-phap-ly-trong-qua-trinh-trien-khai-phong-chong-dich-covid-19-79694.htm , truy cập ngày 4/7/2021

7 Nguyễn Xuân Quang – Nguyễn Phước Quý Quang, Tác động của dịch bệnh Covid đến quyền về đời sống riêng tư,

bí mật cá nhân, bí mật về gia đình của các nhân, https://www.tailieumienphi.vn/doc/tac-dong-cua-dich-benh-covid-19-den-quyen-ve-doi-song-rieng-tu-bi-mat-ca-nhan-bi-z9yguq.html , truy cập ngày 4/7/2021

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w