1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH VIỆC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID19 CỦA CÁC TỈNH PHÍA NAM TRONG ĐỢT DỊCH THỨ TƯ

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Việc Phòng Chống Dịch COVID-19 Của Các Tỉnh Phía Nam Trong Đợt Dịch Thứ Tư
Tác giả Phan Thị Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Đỗ Kiên Trung
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

PHÂN TÍCH VIỆC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID19 CỦA CÁC TỈNH PHÍA NAM TRONG ĐỢT DỊCH THỨ TƯ Những làn sóng lây nhiễm COVID19 mới và các biện pháp nhằm hạn chế lây nhiễm áp đặt lên đời sống xã hội đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại, vận hành và phát triển của nhiều quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa thể khẳng định bao giờ đại dịch chấm dứt và việc phải chung sống với COVID19 dường như là một thực tại hiện hữu.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT KINH TẾ

PHAN THỊ QUỲNH

PHÂN TÍCH VIỆC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA CÁC

TỈNH PHÍA NAM TRONG ĐỢT DỊCH THỨ TƯ

Mã Sinh viên : 33201020495 Giảng viên hướng dẫn : TS Đỗ Kiên Trung

TP HỒ CHÍ MINH – T9/2021

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví

dụ trích dẫn trong bài đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện tiểu luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong tiểu luận đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả tiểu luận

Phan Thị Quỳnh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian và học tập, môn Logic học pháp lý, được sự giúp đỡ nhiệt

tình của thầy, bạn bè, em đã hoàn thành bài Tiểu luận với đề tài: “Phân tích việc

phòng chống dịch COVID-19 của của tỉnh phía Nam trong đợt dịch thứ tư (bắt

đầu từ tháng 4/2021)”

Đề hoàn thành bài tiểu luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Đỗ Kiên Trung, người đã trực tiếp giảng dạy giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và trau dồi kiến thức trên lớp

Cuối cùng, em xin kính chúc thầy, mạnh khỏe, công tác tốt Chúc trường Đại học kinh tế Hồ Chí Minh, nơi em học tập ngày càng vững mạnh Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU VIẾT TẮT

STT Nội dung viết tắt Nghĩa nội dung viết tắt

Trang 5

MỤC LỤC

PHÂN TÍCH VIỆC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA CỦA TỈNH PHÍA

NAM TRONG ĐỢT DỊCH THỨ TƯ

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH COVID-19 3

1.1 Khái niệm về dịch covid-19 3

1.2 Ảnh hưởng của dịch COVID-19 3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VIỆC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA CÁC TỈNH PHÍA NAM TRONG ĐỢT DỊCH THỨ TƯ 4

2.1 Đôi nét về đợt dịch diễn ra trong nước 4

2.2 Phân tích việc phòng chống dịch COVID-19 của của tỉnh phía Nam trong đợt dịch thứ tư 4

2.3 Phân tích tình hình chống dịch tại địa bàn Tp.Hồ Chí Minh 6

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAM.9 KẾT LUẬN 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO xii

PHỤ LỤC xiii

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới cũng như trong nước ta, đại dịch Covid-19 diễn ra hoành hành, tốc

độ lây nhiễm nhanh chóng Dịch bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người, đời sống kinh tế, mức độ nguy hiểm của nó đễn ngưỡng lo sợ Chính

vì vậy, Trong hơn một năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, ngành y tế đã cùng với các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân cả nước phòng, chống thành công nhiều đợt bùng phát dịch và hiện nay vẫn đang nỗ lực, quyết tâm để tiếp tục cuộc chiến chống COVID-19, một đại dịch đầy thách thức và chưa từng có trong lịch sử Đặc biệt là đợt dịch thứ 4 trong nước đã và đang diễn biến phức tạp, gây nặng nề đến đời sống con người, phát triển kinh tế

Cũng vì những lý do trên, nên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Phân tích việc

phòng chống dịch COVID-19 của của tỉnh phía Nam trong đợt dịch thứ tư (bắt

đầu từ tháng 4/2021)”

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các tỉnh phía

Nam trong đợt dịch thứ 4

Phạm vi nghiên cứu: Thời gian từ tháng 4/2021- đến nay (T9/2021).

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nhằm làm sáng tỏ công tác phòng chống dịch Covid tại các tỉnh phía Nam, thực tiễn dịch bệnh đang diễn ra Và tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện đổi mới tư duy phòng chống dịch bệnh Covid-19

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp để làm rõ các vấn đề về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các tỉnh phía Nam

5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận bao gồm ba chương chính:

Trang 7

CHƯƠNG 1: Khái quát chung về dịch COVID-19.

CHƯƠNG 2: Phân tích việc phòng chống dịch COVID-19 của các tỉnh phía

Nam trong đợt dịch thứ tư

CHƯƠNG 3: kiến nghị nhằm nâng cao công tác phòng chống dịch tại các tỉnh

phía nam

Trang 8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường

hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là Covid 19 Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”, “disease” (dịch

COVID-19 do rút có tên là SARS-CoV 2 gây ra Nó là một phần của họ vi-rút corona, bao gồm các loại vi-vi-rút phổ biến gây ra nhiều loại bệnh từ cảm thông thường hoặc viêm phế quản đến các bệnh nghiêm trọng hơn (nhưng hiếm gặp hơn) như hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) và Hội Chứng Hô Hấp Trung Đông (MERS)

Giống như nhiều loại virus đường hô hấp khác, vi-rút corona lây lan nhanh chóng qua các giọt nhỏ mà bạn bắn ra khỏi miệng hoặc mũi khi bạn thở, ho, hắt hơi hoặc nói

Thế giới loài người đang tiếp tục đối mặt với virus SARS-CoV-2 (COVID-19) trong năm 2021 Đại dịch bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) tháng 12/2019 và lan rộng ra khắp các châu lục, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội, sức khỏe

và tính mạng của người dân nhiều quốc gia trên thế giới Theo nguồn Worldometer (2021), tính đến ngày 18/9/2021, toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 228.484.406 người nhiễm COVID-19, trong đó có 4.694.219 ca tử vong

Những làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới và các biện pháp nhằm hạn chế lây nhiễm áp đặt lên đời sống xã hội đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại, vận hành

và phát triển của nhiều quốc gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa thể khẳng định bao giờ đại dịch chấm dứt và việc phải chung sống với COVID-19 dường như là một thực tại hiện hữu

Song song với những thiệt hại về kinh tế - xã hội là gánh nặng bệnh tật và số ca

tử vong tăng theo thời gian Đại dịch còn là tác nhân nghiêm trọng gây tổn thương tâm

1 Trung tâm y tế, http://trungtamytequan1.medinet.gov.vn/chuyen-muc/ten-goi-chinh-thuc-cua-benh-viem-duong-ho-hap-cap-do-chung-moi-cua-virus-corona-cmobile14931-24355.aspx

Trang 9

lý và sức khỏe tinh thần con người Người dân đã và đang trải qua tâm trạng bất an, lo

âu, căng thẳng trước sự lây lan nhanh của các biến chủng mới, do bị mất việc làm, thu nhập giảm sút, bị cách ly, xét nghiệm, nhập viện,…

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VIỆC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA CÁC TỈNH PHÍA NAM TRONG ĐỢT DỊCH THỨ TƯ 2.1 Đôi nét về đợt dịch diễn ra trong nước

Đợt dịch đầu tiên diễn ra vào vào tháng 3-4/2020 Đợt dịch thứ hai vào diễn ra vào tháng 7-8/2020 liên quan Đà Nẵng Đợt dịch thứ ba diễn ra vào tháng 1- 2/2021 liên quan Hải Dương Đợt dịch thứ tư diễn ra từ Tháng 4/2021 đến nay

Với Việt Nam, cho tới tháng 4 năm 2021, thành công chống đại dịch Covid-19 được coi là một kỳ tích đáng tự hào được thế giới nể trọng Thế nhưng, kể từ khi chủng Delta tràn vào, Việt Nam đã từng bước phải trải nghiệm những gì mà các quốc gia khác đã phải trải qua về cả tốc độ lây nhiễm và mức độ tàn khốc của nó Về số liệu thống kê, tổng số ca nhiễm Covid-19 của Việt Nam đã tăng 30 lần từ khoảng 3.000 vào đầu tháng tư lên trên 90.000 ngày 25/7/2021 Đợt dịch lần thứ 4 tại Việt Nam đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, nhiều thách thức với đa ổ dịch, đa nguồn lây và

đa biến chủng Trong đợt tháng 7-9, số ca mắc mới trong nước tăng kỷ lục, lần đầu tiên ghi nhận biến thể có tốc độ lây nhiễm mạnh nhất thế giới

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay 24/12/2021):

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.599.150 ca, trong đó có 1.181.611 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh Các địa phương các tỉnh phía Nam ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (497.949), Bình Dương

2.2 Phân tích việc phòng chống dịch COVID-19 của của tỉnh phía Nam trong đợt dịch thứ tư

Bước vào đợt dịch thứ 4 trong nước, các tỉnh, thành phố phía Nam mang theo gánh nặng COVID-19 rất khác nhau Tuy nhiên, tất cả các địa phương đều có chung mục tiêu là vượt qua đại dịch càng sớm càng tốt với sự hy sinh, mất mát tối thiểu nhất

2 Báo sức khỏe và đời sống, https://suckhoedoisong.vn/ngay-23-12-co-16377-ca-covid-19-ha-noi-van-tiep-tuc-nhieu-nhat-ca-nuoc-voi-1774-ca-169211223175229959.htm

Trang 10

*Vạch xuất phát, giãn cách đầu tiên tại các tỉnh phía Nam trong đợt dịch thứ 4:

Ở đợt dịch COVID-19 lần thứ tư tại Việt Nam thì Tp Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai xuất pháp sớm nhất trong việc áp dụng giãn cách xã hội trên toàn địa bàn

Cả hai địa phương đều áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 9/7/2021 Tiếp đó là tỉnh Bình Dương – quyết định được UBND tỉnh đưa ra ngày 17/7 và bắt đầu áp dụng giãn cách từ ngày 19/7/2021

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo: Đồng ý áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố theo quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với 19 địa phương (cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đã thực hiện, bổ sung Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang)

Từ đó đến nay bức tranh dịch tễ tại các địa phương nói trên đã mang màu sắc khác hẳn nhau Cũng bắt đầu từ ngày 19/7 có thêm 16 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam được đưa vào danh sách các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Nhiều địa phương áp dụng giãn cách quyết liệt, chưa hạn chế được nguồn lây cũng áp dụng liên tiếp giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg nguyên tắc “ai ở đâu ở yên đó” đến tận tháng 9/2021, như các tỉnh Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau cũng thực hiện thêm thời gian giãn cách

Trước đó, ngày 10/8, để tiếp tục tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế-xã hội, Chính phủ

đã ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV

Nghị quyết Chính phủ đề ra các giải pháp cấp bách cần triển khai, trong đó yêu cầu các tỉnh, thành phố cần áp dụng nghiêm các giải pháp theo quy định, tương ứng với các mức độ nguy cơ theo tinh thần Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg và Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với phương châm có thể áp dụng sớm hơn, cao hơn nhưng không được chậm hơn, thấp hơn Căn cứ tình hình và yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, các địa phương cần chủ động áp dụng linh hoạt các biện pháp cần

Trang 11

thiết như: hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn nhất định trên nguyên tắc

“ai ở đâu thì ở đó”; dứt khoát không để người dân tự phát rời khỏi địa bàn đang có dịch làm lây lan sang các địa bàn, địa phương khác

Ngoài biện pháp giãn cách trên các tỉnh cũng thực hiện cách ly các đối tượng nhiễm bệnh, có nguy cơ nhiễm bệnh Thành lập các bệnh viện y tế cơ sở khám chữa điều trị bệnh nhân Nhưng số ca lây nhiễm tăng mạnh, đột xuất khiến ngành y tế quá tải Nhiều người không tiếp cận được y tế, đã tự điều trị ở nhà Mặc dù có sự hỗ trợ đoàn viên, thanh niên tình nguyện, công an, dân quân nhưng có rất nhiều trường hợp không thể điều trị kịp thời

Cách mỗi tỉnh đều có phương án quản lý riêng về chống dịch bệnh, đặc biệt là lưu thông đường bộ, lưu thông hàng hóa Trong thời gian dịch bệnh mới bùng phát, việc đi lại của công nhân giữa 2 tỉnh giáp liền kề nhau gây lại khó khăn trong việc đi làm Đặc biệt là ráp gianh giữa tỉnh Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh, việc kiểm soát ban hành chính sách phòng chống dịch của các tỉnh không đồng bộ dẫn đến nhiều người không thể đi làm được, hay nhiều chốt việc xét nghiệm với mức chi phí khá cao Người dân nhiều nơi cũng đã phản ánh

Hàng hóa tồn đọng không thể lưu thông với những chính sách về việc “Hàng hóa thiết yếu”, có những mục hàng hóa, nhu cầu sống của người dân khi chưa làm rõ chính sách sách cũng bị hạn chế lưu thông

Tuy việc phòng chống dịch bệnh diễn ra quyết liệt, có răn đe, xử phạt hành chính, tuyên truyền nhưng đa số nguồn lây khá phức tạp Các biện pháp thực hiện nghiêm ngặt, kiểm soát lưu thông người dân Mặc dù trải qua nhiều đợt giãn cách nhưng hầu như các tỉnh không đạt kết quả đề ra Nhìn chung các tỉnh thành phía Nam cũng đã quyết liệt trong công tác phòng chống dịch bệnh, phương châm chính trong công tác này là thực hiện giãn cách xã hội, xét nghiệm diện rộng nhằm phát hiện F0, ổ dịch kịp thời Đa số các tỉnh đã triển khai được bao phủ Vaccine phòng chống

Covid-19 Tuy số ca nhiễm chưa giảm, nhưng cũng đảm bảo giảm thiểu được tử vong đáng tiếc không nên có Sản xuất trở lại, công việc người dân được đảm bảo

Trang 12

2.3 Phân tích tình hình chống dịch tại địa bàn Tp.Hồ Chí Minh

Những tháng vừa qua, từ tháng 4/2021 đến nay, đợt dịch bùng phát tại Tp HCM luôn được cả nước quan tâm và chú ý đến Dịch Covid diễn ra căng thẳng, ảnh hưởng đến đời sống kính tế, sức khỏe, việc làm, tinh thần

Trong đợt dịch lần thứ 4 với những diễn biến phức tạp, nhiều thách thức, Thành phố Hồ Chí Minh - "đầu tàu" nền kinh tế cả nước, đã trở thành tâm dịch "nước sôi lửa bỏng" và bị ảnh hưởng nặng nề Thật khó có thể tưởng tượng, số ca mắc COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm gần 50% tổng số ca mắc trên cả nước trong đợt dịch này

Thực tiễn hơn 160 ngày căng mình chống dịch tại Tp.Hồ Chí Minh và những bài học kinh nghiệm được đúc rút đã góp phần chuyển hướng mạnh mẽ chiến lược

phòng, chống dịch trên cả nước, bước sang giai đoạn mới: “Thích ứng an toàn, linh

hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19” TP.HCM ghi nhận những bệnh nhân

COVID-19 đầu tiên

*Thời điểm đầu: bắt đầu đợt giãn cách toàn thành phố đầu tiên

Ngày 31-5, TP.HCM đã chính thức thực hiện giãn cách theo chỉ thị 15, chỉ thị

16 Đây là thời điểm TP.HCM bắt đầu thực hiện đợt giãn cách xã hội đầu tiên TP.HCM ngưng xe buýt hoạt động tại Gò Vấp Các đường dẫn từ Gò Vấp vào trung tâm thành phố ùn ứ tại chốt chặn, dù vậy người dân không hoang mang vì đã nhiều dợt dịch trôi qua, TP.HCM vẫn đứng vững Đâu ngờ sau đó dịch như bão đến và TP.HCM giãn cách xã hội đến tận bây giờ

Cuối tháng 7 và sang tháng 8/2021, số ca COVID-19 tăng dần, riêng TP.HCM lên tới 5.400 ca Tổng số ca tử vong trên cả nước được báo cáo tính đến 24-7 là 370 ca (tính từ đầu dịch), tăng hơn 9 ngày trước đó 170 ca, vậy là mỗi ngày có gần 20 bệnh nhân COVID-19 tử vong

Số bệnh nhân được ra viện rất hạn chế, 1 ngày chỉ có hơn 200 bệnh nhân ra viện nhưng có gần 8.000 người vào viện, cho thấy sức ép lên hệ thống y tế khủng khiếp Thời gian này, vaccin còn hạn chế, mô hình triển khai ưu tiên cho quân đội, ngành ý

tế, những người đứng đầu trong công tác phòng chống dịch, người cao tuổi, một số doanh nghiệp

Trang 13

Và những con số giường bệnh chuẩn bị, bệnh viện dã chiến lập lên cấp tốc, cho thấy việc đánh giá nguy cơ đã không kịp với tốc độ của dịch bệnh Số lượng bệnh nhân ghi nhận cho đến tháng 9 đã gấp 10 lần so với số giường chuẩn bị

*Cuộc chiến ai ở đâu, ở yên đó, bộ đội về phố - công an chi viện

Người dân TP.HCM đã và đang trải qua một thời gian dài chưa từng có với nhiều cấp độ giãn cách khác nhau (chỉ thị 15, 15+, 16, 16+, 19…) Với mong muốn dần kiểm soát dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại bình thường, từ 0h ngày 23-8, TP.HCM quyết liệt thực hiện nguyên tắc “ai ở đâu ở yên đó” Ban đầu chỉ dự kiến trong 2 tuần nhưng đã kéo dài cho đến ngày hôm nay

Khoảng thời gian này chính là cơ hội để TP.HCM siết chặt chống dịch ở mức

độ cao nhất Lớp lớp chiến sĩ công an, quân đội từ mọi nơi được huy động lên đường chi viện cho TP.HCM thiết lập các chốt kiểm soát người đi lại, vận chuyển lương thực thực phẩm và xây dựng vận hành các trạm y tế lưu động

Những ngày đã qua, màu áo xanh có mặt khắp các tuyến đường; len lỏi trong từng ngõ hẻm đến từng nhà dân thăm khám cấp cứu cho các F0 và cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân duy trì cuộc sống chờ ngày “mở cửa”

*Tình hình diễn ra tại thành phố

TP.HCM chống dịch theo phương pháp đã áp dụng từ ban đầu: cách ly toàn bộ F1 tại khu cách ly tập trung, F0 cách ly tại bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị Chỉ trong ít ngày, các khu cách ly trở nên quá chật, nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao Đến đầu tháng 7, Bộ Y tế có quy định mới hướng dẫn điều kiện cách ly F1 tại nhà, nhưng rất khó để áp dụng

Tại các khu cách ly tập trung tình trạng lây nhiễm chéo vẫn còn, đến giữa tháng

7, số ca mắc mới hàng ngày bắt đầu lên mức 4 con số (từ 1000 ca/ngày) Tp.HCM gần như phải “chạy đua” thành lập bệnh viện dã chiến - trung tâm hồi sức Hầu hết các bệnh viện phải chuyển đổi công năng để thực hiện một nhiệm vụ duy nhất là điều trị COVID-19, trưng dụng nhiều ký túc xá, trường học, nhà văn hóa, chung cư… để có chỗ tiếp nhận bệnh nhân

Chiến lược điều trị bệnh nhân COVID-19 thay đổi Từ cách ly tập trung chuyển sang cách ly F0, F1 tại nhà Ngoài việc thiết lập các trạm y tế lưu động “gần dân”, các gói thuốc A,B,C cũng được cố gắng cung ứng đến tay F0

Ngày đăng: 27/02/2024, 17:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w