1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích, Bình Luận Về Quan Hệ Xung Đột Giữa Nhu Cầu Quản Lí Nhà Nước Về Phòng, Chống Dịch Bệnh Covid-19 Với Đảm Bảo Quyền Riêng Tư Cá Nhân, Nhìn Từ Việc Công Bố Thông Tin Bệnh Nền Của Ca Tử Vong Liên Quan Đến Dịch Bệnh Covid-19

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 349,43 KB

Nội dung

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH --0-0— MAI THU UYÊN 20061315 PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN VỀ QUAN HỆ XUNG ĐỘT GIỮA NHU CẦU QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒN

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

0-0—

MAI THU UYÊN

20061315

PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN VỀ QUAN HỆ XUNG ĐỘT GIỮA NHU CẦU QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 VỚI ĐẢM BẢO QUYỀN RIÊNG TƯ CÁ NHÂN, NHÌN TỪ VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN BỆNH NỀN CỦA CA TỬ VONG LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH BỆNH COVID-19

Tiểu luận kết thúc môn học Luật Hành chính Giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Tiến Đạt

Hà Nội – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

2 NHỮNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN TỚI VIỆC ĐẢM BẢO

QUYỀN RIÊNG TƯ CÁ NHÂN NÓI CHUNG VÀ CỦA NHỮNG

BỆNH NHÂN NÓI RIÊNG

3

3 NHỮNG HỆ QUẢ TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA VIỆC

CÔNG BỐ THÔNG TIN BỆNH NỀN CỦA CA TỬ VONG LIÊN

QUAN TỚI DỊCH BỆNH COVID-19

5

4 XUNG ĐỘT GIỮA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG

CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ ĐẢM BẢO QUYỂN

RIÊNG TƯ CÁ NHÂN

6

Trang 3

MỞ ĐẦU

Dịch bệnh Covid-19 đã và đang diễn ra, gây ảnh hưởng nặng nề tới tất cả mọi hoạt động trên toàn thế giới, mọi hoạt động trong cuộc sống, mọi ngành nghề đều có những biến đổi nhất định từ khi “đại dịch toàn cầu” này xảy ra Điều này đã dẫn tới những yêu cầu đặc biệt về vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát tất cả các vấn đề an sinh

xã hội (giáo dục, y tế, sinh hoạt…) hay kinh tế, để người dân có thể quay trở lại cuộc sống bình thường một cách nhanh nhất Nhu cầu quản lí nhà nước về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được đặt ra và là vấn đề cấp thiết cần được Nhà nước giải quyết kịp thời

Các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 liên tục gia tăng kể từ khi xuất hiện trường hợp đầu tiên vào đầu năm 2020, cho đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 100

ca tử vong vì căn bệnh này Tất cả những trường hợp tử vong đều được công bố trên các thông tin chính thống bao gồm tuổi, địa chỉ, tiền sử bệnh tật, thời điểm dương tính với virus Thông tin cá nhân của bệnh nhân tử vong, quyền riêng tư của họ phần nào

đó đã bị xâm phạm, nhưng việc bảo vệ những thông tin này lại gây ra một số xung đột đối với công tác quản lí nhà nước về phòng chống dịch bệnh Covid-19

Để làm rõ hơn về vấn đề này, người viết đã lựa chọn đề tài: “Phân tích, bình luận,

về quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lí nhà nước về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân, nhìn từ việc công bố bệnh nền của ca từ vong liên quan đến dịch bệnh Covid-19.” cho bài tiểu luận kết thúc môn

học của mình Bài viết làm rõ những khái niệm liên quan tới dịch bệnh Covid-19, quyền riêng tư của cá nhân và tập trung vào mối quan hệ giữa hai vấn đề chính

Trong quá trình nghiên cứu, do kiến thức và kinh nghiệm của người viết vẫn còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sơ sót trong việc nghiên cứu đề tài Người viết rất mong nhận được lời nhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn

Trang 4

Xin chân thành cảm ơn!

1 THÔNG TIN LIÊN QUAN TỚI VIRUS SARS-COV-2

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là Covid-19 Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của vi-rút corona là Sars-CoV-2.1

Hội chứng hô hấp cấp tính này bắt đầu xuất hiện tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vào cuối năm 2019 và lây lan ra toàn thế giới, cho đến thời điểm hiện tại, căn bệnh này đã

có những biến chủng mới và tiếp tục gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của các quốc gia Tính đến nay, trên toàn thế giới đã có 186.924.925 ca nhiễm và 4.037.180 ca tử vọng, tại Việt Nam là 23.185 ca nhiễm và 104 ca tử vong.2

2 NHỮNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN TỚI VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN RIÊNG

TƯ CÁ NHÂN NÓI CHUNG VÀ CỦA NHỮNG BỆNH NHÂN NÓI RIÊNG

Khoản 1, Điều 21, Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm

phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh

dự, uy tín của mình Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được ph p uật bảo đảm an toàn.”

Khoản 2, Điều 3, Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: “Tôn trọng quyền của

người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.”

1 VNVC, Virus Corona 2019 (Covid 19, SARS COV 2): Nguyên nhân & triệu chứng, 2021

https://vnvc.vn/virus-corona-2019/

2

5 Bộ Y tế, Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, 2021

https://ncov.moh.gov.vn/

Trang 5

Điều 8, Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định:

“Điều 8 Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư:

1 Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án

2 Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất ượng chẩn đo n, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp kh c được pháp luật quy định.”

Khoản 1, Điều 11, Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: “Được cung cấp thông tin

tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Khoản 4, Điều 59, Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: “Người đứng đầu cơ sở

khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây:

a) Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;

b) Đại diện cơ quan quản ý nhà nước về y tế trực tiếp quản ý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức gi m định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép;

c) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh n theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này.”

Trang 6

Khoản 3, Điều 33, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định: “Trách nhiệm

của thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Giữ bí mật thông tin iên quan đến người bệnh.”

3 NHỮNG HỆ QUẢ TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN BỆNH NỀN CỦA CA TỬ VONG LIÊN QUAN TỚI DỊCH BỆNH COVID-19

Những điều luật nêu trên đã cho thấy rằng, hiện nay việc công bố chi tiết các thông liên quan tới bệnh nhân tử vong vì Covid-19 là phần nào xâm phạm tới những điều luật bảo vệ quyền riêng tư của các cá nhân này bởi điều, khoản duy nhất cho phép thông tin được công bố là khoản 2, Điều 8, Luật Khám bệnh, chữa bệnh: người bệnh đồng ý công bố

Về mặt tích cực, việc công bố thông tin của những trường hợp này giúp đảm bảo rằng hạn chế xuất hiện những trường hợp có hành vi cố ý xuyên tạc, cố ý lan truyền sai lệch các thông tin Tình hình dịch bệnh phức tạp, những trường hợp tử vong nếu không công bố bệnh nền sẽ khiến cho nhiều người nghĩ rằng các cán bộ y tế, bệnh viện không thể chữa trị, không thể có những biện pháp hỗ trợ cho các trường hợp nhiễm bệnh, làm cho người dân hoang mang, có thái độ thiếu tin tưởng vào y tế hơn Công bố tiền sử ca bệnh của các bệnh nhân nhằm đưa ra những thông tin chính xác về các ca tử vong liên quan tới Covid-19, không phải tử vong do Covid-19 Vì vậy, việc làm này là nhằm đảm bảo những thông tin chính xác nhất liên quan tới dịch bệnh được công bố tới người dân, giữ vững quy tắc “an dân”, không gây hoang mang, lo sợ của Ban chỉ đạo Quốc gia

Nhưng công bố chi tiết thông tin bệnh nền của những ca tử vong cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực Như đã đề cập tới ở trên, những thông tin được đăng trên các trang thông tin chính thống là có phần xâm phạm vào quyền riêng tư cá nhân của các trường hợp này Đây chính là ảnh hưởng lớn nhất đối với bệnh nhân tử vong và gia

Trang 7

đình của bệnh nhân Theo tiến sĩ Thái Thị Tuyết ung, hó giám đốc Trung tâm Đào

tạo từ xa, Trường Đ uật T ồ Chí Minh, “Nhiều cơ quan có thẩm quyền nêu bệnh

Về ý kiến chuyên gia, người viết cho rằng đây là quan điểm đúng, nhưng phù hợp và chính xác hơn với thời điểm trước đó (khi mà tình trạng bệnh, tình trạng điều trị, bệnh nền được thông tin một cách chi tiết) Việc công bố quá chi tiết rõ ràng là không cần thiết bởi nó ảnh hưởng tới quyền riêng tư của họ và nó không phải là một thông tin nhất định phải đưa ra tới mức chi tiết ưới góc độ tâm lý chung của cộng đồng, người viết đồng ý về việc công bố bệnh nền của các trường hợp này nhưng không đồng ý việc đưa ra quá chi tiết về các ca bệnh

4 XUNG ĐỘT GIỮA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ ĐẢM BẢO QUYỂN RIÊNG TƯ CÁ NHÂN

Nhìn chung, mối quan hệ này giống như sự xung đột giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng ưới góc độ xã hội, việc này hoàn toàn là một hành động đúng đắn, đảm bảo cho lợi ích của tất cả mọi người, công bố bệnh lí nền giúp người dân hiểu được những trường hợp tử vong liên quan tới Covid-19 và những trường hợp tử vong vì Covid-19 ưới góc độ pháp luật, việc này trong một chừng mực nào đó đã xâm phạm tới quyền được bảo mật thông tin cá nhân của bệnh nhân ơn nữa, hiện nay chưa có văn bản nào liên quan tới hạn chế quyền đảm bảo thông tin cá nhân của bệnh nhân tử vong, nên việc công bố quá chi tiết về bệnh lí là chưa phù hợp với quy định pháp luật Mục đích của việc sử dụng những thông tin này là đúng đắn và hỗ trợ mạnh mẽ trong công tác phòng, chống dịch bệnh, việc công bố cũng đã được Bộ Y Tế cập nhật phù hợp hơn, không còn quá chi tiết, rõ ràng danh tính hay tình trạng điều trị Nhưng vấn

đề quan trọng nhất chính là thiếu đi văn bản giải thích cho trường hợp này, thiếu đi

3

Báo Thanh niên, Lo ngại quyền riêng tư của người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19, 2021

https://thanhnien.vn/giao-duc/lo-ngai-quyen-rieng-tu-cua-nguoi-nhiem-va-nghi-nhiem-covid-19-1332293.html

Trang 8

những hướng dẫn nên việc đưa ra những thông tin này vô hình chung tạo nên xung đột với pháp luật hiện hành

Yêu cầu quản lí nhà nước về phòng chống dịch bệnh Covid-19 là yêu cầu bức thiết nhưng việc để xuất hiện tình trạng xung đột giữa những chỉ đạo của Nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới xã hội, nếu như xảy ra bất

kì vấn đề nào liên quan sẽ khó mà sử dụng pháp luật để giải quyết vụ việc Sẽ xuất hiện các những tình trạng gây tranh cãi về vấn đề này, xuất hiện những thắc mắc, lo ngại liên quan tới việc liệu rằng thông tin này có được đảm bảo không bị sử dụng vì những lí do không chính đáng Đương nhiên vấn đề liên quan tới việc sử dụng thông tin một cách sai phạm đã có những văn bản xử lí và có chế tài riêng, đặc biệt là các thông tin liên quan tới dịch bệnh Covid-19 nhưng sự xung đột giữa các văn bản chỉ đạo và các điều luật cũng có thể dẫn tới những cách hiểu chưa đúng về các trường hợp này, dẫn đến sai phạm không đáng có của những người có thẩm quyền

Như vậy, có thể nói rằng, xung đột giữa quản lí nhà nước về phòng chống dịch bệnh Covid-19 và đảm bảo quyền riêng tư cá nhân chính là vấn đề giữa các văn bản chỉ đạo

và luật, văn bản dưới luật Vấn đề đó đặt ra rằng, liệu quyền cá nhân, lợi ích cá nhân

có được phép thay đổi, hạn chế so với lợi ích cộng đồng hay không trong những hoàn cảnh khó khăn của đất nước Dịch bệnh truyền nhiễm là vấn đề thuộc về tình trạng khẩn cấp, nhưng nếu như không có những văn bản liên quan tới vấn đề này, ví dụ như việc hạn chế những quyền cá nhân của người bệnh trong tình trạng dịch bệnh phức tạp hoặc trong hoàn cảnh như thế nào thì những quyền này có thể bị hạn chế thì sẽ rất khó khăn trong việc thay đổi sao cho phù hợp với tình hình xã hội

Trang 9

KẾT LUẬN

Tóm lại, tình hình dịch bệnh phức tạp dẫn đến những khó khăn chung của toàn đất nước cũng như toàn thế giới, việc đưa ra những quyết định chỉ đạo của quốc gia cũng trở nên vô cùng khó khăn, bất cứ một cán bộ nào, một lãnh đạo nào cũng rất vất vả Nhưng điều cần thiết hiện tại là việc mọi người cùng nhau vượt qua hoàn cảnh này, có thể những lợi ích cá nhân của chúng ta sẽ đặt sang một bên, nâng cao tầm quan trọng của lợi ích cộng đồng, bất cứ người dân nào cũng có thể chấp nhận điều đấy khi mà hoàn cảnh cuộc sống này thay đổi

Điều quan trọng nhất hiện tại là Nhà nước cần có những quyết đụng đắn, cần suy xét đến những xung đột giữa các văn bản trong hệ thống pháp luật chung, cần có những giải pháp nhất định để không bị ảnh hưởng quá nhiều cả lợi ích cộng đồng lẫn lợi ích cá nhân Đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, phải đưa ra những hướng dẫn kịp thời

để những người có thẩm quyền, có thể xem, có thể sử dụng những thông tin bệnh nhân hiểu đúng, làm đúng không gây ảnh hưởng tới bất cứ một người dân nào Sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông đều vô cùng nhanh chóng, cần phải có những biện pháp xử lí tình trạng bất cập một cách phù hợp, giúp cho những thông tin này được sử dụng đúng mục đích của nó là bảo vệ cộng đồng, ngăn chặn dịch bệnh Covid-19

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật Khám bệnh, chữa bệnh, 2009

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/the-thao-y-te/luat-kham-benh-chua-benh-nam-2009-98714.aspx?v=d

2 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Hien-phap-nam-2013-215627.aspx

3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, 2007

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&;_page

=1&mode=detail&document_id=51257

4 VNVC, Virus Corona 2019 (Covid 19, SARS COV 2): Nguyên nhân & triệu chứng,

2021

https://vnvc.vn/virus-corona-2019/

5 Bộ Y tế, Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, 2021

https://ncov.moh.gov.vn/

6 Báo Thanh niên, Lo ngại quyền riêng tư của người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19,

2021

https://thanhnien.vn/giao-duc/lo-ngai-quyen-rieng-tu-cua-nguoi-nhiem-va-nghi-nhiem-covid-19-1332293.html

Trang 11

7 Trần Linh Huân, Bảo vệ quyền lợi của người bị nhiễm Covid-19 theo quy định của pháp luật Việt Nam, Nghiên cứu lập pháp, 2020

http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210488

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN