1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích, bình luận về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

8 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích, bình luận về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
Tác giả Nguyễn Thị Hương Thảo
Người hướng dẫn TS Nguyễn Thị Minh Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hành chính
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 522,57 KB

Nội dung

- Xử phạt vi phạm hành chính là việc các cơ quan nhà nước,người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính gồm các hình thức xử phạt vi phạm hành chính ; các biện pháp k

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

-0-0 -

NGUYỄN THỊ HƯƠNG THẢO

MSSV : 20063153

Phân tích, bình luận về hệ thống văn bản quy phạm

pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

:

Hà Nội - 2021

Tiểu luận kết thúc môn học : Luật Hành chính Giảng viên : TS Nguyễn Thị Minh Hà

Trang 2

1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đƣợc cấu thành bởi các văn bản với tên gọi là gì, do cơ quan nào ban hành? Trong

đó, văn bản nào đƣợc coi là quyết định hành chính và thuộc loại quyết định hành chính nào?

- Xử phạt vi phạm hành chính là việc các cơ quan nhà nước,người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính ( gồm các hình thức xử phạt vi phạm hành chính ; các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính) đối với những cá nhân,tổ chức thực hiện vi phạm hành chính nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính được cấu thành bởi các văn bản với tên gọi : Luật xử lý vi phạm hành chính,các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính ,các Thông tư hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính

+ Luật xử lý vi phạm hành chính do Quốc hội ban hành

+ Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính do Chính phủ ban hành

+ Thông tư hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính được một số chủ thể có thẩm quyền ban hành như bộ trưởng,thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong các lĩnh vực ( bộ tài chính, bộ xây dựng, )

- Quyết định hành chính là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương do chủ thể có thẩm quyền ban hành ,trên cơ sở và để thi hành luật,pháp lệnh,các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên ,của chính mình ,trên cơ sở quyết định của Tòa án ,hay hợp đồng mà chủ thể đó đã ký kết, theo thủ tục và hình thức do pháp luật quy định, nhằm đặt ra chủ trương, đường lối, nhiệm vụ lớn có tính chất định hướng trong quản lý; hoặc đặt ra, đình chỉ,sửa đổi ,bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính ,quy phạm pháp luật của một số ngành luật khác hay làm thay đổi phạm vi hiệu lực của chúng ; hoặc làm phát sinh, thay đổi,chất dứt các quan hệ pháp luật hành chính , những quan hệ pháp luật cụ thể khác ,để

Trang 3

thực hiện các nhiệm vụ và chức năng hành chính nhà nước,làm thay đổi hiện thực của đời sống nhà nước,xã hội, cuộc sống của con người

- Đặc điểm của quyết định hành chính :

+ Một là, quyết định hành chính được ban hành để thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của các chủ thể trong hoạt động hành chính nhà nước

+ Hai là, các quyết định hành chính mang tính dưới luật

+ Ba là, các quyết định hành chính luôn gắn với thẩm quyền của chủ thể ban hành

+ Bốn là, quyết định hành chính được ban hành theo trình tự nhất định

+ Năm là, các quyết định hành chính đều dẫn đến một hệ quả pháp lý nhất định

+ Sáu là, quyết định hành chính có tính bắt buộc thực hiện ngay

- Trong các văn bản trên : Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính , Thông tư hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính được coi là quyết định hành chính

Vì hai loại văn bản trên do Chính phủ và một số chủ thể có thẩm quyền ban hành như bộ trưởng,thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành.Cùng với đó là đặt ra chủ trương, đường lối, nhiệm vụ lớn có tính chất định hướng trong quản lý; hoặc đặt ra, đình chỉ,sửa đổi ,bãi

bỏ các quy phạm pháp luật hành chính ,quy phạm pháp luật của một số ngành luật khác hay làm thay đổi phạm vi hiệu lực của chúng,…

- Hai loại văn bản trên được phân loại theo cơ quan ban hành :

+ Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính do Chính phủ ban hành thuộc loại quyết định hành chính của Chính phủ

+ Thông tư hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính thuộc loại quyết định hành chính của Bộ trưởng

Trang 4

2 Vai trò của các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính (trong

các lĩnh vực cụ thể) trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi

phạm hành chính

- Trong lĩnh vực an ninh,trật tự,an toàn xã hội; phòng ,chống tệ nạn xã hội;phòng cháy và

chữa cháy; phòng,chống bạo lực gia đình :

+ Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện

pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên

bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi

phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã

hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

Có vai trò phòng ,chống các tệ nạn xã hội,bảo vệ an ninh,trật tự,an toàn xã hội.Xử phạt

các cá nhân,tổ chức vi phạm với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh lực trên

- Trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt :

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện

pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên

bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi

phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

- Trong lĩnh vực giáo dục :

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt,

biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên

bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi

phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

- Trong lĩnh vực y tế :

+ Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện

pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên

Trang 5

bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

+ Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định tại Nghị định này là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính: Vi phạm các quy định về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; về khám bệnh, chữa bệnh; về dược, mỹ phẩm; về trang thiết bị y tế; về bảo hiểm y tế; về dân số

- Trong lĩnh vực hoạt động thương mại,sản xuất ,buôn bán hàng giả,hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền

xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Ngoài các lĩnh vực trên còn các lĩnh vực khác như văn hóa,du lịch,hải quan,… một nghị định trong mỗi lĩnh vực đều có vai trò riêng nhưng đều có những quy định về hình thức

xử phạt,mức xử phạt,các biện pháp khắc phục hậu quả,…

Trang 6

3 Cơ chế kiểm soát quyền lực đối với những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

-Những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính :

+ Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là các Ủy ban Nhân dân Tương ứng với mỗi cấp địa phương có một cấp Ủy ban Nhân dân (xã, (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã), tỉnh (thành phố))

+ Các cơ quan hành chính theo ngành tại địa phương bao gồm các cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân và cơ quan đại diện của các bộ tại địa phương

Theo quy định từ Điều 38 đến Điều 51, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 , thì các cá nhân có thẩm quyền xử phạt hành chính bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, cơ quan Thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, Cục Quản lý lao động ngoài nước, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

- Cơ chế kiểm soát quyền lực :

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương

+ Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực,ngành mình quản lý Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người,thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện

+ Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây :

 Nếu hình thức,mức xử phạt ,trị giá tang vật ,phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu ,biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều

Trang 7

thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

 Nếu hình thức,mức xử phạt ,trị giá tang vật ,phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu ,biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành

vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

 Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau ,thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp

có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm

- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có chức vụ có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

- Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản,trong đó xác định rõ phạm vi,nội dung,thời hạn giao quyền

- Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.Người được giao quyền không được giao quyền,ủy quyền cho bất kỳ người nào khác

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 GS.TS Phạm Hồng Thái – TS Nguyễn Thị Minh Hà (2020), Giáo trình Luật

Hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản ĐHQGHN

2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 ( sửa đổi bổ sung năm 2020 )

3 thuvienphapluat.vn

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w