1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích, bình luận về quan hệ xung đột giữa nhu cầu quản lí nhà nước về phòng chống dịch bệnh covid-19 với bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân, nhìn từ việc công bố bệnh nền của các ca tử vong liên quan đến bệnh dịch covid-19

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích, Bình Luận Về Quan Hệ Xung Đột Giữa Nhu Cầu Quản Lí Nhà Nước Về Phòng Chống Dịch Bệnh Covid-19 Với Bảo Đảm Quyền Riêng Tư Của Cá Nhân, Nhìn Từ Việc Công Bố Bệnh Nền Của Các Ca Tử Vong Liên Quan Đến Bệnh Dịch Covid-19
Tác giả Lý Thị Liễu
Người hướng dẫn GS.TS. Phạm Hồng Thái
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 540,73 KB

Nội dung

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN KÌ CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN VỀ QUAN HỆ XUNG ĐỘT GIỮA NHU CẦU QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

BÀI TIỂU LUẬN KÌ CUỐI KỲ MÔN

LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN VỀ QUAN HỆ XUNG ĐỘT GIỮA NHU CẦU QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 VỚI BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA CÁ NHÂN, NHÌN TỪ VIỆC CÔNG BỐ BỆNH NỀN CỦA CÁC CA TỬ VONG LIÊN

QUAN ĐẾN BỆNH DỊCH COVID-19

Giảng viên: GS.TS PHẠM HỒNG THÁI

Sinh viên: LÝ THỊ LIỄU Ngày tháng năm sinh: 11/05/2002

Lớp: K65 C

Mã sinh viên: 20061144

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

Mục lục

I Mở đầu 3

II Nội dung 3

1 Một số khái niệm 3

1.1 Quản lý nhà nước 3

1.2 Quyền riêng tư của cá nhân 4

2 Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác 5

2.1 Nhu cầu quản lí nhà nước về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 5

III Kết luận 10

Danh mục tài liệu tham khảo 10

Trang 3

I Mở đầu

C.Mác từng viết rằng: “Bất kỳ lao động xã hội hay cộng đồng nào được tiến hành trên quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý, nó xác lập mối quan hệ hài hòa giữa các công việc riêng rẽ và thực hiện chức năng chung nhất xuất phát từ toàn bộ cơ cấu sản xuất ( khác với sự vận động của từng bộ phận độc lập trong nền sản xuất y) Một nghệ sĩ chơi đàn chỉ phải điều khiển có chính mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng”1

Như vậy có thể thấy tầm quan trọng của việc quản lý có vai trò to lớn như thế nào, đặc biệt là quản lý một đất nước Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 Vấn đề quản lý nhà nước sao cho bệnh dịch được hạn chế, ngưng bùng phát, điều chế vắc-xin Covid được cả thế giới quan tâm Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh tốt nhất, chứng tỏ nhà nước đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ khó khăn này Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng việc cung cấp thông tin bệnh nền của số

ca tử vong vì Covid-19 trong công tác quản lý nhà nước xung đột với quyền được bảm đảm quyền riêng tư của cá nhân Vậy liệu có sự xung đột giữa nhu cầu quản lí nhà nước

về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân, nhìn từ việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến dịch bệnh Covid-19 hay không? Em xin được đưa ra quan điểm của mình về vấn đề trên trong bài luận này

II Nội dung

1 Một số khái niệm

1.1 Quản lý nhà nước

Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, “quản” là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định “Lý” là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định

Xét từ nhiều góc độ, phương diện khác nhau, cụm từ “ quản lý” có nhiều cách hiểu Có thể là quản lý xã hội, kinh tế, văn hoá… Nhìn từ khía cạnh luật học, “quản lý là sự chấp

1

Ph.Ănghen toàn tập, Nxb Sự thật, tập 23, tr342

Trang 4

hành các thể chế (pháp luật, thể chế khác được áp dụng trong quản lý) và điều hành, chỉ đạo thực hiện thể chế, các công việc phát sinh trong đời sống nhà nước và xã hội”1

Nhưng dù là quản lý lĩnh vực hay phương diện nào thì cũng cần có thông tin Để một hệ thống quản lý tồn tại vững chắc thì cần phải thu thập, xử lý, bảo quản, truyền đạt thông tin Có thể hiểu, quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích,

có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường Quản lý là hiện tượng tồn tại trong mọi chế độ xã hội Bất kỳ

ở đâu, lúc nào con người có nhu cầu kết hợp với nhau để đạt mục đích chung đều xuất hiện quản lý

Vậy câu hỏi đặt ra là trong quản lý nhà nước thì ra sao?

“Quản lí nhà nước là hoạt động thực thì quyển lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi Quản lí nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điểu hành, quản lí hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước”2

Như vậy, có thể thấy rằng quản lý chính là một chức năng của nhà nước trên các lĩnh vực rất rộng, giữ vai trò cực kỳ quan trọn, nhất là đứng trước tình hình dịch bệnh

1.2 Quyền riêng tư của cá nhân

Trong tất cả các quyền của con người thì quyền riêng tư có lẽ là khó định nghĩa nhất, bởi

sự riêng tư này xuất hiện hầu như trong các khía cạnh của con người Theo quan điểm của em riêng tư của cá nhân thường gắn liền với thông tin của người đó trên nhiều lĩnh vực khác nhau như nhân thân, tài sản, đời tư, thông tin liên lạc,…

1 Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Minh Hà (2017), Giáo trình Luật Hành chính, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

2 Thư viện pháp luật về quản lý nhà nước

Trang 5

Quyền riêng tư là quyền của cá nhân được tôn trọng và được luật pháp bảo vệ Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm

an toàn và bí mật Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (gọi chung là bí mật đời tư) là một trong những quyền cơ bản quan trọng nhất của con người, rất nhiều nuóc trên thế giới đã công nhận và bảo vệ quyền này Đồng thời Hiến pháp năm 2013 cũng ghi nhận tại Điều 21 chương II quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cụ thể:

“1 Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm

an toàn

2 Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luậtthư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”

2.1 Nhu cầu quản lí nhà nước về phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Những quy định pháp luật hiện hành về vai trò của chính quyền cơ sở trong quản lý nhà nước về phòng, chống dịch Covid-19 chính là các quy định liên quan đến phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm được thể hiện ở nhiều văn bản khác nhau, trong đó tập trung ở một số khía cạnh như sau:

Thứ nhất, nhiều điều khoản cụ thể trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm đã xác định rõ các trách nhiệm cụ thể của chính quyền cơ sở , gồm: chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về PCBTN; chỉ đạo, tổ chức thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm tại địa phương; tổ chức thực hiện việc bảo vệ, giữ gìn vệ sinh PCBTN; tổ chức và thông qua Ban chỉ đạo chống dịch để thực hiện các biện pháp chống

Trang 6

dịch và khắc phục hậu quả của dịch, thành lập đội chống dịch cơ động để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, điều trị và xử lý ổ dịch; tổ chức triển khai các biện pháp chống dịch khi phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nhận được khai báo bệnh dịch; bảo đảm các điều kiện để thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định

Thứ hai, Thẩm quyền của chính quyền cơ sở được quy định rõ trong Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế Theo đó, chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt mức tiền phạt; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường,

đặt lịch trình đi lại của họ trên mạng xã hội, thậm chí bịa đặt việc xuất hiện ca nhiễm ca tử vong tại những khu vực nhất định gây nên nhiều hoang mang lo sợ trong cộng đồng Đối với những trường hợp như vậy, cơ quan chức năng đã thực hiện xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng đối với cá nhân và 20 đến 30 triệu đồng đối với tổ chức, ngoài ra còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là cải chính thông tin1

Thứ ba, pháp luật hiện hành cũng quy định về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch

Những quy định pháp luật hiện hành đã tạo căn cứ pháp lý quan trọng để các chính quyền ở địa phương chủ động triển khai tổng thể, đồng bộ các mặt hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian qua Các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương tích cực chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác truyền thông, thông tin công khai, minh bạch, kịp thời tới mọi người dân, góp phần tạo đồng thuận xã hội, nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân trong phòng, chống dịch Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập và phát huy tốt vai trò trong thực hiện các biện pháp chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch một cách khẩn trương và quyết liệt Nước ta đã thể hiện rõ năng lực và hiệu quả cao trong quản lý, ứng phó và kiểm soát dịch Covid-19, được thế giới

1 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP

Trang 7

đánh giá cao và xem là hình mẫu Trong đó, quản lý nhà nước về phòng, chống dịch Covid-19 của các cấp chính quyền đã góp phần quan trọng vào kết quả này

1 Sự xung đột giữa nhu cầu quản lí nhà nước về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân, nhìn từ việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến dịch bệnh Covid-19

Trước hết có thể hiểu bệnh nền là những bệnh có sẵn trước đó và dựa vào sự suy giảm miễn dịch để chia thành các nhóm khác nhau Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh

Covid-19 diễn biến phức tạp và lây lan nhanh, những người mắc bệnh lý nền nếu mắc phải bệnh Covid-19 sẽ khiến bệnh diễn biến nặng hơn và diễn biến nguy kịch rất nhanh Nhóm người mắc bệnh lý nền nói trên khi mắc Covid-19 sẽ suy giảm sức đề kháng, khiến lượng virus phát triển trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương cơ quan nhanh hơn so với các bệnh nhân khác

Ngày 20/5/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản về việc phối hợp điều chỉnh công tác cung cấp thông tin cho báo chí về phòng chống dịch COVID-19, trong đó nhận thức rõ việc đưa cụ thể danh tính, địa chỉ, lịch trình tiếp xúc của bệnh nhân COVID-19 lên báo chí đã bị dư luận bình luận, suy diễn, ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của bệnh nhân Do đó, bộ đã đề nghị không công bố các thông tin trên về bệnh nhân mà chỉ khuyến cáo các địa điểm có nguy cơ dịch tễ Văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông là cần thiết và quan trọng, góp phần bảo vệ quyền riêng tư của bệnh nhân COVID-19 Điều này cũng một phần nào giúp giải quyết vấn đề đảm bảo quyền riêng tư của cá nhân tránh nhiều việc tiêu cực ngoài ý muốn xảy ra

Mặt khác, xét từ việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến dịch bệnh Covid-19 thì có mâu thuẫn gì giữa nhu cầu quản lí nhà nước về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân hay không? Theo quan điểm của

em là có sự xung đột ở đây

Như đã trình bày ở trên về quyền riêng tư và căn cứ vào Bộ luật Dân sự năm 2015

Trang 8

“1 Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ

2 Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư,

bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác

3 Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định

4.Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện

Căn cứ vào Khoản Điều 8 Luật khám bệnh chữa bệnh 2009 về vấn đề công bố thông tin bệnh nền của bệnh nhân tử vong thì thông tin ghi trong bệnh án chỉ được công bố khi được sự đồng ý của người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định2

Trên thực tế ít nhiều cũng có những trường hợp bệnh hân tử vong do Covid-19 mắc bệnh nền nên khó cứu chữa, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong Trong khi đó trong công tác phòng chống bệnh dịch Covid 19, để phòng dịch hiệu quả thì bắt buộc phải công bố thông tin Như thế ít nhiều cũng xâm phạm đến quyền riêng tư Hơn nữa khi công bố bệnh nền trước đó, có thể không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít nhiều đến danh dự nhân phẩm của bệnh nhân như một số bệnh liên quan đến đường tình dục như HIV/AIDS, lậu,… có thể là chủ đề của nhưng người biết đến bệnh nhân mang ra bàn tán hoặc đó là

1

Bộ luật dân sự 2015

2 Luật khám chữa bệnh 2009

Trang 9

bí mật mà bệnh nhân không muốn tiết lộ ra Mặc dù trong trường hợp này xét trên hết là

vì lợi ích cộng đồng nhưng đôi khi lại xâm phạm đến quyền riêng tư của chính bệnh nhân ấy Song, nhìn vào những thành tựu mà nước ta đạt được trong công tác phòng chống dịch bệnh là những minh chứng thiết thực nhất chứng minh toàn Đảng, toàn dân

ta thực hiên nghiêm túc, tốt công tác chống dịch Covid-19

Nói một cách gọn lại, Mặc dù có sự mâu thuẫn giữa nhu cầu quản lí nhà nước về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân, nhìn từ việc công bố thông tin bệnh nền của ca tử vong liên quan đến dịch bệnh Covid-19 nhưng đặt lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích cộng đồng trên lợi ích cá nhân Có sự xâm phạm về đời

tư trong một số trường hợp nhưng không nhiều và không phổ biến Việc công bố bệnh nền của ca tử vong do dịch bệnh Covid-19 nó như một lời cảnh tỉnh cho người dân phải

tự ý thức được sức khoẻ của mình, tự biết bảo vệ bản thân mình vì bệnh dịch cũng sẽ không thương xót cho những người ốm đau, bệnh tật cũng không bỏ xót những người khoẻ mạnh nếu không nghiêm túc chấp hành quy định phòng, chống dịch bệnh Hơn nữa việc công bố bệnh nền của những ca tử vong do Covid-19 còn góp phần trấn an người dân, để họ yên tâm chống dịch Tuy nhiên cần đưa ra những giải pháp mới đẻ hạn chế một cách tối đa việc xâm phạm đến quyền riêng tư của nhân Chẳng hạn, khi biết tình hình bệnh nhân có nguy cơ không cứu chữa được mà có bệnh nền nên tiến hành làm thủ tục xác nhận ý kiến của bệnh nhân về việc công bố bệnh nền Trong trường hợp bệnh nhân không ý thức và quyết định được nên hỏi ý kiến người nhà bệnh nhân Pháp luật hiện hành có quy định về bảo vệ quyền riêng tư con người như Điều 21 Hiến pháp 2013, Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015 khi có hành vi vi phạm quyền riêng tư, Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 pháp luật Việt Nam hiện nay đối với vấn đề này chưa được chú trọng một cách đúng mức, rà soát các quy định của pháp luật hiện nay có thể thấy, chưa có quy định nào quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi xâm phạm quyền riêng tư của một người sau khi họ đã chết, trong đó bao gồm các vấn đề như chia

sẻ thông tin cá nhân, hình ảnh cá nhân, các bình luận mang tính xúc phạm danh dự nhân

Trang 10

phẩm của họ cũng như các biện pháp nhằm bảo vệ quyền riêng tư của một người được xác định là không còn sống Đây cũng là một điểm hạn chế của pháp luật nước ta mà theo em nên bổ sung và hy vọng trong tương lai sẽ có những quy định về vấn đề này

III Kết luận

Sự xung đột giữa nhu cầu quản lí nhà nước về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân, nhìn từ việc công bố thông tin bệnh nền của ca

tử vong liên quan đến dịch bệnh Covid-19 là một trong những vấn đề đáng quan tâm bởi

nó ảnh hưởng đến quyền con người, quyền mà không chỉ Việt Nam mà còn các quốc gia trên thế giới công nhận và bảo vệ Chính vì vậy, việc quản lí nhà nước về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cần phải hạn chế tối đa sự vi phạm quyền riêng tư của cá nhân Có thể thấy nước ta đang thực hiện ổn định và là tấm gương trong công tác phòng, chống dịch bệnh cũng như cố gắng giải quyết vấn đề quyền riêng tư cá nhân Song cần khắc phục những hạn chế của pháp luật nước ta để làm thế nào có thể cân bằng, giải quyết hài hoà, ổn thoả hơn vừa chống dịch tốt mà không làm xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân

Danh mục tài liệu tham khảo

1 Bộ luật dân sự 2015

2 Luật khám chữa bệnh 2009

3 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP

4 Ph.Ănghen toàn tập, Nxb Sự thật, tập 23

5 Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Minh Hà (2017), Giáo trình Luật Hành chính, nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội

6 Thư viện pháp luật về quản lý nhà nước

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN