Luận văn cũng đã nghiên cứu những điểm mới trong chế địnhquyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
CHU THỊ ÚT QUỲNH
BẢO DAM QUYEN DAN SỰ CUA DOANH NGHIỆP
THEO BO LUAT DAN SU 2015
LUẬN VAN THẠC SĨ LUAT HOC
Chuyén nganh: Luat Kinh Té
Mã số: 60380107
Người hướng dẫn khoa học: PGS - TS Dương Đăng Huệ
Hà Nội - 2017
Trang 2Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu khoa học độc lập cua
riêng tÔI.
Các kêt quả nêu trong Luận văn chưa được công bô trong bât kỳ công
trình nào khác Các sô liệu trong Luận văn là trung thực, có nguôn gôc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn
này.
Tác giả luận văn
CHU THỊ ÚT QUỲNH
Trang 3Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhậnđược sự hướng dan, giúp đỡ quỷ bdu của các thay cô giáo, bạn bè và giađình Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
chán thành tới:
Ban giảm hiệu: Trường đại học luật Hà Nội; phòng đào tạo sau đại
học trường đại học luật Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi dé giúp đỡ tôi
trong qua trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thay giáo, cô giáo đang công tác và giảngday tại Dai học luật Ha Nội đã giảng day và chỉ bảo tôi những kiến thức quýbáu trong quá trình học tập, giúp tôi trang bị day đủ kiến thức dé nghiên cứu
và hoàn thành dé tài nghiên cứu.
Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn Phó giáo su, T ién SỹDương Đăng Huệ, thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên tinh than và giúp
do tôi hoàn thành Luận văn này.
Qua đáy, tôi cũng xin được cam ơn gia đình cùng bạn bè đã luôn giúp do,
động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn
thành luận văn thạc sỹ của mình.
Trang 4BLDS : Bộ luật dân sự
BLHS : Bộ luật hình suHĐTT : Hội đồng trọng tai
Trang 51 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 2222EEeerree 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 22-22222222272212222421021201.110 ce 2
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu đề tài 222222222222E.xee 33.1 Đối tượng nghiên cứu -s2 2112222121212 3
3.2 Phạm vi nghiên CỨUu -:-55¿22+2 2222223222122 re 3
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - ss2221212.cexEe 54.1 Mục tiêu nghiên cứu đề tài -222 2222222222212171 10 11.1ee 54.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 22222222222222722121.210 10.11.ee 5
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 222:22222221272101.121 110 ccee 5
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn -: 22::c.zzre 6
7 Bố cục của luận văn -22 41221211.1.1.11111 0011 11.uunuie 6CHUONG 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CƠ BẢN VE QUYEN DAN
SỰ CUA DOANH NGHIỆP VÀ BẢO DAM QUYEN DÂN SỰ CUADOANH NGHIỆP 223 22222221721112212 011.0 211 re 81.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại quyền dân sự của doanh nghiệp 31.1.1 Khái niệm quyền dân sự -252t S21 .ried 81.1.2 Đặc điểm của quyên dân sự -22:c2EEESEEEErrrree 131.1.3 Phân loại quyên dân sự ssS2t1 na 161.1.4 Khái niệm quyền dân sự của doanh nghiệp -ceccceccee 171.2 Khái niệm và các biện pháp bảo đảm quyền dân sự 191.2.1 Khái niệm bảo đảm quyển dân sự 55-:c2cceecccerreeeerreeee 19
Trang 61.2.4 Mỗi quan hệ giữa quyén dân sự và bảo đảm quyển dân sự 211.2.5 Sự khác biệt giữa bảo đâm quyên dân sự và bảo vệ quyén dân sự 221.2.6 Sự khác biệt trong cơ chế pháp lý bảo đảm quyền dân sự giữa cánhân và doanh ng HiỆD, 5c St crnhHHHHnHrre 23CHUONG 2: CO CHE PHAP LÝ BAO DAM QUYEN DAN SU CUADOANH NGHIỆP THEO BỘ LUAT DAN SỰ 2015 272.1 Điều kiện để doanh nghiệp được công nhận, thực hiện va bảo vệQUYEN GAM 01 077 272.1.1 Năng lực chủ thể - s12 nn.1 errea 5ƒ2.1.1.1 Diéu kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân - 272.1.1.2 Năng lực chủ thể của doanh nghiệp cssettesseEtresserrrree 282.1.2 Đại điỆH - c2 Han 282.1.3 Thời hiệu hưởng quyển dân sự 252cSEEeErrerrrrree 30
si biếu PRG THÍ HT (THẨẨH ccsczccancsssensses sceneries te a SS RL 322.2 Một số biện pháp pháp lý bảo đảm quyền dân sự của doanh nghiệp
trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 . - 522222222 222tr 35
2.2.1 Tòa án không được quyền từ chối giải quyết vụ việc dân sự với lý dokhông có quy định pháp luật để áp dụng 22etcccEEreeeErrrreerree 362.2.2 Vụ việc đã có quyết định hành chính nhưng vẫn đưa ra Tòa án đểgiải qHVẾT, - s11 nung gu eeraeei 392.2.3 Quyên dân sự chỉ có thé bị hạn chế bởi Quốc hội 41
Trang 72.2.4.1 Bộ Luật Dán sự năm 2015 tăng cường cơ chế tự bảo vệ quyên dan sự 422.2.4.2 Yêu cau cơ quan, tổ chức có thẩm quyên bảo vệ quyên dân sự 452.2.5 Bộ Luật Dân sự 2015 tăng cường các biện pháp chế tài đối với hành
vi vi phạm quyền dân sự của doanh nghiệp -ccceeeseeserree 52Kết luận chương 2 22 2 2222222222122202112.221.011.11.11 ae 56CHƯƠNG 3 MỘT SÓ KIÊN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUÁ CỦAVIỆC BAO DAM QUYEN DAN SU CUA DOANH NGHIỆP 58
3.1 Hoàn thiện pháp luật csssesssessseesssesseesnecsnecsneecseecsncesneesneesseeeseesees 58
3.1.1 Hoàn thiện pháp luật dân sự và một số lĩnh vực pháp luật có liên
3.1.2 Xây dựng quy chế xử ly trách nhiệm doi với người giữ chức danh tư
pháp trong các Tòa GN nhân đẪH - che 61
3.1.3 Xây dựng các cơ chế giải quyết tranh chấp về quyền dân sự ngoài cơquan tài DÏIÁH., ch Hà hư 623.2 Nâng cao chất lượng của các thiết chế hiện hành 64
3.2.1 Phát huy hơn nữa vai tro của trung tam trọng tài Việt Nam (VLAC) 64
3.2.2 NANG cao vai UFO của TO H :cccctScccsttsrtistrrrrrtrrrerrerrrrrrrre 66 3.2.3 Hoàn thiện thêm moi quan hệ giữa Tòa Gn và trọng tài 693.2.4 Hoàn thiện tô chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện dich vụCULTIST (NGHI NHĂN excesses te a Rt EES EE IAS 70Kết luận chương 3 22 21122121111112.011 0011 011.001 76KET LUAN fHẶ ẢỶẢÝỶẢ 77
Trang 81 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong quá trình phát triển xã hội, các quyền dân sự của cá nhân, phápnhân cũng có xu hướng phát triển và ngày càng được hoàn thiện hơn Quyềndân sự là loại quyền phát sinh trong lĩnh vực dân sự, một lĩnh vực hoạt động
cơ bản của con người Hoạt động dân sự càng phong phú, càng được mở rộng
thì các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân cũng được mở rộng, phát triểntheo.
Chủ thể chủ yếu cơ bản của các quan hệ dân sự là cá nhân và phápnhân, vì vậy chủ thể chủ yếu cơ bản của quyền dân sự cũng là cá nhân vàpháp nhân Điển hình của pháp nhân là các doanh nghiệp có tư cách phápnhân như công ty cô phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.Khi các doanh nghiệp này tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh chính
là tham gia vào lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng thì sẽ làm phát sinh các quan
hệ pháp ly mà chủ thé của cá quan hệ đó là các doanh nghiệp Khi là chủ thểcủa các quan hệ pháp luật dân sự thì các doanh nghiệp có những quyền vànghĩa vụ dân sự nhất định Tuy nhiên các quyền dân sự của doanh nghiệp từtrước đến nay vẫn bị xâm phạm, thậm chí là xâm phạm ngày càng nhiều,chính vì thế nếu ghi nhận quyền dân sự cho doanh nghiệp mà Nhà nước lạikhông có các biện pháp bảo đảm cho các quyền dân sự đó được thực thi thìrất là thiếu sót Bộ luật dân sự năm 2015 mới ban hành được một thời gianngắn nhưng cũng đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm quyền dân sự nói chung
và quyền dân sự của doanh nghiệp nói riêng đồng thời để chứng minh rằngBLDS năm 2015 đã xây dựng được nhiều biện pháp pháp ly mới dé góp phần
bảo đảm quyên dân sự.
Vì vậy, tác giả lựa chọn đê tài: “Bảo đảm quyên dân sự của doanh
nghiệp theo Bộ luật dân sự 2015” làm đề tài nghiên cứu
Trang 9Các công trình nghiên cứu chuyên sâu vê vân đê quyên dân sự ở nước
ta hau như chưa có Tuy nhiên cũng có thê kê đên một sô bài viet vê vân dé
này như sau:
Bài viết: “Tên doanh nghiệp và khả năng xâm phạm quyên đối với tên
doanh nghiệp từ góc độ pháp luật sở hữu công nghiệp”, của tác giả Ngô
Phương Trà đăng trên tạp chí khoa học pháp lý 4/2016 cũng mới chỉ dừng lại
ở việc tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam về tên doanh nghiệp, các đối
tượng sở hữu công nghiệp có khả năng bị xâm phạm bởi tên doanh nghiệp.
Chỉ ra một số kinh nghiệm của các nước về tên doanh nghiệp và kiến nghịmột sô giải pháp cho Việt Nam vê vân đê này.
Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Bùi Lê Thu về “Những điểm mớitrong chế định quyén sở hữu và các quyên khác đối với tài sản trong Bộ luậtDân sự 2015 phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp” năm
2016, mới chỉ dừng lại ở việc trình bày những vấn đề lý luận về quyền sở hữu
và quyền khác đối với tài sản phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp Luận văn cũng đã nghiên cứu những điểm mới trong chế địnhquyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đề xuất các giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về van dé này, việc đi vàonghiên cứu chế định quyền sở hữu cũng mới chỉ dừng lại ở một mảng quyền
sở hữu trong quyền dân sự của doanh nghiệp Như vậy, luận văn chưa đi vàonghiên cứu về van đề bao đảm quyền sở hữu và các quyền tài sản khác nhưmột loại quyền dân sự quan trọng của doanh nghiệp
Cũng đã có một sô luận van, bài việt vê vân dé quyên nhân thân nhưng
cũng mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, tìm hiêu các khía cạnh của quyên
nhân thân của cá nhân như: luận văn thạc sỹ “Bao vệ quyên nhán thân trong
Trang 10Phùng Trung Tập về “Bàn thêm về các quyên nhân thân của cá nhân trong Bộluật dân sự năm 2005”, năm 2013; Luận văn thạc sĩ “Bảo vệ quyên nhân than
của người lao động dưới góc độ pháp luật lao động”, năm 2012 của tác giả
Nguyễn Minh Nghĩa
Qua việc phân tích các bài viết như vừa nêu trên cho thấy tình hìnhnghiên cứu đề tài hiện nay là chưa đầy đủ và chưa sâu sắc, chưa có công trìnhnào nghiên cứu một cách toàn diện về vấn đề bảo đảm quyền dân sự nóichung hay bảo đảm quyền dân sự của doanh nghiệp nói riêng ở nước ta hiện
nay.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập chung nghiên cứu hai vẫn đề cơ bản:
Thứ nhất, là quyền dân sự nói chung và quyền dân sự của doanh nghiệpnói riêng Day là đối tượng cần phải tập chung nghiên cứu vì cho đến naykhái niệm quyền dân sự là gì, quyền dân sự khác quyền công dân, quyền conngười ở điểm nào? Quyền dân sự có những loại nào và nhiều vấn đề khác đều
chưa được nhac dén.
Thứ hai, các cơ chế biện pháp bảo đảm quyền dân sự cũng chưa đượcnghiên cứu Vì tên đề tài là bảo đảm quyền dân sự của doanh nghiệp nên đâyđược coi là một trong những vấn đề cơ bản mà lận văn phải tập trung giảiquyết Chỉ các quy định pháp lý nào quy định một cách trực tiếp việc bảo đảm
quyên dân sự mới là đôi tượng phải được nghiên cứu một cách cụ thê.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 11các điều kiện khách quan khác Song bảo đảm về mặt pháp lý có ý nghĩa vôcùng trọng quan trong việc thực hiện trên thực tế các quyền dân sự của cácchủ thé quan hệ pháp luật dân sự Sự phân định các thành tổ trong hệ thốngbảo đảm chỉ là tương đối vì các bảo đảm đều thể hiện qua hình thức pháp lý
và có những yếu tố trong hệ thống bảo đảm pháp lý lại chỉ là một phần củabảo đảm khác Bảo đảm pháp lý được xây dựng trên cơ sở của điều kiện kinh
tế, chính trị, xã hội nhất định và phụ thuộc vào các điều kiện khách quan đó
Chính vì vậy, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các bảo đảm có tính
chất pháp lý, mà không nghiên cứu các loại biện pháp pháp lý khác như bảođảm về kinh tê, bảo đảm về chính tri, bảo đảm về xã hội
Ngoài ra, để ban hành các quy định pháp lý về quyền dân sự của doanhnghiệp nói riêng và của các chủ thể trong quan hệ dân sự nói chung, nhà nước
ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khácnhau dưới nhiều hình thức văn bản khác nhau, như luật, pháp lệnh, nghị định,thông tư Nhiều biện pháp pháp lý này được ghi nhận trong pháp luật hình
sự (chủ yéu là BLHS), trong pháp luật hành chính (chủ yếu là luật xử lý viphạm hành chính) Như vậy có bảo đảm mang tính chất hình sự, có bảo đảmmang tính chất hành chính Tuy nhiên do giới hạn của một luận văn thạc sỹluật học và để phù hợp với tên gọi của luận văn tác giả xin không nghiên cứu
các loại biện pháp bảo đảm này mà chỉ nghiên cứu các biện pháp pháp lý được ghi nhận trong BLDS năm 2015.
Ngành luật dân sự là ngành luật chung bao hàm các ngành luật về kinh
tế, dân sự khác, chính vì vậy, đề tài cũng xin chỉ giới hạn việc nghiên cứu bảođảm quyền dân sự của doanh nghiệp theo Bộ luật dân sự 2015 Tuy nhiên dé
dé tài có tính thuyết phục cao, một số dẫn chứng pháp lý và ví dụ thực tiễn sẽ
có thê lay từ các lĩnh vực pháp luật khác liên quan
Trang 12Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là trên cơ sở phân tích làm rõ khái
niệm quyền dân sự, khái niệm bảo đảm quyền dân su, luận văn khăng định
rằng BLDS 2015 đã xây dựng được một cơ chế pháp lý rất đầy đủ và hữu hiệu
để bảo đảm các quyền dân sự của doanh nghiệp Bên cạnh đó đề tài cũng nêu
ra những bất cập trong các quy định pháp luật, và đề xuất kiến nghị nâng cao
hiệu quả của việc bảo đảm quyên dân sự của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Luận văn đi vào nghiên cứu các mục tiêu cụ thê sau:
Luận văn làm rõ khái niệm quyên dân sự, các loại quyên dân sự và kháiniệm, phân loại bảo đảm quyền dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn cũng di vào phân tích làm rõ BLDS năm 2015 đã có những
quy định gi dé bao đảm thực hiện quyền dân sự của chủ thé quan hệ pháp luật
dân sự nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.
Trên cơ sở phân tích các quy định trong BLDS năm 2015, luận văn
kiến nghị một vài biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc bảođảm các quyền dân sự cho doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian tới
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lýluận về bảo đảm quyên dân sự của doanh nghiệp, cơ chế pháp lý hiện hànhnhằm bảo đảm quyền dân sự của BLDS năm 2015, từ đó đề xuất một số kiếnnghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền dân sự của doanh
nghiệp.
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trang 13Phương pháp phân tích, tong hợp được sử dụng khi phân tích các van
đề liên quan đến cơ chế pháp lý bảo đảm quyền dân sự của doanh nghiệp,
khái quát những nội dung cơ bản của các vân đê được nghiên cứu.
Phương pháp so sánh nhăm đánh giá sự khác nhau giữa một sô loại quyên quyên dân sự, giữa quyên dân sự của cá nhân với quyên dân sự của
doanh nghiệp, giữa quyền dân sự và bảo đảm quyền dân sự
Phương pháp diễn giải, quy nạp được sử dụng chủ yếu trong Chương 3
để đưa ra định hướng, giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả của việc bảođảm quyền dân sự của doanh nghiệp
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn đã làm sâu sắc và hoàn thiện hơn những van dé lý luận vê quyên dân sự và bảo đảm quyên dân sự.
Đánh giá một cách toàn diện cơ chế pháp lý hiện hành về bảo đảmquyền dân sự của doanh nghiệp theo BLDS năm 2015
Từ đó đê xuât một sô kiên nghị đê nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyên dân sự của doanh nghiệp trong thực tiên hiện nay.
7 BO cục của luận van
Két câu của luận văn được xây dựng phù hợp với mục đích, nhiệm vu
và phạm vi nghiên cứu dé tài Ngoài phan mo dau, kết luận, Luận văn gôm 3
chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền dân sự và bảo đảmquyền dân sự của doanh nghiệp;
Trang 14Chương 3: Một sô kiên nghị nhăm nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm
quyên dân sự của doanh nghiệp
Trang 15đòi hỏi va không ai được ngăn can, hạn chê” Linh vực dan sự là lĩnh vựchoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của họ.Lĩnh vực hoạt động này được đặc trưng bởi tính tự nguyện, tự do ý chí vàbình dang giữa các chủ thể tham gia quan hệ Vì vậy, có thé hiểu rằng, quyềndân sự là quyền phát sinh trong lĩnh vực dân sự
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR)không đưa ra khái niệm, mà chỉ liệt kê một loạt các quyền và tự do cơ bản củacon người trên lĩnh vực dân sự Theo đó, quyền dân sự là khả năng được phép
xử sự theo một cách nhất định của chủ thê trong quan hệ dân sự dé thực hiện
và bảo vệ lợi ích của mình Trong quan niệm quốc tế quyền dân sự (civilrights) được hiểu theo nghĩa rộng: bao gồm sự bảo dam an toàn về thân thé,tính mạng, sức khỏe và an toàn của cá nhân; quyền không bị phân biệt đối xử
vì lý do sắc tộc, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, khuynh hướng tínhdục, dân tộc và tình trạng khuyết tật của cơ thé cùng một SỐ quyền tự do cánhân như quyền bí mật riêng tư, quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do
tôn giáo, tự do báo chí, tự do hội họp và tự do đi lại, cư trú.
* Từ điển luật học (2006), NXB Tư pháp
Trang 16quyền mà thôi BLDS gần đây nhất cũng mới chỉ quy định quyền nhân thântheo hướng thu hẹp hơn với nghĩa quyền dân sự gồm quyền nhân thân vàquyên tài sản, theo đó thì quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thé
chuyên giao cho người khác
Từ những phân tích trên, có thé định nghĩa quyên dân sự là khả năngđược xử sự theo một cách nhất định của chủ thể quan hệ dân sự, phát sinh
trong lĩnh vực dan sự dé thỏa mãn các nhu cau vật chát, tinh than cua mình.
Dé hiệu rõ hơn khái niệm vê quyên dân sự thì cân phân biệt quyên dân
sự với quyên công dân, quyên con người:
- Quyền công dân: Một cá nhân, ngoại trừ những người không quốctịch, xét về danh nghĩa, luôn đồng thời là chủ thé của cả hai loại quyền (quyềncon người và quyền công dân) Sự phân biệt trong việc thụ hưởng hai loạiquyền này chỉ được thể hiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt Chăng hạn, mộtngười nước ngoài sẽ không được hưởng một số quyền công dân (và cũng lànhững quyền con người) đặc thù, như quyền bau cử, ứng cử, ; nhưng người
đó vẫn được hưởng các quyền con người phô biến (mà đồng thời cũng là cácquyền công dân) áp dụng cho mọi thành viên của nhân loại trong mọi hoàncảnh, như quyên sông, quyên tự do và an ninh ca nhân,
Với ý nghĩa là một khái niệm gan liền với nhà nước, thé hiện mối quan
hệ giữa công dân với nhà nước, được xác định thông qua một chế định phápluật đặc biệt là chế định quốc tịch, quyền công dân là tập hợp những quyền tựnhiên được pháp luật của một nước ghi nhận và bảo đảm, nhưng chủ yếu dànhcho những người có quốc tịch của nước đó Không phải ai cũng được hưởngcác quyền công dân của một quốc gia nhất định, và không phải hệ thống
Trang 17quyên công dân của mọi quôc gia đêu giông hệt nhau, cũng như đêu hoàn toàn tương thích với hệ thông các tiêu chuân quôc tê vê quyên con người.
- Quyên con người là tông thê các quyên của một con người Quyên con người không bị giới hạn bởi bât cứ chê định nào Con người sinh ra là họ
đã có các quyên được định săn, quyên đó gọi là quyên con người.
Trong khi đó, quyền dân sự có sự khác biệt điển hình với quyền conngười và quyền công dân khi xét các quyền ấy đưới góc độ chủ thé của quyên.Điều này thể hiện ở chỗ, chủ thể của quyền con người, quyền công dân chỉ cóthê là cá nhân (tự nhiên nhân, thể nhân), trong khi đó, chủ thể của quyền dân
sự lại có thé là cá nhân cũng có thé là pháp nhân Như vậy xét về mặt chủ théthì quyền dân sự rộng hơn quyền con người và quyền công dân Các quyềncon người và quyền công dân có thé phát sinh ở nhiều lĩnh vực khác nhau,nhưng quyền dân sự chỉ có thé phát sinh trong một lĩnh vực hoạt động đặc thù
là lĩnh vực dân sự Hiện nay chưa ở đâu đưa ra khái niệm lĩnh vực dân sự, tuy nhiên, theo tác giả: lĩnh vực dân sự là lĩnh vực hoạt động rộng rãi, phong phú của con người, được đặc trưng bởi tính tự do, tự nguyện, tự chịu trách nhiệm
và bình đăng giữa các chủ thể tham gia quan hệ xã hội đó
Có thé thấy rõ hon sự khác nhau giữa ba quyền con người, quyén công
dan và quyên dân sự ở bang dưới đây:
STT | Tiêu chí Quyên con Quyên công dân | Quyên dân sự
Trang 18quốc gia dành
cho các công dân của nước mình
Những tự do và bảo đảm mà một
quốc gia dành cánhân, pháp nhân
của nước mình,
ngoài ra không ai
có quyền hạn chếquyền dân sự trừ
việc ghi nhận trong pháp luật
khi cần đảm bảo
an ninh quốcphòng, trật tự xã
hội, đạo đức xã
hội, Bảo vệ môi
trường, sức khỏe
cộng đồngTính chất Tự nhiên, vỗn
có, không do chủ
thể nào ban
phát Thé hiện vị
thế của mỗi cá
nhân trong quan
hệ với quốc gia
mà cá nhân đó là
công dân và với
Do các nhà nướcxác định băngpháp luật Thểhiện vị thế của
mỗi cá nhân
trong quan hệ với
quốc gia mà cánhân đó là công
dân.
Do các nhà nướcxác định bang
pháp luật và do
các chủ thể quan
hệ pháp luật dân
sự tạo ra thông qua các hành vi
pháp ly hợp pháp
của mình (ví dụ
Trang 19cộng đông nhân ký kết các hợploại đồng).
Đặc điểm Áp dụng toàn Áp dụng trong Áp dụng trong
cầu; đồng nhất
trong mọi hoàn
cảnh; không thay
đổi theo thời
gian, tuy nhiên
có sự phát kiến
qua các giai đoạn
lãnh thô quốcgia; không hoàntoàn giống nhaugiữa các quốcgia; có thê bịthay đổi theo thờigian, có sự ghinhận bồ sung vào
môi thời điềm.
lãnh thô quốcgia; không hoàntoàn giống nhaugiữa các quốcgia; có thê bịthay đổi theo thời
gian, có sự ghi
nhận bồ sung vàomỗi thời điểm
Có một số quyền
dân sự do các bên tham gia
quan hệ dân sựxác lập, thay đổi,
hủy bỏ theo ý chí của họ, tuyệt đại
đa số các quyềndân sự đều có
Trang 20độ tuôi,
7 | Lĩnh vực
phát sinh
Mọi lĩnh vực của đời sông
Dân sự, chính tri Dân sự, kinh
doanh thương
mại, dau tư
8 | Chủ thể Các nhà nước là Các nhà nước là Các nhà nước là
trách nhiệm hiệp hội, doanh
nghiệp, cộng
đồng và cá nhân
các doanh nghiệp cũng
có trách nhiệm
9 | Cơchế | Các diễn đàn, thủ | Toà án và một số | Toà án và một số
bao vé | tục điều tra, giải | cơ chế tai phán cơ chế tài phán
quyết khiếu nại,
tố cáo vi phạmnhân quyền củaLiên hợp quốc vàmột số tô chứcliên chính phủ khu vực
khác ở mỗi quốcgia Trong một số
trường hợp, các
cơ chế quốc tế
được áp dụng
như là giải pháp tiép nôi
khác ở mỗi quốc
gia Trong một
số trường hợp,các cơ chế quốc
tế được áp dụngnhư là giải pháp tiép nôi
(Bảng 1: Phân biệt quyền con người, quyền công dân, và quyền dân sự)1.1.2 Đặc điểm của quyền dân sự
Trang 21Căn cứ vào tính chât đặc biệt và lĩnh vực phát sinh của quyên dân sự,
có thé thay, quyên dân sự có các đặc diém sau:
Thứ nhất, quyền dân sự là quyền phát sinh trong một lĩnh vực hoạt
động đặc thù gọi là lĩnh vực dân sự Hoạt động dân sự là hoạt động được đặc
trưng bởi tính bình dang, tự do, tự nguyện của các chủ thể trong việc xác lập,thay đồi, đình chi các quan hệ giữa các chủ thé (cá nhân, pháp nhân) với nhau.Như vậy, ở đâu có quan hệ quyền uy, phục tùng, ở đó không xuất hiện quyềndân sự Tóm lại, quyền dân sự chủ yếu phát sinh giữa cá nhân với cá nhân, cánhân với pháp nhân và pháp nhân với pháp nhân, được thiết lập trên cơ sởbình dang, tự nguyện, tự do ý chí nhăm thỏa mãn các nhu cầu vật chat, tinhthần của họ Trong khi đó quyền con người, quyền công dân lại chủ yếu tồntại trong mối quan hệ giữa con người, công dân với Nhà nước Ví dụ quyền tự
do kinh doanh là quyền kinh tế cơ bản của công dân Quyền này đã được ghinhận trong Hiến pháp 2013 và được bảo đảm thực hiện băng các đạo luậtkhác như: Luật doanh nghiệp 2014, luật đầu tư 2014, BLDS 2015 Quyền tự
do kinh doanh thé hiện ở chỗ, công dân, pháp nhân được làm tat cả những gi
mà pháp luật không cắm Quyền này thé hiện mối quan hệ giữa Nhà nước vàcông dân chứ không thé hiện mối quan hệ giữa công dân, pháp nhân với nhau.Thứ hai, quyền dân sự được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:Quyền dân sự được hình thành là để thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tỉnh thầncủa chủ thé nên vô cùng da dang và phong phú về tính chất, nội dung và phạm
vi phát sinh Trong khi đó quyền con người, quyền công dân lại có nội dung
và phạm vi rất hẹp Quyền dân sự được hình thành theo nhiều căn cứ (nguồn)
sau đây:
Một là, quyền dân sự do luật định Các quyền dân sự của cá nhân, phápnhân được ghi nhận một các cụ thé trong các quy định của pháp luật như:quyên bí mật đời tư, quyền về hình ảnh, quyền sở hữu tai sản
Hai là, quyền dân sự do các bên xác lập trên cơ sở hợp đồng hoặc cáchành vi pháp lý đơn phương Nói cách , quyền dân sự không chỉ phát sinh trên
Trang 22cơ sở quy định trực tiếp của pháp luật mà còn có thé do các bên xác lập dựatrên các giao dịch dân sự cụ thể Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thểnhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mangtính ý chí của chủ thé tham gia giao dịch, với những mục dich và động cơnhất định Hợp đồng dân sự là giao dịch phố biến nhất trong đó thể hiện ý chícủa hai hay nhiều bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự Thông thường, hợp đồng có hai bên tham gia trong đó thê hiện sựthống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thé Hanh vi pháp líđơn phương là giao dịch trong đó thê hiện ý chí của một bên nhằm làm phátsinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Như vậy, các chủ thể càng
hoạt động nhiêu thì quyên dân sự của họ càng nhiêu và ngược lại.
Trong hai nguồn hình thành này thì nguồn thứ hai là quan trọng, phốbiến, phong phú nhất vì pháp luật Việt Nam đã cho phép mọi cá nhân, phápnhân được tự do hành động dé thỏa mãn nhu cầu của mình (trừ những việc bịpháp luật cắm) Tóm lại, tự do càng nhiều thì quyền dân sự càng có điều kiện
mở rộng và phát trién.
Thứ ba, các quyền dân sự thông thường do các chủ thê tự nguyện thực
hiện mà không cân sự can thiệp của Nhà nước:
Cá nhân, pháp nhân tự thực hiện quyền dân sự của mình Lĩnh vực dân
sự là lĩnh vực “việc dân sự cốt ở đôi bên” và quyền dân sự cũng vậy Cá nhân,pháp nhân tự ký hợp đồng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ với nhau vàsau đó tự mình thực hiện hợp đồng với nhau Nhà nước chỉ hỗ trợ cho các bênthực hiện quyền của mình trong những trường hợp cần thiết như: thành lập cơquan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký đất đai, cơ quan đăng ký tài sản,thành lập các văn phòng công chứng, dé thực hiện các dịch vụ công hoặc
can thiệp dé bảo vệ khi các quyên dân sự của cá nhân, pháp nhân bị vi phạm.
Trang 23Thứ tư, việc giới hạn quyền dân sự phải tuân theo những nguyên tắcpháp lý chặt chẽ mà không thé tùy tiện:
Quyền dân sự cũng như tất cả các quyền, tự do khác của con người tuyrất quan trọng nhưng điều đó không có nghĩa là vô tận và không bị hạn chế.Nguyên do của van đề là ở chỗ, lợi ích của cá nhân, di có được tôn trọng maythì van phải phục tùng lợi ích của tập thé, của cộng đồng, của xã hội Vi vậyquyền dân sự ở nước ta cũng có thé bị hạn chế Tuy nhiên sự hạn chế quyềndân sự nói riêng và các quyền tự do khác của cá nhân, pháp nhân phải đượcthực hiện theo những nguyên tắc chặt chẽ Các nguyên tắc đó là:
Một là, việc giới hạn quyền dân sự phải được quy định trong pháp luậtquốc gia Yêu cầu này nham dé tránh sự tùy tiện trong việc giới hạn quyềncủa các cơ quan có thâm quyền, đặc biệt với cơ quan hành chính vi các cơquan này vừa là chủ thể bảo vệ quyền, vừa là chủ thê có khả năng xâm phạmquyên lớn nhất Đối với Tòa án, thì giới hạn quyền được bảo đảm thực hiệnbằng chính quy trình tố tụng do Nhà nước quy định và buộc Tòa án phải tuânthủ.
Hai là, những giới hạn đặt ra là vừa đủ, phù hợp mà không thé quá đàđến mức triệt tiêu quyền dân sự Yêu cầu này nhằm bảo đảm những giới hạnđặt ra không làm tôn hại đến khả năng của các cá nhân có liên quan trong việchưởng thụ các quyền đó Do bản chất phức tạp của đời sống dân sự nên việcđánh giá một quyền có thé bị giới hạn hay không là một công việc khó khăn,nên nó cần thiết phải được đặt trong những bối cảnh cụ thẻ
Ba la, việc giới hạn quyền phải được coi là không thể tránh khỏi, khôngthé không làm nhằm mục đích duy nhất là dé thúc day phúc lợi chung củacộng đồng Do đó, việc giới hạn chỉ nên đặt ra dé: bảo vệ an ninh quốc gia,bảo vệ quyền lợi của những chủ thể khác, bảo vệ sự an toàn của cộng đồng,
bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức của cộng đồng
1.1.3 Phân loại quyên dân sự
Trang 24Thứ nhất, dựa vào nguồn gốc phát sinh: Quyền dân sự có hai loại là doluật định và phát sinh dựa trên hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương.Thứ hai, dựa vào tính chất của quyền dân sự: Quyền dân sự có hai loại
là quyền tài sản và quyền phi tài sản Tuy nhiên xét về số lượng thì quyền dân
sự chủ yếu là quyền mang tính chat tài sản
Quyền dân sự mang tính chat tài sản là phổ biến vì mục đích của việcthiết lập quyền dân sự là nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của
cá nhân, pháp nhân Trong khi đó quyền dân sự mang tính chất phi vật chấtnhư các quyền nhân thân trong BLDS năm 2015 lại có SỐ lượng hạn chế, chỉbao gồm 13 quyền (theo BLDS năm 2005 quy định 26 quyền nhân thân)
Do quyền dân sự chủ yếu là mang tính chất tài sản nên phương thức,biện pháp bảo vệ các quyền này cũng nặng yếu tố vật chat (tài sản) Vi dụ khixây dựng các biện pháp chế tài do vi phạm các nghĩa vụ hợp đồng thì các nhàlập pháp (Quốc hội) Việt Nam đã chủ yếu đưa ra các chế tài tài sản (bồithường thiệt hại và phạt vi phạm) Đây là hai chế tài chủ yếu áp dụng cho chủthể vi phạm quyền và hai chế tài này đều là các biện pháp chế tài mang tínhchất tài sản Trong khi đó khi vi phạm quyền công dân, quyền con người thìngười vi phạm chủ yếu chịu các biện pháp chế tài mang tính chất hình sự,hành chính (xin lỗi công khai, cưỡng ché, cải chính ) Còn các biện pháp tàisản khác chỉ mang tính chat phụ, bổ sung mà thôi
Quyền dân sự mang tính phi tài sản thực chất quyền này là các quyềnnhân thân, không có nội dung là tài sản, bản thân quyền này không mang tínhchất tài sản nhưng chủ thé khác có hành vi xâm phạm quyền này thì cũngphải bồi thường
1.1.4 Khái niệm quyền dân sự của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tô chức quy tụ các phương tiện tài chính, vật chat và
COn người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản
phâm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tôi đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông
Trang 25qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý cácmục tiêu xã hội.
Doanh nghiệp theo quan điểm pháp lý từ trước đến nay là tô chức kinh
tế có tư cách pháp nhân (công ty TNHH, công ty cô phần, công ty hợp danh),hoặc không có tư cách pháp nhân (doanh nghiệp tư nhân), có con dấu, có tàisản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độclập, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhăm mục đích kinhdoanh và chiu sự quản lý của nhà nước băng các loại luật và chính sách thựcthi.
Từ sự phan tích về quyền dân sự nói chung và định nghĩa về doanhnghiệp như trên có thê đưa ra một cách hiểu thống nhất về quyền dân sự của
doanh nghiệp như sau:
Quyên dân sự của doanh nghiệp là khả năng được xử sự theo một cáchnhất định của tổ chức có hoặc không có tư cách pháp nhân đã đăng ký thànhlập với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hoạt động kinh doanh thamgia vào lĩnh vực dan sự dé thỏa mãn các nhu câu vật chất, tỉnh thần của
Có thé ké ra một số quyền dân sự của doanh nghiệp như: quyền đặt tên(khác với cá nhân) muốn đặt được tên doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, tra cứu
xem tên của mình có bị trùng với doanh nghiệp khác hay không (cá nhân
không cân); Quyên đặt trụ sở (khác với quyên có chỗ ở của cá nhân; doanh
Trang 26nghiệp không được đặt trụ sở ở các tòa nhà chung cư, căn hộ tập thé) ;Quyền sở hữu trí tuệ; Quyền đối với hình ảnh; Quyền đối với uy tín doanhnghiệp ; Quyền đòi nợ (phát sinh từ hợp đồng vay tài sản của doanh nghiệpvới chủ thể khác)
1.2 Khái niệm và các biện pháp bảo đảm quyền dân sự
1.2.1 Khái niệm bảo đảm quyên dân sự
Thuật ngữ bảo đảm được nhìn nhận dưới hai góc độ khác nhau Trong
từ điển tiếng Việt định nghĩa “Bảo đảm là làm cho chắc chắn thực hiện được,giữ gìn được hoặc đủ những gì cần thiết” Trong từ điển luật học định nghĩa
“Bảo đảm là làm cho chắc chắn thực hiện được những điều cần thiết là tráchnhiệm của một chủ thé, cá nhân hoặc tổ chức phải làm cho quyền và lợi íchhợp pháp của bên kia chắc chắc được thực hiện, giữ gìn, nếu xảy ra thiệt hạithì phải bồi thường”
Trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân khi công dân có quyềndân sự thì Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm Dé bao đảm quyền dân sựthì Nhà nước phải thiết lập cơ chế và công cụ pháp lý để thực hiện như quyđịnh: Tòa án không được quyên từ chối giải quyết vụ việc với lý do không cóquy định pháp luật về van dé đó; Mở rộng các hình thức giải quyết tranh chấpngoài Tòa án: Ngoai tòa án còn có các cơ quan giải quyết tranh chấp khác; Cónhiều vụ việc có quyết định hành chính nhưng vẫn có thé đưa ra tòa dé giảiquyết; Chỉ có Quốc hội mới có quyền hạn chế quyền dân sự và việc hạn chế
đó chỉ được thực hiện khi có những lý do nhất định, thông thường vì các lýdo: An ninh quốc phòng; Trật tự xã hội; Bảo vệ môi trường; Sức khỏe cộng
đông; Đạo đức xã hội.
? Trung tâm từ điển luật học (1995), từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
> Từ điển luật học (2006), NXB Tư pháp
Trang 27Như vậy, bảo đảm quyền dân sự là việc người có thâm quyền thực hiệnnghiêm chỉnh các quy định pháp luật và tạo điều kiện cần thiết để cá nhân, tổchức thực hiện đầy đủ quyền dân sự mà họ có được.
1.2.2 Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền dân sự
Khi sử dụng khái niệm cơ chế người ta thường đề cập nó với nghĩa đen
là bộ máy và chế độ hoạt động của nó Theo nghĩa Hán Việt thì cơ chế là từ
ghép của “cơ” là bộ máy, và “chê” là chê độ hoạt động.
Trong cuốn từ điển “danh từ kinh tế” được biéu đạt như sau: “Cơ chếkinh tế là tổng thể các hình thức phương pháp bảo đảm sự hoạt động hợp lýcủa toàn bộ lao động xã hội trong khuân khổ một phương thức sản xuất nhấtđịnh”? Tính đến nay trong các văn kiện của nhà nước từ cơ chế được dùngrộng rãi nhưng lại chưa có một lý giải chính thức về từ này, ở tầm vĩ môthường dùng như cơ chế quản lý nhà nước, cơ chế xây dựng pháp luật
Theo từ điển Tiếng Việt, pháp lý là lý luận, nguyên lý về pháp luật.Theo từ điển luật học, pháp lý là những khía cạnh, phương diện khácnhau của đời sống pháp luật của một quốc gia Pháp ly chỉ những lý lẽ, lẽ phảitheo pháp luật
Như vậy, có thê nhận diện cơ chê có các dâu hiệu sau:
Thứ nhất, cơ chế do con người tạo ra và con người có thê thay đổi nó
Cơ chế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do
con người tạo ra dé thực hiện mục tiêu cua minh.
Thứ hai, cơ cấu của cơ chế gồm hai bộ phận hợp thành là các yếu tốhợp thành bộ máy và quy tắc, chế độ vận hành của cả hệ thống
ˆ Danh từ kinh tế,(1987), NBX Sự thật.
° Viện ngôn ngữ học (2006), từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr767.
° Bộ tư pháp (2006), từ điển luật học, NXB từ điển Bách khoa và NXB tư pháp, Hà Nội, tr 606.
Trang 28Thứ ba, cơ chế vận hành theo mục tiêu đặt ra của người sử dụng Do
đó, khi cơ chế vận hành không đạt được mục tiêu thì người sử dụng phải cảitạo hay châm dứt sự vận hành của nó.
Tóm lại, cơ chế pháp lý bảo đảm quyền dân sự là tập hợp các yếu tố
liên kết, phụ thuộc vào nhau trong một hệ thống và có các thực thực hiện việc
bảo đảm quyền dân sự về mặt pháp luật
1.2.3 Các biện pháp pháp lý bảo đảm quyền dân sự
Có các biện pháp pháp lý bao đảm quyên dân sự sau đây:
Thứ nhất: bảo đảm quyền dân sự của doanh nghiệp thông qua việc Nhànước công nhận một cách đầy đủ kịp thời các quyền dân sự do các doanhnghiệp thiết lập nên
Thứ hai, Nhà nước tạo điêu kiện về nhiêu mặt (tô chức kinh tê, xã hội, tâm lý ) đê chủ thê có quyên dân sự thực hiện được các quyền dân sự của
mình Nói cách khác, Nhà nước tạo điện kiện thuận lợi đê chủ thê có quyên tự
hưởng thụ các quyên của mình.
Thứ ba, quyên dân sự của cá nhân, tô chức có thê được bảo đảm thông qua việc yêu câu cơ quan, tô chức có thâm quyên can thiệp, bảo vệ khi quyên dân sự của cá nhân, tô chức đó bị xâm phạm.
1.2.4 Moi quan hệ giữa quyên dân sự và bảo dam quyên dân sw
Quyền dân sự và bảo đảm quyền dân sự đều là những vấn dé quantrọng Có thé thấy quyền dân sự là quyền hành động theo ý chí của mình và vilợi ích của mình Không có việc thiết lập và thực hiện quyền dân sự thì nhucầu vật chất, tinh thần của cá nhân, pháp nhân không thê thỏa mãn được Vìvậy, làm sao dé tạo ra cho mình nhiều quyền dân sự luôn là nguyện vọng củacác chủ thé quan hệ dân sự Tuy nhiên, như phan trên đã trình bày quyền dân
Trang 29sự là có giới hạn, không thé vô biên giới Quyền này tuy quan trọng va cầnthiết đối với cá nhân, pháp nhân nhưng vẫn phải bị hạn chế trong các trườnghợp nhất định Trừ trường hợp bị hạn chế, các quyền dân sự luôn phải đượcbảo đảm thực hiện Trong khi đó bao đảm quyền dân sự là xây dựng cơ chế,điều kiện, môi trường để quyền dân sự của chủ thé được thực thi Ca haiquyền dân sự và bảo đảm quyền dân sự đều rất quan trọng và không được
xem nhẹ cái nào.
Quyền dân sự và bảo đảm quyền dân sự có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau Trước hết phải có quyền thì sau đó mới đặt van đề phải có cơ chế bảođảm dé quyền được công nhận, thực hiện và bảo vệ Nếu Nhà nước ghi nhậncho chủ thể các quyền dân sự, nhưng lại không có cơ chế dé quyền được côngnhận, thực hiện, và bảo vệ thì quyền của họ trên thực tế sẽ không ton tại Vi
dụ như, Nhà nước ghi nhận doanh nghiệp có quyền sở hữu tai sản làm tư liệusản xuất, nhưng lại không có cơ chế để cho doanh nghiệp được công nhậnquyền sở hữu, hay bảo vệ quyền sở hữu này thì quyền sở hữu của doanh
nghiệp cũng mới chỉ là hình thức.
1.2.5 Sự khác biệt giữa bảo đảm quyên dân sự và bảo vệ quyền dân sựTheo từ điên Tiêng Việt thì bảo vệ là giữ cho mọi việc được nguyên vẹn, bảo toàn một thứ gì đó trước sự xâm hại của sự vật, sự việc khác Trong
khi đó như phân tích ở phân trên, bảo đảm là làm cho chắc chăn thực hiện được.
Như vậy, bảo đảm rộng hơn bảo vệ; bảo vệ là một bộ phận của bảo đảm Bảo đảm là xây dựng các tiên đê điêu kiện đê thực hiện một cái gì đó.
Trong khi đó, bảo vệ chỉ là một hành vi.
Khác nhau cơ bản giữa bảo vệ và bảo đảm là bảo đảm phải là công việc của người có thâm quyên, còn bảo vệ có thê là công việc của bat ki ai, trong
nội hàm của bảo đảm có cả bảo vệ.
Trang 30Chính vì vậy, bảo vệ quyền dân sự chỉ là một hành vi thé hiện việc giữcho quyền dân sự không bị xâm phạm, trong khi đó bảo đảm quyền dân sự là
việc tạo lập các yêu tô đê quyên dân sự được công nhận, thực hiện và bảo vệ.
1.2.6 Sự khác biệt trong cơ chế pháp lý bảo đảm quyển dân sự giữa cá
nhân và doanh nghiệp
Cơ chế pháp lý đảm quyền dân sự của cá nhân và cơ chế pháp lý bảođảm quyên dân sự của doanh nghiệp cơ bản là giỗng nhau tuy nhiên, giữa hai
cơ chế này có những điểm khác biệt do tư cách pháp lý, năng lực pháp lý vànăng lực hành vi của cá nhân và doanh nghiệp có những đặc thù nhất định.Với cá nhân họ là con người, là thực thể sống có ý chí độc lập, có phâm chatđạo đức, nên họ khác biệt với doanh nghiệp một tô chức đo con người tao ra,hoạt động dựa trên tư cách là một chủ thé pháp lý
Chính vì thế, tư cách pháp lý của cá nhân sẽ khác với tư cách pháp lýcủa doanh nghiệp, nhân phẩm đạo đức của cá nhân sẽ khác với uy tín củadoanh nghiệp, quyền tự do đi lại của cá nhân, sẽ khác với việc đặt trụ sở chính
ở nhiều địa bàn khác nhau của doanh nghiệp
Trong thủ tục thực hiện việc bảo vệ quyền dân sự: thì thủ tục bảo vệquyền dân sự của doanh nghiệp phức tạp hơn của thủ tục bảo vệ quyền dân sựcủa cá nhân Doanh nghiệp là tô chức, có nhiều người, thủ tục phức tạp, xácđịnh khó hơn về lỗi, hành vi gây thiệt hại Sẽ mat nhiều thời gian chứng minhhành vi là hành vi bị vi phạm của doanh nghiệp để bảo vệ hơn là cá nhân
Một điều nữa trong sự khác biệt giữa quyền dân sự của doanh nghiệp là
về thủ tục để quyền dân sự được công nhận Đối với cá nhân thông thườngcác quyền dân sự được ghi nhận ngay mà ít khi cá nhân phải thực hiện các thủtục để được công nhận Trong khi đó đối với doanh nghiệp, hầu hết các quyền
dân sự của doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục pháp luật quy định thì mới
được công nhận Ví dụ trong quyền đòi lại tài sản của doanh nghiệp và quyền
Trang 31đòi lại tài sản của cá nhân, về bản chất hai đối tượng này đều có quyền đòi lạitai sản là giống nhau Tuy nhiên cơ chế pháp lý dé bảo đảm quyên này của haiđối tượng lại khác nhau về thủ tục Với cá nhân, việc đòi lai tài sản sẽ dé dàngxác minh, hoặc cá nhân tự thực hiện hay ủy quyền thực hiện Nhưng doanh
nghiệp phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của mình, hoặc
người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho chủ thé khác thực hiện quyền của
mình.
Khi ghi nhận quyền của cá nhân và quyền dân sự của pháp nhân, nhàlàm luật cũng cần lưu ý những sự khác biệt này để có những quy định đặc thùtrong cơ chế pháp lý bảo đảm quyền dân sự cho cá nhân hay doanh nghiệp
Trang 32Kết luận chương 1Quyền dân sự mặc dù đã được ghi nhận trong pháp luật (BLDS 2015),nhưng cho đến nay nó là gì và bao gồm những quyền gì thì chưa được làm rõtrong khoa học pháp lý Việt Nam Điều này cũng thê hiện ở chỗ chưa có côngtrình nào ở bất cứ quy mô nào đưa ra được một định nghĩa thế nào là quyền
dân sự.
Quyền dân sự theo tác giả là quyền mà chủ thé của quan hệ pháp luậtdân sự được pháp luật ghi nhận hoặc do các bên xác lập Quyền dân sự đượcpháp luật ghi nhận hoặc do các bên xác lập trên nguyên tắc tự do, tự nguyện,
tự chịu trách nhiệm nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mình.Quyền dân sự có hai bộ phận: một bộ phận quyền dân sự được Nhà nước xáclập ngay trong các văn bản pháp luật như Hiến Pháp, BLDS và các đạo luậtchuyên ngành khác Bộ phận thứ hai của quyền dân sự được hình thành quaviệc xác lập các quan hệ pháp luật dân sự cụ thể Đây là bộ phận nhiều nhất,
đa dạng nhất, phong phú nhất của quyền dân sự
Quyền dân sự có mỗi quan hệ chặt chẽ với quyền công dân và quyềncon người Tuy nhiên, các quyền này có nội dung, tính chất, lĩnh vực phátsinh và cơ chế bảo vệ là khác nhau Quyền dân sự có nhiều điểm đặc thù Vìvậy, tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng quyền dân sự vẫn tồn tại một cáchđộc lập và trở thành một trong những đối tượng mà pháp luật nói chung vàpháp luật dân sự nói riêng phải có cơ chế bảo đảm thực hiện quyền dân sự
trong thực tiễn.
Một trong hai bộ phận của quyền dân sự là quyền dân sự của tô chức,trong đó chiếm đại đa số là quyền dân sự của doanh nghiệp Quyền dân sự của
doanh nghiệp là khả năng xử sự của doanh nghiệp phát sinh trong lĩnh vực
dân sự dé thỏa mãn nhu cau vật chat tinh than của doanh nghiệp Việc bảo
Trang 33đảm quyền dân sự của doanh nghiệp là cơ chế pháp lý mà Nhà nước ghi nhận
đê quyên dân sự của doanh nghiệp được công nhận, thực hiện và bảo vệ.
Trang 34CHƯƠNG 2 CO CHE PHÁP LÝ BAO DAM QUYEN DAN SỰ CUA
DOANH NGHIEP THEO BO LUAT DAN SU 2015
2.1 Điều kiện để doanh nghiệp được công nhận, thực hiện và bảo vệquyền dân sự
2.1.1 Năng lực chủ thể
2.1.1.1 Điêu kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân
Theo Điều 74 BLDS năm 2015, thì một tổ chức có tư cách pháp nhân
khi đảm bảo đủ bôn điêu kiện sau:
Thứ nhất, được thành lập theo quy định của BLDS, luật khác có liên
quan;
Thứ hai, có cơ cấu tô chức theo quy định tại Điều 83 của BLDS: Phápnhân phải có cơ quan điều hành Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quanđiều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặctrong quyết định thành lập pháp nhân Pháp nhân có cơ quan khác theo quyếtđịnh của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản của mình;
Thứ tư, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.Như vậy hầu hết các loại hình doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân.Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân theo điều 183 Luật Doanh nghiệp năm 2014là: “doanh nghiệp do một ca nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toan
bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp ” Như vậy, doanhnghiệp tư nhân là loại doanh nghiệp mà tài sản của chủ sở hữu và doanh nghiệp không tách bạch, doanh nghiệp không tham gia quan hệ pháp luật một
Trang 35cách độc lập Từ những căn cứ trên thì doanh nghiệp tư nhân không có tư
cách pháp nhân Tuy không có tư cách pháp nhân nhưng doanh nghiệp tưnhân vẫn là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự và các quan hệ phápluật khác và do đó vẫn là chủ thé của quyền dân sự như mọi pháp nhân khác.2.1.1.2 Năng lực chủ thể của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tham gia vào các quan hệ pháp luật như là một chủ thể
bình đăng, độc lập với các chủ thể khác
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của doanh nghiệp phát sinhđồng thời tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, tồn tại trong suốt quá trìnhhoạt động của doanh nghiệp va chỉ cham dứt khi doanh nghiệp cham dứt hoạt
Doanh nghiệp tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và các quan
hệ dân sự nói riêng thông qua các hoạt động bên ngoài như những chủ thể độclập khác.
Moi hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành thông qua hành vi củanhững cá nhân - người đại diện của doanh nghiệp Hành vi của những cá nhânnày không phải tạo ra quyền và nghĩa vụ cho họ mà nhân danh doanh nghiệptạo ra các quyền và nghĩa vụ cho doanh nghiệp Người đại diện của pháp nhân
được xác lập dưới các hình thức (người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp theo Điều 137 BLDS năm 2015), bao gồm: Người được doanh nghiệpchỉ định theo điều lệ; Người có thấm quyền đại diện theo quy định của phápluật; Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án Một doanh
Trang 36nghiệp có thé có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại điện cóquyền đại diện cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 củaBLDS năm 2015 Có thé thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
đã có nhiều tiễn bộ hơn so với BLDS năm 2005 Luật đã xác định rõ hơn các
trường hợp cá nhân đại diện cho doanh nghiệp tham gia các quan hệ pháp luật Khác so với trước, trong luật phá sản thì có trường hợp Tòa án chỉ định,
mà trong khi đó BLDS thì chưa có quy định.
BLDS cũng mở rộng hơn van đề doanh nghiệp có nhiều người đại diệntheo pháp luật Bên cạnh đó Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng cụ thể hóavấn đề doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật Tuy nhiên thựctiễn hiện nay phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp có nhiềungười đại diện theo pháp luật như sau:
Thứ nhất, người đại diện theo pháp luật đã ủy quyền cho người khácđại diện doanh nghiệp, nhưng người ủy quyền đó vẫn chịu mọi trách nhiệm vềhoạt động của người ủy quyền (Khoản 3 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm2014)
Thứ hai, công ty trách nhiệm hữu han và công ty cô phần có thé có mộthoặc nhiều người đại diện theo pháp luật Điều lệ công ty quy định cụ thể sốlượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theopháp luật của doanh nghiệp (khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014).Đây là điểm mới so với quy định của BLDS năm 2005 và Luật Doanh nghiệpnăm 2005 “BLDS năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2014 lần đầu tiêntrao quyền lựa chọn số lượng người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp,tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thé hội nhập nhanh hơn, tận dung được
s37
mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật” Tuy nhiên, co
7 Nguyễn Thị Thanh, (2016), “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, tại địa chỉ http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh-te.aspx?ItemID=147 Ngày truy cập 21/5/2017.
Trang 37chế giám sát lẫn nhau giữa những người đại diện theo pháp luật; sự phân định
về trách nhiệm liên đới hay riêng lẻ của các đại diện theo pháp luật chưa đượcgiải quyết triệt dé và phạm vi đại diện của các đại diện theo pháp luật trong
việc xác lập giao dịch nhân danh doanh nghiệp Có những trường hợp đặt ra
trong thực tiễn cần được làm rõ như xác định giao dịch đòi hỏi phải được sựchấp thuận của tất cả các đại diện theo pháp luật hay hiệu lực của hợp đồng đãđược doanh nghiệp ký kết với đối tác và đang thực hiện nhưng xảy ra trườnghợp một đại diện theo pháp luật khác phản đối hay không đồng ý một phầncủa hợp đồng này Yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng điều lệ công ty cũngcần chặt chẽ hơn dé tránh chồng chéo về thâm quyền của mỗi người và tăng
cường hiệu quả quản lý trong nội bộ doanh nghiệp.
Ví dụ, khi công ty TNHH ABC ký hợp đồng mua bán vật liệu xây dựngvới công ty Cô phần XYZ thì công ty TNHH ABC có 2 người đại diện theopháp luật mà theo điều lệ công ty TNHH ABC thì ông A là người đại diệntheo pháp luật thực hiện công việc ký các hợp đồng lao động, kí các giấy tờhành chính; Ông B là người đại diện theo pháp luật ký các hợp đồng dân sựkinh tế và hợp đồng dân sự khác Tuy nhiên do không có thông tin về điều lệcông ty ABC nên phía công ty XYZ đã kí hợp đồng mua bán với ông A, sau
đó khi vật liệu xây dựng được tập kết dé chuyên đến địa điểm giao hàng củacông ty ABC, do thời giá thị trường giảm, công ty ABC muốn giảm giá vậtliệu xây dựng này, nhưng công ty XYZ không đồng ý, Công ty ABC đưa ra lý
do người kí hợp đồng không có thâm quyên, buộc hủy hợp đồng đã kí, thiệthại kinh tế cho công ty XYZ là rất lớn trên thực tế Chính vì vậy, công khaithông tin của công ty về nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật đối vớicác công ty có từ hai người đại diện trở lên là yêu cầu rất cần thiết tại thờiđiêm hiện nay.
2.1.3 Thời hiệu hưởng quyền dân sự
Trang 38Theo điều 150 BLDS năm 2015 quy định về các loại thời hiệu thì thờihiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thểđược hưởng quyên dân sự.
Thời hiệu là một sự kiện pháp lí làm phát sinh quyền dân sự cho chủthể, nhưng không phải bất cứ chủ thể nào cũng có thê xác lập theo thời hiệu
mà chỉ trong thời hiệu pháp luật quy định Ví dụ Điều 236 Bộ luật dân sự
2015 quy định việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, đượclợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng thỏa mãn điều kiện “ngay tình,liên tục, công khai” Thời điểm bắt đầu thời hiệu hưởng quyền là thời điểmthực tế chiếm hữu tài sản, đối với những tài sản mà pháp luật quy định phảiđăng kí (ví dụ bất động sản), thì thời hiệu bắt đầu từ thời điểm đăng kí
Ví dụ: Điều 236 BLDS năm 2015 quy định, người chiếm hữu, ngườiđược lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, côngkhai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thìtrở thành chủ sở hữu của tài san đó, ké từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ
trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Cách tinh thời hiệu hưởng quyên dân sự: Được tinh từ thời điểm bắtdau từ “ngày” đầu tiên và cham dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng củathời hiệu (Điều 151 BLDS 2015) Như vậy, thời hiệu được xác định là ngày
và về nguyên tac hai loại thời hiệu này không bị gián đoạn bởi bat kì ly do gi,chúng phải có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiệnlàm gián đoạn thì thời hiệu được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạncham dứt (Điều 153 BLDS 2015) Can cứ vào đặc điểm của pháp luật về thờihiệu mà khi pháp luật quy định chủ thể được hưởng quyền mới có hiệu lực
(Khoản 152 BLDS 2015).
Thời hiệu hưởng quyền dân sự gián đoạn khi có sự giải quyết bằng một
quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thâm quyên đôi với
Trang 39quyền dân sự đang được áp dụng thời hiệu; Và quyền dân sự đang được ápdụng thời hiệu mà bị người có quyên liên quan tranh chấp và đã được giảiquyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Thực tiễn áp dụng các quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự đặt ravấn đề là tuy các quy định của pháp luật về thời hiệu hưởng quyền dân sự đãtạo điều kiện cho các chủ thé xác lập, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củamình Tuy nhiên, trong thực tế việc áp dụng các quy định này vẫn còn gây ranhiêu cách hiéu khác nhau, gây ảnh hưởng đên lợi ích của đương sự.
Khoản 2, Điều 153 BLDS 2015 quy định một trong những sự kiện làmgián đoạn thời hiệu là: có sự giải quyết của cơ quan có thấm quyền đối vớiquyền dân sự đang được áp dụng thời hiệu nên khi áp dụng vẫn gây ra nhiềucách hiểu khác nhau Ví dụ: công ty A tranh chấp với công ty B liên quan đếnhợp đồng mua bán hàng hóa, công ty A nhận thấy công ty B có dấu hiệu viphạm pháp luật, nên làm đơn đến viện kiểm sát tố cáo công ty B Trong thờigian dai viện kiểm sát mời đại diện công ty A đến làm việc vài lần, sau đóhướng dẫn kiện ra tòa Khi thụ ly, tòa cho rằng một số quyên lợi của công ty
A đã hết hiệu lực khởi kiện, công ty A cho rằng việc của mình có sự giảiquyết của Viện kiểm sát, tức là có sự kiện làm gián đoạn thời hiệu nên phảitinh lại từ đầu Còn nếu tòa cho rang viện kiểm sát không phải là co quan cóthầm quyền dân sự nên việc đại diện công ty A được viện mời đến làm việc
không phải là sự kiện làm gián đoạn thời hiệu Trong trường hợp này, việc
viện kiểm sát tham gia vào giải quyết vụ việc dân sự có phải là sự kiện làmgián đoạn thời hiệu khởi kiện hay không vẫn gây nhiều ý kiến tranh cãi
2.1.4 Pháp luật áp dụng
Pháp luật áp dụng đối với quan hệ pháp luật dân sự là loại pháp luậtnào sẽ được áp dụng đối với một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể Tại điều 4BLDS năm 2015 khăng định:
Trang 40“1 Bộ luật này là luật chung điều chính các quan hệ dân sự.
2 Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực
cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quyđịnh tại Điều 3 của Bộ luật nay
3 Truong hợp luật khác co liên quan không quy định hoặc có quy định
nhưng vi phạm khoản 2 Diéu này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng
4 Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điềuước quốc té mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về Cùng
,
một van dé thì ap dụng quy định của diéu ước quốc tế `”.
Tại đây đã khăng định Bộ luật dân sự là luật chung điều chỉnh các quan
hệ dân sự, ở đó quan hệ pháp luật phát sinh liên quan đến quyền dân sự củadoanh nghiệp cũng được BLDS năm 2015 điều chỉnh Khi có luật khác có liênquan điều chỉnh quan hệ pháp luật phát sinh liên quan đến quyền dân sự tronglĩnh vực cụ thể thì không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luậtdân sự BLDS 2015 thé hiện sự tôn trọng sự tự do thỏa thuận chọn luật củacác bên, tuy nhiên chỉ khi “Truong hợp diéu ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có
quyền lựa chọn”, tức quyền chọn này của các bên là quyền chọn có được dođiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặcluật Việt Nam quy định Tuy nhiên, khi và chỉ khi sự lựa chọn của các bên vềpháp luật áp dụng không trái các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự nướcCHXHCN Việt Nam thì lựa chọn này mới được chấp thuận Từ quy định này
có thé thé thấy các bên cũng hoàn toàn được lựa chọn điều ước quốc tế déđiều chỉnh quan hệ dân sự của mình và điều ước này cũng phải tuân thủ cácnguyên tắc cơ bản nêu trên Tư pháp quốc tế các nước trên thế giới đều xácđịnh phạm vi những vấn đề mà các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn luật
áp dụng và như vậy, những vấn đề khác các bên không được phép thỏa thuận