1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quyền làm việc trong pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia và những đề xuất hoàn thiện pháp luật về quyền làm việc ở Việt Nam

305 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Làm Việc Trong Pháp Luật Quốc Tế, Pháp Luật Một Số Quốc Gia Và Những Đề Xuất Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Làm Việc Ở Việt Nam
Tác giả TS. Mạc Thị Hoài Thương, ThS. Phan Thị Phương Thanh, TS. Mai Đức Thiện, Chuyên gia Vũ Ngọc Bình, ThS. Hà Thị Hoa Phượng, ThS. Đậu Công Hiệp, TS. Mai Thị Mai
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 305
Dung lượng 34,06 MB

Nội dung

Trong lĩnh vực pháp luật quốc tế, ngay trong bản Tuyên ngôn thế giới về nhânquyền năm 1948 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ghi nhận: “....Moi người déu cóquyên làm việc, quyên tự do lự

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LUAT VE QUYEN LAM VIEC O VIET NAM

Chủ nhiệm đề tai: TS Mac Thị Hoài Thương

Thư ký đề tài: ThS Phan Thị Phương Thanh

HÀ NOI - 2023

Trang 2

TRƯỜNG DAI HỌC LUAT HA NOI

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC

QUYEN LAM VIEC TRONG PHAP LUAT QUOC TE, PHAP LUAT MOT SOQUOC GIA VA NHUNG DE XUAT HOAN THIEN PHAP LUAT VE QUYEN

LAM VIEC O VIET NAM

Chủ nhiệm đề tai: TS Mac Thi Hoài ThươngThư ký đề tài: ThS Phan Thị Phương Thanh

Hà Nội —- 2023

Trang 3

DANH SÁCH CÁC TÁC GIÁ THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀI

STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC TƯ CÁCH

1 TS Mạc Thị Hoài Thương Trường Đại học Luật Hà Nội Chủ nhiệm

25, ThS Phan Thị Phương Thanh | Trường Đại học Luật Hà Nội Thư ký

Bộ Lao động-Thương bình

3 TS Mai Đức Thiện Tác giả

và xã hội

4 Chuyên gia Vũ Ngọc Bình Viện Dân số, gia đình trẻ em Tác giả

5 ThS Ha Thi Hoa Phượng Trường Đại hoc Luật Hà Nội Tác giả

6 ThS Đậu Công Hiệp Trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả

7 TS Mai Thi Mai Trường Dai hoc Luật Ha Nội Tac gia

Trang 4

DANH SÁCH CÁC CHUYÊN ĐÈ CỦA ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU

Một so van dé lý luận về quyên làm việc

Định nghĩa, đặc điêm, nội dung và môi

liên hệ giữa quyên làm việc và các

quyên con người khác

ThS Đậu Công Hiệp

Sự hình thành và phát triên của pháp

luật vê quyên làm việc và một sô vân đê

đặt ra đôi với việc bảo đảm quyên làm

việc giai đoạn hiện nay

TS Mạc Thị Hoài Thương

ˆ Pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước về quyền làm việc

Pháp luật quốc tế về quyền làm việc TS Mạc Thị Hoài Thương

Pháp luật và thực tiễn thi hành một số

nước Châu A về quyền làm việc (Hàn | Chuyên gia Vũ Ngọc BinhQuốc, Nhật Bản)

Pháp luật và thực tiễn thi hành tại Anh và

: ` TS Mai Thị Mai

Mỹ vê quyên làm việc

3 Pháp luật về quyền làm việc ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện

Thực trạng pháp luật về quyền làm việc

ở Việt Nam-Một số đề xuất hoàn thiện

pháp luật về quyền làm việc ở Việt Nam

TS Mai Đức Thiện

Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền

làm việc ở Việt Nam và giải pháp nâng

cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền

làm việc ở Việt Nam hiện nay

ThS Hà Thị Hoa Phượng

Trang 5

Phần thứ nhất, BAO CAO TONG THUAT DE TÀI

7.99000203500000 |

1 Tính cấp thiết của đề tài -¿- 5-52-5121 12E1215112111111111111111111111 1111111111 xe 2

2 Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực để tài S c n n TT T211 E1 1111511111111 txe 3

2.1 Tình hình nghiên cứu trong NƯỚC - ¿c2 + 3321183311839 1 11111 Ekrrrr 3

2.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận chung về quyền con người - 32.1.2 Các công trình nghiên cứu về quyền của người lao động 2- - 5 tenses 42.1.3 Các công trình nghiên cứu các khía cạnh, vấn đề cụ thể của quyền làm việc 62.1.4 Công trình về quyền làm việc tại Việt Nam và các nước - s2 7

2.2 Tình hình nghiên cứu Ởở nước TIBOÀÌI - c1 1311138331118 11111 1111 111 vn 8

2.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về nội dung quyền làm việc - - 82.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu về kinh nghiệm các nước - 2s s+ss2 8

3 Mục dich, mục tiêu nghiên cứu cua ĐỀ tài TT HH TT H11 HH1 11x 1g prrry 10

5 Đối tượng, phạm vi nghiên CỨU - 2 +2 ®+E+SE+E£EE+EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerrere 11

6 Y nghia khoa hoc va thuc CHEN eee cceceecscecesescecescscscescsceccsvscecsacscsceacsceceacseseacaceceacacecacaces lãi

CHUONG I MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE QUYEN LAM VIỆC 12

1 Dinh nghĩa, đặc điểm về quyền làm việc 2-2 eseesesseseeeeseeeseseeseeeesesseees 121.1 Định nghĩa quyền làm viỆC ¿- - c6 SE EEk E1 1 111 111111111111.1111 1.1111 ce 121.2 Đặc điểm quyền làm viỆC -¿- ¿5% x12 EEE21E11211112111111111111111 1111.1111 re 14

2 Nội dung của quyền làm viỆc - ¿2-2 SE +ESEE2EEEE2EEEEE212121112121 1.211 crk 15

3 Lịch sử hình thành và phát trién quyền làm việc 2-2-2 2 s+czzxzzxzse2 173.1 Khái lược lich sử hình thành và phát triển của quyền con người - 18

3.2 Sự hình thành và phát triên của quyên làm việc găn với các kinh tê, xã hội và văn

¡0 20

4 Mối liên hệ giữa quyền làm việc và các quyền con người khác 22

5 Vai trò của quyền làm viỆC 2 52s Sk E2 E211 11811211111111111111 1111111 xe 245.1 Đối với người lao động - ¿52s SE+EE2ESEE2E219112151121121112111111 111121111 cx e6 245.2 Đối với người sử dụng lao động - 2 + +s+EE+eEE2EE2ESEE217151121711311 1111 1x 255.3 Đối với kinh tẾ - xã hội :¿-52:25t 2 2211122112711 re 25

6 Một số thách thức đối với quyền làm việc trong giai đoạn hiện nay 26

Trang 6

CHUONG II PHAP LUAT QUOC TE VÀ PHÁP LUAT MỘT SO QUOC GIA VEQUYEN LAM VIỆC MOT SO DE XUẤT CHO VIET NAM 5-5: 32

1 Cơ sở pháp lý quốc tế về quyền làm ViGC oo eee eceec ese esesesseseseeseesessesessessesesseesees 32

2 Nội dung quy định về quyền làm việc trong các văn kiện pháp lý quốc té 36

3 Giới hạn của quyền làm ViỆC ¿- ¿2-52 +S2EE2EEEEEEEEEE121111211211121111 111.11 te 42

4 Pháp luật một số quốc gia về quyền làm việc một số đề xuất cho Việt Nam 444.1 Hàn Qu6e vecccececcsccesscsesssesesscsessssesscecsesacsvsesassesacavssessvsucansesesevsnsavsusasavsnsasavssavsnsesansees 44

CP om soeugsrsursssoa san tingttrnnGi018A,301.0030100800An2008.1i0,7011001:3805.060000301248005i,/210:iAnSA0020002891-0i0 800833083059 44

4.1.2 Chính sách, pháp luật về quyền làm việc của Han Quốc và dé xuất cho Việt Nam 44

4.2 Nhat Bam 45 50 acca Ly MoI CREE CEILI srusencessona ne maser sxe, nessa ROSE SENT UR ROMEO 50

“ảaừ 56 4.3.1 Khai quat Chung 70 e ỐÃÂä 56

4.3.2 Chính sách, pháp luật về quyền việc làm của Myva dé xuất cho Việt Nam 56

xi na 55 ÔỎ 63 4.4.1 Khái quát chung - - - 111211111 111110111111 11111011111 1n TH 1H vn ng 63

4.4.2 Chính sách, pháp luật về quyền việc làm của Anh và đề xuất cho Việt Nam 64CHUONG III PHÁP LUẬT VE QUYEN LAM VIỆC Ở VIỆT NAM VÀ GIẢIPHÁP HOÀN THHIỆỆN - 2 SE SE EE2EEE15112111211111111 1111111111111 21111 111111 te 70

1 Quan điểm của Dang Cộng sản Việt Nam về quyền làm việc 2 - 70

2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền làm việc -2- 2 cs+cezxszecxez 722.1 Quyên tiếp cận việc làm -¿- ¿+ SE+S+EE+EE2E9EE21521111217111121111711111 111.1 cxeE 722.2 Quyền tự do lựa chọn và được duy trì việc làm - - 2s s+x+EeE+keEeErkerrkeree 79Dede li Quyén tự do lựa chọn việc Ïàm - - << + << << 22+ *1213333333555555555555 55555522 xzz 792.2.2 Quyền được duy trì việc làm - ¿2 29k £EE+EE£E£EEEEEEEEEEEEEEE2EE212121 1E cxeE 812.3 Quyền làm việc của nhóm dé bị tổn thương 2-2-2 2 +s+EE+E£EE+E+EeEE+Eerxerxrxee 83

3 Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền làm việc ở Việt Nam 883.1 Những kết quả dat được ¿1-5 S SE 1EE1212112111111111111111 1111111111111 11 te 883.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hạn chế, tồn tại ¿55+ 923.2.1 Những han chế còn tỒn tại - -c- tt 3E SESE5E5555515511515111111151511151111111111 11111 5Ee 923.2.3 Nguyên nhân của những hạn chẾ ¿- ¿+ ++SE+E£EE£EE+E£EE£E£EEEEE+EEEEEEerkerervee 97

Trang 7

3.3 Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành về quyền làm việc

1 Dinh nghĩa, đặc điểm, nội dung, giới han của quyền làm việc và mối liên hệ giữaquyền làm việc và các quyền con người khác 2-2 2 2 x+S£+Ee£xxezxerxzeered 1141.1 Định nghĩa, đặc điểm quyền làm ViéC oo eceeeecesessessesesseseesesseseesessesessesessesesesseseees 1141.2 Nội dung của quyền làm vViỆC -¿- ¿+52 +S‡EE2EEEESEE2EEE121212112111211111111 111.1 1181.3 Giới hạn của quyên làm viỆC - ¿+ 2 + +E+SE+E£EE+EEESEE2EEEEEEEEEEE121212121 211 1321.4 Mối liên hệ giữa quyền làm việc và các quyền con người khác - 134

2 Lịch sử hình thành và phát triên, vai trò của quyên làm việc và những van dé đặt

ra đối với việc bảo đảm quyền làm việc trong giai đoạn hiện nay 1352.1 Lich sử hình thành và phát triển quyền làm việc - 2-5 2 +2 2+E+£s+£zxez 1352.1.1 Khái lược lịch sử hình thành và phát triển của quyền con người 136

2.1.2 Sự hình thành và phát triên của quyên làm việc găn với các kinh tê- xã hội và văn

138

2.2 Vai trò của quyền làm viỆC ¿- - sSkSSE*kEEEEE SE EE11111111111111111111 1.1111 xe 1412.2.1 Đối với người lao ONY wees esse essessesesscssesessesessesssstssesessesssstsecstssseseaesneeseees 1412.2.2 Đôi với người sử dụng lao ONG eeceeeseecsseeseseesessesecsesscscsesscsessesecsessesessesecseeseaes 1412.2.3 Đối với kinh tẾ - xã NGI eee eececcesesseeseeseesessessessessessesscsessessessessessssssesesseeseeseseeeees 1422.3 Một số thách thức đặt ra trong bảo đảm quyền làm việc trong giai đoạn hiện nay 143Chuyên đề 2 PHÁP LUAT QUOC TE VÀ PHAP LUẬT MOT SO NƯỚC VEQUYEN VIỆC LAM VIỆC - 2 < s51 EE15E121112111111111111111 1111111 re 150

1 Pháp luật quốc tế về quyền làm viỆc ¿2-52 +SE+ESE£EE2ESEE2EEEEEEEEEerkrrerrees 1501.1 Cơ sở pháp lý quốc tế về quyền làm viỆc - ¿- 2 + tk‡E+E£EE2EEEEEEEEEeEkrrerkee 1501.2 Nội dung về quyền làm việc trong các văn kiện pháp lý quốc tế - 1541.3 Giới hạn của quyền làm viỆC -¿- -s St E2 ESEEEEEE12111111111211111111E11 11x 160

2 Pháp luật một số quốc gia về quyền làm việc - 2-2 2 +s+£z+E+£xzzrxee 162

Trang 8

2.1 Hàn Quốc - St 1E 11E11111E1111151111 111111111111 1111 1111111111111 11 111111111110 162

2.1.1 Khai quat 0 e © 162

2.1.2 Chính sách, pháp luật của Han Quốc về quyền làm việc - 2-2 2s s2 se: 164 2.2 Nhat Bar 0 170

2.2.1 Khai quat ChUMg 77a ga - 170

2.2.2 Chính sách pháp luật bảo dam quyên làm việc của Nhat Bản - 171

"S00 : 175

als Js | TL) SEDER ALI scorns tne tra 43040107320%-308.3005018090000f0.10G,018100280gi5.01%‹350:0902002Ti5,.890,EE0I00001000890.0i0000006400830% 175 2.3.2 Chính sách pháp luật bảo dam quyền làm việc của MY 2s sec: 176 "Pin 190

ate Mc BCA MEME AERA serene sve enn cS SES OUR A 190 2.4.2 Chính sách, pháp luật về quyền việc làm lại Anh - - 2-2 2+s2+szx+zxe=ed 191 Chuyén dé 3 PHAP LUAT VE QUYEN LAM VIEC O VIET NAM VA GIAI PHAP HOÀN THIỆN - 2 S2 ST E219 121112112111111111111111111 1111111111111 211111 1 e0 202 1 Pháp luật Việt Nam về quyền làm việc - 2-2 2+s+EeExeEEEEEzErrrrkerrees 202 1.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng xây dựng pháp luật về quyền Ib)\Ð ⁄[o'VÊEHHHẢddddddtdddŨÚ 202

1.2 Nội dung quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền làm việc 204

1.2.1 Quyền tiếp cận việc làm -2- 2E SE SE SE 121112112111111111111 111.11 1 110 204 1.2.2 Quyền tự do lựa chọn và bảo đảm việc làm - <2 2< << £ccee+zsszexs 215 1.2.3 Quyền làm việc của nhóm dé bị tổn thương - 2 - 2 2+x+£++E££E+E£EzE+zxees 230 1.2.4 Quyền tham gia tô chức công đoàn, đình công 2 2s 2+£+£s+£zzxzzszzee: 235 1.3 Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về quyền làm việc ở Việt Nam 236

1.3.1 Hoàn thiện quy định về quyền tiếp cận việc làm - 2 - 2c x+£z£xzExzxees 237 1.3.2 Hoàn thiện quy định về quyền tự do lựa chọn va bao đảm việc làm (quyên tự do chấp nhận hoặc lựa chọn công VIỆC) - - - - + 1211331111339 11 81111 01111 8111 9x nrrưy 240 1.3.3 Hoàn thiện quy định về quyền làm việc của nhóm dễ bị tổn thương 244

2 Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền làm việc ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền làm việc ở Việt Nam hiện nay 245

2.1 Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền làm việc ở Việt Nam 55+ 245 2.2 Những kết quả đạt được trong thi hành pháp luật về quyền làm việc 248 2.3 Tôn tại hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, tỒn tại -:-c se se se set serereresesees 252

Trang 9

2.3.1 Những hạn chế, tỒn tai eeececccecececececececececececscecscecscscscscscscscececsescsvavsvsvsvsvsvevavavsvavevees 2522.3.2 Nguyên nhân của những han ché, ton tại ¿5-2 2 k+S+E£EE+E£EEeE+EeExzEerxee 257

2 4 Một số giải pháp tăng cường bảo đảm quyền làm việc ở Việt Nam hiện nay 2592.4.1 Về phía nhà ƯỚC 2: - St +E9SE+E£EESEEEEEEEEEEEEEEE21111111111111111111111E 111111 c1e 2592.4.2 Về phía người sử dung lao động - ¿+ 2 ©k+E+ESE2EEEE2EE2E5212121512 2122 xeC 2612.4.3 Về phía người lao động ¿+ + keSk‡EExE 2E EE1111111111111111111111111 1 1e xe 2622.4.4 Một số các giải pháp khác -¿- + s52 +s+EE+E9EE2 E9 E21211112111713111111 111, 262

24.5, Nang Cad val tO Ca, CONG QUẦN suaeeeeserueebied tr nh ng nEIY ces sạn 33 p866151-00430611007110051054 288 823338 264

Trang 10

Phần thứ nhất

BAO CAO TONG THUẬT DE TÀI

QUYEN LAM VIEC TRONG PHAP LUAT QUOC TE, PHAP LUAT MOT SOQUOC GIA VA NHUNG DE XUAT HOAN THIEN PHAP LUAT VE QUYEN

LAM VIEC O VIET NAM

Chủ nhiệm đề tai: TS Mac Thi Hoài ThươngThư ký đề tài: ThS Phan Thị Phương Thanh

Trang 11

BANG TU VIET TAT

STT | Tên viết tắt Tên đầy đủ

| ICESCR Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966

2 UDHR Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (UDHR) năm 1948

3 CPTPP Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

4 ICCPR Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966

5 LSA Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động của Hàn Quốc

6 NLRA Đạo luật Quan hệ Lao động quốc gia Mỹ

7 BLLĐ Bộ luật Lao động

8 PLLD Pháp luật lao động

9 NLD Người lao động

10 NSDLD Người sử dung lao động

11 BHTN Bao hiém that nghiép

12 LDTBXH Lao động-thương binh va xã hội

13 UN Lién hop quéc

14 ILO Tổ chức lao động thế giới

15 LDN Lao động nữ

l6 NKT Người khuyết tật

17 NCT Người cao tuôi

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình phát triển của lich sử loài người mọi sự biến đổi về kinh tế, chínhtrị, xã hội đều xuất phát từ lao động Lao động được coi là hoạt động sáng tạo của conngười có thể quyết định sự phát triển của cả một thời đại lịch sử loài người Vì vậy,quyền lao động nói chung và quyền làm việc nói riêng là một trong những quyền co bannhất trong phạm trù quyền con người mà các pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế ghinhận trong những văn bản có giá trị cao nhất

Trong lĩnh vực pháp luật quốc tế, ngay trong bản Tuyên ngôn thế giới về nhânquyền năm 1948 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ghi nhận: “ Moi người déu cóquyên làm việc, quyên tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng những điều kiện làm việccông bằng, thuận lợi và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp ”! Như vậy, quyềnlàm việc là một trong những quyền cơ bản của con người được các văn bản quốc tế vềquyền con người công nhận

Quyền làm việc là quyền con người có vai trò là cơ sở dé thực hiện các quyền conngười khác Do đó, hoàn thiện pháp luật về quyền làm việc không chỉ là yêu cầu quantrọng trong việc bảo đảm và thúc đây quyền con người mà còn là cơ sở để phát triển kinh

tế quốc gia, thực hiện tận tâm, thiện chí các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, cho tới nay, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương,đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm bảo đảm quyền làm việc như tăng số lượng việc làm,thay đổi cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp Với ý nghĩa đó, dé thiết lập hành langpháp lý nham bảo đảm quyền làm việc, Nhà nước đã cụ thé hóa các chủ trương, đườnglối của Đảng băng việc sửa đối, bổ sung, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhưHiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Bao hiểm xã hội, Luật Người lao động Việt Nam di

làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi

hành nhằm bảo đảm quyền làm việc đồng thời phát huy tối đa nội lực, tận dụng tốt nhấtthế mạnh về nguồn nhân lực của quốc gia, tạo nhiều việc làm cho người lao động Ngoài

ra, Nhà nước đã ban hành các chính sách bao đảm quyền làm việc cho nhóm dễ bị tổnthương, như các chế độ ưu đãi đối với lao động là người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em, gópbảo đảm quyền làm việc, nâng cao thu nhập, ôn định cuộc sống cho các nhóm này

Các chính sách và pháp luật kê trên bước đầu đã phát huy được tác dụng tích cực,bao đảm ngày càng tốt hơn quyền làm việc; đồng thời, tạo hành lang pháp lý cho các

! Theo Khoản 1, Điều 23, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Đại hội đồng Liên hợp quốc

Trang 13

quan hệ lao động phát triển làm tiền đề phát triển kinh tế quốc gia Tuy nhiên, trong quátrình áp dụng, các chính sách, pháp luật đã bộc lộ những van dé hạn chế, bat cập nhất định.Bất bình đăng giới vẫn tồn tại trong lao động và tiếp cận việc làm; lao động cưỡng bức,quyền làm việc của trẻ em vẫn là những vấn đề nóng cần phải tiếp tục giải quyết Một sốyêu cầu, thách thức đề đặt ra đối với quyền làm việc trong giai đoạn hiện nay như bảo đảmquyền làm việc trong bối cảnh dịch bệnh, quyền làm việc và các chính sách nhằm chốngbiến đối khí hậu, quyền làm việc của lao động di cư

Thực trạng trên cho thấy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý

luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn quyền làm việc từ đó đưa ra những định hướng và

đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong đó có việc sửa đôi, bỗ sung Luật Việclàm liên quan tới quyền làm việc có ý nghĩa quan trọng và có tính cấp thiết Chính vì vậy,nhóm tác giả lựa chọn dé tài: “Quyền làm việc trong pháp luật quốc tế, pháp luật một

số quốc gia và những đề xuất hoàn thiện pháp luật về quyền làm việc ở Việt Nam”làm đề tài nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

Tại Việt nam cũng như các nước trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về cáckhía cạnh khác nhau về quyền làm việc cụ thé như sau:

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

2.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận chung về quyền con người

- Bộ sách về quyền con người được triển khai trong khuôn khổ dự án “Diễn đàn giáođục về quyền con người” do tác giả Võ Khanh Vinh là chủ biên và “Giáo trinh Lý luận vàPháp luật về con người” do tác giả Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao và Lã KhánhTùng đồng chủ biên Các công trình này nghiên cứu các van đề lý luận, lich sử về quyềncon người, đảm bảo thực hiện và cơ chế bảo vệ quyền con người; Cơ chế quốc tế bảođảm quyền con người; Quyền con người trên các lĩnh vực cụ thé

- Cuốn sách “Những vấn dé ly luận và thực tiên của nhóm quyền kinh tế, văn hóa và xã

hoi’ của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, do Võ Khánh Vinh làm chủ biên Day là công

trình có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu về quyền con người tronglĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội Đây là công trình nghiên cứu khá đầy đủ và toàn diện vềquyền con người theo Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR).Cuốn sách này đã nêu rõ nội hàm các quyền, bảo vệ quyền của NLĐ được ghi nhận trongICESCR Tuy nhiên, cuốn sách này dừng lại ở các van đề chung nhất về tat cả các quyền

Trang 14

kinh tế, văn hóa mà không phân tích sâu sắc, cụ thé vào nội hàm, các yếu tố tác động va cácvan dé đặt ra trong thực tiễn của mỗi quyền cũng như quyền làm việc nói riêng.

- Cuốn sách “Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyên kinh tế, xã hội và văn hóa” KhoaLuật, Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Nxb Hồng Đức Đây là công trình nghiên cứu khátoàn diện quyền về con người theo ICESCR, công trình tập trung đi sâu phân tích nội hàmcác quyền được ghi nhận trong ICESCR, các Bình luận/Khuyến nghị chung của Ủy ban vềcác quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của UN, mô tả cơ chế giám sát việc thực thi ICESCR.Công trình này có một số nội dung phân tích, bình luận về quyền làm việc của NLD

- Cuốn sách “Quyên con người, quyên công dân trong Hiến pháp Việt Nam”, tác giảNguyễn Văn Động, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2005, 253 trang, sách gồm 4chương, có nội dung bao quát toàn diện về quyền con người, quyền công dân và vai tròcủa pháp luật đối với việc bảo đảm các quyền con người, quyền công dân ở nước ta

- Cuén sách “Quyển con người, quyên công dân trong Nhà nước pháp quyên xã hộichủ nghĩa Việt Nam”, tác giả Trần Ngọc Đường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm

2004, 356 trang: nội dung của cuốn sách trình bày về các quan niệm về quyền con người,quyền công dân, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam; sự phát triển về mặt pháp lý cũng như thực tiễn về quyền con người,quyền công dân qua Hiến pháp 1946, 1959 và1980

- Bài viết “Các điểu kiện bảo đảm quyên kinh tế” của PGS.TS Nguyễn Thị ViệtHương, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2011 Bài viếtphân tích các điều kiện cơ bản đề bảo đảm quyền kinh tế Theo đó, quyền con người vềkinh tế bao hàm quyên làm việc và các quyền liên quan đến quá trình làm việc của ngườilao động, tác giả đã chỉ ra ba điều kiện để bảo đảm quyền kinh tế, đi sâu phân tích, luậngiải các điều kiện bao đảm quyền lao động, việc làm ở Việt Nam Tác giả cũng đưa ramột số giải pháp cấp bách nham tăng cường đảm bảo quyền làm việc ở Việt Nam

Các công trình trên, hoặc là nghiên cứu mang tính tông thê đối với việc quyền conngười nói chung mà chưa tập trung vào van đề quyên việc làm Đề tai sẽ kế thừa các van

đề lý luận chung về quyền con người, đồng thời nghiên cứu sâu sắc hơn các vấn đề lýluận về quyền làm việc dưới góc độ quyền con người

2.1.2 Các công trình nghiên cứu về quyền của người lao động

- Cuốn chuyên khảo “Bảo đảm quyên con người trong pháp luật lao động” Nhà xuấtbane Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2013 do PGS.TS Lê Thị Hoài Thu làm chủ biên Trong

Trang 15

nội dung tài liệu, phần “những quyền cơ bản trong lao động Việt Nam” có đề cập đến quyềnđược làm việc hay gọi là quyền về việc làm là nhóm quyền cơ bản của con người trong laođộng, quyền làm việc là cốt lõi để thực hiện các quyền con người khác Nhóm tác giả chorằng về cơ bản các quyền con người trong lao động là những quyền liên quan đến điều kiệnlao động và điều kiện sử dụng lao động, bao gồm việc làm, tiền lương, an toàn lao động, hoạtđộng công đoàn, an sinh xã hội Và quyền con người trong lao động là một bộ phận của hệthống các quyền con người nói chung thuộc phạm trù các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội.Điều này xuất phát từ QHLĐ, khi NLĐ luôn ở vị trí yếu thế hơn so với NSDLĐ, là ngườiphải thực hiện các nghĩa vụ lao động nên thường phải đối mặt với các rủi ro dan đến quyềncon người của họ rất đễ bị xâm phạm Trong khi đó, NLD lại là lực lượng xã hội quan trọng,quyết định sự phát triển kinh tế, 6n định xã hội của đất nước.

Điểm đáng chú ý ở nội dung cuốn sách nay, đó là tác giả đã phân tích và luận giải

về hai thuật ngữ thường gặp, đó là “quyền con người trong lao động” và “quyền củangười lao động” Theo đó, nếu phân tích chi tiết, thấu đáo thì hai thuật ngữ này có sựkhác nhau nhất định Cụ thể, khi nói “quyền của con người trong lao động” tức là muốn

£99) về

nói quyền con người trong lĩnh vực lao động và các lĩnh vực khác như “chính trị”, “vănhóa”, “giáo dục”, “xã hội” Còn khi nói “quyền của người lao động” là muốn phân biệtquyền NLĐ (có thể tham gia vào QHLĐ hoặc không) với quyền của con người nóichung Chính vì vậy, hai thuật ngữ này có thê thay thế cho nhau, hoặc phân biệt với nhau

là do chủ ý của người sử dụng chúng, tùy thuộc hoàn cảnh cụ thể

- Luận án tiến sĩ “Quyên có việc làm của người lao động theo pháp luật lao động ViệtNam” của Trần Thị Tuyết Nhung, bảo vệ năm 2016 Luận án đã tiếp cận khái niệm bảo vệquyên con người và quyền của NLD dưới góc độ quyền việc làm Khi dé cập đến khái niệmquyền có việc làm của NLĐ, tác giả cho rằng: “Quyền có việc làm của người lao động làquyền được pháp luật ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm về việc làm, thu nhập, chế độ bảo hiểm

xã hội và các chế độ khác khi người lao động tham gia quan hệ lao động theo quy định củapháp luật lao động” Tuy nhiên do mục đích nghiên cứu, luận án không làm rõ các lý thuyết

về quyền con người, các lý thuyết về quyền làm việc, cũng như là lý thuyết về nhu cầu điềuchỉnh bang pháp luật về quyền có việc làm trong nội dung công trình nghiên cứu này

- Vũ Công Giao, Nguyễn Anh Đức, Quyên lao động trong pháp luật quốc tế, Tạpchí nhân quyền tháng 2/2020 Bài viết chỉ ra mối quan hệ giữa khái niệm quyền lao động

và quyền làm việc Theo bai viết, về mặt hình thức quyền lao động (labour rights) có nộihàm rộng hơn quyền làm việc (right to work) tuy nhiên trong thực tế thì quyền lao động

Trang 16

có thé hiểu thông qua nội hàm của quyền làm việc Bài viết đã phân tích nội hàm vànghĩa vụ quốc gia đối với quyền làm việc trong pháp luật quốc tế.

2.1.3 Các công trình nghiên cứu các khía cạnh, van đề cu thé của quyền làm việc

- Cuốn sách “Ảnh hưởng của thương mại đến nhân quyên” của tác giả Lê Thị HoàiThu và Vũ Công Giao (Đồng chủ biên), Nhà xuất ban Hồng Đức, 2016 Cuốn sách tậphợp các bài viết của các tác giả với nội dung chủ yếu đề cập đến quyền con người dướinhiều góc độ khác nhau khi Việt Nam tham gia FTA Đáng chú ý trong cuốn sách này cóbài viết “Quyền lao động và bảo vệ quyên lao động của người lao động khi Việt Nam gianhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương” của tác giả Lê Thị Hoài Thu và bai viết

“Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và vấn đề quyền lập hội ở Việt Nam”của Đậu Công Hiệp Các tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ các yêu cầu về đảm bảoquyền tự do liên kết của NLĐ khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP Từ việc đánh giátác động của Hiệp định TPP với việc bảo đảm quyền của NLD nói chung và quyền lậphội, gia nhập công đoàn nói riêng ở Việt Nam về cả mặt pháp lý và mặt thực tiễn

- Bài viết “Bảo đảm quyển làm việc, quyển có mức sống thỏa đáng trong tình trạngkhẩn cấp - một số kinh nghiệm từ Việt Nam” của tác giả Chu Hồng Thanh, Nguyễn ThịThanh Bài viết chỉ ra mối quan hệ giữa quyền làm việc và quyền có mức sống thỏa đáng.xem xét tới quan điểm, quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền trongtình trạng khan cấp Bài viết nghiên cứu thực tiễn hành động bao đảm quyền làm việc vàquyền có mức sống thỏa đáng trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 của Việt Nam; qua đó đưa

ra một số nhận xét, đánh giá làm kinh nghiệm cho chính Việt Nam và cộng đồng quốc tế

- Bài viết“ Đảm bảo quyên tu do việc làm ở Việt Nam” của TS Pham Thi ThúyNga Theo tác giả quyền con người được chia thành năm nhóm, trong nhóm quyền kinh tếthì van đề giải quyết việc làm và bảo đảm quyên lợi của NLD và NSDLĐ phải được chútrọng Đặc biệt, tác giả đã đi sâu phân tích những bảo đảm quyền tự do lựa chọn việc làm;bảo đảm quyền bình đăng, không phân biệt đối xử cho NLD Theo tác giả, dé bảo vệ quyền

tự do lựa chọn việc làm; quyền bình đăng, không phân biệt, đối xử trong việc làm

- Luận án tiến sĩ “Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật lao động

Việt Nam” của tac giả Trần Thị Tuyết Nhung, năm 2016 cho rằng: “Mặc dù có nhiều định

nghĩa về quyền con người, nhưng ở góc độ nào đó thì quyền con người đều được cấuthành bởi hai yêu tố: Thứ nhất, đó là những đặc quyền vốn có tự nhiên của con người vàchỉ con người mới có Thứ hai, đó là yếu tố pháp lý”

Trang 17

2.1.4 Công trình về quyền làm việc tại Việt Nam và các nước

- Bài viết “Chính sách hỗ trợ day nghé va tao làm việc cho người khuyết tật ở Việt

Nam kết quả thực hiện và giải pháp hoàn thiện” của tác giả lê Thị Anh Vân, Tạp chíKinh tế và phát triển tháng 2/2021 đã phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chỉnh sách

hỗ trợ dạy nghề và tạo làm việc cho người khuyết tật ở Việt Nam Bài viết chỉ ra nhữnghạn chế, bat cập từ việc hoạch định đến tô chức thực thi chính sách này Đồng thời, đưa

ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách trong lĩnh vực này.

- Cuốn “Cham dứt hop dong lao động trải pháp luật và hậu quả pháp lý, Bình danggiới trong lao động việc làm và tiễn trình hội nhập ở Việt Nam- Cơ hội thách thức ”, Nhà xuấtban Lao động xã hội của tác giả Đỗ Thị Thu Hang đã phân tích van dé bat bình đăng trong lao

động, làm việc ở Việt Nam, qua đó rút ra nhận định cơ hội ngang nhau đôi khi chưa đủ đem

lại sự công bang và bình dang vi vai trò giới và nhu cầu giới có thé là giéng và khác nhau, chi

có một phần nhỏ sự khác nhau về đặc điểm sinh học còn phần lớn là do định kiến và quanniệm xã hội tạo nên Vì vậy, cần phải phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới,khuyến khích lao động nữ tham gia những công việc trước đây lao động nam đảm nhiệmđồng thời khuyến khích lao động nam chia sẽ những lĩnh vực mà lao động nữ đảm nhiệm

- Luận án “Quyên của Lao động nữ theo pháp luật Việt Nam” của Tiễn sĩ NguyễnThị Thơm, luận án này nghiên cứu về quyền của lao động nữ trong đó có đề cập tớiquyền làm việc của lao động nữ Qua đó chỉ ra những bất cập trong thực tiễn bảo đảmquyền của lao động nữ Tuy vậy, trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu nghiên cứu vềthực trạng quy định pháp luật về lao động nữ dưới góc độ giới, chưa đánh giá được đầy

đủ thực trạng pháp luật vé su phan biét, đối xử về việc lam và nghề nghiệp

- Luận án “Pháp luật lao động với van dé bảo vệ người lao động trong điều kiệnkinh tế thị trường ở Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Kim Phụng (2006) Trong công trìnhnày, tác giả đã đưa ra quan niệm về bảo vệ người lao động, bảo đảm quyền của người laođộng và có đưa ra sự so sánh giữa quan niệm bảo vệ người lao động va bảo đảm quyền vàlợi ích của người lao động dé làm rõ sự giống và khác nhau giữa hai quan niệm này Về

khái niệm bảo vệ người lao động, tác giả có nêu: “Việc bảo vệ con người, đặc biệt bảo vệ

người lao động không thé giới han trong phạm vi dé được “tồn tại nguyên ven’ mà phải

tính đến mọi mặt đời sống, với tất cả những nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội, điều

kiện phát triển về vật chất và tinh thần cũng như những giá trị nhân thân của họ Quyền làm việc chỉ là một nội dung được đề cập trong luận án

- Luận văn thạc sĩ “Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương và thu

nhập theo pháp luật lao động nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” của SingKham

? Singkham Khamphone, (2003), Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương và thu nhập theo pháp

luật lao động nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 18

Khamphone, tác giả đã làm rõ việc bảo vệ, bao đảm các quyền của người lao động trong điềukiện kinh tế, xã hội chưa phát triển của nước Lào Đề nêu bật sự tiễn bộ trong quá trình xâydựng pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động ở nước Lào, tác giả phân tích lịch sửphát triển, đánh giá thực trạng pháp luật lao động hiện hành của nước Lào về bảo vệ quyềncủa người lao động trong đó tập trung vào các quyên việc làm, tiền lương và thu nhập Tác

giả cũng đưa ra những so sánh giữa pháp luật lao động Lào và pháp luật lao động Việt Nam

hiện hành trong việc bảo vệ, bảo đảm quyền của người lao động Trên cơ sở đó, tác giả đềxuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật Lao dé việc bảo vệ quyền của người lao động hiệuquả hơn Tuy nhiên, do công trình này chỉ tập trung làm rõ quyền việc làm, quyền được đảmbảo tiền lương, thu nhập nên tác giả chỉ tập trung đưa các giải pháp, đề xuất đảm bảo thựchiện các quyền này của người lao động tại Lào mà chưa chú trọng đến việc bảo vệ, đảm bảothực hiện các quyền khác của người lao động như: quyền nhân thân, quyền liên kết và tự docông đoàn cũng như cũng không đưa ra đề xuất, giải pháp cho Việt Nam

2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

2.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về nội dung quyền làm việc

- ILO, Nghiên cứu rà soát các tiếu chuẩn về Làm việc Thoả đáng tại Việt Nam,

2020 Tài liệu chỉ ra một số lĩnh vực sau đây về tiêu chuẩn lao động quốc tế cần được nội

luật hoá và thực hiện thông qua các chính sách, pháp luật và hoạt động của Chính phủ,

cùng với các đối tác xã hội và đối tác phát triển tại Việt Nam;

- ILO, Các dấu hiệu nhận biết lao động cưỡng bực, Tài liệu này giới thiệu các dấuhiệu lao động cưỡng bức của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Những dấu hiệu nàynhằm giúp xác định những ai có thể bị rơi vào cạm bẫy của lao động cưỡng bức và những

2.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu về kinh nghiệm các nước

- Cuốn sách Employment law for business (2005), Dawn Di Bennett- Alexabder,

Laura B Pincus, McGraw-Hill Companies nghiên cứu và giới thiệu những nội dung cơ

bản của pháp luật lao động của Thụy Điển đảm bảo quyên lợi cho người lao động khi ho

phải chịu sự quản lý của người sử dụng lao động.

- Cuốn sách “Rights at work: An assessment of the Declaration’s technicalcooperation in select countries” (Quyền tại nơi làm việc: Đánh giá VỀ sự hợp tác kỹ thuậtcủa Tuyên bố ở một số quốc gia) của tác giả T Fenwick, Colin; Kring, Thomas (2007)

Trang 19

Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đề cập đến Tuyên bố của ILO về những nguyên tắc

cơ bản của NLD tại nơi làm việc bang việc khảo sát, đánh giá pháp luật của một sỐ quốcgia trên thế giới như Brazil, Indonexia, Việt Nam Từ đó chỉ ra đặc điểm cơ bản vềquyên tại nơi làm việc của người lao động như quyền tự do liên kết và quyền thươnglượng tập thé; tình trạng phân biệt đối xử về lao động, việc làm đối với người lao động,cũng như các biện pháp thúc day, tăng cường quyền tự do liên kết Tuy vậy, đối tượngnghiên cứu, khảo sát là các quốc gia khác nhau, với trình độ phát triển kinh tế khác nhaunên nhìn chung những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền củangười lao động tại nơi làm việc chỉ là những khuyến nghị mang tính định hướng chung

- Tài liệu nghiên cứu “Chính sách Lao động Việc làm của Hàn Quốc 2010”: của

Bahk Jaewan Employment and Labour Policy in Korea 2010- Bộ trưởng Bộ Lao động va

Việc làm Hàn Quốc Tác giả giới thiệu các chính sách khác nhau ma Chính phủ Hàn Quốc

đã áp dụng nhằm đảm bảo quyền của người lao động, tạo ra những công việc tốt hơn cả về

SỐ lượng và chất lượng, đạt được tăng trưởng về việc làm Bên cạnh đó, tác gia cung cấp

cho chúng ta hiểu biết về pháp luật lao động của Hàn Quốc và các chính sách liên quannhư: chính sách việc làm và các công việc nhiều hơn và tốt hơn; tiễn bộ trong quan hệ laođộng; hợp tác quốc tế; đảm bảo những quyền cơ bản của người lao động và nâng cao phúclợi cho người lao động” Theo tác giả, dé bảo vệ các quyền của người lao động, Nhà nướccần phải đảm bảo những điều kiện làm việc cơ bản cho người lao động về giờ làm việc, giờlàm việc linh hoạt, nâng cao quyền của người lao động trong việc đòi tiền lương quá han(overdue wage), cơ chế lương tối thiểu, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, sa thải, bảo hiểm tai nạnlao động, hệ thống lương hưu cho NLD, bảo vệ sức khỏe của người lao động

- Cuốn “Luật Tiêu chuẩn lao động của Nhật Bản”, Bản dich của Vụ Pháp chế, BộLao động - Thương binh và Xã hội, 2010, có đưa ra các tiêu chuẩn, định nghĩa mốiQHLD và công cụ dé thiết lập các tiêu chuẩn lao động Tác giả phân tích các nguyên tắc

cơ bản của pháp luật lao động và các quyền của người lao động nêu rõ một số khái niệm

về hợp đồng lao động, người lao động, người sử dụng lao động và quan hệ lao động trongLuật tiêu chuẩn lao động của Nhật Bản Đặc biệt, tác giả nêu quy định về trách nhiệmhình sự đối với những người vi phạm quyền của người lao động

- Nghiên cứu về “Quyên của người lao động theo Luật Lao động của Nhật Bản”

của tác giả Mutsuko Asakura có đưa ra các tiêu chuẩn, định nghĩa mỗi quan hệ lao động

và công cụ đề thiết lập các tiêu chuẩn lao động Tác giả phân tích các nguyên tắc cơ bảncủa PLLĐ và các quyền của NLD nêu rõ một số khái niệm về hợp đồng lao động, ngườilao động, người sử dụng lao động và quan hệ lao động trong Luật Tiêu chuẩn lao động

Trang 20

của Nhật Bản Đặc biệt, tác giả chỉ ra quy định về trách nhiệm hình sự đối với nhữngngười vi phạm quyền của người lao động.

- Nghiên cứu “Employee job rights: Foundation Considerafions ”, của Molz, Rick

- Journal of Business Ethics (1986-1987); năm 1987, trang 449 Theo tác giả, quyền củamọi người được có và giữ việc làm là một chủ đề phức tạp và có tính nhạy cảm, vì vậyquyền của NLĐ đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi, với một số Tòa án ra luật choNLD có quyền cơ bản trong việc giữ công việc của họ Tác giả xác định những giả thuyết

cơ sở và phân tích sắc bén về các quyền của NLD, theo tác giả những quyền này là nhữngđòi hỏi lẫn nhau giữa NLD và NSDLD trong việc đưa ra các giải pháp tốt nhất cho van

đề về các quyền của NLĐ Đề thành công thì điều này đòi hỏi sự cam kết của cả hai bên

Qua tông quan các công trình, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước về lý luận

và thực tiễn về quyền làm việc ké trên, có thé thay có nhiều công trình nghiên cứu ở ViệtNam và trên thế giới về quyền làm việc Tuy nhiên, cho tới nay, các công trình nghiêncứu về quyền làm việc chủ yếu tập trung nghiên cứu một cách khái quát, mang tính giớithiệu với tư cách là một nội dung của quyền con người nói chung hoặc là các nghiên cứu

về các khía cạnh đơn lẻ về quyền làm việc mà chưa có nghiên cứu một cách chuyên sâu,

có hệ thống về quyền làm việc

3 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của Đề tài

Mục đích của Đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề lý luận về quyền làm việcdưới góc độ quyền con người Nghiên cứu một cách sâu sắc, có hệ thống pháp luật và vàkinh nghiệm quốc tế về bảo đảm quyền làm việc; đánh giá thực trạng pháp luật và thựcthi pháp luật về bảo đảm quyền làm việc, từ đó, đưa ra những định hướng và đề xuất giảipháp nhằm hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền làm việc

Từ mục đích nghiên cứu kể trên, Đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thê như sau:

- Nghiên cứu một cách có hệ thống các van đề lý luận cơ bản về quyền làm việcgồm: sự hình thành và phát triển quyền làm việc đưới góc độ quyền con người, nộidung quyền làm việc và nghĩa vụ của các chủ thể đối với quyền làm việc, mốiquan hệ của quyền làm việc và các quyền con người khác, những vấn đề đặt ra đốivới việc bảo đảm quyền làm việc trong giai đoạn hiện nay

- _ Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định pháp luật quốc tế và kinh nghiệm

về quyền làm việc trong pháp luật một số nước Qua đó, chỉ ra những kinh nghiệmquốc tế có thể áp dụng nhằm bảo đảm quyền làm việc tại Việt Nam

- _ Làm rõ nội dung các quy định về quyền làm việc theo pháp luật tại Việt Nam hiện nay,thực tiễn bảo đảm quyền làm việc Phân tích những bat cập của hệ thong pháp luật hiện

Trang 21

hành, những yêu cầu mới đặt ra đối với pháp luật về làm việc và những đề xuất hoànthiện, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Việt Nam nhằm bảo đảm quyền làm việc.

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về quyền làm việc dựa trên cách tiếp cận đa ngành tuy nhiên, tiếpcận luật học là cách tiếp cận chủ đạo Bởi lẽ, vấn đề quyền làm việc là phạm trù đa ngànhnên việc nghiên cứu pháp luật về quyền làm việc bên cạnh cách tiếp cận chính là luật họcthì nhiều vấn đề cần phải được kết hợp với nhiều cách tiếp cận khác nhau gồm: tiếp cậndựa trên quyền con người (HRBA), tiếp cận triết học, tiếp cận lịch sử, xã hội học, Các phương pháp nghiên cứu: các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với từngnội dung của Đề tài được sử dụng trong quá trình thực hiện gồm: Phương pháp lịch sử vàlogic, khái quát hóa: được sử dụng nhiều ở nội dung Các vấn đề lý luận về quyền làmviệc dé làm rõ sự hình thành, phát triển, bản chất, nội dung của quyền này Phương phápphân tích và tong hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa; đối chiếu, so sánh, xử lý số liệuthống kê được sử dụng dé nghiên cứu phân tích pháp luật và thực tiễn quyền làm việc

5 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các văn kiện trong khuôn khổ của Liên hợp quốc, ILO, các tổchức quốc tế khu vực và của một số nước về quyền làm việc và thực tiễn thực thi các quy

định này.

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nội dung các quy định pháp luật quốc tế, Đề tài tậptrung nghiên cứu quy định về quyền làm việc theo các văn kiện trong khuôn khô LiênHợp Quốc và ILO Ở cấp độ quốc gia, Đề tài tập trung nghiên cứu kinh nghiệm phápluật một số nước Bao gồm: hoặc là các quốc gia phát triển hoặc có nhiều kinh nghiệm tốt

hoặc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam bao gồm: Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Về mặt thời gian, Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam vềquyền có làm việc của người lao động được quy định từ 2019 đến nay

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Đề tài cung cấp tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên và

sinh viên trong Trường Đại học Luật Hà Nội, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu cũng

như các cá nhân, tô chức có liên quan

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo trong hoạt động của các

co quan, tô chức như: Các cơ quan xây dựng pháp luật, Hội Luật gia, Liên đoàn Luật sư,Hội Luật quốc tế và các cơ sở hành nghề luật khác

- Những kiến thức pháp lý cũng như những kiến nghị được nêu ra trong Đề tải lànhững đóng góp khoa học mang tính thiết thực, có thể phục vụ quá trình hoàn thiện Luật

Việc làm của cơ quan lập pháp.

Trang 22

CHUONG I MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUYEN LAM VIỆC

1 Dinh nghĩa, đặc điểm về quyền làm việc

1.1 Định nghĩa quyền làm việc

Đời sống kinh tế càng phát triển thì nhu cầu làm việc của con người càng cao; việcquy định các quyền con người trong lĩnh vực này lại càng cần được hoàn thiện Dé đưa ramột khái niệm tương đối bền vững về quyền làm việc chúng ta cần đi từ những bước sau:

Đầu tiên, cần phải trở lại căn bản về khái niệm quyền con người Tuy được rất nhiềucông trình nghiên cứu, văn kiện chính trị - pháp lý nhắc tới và diễn giải theo những hướngkhác nhau; nhưng xét đến cùng khái niệm “quyền” không thé không phản ánh “nhu cầu, lợiich tự nhiên, vốn có của con người”° Như vậy, quyên làm việc cũng phải gắn với nhữngnhu cau, lợi ích cơ bản mà con người luôn hướng tới Liên hệ với lý thuyết tâm lý học về

“Tháp nhu cầu của Maslow”, có thé thay con người có 5 tang nhu cầu bao gồm”: (1) Tangthứ nhất: Các nhu cầu căn bản nhất thuộc về "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống,nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi; (2) Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) -cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản đượcđảm bảo; (3) Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc(love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nao đó, muốn có gia đình yên

ấm, bạn bè thân hữu tin cậy; (4) Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng: (5) Tầng thứ năm: Nhu cầu về

-tự thé hiện bản thân cường độ cao (self - actualization) - muốn sang tạo, được thể hiện khảnăng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt

Có thê thấy, thuật ngữ “Quyên làm việc” không gan liền với một nhu cầu cụ thénào mà dường như bao trùm nhiều khía cạnh của đời sống con người Thật vậy, “làmviệc” vừa tạo ra sự đảm bảo về nhu cầu thể lý của con người, lại vừa đem lại sự an toàn

về tài sản, đồng thời làm việc chính là cơ hội tham gia vào môi trường giao lưu tình cảm;

là con đường đạt được sự tôn trọng, tin tưởng; đồng thời, dé tự thé hiện bản thân minh

Thứ hai, cần đặt quyền làm việc trong tương quan với những quyền liên quan, đểthay rang, mặc dù các quyền con người có sự chồng lấn và đôi khi trùng lặp với nhau

nhưng xét đến cùng thì vẫn có những đặc điểm riêng Cụ thé, liên quan đến quyên làm

3 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012, trang 38.

4 Alberto Quintavalla & Klaus Heine, Priorities and human rights, The International Journal of Human

Rights, Volume 23, 2019 - Issue 4

Trang 23

việc, cần thấy được đây là một quyền của người lao động Gắn với chủ thé là người laođộng, các quyền được quy định ngày càng phong phú Nếu Tuyên ngôn quốc tế về quyềncon người 1948 (UDHR) ghi nhận rõ quyền lao động của con người bao gồm: quyềnđược bảo đảm an sinh xã hội; quyền làm việc, tự do chọn nghề và được trả lương ngangnhau cho những công việc như nhau, được trả lương xứng đáng và hợp lý để bảo đảmcho một cuộc sống có day đủ giá trị nhân phẩm, được thành lập hoặc gia nhập công đoàn;quyền được nghỉ ngơi, giải tri>; thì Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và vănhóa 1966 (ICESCR) quy định trực tiếp về quyền làm việc; quyền được hưởng những điềukiện làm việc công bằng và thuận lợi như được trả lương thỏa đáng và trả thù lao bằngnhau, quyền được hưởng những điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh, sự nghỉ ngơi, thờigian rảnh rỗi; quyền được thành lập và gia nhập công đoàn, quyền được đình công; quyềnđược hưởng an sinh xã hội, kê cả bảo hiểm xã hội.

Hơn thế nữa, thông qua các văn bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), quyềncủa người lao động còn được mở rộng và cu thé hóa bao gồm”: (1) Quyền làm việc; (2)Quyền công đoàn độc lập; (3) Quyền không bị ép làm việc không lương; (4) Quyền nam

nữ hưởng lương bằng nhau; (5) Quyền không bị phân biệt đối xử; (6) Quyền không bịphân biệt đối xử nơi mình đang lao động thông qua công đoàn, quản đốc hoặc cá nhân

có ý kiến Như vậy, có thé thay rằng, quyên làm việc là một bộ phận quan trong dé đảmbảo một cách tổng thê lợi ích của người lao động Trong bối cảnh quan hệ lao động ngàycàng được mở rộng và biến đổi theo hướng văn minh, tiến bộ; đi kèm với đó là nhữngvan dé xã hội phát sinh trong lĩnh vực lao động cũng không kém phan nhức nhối; quyềnlàm việc luôn luôn có sự phát triển tương ứng về các chuẩn mực dé phối hợp với cácquyền khác nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiên tiến và bền vững nhất

Tóm lại, quyền làm việc là một yếu tô cơ bản bảo đảm sự tôn tại thực tế của conngười, đồng thời đảm bảo nhâm phẩm và lòng tự trọng của con người (sống dựa vào nănglực va kha năng của bản thân chứ không dựa dam, y lại vào người khác) Quyền làm việc

là quyền cơ bản trong nhóm quyên lao động, có vị trí rất quan trọng vì đây là cốt lõi déthực hiện các quyền con người khác và là bộ phận không thé tách rời của nhân pham nóichung Quyền làm việc chính là tiền đề, điều kiện quan trọng để thực hiện các quyền

khác của người lao động nói riêng và các quyên của con người nói chung như quyên vé

5 Điều 22 đến 24 UDHR.

5 Điều 6, 7, 8, 9 ICESCR.

7 Trần Thị Tuyết Nhung, Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam, Luận án Tiến sĩ

Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016, trang 17 — 18.

Trang 24

nhà ở, quyền về giáo dục, quyền về văn hóa Chỉ khi quyền làm việc được đảm bảo thựchiện thì các quyền con người khác mới có ý nghĩa.

Đề nghiên cứu về quyền làm việc không thể không nghiên cứu các khái niệm liênquan trong những nghiên cứu trước đây về quyền làm việc Thực tế cho thấy việc sửdụng các khái niệm liên quan đến quyền làm việc rất đa dạng, có thé là “quyền được làmviệc”, “quyền việc làm”, “quyền có việc làm”; với cách hiểu chưa thực sự thống nhất8v.v Trong đó có một số định nghĩa đáng chú ý như: Quyén làm việc là quyền đượcpháp luật ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm về việc làm, thu nhập, chế độ bảo hiểm xã hội và cácchế độ khác khi người lao động tham gia quan hệ lao động theo quy định của pháp luậtlao động? Quyền được làm việc là quyền của mỗi người được quyết định tự do chấpnhận và lựa chọn việc lam!° Quyền làm việc là quyền có cơ hội kiếm sống bằng côngviệc do chính bản thân họ tự chọn và chấp thuận!!

Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm mang tinh tách bạch giữa hai khái niệm!?:Quyền trong công việc (right at work) hàm ý là các quyền phát sinh trong quan hệ việclàm, bao gồm quyền được bảo đảm điều kiện việc làm an toàn; quyền được trả thù laobình đăng và thỏa đáng, quyền được bảo đảm thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, quyền đượcđối xử bình dang trong lao động, quyền được tham gia thành lập công đoàn và đình công

Và quyền làm việc (right to work) là quyền được tiếp cận, lựa chọn, tìm kiếm việc làm

Theo nhóm tác giả, dé xây dựng một khái niệm về quyền làm việc, cần tiếp cậntheo nghĩa rộng và gần như có thể coi nó là quyền của người lao động nói chung Điềunày rất có ý nghĩa, đặc biệt là trong việc phát huy, dé cao cũng như bao dam, thúc dayquyền này trên thực tế Từ đó có thé đưa ra định nghĩa ngắn gọn như sau: Quyển làm việc

là quyên của người lao động trong việc tiếp cận việc làm và thụ hưởng thành quả từ côngviệc của mình; được đảm bảo các tiêu chuẩn trong công việc về an toàn, an sinh và thamgia vào các thiết chế cũng như hành động nhằm bảo vệ quyên lợi của mình

1.2 Đặc điểm quyền làm việc

Quyên làm việc có một sô đặc diém cơ bản, bao gôm:

8 Trần Thái Dương, Bảo đảm quyền lao động và việc làm của người khuyét tật ở Việt Nam và việc gia nhập Công ước 159 của ILO, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2018.

° Tran Thị Tuyết Nhung, Tldd, trang 23.

'0 Phan Thi Lam Hồng, Pháp luật quốc tế về quyền của người lao động va khuyến nghị cho Việt Nam, Tạp chí Nghề luật, số 10/2021.

!! Lê Thị Hoài Thu (chủ biên), Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam, Nxb Dai học Quốc gia

Hà Nội, trang 48.

2 Vũ Công Giao, Nguyễn Anh Đức, Quyền lao động trong pháp luật quốc tế, Tap chí Pháp luật về quyền con người,

số 2/2020.

Trang 25

- Quyền làm việc là quyền thuộc nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hoá Quyềnnày hình thành muộn hơn so với các quyền dân sự chính trị, ở thế hệ nhân quyền thứ H.

- Quyền làm việc gắn liền với việc làm Đây là yếu tố tiền đề cho việc hình thànhcác quan hệ và hợp đồng lao động Tuy nhiên, việc làm được bảo hộ và gắn liền vớiquyền việc làm phải là những công việc hợp pháp và thỏa dang (decent work)!3 Trên cơ

sở đó, quyền làm việc bao hàm cả những công việc được trả thù lao và cả những công

việc do người lao động tự làm chủ.

- Chủ thé của quyền làm việc là người lao động nhưng cũng bao gồm cả những người

tự làm chủ (không thuê nhân công), người lao động hỗ trợ gia đình, thành viên hợp tác xã

- Quyền làm việc gắn liền với nghĩa vụ của nhà nước trong việc thừa nhận quyềnnày và quyền của mọi người có cơ hội kiếm sống: quy định nghĩa vụ của các quốc gia làphải thi hành các biện pháp thích hợp dé bảo đảm quyền này, như triển khai các chươngtrình đảo tạo, có chính sách và biện pháp kỹ thuật nhăm đạt sự phát triển vững chắc về kinh

tế, xã hội và văn hóa, tạo công ăn việc làm đây đủ, hữu ích cho từng cá nhân Không chỉdừng lại ở việc quốc gia phải thừa nhận quyền, các quốc gia còn phải bảo đảm điều kiệnlàm việc công băng, thuận lợi, thù lao thỏa đáng cho một cuộc sống tương đối day đủ chobản thân và gia đình; đồng thời không phân biệt đối xử về thù lao, cơ hội thăng tiến''

- ĐI đôi với quyền làm việc, công dân có nghĩa vụ tuân thủ kỷ luật lao động, laođộng một cách nghiêm túc và thực hiện các quy tắc an toàn lao động Nhà nước cũng đòi

hỏi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công

cộng Việc thực hiện tốt các nghĩa vụ trên tạo điều kiện quan trọng dé nhà nước có thébảo đảm tốt hơn quyên lao động của công dân

2 Nội dung của quyền làm việc

Theo Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948 quy định về quyền củangười lao động tại Điều 4, Điều 22, Điều 23 và Điều 24 Theo đó, có thé thay quyền làm việc

là do bản thân tự quyết định, tự lựa chọn, không ai có quyền ép buộc hay bắt làm nô lệ dướimoi hình thức UDHR nhắn mạnh quyền làm việc của mọi người cư trú chứ không chỉ côngdân của quốc gia đó Quyền làm việc có nghĩa là cá nhân được lựa chọn nghề nghiệp màkhông có sự can thiệp của chính quyền Việc làm cưỡng bức, dù ở bất kỳ hình thức nào,cũng đều không được chấp nhận Giá trị của UDHR còn được đánh giá cao trong nhân quyền

13 https://www-cdn.oxfam org/s3fs-public/file_attachments/rr-unilever-vietnam-progress-challenges-0407 1 6-vn.pdf

'4 Chu Hong Thanh, Nguyễn Thị Thanh, Bao đảm quyền làm việc, quyên có mức sông thỏa đáng trong tình trạng

khan cấp — một số kinh nghiệm từ Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Quyên con người trong tình trạng khan cấp, Khoa

Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, University of Melbourne, 2019.

Trang 26

quốc tế vì đã ghi nhận quyền của mọi người được bảo vệ thất nghiệp UDHR là văn kiệntruyền cảm hứng thúc đây sự phát triển quyền làm việc 18 năm sau trong ICESCR".

Theo quy định trong Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966(ICCPR) đã tai khang định những quy định của Điều 4 DDHR Cụ thé, trong Công ướcquốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966 tại Điều 8 quy định “Không ai bị bắt làm nô

lệ, mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cắm Không ai bị bắt làm nô dịch Không

ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức” Như vậy có thé thay rang, nội dungcủa quyên làm việc rất rộng và bao hàm những khía cạnh sau:

Quyên tự do tìm kiếm, lựa chọn việc làm: Theo đó, người lao động tham gia vàoquan hệ lao động, có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào, làm bất cứcông việc gì mà pháp luật không cắm cũng như có quyên lựa chọn nơi làm việc phù hợpvới điều kiện sinh sống Người lao động có quyền chủ động nắm bắt công việc phù hợp vớikhả năng, nguyện vọng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sức khỏe của mình Người cầntìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ dé tìm việc hoặc đăng ký tại các tô chức dịch vụviệc làm dé tìm kiếm công việc Người lao động có thé giao kết hợp đồng lao động vớinhiều người sử dụng lao động và học nghề phù hợp với yêu cầu về việc làm của mình Khi

tham gia vào quan hệ lao động, người lao động không chỉ tự do lựa chọn việc làm mà còn

được người sử dụng lao động cam kết đảm bảo làm việc lâu dài, phù hợp với sức khỏe và

trình độ chuyên môn Người lao động cũng được đảm bảo việc làm trong các trường hợp

đặc biệt như thay đổi cơ cấu tô chức hoặc công nghệ sản xuất, hợp nhất, chia tách doanhnghiệp, chuyên quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp.Người lao động được từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được đủ trảtiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai

nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo

ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý

Quyên được bảo đảm diéu kiện làm việc cong bang và thuận lợi: Quyền này có théhiéu 1a người lao động được làm việc trong điều kiện vệ sinh, an toàn lao động là quyềnyêu cầu thực hiện những biện pháp phòng chống các tác động của các yếu tố nguy hiểm, cóhại phát sinh trong khi thực hiện công việc, giúp giảm thiểu tai nạn lao động và các bệnhnghề nghiệp cho người lao động Điều kiện làm việc của người lao động được đánh giá quamôi trường xung quanh khi họ thực hiện lao động, dựa trên những yếu tô sau: độ bụi, khí

!5 Dinh Xuân Thảo, Khúc Thị Ngọc Hoa, Nâng cao vai trò công đoàn trong bảo đảm quyền của người lao động ở

Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu khoa học công đoàn, sô 14/2018.

Trang 27

độc, độ ồn, thiết bị lao động, các loại thiết bị phục vụ sản xuất và đảm bảo sức khỏe, antoàn cho người lao động, việc đảm bảo an toàn vệ sinh của máy móc, thiết bị sản xuất, máymóc, thiết bị sản xuất thuận lợi cho các thao tác của người lao động Những yếu tố nàykhông được đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì có thé gây ra các tác hại nghềnghiệp dẫn đến tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp.

Người lao động được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khámphát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động

và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả giám định đủ điều kiện để điềuchỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp

Người lao động được yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp saukhi điều trị 6n định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Việc bồ trí công việc cầnphải phù hợp với trình độ, năng lực, sức khỏe đối với người lao động sau khi điều trị ổnđịnh do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Quyên được trả thù lao bình dang và thỏa đáng: Quyền được hưởng thù lao côngbang và hợp ly trong làm việc là một trong những quyền thuộc nhóm quyên được hưởngđiều kiện làm việc thuận lợi và công bằng! Người lao động phải được trả lương bìnhđăng cho phần công việc như nhau trong cùng một cơ quan Các công việc không cầnphải giống hệt nhau, nhưng phải tương tự nhau về cơ bản Nội dung công việc, chứkhông phải chức danh công việc, là thứ xác định rằng các công việc về cơ bản có tương

tự hay không Người sử dụng lao động không thê trả tiền công bất bình đăng cho nhữngngười lao động nam hoặc nữ mà thực hiện các công việc yêu cau lượng kỹ năng, nỗ lực,

và trách nhiệm lao động ngang nhau, và được thực hiện trong các điều kiện làm việc nhưnhau trong cùng một cơ quan Cụ thé các yếu tổ được cân nhắc khi trả công bao gồm”:

kỹ năng; nỗ lực, trách nhiệm

3 Lịch sử hình thành và phát triển quyền làm việc

Hiện có rất nhiều cách hiéu và tiếp cận khác nhau về quyền con người Trên phương

diện nhât định có thê hiêu quyên con người là những nhu câu, lợi ích tự nhiên, von có va

'6 Nguyễn Dinh Tuan, Hạn chế trong việc thực hiện quyền được hưởng thù lao công bang trong làm việc ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8/2013.

'7 U.S Equal Employment Opportunity Commission, Facts About Equal Pay and Compensation Discrimination, tai

https://www.eceoc gov/laws/guidance/facts-about-equal-pay-and-compensation-discrimination truy cập ngày 15/3/2023

Trang 28

khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏathuận pháp lý quốc tế!3 Căn cứ vào lĩnh vực, các quyền con người được phân thành hainhóm chính là nhóm các quyền dân sự, chính trị và nhóm các quyền kinh tế, xã hội, vănhóa Đây cũng là cách phân chia được sử dụng khi soạn thảo hai công ước quốc tế cơ bản

về quyền con người của Liên hợp quốc năm 1966 là Công ước về quyền dân sự, chính trị(ICCPR) và Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (ICESCR) Việc phân loại thànhhai nhóm quyền con người như vậy xuất phát từ nhận thức cho rằng có sự khác nhau vềlịch sử hình thành, phát triển, đặc điểm và những yêu cầu trong việc bảo đảm hai nhómquyền này Là một trong các quyền con người cơ bản trong kinh tế, quá trình hình thành,phát triển của quyền làm việc gắn với quá trình hình thành, phát triển của các quyền conngười nói chung và quyền con người trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội nói riêng.3.1 Khái lược lịch sử hình thành và phát triển của quyền con người

Theo một số học giả, những ý tưởng đầu tiên về quyền con người xuất hiện từ thờitiền sử, thể hiện trong các quy định mang tính nhân đạo về việc không sử dụng vũ khítâm độc trong các cuộc chiến tranh nhằm giảm thương vong qua đó giảm bớt mức độ tànkhốc của các cuộc chiến tranh Tuy nhiên, ở trình độ phát triển của thời tiền sử, có lẽ conngười mới chỉ có những ý tưởng, chứ chưa thể có những tư tưởng về quyền con người

Tư tưởng về quyền con người thực sự xuất hiện cùng với sự xuất hiện những nềnvăn minh cô đại, mà một trong số đó là nền văn minh rực rỡ ở Trung Đông (khoảng năm3.000-1.500 trước CN) Chính trong nền văn minh này, Vua Hammurabi xứ Babylon đã

ban hành Bộ luật Hammurabi (khoảng năm 1780 TCN) với mục dich: øgăn ngửa

những kẻ mạnh áp bức kẻ yéu, làm cho người cô quả có nơi nương tựa ở thànhBabilon, đem lại hạnh phúc chân chính và đặt nên thong trị nhân từ cho mọi than dântrên vương quốc'° Bộ luật Hammurabi có thé coi là một trong những văn bản pháp luậtthành văn đầu tiên của nhân loại đề cập đến quyền con người??

Trong thời ky Trung cô ở châu Âu, tự do của con người bị hạn chế một cách khắcnghiệt do có sự cấu kết giữa vương quyền của chế độ phong kiến và thần quyền của nhàthờ Thiên chúa giáo Tuy nhiên, chính sự khắc nghiệt đó đã dẫn đến sự xuất hiện các vănkiện pháp lý nối tiếng về nhân quyền của nhân loại vào cuối thời kỳ này, mà điển hìnhtrong số đó là Hiến chương Magna Carta năm 1215 Hiến chương đã khang định một số

'8 Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2009, tr 42.

!? Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Sdd, tr 57.

20 Kurt A Raaflaub, Josiah Ober, Robert Wallace, Origins of Democracy in Ancient Greece University of

California Press, 2007, tr 65.

Trang 29

quyền con người, cụ thể như: quyền sở hữu, thừa kế tài sản; quyền tự do buôn bán vàkhông bị đánh thuế quá mức; quyền của các phụ nữ goá chồng được quyết định tái hônhay không: quyền được xét xử đúng đắn và được bình đăng trước pháp luật Quan trọnghơn, bản Hiến chương này đã đề cập cụ thê đến việc tiết chế, kiểm soát quyền lực củanhà nước dé bảo vệ các quyền của công dan?!

Thời kỳ Phục hưng ở châu Âu là giai đoạn phát triển rực rỡ của các tư tưởng, họcthuyết về quyền con người Tại đây, trong các thé kỷ XVII-XVII, nhiều nhà triết học màtiêu biểu như Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704), Thomas Paine

(1731-1809), Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831), John Stuart Mill

(1806-1873), Henry David Thoreau (1817-1862) đã đưa ra những luận giải về rất nhiều van đề

lý luận cơ bản của quyền con người, đặc biệt là về các quyền tự nhiên và quyền pháp lý.Những tư tưởng về quyền con người ở châu Âu thời kỳ này đã có ảnh hưởng quan trọngđến sự ra đời của những văn bản pháp luật quốc gia đề cập đến quyền con người nhưTuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn ngân quyền và dân quyền của Phápnăm 1789 ?2 Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 khang định rằng: “Moi người sinh

ra déu bình đắng Tạo hoá cho họ những quyên không ai có thé xâm phạm được, trongnhững quyên đó có quyên được sống, quyên tự do và quyên mưu cau hạnh phúc ”?.Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 cũng nêu rõ: “Người ta sinh

ra và song tự do và bình dang về các quyên "2%

Quyền con người chỉ thực sự nổi lên như một vẫn đề ở phạm vi quốc tế từ nhữngnăm đầu của thế kỷ XIX cùng với cuộc dau tranh nhằm xoá bỏ chế độ nô lệ, buôn bán nô

lệ, phong trào đấu tranh đòi cải thiện điều kiện sống cho người lao động và bảo vệ nạnnhân trong các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới Cũng từ những phong trào này, Hộiquốc liên và Tổ chức Lao động quốc tế được thành lập đã nâng nhận thức và các hoạtđộng về quyền con người lên một mức độ mới Trong Điều lệ của mình, Tổ chức Laođộng quốc tế khang định: “hỏa bình trên thé giới chỉ có thể thành hiện thực nếu bảodam được công bang xã hội cho tat cả mọi người "2Š Trong Thoả ước của Hội quốc liên,

các nước thành viên tuyên bô chap nhận nghĩa vụ “bao đảm, duy tri sự công băng và các

?! Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Sdd, tr 60.

? Đại học quôc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Sdd, tr 60.

3 Declaration of Independence Nguồn https://www.britannica.com/topic/Declaration-of-Independence, truy cập

ngay 5/10/2019

4 The Declaration of the Rights of Man and of the Citizen 1789 Nguồn http://www hrer.org/docs/frenchdec.html,

truy cap ngay 5/10/2019

25 International Labour Organization Constitution Ngu6n_https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=1000:62:0::

NO:62:P62 LIST ENTRIE_ID:2453907:NO, truy cập ngày 5/10/2019

Trang 30

điều kiện nhân đạo về lao động cho đàn ông, phụ nữ và trẻ em cũng như bảo dam sự đối

xử xứng đáng với những người ban xứ tại các thuộc dia của họ ”25.

Cuộc Cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới nỗ ra ở nước Nga vào tháng 10 năm

1917 đã mở ra một chương mới trong lịch sử chính trị quốc tế, đồng thời tạo ra nhữngbiến chuyển quan trọng trong tư tưởng và thực tiễn về quyền con người Các quyền kinh

tế, xã hội, văn hóa được đề cao, và đặc biệt, các quyền độc lập và tự quyết của các dântộc được ghi nhận Đây là những quyền con người mà trước đó đã không hoặc ít được đềcập trên các diễn đàn quốc tế

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Liên Hợp Quốc ra đời, thông qua Hiến chươngnăm 1945, Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 và hai công ước quốc

tế về các quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 đã chính thức khaisinh ra ngành luật quốc tế về quyền con người trong hệ thống pháp luật quốc tế, đặt nềnmóng cho việc tạo dựng một nền văn hoá quyền con người trên trái đất Từ đó đến nay,một hệ thống hàng trăm văn kiện quốc tế về quyền con người đã được thông qua, các cơchế quốc tế về bảo vệ và thúc đây quyền con người hình thành đã biến quyền con ngườithành một trong các yếu tô chính chi phối các quan hệ quốc tế?”

3.2 Sự hình thành và phát triển của quyền làm việc gắn với các kinh tế, xã hội và

văn hoá

Liên quan đến lịch sử phát triển của quyền con người, có thé chia các quyền thành

ba “thế hệ” (Generations of human rights):

- Thế hệ thứ nhất: Các quyền dân sự, chính tri Sự hình thành va phat triển của thế

hệ quyền con người thứ nhất gan liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản lật đồ chế độphong kiến Các quyền thuộc thế hệ này về bản chất chính là những tư tưởng về cácquyền tự nhiên được hình thành và được cô vũ trước và trong các cuộc cách mạng tư sản

ở châu Âu, sau đó được ghi nhận trong các văn bản pháp luật về quyền công dân của các

nhà nước tư sản.

- Thế hệ thứ hai: Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa Thế hệ quyền con người thứhai hướng vào việc tạo lập các điều kiện và sự đối xử bình đăng, công bằng cho mọi cánhân trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội Các quyền kinh tế, xã hội được đềxướng và vận động mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX và bắt đầu được quan tâm bởi một sốquốc gia ké từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Các quyên tiêu biểu thuộc về thế hệ

? The Covenant of the League of Nations Nguồn http://avalon.law.yale.edu/20th_century/leagcov.asp, truy cập

ngày 5/10/2019 Ộ ;

27 Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Ly luận và pháp luật về quyền con người, Sdd, tr 65.

Trang 31

quyền này bao gồm: quyền có việc làm, quyền được bảo trợ xã hội, quyền được chăm sóc

y tế, quyền có nhà ở

- Thế hệ quyền con người thứ ba: Thế hệ này bao gồm các quyên tiêu biểu nhưquyền tự quyết dân tộc, quyền phát triển, quyền với các nguồn tài nguyên thiên nhiên,quyền được sống trong hoà bình Xét về tính chất, thế hệ quyền con người thứ ba là sựdung hòa nội dung của cả hai nhóm quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, xã hội, vănhóa, song đặt chúng trong những bối cảnh mới và trong khuôn khổ các quyền của nhóm

Về tính pháp lý, ngoại trừ một số quyền như quyền tự quyết dân tộc, hầu hết các quyềntrong thế hệ thứ ba chưa được pháp điển hóa bằng các điều ước quốc tế, mà mới chỉ được

đề cập trong các tuyên bố, tuyên ngôn (các nguồn luật mềm (soft law) — không có hiệulực ràng buộc về pháp lý) Tính pháp lý và tính hiện thực của hầu hết các quyền trong thé

hệ này hiện vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi”

Quyền được làm việc là quyền cơ bản của con người đảm bảo rằng mọi cá nhân sẽ

có thé tiếp tục cuộc sông của họ với một công việc mong muốn va thu nhập cho phép bảo

vệ phẩm giá con người Quyền làm việc được hình thành và phát triển ở thé hệ nhân quyềnthứ hai cùng các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá Việc coi quyền làm việc (right to work)

là một quyền xã hội của cá nhân có liên hệ mật thiết đến xã hội công nghiệp hóa hiện đại

Về phương diện lịch sử, ở các nước, lao động được trả lương đã trở thành phươngthức chính dé phân chia thu nhập quốc dân cho các thành viên trong xã hội, và ý nghĩa vềmặt chính trị của quyền lao động cũng theo đó tăng lên đáng kê Nội dung quyền làmviệc liên quan mật thiết tới lao động được trả lương theo nghĩa hiện đại Trong các xã hộichưa công nghiệp hóa, lao động được trả lương có vai trò thứ yếu Vi dụ, thời Dé quốc La

Mã, các công việc chủ yếu do nô lệ thực hiện Nghĩa vụ làm việc cũng chỉ là một phươngthức áp thuế đối với các nhóm người trong một xã hội không có đồng tiền chung.” Loạithuế này tồn tai ở Dé quốc trong nhiều thé kỷ liền Xuất phat từ cơ sở này có thé thấykhông phải do trùng hợp ngẫu nhiên mà thuật ngữ /abor (lao động) trong tiếng Latinh có

hai nghĩa là: làm việc và sự chịu đựng.

Theo tư tưởng thời Trung cô, loài người có một vị tri nhất định trong một hệ thong doChúa trời sắp đặt Tín điều tôn giáo cho rằng con người phải làm việc để chuộc tội, và chínhtrong thời kỳ này trên khắp châu Âu xuất hiện hình thức lao động cưỡng bức đối với người

tự do Sau thời Phục hưng, cùng với việc Giáo hội mất đi sức mạnh chính trị thì lao độngcưỡng bức ngày càng trở thành một phần của trật tự xã hội, khi chủ nghĩa trọng thương ra

8 Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Sdd, tr 71.

? Nilsson 1921 tr 168

Trang 32

đời, nó phát triển thành một nền tảng của xã hội Những người theo chủ nghĩa trọng thươngthậm chí còn lập luận rang công nhân càng lành nghề thì càng cần buộc họ làm việc nặng.

Kê từ Chiến tranh Thế giới II, nan thất nghiệp trở thành mối đe dọa không chỉ tới sựton tại của mỗi cá nhân mà còn tới cả nền dân chủ Lao động cưỡng bức đối với mọi thànhviên trong xã hội là một nguyên tắc thịnh hành ở các nước Bắc Âu cho đến thời kỳ côngnghiệp quy mô lớn phát triển và chủ nghĩa tự do nở rộ vào thế kỷ XIX Trong giai đoạnnày, chỉ có các cá nhân hưởng đặc quyền mới được miễn nghĩa vụ phải làm việc cho người

sử dụng lao động được pháp luật thừa nhận Một người không có chủ sử dụng lao động, lại

không thuộc một nhóm được miễn lao động cưỡng bức thì bị coi là kẻ lang thang và có thể

bị bắt thực hiện nghĩa vụ quân sự Thuật ngữ "quyền được làm việc” do nhà lãnh đạo xãhội chủ nghĩa người Pháp Louis Blanc đặt ra trong bối cảnh hỗn loan xã hội đầu thế kỷ 19

và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1846 dẫn đến Cách mạngPháp năm 18483! Sau nay Tư tưởng về quyền làm việc được đề cập trong Hiến pháp củaPháp năm 1793 (Điều 21 trong Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1793), sau cuộc cách mạngnăm 178932 Nửa thé kỷ sau, quyền làm việc dan dan được chuyền đổi trong các xã hội tubản thành quyền có cơ hội làm việc?”° Tiếp sau đó, Pháp luật của nhiều quốc gia quy định

về quyền làm việc như Đạo luật Việc làm năm 1946 của Mỹ đã quy định quyền việc làm làquyền của mọi người dân Mỹ và Chính phủ liên bang có nghĩa vụ phải bảo đảm quyền này.Tuyên bố Philadelphia năm 1944 của Tổ chức lao động thế giới (ILO) ghi nhận “ Pháttriển kinh tế phải bao gồm việc tạo ra công ăn việc làm và các điều kiện lao động trong đóngười lao động có thể làm việc trong tự do, an toàn và phẩm giá Tóm lại, phát triển kinh tế

tự nó không phải là kết thúc; nó phục vụ dé cải thiện cuộc sống của con người”32 Tuynhiên chỉ tới năm 1948, quyền làm việc mới được thừa nhận với tư cách là quyền conngười phố quát tại Điều 23 Tuyên ngôn thé giới về quyền con người

4 Mối liên hệ giữa quyền làm việc và các quyền con người khác

Các quyền con người nhìn chung là có sự liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau Về mỗiliên hệ giữa quyền làm việc và các quyền con người khác, có thể nhìn nhận trên những

góc độ sau:

3° Adlercreutz, Kollektivavtalet, 1954, tr 99

3' Robertson, Priscilla Smith (1952) Revolutions of 1848: A Social History Princeton University Press.

p 69 ISBN 9780691007564 Right to work.

32 Harvey,2002; Tanghe, 1989

33 Garnier, 1848; Proudhon, 1938

3 Tuyên bố Philadelphia (1944) đưa ra một số nguyên tắc chủ dao trong hoạt động của ILO

Trang 33

Quyền làm việc tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền dân sự chính trị: Quyềnlàm việc có liên hệ chặt chẽ với quyền sống ở chỗ việc đảm bảo quyền này sẽ giúp tạo nênmột điều kiện sống ngày càng tốt hơn, qua đó thúc đây quyền sống của con người.

Quyên làm việc thể hiện phan nào nội dung quyền tự do hội họp, biểu tình Vì vậy,việc quy định một cách rõ ràng quyền tự do hội họp chính là bảo đảm pháp lý đối vớiquyền đình công và tạo điều kiện cho quyền đình công được thực hiện một cách hợp pháp

Quyền làm việc có mối liên hệ với quyền tự do thân thé: Có thé nói, một trongnhững khía cạnh của quyền tự do thân thể đó là không bị nô dịch gắn liền chặt chẽ vớiquyền làm việc Điều đó thể hiện ở chỗ việc làm là tự nguyện, mọi hình thức cưỡng bứclao động, nô dịch hoặc lợi dụng tình trạng bat lợi của người khác dé ép lao động là sai trái

Quyền làm việc là tiền đề của quyền sở hữu: Có thể thấy, quyền làm việc là một

cơ sở dé tạo ra của cải, sở hữu va từ đó cần bảo đảm quyền sở hữu Vì vậy, việc bảo đảmthu nhập cho người lao động vừa là một nội dung quan trọng của quyền làm việc nhưngcũng là nền tảng cho việc tạo dựng quyên sở hữu của người lao động

Quyền không bị phân biệt đối xử: Đây vừa là một quyền và cũng là một nguyêntắc xuyên suốt của luật nhân quyền Đối với quyền việc làm, việc chống phân biệt đối xử

là một trong những mối quan tâm hàng đầu bởi trong công việc có chứa đựng rất nhiềunguy cơ phân biệt đối xử Đó là phân biệt về chủng tộc, mau da, giới tính, qué quán, tôngiáo.v.v trong nhiều khía cạnh, từ việc tiếp cận việc làm cho tới hưởng tiền công, thăngtiễn trong công việc và an sinh xã hội

- Trong mối quan hệ với các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội:

Giữa quyền làm việc và quyên giáo duc có mối liên hệ chặt chẽ Điều này là bởigiáo dục chính là cơ sở tạo nên con người có khả năng lao động ngày càng cao Vì vậy,bảo đảm quyền giáo dục một cách rộng rãi và đồng đều chính là tăng cường khả năng tự

do lựa chọn nghề nghiệp Thực tế cho thay viéc thiéu giáo dục chính là một nguyên nhânlớn dẫn đến hiện tượng cưỡng bức lao động, tình trạng lao động trẻ em.v.v Vì vậy, haiquyền này có tính phụ thuộc nhau rất lớn, vừa là điều kiện vừa là mục đích của nhau

Quyền làm việc và quyền có việc làm: Như vậy, quyền làm việc của NLD khôngchỉ là quyền được làm việc mà phải được nhìn nhận như quyền được tạo điều kiện thúcđây quyền có việc làm dé sống có nhân pham Nghia là quyền làm việc không được hiểu

là một quyền có việc làm tuyệt đối và vô điều kiện mà là đó chính là quyền của mỗingười được quyết định tự do lựa chọn việc làm Điều này nói lên việc NLD có quyền từ

chôi công việc không mong muôn như các công việc có tính chât cưỡng bức và không bị

Trang 34

đuôi việc một cách không công bằng Như vậy, quyền có việc làm không đồng nghĩa vớiquyên làm việc Nếu như quyền làm việc là khái niệm gan liền với quyền con người, làquyền được tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc và những thiết chế, thé thức của Nhànước, của xã hội để quyền làm việc của người lao động được thực thi trên thực tế, thìquyền có việc làm được hiểu là mỗi người khi đến tuổi lao động, có sức lao động theoquy định của pháp luật được ký kết hợp đồng lao động, được hưởng lương và các chế độkhác dựa vào năng lực, nguyện vọng của cá nhân và nhu cầu của người giao kết hợpđồng lao động Như vậy, so với quyền làm việc thì quyền có việc làm có nội hàm hẹphơn Nhưng, về bản chất quyền có việc làm của người lao động được biểu hiện rõ nétnhất, cụ thé nhất trong quyền làm việc của người lao động Quyên làm việc của người laođộng chỉ có ý nghĩa khi người lao động được bảo đảm quyên có việc làm của mình°Š.

Tóm lại, quyền làm việc là một van đề có tính lý luận sâu sắc Đề hình dung được

về quyền này, cũng như có cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý cần thiết cho việc bảođảm và thúc đây quyền làm việc trong thực tế; cần có một cái nhìn rộng rãi về nội hàmcủa quyền này Trong đó, quyền làm việc bao hàm tất cả các khía cạnh về quyền conngười phát sinh trong quan hệ việc làm Chỉ có bảo đảm đầy đủ những khía cạnh đó thìquyền làm việc về tổng thể mới có thể được phát huy và bảo vệ trong thực tiễn

5 Vai trò của quyền làm việc

5.1 Đối với người lao động

Quyền làm việc là cơ sở pháp lý vững chắc để người lao động tiếp cận việc làmmột cách thuận lợi-bình đăng: là cơ sở bảo vệ việc làm cũng như các quyền và lợi íchhợp pháp có liên quan của họ Đối với từng cá nhân, khi quyền làm việc được đảm bảotạo điều kiện thuận lợi để họ tham gia thị trường lao động một cách tự do, dễ dàng, đảmbảo tâm lý ồn định, yén tâm khi tham gia vào quan hệ lao động không bi mất việc mộtcách vô cơ hay được đảm bảo làm việc trong điều kiện môi trường an toàn, vệ sinh laodong, Tu đó, họ sẽ tạo ra nguồn thu nhập ôn định dé nuôi sống bản thân Người laođộng có nhận thức đúng về quyền làm việc sẽ giúp bản thân họ biết cách tự bảo vệ mình,tránh bị xâm hại từ phía các chủ thé khác và chủ động tích cực tìm kiếm việc làm Bêncạnh đó, quyền việc làm còn có mối liên quan mật thiết với trình độ học van, trình độ taynghề của từng cá nhân Tình trạng không có việc làm trong thời gian dài sẽ dẫn tới việc

mât cơ hội trau dôi, năm bắt và nâng cao trình độ kỹ năng nghê nghiệp, làm hao mòn,

35 Trần Thị Tuyết Nhung, Quyền có việc làm của người lao động, Luận án Tiến sĩ, Viện hàn lâm KHXH Việt Nma 2016

Trang 35

mat đi kiến thức, trình độ vốn có Vì thé, dam bảo quyên làm việc là cơ hội cũng như cơ

sở dé phát triển chính ban thân người lao động về trình độ và tay nghề

5.2 Đối với người sử dụng lao động

Khi đảm bảo quyền làm việc của người lao động, người lao động sẽ yên tâm cônghết mình cho người sử dụng lao động, đem lại lợi ích cho chính người sử dụng lao động.Trong điều kiện lao động thì yếu tố tâm lý, tình cảm, sự thoải mái, tin tưởng khi quyềnlợi của mình được người sử dụng lao động đảm bảo thì có tác động rất lớn đến hiệu quảcông việc Khi đó, người lao động sẽ phát huy hết khả năng sáng tao, tập trung dé đạtnăng suất chất lượng lao động cao Bên cạnh đó, người sử dụng lao động đảm bảo duy trìquyền làm việc của người lao động sẽ tránh được những chi phí không cần thiết như: chiphí tuyển dung; chi phí giải quyết tranh chấp lao động; chi phí đào tạo; Đồng thời, đốivới một số người sử dung lao động đảm bảo quyền làm việc cho nhóm lao động đặc thù

sẽ được hưởng một số ưu đãi của Nhà nước về thuế, tài chính Không chỉ có ý nghĩatrong nội bộ đơn vị sử dụng lao động, việc đảm bảo quyền làm việc của người lao độngcòn đem lại uy tín cho người sử dụng lao động Trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi

người sử dụng lao động phải có sức cạnh tranh, sức cạnh tranh không chỉ phụ thuộc vào

chất lượng, giá cả mà còn bị ảnh hưởng nhiều bởi uy tín và danh tiếng của họ Việc đảmbảo quyền của người lao động, xây dựng môi trường làm việc tích cực góp phần tạo dựng

hình ảnh tính cực của doanh nghiệp trong thương trường và trong xã hội.

5.3 Đối với kinh tế - xã hội

Quyền làm việc của người lao động có ý nghĩa rất to lớn về sự phát triển bền vữngcủa một nên kinh tế - xã hội nói chung Điều này, xuất phát từ tam quan trọng của lao độngtrong lịch sử xã hội loài người, như Ph.Ăng-ghen đã viết: “Lao động là điều kiện cơ bảndau tiên của toàn bộ đời sống con người, đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó chúng taphải nói rằng: lao động đã tạo ra chính bản thân con người” Thông qua hoạt động sảnxuất vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình hình thành và phát triển ngôn ngữ và

tư duy; xác lập quan hệ xã hội Bởi vậy, lao động là yếu tô quyết định hình thành bản chat

xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cá nhân trong cộng đồng xã hội, nhờ đó

xã hội phát triển tiến bộ Lao động, việc làm tạo ra kinh tẾ, quy định sự phát triển của xãhội, xã hội phát triển được hay không trước hết phải trên cơ sở phát triển kinh tế Khi mọi

cá nhân trong xã hội được đảm bảo quyên làm việc, tức là có việc làm ổn định, được làmviệc trong điều kiện phù hợp, lâu dài thì xã hội đó được duy trì và phát triển do không có

Trang 36

mâu thuẫn nội sinh trong xã hội, không tạo ra các tiêu cực trong xã hội, con người được

dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ Không chỉ có ý nghĩa đối với xã hội, quyền làmviệc gan liền với van đề việc làm tạo ra của cải, vật chất đóng góp vào sự tăng trưởng kinh

tế và thu nhập quốc dân Ngược lại, quyền việc làm không được đảm bảo, cơ hội tiếp cận

và có việc làm của người lao động thấp hay người lao động thường xuyên bị đe dọa bởinguy cơ mat việc có dé dẫn đến những bat ôn khó lường Bởi từ xưa, ông cha ta đã có câu

“nhàn cư vi bất thiện” đề chỉ về sự nguy hiểm của thói “nhdn rối” của con người Từnhững xung đột, bất 6n của xã hội sẽ trực tiếp kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế

Ngoài ra, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra nhanh, sâu rộng.Đến hết năm 2020, Việt Nam đã tham gia 15 hiệp định tự do thương mại đa phương và

song phương và đang đàm phán 2 hiệp định khác, đòi hỏi phải tuân thủ các “luật

choi”chung, bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, việc làm Việc bảo đảm tốt quyền làmviệc không chỉ là điều kiện quan trọng quyết định phát triển kinh tế đất nước mà còn làviệc thực hiện tận tâm, thiện chí các cam kết quốc tế của quốc gia, nâng cao uy tín củaquốc gia trước cộng đồng quốc tế

6 Một số thách thức đối với quyền làm việc trong giai đoạn hiện nay

Thách thức do bối cảnh già hoá dân số: Với sức khỏe và tuôi thọ tốt hơn, tỷ lệsinh thấp hơn và sự già đi của những người thuộc thé hệ tỷ lệ sinh cao trước đây, thế giớiđang chứng kiến sự thay đổi lớn trong xu hướng nhân khẩu học Tác động của quá trìnhchuyên đổi nay có dẫn tới sự thay đổi trong nguồn cung lao động Nhiều ngành côngnghiệp sẽ phải điều chỉnh băng cách đưa thêm lực lượng lao động trẻ vào lực lượng laođộng của mình hoặc bằng cách thu hút thêm lao động từ phân khúc dân số già hơn 30%lực lượng lao động toàn cầu sẽ ở độ tuôi từ 50 trở lên vào năm 205036 Tuy nhiên, ngườilao động cao tuổi thường gặp nhiều khó khăn dé tìm được việc làm mới so với nhữngngười lao động trẻ tuôi Nguyên nhân phô biến của tình trạng này là do người lao độnglớn tuổi thường thiếu kỹ năng hiện đại hoặc băng cấp chính thức, thiếu kinh nghiệm xinviệc trong bối cảnh mới và thiếu tự tin khi thể hiện bản thân kết hợp với những định kiếntiêu cực về người lao động lớn tuôi vẫn tồn tại, bao gồm việc người lao động lớn tuôi làm

việc kém năng suất, năng động, linh hoạt và họ không chỉ khó đào tạo hơn mà còn không

đáng để người sử dụng lao động đầu tư Cũng có những định kiến về sức khỏe và khả

năng nhận thức của họ suy giảm, dẫn đến sô ngày 6m nhiêu hơn, va quan trọng nhất là

36 Allianz Research, The right to work versus the right to retire,tai https://www.allianz.com/en/economic_research/

publications/specials_fmo/ageism-global-demography.html truy cap ngay 15/3/2023

Trang 37

mức lương và phúc lợi phải trả cho người lao động cao tuổi cao hơn những người laođộng trẻ tuổi Điều này dẫn tới hệ quả là phần lớn người cao tuổi có cuộc sống khó khăn,thu nhập thấp, không ôn định hoặc không có thu nhập, sống phụ thuộc vào con, cháu,người thân Người lao động cao tuôi có rất ít lựa chọn việc làm, công việc họ tìm đượcchủ yếu tập trung vào các việc, như: bảo vệ, giúp việc gia đình, chăm sóc người gia Thực tẾ người cao tuổi tìm được công việc phù hợp không dé dang trong khi các quyđịnh về lao động lớn tuôi ở hiện nay vẫn khá hạn chế và thị trường lao động dành riêngcho đối tượng này chưa được hình thành Việc đảm bao sinh kế va có những chính sách

hỗ trợ tạo việc làm, chuyên đôi việc làm trong bối cảnh già hóa dân số sẽ bảo đảm quyềnlàm việc, đóng góp cho xã hội của người cao tuổi, vừa tận dụng được kinh nghiệm vàchất xám của lực lượng lao động đặc biệt này, góp phần bảo đảm mục tiêu an sinh xã hộicủa đất nước, từng bước thích ứng với bối cảnh già hóa dân sé

Thách thức đối với quyên làm việc của lao động phi chính thức: Lao động phi chính

thức là một trong những bộ phận quan trọng của thị trường lao động, đặc biệt ở các nước

đang phát triển như Việt Nam, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong thu hút, giải quyếtviệc làm cho người lao động, nhất là khi khu vực doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam gặpkhủng hoảng, khó khăn, tạo nên tính linh hoạt trong kinh tế nước ta Lao động phi chính

thức được xác định dựa trên việc làm không chính thức, nghĩa là người lao động tự tạo

công việc, không có hợp đồng lao động, không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,hay hưởng lương cô định Hau hết lao động có việc làm phi chính thức đều không ổn định,thuộc diện dễ bị tôn thương, không tiếp cận được các chính sách hỗ trợ việc làm, phúc lợi

xã hội, khó bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình Theo báo cáo Điều tra lao động việc làm quý 1/2022, Việt Nam có 21,4 triệu lao động có việc làm phi chính thức; phần lớnlao động phi chính thức tập trung ở khu vực nông thôn (khodng 60%) nơi có nhiều làngnghề truyền thống, các hộ kinh doanh cá thé phi nông nghiệp, các tổ hợp tác; 70% lao độngphi chính thức làm việc trong 03 nhóm ngành “Công nghiệp chế biến, chế tạo”, “Xây

-dựng” và “Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa 6 tô, mô tô, xe may”; lao động phi chính thức có

cả trong khu vực chính thức, 53,4% lao động phi chính thức là lao động làm công ăn lương

nhưng hau hết lao động phi chính thức không có bảo hiểm xã hội (97,9%), chỉ có 0,2%được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và 1,9% đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện Mặc dù laođộng trong khu vực phi chính thức chiếm tỷ lệ cao nhưng pháp luật hiện hành vẫn chưaquy định cụ thé, trực tiếp điều chỉnh nhóm đối tượng này

Trang 38

Thách thức đối với quyên làm việc của cho lao động di cư Cho dù di cư từ nơixuất phát được xác định là do thiếu việc làm bền vững hay do các lý do khác như ngượcđãi, xung đột, nghèo đói, phân biệt đối xử hoặc suy thoái môi trường, thì việc làm là mộtđiều kiện thiết yếu dé hội nhập ở nước sở tại?” Di cư cũng là một nhân tổ chính cho sựphát triển kinh tế và xã hội phụ thuộc lẫn nhau của các nước xuất xứ, quá cảnh và nướcđến Người lao động di cư và gia đình của họ thường rơi vào tình trạng dé bị tổn thương

ở quốc gia nơi có việc làm, có thé trở nên tram trọng hơn bởi các yếu tô như giới tinh,dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc tình trạng pháp lý Nhiều người bị lạm dụng và phânbiệt đối xử, bao gồm lương thấp, thiếu điều kiện làm việc tốt, thiếu bảo trợ xã hội và bị từchối các quyền và tự do co bản Không phân biệt đối xử trên cơ sở nguồn gốc quốc giacũng áp dụng đối với quyền làm việc Sự bất cân xứng giữa chính sách nhập cư quốc gia

và áp lực kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến di cư dẫn đến hàng triệu lao động di cư không cógiấy tờ và dễ bị phân biệt đối xử, vi phạm các quyền cơ bản của họ và bị bóc lột tại nơilàm việc Những người di cư không thể tiếp cận các kênh di cư lao động an toàn vàthường xuyên sẽ thường rơi vào tình trạng bất thường Điều 25(3) của Công ước quốc tế

về bảo vệ quyền của tất cả người lao động di cư và các thành viên trong gia đình họ quyđịnh rằng các quốc gia thành viên sẽ thực hiện mọi biện pháp thích hợp dé đảm bao rằngngười lao động di cư không bị tước đoạt bat kỳ quyền nào bắt nguồn từ nguyên tắc này vi

lý do bất kỳ sự bất thường nào trong thời gian lưu trú hoặc làm việc của họ Cụ thé, người

sử dụng lao động sẽ không được miễn trừ bất kỳ nghĩa vụ pháp lý hoặc hợp đồng nao,cũng như nghĩa vụ của họ sẽ không bị hạn chế dưới bất kỳ hình thức nào vì lý do bất

thường đó Ngay cả những người không được phép làm việc vì tình trạng di cư của họ,

sau khi họ được tuyển dụng, có quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột hoặc cưỡng bức laođộng hoặc phân biệt đối xử trong việc hưởng thụ và thực hiện quyền con người của họ.Người di cư ở trong tình trạng quyền, bao gồm cả những quyên liên quan đến việc bìnhthường có thể, làm tương tự, dễ bị lạm dụng và bóc lột, chăng hạn như khi công việc vàgiấy phép cư trú của họ bi ràng buộc với một người sử dụng lao động

Thách thức đối với quyên làm việc trước tác động của hội nhập quốc té và cuộccách mạng công nghệ 4.0 Hội nhập quốc tế là một xu hướng tat yếu trong thời đại ngày

ad Thus, the Committee on Economic, Social and Cultural Rights is concerned about the situation of States parties

such as Bulgaria, where asylum seekers are not allowed to work during the first year of their stay in the State party (E/C.12/BGR/CO/4-5).

Trang 39

nay Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế,chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hoá, giáo dục, y tế ở phạm vi song phương, đaphương, khu vực, liên khu vực, toàn cầu Trong các lĩnh vực trên, hội nhập kinh tế quốc

tế là nền tảng hết sức quan trọng cho sự tồn tại bền vững của hội nhập trong các lĩnh vựckhác và nhìn chung, hội nhập kinh tế quốc tế được các nước ưu tiên thúc đây giống nhưđòn bay cho hợp tác và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá Hội nhập quốc tế tao ranhiều khó khăn trong giải quyết việc làm Hội nhập quốc tế tạo ra sự cạnh tranh quyết liệthơn và có khả năng giảm cơ hội việc làm ở một SỐ ngành được bảo hộ của nhà nước và ởkhu vực doanh nghiệp nhà nước” Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có sứccạnh tranh kém, quy mô nhỏ có nguy cơ phá sản, thu hẹp sản xuất dẫn đến việc người laođộng bị thiếu hoặc mat việc làm, nhất là những người lao động có trình độ chuyên mônthấp và số lao động tự làm hoặc lao động làm việc trong khu vực phi chính thức Ngoài

ra, hội nhập quốc tế cũng đây nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thịhoá kéo theo việc sử dụng một diện tích lớn đất nông nghiệp khiến đất nông nghiệp ngàycàng thu hẹp, người nông dân mat đất dé lao động, sản xuất Điều nay dẫn đến một sốlượng lớn NLD rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và đang trở thành gánhnặng, cản trở đối với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá Hội nhập quốc tế cũngkhiến một số lượng lớn lực lượng lao động sẽ không đáp ứng được yêu cầu về chất lượngnguồn cung lao động Hội nhập quốc tế kéo theo việc chuyền giao công nghệ tiên tiễn từcác nước phát triển sang các quốc gia khác, giảm nhu cau sử dụng lao động phổ thông,đồng thời hội nhập cũng đặt ra yêu cầu đối với người lao động cần có trình độ chuyênmôn, tay nghề dé sử dung công nghệ Tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam với

số lượng lao động lớn nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu tạo ra thách thức khôngnhỏ trong việc giải quyết việc làm cũng như tạo sức ép lớn cho xã hội Mặt khác, nhiềulao động chưa có được tác phong công nghiệp, thể lực thấp cũng là trở ngại không nhỏtrong quá trình hội nhập quốc tế

Cách mạng công nghiệp 4.0 với bản chat là dựa trên cuộc cách mạng kỹ thuật số?°

mở ra các cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, với nhiều hình thức việclàm đa dạng, từ việc làm đòi hỏi trình độ cao đến những việc làm với trình độ phổ thôngTuy nhiên, hiện nay chưa có quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển việc làm

38 TS Trần Thắng Lợi, Hoàn thiện pháp luật về quyên việc làm dưới tác động của công cuộc hội nhập quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp s6 20 (228) tháng 10/2012

3* Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 22/60 về tốc độ số hóa và thứ 48/60 quốc gia có tốc độ chuyên đổi kinh tế số nhanh trên thế giới

Trang 40

sáng tạo, việc làm trong bối cảnh kinh tế số, chuyển đổi số Thêm nữa, Trong bối cảnhkinh tế số, các hoạt động môi giới, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin về nhu cầutuyên dụng lao động của doanh nghiệp trên môi trường điện tử, các ứng dụng,website, các trang mạng xã hội khá phô biến và tiềm ấn nhiều rủi ro, quyền và lợi ích

hợp pháp của người lao động không được đảm bảo, tuy nhiên nhưng chưa có quy định, chê tài xử lý cụ thê đôi với các hành vi giao dịch việc làm trên môi trường mạng.

Ngày đăng: 13/03/2024, 01:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w