2 BỘ TƯ PHÁP ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI MÔN HỌC LUẬT NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI SO SÁNH HAI MÔ HÌNH NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CHO MÔ HÌNH NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Lớp Hà Nội, Tháng 42022 1 Khái quát về 2 mô hình NHTW 1 1 Mô hình NHTW trực thuộc Quốc Hội và độc lập với chính phủ Đây là mô hình NHTW có vị trí độc lập với Chính phủ, trực thuộc Quốc hội, độc lập trong việc quyết định cung ứng tiền tệ và thực hiện Chính sách.
Trang 1ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
MÔN HỌC: LUẬT NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI:
SO SÁNH HAI MÔ HÌNH NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CHO MÔ HÌNH NGÂN
HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:
Hà Nội, Tháng 4/2022
Trang 21 Khái quát về 2 mô hình NHTW
1.1 Mô hình NHTW trực thuộc Quốc Hội và độc lập với chính phủ
Đây là mô hình NHTW có vị trí độc lập với Chính phủ, trực thuộc Quốc hội, độc lập trong việc quyết định cung ứng tiền tệ và thực hiện Chính sách tiền tệ Quốc gia
Theo mô hình này, NHTW là cơ quan quản lý, điều tiết tiền tệ và phát hành tiền, hoạt động của nó tác động trực tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế, nếu xác định vị trí pháp lý của nó thuộc Chính phủ thì không
có gì bảo đảm rằng mọi quyết sách của Chính phủ về tiền tệ sẽ phù hợp với chủ trương, giải pháp của NHTW và phù hợp với nhu cầu thực tiễn của thị trường tiền tệ Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc trao cho NHTW vị trí pháp lý độc lập là vô cùng cần thiết, là yếu tố then chốt để đảm bảo tính hiệu quả trong điều hành CSTTQG ở mỗi nước
1.2 Mô hình NHTW trực thuộc chính phủ
Theo mô hình này, NHTW nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ, chịu sự điều hành trực tiếp của Chính phủ Chính phủ có quyền can thiệp rất lớn, không chỉ trên phương diện tổ chức, điều hành mà còn trong hoạt động thực hiện Chính sách tiền tệ Quốc gia (CSTTQG) NHTW được
ví như công cụ của Chính phủ trong việc điều tiết giá trị đồng tiền và huy động các nguồn tài chính trong nền kinh tế Mô hình này được xác định dựa trên cơ sở: Chính phủ là cơ quan hành pháp, thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế Do đó, Chính phủ phải nắm trong tay các công cụ kinh tế vĩ mô để sử dụng nó một cách đồng bộ và phối
Trang 3hợp các công cụ nhằm vận hành nền kinh tế trôi chảy và hiệu quả, cũng
là để thực thi tốt nhiệm vụ của mình, mà thực chất là Chính phủ nắm NHTW và thông qua NHTW tác động đến CSTTQG
2 So sánh mô hình NHTW của Việt Nam và Hoa Kỳ
2.1 Ưu điểm từng mô hình
Hoa Kỳ Việt Nam
NHTW toàn quyền quyết định việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất mà không bị ảnh hưởng bởi áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác Đảm bảo tính độc lập nhất định đối với Chính phủ trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của NHTW do Quốc hội giao
- Chính phủ dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ với chính sách vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời
kỳ
- Được giao quyền lựa chọn mục tiêu mà không chịu sự can thiệp chỉ đạo từ chính phủ hay cơ quan liên quan khác
=> Giúp chính phủ thống nhất, phối hợp đồng bộ các chính sách vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ ngân hàng, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế, xã hội chung Mô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh
tế trong thời kỳ tiến phát triển Đảm bảo sự giám sát thường xuyên của
Trang 4chính phủ và kịp thời can thiệp để đảm bảo hài hòa các lợi ích, hạn chế tình trạng “lạm dụng” vai trò, vị trí của minh và thiếu sự hợp tác với chính phủ
- Tăng tính chủ động và giảm độ trễ của chính sách tiền tệ nhờ sự độc lập trong việc thực thi chính sách
- Giúp chính phủ nắm trong tay nguồn lực tài chính ổn định, tập trung của nên kinh tế để thực hiện các mục tiêu mà chính phủ đặt ra
- Tăng hiệu quả của mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh
tế, giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính
- Tự chủ về cơ chế tổ chức và cơ chế tài chính, nhân sự Có trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch
2.2 Nhược điểm từng mô hình
.Hoa Kỳ
Việt Nam
- Mô hình này tạo nên sự thiếu đồng bộ trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của Chính phủ và NHTW
Trang 5– Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình là NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong việc thực hiện CSTT Sự phụ thuộc vào chính phủ có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị tiền
tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế thẩm quyền của NHNN trong xây dựng
và điều hành CSTT còn hạn chế, NHNN có mức độ độc lập thấp và chịu
sự can thiệp hành chính toàn diện của Chính phủ
- Khó có sự kết hợp hài hòa chính sách tiền tệ do NHTW thực hiện
và chính sách tài khóa do Chính phủ chi phối để quản lí vĩ mô một cách
có hiệu quả NHTW khó tránh được sự chi phối chính trị
– Về lý thuyết khi áp dụng mô hình NHTW trực thuộc chính phủ thì tỷ lệ lạm phát khó duy trì ở tỷ lệ thấp hơn là mô hình độc lập với chính phủ vì chính phủ có thể lợi dụng NHTW để bù đắp thâm hụt ngân sách
– Chính phủ là nơi quyết định chính sách (cả về mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực thi CSTT Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHTW, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền Đây chính là trường hợp của NHNN Việt Nam hiện nay và trên thực tế thì mức độ độc lập tự chủ này đã bắt đầu bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập Làm giảm tính linh hoạt trong việc điều hành thực hiện CSTT quốc gia, thậm chí đôi khi gây ra sự chậm trễ trong chính sách phản ứng trước các diễn biến khó lường trên thị trường tài chính tiền tệ ảnh hưởng đến sự ổn định của đồng tiền
Trang 6– Vì là cơ quan của Chính phủ nên có khi NHNN phải thực hiện những nhiệm vụ không phù hợp với mục tiêu của CSTT, chẳng hạn như tái cấp vốn để khoanh, xóa nợ các khoản vay của NHTM Nhà nước… Như vậy NHNN Việt Nam chỉ được coi là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, giống như các bộ khác chứ không phải là thiết chế đặc biệt dù tổ chức, hoạt động của NHNN ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng, sự ổn định của giá trị đồng tiền, an ninh tiền tệ của một quốc gia
3 Tìm hiểu mở rộng về FED – Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ
a, Lịch sử hình thành
Cuộc khủng hoảng năm 1907, tiền đề cho sự ra đời của FED
Ngay sau khi nước Mỹ được thành lập, Quốc hội có ý định thành lập một NHTW nhưng vấp phải sự phản đối về sự tập trung quyền lực tài chính Một hệ thống không tập trung và có quy mô nhỏ hơn dần định hình và phát triển, họ cho rằng các ngân hàng hoàn toàn có thể tự quản lý Tuy nhiên, một loạt biến động trong lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ, đỉnh điểm là năm 1907 cho thấy một hệ thống NHTW là cần thiết để điều phối thị trường
Năm 1907, Mỹ đã có 22.000 ngân hàng Ở hầu hết các thị trấn, người dân có thể lựa chọn các ngân hàng địa phương hoặc ngân hàng được quản lý bởi nhà nước Mặc dù đứng trước nhiều lựa chọn, các nhà đầu tư thành thị thường có xu hướng chọn các công ty tín thác Các
Trang 7công ty tín thác xuất hiện vào đầu những năm 1890, các công ty này sẽ lấy tiền gửi của khách hàng đi đầu tư cổ phiếu và trái phiếu Đến năm
1907, các công ty này bắt đầu thực hiện những hoạt động rủi ro hơn đó
là bảo lãnh và phân phối cổ phần, sở hữu và điều hành các dự án bất động sản về đường sắt
Từ năm 1896 đến năm 1906, Mỹ có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt gần 5% Đây là điều phi thường khi những thảm họa như: đám cháy Baltimore 1904 và trận động đất San Francisco 1906 đã lấy đi khoảng 2% GDP Tuy nhiên Augustus Heinze và Charles Morse đã vay một lượng tiền lớn, sử dụng chúng thao túng giá cổ phiếu United Copper Nền kinh tế Mỹ bắt đầu giảm tốc vào những năm 1907, khiến giá của một số loại hàng hóa tụt dốc, trong đó có kim loại, cổ phiếu của United Copper giảm mạnh Để ngăn chặn đà giảm của thị trường, Augustus Heinze và Charles Morse đã bắt đầu sử dụng đến số vốn ngân hàng của họ Chính điều này đã gây ra rắc rối cho một nhóm các ngân hàng nhỏ hơn, gây nên lỗi dây chuyền và cuối cùng ảnh hưởng đến công
ty tín thác Knickerbocker Trust Tiền gửi tại Knickerbocker Trust tăng từ
10 triệu lên hơn 60 triệu, biến nó thành quỹ tín thác lớn thứ 3 ở Mỹ Khi
hệ thống tài chính rõ ràng không còn an toàn, người Mỹ bắt đầu cất trữ tiền mặt tại nhà Lúc này khi cơ hoảng loạn dâng trào và lãi suất tăng vọt lên 125%, ông trùm Morgan triệu tập tất các chủ ngân hàng lớn tới nhà riêng và tuyên bố không cho ai về nếu mọi người chưa thống nhất xong kế hoạch giải cứu (bao gồm các cam kết tài chính) Đây có thể coi
là diễn biến kịch tích nhất trong toàn bộ lịch sử ngành tài chính Mỹ Các
tư nhân đều thống nhất rằng nước Mỹ khi đó cần một NHTW do Chính phủ thành lập Các ngân hàng cần một thiết chế do chính phủ tài trợ, có
Trang 8khả năng cho họ vay một số lượng tiền mặt không giới hạn với nhiều loại tài sản thế chấp khác nhau
Đảo Jekyll thần bí: Cái nôi của cục dự trữ liên bang Mỹ
Năm 1910, một đoàn tàu rèm che kín mít chậm rãi tiến về miền Nam, điểm dừng cuối cùng là đảo Jekyll thuộc bang Georgia Những người ngồi trong toa tàu đều là những nhà tài phiệt ngân hàng quan trọng nhất của nước Mỹ và không một ai trong số họ biết rằng mục đích của chuyến đi này Các thế lực tai to mặt lớn mà đứng đầu là là J.P Morgan đã thành lập một câu lạc bộ đi săn trên đảo Jekyll ⅙ của cải thế giới dồn vào tay các hội viên của CLB này và tư cách hội viên chỉ có thể được kế thừa chứ không được chuyển nhượng Lúc này có người cần sử dụng hội sở của CLB trong khoảng 2 tuần, trong phạm vi 50 dặm, hội sở được đảm bảo xung quanh không có sự xuất hiện của bất kỳ kẻ săn tin nào Sau khi chuẩn bị hoàn tất, những vị khách bắt đầu xuất hiện tại hội
sở, đó đều là những nhân vật tầm cỡ, cho ra đời dự luật Aldrich - đây sẽ
là bản phác thảo đầu tiên của Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ
Ngày 23/12/1913, Tổng thống Woodrow Wilson đã ký Luật Dữ trữ Liên bang, qua đó thành lập cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED)
b, Cơ cấu tổ chức và hoạt động của FED
FED sử dụng ba công cụ chính là mua bán trái phiếu chính phủ, quy định lượng tiền mặt dự trữ, thay đổi lãi suất các khoản vay từ FED
Đạo luật Dự trữ Liên Bang 1913 bao hàm rất nhiều ý tưởng, để chống lại sự phản đối với mô hình NHTW tại Mỹ Thể chế mới này sẽ không mang tên NHTW, mà được gọi là Hệ thống Dự trữ Liên bang
Trang 9(Federal Reserve System) Đây không phải là một thể chế riêng lẻ mà là một tập hợp các ngân hàng dự trữ của từng khu vực được điều hành bởi một Bang Thống đốc, các thành viên của hội đồng này do Tổng thống đề
cử và Quốc hội phê chuẩn chứ không phải do các ngân hàng tự bầu lên
Có thể nói cấu trúc của FED rất khác biệt so với các NHTW khác Ở FED tồn tại 4 cấp: Hội đồng Thống đốc, Ủy ban Thị trường mở, 12 ngân hàng chi nhánh và các ngân hàng thành viên khác nhỏ hơn
Hội đồng Thống đốc là bộ phận chịu trách nhiệm về phần lớn các Chính sách tiền tệ, 7 người nằm trong hội đồng này được Thống đốc đề
cử và được Thượng viện thông qua Hội đồng Thống đốc của FED là cơ quan độc lập của chính phủ liên bang, không chịu sự can thiệp của Quốc hội nhưng phải báo cáo định kỳ (1slide riêng)
Uỷ ban Thị trường mở (FOMC) - Uỷ ban gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc cùng với chủ tịch của 5 ngân hàng chi nhánh Những ngân hàng chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ nhỏ hơn Mỗi ngân hàng chi nhánh có 1 Chủ tịch và kiểm soát hàng ngàn ngân hàng thành viên trong khu vực đó (1slide riêng)
c, Vai trò của FED
Thuở sơ khai, nhiệm vụ đầu tiên của FED là đảm bảo tính thanh khoản cho các ngân hàng nằm tránh hoảng loạn trong trường hợp có 1
tổ chức ngân hàng tín dụng vỡ nợ Vai trò này vẫn được FED chu toàn đến ngày hôm nay Ngoài ra, FED còn đóng vai trò là cơ quan điều tiết,
là đơn vị phát hành tiền và cho vay thay vì trước đó các ngân hàng tự mình in tiền Lãi suất ngân hàng đều giao phó cho thị trường trên cơ sở cạnh tranh hoàn toàn giữa các ngân hàng
Trang 10Về sau, cơ quan này còn có nhiệm vụ ổn định giá cả, công ăn việc làm và ấn định lãi suất dài hạn Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, can thiệp của FED trong năm 2008-2013, hạ mức lãi suất xuống thấp nhất để đảm bảo thanh khoản FED thực sự đã trở thành đơn vị dẫn đường, tránh khủng hoảng kinh tế trong thời gian này khi đưa ra chương trình kích cầu với tên gọi quen thuộc “Nới lỏng định lượng” Theo chương trình này, hàng tháng FED đã cung ứng một lượng tiền 85 tỷ USD để mua lại trái phiếu và tài sản rủi ro Đầu năm 2013, khi thấy nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục, FED đã quyết định giảm xuống còn 75 tỷ USD cho chương trình này tính từ tháng 1/2014 trở đi
Tuy nhiên, FED cũng hứng chịu nhiều lời phê bình từ những người trong giới tài chính ngân hàng và không ít nhà lãnh đạo của các nước trên thế giới Họ cho rằng thời Alan Greenspan còn làm chủ tịch, chính FED là nơi châm ngòi, kích động khủng hoảng tài chính 2007-2008 Dưới triều đại này, cách thức giao dịch truyền thống đã bị xóa sổ, thay vào đó
là là các sàn chứng khoán bằng hệ thống máy tính điện tử Gía cổ phiếu
và kỳ hạn hàng hóa phình lên như bong bóng Tệ hơn nữa, theo đà hám lợi và để khuyến khích giải tỏa khó khăn trên thị trường bất động sản, vố giá đã bị bơm quá cao tại Mỹ Trong giai đoạn này, FED đã bật đèn xanh cho các ngân hàng cho vay bất kỳ ai, dù người được cấp tín dụng có khả năng trả nợ hay không Đến khi dây truyền vỡ nợ xuất hiện, thị trường bất động sản và hệ thống tài chính ngân hàng bị kéo vào cơn lốc khủng hoảng kinh tế tài chính chưa từng thấy
d, Tại sao FED có thể tác động tới nền kinh tế toàn cầu?
Ngày nay đồng USD đã trở thành đồng tiền chung cho nhiều hoạt
Trang 11động thương mại quốc tế, được dụng để định giá cho nhiều hàng hóa trao đổi khác nhau, đặc biệt với các mặt hàng quan trọng trên thế giới như: vàng, dầu mỏ, Vì thế mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là cơ quan kiểm soát đồng USD nên có khả năng tác động gián tiếp kiểm soát thị trường toàn cầu Điều đó khiến cho mọi động thái, chính sách của FED đều được cả thế giới theo dõi Ngoài ra, kho dự trữ của FED còn là nơi tập trung tiền và vàng nhiều nhất thế giới, đến 25% trữ lượng vàng, hầu hết
là vàng nước ngoài gửi vào
4 Hướng đi nào cho mô hình NHTW Việt Nam – Bài học rút ra và
đề xuất hoàn thiện
4.1 Bài học rút ra
Khi Chính phủ là nơi quyết định chính sách (cả về mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực thi CSTT, đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHTW, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền Đây chính là trường hợp của NHNN Việt Nam hiện nay và trên thực tế thì mức độ độc lập tự chủ này đã bắt đầu bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập Làm giảm tính linh hoạt trong việc điều hành thực hiện CSTT quốc gia, giảm tính ổn định của đồng tiền
4.2 Đề xuất hoàn thiện
Thứ nhất, điều hành linh hoạt các giải pháp tín dụng nhằm kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm
Trang 12soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và thiên tai
Thứ hai, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để kiểm soát và xử lý nợ xấu; ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao
Thứ ba, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho chuyển đổi số ngành ngân hàng, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số
Thứ tư, NHTWTW thực hiện quyết liệt, hiệu quả cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, duy trì chỉ số chiều sâu và nâng cao độ phủ thông tin tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng công bằng, minh bạch Tiếp tục đổi mới việc tổ chức cơ chế một cửa, số hóa, điện tử hóa trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số
Thứ năm, các công cụ lãi suất, tỷ giá cũng cần tiếp tục điều hành linh hoạt theo hướng tiến dần đến mục tiêu tự do hoá Việc điều hành