1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích quy định của pháp luậtvề quyền của người nộp thuế và đưa ra đánhgiá về thực tiễn thực hiện các quyền này, từ đónêu lên các đề xuất hoàn thiện pháp luật

23 13 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Quy Định Của Pháp Luật Về Quyền Của Người Nộp Thuế Và Đưa Ra Đánh Giá Về Thực Tiễn Thực Hiện Các Quyền Này, Từ Đó Nêu Lên Các Đề Xuất Hoàn Thiện Pháp Luật
Tác giả Lường Thị Thêm, Trần Thùy Linh, Lê Nguyễn Thành Vinh, Nguyễn Ngọc Châm, Nguyễn Thu Trà
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tài Chính
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 340,66 KB

Nội dung

Trang 4 BẢNG TỪ VIẾT TẮTNNT Người nộp thuếLuật QLT Luật Quản lí thuếThuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệpThuế TNCN Thuế thu nhập cá nhânDN Doanh nghiệpCPI Chỉ số giá tiêu dùng Trang 5 LỜ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

Môn: LUẬT TÀI CHÍNH

về quyền của người nộp thuế và đưa ra đánh giá về thực tiễn thực hiện các quyền này, từ đó nêu lên các đề xuất hoàn thiện pháp luật.

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA

VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Tổng số sinh viên của nhóm:05 Có mặt: 05 Vắng mặt: 0

Tên bài tập: Bài tập nhóm Môn học: Luật Tài chính

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc

thực hiện bài tập nhóm với kết quả như sau:

ĐÁNH GIÁ CỦA SV

SV KÝ TÊN

ĐÁNH GIÁ CỦA GV

(Số)

ĐIỂM (Chữ)

GV (Ký tên)

Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2023

GV chấm thứ nhất:……….

GV chấm thứ hai:………

Kết quả điểm thuyết trình:…………

GV chấm thứ nhất:……….

GV chấm thứ hai:……… Nguyễn Thu Trà Điểm kết luận cuối cùng:……….

Đánh giá của GV:……….

MỤC LỤC BẢNG TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU

I Quyền của người nộp thuế và một số khái niệm liên quan 1

1 Khái niệm Nộp thuế 1

2 Khái niệm Người nộp thuế 1

Trang 3

3 Khái niệm Quyền của người nộp thuế 2

II Một số quyền của người nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam 2

1 Quyền của người nộp thuế 2

1.1.Quyền gián tiếp- Được hưởng những tiện ích do Nhà nước cung cấp 2

1.2 Quyền trực tiếp- Phát sinh khi tham gia vào quan hệ pháp luật thuế 3

2 Một số quyền cơ bản của người nộp thuế theo pháp luật thuế 3

2.1 Quyền được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế 3

2.2 Quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế 4

2.3 Quyền được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật 5

2.4 Quyền ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế 5

2.5 Quyền được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật 6

2.6 Quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình .7

2.7 Quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình 7

2.8 Quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác 8

III Thực tiễn thực hiện quyền người nộp thuế ở Việt Nam 9

1 Quyền tiếp cận thông tin của người nộp thuế 9

2 Quyền giữ bí mật thông tin 10

3 Quyền được hưởng ưu đãi về nộp thuế, hoàn thuế 11

4 Quyền lợi ích vật chất của người nộp thuế 12

5 Quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại 13

6 Quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo 13

IV Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người nộp thuế 14

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Thuế xuất hiện cùng với sự hiện diện của Nhà nước và sự phát triển tồn tạicủa nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, Nhà nước sử dụng Thuế như một công cụ đểphục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình, cho nên lịch

sử càng phát triển thì các hệ thống, các hình thức thuế và pháp luật về thuế ngàycàng đa dạng, hoàn thiện cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường

Các khoản thuế được đóng góp từ người dân, đã tạo thành quỹ tiền tệ của Nhànước, vì vậy cùng với sự hoàn thiện chức năng của Nhà nước, phạm vi sử dụngquỹ tiền tệ của Nhà nước ngày càng mở rộng, Nó không chỉ đảm bảo chi tiêu đểduy trì quyền lực của bộ máy Nhà nước mà còn để chi tiêu cho các nhu cầuphúc lợi chung, cải thiện hệ thống an sinh xã hội và kinh tế, như vậy, gắn liềnvới Nhà nước, Thuế luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng đối với các hoạt độngkinh tế xã hội và mọi tầng lớp dân cư Vì vậy, Thuế cũng như các chính sáchcủa pháp luật luôn đặt ra là làm thế nào để bảo đảm sự công bằng cho đóng gópcủa người nộp thuế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, nhóm 10 chúng em

thống nhất chọn đề bài số 29: “Phân tích quy định của pháp luật về quyền của người nộp thuế và đưa ra đánh giá về thực tiễn thực hiện các quyền này, từ

đó nêu lên các đề xuất hoàn thiện pháp luật”, làm chủ đề phân tích cho bài tập

nhóm của mình, với mong muốn được làm rõ các quy định của pháp luật ViệtNam về Quyền của người nộp thuế, cũng như thực tiễn thực hiện các quyền nàytrong đời sống xã hội từ đó đánh giá các hạn chế và đưa ra kiến nghị hoàn thiệnpháp luật

Trong quá trình làm bài tập nhóm, khó tránh khỏi những sai sót nhất định,chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài đượchoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy cô!

Trang 6

NỘI DUNG

I Quyền của người nộp thuế và một số khái niệm liên quan

1 Khái niệm Nộp thuế

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình,

hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế1 Các khoản thu nàykhông mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế Một cá nhânkhi có thu nhập đến ngưỡng chịu thuế tự kê khai nộp thuế hoặc bị khấu trừ thuếtại nguồn trước khi nhận thu nhập Do vậy, trong quan hệ pháp luật thuế, mỗi cánhân cũng phải có một số quyền và nghĩa vụ nhất định trong việc bảo đảm hànhthu thuế cho Ngân sách nhà nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân Việc nộp thuế là việc cá nhân, tổ chức nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nướctheo thông tin đã kê khai thuế Các khoản thuế phải nộp theo quy định của phápluật, cá nhân tổ chức tự kê khai và chịu trách nhiệm với kê khai của mình

Hiện nay các khoản thu về thuế là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện cácmục tiêu, chính sách, và các định hướng của Nhà nước Trong đó, chủ yếu là đểcân đối cho hoạt động chi thường xuyên của Ngân sách Trung ương và Ngânsách địa phương

2 Khái niệm Người nộp thuế

Người nộp thuế (NNT) là mô ̣t bên chủ thể tham gia vào quan hê ̣ pháp luậtthuế có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai thuế, nô ̣p thuế theo quy định của pháp luật.Đây là nghĩa vụ gắn liền với đối tượng nô ̣p thuế khi thực hiê ̣n các hành vi chịuthuế Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể khái niệm về NNT

mà NNT chỉ được hiểu chung là tất cả các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiê ̣n phải

nô ̣p mô ̣t loại thuế nhất định và được chia làm các nhóm theo Luật Quản lý thuế

2019: “Người nộp thuế bao gồm: a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá

nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước; c) Tổ

1 Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019

Trang 7

chức, cá nhân khấu trừ thuế.”2 Theo đó, khái niệm về NNT trong Luật Quản lýthuế 2019 đưa ra rất rộng và có thể chia nó thành hai nhóm bao gồm: (1) Những

tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi chịu thuế theo quy định của các sắc thuế nên

có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước; (2) Những tổ chức, cá nhân không thựchiện hành vi chịu thuế nhưng thực hiện việc nộp thuế thay cho những chủ thểchịu thuế

3 Khái niệm Quyền của người nộp thuế

Quyền của người nộp thuế có nghĩa là những quyền lợi mà người nộp thuế

được hưởng khi thực hiện việc nộp thuế như: Hỗ trợ hướng dẫn việc nộp thuế;hay có quyền khởi kiện;… Trong đó có các quyền gián tiếp và quyền trực tiếp Quyền của người nộp thuế thường gắn với nghĩa vụ thực thi của cơ quan nhànước có thẩm quyền mà ở đây là cơ quan thu và quản lý thuế Do trong quan hệpháp luật thuế có hai chủ thể cơ bản là người nộp thuế và cơ quan thu, quản lýthuế nên quyền của chủ thể này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia vàngược lại.3

II Một số quyền của người nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam

1 Quyền của người nộp thuế

Về việc thụ hưởng quyền của người nộp thuế được quy định tại Điều 16 Luậtquản lý thuế 2019 có hiệu lực ngày 1/7/2020 thì có thể phân chia quyền củangười người nộp thuế thành hai nhóm quyền đó là: Trực tiếp và Gián tiếp

1.1 Quyền gián tiếp- Được hưởng những tiện ích do Nhà nước cung

cấp

Quyền gián tiếp là quyền không trực tiếp phát sinh từ nội hàm của quan hệpháp luật thuế thuần tuý Người nộp thuế thường là chủ thể tiến hành hoạt độngsản xuất kinh doanh hay tiến hành các hoạt động khác để kiếm tìm giá trị mớinhư xuất nhập khẩu, hoặc thụ hưởng lợi ích vật chất từ quá trình sáng tạo, lao

2 Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019

3 Nộp thuế là gì? Các quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế?

https://luatduonggia.vn/tai-sao-viec-nop-thue-lai-la-nghia-vu-cua-cong-dan/

Trang 8

động hay do nắm giữ những quyền về tài sản nhất định Họ tác động vào đốitượng chịu thuế của một sắc thuế, chịu sự điều chỉnh của sắc thuế đó và phảithực hiện nghĩa vụ cụ thể trong tổng thể nghĩa vụ thuế là đăng ký, kê khai, nộp

và quyết toán thuế Người nộp thuế có quyền được hưởng các tiện ích và phúclợi công cộng do Nhà nước cung cấp Những lợi ích vật chất hay tinh thần màNhà nước cung cấp là những giá trị đặc biệt mà không chủ thể nào trong xã hội

có khả năng thực hiện như: xây dựng các công trình công cộng, cung ứng phúclợi xã hội, ban hành pháp luật, thành lập các cơ quan quản lý, cơ quan tư pháp,

bộ máy trấn áp

1.2 Quyền trực tiếp- Phát sinh khi tham gia vào quan hệ pháp luật thuế

Quyền trực tiếp là quyền mà người nộp thuế có được trong quá trình thực hiệnnghĩa vụ thuế Chúng được thừa nhận và bảo đảm thực hiện theo những quyđịnh của pháp luật Tuy vậy, không thể xem việc hưởng quyền của người nộpthuế trong trường hợp này là đương nhiên, là ngang bằng về mặt lợi ích Đây lànhững quyền mà Nhà nước cho người nộp thuế hưởng trên cơ sở điều chỉnhquan hệ pháp luật thuế cũng như đảm bảo hiệu quả của quá trình hành thu thuế,bảo đảm vai trò của thuế như là một công cụ điều tiết nền kinh tế, tạo sự côngbằng trong xã hội Nhà nước cho phép người nộp thuế được bảo vệ nhữngquyền lợi chính đáng của mình, trong những trường hợp như: nộp thuế thừa sovới yêu cầu của Nhà nước, lâm vào hoàn cảnh không thể tạo ra những lợi íchvật chất tương ứng để nộp thuế, bị cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng pháp luậtthuế không đúng gây thiệt hại

2 Một số quyền cơ bản của người nộp thuế theo pháp luật thuế

2.1 Quyền được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế

Khi đến cơ quan thuế để giải quyết các yêu cầu, thủ tục về thuế, người nộpthuế phải tuân thủ đúng các quy định của cơ quan thuế, tiếp xúc trực tiếp vớicán bộ thuế tại bộ phận một cửa để được hướng dẫn và thực hiện việc nộp các

Trang 9

hồ sơ yêu cầu và nhận kết quả giải quyết, mọi giao dịch phải đi đúng cửa này.Người nộp thuế không tự ý tiếp xúc trực tiếp với cán bộ thuế thuộc các bộ phậnchuyên môn để giải quyết yêu cầu, thủ tục hành chính thuế, tuyệt đối khôngđược đưa bất kỳ một khoản thù lao nào cho cán bộ, công chức thuế mà không

có trong quy định đã được công khai tại các văn bản pháp luật và tại bảng niêmyết ở trụ sở của cơ quan thuế Người nộp thuế phải chịu trách nhiệm trước phápluật nếu vi phạm các quy định này

Tổng cục Thuế đã xây dựng hệ thống dịch vụ thuế điện tử Đây là hệ thốngtích hợp các ứng dụng dành cho người nộp thuế trên một cổng dịch vụ duy nhất,thuận lợi và thân thiện hơn cho người nộp thuế Hệ thống khai thuế qua mạng

và nộp thuế điện tử hiện tại đã hỗ trợ rất tốt cho người nộp thuế trong việc thựchiện nghĩa vụ khai, nộp thuế Hầu hết người nộp thuế đã thực hiện khai và nộpthuế bằng phương thức điện tử và không phải đến trực tiếp cơ quan thuế

Hệ thống dịch vụ thuế điện tử đã thừa kế các dịch vụ thuế hiện tại của hệthống khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử; đồng thời cung cấp thêm một sốtính năng mới, gồm: Các dịch vụ thuế điện tử hỗ trợ người nộp thuế là cá nhânnhư khai thuế cho thuê tài sản ; các dịch vụ tra cứu, hỗ trợ người nộp thuế tracứu các tờ khai, thông báo, tra cứu nghĩa vụ thuế (số phát sinh, số nộp…)

Các dịch vụ hỏi đáp về thuế hỗ trợ người nộp thuế có thể gửi các vướng mắc,

ý kiến trên cổng thông tin của ngành Thuế, sau đó sẽ được chuyển đến cơ quanthuế quản lý và được phân công cán bộ thuế trả lời câu hỏi theo quy trình.4

2.2 Quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế

Cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về lý do ấnđịnh thuế, căn cứ ấn định thuế, số thuế ấn định (khoản 3 Điều 16 Nghị định126/2020/NĐ-CP và được thực hiện theo thủ tục khoản 2 Điều 16 Nghị định126/2020/NĐ-CP), Trường hợp số thuế ấn định của cơ quan quản lý thuế lớn

4 Thuế điện tử mang đến nhiều lợi ích cho người nộp thuế

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=UCMTMP129929

Trang 10

hơn số thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả lại số tiền thuế nộpthừa và bồi thường thiệt hại theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quannhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án Quyền yêu cầu cơquan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu dựa trên văn bản quyết định 1343/TM-PC Ban hành bản quy chếgiám định hàng hóa xuất nhập khẩu

Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khaithuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghitrên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước cóthẩm quyền khác Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 củanăm phát sinh nghĩa vụ thuế Trường hợp người nộp thuế mới ra hoạt động sảnxuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp

thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.”

2.3 Quyền được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật

Luật Quản lý thuế đã có quy định, cơ quan thuế có trách nhiệm giữ bí mậtthông tin của người nộp thuế Điều 99 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định:

Cơ quan thuế, công chức thuế, người đã là công chức quản lý thuế, tổ chức kinhdoanh dịch vụ làm thủ tục về thuế phải giữ bí mật thông tin của người nộp thuếtheo quy định của pháp luật (trừ trường hợp, cơ quan quản lý thuế có tráchnhiệm cung cấp thông tin của người nộp thuế cho các cơ quan điều tra, Việnkiểm sát, Tòa án; cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước; các cơ quanquản lý khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật; cơ quan quản lý thuếnước ngoài phù hợp với điều ước quốc tế về thuế mà Việt Nam là thành viên

2.4 Quyền ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế

Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp mới thành lậpđều có nhu cầu được tư vấn kê khai các loại thuế; lập báo cáo quyết toán thuếthu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân; hướng dẫn các nội dung của

Trang 11

các luật thuế; tư vấn về các luật thuế quốc tế; hoạch định kế hoạch tiết kiệmthuế; hỗ trợ các doanh nghiệp giải đáp các thắc mắc trong lĩnh vực thuế

2.5 Quyền được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật

Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại trongcác trường hợp sau: quyết định hoàn thuế, ấn định thuế không đúng quy địnhcủa pháp luật; xử lý và ra quyết định xử phạt hành chính thuế sai quy định củapháp luật về thuế; xử lý và ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hànhchính thuế và các quyết định khác về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựchải quan trái quy định; áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chínhkhông đảm bảo căn cứ và yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật về thuế, hảiquan Mặt khác, trường hợp cán bộ, công chức thuế, hải quan có hành vi viphạm pháp luật gây thiệt hại về tiền, tài sản cho người bị thiệt hại nhưng đượcxác định là hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì cơ quan quản lý thuếkhông phải bồi thường thiệt hại Trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi trongviệc gây thiệt hại thì cơ quan quản lý thuế chỉ phải bồi thường phần thiệt hạitương ứng với mức độ thiệt hại của cán bộ công chức thuế, hải quan gây ra(theo điều 62 khoản 1,4,5,6 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017) Theo khoản 2 Điều 61 Luật quản lí thuế 2019 thì “Trường hợp số tiền thuế,tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạtđược xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyềnhoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp thuế được hoàn trả số tiềnthuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơquan quản lý thuế trả tiền lãi theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế, tiềnchậm nộp, tiền phạt nộp thừa Nguồn tiền trả lãi được chi trả từ ngân sách trungương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.”

Khoản 3 Thủ tục xử lý đối với trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiềnphạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theoquyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w