CHUONG III. PHAP LUẬT VE QUYEN LAM VIỆC Ở VIET NAM VA
B. TAI LIEU THAM KHẢO TIENG ANH
33. Alberto Quintavalla & Klaus Heine, Priorities and human rights, The International Journal of Human Rights, Volume 23, 2019 - Issue 4
34. Allianz Research, The right to work versus the right to retire,tai https://www.allianz.com/en/economic_research/publications/specials_fmo/ageism- global-demography.html truy cập ngày 15/3/2023
35. Bae, Kim & Lee LLC, Employment and Labour Law of Korea, tại http://files.chinagoabroad.com/Public/uploads/v2/uploaded/attachments/1403/Employ ment%20and%20Labour%20Law%200f%20Korea.pdf truy cập ngày 15/3/2023
36. Ben Saul et al., Article 6: The Right to Work, in The International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights: Commentary, Cases, and Materials 271, 386- 391 (Oxford University Press 2014)
37. Elcuk Eren, US Labor Market is Still Strong with Few Signs of Cooling, tại https://www.conference-board.org/blog/labor-markets/employment-dec-2022 truy cap ngay 15/2/2023
38. Kurt A. Raaflaub, Josiah Ober, Robert Wallace, Origins of Democracy in Ancient Greece. University of California Press, 2007
39. L. Samuel, Fundamental Social Rights (Council of Europe, 2002); Oxford University Press, 2005)
40.Pir Ali Kaya &lIsin Ulas Ertugul Yilmazer, The Right to Work as a Fundamental Human Right, European Scientific Journal May 2019 edition Vol.15, No.14
41. Randall s. Jones and Haruki Seitani (2019), “Labor Market Reform in Japan to cope with a Shrinking and Ageing Population”, https://www.oecd.org/officialdo cuments/publicdisplaydocumentpdf/?cote=ECO/WKP(20 19)37&docLanguage=En.
42. Robertson, Priscilla Smith (1952). Revolutions of 1848: 4 Social History.
Princeton University Press. p. 69. ISBN 9780691007564. Right to work.
Phần thứ hai
CÁC CHUYEN DE NGHIÊN CỨU
MOT SO QUOC GIA -VÀ NHUNG DE XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE QUYEN LAM VIỆC Ở VIỆT NAM
| |
QUYEN LAM VIỆC TRONG PHAP LUẬT QUOC TE, PHÁP LUẬT
| |
Thư ký đề tài: ThS. Phan Thị Phương Thanh |
|
Chủ nhiệm đề tài: TS. Mạc Thị Hoài Thương
Hà Nội — 2023
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐÈ TÀI
CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI
TS. Mạc Thị Hoài Thương
THƯ KÝ ĐÈ TÀI
Phan Thị Phương Thanh
TẬP THE TAC GIA
TS. Mac Thi Hoai Thuong TS. Mai Duc Thién
TS. Mai Thi Mai
Chuyên gia Vũ Ngoc Binh ThS. Ha Thị Hoa Phượng ThS. Đậu Công Hiệp
Trường Đại học Luật Hà Nội
Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên đề 1,2 Chuyên đề 3 Chuyên đề 2 Chuyên đề 2 Chuyên đề 3 Chuyên đề I
Chuyên dé 1. MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUYEN LAM VIỆC 1. Dinh nghĩa, đặc điểm, nội dung, giới han của quyền làm việc và mối liên hệ giữa quyền làm việc và các quyền con người khác
1.1. Định nghĩa, đặc điểm quyền làm việc
Đời sống kinh tế càng phát triển thì nhu cầu làm việc của con người càng cao;
việc quy định các quyền con người trong lĩnh vực này lại càng cần được hoàn thiện.
Để đưa ra một khái niệm tương đối bền vững về quyền làm việc chúng ta cần đi từ
những bước sau:
Đầu tiên, cần phải trở lại căn bản về khái niệm quyền con người. Tuy được rất nhiều công trình nghiên cứu, văn kiện chính trị - pháp lý nhắc tới và diễn giải theo những hướng khác nhau; nhưng xét đến cùng khái niệm “quyền” không thể không phản ánh “nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người”!??, Như vậy, quyền làm việc cũng phải gắn với những nhu cầu, lợi ích cơ bản mà con người luôn hướng tới.
Liên hệ với lý thuyết tâm lý học về “Tháp nhu cầu của Maslow”, có thé thay con người có 5 tầng nhu cầu bao gồm!?!: (1) Tầng thứ nhất: Các nhu cầu căn bản nhất thuộc về "thé lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi; (2) Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thé, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo; (3) Tang thir ba: Nhu cau duoc giao lưu tình cảm va được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy;
(4) Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng; (5) Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thê hiện bản thân cường độ cao (self - actualization) - muốn sáng tao, được thê hiện kha năng, thé hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.
Có thê thấy, thuật ngữ “Quyền làm việc” không gắn liền với một nhu cầu cụ thể nào mà dường như bao trùm nhiều khía cạnh của đời song con người. That vậy, “làm việc” vừa tạo ra sự đảm bảo về nhu cầu thé lý của con người, lại vừa đem lại sự an toàn về tài sản, đồng thời làm việc chính là cơ hội tham gia vào môi trường giao lưu tình cảm; là con đường đạt được sự tôn trọng, tin tưởng đồng thời dé tự thé hiện bản thân mình.
120 Nguyễn Dang Dung, Vũ Công Giao, La Khánh Tùng, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012, trang 38.
2! Alberto Quintavalla & Klaus Heine, Priorities and human rights, The International Journal of Human Rights, Volume 23, 2019 - Issue 4
Đề thấy được điều đó, chúng ta cần phải hiểu về bản chất của “việc làm”. Ở nước ta cũng như hầu hết các nơi trên thế giới, “việc làm” được hiểu là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật câm!?2. Việc làm trước hết là van dé của mỗi cá nhân, xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của cá nhân. Con người vì muốn thỏa mãn các nhu cầu của bản thân nên tiến hành các hoạt động lao động nhất định. Người có việc làm chính là những người hiện đang tham gia các hoạt động đó. Tuy nhiên, con người không sống đơn lẻ và hoạt động lao động của mỗi cá nhân cũng không đơn lẻ mà nam trong tổng thể các hoạt động của sản xuất xã hội. Do đó, bên cạnh ý nghĩa là van dé cá nhân, “việc làm” còn là vấn đề của cộng đồng của xã hội. Điều này đòi hỏi phải có những chính sách và biện pháp nhất định, phù hợp từ phía nhà nước nhằm tăng số lượng việc làm và chất lượng việc làm, đảm bảo đời sống dân cư, kiểm chế nạn thất nghiệp và thông qua đó để giải quyết các vấn đề của quốc gia. Vì lẽ đó, quyền làm việc có mối liên hệ mật thiết tới hầu hết các mặt, các khía cạnh của đời sông con người. Qua đó ta thấy được phần nào tầm quan trọng của quyền này cũng như tính da dang, tính liên hệ của nó.
Thứ hai, cần đặt quyền làm việc trong tương quan với những quyên liên quan dé thấy rằng mặc dù các quyền con người có sự chồng lấn và đôi khi trùng lặp với nhau nhưng xét đến cùng thì vẫn có những đặc điểm riêng. Cụ thé, liên quan đến quyền làm việc, cần thay được đây là một quyền của người lao động. Gan với chủ thể là người lao động, các quyền được quy định ngày càng phong phú. Nếu Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người 1948 (UDHR) ghi nhận rõ quyền lao động của con người bao gồm: quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền làm việc, tự do chọn nghề và
được trả lương ngang nhau cho những công việc như nhau, được trả lương xứng đáng
và hop ly dé bảo đảm cho một cuộc sông có day đủ giá trị nhân phẩm, được thành lập hoặc gia nhập công đoàn; quyền được nghỉ ngơi, giải trí!; thì Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 (ICESCR) quy định trực tiếp về quyền làm việc; quyền được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi như được trả lương thỏa đáng và trả thù lao băng nhau, quyền được hưởng những điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh, sự nghỉ ngơi, thời gian ranh rỗi; quyền được thành lập và gia nhập công đoàn, quyền được đình công; quyền được hưởng an sinh xã hội, ké cả bảo hiểm xã hội 24,
!2 Khoản 2, Điều 3 Luật Việc làm 2013.
123 Điêu 22 đên 24 UDHR.
24 Điêu 6, 7, 8, 9 ICESCR.
Hơn thế nữa, thông qua các văn bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), quyền của người lao động còn được mở rộng và cụ thé hóa bao gồm!2”: (1) Quyền làm việc; (2) Quyền công đoàn độc lập; (3) Quyền không bị ép làm việc không lương; (4) Quyền nam nữ hưởng lương băng nhau; (5) Quyền không bị phân biệt đối xử; (6) Quyền không bị phân biệt đối xử nếu có con cái; (7) Quyền được giúp đỡ và có việc làm thích hợp nếu bệnh tật; (8) Quyền được đào tạo, bồi dưỡng có ăn lương; (9) Quyền không bị đuổi việc; (10) Quyền được trả lương bằng tiền; (11) Quyền hưởng lương trên hoặc bằng mức tối thiểu; (12) Quyền được trả lương nếu chủ sử dụng lao động bị phá sản; (13) Quyền được nghỉ ít nhất nguyên một ngày mỗi tuần; (14) Quyền được quyền lợi tương đương, nếu làm việc bán thời gian; (15) Quyền làm không quá 40 tiếng/tuần; (16) Quyền nếu làm ca đêm; (17) Quyền an toàn lao động: (18) Quyền được bôi thường nếu có tai nan; (19) Quyền được nghỉ khi bị bệnh và chữa bệnh, quyền của phụ nữ mang thai hoặc cho con bú sữa me; (20) Quyền của lao động xuất khẩu; (21) Quyền được có tiếng nói tham gia vào công việc phát triển đơn vị, cơ sở, bộ phận... nơi mình đang lao động thông qua công đoàn, quản đốc hoặc cá nhân có ý kiến.
Như vậy, có thé thay răng, quyền làm việc là một bộ phận quan trọng dé đảm bảo một cách tổng thê lợi ích của người lao động. Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng được mở rộng và biến đổi theo hướng văn minh, tiễn bộ; đi kèm với đó là những vấn đề xã hội phát sinh trong lĩnh vực lao động cũng không kém phần nhức nhối; quyền làm việc luôn luôn có sự phát triển tương ứng về các chuẩn mực để phối hợp với các quyền khác nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiên tiễn và bền vững nhất.
Tóm lại, quyền làm việc là một yếu tô cơ bản bảo đảm sự tổn tại thực tế của con người, đồng thời đảm bảo nhâm phẩm và lòng tự trọng của con người (sống dựa vào năng lực và khả năng của bản thân chứ không dựa dam, y lại vào người khác). Quyền làm việc là quyền cơ bản trong nhóm quyền lao động, có vị trí rất quan trọng vì đây là cốt lõi để thực hiện các quyền con người khác và là bộ phận không thê tách rời của nhân phẩm nói chung. Quyền làm việc chính là tiền đề, điều kiện quan trọng dé thực hiện các quyền khác của người lao động nói riêng và các quyền của con người nói chung như quyền về nha ở, quyền về giáo dục, quyền về văn hóa. Chỉ khi quyền làm
việc được đảm bảo thực hiện thì các quyên con người khác mới có ý nghĩa.
25 Trần Thị Tuyết Nhung, Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam, Luận án
Tiên sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016, trang 17 — I8.
Dé nghiên cứu vê quyên làm việc không thê không nghiên cứu các khái niệm liên quan trong những nghiên cứu trước đây về quyên làm việc. Thực tê cho thay việc sử dụng các khái niệm liên quan đên quyên làm việc rât đa dạng, có thê là “quyên
99 ce
được làm việc”, “quyên việc làm”, “quyên có việc làm”; với cách hiéu chưa thực sự
t!25.v.v. Trong đó có một số định nghĩa đáng chú ý như:
thống nha
+ Quyền làm việc là quyền được pháp luật ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm về việc làm, thu nhập, chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác khi người lao động tham gia quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động”.
+ Quyền được làm việc là quyền của mỗi người được quyết định tự do chấp nhận và lựa chọn việc làm!”$,
+ Quyền làm việc là quyền có cơ hội kiếm sống bang công việc do chính ban thân họ tự chọn va chấp thuận!??.
Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm mang tính tách bạch giữa hai khái niệm!?9:
+ Quyền trong công việc (right at work) hàm ý là các quyền phát sinh trong quan hệ việc làm, bao gồm quyền được bảo đảm điều kiện việc làm an toàn; quyền được trả thù lao bình đắng và thỏa đáng, quyền được bảo đảm thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, quyền được đối xử bình đăng trong lao động, quyền được tham gia thành
lập công đoàn và đình công.
+ Quyền được làm việc (right to work) là quyền được tiếp cận, lựa chọn, tìm kiếm việc làm.
Theo chúng tôi, để xây dựng một khái niệm về quyền làm việc, cần tiếp cận theo nghĩa rộng và gần như có thể coi nó là quyền của người lao động nói chung. Điều này rất có ý nghĩa, đặc biệt là trong việc phát huy, đề cao cũng như bảo đảm, thúc đây quyền này trên thực tế. Từ đó có thé đưa ra định nghĩa ngắn gọn như sau: Quyên làm việc là quyên của người lao động trong việc tiếp cận việc làm và thụ hưởng thành quả từ công việc của mình; được đảm bảo các tiêu chuẩn trong công việc về an toàn, an sinh và tham gia vào
các thiét chê cũng nhu hành động nhăm bảo vệ quyên lợi cua mình.
1 Trần Thái Dương, Bảo đảm quyền lao động và việc làm của người khuyết tật ở Việt Nam và việc gia nhập Công ước 159 của ILO, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2018.
127 Trần Thị Tuyết Nhung, Tldd, trang 23.
128 Phan Thị Lam Hồng, Pháp luật quốc tế về quyền của người lao động và khuyến nghị cho Việt Nam, Tạp chí Nghề luật, số 10/2021.
!2 Lê Thị Hoài Thu (chủ biên), Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 48.
130 Vũ Công Giao, Nguyễn Anh Đức, Quyền lao động trong pháp luật quốc tế, Tạp chí Pháp luật về quyền con người, số 2/2020.
Quyên làm việc có một số đặc điểm cơ bản bao gom:
- Quyén làm việc là quyền thuộc nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hoá. Quyền này hình thành muộn hon so với các quyền dân sự chính trị, ở thế hệ nhân quyền thứ 2.
- Quyền làm việc gắn liền với việc làm. Đây là yếu tố tiền đề cho việc hình thành các quan hệ và hợp đồng lao động. Tuy nhiên, việc làm được bảo hộ và gắn liền với quyền việc làm phải là những công việc hợp pháp và thỏa đáng (decent work) 131, Trên cơ sở đó, quyền làm việc bao hàm cả những công việc được trả thù lao và cả
những công việc do người lao động tự làm chủ.
- Chủ thể của quyên làm việc là người lao động nhưng cũng bao gồm cả những người tự làm chủ (không thuê nhân công), người lao động hỗ trợ gia đình, thành viên
hợp tác xã.
- Quyền làm việc gắn liền với nghĩa vụ của nhà nước trong việc thừa nhận quyền này, và quyền của mọi người có cơ hội kiếm sống; quy định nghĩa vụ của các quốc gia là phải thi hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm quyền này, như triển khai các chương trình đào tạo, có chính sách và biện pháp kỹ thuật nhằm đạt sự phát triển vững chắc vè kinh tế, xã hội và văn hóa, tạo công ăn việc làm đầy đủ, hữu ích cho từng cá nhân. Không chỉ dừng lại ở việc quốc gia phải bảo đảm quyền, các quốc gia còn phải bảo đảm điều kiện làm việc công băng, thuận lợi, thù lao thỏa đáng cho một cuộc sông tương đối đầy đủ cho ban thân và gia đình; đồng thời không phân biệt đối xử về thù lao, cơ hội thăng tiến '3?
- Đi đôi với quyền làm việc, công dân có nghĩa vụ tuân thủ kỷ luật lao động, lao động một cách nghiêm túc và thực hiện các quy tắc an toàn lao động. Nhà nước cũng
đòi hỏi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích
công cộng. Việc thực hiện tốt các nghĩa vụ trên tạo điều kiện quan trọng để nhà nước có thê bảo đảm tốt hơn quyền lao động của công dân.
1.2. Nội dung của quyền làm việc
Về mặt pháp lý, quyền làm việc được nhìn nhận như sau'°3 - Theo pháp luật quốc tế:
l3! https://www-cdn.oxfam.org/s3fs-public/file_attachments/rr-unilever-vietnam-progress-challenges-040716- vn.pdf
1 Chu Hồng Thanh, Nguyễn Thị Thanh, Bảo đảm quyền làm việc, quyền có mức sống thỏa đáng trong tình
trạng khẩn cấp — một số kinh nghiệm từ Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Quyên con người trong tình trạng khẩn cấp, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, University of Melbourne, 2019.
!33 Định Xuân Thảo, Khúc Thị Ngọc Hoa, Nâng cao vai trò công đoàn trong bảo đảm quyền của người lao động ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu khoa học công đoàn, số 14/2018.
Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948 quy định về quyền của người lao động tại Điều 4, Điều 22, Điều 23 và Điều 24. Theo đó, có thể thấy quyền làm việc là do bản thân tự quyết định, tự lựa chọn, không ai có quyền ép buộc, hay bắt làm nô lệ dưới mọi hình thức. UDHR nhắn mạnh quyền làm việc của mọi người cư trú chứ không chỉ công dân của quốc gia đó. Quyền làm việc có nghĩa là cá nhân được lựa chọn nghề nghiệp mà không có sự can thiệp của chính quyền. Việc làm cưỡng bức, dù ở bat kỳ hình thức nào, cũng đều không được chấp nhận. Giá trị của UDHR còn được đánh giá cao trong nhân quyền quốc tế vì đã ghi nhận quyền của mọi người được bảo vệ thất nghiệp. UDHR là văn kiện truyền cảm hứng thúc đây sự phát triển quyền làm
việc 18 năm sau trong ICESCR.
Theo quy định trong Công ước quốc tế về quyên dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) đã tái khang định những quy định của Điều 4 DDHR. Cụ thể, trong Công ước quốc tế về quyên dân sự, chính trị năm 1966 tại Điều 8 quy định “Không ai bị bắt làm nô lệ, mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cắm. Không ai bị bắt làm nô dịch.
Không ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức”. Khác với những quy định của UDHR chỉ mang tính chất tuyên bố thì đến ICCPR, các quy định mang tinh chất bắt buộc thực hiện đối với những quốc gia thành viên. Có thể thấy rằng những quy định tại Điều 8 Công ước ICCPR đã nhắn mạnh rõ nét hơn sự ràng buộc, bảo dam quyền làm việc được thực hiện một cách tự nguyện, không bị ép buộc.
Các quyền trong lĩnh vực lao động còn được ghi nhận và bảo vệ bởi nhiều văn kiện của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Một chức năng cơ bản của ILO là thiết lập các chuan mực lao động quốc tế bằng việc thông qua các công ước và khuyến nghị bao trùm các lĩnh vực liên quan đến lao động, đôi lúc chúng được nhắc đến như là Bộ luật lao động quốc tế (International Labour Code).
Năm 1948, ILO đã thông qua Công ước số 87 về “quyền tự do hội họp và về việc bảo vệ quyền được tô chức”. Theo đó những người lao động và những người lao động và những người sử dung lao động không hé phân biệt, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền hợp thành những tổ chức theo sự lựa chọn của mình, có quyền gia nhập t6 chức đó với điều kiện duy nhất là theo đúng điều lệ của tỗ chức hữu quan.
Năm 1988, ILO thông qua Tuyên bố về các quyền cơ bản của người lao động tại nơi làm việc gồm: (1) Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thé của người lao động và người sử dụng lao động: (2) Xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc;