Vì vậy, trong quá trình xem xét, giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi cha mẹ ly hôn theo luật hôn nhân gia đình Việt Nam thì Tòa áncũng như các Công ty luật ha
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Một tháng thực tập ngắn ngủi là cơ hội cho em tổng hợp và hệ thống hóa lạinhững kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức chuyênmôn Tuy chỉ có một tháng thực tập, nhưng qua quá trình thực tập, em đã được mởrộng tầm nhìn và tiếp thu rất nhiều kiến thức thực tế Từ đó em nhận thấy, việc cọsát thực tế là vô cùng quan trọng – nó giúp sinh viên xây dựng nền tảng lý thuyếtđược học ở trường vững chắc hơn
Lời cảm ơn đầu tiên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường
Đại học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội cùng quý thầy/cô khoa Luật Dân sự nói
riêng và các thầy/cô khác nói chung đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu cho em Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy PGS.TS.Phan Quốc Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cơ sở thực tập là Công ty Luật trách nhiệm hữu
hạn Tis – và đặc biệt cảm ơn Luật sư Đàm Lệ Quyên người hướng dẫn cho em
trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành kỳ thực tập tốt Cảm ơn đơn vị
đã tiếp nhận và nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành một kỳthực tập một cách thuận lợi mặc dù còn nhiều điều thiếu xót Vì thời gian và kiếnthức còn hạn hẹp nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sựgóp ý của quý thầy cô, để em rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
!
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Mục đích nghiên cứu 6
3 Phương pháp nghiên cứu 6
4 Đối tượng nghiên cứu 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LY HÔN VÀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON KHI CHA MẸ LY HÔN 7
I Khái niệm về ly hôn 7
1 Khái niệm ly hôn 7
2 Khái niệm quyền ly hôn 8
3 Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi cha mẹ ly hôn 8
II Hậu quả pháp lý của ly hôn ảnh hưởng đến trẻ em 11
1 Hậu quả pháp lý của ly hôn 11
2 Ảnh hưởng của ly hôn đối với gia đình và đặc biệt là với con trẻ khi bố mẹ ly hôn 13
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN VẤN ĐỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON KHI CHA MẸ LY HÔN 17
I Khái quát chung về quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin 17
II Thực tiễn vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi cha mẹ ly hôn qua một vụ án cụ thể 18
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, GIẢI PHÁP VỀ VIỆC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ VỚI CON KHI CHA MẸ LY HÔN 22
I Một số nhận xét về việc tư vấn, hỗ trợ dịch vụ ly hôn ở Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Tis 22
1 Những ưu điểm 22
2 Những hạn chế, khó khăn 22
II Một số kiến nghị, giải pháp về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con khi cha mẹ ly hôn 23
1 Nhận xét về tình hình việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với
Trang 32 Giải pháp về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con khi cha mẹ ly hôn
……… 24
3 Một số kiến nghị về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con khi cha mẹ
ly hôn 26
KẾT LUẬN 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt,kí hiệu Cụm từ đầy đủ
LHN&GĐ 2014 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Gia đình và khoa học về gia đình luôn là vấn đề xã hội được tiếp cận vànghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau Trên góc độ nghiên cứu luật học, pháp luậthôn nhân gia đình là một đề tài lớn có ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc Ly hôn làmột chế định pháp luật; ly hôn cũng là một vấn đề xã hội Hậu quả ly hôn sẽ đem lạiảnh hưởng xấu cho gia đình và xã hội nếu không được giải quyết thấu tình đạt lý.Khoa học pháp lý và những quy phạm pháp luật cụ thể có giá trị đặc biệt trong việcloại trừ hoặc giảm bớt những hậu quả xấu do vấn đề ly hôn đặt ra
Xét về phương diện lịch sử nhà nước và pháp luật, dưới bất kỳ chế độ xã hộinào, Nhà nước cũng quan tâm đến việc giải quyết việc ly hôn và hậu quả pháp lý của
nó Nhưng đối với những xã hội khác nhau thì mục đích điều chỉnh của pháp luậtđối với vấn đề hôn nhân và gia đình nói chung cũng như việc ly hôn và giải quyếthậu quả của nó nói riêng là hoàn toàn khác nhau Trong thực tế, nhìn chung các vụkiện về hôn nhân và gia đình là không đơn giản vì ngoài việc đụng chạm đến quyềnlợi thiết thân của các bên đương sự về mặt vật chất thì vấn đề chủ yếu nhất chính làviệc đụng chạm đến tình cảm của vợ, chồng; giữa cha, mẹ với con cái Cho nên nếugiải quyết vấn đề này không hợp tình, hợp lý, không dựa trên nguyên tắc bình đẳng,không làm thỏa mãn đối với các bên đương sự sẽ dẫn đến việc các bên đương sựphải đi lại kiện tụng nhau nhiều lần, mất nhiều thời gian, cuộc sống không ổn định
sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của xãhội không những thế còn gây nên tình trạng mất đoàn kết giữa các bên đương sự
Vì vậy, trong quá trình xem xét, giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ đối với con khi cha mẹ ly hôn theo luật hôn nhân gia đình Việt Nam thì Tòa áncũng như các Công ty luật hay Văn phòng Luật ngoài việc phải tiến hành điều tra,tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các bên đương sự, của con cái thì cần phải phảinắm vững tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình mới có thể ra quyết địnhđúng đắn trong mỗi bản án của mình Trong giai đoạn hiện nay, việc giải quyết đúngđắn, công bằng hậu quả pháp lý của các vụ việc ly hôn nói chung cũng như vấn đềquyền và nghĩa vụ của cha mẹ sau ly hôn nói riêng của nó có một ý nghĩa đặc biệt tolớn Về mặt lý luận – nó củng cố vững chắc chế độ một vợ một chồng, tự nguyện,tiến bộ góp phần khẳng định các nguyên tắc: Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ vàchồng; Nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của người vợ và con chưa thành niên;… Về
Trang 6mặt thực tiễn nó đảm bảo sự công bằng về lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ củacác bên đương sự đặc biệt là đối với bà mẹ và trẻ em Với mong muốn nhỏ bé nhằmgóp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với consau khi ly hôn trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam, em xin phép chọn đề
tài: "Thực tiễn vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi cha mẹ ly hôn" làm báo cáo thực tập chuyên đề.
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý luận của Luật hôn nhân gia đìnhViệt về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con sau ly hôn Đánh giá thực trạng, đểxuất một số phương hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cưởng hiệu quảđiều chỉnh của pháp luật hôn nhân gia đình về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ vớicon sau khi ly hôn cũng như đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ chồng trong việcnuôi dưỡng, chăm sóc con
3 Phương pháp nghiên cứu
Em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, thống kê, tổng hợp
Với những kiến thức, những tài liệu tích lũy được trong quá trình học tập tại Trường Đại học Luật – ĐHQGHN; bằng khả năng tổng hợp; liên kết logic; đánh giá vấn đề
trên cơ sở lý luận biện chứng, em mạnh dạn đưa ra những quan điểm, ý kiến của cánhân mình
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề quyền và nghĩa vụ củacha mẹ với con sau ly hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình Việt Namhiện hành, thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con sau ly hôn.Phạm vi nghiên cứu: Đề tài hướng tới nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ với con sau ly hôn trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam hiện hành và các vănbản liên quan
Trang 7NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LY HÔN VÀ QUYỀN VÀ NGHĨA
VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON KHI CHA MẸ LY HÔN
Trong quá trình hội nhập đã thúc đẩy nền kinh tế – chính trị – xã hội pháttriển một cách mạnh mẽ Mọi mối quan hệ trong xã hội cũng có sự vận động thayđổi theo xu thế của nó Gia đình là tế bào của xã hội nên cũng không nằm ngoài quyluật đó Xã hội phát triển, đời sống nâng cao cùng với sự du nhập những tư tưởngcách sống mới làm cho mỗi người có một trình độ hiểu biết khác nhau, từ đó cáchnhìn nhận, suy nghĩ các vấn đề khác nhau Chính từ những quan điểm khác nhau đó,
mà vì vậy mà thường xảy ra các mâu thuẫn đối kháng Nhất là trong vấn đề hôn
nhân nên việc tan vỡ gia đình là rất phổ biến Qua nghiên cứu một số hồ sơ tại Công
ty Luật trách nhiệm hữu hạn Tis em nhận thấy rằng, trong thời gian gần đây, số
lượng án hôn nhân và gia đình ngày một gia tăng với nhiều những mâu thuẫn khácnhau đã gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, dẫn đến thực trạng suy giảm về đạo đức, lốisống, bạo lực trong gia đình ngày càng trở nên phổ biến Trong quá trình xây dựnggia đình xuất hiện mâu thuẫn tư nhiều lý do khác nhau, làm cho mục đích hôn nhânkhông đạt được thì ly hôn là một giải pháp tích cực nhằm giải pháp tích cực để giảiphóng vợ và chồng để mỗi bên tự đi tìm và xây dựng cho mình hạnh phúc mới.Thông qua đó, đảm bảo được quyền tự do, bình đẳng và đảm bảo quyền và lợi íchcủa vợ chồng, cũng như là quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn theo quy định củapháp luật hiện hành
I Khái niệm về ly hôn
1 Khái niệm ly hôn
Quan hệ hôn nhân với đặc điểm tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt cuộcđời con người vì nó được xác lập tên cơ sở tình yêu thương, gắn bó giữa vợ chồng.Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chồng, vì những lý do nào đó dẫn tới giữa vợ chồng
có mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với nhau nữa, vấn đề ly hônđược đặt ra để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫngia đình Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khiquan hệ hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức, tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ
Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp vì nó liên quan đến lợi ích của cảhai vợ, chồng, con cái, người thân và xã hội để lại hậu quả cho cá nhân và xã hội, vìvậy ly hôn không được Nhà nước khuyến khích dù là Nhà nước ở bất kỳ chế độ nào,
Trang 8nhưng cũng không vì thế mà Nhà nước cấm ly hôn Pháp luật của Nhà nước xã hộichủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không cấm hoặcđặt ra những những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn Ly hôn dựa trên sự
tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thựchiện quyền ly hôn của mình Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam, nữphải yêu nhau và kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng phảichung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bógiữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân đã không thể đạt được Việc giải quyết lyhôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ Điều đó là hoàn toàn cólợi cho vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đình Hiện nay, pháp luật ViệtNam đã có khái niệm về ly hôn được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2014 như sau: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”
Như vậy, ly hôn chính là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồngtheo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Ly hôn dựa trên sự tựnguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiệnquyền ly hôn của mình
2 Khái niệm quyền ly hôn
Trong pháp luật dân sự, quyền ly hôn là quyền nhân thân gắn liền với mốiquan hệ cá nhân không thể chuyển giao cũng như không thể ủy quyền cho ngườikhác thực hiện thay
Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, những người có quyền yêu cầu giảiquyết ly hôn bao gồm:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hônkhi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà khôngthể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạolực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tínhmạng, sức khỏe, tinh thần của họ
- Để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và đứa trẻ, pháp luật quy định chồngkhông có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh conhoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Trang 93 Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi cha mẹ ly hôn
Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 81 Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1 Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2 Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3 Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo đó, sau khi ly hôn, cha mẹ không chấm dứt quyền và nghĩa vụ với con,cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng con chưa thành niên và con đã thànhniên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tàisản để tự nuôi mình
- Khi giải quyết việc nuôi con sau khi ly hôn, Tòa án tạo điều kiện cho vợchồng thỏa thuận (thông qua việc hòa giải) và tôn trọng thỏa thuận của vợ chồngtrong việc nuôi con sau ly hôn Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận đượcthì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng dựa vào các căn
cứ như sau:
+ Căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con bao gồm quyền và lợi ích hợp pháp
về vật chất và tinh thần của con Theo đó, cha hoặc mẹ, bên nào có khả năng bảođảm, đáp ứng tốt hơn các quyền và lợi ích của con thì Tòa án giao cho bên đó trựctiếp nuôi con
Ví dụ: Sau khi ly hôn, một bên có điều kiện kinh tế tốt hơn, một bên điềukiện kinh tế khó khăn Trường hợp này, Tòa án sẽ ưu tiên giao con cho bên có điềukiện kinh tế tốt hơn nuôi con để con được đảm bảo các quyền và lợi ích phù hợp
Trang 10+ Căn cứ vào nguyện vọng của con trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi trởlên Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên có nguyện vọng, mong muốn được nuôi dưỡng bởicha hoặc mẹ, Tòa án căn cứ vào nguyên tắc này để giao con cho cha hoặc mẹ trựctiếp nuôi phù hợp với mong muốn của con.
- Đối với con dưới 36 tháng tuổi, trong mọi trường hợp phải giao cho mẹ trựctiếp nuôi dưỡng, chăm sóc để đảm bảo những điều kiện cơ bản cho con như đượcuống sữa mẹ,… Trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôicon (như đang đi lao động, làm việc ở nước ngoài) hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác(thỏa thuận phải phù hợp với lợi ích của con) thì con dưới 36 tháng tuổi có thểkhông được giao cho mẹ trực tiếp nuôi
Quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn và Tòa án giao con cho một bên nuôi dưỡng, chăm sóc thì ngườicòn lại không trực tiếp nuôi con không bị chấm dứt quyền và nghĩa vụ với con.Các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đượcquy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Theo đó, cha hoặc mẹsau khi ly hôn không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ hạn chế hơn so vớicha, mẹ được trực tiếp nuôi con Cụ thể:
- Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không bị cản trở bởi bất kì cánhân, tổ chức nào Việc thăm nom được hiểu là việc đi lại hỏi thăm con và quan sát,đảm bảo con có được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt hay không
Trong trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con mà lạm dụng việc thăm nom
để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáodục của con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyềnthăm nom của người đó
Quy định này nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi phá rối, gâykhó khăn cho người trực tiếp nuôi con và gây ảnh hưởng xấu đến con Trên thưc tế,
có nhiều trường hợp người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đã sử dụngquyền thăm nom con để cản trở như việc đón con đi chơi rồi không giao lại chongười trực tiếp nuôi,…
- Cha, mẹ có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trựctiếp nuôi con
- Có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con (tự nguyện hoặc theo quyết định của Tòa án)
Trang 11 Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, người trực tiếp nuôi con theo quyết định của Tòa án hoặc theothỏa thuận phát sinh thêm các quyền và nghĩa vụ đối với người không trực tiếp nuôicon được quy định tại Điều 83 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Theo đó,người trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ đối với người không trực tiếp nuôicon như sau:
* Quyền của người trực tiếp nuôi con với người không trực tiếp nuôi con
- Cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếpnuôi con thực hiện các nghĩa vụ của họ đối với con tại Điều 82 Luật Hôn nhân vàGia đình năm 2014, bao gồm:
+ Nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với cha hoặc mẹ trựctiếp nuôi con
+ Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con
+ Nghĩa vụ thăm non con
- Người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi concùng các thành viên gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) tôn trọng quyềnđược nuôi con của mình
* Nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con với người không trực tiếp nuôi con:
Người trực tiếp nuôi con và gia đình của người trực tiếp nuôi con (ông, bà, cha, mẹ,anh, chị, em…) không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thựchiện quyền thăm nom con của họ
II Hậu quả pháp lý của ly hôn ảnh hưởng đến trẻ em
1 Hậu quả pháp lý của ly hôn
Từ góc độ pháp luật, việc Tòa án giải quyết cho vợ chồng ly hôn dẫn đến những hậuquả pháp lý nhất định: chấm dứt quan hệ vợ chồng, đồng thời Tòa án cần phải giảiquyết các vấn đề chia tài sản giữa vợ chồng, quyết định cấp dưỡng cho người vợ,người chồng gặp khó khăn, túng thiếu sau khi ly hôn và về vấn đề con cái (nếu có)
• Quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ chồng:
- Theo nguyên tắc chung, khi bản án, quyết định ly hôn của tòa án có hiệu lựcpháp luật, quan hệ vợ chồng đã chấm dứt Những người có quyền và nghĩa vụ nhânthân giữa vợ chồng phát sinh do sự kết hôn sẽ đương nhiên chấm dứt Một số quyềnnhân thân khác mà vợ chồng với tư cách là công dân thì không ảnh hưởng, không
Trang 12thay đổi dù vợ chồng ly hôn Người vợ hoặc chồng đã ly hôn có quyền kết hôn vớingười khác.
- Giải quyết phân chia tài sản theo chế độ tài sản thỏa thuận: Vợ chồng đã lậpvăn bản thỏa thuận về chế độ tài sản theo quy định của pháp luật thì khi ly hôn tàisản được giải quyết theo thỏa thuận đó Trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận vềchế độ tài sản nhưng thỏa thuận đó lại bị tòa án tuyên bố vô hiệu hoặc những vấn đềkhông được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì theo hướng dẫntại điểm b Điều 7 Thông tư Liên tịch số 01/2016/TTLT sẽ áp dụng các quy địnhtương ứng tại các khoản 2,3,4,5 Điều 39 và các Điều 60,61,62,63,64 của Luật Hônnhân và Gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, đó là giải quyết tương tựpháp luật như chế độ tài sản theo luật định
- Giải quyết phân chia tài sản khi vợ chồng áp dụng chế độ tài sản luật định.+ Đối với tài sản chung của vợ chồng: về nguyên tắc khi vợ chồng ly hôn thìtài sản chung sẽ được chia đôi: Tuy nhiên để bảo vệ quyền và lợi ích các bên, lợi íchkhác, pháp luật còn quy định một số nguyên tắc khác để áp dụng khi chia tài sảnchung của vợ chồng khi ly hôn phải tuân theo
+ Đối với tài sản riêng: Khi vợ chồng ly hôn tài sản riêng của bên nào thìthuộc quyền sở hữu của bên đó (khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).Người có tài sản riêng phải chứng minh được tài sản đó thuộc quyền sở hữu riêngcủa họ nếu không chứng mình được thì xác định là tài sản chung của vợ chồng
• Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi ly hôn:
Theo quy định của pháp luật, vợ và chồng đều có mọi quyền và nghĩa vụ bìnhđẳng trong việc yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái Sau khi lyhôn, nếu con chung chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất nănglực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mìnhthì cha mẹ phải thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và quyền, nghĩa vụ của ngườikhông trực tiếp nuôi con Trong trường hợp cha mẹ không tự thỏa thuận được thìTòa án sẽ xem xét về tư cách đạo đức, hoàn cảnh công tác, điều kiện kinh tế, thờigian của mỗi bên vợ, chồng… xem ai điều kiện thực tế trong việc trông nom, nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục con được tốt hơn thì sẽ giao con cho người đó
Theo luật định, trong trường hợp nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xemxét nguyện vọng của con, con muốn sống cùng bố hay muốn sống cùng mẹ; trườnghợp con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người
Trang 13mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục conhoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con Ngoài ra, Luật Hônnhân và Gia đình 2014 còn quy định các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trựctiếp nuôi con sau khi ly hôn và quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đốivới người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
• Giải quyết cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn:
Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng là quy kết của quan hệ hôn nhânhợp pháp, phát sinh kể từ khi kết hôn Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng là một trongnhững quyền và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân của vợ và chồng Pháp luậtthừa nhận và bảo đảm thực hiện quan hệ cấp dưỡng giữa vợ chồng ngay cả trongtrường hợp vợ chồng ly hôn
Điều 115 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “Khi ly hôn nếu bên ly hôn khókhăn túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa
vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình"
Như vậy, giải quyết cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn được đặt ra khithỏa mãn hai điều kiện: Thứ nhất, một bên vợ hoặc chồng khó khăn túng thiếu cóyêu cầu cấp dưỡng có lý do chính đáng; thứ hai, bên kia có khả năng thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng
2 Ảnh hưởng của ly hôn đối với gia đình và đặc biệt là với con trẻ khi bố mẹ
ly hôn.
• Ảnh hưởng tích cực của ly hôn
Hiện nay, ly hôn đã trở thành hiện tượng khá phổ biến trong xã hội Ly hôn làmột hiện tượng xã hội hiển nhiên nó mang trong mình cả hai yếu tố tích cực và tiêucực tác động đến sự tồn tại bền vững của gia đình và sự phát triển của xã hội Vì vậycần phải nhận thức thực tế vấn đề đó như thế nào cho đúng để đảm bảo được tínhkhách quan, khoa học, toàn diện Nhìn nhận vấn đề ly hôn dưới một góc độ nào đó,
nó không hoàn toàn đi ngược lại với lợi ích của cá nhân và xã hội Nếu như xã hộilên án, chỉ trích hiện tượng ly hôn bừa bãi, tùy tiện thì một số trường hợp khác cũngphải ủng hộ việc ly hôn vì ly hôn sẽ giải phóng khỏi sự ràng buộc giả tạo, hình thứccủa ly hôn Khi cuộc sống hôn nhân của cả hai vợ chồng đã đến mức trầm trọng,cuộc sống chung giữa hai người như một cuộc đấu tranh âm ỉ kéo dài, không khoannhượng, không có điểm kết thúc mà vợ chồng đứng ở hai đầu chiến tuyến và con cáichính là những nạn nhân đáng thương Vợ chồng cũng chỉ nhìn thấy những điểm
Trang 14xấu, những khuyết điểm của “đối phương” thậm chí họ “phóng đại” cả nhữngkhuyết điểm không có thật ở “đối phương”, họ ra sức lôi kéo con cái đứng về phíamình, bênh vực mình và lên án người kia Chính những tác động đó khiến con trẻphải chứng kiến những mâu thuẫn của bố mẹ, phải chịu sự tác động trực tiếp củanhững mâu thuẫn đó, và chính điều này đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về mặttâm lý của chúng.
Khái niệm gia đình vẫn mang giá trị thật đẹp, nó tiềm ẩn những giá trị tinhthần như truyền thống, đạo đức, tình cảm, gia đình,…nhưng khi vợ chồng phát sinhmâu thuẫn thì nó biến cuốc sống của các thành viên trong gia đình rơi vào tình trạngnặng nề, bế tắc Lúc này, ly hôn chính là lối thoát duy nhất đối với cả hai bên vợchồng Pháp luật thừa nhận hôn nhân bao gồm cả quyền tự do kết hôn và quyền tự
do ly hôn Không ai có thể bị ràng buộc vào cuộc hôn nhân không lối thoát khi quan
hệ hôn nhân đã đi vào ngõ cụt Quyền ly hôn lúc này thể hiện bản chất hôn nhân tiến
bộ Người ta có quyền lực chọn tìm hiểu, yêu đương và đi đến kết hôn cho mìnhhạnh phúc riêng Đồng thời, người ta cũng tự xác định được cho mình một giải phápcuối cùng trong trường hợp hôn nhân thực sự chết, không còn hạnh phúc Ly hôngiúp giải phóng chính bản thân vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình vàđặc biệt là con cái của họ thoát khỏi cuộc sống chung của họ đầy mâu thuẫn và bếtắc Ly hôn sẽ giúp một trong hai bên hoặc cả hai bên vợ chồng thoát khỏi sự tróibuộc của chính bản thân, thoát ra khỏi mối quan hệ giả dối, hình thức mà trong đó cánhân mỗi thành viên đang phải sống và “chịu đựng” lẫn nhau, không niềm vui,không hạnh phúc, thậm chí còn bị bóp méo những tư tưởng về cuộc sống gia đình,mất dần đi những niềm tin, niềm say mê, yêu thích cuộc sống, niềm hy vọng vàomột tương lai tốt đẹp đang chờ phía trước
Thực chất ly hôn là một biện pháp nhằm giải phóng vợ chồng và các thànhviên khác thoát khỏi những xung đột gia đình Theo V.I.Lenin, nó là một biện phápcủng cố các quan hệ gia đình trên cơ sở vững chắc trong xã hội văn minh; hoàn toàntheo nghĩa ly hôn là “sự tự do tan vỡ hạnh phúc gia đình”
• Ảnh hưởng tiêu cực của ly hôn
Hàng ngày tại các phiên Tòa có không ít những cặp vợ chồng muốn có đơn lyhôn và nhờ sự giúp đỡ hướng dẫn về thủ tục ly hôn tại Tòa Đối với họ, ly hôn làgiải pháp tốt nhất và rút ngắn thời gian và thủ tục ly hôn là vấn đề họ luôn mongmuốn giả quyết càng sớm càng tốt Bên cạnh những mặt tích cực của ly hôn như đã