1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)

177 10 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 30,49 MB

Nội dung

Trang 2

HỌC VIÊN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN

DUONG THANH BINH

TUYEN TRUYEN AN NINH VA PHAT TRIEN BIỆN NĂNG TREN CAC TAP CHi CUA NGANH DIEN VIET NAM

(KHAO SAT BA TAP CHI: DIEN LUC, DIEN VIET NAM, DIEN VA DOI SONG TU NAM 2001 - 2006)

Chuyén nganh: Bao Chi hoc

Mã số: 60 32 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Trang 3

CHUONG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CUA TUYEN TRUYEN AN NINH VA

PHAT TRIEN DIEN NĂNG eeeerriirririiiirrrirrirreeeeouÑl

1.1 Một số khái niệm về tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng 8

1.2 Một số văn bản pháp quy về tuyên truyền an ninh và phát triển điện

1.3 Y nghĩa, tâm quan trọng của việc tuyên truyền an ninh và phát triển điỆN HăNE, - 2Q S2 232.111 TH ng KT H111 1 TH ng ng ưệc 22

1.4 Vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền an ninh và phát triển điện in 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG TUYEN TRUYEN AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN

NANG TRÊN CÁC TẠP CHÍ CỦA NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM 26

2.1 Khái lược lịch sử hình thành và phát triển các tạp chí của ngành Điện VIEL NAM HH 26

2.2 Nội dung tuyên truyỀn - HH HT SH ng ngư 32 2.3 Hình thức tuyên truyỀN - 5 HS E111 111 8x 1n 67

2.4, Nhiing thanh CON .c.ccscccecessssssceseseseecescsceseccasssescecseseaceaccersuseesaessvass 81 2.5 MOt 86 OM tab cccccccccscssccssssscsscessssscssesscesseessssssesesssstassssessaecesesseenes 83

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ, NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYÊN TRUYỂN AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG TRÊN CÁC TẠP CHÍ CỦA

NGANH DIEN VIET NAM .csssssssssssssscsssssccssssesssssssssecersssssececnsesssessancenssssssssesesssssssosesenunnen 91

3.1 Những vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên truyền về an ninh và phát

triển điện năng - + c2 E2 E2 1e Ekertresree TH He vee DL

3.2 Những giải pháp cụ thể đối với các tạp chí của ngành Điện Việt Nam93 3.3 Một số kiến nghhỊ - - c 525cc x1 1S ST HS HH SE gay rườy 100

KẾT LUẬN - 2+ECCS E1111299111222222141381112523121112222221-.22222223511.222555sssee 103

Trang 4

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ở nước ta, điện năng bắt đầu được sử dụng từ cuối thế ky XIX, khi người Pháp đưa tới những chiếc máy phát điện nhỏ, công suất vài ba sức ngựa, để phục vụ ánh sáng sinh hoạt cho các ông chủ và người có chức, có quyền trong bộ máy cai trị, tính đến nay đã có hơn 110 năm Theo đòng thời gian

biến đổi cùng với tiến trình vận động của lịch sử, dần dần các nhà máy điện đã

được xây dựng, như: Hải Phòng và Bờ Hồ (1892), Chợ Quán (1909), Yên Phụ

(1930), nhằm cung cấp điện năng phục vụ sản xuất và sinh hoạt, làm thay đổi

một cách căn bản năng xuất lao động và chất lượng cuộc sống của nhân dân Ngày nay, điện năng là ngành công nghiệp cơ sở vững chắc, tác động đến tất cả các ngành kinh tế - kỹ thuật, lĩnh vực trong đời sống xã hội, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế quốc dân Ở lĩnh vực nào, điện năng cũng là động lực

của sự phát triển, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm sự sinh tồn và phát triển bên vững cho con

người trong điều kiện đất nước ta đang hội nhập quốc tế Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, điện năng góp phần thực hiện cơ giới hóa, tăng năng xuất, xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, rút ngắn khoảng cách giữa

thành thị và nông thôn, làm thay đổi diện mạo bộ mặt điện khí hóa nông thôn

vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo hiện nay và trong tương lai Điện năng được sản xuất, truyền tải và tiêu thụ như một thứ hàng hóa đặc thù; là động lực

thúc đẩy phát triển sản xuất và đời sống xã hội của con người, nhất là trong

Trang 5

đã cơ bản được đầu tư, cải tạo, xây mới đồng bộ theo hướng hiện đại hóa, với

cơ cấu hợp lý các nhà máy thủy điện, nhiệt điện than, dầu, khí, đang chuẩn bị xây dựng nhà máy điện nguyên tử, tạo thế và lực vững chắc, cung cấp nguồn

điện năng liên tục, Ổn định, an toàn, hiệu quả, phục vụ thiết thực cho an ninh

năng lượng quốc gia, bảo đảm nền kinh tế quốc dân phát triển bền vững Dòng

điện đã được truyền đi và cung ứng kịp thời, tỏa sáng, phục vụ sinh hoạt cho mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời phục vụ cho tiêu dùng của các cơ quan, doanh nghiệp trên khắp mọi miền của tổ quốc, tạo tiền đề cho công nghiệp, nông nghiệp phát triển và cải thiện đời sống thành thị, vùng sâu, vùng xa, làm

thay đổi chất lượng đời sống của cả xã hội Sản lượng điện thương phẩm, năm

1974 đạt chưa đầy 1,5 ty kWh, năm 2005 đạt 44 tỷ kWh, tiến tới năm 2010 có

the dat 97 ty kWh, nam 2020 dat 260 ty kWh va dén nam 2025 dat 380 tỷ

kWh, dua điện năng bình quân đầu người từ 550 kWh/người năm 2005 lên 2.600 kWh/người năm 2020 và 3.700 kWk/người năm 2025 Công tác an ninh điện năng luôn nhận được sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành cũng như sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân các địa phương trên khắp mọi miền của đất nước Qua đây tạo “thế và lực” trong việc cung ứng bảo đảm ổn định, liên tục nguồn năng lượng điện cho đời sống dan sinh, an ninh quốc phòng và sự phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội của đất nước ta

Nhận thức rõ được vị trí, vai trò, chiến lược phát triển và tầm quan trọng của điện năng đối với nên kinh tế quốc dân, trong những năm qua, Đảng và

Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, cơ chế cởi mở, linh hoạt đối

với an ninh và phát triển điện năng Coi an ninh và phát triển điện năng là động lực của sự phát triển bên vững với nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời

Trang 6

của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, phái triển điện năng là một minh

chứng - một đòi hỏi tất yếu khách quan từ thực tiễn trong đời sống xã hội của

nhân dân Tuy nhiên, hiệu quả đạt được so với thực tiễn đặt ra còn thấp, trong

khi nhu cầu an ninh và phát triển điện năng trong tương lai rất lớn Vì vậy, để bao dam an ninh và phát triển điện năng ổn định, phát triển theo hướng hiện

đại, tạo động lực cho nền kinh tế quốc dân phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống

chính trị, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó báo chí giữ một vai trò

quan trọng trong việc tuyên truyền, cổ động, giáo dục

Trong thời gian qua, tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng với

các đề tài, thể loại báo chí khác nhau ở nhiều chuyên trang, chuyên mục, đã được đăng tải thường xuyên trên các tạp chí của ngành Điện Việt Nam, tạo

bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức và hành động của cán bộ, công nhân, đảng viên trong ngành điện và nhân dân trong cả nước nói chung và đội | ngũ phóng viên, biên tập viên của các tạp chí chuyên ngành Điện Việt Nam

nói riêng Tuy vậy, chất lượng về tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng

trên các tạp chí của ngành Điện Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được

khắc phục |

Xuất phát từ những cơ sở thực tiễn trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu Đề tài “Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành Điện Việt Nam”, để làm Luận văn Cao học Báo chí

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Đến thời điểm hiện nay, lĩnh vực nghiên cứu về tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng vẫn còn hết sức mới mẻ Từ trước đến nay hầu như chưa

có công trình nghiên cứu nào đề cập đến nội dung tuyên truyền an ninh và

Trang 7

-Trần Quốc Anh (2001), “Hoàn thiện chương trình điện nông thôn là trách nhiệm và ý nguyện của Điện lực Việt Nam”, Bvh, Thông tin, Hà Nội

-Tổng công ty Điện lực Việt Nam (1995), “40 năm ngành Điện lực Việt

Nam”, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội 7

-Téng công ty Điện lực Việt Nam (1999), “45 năm - Những chặng đường”, Cxb, Hà Nội

-Hoang Trung Hai (2003), “Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tu thích đáng cho ngành điện phái triển”, Ñxb, Lao động Xã hội, Hà Nội

-Tổng công ty Điện lực Việt Nam (2004), “Lịch sử ngành Điện Việt Nam”, Cxb, Hà Nội

-Tổng công ty Điện lực Việt Nam (2006), “Báo cáo những kết quả đạt

được của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng phát triển đến 2010”, Hà Nội

-Vụ Công tác Lập pháp (2005), “Những nội dung cơ bản của Luật Điện

luc”, Nxb, Tư pháp, Hà Nội

Trang 8

triển trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Đối với ngành Điện Việt Nam, thì đề tài nâng cao chất lượng tuyên truyền an ninh và phát triển điên năng trên các tạp chí của ngành Điện Việt Nam trong giai đoạn hiện nay hoàn toàn mới

Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này thật sự cần thiết, có ý nghĩa không chỉ đối với

_ ngành Điện Việt Nam, mà còn đối với các tạp chí, những người làm báo chí

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

3.1 Mục đích nghiên cứu

_An ninh và phát triển điện năng mang lại hiệu quả tích cực trong nền kinh tế quốc dân, vì thế công tác tuyên truyền được xem là một trong những nhân tố có tính chất quyết định Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát và đánh giá

đúng thực trạng công tác tuyên truyền nội dung của vấn đề này, luận văn cố

gắng chỉ ra được những nguyên nhân dẫn tới thành công và hạn chế của việc

tuyên truyền Qua đó, luận văn đề ra một số giải pháp cụ thể, nhằm nâng chất

lượng công tác tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành Điện Việt Nam, góp phần giúp cho ngành Điện nước ta có bước

phát triển đột phá, ổn định, bền vững lâu dài trong thời kỳ mới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

_ Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể,

như sau:

- Làm rõ khái niệm, vai trò, tầm quan trọng, mục đích, nhiệm vụ của

tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng

- Trình bày có hệ thống những chủ trương, chính sách cơ bản của Đảng, Nhà nước ta, hoạt động của ngành Điện Việt Nam về công tác an ninh và phát triển điện năng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 9

ninh và phát triển điện năng Từ đó chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thành công và

hạn chế của thực trạng trên |

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị, để các tạp chí của ngành Điện

Việt Nam tuyên truyền về lĩnh vực an ninh và phát triển điện năng có hiệu quả, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội, bảo

đảm ổn định an ninh quốc phòng, của đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu các tác phẩm báo chí ở nhiều thể loại khác nhau nằm

trong các chuyên mục có liên quan đến lĩnh vực an ninh và phát triển điện

năng trên các tạp chí của ngành Điện Việt Nam

- Nghiên cứu những chủ trương, chính sách cơ bản của Đảng, Nhà nước ta

và ngành Điện Việt Nam cùng các tư liệu khác về an ninh và phát triển điện năng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

-Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát các hoạt động tuyên

truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành Điện Việt Nam từ năm 2001 - 2006

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

5.1 Cơ sở lý luận

- Dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của

Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; cơ sở lý luận báo chí Mác xít - Dựa vào đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và ngành Điện

Việt Nam đánh giá khách quan, đồng thời xem xét về năng lượng nói chung và an ninh và phát triển điện năng nói riêng

Trang 10

tế, tập hợp - thống kê tài liệu là sách, báo, tạp chí, văn kiện của Đảng có liên quan đến lĩnh vực an ninh và phát triển điện năng Qua đó áp dụng

phương pháp phân tích, so sánh, để làm sáng tỏ nội dung của đề tài

Trên cơ sở sử dụng các phương pháp trên, tác giả sẽ đánh giá nội dung

và hình thức các tác phẩm báo chí, chuyên mục, có liên quan đến lĩnh vực an ninh và phát triện điện năng trên các tạp chí của ngành Điện Việt Nam

Thông qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp, kiến nghị, nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành Điện Việt Nam

6 NHŨNG ĐÓNG GÓP MGI CUA DE TAI

Luận văn cố gắng đưa ra những vấn đề có tính nghiên cứu lý luận, tổng

kết thực tiễn về vấn đề thông tin tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng

Đây cũng là công nghiên cứu một cách có hệ thống về tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành Điện Việt Nam Trên cơ sở đó, luận văn đề ra một số giải pháp và kiến nghị cụ thể, nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành Điện

Việt Nam

Luận văn rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong công tác tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành Điện Việt -Nam, giúp cho các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí đánh giá đúng và đầy đủ về nội dung và hình thức tuyên truyền trên lĩnh vực này Từ những kết qủa nghiên cứu trên, luận văn giúp cho các cơ quan báo chí trong ngành điện, các phương tiện thông tin đại chúng nói chung có thêm những thông tin đánh giá về chất lượng và hiệu quả tuyên truyền của mình; qua đó có cái nhìn mới

về phương thức tuyên truyền theo hướng phù hợp và hiệu quả hơn về vấn đề

tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng

7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

Trang 11

MOT SO VAN DE CO BAN CUA TUYEN TRUYEN

AN NINH VA PHAT TRIEN DIEN NANG

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TUYÊN TRUYỀN AN NINH VÀ PHAT TRIỂN ĐIỆN NĂNG

1.1.1 Tuyên truyền

Tuyên truyền là một thuật ngữ luôn đồng hành và gắn liền với sự phát triển của đời sống xã hội con người thông qua các phương tiện thông tin đại

chúng, như: panô, áp phích, tờ roi, bang video, bang cassetter, phim đèn chiếu

bao chi (bao in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử) Thuật ngữ tuyên

truyền thường được gắn với các nội dung thông tin, để truyền bá, phổ biến trực

tiếp hoặc gián tiếp trên cơ sở thường xuyên, liên tục hay gián đoạn dưới mọi

hình thức về một cái gì đó, hoạt động, sự việc, hiện tượng, đã, đang và sẽ

diễn ra trong cuộc sống

Ở nghĩa hẹp, tuyên truyền là truyền bá những quan điểm lý luận, nhằm xây dựng cho quần chúng một thế giới quan nhất định, phù hợp với lợi ích của

chủ thể tuyên truyền và kích thích những hoạt động thực tiễn, để thích hợp với

thế giới quan ấy Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là truyền bá những quan

điểm, tư tưởng về chính trị, triết học, khoa học, nghệ thuật mà mục đích là

biến những quan điểm tư tưởng đó thành ý thức xã hội và nâng cao tính tích cực trong hoạt động thực tiễn của quần chúng

Tuyên truyền là một dạng hoạt động đặc biệt, có tính lịch sử cụ thể và mang bản chất giai cấp Bởi lẽ, hoạt động tuyên truyền nhằm giải thích, phổ biến, vận dụng những giá trị mà lý luận đã đúc kết và khái quát từ hoạt động

thực tiễn và thông qua hoạt động thực tiến

Trang 12

điểm chính yếu của hệ tư tưởng của chế độ, nhằm hình thành một bức tranh đặc trưng về thế giới và lịch sử vận động của xã hột" [44, tr.103]

Thông qua việc lý giải khác nhau về thuật ngữ tuyên truyền, TS Nguyễn Quốc Bảo, tác giả của cuốn Học tập Phương pháp Tuyên truyền Cách

mạng Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm, như sau: “Tuyên truyền là phổ biến, giải

thích một tư tưởng, một học thuyết, một quan điểm nào đó, nhằm hình thành

hoặc củng cố ở đối tượng tuyên truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một

lý tưởng, một lối sống thông qua đó mà ảnh hưởng tới thái độ và tính tích

cực của con người trong thực tiên xã hội" [19, tr.15]

Từ những khái niệm khác nhau về tuyên truyền, ta có thể tạm đưa ra

khái niệm: Tuyên truyền là một hoạt động chứa đựng nội dung thông tin có

tính hai mặt, nhằm đem lại lợi ích cho chủ thể tuyên truyền và khách thể tiếp nhận thông tin ở mọi thời điểm khác nhau

Trong sự nghiệp cách mang cua Đảng fa, tuyên truyền là một hoạt động thường xuyên và đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục chính trị tư

tưởng, cổ động, tổ chức quần chúng hành động cách mạng Trước đây, trong

giai đoạn đấu tranh giành độc lập cũng như ngày nay - giai đoạn xây dựng và

bảo vệ tổ quốc, hoạt động tuyên truyền luôn đóng vai trò quan trọng trong

việc góp phần nâng cao nhận thức, phát triển những phẩm chất cao đẹp của

con người, làm cho con người thấy rõ hơn bổn phận, trách nhiệm của mình đốt

với bản thân, đối với gia đình, xã hội, để trên cơ sở đó tìm cách điều chỉnh

hành vị, xây dựng cho mình một lối sống ngày càng tốt đẹp hơn, đúng với các

chuẩn mực đạo đức của xã hội và phù hợp với khuôn khổ của pháp luật

1.1.2 An ninh điện năng

Hiện nay, chúng ta chưa xây dựng được khái niệm về an ninh điện năng

Trang 13

năng, an ninh điện năng quốc gia theo ý kiến hay quan điểm chủ quan rời rac, chưa thực sự có tính hệ thống

Để có cơ sở căn cứ về mặt lý luận, cụm từ an ninh điện năng sẽ được tách ra làm hai thuật ngữ “an ninh” và “điện năng”

Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm và coi trọng đến vấn để an ninh nói

riêng và an ninh trật tự quốc gia nói chung Đây là vấn đề hệ trọng của mỗi quốc gia, quyết định sự thịnh suy, an nguy của đất nước, của chế độ, bởi nó chỉ phối đời sống sinh hoạt của mọi người ở bất cứ thời điểm nào trong thực

tiễn của đời sống xã hội

Nói về an ninh trật tự, thì trong Công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự cho rằng: “An nỉnh là một bộ phận quan trọng trong hệ

thống tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam Nó thực sự trở thành

nguồn gốc tạo nên mọi thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh trên đất nước ta suốt đọc lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt

Nam?” [54, tr.9]

Chủ tịch Hồ Chí Minh có quan điểm về an ninh, bao gồm: “Wzï trò và

sức mạnh nhân dân; đại đoàn kết toàn dân tộc; nhân đạo và nhân văn; về các

vấn đề nghệ thuật lãnh đạo; ” [54, tr.9]

Theo Dai từ điển tiếng Việt thì: “An minh có nghĩa là đẩm bảo giữ cho

yên ổn, không lộn xôn; còn điện năng là dạng năng lượng phát sinh từ sự phân

tách nguyên tứ thành những thành phần mang điện (điện tích) và từ sự chuyển

động của các điện tích đó” [61, tr.33-635]

Trên cơ sở đó, Cao Đạt Khoa - tác giả của bài viết An ninh điện năng quốc gia đăng trên Tạp chí Điện lực đã đưa ra khái niệm: “An ninh điện năng là việc đắm bảo cung cấp điện đầy đủ và tin cậy cho phát triển kinh tếˆxã hội, đồng thời có dự phòng hệ thống đủ lớn, để duy trì sự ổn định trong cung cấp điện và đối phó với tình trạng xấu nhất về mặt kỹ thuật mà hệ thống điện có

Trang 14

Trang thông tin điện tử của Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (Văn phòng Quốc hội) ngày 9 tháng 4 năm 2007 cho rằng: “An ninh điện năng là một

thành phần của an ninh năng lượng”

Căn cứ trên cơ sở những ý kiến, quan điểm khác nhau xoay quanh khái niệm an ninh điện năng, ta có thể đưa ra khái niệm chung cho cụm từ này, như sau: “An ninh điện năng là một trong những bộ phận hợp nhất của an ninh

năng lượng, đẩm bảo cho việc duy trì dòng điện ổn định, an toàn, liên tục từ

trong sản xuất, truyền tải, phân phối, điều độ hệ thống điện đến việc sử dụng điện ở mọi thời điểm khác nhau trong cùng một hoàn cảnh nhất định của thực điên” Mục đích của an ninh điện năng 1a dé cập đến công tác bảo vệ công trình điện và việc sử dụng điện an toàn

Ngày nay, trong thực tiễn của đời sống xã hội, đối với ngành điện, an ninh điện năng có vị trí, vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với quốc gia, là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - văn hoá, An ninh điện năng luôn đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ dòng điện giữ vững, truyền đi và tỏa sáng phục vụ cho sản xuất

kinh doanh và sinh hoạt của con người, là nguồn lực của an ninh năng lượng

quéc gia

1.1.3 Phat trién dién nang

Thuật ngữ “phát triển” được dùng khá phổ biến, gắn với các lĩnh vực, ngành, nghề, nhằm để chỉ sự tiến hóa, biến thiên từ thấp vươn lên tới đỉnh cao hoặc từ cao vươn lên đến tầm cao hơn nữa của một sự kiện, hiện tượng, vấn đề trong đời sống xã hội của con người

Ngày nay, theo sự vận động biến đổi của lịch sử, của quy luật tự nhiên,

thuật ngữ “phát triển” được dùng chung cho tất cả các ngành, lĩnh vực hoạt

Trang 15

Theo Đại từ điển tiếng Việt, thì “phái triển” có nghĩa là vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên [61, tr.1321]

Tác giả Nguyễn Lâm Thanh trong luận văn thạc sĩ báo chí, thì cho rằng: “Phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiêu, từ hẹp đến

rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tap” (53, tr.10]

Theo nghĩa riêng của ngành điện, thì phát triển điện năng thường được

dùng để chỉ sự phát triển nguồn và lưới điện, trên cơ sở quy hoạch phát triển cho từng giai đoạn ở mỗi thời điểm khác nhau

Từ những cơ sở trên, theo quan điểm của chúng tôi, phát triển điện

năng là một quá trình vận động, biến đổi từ nhỏ đến lớn, theo chiêu hướng từ

thấp đến cao và từ con số vốn đã lớn rồi lại lớn hơn nữa của nguồn và lưới

điện trong một chu kỳ hay một giai đoạn nhất định của thực tiễn

1.1.4 Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng

Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng đóng một vai trò to lớn và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quốc gia, dân tộc, đặc biệt là thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực, tạo cho sự phát triển của ngành điện vững mạnh toàn điện, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phù hợp với quy luật vận động của lịch sử, sự phát

triển kinh tế - xã hội và ổn định trật tự của đất nước trên các phương diện khác

nhau, với nhiều lĩnh vực

Ở khía cạnh nào đó, tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng đã góp phần rất lớn vào việc đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của ngành điện đến với mọi người trong xã hội Qua đó, mọi

người, các cơ quan, đơn vị sẽ nâng cao quá trình nhận thức trên cơ sở nắm bắt

thông tin thông qua công tác tuyên truyền, để cùng tham gia bảo vệ an ninh và

phát triển điện năng

Trang 16

Hoạt động tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng chủ yếu được

biểu hiện qua các chuyên mục, chuyên để với nhiều thể loại tin, bài khác

nhau, trên các báo và tạp chí

Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng là một quá trình thu thập và xử lý các thông tin có liên quan đến công tác an ninh hệ thống điện, phát triển nguồn và lưới điện của các phương tiện truyền thông đại chúng rồi chuyển tải đến mọi người, cơ quan, đơn vị dưới nhiều hình thức khác nhau,

trong mọi thời điểm

1.2 MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ TUYÊN TRUYỀN AN NINH VÀ

PHÁT TRIỀN ĐIỆN NĂNG

1.2.1 Đặc điểm tình hình điện năng ở Việt Nam

Từ khi Pháp sang xâm lược nước ta, thì điện năng chủ yếu phục vụ cho thắp sáng và sinh hoạt của tầng lớp thống trị Sau khi người Pháp rút đi, thì điện năng lúc này do Đảng và Nhà nước ta cai quản trực tiếp từ năm 1954 và bắt đầu từ đây, điện năng được sử dụng chủ yếu cho mục đích sản xuất, phục

vụ sinh hoạt của các cơ quan, doanh nghiệp và con người trong xã hội, là động

lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ổn định xã hội

Trong những năm qua, điện năng luôn được Đảng, Nhà nước ta dành cho su quan tam va coi trong đặc biệt Trong Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V, được tổ chức vào tháng 3 năm 1982, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng trình bày có đoạn:

“Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển điện lực trong cả nưóc

khoảng 15 - 20 năm và vạch kế hoạch cụ thể thực hiện quy hoạch đó trong 5 năm (1961 - 1985) theo hướng kết hợp thủy điện, kết hợp quy mô lớn, vừa và nhỏ Bảo đẩm cân đối giữa phát triển sản xuất điện với

Trang 17

nguồn phát điện với các cơ sở tiêu thụ điện, khai thác năng lượng có

hiệu quả nhất” [21, tr.47- 48]

Vào tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI - đại hội mở đầu cho công cuộc đổi mới, nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, để phát triển vững mạnh về kinh tế, ổn định chính trị, văn hóa- xã hội và an ninh quốc phòng Tại diễn đàn đại hội, Báo cáo của Tổng Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh nêu rõ mục tiêu: “Ứ% điên phát triển công nghiệp năng lượng (điện, than, dâu khí) Di đôi với việc tăng thêm nguồn điện, cần xây dựng cân đối mạng lưới dẫn điện” Còn trong Văn kiện cua Dang Cộng sản Việt Nam lần thứ VI cũng có nội dung rất cụ thể:

Trong 5 năm tới vẫn phải tiếp tục đầu tư mạnh mẽ, để tạo ra một bước chuyển biến đáng kể trong cân đối năng lượng Đối với miền Bắc, với việc hoàn thành Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, lắp đặt một số tổ

máy của Thủy điện Hòa Bình, nguồn điện sẽ đảm bảo đủ nhu cầu và có

một phân dành cho miên Trung Ở miền Nam, tập trung các điêu kiện

vật chất đâm bảo hoàn thành xây dựng Thủy điện Trị An và Đray Hinh

Đồng thời phải tích cực chuẩn bị cho thời kỳ sau năm 1990 xây dựng

những công trình đã được quy hoạch, như: Yall, Sông Hình, Thác Bà,

Thác Mở, Đắc Nga [28, tr.172-173]

Cũng trong nội dung Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

được tổ chức vào tháng 4 năm 2006, do đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí

thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng trình bày:

Phát triển nhanh nguồn điện với cơ cấu hợp lý, hoàn chỉnh hệ thống truyền tải, đảm bảo sự vận hành an toàn, hiệu quả, đáp ứng đủ

điện cho yêu cầu phát triển, cả khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và

hai đảo Nhà nước tập trung đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh

Trang 18

hiện cơ chế thị trường về giá bán @z#én, dong thoi cé co ché tre gitip hop ly cdc hé nghéo | 33, tr.199-200]

Nhìn chung, qua các kỳ đại hội, tren cơ sở các văn kiện của Dang Cộng sản Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta lItaôn coi trọng, để ra kế hoạch, chiến

lược, phát triển điện năng

Đến nay, ở Việt Nam có hệ thốn= lưới điện với cấp điện áp từ 6 - 500 kV bao trùm khấp 64 tỉnh, thành phố, với 178.015 km đường dây và tổng dung lượng máy biến áp là 51.655 MV 4x; 20 nhà máy điện lớn nhỏ với công suất là 11.754 MW, cung cấp sản lượng điện hàng năm khoảng 54 - 55 tỷ kWh Do vậy, hàng năm, sản lượng điện năng luôn đảm bảo phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và nhu câu sinh hoạt của con người, là động lực góp phần tăng trưởng k1iznh tế và phát triển ổn định, bền vững

Tính đến nay, 64 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã có điện lưới, 92.9% số xã và 83,3% số hộ nông dân có điện sửz dụng cho sản xuất, sinh hoạt

So với năm 1954, thì hiện nay, điệr> năng đã cung cấp đảm bảo, ổn định, an toàn, liên tục, bởi hệ thống nguồn và Ï ưới điện trên cả nước được xây dựng với cơ cấu hợp lý, đồng bộ, đảm bảo được các yêu cầu của thực tiễn đời sống Công tác an ninh điện năng cũng đã đưcïc coi trọng trên cơ sở các biện pháp

bảo vệ cụ thể

Trong những năm qua, ở nước ta, ra hu cầu dùng điện cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân rất lớn tăng từ 12 - 17%/năm, có năm tăng từ 15 - 18%/năm Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng từ các cơ quan, ban, ngành, nhưng tình hình thiếu điện vẫn xảy ra trêra diện rộng, do đó phải cắt điện luân phiên, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sảra xuất Thêm vào đó, hệ thống điện năng ở một số địa phương bị xáo trộn, đẫra đến hiện tượng bị thất thoát điện và các trang thiết bị điện, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất,

Trang 19

Đứng trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản, nhằm đưa ra chiến lược phát triển nguồn và lưới điện theo từng giai đoạn, đồng thời xây dựng phương án bảo đảm an ninh điện năng

1.2.2 Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

Mục đích của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về an ninh và phát triển điện năng là để đưa ra mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, và những biện pháp thực hiện khác nhau theo từng giai đoạn phát triển, phù hợp với sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển toàn diện Qua đó dự báo được nhu cầu phụ tải và công suất thực tế của kế hoạch năm, kế hoạch 5 năm và tầm nhìn cho 10 năm và 20 năm tiếp theo, nhằm có cơ sở phát triển nguồn, lưới điện và phương án bảo vệ thích hợp, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần vào việc cung cấp

điện an toàn, liên tục, ổn định, lâu đài Về an ninh điện năng:

1 Nghị định số 54/1999/NĐ-CP, ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính

phủ về việc bảo vệ an toàn lưới điện cao áp Nghị định này có § chương, gồm

27 điều với nội dung bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, nhằm bảo vệ tính mạng

và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ sản xuất, đời sống, an ninh, quốc phòng Lưới điện cao áp là hệ thống các công trình đường dây dẫn điện trên không, đường cáp điện ngầm,

đường cáp điện đi nổi, trạm điện có điện áp danh định từ 1.000V trở lên

2 Nghị định số 54/2001/NĐ-CP, ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính

phủ về việc hoạt động và sử dụng điện lực Nghị định này quy định về hoạt động điện lực và sử dụng điện, có 9 chương, gồm 61 điều Trong hoạt động

điện lực (như sản xuất-kinh doanh, sử dụng, lập kế hoạch, ) cũng lưu ý đến mọi tổ chức, cá nhân cần phải tuân thủ và chấp hành nghiêm túc các quy định

3 Nghị định số 74/2003/NĐ-CP, ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Chính

Trang 20

định này có 5 chương, gồm 37 điều, với nội dung chủ yếu đề cập về lĩnh vực

xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, như vi phạm các quy

định về giấy phép hoạt động điện lực, cung ứng điện, và bảo vệ an tồn

cơng trình điện và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện

4 Nghị định số 169/2003/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Chính

phủ về an toàn điện Nghị định này có 6 chương, gồm 43 điều chủ yếu để cập về công tác an toàn điện, như: an toàn trong sản xuất, truyền tải, phân phối, sử

dụng điện, Theo đó, các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực, sử dụng điện,

chế tạo thiết bị điện đều phải chấp hành nghiêm túc các quy định

5 Luật Điện lực ban hành năm 2005 Trong luật này có 10 chương, gồm

70 điều, với nội dung chủ yếu đề cập đến lĩnh vực quy hoạch và đầu tư phát triển

điện lực; bảo vệ trang thiết bị điện, các công trình điện lực và an toàn điện;

6 Nghị định số 105/2005/NĐ-CP, ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính

phủ về quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực

Nghị định này có 14 điều, với nội dung đề cập chủ yếu đến các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an tồn cơng trình lưới điện cao áp Lưới điện cao áp là lưới điện có điện áp danh định từ 1000V trở lên

Về phát triển điên năng:

1 Quyết định số 725/1997/QĐ-T'Tg của Thủ tướng Chính phủ, ngay 03

tháng 9 năm 1997 về việc phê duyệt Tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn 1996

- 2000 và dự báo đến 2020 Tại quyết định này, Chính phủ đưa ra phương án

lập kế hoạch phát triển nguồn điện và lưới điện giai đoạn 1996 - 2000, nhằm đảm bảo cho việc cung cấp điện đây đủ, an toàn, lâu dài, ổn định cho nền kinh tế quốc dân, đáp ứng được những nhu cầu dùng điện của thực tiễn Theo đó, từ năm 1996 - 2000 sẽ xây dựng, phát triển và đưa vào vận hành 19 nhà máy điện dưới dạng thuỷ điện và nhiệt điện than, trên cơ sở vay nguồn vốn tín

dụng, ODA, để đến năm 2000 đạt 30 tỷ kWh; xây dựng đường dây và trạm

Trang 21

2 Quyết định số 95/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 22

tháng 6 năm 2001 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Điện lực Việt Nam

giai đoạn 2001 - 2010, có xét triển vọng đến 2020 Mục đích của quyết định

này là nâng cao chất lượng điện, trên cơ sở phát triển ổn định nhu cầu phụ tải

cho sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước; để đến hết năm 2005, các nhà máy điện trong cả nước sản xuất đạt sản lượng từ 45 - 50 tỷ kWh, dự báo đến năm 2010 đạt sản lượng từ 70 đến 80 tỷ kWh và năm 2020

đạt sản lượng từ 160 - 200 tỷ KWh

3 Quyết định số 698/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23

tháng 8 năm 2002 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển và cải tạo lưới điện

Thành phố Hà Nội giai đoạn 2002 - 2010, có xét đến năm 2020 Trong quyết

định này, Chính phủ yêu cầu nhu cầu phụ tải phải phát triển ổn định, nâng cao

chất lượng, đáp ứng đầy đủ sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng; đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô Hà Nội

đến năm 2010 và định hướng đến 2020

Trong cải tạo và phát triển lưới điện thì phải đáp ứng nhu cầu phụ tải nói trên, có dự phòng và phải được thực hiện đồng bộ từ cao thế đến hạ thế, khắc phục tình trạng lưới điện kém an toàn, chap va, ton thất còn cao như hiện nay

4 Quyết định số 40/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 2l

tháng 3 năm 2003 về việc hiệu chỉnh một số nội dung thuộc Quy hoạch phát

triển Điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, có xét triển vọng đến năm

2020 Quyết định này hiệu chỉnh cho Quyết định số 95/2001/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ, ngày 22 tháng 6 năm 2001 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, có xét triển vọng đến 2020, -

Trang 22

độ thi công các dự án nguồn điện và lưới điện; nâng cấp các nguồn điện hiện có; đổi mới phương thức vận hành và quản lý, đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng tăng, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm; khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư theo hình thức công ty cổ phần đối với các dự án thuỷ điện có công suất khoảng 100 MW

Về phát triển lưới điện thì cần đẩy nhanh tiến độ đề ra về xây dựng các

dự án lưới điện cao thế, cụ thể là dự án đường dây 500 kV Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm;

5 Quyết định số 176/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 5

tháng 10 năm 2004 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt

Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020 Mục đích của quyết định

này là coi trọng việc phát triển điện phải đi trước một bước, để đáp ứng yêu

cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt

của nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia; đẩy mạnh điện khí hố nơng thơn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; bản đảm chất lượng điện năng, để cung

cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng cao, giá cạnh tranh; 1.2.3 Một số văn bản của ngành Điện Việt Nam

Trước đây, ngành Điện Việt Nam trực thuộc Ngành Công nghiệp Việt Nam (nay gọi là ngành Công thương Việt Nam) Do vậy, các văn bản pháp

quy về an ninh và phát triển điện năng đều do ngành Công thương Việt Nam - mà trực tiếp là Bộ Công thương soạn thảo, ban hành và hướng dẫn là chủ yếu, tiếp theo là ngành Điện Việt Nam, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Về an ninh điên năng:

1 Quyết định số 1961/1994/QĐ-UP, ngày 12 tháng 9 năm 1994 của Ủy

ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc Ban hành quy định xử lý nhà ở, công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp tại Thành

Trang 23

phố Hà Nội Quyết định này có 12 điều, với nội dung chủ yếu dua ra biện pháp xử lý đối với các tập thể, cá nhân khi xây dựng nhà ở hay bất cứ công trình khác đã vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp tại Thành phố

Hà Nội Hành lang an toàn lưới điện cao áp là khoảng không gian giới hạn dọc theo đường đây tải điện hoặc bao quanh trạm điện và được quy định cụ thể

theo từng cấp điện áp Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp gồm hành

lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, hành lang bảo vệ an toàn

đường cáp điện ngầm, hành lang bảo vệ an toàn trạm điện

2 Quyết định số 1559/EVN/KTAT, ngày 21 tháng 10 năm 1999 của Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam về việc Ban hành quy trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xác định đường dây và trạm điện Quyết định này có 4 phần, được áp dụng chung cho tất cả những người làm công tác về điện Mục đích của quyết định này là giới thiệu những biện pháp, nhằm đảm bảo an toàn về điện, khi quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm đối với con người và tài sản

3 Quyết định số 41/2001/QĐ-BCN, ngày 30 tháng 8 năm 2001 của Bộ

Công nghiệp về việc Ban hành quy định về an toàn điện nông thôn Quy định

này có 5 chương, gồm 55 điều, với nội dung chủ yếu quy định tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn đối với lưới điện hạ áp nông thôn, miền núi, hải đảo và hướng dẫn thực hiện những biện pháp an toàn, nhằm bảo vệ tính mạng cho con người

cùng tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước Những quy định trong quyết

định này được áp dụng cho công tác quản lý, thiết kế, nghiệm thu, vận hành và sửa chữa lưới điện hạ áp nông thôn

4 Quyết định số 54/2001/QĐ-BCN, ngày 14 tháng 4 năm 2001 của Bộ

Công nghiệp về việc Ban hành quy định về sử dụng điện làm phương tiện bảo

vệ trực tiếp Theo đó, việc sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền Việc sử dụng điện làm phương

tiện bảo vệ trực tiếp, nhằm mục đích phát hiện, ngăn chặn những hành vi xâm

Trang 24

phạm vào khu vực hoặc đối tượng được bảo vệ Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực hoặc đối tượng được bảo vệ

5 Quyết định số 34/2006/QĐ-BCN, ngày 13 tháng 9 năm 2006 của Bộ Công nghiệp về việc Ban hành quy định tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp nông thôn Quyết định này có 6 chương, gồm 58 điều, với nội dung chủ

yếu là việc quy định tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và hướng dẫn những biện báp

phòng tránh tai nạn trong công tấc xây dựng, quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng lưới điện hạ áp nông thôn, được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện ở lưới điện hạ áp nông thôn Lưới điện hạ áp nông thôn là phần lưới điện có điện áp đến 400V được xác

định từ thiết bị đóng cắt tổng phía thứ cấp của máy biến áp hoặc từ máy phát điện độc lập đến khu vực quản lý của bên mua điện ở khu vực nông thôn

Về phát triển điên năng:

1 Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN, ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ

Công nghiệp về việc Ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập và thẩm

định quy hoạch phát triển điện lực Tại quyết định này, ban hành kèm theo sự hướng dẫn về quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực, trên cơ sở đó có 3 chương, gồm 11 điều, được áp dụng đối

với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực Quy hoạch phát triển

điện lực là mục tiêu, định hướng, giải pháp và cơ chế chính sách về phát triển

ngành điện, phát triển và cải tạo nguồn, lưới điện, nhằm đảm bảo cung cấp

điện một cách an toàn, liên tục cho các ngành kinh tế, phục vụ thiết thực cho

đời sống của nhân dân, an ninh quốc phòng, trên cơ sở sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên năng lượng của đất nước Quy hoạch phát triển điện lực

bao gồm quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và quy hoạch phát triển điện

Trang 25

1.3 Y NGHIA, TAM QUAN TRONG CUA VIC TUYEN TRUYEN AN NINH VA PHAT TRIEN BIEN NANG

Cùng với việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh và phát triển điện năng luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng và coi đó là một

trong những nhiệm vụ hàng đầu Tuyên truyền giữ một vai trò then chốt và

quan trọng đặc biệt trong việc chuyển tải nội dung của thông tin

Xét theo nghĩa rộng trong đời sống xã hội, tuyên truyền về an ninh và phát triển điện năng có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiến Thông qua tuyên truyền, giúp cho mọi người trong xã hội biết được

những thuận lợi, khó khăn, đặc thù, đặc điểm quá trình phát sinh, phát triển

của an ninh và phát triển điện năng Qua đó nâng cao được nhận thức, nêu cao

tinh thần trách nhiệm của người dân đối với công tác an ninh và phát triển điện năng An ninh điện năng là một bộ phận của an ninh năng lượng An ninh điện năng bao gồm an ninh hệ thống điện-bảo đảm cho quá trình vận hành thông suốt nguồn điện năng từ nhà máy sản xuất đến nơi tiêu thụ

Đối với đời sống xã hội, thì nhu cầu tuyên truyền về an ninh và phát triển điện năng là hết sức cần thiết, cần được thực hiện thường xuyên, bởi nó gắn với việc bảo đảm an toàn trong sản xuất, truyền tải, phân phối, tiêu dùng điện năng; giúp cho mọi người, các cơ quan, đơn vị có ý thức và trách nhiệm cao đối với công tác bảo vệ hệ thống điện, bảo vệ tài sản của đất nước; có ý thức trong xây dựng và phát triển nguồn điện, phục vụ nhu cầu thiết yếu đời sống

xã hội Ngày nay, tuyên truyền về an ninh và phát triển điện năng có vị trí đặc

biệt quan trọng đối với đất nước, góp phần vào việc giữ vững và bảo đảm

nguồn năng lượng ổn định, vì sự phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, ở nước ta, tuyên truyền an ninh và phát triển điện

năng được các cấp, các ngành dành sự quan tâm đặc biệt Các hoạt động về an ninh và phát triển điện năng được tuyên truyền thường xuyên và khá dày đặc

Trang 26

tác động rất lớn đối với đời sống xã hội, đặc biệt là về kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội, an ninh quốc phòng An nĩnh điện năng là đảm bảo cho nguồn điện ổn định, liên tục, cung cấp năng lượng cho các cơ quan, doanh nghiệp và

đời sống xã hội, là động lực thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển và ổn định chính trị Phát triển điện năng là phát triển các đơn vị phát điện, đường

dây và trạm, để cung cấp năng lượng điện, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển, đặc biệt là thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Như vậy, tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trong đời sống xã hội là một nhiệm vụ không thể thiếu, là tất yếu khách quan, có ý nghĩa, tầm quan trọng vô cùng fo lớn đối với quốc gia, dân tộc Đây vừa là mục tiêu, vừa

là động lực của sự phát triển

Ở nước ta, kể từ khi công trình điện, trang thiết bị điện, do Nhà nước

quản lý đến nay, thì nhu cầu tuyên truyền về an ninh và phát triển điện năng

trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đối với các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là đối với các cơ quan báo chí Thực tiễn cho thấy, ngành điện có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, đặc thù và có tính xã hội

cao, nên dễ xảy ra tai nạn trong khi sản xuất, truyền tải, điều độ, phân phối

nguồn điện năng, nếu bất cẩn Các cÔng trình của ngành điện, trang thiết bị

điện, được xây dựng, lắp đặt ở khắp mọi nơi, bao gồm nhiều chủng loại thiết bị và nhiều cấp điện áp khác nhau Do vậy, việc đẩy mạnh và làm tốt

công tác tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng sẽ giúp cho ngành điện

củng cố vững chắc thêm tiềm lực, để phát triển vững mạnh toàn điện đối với

công tác bảo vệ công trình, trang thiết bị điện đến phát triển nguồn và lưới điện Thông qua công tác tuyên truyền, ngành điện nhận được những thông tin

phản hồi hai chiều của các cơ quan và nhân dân, qua đó có căn cứ, để lập phương án bảo vệ, kế hoạch sát với thực tiễn hoạt động của mình

Trước kia, tuyên truyền về an ninh và phát triển điện năng là để mọi

người, các cơ quan, đơn vị nêu cao tĩnh thần trách nhiệm trong bảo vệ công trình điện, các trang thiết bị điện, đảm bảo cho việc sử dụng nguồn điện năng,

Trang 27

là động lực quan trọng, để ngành điện phát triển với quy mô lớn hơn theo

hướng hiện đại hoá

Ngày nay, ngành điện có nhiều thay đổi, hoạt động theo mô hình mới Do

đó, tuyên truyền về an ninh và phát triển điện năng đối với sự phát triển ngành

điện lại càng trở lên cấp thiết, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế

của đất nước, ổn định chính trị, đảm bảo ổn định an ninh kinh tế-kỹ thuật

điện, tạo đà cho các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội phát triển Tuyên

truyền về an ninh và phát triển điện năng đồng nghĩa với việc quảng bá thương

hiệu của ngành điện, qua đó thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước hợp tác chặt chế với ngành điện trong đầu tư xây dựng, sản xuất-kinh doanh điện năng, Việc tuyên truyền về an ninh và phát triển điện năng đã giúp cho ngành điện rút ra được nhiều bài học bổ ích trong quá trình hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh, đáp ứng được những mục tiêu, kế hoạch, chiến lược của ngành và đồi hỏi của thực tiễn

1.4 VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN AN NINH

VA PHAT TRIEN ĐIỆN NĂNG

Trong lĩnh vực điện năng, lâu nay, báo chí đã tham gia tích cực vào

thông tin tuyên truyền về phát triển nguồn và lưới điện Nguồn điện bao gồm

các nhà máy sản xuất điện Lưới điện bao gồm đường dây và trạm điện Tuyên

truyền từ lúc các công trình bắt đầu khởi công xây dựng, lắp đặt đường dây,

đến khi đưa vào sử dụng và quá trình sử dụng Thông qua việc thông tin tuyên

truyền về điện năng trên báo chí, các cơ quan, đơn vị và người dân nắm bắt

được thông tin hai chiều của ngành điện và độc giả Qua đó mọi cơ quan, đơn

vị và cá nhân có tinh thần, trách nhiệm đối với công tác phát triển điện năng

Cùng với việc tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng, báo chí còn tích cực tham gia các hoạt động khác của ngành điện, như phản ánh tình hình sản xuất-kinh doanh, hoạt động nhân đạo, từ thiện,

Nhờ vai trò to lớn của báo chí, đến nay, ngành điện đã đến được với nhiều cơ quan, ban ngành, để hợp tác trong sản xuất-kinh đoanh, cùng

Trang 28

phát triển, mặt khác có những đề xuất, kiến nghị với Nhà nước; ngành điện

đưa ra kế hoạch phát triển vững mạnh toàn điện

Báo chí tham gia tích cực vào việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về an ninh và phát triển điện năng đến với công chúng Thông qua đó, công chúng thấu hiểu được đặc thù, những thuận lợi, khó khăn của lĩnh vực này

Vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng, chủ yếu là phổ biến, truyền bá những tiến bộ của khoa học-kỹ thuật, những thành tựu của công nghệ, những phát minh, những sáng kiến đến với

công chúng

Nhìn từ thực tiễn cho thấy, trong những năm qua, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến công tác an ninh và phát triển điện năng đã được báo chí tuyên truyền một cách sâu rộng đến quần chúng nhân dân, đáp ứng được những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân

trong lĩnh vực này

Cũng trong những năm qua, các tạp chí của ngành điện đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng, như tuyên truyền, giới thiệu các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; gương người tốt, việc tốt; các sáng chế phát minh và giải pháp hữu ích; công tác bảo vệ an ninh điện năng; công tác phát triển nguồn và lưới điện; Nhiều cơ quan báo chí,

đặc biệt là các tạp chí chuyên ngành điện đã đành chuyên mục, chuyên trang,

thậm chí chuyên đề thường xuyên theo từng kỳ phát hành, với tin, bài viết khá sâu sắc trên cơ sở thông tin, phân tích, bình luận, về tuyên truyền an ninh và

phát triển điện Qua đó cho thấy, vấn đề thông tin tuyên truyền an ninh và

phát triển điện của các cơ quan báo chí, tạp chí chuyên ngành điện là rất cần

thiết và quan trọng không chỉ đối với ngành điện mà cả đối với công chúng trong xã hội

Trang 29

Chuong 2

THUC TRANG TUYEN TRUYEN AN NINH

VÀ PHÁT TRIỀN ĐIỆN NĂNG TRÊN CÁC TẠP CHÍ CA NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM

2.1 KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TẠP

CHÍ CỦA NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM

2.1.1 Tạp chí Điện lực

Tính đến nay, Tạp chí Điện lực bước vào tuổi 53 (1954 - 2007) Trong

quá trình ra đời và phát triển, Tạp chí Điện lực đã có những thay đổi từ tên

gọi, tôn chỉ, mục đích cũng như cơ quan chủ quản, như: Cục Điện lực, Tổng cục Điện lực Tạp chí đã có sự hợp nhất, sắp xếp lại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, chỉ đạo đạt kết quả tốt hơn, phù hợp với tình

hình phát triển của đất nước Khởi đầu, Tờ Thông tin Kỹ thuật ra đời năm

1955, trực thuộc Cục Điện lực, có nhiệm vụ thu thập thông tin và tuyên truyền

về chuyên môn kỹ thuật điện, nhằm phục vụ cho công tác quản lý của lãnh đạo Cục và các cán bộ, bạn đọc có liên quan Trên cơ sở Tờ Thông tin Kỹ

thuật, đến năm 1962, Tập san Kỹ thuật Điện lực đã ra đời trực thuộc Tổng cục Điện lực, có nhiệm vụ thông tin về hoạt động điện lực cho bạn đọc trong và

ngoài tổng cục Đến năm 1982, Bộ Điện và Than tách ra làm hai bộ: Bộ Mỏ và |

Trang 30

dia bàn cả nước Đến năm 1994, do có sự sáp nhập của các bộ (Bộ Mỏ và

Than, Bộ Điện lực gộp lại thành Bộ Năng lượng) nên Tạp chí Điện lực đổi tên thành Tạp chí Năng lượng, trực thuộc Bộ Năng lượng, với nhiệm vụ thông tin

tuyên truyền đến các cấp lãnh đạo và nhân dân cả nước về mọi hoại động trong lnh vực điện lực, dầu khí, than Đến năm 1995, do có sự sắp xếp, phân chia từ Bộ Năng lượng thành các tổng công ty: Than và Điện lực Việt Nam,

nhằm thành lập mới Bộ Công nghiệp Lúc này, Tạp chí Điện lực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam)

Mặc dù trải qua nhiều tên gọi khác nhau, Tạp chí Điện lực vẫn luôn giữ vững được nhiệm vụ định hướng quan trọng cho quá trình phát triển của ngành

Vừa là cơ quan thông tin khoa học, vừa là diễn đàn của cán bộ công

nhân viên ngành điện, trong những năm qua, Tạp chí Điện lực luôn bám sát đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền các hoạt động của ngành Điện lực Việt Nam, như: tình hình sản xuất-kinh doanh, quy hoạch chiến lược

phát triển, những thuận lợi và khó khăn gắn với các giải pháp phát triển; gương điển hình tiên tiến;

So với các tạp chí của ngành điện, như: Điện Việt Nam, Điện và Đời

sống, thì Tạp chí Điện lực ra đời sớm nhất

Trong những năm gần đây, Tạp chí Điện lực luôn có những đổi mới về

nội dung và hình thức Nội dung tuyên truyền có chủ đề rõ ràng hơn, với nhiều

chuyên mục phong phú, hấp dẫn Hình thức trình bày theo phong cách báo chí hiện đại, in 4 mầu trên giấy tốt Tạp chí Điện lực hiện vẫn đang tiếp tục đẩy

mạnh công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động của ngành Điện lực Việt

Nam, đặc biệt thông tin về tình hình an ninh và phát triển điện năng

Đến nay, Tạp chí Điện lực có 4 phòng, ban (Phòng Phóng viên, Phòng

Phát hành, Phòng Thư ký và Ban Biên tập), gồm 35 người đều có trình độ đại

học; xuất bản hàng tháng có thời điểm số lượng phát hành lên tới hàng vạn

Trang 31

Với sự đóng góp (o lớn trong công tác chuyển tải thông tin tuyên truyền về mọi hoạt động của ngành Điện Việt Nam đến với công chúng và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và ổn định chính trị trong nước, bề đầy truyền thống 53 năm xây dựng và phát triển, Tạp chí Điện lực đã được Chủ tịch Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng 3 và Bằng khen của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng nhiều phân thưởng khác của các cấp trao tặng

2.1.2 Tap chi Dién Viét Nam

Tháng 3 năm 2000, Tờ Bản tin “Công nghiệp Kỹ thuật Điện” ra đời, với

mục đích cung cấp những thông tin có liên quan đến công nghệ kỹ thuật điện,

bao gồm sản xuất-kinh doanh, xây lắp, chế tạo, đào tạo, nghiên cứu, Nhiệm

vụ của Bản tin chủ yếu là tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và mọi hoạt động của ngành cho gần 100 đơn vị, doanh nghiệp của Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam

Đến tháng 9 năm 2003, được sự đồng ý của Bộ Văn hoá - Thông tin, trên cơ sở Giấy phép hoạt động Báo chí số 243/2003/GP-BVHTT, Tờ Bản tin “Công nghiệp Kỹ thuật Điện” được nâng lên thành Tạp chí Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam và đến tháng 08 năm 2005 rút gọn lại với tên gọi Tạp chí Điện

Việt Nam, theo Giấy phép hoạt động Báo chí sửa đổi, bổ sung số 43/2005/GPHĐBCSĐBS của Cục Báo chí Vào thời điểm này, Tạp chí Điện

Việt Nam có 12 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, trong đó: 08 người có trình độ đại học, số còn lại có trình độ cao đẳng và trung cấp; xuất bản 2 tháng/kỳ, với số lượng 1.000 cuốn/kỳ; Việc nâng từ bản tin thành tạp chí và sửa đổi trên cơ sở rút gọn tên gọi của tạp chí là xuất phát từ đòi hỏi trong thực tiễn của công chúng và nhu cầu thông tin của các đơn vị, doanh nghiệp thành viên của

Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam, phù hợp với tình hình hoạt động báo chí trong giai đoạn “bùng nổ thông tin” Day là điều kiện thuận lợi,

động lực to lớn, để Tạp chí Điện Việt Nam vươn lên phát triển, nhằm hoà nhập

Trang 32

với hệ thống báo chí nước nhà trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và

hội nhập kinh (ế quốc tế, góp phần đưa sự nghiệp báo chí cùng với nền kinh tế

của đất nước phát triển vững mạnh, ổn định, lâu dài

Ngay từ khi còn là Tạp chí Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam rồi

đến Tạp chí Điện Việt Nam, trong điều kiện hoạt động vô vàn khó khăn, thiếu

thốn: trụ sở làm việc phải đi thuê, đội ngũ cán bộ quản lý đều là kiêm nhiệm nên chưa có kinh nghiệm trong quản lý báo chí, số lượng phóng viên, biên tập viên chưa qua trường lớp đào tạo chuyên ngành báo chí, các phương tiện phục

vụ cho hoạt động báo chí còn khiêm tốn, đặc biệt là nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động tạp chí nói chung phải tự túc theo tỉnh thần “lấy thu bù chị, tự

trang trải” bằng nguồn bán tạp chí và các nguồn tài trợ khác , song với tinh thần đoàn kết tập thể theo phương châm “cơ quan là gia đình, đồng nghiệp là anh em”, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên vượt qua mọi khó khăn từ trong gian

khó, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đến nay, Tạp chí Điện Việt Nam đã phát triển lớn mạnh về mọi mặt, góp phần quan trọng vào việc thông tin tuyên

truyền của ngành

Hiện nay, Tạp chí Điện Việt Nam có 4 phòng, ban (Phòng Biên tập,

Phòng Phóng viên, Phòng Tài vụ và Ban Trị sự), với 21 cán bộ, phóng viên,

biên tập viên đều có trình độ đại học (18 người) và trên đại học (3 người); phát hành 2 vạn tờ/kỳ; các phương tiện phục vụ cho hoạt động báo chí đã được trang bị khá hiện đại, như máy ảnh kỹ thuật số, máy vi tính cùng nhiều thiết bị khác

Là một tờ tạp chí chuyên ngành thuộc Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam, trong những năm qua, Tạp chí Điện Việt Nam đã thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của giấy phép hoạt động báo chí: tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực phát triển

công nghiệp kỹ thuật điện phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước; phổ biến những kinh nghiệm quản lý, sáng kiến hợp lý hóa sản xuất; phản ánh tình hình hoạt động của ngành công nghiệp kỹ thuật điện trong

Trang 33

Ghi nhận những đóng góp tích cực trong công tác tuyên truyền đối với

ngành Công nghiệp Kỹ thuật Điện và đất nước, Tạp chí Điện Việt Nam cùng

nhiều cá nhân đã được Bộ Công nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam, tặng Bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác Đây là niềm vinh dự, tự hào của cán bộ, phóng viên, biên tập viên qua các thế hệ, là nguồn động lực khích lệ to lớn để phát triển vững mạnh toàn diện trong những năm kế tiếp khi “toàn cầu hố thơng tin đang trở thành một xu thế tất yếu khách quan trong cuộc sống của mọi quốc gia”

2.1.3 Tạp chí Điện và Đời sống

Tạp chí Điện và Đời sống là cơ quan ngôn luận của Hội Điện lực Việt

Nam, hoạt động theo Giấy phép xuất bản số 1337/1995/GPXB của Bộ Văn hố - Thơng tin cấp ngày l5 tháng 11 năm 1995 và Giấy phép xuất bản số

436/2001/GP-BVHTTTT của Bộ Văn hố - Thơng tin cấp ngày 28 tháng 8 năm 2001

Tạp chí Điện và Đời sống đến nay ở độ tuổi 12, ban đầu có tên là “Đặc san Điện và Đời sống”, được xuất bản số đầu tiên vào tháng 10 năm 1995, lúc đầu xuất bản 700 cuốn /2tháng/kỳ/, năm 2002 tăng lên 6.000 cuốn/tháng/kỳ và đến nay xuất bản hàng vạn cuốn/kỳ | Tạp chí Điện và Đời sống có nhiệm vụ giới thiệu, truyền đạt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với công cuộc phát triển Điện lực ở Việt Nam; là diễn đàn trao đổi thông tin mới nhất về khoa học-công nghệ trong các lĩnh vực: khảo sát, quy hoạch, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo,

xây dựng, khai thác các công trình điện và những thông tin có liên quan đến

sản xuất - kinh doanh, quản lý, cung ứng và sử dụng điện trên các chuyên

mục: thành tựu và triển vọng, trao đổi - đàm luận, từ Việt Nam nhìn ra nước

ngoài, sản phẩm và dịch vụ mới, số liệu-sự kiện, chuyện về những người làm

nghề điện, trang tiểu phẩm; trao đổi về kinh nhiệm quản lý kinh tế, tổ chức

sản xuất, khai thác các thiết bị điện; phổ biến kiến thức về sử dụng điện an

Trang 34

Những ngày đầu thành lập và đi vào hoạt động, Tạp chí Điện và Đời sống chỉ có 3 cán bộ kiêm nhiệm vừa làm công tác quản lý, vừa làm công tác phóng viên và biên tập cùng hơn 10 cộng tác viên thường xuyên của ngành điện, hoạt động theo phương thức tài chính tự chủ “tự hạch toán trong thu,

chi”; Chính điều đó là động lực thúc đẩy Tạp chí Điện và Đời sống phát triển

vững mạnh toàn diện như ngày hôm nay và là cơ sở nền tảng cho ngày mai

So với những ngày đầu thành lập và đi vào hoạt động, đến nay, Tạp chí

Điện và Đời sống đã thay đổi một cách toàn diện Tạp chí Điện và Đời sống

giờ đã có bộ máy gọn nhẹ, gồm 3 phòng (Phòng Phóng viên, Phòng Biên tập,

Phòng Tài vụ), với 16 người hoạt động theo phương châm “giỏi một việc, biết

nhiều việc”, nên đạt hiệu quả cao trong qúa trình hoạt động và phát triển của mình; đội ngũ hoạt động báo chí nằm trong hội đồng biên tập gồm 8 người là các kỹ sư, cử nhân trẻ, năng động, yêu nghề, có người đạt trình độ tiến sĩ, phó giáo sư ; đảm bảo và đầy đủ các phương tiện cho hoạt động báo chí, xuất bản đều đặn 1,8 vạn cuốn/kỳ, Điều đáng nói là, Tạp chí Điện và Đời sống có mạng lưới cộng tác viên gồm hàng trăm người ở khắp mọi miền của Tổ quốc nên các tin, bài đăng trên tạp chí luôn mang tính thời sự, có tính thuyết

phục lớn đối với công chúng và ngành điện Mỗi số tạp chí đều có chủ đề

riêng, với nhiều chuyên mục khác nhau Các tin, bài đăng trên Tạp chí Điện và Đời sống có sự khái quát hoá với những phân tích, bình luận, nhận định, kiến nghị cùng nhiều giải pháp mang tính chất định hướng, chiến lược

“Nhìn lại 10 năm qua, Tạp chí Điện và Đời sống đã cung cấp và truyền

đạt nhiều thông tin quan trọng trong ngành điện; ẩưa ra những giải pháp giúp

ngành điện khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất-kinh

doanh và cung ứng điện, như hướng dẫn sử dụng và tiết kiệm điện, bảo vệ an

toàn sản xuất và hành lang lưới điện; đưa ra những dự báo về sẳn xuất, cung

ứng điện từ nay đến khi có Thuỷ điện Sơn La và điện hạt nhân đưa vào hoạt động ở Việt Nam" [42, (86), tr.10]

Trang 35

Quá trình ra đời và phát triển của Tạp chí Điện và Đời sống gắn liền với sự nghiệp phát triển của ngành điện và đất nước, là kênh thông tin quan trọng,

vừa là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội phát triển

Do đó, Tạp chí Điện và Đời sống cùng các tập thể, cá nhân đã được Thủ tướng

Chính phủ tặng Bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác của các bộ,

ban ngành

Phát huy truyền thống vẻ vang của sự nghiệp báo chí cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, các tạp chí: Điện lực, Điện Việt Nam, Điện và Đời sống luôn nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng, tiếp tục làm tốt chức năng tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, phấn đấu để xứng đáng là diễn đàn tin cậy không chỉ của cán bộ công nhân viên ngành điện, mà của quần chúng nhân

dân trong xã hội Giữ vững tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ, các tạp chí

đã thực sự là kênh thông tin quan trọng đối với công chúng, góp sức giữ vững

ổn định chính trị của đất nước, tạo đà cho ngành điện phát triển vững mạnh toàn diện, ổn định, lâu dài

2.2 NỘI DƯNG TUYÊN TRUYỀN:

2.2.1 Về an ninh điện năng

2.2.1.1 An toàn trong sử dụng điện

Nhìn từ thực tiễn đời sống xã hội cho thấy, điện được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau, như: phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp, sinh

hoạt của nhân dân , đồng thời còn dùng làm công cụ hỗ trợ cho công tác bảo

vệ an ninh quốc phòng, góp phần xây dựng cuộc sống hiện đại không chỉ ở

thành thị, nông thôn, mà còn ở cả khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, là

nguồn động lực to lớn trong việc đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước Tuy vậy, để dùng điện vào nhiều mục đích trong đời sống,

nhằm đem lại hiệu quả và những lợi ích thiết thực, thì cơng tác an tồn trong

sử dụng điện luôn phải được đặt lên hàng đầu, phải coi đây là một nhiệm vụ,

Trang 36

mục tiêu sống còn An toàn trong sử dụng điện thường nói đến là việc thiết kế, lắp đặt, quản lý vận hành các trang thiết bị truyền dẫn và việc dùng điện vào

mục đích khác nhau trong đời sống Công tác an toàn trong sử dụng điện đề

cập đến việc dùng điện phải đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật, chất lượng,

công suất , nhằm tránh những rủi ro và đem lại hiệu quả cho việc dùng điện, phát huy được tính ưu việt của điện năng, nâng cao năng lực giữa bên cung

cấp và tiêu thụ điện Mục đích của an toàn trong sử dụng điện chính là đề cập đến việc bảo vệ tài sản và tính mạng cho con người

Lâu nay, “An toàn trong sử dụng điện và sử dụng điện an toàn” là

khẩu hiệu đã trở nên quen thuộc với mọi người dân, các cơ quan, Tuy

nhiên, trong thời gian qua, việc sử dụng điện đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, sinh hoạt, thậm chí gây thương tích, mất mát về người và thiệt hại rất

lớn về tài sản, cho dù vấn đề này đã được các cơ quan có thẩm quyền cùng các

phương tiện thông tin đại chúng phản ánh, khuyến cáo liên tục Sử dụng điện không đảm bảo an toàn được hiểu là quá trình dùng điện vào các mục đích khác nhau để xảy ra rủi ro, bất trắc dẫn đến hậu quả, ảnh hưởng cho chủ thể cung cấp điện và khách thể là bên tiêu thụ điện Hậu quả của việc sử dụng điện không đảm bảo an toàn đã gây nên sự cố mất điện, chạm chập gây phóng điện làm cháy, nổ hoặc tai nạn điện giật Nguyên nhân ban đầu được xác định là do các thiết bị truyền dẫn điện không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về mặt kỹ thuật, như: thiết bị han rỉ, cũ nát, vận hành lâu năm, công suất thiết kế nhỏ hoặc không còn phù hợp lại phải “chịu đựng” sự truyền tải công suất điện

năng quá lớn, mặt khác do người sử dụng điện thiếu hiểu biết, bất cẩn,

không thực hiện đúng các quy trình, quy phạm an toàn về mặt kỹ thuật trong lắp đặt và đấu nối các thiết bị điện truyền dẫn với nhau và các quy định khác

về an toàn trong sử dụng điện Qua khảo sát ba tạp chí, như: Điện lực, Điện

Trang 37

cập đến vấn đề an ninh điện năng, trong đó có 21 bài viết phản ánh về cơng tác an tồn trong sử dụng điện (chiếm tỉ lệ 16%) Nhìn chung, các bài viết về lính vực an toàn trong sử dụng điện đã đưa ra những số liệu thống kê rất cụ

thể, để làm luận cứ, qua đó đi đến phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng

mất an toàn trong sử dụng điện năng, đồng thời có đánh giá, nhìn nhận sâu

sắc, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn Những bài

báo trên rất có giá trị đối với cơng tác an tồn trong sử dụng điện, góp phần

ngăn chặn và đẩy lùi những bất trắc về điện có thể xảy ra, nhằm bảo đảm tính

mạng cho con người frong khi sử dụng điện, tránh được những thiệt hại về tài sản Từ những con số có thực đã xảy ra trong thực tế và đi sâu vào việc phân tích, lý giải, để tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trang tai nan trong su dụng điện, Bài báo An toàn điện phải nhìn từ thực tế để tìm ra biện pháp thực hiện của tác giả Hồ Dũng đã viết:

Số người bị chết do tai nạn điện là: 159 người (năm 2001) ở 33 tỉnh, 252 người (năm 2002) ở 38 tỉnh, 200 người (năm 2003) ở 28 tỉnh, 155 người (năm 2004) ở 37 tỉnh và 132 người (năm 2005) ở 34

tỉnh Qua số liệu này cho thấy, nguyên nhân dẫn đến số người bị

chết do tai nạn trong khi sử dụng điện vào nhiều mục đích khác nhau vẫn chủ yếu là do việc sử dụng điện không đảm bảo an toàn,

như: vi phạm các quy định, quy trình, quy phạm về mặt kỹ thuật điện

hoặc bất cẩn trong khi đấu nối các thiết bị điện truyền dẫn điện với nhau, sử dụng thiết bị điện vào việc truyền dẫn nguồn năng lượng

điện không đâm bảo tiêu chuẩn an toàn, vì thế gây nên hiện tượng

rò rỉ điện, thậm chí bị đứt dây, [42, (5), tr.2-3]

Cùng với bài viết trên còn có hàng loạt bài báo khác cũng đưa ra những

số liệu và đi đến phân tích, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện và hậu quả là chết người, như: Sử dụng điện trong gia đình của tác giả Tam Nhân

[42, (54), tr 23], An tồn điện nơng thôn - vấn đề đang còn bức xúc của tác

Trang 38

gia Lé Ninh [42, (62), tr 32] Vấn đề đặt ra từ việc dùng điện gây chết người của tác giả Tuấn Đức [42, (65), tr.33], Tai nạn điện - mối nguy hiểm luôn rình rap cla tac gia PV [42, (65), tr.31], Tình trạng an toàn điện trong nhân dân của tác giả Hồ Anh Dũng [42, (67), tr.29-30], Nhức nhối vì tai nạn điện của tac gia Huynh Ky [42, (12), tr.30],

Trong khi sử dụng điện, tai nạn xảy ra có thể dẫn đến bị thương, chết

người hoặc thiệt hại lớn về tài sản mà nguyên nhân bắt nguồn từ chập điện, gây ra phóng điện rồi cháy Nguyên nhân chính dẫn đến cháy là do các thiết

bị truyền dẫn điện khơng đảm bảo an tồn về mặt kỹ thuật dẫn đến chập, thậm

chí nổ, sự bất cẩn hoặc thiếu hiểu biết của con người trong khi sử dụng các

thiết bị điện Hậu quả của việc cháy thường gây ra cho con người bị bỏng, thương tật, thậm chí tử vong, thiệt hại lớn về tài sản, làm ảnh hưởng đến môi

trường sinh thái Cháy đã trở thành một hiểm hoạ khủng khiếp, gây bao nỗi

kinh hoàng cho con người Ở Việt Nam, bình quân mỗi năm xảy ra trên 1.000

vụ cháy, gây thiệt hại không nhỏ về tính mạng, sức khoẻ của con người, về tài

sản của Nhà nước, của nhân dân, làm ảnh hưởng lớn môi trường sinh thái và là

nguyên nhân gia tăng tỷ lệ số người đến điều trị tại các cơ sở y tế cộng đồng Chỉ tính riêng năm 2002, cả nước đã xảy ra 1.481 vụ cháy, làm 132 người bị chết, 261 người bị thương, gây thiệt hại tài sản lên tới 178 tỷ đồng và nguyên nhân cơ bản được xác định dẫn đến cháy là do sự cố điện, sử dụng điện và thiết bị điện không đảm bảo an toàn Cũng qua số liệu này, cơ quan chức năng đã đi đến kết luận rằng, cháy do các thiết bị truyền dẫn điện trong khi thiết kế

và lắp đặt không có sự đồng nhất về mặt công suất, không đảm bảo về mặt kỹ

thuật, ; bất cẩn trong khi dùng điện, dùng điện vượt quá công suất cho phép

nên dẫn đến hiện tượng chập mạch Cháy cũng có thể là do việc sử dụng thiết

bị điện không đúng quy chuẩn an toàn, điện trở của mối nối không tốt, gia

tăng nhiệt ở thiết bị vì để quên không tắt nguồn dẫn đến hồ quang điện

Trang 39

Từ những nguyên nhân dẫn đến cháy của một số vụ trong thực tiến, Bài báo An toàn phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng điện áp của tác giả Chu Hồng Thuần thông tin:

Tối 24 tháng 6 năm 1989 đã xảy ra cháy Bưu điện Hà Tây, thuộc địa phận thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây Nguyên nhân được xác định của

vụ cháy là việc dùng điện vào việc đun nước uống, do nhân viên trực

tổng đài và bảo vệ đã quên dẫn đến chập điện rồi cháy toàn bộ tổng đài

điện tử hàng ngàn số cùng hệ thống vì ba, làm thiệt hại tài sản ước tính hàng chục tỷ đồng, hệ thống thông tin liên lạc của toàn tỉnh Hà Tây bị

gián đoạn liên tục trong suốt 20 ngày mới khắc phục được

Ngày 9 tháng 12 năm 1989, tại số nhà 130, phố Tôn Đức Thắng

(Hà Nội), gia đình anh Trần Khắc Trung dùng bóng đèn công suất lớn

đặt ở dưới gầm giường để sưởi ấm, do bất cẩn nên để xảy ra cháy, làm cả hai vợ chồng và một cháu gái 7 tuổi bị chết

Đêm l4 tháng 7 năm 1994 đã xảy ra cháy chợ Đồng Xuân (Hà Nội), làm 2 người bị chết, 5 người bị thương và thiệt hại tài sẵn ước tính lên đến 174 tỷ đồng Nguyên nhân gây ra vụ cháy được xác định là do việc sử dụng điện cho chiếc quạt bàn trong ki 6t 293, khu A4, cửa số 7 của chợ Đồng Xuân [42, (53), tr.28-29]

Để bảo vệ tài sản và tính mạng cho con người trong khi sử dụng điện,

đồng thời có biện pháp ngăn chặn và phòng tránh được những rủi ro bất trắc,

thì công tác bảo đảm an toàn, phải được đặt lên vị trí hàng đầu, đòi hỏi mọi người, các cơ quan phải không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhằm đem lại mục đích sử dụng điện có hiệu quả cao Qua đó, cơng tác an tồn trở thành vấn đề cấp bách cần được quan tâm và coi trọng thường xuyên, từ đó đề ra những giải pháp tối ưu nhất cho con người và bảo vệ tài sản Đây được coi

là một trong những giải pháp tốt nhất, nhằm ngăn chặn và kiểm chế những tai

Trang 40

Trong những năm qua, các giải pháp bảo đảm an toàn trong sử dụng điện được phản ánh rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có một số bài viết đã được đăng tải trên các tạp chí của ngành Điện Việt Nam, đem lại ý nghĩa rất lớn trong đời sống xã hội

Nhằm làm giảm thiểu tai nạn trong khi sử dụng điện, Bài báo Biện pháp

kỹ thuật an toàn trong khi sử dụng điện của tác giả Hồ Anh Dũng đã viết: Dé dam bảo an toàn trong khi sử dụng điện thì trước tiên lắp đặt các thiết bị điện trong nhà, nếu là dây dẫn thì phải chọn có bọc lớp

cách điện với chất lượng đảm bdo về mặt kỹ thuật; khi nối dây dẫn điện

phải nốt so le và có bảng cách điện quấn ở ngoài mối nối (nhất là loại

đây đôi); cầu dao điện, công tắc điện thường lắp trên bảng gỗ nhỏ và được bắt chặt vào tường hay cột nhà, vị trí hợp lý nhất để gắn bảng gỗ

là cách mặt đất khoảng chừng 1,5m, đồng thời phải có nắp che an toàn;

đường dây điện chính trong nhà và môi đường dây phụ cũng như mỗi dé

dùng điện trong nhà phải đặt cầu chì bảo vệ loại có nắp che; khi cầu

dao điện, công tắc, ổ cắm bị hu hỏng thì phải thay thế; khi đóng, cắt

câu dao, công tắc thì bàn tay phải khô; [42, (70), tr.36-42]

Trong thực tế cho thấy, hầu hết các giải pháp để đảm bảo an toàn trong sử dụng điện đều tập trung vào việc, như: phải chú trọng và thực hiện đúng các quy trình, quy phạm đấu nối các thiết bị điện với nhau; các thiết bị điện khi thiết kế, lắp đặt phải có lớp vỏ bọc đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật, phù hợp với công suất tiêu thụ điện năng; thận trọng khi tiếp xúc với điện; các trang thiết bị điện phải được kiểm tra, bảo trì theo quy định, đảm bảo các tiêu

chuẩn an toàn về kỹ thuật điện và không gây nguy hiểm cho người sử dụng:

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu bảng 1: Thống kí tỷ lệ tổn thất điện năng - Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)
i ểu bảng 1: Thống kí tỷ lệ tổn thất điện năng (Trang 49)
Nhìn bảng biểu trín, ta có thể thấy trong thời gian khảo sât từ 2001 - - Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)
h ìn bảng biểu trín, ta có thể thấy trong thời gian khảo sât từ 2001 - (Trang 75)
vă hình thức của mỗi tạp chí thường bị trùng lặp, khô khan, khuôn mẫu, lăm - Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)
v ă hình thức của mỗi tạp chí thường bị trùng lặp, khô khan, khuôn mẫu, lăm (Trang 93)
hình, ảnh hưởng - Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)
h ình, ảnh hưởng (Trang 124)
mới phât sinh vă tình hình vi phạm của câc hộ dđn vẫn không  giảm.  - Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)
m ới phât sinh vă tình hình vi phạm của câc hộ dđn vẫn không giảm. (Trang 129)
phù hợp với tình hình phụ tải - Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)
ph ù hợp với tình hình phụ tải (Trang 140)
cũng đê thường xuyín kiểm tra, cập nhật tình hình hệ - Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)
c ũng đê thường xuyín kiểm tra, cập nhật tình hình hệ (Trang 142)
' đầu tư thĩo hình Thức BỘT. Ảnh: Ngọc Hă - - Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)
u tư thĩo hình Thức BỘT. Ảnh: Ngọc Hă - (Trang 148)
;hiết. bị. Điển hình như: Công - Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)
hi ết. bị. Điển hình như: Công (Trang 151)
:mMô hình chỉ định tổng thấu. Tất .  nhiín  lă  khó,  nhưng  để  đạt  được  câi  .  đch  đê  định  thì  bản  thđn  từng  đơn  vị  tực  thuộc  EVN  cũng  như  câc  tổng  hấu  xđy  dựng,  câc  nhă  thấu  phụ,  ¡đặc  biệt  với  câc  tổng  thầu  xđy  dựng  đầ - Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)
m Mô hình chỉ định tổng thấu. Tất . nhiín lă khó, nhưng để đạt được câi . đch đê định thì bản thđn từng đơn vị tực thuộc EVN cũng như câc tổng hấu xđy dựng, câc nhă thấu phụ, ¡đặc biệt với câc tổng thầu xđy dựng đầ (Trang 154)
dòng chính sông Đă sẽ hình thănh 3 bậc  thang  thuý  điện  lă:Hoă  Bình  (115  - Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)
d òng chính sông Đă sẽ hình thănh 3 bậc thang thuý điện lă:Hoă Bình (115 (Trang 156)
3a đơn vị sang mô hình Công ty TNHH một thănh viín, - Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)
3a đơn vị sang mô hình Công ty TNHH một thănh viín, (Trang 162)
TRIỂN KHAI QUY HOẠCH PHÂT TRIỀN LƯỚI LƯỚI ĐIỆN - Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)
TRIỂN KHAI QUY HOẠCH PHÂT TRIỀN LƯỚI LƯỚI ĐIỆN (Trang 162)
vă hệ thống rơ le, bảng tủ điều khiển. - Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)
v ă hệ thống rơ le, bảng tủ điều khiển (Trang 168)
níu một điển hình không tốt - Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)
n íu một điển hình không tốt (Trang 174)
câc chi nhânh điển hình - Tuyên truyền an ninh và phát triển điện năng trên các tạp chí của ngành điện việt nam (khảo sát 3 tạp chí điện lực, điện việt nam, điện và đời sống từ năm 2001 2006)
c âc chi nhânh điển hình (Trang 176)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w