1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo chí hưng yên với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở (khảo sát báo hưng yên, tạp chí phổ biến, tạp chí văn hóa hưng yên từ tháng 12004 62007)

117 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 14,82 MB

Nội dung

Trang 1

ss dG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HO CHI MINA

HỌC VIÊN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỂN NT

BÙI THỊ LƯƠNG

(KHAO SAT BAO HUNG YEN, TAP CHÍ PHỐ HIẾN, TẠP CHÍ

VAN HOA HUNG YEN TU THANG 1/2004 - 6/2007)

Trang 2

BUI THI LUONG

BAO CHi HUNG YEN VOI PHONG TRAO

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở CƠ SỞ

(KHẢO SÁT BÁO HƯNG VÊN, TẠP CHÍ PHỐ HIẾN, TẠP CHÍ

VĂN HỐ HUNG YEN TU THANG 1/2004 - 6/2007)

Chuyén nganh: Bao chi hoc

Mã số: 60 32 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Văn Giá

Hà Nội - 2007

Trang 3

M6 DAU

Tính cấp thiết của đề tài Tình hình nghiên cứu đề tài

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đóng góp của đề tài I~ NA AB WN m nanan we

Kết cấu của luận văn

Chương 1: Đời sống văn hoá ở cơ sở và vai frò của báo chí với phong trào

xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 7

1.1 Khái niệm “Văn hoá” và “Đời sống văn hoá ở cơ sở”

1.2 Khái quát về đặc điểm lịch sử tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh

Hưng Yên 14

1.3 Hệ thống quan điểm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Hưng Yên về phong

trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ SỞ 21

1.4 Vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền phong trào xây dựng đời sống

văn hoá 6 co so 31

Chuong 2: Thuc trang bao chí Hưng Yên phản ánh, tuyên truyền xây dựng

đời sống văn hoá ở cơ sở 36

2.1 Đôi nét về một số tờ báo, tạp chí ở Hưng Yên 36

2.2 Khảo sát báo chí Hưng Yên phản ánh, tuyên truyền phong trào xây dựng

đời sống văn hoá 6 co so 40

2.3 Những thành công và hạn chế của báo chí Hưng Yên trong việc phản ánh,

tuyên truyền về phong trào xây dựng đời sống văn hoá Ở cơ SỞ 70

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phản ánh, tuyên truyền

của báo chí Hưng Yên về phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 83

3.1 Báo chí Hưng Yên góp phần nâng cao nhận thức, vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ

Đảng, chính quyền, đoàn thể về thực hiện xây dựng đời sống văn hoá ởcơsở 63

3.2 Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền về phong trào xây

dựng đời sống văn hoá ở cơ SỞ 86

3.3 Một số kiến nghị cụ thể đối với cơ quan báo chí Hưng Yên 95

KET LUAN 101

TAI LIEU THAM KHAO 103

Trang 4

AS Khu vuc: KV Kinh tế - xã hội: KT-XH Làng văn hoá : LVH Mặt trận tổ quốc: MTTQ

Toàn đân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá: TDDKXDĐSVH

Uỷ ban nhân dan: UBND

Van hoa thong tin: VHTT

Xã hội chủ nghĩa: XHCN

Trang 5

Trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống được Đảng, Nhà

nước ta quan tâm, thể hiện thông qua một loạt những chủ trương, chính sách

về văn hoá Cơ chế thị trường mở cửa, cùng với truyền thống văn hoá tốt đẹp,

những hoạt động văn hố khơng lành mạnh đang len lỏi vào đời sống nhân dân Đo đó, Đảng và Nhà nước ta đã phát động phong trào “Toàn dan doan

kết xây dựng đời sống văn hoá” nhằm góp phần nâng cao ý thức của mỗi người dân trong công việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày

Nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, từ xưa, Hưng Yên đã là một vùng đất khá trù phú, có nhiều sản vật nổi tiếng, có truyền thống văn hiến lâu đời, sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, các nhà

văn hoá kiệt xuất Phố Hiến - niềm tự hào về một thương cảng buôn bán sầm uất của Hưng Yên xưa, hình thành và phát triển rất nhanh từ cuối thế ki XVI, du thé ki XVII Dén nay, tuy Pho Hién da suy tan nhung trong tinh van con lưu giữ một số nét văn hoá truyền thống của người Hưng Yên xưa, đặc biệt là tỉnh thần đoàn kết, yêu quê hương, đất nước

La một tỉnh thuần nông, xuất phát từ một nền kinh tế thấp lại không có

rừng, biển, ít tài nguyên khống sản, nên khi cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá về làng, ý thức của một bộ phận nhân dân trong việc nhận thức các hoạt động văn

hoá phần nào bị coi nhẹ, chạy theo những thị hiếu tầm thường Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ; đấu tranh ngăn ngừa văn hoá phẩm độc hại

chưa được chú ý đầy đủ, còn nhiều khuyết điểm, bất cập

Bên cạnh không gian làng, ở Hưng Yên cũng có một số khu đô thị như:

Trang 6

khăn, bức thiết hơn vùng nông thôn

Cũng cần phải nói thêm, mấy năm gần đây, Hưng Yên là một trong

những tỉnh mạnh trong khu vực Bắc bộ hình thành các khu công nghiệp Số lượng các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp lên đến con số hàng trăm Số cán bộ, công nhân viên theo đó mà tăng lên nhanh chóng Vấn đề xây dựng

đời sống văn hoá ở những nơi này gặp không ít khó khăn, thậm chí chưa được

quan tâm đúng mức

Trước tình hình đó, báo chí Hưng Yên xác định chức năng, vai trò của

mình là phải tích cực tuyên truyền các hoạt động về văn hoá Báo Hưng Yên

đã mở các chuyên trang, chuyên mục về văn hoá Bên cạnh việc giới thiệu

những danh nhân, những di tích lịch sử văn hoá, những phong tục, tập quán của từng địa phương, từng dân tộc đến độc giả, báo #ưng Yên cũng đã tham gia tuyên truyền, góp phần tích cực vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, những gương điển hình tiên tiến về văn hố Ngồi báo #Wưng Yên, ở Hưng Yên còn có những tạp chí chuyên đề về văn hoá, văn nghệ như: tạp chí Phố Hiến, tạp chí Văn hoá Hưng Yên Những tạp chí này

đã góp phần đáng kể vào việc tuyên truyền các hoạt động về văn hoá

Mặc dù đã đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền về văn hóa, cụ thể là về phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, nhưng do đặc điểm của tỉnh, trình độ dân trí còn thấp nên việc tiếp nhận các nội dung thông tin về văn hoá của nhân dân qua báo chí còn bị hạn chế Báo chí Hưng Yên tuy dành thời

gian tuyên truyền nhiều về văn hoá nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, vẫn

còn nặng tính hình thức Bên cạnh đó, cũng phải kể đến đội ngũ phóng viên,

Trang 7

giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về vấn đề xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, góp phần thực hiện tốt hơn nữa những chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đi vào nghiên cứu đề tài, nhìn ở cấp độ văn hoá tổng quát, người viết

nhận thấy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng sách, hoặc các tiểu

luận, những công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí của Trung ương và địa phương Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biéu sau: Ban sắc văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc; Tài liệu nghiệp vụ văn hoá thông tin cơ

sở của Bộ Văn hố thơng tin; Hành trình văn hoá Việt Nam của Đặng Đúc

Siêu; Văn hoá vì sự phát triển xã hội của Lê Như Hoa; Văn hoá Việt Nam

truyền thống và hiện đại của Lê Huy Hoà và Hoàng Đức Nhuận; Mấy vấn đề

lý luận và thực tiễn xây dựng văn hoá ở nước ta hiện nay cua Hoang Vinh;

Làng văn hoá Hưng Yên của Sở Văn hoá thông tin Hưng Yên

Hầu hết các bài viết, các công trình nghiên cứu ở cấp độ tổng quát

như đã nêu trên với nhiều góc độ khác nhau đã đi sâu phản ánh diện mạo,

bản sắc văn boá truyền thống, đề xuất những nhiệm vụ và phương hướng

xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam Ngoài ra, còn một số tài liệu

liên quan ít nhiều đến vấn đề báo chí phản ánh lĩnh vực văn hoá như: Vấn

đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong các chương trình phát thanh của

Đài tiếng nói Việt Nam của Nguyễn Thị Thu Liên; Vấn đê bảo tôn bản sắc

Trang 8

tuyên truyền, phản ánh phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở thì chưa

có tài liệu nghiên cứu nào đề cập tới

Kế thừa những thành quả nghiên cứu đã có, đề tài này lấy đối tượng

khảo sát là báo chí Hưng Yên, tập trung vào việc đánh giá thực tiễn báo chí

Hưng Yên phản ánh, tuyên truyền phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ

sở Từ đây, luận văn hy vọng sẽ đóng góp thêm một cách nhìn trong việc

tuyên truyền, phản ánh phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở cho báo chí Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với báo chí Hưng Yên mà còn ý nghĩa

đối với báo chí các địa phương khác

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài này trước hết

đánh giá đúng thực trạng nội dung tuyên truyền, tìm ra được những nguyên

nhân thành công, hạn chế của nội dung tuyên truyền và đề ra một số giải pháp

cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trên báo chí Hưng Yên

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Trình bày những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà

nước và của tỉnh Hưng Yên về xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, phân tích vai trò, trách nhiệm của báo chí nói chung và báo chí Hưng Yên nói riêng về phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở

- Khảo sát, tìm hiểu thực trạng hoạt động phản ánh, tuyên truyền phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trên báo chí Hưng Yên, cụ thể là báo Hưng Yên, tạp chí Phố Hiến, tạp chí Văn hoá Hưng Yên; từ đó, đánh giá thành

Trang 9

truyền về phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trên báo chí Hưng Yên 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề báo chí Hưng Yên tuyên truyền, phản ánh phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở

4.2 Phạm vì nghiên cứu

- Khảo sát việc báo chí Hưng Yên phản ánh, tuyên truyền ở hai khu vực địa lý: nông thôn; đô thị và khối cơ quan doanh nghiệp

- Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động tuyên truyền về phong trào

xây dựng nếp sống văn hoá mới ở cơ sở được thể hiện trên 3 ấn phẩm báo chí tại tỉnh Hưng Yên: báo Hưng Yên, tạp chí Phố Hiến, tạp chí Văn hoá Hưng Yên ; và các ấn phẩm này được xác định trong khoảng thời gian là 3 năm rưỡi, từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 6 năm 2007

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử

của Chủ nghĩa Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng

Đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích tác phẩm báo chí, phương pháp phỏng vấn, phương

pháp điều tra xã hội học để triển khai nghiên cứu đề tài 6 Đóng góp của đề tài

- Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về vấn đề báo chí

Hưng Yên tuyên truyền, phản ánh phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, nó vừa mang tính lý luận vừa mang tính tổng kết thực tiễn

- Trên cơ sở đó, đề tài đề ra một số giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm

nâng cao hiệu quả công tác phản ánh, tuyên truyền trong việc xây dựng đời

Trang 10

đồng thời, khuyến khích tạo ra nhiều sản phẩm báo chí về văn hoá hay hơn,

thiết thực hơn

7 Kết cấu của luận văn

Trang 11

1.1 Khái niệm “Văn hoá” và “Đời sống văn hoá ở cơ sở”

1.1.1 Khái miệm “Văn hoá”

Văn hoá là một lĩnh vực rất rộng lớn, vô cùng phong phú và đa dạng, nó

có mặt khắp mọi nơi trong cuộc sống của con người Về một phương diện nào

đó có thể nói rằng, lịch sử phát triển loài người chính là lịch sử phát triển văn

hoá Vì vậy, từ xưa tới nay đã có rất nhiều học giả thuộc các trường phái, quan

điểm tư tưởng khác nhau tìm cách định nghĩa về văn hoá

Pufendorf — nhà khoa học Đức, người đầu tiên sử dụng khái niệm văn hoá đã cho rằng, văn hố là tồn bộ những gì được tạo ra do hoạt động xã hội

Tiếp tục tư tưởng đó, nhà triết học Đức Herder cho rằng, văn hoá là sự

hình thành lần thứ hai của con người, nghĩa là, lần thứ nhất con người xuất

hiện với tư cách một thực thể tự nhiên, đến lần thứ hai, con người hình thành

và phát triển với tư cách một thực thể xã hội, tức là một nhân cách văn hoá Năm 1871, Eduard Burnett Tylor nhà xã hội học về văn hóa người Anh đã

đưa ra định nghĩa: “Văn hoá là một chỉnh thể phúc thể bao gồm trí thức, tín

ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và bất kỳ năng lực, thói quen nào khác mà con người can có với tư cách là thành viên của xã hội ” [25, tr.24|

Abraham Moles — nhà văn hoá học người Pháp định nghĩa: “Văn hoá - đó là chiêu cạnh trí tuệ của môi truong nhan tạo, do con người tạo dựng nên

trong tiến trình đời sống xã hội của mình ” [25, tr.25]

Sau nhiều năm tìm tòi theo các hướng, các cách tiếp cận khác nhau, đến

những năm 70 của thế kỉ XX, cách hiểu phổ biến và gặp nhau nhiều nhất là ở quan niệm coi văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất đến tín ngưỡng, phong tục,

Trang 12

Theo nghĩa rộng ngày nay, văn hoá có thể được coi là toàn bộ các

đặc tính đặc biệt về tâm hôn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội Nó không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học mà cả lối sống, các quyên cơ bản của nhân loại, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng [4, tr.7]

Như vậy, theo nghĩa vừa rộng lớn, vừa bản chất của nó, văn hoá là toàn bộ hoạt động tinh thần - sáng tạo, tác động vào tự nhiên, xã hội va con người

nhằm tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao hơn để vươn tới sự

hoàn thiện theo khát vọng chân, thiện, mỹ và góp phần thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển không ngừng của đời sống xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:

Vì lế sinh tôn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng

tạo và phát mình ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa

học, tơn giáo, văn hố, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại

hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát mình đó tức là văn hoá [18, tr.431]

Phạm vi của văn hoá là hết sức rộng lớn, có mặt trong toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội và đời sống con người, nhưng quan trọng hơn cả, nó là những giá trị đo hoạt động tỉnh thần — sáng tạo của con người tạo ra, biểu hiện

trình độ hiểu biết, năng lực và phẩm giá của cả cộng đồng và từng cá thể, là thước đo thể hiện trình độ phát triển và sức vươn lên sự hoàn thiện của con

người theo lý tưởng chân, thiện, mỹ Theo hướng tiếp cận này, Phạm Văn

Đồng, nhà văn hoá lớn của đất nước ta ở thế kỉ XX cho rằng:

Nói tới văn hoá là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng

lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên

quan đến con người trong mội quá trình tổn tại, phát triển, quá

Trang 13

và tài năng, sự nhậy cẩm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thúc bảo vệ tài sẵn và bản lĩnh các cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và

sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh [12, tr.16]

Còn với giáo sư Phạm Xuân Nam thì cho rằng:

Yếu tố hàng đâu của văn hoá là sự hiểu biết, bao gồm tri thức khoa

học, kinh nghiệm và sự khôn ngoan tích luy duoc trong quá trình học

tập, lao động sản xuất và đấu tranh để duy trì và phát triển cuộc sống của mỗi cộng đồng dân tộc và các thành viên trong cộng đồng ấy

Nhưng chỉ riêng sự hiểu biết thôi chưa làm nên văn hoá Sự hiểu biết

chỉ trở thành văn hoá khi nó làm nền và định hướng cho thế ứng xử (thể hiện ở tâm hôn, dạo lý, lối sống, thị hiểu, hành vi ) của mỗi cá

nhân và cả cộng đồng hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ với mình, với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên [25, tr.27]

Theo định nghĩa của ông Federico Mayor - Tổng thư kí tổ chức UNESCO: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các

cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt

động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu — những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [15, tr.95]

Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VHI) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã tiếp cận và đề cập đến vấn đề văn hoá theo nghĩa rộng lớn và bao quát, đồng thời chỉ ra các lĩnh vực cụ thể của văn hoá trong đời sống và cấu trúc xã hội nhấn mạnh một số mặt quan trọng cần đặc biệt quan tâm, đó là tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá Từ đó Nghị quyết đã nhấn mạnh một phương hướng cực kỳ quan trọng

Trang 14

trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước: Làm cho văn hóa thấm sâu

vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và moi

quan hệ con người, tạo nên trên đất nước ta đời sống tin thần cao đẹp, trình độ

dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội

Qua một số quan niệm vừa nêu ở trên, ta thấy lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm của văn hoá, nhưng sáng tạo phải hướng về các giá trị nhân bản, nhằm hoàn thiện con người thì mới trở thành văn hóa đích thực Có thể

hiểu như sau: “Vến hoá là toàn bộ sáng tạo của con người, tích lưỡ lại trong

quá trình hoạt động thực tiễn — xã hội, được đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, biểu hiện thông qua vốn đi sản văn hoá và hệ ng xử văn hố của

cộng đơng người Hệ giá trị xã hội là một thành tố cốt lối làm nên bản sắc riêng của một cộng đông xã hội, nó có khả năng chỉ phối đời sống tâm lý và

mọi hoạt động của những con người sống trong cộng đồng xã hội ấy”

1.1.2 Khái niệm “Đời sống văn hoá ở cơ sở”

Thuật ngữ “đời sống văn hoá ở cơ sở” đã được sử dụng trong ngành văn hoá từ năm 1982, nhưng đến nay không phải mọi người đã có một quan niệm thống nhất về nó Vì vậy, trước hết phải làm rõ nghĩa của thuật ngữ này Thuật ngữ được lắp ghép bởi hai khái niệm: “đời sống văn hoá” và “cơ sở”

Đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống xã hội

là một phức thể những hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nó Nhu cầu vật chất được đáp ứng làm cho con

người tồn tại như một sinh thể, còn nhu cầu tính thần thì giúp cho con người

tồn tại như một sinh thể xã hội, tức là một nhân cách văn hoá Hai nhu cầu cơ

bản này xuất hiện ngay từ khi con người hình thành về mặt giống loài, tức là

từ buổi bình minh của xã hội loài người Tuy vậy, khi xã hội phát triển lên

Trang 15

mức cao, đạt tới trình độ khác nhau của nền văn minh, thì sự đáp ứng nhu cầu cũng đạt tới trình độ phát triển tương ứng Từ hai nhu cầu cơ bản nêu trên hình thành nhu cầu văn hoá Các hoạt động nhằm vào sự đáp ứng nhu cầu văn hoá

của con người thì gọi là hoạt động văn hoá

Đời sống văn hoá bao gồm: các hoạt động văn hoá, sản phẩm văn hoá, nhu cầu văn hoá, thiết chế văn hố Ngồi ra cịn phải kế đến con người — là

chủ thể sáng tạo ra thế giới sản phẩm văn hóa

“Muốn cho các sản phẩm văn hoá nảy sinh và được vận hành trong đời

vống xã hội thì phải có ba yếu tố: sản phẩm văn hoá, thể chế văn hoá, các dạng hoạt động văn hoá và những con người văn hoá Ba yếu tố đó tạo thành

cấu trúc của đời sống văn hoá ” [40, tr.266]

“Đời sống văn hoá là sự phản ảnh của đời sống kinh tế thể hiện trên các

mặt tổ chức lực lượng chuyên môn, cơ sở vật chất, trang bị chuyên dùng và

phong trào hoạt động của quần chúng ” |4 tr.39]

Đời sống văn hoá là bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu

tố văn hoá tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa) cũng như các yếu tố văn hoá động thái (con người và các dạng

hoạt động văn hoá của nó) Xét về một phương diện khác, đời sống

văn hoá bao gồm các hình thức sinh hoạt văn hoá hiện thực và ca

các hình thức sinh hoạt văn hoá tâm lĩnh [15, tr.443]

Nói đến thuật ngữ cơ sở, tác giả Hoàng Vĩnh đã nêu: “Đơn vị cơ sở là hình thức tổ chức cơ bản của văn hoá Đó là những cộng đồng dân cư liên kết với nhan trong các sinh hoạt vật chất và tỉnh thần diễn ra trong đời sống hàng ngày ” [40, tr.269]

Như vậy, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là làm cho đơn vị cơ sở phái triển toàn điện, có đời sống kinh tế vật chất đầy đủ, phong phú,

có đời sống văn hoá - tỉnh thần lành mạnh, văn mình Đời sống văn

hoá có nghĩa rộng và nghĩa hẹp:

Trang 16

- Nghĩa rộng: là nhìn nhận và đánh giá toàn bộ đời sống ở cơ sở từ sóc độ văn hoá và theo chuẩn mực các giá trị văn hoá

- Nghĩa hẹp: gắn với nội hàm văn hố - thơng tin mà ngành văn hố

thơng tin quản lý, chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn thực hiện [4 tr.39] 1.1.3 Mục đích, ý nghĩa của phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở Văn hoá là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia Nghị quyết Trung ương V (khóa VI) của Đảng xác định: “Văn

hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy

sự phát triển kinh tế — xã hội”

Nhận thức về mục tiêu phát triển là nâng cao chất lượng cuộc sống con người, tạo cho con người có sự phát triển hài hoà giữa đời sống vật chất và đời

sống tinh thần, và đó cũng chính là góp phần tạo ra sự phát triển bền vững cho

đất nước Vì vậy, mục đích việc phát động phong trào xây dựng đời sống văn

hoá (XDĐSVH) ở cơ sở hay cụ thể hơn là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá (TDĐKXDĐSVH) của Đảng là nhằm thực hiện phương hướng nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoa VIII): “Lam cho van hố thấm sâu vào tồn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng

gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực

sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng

nghiệp hố - hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng, văn minh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”

Việc XDĐSVH ở cơ sở có ý nghĩa lớn về nhiều mặt Trong di chúc, Chủ

tịch Hồ Chí Minh viết: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh

tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [18, tr.498] Thực hiện di chúc của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn hoá, văn nghệ, thường xuyên chăm lo đời sống văn hoá, đáp ứng các nhu cầu văn hoá của nhân dân lao động, đồng thời thu hút đông

Trang 17

nghĩa xã hội Đó là công việc xây dựng kết cấu hạ tầng văn hoá để tiến hành các hoạt động giáo dục XHCN đối với nhân dân lao động, đồng thời

tổ chức sự giao lưu văn hoá giữa họ Mục đích chủ yếu của giáo dục XHCN

là nhằm hình thành nhân cách công dân, có ý thức đầy đủ về nghĩa vụ và

quyền công dân, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, sống theo đạo lý “mỗi

người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, có ý thức lao động tự giác, có

phẩm chất đạo đức trong sáng và tình cảm lành mạnh trong mọi quan hệ ứng xử, từ gia đình đến xã hội Ngoài ra, XDĐSVH ở cơ sở còn là xây dựng

những điều kiện để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh trong

thời gian rỗi của nhân dân

XDĐSVH ở cơ sở là phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá, nghệ thuật, tạo dựng một lối sống văn minh, lịch sự, những phong tục tập quán tốt đẹp, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa phù hợp với trào lưu văn hoá tiến bộ của nhân loại Đồng thời đó còn là động lực to lớn trong việc phát triển KT - XH ở cơ sở, vì mục tiêu “dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

XDĐSVH ở cơ sở về một phương diện nào đó còn là một cuộc đấu tranh gay gắt trên mặt trận tư tưởng, văn hoá Đó là cuộc đấu tranh, một mặt nhằm khẳng định các giá trị dân chủ, nhân dân và tiến bộ của văn hoá; giáo dục nếp sống đạo đức và phong cách ứng xử có văn hoá cho mọi người, phát triển văn hoá dân tộc đi đôi với mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài, vừa gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, vừa tiếp thu tĩnh hoa văn hoá thế giới Mặt khác, cần kiên quyết chống lại những hiện tượng và hành vi thô bạo, lai căng, phản văn hóa, phi đạo đức và nhân tính Kế thừa, phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa tình, thuần phong mỹ tục đi đôi với bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan và

Trang 18

các tệ nạn xã hội Trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện thời, cần phải thường

xuyên nhắc nhở cán bộ và nhân dân ta cảnh giác với âm mưu “diễn biến hoà

bình” trong lĩnh vực tư tưởng và văn hoá

XDĐSVH ở cơ sở là xây dựng mạng lưới thiết chế văn hoá, bao gồm: trung

tâm văn hoá, câu lạc bộ, thư viện, phòng truyền thống, trường học, trạm y tế,

sân vận động, công viên tạo nên cơ sở vật chất cho hoạt động văn hoá ở cơ sở

1.2 Khái quát về đặc điểm lịch sử tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội

của tỉnh Hưng Yên

1.2.1 Đặc điểm về lịch sử, tự nhiên

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội — Hai Phong — Quang Ninh, một vùng đất có truyền thống văn hoá và lịch sử lâu đời Nói tới Hưng Yên là nói đến một tỉnh

nông nghiệp, nơi có những thôn, làng cổ xưa, những cánh đồng lúa với những

sản vật nổi tiếng mà chỉ ở Hưng Yên mới có như giống nhãn lồng nổi tiếng

Đó là một miền quê mang những nét rất đặc trưng của nông thôn Việt Nam

đồng bằng Bắc bộ

Với lợi thế vị trí địa lí thuận lợi, Hưng Yên tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Thái Bình Đất Hưng Yên hình thành chủ yếu do phù sa sông Hồng, diện tích tự nhiên 923 km2,

cách thủ đô Hà Nội xa nhất là 64 km theo đường bộ Địa hình Hưng Yên

tương đối bằng phẳng, không có núi đồi, ba phía đều là sông Con người Hưng

Yên vốn thuần hậu, chất phác

Về hành chính, Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thi

xã là thị xã Hưng Yên và 9 huyện là: Tiên Lữ, Phù Cừ, Kim Động, Khoái

Chau, Van Giang, An Thi, Yén Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm Hưng Yên có 161 xã,

phường, thị trấn, có độ đồng đều về đặc điểm kinh tế - xã hội giữa các xã, phường, thị trấn

Trang 19

Về dân số, Hưng Yên có 1.134.471 người (số liệu thống kê năm 2005), mật độ dân số trung bình 1.197 người/km2 (cao thứ tư so với cả nước) Hưng

Yên chỉ có một dân tộc Kinh, nông nghiệp và thủ công là nghề truyền thống

Tỷ suất sinh bình quân là 15% Tỷ suất tăng dân số tự nhiên là 0,96%, dân số phân bố khá đồng đều ở các xã, phường, thị trấn

Về truyền thống lịch sử văn hoá, tỉnh Hưng Yên được thành lập đầu

năm Minh Mạng thứ 12 (1831) Hưng Yên có Phố Hiến cổ, một thời là nơi đô hội thứ hai sau kinh thành Thăng Long Là nơi giao lưu buôn bán với người ngoại quốc suốt gần 3 thế kỉ Chính vì vậy người xưa đã có câu “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” để nói về sự trù phú, sầm uất của Phố Hiến xưa

Hưng Yên vốn có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm vô cùng anh

dũng, với những phong trào tiêu biểu như: nghĩa quân Bãi Sậy, du kích Hoàng

Ngân, đường 5 anh dũng Hưng Yên có truyền thống văn hoá lâu đời với nên

văn minh sông Hồng, văn minh lúa nước Hưng Yên hiện có 1.210 di tích lịch sử văn hoá, tín ngưỡng, trong đó có 139 di tích được Nhà nước xếp hạng và

hơn 32.500 cổ vật trong các di tích Đặc biệt Hưng Yên có văn miếu Xích

Đằng được dựng từ năm Minh Mạng thứ 20 (1838), là nơi thờ phụng Khổng

Tử Tại đây đã mở lớp dạy học và là trường thi của trấn Sơn Nam xưa, nay còn

lưu danh được 228 các vị đại khoa, tiến sĩ quê hương Hưng Yên tại các bia đá

văn miếu Hưng Yên

Sau cách mạng, kinh tế - xã hội (KT - XH) Hưng Yên phát triển, nhiều phong trào của Hưng Yên trở thành điển hình của cả nước, tiêu biểu như phong

trào làm thuỷ lợi, phong trào xoá mù chữ và bổ túc văn hóa, xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa Tỉnh Hưng Yên 14 lần được Bác Hồ về thăm

Năm 1968, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương được hợp nhất thành tính Hải Hưng Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thú 10, Quốc hội khoá IX, tỉnh Hải

Hung lại chia tách thành tỉnh Hải Dương và tính Hưng Yên Ngày 1.1.1997,

Trang 20

mới Từ khi tái lập đến nay, với sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh, được sự trợ giúp của Đảng, Nhà nước và các bộ, ban,

ngành chức năng cùng những tác động tương thích của sự nghiệp đổi mới, KT - XH của tỉnh Hưng Yên đã thay đổi không ngừng, đưa Hưng Yên trở thành

địa phương có những bước chuyển đổi mạnh mẽ, phát triển các khu công

nghiệp năng động nhất các tỉnh phía Bắc An ninh, chính trị, quốc phòng ổn định, các thành phần kinh tế đều có sự phát triển vượt bậc, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đáp úng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước

1.2.2 Đặc điểm về kinh tế

Hưng Yên có vị trí địa lý thuận lợi nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ,

lại là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, Hưng Yên có cơ hội đón

nhận và tận dụng những cơ hội phát triển KT - XH của cả vùng Hưng Yên có 23 km đường 5 nối Hà Nội với Hải Dương, có quốc lộ 38, quốc lộ 39 nối quốc lộ 5 với quốc lộ 1 tại Hà Nam, đường sắt Hà Nội — Hải Phòng và các tuyến

đường sông: sông Hồng, sông Luộc chạy qua Những lợi thế về vị trí địa lý và

kết cấu hạ tầng là cơ hội lớn để tỉnh phát triển mạnh các khu công nghiệp, khu

chế xuất liên doanh kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng nhanh

Hưng Yên có lợi thế về đất đai màu mỡ, khí hậu thuận hoà, vì vậy rất thuận lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông

nghiệp Đây là vùng quê nổi tiếng với các sản vật như: long nhãn, tương bần,

hạt sen trần, nếp cái hoa vàng Ngoài ra Hưng Yên còn được thiên nhiên ban

Trang 21

Ngay sau ngày tái lập tỉnh, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành ở Trung ương, tính uỷ Hưng Yên đã chủ động, kịp thời ban hành nhiều Nghị quyết, đặc biệt là Nghị quyết số 04A/NQ-TU về phát triển công

nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Nghị quyết số 03/NQ-TU về đẩy mạnh hợp

tác đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Đây là những quyết định hợp lòng

dân, kịp thời phát huy nội lực, thu hút ngoại lực để phát triển kinh tế địa phương Thắng lợi đầu tiên mang tính quyết định và có ý nghĩa tổng quát nhất, đó là kinh tế Hưng Yên phát triển với tốc độ cao và khá ổn định, GDP

tăng bình quân trên 12%/năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo

hướng CNH, HĐH Trong đó tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 60% (năm

1997) xuống còn 27,7% (năm 2006); công nghiệp — xây dựng tăng từ 15% (năm 1997) lên 40,2% (năm 2006); dịch vụ — thương mại tăng từ 25% (năm 1997) lên 32,1% (năm 2006) Đời sống nhân dân không ngừng nâng cao, thu nhập bình quân năm 2006 đạt 8,6 triệu déng/ngudi/nam Sự phát triển

nhanh của các ngành kinh tế đã góp phần tăng nhanh nguồn thu ngân sách, đạt 1.400 tỷ đồng vào năm 2006

Chính Phủ đã cho phép Hưng Yên xây dựng 6 khu công nghiệp tập

trung là khu công nghiệp Phố Nối A, Khu công nghiệp Phố Nối B, Khu công nghiệp Như Quỳnh A, khu công nghiệp Như Quỳnh B, Khu công nghiệp Minh Đức và khu công nghiệp thị xã Hưng Yên Tính đến tháng 6/2007, toàn tỉnh đã thu hút được 101 dự án đầu tư nước ngoài và 447 dự án đầu tư trong nước

với tổng số vốn đăng kí 1.965.798 ngàn USD

Những chủ trương và hành động tích cực bước đầu đã thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương có những bước tiến đáng kể, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và ổn định cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, đồng thời giúp Hưng Yên khơi dậy và phát huy những tiềm năng, triển vọng, tận dụng cơ hội cho công

cuộc phát triển KT - XH

Trang 22

Dự báo và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được và thực tiễn phát triển tại địa

phương, Hưng Yên đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 10%/năm

Trong đó công nghiệp tăng trên 20%/năm; dịch vụ tăng 16%/năm; nông

nghiệp tăng 5%/năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp — xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp với tỷ lệ

tương ứng: 20% - 47% - 33% GDP bình quân đầu người đạt 817 USD vào

năm 2010

Để đạt được mục tiêu này, tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh có

chủ trương tích cực khai thác tối đa hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, coi trọng nguồn vốn nội lực Thực hiện tốt cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư cho phát triển KT - XH Với sự hình thành 6 khu công nghiệp tập trung và 10 khu công nghiệp làng nghề, tỉnh sẽ quy hoạch xây dựng đồng bộ các khu công nghiệp có kết cấu hạ tầng, kỹ thuật hoàn chỉnh, ưu tiên các dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, sử dụng nhiều lao động Mở thêm các trường đào tạo, các cơ sở đào tạo nghề sẽ phát triển hơn Đến 2010 sẽ có 3 trường đại học, thêm 2 trường cao đẳng kỹ thuật, dạy nghề, I trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao

1.2.3 Đặc điểm về văn hoá, xã hội và phong trào xây dựng đời sống van

hoá cơ sở hiện nay

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hưng Yên là mảnh đất có bề dày truyền thống và tiềm năng phong phú cả về văn hoá vật thể và văn hoá

phi vật thể Đồng thời Hưng Yên cũng là quê hương của nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều danh nhân, văn nghệ sĩ nổi tiếng Trên mảnh đất này, nhiều di sản văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của cha ông đã được lưu giữ và bảo tồn

Trang 23

Hiện Hưng Yên có 1.210 đi tích lịch sử - văn hoá, trong đó có 139 di

tích quốc gia, hàng trăm lễ hội truyền thống Chỉ trong vòng 5 km dọc theo

bờ tả ngạn sông Hồng đã có trên 60 di tích được xếp hang Đặc biệt nơi đây

có di tích phố Hiến — trung tâm thương mại, đối ngoại sầm uất, đô hội phồn hoa bậc nhất Đàng ngoài vào thế kỉ XVI, XVH, chỉ sau kinh thành Thăng

Long Hưng Yên còn là địa phương có nhiều lễ hội đặc sắc Toàn tỉnh có

363 lễ hội các loại, trong đó có 326 lễ hội dân gian, 22 lễ hội tôn giáo, 13

lễ hội tín ngưỡng, 2 lễ hội được bảo tồn theo dự án văn hoá phi vật thể Hệ thống lễ hội này đã giới thiệu một cách sinh động về vùng đất, con người

Hưng Yên trong quá khứ và hiện tại, giới thiệu những nét đặc trưng, những giá trị văn hoá, tín ngưỡng của Hưng Yên nói riêng, vùng đồng bằng châu

thổ sông Hồng nói chung

Kể từ khi tái lập tỉnh, ngành văn hố - thơng tin Hưng Yên đã có nhiều cố gắng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Phong trào văn nghệ quần chúng đã có những bước khởi sắc

Việc thành lập các đội văn nghệ, chiếu chèo, các loại hình sinh hoạt câu lạc bộ phát triển rộng khắp, thu hút đông đảo thanh thiếu niên, phụ nữ, người già tham gia hoạt động Các phong trào quần chúng hoạt động rất sôi nổi, nhất là

trong các ngày lễ lớn của đất nước và nhiệm vụ chính trị tại địa phương

Năm 1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lân thứ 5 (khoá VIT) về “Xây dựng và phát triển nên văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” Nghị quyết đã nêu ra 5 quan điểm chỉ

đạo, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4 giải pháp lớn để thực hiện, trong đó có giải pháp

Trang 24

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”

được triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh, tiêu biểu là các phong trào:

người tốt việc tốt, đển ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, xoá đói giảm

nghèo, xây dựng gia đình văn hoá, làng, xã văn hoá, thực hiện nếp sống

mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội Các phong trào đều nhằm hướng

vào cuộc thi đua yêu nước: tất cả vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội

công bằng, dân chủ, văn minh

Đến tháng 6/2007, toàn tỉnh Hưng Yên có 549 làng văn hóa (chiếm 65% tổng số làng), trên 220 nghìn gia đình văn hoá (chiếm 80%) Phong trào xây dựng khu phố, cơ quan, đơn vị văn hoá đang được triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh Nếp sống văn hoá mới đã và đang được hình thành trong sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt trong việc giỗ, tết, cưới, tang, sinh nhật, mừng thọ theo hướng giữ gìn thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hoá dân tộc

Phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới đã được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng nhiệt tình và mang lại hiệu quả cao Ở nhiều nơi, chỉ bộ Đảng,

các đoàn thể quần chúng đã sáng tạo những mô hình tổ chức và hoạt động có

hiệu quả để thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia như: động viên các nguồn lực xây dựng đường xá, nhà trẻ, mẫu giáo, nhà văn hoá, sân chơi thể thao Đồng thời các ban, ngành, đoàn thể quần chúng cũng coi trọng chất

lượng xây dựng làng, khu phố văn hoá, gia đình văn hoá, gắn việc xây dựng

làng văn hoá, khu phố văn hoá với nhiệm vụ phát triển KT - XH, nâng cao trình độ dân trí, đời sống nhân dân Cùng với việc xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá, ở nhiều địa phương đã có hình thức động viên khen thưởng kịp thời những mô hình hay, những cách làm tốt trong phong trào

để từ đó phong trào được phổ biến, nhân rộng Từ phong trào “Toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hoá” sớm được phát động đã góp phần giữ vững ổn

Trang 25

1.3 Hệ thống quan điểm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Hưng Yên về phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở

1.3.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở

XDĐSVH ở cơ sở là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta được đặt ra từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (1981) Đây là một

chủ trương quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng văn hoá, lối sống và con người phù hợp với đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nói về chủ trương này, văn kiện đại hội V của Đảng có đoạn viết:

Một nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng và văn hoá là đưa văn

hoá thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân Đặc biệt

chú trọng xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, bảo đảm môi nhà máy, công trường, nông trường, lâm trường, mỗi đơn vị lực lượng

vũ trang, công an nhân dân, mỗi cơ quan, trường học, bệnh viện,

cửa hàng, mỗi xã, hợp tác xã, phường, ấp đều có đời sống văn hoá [9, tr.101]

Để cụ thể hoá chủ trương trên đây của Đảng, ngày 19/12/1983 Hội

đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 159/HĐBT nêu 1õ:

Từ nay đến năm 1985, phải đẩm bảo cho phần lớn đơn vị cơ sở đều

có hoạt động văn hoá; nhân dân lao động được đọc báo, nghe đài, xem phim, xem nghệ thuật Đặc biệt chú ý các vùng cao và biên

giới Theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cần củng cố và xây dựng các cơ sở văn hoá ở cấp tỉnh và huyện: nhà van hod, thu viện, rạp chiếu bóng, bảo tàng, triển lấãm ; ở phường, xã hay cụm kinh tế - kỹ thuật, từng bước xây dung cơ sở văn hoá tuy

theo thực tế cơ sở [3, tr.3]

Trang 26

Nghị quyết đại hội VI của Đảng nhấn mạnh: “cñú trọng xáy dung doi sống văn hoá ở cơ sở, đưa văn hoá, văn nghệ đến các vùng kinh tế mới, vùng căn cứ

cách mạng cũ, vùng dân tộc thiểu số và các vùng xa xÔi, heo lanh” [4, tr.37]

Đến đại hội VI, nói đến vấn đề xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, đã chỉ rõ: “nâng cao đời sống văn hoá và tỉnh thân cua nhân dân, xây dựng nền văn hoá mới, lối sống mới, con người mới, bắt đâu từ môi gia đình” {4, tr.37]

Quán triệt tinh thần văn kiện của Đảng và Chính phủ, các ngành, các

cấp đã có những trăn trở, tìm tòi nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt

động văn hoá cơ sở Từ sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đến nay, đã hơn 20 năm nhưng công việc tổ chức, XDĐSVH ở cơ sở lúc nào cũng được

đặt thành công tác trọng tâm của ngành văn hoá nói riêng và của các cấp, các

ban, ngành đoàn thể nói chung Bộ Văn hố thơng tin cũng đưa ra ba chương trình công tác có mục tiêu cấp Nhà nước và đã được Chính phủ thông qua, ghi ào kế hoạch thực hiện từ năm 1994 trở đi Trong ba chương trình ấy, chương

trình “X4y dựng và nâng cao hoạt động văn hố thơng tin cơ SỞ khu vực nông

thôn ” được xếp vào hàng thứ hai Điều này một lần nữa chứng tỏ xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là một chủ trương mang tính chiến lược lâu đài, thực hiện suốt trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Ở nước ta

Ngày 16/7/1998, Chính phủ đã chính thức phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” theo tính thần Nghị quyết hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương khoá VIH Nghị quyết đã chỉ ra rằng: Đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đúc, lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh trong xã hội Đồng thời nghị quyết cũng nhấn mạnh cần: Tạo ra ở các đơn

vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông

trường, lâm trường, trường học, đơn vị bộ đội ), các vùng dân cư (đô thị, nông

thôn, miền núi) đời sống văn hoá lành mạnh, đáp úng những nhu cầu văn hoá đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân, đó là vấn đề chiến lược không chỉ đối với ngành văn hố thơng tin mà còn đối với toàn xã hội

Trang 27

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được phát động nhằm huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong Đảng, cơ quan Nhà nước, các đoàn thể ra ngoài xã hội tích

cực tham gia phong trào Với mục tiêu “Làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tính thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát

triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và mục tiêu

dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”

Để cụ thể hoá hơn nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hoá”, ngay sau khi Nghị quyết Trung ương V (khoá VIH) chính thức có hiệu lực, Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành những

chỉ thị, cụ thể:

- Ngày 12/11/1998 Bộ Chính trị đã ra Cử thị số 27-CT/TW về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội

- Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 14/1998!CT-TTs về việc thực

hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội

Nội dung của Chỉ thị số 27, Chỉ thị số 14 nhằm mở cuộc vận động sâu

rộng trong toàn Đảng, toàn dân, đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, trong đó có việc thiết lập nếp sống lành mạnh trong việc cưới,

việc tang, lễ hội theo những định hướng:

- Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu; nghiên cứu xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh, vừa

giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong việc cưới, việc tang, lễ hội

- Lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoa lãng phí, phiền nhiễu - Chống khuynh hướng kinh doanh, vụ lợi

Trang 28

- Xoá bỏ hủ tục, bài trừ mê tín dỊ đoan

Để thực hiện chủ trương trên, Chỉ thị số 27 và Chỉ thị số 14 yêu cầu các ngành, các cấp cần làm một số công việc sau:

- Cấp uỷ Đảng và Chính quyền các cấp phải thực sự quan tâm, có kế hoạch cụ thể chỉ đạo xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang,

lễ hội, coi đó là một trong những nhiệm vu quan trong của địa phương

- Phát động phong trào quần chúng rộng rãi, nêu cao vai trò làm chủ, ý thức tự giác của nhân dân, xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn về nếp sống

văn minh, gia đình văn hóa

- Cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, công nhân viên chức lao

động phải gương mẫu chấp hành những qui định của Nhà nước, qui định của địa phương, cơ quan, đơn vị về nếp sống văn minh, bài trừ hủ tục, mê tín dị

đoan cổ hủ, xa hoa lãng phí, vụ lợi trong việc cưới, việc tang, lễ hội, coi đây là

một tiêu chuẩn để đánh giá cán bộ, đảng viên, đoàn viên Nghiêm khắc phê bình và xử lý kỉ luật thích đáng đối với những đảng viên, đoàn viên, cán bộ và chiến sĩ vi phạm nếp sống văn minh

- Các cơ quan truyền thông đại chúng, văn hoá nghệ thuật có nhiệm vụ

thường xuyên tuyên truyền về cuộc vận động này, nêu gương những điển hình

tiên tiến, những mô hình làm tốt về nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giữ gìn thuần phong mỹ tục, hình thành những tập quán mới tiến bộ, khắc phục

các tập quán lạc hậu

Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 235/1999/QĐ-TTs về việc thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hoá” Đồng thời Chính phủ cũng ra quyết định số 227I12006/QĐ-TTs ban

hành quy chế về tổ chức và hoạt động của ban chỉ đạo cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Hoạt động của Ban chỉ đạo

nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về văn hoá, nhiệm

Trang 29

đất nước, chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hoá” ngày càng sâu rộng trong cả nước

Xác định, để phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hoá” được thực hiện tốt, đó không chỉ là trách nhiệm của riêng một ngành, một cấp nào mà của toàn xã hội Chính vì vậy Uý ban Trung ương mặt trận tổ

quốc Việt Nam - Bộ Văn hố thơng tin đã có /hông it liên tịch số

01/2006/TTLT/MTTW-BVHITT về việc hướng dẫn phối hợp chỉ đạo thực hiện

nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hoá ở khu dân cư” Việc phối hợp chỉ đạo thực hiện nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, nội dung thiết thực của cuộc vận động; thu hút, tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện cuộc vận động; thống nhất

việc bình xét, công nhận, khen thưởng các danh hiệu thi dua trong cuộc van

động Bằng việc phối kết hợp này mà những năm qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu đân cư” đã mang lại hiệu quả cao, đời sống nhân dân được nâng lên, tình làng nghĩa xóm trong mỗi làng

quê, mỗi khu phố, tổ dân cư được gắn bó, mọi người xích lại gần nhau hơn Về kinh phí hoạt động, Bộ tài chính - Bộ Văn hố /hơng tin đã có thông

tư liên tịch số 3112006/TTLTIBTC-BVHTT về hướng dẫn, quản lý và sử dụng

kinh phí hoạt động của ban chỉ đạo phong trào “loàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hoá” các cấp

Ngày 25/11/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 308/2005/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

Ngày 23/6/2006, Bộ Văn hố thơng tin ra guyết định sé 62/2006/QD- BVHITT về việc ban hành quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”,

“Làng văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá”

Các quyết định này đã đưa ra những nội dung để thực hiện nếp sống văn

minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, những tiêu chuẩn, thủ tục để được

Trang 30

công nhận “gia đình văn hoá”, “làng văn hoá”, “tổ đân phố văn hoá” Trong các quyết định cũng đưa ra những quy định rõ ràng về việc khen thưởng, xử

phạt đối với những tổ chức, cá nhân chưa thực hiện tốt nếp sống văn minh

trong việc cưới, việc tang, lễ hội và chưa đạt được những tiêu chí đề ra để được công nhận “gia đình van hoa”, “lang van hoa”, “tổ dân phố văn hoa”

Ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

cũng có hướng dẫn số 2062/HD-BCĐ vê hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn

khen thưởng trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Nội dung của hướng dẫn này có quy định rõ đối tượng, tiêu chuẩn khen

thưởng và hình thức khen thưởng như: giấy khen, bằng khen, cờ thi đua và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho những cá nhân; gia đình; khu dân

cư; xã, phường, thị trấn; các cơ quan đạt được các tiêu chuẩn quy định trong

những quyết định trên

Tất cả những quan điểm, chính sách và hoạt động cụ thể của Đảng, Nhà

nước đã từng bước đưa nội dung của phong trào TDĐKXDĐSVH ở cơ sở vào trong mỗi gia đình, mỗi khu dân cư, cơ quan, xí nghiệp Trình độ nhận thức,

đời sống của nhân dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc

Trong mỗi làng quê, mỗi khu dân cư thì tình đoàn kết, tính thần tương thân

tương ái ngày càng được phát huy

1.3.2 Quan điểm của tỉnh Hưng Yên về phong trào xây dựng đời sống

văn hoá cơ sở

Trong những năm qua, để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương đảng (khoá VI) về “Xây dựng và phát triển nên văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và định hướng về phát triển văn hoá - nghệ thuật của Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Tại hội nghị Tỉnh uỷ lần thứ 5, khoá XIV, Ban chấp hành Tỉnh uỷ Hưng Yên đã ra Nghị quyết đề ra chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị quyết

Trung ương 5 (khoá VHI) Nội dung của chương trình hành động nhằm đánh

Trang 31

giá những kết quả bước đầu cũng như những mặt chưa đạt được cua tinh Hung

Yén vé trién khai Nghi quyét Trung uong 5 (khoa VIII), dé ra chuong trinh

hành động trong thời gian tới, chú trọng đến 6 nội dung chủ yếu, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở lành mạnh

Phải tạo cho được đời sống văn hoá ở cơ sở lành mạnh và nâng dân

mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân Tuỳ theo điều kiện, đặc điểm của từng loại hình cơ sở để xác định qui mô, hình thức phù hợp về

đời sống văn hoá Phấn đấu đến năm 2000 toàn tỉnh có 100% số

làng có qui ước xây dựng cuộc sống văn hoá phù hợp với pháp luật,

truyền thống tốt đẹp của địa phương; 100% số xã, khu tập thể, khu phố có qui ước thực hiện cuộc vận động xây dựng nếp sống văn

mình, gia đình văn hoá; 60% số xã, phường, thị trấn, cơ quan, trường học, xí nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, bệnh viện có đời sống văn hoá lành mạnh [26, tr.13]

Và “cøi trọng việc xây dựng gia đình văn hoá để giữ gìn và phát huy đạo lý tốt đẹp của gia đình Nêu cao vai Irò gương mẫu của ông bà, cha mẹ, tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội Phấn đấu

đến năm 2000 có 65% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá ” [26, tr.14]

Ngày 8/4/1998 Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã có Chí fhị số 08-CT/TU về

việc thực hiện nếp sống văn hoá, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính

quyền, các ban, ngành, đoàn thể tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện tốt

một số nhiệm vụ sau:

Đẩy mạnh cuộc vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hoá, tiết

kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội, chống hủ tục và bài trừ mê tín dị đoan Đây là cuộc vận động xã hội rộng lớn, phải tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài, lấy xây là chính, chống là quan

Trang 32

trọng Tuyên truyền giáo dục, thuyết phục, hướng dẫn đi đôi với tang

cường quản lý Nhà nước, tạo sự chuyển biến tích cực, ngăn chặn

không để tình hình diễn biến xấu như hiện nay

- Cán bộ, đẳng viên, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức phải gương mẫu thực luện, không tổ chức cưới tang phô trương, lãng phí,

bỏ những hủ tục tập quán lạc hậu Hôn nhân phải thực hiện đúng luật pháp, xử lý nghiêm những người vi phạm luật hôn nhân gia đình

- Lễ tang cần được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, bày tỏ lòng nhớ

ơn, thương tiếc đối với người đã khuất Thực hiện đúng qui ảịnh về vệ sinh phòng dịch, mai táng, bảo đảm trật tự công cộng, không làm

ảnh hưởng đến sinh hoạt của những người xung quanh, bỏ những hú tục tập quán lạc hậu [26, tr.35]

Trước vấn đề cần phải thực hiện tốt nếp sống văn hoá ở cơ sở, Ban thường vụ Tỉnh uỷ chỉ thị cho các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã

hội, thông tin đại chúng, văn hoá văn nghệ có kế hoạch tuyên truyền giáo dục thường xuyên, sâu rộng trong nhân dân, nêu gương người tốt việc tốt, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những việc làm sai trái, tạo dư luận xã

hội khen, chê một cách mạnh mẽ Lãnh đạo thực hiện nếp sống văn hoá

trong việc cưới, việc tang, lễ hội, bài trừ mê tín dị đoan là một trong những

nội dung để xem xét, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, phân loại đảng

viên hàng năm và tiêu chuẩn thi đua của các cơ quan, đơn vị Cán bộ đảng viên phải gương mẫu thực hiện và vận động mọi người thực hiện, néu Vi phạm phải được kịp thời xem xét, xử lý kỉ luật theo qui định của điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước

Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên khoá XI tại kỳ họp thứ 3 ngày 22/1/1998 đã ra Nghị quyết thông qua tiêu chuẩn làng văn hoá của tỉnh Hưng Yên Theo đó, Sở Văn hố thơng tin cũng đã ra hướng dẫn xây dung làng văn

hoá, kiểm tra và đón bằng công nhận làng văn hoá, trong đó nêu ra nguyên tắc

Trang 33

và phương châm xây dựng làng văn hoá, các công việc trọng tâm trong quá trình xây dựng làng văn hoá, qui trình xét đề nghị công nhận danh hiệu làng

văn hoá và đón bằng công nhận làng văn hoá

Ngày 31/8/2004, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh công bố Chương trình hành động thực hiện kết luận hội nghị Trung ương 10 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIID về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”:

Sau 6 năm thực hiện chương trình hành động của Tỉnh uỷ (khoá

XIV), những mục tiêu và nhiệm vụ đề ra được quán triệt và thực hiện

đạt kết quả khá tốt Tư tưởng, đạo đúc lối sống của cán bộ, dáng

viên và nhân dân có những bước chuyển biến tích cực, quan trọng

Chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được thấm nhudn và khẳng định là nền tảng tư tưởng của toàn xã hội Cán bộ,

đẳng viên và nhân dân tích cực rèn luyện, tu dưỡng theo Š đức tính

cơ bản của người Việt Nam nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 Thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu về đời sống văn hoá Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá thu được nhiều kết quả, đến tháng 612004 số làng, khu phố văn hoá đạt 50%, gia đình văn hóa đạt 74% Đa số các thôn, làng có qui óc, hương ước, kế thừa

thuần phong mỹ tục địa phương, phù hợp với pháp luậi Thực hiện nếp sống văn mình trong việc cưới, việc lang và lễ hội có chuyển

biến bước đầu ” [31, tr.7]

Chương trình hành động cũng đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ

thể, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của báo chí tuyên truyền về văn hoá: Phát huy tính năng động, sáng tạo của các cơ quan Đảng, Nhà

nước, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, hội văn học

Trang 34

mạnh tổng hợp, động viên cán bộ, đẳng viên, đội ngũ trí thúc và

nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phái triển văn hoá Tiếp tục đẩy

mạnh và nâng cao hiệu quả các phong trào thì đua yêu nước gắn

kết với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá,

xây dựng quy ước, hương ước làng văn hoá sắn với xây dựng và thực hiện quỉ chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao chất lượng sáng tác, bao tồn, bảo tàng, thông tin tuyên truyền, hiệu quả công trình văn hoá

va tiếp thu những giá trị văn hoá mới [31, tr L7]

Ngày 7/2/2007, UBND tỉnh Hưng Yên có quyết định s6 01/2007/QD- UBND về việc ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

Ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH cũng ban hành chương trình thực hiện phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”

giai đoạn 2006 — 2010 Theo đó, mục tiêu tổng quát giai đoạn này là phát huy

sức mạnh tổng hợp của phong trào, tạo chuyển biến cơ bản trong việc thực

hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường văn hóa, tư tưởng, đạo đức lối sống lành mạnh, bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc,

xây dựng các thiết chế văn hố thơng tin, thể dục thể thao, thúc day thực hiện

thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội giai đoạn 2006 - 2010 Mục

tiêu đến năm 2010 toàn tỉnh có trên 85% số gia đình văn hoá, 70% số làng, tổ dân phố văn hoá, 85% số cơ quan, đơn vị văn hoá, 100% các huyện, thị xã, 90% số làng, khu phố, xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hố thơng tin đạt tiêu chuẩn, trên 80% số làng, tổ dân phố văn hố được cơng nhận lại sau 3 năm, 30% số làng, tổ dân phố văn hoá có thành tích xuất sắc sau 3 năm được khen thưởng

Để đạt được những mục tiêu trên, tính Hưng Yên đề ra một số nhiệm

vụ, giải pháp cụ thể: triển khai thực hiện phong trào sâu rộng, đồng đều tại các

địa phương; gắn kết phong trào thi đua TDĐKXDĐSVH với đời sống chính

Trang 35

tri, KT - XH; nang cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, tăng

cường kiểm tra đôn đốc và giúp đỡ phong trào; đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, vận động và tập hợp mọi lực lượng tham gia vào phong trào

1.4 Vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền phong trào xây dựng

đời sống văn hoá ở cơ sở

1.4.1 Báo chí nói chung với phong trào xảy dựng đời sống văn hoá ở cơ sở

1.4.1.1 Một vài nét về tình hình báo chí hiện nay

Hiện nay, ở nước ta có đủ 4 loại hình báo chí: báo in, báo nói, báo hình và báo mạng điện tử Về báo ¡n, cả nước có khoảng 600 báo và tạp chí Sản

lượng báo chí hàng năm trên 600 triệu bản, mức hưởng thụ bình quân là 7,5 bản báo/người/năm Báo hình và báo nói, Trung ương có 1 đài phát thanh, 1

đài truyền hình quốc gia, 4 trung tâm truyền hình khu vực; ở 64 tỉnh thành phố

trực thuộc Trung ương đều có đài phát thanh truyền hình Báo điện tử là loại

hình báo chí mới ra đời Đến nay đã có trên 60 đơn vị báo điện tử và các nhà cung cấp thông tin, có khoảng 2.500 trang Web đang hoạt động trên toàn quốc Đội ngũ nhà báo chuyên nghiệp trong cả nước có hơn 13 nghìn 500 người, trong đó 71% có trình độ đại học trở lên, 25% đã được đào tạo qua chuyên ngành báo chí Phần lớn đội ngũ nhà báo có phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khá, nhiều nhà báo trẻ có năng lực, luôn bám sát cơ sở, có nhiều tác phẩm báo chí chất lượng cao, hiệu quả xã hội tích cực, đáp ứng nhu cầu thông tin của đông đảo nhân dân

Trước sự phát triển lớn mạnh của báo chí cho ta thấy, báo chí ra đời do

nhu cầu thông tin giao tiếp Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin giao tiếp càng tăng lên Trình độ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và tính chất đặc thù của mỗi dân tộc, mỗi đất nước vừa là một trong những điều kiện của sự hình thành báo chí, vừa là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự vận động của các phương tiện thông tin đại chúng Cùng với trình độ văn hoá xã hội, những vấn

đẻ về chính trị, truyền thống dân tộc cũng ảnh hưởng đến quy mô, tính chất,

(in

Trang 36

đặc điểm của hệ thống báo chí Sự hình thành và phát triển của báo chí còn

chịu ảnh hưởng của quan hệ giao lưu quốc tế Đó là một phương hướng quan trọng của báo chí nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng

1.4.1.2 Vai trò của báo chí với phong trào xây dựng đời sống văn hoá

ở cơ sở

Thông tin đại chúng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của đời sống văn hoá, xã hội của nước ta Cùng với những thành tựu to lớn của đất nước trong céng cudc đổi mới, hệ thống thông tin đại chúng nước ta đã có sự

chuyển biến tích cực và tiến bộ về nhiều mặt

Sau hơn 20 năm đổi mới, nên báo chí nước nhà đã phát triển nhanh cả về số

lượng và chất lượng, cả về công nghệ làm báo và trình độ chính trị, nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ những người làm báo Các cơ quan báo chí không những

phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới đất nước mà còn nhanh chóng tự đổi mới mình,

vững vàng trước những thử thách để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, chuyên môn Báo chí ngày càng sát cuộc sống hơn, tính Đảng, tính nhân dân, tính chiến đấu của báo chí được tăng cường Chất lượng chính trị, chất lượng văn hoá, chất lượng nghề nghiệp của báo chí được nâng lên một bước đáng kể Báo chí giữ vai trò chủ động trong thông tin, thực sự là ngọn cờ của Đảng, tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, nghề nghiệp và là diễn đàn đáng tin cậy của nhân dân Báo chí tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đóng góp tích cực vào nhiệm vụ phát triển KT — XH, nâng cao đời sống nhân dân, tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội

Thông qua hoạt động thực tiễn, báo chí đã phát hiện, giới thiệu, cổ vũ

Trang 37

thể nói, hầu hết các vụ tiêu cực lớn được đưa ra xét xử trong những năm vừa

qua đều được báo chí cảnh báo trước công luận Hệ thống thông tin đại chúng

nước ta đã tham gia tích cực và có hiệu quả vào cuộc đấu tranh tư tưởng đang diễn ra gay gất với các thế lực thù địch, chống âm mưu “diễn biến hoà bình”, bảo vệ Chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các giá tri tinh than của chủ nghĩa xã hội

Có thể thấy, báo chí Việt Nam ngày càng phát huy vai trò quan trọng

trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIH đã đánh giá: “Thông

tin đại chúng phát triển nhanh về số lượng và qui mô, về nội dung và hình

thức, về in, phát hành và truyền dẫn, ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của xã hội”

Báo chí không chỉ có vai trò góp phần bình ổn chính trị, phát triển KT -

XH mà còn tham gia tích cực vào phát triển văn hoá nói chung và phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sỞ nói riêng Những năm qua, thông qua báo chí mà phong trào TDĐKXDĐSVH ở cơ sở đã được triển khai đến tận vùng sâu, vùng xa và được đông đảo nhân dân hưởng ứng Những nội dung của phong trào như: xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng làng văn hoá, khu phố văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá, phát động các phong trào văn hoá văn nghệ,

thể dục thể thao tại cơ sở, đấu tranh gạt bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín di

đoan báo chí đã tích cực tuyên truyền để giúp mọi người thấy được ý nghĩa của các phong trào này

Từ những mô hình, những điển hình, những cách làm hay trong phong

trào XDĐSVH ở cơ sở mà báo chí đã tuyên truyền đến đông dao nhân dân,

Trang 38

cơ quan, đơn vị văn hoá, điều này có phần đóng góp không nhỏ của báo chí 1.4.2 Báo chí Hưng Yên với phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở

Là cơ quan ngôn luận của tỉnh, báo chí Hưng Yên xác định việc tuyên

truyền thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương V (khoa VIII) về xây dựng và

phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó

XDĐSVH ở cơ sở lành mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng tỉnh nhà ngày một giàu đẹp, văn minh

Hưng Yên vốn là một tỉnh thuần nông, cuộc sống làng quê yên bình, người dân quanh quấn sau luỹ tre làng Mấy năm trở lại đây, các khu công

nghiệp hình thành, nhà máy, xí nghiệp ồ ạt tràn vào những làng quê vốn

yên bình mang theo lối tư duy, nếp sống mới trong nhân dân, luồng văn

hoá ngoại lai nhanh chóng xâm nhập vào các làng quê hẻo lánh Phong

trào TDĐKXDĐSVH được tỉnh Hưng Yên sớm phát động từ thôn, làng, xã đến các cơ quan, xí nghiệp Để tuyên truyền xây dựng đời sống văn hoá cơ sở lành mạnh, báo chí Hưng Yên xác định phải làm tốt hai mặt: vừa “chống”, vừa “xây”, trong đó lấy “xây” làm tư tưởng chủ đạo Theo chủ đề “xây” mà báo chí Hưng Yên đã chọn những điển hình tiên tiến, những cách làm hay, sáng tạo, tập trung biểu dương gương người tốt, việc tốt, những vấn đề mang ý nghĩa sâu rộng trong cuộc vận động “Toàn đân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và phong trào thi dua xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá Để làm tốt công việc này, Ban biên tập của báo Hưng Yên, tạp chí Phố Hiến, tạp chí Văn hoá Hưng Yên giao cho phóng viên thường xuyên sâu sắt cơ sỞ để sáng tạo những tác phẩm báo chí hay, mang đậm hơi thở cuộc sống về

phong trào này

Trang 39

Thực hiện chỉ thị số 08-CT/TƯ của Tỉnh uỷ Hưng Yên về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, từ tháng 10/1998, báo Hưng Yên phối hợp với tỉnh đoàn mở điễn đàn “cưới vui tiết kiệm” để các bậc phụ huynh có con đến tuổi trưởng thành, các bạn trẻ đưa ra những đóng góp, những ý kiến hay cho chuyên mục Đồng thời, đây cũng là nơi để các bạn bày tỏ những suy nghĩ xung quanh vấn đề hôn nhân, hạnh phúc gia đình lừ diễn

đàn “cưới vui tiết kiệm” trên báo /#ưng Yên đã mang lại hiệu quả cao, 20% số đám cưới ở cơ sở trong mùa cưới 1998 - 1999 được tổ chức theo nghi thức

nếp sống mới Cũng từ phong trào này, việc tang, ma, hội hè giảm hẳn việc ăn uống lãng phí, dần loại bỏ những thủ tục lạc hậu

Với chủ đề “chống” báo chí Hưng Yên đã có nhiều tác phẩm tập trung phê phán những thói hư tật xấu trong lối sống, sinh hoạt, những biểu hiện mê tín dị đoan, việc không chấp hành pháp luật của công dân Cả hai chủ đề “chống” và “xây” đều được xây dựng chương trình thống nhất trên cơ sở dân chủ, vì vậy, việc khen, chê trên báo luôn bảo đảm tính trung thực, giữ được định hướng chính trị của đẳng bộ tỉnh

Với sự phát triển KT - XH, đời sống vật chất của nhân dân được nâng

lên, chính vì vậy đời sống văn hoá cũng phát triển vô cùng phong phú, mạnh

mẽ, xuất hiện sự đan xen, xâm nhập của nhiều luồng văn hoá ngoại lai vào

đời sống văn hoá cơ sở Trong điều kiện đó, báo chí Hưng Yên xác định tuyên

truyền XDĐSVH lành mạnh vừa là một nhiệm vụ cũng là một thách thức đối

với báo chí địa phương

Trang 40

Chương 2

THỰC TRẠNG BÁO CHÍ HUNG YÊN PHẢN ÁNH, TUYÊN TRUYỀN

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở CƠ SỞ

2.1 Đôi nét về một số tờ báo, tạp chí ở Hưng Yên

2.1.1 Bao Hung Yên

Báo Hưng Yên là cơ quan ngôn luận của đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Hưng Yên, là tiếng nói của đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hưng Yên

Báo Hưng Yên tiền thân là báo Bai Sdy, ra doi thang 6/1943 Với danh

nghĩa là cơ quan tuyên truyền của tỉnh bộ Việt Minh, báo Bái Sáy do các đồng chí trong ban cán sự đảng của tỉnh trực tiếp biên soạn, xuất bản, lưu hành Do

hoàn cảnh hoạt động bí mật, thường xuyên thay đổi địa điểm để tránh sự kiểm

soát gắt gao của giặc, báo Bấi Sáy chỉ xuất bản được chưa đầy 10 số nhưng đã có ảnh hưởng lớn tới việc tố cáo tội ác của phát xít Nhật và thực dân Pháp, động

viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia mặt trận Việt Minh cứu nước

Năm 1946, báo Bấi Sáy tái bản Do kiểm soát gắt gao, báo Bấi Sây phải

chuyển thành hình thức bản tin Từ tháng 2/1962, tin Hưng Yên lại được phát

triển thành báo Thời gian đầu báo lấy tên là Tên Lửa Tháng 3/1962, theo gợi ý của Bác Hồ, ban thường vụ Tỉnh uỷ đã quyết định đổi tên báo Tên Lửa thành

báo Hưng Yên

Tháng 3/1968, hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên sáp nhập thành tỉnh Hải Hưng và báo cũng có tên gọi là báo Hải Hưng Trong 29 năm sáp nhập, báo Hỏi Hưng đã xuất ban được 3.780 kỳ

Tháng 1/1997, tỉnh Hải Hưng được chia tách thành hai tinh Hung Yên và Hải Dương Theo đó báo Hởi Hưng cũng được tách ra thành hai tờ báo để đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, phục vụ nhiệm vụ chính trị của tính Ban đầu khu mới chia tách, báo Hưng Yên gặp nhiều khó khăn về nhân sự

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Thống kê số lượng bài viết về phong trào XDĐSVH ở cơ sở - Báo chí hưng yên với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở (khảo sát báo hưng yên, tạp chí phổ biến, tạp chí văn hóa hưng yên từ tháng 12004 62007)
Bảng 2.1. Thống kê số lượng bài viết về phong trào XDĐSVH ở cơ sở (Trang 46)
trào với nhiều nội dung, nhưng để dễ hiểu nhất ta phân chia theo hai máng - Báo chí hưng yên với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở (khảo sát báo hưng yên, tạp chí phổ biến, tạp chí văn hóa hưng yên từ tháng 12004 62007)
tr ào với nhiều nội dung, nhưng để dễ hiểu nhất ta phân chia theo hai máng (Trang 46)
Bảng 2.2. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở được thể - Báo chí hưng yên với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở (khảo sát báo hưng yên, tạp chí phổ biến, tạp chí văn hóa hưng yên từ tháng 12004 62007)
Bảng 2.2. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở được thể (Trang 75)
và hình thức tuyên truyền. - Báo chí hưng yên với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở (khảo sát báo hưng yên, tạp chí phổ biến, tạp chí văn hóa hưng yên từ tháng 12004 62007)
v à hình thức tuyên truyền (Trang 94)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w