1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quyết định hình phạt đối với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội

81 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyết định hình phạt đối với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả Thành Ngọc Thu Ánh
Người hướng dẫn PGS.TS Trịnh Quốc Toàn
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 19,7 MB

Nội dung

- Các yêu tô tác động đến hiệu quả quyết định hình phạt đối với tội đâmô đối với người dưới 16 tuôi; - Phân tích các quy định của Luật hình sự Việt Nam về quyết định hìnhphạt đối với tội

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

THÀNH NGỌC THU ÁNH

TRONG LUAT HINH SU VIET NAM

(TREN CO SO THUC TIEN DIA BAN THÀNH PHO HA NỘI)

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Ha Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

THÀNH NGỌC THU ÁNH

QUYÉT ĐỊNH HÌNH PHẠT

DOI VOI TOI DAM O DOI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUOI

TRONG LUAT HINH SU VIET NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và TỔ tụng hình sự

Mã số: 8380101.03LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS TRINH QUOC TOAN

Hà Nội — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

lôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học sau đây là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong Luậnvăn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cảcác môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định củaTruong Đại học Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội

NGƯỜI CAM ĐOAN

Thành Ngọc Thu Ánh

Trang 4

MỤC LỤC Trang phụ bìa

CHUONG 1MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE QUYÉT ĐỊNH HÌNH

PHẠT DOI VỚI TOI DAM Ô NGƯỚI DƯỚI 16 TUOI THEO

PHÁP LUAT HÌNH SU VIỆT NAM 2 ©22+cEcczertrrkerrerrxees 81.1 Khái nệm Tội dâm 6 người dưới 16 TUỔI Gv EEkekeErrkskerrrx 81.2 Khái niệm và ý nghĩa của quyết định hình phạt đối với tội đâm 6

người đưới 16 tuÔi ¿- + + xSE£SE£EE2EE2E1EE1E2171211211211211211 11111 101.3 Các nguyên tắc và căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm

tội dâm ô đối với người đưới 16 tuổi - 2-2 +¿+5£+£+z++£++£++zxerxrse+ 121.3.1 Nguyên tắc quyết định hình phạt 2 2©52252+££+£x+£xerxerseez 121.3.2 Các căn cứ quyết định hình phạt -. 2-22 52 ©5222x2s++zxzzesres 181.4 Các yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả của quyết định hình phạt đối với

người phạm (01 - - +6 1 1189111311 9% E911 11 01 vn ưưn 23

TIỂU KET CHƯNG -2- 2 ©5£©5£+E+EE£EE£EEtEEEEEEEEEEEEEErrkerkerkerkee 28

CHƯƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT HINH SỰ 2015 VE

QUYÉT ĐỊNH HÌNH PHAT LIEN QUAN DEN TOI DAM Ô DOI

VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUOI VÀ THUC TIEN ÁP DỤNG 29

2.1 Các dau hiệu pháp lý và hình phạt quy định với tội dam ô đối với

người dưới 16 tUỔI + 2-52 £+E+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEE121121711111211 21221111 c0 292.1.1 Các dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi 292.1.2 Hình phạt quy định đối với tội đâm ô người dưới 16 tuôi 312.2 Các căn cứ khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội dâm ô

đối với người đưới 16 tuỒi -¿- + %+E+E£EESEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrrrei 322.3 Thực tiễn quyết định hình phạt đối với người phạm tội dâm ô đối

với người đưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ

năm 2016-202/0 - - E191 111v TT HH Hà Hà HH HH Hàn ke 4I

ii

Trang 5

2.3.1 Những kết quả đạt được -¿ 2 <+S<+k+EEeEEeEEEEEEEEEEErkerkerkerkee 412.3.2 Những han chế, thiếu sót trong quyết định hình phat tội dam 6 đối

với người dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội và nguyên nhân

của hạn chế, thiếu sOt ỔÓ -¿- - 2 SE E‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEETEErkrrerkei 49TIỂU KET CHƯNG 2 - 2-22 2£©+£2EE£EEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEErrkrerkrrrrrrei 57

CHUONG 3 YÊU CAU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN

CÁC QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT HÌNH SỰ NĂM 2015 VE

QUYET ĐỊNH HÌNH PHẠT DOI VỚI TOI DAM O DOI VỚI

NGƯỜI DƯỚI 16 TUOI VA NANG CAO CHAT LƯỢNG, HIEU

QUA AP DỤNG - 2-56 tk E3 111111211211 011 1111111111111 1x xe 58

3.1 Các yêu cầu về việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả quyết định hình

phạt đối với tội đâm 6 đối với người dưới 16 tuổi - 2-5 52552: 58 3.2 Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình

sự năm 2015 liên quan đến quyết định hình phạt đối với tội dam ô đối

với người đưới 16 tui -¿- + 25s ©E2E2E£+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEE121121 21 EEcxe 593.3 Một số giải pháp khác nhằm nâng cao chất hượng, hiệu quả quyết

định hình phạt đối với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi - 633.3.1 Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động giải thích và hướng

dẫn áp dụng pháp luật hình sự của co quan có thâm quyền .- 63

3.3.2 Nang cao năng lực, trình độ cua cán bộ áp dụng pháp luật hình sự 6Š3.3.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm sát hoạt động quyết

Trang 6

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tàiTrẻ em hay là người dưới 16 tuổi, những người chưa có sự phát triểnday đủ, toàn diện về thé chất và tâm sinh lý Do là là mam non và tương laicủa dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vìlợi ích trăm năm trồng người” Tham nhuan quan điểm đó, Dang và Nhà nước

ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em, coi việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là mối quan tâm đặc biệt và là ưu tiên hàng đầu.

Từ khi đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường, đất nước ta đã đạt được nhiều mặt tích cực, nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, chính trị - xã hội được ôn định, quốc phòng, an ninh được tăngcường, hiệu lực quản lý nhà nước được nâng lên, Nhân dân, cán bộ, đảng viên

phan khởi, tin tưởng vào Dang, Nhà nước, vào công cuộc đổi mới và triểnvọng phát triển đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạtđược, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn và thách thức to lớn đặt ra với toànĐảng và toàn dân, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội Một trong

những thách thức đó là tình hình tội phạm, trong đó có các tội xâm phạm tìnhdục trẻ em Đây là tội phạm nguy hiểm gây ảnh hưởng rất lớn đến sự pháttriển bình thường về mặt tâm sinh lý của trẻ em, xâm phạm quyền bat kha

xâm phạm về nhân phẩm, danh dự, sức khoẻ của con người nói chung và trẻ

Trang 7

Riêng trong năm 2021, Tòa án nhân dân (TAND) hai cấp của thành phố HàNội đã thụ lý 104 vụ án/112 bị cáo Giải quyết 93 vụ án/99 bị cáo TAND haicấp thành phố Hà Nội đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc với các bị cáo, có bịcáo bị phạt tù đến mức cao nhất [21a].

Có thể nói, trong thời gian qua, các TAND hai cấp Hà Nội đã xét xửcác vụ án hình sự liên quan đến các tội xâm phạm tình dục trẻ em, trong đó cótội dim 6 người dưới 16 tuổi là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không

có vụ án oan sai nào Tuy vậy, về áp dụng pháp luật liên quan đến định tội danh và quyết định hình phạt vẫn còn có những hạn chế, thiếu sót nhất định,như xác định khung hình phạt chưa chính xác, định hình phạt nhẹ hoặc nặngquá do chưa đánh giá đúng tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân người phạm tdi, tình tiết giảm nhẹ và/hoặc tăng nặng TNHS Nguyênnhân của tình trạng này có thể là do pháp luật chưa được hoàn thiện, hướngdẫn của cơ quan có thâm quyền còn chưa kịp thời và chính xác, năng lực độingũ làm công tác xét xử còn có mặt hạn chế nhất định

Dé góp phần nhỏ bé của mình vào nâng cao chất lượng áp dụng phápluật hình sự của Tòa án giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em, trong đó

có tội đâm ô đối với người dưới l6 tuổi, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Quyết

định hình phạt đối với tội danh dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong Luật

hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiên dia bàn thành phố Hà Nội)” làm luậnvăn thạc sỹ luật học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tàiLiên quan đến đề tài này, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu dướicác góc độ khác nhau về như tâm lý, giáo dục, xã hội học, tội phạm học, khoa

học luật hình sự

Dưới góc độ khoa học luật hình sự có các công trình nghiên cứu khoahọc được thể hiện trước hết là trong các giáo trình luật hình sự Việt Nam

Trang 8

(Phần chung) như: Trường Dai học Luật, DHQGHN, Giáo trình luật hình sựViệt Nam — Phần chung (2021), GS.TSKH Lê Văn Cảm chủ biên, NxbDHQGHN; Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam — Phần

chung (2017), GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa Chủ biên, Nxb Công an nhân dân,

Hà Nội: Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam — Phần các tội

phạm (2018), GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

Bên cạnh đó, có nhiều công tình nghiên cứu khác thể hiện ở các sách

chuyên khảo, bình luận BLHS, các luận án, luận văn thạc sĩ nghiên cứu liênquan đến dé tài nghiên cứu như: Bình luận khoa học BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (Phần chung (2017) do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa

chủ biên, NXB Tư pháp; Nguyễn Thị Ngọc Linh, các tội xâm phạm tình dục

trong Luật hình sự Việt Nam (2017), Luận văn Tiến sĩ luật, Khoa Luật,DHQGHN; Trịnh Thu Hương (2004), “Các loại tội phạm xâm hại tinh duc trẻ

em trong luật Hình sự Việt Nam và phòng chống các loại tội phạm

này ”,Luận văn thạc sĩ luật, trường Đại học luật Hà Nội; Nguyễn Minh Hương

(2014), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam, Luận

văn Thạc sĩ luật, Khoa Luật, ĐHQGHN; Lê Thị diễm Hang (2016), “Các tội

xâm hại tình duc trẻ em- so sánh pháp luật Hình sự Việt Nam với pháp luậtmột số quốc gia trên thé giới”, Luận văn Thạc sĩ luật, trường Đại học luật HàNội; Nguyễn Thành Long (2017), “76i đâm 6 đối với trẻ em trong pháp luật

hình sự Việt Nam ”, Luận văn Thạc sĩ luật, trường Dai học luật Hà Nội

Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu dưới dạng các bài báo

khoa học như: Dinh Văn Quế, Phân biệt hành vi “quan hệ tình dục khác với

hành vi “dâm 6”, Tạp chí tòa án nhân dân điện tử, ngày 14/06/2019; Phạm

Quang Huy, Tội dam 6 với trẻ em: Một số thực trạng và giải pháp pháp lý,Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường

vụ Quốc hội, số 13(317) - tháng 7/2016;

Trang 9

Nhìn chung các công trình khoa học pháp lý hình sự, các bài viết đãnghiên cứu về các các tội xâm hại tình dục trẻ em, trong đó có tội dam ô đốivới người dudi 16 tuổi, về quyết định hình phạt nói chung trong đó có liên quan đến quyết định hình phạt đối với tội phạm dâm 6 đối với người dưới 16tuổi Tuy nhiên, còn khá ít công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến van đềquyết định hình phạt đối với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Đặc biệt là

chưa có công trình nào dưới góc độ luận án, luận văn thạc sĩ luật nghiên cứu

về lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt đối với tội dâm ô đối vớingười dưới 16 tuổi trên địa bàn Hà Nội Đây cũng là một trong những lý do tác giả chon dé tai này dé nghiên cứu.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dich nghiên cứu

Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ, sâu sắc một số vấn đề lý luận,thực tiễn về quyết định hình phạt đối với tội dam ô đối với người dưới 16 tuôitrong LHS Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phápluật, nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật hình sự (PLHS) vềphương diện quyết định hình phạt đối với tội dâm ô đối với người dưới l6tuổi trong quá trình giải quyết vu án, góp phan nâng cao hiệu quả dau tranhphòng, chống tội phạm nay, bao đảm quyền con người, bảo dam sự 6n định,

trật tự an toàn xã hội.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm của tội dâm ô đối vớingười dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt Nam;

- Khái niệm đặc điểm, ý nghĩa của quyết định hình phạt đối với tội dim

ô đối với người dưới 16 tuổi;

- Nguyên tắc và các căn cứ quyết định hình phạt dâm ô đối với ngườidưới 16 tuôi

Trang 10

- Các yêu tô tác động đến hiệu quả quyết định hình phạt đối với tội đâm

ô đối với người dưới 16 tuôi;

- Phân tích các quy định của Luật hình sự Việt Nam về quyết định hìnhphạt đối với tội đâm 6 đối với người dưới 16 tuổi;

- Phân tích thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội dam ô đối với người dưới 16 tudi trên địa bàn Hà nội trong giai đoạn 2016-2020, đồng thờichỉ ra những tồn tại, hạn chế về pháp luật cũng như về thực tiễn áp dụng phápluật và chỉ ra nguyên nhân cần khắc phục;

- Đề xuất, kiến nghị việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định củaBLHS năm 2015 về quyết định hình phạt liên quan đến tội dâm ô đối vớingười dưới 16 tuổi và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy

định này trong thực tiễn

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Quyếtđịnh hình phạt đối với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo luật hình sựViệt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập chung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liênquan đến quyết định hình phạt đối với tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổitrong Luật hình sự Việt Nam Đồng thời chỉ nghiên cứu thực tiễn áp dụng cácquy định về tội này về từ phía TAND thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022 Do đề tài có nội dung nghiên cứu rất rộng nên về quyết định hình phạt đối với người dưới 16 tuổi, luận văn chỉ giới hạn phạm

vi nghiên cứu liên quan đến các căn cứ chung, không đề cập đến các căn cứriêng áp dụng đối với những trường hợp phạm tội cụ thé

Trang 11

5 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là hệ thống cácquan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sáchhình sự, bảo vệ quyền COn người, quyền trẻ em, về tội phạm, hình phạt và

quyết định hình phạt; đặc biệt là đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em,

trong đó có tội đâm 6 với trẻ em (người đưới 16 tuổi).

4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự như: Phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra án điển hình để phân tích các tri thức khoa học luật hình

sự và luận chứng các vấn đề khoa học cần nghiên cứu trong luận văn.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài6.1 Ý nghĩa lí luận

Thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ góp phần bổ sung thêmnhững kiến thức lý luận vào hệ thống tri thức về tội phạm và quyết định hìnhphạt đối với tội đâm ô đối với người dưới 16 tuôi

6.2 Về thực tiễn Thông qua việc đánh giá khách quan, trung thực quy định của PLHS về tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi và thực tiễn xét xử tội phạm này trên phương diện quyết định hình phạt trên địa bàn Hà nội từ năm 2018 — 2022, kếtquả của luận văn góp phần phục vụ cho thực tiễn xét giải quyết đúng đắn các vụ

án về tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi, đảm bao đúng người, đúng tội, đúngpháp luật, góp phần đấu tranh phòng chống hiệu quả tội phạm này Một số kiếnnghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật và những giải pháp còn là tài liệu tham khảohữu ích cho nhà làm luật trong quá trình tiếp tục hoàn thiện BLHS năm 2015,

cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn thi hành

Trang 12

7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, về nộidung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số van dé lý luận về quyết định hình phạt đối với tội dâmô đối với người dưới 16 tuổi

Chương 2: Các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về quyết địnhhình phạt liên quan đến tội dâm 6 đối với người dưới 16 và thực tiễn áp dụng

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của

Bộ luật hình sự năm 2015 về quyết định hình phạt đối với tội dâm ô đối vớingười đưới 16 tuổi và nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng.

Trang 13

CHƯƠNG 1MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHAT DOI VỚI

TOI DAM Ô NGƯỚI DƯỚI 16 TUOI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

VIỆT NAM

1.1 Khái niệm Tội dâm ô người dưới 16 tuổi

Dé có cách nhìn toàn diện về những van dé lý luận và thực tiễn về quyếtđịnh hình phạt đối với tội dâm 6 đối với người dudi 16 tuôi cần thiết phảinghiên cứu dé năm bắt được khái niệm va đặc điểm của loại tội phạm này.

Dé có một định nghĩa khoa học về tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi cần làm rõ khái niệm dâm ô nói chung Về khái niệm này có những quanniệm khác nhau như: “Dâm 6 là hành vi sinh hoạt tinh dục dưới các dạng

khác nhau nhưng không phải ở dạng hành vi giao cấu” [1, tr 107]; Dam 6 “làhành vi có đặc điểm thỏa mãn hoặc khêu goi, kích thích nhu cầu tình dụcnhưng không phải là hành vi giao cấu cũng như hành vi không phải là hành

vi quan hệ tình dục khác ” [20, tr.130]; hoặc “đâm 6 là hành vi có tính chấtloạn dâm dục nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giaocấu với người khác [16, tr.104].

LHS Việt Nam trong các lần pháp điển hóa năm 1999 và 2015 không đưa ra định nghĩa pháp lý với sự mô tả rõ về hành vi dâm ô và tội phạm dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, nhưng khi nghiên cứu các văn bản hướng dẫn củaTANDTC thì có những hướng dẫn về hành vi dâm 6, ví dụ như Hướng dan số329-HS2 ngày 11/05/1967: “Dâm ô tức là hành vi bỉ 6i đối với người khác,tuy không phải là hành vi giao cầu nhưng cũng nhằm thỏa mãn tinh duc củamình hoặc khéu gợi bản năng tình dục người đó” [22, Tập 1, tr 389]; và gầnđây TANDTC tại Nghị quyết số 06/2019 hướng dan: “Hành vi dâm 6 là hành

vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thê chát

Trang 14

trực tiếp hoặc gián tiếp qua lóp quan áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạycảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dụcnhưng không nhằm quan hệ tình dục”.

Theo quan niệm của các tác giả trên và cả trong hướng dẫn của

TANDTC thì dâm 6 là một dạng hành vi xâm hại tình dục, nhưng các hành vi

này chỉ dừng lại ở việc tác động trực tiếp ở bên ngoài cơ thể của nạn nhân màkhông có sự giao cấu hoặc không có mục đích giao cấu với nạn nhân Đây làcác hành vi sử dụng trẻ em (người đưới 16 tuổi) như một công cụ nhằm thỏa mãn hoặc khêu gợi nhu cầu tình dục của chính bản thân người phạm tội hoặckhêu gợi ban năng tình dục của người khác nhưng không phải là hành vi “giao

cầu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác”

Đề làm rõ hơn khái niệm dâm ô và tội phạm dâm ô đối với người dưới

16 tuôi cần thiết phân biệt nó với các hành vi quấy rối tình dục

Quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, đây là hành vi không được chấp nhận,không mong muốn và không hop lý làm xúc phạm đối với người nhan

“Quấy rồi tình dục bao gồm bất kỳ hành vi nào mang tính bản chất tìnhdục hoặc gợi dục của một người, như bằng lời nói, không bằng lời nói, thịgiác, cử chỉ và hành động nhằm vào một người khác mà người đó khôngmong muốn hoặc thấy khó chịu tại các địa điểm khác nhau”[25, Mục 3].

Như vậy, hành vi dâm 6 là một dạng của hành vi lạm dụng tình dục vacũng là một dạng của các hành vi quấy rối tình dục.

Hành vi dâm ô được hiểu như trên, còn về tội dâm ô đối với người dưới

16 tuổi được nhận thức như thế nào? Những hành vi dâm 6 nào được tội phạm

hóa trong luật hình sự?

Đề có quan niệm đúng dan về tội phạm dâm 6 đối với trẻ em cần phảichỉ ra được các đặc điểm chủ yếu thể hiện bản chất của loại tội phạm này.Nghiên cứu cho thấy tội phạm này có những đặc điểm như sau:

Trang 15

Thứ nhất, tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người dưới 16tuổi mà cụ thể là xâm phạm quyên tự do tình dục của người dưới 16 tuổi.

Thứ hai, nạn nhân (đối tượng tác động) của tội phạm chỉ là các em dưới

16 tuổi Các em trong lứa tuổi này bị dâm 6 có thé đồng tình, tự nguyện hoặc

bi cưỡng ép thực hiện hành vi dâm 6 với người phạm tội.

Thứ ba, người phạm tội đâm ô đối với người dưới 16 tuổi chỉ giới hạn làngười từ đủ 18 tuổi trở lên Họ có thé là nam, nữ hoặc là người lưỡng tính.

Thứ tu, người phạm tội thực hiện hành vi dâm 6 một cách cố ý, sử dụngmọi thủ đoạn có tính chất dâm dục đối với người dưới 16 tudi để thoả mãn dục vọng cua mình nhưng không có mục đích thực hiện hành vi giao cấu hoặcthực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân.

Trên cơ sở các nhận thức về hành vi đâm ô và đặc điểm của tội dâm ô đốivới người đưới 16 tuổi nêu trên, có thé đưa ra định nghĩa về tội này như sau:

“Tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi là hành vi nguy hiểm cho xã hộiđược quy định trong LHS do người từ di 18 tuổi trở lên thực hiện một cách

có ý xâm phạm trực tiếp hoặc gián tiếp vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạycảm, bộ phận khác trên cơ thể người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục, khôngnhằm mục đích giao cầu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình

sung) áp dụng đôi với người phạm tội dâm 6 đôi với người dưới 16 tuôi.

10

Trang 16

Quyết định hình phạt theo nghĩa rộng, được nhận thức là quyết định biệnpháp xử lý đối với chủ thể chịu TNHS Theo nghĩa này nội dung của quyếtđịnh hình phạt bao gồm quyết định miễn TNHS, miễn hình phạt, quyết địnhhình phạt chính, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, án treo Như vậy, nộidung chủ yếu, quan trọng của quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọnloại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định dé apdụng đối với người phạm tội cu thé [2, tr 145; 25, tr.246].

Quyết định hình phạt là một trong những giai đoạn cơ bản của quátrình áp dụng các quy phạm pháp luật vào giải quyết vụ án cụ thể về tộidâm 6 đối với người dưới 16 tuổi Tức là một giai đoạn đưa pháp luật hình

sự vào đời sống thực tế; nó là bước tiếp theo của giai đoạn định tội, do vậy, giữa hai giai đoạn định tội và quyết định hình phạt có mối quan hệ khăngkhít, trong đó định tội là giai đoạn quan trọng có tính tiên quyết cho quyết

định hình phạt đúng.

Quyết định hình phạt có ý nghĩa chính trị - xã hội, đạo đức và pháp lýrất lớn Việc tuân thủ nghiêm chỉnh LHS trong quyết định hình phạt đối vớingười thực hiện tội dâm ô đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết và quan trọngcủa việc thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước trong phòng chống các hành vi phạm tội, bảo vệ quyền con người của người dưới 16 tuéi-nan nhân của loại tội xâm hại tình dục này Bởi người dưới 16 tuổi là những người mà

sự phát triển về thể chất có sự không tương xứng với quá trình phát triển vềnhân cách, năng lực trí tuệ, nhân sinh quan và thế giới quan dé hình thànhtoàn bộ những đặc điểm tâm sinh lý của một người bước vào độ tuổi thànhniên Ở người trong lứa tuổi này đang diễn ra một sự biến đổi sâu sắc về sinhhọc, có những mâu thuẫn gay gắt trong sự phát triển nhân cách Hanh vi củangười phạm tội dâm 6 với người dưới 16 tuổi sẽ dẫn đến không chỉ xâm hạinhân pham danh dự đến quyền tự do tình dục của các em, mà nhiều trường

11

Trang 17

hợp gây ra những hậu quả nghiêm trong khác về thé chất và tinh than Chonên việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội này có căn cứ, đúngpháp luật, công bằng là tiền đề, điều kiện và là cơ sở pháp lý đề đạt được mụcđích của hình phạt, dé bảo đảm và nâng cao hiệu qua của hình phạt, của tráchnhiệm hình sự, nghĩa là mới có khả năng cải tạo, giáo dục người bị kết án trởthành chủ thé có ích cho xã hội, mới có tác dung ran đe, phòng ngừa chung.Đồng thời, quyết định hình phạt đúng còn góp phan tích cực vào cuộc dautranh phòng và chống các hành vi phạm tội, bảo vệ hữu hiệu các quyền conngười, trong đó có quyền của các em dưới 16 tuổi là đối tượng tác động củacác tội phạm tình dục.

Dĩ nhiên, hình phạt có đạt được mục đích, đạt được hiệu quả hay khôngcòn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: những yếu tố thuộc vềxây dựng hệ thống pháp luật, những yếu tố thuộc về áp dụng pháp luật, nhữngyếu t6 về chấp hành pháp luật, những yếu tố kinh tế - xã hội liên quan đếnhình phạt nhưng yếu tố quyết định hình phạt đúng giữ vai trò trọng yếu

[13;tr 327].

Như vậy, từ những phân tích trên có thê rút ra khái niệm quyết định hìnhphạt với tội đâm 6 người dưới 16 tuổi như sau: “ Quyết định hình phạt với tộidam ô người dưới 16 tuổi là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt và định mứchình phạt cụ thể với người phạm tội dâm ô người dưới 16 tuổi nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội đông thời răn đe và phòng ngừa loại tội phạm này tiếpdiễn ”

1.3 Các nguyên tắc và căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạmtội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

1.3.1 Nguyên tắc quyết định hình phạt

Đề hoạt động quyết định hình phạt có căn cứ, đúng người đúng tội, đúngpháp luật, công minh, công băng đôi với người bị kêt án về tội dâm ô đôi với

12

Trang 18

người dưới 16 tuổi, Tòa án phải tuân thủ các nguyên tắc quyết định hình phat.

Do là những phương hướng, tư tưởng chi đạo được thé hiện qua nội dung cácđiều luật của BLHS và do giải thích mà có, xác định và định hướng hoạt độngcủa Tòa án trong việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội Vì vậy, cácTòa án cần phải nhận thức đúng đắn và vận dụng chính xác, thống nhất cácnguyên tắc đó khi quyết định hình phạt [13, tr 327]

Ở đây cần phải hiểu là hình phạt là chế định có tính chất đặc thù củaLHS, nên khi áp dụng, ngoài nguyên tắc chung của ngành LHS con can phaituân thủ các nguyên tắc đặc thù của nó Giữa nguyên tắc chung của LHS vớicác nguyên tắc đặc thù của quyết định hình phạt là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Hai loại nguyên tắc này tồn tại khách quan nhưng có mốiliên hệ qua lại, chặt chẽ nhưng bé sung cho nhau Nội dung cua một sỐnguyên tắc chung LHS có thê được thể hiện ở các nguyên tắc quyết định hìnhphạt Nhưng có nguyên tắc lại có tính đặc thù riêng của quyết định hình phạt,

ví dụ nguyên tắc cá thê hóa hình phạt

Những nguyên tắc cần tuân thủ khi quyết định hình phạt, đó là: nguyên

tac phap ché, nguyén tac cong bang, nguyén tac nhân đạo, va nguyén tắc cá

thé hóa hình phạt

a) Nguyên tắc pháp chế Nguyên tắc pháp chế thể hiện ở chỗ tat cả những gì là cơ sở của TNHS,của việc áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp cũng như việc áp dụng các hình thức TNHS khác với tư cách là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm

đều phải được quy định trong LHS

Cũng như tội phạm, hình phạt chỉ có thể và phải được quy định trongluật, chỉ có luật mới có thể xác định hình phạt cho mỗi tội phạm Yêu cầu hình phạt phải được quy định trong LHS là sự thé hiện rõ nét nguyên tắc phápchế về hình phạt Trong BLHS, hình phạt được quy định ở cả Phần chung vàPhần các tội phạm

13

Trang 19

Nguyên tắc pháp chế về hình phạt có tính tuyệt đối, nó được áp dụng đốivới tất cả các loại hình phạt và không có ngoại lệ Nguyên tắc này đòi hỏi chỉ

có luật mới quy định hình phạt Điều đó có nghĩa Tòa án không những không

có quyền thiết lập hình phạt mới và cũng không thé áp dụng tương tự về hìnhphạt mà còn phải hành động trong những giới hạn mà nhà làm luật quy định.

Tòa án không có quyền quyết định hình phạt vượt mức tối đa mà khung hìnhphạt quy định đối với tội phạm mà họ xét xử, nhưng trong những trường hợpnhất định họ có quyền quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luậtquy định hoặc chuyền sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.

Hệ quả của nguyên tắc pháp chế về hình phạt được thé hiện ở chỗ nếu văn bản pháp luật mới nghiêm khắc hơn so với văn bản pháp luật cũ sẽ không được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước khi văn bản pháp luật mới

có hiệu lực thi hành Tương tự, trường hợp điều luật mở rộng phạm vi ápdụng của đạo luật bằng quy định mới, thay đổi chế độ tái phạm, tái phạmnguy hiểm, chế độ tổng hợp hoặc không tổng hợp hình phạt hoặc bổ sunghình phạt bổ sung mới hoặc bỏ trường hợp giảm hình phạt, miễn hình phạt,hạn chế phạm vi áp dụng án treo và các quy định khác làm xấu tình trạngcủa người phạm tội đều không được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước khi điều luật đó có hiệu lực pháp luật.

Tuy nhiên trong trường hợp liên quan tới văn bản LHS mới nhưng nhẹ

hơn, ít nghiêm khắc hơn so với văn bản LHS cũ Hiệu lực hồi tố của văn banLHS ít nghiêm khắc hơn được thừa nhận không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiềunước trên thế giới Nó được chấp nhận là vì lợi ích xã hội và lợi ích của chính

cá nhân người phạm tội Điều này đã được ghi nhận tại khoản 3 Điều 7 BLHS

năm 2015.

Nguyên tắc pháp chế về hình phạt còn thé hiện ở chỗ hình phạt chỉ có thể

do Tòa án quyết định đối với người phạm tội và việc tuyên hình phạt phải

14

Trang 20

công khai tại phiên tòa và bằng một bản án Nguyên tắc pháp chế còn thê hiện

ở tính chính xác của hình phạt được tuyên, tính lập luận và bắt buộc có lý dotrong bản án được tuyên, tính hợp lý của việc quyết định hình phạt Trước hết

là hình phạt quyết định đối với người phạm tội phải cụ thể về loại và mứchình phạt, hai là Tòa án phải làm sáng tỏ các tình tiết trong vụ án trong quátrình xét xử dé làm căn cứ cho việc quyết định hình phạt, đồng thời phải chi

rõ lý do của việc quyết định hình phạt.

Quá trình xét xử và quyết định hình phạt của Tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục được quy định trong LTTHS Toàn bộ quá trình tố tụng dé đi đến phiên tòa xét xử dé định tội và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội đều do các cơ quan có thầm quyền của Nhà nước tiến hành.

Như vậy, việc quyết định hình phạt với tội dâm ô cũng cần phải tuântheo nguyên tắc pháp chế vì Tòa án là chủ thé duy nhất có quyên tuyên hình

phạt với người phạm tội dựa trên những văn bản luật và căn cứ vào những

chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội Việc tuân thủ nguyên tắc pháp chếvới loại tội phạm này góp phần tạo nên trật tự, kỷ cương, đảm bảo cho hoạtđộng của toàn xã hội và người phạm tội đều bị phát hiện, xử lý đúng ngườiđúng tội, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm đồng thời thúc đây xã hội phát trién.

b) Nguyên tắc công bằng Trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc công bằng được thể hiện bằng sựtương xứng giữa tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội vàTNHS của người phạm tội phải chịu Sự tương xứng nay được thê hién:i) là ởmức độ lập pháp hình su;ii) là ở mức độ chế tài hình sự quy định trong cácđiều luật về tội phạm cụ thể Một chế tài hình sự được coi là công bằng khi nótương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đồng thời nó phải

tương xứng trong môi liên hệ đôi với chê tài của các tội phạm khác Chê tài

15

Trang 21

đó cho phép Toa án có thé tính tới các điều kiện phạm tội cụ thể trong thựctiễn; iii) là ở van đề quyết định hình phạt Mức và loại hình phạt áp dụng đượccoi là công bằng khi nó tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi

phạm tội, động cơ và mục đích phạm tội, mức độ lỗi, cũng như tính chất nguy

hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội, việc chấp hành pháp luật củapháp nhân thương mại, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS, nguyên nhân,điều kiện phạm tội Điều này có nghĩa là phạm tội trong những điều kiện,hoàn cảnh giống nhau, tội đã phạm càng nghiêm trọng thì hình phạt phải càng nghiêm khắc và ngược lại nếu tội đã phạm ít nghiêm trọng thì hình phạt cũng

sẽ nhẹ hơn Hay nói cách khác, Tòa án làm cho hình phạt trở thành hậu quảthực tế của việc phạm tội, là kết quả thực tế của việc phạm tội, là kết quả tất yếu của hành vi đó.

Nguyên tắc công bằng trong LHS, trong quyết định hình phạt hoàn toànphù hợp với tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại về sự công bằng của phápluật được quy định trong các văn bản pháp luật quốc tế, nó đồng thời là sự đòi hỏi bảo đảm quyền Con người, quyền công dân trong xã hội.

Việc quyết định hình phạt với tội dim ô người dưới 16 tuổi cũng phảidựa trên nguyên tắc công bằng, mặc dù việc áp dụng hình phat là hậu quả tat yêu xảy ra sau khi hành vi phạm tội hoàn thành nhưng sẽ tương xứng với mức

độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, tội đã phạm càng nghiêm trong thì

hình phạt phải càng nghiêm khắc và ngược lại nếu tội đã phạm ít nghiêm

trọng thì hình phạt cũng sẽ nhẹ hơn.

c) Nguyên tắc nhân daoNguyên tắc nhân đạo đòi hỏi khi quyết định hình phạt Tòa án phải xuấtphát từ tư tưởng nhân đạo đề áp dụng và tuân thủ triệt để các quy định củaLHS về hình phạt cũng như về quyết định hình phạt Nguyên tắc nhân đạođược thể hiện trước hết là thái độ khoan hồng, là việc đặt mục đích giáo duc,

16

Trang 22

cải tạo người phạm tội lên hàng dau, là việc cân nhac tất cả các đặc điểm tốt

về nhân thân của người phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhânthương mại phạm tội trong phạm vi luật định, là việc xem xét những đặc điểmtâm sinh lý cũng như hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội để có thể quyếtđịnh một hình phạt ở mức cần thiết thấp nhất vừa đủ bảo đảm mục đích ngănngừa người phạm tội phạm tội mới và mục đích giáo dục người dân, tổ chứctham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Nguyên tắc nhân đạo cũng đóng vai trò tất yêu khi quyết định hình phạtvới tội dâm ô người dưới 16 tuổi Mặc du hành vi đâm ô người đưới 16 tuổi làphạm tội nhưng khi đưa ra hình phạt vẫn cần cân nhắc về nhân thân, thái độ

ăn nan hồi cải của người phạm tội dé đưa ra một mức án phù hợp, không quá cao kịch khung nhưng cũng không quá nhẹ và đủ để tạo nên sự răn đe vớingười đã thực hiện tội phạm này.

d) Nguyên tắc cá thé hóaĐây là một nguyên tắc quan trọng trong việc quyết định hình phạt Tưtưởng cơ ban của nguyên tắc này thé hiện ở chỗ khi quyết định hình phạt Tòa

án phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạmtội đã thực hiện, nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăngnặng TNHS để chọn loại và mức hình phạt cụ thé được quy định trong luậtsao cho đạt kết quả cao nhất, tạo điều kiện cho việc đạt được các mục đích

của hình phạt.

Như vậy, cá thể hóa hình phạt thực chất là kết quả của quá trình quyếtđịnh hình phạt cho nên nó phải dựa trên tất cả các yếu tố về hành vi phạm tội,

nhân thân người phạm tội.

Trước hết, trong LHS nội dung của nguyên tắc này được thé hiện ởnhững quy định chung trong Phần chung và Phần các tội phạm ở dạng tổng quát buộc Tòa án phải cân nhắc khi quyết định hình phạt đối với người thực

hiện tội phạm.

17

Trang 23

Nguyên tắc cá thê hóa trong quyết định hình phạt được thể chế hóa trongHTHP và ở các điều kiện áp dụng hình phạt này hay hình phạt khác Đối vớinhững hình phạt khác nhau nhà làm luật đã quy định nội dung và điều kiện ápdụng khác nhau là nhăm đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hình phạt Những nộidung và điều kiện khác nhau đó được quy định không chỉ dựa vào tính chất vàmức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà còn dựa vào các đặc điểmnhân thân người phạm tội Như vậy, hệ thống hình phạt đa dạng quy địnhtrong LHS tạo cho Tòa án điều kiện dé cá thé hóa hình phạt với việc cân nhắctất cả các khả năng có thể có của việc thực hiện tội phạm trong hiện thực

khách quan.

Hiện nay, theo BLHS năm 2015, nguyên tắc cá thé hóa hình phạt ngàycàng được hoàn thiện Thông qua việc phân hóa tối đa các loại tội phạm, các chế tài xác định tương đối và tăng cường chế tài tùy nghi lựa chọn giữa các

hình phạt không phải tù và tù có thời hạn làm cho việc áp dụng pháp luật

được thong nhất, bảo dam tính 6n định của các ban án được tuyên.

Như vậy, việc áp dụng nguyên tắc này khi quyết định hình phạt đối vớitội dâm ô người dưới 16 tuổi nhằm làm cho hình phạt được tuyên phù hợp vớitính chất, mức độ nguy hiểm cuả hành vi phạm tội cũng như nhân thân vàhoàn cảnh của người thực hiện tội phạm này.

1.3.2 Các căn cứ quyết định hình phạt

Khái niệm căn cứ được hiểu là cái làm chỗ dựa, làm cơ sở cho lập luậnhoặc hành động, còn căn cứ quyết định hình phạt là những đòi hỏi, yêu cầu cụthê hóa các nguyên tắc quyết định hình phạt do BLHS quy định mà Tòa án bắtbuộc phải tuân thủ dé quyết định loại và mức hình phat cụ thé (bao gồm hình phạt chính và có thé cả hình phạt bé sung) đối với người phạm tội nhằm đạt

được các mục đích của hình phạt [13, tr 327].

Việc quy định các căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội trong LHS có ý nghĩa quan trọng, nó là cơ sở pháp lý để dựa vào đó Tòa án có

18

Trang 24

thé quyết định hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội

của hành vi phạm tội, khắc phục, hạn chế tình trạng tùy tiện, thiếu thống nhất

trong quyết định hình phạt Nếu không dựa vao các căn cứ do luật quy địnhkhi quyết định hình phạt, hình phạt áp dụng sẽ không đặt được mục đích,không bảo đảm cho bản án có tính hợp pháp, có căn cứ pháp lý.

Đề có thể áp dụng chính xác các căn cứ khi quyết định hình phạt, đòi hỏiphải nhận thức đúng nội dung, bản chất, ý nghĩa pháp lý của từng căn cứ,cũng như mối liên hệ giữa các căn cứ này với nhau Các căn cứ quyết địnhhình phạt vừa có tính độc lập tương đối, lại vừa có mối liên hệ tác động qualại lẫn nhau, bổ sung cho nhau tạo thành một thé thống nhất, đó là cơ sở pháp

lý mà Tòa án phải tuân thủ khi quyết định hình phạt.

Các căn cứ mà Tòa án dựa vào đó dé quyết định hình phạt đối với ngườiphạm tội có thé là các quy định của LHS, tính nguy hiểm cho xã hội của hành

vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, mức độ lỗi, tình tiết giảm nhẹ, tăngnặng TNHS, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, v.v Tại chương 10 BLHS hiệnhành về áp dụng hình phạt đã quy định cơ sở quyết định hình phạt như: quyđịnh của BLHS, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm vànhân thân người phạm tội, trong đó bao gồm những tình tiết tăng nặng, giảmnhẹ hình phạt cũng như tác động của hình phạt đã tuyên đối với việc cải tạongười phạm tội và đối với điều kiện sống của gia đình người phạm tội sẽ đượctính đến khi quyết định hình phạt và BLHS còn quy định các căn cứ riêng khiquyết định hình phạt với người phạm tội (Điều 63.1 đến Điều 72 BLHS) [22]

a) Căn cứ vào các quy định của LHS để quyết định hình phạt đối vớingười phạm tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi

Nhìn chung khi quyết định hình phạt trước hết Tòa án cần phải căn cứvào các quy định của LHS dé quyết định hình phạt Đây là một căn cứ có tính bao trùm, căn cứ này bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế trong

19

Trang 25

hoạt động xét xử của Tòa án Khi quyết định hình phạt thì các quy định củaLHS bao giờ cũng là tiêu chuẩn pháp lý cao nhất để đảm bảo cho Tòa ánquyết định được một hình phạt đúng, tạo khả năng lớn nhất để đạt được mục

đích của hình phạt.

Các quy định của LHS mà Tòa án cần phải dựa vào đó để quyết địnhhình phạt là các quy định thuộc Phần chung của LHS, trong đó, những quyđịnh của Phần chung liên quan trực tiếp đến việc quyết định hình phạt lànhững quy định mà Tòa án cần căn cứ trước hết khi quyết định hình phạt Ngoài căn cứ vào các quy định của Phần chung BLHS, Tòa án còn phải căn

cứ vào các quy định trong Phần các tội phạm LHS về loại và khung hình phạt của điều luật quy định tội dâm ô đối với trẻ em.

b) Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạmtội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi

Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi

là đặc tính về chất của tội phạm là thuộc tính khách quan của loại tội phạmnày được xác định bởi toàn bộ các dấu hiệu CTTP, trong đó, trước hết là nhânphẩm, danh dự, là quyền tự do tinh dục của người dưới 16 tuổi bị tội phạmxâm hại Mức độ nguy hiểm cho xã hội là đặc tính về lượng của tội phạm,được xác định bởi tổng thé các dấu hiệu CTTP.

Mặc dù, nhà làm luật khi xây dựng các khung hình phạt đối với tội dâm

ô đối với trẻ em, đã dựa chủ yếu vào tính tội phạm này, nhưng khi quyết địnhhình phạt Tòa án phải cân nhắc cả tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội

của tội này xảy ra trong thực tiễn.

Tòa án phải nêu rõ trong bản án những tình tiết cụ thể chứng minh tínhchất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ thể mà Tòa án căn cứvào đó và cùng với các tình tiết khác dé chọn loại và mức hình phạt cụ thể đốivới bi cáo Chỉ khi bảo đảm được sự cân nhac tông thê các tình tiét đó va với

20

Trang 26

việc dựa vào các căn cứ khác (nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảmnhẹ và các tình tiết tăng nặng), Tòa án mới có đầy đủ căn cứ để quyết địnhđược loại và mức hình phạt công bằng và đúng pháp luật.

c) Căn cứ nhân thân người phạm tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi

“Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu, các đặctính thé hiện bản chất xã hội của con người khi vi phạm pháp luật hình sự, màtrong sự kết hợp với các điều kiện bên ngoài đã ảnh hưởng đến việc thực hiện

hành vi phạm tội của người đó” [13, tr 327].

Dưới góc độ khoa học luật hình sự, nhân thân người phạm tội được

nghiên cứu với tính chất là một căn cứ khi quyết định hình phạt Đây cũng làcăn cứ thé hiện nguyên tắc cá thé hoá hình phat trong LHS Căn cứ này đòihỏi Toà án khi quyết định hình phạt phải xác định loại và mức hình phạt cụthé không chỉ tương xứng với tinh chất và mức độ nguy hiểm của hành viphạm tội ma còn phù hợp với những đặc điểm về nhân thân của người phạmtội dé bảo đảm hình phạt đã tuyên đạt được mục đích trừng tri và giáo dục cảitạo người phạm tội.

Những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có rất nhiều, nhưngkhông phải tất cả những đặc điểm đó đều được cân nhắc, đánh giá khi quyết định hình phạt Theo chúng tôi, tiêu chuẩn dé xác định đặc điểm nào thuộc vềnhân thân người phạm tội cần được xem xét, cân nhắc khi quyết định hìnhphạt phải dựa vào hai tiêu chí sau đây: mot là, những đặc điểm thuộc về nhânthân người phạm tội có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội; hai

là, những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có liên quan đến việcđạt được mục đích của hình phạt Đó là những đặc điểm nhân thân có ảnhhưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội dam 6 đối với người dưới 16tuôi; phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội; phản ánh hoàn cảnh

đặc biệt của người phạm tội mà Tòa án phải xem xét khi quyết định hình

phạt [13, tr 327].

21

Trang 27

Những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội dâm ô đối với ngườidưới 16 tuổi có thể được chỉ rõ trong LHS hoặc không được chỉ rõ trong luậtnhưng được LHS cho phép Tòa án cân nhắc khi áp dụng khi quyết định hìnhphạt Nhân thân người phạm tội là một nội dung phản ánh tính chất, mức độnguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đồng thời là một căn cứ độc lậpphải xem xét khi quyết định hình phạt.

d) Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sựNhững tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiếtlàm cho những trường hợp phạm tội cụ thể của một tội phạm khác nhau vềmức độ nguy hiểm cho xã hội Những tình tiết này có ý nghĩa về mặt quyết định hình phạt, giảm hoặc tăng mức hình phạt trong một khung hình phạt nhất định, chứ không có tính chất bắt buộc như tình tiết định tội hoặc tình tiết tăngnặng, giảm nhẹ chuyển khung hình phat (tình tiết định khung hình phạt) Vì

vậy, khi xét xử Tòa án phải xác định tội danh và khung hình phạt trước, sau

đó mới cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng TNHS.

Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS không được quy định trongcác cau thành tội phạm cụ thé mà được quy định tại Phần chung của LHS Khiquyết định hình phạt, Tòa án phải căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăngnặng TNHS, đây chính là quy định có tính chất hướng dan, bắt buộc dé cụ théhóa một phần khi xem xét, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xãhội của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội Bởi vì, các tình tiết

giảm nhẹ và tăng nặng TNHS và nhân thân người phạm tội cũng là một trong

những cơ sở để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tộiphạm, trong số các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS có những tình tiếtthuộc về nhân thân người phạm tội Do vậy, nếu xem xét, cân nhac một cáchtong thé các căn cứ quyết định hình phạt thì căn cứ này đã thuộc về một phannội dung của căn cứ tinh chat và mức độ nguy hiêm cho xã hội của hành vi

22

Trang 28

phạm tội và nhân thân người phạm tội.Trên cơ sở đó, Tòa án đánh giá, xác

định giá trị pháp lý của hai loại tình tiết đối lập nhau trong việc làm tăng haygiảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó trong phạm vi một khung hình phạt cụ thể đã được xác định Từ đó đưa ra quyết định hình phạt của vụ

án là cần tăng nặng, cần giảm nhẹ, hay chỉ cần xử ở mức trung bình củakhung hình phạt Nếu tình tiết tăng nặng có mức độ ảnh hưởng lớn hơn tìnhtiết giảm nhẹ thì là trường hợp cần tăng nặng Hoặc ngược lại, nếu tình tiếtgiảm nhẹ có ảnh hưởng lớn hơn tình tiết tăng nặng thì là trường hợp cần giảmnhẹ Nếu cả hai loại tình tiết đều có mức độ ảnh hưởng tương đương nhau thì

là trường hợp bình thường Điều quan trọng trong trường hợp này là Tòa ánphải đưa ra được một nhận định là cần phải tuyên cho bị cáo một hình phạt ở

mức tăng nặng, ở mức giảm nhẹ hay ở mức trung bình của khung hình phạt,sao cho hình phạt đã tuyên tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho

xã hội của tội phạm, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, trong trường hợp này khi quyếtđịnh hình phạt, Tòa án phải vận dụng các nguyên tắc quyết định hình phạt,trong đó đáng chú ý là nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa để vận dụngnguyên tắc có lợi cho bị cáo.

1.4 Các yếu tố ảnh hướng đến hiệu quả của quyết định hình phạt đối vớingười phạm tội

Định tội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm tội dâm ô đốivới người đưới 16 tuổi là các giai đoạn áp dụng pháp luật vào giải quyết vụ ánhình sự liên quan đến tội phạm này Trong thực tế hoạt động áp dụng phápluật này chịu sự quy định, ảnh hưởng của nhiều yếu tố thuộc cả cơ sở hạ tang lẫn kiến trúc thượng tầng pháp lý, trong đó có những yếu tố chủ yếu sau:

Thứ nhất, hoạt động xây dựng hệ thống pháp luật hình sựHoạt động định tội danh và quyết định hình phạt có liên quan rất chặtchẽ với hoạt động xây dựng pháp luật hình sự Định tội danh và quyết định

23

Trang 29

hình phạt đối với tội dam ô đối với người dưới 16 tuổi thực chat là quá trìnhlựa chọn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự vào giải quyết vụ án cụ thê,

do đó yêu tố đầu tiên và là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượngcủa các hoạt động này đó là hệ thống pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và cácquy phạm pháp luật khác có liên quan đến tội dâm ô đối với người dưới 16tudi Dé thực hiện và áp dụng pháp luật có hiệu quả trước hết phải có phápluật hình sự tốt, hoàn chỉnh, đồng bộ, sát thực tế, phù hợp với các quy luậtkhách quan của sự phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với những điều kiện kinh

tế , chính trị,văn hóa xã hội, tâm lí, tổ chức cự thé: Ngoài quy định tại Điều

146 BLHS hiện hành, các quy định tại Phần chung BLHS, đặc biệt là các quy định liên quan đến hình phạt và quyết định hình phạt cũng như các quy định

về các tội phạm khác về tình dục có liên quan cũng cần được hoàn thiện, nhất

là phạm vi tội phạm hóa các tội phạm tình dục, trong đó có tội dâm 6 đối với

người dưới l6 tudi Quy định tội phạm va hình phạt cần được nhìn nhận dưới

góc độ bảo vệ quyền con người của không chỉ nạn nhân mà cả chủ thể thựchiện Cần có sự thống nhất đồng bộ hóa việc quy định tội phạm tình dục nóichung và tội dâm ô đối với người đưới 16 tuôi nói riêng với các lĩnh vực khoahọc khác; cần chủ trọng đến nguyên tắc phân hóa chính xác TNHS Ngoài ra hoàn thiện LHS phải chú đến sự tương thích với các chuẩn mực quốc tế liên

quan đến bảo vệ nhân phẩm, danh dự, quyền tự do tình dục, bảo vệ sức khỏe

của trẻ em Bên cạnh đó vấn đề bảo đảm kỹ thuật lập pháp cũng cần phải quantâm dé thống nhất trong nhận thức và áp dụng LHS liên quan đến định tộidnah và quyết định hình phạt đối với người phạm tội về tình dục nói chung vàtội dam 6 đối với người dưới 16 tuổi nói chung.

Ngoài việc hoàn thiện PLHS liên quan đến định tội và quyết định hìnhphạt đối với tội đâm ô đối với người đưới 16 tuổi cũng cần rà soát hoàn thiện

hệ thống pháp luật tố tụng hình sự đầy đủ cũng là yếu tố đảm bảo cho quy

24

Trang 30

trình tổ tụng được diễn ra hợp pháp, bảo đảm các quyền và nghĩa vụ củanhững chủ thé tham gia tố tụng.

Thứ hai, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của người quyết

định hình phạt

Chất lượng đội ngũ Tham phán, Hội thâm nhân dân luôn là yếu tố quyết

định cho việc giải quyết vụ án hình sự có hiệu quả Định tội danh và quyết

định hình phạt về tội dam 6 đối với người dưới 16 tudi là hoạt động của chủthể có thâm quyền trong việc xác định hành vi người phạm tội thực hiện cóthỏa mãn quy định tại Điều 146 BLHS hiện hành hay không, nếu thỏa mãn thìthuộc điểm, khoản nào của điều luật và tương ứng sẽ phải chịu trách nhiệm theo khung hình phạt tại điểm, khoản nào, căn cứ quyết định hình nào nào được áp dụng Vì vậy, dé đảm bảo định tội danh và quyết định hình phạt mộtcách đúng dan đòi hỏi người có thâm quyên định tội danh và quyết định hìnhphạt phải có nên văn hóa pháp lý vững chắc, kiến thức pháp luật, năng lựcchuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm nghề nghiệp phong phú, theo đó ngoàiviệc nam vững các quy định của pháp luật như các yếu tố cầu thành tội phạm,

các giai đoạn thực hiện tội phạm, các trường hợp loại trừ trách nhiệm hìnhsự còn phải xem xét, đánh giá các tình tiết của vụ án một cách khách quan, toàn diện, vô tư, tránh suy diễn chủ quan, quy kết không có căn cứ.

Trình độ, năng lực chuyên môn của họ trước hết vào chất lượng vàchuyên môn đảo tạo Do vậy, theo quy định chung, việc tuyển dụng, đảo tạo,bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuân chức danh và vị trí việc làm là giải phápquan trọng hàng đầu không thê thay thế Theo đó, chuyên môn đào tạo đượcxem là tiêu chuẩn chính chứ không phải yêu cầu về bằng cấp cao

Tham phan, Hoi thâm nhân dân thu lý giải quyết vụ án hình sự về tộidâm ô đối với người dưới 16 tuổi phải có kỹ năng, nghiệp vụ xét xử và nó phải gắn với chuyên môn dao tạo và kinh nghiệm làm việc Xuất phát từ tinh

25

Trang 31

đặc thù của hoạt động xét xử, các kỹ năng cần thiết trong hoạt động này được

cụ thê hóa thành quy trình, quy phạm đòi hỏi phải được thực hiện một cáchthống nhất Ngoài việc tinh thông nghiệp vụ, nắm vững trình tự, thủ tục giảiquyết án, tính chuyên nghiệp của Thâm phán và Hội thẩm nhân dân (hội đồngxét xử) còn thé hiện thông qua nhiều khía cạnh khác, ké cả sử dụng các công

cụ hỗ trợ (như ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin ) cũng như khả

năng thích nghi, giao tiếp,

Người có thâm quyền định tội danh và quyết định hình phạt (Thamphán, Hội thâm nhân dân) không chỉ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ màcòn có phâm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương

và đề cao văn hóa công vụ, nhất là văn hóa giao tiếp, ứng xử.

Thứ ba, giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự liên quan đếntội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

Giải thích PLHS là hoạt động tat yếu, đóng vai trò quan trọng trong quátrình thực hiện pháp luật, giúp cho PLHS được thực hiện một cách đúng đắn vàthong nhất Day là một hoạt động giúp đưa pháp luật đi vào cuộc sông Dé địnhtội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm tội dâm ô đối với ngườidưới 16 tuôi, thì trước hết việc nhận thức các quy định của PLHS liên quan đến tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi và các quy định liên quan đến quyết địnhhình phạt đối với tội này sao cho đúng và thống nhất cần phải được đặt ra,muốn làm được điều đó thì cần phải thực hiện giải thích pháp luật.

Hoạt động giải thích PLHS là hoạt động tất yếu dé hoàn thiện hoạt độnglập pháp, đưa những khái niệm tư duy trừu tượng đi vào thực tiễn Để đảmbảo cho kết quả giải thích pháp luật hợp pháp, mang tính khoa học và kháchquan thì các chủ thê giải thích và hoạt động giải thích cần phải được quy định

và tuân theo một phương thức, quy trình nhất định Đó là những phương pháp

và cách thức tiếp cận các quy phạm pháp luật theo một trình tự chặt chẽ, từ

26

Trang 32

việc xác định nhu cầu, nghiên cứu, phân tích, giải thích và công bố kết quả.

Hoạt động giải thích pháp luật nói chung và PLHS nói riêng ở nước ta do

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đảm nhiệm, tuy vậy, hoạt động trênchưa thực sự có hiệu quả và đáp ứng được những yêu cầu giải thích pháp luậtcủa xã hội Đề giải quyết kịp thời nhu cầu giải thích pháp luật mà thực tiễnđặt ra, TANDTC buộc phải thực hiện công tác hướng dẫn đường lối xét xửthống nhất, hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất nhiều hơn mà có nhữngkhi lẫn sang hoạt động giải thích pháp luật thuộc thâm quyền của UBTVQH.Gần đây, TANDTC được trao thâm quyền ban hành án lệ (theo Luật tổ chứcToa án nhân dân năm 2014), tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn khá hạn chế

Về tội dâm ô đối với trẻ em (người dưới 16 tuổi) đã được TANDTChướng dẫn bằng các văn bản hướng dẫn như: Bản tổng kết và hướng dẫnđường lối xét xử tội hiếp dâm và các tội phạm khác về mặt tình dục số 329-HS2 ngày 11/05/1967 (Ban tong kết 329-HS2); Thông tư liên tịch số 01/1998ngày 02/01/1998 của TANDTC-VKSNDTC-BNV hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đôi bố sung một số điều của BLHS cũng đã hướng dẫn

về hành vi dâm ô; Nghị quyết 06/2019 hướng dẫn dẫn áp dụng một số quyđịnh tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của BLHS và việc xét xử

vu án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi Nghị quyết 06/2019 được banhành thay thế các văn bản hướng dẫn trước đó của TANDTC đã đưa ra địnhnghĩa về dâm ô và liệt kê các hành vi dâm ô cụ thể tại khoản 3 Điều 5 Tuynhiên Nghị quyết 06/2019 vẫn còn có những hướng dẫn không rõ ràng, trùnglắp, chưa chính xác (luận văn sẽ trình bày cụ thể ở chương 3) Vì vậy để ápdụng đúng đắn và có hiệu qủa các quy định của BLHS liên quan đến định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi các

cơ quan có thâm quyền, bên cạnh sửa đổi, hoàn thiện BLHS còn cần phải giảithích, hướng dẫn kịp thời, đúng đảm bảo sự thống nhất trong nhận thưc và ápdụng PLHS của cơ quan tiền hành tố tụng hình sự.

27

Trang 33

TIỂU KET CHUONG 1

Hoạt động quyết định hình phạt là một trong những hoạt động quantrong trong tố tụng hình sự, đòi hỏi những người tham gia tiến hành tổ tụngphải am hiếu pháp luật và có kinh nghiệm cũng như có thé nắm bắt được tâm

lý người phạm tội và tâm lý nạn nhân dé từ đó có thé quyết định hình phạtchính xác, công bang

Đối với tội dam 6 đối với người dưới 16 tudi, đây là một loại tội có cấu thành gần giống đối với một số tội như hiếp dâm người dưới 16 tuổi, giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nên việc quyết định hình phạt đối với tội dam ô đối với người dưới 16 tuôi trong nhiều trường hợp là tương đối phức tạp.

Vì vậy, việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quyết định hình phạt đối với tộidâm ô đối với người dưới 16 tuổi là nhiệm vụ quan trọng trong việc quyếtđịnh hình phạt đối với tội dam ô đối với người dưới 16 tuổi nói riêng và đốivới các tội phạm hình sự nói chung Việc làm sáng tỏ các cơ sở lý luận vềquyết định hình phạt sẽ làm cho việc quyết định hình phạt đối với tội dâm ôđối với người dưới 16 tuôi nói riêng và các tội phạm khác nói chung sẽ tránh được oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm Nhằm bảo đảm pháp chế cũng như thượng tôn pháp luật trong nhà nước pháp quyên.

28

Trang 34

CHƯƠNG 2CÁC QUY ĐỊNH CUA BO LUẬT HÌNH SỰ 2015 VE QUYET ĐỊNH

HÌNH PHAT LIEN QUAN DEN TOI DAM Ô DOI VỚI NGƯỜI DƯỚI

16 TUOI VA THUC TIEN AP DUNG

2.1 Các dau hiệu pháp lý và hình phạt quy định với tội dâm 6 đối vớingười dưới 16 tudi

2.1.1 Các dấu hiệu pháp lý của tội dâm 6 doi với người dưới 16 tuổi

Theo Điều 146 BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định tội dâm ôđối với người dưới 16 tuổi là trường hợp “người nào đủ 18 tudi trở lên mà cóhành vi dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấuhoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác”

* Khách thể của tội phạmTội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi xâm phạm đến quyền được bảo vệ

về thân thể, nhân phẩm, danh dự và sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em và trước hệt tội phạm xâm hại đến tự do tình dục của người dưới

16 tuổi

Đối tượng tác động của tội phạm này là người đưới 16 tuổi

* Dầu hiệu thuộc về mặt khách quan cua tội phạm Hành vi khách quan phạm tội là hành vi dam ô đối với người dưới 16 tuôi Theo hướng dẫn của của Hội đồng thâm phán TANDTC tại Nghị quyết

số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 thì: “3 Dâm 6 quy định tại khoản 1Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặckhác giới tính tiếp xúc về thé chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quan áovào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của ngườidưới 16 tuổi có tinh chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tinh dục”

Hành vi phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi chỉ được giới hạn ởcác hành vi tiếp xúc về thé chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo bộ

29

Trang 35

phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới l6tuôi có tính chất tình duc nhưng không nhằm quan hệ tình dục.

Đề làm rõ hơn, khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019 của TANDTC chỉ ranhững hành vi cụ thể được coi là hành vi dâm ô, bị xử lý hình sự, đó là:

a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (vi dụ: đụngchạm, cọ xát, chà xát ) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phậnkhác của người dưới 16 tuổi;

b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi ) tiếp

xúc (vi du: vudt ve, SỜ, bop, cầu véo, hôn, liém ) với bộ phận sinh dục, bộ

phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

c) Dùng dụng cụ tình duc tiếp xúc (ví dụ: đụng cham, cọ xát, cha xát )với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người đưới 16 tuổi;

d) Du dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của

họ tiếp xúc (vi dụ: vuốt ve, sò, bóp, cấu véo, hôn, liém ) với bộ phận nhạy

cảm của người phạm tội hoặc của người khác;

d) Các hành vi khác có tinh chất tình dục nhưng không nhằm quan hệtình duc (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy của người dưới 16 tuổi) ”

Tội phạm này có cấu thành hình thức, chi cần người phạm tội thực hiệnmột trong những hành vi nêu trên thì coi là tội phạm hoàn thành, không cầnhậu qủa xảy ra.

* Dầu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạmChủ thê của tội phạm này là bat cứ ai có năng lực TNHS và đạt từ đủ 18tuổi trở lên

* Dấu hiệu thuộc về mặt chi quan cua toi phạm Tội dâm 6 đối với người đưới 16 tuổi là tội được thực hiện bang lỗi có ý Mục đích của người phạm tội cần phải xác định được Nếu người phạm tộithực hiện hành vi phạm tội nêu trên nhưng không nhằm thực hiện hành vi

30

Trang 36

giao câu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác thì thỏa mãn mặt chủ quan củatội phạm này Nếu người phạm tội thực hiện hành vi nêu trên những với mụcđích giao cau hoặc quan hệ tình dục khác thì sẽ bị xử phạt về những tội phạm

tình dục khác.

Về ý thức chủ quan không cần đòi hỏi người phạm tội biết rõ nạn nhân làngười dưới 16 tuổi.

2.1.2 Hình phạt quy định doi với tội dâm 6 người dưới 16 tuổi

Điều 146 BLHS quy định 3 khung hình phạt Khung cơ bản quy địnhhình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, trong trường hợp phạm tội thỏa mãn các dau hiệu định tội trong khoản 1.

Khung hình phạt tăng nặng TNHS đối với tội dâm ô người dưới 16 tuổi tại khoản 2 quy định phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, nếu có một trong nhữngtình tiết sau:

- Phạm tội có tô chức Đây là hình thức đồng phạm có sự tham gia có tôchức, tức là trường hợp những người đồng phạm về tội dâm 6 người dưới 16tuổi có sự cau kết chặt chẽ với nhau thực hiện tội phạm

- Phạm tội dâm 6 đối voi người dưới 16 tuổi 02 lan trở lên Đây làtrường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lênnhưng chưa bị truy cứu TNHS và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS.

- Phạm tội đối với 02 người trở lên;

- Phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc,

31

Trang 37

Khung hình phạt tăng nặng TNHS đối với tội dâm 6 người dưới 16 tuổitại khoản 3 quy định phạt tù từ 07 năm đến 12 năm, nếu có một trong nhữngtình tiết sau:

- Gây rồi loạn tâm than và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tốn thương cơthể 61% trở lên;

- Làm nạn nhân tự sát Điểm b khoản 3 đòi hỏi hậu quả của hành vi

phạm tội là dẫn đến nạn nhân tự sát, không đòi hỏi nạn nhân tự sát phải chết.

Ngoài hình phạt chính, khoản 4 Điều 146 quy định hình phạt b6 sung

có thé áp dụng đối với người phạm tội là cắm đảm nhiệm chức vụ, cam hànhnghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

2.2 Các căn cứ khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

Như chương 1 tác giả đã trình bày việc quy định các căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội trong BLHS có ý nghĩa quan trọng, nó là cơ

sở pháp lý dé dựa vào đó Tòa án có thé quyết định hình phạt đúng, khắc phục,hạn chế tình trạng tùy tiện, thiếu thống nhất trong quyết định hình phạt Nếukhông dựa vào các căn cứ do luật quy định khi quyết định hình phạt, hìnhphạt áp dụng sẽ không đặt được mục đích, không bảo đảm cho bản án có tính hợp pháp, có căn cứ pháp lý.

Vì vậy, khi quyết định loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể, Tòa áncần phải xem xét, cân nhắc đánh giá các căn cứ quyết định hình phạt một cáchđầy đủ, toàn diện và biện chứng Giữa các căn cứ quyết định hình phạt nêutrên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và luôn thể hiện trong một thé thống nhất Tòa án cần phải năm chắc nội dung, ý nghĩa pháp lýcủa từng căn cứ có tính nguyên tắc đó, cũng như mối liên hệ giữa chúng khiquyết định hình phạt

32

Trang 38

Điều 50 BLHS năm 2015 quy định những căn cứ chung để Tòa án dựavào đó khi quyết định hình phạt đối với người phạm các tội nói chung, trong

đó có tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuôi, đó là:

- Các quy định của BLHS;

- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;

- Nhân thân người phạm tội;

- Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS.

a) Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

Đối với người phạm tội, khi quyết định hình phạt Tòa án phải căn cứ vàocác quy định của BLHS Đây là đòi hỏi quan trọng của nguyên tắc pháp chếXHCN khi quyết định hình phạt

Khi quyết định hình phạt Tòa án trước hết phải căn cứ vào các quy địnhcủa BLHS, tức là phải căn cứ vào các quy định của Phần chung và Phần các

áp dụng các biện pháp như: Miễn TNHS (Điều 29), miễn hình phạt (Điều 59);

về án treo (Điều 65) ;

* Căn cứ vào các quy định của Phần các tội phạm của BLHS, đó là căn

cứ Điều 146 BLHS quy định về tội dam ô đối với người đưới 16 tuổi

33

Trang 39

b) Căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi

phạm tội

Thực tiễn xét xử cho thấy, khi cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểmcho xã hội của tội phạm đã thực hiện, Tòa án thường xem xét các dấu hiệuSau:

- Tính chất, tầm quan trọng và giá trị của quan hệ xã hội bị hành vi phạmtội dam 6 đối với người dưới 16 tuổi xâm hại;

- Dạng hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện;

- Hậu quả thiệt hại đã gây ra cho người dưới 16 tuổi; tuổi của nạn nhân;

- Mức độ thực hiện tội phạm;

- Phạm tội riêng lẻ hay là đồng phạm, hình thức đồng phạm;

- Công cụ, phương tiện phạm tội, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa

điểm, hoàn cảnh thực hiện tội phạm;

- Mức độ lỗi, mục đích phạm tội và động cơ phạm tội;

- Nguyên nhân, điều kiện phạm tội;

- Những đặc điểm nhân thân ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã

hội của hành vi phạm tội, v.v

c) Căn cứ nhân thân người phạm tội

Việc cân nhắc nhân thân người phạm tội giúp cho Tòa án không những hiểu được tính chất con người phạm tội mà còn đánh giá được khả năng giáodục, cải tạo họ dé có hình phạt và mức hình phat phù hợp, giúp cho Tòa ánđánh giá được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạmtội, nguyên nhân, điều kiện của việc thực hiện tội phạm Trên cơ sở đó, Tòa

án thực hiện được nguyên tắc cá thể hóa hình phạt và bảo đảm nguyên tắccông bằng khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội

Nhân thân người phạm tội là một khái niệm rộng, đa dạng, nhưng khi

cân nhắc nhân thân người phạm tội để quyết định hình phạt thì không có

34

Trang 40

nghĩa là xem xét nhân thân nói chung mà chỉ xem xét những đặc điểm nhấtđịnh liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội cụ thé cũng như liên quan đếnmục đích của hình phạt Để quyết định hình phạt đúng, một trong những đòihỏi quan trọng là phải làm rõ những đặc điểm về nhân thân người phạm tội.Những đặc điểm về nhân thân người phạm tội được thê hiện trong lý lịch bị

can, bi cáo và các tài liệu khác có liên quan CQDT, VKS và Tòa án phải

chứng minh những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo

Nhân thân người phạm tội bao gồm cả mặt tốt và cả mặt xấu Trong một

số trường hợp có những đặc điểm về nhân thân người phạm tội đã được quyđịnh là yếu tố loại trừ TNHS, miễn hình phạt, định tội, định khung hình phathoặc quy định là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS, do đó, khi quyếtđịnh hình phạt cần phân biệt từng trường hợp cụ thể Tòa án cũng cần phảicân nhắc đầy đủ các đặc điểm về nhân thân người phạm tội chưa quy định là yếu tô định tội, định khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng, là tình tiếtgiảm nhẹ TNHS.

d) Căn cứ những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự

Khi quyết định hình phạt Tòa án phải cân nhắc những tình tiết giảm nhẹTNHS, những tình tiết tăng nặng TNHS

Việc vận dụng những tình tiết giảm nhẹ TNHS, những tình tiết tăng nặngTNHS chính xác giúp Tòa án đánh giá đúng đắn tính chat vụ án, tính chất vàmức độ nguy hiểm của hành vi và người phạm tội, trên cơ sở đó mới có théquyết định loại và mức hình phạt công băng, có căn cứ và đúng pháp luật Tòa

án cần phải nhận thức, quán triệt được đầy đủ nội dung, ý nghĩa pháp lý củatừng tình tiết cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 1 Điều 52của BLHS và đồng thời phải chú ý những điểm sau:

35

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê số liệu của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2018 đến năm 2022. - Luận văn thạc sĩ luật học: Quyết định hình phạt đối với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng th ống kê số liệu của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2018 đến năm 2022 (Trang 47)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w