1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn thành phố Hà Nội)

94 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 22,51 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN TÀI LINH

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE

BIEN PHAP NGAN CHAN BAO LINH TRONG LUAT

TO TUNG HÌNH SU VIET NAM

LUẬN VAN THẠC SĨ LUẬT HOC

HÀ NOI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN TÀI LINH

Chuyên ngành: Luật hình sự và tổ tung hình sự Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Vũ Gia Lâm

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành đề tài Luận văn của mình, trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các quý thầy cô Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt

thời gian học tập và rèn luyện tại trường.

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn —

TS Vũ Gia Lâm, người đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện dé tài Luận văn này Với vốn kiến thức và kinh nghiệm công tác còn hạn chế nên đề tài Luận

văn của tôi không thé tránh khỏi những thiếu sót Tôi rat mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để Luận văn được thêm hoàn chỉnh Đó sẽ là hành trang quý giá đề tôi có thể hoàn thiện mình sau này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày thang 9 năm 2023Tác giả luận văn

NGUYEN TÀI LINH

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Một số vấn dé lý luận và thực tiễn về biện

pháp ngăn chan bảo lĩnh trong luật tổ tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn thành phố Hà Nội)” là công trình nghiên cứu khoa học

độc lập không có sự sao chép của người khác Các kết quả nêu trong Luận

văn chưa được công bố trong bat ky cong trinh nao khac Cac số liệu, ví du và

trích dẫn trong Luận văn đảm bao tính chính xác, tin cậy, trung thực va có

nguồn sốc ro rang Néu phát hiện có bat ky sự gian lận nao, tôi hoàn toàn chiu trách nhiệm về nội dung Luận văn của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2023

Tác giả

NGUYÊN TÀI LINH

il

Trang 5

DANH MỤC TU VIET TAT

STT | Cụm từ viết tat Ý nghĩa

1 BLHS Bộ luật hình sự

2 BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự

3 BPNC Biện pháp ngăn chặn

4 TAND Tòa án nhân dân

5 TANDTC Tòa án nhân dân tối cao 6 THTT Tiến hành tổ tụng

7 TTHS Tó tụng hình sự

8 VKSND Vién kiém sat nhan dan

9 VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao

ill

Trang 6

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

LOT CẢM ƠN 5 5c 222221 2122122121111 21121101 0111112112111111 1 1 cee i LOT CAM ĐOAN 52c 21 2 2 2122112112111 0112111111211 111 111 11a ii

DANH MỤC TU VIET TAT 0 ccccccccsscsssesssessesssecssessecssessecssessecssecsesssesseceses iii

DANH MỤC BANG, BIEU 0.0 c.cccccccsscssesssssessesesessessessesesessessessesesesseesesees vi

);798(98271027Ẻ -⁄£⁄ 1 CHUONG 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VA QUY DINH CUA BO LUAT TO TUNG HÌNH SU NĂM 2015 VE BIEN PHÁP NGAN CHAN BAO LINH 0 10

1.1 Một số van dé lý luận về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong luật tố tung

hình SỰ -. - C22301 1n ng ng ng KT re 10

1.1.1 Khái niệm biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong tổ tụng hình sự 10 1.1.2 Đặc điểm của biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong tố tụng hình sự 14 1.1.3 Ý nghĩa của việc quy định và áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong tố tụng hình Sự - 2-52 5%5E+2E+2E2EE2E12E157157171211211211211 21111 xe 18

1.1.4 Phân biệt biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh với biện pháp ngăn chặn cam đi

khỏi NOT CƯ ẦTÚ - - 111611911 11 1 101 1h nh ng nh HH nghệ 21

1.2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp ngăn chặn

BAO Vi XiỶä5aẢ 23

1.2.1 Đối tượng và căn cứ áp dung biện pháp ngăn chặn bao lĩnh 23 1.2.2 Chủ thé nhận bảo lĩnh - ¿2 2 2 ++2E+£E£E£E2E2EEerxerxerxersees 28 1.2.3 Trách nhiệm pháp lý của người được bảo lĩnh và chủ thé nhận bảo lĩnh 31

1.2.4 Tham quyên và trình tự, thủ tục, thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn

1.2.5 Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh - 39 Kết luận Chương I - 2-2-5 SE2E2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEE211211211 1111 cxe 42

iv

Trang 7

CHƯƠNG 2 THUC TIEN ÁP DUNG BIEN PHÁP NGAN CHAN BAO

LINH TAI THANH PHO HA NOI VA MOT SO GIAI PHAP NANG

CAO HIEU QUA AP DUNG wu ceccecccescsssesssessesssessesssessessesssssesssetsesssessesssers 43

2.1 Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh từ năm 2018 — 2022 trên

địa bàn thành phố Hà Nội - 2 2 2 E+EE£EE£EEEEEEEEEEE2EE2EE2EEEECrkrrkree 43 2.1.1 Kết quả áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh thay thé biện pháp ngăn

chặn tạm giam trong giai đoạn điều tra tại thành phố Hà Nội 45

2.1.2 Một số tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh52

2.1.3 Nguyên nhân của những tôn tại, hạn chế trong việc áp dụng biện pháp

§ 1008918 ;19Ẵiì:1:0 11 17 57

2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong luật tố tụng hình sự từ thực tiễn thành phố Hà Nội 67

2.2.1 Giải phap lập pháp c1 3321111121111 1 1811111111 krree 672.2.2 Giải pháp khác - - - - -s + x k2 111 nh TH HH ng 72

Kết luận Chương 2 - 2-2-5 2E E2E121112171711211211211 1111111 cxe 79 KET LUẬN - ¿552252 EE2EEEEEEEEE711211211211211271 1111.1121111 1 c1 xe 80

TÀI LIEU THAM KHAO 2 <5 S‡E‡EE+EE‡E£EEEEEEEEEErEerkerkerkrex 81

Trang 8

DANH MỤC BANG, BIEU

Bảng 2.1: Tình hình thụ lý án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn

từ năm 2018 - năm 2022 - - - 6 + E2 E19 1h ng nu ng ng nàn rưệt 44

Bảng 2.2: Tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh thay thế BPNC tạm giam trong giai đoạn điều tra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2018

~ MAM 02)/⁄NIIIIiÝỶÝÝỀÝ 46

Biểu đồ 1: Tinh hình áp dụng biện pháp ngăn chặn bao lĩnh thay thế BPNC tạm giam trong giai đoạn điều tra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2018

2/2 47

VI

Trang 9

PHAN MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của dé tài

Theo quy định tại Điều 109 BLTTHS Việt Nam, các BPNC gồm có: G1ữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền dé bảo đảm, cắm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh Các BPNC mang tính cưỡng chế nhà nước được các cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo, người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm, gây khó

khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự Pháp luật cho phép các cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các BPNC trong những trường hợp cần thiết nhưng không được áp dụng một cách tùy tiện nhằm đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm gan với việc bảo vệ quyền con

người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việc áp dụng các BPNC có ảnh hưởng trực tiếp đến quyên lợi của đối tượng bị áp dụng, đặc biệt 14 quyền nhân thân và quyền tự đo cá nhân Bởi vậy đòi hỏi các cơ quan có thâm quyền phải hết sức thận trọng, áp dụng các quy định của pháp luật TTHS một cách

nghiêm chỉnh, chính xác.

Trong số các BPNC được BLTTHS quy định, bảo lĩnh là một trong các biện pháp không tước tự do của người bị áp dụng, thé hiện được tinh ưu việt khi vừa bảo đảm được yêu cầu chung của một BPNC đó là ngăn chặn tội

phạm, không cho người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm lại vừa tạo điều

kiện cho bị can, bị cáo không bị tách ra khỏi cộng đồng, không bị hạn chế

quyền con người, quyền công dân, miễn sao việc thực hiện các quyền này

không gây cản trở, khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử Quy định của BLTTHS hiện hành đã cơ bản đáp ứng được tỉnh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến

Trang 10

năm 2020 mà một trong những nhiệm vụ được đặt ra là: “hạn chế việc áp dụng

biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm” [1] Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn do người có thâm quyền áp dụng dé thay thế biện pháp tạm giam

đối với bị can, bị cáo; là biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn tạm giam Với tư cách là một BPNC, bảo lĩnh là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan THTT thực thi pháp luật, thu hút sự tham gia của đông đảo quan chúng nhân

dân vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời gắn kết trách

nhiệm, thể hiện tình cảm, sự tin tưởng người nhận bảo lĩnh và quyết tâm cải

tạo của bị can, bị cáo.

Trong thời gian qua, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp, đã đặt ra những yêu cầu mới cho công tác đấu tranh phòng chống tội

phạm nói chung và việc áp dụng các BPNC nói riêng Nhờ việc áp dụng

BPNC bảo lĩnh nên Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã giải quyết được nhanh chóng nhiều vụ án hình

sự, hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với nhiều bị can, bị cáo, giảm tải cho các cơ sở giam giữ Bảo lĩnh là một biện pháp có nhiều ưu điểm, tuy nhiên việc áp dụng BPNC này trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thực tế

nhiều năm qua cũng bộc lộ những hạn chế, vướng mắc về pháp luật, về mặt

nhận thức, tổ chức thực hiện Việc xác định nguyên nhân của những hạn chế này và đề ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện

pháp này trong thực tế là rất cần thiết.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số vẫn đề lý luận và thực tiễn về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong luật tô tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn thành phố

Hà Noi)” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

Trang 11

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Việc áp dụng BPNC bảo lĩnh cũng như các BPNC khác, là một vấn đề rất nhạy cảm và nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà làm thực tiễn trong lĩnh vực TTHS bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền

cơ bản của con người, của công dân Có thé ké đến một số công trình nghiên cứu tiêu biéu có liên quan đến đề tài như:

- Thứ nhất, về sách, giáo trình có:

+ Sách chuyên khảo: “Các biện pháp ngăn chặn và van dé nâng cao

hiệu quả của chúng” của TS Nguyễn Vạn Nguyên, Nxb Công an nhân dân,

1995; “Những biện pháp ngăn chặn trong Tổ tụng hình sự” của TS Nguyễn Mai Bộ, Nxb Chính trị Quốc gia, 1997; “Các biện pháp ngăn chặn trong to tụng hình sự - những van dé về lý luận và thực tiễn” của TS Nguyễn Duy Thuan, Nxb Công an nhân dân, 1999; “Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng

chế tô tụng hình sw” của TS Trần Quang Tiệp, 2005, Nxb Chính trị Quốc gia; “Chế định các biện pháp ngăn chặn theo Luật to tung hinh su Viét Nam” cua

TS Nguyễn Trọng Phúc, Nxb Chính tri Quốc gia, 2010; PGS.TS Nguyễn Hòa Bình (chủ biên) “Những nội dung mới trong Bộ luật to tụng hình sự năm 2015”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2016; TS Phạm Mạnh Hùng Binh luận khoa học Bộ luật tổ tụng hình sự năm 2015, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2018.

+ Giáo trình “Luật t6 tụng hình sự Việt Nam” của Trường Đại học

Kiểm sát Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2016; Giáo trình “Luật t6

tụng hình sự Việt Nam ” của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019; Giáo trình “Luật tổ tụng hình sự Việt

Nam “của Truong Dai học Luật Ha Nội, Nxb Công an nhân dan, 2022.

Các công trình đã nêu không thể thiếu được cho việc thực hiện đề tài bởi

vì trong đó không chỉ chứa đựng lý luận TTHS về các vấn đề cơ bản của BPNC

Trang 12

mà đề tài phải giải quyết mà còn có những chỉ dẫn cho việc xác định phương pháp luận nghiên cứu đề tài.

- Thứ hai, các công trình nghiên cứu là luận văn thạc sỹ, luận án tiễn sĩ

có: Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Lê Thanh Bình “Căn cứ áp dụng

biện pháp ngăn chặn trong tổ tụng hình sự Việt Nam”, Trường Dai học Luật

Hà Nội, 2010; Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Hoàng Thị Diệp “Biện

pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam”, Khoa Luật

-Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014; Luận văn thạc sỹ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Thanh Loan “Bảo vệ các quyên con người bằng các quy phạm của chế định các biện pháp ngăn chặn trong pháp luật tổ tụng hình sự - Một số vấn dé về lý luận và thực tiên”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội,

2015; Luận văn thạc sỹ của tác giả D6 Quý Cường “Các biện pháp ngăn chặn

cam di khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị dé bảo đảm theo luật tổ tụng hình sự Việt Nam”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội,

2016; Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Hiền “Biện pháp

ngăn chặn bảo lĩnh trong to tụng hình sự Việt Nam ”, Trường Dai học Luật Ha

Nội, 2017; Luận văn thạc sỹ của tác giả Không Minh Quân “Các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật to tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tinh Vĩnh Phúc”, Học viện Khoa học xã hội, 2018; Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Điệp “Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong to tụng

hình sự Việt Nam Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, Trường Đại học

Luật Hà Nội, 2005; Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Trọng Phúc “Chế định các biện pháp ngăn chặn theo Luật to tụng hình sự Việt Nam”, Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

Thực tế, đã có khá nhiều luận văn, luận án nghiên cứu tổng quan cũng

như chỉ tiết các nội dung liên quan đến các BPNC nói chung và về BPNC bảo

lĩnh nói riêng Các công trình khoa học nói trên, đã gợi mở cho tác gia nhiêu ý

Trang 13

tưởng khoa học, là những tài liệu rất bổ ích được sử dung trong quá trình nghiên cứu đề tài, rất có giá trị để đề tài kế thừa thông tin, số liệu đối chứng, ý tưởng nghiên cứu mà vẫn không bị trùng lặp vì có sự khác nhau về các yếu tố như: cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu; thời gian nghiên cứu; chất liệu nghiên

cứu Tuy nhiên, tác giả nhận thấy chưa có công trình nao nghiên cứu toàn diện

về BPNC bảo lĩnh, chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong BLTTHS năm 2015

sửa đổi, bỗ sung năm 2021 (sau đây gọi là BLTTHS năm 2015) về biện pháp

nay xuat phat từ thực tiễn một địa ban phức tap về tình hình tội phạm như thành phố Hà Nội Điều này đã đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống, sâu rộng hơn nữa các nội dung liên quan đến BPNC bảo lĩnh và thực tiễn áp dụng biện pháp này trên một địa bản cụ thé.

- Thứ ba, về các bài viết đăng trên tap chi: Bài viết của tác giả Bùi Kiên

Điện “Về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh”, Tap chí Luật học số 1-1999; Bai viết của tác giả Nguyễn Văn Dũng “Biện pháp bảo lĩnh trong tô tụng hình sự và những bat cập ”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 12-2002; Bài viết của tác

giả Trịnh Tiến Việt “Về biện pháp ngăn chặn bao lĩnh trong Bộ luật Ti 6 tung

hình sự năm 2003”, Tạp chi Tòa án nhân dân số 14-2006; Bài viết của tác giả

Tran Quang Tiệp “Một số vấn dé về biện pháp bảo lĩnh quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí Kiểm sát số 15-2006; Bài viết của tác giả Nguyễn Đức Thuận “Vé việc áp dung các biện pháp ngăn chặn theo

quy định của Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí Luật học SỐ

7-2008; Bài viết của tác giả Lê Thị Tuyết Hoa “Vé các biện pháp ngăn chặn trong To tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát số 18, 20-2008; Bài viết của tác giả

Nguyễn Đình Bình “M6ét số ý kiến về hoàn thiện các quy định về các biện

pháp ngăn chặn trong to tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát sô 5-2008; Bài viết của tác giả Phạm Ngọc Ánh “Những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng biện

pháp ngăn chặn (Đặt tiên hoặc tài sản có giá trị dé bảo đảm)”, Tạp chí

Trang 14

TAND số 14- 7/2010; Bài viết của Hoàng Yến “Đặt tiển để khỏi bị giam, luật chưa rõ ràng”, Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh (2010); Bài viết của tác giả Trịnh Tiến Việt “Pháp luật về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh và hướng sửa đối bồ sung”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2-2012; Bài viết của tác giả Phạm Ngọc Ánh “Một số vuong mắc bất cập khi áp dụng Diéu 92 Bộ luật Tổ tụng hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 8-2012; Bài viết của tác giả Vũ

Gia Lâm “Hoàn thiện một số quy định cua Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn”, Tạp chí Luật học số

9-2012; Bài viết của Th.s Nguyễn Sơn Hà “Hoàn thiện các quy định về biện pháp ngăn chặn trong tô tụng hình sự nhằm bảo đảm quyền của bị can, bị cáo đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí khoa học Kiểm sát số 20-10/2014; Bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Kiện “Về việc áp dụng biện pháp

ngăn chặn bảo lĩnh và cam di khỏi nơi cư trú trong to tụng hình sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 20-2014.

Những bài viết trên tuy đã đề cập được đến nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến BPNC bảo lĩnh nhưng chưa được day đủ, chưa có tính hệ thống như: có bài viết đã phân tích được những vướng mắc, bất cập khi áp dụng các

quy định của BLTTHS hiện hành về BPNC bảo lĩnh nhưng lại chưa chỉ ra được nguyên nhân của những vướng mắc, bat cập đó; có bai viết đã làm sáng tỏ được các quy định của pháp luật tố tụng luật hình sự về BPNC bảo lĩnh

nhưng mới chỉ dừng lại phương diện lý luận,

Nhìn chung, những công trình nêu trên đều chỉ đề cập đến bảo lĩnh như

một BPNC trong tổng thể các BPNC khác mà chưa đi sâu nghiên cứu về nội dung cụ thé, những quy định qua từng thời kỳ cua BPNC này Phần lớn những công trình đã có từ rất lâu, chủ yếu nghiên cứu quy định của các BLTTHS ban

hành trước năm 2015 Do đó nhiều quy định đã được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới chưa được cập nhật nghiên cứu Đặc biệt, trên thực tế hiện

Trang 15

nay còn ít công trình nghiên cứu cụ thé về tình hình áp dụng BPNC bảo lĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành Do vậy, việc tác giả tiếp tục nghiên cứu về BPNC bảo lĩnh được áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và BPNC bảo lĩnh trong luật TTHS Việt

Nam nói chung một cách sâu sắc, cập nhật, toàn diện hơn nữa vẫn là vấn đề

cần thiết và mang tính thời sự.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a Mục đích nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài này, mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đưa ra một số giải pháp kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả áp dụng BPNC bảo lĩnh trong

thời gian tới.

b Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận, khái niệm, đặc điểm, ý

nghĩa của BPNC bảo lĩnh và lịch sử hình thành các quy phạm pháp luật về

biện pháp này.

- Phân tích, đánh giá các quy định của BLTTHS hiện hành về BPNC bảo lĩnh, chỉ ra những điểm mới của BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS

năm 2003.

- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng BPNC bảo lĩnh trong luật

TTHS trên địa bàn thành phố Hà Nội Tìm ra những hạn chế còn tồn tại va nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc làm cơ sở đề xuất các giải pháp

nâng cao hiệu quả áp dụng BPNC này.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tài

a Đối tượng nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về BPNC bảo lĩnh trong

TTHS.

Trang 16

- Các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành về BPNC bảo lĩnh cũng như thực tiễn áp dụng BPNC này trên địa bàn thành phố Hà Nội.

b Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu một số van dé ly luan, khai niém cua

BPNC bao linh, y nghia cua BPNC nay, cac van ban quy pham phap luat lién

quan đến biện pháp bảo lĩnh trong TTHS, bên cạnh việc di sâu phân tích các

quy định của BLTTHS năm 2015, tác giả cũng đối chiếu với những quy định cũ của BLTTHS năm 2003 về BPNC bảo lĩnh Ngoài ra, luận văn nghiên cứu

thực trang áp dụng của pháp luật TTHS hiện hành về BPNC bảo lĩnh trên địa bàn thành phô Hà Nội từ năm 2018 đến năm 2022.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

- Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác — Lénin về phép duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm, chủ trương của Đảng, đường lối chính sách pháp luật của Nhà nước ta về chính sách hình sự và cải cách tư pháp Luận văn được thực hiện trên cơ sở quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật TTHS của

Nhà nước về các BPNC.

- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thé và đặc thù của lĩnh vực khoa học xã hội như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp thống kê, so sánh, bình luận, khảo sát thực tiễn, lịch sử cụ thể

dé làm rõ nội dung nghiên cứu của đề tai.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Luận văn góp phan bổ sung và làm rõ thêm những van dé lý luận về

BPNC bảo lĩnh trong luật TTHS Việt Nam.

Trang 17

- Luận văn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao các quy định của pháp luật TTHS và tăng cường biện pháp bảo lĩnh trong TTHS Việt Nam Kết quả nghiên cứu đề tài có giá trị tham khảo đối với các cơ quan có thâm quyền trong việc tìm hiểu và áp dung pháp luật, là tài liệu bổ ích trong quá trình giảng dạy TTHS.

7 Kết cau của đề tài

Ngoài phần mở đầu; kết luận; danh mục từ ngữ viết tắt; danh mục bảng, biểu và danh mục tài liệu tham khảo; nội dung của luận văn kết cầu gồm hai

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh tại thành

phố Hà Nội và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng.

Trang 18

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT TO

TUNG HÌNH SỰ NAM 2015 VE BIEN PHAP NGAN CHAN BAO LĨNH

1.1 Một số van dé lý luận về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong luật tố tụng hình sự

1.1.1 Khái niệm biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong tô tụng hình sự

Các BPNC là một chế định quan trọng trong BLTTHS năm 2015, có sự kế thừa và bổ sung hoàn thiện qua từng thời kỳ trong lịch sử lập pháp của Việt Nam Trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng các BPNC của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan lập pháp đã quy định chặt chẽ hơn về các biện pháp này, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án Hiện nay, chưa có khái niệm pháp lý về

BPNC mà chỉ có căn cứ áp dụng BPNC nên còn có nhiều quan điểm khác

nhau về khái nệm BPNC.

Theo Từ điển Luật học, BPNC “Jd Biện pháp cưỡng chế về mặt tổ tụng

hình sự áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị

khởi tô trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang dé ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, tron tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và

thi hành an” [21 tr.69].

Tại Khoản 1 Điều 109 BLTTHS năm 2015 quy định một số nội dung trọng điểm áp dụng các BPNC như sau: “Dé kip thoi ngan chan toi pham

hoặc khi có can cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy 16, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc dé báo đảm thi hành án, cơ

quan, người có thẩm quyên tiến hành tô tụng trong phạm vi thẩm quyên của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt,

10

Trang 19

tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền dé bảo đảm, cắm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh” [12].

Theo Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, trường Dai học Kiểm sát Hà

Nội đưa ra khái niệm: “Biện pháp ngăn chặn là biện pháp do cơ quan, người

có thẩm quyền tiễn hành to tụng áp dụng doi với người bị nghỉ là thực hiện tội phạm, bị can, bị cáo nhằm ngăn chặn việc người đó bỏ trồn, tiêu hủy

chứng cứ, gây khó khăn cho việc diéu tra, truy tô, xét xử, thi hành án hoặc sẽ tiếp tục phạm tội ” [24 tr 196-197].

Kế thừa có chọn lọc các quan điểm khoa học nêu trên về BPNC, có thể hiểu khái niệm BPNC như sau: Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế

tô tụng hình sự do người có thẩm quyền tiến hành tô tụng hoặc cá nhân khác áp dụng đối với người bị nghỉ thực hiện tội phạm, bi can, bi cáo khi có các căn

cứ do Bộ luật tổ tụng hình sự quy định, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn họ bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho việc điêu tra, truy 16, xét xử, thi hành án hoặc ngăn chặn họ sẽ tiếp tục phạm tội.

BPNC là biện pháp không mang tính chất trừng trị như hình phạt mà mang tính chất phòng ngừa và có thể làm giảm hậu quả của tội phạm gây ra Việc áp dụng BPNC thể hiện sự tác động từ phía cơ quan THTT đối với bị

can, bị cáo, người bị nghi là thực hiện tội phạm trong từng trường hợp cụ thê

và phải căn cứ vào yêu cầu phòng ngừa việc người bị nghi là thực hiện tội phạm bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ, gây cản trở cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án hoặc sẽ tiếp tục phạm tội Các BPNC có ảnh hưởng trực tiếp đến quyên lợi của người bi áp dụng nhất là quyền nhân thân, quyền tự do cá nhân và các quyền con người cơ bản khác nên các cơ quan THTT cần

cân nhắc thận trọng khi áp dụng, tránh gây thiệt hại đến quyền con người,

quyền công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận.

11

Trang 20

Trong pháp luật TTHS Việt Nam, biện pháp bảo lĩnh đã được quy định

từ lâu nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh khái niệm “bdo linh” Trên phương diện ngôn ngữ học, theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì “bảo lĩnh” là “dùng tr cách, uy tín của mình để

bao dam cho hành động, tu cách cua người khác ” [28, tr 39].

Trên phương diện pháp lý, Khoản 1 Điều 121 BLTTHS năm 2015 quy định về bảo lĩnh như sau: “Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thé tam

giam Căn cứ vào tính chất, nức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và

nhân thân cua bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thé quyết định cho họ được bảo lĩnh” [12] Quy định này đã xác định vi tri, vai trò của biện pháp ngăn chặn này là biện pháp thay thế biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc là tạm giam, đồng thời làm rõ căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh

là căn cứ vao tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo và thâm quyền áp dụng thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án Tuy nhiên các tiêu chí khác như chủ thể nhận bảo lĩnh,

điều kiện áp dụng như thế nào thì chưa được đề cập tới.

Theo Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, trường Dai học Luật Hà Nội thi:

“Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thé tạm giam do Cơ quan diéu tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức làm giấy cam đoan không dé bị can, bi cáo tiếp tục phạm tội và bao dam sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập ” (26, tr 257-258].

Đồng quan điểm này theo Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Bao linh là biện pháp ngăn chặn của

to tụng hình sự thay thé cho biện pháp tạm giam được các cơ quan tiến hành tổ tụng ap dụng đối với bị can, bị cáo khi có cá nhân hoặc tổ chức lam giấy

cam đoan không dé bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc cản trở điều tra, truy

to, xét xứ va bao dam sự có mặt cua họ theo giây triệu tập cua các cơ quan

12

Trang 21

tiễn hành to tung” [21, tr 278] và Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cũng đưa ra khái niệm tương tu: “Bao nh là biện pháp ngăn chan thay thé tạm giam do cơ quan có thẩm quyên tién hành to

tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo nhằm bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo

khi được cơ quan có thẩm quyên tiễn hành tổ tụng triệu tập và ngăn ngừa họ can trở việc điều tra, truy 16, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội” [24, tr 231-232].

Các quan điểm trên đã làm rõ thâm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh, đối tượng áp dụng, chủ thể nhận bảo lĩnh, mục đích áp dụng biện pháp này

nhưng lại chưa đưa ra căn cứ áp dụng BPNC bảo lĩnh.

Quan điểm của GS TS Võ Khánh Vinh cho rằng: “Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tổ tụng hình sự do người có

thầm quyên áp dung dé thay thé biện pháp tạm giam doi với bị can, bi cáo.

Bao lĩnh là biện pháp ngăn chặn it nghiêm khắc hơn tạm giữ, tạm giam, được áp dung trong trường hop không can thiết phải tạm giam, nhưng thấy can ngăn ngừa bị can, bi cao tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cao theo giấy triệu tập cua Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án”

[35] Quan diém này đã nói lên được những nội dung cơ bản về BPNC bảo

lĩnh như chỉ ra được bản chất pháp lý của BPNC bảo lĩnh là biện pháp thay thế biện pháp tạm giam, nêu được đối tượng bị áp dụng, điều kiện áp dụng cũng như mục đích khi áp dụng BPNC này Tuy nhiên, còn thiếu sót các nội dung về thâm quyền áp dụng và các căn cứ cụ thé để áp dụng BPNC bảo lĩnh

chưa được nêu rõ.

Có thé thấy, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về cùng một khái niệm “bảo lĩnh”, nhưng về cơ bản các quan điểm nêu trên đều đã chỉ ra được nội hàm của khái niệm bảo lĩnh và ghi nhận bảo lĩnh với tư cách là một BPNC

thay thế tạm giam, có tính chất ít nghiêm khắc hơn tạm giam bởi nó không làm hạn chế quyền tự do đi lại của bị can, bị cáo, không tách họ ra khỏi cộng

13

Trang 22

đồng Tuy nhiên mỗi quan điểm lại có những hạn chế nhất định như có quan điểm nêu ra thẩm quyền áp dụng, đối tượng và mục dich áp dụng biện pháp này nhưng lại chưa đưa ra căn cứ áp dụng BPNC bảo lĩnh; có quan điểm chỉ ra bản chất biện pháp bảo lĩnh song lại không đề cập đến thâm quyên áp dung

và chủ thé nhận bảo lĩnh

Qua việc phân tích và tổng hợp các quan điểm về BPNC bảo lĩnh, tác giả luận văn đưa ra khái niệm cá nhân của mình về bảo lĩnh như sau:

Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam do những

người có thẩm quyên của Cơ quan diéu tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng doi với bị can, bị cáo căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân cua bị can, bị cáo, khi có cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức cam kết không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc cản trở điều tra, truy 0,

xét xu dong thời bảo đảm sự có mặt của ho theo giấy triệu tập cua cơ quan có thẩm quyên tiến hành to tụng.

1.1.2 Đặc diém của biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong tô tụng hình sự

Từ việc phân tích nội hàm của khái niệm trên có thể chỉ ra một số đặc

điểm cơ bản của BPNC bảo lĩnh như sau:

Thứ nhất, bảo lĩnh là một trong những BPNC quy định trong Chương VII BLTTHS hiện hành, được áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp

và các văn bản pháp luật khác Trong trường hợp cơ quan THTT xét thấy

không cần thiết phải tạm giam bị can, bị cáo và có đủ căn cứ, điều kiện theo

quy định của pháp luật để bảo đảm bị can, bị cáo không tiếp tục phạm tội hoặc cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì có thể được thay thế băng

biện pháp bảo lĩnh Biện pháp bảo lĩnh chỉ được đặt ra khi bị can, bị cáo có

quyết định tạm giam hoặc đang bị tạm giam.

14

Trang 23

Thứ hai, đối tượng bị áp dụng biện pháp bảo lĩnh là bị can, là người bị

khởi tố về hình sự và bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.

Những người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc người chưa bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử thì không phải là đối tượng áp dụng biện pháp này Tuy bảo lĩnh là BPNC để thay thế biện pháp tạm giam nhưng không phải tất cả các

bị can, bị cáo thuộc đối tượng bi tạm giam đều có thể được áp dụng BPNC bảo lĩnh mà chỉ bị can, bị cáo thuộc đối tượng bị tạm giam và có đủ các căn

cứ, điều kiện áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 109, Khoản 1 Điều 121

BLTTHS năm 2015 thì mới có thé được áp dụng BPNC bảo lĩnh.

Thứ ba, BPNC bảo lĩnh có tính chất ít nghiêm khắc hơn biện pháp tạm giữ, tạm giam bởi bảo lĩnh không khiến cho bị can, bị cáo phải tách ra khỏi cộng đồng, xã hội, người được bảo lĩnh không bị hạn chế các quyền công dân

khác như những bị can, bị cáo bị tạm giữ, tạm giam nếu họ không gây trở

ngại, khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án Quy định này thé hiện tinh thần và chính sách nhân

đạo trong pháp luật của Nhà nước ta đối với một số loại tội phạm, với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là ít nghiêm trọng hoặc

phạm tội lần đầu và có nhân thân tốt, nơi cứ trú rõ ràng thì những bị can, bị cáo đó có thể được áp dụng biện pháp bảo lĩnh Bên cạnh đó, việc áp dụng

BPNC bảo lĩnh không chỉ tránh tình trạng giam chung bị can, bị cáo phạm tộiít nghiêm trọng với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm

trọng hoặc phạm tội chuyên nghiệp mà còn giúp tiết kiệm ngân sách Nhà nước, giảm tình trạng quá tải trong các Nhà tạm giữ, Trại tạm giam trên toàn quốc.

Thứ tw, chủ thể có thâm quyền áp dụng BPNC bảo lĩnh được quy định

cụ thé tại BLTTHS năm 2015, là những người có thâm quyền của các cơ quan THTT (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án), Thâm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh Khi xét thấy có đủ những

15

Trang 24

căn cứ do pháp luật quy định và có người nhận bảo lĩnh thì chủ thé có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo trình tự luật định, đề nghị cá nhân hoặc tô chức nhận bảo lĩnh cam đoan về nghĩa vụ bảo lĩnh của mình và không dé bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết.

Thứ năm, chỉ được áp dụng BPNC bảo lĩnh khi có đủ các căn cứ, cơ sở pháp lý và điều kiện nhất định Căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh ngoài

những căn cứ chung khi áp dụng BPNC được quy định tại Khoản 1 Điều 109 BLTTHS thì còn theo quy định cụ thé tại Điều 121 BLTTHS Khi giải quyết vụ án hình sự, dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo mà cơ quan có thâm quyền xem xét việc áp dụng BPNC bảo lĩnh Thời điểm áp dụng BPNC bảo lĩnh là khi bị can, bị cáo đang bị áp dụng BPNC tạm giam chứ không phải khi đã hết thời hạn

tạm giam hay ngay khi có đủ điều kiện để có thể áp dụng BPNC tạm giam.

Đồng thời, điều kiện để áp dụng biện pháp này là xét thấy rõ ràng không cần thiết phải áp dụng BPNC tạm giam và phải có cá nhân, cơ quan hoặc tô chức

nhận bảo lĩnh, nhận giám sát, giáo dục bị can, bị cáo, đảm bảo bị can, bị cáo

sẽ không tiếp tục phạm tội hoặc cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và sẽ có mặt đúng thời gian, địa điểm theo giấy triệu tập của cơ quan THTT.

Thứ sáu, mục đích của biện pháp bảo lĩnh là nhằm bảo đảm không dé bị can, bi cáo tiép tục phạm tội hoặc can trở điều tra, truy tố, xét xử đồng thời bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của các cơ quan THTT BPNC

bảo lĩnh cho bị can, bị cáo trở về với xã hội, không đề họ bị cách ly khỏi cộng đồng, và không hạn chế các quyền tự do của họ, đồng thời dưới sự giúp đỡ,

giám sát, giáo dục của gia đình sẽ tạo điều kiện cho họ hoàn lương, ăn năn hối

lỗi và sửa chữa sai lầm.

Nam vững các quy định về biện pháp bảo lĩnh trong TTHS, từ khái

niệm và đặc điểm của BPNC này sẽ tránh được tình trạng nhâm lẫn với biện

16

Trang 25

pháp bảo lãnh trong quan hệ pháp luật dân sự, từ đó làm rõ bản chất pháp lý của chúng Trong cuộc sống thường ngày, hai từ bảo lãnh và bảo lĩnh được nhiều người dùng như nhau, tùy theo cách phát âm khác nhau của từng vùng miền Điều này hoàn toàn không chính xác bởi về mặt pháp luật, hai từ này là hai chế định khác nhau không hề đồng nhất: Bảo lãnh chỉ có trong quan hệ

pháp luật dân sự, còn bảo lĩnh chỉ có trong TTHS.

Theo đó, như đã trình bày ở trên, biện pháp bảo lĩnh được quy định

trong BLTTHS là BPNC thay thế biện pháp tạm giam, do chủ thé có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có đủ căn cứ và điều kiện do pháp luật quy định nhằm bao đảm không dé bị can, bị cáo cản trở điều tra, truy tố, xét xử Còn biện pháp bảo lãnh, theo Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015 là

“biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong giao kết hợp đồng” [8].

Day là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyên (bên nhận

bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh),

nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực

hiện nghĩa vụ của mình Ví dụ: Ông A vay ông B số tiền 01 tỷ đồng Bà C là vợ ông A đã nhận bảo lãnh cho ông A trong hợp đồng vay tiền với cam kết nếu ông A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với ông B thì bà A sẽ thực hiện thay nghĩa vụ của ông A trong hợp đồng vay tiền với

ông B Như vậy, đối tượng của bảo lãnh được ghi nhận là thực hiện một công việc hoặc vật, tiền, tài sản có giá trị thì đối tượng của bảo lĩnh là bị can, bị cáo Căn cứ áp dụng biện pháp bảo lãnh có thể do các bên tự thỏa thuận, còn bảo lĩnh là dựa trên việc xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của

hành vi phạm tội và nhân thân của bi can, bi cáo Biện pháp bảo lãnh thể hiện

môi quan hệ xã hội bình đăng, trên cơ sở tự nguyện của ba bên là người bảo

17

Trang 26

lãnh — người nhận bảo lãnh — người được bảo lãnh Các mối quan hệ trong biện pháp bảo lĩnh tuy cũng có ba bên tham gia nhưng chủ yếu là thé hiện mối quan hệ mang tính quyền uy — phục tùng giữa Nha nước — bị can, bị cáo Vì thế, trách nhiệm của các bên trong mối quan hệ ấy cũng khác nhau Bảo lãnh

trong dân sự cho phép các bên có thé thực hiện quyền thay cho nhau hoặc

thỏa thuận lại, còn biện pháp bảo lĩnh không như vậy, quyền và nghĩa vụ của

các bên được phân định rõ ràng, mang tính cá thể hóa trách nhiệm hình sự

không thê chuyên giao.

1.1.3 Ý nghĩa của việc quy định và áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh

trong to tụng hình sự

Bảo lĩnh là BPNC có ý nghĩa quan trọng trong TTHS, không chỉ có ý

nghĩa chính trị — xã hội mà còn có ý nghĩa pháp lý, góp phan nâng cao hiệu

quả công tác đấu tranh, phòng và chống các loại tội phạm cũng như bảo đảm quyền con người, các quyền tự do, dan chủ của công dân.

Thứ nhất, ý nghĩa Chính trị - xã hội

- Trên phương điện Chính trị, bảo lĩnh với tư cách là một trong những

BPNC nên cũng mang những ý nghĩa chung của các BPNC, thể hiện quan điểm của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc đấu tranh phòng, chống tội

phạm một cách kiên quyết, triệt để, không khoan nhượng vì tội phạm trực tiếp

hoặc gián tiếp xâm hại đến sự bền vững và ôn định của chế độ Nhà nước, chế độ kinh tế - chính trị và xã hội, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do,

danh dự, nhân phẩm và tài sản của công dân Đồng thời, việc quy định và áp

dụng quy định về bảo lĩnh cũng thể hiện rõ quan điểm tôn trọng, bảo đảm và

bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích chính đáng của công dân (người bị buộc tội trong tố tụng hình sự), hạn chế tình trạng lạm dụng tạm giam, vốn là

biện pháp cưỡng chế có tính chất rất nghiêm khắc, tác động và hạn chế nhiều

quyên cơ bản của con người.

18

Trang 27

Ngoài ra, biện pháp bảo lĩnh cũng bảo đảm cho hoạt động của các cơ

quan THTT được thuận lợi, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, củng có tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ gìn trật tự xã hội Thông thường, người phạm tội luôn tìm đủ mọi cách dé có thé nhanh chóng đạt được

mục đích phạm tội lại vừa có thé che giấu, trồn tránh được sự phát hiện và trừng phạt của pháp luật, do đó, cần thiết phải ngăn chặn kịp thời ngay từ đầu

các hành vi thực hiện tội phạm hoặc hành vi trồn tránh, gây khó khăn cho việc xử lý người phạm tội Như vậy, áp dụng BPNC góp phan hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn mà người phạm tội có thể gây ra cho quá trình giải quyết vụ án.

- Trên phương điện xã hội, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh

không hạn chế nhiều quyền con người, thé hiện tính nhân đạo, nhân văn trong chính sách xử lý người phạm tội Thực tế cho thấy việc tạm giam bị can, bị

cáo thường kéo theo nhiều hệ lụy Những hệ lụy thường thấy khi áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là sức khỏe, tỉnh thần bị suy giảm và

thậm chí tính mang bi xâm phạm; công việc sản xuất, kinh doanh bị đình đốn; kinh tế gặp nhiều khó khăn; những người sống phụ thuộc vào người bị tạm

giam bị ảnh hưởng nặng nề Do đó mà cần những BPNC khác, trong đó bảo lĩnh dé được tại ngoại luôn là biện pháp tích cực nhằm hạn chế những thiệt hại không đáng có đối với người phạm tội Biện pháp bảo lĩnh cũng thé hiện

sự thu hút vai trò của quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh phòng và

chống tội phạm Áp dụng biện pháp bảo lĩnh là cơ quan THTT chung tay

cùng với quần chúng nhân dân tích cực giúp đỡ quá trình điều tra, truy tố, xét

xử, thi hành án được giải quyết nhanh chóng, đúng căn cứ, đúng pháp luật Dưới sự cam đoan của chủ thê đứng ra bảo lĩnh cùng với việc giám sát, giáo

dục, quản lý của gia đình, xã hội sẽ tạo điêu kiện cho người được bảo lĩnh

19

Trang 28

hướng thiện, cải tạo và trở thành công dân tốt Mặt khác, đây là sự gắn kết chặt chẽ ba chủ thé trong hoạt động TTHS: Co quan có thầm quyền áp dung biện pháp; bị can, bi cáo thuộc đối tượng áp dụng biện pháp; chủ thé đứng ra nhận bảo lĩnh Sự tham gia của quần chúng nhân dân cũng nhằm giám sát,

kiểm tra hoạt động của các cơ quan THTT, người THTT, giúp nâng cao sự

chính xác và hiệu quả cho hoạt động này.

Thứ hai, ý nghĩa pháp ly, sự ra đời của biện pháp bảo lĩnh trong pháp

luật TTHS nước ta đã khang định đường lối đôi mới đúng đắn trong tư duy và trong hành động của các nhà làm luật Biện pháp bảo lĩnh thể hiện sự ưu việt của pháp luật TTHS Việt Nam trong việc giải quyết vụ án hình sự bởi nó không chỉ thé hiện tính cưỡng chế của Nhà nước đối với hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích co bản của công dân mà còn trở thành phương tiện đắc lực

bảo vệ các quyền đó khi chính nó có nguy cơ bị xâm hại hoặc đang bị xâm hại Các quy định về biện pháp bảo lĩnh tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi

nhận như quyên bat khả xâm phạm về thân thé, quyền tự do cư trú và di lại

Moi công dân căn cứ vào các quy định của pháp luật dé kiểm tra tính hợp lý,

hợp pháp, tính đúng đắn của việc áp dụng các BPNC, qua đó bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của minh Moi trường hợp thực hiện không đúng các quy định pháp luật trong việc áp dụng BPNC đều phải bị phát hiện và khắc phục kịp thời Mọi hành vi trái pháp luật khi áp dụng BPNC gây hậu quả nghiêm trọng về tinh mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân đều

bị xử lý nghiêm minh Như vậy, quy định và đảm bảo áp dụng nghiêm chỉnh

BPNC bảo lĩnh trong TTHS là sự thể hiện tập trung và rõ nét nhất sự dân chủ,

tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta.

Đồng thời, các quy định về biện pháp bảo lĩnh cũng thé hiện chính sách

nhân đạo, tính nhân văn của pháp luật TTHS Việt Nam bởi BPNC bảo lĩnh có

20

Trang 29

tính chất ít nghiêm khắc hơn biện pháp tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo không phải tách ra khỏi cộng đồng, xã hội, không bị hạn chế các quyền công dân khác miễn là việc thực hiện các quyền đó không gây trở ngại cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án Bên cạnh đó, kế thừa tinh thần

của BLTTHS cũ và cụ thé hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, việc

BLTTHS năm 2015 tiếp tục quy định và áp dụng biện pháp bảo lĩnh đã đáp

ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp về việc tiễn tới hạn chế dần áp dụng

biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm và thay thế bằng các BPNC khác Đây chính là một chủ trương trong Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày

02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” trong cải cách tạm giam, nhằm đảm bảo yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự gan liền với việc bảo vệ quyền con người, quyền

tự do dân chủ của công dân.

1.1.4 Phân biệt biện pháp ngăn chan bao lĩnh voi biện pháp ngăn chặn

cắm đi khỏi nơi cư trú

Cam đi khỏi nơi cư trú được quy định tại Điều 123 BLTTHS năm 2015, là BPNC áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng

nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án Biện pháp nay tuy không được nhà làm luật quy định rõ là biện pháp thay thế tạm giam song trong thực tiễn nó được các cơ quan có thâm quyền sử dụng như một biện pháp thay thé tạm giam.

Bảo lĩnh và cắm đi khỏi nơi cư trú đều là hai BPNC mang tính chất ít

nghiêm khắc hơn tạm giam Cũng giống như BPNC bảo lĩnh, đối tượng bị áp dụng biện pháp nay thường là bi can, bi cáo phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; có căn cứ xác định, sau khi được tại ngoại, bị can, bị cáo sẽ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan THTT và không

tiêu huỷ, che giâu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điêu tra, truy tô,

21

Trang 30

xét xử; việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự Ngoài ra, hai BPNC bảo lĩnh và cam đi khỏi nơi cư trú còn có điểm giống nhau là đều không cách ly bị can, bị cáo khỏi gia đình, cộng đồng, tạo điều kiện cho họ được hòa nhập với xã hội, được tiếp tục làm việc, tuy nhiên

nếu bị can, bị cáo được áp dụng các BPNC này mà có hành vi vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì sẽ bị áp dụng BPNC nghiêm khắc hơn đó là tạm giam Bên

cạnh đó, bảo lĩnh và cam đi khỏi nơi cư trú là hai biện pháp do những người có thâm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 113 BLTTHS năm 2015, Tham

phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định áp dụng Tuy nhiên, đối với cam đi khỏi nơi cư trú thì Đồn trưởng Đôn biên phòng cũng có quyền ra lệnh áp dụng biện pháp này Thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh va cam đi khỏi nơi cư trú đều không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định Thời han bảo lĩnh hay cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phat tù không quá thời hạn ké từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi

chấp hành án phạt tù.

Ngoài những điểm giống nhau trên, hai BPNC này cũng có một số điểm khác nhau riêng biệt như sau: Nếu như biện pháp bảo lĩnh không hạn

chế các quyền công dân mà được thực hiện tất cả các quyền này miễn sao việc

thực hiện các quyền đó không gây trở ngại cho hoạt động điều tra, truy tố, xét

xử thì BPNC cấm đi khỏi nơi cư trú làm hạn chế quyền tự do di lại của bi can,

bị cáo BỊ can, bị cáo không được tự ý rời khỏi nơi cư trú của mình trong một

thời hạn nhất định Đối với BPNC bảo lĩnh, cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan đồng thời là người

chịu trách nhiệm quản lý, giám sát bị can, bị cáo khi họ được tại ngoại; nếu chủ thé nhận bảo lĩnh dé bị can, bị cáo vi phạm những nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.

Còn đối với bị can, bị cáo bị áp dụng BPNC cam đi khỏi nơi cư trú phải tự

22

Trang 31

làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt theo giấy triệu tập Trong thời gian bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị can, bị cáo phải

chịu sự quản lý, theo dõi của chính quyền xã, phường, thị tran nơi bị can, bị

cáo cư trú hoặc đơn vi quân đội đang quản lý họ Trường hợp bi can, bi cáo vì

lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư

trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị tran nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã

ra lệnh cam đi khỏi nơi cư trú.

1.2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp ngăn

chặn bảo lĩnh

1.2.1 Đối tượng và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh

- Vé đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh

Theo quy định của Khoản | Điều 121 BLTTHS năm 2015, đối tượng bị áp dụng BPNC bảo lĩnh chỉ có thể là bị can - người bị khởi tố về hình sự (Khoản 1, Điều 60 BLTTHS năm 2015), bị cáo - người đã bị Tòa án quyết

định đưa ra xét xử (Khoản 1, Điều 61 BLTTHS năm 2015).

Quy định về đối tượng bị áp dụng BPNC bảo lĩnh trong TTHS Việt Nam cũng giống với quy định về đối tượng bị áp dụng BPNC bảo lĩnh trong

TTHS Trung Hoa đó là bị can, bị cáo Có thể thấy, luật thực định của nước ta cũng có sự học hỏi và tiếp thu từ những nền pháp lý gần gũi và lâu đời Từ đó ngày càng hoàn thiện, sửa đôi và bổ sung phù hợp với nền kinh tế - chính trị

nước nhà.

Thực tiễn áp dụng cho thấy, bị can, bị cáo được áp dụng BPNC bảo lĩnh là bị can, bị cáo phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; có căn cứ xác định, sau khi được tại ngoại, bị can, bị cáo sẽ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan THTT và không tiêu huỷ, che giấu chứng

23

Trang 32

cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử; việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

Theo đó, “phạm tội lần đầu” được hiểu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc

chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu “Phạm tội ít nghiêm trọng” được hiểu là phạm tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy

là đến 03 năm tù; hoặc phạm tội tuy thuộc trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng người phạm tội có

vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng ké trong vu án có đồng phạm [16].

Đồng thời bị can, bị cáo “có nơi cư trú rõ ràng” Khoản 4 Điều 2 Nghị

quyết số 01/2018/NQ-HĐTP quy định: “Noi cư trú là nơi tam trú hoặc

thường tru theo quy định cua Luật Cư trú mà người được tha tù trước thời

hạn có điều kiện về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được tha tù Nơi cu trú rõ ràng là nơi cư trú có địa chỉ được xác định cụ thể” Từ đó có thê hiểu “nơi cư trú rõ rang” là nơi cư trú có dia chỉ được xác định cụ thé, tức nơi tạm trú hoặc thường trú theo quy định của Luật Cư trú mà bi can, bi cáo được

bảo lĩnh đang cư trú, sinh sống thường xuyên trong thời gian trước khi bị can,

bị cáo được bảo lĩnh [7].

về trường hợp bị can, bi cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có thể hiểu: thành khan khai báo là trường hợp bị can, bị cáo trong quá trình điều tra,

truy tố, xét xử đã khai báo đầy đủ và đúng sự thật tất cả những gì liên quan đến

hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện; còn ăn nan hối cải là trường hợp sau khi thực hiện hành vi phạm tội, bị can, bi cáo thé hiện sự cắn rut, giày vò lương

tâm về hành vi phạm tội cua mình không chỉ băng lời nói mà còn băng cả hành

24

Trang 33

động, việc làm cụ thê để chứng minh cho việc mình muốn sửa chữa, cải tạo thành người tốt, bù đắp những tổn that, thiệt hại do hành vi phạm tội của mình

gây ra [17].

Như vậy, BLTTHS năm 2015 đã bồ sung thêm nhiều nội dung mới liên

quan đến đối tượng bị áp dụng BPNC bảo lĩnh cũng như có các quy định chặt

chẽ, cụ thể hơn trong việc áp dụng BPNC tạm giam đối với bị can, bị cáo so

với BLTTHS năm 2003.

- Về căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh

Các căn cứ áp dụng BPNC bảo lĩnh được quy định trong BLTTHS là co

sở pháp lý để các cơ quan THTT áp dụng biện pháp bảo lĩnh Việc áp dụng

các căn cứ này phải đúng pháp luật và đáp ứng được mục đích của BPNC.

Đối với các căn cứ chung khi áp dụng BPNC, theo Khoản 1 Điều 109

BLTTHS năm 2015 bao gồm bốn căn cứ: Để kịp thời ngăn chặn tội phạm; Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử; Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội; Đề bảo đảm thi hành án Như vậy, căn cứ chung dé áp dụng các BPNC trước hết là trên cơ sở xem xét những tài liệu, chứng cứ mang tính dự báo về khả

năng bị can, bi cáo thực hiện hành vi can trở điều tra, truy tố, xét xử, tiếp tục

phạm tội hoặc cản trở thi hành án Việc có hay không áp dụng BPNC dựa vào

một trong những căn cứ nêu trên và áp dụng BPNC cu thé nào còn tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân đối tượng

áp dụng và điều kiện áp dụng, khả năng quản lý các đối tượng Ngoài các

căn cứ chung khi áp dụng BPNC, luật TTHS quy định những căn cứ áp dung

cụ thê cho từng biện pháp.

Đối với các căn cứ riêng khi áp dụng BPNC bảo lĩnh, Khoản 1 Điều

121 BLTTHS năm 2015 về cơ bản cũng vẫn kế thừa các quy định của

BLTTHS năm 2003 khi dựa vào hai căn cứ sau:

25

Trang 34

Thứ nhất, căn cứ về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ để phân chia tội phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là việc gây thiệt hại hoặc đe dọa

gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ còn mức độ

nguy hiểm cho xã hội chỉ ra hậu quả của hành vi phạm tội đó đến chừng mực nào (không lớn, lớn, rất lớn hay đặc biệt lớn) Việc xem xét tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội dé có thé áp dụng BPNC bao lĩnh thường được thể hiện qua:

+ Các yếu tô lỗi, mục đích, động cơ của người phạm tội; phương tiện,

thủ đoạn phạm tội; thời gian và địa điểm phạm tội; khách thê xâm hại

+ Xem xét hậu quả do hành vi phạm tội gây ra thường không nghiêm

trọng bao gồm hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và hậu quả

phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước).

+ Nếu là vụ án có đồng phạm thì có thể áp dụng BPNC bảo lĩnh nếu tính chất của đồng phạm giản đơn, vai trò của bị can, bị cáo trong đồng phạm chỉ giữ vi trí người ø1Úúp sức, người xui g1ục.

+ Nếu là phạm tội có tô chức cần xem xét, cân nhắc mức độ cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm; xem xét, cân nhắc vị trí, vai trò của từng người khi thực hiện tội phạm Có thé áp dụng BPNC bao lĩnh

đối với những bị can, bị cáo phạm tội có tổ chức nhưng tính tô chức chưa cao, dé tan rã, chưa có sự phân công rõ đối tượng cầm dau, chỉ huy và các đối

tượng chủ yêu có nơi cư trú rõ ràng.

26

Trang 35

Tuy nhiên, việc quy định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội dé áp dụng BPNC bảo lĩnh van chỉ được nêu một

cách chung chung thì sẽ gây khó khăn cho cơ quan THTT xác định biện pháp

bảo lĩnh sẽ áp dụng với loại tội nào Vấn đề này cần được cụ thé hóa hon chăng

hạn có thé quy định áp dụng đối với loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng.

Thứ hai, căn cử về nhân thân của bị can, bị cáo.

Những đặc điểm về nhân thân người phạm tội được thể hiện trong lý

lịch của họ và các tai liệu khác có liên quan Trong luật hình sự, nhân thân

người phạm tội là tổng hợp tất cả những đặc điểm mang tính xã hội đặc trưng của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ [23, 24] Những đặc điểm nồi bật về nhân thân người phạm tội bao gồm: tiền án, tiền sự, tuổi, tính chất nghề nghiệp, trình độ văn hóa, lối sống, quan hệ xã hội, hoàn cảnh gia đình, tình trạng kinh tế, tôn giáo,

ý thức pháp luật Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quantrọng trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng các BPNC hình sự Tuy BLTTHS

năm 2015 không chỉ rõ nhân thân của bi can, bi cáo phải như thé nao thì được áp dụng BPNC bảo lĩnh nhưng những người có thâm quyền THTT đã dựa trên một số đặc điểm về nhân thân như bị can, bị cáo phạm tội lần đầu, có lý lịch rõ ràng, có nơi cư trú xác định, thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải để xem xét việc áp dụng BPNC này đối với họ Vì vậy, cần cụ thể hóa van dé nay trong các văn bản pháp luật liên quan dé cơ quan THTT không

gặp khó khăn trong việc tìm căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh.

Nghiên cứu pháp luật của một số nước cho thấy, căn cứ để áp dụng BPNC bảo lĩnh của mỗi nước đều có sự khác nhau BLTTHS của một số nước xem xét áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với bị can, bị cáo theo từng loại

tội dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, ví dụ: BLTTHS của Đức không quy định cụ thể căn cứ bảo lĩnh mà xem xét

27

Trang 36

dựa trên căn cứ bắt và quy định trong căn cứ áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tức là biện pháp bảo lĩnh có thé được áp dụng đối với loại tội mà “áp dung mức phạt tù giam đến 6 tháng, hoặc phạt tiền đến một trăm tam mươi đơn vị tính theo ngày (daily units), thì tạm giam có thể không được áp

dụng đối với lý do có khả năng gây khó khan cho việc thu thập chứng cứ, nếu có các biện pháp it nghiêm khắc làm giảm đáng kể khả năng gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ” [54] Hay một số nước không phân chia

theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi nhưng lại quy định căn cứ thông qua việc liệt kê danh mục những tội phạm cụ thể có thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc dựa trên các mức hình phạt cụ thé dé làm căn cứ áp dụng, có thể kế đến: BLTTHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, quy định “có thé áp dụng BPNC bảo lĩnh đối với bị can, bị cáo trong các trường hợp sau đây:

Có khả năng tuyên phạt cưỡng chế, cải tạo không giam giữ hoặc ap dung hình phạt bồ sung; Có thé bị tuyên phạt từ có thời hạn tối thiểu và sẽ không gây nguy hại cho xã hội; Bị bệnh nặng không thể tự chăm sóc bản thân, phụ

nữ mang thai hoặc cho con bú, áp dụng bảo lĩnh sẽ không gáy nguy hại cho

xã hội; Hét thời hạn tạm giam, chưa kết thúc vu án Cần thiếu phải áp dụng

bảo lĩnh ” [55].

1.2.2 Chủ thể nhận bảo lĩnh

Theo Điều 121 BLTTHS năm 2015 thì pháp luật quy định cá nhân hoặc

co quan, tô chức có thé nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo Tương ứng với mỗi

chủ thé nhận bảo lĩnh này đều có những điều kiện cụ thé dé mỗi chủ thé thực

hiện nhiệm vụ của mình.

- Cá nhân nhận bảo lĩnh

Đối với cá nhân nhận bảo lĩnh, nhà làm luật đã quy định chặt chẽ, chi tiết hơn nhiều nội dung chưa có trong BLTTHS năm 2003 về các điều kiện đối với cá nhân nhận bảo lĩnh, cụ thé, Khoản 2 Điều 121 BLTTHS năm 2015

28

Trang 37

quy định rõ cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ồn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người Những điều kiện này là những điều kiện quan trọng, không thê thiếu mà cá nhân nhận bảo lĩnh phải

có đề biện pháp bảo lĩnh mang tính khả thi.

Thứ nhất, cá nhân nhận bảo lĩnh phải là người thân thích của bi can, bị cáo Song điều luật lại không đưa ra giải thích cụ thé “người thân thích ” của

bi can, bi cáo là những người nao, có quan hệ như thế nào với bị can, bị cáo Tại Điểm e, Khoản 1, Điều 4 BLTTHS năm 2015 có đưa ra khái niệm: “Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyên THTT là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyên THTT

gôm vo, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chong, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, me

nuôi, con đẻ, con nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chịruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bac ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, di ruột,

cháu ruột” [12] Từ đó phần nào có thé hiểu những người nào thì được coi là

“người thân thích ” của bị can, bị cáo, đó là người có quan hệ với bị can, bị

cáo gồm vo, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố

nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, ba ngoại, anhruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột,

dì ruột, cháu ruột Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy, người thân thích thường được xác định như trong Luật Hôn nhân và gia đình Cụ thể, người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, tức là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn; quan hệ nuôi dưỡng: người có cùng dòng máu về trực hệ tức những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp

nhau; và người có họ trong phạm vi ba đời, tức những người cùng một gốc

sinh ra gôm cha mẹ là đời thứ nhât; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác

29

Trang 38

mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chi, em con chú, con bác, con cô,con cau, con di là đời thứ ba [14] Vậy những người này là người thân thích

của bị can, bị cáo và có thể nhận bảo lĩnh cho họ Quy định như vậy bởi lẽ phần lớn chỉ những người thân thích, họ hàng, gia đình của bị can, bị cáo mới

có thể hiểu rõ và quản lý, giảm sát được họ Mặt khác, những người này mới

có khả năng, điều kiện tốt nhất cho việc bảo đảm bị can, bị cáo sẽ thực hiện

đúng các nghĩa vụ đã cam đoan trong thời gian được bảo lĩnh.

Thứ hai, cá nhân nhận bảo lĩnh phải là người đủ 18 tudi trở lên, đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có tư cách, phẩm chat, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh Pháp luật quy định điều kiện về tư cách đạo đức nhằm hạn chế những người thân thích có phâm chất đạo đức không tốt, không có uy tín đối

với bị can, bị cáo, hoặc đã từng có tiền án, tiền sự, có ảnh hưởng xấu tới xã

hội, tới bi can, bi cáo như nghiện ma túy, mắc bệnh tâm than trở thành chủ thê nhận bảo lĩnh, nếu vậy hậu quả không những là khó làm gương giáo dục

trước bị can, bị cáo mà còn có thé xảy ra các trường hợp bi can, bi cáo tiếp tục

phạm tội mới hoặc bỏ tron, gay kho khan can tro cho qua trinh diéu tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Thứ ba, cá nhân nhận bảo lĩnh phải có ít nhất hai người Khi có hai người hoặc nhiều hơn đứng ra nhận bảo lĩnh cho bị can, bi cáo thì khả năng quản lý, kiểm tra giám sát hành vi, tính cach của bị can, bi cáo, không dé họ

tiếp tục phạm tội, bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án là mục đích mà biện pháp này cần đạt được sẽ có tính hiện thực cao hơn nhiều khi số người nhận bảo lĩnh chỉ là một người Xét về thực chất, số lượng người nhận bảo lĩnh hoàn toàn không ảnh

hưởng đến bản chất của hình thức bảo lĩnh, bởi mỗi người nhận bảo lĩnh đều

có trách nhiệm như nhau với nghĩa vụ đã cam đoan và phải chiu trách nhiệm

30

Trang 39

độc lập về việc vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan đó của mình Ở đây, không có sự san sẻ nghĩa vụ đối với bị can, bị cáo được bảo lĩnh cũng như không có việc những người cùng nhận bảo lĩnh phải chịu trách nhiệm vỀ sự vi phạm

nghĩa vụ đã cam đoan của những người nhận bảo lĩnh khác [4I] Ngoài ra,

việc phải có it nhất hai cá nhân nhận bảo lĩnh còn có tác dụng nhất định về

mặt tâm lí đối với bị can, bị cáo, bởi vì bảo lĩnh của hai người hoặc nhiều hơn tạo ra cho bi can, bi cáo cam thấy trách nhiệm lớn hơn bảo lĩnh của một người.

- Cơ quan, tô chức nhận bảo lĩnh

Cơ quan, tô chức nhận bảo lĩnh là hình thức bảo lĩnh tập thể, tức là một tô chức đứng ra nhận bảo lĩnh cam đoan không dé bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm về sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của các cơ quan THTT trong thời gian bảo lĩnh Khoản 2 Điều 121 BLTTHS năm 2015 quy định cơ

quan, tổ chức muốn nhận bảo lĩnh thì chỉ có thé nhận bảo lĩnh cho bị can, bị

cáo là người của cơ quan, tô chức mình Tức là, tổ chức nhận bảo lĩnh cho

người phạm tội có thê là cơ quan, xí nghiệp, công ty nơi người phạm tội công

tác, làm việc trước khi bị khởi tố; hội liên hiệp phụ nữ, công đoàn mà người phạm tội là thành viên Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam

đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tô chức.

Tuy nhiên, về tiêu chuẩn đối với chủ thé là cơ quan, tô chức nhận bảo

lĩnh, thi BLTTHS năm 2015 cũng như các văn bản liên quan chưa có hướng

dẫn cụ thể Do Vậy, viéc có thể lựa chọn được một cơ quan, tô chức có đủ tư

cách, bảo đảm được việc thực hiện các nghĩa vụ đã cam đoan là điều rất khó bởi bản thân các cơ quan THTT không biết dựa vào những tiêu chuẩn nào dé

chấp nhận hay từ chối đơn xin nhận bảo lĩnh của các cơ quan, tô chức.

1.2.3 Trách nhiệm pháp lý của người được bảo lĩnh và chủ thể nhận bảo

- Trách nhiệm của người được bảo lĩnh (bị can, bị cáo).

31

Trang 40

Bộ luật TTHS năm 2003 chỉ đặt ra nghĩa vụ cam đoan đối với cá nhân, tô chức nhận bảo lĩnh mà thiếu các quy định về nghĩa vụ cam đoan của bị can, bị cáo được bảo lĩnh Rõ ràng, đây là một thiếu sót rất lớn vì để được áp dụng bảo lĩnh, bị can, bị cáo cũng cần có những cam đoan cụ thể về việc tuân thủ

các quy định của pháp luật làm cơ sở dé đánh giá việc chấp hành và áp dụng

lại biện pháp tạm giam khi bi can, bi cáo có những hành vi vi phạm nghĩa vụ

cam đoan, gay ảnh hưởng tới hoạt động tổ tụng trong thời gian được bảo lĩnh Khắc phục hạn chế này, Khoản 3 Điều 121 BLTTHS năm 2015 đã quy định

cụ thể về nghĩa vụ cam đoan của bị can, bị cáo Theo đó, bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ: có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giuc người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, gia

mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tâu tán tải sản liên quan đến vụ án;

không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác toi

phạm và người thân thích của những người này Đối với bị can, bị cáo khi vi

phạm nghĩa vụ cam đoan tại Khoản 3 Điều 121 BLTTHS năm 2015 thì sẽ bị

áp dụng biện pháp ngăn chan tạm giam.

Việc bị can, bi cáo phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại Khoản 3 Điều 121 BLTTHS năm 2015 cho thấy sự mềm dẻo, linh hoạt của pháp luật khi vừa tạo điều kiện cho bị can, bị cáo được trở về

với cộng đồng nhưng đổi lại bản thân họ cũng phải có nghĩa vụ nhất định Việc nay còn thé hiện sự đồng ý của ho với quyết định áp dụng BPNC bao

lĩnh của cơ quan THTT, chấp nhận chịu sự quản lý, giáo dục của các chủ thể

nhận bảo lĩnh Bên cạnh đó, việc BLTTHS năm 2015 với quy định áp dụng

BPNC nghiêm khắc nhất — biện pháp tạm giam đối với những trường hợp bị

can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ đã cam đoan sẽ góp phân nâng cao tinh thân

32

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tình hình thụ lý án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội giai - Luận văn thạc sĩ luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn thành phố Hà Nội)
Bảng 2.1 Tình hình thụ lý án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội giai (Trang 52)
Bảng 2.2: Tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh thay thế BPNC tạm giam trong giai đoạn điều tra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm - Luận văn thạc sĩ luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn thành phố Hà Nội)
Bảng 2.2 Tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh thay thế BPNC tạm giam trong giai đoạn điều tra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w