1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đường cơ sở theo quy định của Công ước Luật Biển 1982

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THỊ THU HUYEN

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE DUONG CƠ SỞ THEO QUY DINH CUA CONG UGC LUAT BIEN 1982

LUẬN VAN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60380108

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HOC LUẬT HÀ NỘI

PHÒNG ĐỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN TH] KIM NGÂN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các két

luận, sô liệu trong luận văn là trung thực, đảm bảo độ tin cậy.

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

6, oo | CHUONG I: TONG QUAN CÁC QUY ĐỊNH VE DUONG CƠ SỞ THEO CONG UOC LUAT BIEN 1982 0 c.cccccccccccsssessessessessessessesnesseeneeseens 6 aout kel: a ee eee 6

LL Dinh nghia oo 6

1.2 Lich sử hình thành và phat triển các quy định về đường co sở trong Luật biến QUOC tẾ - 6-2 ke 2 5221119 12152151115112111111511115111112 11111111122 8

12.1 Hội nghị La Hay về luật biễn 6-5 S3 HE xxx crxe 8 12.2 Hội nghị Liên hop quốc về Luật biên lần thứ nhất - 9 12.3 Hội nghị Liên hợp quốc vẻ luật biển lần thứ hai - 10 12.4 Hội nghị Liên hợp quốc về luật biển lần thứ ba - 11 13 Ý nghĩa và vai trò của đường cơ SỞ s5 St sec eck2zxcErkerrerrkree 12 ¡3.1 Căn cứ xác định phạm vi lãnh thé trên biển của quốc gia 12 13.2 Căn cứ xác định các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia 14 13.3 Căn cứ để phân định biển trong trường hợp có vùng biển chồng lấn ee 0018 15

2 Quy định của Công ước Luật biển 1982 về đường cơ sở thông thường 15 21 Điều kiện GAD CPTI, ves didnhsbtrooiyihutGilingPsuBIAQGB01gi0100ïnNSNSS0008008/4y08E.0f90i0001000N2/.0g0-GĐ0AE 16

ede eens nyrnaasnringrtgrirdigrgoottiiviSitrtiNgnisgNPBiorgE0NUitgigfupdiigtythôugreertybiire 16

3 Quy định của Công ước Luật biển 1982 về đường cơ sở thắng ihe 3.1 Điều kiện áp dung e.ccececcsccscsecsessessessessssscssessssessuesesssescseeseseeseesesesseeseee 18

Tóc Cách! XE GÌ TH ssvencenessenennnentenssceentanenalanmeseunstectnennn canentnindnitast ieatsRewennat 19

4 Quy định của Công ước Luật biển 1982 về đường cơ sở quần đảo Zi

41 Khai niệm quân đảo và quôc gia quân đảo «cccssseseseke A]

Trang 4

4.2 Điêu kiện áp dụng và cách xác định: - s1 St 22

5 Quy định của Công ước Luật biển 1982 về xác định đường cơ sở trong

EO 24Si) TiNHHfbmersmgpsrorsssorrprrrnigprPnronssrrsrnyiboinggltc0SuitotsboiErtoiiois29fPzsczBixzsS0Mgkizsrrgntkerstvaeippee 25

5.4 Bãi cạn lúc nổi lúc chìm .¿-cv5cccteExteEEtrrtrrrttrtrirtiirrtrirrriireri 26 Š.8'Ging BIỂN wae eran comans enone hme PER I OES 27 CHUONG 2: PHAP LUAT VA THUC TIEN XAC DINH DUONG CO SO CUA MOT SO QUOC GIA THANH VIEN CONG UGC LUAT ;1)108 y4 d ÔỎ 29

2.1 Pháp luật và thực tiễn xác định đường cơ sở thông thường của Brunei 29

2.2 Pháp luật và thực tiễn xác định đường cơ sở thang của một số quốc gia 32

2.2.2 Duong cơ sở của CHND Trung Hoa 34 2.2.3 Đường co sở của Thuy Điển w ccccccsccccccsessesessesesseseessesseesescessssseeesees 40 224 DOCS CE SỐ GIÌA (NI HHHÍHELssesssesernasssvsgrsnrndektnitdgirringii 5Áaiôursnnnoxngiiiokilogitsrg0tixje8 42

2.3 Pháp luật và thực tiễn xác định đường cơ sở quan đảo 43 2.3.1 Đường cơ sở của Cộng hòa PhiÏippines - 5 se 43

2.3.2 Đường cơ sở của Cộng hòa Indonesia - - 5c cà se 45

2.4 Một số nhận xét về pháp luật và thực tiễn xác định đường cơ sở 49 2.4.1 Quy định của Công ước Luật biển 1982 đã tạo lợi thế cho các quốc gia 2.4.2 Một số quy định của Công ước Luật biên 1982 dẫn đến sự không thống abiat treme, biểu và áp HE seseecscesssnnntphitttdtt20EvSuioi3E910009083Ä080819806 HH6 meinen 50 2.4.3 Tham vọng của các quốc gia trong việc xác định đường cơ sở Sl

Trang 5

CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỀN XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG CƠ SỞ CUA VIỆT NAM - MOT SO DE XUẤT DAM BẢO CHỦ QUYEN VA QUYEN CHU QUYEN CUA VIET NAM TREN CAC VUNG BIEN 55 3.1 Lịch sử hình thành va phát triển các quy định về đường cơ sở của Việt

3.1.2 Quy dinh về đường cơ sở sau khi ban hành Luật biển Việt Nam năm

2 er a rr a Ee RE TR 58

3.2 Thực tiễn xác định đường co sở của Việt Nam o.cccccccscesessesesceceseeeeeees 6]

3.3 Một số dé xuất hoàn thiện hệ thống đường cơ sở nhằm đảm bảo chủ quyền

và quyền chủ quyền của Việt Nam trên các vùng biển -s¿ 68 KET LUẬN 6-25 + HT TH T1 111111111011 11 1111 11 1x11 T1 g1 ngư 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Luật biển 1982 được đánh

giá là văn kiện pháp lý quốc tế vô cùng quan trọng có tầm ảnh hưởng đến toàn

cầu, chúng được coi là một bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế Với

320 điều khoản, 19 phần, 9 bản phụ lục đính kèm' Lần đầu tiên trong lịch sử, Công ước Luật biển 1982 đã quy định một cách tong thé, chỉ tiết các quy định

về SỬ dụng biển va đại dương vào mục đích hòa bình như: xác định chế độ

pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (nội thủy, lãnh hải),

quyền chủ quyền và quyén tai pháp của quốc gia (tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa), các vùng biển chung của cộng đồng quốc tế

(biển quốc tế, vùng và đáy đại dương); xác lập các quy định hoạt động hàng hải, hàng không, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, khoa học biển và

giải quyết tranh chấp về biển Hiện nay, trong quá trình thực hiện Công ước,

đa phần các quốc gia tỏ ra khá lung túng khi áp dụng các quy định liên quan

đến đường cơ sở Nghiên cứu các điều luật trong Công ước Luật biển 1982,

đặc biệt là các quy định về đường cơ sở có thể thấy rằng, một số điều khoản của Công ước còn quy định “mập mờ” về cách thức hoạch định đường cơ sở, đặc biệt là đường cơ sở thăng Chính vì vậy, thực tiễn hoạch định đường cơ sở

của quốc gia ven biển trong thời gian qua đều có xu hướng chung có lợi cho quốc gia mình nên một số trường hợp vấp phải sự phản đối gay gắt của dư luận thế giới Với mong muốn làm rõ hơn các quy định của Công ước Luật biển 1982 về đường cơ sở, luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề

mang quy phạm trong Công ước và thực tiễn áp dụng của các quốc gia từ đó,

' Minh Trung (2012), “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982: Cơ sở pháp lý quốc tế dé bảo vệ quyềnlợi cha Việt Nam trên Biển Đông” tại địa chỉ: http://nghiencuubiendong

vn/nghien-cuu-vietnam/2679-cong-uoc-lien-hop-quoc-ve-luat-bien- | 982-viet-nam-tren-bien-dong, ngày truy cập 1/7/2016.

Trang 7

tông hợp, rút kinh nghiệm đưa những đề xuất hoàn chính hệ thống đường cơ sở của Việt Nam.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Việt Nam đã tham gia Công ước Luật biển 1982 vào năm 1994, ngay khi

là thành viên của Công ước, nước ta đã ban hành rất nhiều những văn bản, đạo luật quan trọng dựa trên tinh thần tôn trọng, tuân thủ các quy định của Công

ước Luật biển 1982 Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu phân tích các quy định pháp lý về đường cơ sở theo Công ước Luật biển 1982 Tuy nhiên theo nghiên

cứu của tác giả thì cho đến thời điểm này vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh xem xét một cách tổng thể về lý luận cũng như thực tiễn về các phương pháp xác định đường cơ sở nói chung và đường cơ sở thang nói

riêng Phần lớn các tài liệu hiện nay mới chỉ dừng lại ở các bài phân tích riêng

biệt; bản báo cáo, dự thảo trong các hội nghị nghiên cứu Biển Đông, luận văn

trong đó dé cập đến đường cơ sở thắng một cách khái quát nhất Có thé ké đến

một số bài viết phân tích về đường cơ sở như: Nguyễn Thị Hồng Yến, Nguyễn Quỳnh Anh (2014), “Đường cơ sở thắng theo Công ước Luật Biển năm 1982 và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”, Dân chủ và Pháp luật (06); Ngô Hữu Phước (2015), “Những quy định gây tranh cãi về quy chế pháp lý của các

vùng biển theo quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm

1982”, Khoa học pháp lý (05); Nguyễn Thị Hương Trà (2015) “Hoạch định đường cơ sở trong luật quốc tế hiện đại và đường cơ sở theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc si, khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Tuy nhiên còn nhiều loại đường cơ sở được sử dụng để xác định chiều rộng

lãnh hải trong Công ước Luật biển 1982 có quy định mà một số các quốc gia

trên thế giới áp dụng vẫn chưa được khai thác triệt để Trước sự cấp thiết và

mới mẻ mà dé tài mang lại đã là động lực dé tác giả lựa chọn đề tài “Một số vấn dé lý luận và thực tiễn về đường cơ sở theo quy định của Công ước

Trang 8

Luật biển 1982” làm luận văn thạc sĩ với hi vọng góp phần nhỏ bé để tìm ra những giải pháp khoa học, hợp lý cho vấn đề xác định đường cơ sở hiện nay Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố găng tông hợp và bé sung thêm nhiều thông tin có liên quan đến đề tài với mong muốn sẽ mang lại một cái nhìn tổng quan và đầy đủ nhất về các quy định liên quan đến đường cơ sở theo Công ước Luật biển 1982 mà Việt Nam đang là thành viên.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi khuôn khổ đề tài, luận văn đi sâu tìm hiểu về các quy

định trong Công ước Luật biên 1982 về đường cở sở và thực tiễn xác định

đường cơ sở, trong đó bao gồm các nội dung chung nhất về khái niệm, lịch sử

hình thành, vai trò của đường cơ sở Ngoài ra luận văn cũng nghiên cứu quy định của pháp luật một số quốc gia áp dụng đường cơ sở thông thường, đường cơ sở thăng và đường cơ sở quần đảo Cùng với đó là những quy định trong

luật quốc nội về đường cơ sở và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hon nữa những van dé còn tồn tại trong hệ thống đường cơ sở của Việt Nam.

4 Mục tiêu nghiên cứu

Từ những nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn này, tác giả mong muốn

người tiếp cận có được cái nhìn tong quan về tất cả những van đề mang tính lý luận cũng như thực tiễn về đường cơ sở theo Công ước Luật biển 1982 để tìm

ra những ưu điểm và hạn chế trong các điều luật mang tính quy phạm của Công ước Qua đó nhận xét, phân tích tìm ra những bất cập trong hệ thống luật liên quan đến đường cơ sở làm rõ vai trò và ý nghĩa quan trọng của đường cơ sở trong việc phân định chủ quyền với các quốc gia láng giéng, góp phan

giúp quốc gia có hướng giải quyết đúng dan dé đưa hệ thống đường cơ sở

hoàn thiện, khép kin.

5 Cac cau hỏi nghiên cứu của luận văn

Trong luận văn tập trung nghiên cứu và trả lời 3 câu hỏi chính:

Trang 9

- Công ước Luât biển 1982 quy định như thé nào về đường cơ sở?

- Thực tiễn các nước là thành viên Công ước Luật biển 1982 quy định và áp dụng như thế nào để xác định đường cơ sở?

- Pháp luật và thực tiễn đường cơ sở của Việt Nam trải qua các thời kỳ và

những hạn chế còn tồn tại đối với hệ thống đường cở sở nước ta ? 6 Các phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn này, tác giả thực hiện trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa

Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: thu thập tài liệu để rà soát, phân tích tham khảo thông tin;

tổng hợp, kế thừa các nghiên cứu trước đây liên quan; phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và đối chiếu tong hợp để làm rõ van dé.

7 Y nghĩa khoa học và thực tiễn

Luận văn đã góp phần làm phong phú hơn hệ thống tài liệu nghiên cứu

về van đề đường cơ sở theo Công ước Luật biển 1982 nói chung và thực tiễn áp dụng các quy định theo Công ước của các quốc gia nói riêng Đây sẽ trở

thành nguồn tai liệu tham khảo cho các cá nhân mong muốn tìm hiểu, nghiên

cứu về đề tài này trên góc độ lý luận và khoa học Các giải pháp được đúc rút

từ trên cơ sở quan điểm khoa học và quy định của pháp luật mặc dù chưa thể

góp phan giúp quốc gia giải quyết triệt dé van đề tranh chấp nhưng cũng phần

nào thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả đối với vấn đề chung liên

quan đến vận mệnh của đất nước 8 Bo cục của luận văn

Theo yêu cầu chung của một đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn có bố

cục gồm ba phần chính là: Mở đầu, Nội dung và Kết luận Trong đó, phần nội dung được chia thành ba chương với các mục lớn và mục nhỏ tương ứng vớitừng chương.

Chương 1: Tổng quan các quy định về đường cơ sở theo Công ước Luật biển 1982

Trang 10

Trong chương này đưa ra cái nhìn tông quát về định nghĩa, lịch sử hình thành và các quy định về đường cơ sở theo Công ước.

Chương 2: Pháp luật và thực tiễn xác định đường cơ sở của một số thành

viên Công ước Luật biển 1982.

Công ước Luật biển 1982 đã mở rộng phạm vi áp dụng đường cơ sở cho các quốc gia ven biển nên trong chương 2, tác giả đã nêu ra thực tiễn các quốc

gia áp dụng các loại đường cơ sở Trên cơ sở đó tổng hợp những hạn chế trong các quy định của Công ước gây khó khăn cho việc xác định đường cơ sở.

Chương 3: Pháp luật và thực tiễn xác định đường cơ sở của Việt Nam —

một số đề xuất đảm bảo chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên các vùng biển

Tại chương cuối, tác giả phân tích lịch sử hình thành các quy định của Việt Nam liên quan đến xác định đường cơ sở và những văn kiện pháp lý quan

trọng chỉ ra tọa độ chính xác của hệ thống đường cơ sở trên bản đồ đất nước.

Cuối cùng tác giả cũng không quên đẻ xuất những phương án hoàn thiện hệ

thống đường cơ sở nhằm đảm bảo chủ quyền, quyền của quyền của nước ta

trên biên Đông.

Trang 11

CHƯƠNG I:

TONG QUAN CÁC QUY ĐỊNH VE

DUONG CƠ SỞ THEO CONG UOC LUAT BIEN 1982

1 Khái niệm đường cơ sở

1.1 Định nghĩa

Từ những năm cuối thế kỷ XIX, thuật ngữ pháp lý “đường cơ sở” đã

mang một ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia ven biển trong việc hoạch

định và tuyên bố các vùng biển thuộc chủ quyền (nội thủy và lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia (vùng tiếp giáp lãnh hãi, vùng đặc

quyền kinh tế và thêm lục địa) Đường co sở là cách nói ngắn của từ “đường

cơ sở dùng dé tính chiều rộng của lãnh hải” Tuy nhiên, do sau này đường cơ

sở là căn cứ để xác định ranh giới của tất cả các vùng biển còn lại nên người

ta có xu hướng gọi tắt” Hiện nay, khi Công ước Luật bién1982 có hiệu lực

được hơn 20 năm và được hầu hết các quốc gia trên thế giới tuân thủ thì định

nghĩa về “đường cơ sở” vẫn chưa được đề cập tới một cách chính xác Trong

một số quy định của Công ước, định nghĩa đường cơ sở chỉ được lồng ghép ở các điều luật liên quan, theo đó tại Điều 3 Công ước Luật biển 1982 khi đề cập

đến việc xác định chiều rộng của lãnh hải đã quy định: “Mọi quốc gia đều có quyên ấn định chiêu rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt qua 12 hải lý ké từ đường cơ sở vạch ra theo đúng Công ước ” Hay như: “Trừ khi

có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng để tính

chiều rộng của lãnh hải là ngắn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đô tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức cong bố” *: và “O nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lôi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở

* Hoàng Ngọc Giao (2002), “Sô tay pháp lý cho người đi biển”, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.102.* Điều 5 Công ước Luật biên 1982

Trang 12

thang noi liền các điểm thích hợp có thé được sử dung để kẻ đường cơ sở dùng dé tính chiều rộng lãnh hải "`

Mặc dù Công ước không đưa ra một định nghĩa cụ thé nào về đường cơ sở nhưng qua nghiên cứu các điều luật có liên quan, chúng ta có thể rút ra định nghĩa bao quát về đường cơ sở như sau: Đường cơ sở là “cột mốc pháp

lý” được vạch dựa vào ngắn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc theo chiều hướng chung của bờ biển hoặc là đường thang gãy khúc nối liền các mũi, các

đỉnh, các đảo ven bờ dé các quốc gia xác định chiều rộng các vùng biển thuộc

chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia Đường cơ sở chính là ranh giới phía trọng của lãnh hải và ranh giới phía ngoài của nội thủy”.

Do sự khác nhau về địa hình, lãnh thổ của các quốc gia mà việc xây dựng các quy định về đường cơ sở cũng mang những quy tắc rất riêng biệt, vậy nên định nghĩa đường cơ sở không chỉ được xác định ở các quốc gia ven biển mà đường cơ sở còn được xác định ở các quốc gia quan đảo” Theo cách hiểu phổ

biên nhật, đường co sở quan đảo là đường cơ sở thăng nôi các diém ngoài

`A

cùng của các đảo và các bãi đá nổi xa nhất của quan đảo Những quy định về đường cơ sở của các quốc gia quần đảo được quy định cụ thể trong các điều luật của Công ước Luật biển 1982, chúng vừa kế thừa cách xác định đường cơ

sở truyền thống và vừa có một số đặc thù riêng.

Việc quy định đường cơ sở của quốc gia quần đảo là căn cứ quan trong dé

xác định chế độ pháp lý của vùng nước quần đảo nhằm điều hòa lợi ích của các quốc gia hữu quan, một mặt tàu thuyền nước ngoài vẫn được quyên qua lại không

gây hại trong vùng nước quần đảo, mặt khác quốc gia quần đảo vẫn có vùng nội

thủy của mình được xác lập phù hợp với quy định trong công ước quốc tế.

? Điều 7 Khoản 1 Công ước Luật biển 1982

* Ngô Hữu Phước (2005), “Những van dé pháp lý cơ bản về đường cơ sở trong Luật biển quốc tế và Pháp

luật Việt Nam”, Khoa học pháp ly (05), tr.74.

7 Theo quy định của Điều 46 Công ước Luật biển 1982 thì quốc gia quan đảo là quốc gia bao gồm toàn bộ,một hay nhiều quần đảo.

Trang 13

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển các quy định về đường cơ sở trong Luật biển quốc tế

1.2.1 Hội nghị La Hay về luật bien

Qua một số tài liệu đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển các quy

định về đường cơ sở trong Luật biển quốc tế, chúng ta có thé nhận thay Hiệp

ước đầu tiên quy định về đường cơ sở là Hiệp ước Anh — Pháp 1893 về đánh cá Tại Hiệp ước này, hai quốc gia Anh — Pháp đã thống nhất sử dụng ngắn

nước thủy triều thấp nhất tạo thành đường cơ sở thường dùng để tính chiều

rộng lãnh hải Phương pháp nay liên quan nhiều tới sự thay đổi mực nước

biển, tới mực 0 thủy triều trên các hải đồ Mực 0 này rất khác nhau giữa các

nước và ngay cả giữa các vùng của cùng một bờ biển quốc gia Nếu nước Bi

lấy trung bình ngắn nước thủy triều thấp nhất vào mùa xuân làm mực 0 hải đồ

thì nước Pháp lại chọn ngắn nước thủy triều thấp nhất theo thiên văn làm mực

hải đồ của Pháp Do đó mực 0 của hai nước lệch nhau 30 cm, gây khó khăn

cho việc hoạch định lãnh hải giữa hai nước Nước Mỹ quy định cùng một phương pháp xác định mực 0 hải đồ, nhưng các bang của Mỹ ở những vị trí

khác nhau do đó mực 0 cũng không thé thống nhất."

Phương pháp sử dụng ngắn nước thủy triều thấp nhất thời gian này mới

chỉ được một số nước biết qua Hiệp ước song phương của Anh — Pháp, mãi cho đến Hội nghị pháp điển hóa luật quốc tế La Haye 1930 chúng mới được đông đảo các quốc gia trong cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Hội nghị đã chính thức được tiến hành họp tại La Hay từ ngày 13/3/1930 đến ngày 12/4/1930 với 8 phiên họp toàn thé, tập trung bàn cãi hai van dé chủ yếu là bề rộng lãnh hải và vùng tiếp giáp Do có quá nhiều bất đồng giữa các nhóm nước về các vấn đề này nên đến phiên họp thứ 8 (ngày 12/4/1930) vẫn ? Nguyễn Hồng Thao, Nguyễn Thị Như Mai (2013), “Luật biển quốc tế và luật biển Việt Nam”, Dự án đại sựký biên Đông, tại địa chi: https://daisukybiendong.files.wordpress.com/2015/04/sc3al ch-lue | baadt-biel bb83n-vie1bb87t-nam-vc3a0-lue | baadt-bie ] bb83n-que Ibb9 Ic-te Ibabf.pdf, ngày truy cập 11/6/2016.

Trang 14

không thé đồng nhất xây dựng một quy định chung mang tính quốc tế về van

đề nêu trên Tuy nhiên một thành công lớn trong Hội nghị được ghi nhận mãi

về sau này được thé hiện trong Điều 5 Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh

hải và vùng tiếp giáp Nó có ưu điểm phan ánh đúng đường bờ biển của các

nước và hạn chế bớt sự mở rộng các vùng biển thuộc quyền tài pháp quốc gia Điều 5 Công ước Luật biển năm 1982 vẫn duy trì phương pháp sử dụng ngắn nước thủy triều thấp nhất “Tzừ khi có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngắn nước triéu thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải dé tỷ lệ lớn

đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận ”# Đối với các đảo cấu tạo

bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, phương pháp đường

cơ sở thông thường cũng được áp dụng Tuy nhiên phương pháp này rất khó áp dụng đối với các bờ biển khúc khuyu, phức tap.

1.2.2 Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ nhất

Sau Hội nghị La Hay 1930 các quy định về việc xác định đường cơ sở

theo ngắn thủy triều thấp nhất đồng loạt được các nước đưa vào áp dụng Tuy

nhiên, năm 1951 Phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế Liên hợp quốc trong

vụ Ngư trường Anh — Na Uy đã đưa ra một phương pháp mới Tòa tuyên bố: “Người ta không thé khang khăng biểu thị đường ngắn nước thúy triéu thấp

nhất như một quy tắc bắt buộc chạy theo bờ biển tại tất cả các chỗ uốn gập

của nó Người ta cũng không thể biểu thị như các ngoại lệ của quy tắc này,

các vi phạm nhiêu đến nỗi chúng goi lên các map mô của một bờ biển cũng gỗ ghế; quy tắc sẽ mat di trước các ngoại lệ Toàn bộ một đường bờ biển như vậy doi hỏi phải áp dung một phương pháp khác: đó là đường cơ sở cách đường hình thé của bờ biển một khoảng cách hợp ly” (Tuyên tập các phán quyết của

* Điều 6 Công ước Luật biển 1982

Trang 15

Tòa DC, 1951, tr 129) Tòa công nhận việc phân định của Na Uy dựa trên kỹ thuật đường cơ sở thăng “không trái với luật pháp quốc tế `.

Các nguyên tắc áp dụng đường cơ sở thắng năm 1935 của Na Uy trờ

thành các tiêu chuẩn mới của luật quốc tế, thé hiện trong Công ước Giơnevơ

năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp, theo đó: Khoản 1 và 2 Điều 4 Công

ước Giơnevơ 1958 quy định: “(1) Ở nơi nào có bờ biển bị khoét sâu và chia cắt hoặc néu CÓ một chuỗi các đảo nằm sát và chạy doc theo ba bién, phuong

pháp đường co sở thang nối các điểm thích hop có thé sử dung dé xác định

đường cơ sở dùng dé tính chiếu rộng lãnh hải.(2) Đường cơ sở thẳng không

được đi chệch hình dang chung của bờ biển đến mức có thể nhận rõ, va những vùng biển bên trong các đường cơ sở phải gắn chặt với đất liền đủ để được theo chế độ nội thủy”.

1.2.3 Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biến lần thứ hai

Từ Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ nhất, các quốc gia đã dé nghị với Đại hội đồng Liên hợp quốc (trong phiên họp thứ 13) xét việc triệu tập tiếp hội nghị quốc tế lần thứ hai về luật biển Ngày 10/12/1958 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra nghị quyết triệu tập hội nghị quốc tế lần thứ hai về luật biển nhằm “xét một lần nữa vẫn đề chiều rộng của lãnh hải và vẫn đề giới hạn của các vùng đánh cá”.

Hội nghị đã tiến hành họp chính thức từ ngày 21/3/1960 đến ngày

13/4/1960 với 28 phiên họp toàn thé Mặc dù có những dé nghị thỏa hiệp như công thức của Mỹ và Canada 6 + 6 (hải lý) cho chiều rộng lãnh hải và chiều

rộng vùng đánh cá, Hội nghị đã không đạt được một kết quả khả quan nảo vì

thời gian giữa hai Hội nghị quá ngắn để các quốc gia có thể đi đến một sự nhất trí Hội nghị lần này không ghi nhận thêm bất cứ một quy định mới nào về

đường cơ sở cũng như các quy định khác liên quan của luật biên.

Trang 16

1.2.4 Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biến lần thứ ba

Sau thất bại của Hội nghị lần thứ hai, người ta không nghĩ đến việc triệu

tập ngay một hội nghị quốc tế nữa mà đi vào thương lượng song phương, đa phương với nhau, hoặc đơn phương ra những tuyên bố Cho đến kỳ họp thứ

22 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (tháng 11/1967), Đại sứ của nước Cộng hoà Manta đề nghị phải chú ý sử dụng đáy biển và đại dương vào mục đích

hoà bình Theo đề nghị đó, trong Nghị quyết 2340 (XXII) ngày 18/12/1967, Đại hội đồng Liên hợp quốc đặt ra một Uỷ ban đáy biển, Uỷ ban này bắt đầu

hoạt động từ năm 1968 và sau đó trở thành Uỷ ban trù bị của Hội nghị quốc tế lần thứ ba về luật biển Tiếp sau đó, Đại hội đồng Liên hợp quốc trong kỳ họp

thứ 35 ngày 17/12/1970 (Nghị quyết 2750 C - XXV, 108 nước tán thành, 7

nước chống, 6 nước không bỏ phiếu) đã quyết định triệu tập một hội nghị quốc tế về luật biển “có trách nhiệm nghiên cứu thiết lập một chế độ quốc tế

công băng nghiên cứu một loạt vẫn đề phức tạp, đặc biệt là những vấn đề về biển, thềm lục địa, lãnh hải và vùng tiếp giap, van dé danh ca va bao ton cac

tài nguyên sinh vật của biển”.

Sau 5 năm tru bị (từ năm 1968 đến năm 1973), bắt đầu từ ngày 03/12/1973,

với 11 khoá hop trong 9 năm (1973 - 1982), Hội nghị Liên hợp quốc về Luật

biển lần thứ ba với sự tham gia của 168 quốc gia và vùng lãnh thổ, đến ngày

10 tháng 12 năm 1982 đã thông qua một Công ước mới về Luật biển gồm 17

phần với 320 điều khoản, 9 phụ lục và 4 nghị quyết Tham gia ký Công ước năm 1982 có 119 quốc gia, Công ước có hiệu lực sau 12 tháng ké từ ngày nộp lưu chiêu văn bản phê chuẩn hay tham gia thứ 60 Ngày 16/11/1993, Guyana

là nước thứ 60 phê chuẩn Công ước, do đó Công ước đã có hiệu lực trong đời

sông quốc tế từ ngày 16/11/1994 Việt Nam là nước thứ 64 phê chuẩn Công ước (Quốc hội phê chuẩn ngày 23/6/1994, nộp lưu chiều Liên hợp quốc ngày 25/7/1994) Đến tháng 6 năm 2016 đã có 168 quốc gia phê chuẩn, gia nhập

bl

Trang 17

Công ước (trong đó có Italia, Anh, Pháp, Nhật Bản là những nước tư bản phát

Ngoài việc kế thừa các quy định về đường cơ sở của Công ước Gionevo 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 đã quy định cụ thé 3 điều kiện dé áp dụng phương pháp đường co SỞ thang cho bờ biển Đó là: ở những nơi bờ biển khúc khuyu, bị khoét sâu và

lồi lõm; ở những nơi có một chuỗi đảo chạy qua, ở những nơi có các điều kiện thiên nhiên đặc biệt gây ra sự không 6n định của bờ biển như sự hiện diện của

các châu thô.

1.3 Ý nghĩa và vai trò của đường cơ sở

1.3.1 Căn cứ xác định phạm vi lãnh thổ trên biến của quốc gia

Đường cơ sở có ý nghĩa vô cùng quan trọng và có vai trò quyết định đối với việc xác định nội thuỷ và ấn định chiều rộng lãnh hải — hai vùng biến là

lãnh thổ và thuộc chủ quyền của quốc gia Công ước Luật biển 1982 định nghĩa, nội thuỷ là toàn bộ vùng nước biến phía trong đường cơ sở và là vùng biên thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia ven biển” Chủ quyền này là trọn vẹn và không chia sẻ với bất kỳ quốc gia nào trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các van đề pháp lý liên quan đến nội thủy ca

về phương diện chủ quyền quốc gia đối với lãnh thé cũng như việc thực thi

chủ quyền quốc gia trên các vùng biển này Lãnh hải là vùng biển tiếp liền

phía ngoài của nội thuỷ và có chiều rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ

Sở `, vùng nước này thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia Luật Biển quốc tế coi lãnh hải như một bộ phận hữu cơ của lãnh thổ quốc gia ven

biên, trên đó quéc gia ven biên có quyền thực hiện thâm quyên riêng biệt về

''http://www.un.org/Depts/los/reference_files/chronological lists_of ratifications.htm#The%20United%20Nations%20Convention%200n%20the%20Law%200f%20the%20Sea, ngày truy cập 12/6/2016.

'*- Điều 8 khoản 1 Công ước Luật biển 1982'S Điều 3 Công ước Luật biển 1982

Trang 18

an ninh quốc gia, về cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên thiên nhiên, dau tranh chống ô nhiễm môi trường biển như quốc gia đó tiến hành

trên lãnh thô của mình Điều 2 của Công ước Luật biển 1982 ghi rõ “Chủ

quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải” Tuy nhiên, chủ quyền quốc gia đối với lãnh hải không phải là tuyệt đối như trên vùng nước nội thủy,

do sự thừa nhận quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong

lãnh hai’* Cần lưu ý rằng nếu tàu ngầm và các phương tiện ngầm khác khi “đi

qua không gây hại” buộc phải đi nổi và treo cờ của quốc gia mà tau mang

quốc tịch'Š.

Đối với các quốc gia quan đảo trong vùng nước quan đảo, quốc gia quan đảo có chủ quyền của mình Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời phía

trên, đáy và dưới đáy vùng nước quan đảo Vùng nước quan đảo là vùng biển

nằm bên trong của đường cơ sở quần đảo dùng để tính chiều rộng lãnh hải và

do quốc gia quần đảo ấn định Vùng lãnh hải của quốc gia quần đảo cũng được tinh từ đường cơ sở quan đảo.

Việc xác định nội thuỷ, vùng nước quần đảo và ấn định chiều rộng lãnh hải có xu hướng dịch chuyền biên giới trên biển về hướng biển Khi một quốc gia ven biển vạch đường cơ sở để xác định giới hạn các nội thuỷ và lãnh hải của họ, thực chất điều mà họ muốn là đặt giới hạn chủ quyền lãnh thổ của chính quốc gia của họ Có nghĩa là họ muốn giới hạn không gian của quyền

thực hiện những chức năng nhà nước trên lãnh thé biển, loại trừ sự ảnh hưởng

và de dọa xâm lấn của các quốc gia láng giềng Khi xác định được chính xác đường cơ sở của quôc gia mình, các vùng biên thuộc phạm vi chủ quyên cua

'* Nguyễn Thanh Minh (2011), “Quy chế pháp lý quốc tế đối với các vùng biển thuộc chủ quyên, quyền chủquyền, quyền tài phán quốc gia ven biển từ lý luận đến thực tiễn, tai địa chỉ

http://www vnsea.net/tabid/139/Article!D/742/language/vi- VN/Default.aspx, ngày truy cập 12/6/2016.

Điều 4 Công ước Luật biển 1982

13

Trang 19

quốc gia sẽ được phân định cụ thể, quốc gia sẽ hoàn toàn có đầy đủ thâm quyền quản lý trên toàn bộ các vùng lãnh thô của mình được sự ủng hộ và công nhận của quốc tế.

1.3.2 Căn cứ xác định các vùng biến thuộc quyền chủ quyền của quốc gia

Mỗi vùng biển được phân định đều có thể mang lại cho quốc gia ven biển những giá trị quyền khác nhau, nếu như đường cơ sở g1úp quốc gia ấn định chủ quyền toàn vẹn và day đủ tại nội thủy và lãnh hãi thì đường cơ sở cũng

mang ý nghĩa quan trọng đối các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia

như vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Điều 33 Công ước Luật biển 1982 có định nghĩa “Trong một vùng tiếp giáp với lãnh hải của

mình, gọi là vùng tiếp giáp, quốc gia ven biển có thé thi hành sự kiểm soát

cân thiết, nhằm ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thé hay trong lãnh hải của minh;

Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thô hay trong lãnh hải của mình Vùng tiếp giáp không thé mở rộng qua 24

hải lý ké từ đường cơ sở dùng dé tính chiều rộng của lãnh hải” Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối

với các tài nguyên thiên nhiên và quyền tài phán quốc gia đối với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các công trình do Công ước

Luật biển 1982 quy định.

1.3.3 Căn cứ dé phân định biến trong trường hợp có vùng bien chồng lan

Trên thực tế, việc xác định đường co sở là hành vi pháp lý đơn phương và thuộc thâm quyền của quốc gia ven biển Thực tiễn quốc tế chỉ ra rằng hành

vi pháp lý đơn phương của một quốc gia bản thân chúng không tạo ra cơ sở ràng

buộc tất cả các quốc gia hữu quan, trừ khi được những quốc gia này thỏa thuận như vậy Điều này có nghĩa rang, mặc dù được chính các quốc gia ven biển tự xác định và về nguyên tắc không tạo ra sự ràng buộc pháp lý cho các quốc gia khác.

Trang 20

Tuy nhiên, khi các quốc gia có các vùng biển chồng lan, đối diện hoặc liền kề

nhau mà bề rộng của vùng biển đó không lớn hon hai lần chiều rộng theo quy

định của Công ước Luật biển 1982 thì hoạt động phân định biển sẽ được tiến

hành trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên Và trong một SỐ trường hợp, thực tiễn thỏa thuận của các quốc gia đã chỉ ra rang, đường cơ sở cũng đóng vai trò nhất định trong quá trình xác định ranh giới phân định các vùng biến.

Xác định đường cơ sở luôn là vấn đề có tính chất nhạy cảm trong quan hệ quốc tế Một văn bản pháp lý của quốc gia liên quan đến việc xác định đường cơ sở không hợp lý, không tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế có thể gây ra những phản ứng khác nhau từ phía các quốc gia vì nó ảnh hưởng

trực tiếp đến các quyền và lợi ích của họ Do vậy, các tuyên bố về xác định được đường cơ sở của quốc gia ven biển phải hết sức thận trọng và tuân thủ những phương pháp chung đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận.

2 Quy định của Công ước Luật biến 1982 về đường cơ sở thông thường Căn cứ vào cấu tạo địa chất, các quốc gia trên thé giới hiện nay chủ yếu

được chia làm hai nhóm đó là quốc gia lục địa và quốc gia quần đảo Dựa vào cấu tạo bờ biển của hai nhóm quốc gia này, Công ước luật biển 1982 cũng đã

đưa ra các phương pháp vạch đường cơ sở khác nhau, làm nên tảng cho việc xác định các vùng biển của quốc gia trong quan hệ quốc tế Đối với quốc gia

quần đảo Công ước Luật biển 1982 ghi nhận phương pháp vạch đường cơ sở quần đảo theo quy định tại Điều 47 Đối với các quốc gia lục địa, Công ước luật biển 1982 chủ yếu đề cập đến 2 phương pháp xác định đường cơ sở là phương

pháp đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng.

Đường cơ sở thông thường được định nghĩa là ngắn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ bién đã được thé hiện trên các hải đồ có ty lệ lớn đã được

vã: oA , tả A A ]

quốc gia ven biển chính thức công nhận '°

'* Điều 5 Công ước Luật biên 1982

Lỗ

Trang 21

2.1 Điều kiện áp dụng:

Phương pháp đường cơ sở thông thường áp dụng đối với các quốc gia có bờ biển thắng, bằng phẳng, không có các đoạn lỗi lõm ven bờ và ngắn nước thủy triều xuống thấp nhất thê hiện rõ ràng.

2.2 Cách xác định:

Theo phương pháp này, quốc gia ven biển muốn vạch đường cơ sở phải xác định được ngắn nước thuỷ triều xuống thấp nhất chạy dọc theo bờ biển Công ước Luật bién1982 không quy định cụ thé cách thức hay phương pháp xác định ngắn nước thủy triều thấp nhất mà để ngỏ cho các quốc gia tự xác định dựa trên các kết quả nghiên cứu thiên văn và ra tuyên bố về đường cơ sở của quốc gia mình Các quốc gia sẽ chọn trong một ngày, một tháng, một năm

nào đó khi mực thủy triều xuống thấp nhất dọc bờ biển và dựa vào các điểm,

toa độ đã thể hiện đó dé quốc gia ven biến tuyên bố đường cơ sở của mình Trong trường hợp quốc gia muốn thay thế, sửa đôi các tuyên bố trước đó trên

hải đồ về đường cơ sở thì sự thay đổi này chỉ có hiệu lực khi quốc gia chính thức đưa ra một tuyên bố mới về sự thay đôi đó.

Việc xác định đường cơ sở thông thường có ưu điểm là phản ánh tương đối chính xác địa hình bờ biển đồng thời góp phần hạn chế sự mở rộng thái quá các vùng biển của quốc gia ven biển Tuy nhiên, xác định đường cơ sở

theo phương pháp thông thường có một số hạn chế sau đây:

Thứ nhất: các điểm, tọa độ có ngắn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc

theo bờ biển để xác định đường cơ sở do chính quốc gia đó tuyên bố nên sẽ không tránh khỏi tình trạng các quốc gia đưa ra tuyên bố không đúng thực tế nhằm mục đích mở rộng càng nhiều càng tốt nội thủy của quốc gia mình ra bên ngoài Chính vì vậy, mức độ chính xác của các tọa độ, các điểm xác định

dựa vào ngân nước thủy triêu sẽ không cao.

Trang 22

Thứ hai: Cộng đồng quốc tế sẽ rất khó khăn trong việc chứng minh tính xác thực của các điểm, các toa độ mà quốc gia ven biên đã tuyên bố.

Thứ ba: Phương pháp này khó áp dụng đối với các vùng có địa hình bờ

biển khúc khuỷu, lồi lõm hoặc có nhiều đảo ven bờ Ở những noi này, sự thay đôi của biên độ thuỷ triều không rõ ràng, do đó cũng khó xác định ngắn nước thuỷ triều xuống thấp nhất dọc bờ biển.

Thứ tư: Áp dụng phương pháp đường cơ sở thông thường, các quốc gia

ven biển sẽ có một vùng nội thủy hẹp (trừ trường hợp quốc gia có bờ biển cực kỳ bằng phẳng) Đây chính là lý do mà các quốc gia trên thế giới thường

không muốn áp dụng hoàn toàn đường cơ sở theo phương pháp này mặc dù

căn cứ vào các quy định của Công ước Luật biển 1982 là hoàn toàn phù hợp 3 Quy định của Công ước Luật biển 1982 về đường cơ sở thang

Đường cơ sở thẳng là đường nối liền những điểm thích hợp có thé được

lựa chọn (điểm ngoài cùng nhô ra nhất của bờ biển khi ngắn nước triéu thấp

nhát) của bờ biển, các đảo ven bờ tạo thành một đường liên tiếp gay khúc.

Lịch sử phát triển của luật quốc tế cho thấy việc áp dụng đường cơ sở thăng phức tạp hơn nhiều so với việc áp dụng đường cơ sở thông thường Cho

đến nay, có 85 quốc gia đã áp dụng phương pháp đường cơ sở thăng để xác

định chiều rộng lãnh hải, 7 quốc gia khác tuy chưa áp dụng nhưng đã đưa chính sách đường cơ sở thang vào nội luật ” Tuy nhiên, phần lớn trong số đó đều vấp phải sự phản đối của các nước láng giềng hoặc cộng đồng quốc tế bởi một phần hoặc toàn bộ các đường cơ sở này không đáp ứng đủ các điều kiện đê xác định đường cơ sở thắng như đã nêu trong Điều 7 Công ước Luật biển năm 1982.

'7 _â Mai Anh (2005), “Luật biển quốc tế hiện dai”, Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội, tr 104.

'# Thanh Thảo (2013), “Quy định về đường cơ sở thang trong luật biển quốc tế” tại địa chỉ:htt://bienphongvietnam.vn/van-ban-phap-luat/van-kien-phap-ly-dieu-uoc-quoc-te/I 159-quy-nh-v-ng-c-s-thng-trong-lut-bin-quc-t-k-1 html, ngày truy cập 12/6/2016.

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

L7 wens ` APHONG DOC ss \

Trang 23

3.1 Điều kiện áp dụng

Phương pháp đường cơ sở thăng được áp dụng cho các quốc gia có bờ

biên phức tạp, ngắn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc bờ biển của quốc gia đó không thể hiện rõ.

Nhìn chung, Khoản 1 Điều 7 Công ước Luật biển 1982 có những quy định tương tự như Điều 4 Công ước Giơnevơ 1958 về lãnh hải và vùng tiếp

giáp Theo đó, có hai hoàn cảnh địa lý đặc biệt có thé sử dụng đường co sở

thang đó là: “bờ biển bị khoét sấu và lôi lõm” hoặc “có một chuối đảo nằm sát ngay và chạy doc theo bờ biển” Ngoài ra, Khoản 2 Điều 7 bỗ sung thêm

hoàn cảnh thực tế mà quốc gia có thể vạch đường cơ sở thang, đó là “các bở

biển thực sự không ổn định do có sự xuất hiện của các đồng bằng châu thé

hoặc các điều kiện tự nhiên khác ` Các hoàn cảnh này được giải thích cụ thê

như sau:

Một là, bờ biển bị khoét sâu và lôi lõm.

Thực tế, Công ước Luật biển 1982 không đưa ra định nghĩa cụ thể về “bị khoét sâu và lỗi lõm” trừ khái niệm “vùng lõm sâu” tương tự trong định nghĩa

về vịnh do bờ biển của một quốc gia bao bọc tại Điều 10 Dựa trên thực tiễn

xác định của các quốc gia cũng như phán quyết của các cơ quan tài phán quốc

tế, Hoa Kỳ và Ủy ban pháp luật quốc tế đã đưa ra khuyến cáo rằng, cụm từ

“bờ biển khúc khuyu, bị khoét sâu va lỗi lõm” nên thỏa mãn tat cả các đặc

tính sau ”: (i) Bờ biển khúc khuyu, bị khoét sâu và lỗi lõm phải có ít nhất từ

03 vùng lõm sâu; (ii) Các vùng lõm sâu này phải nằm gần nhau; (iii) Chiều sâu của từng vùng lõm tinh từ đường cơ sở thang được dé nghị đóng cửa dé ra

biển phải lớn hơn một nửa chiều dài của đoạn đường cơ sở đó.

Hai là, có một chuôi dao năm sát ngay và chạy doc theo be biên

'? J Ahley Roach and Robert W Smith (2000), “Straigh baseline: The need for a Universally applied norm”,

Ocean Development & International, pp 4.

Trang 24

Với hoàn cảnh địa lí này, Công ước Luật biển 1982 cũng không đưa ra bất

kì cách giải thích nào nhằm làm sáng tỏ các cụm từ “chuỗi đảo”, “nằm sát ngay” hay “dọc bờ biển” Theo khuyến cáo của Hoa Kỳ va Ủy ban pháp luật

quốc tế, để được coi là chuỗi đảo phải có ít nhất từ 03 đảo trở lên và phải thoải mãn những yêu cau sau: (i) Khoảng cách giữa đất liền với đảo không vượt quá 24 hải lý (nhằm tránh sự thiếu liên kết chặt chẽ giữa đảo với bờ biển); (ii) Mỗi

đảo trong chuỗi cách đảo khác cũng trong chuỗi mà đường cơ sở thắng sẽ được vạch qua khoảng cách không quá 24 hải lý (chiều rộng lãnh hải của 2 đảo cộng lại); (iii) Chuỗi đảo này phải chắn ít nhất 50% đường bờ biển liên quan.

Ba là, có điều kiện thiên nhiên đặc biệt gáy ra sự không ổn định cua bo

biển như sự hiện diện của các châu thé và các đặc điểm tự nhiên khác.

Hoàn cảnh địa lý này dé cập đến các đường bờ biển có sự thay đổi theo

thời gian (như su sat lở, bồi đắp ) làm ảnh hưởng tới việc xác định ngắn

nước thủy triều thấp nhất dé vạch đường cơ sở thông thường Trên thực tế, dé xác định được sự không 6n định của bờ biển trong trường hợp này là tương đối khó, cần phải có sự quan sát trong khoảng thời gian khá dài và ổn định Chính vì vậy, việc giải thích cụ thể quy định này đến nay vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Có thé thay rằng, nếu bờ biển không đáp ứng được điều kiện về mặt địa hình kê trên thì đường cơ sở thăng sẽ không được áp dụng, thay vào đó, quốc

gia ben biển có thể lựa chọn áp dụng phương pháp đường cơ sở thông thường

đã được ghi nhận tại Điều 5 Công ước Luật biển 1982 3.2 Cách xác định

Theo Điều 7 Công ước luật biển 1982, dé vạch đường cơ sở thang cũng

phải tuân thủ một số quy tắc nhất định đó là:

- Pudong cơ sở phải di theo hướng chung của bờ biên, các vùng biển ở bên trong đường cơ sở phải gắn với đất liền đủ đến mức được đặt dưới chế độ

HỘI thủy.

19

Trang 25

Cụm từ “xu hướng chung của bờ biển” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1951 trong phán quyết của Toà án Công lý quốc tế liên quan đến vụ tranh chấp giữa Anh và Na Uy Trong vụ việc này, Tòa án Công lý quốc tế lưu ý

rằng, “nguyên tac xu thé chung của bờ biển không có một sự chính xác toán

học nào” Ngoài ra, Ủy ban pháp luật quốc tế cũng khuyến cáo: Đề được coi là chạy theo hướng chung của bờ biến thì chiều dài của đoạn đường co sở thang

không nên vượt quá 60 hải lý và góc lệch lớn nhất giữa đoạn cơ sở thắng với

bờ biển không quá 20 độ””.

- Cac đường cơ sở thang không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nồi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có đèn biển hoặc thiết bị tương

tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc AM

Theo quy định này, chỉ có hai trường hợp bãi cạn lúc nổi lúc chìm có

thê được sử dụng như là điểm xác định để vạch đường cơ sở thẳng, đó là: + Trên các bãi cạn lúc nổi lúc chìm phải có đèn biển hoặc công trình

tương tự được xây dựng Định nghĩa bãi cạn lúc nổi lúc chìm được xác định tương đối cụ thể theo Điều 13 Công ước Luật biển 1982, từ “đèn biển” (hải đăng) cũng là khái niệm tương đối dễ hiểu Tuy nhiên, cụm từ “công trình

tương tự đèn biển” còn khá mơ hồ và có thé được hiểu theo 2 cách: 1) chúng

có thể là tòa nhà hoặc tháp nhìn giống như đèn biển nhưng không được sử dụng vào mục đích hướng dẫn hàng hải như đèn biên; 2) Công trình tương tự này có thê chỉ thực hiện một trong các chức năng của đèn biển như cảnh báo

nguy hiểm hàng hải hay hỗ trợ định vị vị trí của tàu thuyền (như còi báo sương mù, đèn hiệu, rada phản xạ )

+ Trên bãi can lúc nổi lúc chìm không có đèn biển hay công trình tương tự, nhưng việc hoạch định nó lại được sự thừa nhận chung của cộng đồng

quốc tế Quy định này dẫn chiếu đến trường hợp của Na Uy khi quốc gia này

*° Roach J Ashley and Smith, Robert W (2012), “Excessive Maritime Claims”, Martinus Nijhoff, pp 64.7! Khoản 4 Điều 7 Công ước Luật biên 1982.

Trang 26

sử dụng bãi cạn hoàn toàn không có sự tồn tại của đèn biển hay công trình

tương tự nhưng vẫn được Toà án Công lý quốc tế chấp nhận là hợp pháp” - Việc xác định đường cơ sở thăng không được làm cho lãnh hải của

quốc gia khác bị tách rời khỏi biển cả hoặc vùng đặc quyên kinh tế”.

Bên cạnh ba điều kiện về phương pháp vạch đường cơ sở thăng nêu trên,

Khoản 5 Điều 7 Công ước Luật biển 1982 cũng quy định: Khi ấn định một số đoạn đường cơ sở, quốc gia ven biển có thể tính đến những lợi ích kinh tế

riêng biệt của khu vực đó mà tam quan trong của nó đã được chứng minh qua quá trình sử dụng lâu dài Điều này có ý nghĩa như một trường hợp ngoại lệ,

khi xác định đường cơ sở thắng theo quy định tại Điều 7, quốc gia ven biển có thể kéo các đoạn cơ sở thăng đến đảo (nhóm đảo) xa bờ mà không cần xem xét đến việc phải chạy theo xu thế chung của bờ biển hay phải nằm trong

khoảng cách hai lần chiều rộng lãnh hải nếu họ chứng minh được rằng, quá

trình sử dụng lâu dài khu vực này đã chứng tỏ lợi ích kinh tế của khu vực biển

xung quanh đảo (nhóm đảo) đó có ý nghĩa và tầm quan trọng sống còn đối với quốc gia.

4 Quy định của Công ước Luật biến 1982 về đường cơ sở quan đảo 4.1 Khái niệm quần đảo và quốc gia quần đảo

Trong Luật quốc tế truyền thống, quần đảo theo nghĩa địa lý, được hiểu

là một nhóm đảo Tuy nhiên trong Công ước 1958 về lãnh hải và vùng tiếp

giáp và Công ước 1958 về Thêm lục địa đều không đề cập đến khái niệm quần đảo, đến Công ước Luật biển 1982, khái niệm quan đảo được quy định khá rõ ràng, đó là: “ Quan đảo là một nhóm đảo, kế cả các bộ phận của các đảo, các ving nước noi giữa và các thành phân tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạp thành một thé thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị ea Nguyễn Hồng Thao, Nguyễn Nhu Mai ttdd chú thích 6, tr 22.

3 Khoản 6 Điều 7 Công ước Luật biển 1982

CÀI

Trang 27

”# Như vậy, để một nhóm dao trở thành hay được coi như thế về mặt lịch sử.

quân đảo thì các đảo trong nhóm đảo đó phải có sự liên quan chặt chẽ với

nhau về mặt dia lý, kinh tế, chính tri và lịch sử như một thé thống nhất”.

Khái niệm quốc gia quan đảo cũng được dé cập tại Điều 46 Công ước Luật biển 1982 theo đó: “Quốc gia quân đảo là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiễu quan đảo và có thé bao gôm một số hòn đảo khác nữa `.

Như vậy, nếu một quốc gia bao gồm đất liền và một quần đảo (hay các quần đảo), hoặc một quốc gia bao gồm đất liền và một nhóm các đảo cả hai

trường hợp đều không được coi là quốc gia quần đảo Điều 47 Công ước Luật

biển 1982 quy định: “ một quốc gia quan đảo có thé vạch đường cơ sở thang của quân đảo ” Điều đó có thé hiểu rằng đường cơ sở thang quan đảo

không được áp dụng cho các quần đảo hay các nhóm đảo thuộc chủ quyền của

một quốc gia lục địa.

4.2 Điều kiện áp dụng và cách xác định

Có sáu quy tắc bắt buộc đối với đường cơ sở quan đảo:

Thứ nhất, đường cơ sở phải bao lay các đảo chủ yếu Các đảo chủ yếu ở đây được hiểu là các đảo lớn nhất về diện tích hay dân cư Hiện trạng kinh tế, văn hóa, lịch sử của một đảo so với các đảo khác cũng có một vai trò quantrọng, vì chúng thường là nơi được chọn là trung tâm quản lý hành chính Một số học giả cho rằng “các đảo chủ yếu” nên được hiểu là các đảo nằm ở vị trí

trung tâm của quốc gia quần đảo Thực tế là không có quy tắc nào điều chỉnh

vẫn đề này khi hình thành đường cơ sở quần đảo.

Thứ hai, đường cơ sở phải xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước

so với đất, kể cả vành dai san hô, phải ở giữa tỷ số 1/1 và 9/1 Điều này có

** Khoản a Điều 46 Công ước Luat bién 19820 ¬ ¬

* Nguyễn Bá Diễn (2009), “Quy chế pháp ly quôc tê chung về biên, đảo và những van đê can áp dụng đôi

với Hoàng Sa, Trường Sa”, Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, tr 145 — 162.

Trang 28

nghĩa là diện tích phần nước ít nhất cũng bằng diện tích phần đất bị bao bọc nhưng không được vượt quá chín lần phần đất đó Dé tính toán các phần diện

tích này, điện tích phần đất có thể bao gồm các vùng nước do chuỗi các mỏm đá hay chuỗi các đảo san hô vòng bao bọc, nó cũng có thể bao gồm vùng nước

bị bao bọc hay gần như được bao bọc bởi chuỗi các đảo đá với hay một chuỗi

các mỏm đá nỗi.

Thứ ba, độ dài của mỗi đường cơ sở không được vượt quá 100 hải lý, tuy

nhiên khi cần thiết, có thể có tối đa là 3% của tổng số các đường cơ sở có độ đài lớn hơn nhưng cũng không được vượt quá 125 hải lý.

The tư, đường cơ sở không được tách rời rõ rệt đường bao quanh chung của quân đảo.

Thứ năm, các bãi cạn nửa nỗi nửa chìm không được dùng là các điểm cơ sở trừ khi có các đèn biển hay các thiết bị tương ứng thường xuyên như trên mặt nước hoặc khi toàn bộ hay một phần của bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất

một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải (12 hải lý).

Cuối cùng, đường cơ sở quần đảo không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời với biển cả hay một vùng đặc quyền kinh tế“.

5 Quy định của Công ước Luật biến 1982 về xác định đường cơ sở

trong những hoàn cảnh đặc biệt

Sự xuất hiện của các hoàn cảnh được cho là đặc biệt tại khu vực bờ biển sẽ có ảnh hưởng nhất định đến quá trình xác định cũng như hướng đi chung

của hệ thống đường cơ sở của quốc gia ven biển Trên thực tế, khi tiến hành

vạch đường cơ sở các quốc gia Sẽ xem xét đến sự hiện diện của một số hoàn cảnh sau đây:

* Nguyễn Mạnh (2014), “Phân tích một số hoàn cảnh áp dụng đường cơ sở thăng theo Công ước của Liênhợp quốc về luật biển năm 1982” tại địa chỉ:

http://123.30.50.199/medias/vi/News/Archives/Duong%20c0%20s0%20thanh%20theo%20Cong%20u0c%201982.pdf, ngay truy cap 12/7/2016.

23

Trang 29

5.1 Mom da

Sự hiện diện của các đảo hay chuỗi đảo nằm ven bờ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đường cơ sở của quốc gia ven biển Đảo hay chuỗi đảo nằm ngay sát và chạy dọc ven bờ là một trong những hoàn cảnh đặt biệt

dé quốc gia ven biển lựa chon dé vạch đường cơ sở theo phương pháp đường cơ sở thang.

Đối với đường cơ sở của các mom đá, Điều 6 của Công ước Luật biển 1982 quy định "trong trường hợp những bộ phận đảo cấu tạo bằng san hô

hoặc các đảo có đá ngâm ven bờ bao quanh thì đường cơ sở là ngan nước

triều thấp nhất ở bờ phía ngoài cùng của các mỏm đá, như đã được thể hiện trên các hải đô được quốc gia ven biển chính thức công nhận".

5.2 Cửa sông

Theo Điều 9 của Công ước Luật biển 1982, nếu một con sông đồ trực

tiếp ra biển mà không tạo thành một vũng thì đường co sở là một đường thang được kẻ ngang qua cửa sông nối liền các điểm ngoài cùng của ngắn nước triều

thấp nhất ở hai bên cửa sông Quy định này khá rõ ràng và dễ áp dụng Tuy

Công ước Luật biến 1982 không chỉ rõ giới hạn độ dài của đường thắng đó, nhưng người ta điều hiểu rằng Điều 9 đề cập tới những con sông nhỏ, không có nhiều cửa Điểm cần được chú ý khác là con sông được đề cập ở đây chỉ

thuộc chủ quyền của một quốc gia duy nhất Nói cách khác, nếu một con sông thuộc chủ quyền của từ hai quốc gia trở lên thì đường đóng cửa sông sẽ phải

xác định theo phương pháp khác tùy thuộc và hoàn cảnh cụ thé Cũng lưu ý

rang, do ban chất thiếu 6n định của các bờ sông (sat lở hay được bồi đắp), nên

đôi khi đường cơ sở thé hiện trên hải đồ không còn phản ánh đúng điều kiện

do Công ước Luật biển 1982 đặt ra””.

““Nguyễn Mạnh (2014) tldd chú thích 23, tr 2.

Trang 30

5.3 Vịnh

Theo Điều 10 của Công ước Luật biển 1982, vịnh được đề cập là một vịnh thuộc chủ quyền của một quốc gia Các quy định của điều này không áp dung cho các vịnh lịch sử hay một vịnh thuộc chủ quyén của từ hai quốc gia trở lên (những quy định này cũng không áp dụng khi quốc gia ven biển đã sử dụng phương pháp vạch đường cơ cở thắng theo Điều 7 của Công ước Luật

biển 1982) (Điều 10 khoản 6).

Điều 10 khoản 2 quy định: “Trong Công ước vịnh cần được hiểu là một

vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liên mà chiều sâu của vùng lõm đó so sánh với

chiéu rộng ở ngoài cửa của nó đến mức là nước của vùng lõm đó được bờ biển bao quanh và vùng đó lõm sâu hon là một sự uốn cong của bờ biển Tuy

nhiên, một vũng lõm chỉ được coi là một vịnh nếu như diện tích của nó ít nhất

cũng bằng diện tích một nửa hình tròn có đường kính là đường thắng kẻ ngang qua cửa vào cua vùng lõm `”.

Khó khăn thường gặp chính là việc xác định diện tích của vùng lõm so với diện tích hình tròn có đường kính là đường thắng kẻ ngang qua cửa vịnh.

Có hai tình huống cần được xem xét:

- Nếu vùng lõm chỉ có cửa vào duy nhất thì diện tích của vùng lõm này được tính giữa ngắn nước triều thấp nhất chạy dọc theo bờ biển của vùng lõm và đường thăng nối liền các ngắn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tụ nhiên;

- Nếu do sự tồn tại của các đảo mà vùng lõm có nhiều cửa vào thì nửa

hình tròn nói trên có đường kính bằng tông số chiều dài các đoạn thăng cắt ngang các cửa vào đó Diện tích của các đảo nằm trong vùng lõm sẽ được tính veo diện tích chung của vùng lõm.

Về đường đóng cửa vịnh, các khoản 4, 5 Điều 10 Công ước luật biển 1982 cũng đưa hai trường hợp xác định đường đóng cửa vịnh Theo đó:

25

Trang 31

- Nếu khoảng cách giữa ngắn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên của vịnh không vượt quá 24 hải lí thì đường đóng cửa vịnh có thể được vạch giữa hai ngắn nước triều thấp nhất này và vùng nước ở phía bên

trong đường đó được coi là nội thuỷ.

- Khi khoảng cách giữa ngắn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên của vịnh vượt quá 24 hải lí thì quốc gia ven biển được quyền xác định một đường cơ sở thắng dài không quá 24 hải lí ở phía trong vịnh, sao cho phía trong của nó có diện tích nước tối đa.

5.4 Bãi cạn lúc noi lúc chìm

Khoản 1 Điều 13 Công ước Luật biển 1982 quy định: “Bãi cạn lúc nồi lúc chìm là những vùng đất nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thuỷ triéu

xuống thấp thì lộ ra, khi thuỷ triều lên cao thì bị ngập nước ” Thuật ngữ “bãi

cạn lúc chìm lúc nổi” ở đây bao gồm cả các bãi ngầm, đá ngầm và đá cạn

-những cấu tạo địa lý mang tinh tự nhiên ở phía ngoài bờ bién chỉ nỗi lên khi thủy

triều xuống thấp và bị ngập nước khi thủy triều lên cao Do chế độ bán nhật triều

mà các bãi cạn lúc chìm lúc nổi này không có các vùng biến riêng và sự có mặt của chúng sẽ không ảnh hưởng đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển của quốc gia có biển Tuy nhiên, theo quy định của Công ước Luật biển 1982, trong một số trường hợp liên quan đến xác định đường cơ sở, các bãi cạn lúc chìm lúc nôi cũng có thé trở thành điểm xuất phát hay kéo đến của tuyến đường cơ sở

nhưng phải thỏa mãn một số điều kiện sau:

- Khi toàn bộ hay một phần của bãi cạn đó ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải.

- Trên các bãi cạn lúc chìm lúc nỗi (i) phải có các công trình đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước; (11) hoặc việc vạch

z ` 2 z 22 an A A Ẫ RA a 28

các đường cơ sở đó phải đã được cộng dong quôc tê công nhận.

°8 Khoản 4 Điều 7 Công ước luật biên 1982

Trang 32

5.5 Cảng biến

Theo quy định tại Điều 11 Công ước Luật biến 1982: “các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của một hệ thống cảng, nhô ra ngoài

khơi xa nhất, được coi là thành phan của bờ biển Các công trình thiết bị ở

ngoài khơi xa bờ biển và các đảo nhân tạo không được coi là những công trình

thiết bị cảng thường xuyên ” Như vậy, các cầu cảng, công trình lẫn biển được

xây dựng ven cảng sẽ được xem như một chỉnh thể thống nhất để xác định đường cơ sở Đối với các công trình cảng biển ngoài khơi xa bờ và các đảo nhân tạo sẽ không được dùng làm căn cứ xác định đường cơ sở, mà có quy chế pháp lý riêng tại vùng mà công trình nhân tạo đó được xây dựng.”

Đường cơ sở của một quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt và có ảnh

hưởng tới chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia Đường cơ sở là “cột mốc”, là cơ sở pháp lý để các quốc gia hoạch định các vùng biển như nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa cũng

như xác định quy chế pháp lý của các vùng biển này Đường cơ sở cũng là căn

cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia có vùng biển đối diện hoặc liền kề Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 có hiệu lực

mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc dung hòa lợi ích chung

giữa các quốc gia và cộng đồng quốc tế đối với van dé lãnh thổ trên biến Tổng hợp những quy định về cách xác định đường cơ sở trong suốt chiều dai lịch sử phát triển, Công ước luật biển 1982 đã đưa ra một cách toàn diện và đây đủ nhất về phương pháp xác định đường cơ sở đối với từng hoàn cảnh địa

lý của các quốc gia, trên cơ sở kế thừa những quy định về phương pháp xác định đường cơ sở qua thực tiễn xây dựng và áp dụng.

”® United Nations ( 1998), The law of the sea, Office for Ocean Affairs and the Law of the Sea, New York,

2a

Trang 33

Có thé thay, mỗi phương pháp xác định đường cơ sở lại có những ưu điểm va hạn chế riêng, đòi hỏi mỗi quốc gia cần cân nhắc kỹ lưỡng dé lựa chọn phương pháp phù hợp cho tình hình địa lý chung, vừa dung hòa lợi ích dân tộc mà không xâm phạm lãnh thé của quốc gia láng giéng Hiện nay, một số quốc gia có địa hình bờ biển phức tạp đã lựa chọn áp dụng cả 2 phương pháp xác định đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải cho vùng biển của

mình, không trái với thông lệ quốc tế.

Nhìn chung, phương pháp đường cơ sở thang vẫn được rất nhiều quốc

gia thành viên Công ước Luật biển 1982 ưu tiên áp dụng vì việc vạch đường cơ sở không chỉ làm tăng diện tích của vùng nước nội thủy mà còn là mốc day

lùi ranh giới các vùng biển khác thuộc chủ quyên và quyền tai phán quốc gia

ra hướng biên.

Trang 34

CHƯƠNG 2:

PHAP LUAT VÀ THỰC TIEN XÁC ĐỊNH DUONG CƠ SỞ CUA MOT SO QUOC GIA THÀNH VIÊN CONG UOC LUAT BIEN 1982

Xác định đường cơ sở luôn là một van dé rat nhạy cảm do tinh chat quan trọng của nó Theo Công ước Luật biển 1982, việc xác định chiều rộng của lãnh hải cũng như xác định vi trí của các vùng biển khác nhau như nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa

đều phải dựa vào đường cơ sở Như vậy, xác định đường cơ sở có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia ven biển cũng như đối với các quốc gia khác Một

văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến việc xác định đường cơ sở không

hợp lý, không tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế có thể gây ra những phản ứng từ phía các quốc gia láng giềng cũng như các quốc gia khác trên thế giới vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các lợi ích kinh tế và hàng hải của họ.

2.1 Pháp luật và thực tiễn xác định đường cơ sở thông thường của Brunei

Như chương 1 đã phân tích, xác định đường cơ sở theo phương pháp đường cơ sở thông thường có những hạn chế nhất định Do đó, trong thực tiễn

quan hệ quốc tế, rất ít quốc gia áp dụng độc lập phương pháp này Một số quốc gia sau một thời gian xác định theo phương pháp đường cơ sở thông

thường thấy không phù hợp đã chuyển hắn sang phương pháp đường cơ sở thắng Một số quốc gia khác lại áp dụng phương pháp đường cơ sở thông thường kết hợp với phương pháp đường cơ sở thang.

Brunei là một quốc gia nằm trên đảo Borneo, được bao quanh bởi

Malaysia, nằm giữa 114°04’ và 11°23’ kinh độ Đông va 4°00 và 5 05 vĩ độ bắc Tổng diện tích của Brunei là 5765km” với đường bờ biển phía Bắc dài

khoảng 161km dọc theo biển Đông, gần với các tuyến đường biển quan trọng

28

Trang 35

noi An Độ và Thái Bình Dương.” Quốc gia này phê chuẩn Công ước Luật Biển 1982 vào ngày 5/11/1996 Theo Tuyên bố ngày 02/10/1983, chiều rộng

lãnh hải của Brunei là 12 hải lý (khoản 1 Điều 2) và sau khi quốc vương của Brunei xem xét, đường cơ sở sẽ được công bố trên một hải dé tỷ lệ lớn trong

đó ghi nhận ngắn nước thủy triều xuống thấp nhất, đồng thời xác định ranh

giới phía ngoài của lãnh hải Brunei.”"

Có hai khu vực cần được xem xét để xác định đường cơ sở của Brunei đó

là đường bờ biên giáp với biển Đông và khu vực vịnh Brunei (khu vực nay cả

Brunei và Malaysia đều có yêu sách) Tuy nhiên, khu vực tranh chấp tại vịnh

Brunei còn liên quan đến cả van đề xác định biên giới trên bộ giữa hai bên nên đòi hỏi sự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp Ca Malaysia và Brunei đã dat

được thỏa thuận về một số khu vực tranh chấp nhưng chưa có thỏa thuận chính thức nào về phân định ranh giới trong khu vực vịnh Brunei.

Phần bờ biển tiếp liền với biển Đông cũng chưa có bất cứ tuyên bố rõ

ràng nào từ phía Brunei cho thấy quốc gia này xác định đường cơ sở thông

thường hay đường cơ sở thang Dựa vào Tuyên bố năm 1983 của Brunei, ta có thé thấy quốc gia này đưa ra tuyên bố chung rang đường cơ sở của mình sẽ

được vạch theo ngắn nước thủy triều xuống thấp nhất Nếu chỉ quy định như vậy, có thể hiểu đó là ngắn nước thuỷ triều thấp nhất chạy dọc bờ biển (phương pháp đường cơ sở thông thường); nhưng cũng có thê hiểu bao gồm

cả ngắn nước thủy triều xuống thấp nhất tại các rạn san hô, ngắn nước thủy triểu xuống thấp nhất tại các đảo gần bờ (phương pháp đường cơ sở thang).

Tuy nhiên, nhìn vào địa hình của bờ biển Brunei, ta nhận thấy toàn bộ 161km

đường bờ biển tương đối bằng phang, địa hình bờ biển cũng không có những cau trúc phức tạp hay sự lồi lõm Đúng theo quy định tại Điều 5 Công ước luật

°° http://www.bruneiresources.com/bruneibackground.html, ngày truy cập 14/6/2016.x faolex fao.org/docs/texts/bru30627.doc, ngày truy cập 14/6/2016.

Trang 36

biển 1982, đường cơ sở để xác định chiều rộng lãnh hải của Brunei chính là ngắn nước thủy triều xuống thấp nhất chạy doc theo bờ biển Theo Tuyên bố

năm 1983 của Brunei, quốc gia này sẽ tiến hành công bố chính thức về đường

cơ sở trên hải đồ tỷ lệ lớn sau khi được các Bộ có liên quan xác định và được

Quốc vương của nước này chấp nhận.

Tháng 8/2012, Ủy ban Pháp luật quốc tế đã đưa ra báo cáo mới về đường cơ sở thông thường của các quốc gia Báo cáo tập trung chủ yếu vào việc phân tích và làm rõ các quy định của pháp luật quốc tế về đường cơ sở thông thường, đánh giá sự cần thiết của việc làm rõ các quy định này cũng như thực

tiễn tuyên bố của quốc gia về đường cơ sở thông thường Trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế cũng như tuyên bồ và thực tiễn xác định của quốc gia, Ủy ban đã tiến hành xác định được 4 phương pháp thường được các quốc gia tiếp cận khi xác định đường cơ sở thông thường: đường cơ sở thông thường không được các quốc gia ghi nhận bằng hải đồ; đường cơ sở thông

thường được quốc gia ghi nhận trên hải đồ; đường cơ sở thông thường được

ghi nhận trong một tài liệu để tham khảo có ngụ ý đến đường cơ sở thông thường; quốc gia không sử dụng đường cơ sở thông thường Các chuyên gia

cho rằng đường cơ sở của Brunei thuộc vào loại đường cơ sở thứ 3: đường cơ sở thông thường được ghi nhận trong tài liệu tham khảo dé ngụ ý về đường cơ

sở chính thức Một trong những tài liệu được lưu ý tới trong trường hợp của Brunei đó là các tam bản đồ được đưa ra trong 2 năm 1987 và 1988 bởi nha xuất ban Surveyor Genaral.”” Nhà xuất ban này căn cứ vào các văn bản pháp ly được đưa ra bởi nước Anh (quốc gia đã tiễn hành đô hộ Brunei trong hơn

90 năm) Các tam bản đồ này đưa ra tọa độ giới hạn vùng lãnh hải của Brunel.

Ủy ban cũng phi nhận vai trò quan trọng của Tuyên bồ về chiều rộng lãnh hải

*.R Haller-Trost (1994), The Brunei-Malaysia Dispute over Territorial and Maritime Claims in

International Law, IBRU Maritime Briefing©.

31

Trang 37

cũng như các điều ước về xác định thềm lục địa giữa Brunei và Malaysia trong việc gián tiếp chứng minh cách xác định đường cơ sở thông thường của

quốc gia này.”

Dựa vào các quy định của Công ước luật biển 1982 và những căn cứ nêu

trên cũng như xem xét các điều kiện thực tế về vị trí địa lý, địa hình và các

điều kiện tự nhiên của bờ biển Brunei thì quốc gia này sẽ phi hợp với cách xác định đường cơ sở thông thường Tuy nhiên, Công ước cũng không áp đặt bất cứ quy định nào buộc quốc gia phải chọn lựa cho mình một cách xác định

đường cơ sở, quốc gia ven biển sẽ phải căn cứ vào các điều kiện khác nhau

của quốc gia minh để tuyên bố về đường cơ sở dùng dé tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền khác Việc Brunei chưa đưa ra một tuyên bố chính thức về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng

lãnh hải của mình có thé gây ra khó khăn cho chính quốc gia nay trong bối

cảnh các tranh chấp về biển ngày càng mở rộng và trở nên gay gắt, đồng thời

cũng gây khó khăn cho các quốc gia khác trong việc tôn trọng chủ quyền của

quốc gia ven biển.

2.2 Pháp luật và thực tiễn xác định đường cơ sở thắng của một số

quốc gia

2.2.1 Đường cơ sở của Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn hòn đảo trải dài dọc biển Thái

Bình Dương của Châu Á Các đảo chính của Nhật Bản chạy từ Bắc tới Nam

bao gồm Hokaido, Honshu, Shikoku và Kyushu Ngoài ra lãnh thổ Nhật Bản

còn có cả quần đảo Ryuku, bao gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía

nam Kyushu Chiếu theo các quy định của Công ước luật biển 1982, Nhật Bản không phải là quốc gia quần đảo do vậy Nhật Bản không áp dụng quy định về

3 Donald Rothwell (2012), /nternational Law Association Baseline under the international law of the sea,

Sofia Conference.

Trang 38

đường cơ sở quan đảo dé xác định các vùng biển của mình.

Năm 1977, Nhật Bản ban hành Luật về lãnh hải trong đó quy định chiều

rộng lãnh hải của Nhật Bản là 12 hải lý tính từ đường cơ sở Đường cơ sở của

Nhật Bản theo Luật này được xác định đồng thời bằng cả hai phương pháp:

đường cơ sở thông thường và đường co sở thang Dé cụ thé hoá Luật về lãnh hải, Nhật Bản tiếp tục ban hành Nghị định số 210 ngày 17/6/1977, theo đó

đường cơ sở của Nhật Bản được xác định theo ngắn nước thuỷ triều xuống

thấp nhất dọc bờ biển của các đảo, trừ ba đoạn đường cơ sở thăng tại Kwanmon và xung quanh Shikoku.

Tuy nhiên, năm 1996, Nhật Ban sửa đổi Luật về lãnh hải cũng như Nghị định số 210 bằng Luật về lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải dé chuyển toàn bộ hệ thống đường cơ sở thông thường thành hệ thống đường cơ sở thăng Hệ thống đường cơ sở thăng của Nhật Bản hiện nay gồm 15 nhóm đường cơ sở, nỗi 194 điểm dọc bờ biển của các đảo tạo thành 162 đoạn đường cơ sở với chiều dài

mỗi đoạn từ 0,09 hải lý đến 85,2 hải lý.

Khi Nhật Bản sửa đổi hệ thống đường cơ sở của minh theo Luật về lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải năm 1996, một số quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc đã ra các tuyên bố phản đối Đặc biệt, với Hàn Quốc, việc

sửa đổi đường cơ sở của Nhật Bản còn ảnh hưởng đến hiệu lực của Hiệp định

đánh cá Nhật Bản — Han Quốc đã được hai bên kí kết năm 1965.

Dựa trên các quy định của Công ước Luật biển 1982, có thé thấy hệ thống đường cơ sở thăng của Nhật Bản có một số điểm chưa thực sự phù hợp

với Công ước Luật biên 1982 cũng như thực tiễn xác định đường cơ sở của

các quốc gia trong quan hệ quốc té*° (Xem phụ lục 1) Cụ thể:

- Nhiều đoạn đường cơ sở thắng được xác định ở những địa hình không

* United States Department of State (1998), Limits in the Seas, No.120, Straight Baseline and Terirtorial Sea

Claims: Japan, tai dia chi http://www.state.gov/documents/organization/57684.pdf ngày truy cập 2/7/2016.

33

Trang 39

phải là vùng lõm sâu rõ rệt cũng không phải ở nơi có chuỗi đảo chạy sát ngay dọc bờ biển Ở một số khu vực như phía nam Shikoku, khu vực Hokaido bờ

biển của Nhật Bản tương đối bằng phẳng đáng lẽ phải xác định đường cơ sở ở những đoạn đó theo ngắn nước triều thấp nhất (phương pháp đường cơ sở thông

thường) nhưng Nhật Bản vẫn xác định theo phương pháp đường cơ sở thắng - Một số điểm cơ sở được xác định chưa phù hợp, chang hạn được xác định tại các đảo nhỏ ở cách xa bờ biển (một số đảo ở bờ biến phía đông Kyushu) Nhiều đoạn đường cơ sở quá dài (có đoạn lên tới hơn 85 hải lý).

Điều này làm cho một số đoạn đường cơ sở của Nhật Bản đi lệch quá xa xu

hướng chung của bờ biến

- Các quy định của Công ước Luật biển 1982 về vịnh (Điều 10) chưa

được Nhật Bản áp dụng đúng khi xác định đường cơ sở, chang hạn chưa thoả

mãn điều kiện của vịnh (diện tích của vịnh ít nhất phải bằng 1⁄2 diện tích của

hình tròn có đường kính là đường thắng kẻ ngang cửa vịnh), hay xác định

đường cơ sở khi đường cửa vịnh vượt quá 24 hải ly

Với cách xác định đường cơ sở theo phương pháp đường cơ sở thắng như

đã phân tích ở trên, Nhật Bản rất cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống đường

cơ sở của mình trên tinh thần phù hợp với Công ước Luật biển 1982 để đảm bảo chủ quyền và quyên chủ quyền của Nhật Bản trên các vùng biển nhưng cũng không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt không làm phức tạp thêm các tranh chấp biên giới, lãnh thổ với các quốc gia

trong khu vực.

2.2.2 Đường cơ sở của CHND Trung Hoa

CHND Trung Hoa là một quốc gia ven biển, biển Đông gắn với quyền

lợi không thê từ bỏ của CHND Trung Hoa, vì vậy để đảm bảo sự hiện diện và

duy trì quyền lợi của mình tại đây, nước này đã đề ra những chính sách quân

sự, ngoại giao chặt chẽ, cùng với đó là một hệ thống pháp luật biển kiện toản.

Trang 40

Hiện nay, CHND Trung Hoa đã tham gia và ký kết trên 50 điều ước quốc tế trong lĩnh vực luật biển như Công ước Luật biển năm 1982, Công ước về đa

dạng sinh học, Công ước quốc tế về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu năm 1969 ” đối với các quy định về đường cơ sở của CHND

Trung Hoa có thé kế đến các văn kiện pháp lý quan trọng sau: Tuyên bố về lãnh hải của Chính phủ nước CHND Trung Hoa ngày 04/09/1958; Luật về

Lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải của nước CHND Trung Hoa số 55 ngày

25/02/1992; Tuyên bố của Chính Phủ Trung Quốc về đường cơ sở của lãnh

hải của nước CHND Trung Hoa ngày 15/5/1996 (Nam Sa — Trường Sa); Quyết định của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc chấp thuận Công ước Luật biển 1982.

Trong Tuyên bố ngày 04/9/1958 của Chính phủ nước CHND Trung

Hoa có quy định: chiều rộng lãnh hải nước CHND Trung Hoa là 12 hải lý.

Quy định này áp dung cho tất cả lãnh thé của nước CHND Trung Hoa bao

gồm đại lục nước CHND Trung Hoa và các đảo ven biên, Đài Loan và các

đảo xung quanh nó bao gồm đảo Điều Ngư, Banh Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyên), quan đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền) và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc.

Lãnh hải của đại lục và các đảo ven biển CHND Trung Hoa lấy đoạn thăng nối liền các điểm cơ sở trên bờ lục địa và trên bờ các đảo ven biển làm đường cơ sở Vùng nước 12 hải lý kéo dài bên ngoài từ đường cơ sở là lãnh hải của CHND Trung Hoa Phần biển phía trong đường cơ sở, ké cả vịnh Bột Hải và eo biên Quỳnh Châu là vùng nội thủy của CHND Trung Hoa Các đảo bên trong các đường cơ sở, kê cả đảo Đông Dân, đảo Cao Đăng, các đảo Mã

” Vũ Phuong Thanh (2011), Pháp luật Trung Quốc về biển dao nhìn từ góc độ pháp lý quốc té và thực tiễntranh chấp, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật ~ Đại học quốc gia Hà Nội, tr 6.

*8 Nguyễn Thị Hương Trà (2015), Hoạch định đường cơ sở trong Luật quốc tế hiện đại và đường cơ sở theoquy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật — Đạt học quốc gia Hà Nội, tr 53.

35

Ngày đăng: 24/04/2024, 22:19

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN